Thiết Kế Hệ Thống Dân Dụng

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 95

THIẾT KẾ HỆ THỐNG DÂN DỤNG

Nguyên tắc thiết kế

- Thoả mãn tốt các yêu cầu sử dụng, đi lại, làm việc, PCCC... và các yêu cầu về
mặt kỹ thuật, mỹ thuật.

- Đảm bảo tính hài hoà, đồng bộ, thống nhất giữa trong và ngoài công trình, giữa
công trình chính và công trình phụ, phù hợp với cảnh quan khu vực

- ứng dụng được các thành tựu kỹ thuật mới trong khả năng tài chính cho phép .

- Dễ thi công xây lắp, tính kinh tế cao.

- Vật liệu dùng trong công trình hiện đại nhằm đem lại sự tiện nghi, vệ sinh cho
công trình cũng như làm công trình không bị lạc hậu theo thời gian.

- Các hệ thống phải đồng bộ, thoả mãn các yêu cầu khai thác, vận hành của công
trình.

I – CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ

Hồ sơ bản vẽ Thi công phần điện của công trình được lập dựa trên các cơ sở
sau:
– Các tiêu chuẩn quy phạm thiết kế:
+ Quy chuẩn xây dựng Việt nam 1997
+ QCXDVN 09-2005 Sử dụng hiệu quả năng lượng.
+ Quy phạm trang bị điện TCN18 : 21-2006
+ TCXD 16 : 1986 - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
+ TCXD 25 : 1991 : Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công
cộng
+ TCXD 27 : 1991 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
+ TCXD 333 : 2005 : Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công cộng và kỹ
thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCXDVN 46 : 2007 - Chống sét cho các công trình xây dựng
+ TCVN 4756 : 1989 - Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
+ Tiêu chuẩn IEC, BS
Trong đó :

Các tiêu chuẩn quan trong bao gồm:

20 TCN 27-91

ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế đặt các thiết bị điện trong các loại nhà ở
(nhà ở có căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, ký túc xá), đồng thời
cũng áp dụng cho các loại công trình công cộng khác.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình đặc biệt cũng như cho các
thiết trí điện đặc biệt trong các công trình công cộng.

Việc thiết kế đặt các thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng còn phải
thoả mãn các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên
quan. Với các công trình công cộng còn phải tuân theo các yêu cầu quy định của các
tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của mỗi loại công trình.

Tiêu chuẩn này thay thế Quy phạm đặt thiết bị điện trong các công trình kiến
trúc 20 TCN 27-67.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Khi thiết kế cáp điện cho nhà ở và công trình công cộng phải đảm bảo các
yêu cầu quy định đối với mỗi loại hộ tiêu thụ điện về độ tin cậy cung cấp điện theo
QTĐ 11 TCN 18-84. Phân loại các hộ tiêu thụ điện và thiết bị tiêu thụ điện theo độ
tin cậy cung cấp điện (xem Phụ lục 2).

1 2 . Điện áp phải tính toán để cáp điện cho các thiết bị điện trong nhà ở và
công trình công cộng (trừ cho các động cơ điện) không được lớn hơn 220V. Với
những công trình hiện có điện áp lưới 220/110V cần chuyển sang điện áp lưới
380/220V nếu xét thấy phù hợp các yêu cầu kinh tế kỹ thuật.
1.3. Cấp điện cho các động cơ điện (máy điện) phải lấy từ lưới điện 380/220V
trung tính nối đất trực tiếp.

1 4. Trong nhà ở và các công trình công cộng cần dự phòng một công suất
không dưới 5% tổng công suất của công trình để cấp điện cho chiếu sáng quảng cáo,
tủ kính quầy hàng, trang trí mặt nhà, hệ thống điều độ các bảng và các tín hiệu chỉ
dẫn bằng ánh sáng, các hệ thống tín hiệu âm thanh, phòng chữa cháy, cũng như các
đèn báo chướng ngại của công trình...

1.5. Tổn thất điện áp ở cực của các bóng đèn và của các thiết bị động lực đặt xa
nhất so với điện áp định mức không được vượt quá các trị số sau:

- Đối với chiếu sáng làm việc: 5%

- Đối với chiếu sáng phân tán người và chiếu sáng sự cố: 5%

Đối với các thiết bị điện áp 12 đến 42V (tính từ nguồn cấp điện) ± 10%

- Đối với động cơ điện:

+ Làm việc lâu dài ở chế độ ổn định ± 5%

+ Làm việc lâu dài ở chế độ sự cố : ± 15%

Chú thích:

Các lưới điện, kể cả lưới điện điều khiển từ xa và điều khiển tự động cần phải
được kiểm tra với chế độ khởi động các công tơ điện.

Các lưới điện chiếu sáng, khi ở chế độ sự cố cho phép giảm điện áp tới 12% trị
số điện áp định mức.

2. PHỤ TẢI VÀ TÍNH TOÁN

2.1. Phụ tải tính toán của toàn bộ các căn hộ trong nhà ở P CH tính theo công
thức:

PCH = pch ´ n

Trong đó:Pch suất phụ tải tính toán (kw) của mỗi căn hộ, xác định theo Bảng 1.

n - Số căn hộ trong ngôi nhà.


2.2. Phụ tải tính toán cho nhà ở (gồm phụ tải tính toán các căn hộ và các thiết bị
điện lực) PNO tính theo công thức:

PNO = pch + 0,9PĐL

Trong đó:

PĐL - Phụ tải tính toán (kw) của các thiết bị điện lực trong nhà.

2.3. Phụ tải tính toán (kw) của các thiết bị điện lực tính như sau:

a) Với các động cơ điện máy bơm, các thiết bị thông gió, cấp nhiệt và các thiết
bị vệ sinh khác, lấy tổng công suất đặc tính với hệ số công suất bằng 0,8 và hệ số
yêu cầu như sau:

1- Khi số động cơ điện từ 1 đến 3.

0.8 - Khi số động cơ điện lớn hơn 3.

b) Với các thang máy tính theo công thức:

Trong đó:

PT - Phụ tải tính toán (kw) của các thang máy.

nT - Số lượng các thang máy.

Pni - Công suất đặt (kw) của các động cơ điện của thang máy.

Pgi - công suất (kw) của hãm điện từ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện
trong thang máy.

PV - Hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lý lịch máy.

Kc - Hệ số yêu cầu, với nhà ở xác định theo bảng 2 với các công trình công
cộng theo các trị số sau đây:
Số thang máy đặt trong
Hệ số Kc
nhà

Từ 1 đến 2 1

Từ 3 đến 4 0,9

Từ 4 trở lên 0,6

Hệ số công suất của thang máy lấy bằng 0,6.

c) Khi xác định phụ tải tính toán không tính công suất của các động cơ điện dự
phòng, trừ trường hợp để chọn khí cụ bảo vệ và mặt cắt dây dẫn. Khi xác định phụ
tải tính toán của các động cơ điện của thiết bị chữa cháy, phải lấy hệ số yêu cầu
bằng 1 với số lượng động cơ bất kỳ.

2.4. Hệ số công suất tính toán lưới điện nhà ở lấy bằng 0,80 đến 0,85

2.5. Khi thiết kế lưới điện nhóm chiếu sáng công trình công cộng như khách
sạn, ký túc xá, các phòng sử dụng chung cho ngôi nhà (gian cầu thang, tầng hầm,
tầng giáp mái...) cũng như các phòng không dùng để ở như các cửa hàng, gian hàng,
kho, xưởng, các xí nghiệp dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống, các phòng hành
chính quản trị... phải lấy phụ tải tính toán theo tính toán kỹ thuật chiếu sáng với hệ
số yêu cầu bằng 1 .

2.6. Phụ tải tính toán của lưới điện cung cấp cho các ổ cắm điện P OC (khi không
có số liệu về các thiết bị điện được cấp điện do các ổ cắm này) với mạng lưới điện
hai nhóm trở lên (nhóm chiếu sáng, nhóm ổ cắm), tính theo công thức sau:

Poc = 300 n (w)

Trong đó:

n - Số lượng ổ cắm điện.

2.7. Phụ tải tính toán đầu vào công trình công cộng phải lấy theo tính toán kỹ
thuật của công trình. Khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cũng như khi thiết kế.kỹ
thuật dùng các trị số ở Bảng 3.

Bảng 1. Suất phụ tải tính toán của căn hộ


Suất phụ tải tính toán (kw) khi số căn hộ
Đặc điểm căn hộ
1đến 3 5 10 20 30 40 60 100 trở lên

Có bếp điện 4 2,48 1,88 1,6 1,4 1,32 1,2 1,12

Có các loại bếp khác 2,5 1,75 1,55 1,25 1,12 1,07 1,05 1,02

Bảng 2: Hệ số yêu cầu với nhà có thang máy

Hệ số yêu cầu khi có thang máy


Số tầng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

6 đến 7 1 0,85 0,70 0,55 0,55 0,45 0,45 0,42 0,40 0,38

8 đến 9 1 0,90 0,75 0,65 0,60 0,55 0,50 0,45 0,42 0,40

10 đến 11 - 0,95 0,80 0,70 0,63 0,56 0,52 0,48 0,45 0,42

12 đến 13 - 1 0,85 0,73 0,65 0,58 0,55 0,50 0,47 0,44

1 đến 15 - 1 0,97 0,85 0,75 0,70 0,66 0,60 0,58 0,56

Chú thích: Bảng 1

1. Với số căn hộ không nêu ở Bảng 1, xác định suất phụ tải tính toán theo nội
suy.

2. Suất phụ tải tính toán của căn hộ đã tính cả chiếu sáng điện ở các khu vực
công cộng của nhà (gian cầu thang, thang máy, tầng giáp mái, tầng kỹ thuật, tầng
hầm...)

3. Suất phụ tải tính toán được tính với căn hộ có tổng diện tích 24m 2. Khi căn
hộ có tổng diện tích lớn hơn phải tăng suất phụ tải tính toán ở Bảng 1 lên 0,5% với
mỗi m2 diện tích gia tăng, nhưng không được lớn hơn 25% trị số đã nêu trong Bảng
1.

4. Với căn hộ cô nhiều hộ gia đình, phải nhân suất phụ tải tính toán với hệ số
1,5 khi số gia đình tới 3: với hệ số 2 khi số gia đình từ 4 trở lên.

5. Trong suất phụ tải tính toán nêu ở Bảng 1 chưa tính đến phụ tải điện lực
công cộng của nhà ở, phụ tải điện lực của các khu vực công cộng của nhà ở và các
thiết bị sưởi bằng điện, các máy điều hòa khí hậu trong các căn hộ.
2.8. Phụ tải tính toán của lưới điện lực cung cấp cho công trình công cộng P đl
(kw) tính theo công thức:

Pđl = Pmax + n1P1+ n2P2+... niPi

Trong đó:

Pmax - Công suất (kw) của thiết bị điện lớn nhất.

P1, P2... Pi - Công suất (kw) của các thiết bị điện còn lại.

n1, n2 ... ni Số lượng thiết bị điện cùng làm việc đồng thời của mỗi loại thiết bị
điện.

2.9. Phụ tải tính toán của lưới điện chiếu sáng và điện lực cung cấp cho công
trình công cộng Pcc (kw) tính theo công thức:

Pcc = 0,9 (Pcs + Pđl)

Trong đó:

Pcs - Phụ tải tính toán chiếu sáng của công trình công cộng (kw).

Pđl - Phụ tải tính toán điện lực của công trình công cộng (kw).

Bảng 3 - Suất phụ tải tính toán và hệ số công suất của một số công
trình công cộng.

Suất phụ tải Hệ số


Loại công trình
tính toán (kw) công suất

1 2 3

Bệnh viên đa khoa, kw/giường bệnh 1,2 0,90

Vườn trẻ, kw/cháu 0,1 0,80

Nhà trẻ, kw/cháu 0,15 0,85

Vườn trẻ kết hợp với nhà trẻ kw/cháu 0,20 0,85

Trường phổ thông, kw/chỗ 0,09 0,90

Trường đại học, cao đẳng, học viện, trung học dạy 0,10 0,85
nghề, kw/chỗ

Rạp chiếu bóng có điều hòa khí hậu, kw/chỗ 0,15 0,80
Rạp chiếu bóng không có điều hoà khí hậu, kw/chỗ 0,04 0,85

Rạp hát, cung văn hóa, rạp xiếc, kw/chỗ 0,15 0,80

Sân thể thao, kw/chỗ 0,40 0,85

Trụ sở cơ quan hành chính, kw/m2/sử dụng 0,30 0,85

Khách sạn, kw/giường 0,20 0,85

Nhà nghỉ, kw/giường 0,15 0,80

Cửa hàng bách hóa, kw/chỗ bán hàng 0,70 0,80

Các cửa hàng, xí nghiệp dịch vụ phục vụ sinh hoạt, 0,60 0,75
đời sống, kw/chỗ làm việc

3. TRẠM BIẾN ÁP, THIẾT BỊ ĐẦU VÀO, BẢNG, (HỘP, TỦ) ĐIỆN,
THIẾT BỊ BẢO VỆ

3.1. Cấm đặt trạm biến áp ở trong hoặc sát kề nhà ở (nhà căn hộ, nhà sân vườn,
ký túc xá, nhà ở kiểu khách sạn), nhà bệnh nhân và nhà điều trị của bệnh viện, nhà
an dưỡng, phòng học và các phòng làm việc khác của trường học các loại kể cả các
trường dạy nghề, bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ chính trị.

Với các loại công trình công cộng khác, cho phép đặt trạm biến áp trong nhà
hoặc kê sát tường nhưng phòng phải được cách âm tốt và phải đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật theo tiêu chuẩn mức ồn cho phép trong công trình công cộng 20 TCN 175-90.
Trạm phải có tường ngăn cháy cách ly với phòng kề sát và phải có lối ra trực tiếp.

Trong trạm có thể đặt máy biến áp có hệ thống làm mát bất kỳ.

3.2. Phòng đặt thiết bị phân phối điện áp đến 1000V mà người quản lý của hộ
tiêu thụ tới được, không cho phép thông với phòng khám của trạm có thiết bị đang
mang điện áp và phải có cửa đi riêng có khóa.

3.3. Ở đầu vào nhà phải đặt thiết bị đầu vào hoặc thiết bị phân phối đầu vào.
Trước khi vào nhà, cấm đặt tủ đấu cáp riêng để phân chia lưới điện bên trong và bên
ngoài. Việc phân chia này phải thực hiện ở phân phối đầu vào hoặc ở thiết bị phân
phối chính.
3.4. Ở đầu vào hoặc phân phối đầu vào phải đặt các khí cụ điều khiển và bảo
vệ. Ở đầu vào và phân phối đầu vào có dòng điện đến 25A không cần đặt các khí cụ
điều khiển. Khi nhánh rẽ từ đường dây trên không vào nhà có đặt khí cụ bảo vệ có
dòng điện đến 25A khi không phải đặt đầu vào hoặc phân phối đầu vào nữa.

Cho phép không đặt khí cụ bảo vệ cho đầu vào của đường dây vào nhà khi ở
điểm bắt đầu rẽ nhánh đã được bảo vệ hoặc khi đầu vào hay phân phối đầu vào đã
được cấp điện bằng đường dây riêng.

Trên mỗi đường dây ra của bảng (hộp, tủ) phân phối điện, nếu đặt khí cụ bảo vệ
có thể đật một khí cụ bảo vệ điều khiển chung cho một số đường dây ra. Khi phối
hợp chung đầu vào với bảng (hộp tủ) phân phối điện cho phép không đặt khí cụ bảo
vệ đầu vào của đường dây vào nhà nếu khí cụ bảo vệ đó đã đặt trên đoạn đầu của
đường rẽ nhánh.

