Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

21. Tuyên ngôn Helsinki là gì ?

Nêu tóm tắt các nội


dung xem xét đánh giá của hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học.
- là một văn bản cơ sở trong lĩnh vực đạo đức nghiên cứu y sinh
và ảnh hưởng tới việc hình thành hệ thống luật pháp của quốc gia,
khu vực và quốc tế.
1. Thiết kế khoa học và tổ chức nghiên cứu.
2. Tuyển chọn đối tượng nghiên cứu.
3. Chăm sóc và bảo vệ sự an toàn cho đối tượng nghiên cứu.
4. Bảo vệ sự bí mật cho những ai tham gia nghiên cứu.
5. Yêu cầu về hồ sơ tài liệu xin đánh giá.

22. Anh/Chị hãy trình bày “chức năng định hướng”


của đạo đức.
+ Con người muốn làm điều thiện tránh điều ác, muốn được mọi người,
cộng đồng tôn trọng, quí mến phải hiểu biết về hệ thống nguyên tắc
chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, xã hội hiện tại đang sống để có thái
độ hành vi đúng phù hợp. Đây là quá trình giáo dục hình thành đạo đức
của mỗi cá nhân trong cộng đồng, xã hội.
+ Thông qua hoạt động và dữ liệu trong cộng đồng xã hội giúp con người
hiểu rõ vai trò của lương tâm, nghĩa vụ ý thức, danh dự và các phẩm chất
đạo đức cần thiết của mỗi cá nhân đối với người khác trong cộng đồng.
Đây là quá trình tự giáo dục đạo đức
+ Mỗi quá trình giáo dục và tự giáo dục mà con người định hướng được
hành vi, việc làm của mình trong các mối quan hệ, ứng xử và học tập
được tấm gương đạo đức cao cả như xả thân làm việc nghĩa, hy sinh
quên mình cho đất nước, kiên cường đấu tranh cho chân lý, góp phần làm
cho xã hội ngày càng văn minh, phát triển.
+ Thực tế xã hội khi xem xét đánh giá con người, đạo đức và năng lực là
hai mặt cơ bản hình thành nhân cách con người (một cá nhân) thì nhiều
quan điểm cho rằng đạo đức là gốc
23. Anh/Chị hãy trình bày “chức năng điều chỉnh
hành vi” của đạo đức.
+ Xã hội muốn phát triển tốt đẹp tất yếu phải có hệ thống, quy tắc,
nguyên tắc, chuẩn mực, nhằm kết hợp cách này hay cách khác giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích xã hội. Vì vậy, chức năng điều chỉnh của đạo đức
gắn bó mật thiết với chức năng quản lý xã hội
+ Trong hoạt động thực tiễn của xã hội, lợi ích của các cá nhân với nhau,
giữa cá nhân với xã hội luôn có mâu thuẫn. Để hài hoà được lợi ích trên,
chủ thể đạo đức phải luôn phục tùng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
xã hội. Vì vậy, nếu không có hệ thống chuẩn mực đạo đức xã hội làm
khuôn mẫu thì các cá nhân sẽ khó khăn trong việc làm thế nào cho đúng,
phù hợp với lợi ích chung, sự tồn tại của mỗi cá nhân và cả cộng đồng
+ Tuy nhiên việc điều chỉnh hành vi của các cá nhân do nhiều thiết
chế xã hội như luật pháp, phong tục tập quán tác động vào, nhưng
phương diện đạo đức là do dư luận lên án hay đồng tình, do lương tâm
thoải mái hay không thoải mái.
+ Bản chất của sự điều chỉnh hành vi là quá trình đấu tranh giữa thiện và
ác, tốt và xấu, giữa lương tâm và vô lương tâm ... Như vậy, chức năng
định hướng và chức năng điều chỉnh của đạo đức luôn gắn bó song hành
với nhau trong đời sống đạo đức.

