Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 1: (Krotov 2.

23)
Đầu dưới của một ống mao dẫn bán kính r = 0,2 mm và chiều dài l = 8 cm được
nhúng trong nước có nhiệt độ không đổi và bằng T1 = 0 ° C. Nhiệt độ của đầu
trên của ống mao dẫn là T2 = 100 ° C. Giả sử nhiệt độ trong ống là tuyến tính.
Xác định độ cao h mà mặt nước trong ống mao dẫn tăng lên, giả sử rằng độ dẫn
nhiệt của mao quản lớn hơn nhiều so với độ dẫn nhiệt của nước. Sự trao đổi
nhiệt với môi trường xung quanh có thể được bỏ qua.
Gợi ý. Sử dụng sự phụ thuộc của sức căng bề mặt nước vào nhiệt độ:
T(oC) 0 20 50 90
σ(mN/m) 76 73 67 60
Đáp số: h ≈ 6,4 cm
Bài 2: (Krotov 2.24)
Một xilanh được đậy bởi một pittông di động chứa không khí ở áp suất p1 và
một bong bóng xà phòng bán kính r. Sức căng bề mặt là σ, và nhiệt độ T được
duy trì không đổi. Cần phải nén pittông đến áp suất p2 bằng bao nhiêu để kích
thước bong bóng giảm một nửa?

Đáp án:
Bài 3: (POTW 2: 31/8/2020 – 7/9/2020)
a) Nhúng một ống mao dẫn bán kính R vào một bể nước lớn. Xác định hàm
h(R) của độ cao nước dâng lên trong ống mao dẫn.
b) Xét một ống nghiệm thủy tinh bán kính R chứa nước. Xác định hàm Δh(R) là
sự chênh lệch độ cao của mặt thoáng chất lỏng.
Giải thích một cách định tính hiện tượng trong hai trường hợp và xét các
khoảng giá trị của R. Các hệ số căng bề mặt giữa các bề mặt: σaw = 0,7 N/m, σwg
= 0,04 N/m và σga = 0,10 N/m, với kí hiệu a cho không khí, w cho nước và g cho
thủy tinh. Lấy g = 9,81 m/s2.
Bài 4: (XPhO 11/10/2022)
Có một vật nổi trên nước ở gần tường như hình vẽ. Bạn nghĩ nó sẽ bị hút về
phía tường hay bị đẩy ra xa?
Bài 5: (200P129)
Hai vật nổi sẽ hút nhau do sự tồn tại của sức căng bề mặt, bất kể chúng nổi
trong nước hay trong thủy ngân. Hãy giải thích hiện tượng đó.
Bài 6: (200EstoniaProblems, P182)
Một ống thủy tinh (bán kính r1) được đặt trong một ống thủy tinh dày hơn sao
cho trục của chúng trùng nhau. Hệ hai ống đó được nhúng thẳng đứng vào
nước, miệng ống hướng xuống. Tìm bán kính trong r2 của ống dày hơn để mực
nước bên trong hai ống thủy tinh bằng nhau. Cho rằng thành các ống mỏng
không đáng kể.
Đáp án: r2 = 2r1
Bài 8: (P48, Think like physicist)
Một màng xà phòng phẳng có hệ số căng bề mặt σ, khối lượng trên một đơn vị
diện tích ρ. Màng xà phòng bị chọc thủng. Tính tốc độ tăng của bán kính lỗ
thủng. Ước lượng tốc độ đó đối với một bong bóng thông thường.

Đáp án: , khoảng 10 m/s


Tài liệu sưu tầm phi lợi nhuận!

You might also like