3.5. Phải đặt khí cụ điều khiển ở đầu vào của đường dây cấp điện cho các cửa
hàng, các xí nghiệp dịch vụ phục vụ đời sống và sinh hoạt, các phòng hành chính,
cũng như các phòng của các hộ tiêu thụ, đặc biệt là các phòng giao dịch của các cơ
quan xí nghiệp mặc dầu ở đầu đường dây hoặc trên nhánh rẽ từ đường dây cung cấp
đặt khí cụ điều khiển.

3.6. Khi bố trí khí cụ bảo vệ, ngoài các yêu cầu về dòng điện, còn phải thỏa
mãn các yêu cầu sau:

a) Trong nhà ở và công trình công cộng, tại các bảng (tủ, hộp) điện phân phối
và bảng (tủ, hộp) điện nhóm, chỉ đặt máy cắt điện hạ áp và cầu chảy tại dây pha của
lưới điện.

b) Khi ở gian cầu thang cách bảng điện trục đứng của khu vực cầu thang không
quá 3m và khi bảng điện này có cùng chức năng với bảng (hộp) điện căn hộ và bảng
(hộp) điện tầng thì không yêu cầu đặt bảng (hộp) điện tầng riêng nữa.

3.7. Các đầu vào, phân phối đầu vào, phân phối chính phải đặt ở phòng đặt
bảng (tủ) điện hoặc đặt trong các tủ (hộp) điện hoặc hộc tường có khóa. Ở những
nơi dễ bị ngập nước, đầu vào, phân phối chính phải được đặt cao hơn mức nước
ngập cao nhất thường xảy ra.
Với nhà không có gian cầu thang cho phép đặt đầu vào trên tường phía ngoài
nhà nhưng phải có biện pháp bảo vệ thích đáng và không ảnh hưởng tới kết cấu và
mỹ quan của nhà.

Cho phép đặt đầu vào, phân phối đầu vào và phân phối chính trong các phòng
khác, các tầng hầm khô ráo, hoặc trong tầng kỹ thuật khi người quản lý tới được dễ
dàng, hoặc trong các phòng riêng của công trình có tường không cháy với độ chịu
lửa không nhỏ hơn 0,75 giờ.

3.8. Khi đặt đầu vào, phân phối đầu vào và phân phối chính, các bảng (hộp, tủ)
phân phối điện và các bảng (hộp) điện nhóm, ngoài phòng đặt bảng điện cần thực
hiện các yêu cầu sau:

a) Phải đặt thiết bị ở chỗ thuận tiện và dễ tới để thao tác, sửa chữa, ví dụ gian
cầu thang, tầng hầm khô ráo...

b) Phải đặt các khí cụ điện trong tủ (hộp) bằng kim loại hoặc trong các hộc
tường, cửa có khóa; tay điều khiển các khí cụ này không được thò ra ngoài hoặc nếu
có thò ra ngoài thì phải tháo ra được sau khi vận hành.

3.9. Cấm đặt bảng (hộp, tủ) điện ở dưới hoặc trong nhà xí tắm, phòng tắm, nhà
bếp, chỗ rửa chân tay, phòng giặt, phòng có hóa chất...

Các đường ống nước, ống thông gió, ống hơi nóng và các loại hộp kỹ thuật
khác khi đi qua phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện, không được bố trí các nắp đậy, van,
mặt bích, cửa thăm dò, vòi, trong phòng đó trừ trường hợp chính phòng đó cần tới.
Cấm đặt các ống khí đốt, ống dẫn chất cháy, đi qua phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện.

Phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện phải có cửa mở ra phía ngoài và phải khóa.

3.10. Phòng đặt đầu vào, phân phối đầu vào, phân phối chính bảng (tủ, hộp),
phân phối điện phải được thông gió tự nhiên và chiếu sáng điện.

4. LƯỚI ĐIỆN TRONG NHÀ

4.1. Lưới điện trong nhà phải thực hiện theo các yêu cầu sau:

a) Thiết trí điện của các đơn vị khác nhau (nhưng vẫn trong cùng một nhà) cho
phép được cấp điện bằng một nhánh rẽ riêng nối vào đường dây cung cấp chung
hoặc bằng một đường dây riêng từ đầu vào, phân phối chính hoặc phân phối phụ.
Được phép cấp điện cho các phòng không dùng để ở trong nhà ở và các căn hộ
của nhà đó bằng đường dây cung cấp chung với điều kiện tại nơi rẽ nhánh phải có
khí cụ đóng cắt riêng nhưng phải đảm bảo yêu cầu chất lượng điện áp.

b) Một đường dây được phép cấp điện cho một số đoạn đứng. Riêng với nhà ở
trên 5 tầng, mỗi đoạn đứng phải đặt khí cụ đóng cắt riêng tại chỗ rẽ nhánh.

c) Chiếu sáng cầu thang, lối đi chung, hành lang và những phòng khác ngoài
phạm vi căn hộ của nhà ở, phải được cấp điện bằng các đường dây riêng từ phân
phối chính.

Cấm lấy điện cho các khu vực trên tủ bảng điện căn hộ.

4.2. Đường dây nhóm chiếu sáng trong nhà phải được bảo vệ bằng cầu chì hoặc
máy cắt điện hạ áp với dòng điện làm việc không lớn hơn 25A.

Đường dây nhóm cấp điện cho các đèn phóng khí có công suất mỗi bóng 125W
và lớn hơn, các bóng đèn nung sáng có công suất mỗi bóng 500W và lớn hơn, được
phép bảo vệ bằng cầu chì hoặc máy cắt điện hạ áp với dòng điện đến 63A.

4.3. Ở mỗi pha của đường dây nhóm trong nhà không được mắc quá 20 bóng
đèn nung sáng, đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp, đèn nát-tơ-ri, kể cả các ổ
cắm điện.

Với các đường dây nhóm cáp điện cho các đèn kiểu các-ni, trần sáng, mảng
sáng, cũng như cho các đèn lắp bóng huỳnh quang, cho phép đấu vào một pha đến
50 bóng đèn với đường dây cấp điện cho đèn chùm thì số bóng đèn trên một pha
không hạn chế.

Cho phép đấu vào mỗi pha ở các đường dây nhóm chiếu sáng cầu thang, hành
lang, chiếu nghỉ, sảnh, tầng kỹ thuật, tầng giáp mái... đến 60 bóng nung sáng, mỗi
bóng có công suất 60W.

Với bóng đèn có công suất 10 kw và lớn hơn, cho phép đấu vào mỗi pha không
quá một đèn.

4.4. Đoạn đứng cấp điện cho căn hộ phải đặt dọc theo gian cầu thang và không
được đi qua các phòng.
Cho phép đặt đường dây cấp điện cho căn hộ cùng với đường dây chiếu sáng
làm việc của gian cầu thang hành lang và các khu vực chung khác của nhà trong
rãnh chung, ống (hộp) luồn dây chung v.v... bằng vật liệu không cháy.

4.5. Từ bảng điện tầng dẫn tới các bảng điện căn hộ phải đặt trong các rãnh
riêng, ống (hộp) luồn dây riêng.

Cho phép các đường dây cung cấp cho căn hộ và đường dây chiếu sáng làm
việc của gian cầu thang, hành lang và các khu vực chung khác của nhà bằng một
dây trung tính nhưng phải đảm bảo các quy định ở Điểm 4.11.

4.6. Trong căn hộ nhà ở nên đặt hai đường dây nhóm một pha độc lập với nhau:
Một đường dây cho đèn chiếu sáng chung, một đường cho các dụng cụ điện dùng
cho sinh hoạt qua các ổ cắm điện.

Được phép cấp điện cho đèn và các ổ cắm điện bằng một đường dây nhóm
chung.

4.7. Trong các xí nghiệp thương nghiệp và phục vụ đời sống sinh hoạt công
cộng (cửa hàng, trung tâm thương nghiệp, nhà hàng... các động cơ điện của các thiết
bị công nghệ cũng như của các thiết bị vệ sinh, có công suất không lớn (đến 3 kw)
cho phép được cấp điện bằng một đường dây nhóm chung nhưng số động cơ điện
không được lớn quá 4.

4.8. Trong các tầng kỹ thuật, tầng hầm, không đặt thiết bị sưởi, các phòng đặt
máy thông gió, trạm bơm nước, các phòng ẩm ướt và đặc biệt ẩm ướt đây dẫn phải
đặt hở.

Trong các phòng vệ sinh, xí tắm, dây dẫn nên đặt hở và phải dùng loại có vỏ
bảo vệ hoặc cáp điện. Cấm đặt dây dẫn có vỏ bảo vệ trong ống thép hoặc trong các
hộp kim loại.

Trong nhà trẻ, phòng chế biến và gia công thức ăn, cũng như các phòng có yêu
cầu về vệ sinh hoặc vô trùng như khối phòng mổ, phòng điều chế huyết thanh...
đường dây phải đặt kín. (Ngầm tường, dưới lớp vữa trát, trong ống, trong hộp...)

4.9. Khi lưới điện đặt trong trần treo không đi lại được coi như lưới điện kín và
phải thực hiện như sau:

Với trần nhà bằng vật liệu cháy, luồn trong ống (hộp) bằng kim loại.
Với trần nhà bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy, luồn trong ống (hộp)
bằng chất dẻo hoặc dùng cáp điện và dây dẫn có bảo vệ với vỏ bằng vật liệu khó
cháy. Khi đó cần phải đảm bảo khả năng thay thế sửa chữa dây dẫn và cáp điện.

4.10. Mặt cắt ruột dây dẫn của từng đoạn thuộc lưới điện nhà ở không được nhỏ
hơn các trị số quy định ở Bảng 4.

Chú thích: Với lưới điện 3 pha 4 dây, khi mặt cắt dây pha đến 16mm 2 (đồng) và
25 mm2 (nhôm) thì dây trung tính của đoạn đứng phải có mặt cắt bằng mặt cắt dây
pha. Nếu mặt cắt dây pha lớn hơn các trị số trên thì mặt cắt dây trung tính không
được nhỏ quá 50% mặt cắt dây pha.

Bảng 4

Mặt cắt nhỏ nhất của ruột dây


Tên đường dây dẫn (mm2)

Đồng Nhôm

- Đường dây nhóm của lưới điện chiếu 1,5 2,5


sáng khi không có ổ cắm điện

- Đường dây nhóm của lưới điện chiếu 2.5 4


sáng có ổ cắm điện; lưới điện động lực, lưới
điện cung cấp cho các ổ cắm điện.

- Đường dây tới bảng điện căn hộ và 4 6


đồng hồ đếm điện cho mỗi căn hộ.

- Đoạn đứng trong gian cầu thang cấp 6 10


điện cho các căn hộ thuộc khu vực chung
gian cầu thang.

4.11. Khi đặt đường dẫn điện còn phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn
đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng 20 TCN 25-91 và quy
phạm trang bị điện QTĐ 11 TCN 18-84

5. ĐẶT ĐÈN ĐIỆN


5.1. Điện áp cung cấp cho các đèn điện chiếu sáng chung không được quá
380/220V với lưới điện xoay chiều có trung tính nối đất trực tiếp và không quá
220V với lưới điện xoay chiều trung tính cách ly và điện một chiều.

Cấp điện cho các đèn thông thường phải dùng điện áp pha không quá 220 V.
Với nơi ít nguy hiểm cho phép dùng điện áp nói trên khi đèn đặt cố định và không
phụ thuộc độ cao đặt đèn.

5.2. Trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm, khi dùng đèn điện để chiếu
sáng chung với bóng đèn nung sáng, bóng đèn thủy ngân cao áp, bóng đèn ha-lô-
gien, kim loại, và bóng đèn na tri nếu độ cao đặt đèn so với mặt sàn hoặc mặt bằng
làm việc nhỏ hơn 2,5m, phải có các cấu tạo tránh chạm phải bóng đèn khi không
dùng các dụng cụ đồ nghề để tháo mở đèn. Dây điện đưa vào đèn phải luồn trong
ống bằng kim loại và phải dùng cáp có vỏ bảo vệ; hoặc cáp điện cho bóng nung
sáng có điện áp không quá 42V. Các yêu cầu trên không áp dụng đối với đèn trong
các phòng đặt bảng điện cũng như đặt với đèn đặt ở những nơi chỉ có nhân viên
chuyên môn về điện sử dụng. Cho phép đặt đèn huỳnh quang với điện áp 127-220V
ở độ cao so với mặt sàn nhỏ quá 2,5m khi ngẫu nhiên không thể chạm phải các phần
mang điện của đèn.

5.3. Đèn chiếu sáng cục bộ bóng nung sáng đặt cố định trong các phòng ít nguy
hiểm phải dùng điện áp không quá 220V: trong các phòng nguy hiểm và rất nguy
hiểm không quá 42V.

Khi những đèn này có cấu tạo đặc biệt và là một bộ phận của hệ thống chiếu
sáng sự cố được cấp điện từ một nguồn điện độc lập và được đặt trong các phòng
nguy hiểm (nhưng không rất nguy hiểm) cho phép dùng với điện áp đến 220V.

5.4. Cho phép dùng đèn huỳnh quang điện áp 127-220V để chiếu sáng cục bộ
khi ngẫu nhiên không thể chạm phải các phần mang điện của đèn.

Chỉ cho phép dùng đèn huỳnh quang có cấu tạo đặc biệt để chiếu sáng cục bộ
trong các phòng ẩm, rất ẩm nóng và có môi trường hoạt tính.

5.5. Điện áp cung cấp cho các đèn chiếu sáng cục bộ di động quy định như sau:

a) Với các loại đèn cầm tay, cấm dùng điện áp cao hơn 42V trong các phòng
nguy hiểm và rất nguy hiểm.
Khi người làm việc trong các điều kiện đặc biệt bất lợi, như chỗ làm việc chật
chội dễ bị chạm vào những bề mặt kim loại lớn có nối đất... phải dùng điện áp
không quá 12V.

b) Với các đèn di động có móc treo, đèn để bàn, để trên sàn nhà... được phép
dùng điện áp bằng điện áp của đèn chiếu sáng cục bộ đặt cố định (Điều 5.3).

5.6. Trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm, những đèn dùng với những
điện áp khác nhau phải có các ký hiệu hoặc hình thức khác nhau để dễ phân biệt.

5.7. Ở các phòng vệ sinh, xí tắm của căn hộ nên đặt các đèn tường phía trên cửa
đi. Trong phòng tắm của các nhà nghỉ, khách sạn... phải đặt đèn trên gương soi và
phải phù hợp với quy định ở Điều 5.10.

5.8. Trong các phòng ở của nhà căn hộ, nhà có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn,
nhà nghỉ, cũng như ở một số phòng của các công trình công cộng có diện tích sàn
lớn hơn 18m nên đặt đèn nhiều bóng và bật tắt được từng cụm hoặc từng bóng một.

5.9. Ở các lối chính vào nhà, phải đặt đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo độ rọi quy
định trên sân bãi, lối đi và trên các bậc thang dẫn vào nhà theo tiêu chuẩn chiếu sáng
nhân tạo trong công trình dân dụng 20 TCN 16-86.

5.10. Ở các phòng tắm, phòng tắm hương sen, phòng vệ sinh của nhà ở, phải
dùng các loại đèn mà phần vỏ ngoài bằng các vật liệu cách điện. Khi đèn nung sáng
đặt trong các phòng này ở độ cao từ 2,5m trở xuống phải dùng loại có đui đặt sâu
trong đèn và phải có cấu tạo riêng để tăng cường an toàn cho người sử dụng. Trong
các phòng nói trên, không quy định độ cao đặt đèn huỳnh quang kiểu chống ẩm ướt,
nếu người dùng không ngẫu nhiên chạm phải các phần mang điện của đèn.

