29323

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Hôm nay của cậu thế nào?

Nhà triết học lớn – Marcus đã từng nói thế này: “Cuộc sống của bạn là những gì
suy nghĩ của bạn tạo nên”. Nếu chúng mình suy nghĩ tiêu cực thì tức là cuộc
sống của mình cũng sẽ tiêu cực. Nếu mà chúng mình vui vẻ tích cực hơn thì
cuộc sống của chúng ta cũng sẽ tốt hơn. Có thể cụm từ “overthinking” ngày nay
rất phổ biến với các bạn GENZ, đến độ thế hệ này còn có một cái tên khác là
“Thế hệ của sự lo âu”.
“Overthinking” là tình trạng khi chúng ta suy nghĩ quá mức một vấn đề đến
mức lật đi lật lại, bóc tách, đào sâu phân tích suốt nhiều giờ nhiều ngày nhưng
tất cả những suy nghĩ ấy nó không giúp mình giải quyết vấn đề gì cả. Mặt khác
nó còn trở thành một thói quen độc hại không sao dừng lại được khiến ta cảm lo
âu, kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần. Và nhìn chung nó gây ra sự tổn hại lên
cuộc sống của ta ở nhiều mặt. Overthinking tạo ra một vòng luẩn quẩn trong
đầu và không sao thoát ra được.
Có khi nào bạn không thể dừng lại dòng suy nghĩ cứ chảy trong đầu mình
không? Có khi nào mỗi khi bạn nằm xuống giường một cái là tâm trí lại bắt đầu
suy nghĩ liên miên, lan man không thể nào ngủ được. Vốn dĩ não bộ chúng ta
sinh ra đã như vậy rồi, không phải như công tắc đèn muốn bật là bật muốn tắt là
tắt được. Nếu xét theo thuyết tiến hoá có thể thấy khả năng suy nghĩ đảm nhiệm
vai trò như một công cụ giải quyết vấn đề. Vậy có thể thấy cái mục đích của suy
nghĩ là để định hướng cho cuộc sống, định hướng cho hành động. Ví dụ như
chúng ta suy nghĩ về quá khứ thì mục đích của chúng ta là đúc kết được những
bài học kinh nghiệm, để không lặp lại lỗi lầm cũ. Hay suy nghĩ về tương lai là
để chúng ta phóng chiếu lên những viễn cảnh tiềm năng chúng ta đưa ra dự
đoán để đối phó và phòng tránh với những rủi ro tính trước. Nhưng mà khi
chúng ta suy nghĩ quá nhiều và không hành động thì lúc ấy suy nghĩ nó thất bại
trong cái việc đảm nhiệm những mục đích trên và thay vì giải quyết được vấn
đề nó lại còn khiến cho các vấn đề trở nên trẩm trọng hơn và cản trở cuộc sống
của mình. Lúc đấy ta dễ bị rơi vào bế tắc, cảm thấy qúa tải, dù overthinking ở
dạng nào, nó đều có ảnh hưởng đến cả tinh thần, sức khoẻ tâm lý và hiệu suất
công việc và học tập.
Nhưng không vì thế mà overthinking là cái gì đó quá tồi tệ. Những người nghĩ
nhiều ấy thường có suy nghĩ rất thấu đáo với trí tưởng tượng phong phú thế nên
đừng nghĩ đấy là một chứng bệnh hay là một thứ gì tiêu cực cả chẳng qua ta
chưa biết sử dụng nó như thế nào thôi. Bản thân mình hiện giờ vẫn là một
overthinker, vẫn thường hay suy nghĩ nhiều nhưng mình biết chấp nhận nó và tự
biết biến nó thành thế mạnh. Một cái sản phẩm chưa hoàn hảo thì cũng vẫn tạo
ra được giá trị hơn là không có sản phẩm nào. Vậy nên hãy cứ thực hành đi, thử
thiền, thử viết, thử tự quan sát tâm trí của mình, rèn luyện cái việc buôn bỏ đi
những suy nghĩ để bạn có được sự tự do khỏi nó. Sâu trong mỗi người chúng ta
luôn tồn tại một đứa trẻ với những vết xước mà ta luôn cố gắng bảo vệ và phớt
lờ nó đi nhưng nó vẫn tồn tại ở đó cùng với những vết thương cần được chữa
lành. Nhiều khi tiêu cực quá, mình cũng chỉ biết thẩn thờ một mình, giam lỏng
bản thân vào vùng an toàn đến đau lòng
Trước lúc mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta luôn phải trải qua những ngày
không mấy vui vẻ. Những ngày này có lẽ sẽ rất dài, cũng có thể rất ngắn như
một giấc ngủ. Vì thế hãy kiên nhẫn một chút và cho may mắn của bạn thêm một
chút thời gian.

You might also like