24. Anh/Chị hãy trình bày “chức năng kiểm tra,


đánh giá” của đạo đức.
+ Trên cơ sở các điều kiện kinh tế xã hội nhất định, thời đại nào cũng có
những yêu cầu về tri thức đạo đức tương ứng làm nền tảng cho cuộc sống
+ Mỗi cá nhân vì cuộc sống của mình và sự tiến bộ của xã hội đều phải có
phẩm chất đạo đức và năng lực nhất định phù hợp. Vì vậy, họ phải nắm
được những tri thức phản ánh đời sống xã hội một cách tích cực, đó là
những quan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi
đạo đức tiến bộ. Nhờ đó, mà chủ thể đạo đức phân biệt được cái tốt cái
xấu, cái thiện cái ác trong thực tiễn và định hướng kiểm tra, đánh giá
chính xác, tin tưởng vào hành vi, hành động chân chính của mình.
+ Những quan điểm tư tưởng đạo đức sai lầm không giúp cho con người
nhận thức được quy luật phát triển của xã hội, dẫn đến những hành vi sai
lệch làm cho con người bi quan, chán nản, bế tắc trước cuộc sống hiện tại
và mất định hướng tương lai
+ Tri thức đạo đức và những phẩm chất đạo đức tiến bộ không phải tự
nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện
trong cộng đồng và đấu tranh bền bỉ hàng ngày.
Bác Hồ đã dạy “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong

25. Anh/Chị hãy trình bày khái niệm đạo đức nghề
nghiệp.
- Đạo đức nghề Dược là những quan điểm, quy tắc, chuẩn mực hành vi
đạo đức xã hội đòi hỏi người dược sĩ phải tuân theo trong quá trình hành
nghề dược.

27. Anh/Chị hãy trình bày khái niệm và đặc điểm


của phạm trù đạo đức.
+> Khái niệm Phạm trù đạo đức : Phạm trù đạo đức là hệ thống những
khái niệm phản ánh những mặt, những quan hệ cơ bản nhất của đạo đức
xã hội.
+> Đặc điểm phạm trù đạo đức:
- Phạm trù đạo đức chứa đựng nội dung thông báo và nội dung đánh giá
có tính lịch sử và giai cấp và đưa lại những chuẩn mực giá trị phù hợp với
những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Phạm trù đạo đức bao hàm những quan điểm tư tưởng tình cảm, thái độ
và hành vi của con người đối với thế giới xung quanh nên có ý nghĩa
nhân sinh quan.
- Phạm trù đạo đức phản ánh nội dung khách quan của mọi hiện tượng xã
hội. Nó luôn gắn với cảm xúc, trách nhiệm, và sự lựa chọn của mỗi cá
nhân, nên có thể có tính chủ quan.
Ví dụ: quan niệm về thiện, ác trong mỗi thời đại , điều kiện cụ thể cũng
có sự khác nhau (tuỳ thuộc vào cả các dân tộc, giai cấp, tôn giáo….)
- Phạm trù đạo đức có tính phân cực rõ ràng: Chỉ có một ranh giới rõ ràng
thiện và ác, chính và tà không có trung gian.
28. Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm của phạm trù
danh dự, một trong các phạm trù cơ bản của đạo
đức nói chung.
+ Danh dự không tách rời với nghĩa vụ. Danh dự là nhân phẩm tốt đẹp
chân chính về tinh thần của cá nhân để nhận thức sâu sắc, gần gũi mà
những người xung quanh trong cộng đồng phải tôn trọng thừa nhận.
+ Đó cũng là niềm vui sướng vinh quang khi cá nhân đó có thành tích, có
công lao, có tài đức đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc
được mọi người mến phục
+ Phạm trù danh dự gồm 3 điều kiện: làm tròn nghĩa vụ đối với xã hội;
được xã hội cộng đồng công nhận, tôn trọng; bản thân cá nhân đó phải
thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp.
+ Danh dự, vinh dự gắn liền với phẩm chất tốt đẹp của cá nhân. Nhưng
khi trong cộng đồng, tập thể bao gồm những người có phẩm chất tốt đẹp,
thì khi làm tròn nghĩa vụ đối với tổ quốc, với cộng đồng quốc tế, danh dự
và vinh dự của cá nhân và tập thể đó hoà quyện vào nhau (chiến sĩ
QĐND Việt Nam là điển hình)
+ Quan niệm về danh dự, vinh dự trong đạo đức học gắn liền với nghĩa
vụ. Khác với quan niệm của giai cấp phong kiến, tư sản coi danh dự
gắn với cá nhân, gia đình và dòng họ…
+ Đạo đức học xã hội chủ nghĩa có thể hiểu danh dự bao gồm khái niệm
về nghĩa vụ không tách rời việc làm tròn nghĩa vụ xã hội đối với tổ quốc,
với nhân dân
+ Danh dự, vinh dự của con người phải được xã hội công nhận thì mới có
giá trị, mới được đề cao

You might also like