5.11. Các cấu kiện, phụ tùng của đèn nung sáng phải được làm bằng vật liệu
khó cháy. Cho phép dùng các vật liệu dễ cháy làm cấu kiện đỡ đèn nhưng phải đặt
xa nguồn sáng. Các bộ phận để phản xạ và tán xạ của đèn loại hở được phép làm
bằng giấy, vải, lụa, mây tre, chất dẻo hoặc các vật liệu tương tự nhưng phải đảm bảo
nhiệt lượng do đèn tỏa ra không làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh đến 50oC.

Đối với đèn huỳnh quang, cho phép dùng những cấu kiện phụ tùng vật liệu dễ
cháy nhưng phải đặt xa nguồn sáng ít nhất là 15mm.
5.12. Móc treo đèn đặt ở trần nhà phải được cách điện bằng ống nhựa, ghen
nhựa hoặc bằng các vật liệu cách điện tương tự. Yêu cầu này không đề ra khi móc
bắt vào trần gỗ hoặc khi móc có yêu cầu nối không.

Móc treo đèn trong các công trình công cộng, trừ trường hợp đặc biệt phải có
kích thước sau đây:

Đường kính bên ngoài của nửa vòng móc là 35mm. Khoảng cách từ trần nhà
đến chỗ bắt đầu uốn móc là 12mm. Móc được làm bằng thép tròn đường kính 6mm.

5.13. Kết cấu để treo đèn phải chịu được tải trọng gấp 5 lần khối lượng đèn
trong 10 phút mà không bị bỏng và biến dạng. Với các công trình công cộng, trừ các
trường hợp đặc biệt phải tính khối lượng đèn là 15 kg.

5.14. Trong các nhà ở, nên đặt hệ thống đèn chiếu sáng cầu thang điều khiển
bằng công tắc tự động có duy trì thời gian đủ để người đi lên đến tầng trên.

Chiếu sáng các cầu thang tầng một, các tiểu sảnh, và các lối vào nhà, các cổng
vào nhà phải được duy trì suốt đêm không phụ thuộc vào hệ thống điều khiển chiếu
sáng cầu thang ở tầng đang sử dụng.

5.15. Giếng thang máy cũng như phòng máy, phòng trên giếng thang máy và
sàn trước các cửa vào thang máy, lối đi vào hành lang dẫn tới thang máy, tới phòng
trên giếng thang máy và tới đáy giếng thang máy phải đặt các đèn có bóng nung
sáng trên tường với các giếng thang máy được bao quanh bằng kính lưới hay các
loại vật liệu bao che tương tự, không nhất thiết phải đặt các đèn nói trên bên ngoài
giếng có chiếu sáng nhân tạo bảo đảm được độ rọi cần thiết cho bên trong giếng
thang máy.

5.16. Các đèn điện và phụ tùng của chúng phải đặt sao cho có thể bảo dưỡng dễ
dàng và an toàn bằng các phương tiện và biện pháp kỹ thuật thông thường. Khi yêu
cầu này không thực hiện được, phải dự kiến những thiết bị riêng như thang gấp,
chòi di động...

Chỉ cho phép dùng những thang thông thường khi đèn đặt cách sàn không quá 5m.

6. ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG NHÀ

6.1. Các thiết bị điện đặt trong nhà phải được chọn phù hợp với điện áp của
mạng lưới điện cung cấp, tính chất môi trường và yêu cầu sử dụng.
6.2. Trong mỗi phòng ở của nhà ở căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách
sạn, ký túc xá, phòng làm việc v.v... phải đặt ít nhất một ổ cắm điện.

6.3. Trong bếp hoặc trong phòng ăn của nhà căn hộ, nhà có sân vườn, nhà ở
kiểu khách sạn, ký túc xá, phải đặt ít nhất một ổ cắm điện 10A.

6.4. Cấm đặt ổ cắm điện trong các phòng vệ sinh, xí tắm. Riêng trong các
phòng tắm của nhà ở căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, nhà nghỉ,
cho phép đặt ổ cắm điện nhưng ổ cắm điện này phải được cấp điện qua máy biến áp
cách ly.

6.5. Trong các trường học phổ thông cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ và các nơi
dành cho thiếu nhi sử dụng, ổ cắm điện phải đặt cao cách sàn 1,7m .

Trong các phòng của nhà ở các loại, ổ cắm điện phải đặt cao cách sàn 1,5m.

Trong các phòng của các công trình công cộng, ổ cắm điện đặt cao cách sàn từ
0,4 đến 0,5m tùy thuộc các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu sử dụng và bố trí nội thất.

6.6. Trong các cửa hàng, nhà hàng, xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp và công
cộng, các công tắc đèn chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố và phân tán người
trong các gian hàng, phòng ăn... và ở các phòng đông người phải đặt ở các nơi chỉ
có người quản lý tới được.

6.7. Công tắc đèn phải đặt ở tường, gần cửa ra vào (phía tay nắm của cánh cửa)
ở độ cao cách sàn 1,5m.

Trong các trường học phổ thông cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ, vườn trẻ và
các nơi dành cho thiếu nhi sử dụng, công tắc đèn phải đặt cách sàn 1,7 m.

6.8. Trong nhà ở căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, cũng như
trong các công trình công cộng cho phép dùng chung điện áp pha 220V nhưng phải
phù hợp với môi trường xây dựng.

6.9. Động cơ điện dùng chung cho các nhà ở các loại và công trình công cộng
(bơm nước, quạt thông gió, thang máy...) và các khí cụ bảo vệ điều khiển của
chúng, phải bố trí ở nơi chỉ có người quản lý tới được. Còn các nút bấm điều khiển
thang máy, điều khiển các hệ thống chữa cháy, thông gió, bơm nước... phải đặt ở
chỗ vận hành thuận tiện và phải có nhãn ghi để dễ phân biệt.
6.10. Một đường dây chỉ cấp điện cho không quá 4 thang máy đặt ở các gian
cầu thang khác nhau. Khi một gian cầu thang có từ 2 thang máy trở lên và có cùng
tính chất sử dụng, phải cấp điện từ những đường dây khác nhau trực tiếp từ phân
phối đầu vào hoặc phân phối chính. Khi đó số thang máy đầu vào mỗi đường dây
không hạn chế.

6.11. Mạch điều khiển động cơ điện của máy bơm nước vào bể chứa (thùng
chứa) nên có thiết bị tự động điều chỉnh mức nước. Điện áp của mạch cảm biến do
mức nước ở bể chứa (thùng chứa) không được quá 42V.

6.12. Động cơ điện của bơm chữa cháy phải được cấp điện theo độ tin cậy cung
cấp điện (Phụ lục 2).

Khi không có động cơ điện dự phòng, động cơ điện của máy bơm chữa cháy
làm việc phải được cấp điện bằng 2 đường dây, một trong hai đường dây này phải
nối trực tiếp với bảng phân phối điện của trạm biến áp, phân phối đầu vào hoặc
phân phối chính.

Việc chuyển mạch từ đường dây này sang đường dây khác có thể thực hiện
bằng tay hoặc tự động.

6.18 Ở mỗi họng chữa cháy, phải đặt nút bấm đóng điện cho bơm nước chữa
cháy. Trên đường ống nước chữa cháy nếu không có nhánh tới họng cấp nước, phải
đặt rơ le dòng nước hoặc rơ le áp lực để tự động đóng điện cho bơm nước chữa cháy
khi mở một trong những họng chữa cháy đó.

Khi điều khiển từ xa bơm nước chữa cháy, tại nơi điều khiển chỉ đặt hộp nút
bật đóng điện, còn tại nơi đặt máy bơm phải đặt cả hộp nút bấm đóng Và cắt điện.

6.14. Cho phép đặt động cơ điện ở tầng giáp mái nhưng không được đặt trên
các phòng ở, phòng làm việc và phải tuân theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn mức ồn
cho phép trong các công trình công cộng 20 TCN 07 - 87.

6.15. Động cơ điện đặt trong nhà ở và công trình công cộng phải dùng kiểu kín.
Động cơ điện kiểu hở và kiểu bảo vệ chỉ cho phép đặt ở gian riêng, có tường, trần
và sàn nhà bằng vật liệu không cháy, bố trí cách các bộ phận cháy được của nhà ít
nhất là 0,5m.
Phải bố trí các khí cụ đóng cắt mạch điện ở gần động cơ điện để đảm bảo sửa
chữa động cơ điện an toàn.

7. ĐẶT ĐỒNG HỒ ĐẾM ĐIỆN

7.1. Mỗi căn hộ nhà ở phải đặt một đồng hồ đếm điện một pha từ 5 đến 20A.

Với căn hộ có yêu cầu đặc biệt hoặc có phụ tải lớn hơn 20A cho phép đặt một
đồng hồ đếm điện 3 pha hoặc một số đồng hồ đếm điện một pha.

7.2. Trong các công trình công cộng có những hộ tiêu thụ điện không cùng một
đơn vị hành chính, phải đặt riêng mỗi hộ một đồng hồ đếm điện.

7.3. Đồng hồ đếm điện dùng chung cho nhà ở (chiếu sáng gian cầu thang, hành
lang, hoặc các máy bơm nước chung cho toàn nhà...) phải đặt trong tủ (bảng) của
đầu vào, phân phối đầu vào hoặc phân phối chính nhưng phải đảm bảo kiểm tra và
ghi chỉ số điện được dễ dàng.

7.4. Khi cấp điện cho các công trình chữa cháy lấy từ bảng (tủ) điện độc lập thì
tại bảng (tủ) điện này phải đặt đồng hồ đếm điện riêng để tính điện năng tiêu thụ.

7.5. Khi trạm biến áp xây dựng trong hoặc kề sát nhà và công trình, và công
suất của trạm hoàn toàn dùng cho nhà này nếu không trở ngại cho việc thanh toán
tiền điện cũng như việc ghi chỉ số điện thì cho phép đặt đồng hồ đếm điện ở đầu vào
của máy biến áp tại bảng (tủ) điện hạ áp đồng thời dùng chung làm phân phối đầu
vào của nhà.

Phân phối đầu vào và các đồng hồ đếm điện cho các hộ thuê nhà khác nhau
trong cùng một nhà, cho phép đặt trong cùng một phòng.

7.6. Đồng hồ đếm điện của căn hộ phải đặt chung với khí cụ bảo vệ (cầu chì,
máy cắt điện hạ áp...) trong cùng một hộp (bảng) điện.

7.7. Đồng hồ đếm điện của mỗi căn hộ phải đặt ở bảng điện căn hộ của các căn
hộ đó nếu là nhà một căn hộ; tại khu vực cầu thang, hành lang, ở bảng (hộp) điện
tầng nếu là nhà nhiều căn hộ.

Khi đồng hồ đếm điện đặt tại các khu vực cầu thang, hành lang... phải đặt trong
các hộp bằng kim loại dày ít nhất 1mm, phải có khóa và phải có cấu tạo chống bị
tháo gỡ trộm. Hộp này phải có các cửa sổ với kích thước khoảng 1,5 x 4 cm để đọc
các chỉ số của đồng hồ và phải ghi tên hộ hoặc tên phòng sử dụng.

7.8. Khi đồng hồ đếm điện đặt trong các bảng (hộp) điện phải bố trí ở độ cao
1,5 in tính từ tim bảng (hộp) đến mặt sàn nhà. Khi đồng hồ đếm điện đặt hở thì phải
bố trí ở độ cao 1,5m tính từ hộp đấu dây của đồng hồ đếm điện tới mặt sàn và phải
đảm bảo không bị va chạm hoặc bị tháo gỡ trộm.

7.9. Khi chọn các đồng hồ đếm điện phải tính tới khả năng chịu quá tải cho
phép của nó.

7.10. Khí cụ bảo vệ phải bố trí sau đồng hồ đếm điện và phải đặt càng gần càng
tốt và không được xa quá 10m tính theo chiều dài đường dây. Khi đồng hồ đếm điện
có một số đường dây ra đã có khí cụ bảo vệ thì không đặt khí cụ bảo vệ chung sau
đồng hồ đếm điện nữa.

7.11. Đồng hồ đếm điện phải đặt ở chỗ khô ráo, không có nhiệt độ cao, không
bị bắt mưa nắng và phải thuận tiện cho việc kiểm tra sửa chữa và đọc chỉ số của
đồng hồ.

7.12. Từ chỗ đón điện vào nhà tới đồng hồ đếm điện (con sơn đón điện, cột đầu
nhà...) phải dùng cáp bọc cao su, bọc chất dẻo, bọc chì... hoặc luồn trong ống bằng
kim loại (ống thép hoặc ống bằng tôn cuốn).

7.13. Ở đầu vào nhà, nếu do yêu cầu khai thác hệ thống thiết bị điện, cho phép
đặt ampemét và vôn mét có chuyển mạch để kiểm tra dòng điện và điện áp mỗi pha.

7.14. Trong công trình công cộng, với đường dây cấp điện cho phụ tải chiếu
sáng và động lực phải đặt cho mỗi pha của đường dây một ampemét khi phụ tải
chiếu sáng lớn hơn 40% phụ tải chung chiếu sáng và động lực) .

8. NỐI ĐẤT NỐI KHÔNG

8.1. Các thiết bị điện của nhà ở và công trình công cộng phải được nối đất nối
không theo yêu cầu của Quy phạm nối đất các thiết bị điện QPVN 13-78 và Quy
phạm trang bị điện QTĐ 11 TCN 18-84.

8.2. Trong các phòng ở, nhà bếp, nhà tắm, xí của nhà ở các loại, các phòng ở
của khách sạn, không nhất thiết phải nối đất vỏ kim loại của đèn điện đặt cố định
của đồ dùng điện cầm tay bàn là, ấm đun nước, máy hút bụi...) và di động (bếp điện,
máy khâu chạy điện, bơm nước...)

Trong các phòng nói trên chỉ nối đất và kim loại của đồ dùng điện đặt cố định
cũng như ống kim loại luồn dây điện dẫn tới chúng.

8.3. Trong nhà tắm công cộng, buồng tắm các loại nhà ở và công trình công
cộng, vỏ kim loại của bồn tắm phải có dây kim loại nối với ống dẫn nước bằng kim
loại.

8.4. Trong các phòng có trần treo, có các kết cấu bằng kim loại phải nối không
có kim loại các đèn điện treo hoặc đặt ngầm trong trần nhà này.

8.5. Trong các phòng làm việc và phòng phục vụ khác của công trình công
cộng, các phòng ở của khách sạn, nhà ở căn hộ, ký túc xá, nhà ở có sân vườn... khi
có các lò sưởi bằng hơi nước nóng và có các kết cấu kim loại khác thì phải nối
không cho vỏ kim loại của các thiết bị dùng điện di động hoặc cầm tay. Ở các phòng
này, khi sàn không dẫn điện và khi không có các đường ống dẫn bằng kim loại, hệ
thống sưởi bằng hơi nước nóng và các kết cấu kim loại khác cũng như khi đặt kín,
không yêu cầu nối không vỏ kim loại của các thiết bị điện di động hoặc cầm tay.

8.6. Để nối không vỏ kim loại của các thiết bị điện để dùng điện một pha trong
các loại nhà ở và công trình công cộng, cần phải đặt các dây dẫn riêng theo phương
thẳng đứng đi qua phân phối chính, phân phối phụ, bảng đầu vào và bảng điện căn
hộ. Mặt cắt của các dây dẫn này phải bằng mặt cắt dây pha. Dây này được nối với
dây không bảo vệ lưới điện cung cấp trước đồng hồ điện (về phía đầu vào) và sàn
khí cụ điều khiển và bảo vệ (nếu dùng khí cụ này).

8.7. Cấm sử dụng làm dây nối đất hay nối không vỏ kim loại của các ống bằng
kim loại mỏng có nối ghép bằng gấp mép, các ống nối bằng kim loại cũng như vỏ
chì của cáp điện, các đường ống dẫn bằng kim loại (ống dẫn nước, nhiên liệu, khí
đốt, hơi nước nóng, các ống thông gió, ống xả...) làm dây nối đất hay nối không.

 
Phụ lục 1

MỘT SỐ THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA

1. Thiết bị đầu vào là tập hợp của các kết cấu, thiết bị và khí cụ điện đặt ở đầu
đường dây cung cấp điện vào nhà hoặc vào một phần nhà.

Thiết bị phân phối đầu vào là tập hợp các kết cấu, thiết bị và khí cụ đặt ở đầu
đường dây cung cấp điện vào nhà hoặc vào một phần nhà, cũng như đặt ở đầu
đường dây từ đầu vào ra.

2. Bảng (hộp, tủ) phân phối chính là bảng (hộp tủ) dùng để cấp điện năng cho
nhà hoặc một phần nhà. Có thể dùng phân phối đầu vào hoặc bảng (tủ) điện hạ áp
của trạm là phân phối chính.

3. Bảng (hộp, tủ) phân phối phụ là bảng (hộp, tủ) phân phối nhận điện năng từ
phân phối chính hoặc phân phối đầu vào và phân phối tới các bảng (hộp, tủ) điện
nhóm và các điện phân phối của nhà.

4. Điểm phân phối, bảng (hộp tủ) điện nhóm là các điểm (hộp, tủ) điện có đặt
các khí cụ bảo vệ và chuyển hoàn các đồ dùng điện đặt riêng lẻ hoặc từng nhóm
(động cơ điện, đèn điện...)

5. Bảng (hộp) điện căn hộ là các bảng (hộp) điện nhóm đặt trong căn hộ hoặc
tại gian cầu thang hành lang mỗi tầng để đấu với lưới điện nhóm căn hộ.

6. Bảng (hộp, tủ) điện tầng là các bảng (hộp, tủ) điện nhóm đặt ở mỗi tầng để
cấp điện cho các bảng điện tầng và đặt ở gian cầu thang, hành lang mỗi tầng.

Trường hợp bảng điện tầng chỉ có các đồng hồ đếm điện và các khí cụ bảo vệ
đặt ở đường dây ra của các đồng hồ này thì bảng điện tầng còn gọi là bảng (hộp, tủ)
đồng hồ đếm điện.
7. Phòng đặt bảng (tủ) điện mà phòng là cửa có khóa, trong đặt đầu vào, phân
phối đầu vào, phân phối phụ... và chỉ có người quản lý tới được.

8. Lưới điện cung cấp là các đường dây từ hệ thống phân phối của trạm biến áp
hoặc các nhánh rẽ từ đường dây truyền tải điện đến phân phối đầu vào, cũng như từ
phân phối đầu vào tới phân phối chính, phân phối phụ và tới điểm phân phối hoặc
các bảng (hộp, tủ) điện nhóm.

9. Lưới điện nhóm là các đường dây cung cấp cho các đèn, các ổ cắm.

10. Lưới điện phân phối là các đường dây cung cấp cho các thiết bị điện lực.

11. Đoạn đứng là đoạn lưới điện đặt thẳng đứng cung cấp cho các tầng nhà và
đặt trong nhà đó.

12. Đường dây đặt hở là đường dây đặt trên mặt tường, trần nhà, theo dầm, vì
kèo hoặc các kết cấu xây dựng của nhà và công trình, hoặc treo trên cột.

13. Đường dây đặt kín là đường dây đặt bên trong các phần xây dựng của nhà
(trong tường, trần, sàn, dưới lớp vữa trát tường, trát trần, dưới lớp láng sàn, gạch lát
sàn, hoặc các lớp lát sàn bằng các loại vật liệu khác) cũng như trong các cấu kiện
xây dựng của sàn, trần nhà hoặc tường nhà.

14. Hệ số yêu cầu về phụ tải Kc là tỷ số giữa công suất tính toán P M với công
suất đặt của các thiết bị tiêu thụ điện PH

 15. Hệ số đồng thời về phụ tải K cực đại K của các thiết bị tiêu thụ điện là tỷ
số giữa tổng công suất tính toán P M của các thiết bị tiêu thụ điện với tổng công suất
tính toán cực đại PMi của các thiết bị tiêu thụ điện.

 
Phụ lục 2

PHÂN LOẠI CÁC HỘ VÀ THIẾT BỊ TIÊU THỤ ĐIỆN


THEO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN

Độ tin cậy cung cấp điện


Tên hộ và thiết bị tiêu thụ điện Chú thích
I II III

1 2 3 4 5

1 Nhà ở và ký túc xá

1. Nhà ở đến 7 tầng +

2. Nhà ở trên 7 tầng +

3. Các động cơ điện bơm chữa cháy và +


thang máy chiếu sáng sự cố và phân tán
người trong nhà ở và ký túc xá trên 7 tầng

Các thiết bị tiêu thụ khác +

4. Ký túc xá với số người đến 200 + Khi số


tầng trên 7
xem Mục
XIII

5. Ký túc xá với số người trên 200 +

II. Khách sạn và nhà nghỉ

1. Khách sạn, nhà nghỉ với số người đến + nt


200.

2- Khách sạn, nhà nghỉvới số người trên + nt


200

III. Các xí nghiệp phục vụ sinh hoạt đời


sống

1. Nhà ăn, nhà hàng ăn uống giải khát, +


bar... với số chỗ ngồi đến 75 chỗ

2. Nhà ăn, nhà hàng ăn uống giải khát +


bar... với số chỗ ngồi từ 75 đến 800 chỗ.

3. Các động cơ điện bơm chữa cháy, chiếu +


sáng sự cố và phân tán người: hệ thống
thiết bị phòng chữa cháy và tín hiệu bảo vệ
trong các nhà hàng, nhà ăn, bar... với số
chỗ ngồi trên 800 chỗ.

Các thiết bị tiêu thụ điện khác +

IV Các cửa hàng

1. Các động cơ điện bơm chữa cháy, chiếu +


sáng sự cố và phân tán người, hệ thống các
thiết bị phòng chữa cháy và tín hiệu bảo vệ
trong các cửa hàng với các gian bán bách
hóa diện tích từ 1800m2 trở lên

Các thiết bị tiêu thụ khác +

2. Các cửa hàng có các gian bán bách hóa +


với diện tích chung từ 220m2 đến 1800 m2

3. Các cửa hàng có các gian bán bách hóa +


với diện tích chung nhỏ hơn 220m2

4. Các trung tâm thương nghiệp có các cửa +


hàng và các hộ bao thuê khác.

V. Các xí nghiệp phục vụ đời sống

1. Các xí nghiệp giặt là, nhuộm +


2. Nhà tắm các loại +

3. Cửa hàng cắt tóc, uốn tóc +

4. Nhà vệ sinh công cộng +

5. Cửa hàng sửa chữa các đồ dùng bằng +


da, vải bạt...

6. Cửa hàng sửa chữa đồ điện, xe máy, xe +


đạp...

7. Cửa hàng sửa chữa may vá quần áo +

VI. Bệnh viện, phòng khám bệnh

1. Các thiết bị tiêu thụ điện trong khối mổ, +


cấp cứu, gây mê, hồi sức, phòng đỡ đẻ,
chiếu sáng sự cố, động cơ điện máy chữa
cháy, hệ thống của thiết bị phòng chữa
cháy

2. Phòng bệnh nhân trừ phòng cấp cứu +

3. Phòng cấp cứu nhà bệnh nhân +

4. Các thiết bị làm lạnh, kho lạnh, tủ lạnh +


trong các khoa xét nghiệm dược học, huyết
học, giải phẫu bệnh lý, nhà để xác.

VII. Nhà trẻ:

1. Nhà trẻ, vườn trẻ, trại thiếu nhi +

VIII. Xí nghiệp phục vụ giao thông

1. Khu đậu xe ô tô, xe điện, xe điện bánh +


hơi

2. Nhà để xe ô tô với số xe đến 50 +


3. Nhà để xe với số xe trên 50 +

4. Trạm tiếp xăng, dầu +

IX. Trường học

1. Học viện, trường đại học và trung học +


chuyên nghiệp, trường dạy nghề

2. Các phòng lạnh, kho lạnh, tủ lạnh +

X. Trụ sở cơ quan, nhà công cộng, hành


chính, quản trị, kho tàng.

1. Viện thiết kế các loại bảo tàng, triển +


lãm, trụ sở các cơ quan hành chính sự
nghiệp các cấp...

2. Trụ sở cơ quan, văn phòng và yêu cầu +


đặc biệt

3. Trụ sở và trạm phòng chữa cháy của +


thành phố.

XI. Các công trình văn hóa nghệ thuật

1. Rạp hát thiếu nhi, cung văn hóa và nhà


văn hóa thiếu nhi có:

- Gian khán giả đến 800 chỗ ngồi +

- Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng phân tán người +

- Động cơ điện máy bơm chữa cháy, bơm +


nước và hệ thống tự động báo cháy.

2. Rạp thiếu nhi, cung văn hóa và nhà văn +


hóa thiếu nhi có gian khán giả trên 800 chỗ
ngồi

- Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng phân tán +


người
- Động cơ điện máy bơm chữa cháy, bơm +
nước và hệ thống tự động báo cháy.

3. Công trình văn hóa nghệ thuật có gian +


khán giả dưới 800 chỗ ngồi.

- Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng phân tán +


người

- Động cơ điện bơm chữa cháy, bơm nước +


và hệ thống tự động báo cháy.

4. Công trình văn hóa nghệ thuật có gian


khán giả trên 800 chỗ ngồi

- Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng phân tán +


người

- Động cơ điện bơm chữa cháy, bơm nước +


và hệ thống tự động báo cháy.

5. Các thiết trí vô tuyến truyền hình, thu +


phát thanh và thông tin liên lạc với gian
khán giả bất kỳ

6. Các rạp chiếu phim với chỗ ngồi ở gian +


khán gỉả bất kỳ

- Các thiết bị chuyển động cơ khí của sân .+


khấu

7. Các thiết trí điện của các trung tâm về +


truyền hình, đài phát thanh, đài bá âm

8. Các thiết điện tiêu thụ khác +

9. Các thiết trí điện của các cung văn hóa, +


nhà văn hóa... ở ngoại thành có đến 500
chỗ ngồi.

XII. Công trình thể dục thể thao


1. Công trình thể dục thể thao có mái che +
có đến 800 chỗ ngồi. Động cơ điện bơm
chữa cháy, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng
phân tán người, các thiết bị phòng chữa
cháy và các thiết bị tiêu thụ điện khác.

2. Bể bơi có hoặc không có mái che +

3. Công trình thể dục thể thao có đến 800 +


chỗ ngồi

4. Chiếu sáng sự cố và phân tán người cho +


các công trình thể dục thể thao có trên 800
chỗ ngồi.

XIII. Nhà nhiều tầng

1. Nhà trên 7 tầng +

2. Các động cơ bơm chữa cháy, thang +


máy, chiếu sáng sự cố và phân tán người

Phụ lục 3

TỔN THẤT ĐIỆN ÁP TRÊN TỪNG ĐOẠN CỦA LƯỚI ĐIỆN TRONG NHÀ

Tổn thất điện áp (%) khi số


Số tầng
Các đoạn của lưới điện đơn nguyên
nhà
1 2 đến 8

1 2 3 4
- Đường dây cáp điện bên ngoài nhà 4 đến 9 1,4 đến 1,5 1,8 đến 1,6
dài đến 100m
10-12 1,8-1,6 2,0-1,7
 
13-16 2,2-1,7 2,2-1,8

- Như trên nhưng dài từ 100 đến 200m 4 đến 9 5,1 đến 4,9 4,3 đến 3,6

  10-12 5,0-4,8 3,9-3,3

13-16 4,9-4,6 3.5-3,0

Đường dây cáp điện nằm ngang trong 4 đến 9 0,3 đến 0,2 1,4 đến 0,9
nhà
10-12 0,4-0,3 1,6-1,2
 
13-16 0,4 - 0,3 1,8-1,5

Đoạn đứng 4 đến 9 0,3 đến 0,1 0,5 đến 0.3

  10-12 0,4-0,2 0,6 - 0,4

13-16 0,5-0,3 0,7-0,5

Lưới điện nhóm căn hộ 4 đến 9 0,9 đến 0,7 0,9 đến 0,7

10-12 1,0-0,8 1,0-0,8

13-16 1,0-0,8 1,0-0,8

*) Một số tiết diện và tính năng của dây dẫn:

Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng

*) Đi dây nổi: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và
được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho
đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại
dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi.

*)Đi dây âm tường ,âmtrần ,âmsàn:


Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà
khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng dây trong ống
cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa
chữa thay thế. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây
âm.

*)Đi dây ngầm:


Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn
trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn ngầm
dưới đất ở độ sâu khỏang 0,7mét. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim
loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống. Cần thiết phải
chọn các loại dây / cáp có khả năng chống thấm nước, chống côn trùng cho đường
dây đi ngầm.

*)Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở:


Theo thông lệ của ngành Điện lực cũng như thực tế hiện nay ở Việt Nam, hướng
dẫn này chọn nguồn điện “1 pha 2 dây” để trình bày cho mục đích nhà ở. Hướng
dẫn này chia hệ thống dây cho nhà ở ra làm 3 phần và tương ứng với mỗi phần
hướng dẫn này đưa ra các đề nghị về các loại dây dẫn có thể được dùng như sau:

- Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (đoạn dây ngoài trời)
Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn
dây này nằm hòan tòan ngoài trời (ngoại trừ một số rất ít nhà ở sử dụng cáp ngầm
thì đoạn dây này được chôn dưới đất). Đoạn dây ngoài trời này được đề nghị sử
dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:

Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Duplex Du-CV)


Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi
đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện PVC sau đó xoắn
với nhau. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX)


Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi
đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện XLPE màu đen sau
đó xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân biệt pha. Cấp điện áp của
cáp là 0,6/1kV.
- Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế (đoạn cáp điện kế)
Đoạn dây này là dây nối từ đầu cuối đoạn dây ngoài trời (được nói ở mục 3.1) đến
điện kế (đồng hồ đo điện năng tiêu thụ). Thông thường đoạn dây này nằm một nửa
dọc theo tường, một nửa trong nhà (vì thông thường điện kế được đặt trong nhà).
Đoạn dây này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:

Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC (ĐK-CVV)


Cáp Điện kế ruột đồng cách điện PVC còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện
PVC, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi
được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu PVC, một
lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo
vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV)


Cáp Điện kế ruột đồng cách điện XLPE còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện
XLPE, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi
được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu XLPE màu
trắng-trong (màu tự nhiên), một trong hai lõi có băng màu hoặc sọc màu để phân
biệt pha, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ
bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.
- Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà)
Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 3.1 và 3.2 đều do ngành Điện lực
tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Còn các dây dẫn từ
điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết là do chủ nhà tự quyết định lo liệu, đây
là công việc mà hướng dẫn này cho là chủ nhà cần thiết phải quan tâm. Các dây dẫn
này được đề nghị sử dụng một trong các loại sau đây.

-Dây đơn cứng(VC)


Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện
áp của dây là 600V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì (LF-VC), không tác hại cho con người và
môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC), phù hợp quy định
RoHS (Restriction of Hazardous Substances) của châu Âu.

-Dây đơn mềm(VCm)


Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau,
bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn mềm không chì (LF-VCm), không tác hại cho con người
và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

-Dây đôi mềm dẹt(VCmd)


Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng
xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2
ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện song song với
nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm dẹt không chì (LF-VCmd), không tác hại cho con
người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

-Dây đôi mềm xoắn(VCmx)


Dây đôi mềm xoắn (VCmx) là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng
biệt. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm xoắn không chì (LF-VCmx), không tác hại cho con
người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

-Dây đôi mềm tròn(VCmt)


Dây đôi mềm xoắn tròn (VCmt) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được
xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây
này cũng được gọi là cáp CVVm. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm tròn không chì (LF-VCmt), không tác hại cho con
người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

Dâyđôi mềm ôvan (VCmo)


Dây đôi mềm ôvan (VCmo) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được
xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây
này cũng được gọi là cáp CVVm ôvan. Cấp điện áp của dây là 250V.
Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm ôvan không chì (LF-VCmo), không tác hại cho con
người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.7 Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA)


Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) là dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện
PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.
Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng ruột nhôm không chì (LF-VA), không tác hại cho
con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.8 Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV)
Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) là dây có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi
đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 450/750V
hoặc 0,6/1kV.
Ngoài ra, còn có Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì (LF-CV), không
tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì
(LF-PVC).

3.3.9 Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV)
Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) là cáp có 1 hoặc
nhiều lõi cáp, mỗi lõi cáp có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm và
bọc một lớp cách điện PVC. Cáp CVV có một lớp vỏ bảo vệ PVC bên ngoài. Cấp
điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.
Ngoài ra, còn có Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì, vỏ bảo vệ PVC
không chì (LF-CVV), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử
dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC) cho cách điện và vỏ bọc.

4. Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở
Mỗi cỡ dây/ cáp (tiết diện ruột dẫn) và mỗi loại dây/cáp có mức chịu tải khác nhau.
Đối với mục đích nhà ở, hướng dẫn này đưa ra các bảng mô tả công suất chịu tải
của các loại dây/cáp như dưới đây. Công suất chịu tải nêu trong các bảng này là phù
hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C và cũng đã xem xét đến vấn đề sụt áp
nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở.

 Bảng 1: Công suất chịu tải của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX

Tiết diện ruộtCông suấtChiều dàiTiết diện ruộtCông suấtChiều dài


dẫn chịu tải đường dây dẫn chịu tải đường dây

3 mm2 ≤ 5,5 kW ≤ 30 m 10 mm2 ≤ 12,1 kW ≤ 45 m

4 mm2 ≤ 6,8 kW ≤ 30 m 11 mm2 ≤ 12,9 kW ≤ 45 m

5 mm2 ≤ 7,8 kW ≤ 35 m 14 mm2 ≤ 15,0 kW ≤ 50 m

5.5 mm2 ≤ 8,3 kW ≤ 35 m 16 mm2 ≤ 16,2 kW ≤ 50 m

6 mm2 ≤ 8,7 kW ≤ 35 m 22 mm2 ≤  20,0 kW ≤ 60 m

7 mm2 ≤ 9,5 kW ≤ 40 m 25 mm2 ≤ 21,2 kW ≤ 60 m

8 mm2 ≤ 10,6 kW ≤ 40 m 35 mm2 ≤ 26,2 kW ≤ 70 m

Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp
không quá 5% ở điều kiện đầy tải.

Đối với nguồn 1pha 2dây, 220V, sau khi chọn được tiết diện ruột dẫn phù hợp với
công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây mong muốn thì chỉ việc
tăng tiết diện lên một cấp (ví dụ tăng từ 3mm2 lên 4mm2) và kiểm tra lại theo công
thức dưới đây (0,187 x P x L / S <= 11), nếu thỏa mãn thì tiết diện dây vừa tăng lên
là đã phù hợp, nếu chưa thỏa mãn thì tăng tiết diện ruột dẫn lên một cấp nữa và
kiểm tra lại như trên cho đến khi thỏa mãn.

Trong đó   P = Công suất tính tóan để chọn dây, kW


               L = Chiều dài đường dây mong muốn, m
               S = Tiết diện ruột dẫn của dây, mm2
Bảng 2: Công suất chịu tải của cáp Điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV

Công suất chịu tải Công suất chịu tải

Tiết diệnCách điệnCách điệnTiết diệnCách điệnCách điện


ruột dẫn PVC(ĐK- XLPE(ĐK- ruột dẫn PVC(ĐK- XLPE(ĐK-
CVV) CXV) CVV) CXV)

3 mm2 ≤ 6,4 kW ≤ 8,2 kW 10 mm2 ≤ 13,4 kW ≤ 17,0 kW

4 mm2 ≤ 7,6 kW ≤ 9,8 kW 11 mm2 ≤ 14,2 kW ≤ 18,1 kW

5 mm2 ≤ 8,8 kW ≤ 11,2 kW 14 mm2 ≤ 16,6 kW ≤ 20,7 kW

5,5 mm2 ≤ 9,4 kW ≤ 11,9 kW 16 mm2 ≤ 17,8 kW ≤ 22,0 kW

6 mm2 ≤ 9,8 kW ≤ 12,4 kW 22 mm2 ≤ 22,0 kW ≤ 27,2 kW

7 mm2 ≤ 10,8 kW ≤ 13,8 kW 25 mm2 ≤ 23,6 kW ≤ 29,2 kW

8 mm2 ≤ 11,8 kW ≤ 15,0 kW 35 mm2 ≤ 29,0 kW ≤ 36,0 kW

Thông thường chiều dài sử dụng Cáp điện kế khá ngắn nên không cần quan tâm đến
độ sụt áp.

Bảng 3: Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV

Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải

0,5 mm2 ≤ 0,8 kW 3 mm2  ≤ 5,6 kW

0,75 mm2 ≤ 1,3 kW 4 mm2 ≤ 7,3 kW

1,0 mm2 ≤ 1,8 kW 5 mm2 ≤ 8,7 kW

1,25 mm2 ≤ 2,1 kW 6 mm2  ≤ 10,3 kW

1,5 mm2 ≤ 2,6 kW 7 mm2  ≤ 11,4 kW

2,0 mm2 ≤ 3,6 kW 8 mm2 ≤ 12,5 kW

2,5 mm2 ≤ 4,4 kW 10 mm2 ≤ 14,3 kW


Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp
không quá 5% ở điều kiện đầy tải

Bảng 4: Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo

Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải

0,5 mm2  ≤ 0,8 kW 2,5 mm2 ≤ 4,0 kW

0,75 mm2 ≤ 1,2 kW 3,5 mm2 ≤ 5,7 kW

1,0 mm2 ≤ 1,7 kW 4 mm2 ≤ 6,2 kW

1,25 mm2  ≤ 2,1 kW 5,5 mm2  ≤ 8,8 kW

1,5 mm2 ≤ 2,4 kW 6 mm2  ≤ 9,6 kW

2,0 mm2 ≤ 3,3 kW - -

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp
không quá 5% ở điều kiện đầy tải   

Bảng 5: Công suất chịu tải của dây VA

Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải

1,0 mm2 ≤ 1,0 kW 5 mm2 ≤ 5,5 kW

1,5 mm2 ≤ 1,5 kW 6 mm2 ≤ 6,2 kW

2,0 mm2 ≤ 2,1 kW 7 mm2 ≤ 7,3 kW

2,5 mm2 ≤ 2,6 kW 8 mm2 ≤ 8,5 kW

3 mm2 ≤ 3,4 kW 10 mm2  ≤ 11,4 kW

4 mm2 ≤ 4,2 kW 12 mm2 ≤ 13,2 kW


Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp
không quá 5% ở điều kiện đầy tải

5. Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn

Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây.
- xác định nguồn điện sẽ dùng.
- Tính tổng công suất tiêu thụ điện
- lựa chọn công suất cho từng nhà ở bao gồm 3 bước nhỏ:
+) Lựa chọn đoạn dây ngoài trời.
+) lựa chọn đoạn cáp điện kế.
+) lựa chọn đoạn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

5.1 Xác định nguồn điện sẽ dùng

Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3
pha, đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương
mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay
ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2dây.
Bước này thường bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở từng địa phương, nếu người
dùng chỉ xài thiết bị điện 1 pha và nguồn địa phương của Điện lực chỉ có 2 dây (1
nóng, 1 nguội) hoặc 4 dây (3 nóng, 1 nguội) thì chỉ có nguồn “1pha 2dây” (như đã
nêu ở mục 1.1) là áp dụng được. Trong trường hợp này vẫn có thể chọn nguồn
“1pha 3dây” (như đã nêu ở mục 1.2) để dùng, nhưng phải thiết kế thêm hệ thống nối
đất cho hệ thống điện trong nhà, phía sau đồng hồ đo điện.

5.2 Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện

Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị họat động bằng năng lượng điện. Các thiết
bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể ra như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bàn
ủi, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước…
Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W
(Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Sức ngựa). Một cách gần
đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ
điện. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả trị số công
suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện
tổng của cả ngôi nhà.
Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau:
1kw = 1000w
1 HP = 750W

5.3 Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở

Đây là buớc cuối cùng tìm ra các cỡ dây cần phải dùng. Tùy theo công suất chịu tải
của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây
khác nhau.

*Ví dụ: Tính toán lựa chọn dây dẫn cho một nhà cụ thể.

Đềbài:
Cần tính tóan chọn lựa dây dẫn cho hệ thống điện của một ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, đi
dây âm tường, khỏang cách từ nhà đến lưới điện địa phương là 30m, tất cả thiết bị
điện trong nhà sử dụng điện
 1pha 220V và có công suất được nêu trong bảng sau:

Tầng trệt Tầng lầu

Tên thiết bị/ CôngSố Tổng công suấtTên thiết bị/ CôngSố Tổng công suất
suất lượng suất lượng

Bóng đèn hùynh8 40 x 8 = 320W Bóng đèn hùynh5 40 x5 = 200W


quang 1,2m/ 40W quang 1,2m/ 40W

Đèn trang trí/ 20W5 20 x 5 = 100W Đèn trang trí/ 20W3 20 x 3 = 60W

Quạt điện/ 100W 4 100 x 4 =Quạt điện/ 100W 3 100 x 3 =


400W 300W

Nồi cơm điện/1 600 x 1 =Máy điều hòa/1 1,5 x 750 x 1 =


600W 600W 1,5HP 1125W
Tivi/ 150W 1 150 x 1 =Tivi/ 150W 1 150 x 1 =
150W 150W

Đầu máy + ampli/  150 x 1 =Bộ máy vi tính/1 500 x 1 =


150W 150W 500W 500W

Lò nướng vi sóng/1 1000 x 1 =Máy sấy tóc/1 1000 x 1 =


1000W 1000W 1000W 1000W

Bàn ủi/ 1000W 1 1000 x 1 =- - -


1000W

Máy điều hòa/2 1,5 x 750 x 2 =- - -


1,5HP 2250W

Máy giặt 7kg/1 750 x 2 =- - -


750W 1500W

Mô-tơ bơm nước/1 750 x 1 =- - -


750W 750W

Bài giải:

Bước 1: Xác định loại nguồn điện sẽ dùng: Vì tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng
điện 1pha, 220V nên ta chọn nguồn điện thông dụng nhất là nguồn 1pha 2 dây.

Bước 2: Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện: Cộng tất cả công suất của các
thiết bị của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả nhà ta có số liệu sau.
Tổng công suất tầng triệt : 7.47 W
Tổng công suất tầng lầu: 3.335W
Tổng công suất cả nhà: 10.805W

Bước 3: Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở

• Lựa chọn đọan dây ngoài trời

Đoạn dây ngoài trời là đọan dây dẫn điện vào nhà nên nó phải chịu được tổng
công suất cả nhà là 10.805W. Tuy nhiên, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả
các thiết bị điện trong nhà họat động đồng thời cùng một lúc, cho nên người ta có
thể giảm công suất tính tóan xuống còn khoảng 80% công suất tính tóan rồi mới
chọn lựa dây dẫn theo công suất đã được giảm. Khi giảm xuống 80% như vậy người
ta có cách gọi khác là chọn ‘hệ số đồng thời’ (kđt) = 0,8. Trong ví dụ này hướng dẫn
này cũng chọn kđt = 0,8 và công suất sau khi đã giảm là:

P = 10.805 x 0,8 = 8644W = 8,644kW

Đoạn dây ngoài trời thông thường được sử dụng là loại dây Duplex ruột đồng, cách
điện PVC (Du-CV). Căn cứ vào công suất 8,644kW ta tra bảng để tìm cỡ (tiết diện
ruột dẫn) cáp cho thích hợp. Tra bảng 1 (cáp Du-CV và Du-CX), chọn giá trí lớn
hơn gần nhất ta thấy cáp tiết diện ruột dẫn 6mm2 có công suất chịu tải phù hợp.
Chiều dài lắp đặt của cáp có tiết diện ruột dẫn 6mm2 cho trong bảng 1 cũng thỏa
mãn với chiều dài lắp đặt mà đầu bài yêu cầu là 30m, vì vậy ta có thể chọn đoạn cáp
ngoài trời là cáp Du-CV 2×6mm2 hoặc Du-CX 2×6mm2

• Lựa chọn đọan cáp điện kế

Đoạn cáp điện kế nối từ đọan dây ngoài trời vào đến nhà nên nó cũng phải có công
suất chịu tải lớn hơn hoặc bằng 8,644kW. Tra bảng 2 ta thấy cáp ĐK-CVV tiết diện
ruột dẫn 5mm2 hoặc cáp ĐK-CXV tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp. Đoạn cáp
điện kế thường khá ngắn (< 10m) nên không cần quan tâm đến điện áp rơi theo
chiều dài. Như vậy, người dùng có thể sử dụng ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV
2 x 4mm2.

• Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây dẫn đến từng thiết bị điện

Ngôi nhà có tầng trệt và 1 tầng lầu, hai tầng có công suất tiêu thụ khác nhau nhiều,
do đó để tiết kiệm người dùng có thể phân làm 2 nhánh. Đường dây cho 2 nhánh
này người dùng nên chọn loại dây đơn cứng (VC).

- Nhánh 1 cho tầng triệt:

Tầng trệt có công suất tổng là 7.470W = 7,47kW. Tương tự như đã đề cập ở trên,
hầu như các thiết bị không họat động đồng thời nên có thể chọn hệ số đồng thời kđt
= 0,8, lúc đó công suất để chọn dây dẫn là 7,47 x 0,8 = 5,976kW. Tra bảng 3 ta thấy
dây VC tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp, như vậy người dùng có thể chọn dây
VC 4mm2 cho nhánh 1 (tầng trệt).

- Nhánh 2 cho tầng lầu:

Tầng lầu có công suất tổng là 3.335W = 3,335kW. Tương tự như đã đề cập ở trên,
hầu như các thiết bị không họat động đồng thời nên có thể chọn hệ số đồng thời kđt
= 0,8, lúc đó công suất để chọn dây dẫn là 3,335 x 0,8 = 2,668kW. Tra bảng 3 ta
thấy dây VC tiết diện ruột dẫn 2mm2 là phù hợp, như vậy người dùng có thể chọn
dây VC 2mm2 cho nhánh 2 (tầng lầu).

Dây cho từng thiết bị:


Theo lý thuyết thì mỗi thiết bị có công suất khác nhau sẽ cần một cỡ dây khác nhau.
Việc chọn từng cỡ dây riêng cho từng thiết bị như vậy có ưu điểm là tiết kiệm được
chi phí dây dẫn, nhưng lại rất phức tạp cho việc mua dây cũng như đi dây, sự phức
tạp này nhiều khi cũng rất tốn kém. Vì vậy, khi trong nhà không có thiết bị nào có
công suất lớn cá biệt thì người dùng có thể chọn một cỡ dây và dùng chung cho tất
cả các thiết bị.
Công suất sử dụng ở các ổ cắm thường không cố định, không biết trước chắc chắn,
vì đôi khi có hai hay nhiều thiết bị sử dụng chung một ổ cắm, do đó, để bảm bảo,
người dùng nên chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp so với cỡ dây dự định dùng chung
cho tất cả các thiết bị.
Tùy theo cách lắp đặt, người dùng có thể chọn loại dây đơn cứng hoặc dây đôi
mềm, ngôi nhà trong ví dụ này có yêu cầu đi dây âm tường nên ta chọn dây đơn VC
cho tất cả các thiết bị. Nhìn vào bảng công suất ta thấy công suất của máy điều hòa
nhiệt độ 1,5HP (1,125kW) là lớn nhất, tra bảng 3 ta thấy cáp VC tiết diện ruột dẫn
0,75mm2 là phù hợp, tuy nhiên cần chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp cho nên người
dùng có thể chọn dây VC 1,0mm2 cho tất cả các thiết bị và ổ cắm.
Tóm lại: Các loại dây, cỡ dây đã được tính toán lựa chọn cho ngôi nhà trên như sau:

- Đoạn dây ngoài trời: cáp Duplex Du-CV 2×6mm2 hoặc Duplex Du-CX 2×6mm
- Đoạn cáp điện kế: cáp ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2

- Dây cho nhánh tầng trệt: dây VC 4mm2


- Dây cho nhánh tầng lầu: dây VC 2mm2
- Dây cho các thiết bị điện và ổ cắm: dây VC 1,0mm2

Ghi chú: Người dùng có thể lựa chọn lắp đặt các loại dây & cáp không chì với tiết
diện ruột dẫn giống như đã lựa chọn ở trên.

6. Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở

- Nên chia đường điện phân phối trong nhà ở thành nhiều nhánh để thuận tiện cho
việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế.
- Các dây pha (dây nóng) có cùng màu và tốt nhất là màu đỏ, màu cam hoặc màu
vàng. Khi có nhiều nhánh đi chung một tuyến mà kích cỡ giống nhau thì màu của
từng nhánh nên khác nhau để dễ phân biệt.
- Dây cho hệ thống nối đất nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác và nên
chọn dây màu xanh- sọc- vàng hoặc vàng- sọc- xanh.
- Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, phải chọn kích thước ống, nẹp đủ rộng sao
cho dễ luồn, dễ rút mà không hư hại đến dây dẫn.
- Không nên đi dây nơi ẩm thấp hoặc quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất.
- Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt để không gây ra mô-ve nặc lửa khi mang tải.
- Không được nối trực tiếp ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.
- Đoạn dây đi trong ống không nên có mối nối.
- Không nên đi dây âm trong nền của tầng trệt nếu nền không đảm bảo cố định với
tường khi nền bị lún.
- Không nên sử dụng dây có tiết diện nhỏ hơn 0.5mm2.

7. Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng

Khi ruột đồng kém chất lượng hoặc không đủ tiết diện có thể gây ra các tác hại sau

- Dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây làm cho thiết bị họat động không hiệu
quả, tuổi thọ thiết bị giảm nhanh.
- Phát nóng quá mức trên đường dây, gây hư hại lớp cách điện, gây chạm chập cháy
nổ.
- Ruột đồng kém chất lượng rất dễ gãy, khó nối, khó lắp vào các phụ kiện điện khác.

Khi lớp cách điện kém chất lượng có thể gây ra các tác hại sau

- Nứt cách điện, hở ruột dẫn, gây điện giật cho người.
- Rạn nứt cách điện sau một thời gian ngắn, gây rò điện, tổn thất điện năng, chạm
chập cháy nổ.
- Không chịu được nhiệt độ cho phép của ruột dẫn, chảy nhão gây ra chạm chập
cháy nổ.
- Không tự tắt khi bị phát cháy bởi tác nhân bên ngoài.
- Mất màu sau một thời gian ngắn, gây nhầm lẫn các dây với nhau khi sửa chữa,
thay thế.

8. Những kinh nghiệm lựa chọn dây diện cho nhà ở

Những kinh nghiệm được nêu ở đây chủ yếu hướng tới các loại dây dùng trong nhà
(như mục 3.1 đã đề cập).
Với rất nhiều các loại dây điện trên thị trường hiện nay, tốt có, xấu có, thật có, giả
có, thậm chí có khi gặp dây chẳng có nhãn mác, tên nhà sản xuất gì cả. Vì vậy, một
người không chuyên thì việc lựa chọn dây nào, nhãn hiệu nào mà có thể tin cậy
được là một việc không dễ dàng gì. Bằng một vài kinh nghiệm của người biên soạn,
hướng dẫn này đưa ra một số khuyến nghị và những chỉ dấu để hy vọng rằng người
dùng có thể tránh được các sản phẩm dây/ cáp điện kém chất lượng.
- Không nên chọn dây không có nhãn mác trên bao bì, không có tên nhà sản xuất,
không địa chỉ rõ ràng.
- Không nên chọn dây mà trên dây không có các thông tin cơ bản như: nhãn hiệu,
tên loại dây, tiết diện, cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi), tiêu chuẩn
sản xuất.
- Dây tốt thường có bề ngoài của vỏ nhựa bóng, láng.
- Lớp nhựa cách điện của dây tốt rất dẻo, khi tuốt ra khỏi ruột dẫn, có thể kéo giãn
gấp đôi, gấp ba chiều dài ban đầu mà chưa bị đứt. Dây có thể bẻ gập nhiều lần hoặc
xoắn gút nhưng bề mặt cách điện không bị rạng nứt.
- Có thể kiểm tra ruột dẫn, bằng cách đếm số sợi nhỏ bên trong so với số sợi được
ghi bên ngoài. Đường kính của các sợi nhỏ bên trong rất khó kiểm tra, vì phải có
thước chuyên dùng mới đo được. Tuy nhiên, với một thương hiệu uy tín, trên dây có
ghi cụ thể cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi) thì có thể tin tưởng
được.
- Dây tốt thì có ruột dẫn sáng, bóng, nếu là dây đồng thì ruột dẫn rất mềm dẻo. Đối
với dây ruột tdẫn đồng có nhiều sợi nhỏ thì có thể dùng hai ngón tay xoắn ruột dẫn
dễ dàng mà các sợi nhỏ không bung, không gãy, không đâm vào tay. Đối với dây
ruột dẫn có một sợi thì có thể bẻ gập ruột đồng đến vài chục lần mà không gẫy.
- Thông thường, dây tốt có giá cao hơn dây dởm với cùng cỡ loại.
TÍNH CHỌN APTOMAT

1- Chọn ATM và ACB ( Tải 3 pha Uđm = 0,38kv hoặc 0.4kv,tải 1 pha Uđm =
0,22kv)
Điều kiện chọn :

UđmATM  Uđmmạng

IđmATM  Ilvmax

Trong đó :

Ilvmax = (Tải 3 pha)

Ilvmax = (Tải 1 pha)

Hay:
Ilvmax = (Tải 3 pha)

Ilvmax = (Tải 1 pha)

- Các aptomat chọn cho các dãy đèn hoặc cho dãy ổ cắm thường lấy dòng định mức
là 10A cho dãy linghting , dòng định mức 16A cho dãy socket .

- chọn các aptomat cho tủ phòng ,tủ tầng ,tủ tổng căn cứ vào phụ tải tính toán của
từng tủ và hệ số đồng thời :

L1

L3

Ln

Ptt = kđt =

Trong đó hệ số đồng thời được xác định theo bảng sau:


Số mạch Kđt
2-3 0,9
4-5 0,8
6-9 0,7
10 và lớn hơn 0,6

1- Phương pháp tính số lượng ổ cắm :


Linghting và hệ thống socket tính theo phương pháp công suất đặt và hệ số nhu
cầu:

Một số quy định :

Phòng có quạt trần ,đèn và ổ cắm : 20 – 30w/1m2

Phòng có đèn ,điều hòa ,ổ cắm : 1200 – 1500w/1m2

Hệ thống đèn hàng lang và cầu thang: 10- 15 w/m2

 số lượng ổ cắm : công suất đặt cho một ổ cắm là 300w . hệ số đồng thời 0,1 -
0,2 (theo quy phạm trang bị điện)

2- Phương pháp tính toán hệ thống đèn:

THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG


1.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG:

- Chiếu sáng làm việc: dùng để đảm bảo sự làm việc, hoạt động bình
thường của người, vật và phương tiện vận chuyển khi không có hoặc
thiếu ánh sáng tự nhiên.
- Chiếu sáng sự cố: cho phép vẫn tiếp tục làm việc trong một thời gian
hoặc đảm bảo sự an toàn của người đi ra khỏi nhà khi hệ chiếu sáng làm
việc bị hư hỏng hay bị sự cố.
- Chiếu sáng an toàn: để phân tán người (trong nhà hoặc ngoài trời) cần
thiết ở những lối đi lại, những nơi trong xí nghiệp và công cộng có hơn 50
người, ở những cầu thang các toà nhà có từ 6 tầng trở lên, những phân
xưởng có hơn 50 người và những nơi khác hơn 100 người.
- Chiếu sáng bảo vệ: cần thiết trong đêm tại các công trình xây dựng hoặc
những nơi sản xuất.
1.1.1 LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ:

a/ Chọn nguồn sáng:

chọn nguồn sáng theo các tiêu chuẩn sau đây:


- Nhiệt độ màu được chọn theo biểu đồ Kruithof.
- Chỉ số màu.
- Việc sử dụng tăng cường và gián đoạn của địa điểm.
- Tuổi thọ của đèn.
- Quang hiệu đèn.
b/ Lựa chọn hệ thống chiếu sáng:

Để thiết kế chiếu sáng trong nhà, thường sử dụng các phương thức chiếu sáng sau:

- Hệ 1 (hệ chiếu sáng chung):


- Hệ 2 (hệ chiếu sáng hỗn hợp):.
c/ Chọn các thiết bị chiếu sáng:

Sự lựa chọn TBCS phải dựa trên điều kiện sau:

- Tính chất của môi trường xung quanh.


- Các yêu cầu về sự phân bố ánh sáng và sự giảm chói.
- Các phương án kinh tế.
d/ Chọn độ rọi E:

Việc chọn độ rọi phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Loại công việc, kích thước các vật, sự sai biệt của vật và hậu cảnh.
- Mức độ căng thẳng của công việc.
- Lứa tuổi người sử dụng.
- Hệ chiếu sáng, loại nguồn sáng lựa chọn.
e/ Chọn hệ số dự trữ k (hệ số bù d):

Trong thiết kế chiếu sáng, khi tính công suất cần phải chú ý trong quá trình vận
hành của hệ chiếu sáng, giá trị độ rọi trên mặt phẳng làm việc giảm. Những nguyên
nhân chính làm giảm độ rọi E là: giảm quang thông của nguồn sáng trong quá trình
làm việc, giảm hiệu suất của đèn khi TBCS, tường, trần bị bẩn. Như vậy, khi tính
công suất nguồn sáng để đảm bảo giá trị tiêu chuẩn trên mặt phẳng làm việc trong
quá trình vận hành của TBCS cần phải cho thêm một hệ số tính đến sự giảm độ rọi
E. Hệ số đó gọi là hệ số dự trữ k (Liên Xô cũ) hay hệ số bù d (Pháp).

1.1.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG:

Có nhiều phương pháp tính toán chiếu sáng như:


- Liên Xô có các phương pháp tính toán chiếu sáng sau:
+ Phương pháp hệ số sử dụng.

+ Phương pháp công suất riêng.

+ Phương pháp điểm.

- Mỹ có các phương pháp tính toán chiếu sáng sau:


+ Phương pháp quang thông.

+ Phương pháp điểm.

- Còn ở Pháp thì có các phương pháp tính toán chiếu sáng sau:
+ Phương pháp hệ số sử dụng.

+ Phương pháp điểm.

và cả phương pháp tính toán chiếu sáng bằng các phầm mềm chiếu sáng.

Tính toán chiếu sáng theo phương pháp hệ số sử dụng [2] gồm có các bước:

1/ Nghiên cứu đối tượng chiếu sáng.

2/ Lựa chọn độ rọi yêu cầu.

3/ Chọn hệ chiếu sáng.

4/ Chọn nguồn sáng.

5/ Chọn bộ đèn.

6/ Lựa chọn chiều cao treo đèn:

Tùy theo: đặc điểm của đối tượng, loại công việc, loại bóng đèn, sự giảm
chói, bề mặt làm việc. Ta có thể phân bố các đèn sát trần (h’=0) hoặc cách trần một
khoảng h’. Chiều cao bề mặt làm việc có thể trên độ cao 0.8 m so với sàn (mặt bàn)
hoặc ngay trên sàn tùy theo công việc. Khi đó độ cao treo đèn so với bề mặt làm
việc: htt= H - h’-0.8 (với H: chiều cao từ sàn đến trần). (1.1)

Cần chú ý rằng chiều cao htt đối với đèn huỳnh quang không được vượt quá 4
m, nếu không độ sáng trên bề mặt làm việc không đủ. Còn đối với các đèn thủy
ngân cao áp, đèn halogen kim loại… nên treo trên độ cao từ 5m trở lên để tránh
chói.

7/ Xác định các thông số kỹ thuật ánh sáng:


- Tính chỉ số địa điểm: đặc trưng cho kích thước hình học của địa
điểm

(1.2)

Với: a,b – chiều dài và rộng của căn phòng; htt – chiều cao h tính toán

- Tính hệ số bù: dựa vào bảng phụ lục 7 của tài liệu [2].

- Tính tỷ số treo:

(1.3)

Với: h’ – chiều cao từ bề mặt đèn đến trần.

Xác định hệ số sử dụng:

Dựa trên các thông số: loại bộ đèn, tỷ số treo, chỉ số địa điểm, hệ số
phản xạ trần, tường, sàn ta tra giá trị hệ số sử dụng trong các bảng do các nhà
chế tạo cho sẵn.

8/ Xác định quang thông tổng yêu cầu:

(1.4)

Trong đó: Etc – độ rọi lựa chọn theo tiêu chuẩn (lux)

S – diện tích bề mặt làm việc (m2).

d – hệ số bù.

Ơtong – quang thông tổng các bộ đèn (lm).

9/ Xác định số bộ đèn:

(1.5)

Kiểm tra sai số quang thông:


(1.6)

Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.

10/ Phân bố các bộ đèn dựa trên các yếu tố:

- Phân bố cho độ rọi đồng đều và tránh chói, đặc điểm kiến trúc của đối
tượng, phân bố đồ đạc.
- Thỏa mãn các yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các dãy và giữa các đèn
trong một dãy, dễ dàng vận hành và bảo trì.
11/ Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:

(1.7)

Trên đây là phần lý thuyết về tính toán chiếu sáng theo phương pháp hệ
số sử dụng. Sau đây là phần tóm tắt các bước trong tính toán chiếu sáng theo
phương pháp trên:

1 – Kích thước: chiều dài a = (m); chiều rộng b= (m)

chiều cao H = (m); diện tích S= (m2)

2 – trần: Hệ số phản xạ trần đtr=

tường: Hệ số phản xạ tường đtg=

sàn: Hệ số phản xạ sàn đlv=

3 – Độ rọi yêu cầu: Etc= (lx)

4 – Chọn hệ chiếu sáng:

5 – Chọn khoảng nhiệt độ màu: Tm= (0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.

6 – Chọn bóng đèn: loại: T m= (0K)

R a= Pđm= (w) Ơđ= (lm)

7 – Chọn bộ đèn: loại:

Cấp bộ đèn: hiệu suất:


Số đèn /1 bộ: quang thông các bóng/1bộ: (lm)

Ldọcmax= Lngangmax=

8 – Phân bố các bộ đèn: cách trần h’= (m); bề mặt làm việc: (m)

Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt= (m)

9 – Chỉ số địa điểm: =

10 – Hệ số bù: d =

11 – Tỷ số treo: =

12 – Hệ số sử dụng: U=

13 – Quang thông tổng : =

14 – Xác định số bộ đèn: =

Chọn số bộ đèn: Nboden=

15 – Kiểm tra sai số quang thông:

Kết luận:

16 – Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:

1.2 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG:


1 – Kích thước: chiều dài a = 50 (m); chiều rộng b= 30(m)

chiều cao H = 7 (m); diện tích S= 1500 (m2)

2 – Độ rọi yêu cầu: Emin= 300 (lx)

3 – Chỉ số phòng: = 3.03

4– trần: màu xẫm Hệ số phản xạ trần đtr= 0.7, đ =3.0 => u1=0.65
1
tường: màu xẫm Hệ số phản xạ tường đtg= 0.5 , đ =4.0=>u2=0.62
2

5– Chọn hệ chiếu sáng: chung đều

6– Chọn khoảng nhiệt độ màu:Tm= 2480 (0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.

7 – Phân bố các bộ đèn: cách trần h’= 0 (m); bề mặt làm việc: 0.8 (m)

Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt=7-0.8=6.2 (m)

8 – Tỷ số treo: =0

9 – Hệ số bù: d =1.5

10 – Hệ số sử dụng: U=0.57

11 – Quang thông tổng : = 156331 (lm)

12 – Xác định số bộ đèn: = 63.03

Chọn số bộ đèn: Nboden= 63

13 – Kiểm tra sai số quang thông:

= -0.0582

Kết luận: thỏa yêu cầu

14 – Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:

= 39.58 (lx)

a=0.9=>La = a .htt=5.58

=9 dãy

MỤC LỤC
Stt Hạng mục Trang
I PHẦN 1 - LÝ THUYẾT
1 ξ1 Kí hiệu điện và bản vẽ cung cấp điện 4
2 ξ2 Các mạch đèn cơ bản 10

3 ξ3 Mạch quạt trần và chuông điện 15

4 ξ4 Lắp đặt mạch điện 18

5 ξ5 Mạch bơm nước dùng phao nhựa 23

6 ξ6 Mạch bơm nước dùng rơle 26

7 ξ7 Tủ phân phối và hệ thống máng cable 29

8 ξ8 Bù công suất phản kháng 37

II PHẦN 2 - THỰC HÀNH


1 Bài 1 : lắp đặt mạch điện âm tường với mạch đèn thắp 41
sáng theo thứ tự
2 Bài 2 : lắp đặt mạch điện âm tường với mạch đèn phòng 42
ngủ
3 Bài 3 : lắp đặt mạch điện âm tường với mạch đèn cầu 43
thang
4 Bài 4 : lắp đặt dây trong ống tròn cứng 44
5 Bài 5 : lắp đặt dây trong ống nẹp vuông 45
6 Bài 6 : mạch bơm nước sử dụng rơle 46
7 Bài 7 : mạch bơm nước sử dụng phao nhựa 47
8 Bài 8 : tủ phân phối và hệ thống máng cable. 48
9 Bài 9 : lắp đặt hệ thống máng cable. 50
10 Bài10 : tủ bù hạ thế 53
PHẦN 1
LÝ THUYẾT

Gồm các bài sau :


ξ1 Kí hiệu điện và bản vẽ cung cấp điện
ξ2 Các mạch đèn cơ bản
ξ3 Mạch quạt trần và chuông điện
ξ4 Lắp đặt mạch điện
ξ5 Mạch bơm nước dùng phao nhựa
ξ6 Mạch bơm nước dùng rơle
ξ7 Bù công suất phản kháng
ξ1 KÍ HIỆU ĐIỆN VÀ BẢN VẼ CUNG CẤP ĐIỆN
1. Các kí hiệu trên bản vẽ điện.
Khi vẽ sơ đồ điện, chúng ta phải sử dụng các kí hiệu quy ước là những hình
vẽ được tiêu chuẩn hoá để biểu diễn dây dẫn, thiết bị điện, đồ dùng điện,
cách đi dây.
Trong điện dân dụng và công nghiệp, người ta hay sử dụng các kí hiệu
điện như sau :

Stt Kí hiệu Ý nghĩa


1. Dây dẫn điện.

Đường dây nguồn 3p, : 3dây pha và


2.
1dây trung tính

Đường dây nguồn 3p, có 5dây. 3dây


3. pha, 1dây trung tính và 1dây nối dất
Đường dây điện gồm có 2dây 30/10,
4. 3dây 12/10 và luồng trong ống điện
2(30/10)3(12/10)φ25
φ25.
Hai dây bị chéo nhau
5.

Hai dây nối nhau


6.

Mối nối rẽ nhánh


7.

8. S Cầu chì

Cầu dao 1 pha: 2P-20A


9. Cầu dao 3 pha: 3P-50A

CB 1 pha 20A: 1P-20A


10. CB 2 pha 30A: 2P-30A
CB 3 pha 50A: 3P-50A
Công tắc đơn
11.

Công tắc đôi


12.

Công tắc ba
13.

Công tắc 3 chấu


14.

Công tắc điều chỉnh độ sáng của đèn


nung sáng và điều chỉnh tốc độ quạt
15.
trần.

Ổ cắm hai cực


16.

Ổ cắm ba cực
17.

18. Ổ cắm điện thoại

19. Ổ cắm Angten

20. Đèn tròn, đèn sợi đốt

Đèn huỳnh quang, đèn tuyp


21.
Chuông điện
22.

Quạt trần
23.

24. A Ampe kế

V
25. Volt kế

26. Hz Tần số kế

cosφ
27. hệ số công suất kế.

28. kwh Điện năng kế

2. Các loại sơ đồ điện :


Trong cung cấp điện, có 3 loại sơ đồ thông dụng :
a. Sơ đồ nguyên lý :
+ Là sơ đồ thể hiện mối quan hệ về điện. Không thể hiện cách sắp xếp,
cách lắp ráp của các phần tử trong sơ đồ .
+ Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của
mạch điện và các thiết bị điện.

Ví dụ : Sơ đồ nguyên lý của 1 taplo điện đơn giản gồm 1 cầu chì, 1 công tắc
điều khiển 1 bóng đèn và 1 ổ cắm như sau:

Bộ môn cung cấp điện 6


b. Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ lắp đặt :
+ Là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tủ của mạch
điện.
+ Sơ đồ lắp đặt được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạch
điện và các thiết bị điện.
+ Từ một sơ đồ nguyên lý, ta có thể xây dựng được nhiều sơ đồ lắp đặt.

Ví dụ: Từ sơ đồ nguyên lý của Taplo trên, ta có sơ đồ mặt bằng đi dây taplo


như sau :

Bảng điện

N L
c. Sơ đồ đơn tuyến :
Là 1 dạng của sơ đồ lắp đặt, tuy nhiên trong sơ đồ thì đường dây chỉ
vẽ có một nét và đánh số lượng trong đường dây.

2(12/10)φ16
2

1 2

1
CB
2(16/10)1(12/10)φ16

Sơ đồ đơn tuyến

Bộ môn cung cấp điện 7


Bộ môn cung cấp điện 8
Bộ môn cung cấp điện 9
ξ2 CÁC MẠCH ĐÈN CƠ BẢN
1. Mạch đèn đơn 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
Để điều khiển bóng đèn, ta mắc nối tiếp bóng đèn với 1 công tắc.

L Đ N
Đ
cc ct

Bảng điện
Ổ cắm

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

NL
SƠ ĐỒ ĐI DÂY

Điều kiện: điện áp định mức bóng đèn phải lớn hơn hoặc bằng điện áp
cuả nguồn điện.
UĐ = UNguồn

2. Mạch đèn mắc nối tiếp.


Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc nối tiếp
nhau.

Đ1 Đ2 Đi Đn
L N

cc ct
Đ1 Đ2 Đi Đn
Bảng điện

Ổ cắm

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

NL

SƠ ĐỒ ĐI DÂY

Bộ môn cung cấp điện 10


Điều kiện :
+ Các bóng đèn phải là đèn nung sáng.
+ UĐ1 + UĐ2 + UĐi + …. + UĐn = Unguồn
+ UĐ1= UĐ2 = UĐi = …. = UĐn
+ PĐ1= PĐ2 = PĐi = …. = PĐn

2. Mạch đèn mắc song song.


Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc song
song nhau.
L N
Đ1
Đ1 Đ2 Đi Đn
cc ct
Đ2

Đi Bảng điện

Đn
Ổ cắm

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

NL

SƠ ĐỒ ĐI DÂY
Điều kiện :
+ UĐ1= UĐ2 = UĐi =…. = UĐn

3. Mạch đèn cầu thang, 2 công tắc điều khiển 1 bóng đèn
Mạch đèn cầu thang dùng để điều khiển tắt, mở 1 bóng đèn ở 2 vị trí
khác nhau. Có 2 sơ đồ thường dùng như sau:

Nguyên lý hoạt động sơ đồ (1) :


+ Khi 2 đầu của bóng đèn được nối đồng thời với 2 dây nóng (hay hai
dây nguội) thì hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng không => bóng
đèn tắt.
+ Còn khi một đầu bóng đèn được nối với dây nóng, đầu còn lại nối với
dây nguội thì hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng 220V=> bóng
đèn sáng.
+ Sơ đồ 1 cần phải sử dụng 2 cầu chì để bảo vệ cho bóng đèn. Sơ đồ này
thường áp dụng khi khoảng cách giữa 2 công tắc lớn.
Sơ đồ (2) :
+ Chỉ cần sử dụng 1 cầu chì để bảo vệ cho bóng đèn. Sơ đồ (2) được sử
dụng khá phổ biến.

4. Mạch đèn điều khiển 2 trạng thái :


a. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ :
Sơ đồ mạch như hình dưới :

Nguyên lý hoạt động :


+ Trạng thái 1: Đèn 1 và đèn 2 mắc nối tiếp, khi đó 2 đèn sẽ sáng
mờ.
+ Trạng thái 2: Đèn 1 bị nối tắt, chỉ có đèn 2 sáng tỏ.
+ Công tắc S1 dùng để tắt mạch.
b. Mạch đèn sáng luân phiên :
Sơ đồ mạch
Nguyên lý hoạt động :
+ Trạng thái 1: Đèn 1 sáng và đèn 2 tắt.
+ Trạng thái 2: Đèn 1 tắt và đèn 2 sáng.
Công tắc S1 dùng để tắt toàn bộ mạch.
Hai đèn 1 và 2 là hai đèn khác loại, hoặc có công suất khác nhau.

5. Mạch đèn điều khiển 4 trạng thái.


Mạch đèn gồm có 2 công tắc 3 chấu và 2 bóng đèn nung sáng.
L
N
Đ1 Đ2
cc

ct1 2 ct2

1 2

Các trạng thái hoạt động mạch đèn.


+ Trạng thái 1: Đ1 sáng tỏ, Đ2 tắt (ct1 – 1, ct2 – 2 ).
+ Trạng thái 2: Đ1 tắt, Đ2 sáng tỏ (ct1 – 2, ct2 – 1 ).
+ Trạng thái 3: Đ1 và Đ2 sáng mờ (ct1 – 1, ct2 – 1 ).
+ Trạng thái 4: Đ1 và Đ2 tắt (ct1 – 2, ct2 – 2 ).

6.Mạch đèn thắp sáng theo thứ tự :


Các đèn được đóng và tắt theo 1 trình tự nhất định, tại mỗi thời điểm
chỉ có 1 bóng đèn sáng.
Sơ đồ mạch đèn :
L
N

cc
Đ1 Đ2 Đi Đn

Sn
Si

S2

Bộ môn cung cấp điện S1 13


Nguyên lý hoạt động :
+ Bật công tắc S1, đèn 1 sáng.
+ Bật công tắc S2, đèn 1 tắt, đèn 2 sáng.
+ Bật công tắc Si, đèn 2 tắt, đèn i sáng.
+ Bật công tắc Sn, đèn i tắt, đèn n sáng.
Khi tắt, trình tự sẽ ngược lại.
Áp dụng : Áp dụng khi cần tiết kiệm, tránh quên tắt đèn.

7. Mạch đèn huỳnh quang


Đèn hỳnh quang sử dụng nguồn điện 220V AC, với chấn lưu, tụ, bóng
đèn được nối theo sơ đồ trên.
starter

Các dạng hư hỏng đèn thường gặp.


+ Đèn không sáng.
Nguyên nhân: Nguồn điện chưa đến
Dây tóc đèn bị đứt.
Starte bị hỏng.
Transfor bị hỏng.
Mạch điện bị đứt.
+ Đèn không khởi động được.
Nguyên nhân: Điện áp nguồn nhỏ hơn điện áp đèn cho phép.
Bóng đèn hết tuổi thọ.
Starte bị hỏng.
Sơ đồ đấu dây sai.
+ Khi tắt đèn còn sáng mờ.
Nguyên nhân: Sơ đồ đấu dây sai giữa dây pha và dây trung tính
ξ3 MẠCH QUẠT TRẦN VÀ CHUÔNG ĐIỆN

1. Mạch quạt trần


a. Cách xác định đầu dây và cách đấu đầu dây quạt trần :
Quạt trần gồm có cuộn dây chạy, cuộn dây đề và tụ điện. Để vận hành
được quạt trần, ta phải đấu dây quạt trần theo sơ đồ sau :

Trong đó: R
R : đầu dây chạy C
C (2MF-400V)
S : đầu dây đề.
C : đầu dây chung.
S

Hộp số
UNguồn

Trong khi đó, nhà sản xuất lại ra dây quạt trần với 3 đầu dây (không
đánh dấu) :

Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải xác định được đầu dây của
cuộn đề, cuộn chạy để đấu đúng theo sơ đồ vận hành.

b. Cách sử dụng VOM để xác định các đầu dây ra :


Ta có, điện trở cuộn đề lớn hơn so với cuộn chạy. Do đó có thể sử
dụng VOM để xác định đầu dây ra theo các bước :
1. Đo điện trở giữa các đầu dây ra, ta có 3 giá trị :
2. Ra = R23 > Rb = R13 > Rc = R12 .

Bộ môn cung cấp điện 15


3. Xác định 2 đầu có điện trở lớn nhất (đầu 2 và 3), khi đó đầu còn
lại là đầu chung 1.
4. Đo điện trở giữa đầu chung và 2 đầu dây còn lại (đã đo từ bước
1), đầu nào có giá trị điện trở nhỏ là đầu dây chạy, đầu có giá trị
điện trở lớn là đầu dây đề.
c. Bộ điều khiển quạt trần :
Bộ điều khiển quạt trần dùng để thay đổi tốc độ của quạt dựa vào các
vị trí của bộ điều khiển.

Điện trở giữa 2 đầu AB sẽ giảm dần khi chúng ta tăng dần số thứ tự từ
0 -> 5 của bộ điều khiển quạt. Tương ứng, tốc độ của quạt sẽ tăng dần.
Ứng với vị trí số 0, giữa 2 đầu AB sẽ hở mạch, tương ứng với khi
chúng ta tắt quạt.

d. Mạch đấu quạt trần sử dụng bộ điều khiển.


Căn cứ vào nguyên lý của bộ điều khiển quạt trần, ta mắc bộ điều
khiển nối tiếp với quạt trần để thay đổi tốc độ của quạt..
2. Mạch chuông điện
Chuông điện AC sử dụng nguồn điện AC 220V, với 2 đầu dây ra. Vì
vậy, chuông điện được mắc tương tự như bóng đèn.

Lưu ý trong mạch chuông điện, ta thường sử dụng nút nhấn để điều
khiển chuông điện. Tránh tình trạng sử dụng công tắc điều khiển chuông
điện sẽ làm cho chuông điện hoạt động liên tục khi quên tắt công tắc, gây hư
chuông điện.
3. Sơ đồ đấu dây đồng hồ đo điện năng 1pha.

đồng hồ đo điện
năng 1pha

1 2 3 4

Nguồn đến
L
N

L N
Tải
ξ4 LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1. Lắp đặt mạch điện với ống nẹp vuông
Lắp đặt mạch điện với ống nẹp vuông gồm có các bước như sau :

Bước Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Xác định vị trí đặt nẹp
- Xác định chính xác vị trí các thiết bị:
công tắc ổ cắm, đèn
- Xác định đường đi của dây dẫn
- Chọn kích thước nẹp cần đi

- Tháo nắp nẹp và đặt thân nẹp vào vị trí


đánh dấu
- Dùng đinh thép để giư cố định nẹp trên
tường

- Khi rẽ nhánh T cần dùng dao cắt một


bên cạnh của thân nẹp

- Khi rẽ nhánh L cần dùng dao cắt 2 đầu


nẹp thẳng đứng và nằm ngang
- Khi đi nẹp ở hai mặt phằng khác nhau
cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp ở mặt phẳng
thứ nhất và thứ hai

Bước 2: Đặt dây dẫn vào nẹp - Xác định chính xác số lượng dây dẫn
cần dùng trong nẹp
- Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào nẹp
cùng 1 lúc
Böôùc 3: Keát thuùc - Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch
hay không
2. Lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm.
Lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm gồm có các bước như sau :

Bước Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Xác định vị trí đặt ống

- Xác định chính xác vị trí


các thiết bị: công tắc ổ
cắm, đèn
- Xác định đường đi của
dây dẫn
- Chọn kích thước ống cần
đi

Bước 2: Đặt dây dẫn vào ống


- Xác định chính xác số
lượng dây dẫn cần dùng
trong ống

- Đặt tất cả số lượng dây


dẫn đó vào trong ống

- Khi cần rẽ nhánh, trước


khi luồn ống tiếp theo cần
luồn vòng giữ co

Bộ môn cung cấp điện 20


- Đặt ống lên vị trí mặt
bằng đã đánh dấu và đặt
luôn co vào chổ nối ống
- Dùng đinh đóng vòng ốp
giữ ống

Bước 3: Kết thúc


- Kiểm tra lại mạch điện có
ngắn mạch hay không

3. Lắp đặt điện nhà với ống tròn cứng.


Lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm gồm có các bước như sau :

Böôùc Höôùng daãn thöïc hieän


Bước 1: Xác định vị trí đặt ống
- Xác định chính xác vị trí các thiết bị:
công tắc ổ cắm, đèn, quạt
- Xác định đường đi của dây dẫn
- Chọn kích thước ống cần đi

Bước 2: Đặt dây dẫn vào ống - Xác định chính xác số lượng dây dẫn
cần dùng trong ống
- Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào
trong ống

Bộ môn cung cấp điện 21


- Khi cần rẽ nhánh, trước khi luồn ống
tiếp theo cần luồn co rồi mới luồn ống
tiếp theo

- Đặt ống lên vị trí mặt bằng đã đánh dấu


- Dùng đinh đóng vòng ốp giữ ống

Bước 3: Kết thúc - Kiểm tra có ngắn mạch hay không

Bộ môn cung cấp điện 22


ξ5 MẠCH BƠM NƯỚC DÙNG PHAO NHỰA

1. Công tắc hành trình


Là công tắc mà các tiếp điểm của nó được đóng mở bằng sự tác động
cơ học của bộ phận máy di động.

Nguyên lý làm việc của công tắc hành trình :


+ Bình thường, dưới tác động của lò xo, tiếp điểm (2-4) ở trạng
thái đóng, tiếp điểm (1-3) ở trạng thái mở.
+ Khi lực F tác động đủ lớn để thắng lực lò xo, các tiếp điểm sẽ
chuyển trạng thái ngược lại, (2-4) mở và (1-3) đóng.

Phao nhựa là công tắc hành trình mà sử dụng lực F là trọng lực của 2
phao nhựa.

Khi nước đầy, (2-4) đóng, (1-3) mở


Khi nước cạn, (2-4) mở, (1-3) đóng
Tuỳ theo mục đích sử dụng, ta có thể sử dụng tiếp điểm (1-3) hay (2-
4).
Ngoài ra, trọng lượng của 2 phao nhựa phải phù hợp với công tắc
hành trình. Nếu phao nhựa nặng quá hay nhẹ quá thì sẽ dẫn đến công tắc
hành trình hoạt động không đúng .

Bộ môn cung cấp điện 23


2. Mạch bơm nước sử dụng phao nhựa
Trong đa số các trường hợp, để thiết lập mạch bơm nước tự động,
người ta chỉ sử dụng 1 phao nhựa đặt tại vị trí bể nước là nơi cần bơm nước
lên.
Nhưng trong 1 số trường hợp, máy bơm chỉ cho phép hoạt động khi
nguồn nước cung cấp nước cho máy bơm đầy. Vì vậy, ta sử dụng 2 phao
nhựa để điều khiển cho máy bơm.

Máy bơm chỉ hoạt động khi tiếp điểm (1-3) của phao đặt tại bể nước
đóng (tức mực nước bể nước bị cạn) và đồng thời tiếp điểm (2-4) đặt tại
nguồn nước đóng (nguồn nước đầy, đủ cung cấp nước cho máy bơm .

3. Mạch động lực và điều khiển máy bơm dùng phao nhựa
a. Mạch động lực

Bộ môn cung cấp điện 24


Mạch động lực của máy bơm gồm : CB, contactor và rơle nhiệt
+ CB dùng để bảo vệ ngắn mạch cho máy bơm.
+ Contactor K có chức năng điều khiển máy bơm.
+ Rơle nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho máy bơm.

b. Mạch điều khiển tự động.

Cuộn dây K của contactor điều khiển máy bơm chỉ được cấp điện khi
có đồng thời 2 điều kiện :
+ Tiếp điểm C đóng : nguồn nước cấp cho máy bơm đầy. Ở đây,
bảo vệ cho nguồn nước chúng ta sử dụng công tắc hành trình
phao nhựa C.
+ Tiếp điểm A đóng: bể nước cần bơm nước lên cạn nước.

c. Mạch điều khiển bằng tay và tự động.

Công tắc switch sẽ cho phép chuyển đổi giữa chế độ bằng tay và tự
động.
Khi công tắc switch bật lên trên, mạch ở chế độ vận hành tự động. Khi
đó máy bơm sẽ tự hoạt động khi nước trên bồn cần bơm lên bị cạn và sẽ tắt
khi nước đầy hoặc khi nguồn nước không đủ để bơm.
Khi công tắc Switch bật xuống dưới, mạch ở chế độ vận hành bằng
tay, máy bơm hoạt động khi ta nhấn nút ON và sẽ tắt khi ta nhấn nút OFF.
Khi máy bơm bị quá tải, rơle nhiệt tác động thì sẽ ngắt nguồn điện cấp
cho cuộn dây contactor K, máy bơm ngừng.

Bộ môn cung cấp điện 25


ξ6 MẠCH BƠM NƯỚC DÙNG RƠLE

1. Cấu tạo rơle Floatles Switch

Rơle Floatles Switch gồm có 8 chân, với chức năng của các chân như sau :
+ Chân 5-6 : cuộn dây của rơle, có điện áp định mức 220V AC.
+ Chân 1, 8, 7 : nối với các que dò
+ Chân 2-4 : tiếp điểm thường đóng.
+ Chân 2-3 : tiếp điểm thường mở.

2. Nguyên lý hoạt động


Khi rơle vừa được cấp điện, căn cứ vào trạng thái các đầu dò E1, E2,
E3, sẽ tác động thay đổi trạng thái của các cặp tiếp điểm (2-4) và (3-4)

Nếu như bể đầy nước, tức mực nước cao hơn E1, thì giữa E1 và E3
nối mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ mở.
Nếu như bể không đầy nước, tức mực nước thấp hơn E1, thì giữa E1
và E3 hở mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ đóng .

Sau đó, rơle sẽ hoạt động liên tục qua các trạng thái sau :

Tiếp điểm 2-4 sẽ đóng cho đến khi


nước đầy - cao hơn E1 thì 2-4 sẽ
mở.

Tiếp điểm 2-4 vẫn sẽ mở khi mực


nước bắt đầu giảm xuống dưới E1

Tiếp điểm 2-4 mở cho đến khi


mực nước giảm thấp hơn E2 thì 2-
4 sẽ đóng lại

Như vậy, trạng thái 2 bảo đảm thời gian chờ cho máy bơm, tránh hiện
tượng máy bơm hoạt động liên tục khi mực nước dao động quanh E1
3. Sơ đồ mạch điều khiển.
a. Mạch điều khiển tự động

Cuộn dây K của contactor điều khiển máy bơm chỉ được cấp điện khi
có đồng thời 2 điều kiện :
+ Tiếp điểm C đóng : nguồn nước cấp cho máy bơm đầy. Ở đây, bảo
vệ cho nguồn nước chúng ta vẫn sử dụng công tắc hành trình phao
nhựa giống như bài trước.
+ Tiếp điểm 2-4 đóng : bể nước cần bơm nước lên bị cạn.

b. Mạch điều khiển bằng tay và tự động .

Công tắc chuyển mạch SWITCH cho phép chuyên đổi giữa chế độ
vận hành bằng tay và tự động.
ξ7 TỦ PHÂN PHỐI

I. Tủ phân phối
1. Sơ đồ khối.

TUÛ
Ñ/H
TUÛCB KW
TOÅNG H

NGUOÀN
ÑIEÄN

TUÛ
PHAÂN
PHOÁI
2. Các bước lắp đặt thiết bị:
2.1 Lắp thanh cái và CB:

Tủ điện

Giá đỡ

CBT
Thanh cái

Gối đỡ

CB CB CB

Bộ môn cung cấp điện 30


2.2 Lắp đèn báo nguồn:

N L 1 L2 L 3 Ñ1 Ñ2 Ñ3

2.3 Lắp đồng hồ đo điện năng:

N ÑỒNG HOÀ
L1 ÑO ÑIEÄN
L2 NAÊNG
L3

Bieán
doøng

CBT
2.4 Lắp đồng hồ đo điện áp qua công tắc chuyển mạch

N L1 L2 L3 Đồng
hồ đo
volt

V1 V2

SV

R V1

T
V2

N
2.5 Lắp đồng hồ đo dòng điện qua công tắc chuyển mạch

N L1 L2 L3 Đồng
hồ đo
Ampe

A1 A2

CT

CT SA

CT R A1

T
A2

N
2.6 Lắp đặt hoàn chỉnh

CBT

CB CB CB

Nguồn đến

Tải
II. Giới thiệu về thang cáp
Trong các phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp….. máng cáp, hổ trợ các
đường dây tải điện, phân phối nguồn, cáp điều khiển và cáp viễn thông đa
dạng. đây là cách an toàn, thông dụng và hiệu quả trong việc mang một số
lớn dây dẫn đến các khoảng cách xa.

Hệ thống máng, thang cable


Các phục kiện thang cáp.
Thang cable: (Ladder Cable Tray) có tính
giải nhiệt và khả năng chứa cable tối đa. Kích
thước chiều ngang từ 6 đến 36 in, chiều sâu danh
định từ 3 đến 6 in, khoảng cách các thanh ngang
từ 6- 16in. và được chế tạo bởi các vật liệu thép
không rĩ, thép và nhôm.
Máng Cable Đáy Cứng (Solid Bottom
Cable Tray): bảo vệ tối đa cho dây dẫn, có chiều
rộng từ 10 – 91cm, chiều sâu danh định từ 7,6 –
15,2cm, và được chế tạo bởi các vật liệu thép
không rĩ, thép và nhôm.

Khai cable: (Trough Cable Tray) có tính


giải nhiệt tốt và các thanh ngang có khoảng cách
gần nhau 2,5cm. Kích thước chiều ngang từ 10,1
đến 91,4cm, chiều sâu danh định từ 7,6 đến
15,2cm và được chế tạo bởi các vật liệu thép
không rĩ, thép và nhôm.

Máng cable: (Channel Trough Cable Tray)


chứa cable đơn, dây điều khiển nhiều sợi khối
lượng nhẹ có kích thước chiều ngang từ 10,1cm
đến 15,2cm, chiều sâu danh định từ 2,5cm và
được chế tạo bởi các vật liệu thép không rĩ, thép
và nhôm.

Các phụ kiện máng cáp

Các phụ kiện máng, thang cable gồmcó co xuống, co ngang, rẻ nhánh …
nhằm giúp đường dây không bị trầy sướt gây chạm vỏ.
ξ8 BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
1. Khái niệm về tủ bù công suất phản kháng tự động.
Là hệ thống gồm các tụ bù được điều khiển đóng cắt bằng bộ điều
khiển.
Bộ điều khiển cho phép xác định được hệ số công suất tại vị trí thanh
cái, và dựa vào hệ số công suất, bộ điều khiển sẽ đưa ra lệnh điều khiển
đóng hoặc cắt các tụ bù.
Ví dụ : Khi hệ số công suất bộ điều khiển xác định được là 0.85 và tải
mang tính cảm, bộ điều khiển sẽ đóng tuần tự từng cấp các tụ bù cho đến khi
hệ số công suất tăng lên lớn hơn 0.92 ( 0.92 là giá trị cài đặt)
Trong khi đó, nếu hệ số công suất là 0.85 và tải mang tính dung thì bộ
điều khiển sẽ cắt tuần tự các tù bù đang vận hành.
Ngoài ra, bộ điều khiển cũng cho phép người vận hành thao tác đóng
hoăc cắt các tụ bù bằng tay

2. Bộ điều khiển:

1 2 3

LEAD LAG

8
9

MAN → OVT

1 2 3 4 5 6 A/M ▲ ▼

4 5 6 7
Vai trò các thành phần trên bảng điều khiển :
1-Hiển thị hệ số công suất
2-Đèn báo tải mang tính dung
3-Đèn báo tải mang tính cảm
4-Đèn báo trạng thái ngõ ra
5- Nút điều khiển, cho phép chuyển đổi giữa chế độ vận hành bằng tay
và tự động. Khi ở chế độ vận hành bằng tay thì đèn báo 8 – MAN
sáng .
6- Nút điều khiển, cho phép đóng tụ bù bằng tay. Nút này chỉ có tác
dụng khi đang ở chế độ vận hàng bằng tay.
7- Nút điều khiển, cho phép đóng tụ bù bằng tay. Nút này chỉ có tác
dụng khi đang ở chế độ vận hàng bằng tay.
8- Đèn báo đang ở chế độ vận hành bằng tay.
9- Đèn báo 1 ngõ ra đang chuẩn bị đóng hay cắt.
10- Đèn báo quá áp, hoạt động khi điện áp >15%.
Ghi chú : Bộ điều khiển có 6 ngõ ra, mỗi ngõ ra tương ứng với 1 bộ tụ bù.

3. Các tính chất của bộ điều khiển


Theo nhà sản xuất, bộ điều khiển có các thuộc tính sau :
+ Hiển thị hệ số công suất.
+ Đáp ứng tự động với tần số 50Hz hay 60Hz. Bộ điều khiển tự nhận
biết được tần số lưới điện.
+ Đáp ứng tự động với cực tính của biến dòng - CT.
+ Thời gian cho cho mỗi lần đóng cắt là 30 – 150s. Thời gian trì hoãn
trong đóng cắt bảo đảm tụ điện không bị hư hỏng.
+ Được trang bị bảo vệ quá điện áp.

4. Sơ đồ đấu dây
a. Sơ đồ nguyên lý :
Cho thanh cái tổng gồm nhiều phụ tải, thanh cái tổng có hệ số công
suất
thấp. Khi đó, tụ bù được đặt tại thanh cái để nâng hệ số công suất .
CT- biến dòng phải được đấu ở phía trước thanh cái.

C
Tải
Việc đặt vị trí của CT rất quan trọng, nếu đặt sai vị trí của CT thì mặc
dù tụ bù vẫn bù công suất lên thanh cái nhưng khi đó bộ điều khiển sẽ hoạt
động sai do xác định sai hệ số công suất.

b. Sơ đồ đấu dây bảng điều khiển.

Bảng điều khiển có tối đa 6 ngõ ra tương ứng với 6 cấp tụ bù. Các ngõ ra
được nối với các cuộn dây của các contactor.
Tín hiệu từ CT phải cùng pha với tín hiệu cấp vào chân L của bộ điều
khiển.
Ngoài ra, ta còn nối 3 đèn báo pha cho các thanh cái của tủ bù. ( Sinh
viên tự thực hiện)
41

You might also like