Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 109

TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Chương 1 NHẬN THỨC CẢM TÍNH

BÀI 1. CẢM GIÁC


1. Khái niệm chung về cảm giác
1.1 Định nghĩa cảm giác
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề
ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
+ Cảm giác là quá trình tâm lý đơn giản nhất, nằm trong hệ thống hoạt động nhận
thức cảm tính.
+ Trong cuộc sống luôn có hàng vạn sự vật hiện tượng vô cùng phong phú đa dạng
tác động lên con người. Sự vật hiện tượng đó bằng những thuộc tính của mình như màu
sắc, âm thanh, hình dáng, khối lượng tính chất…tác động vào các giác quan của con
người như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khướu giác, từ đó trong vỏ não của con
người có được hình ảnh về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Như vậy, quá trình phản
ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính, bề ngoài của sự vật hiện tượng đang tác động vào
giác quan của con người được gọi là cảm giác.
1.2 Đặc điểm của cảm giác
1.2.1 Đặc điểm của cảm giác.
- Cảm giác là một quá trình tâm lý.
- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ cụ thể của sự vật, hiện tượng thông
qua hoạt động của từng giác quan. Nghĩa là sự vật hiện tượng mới nằm trong tầm của
cảm giác mà chúng ta chưa thể gọi tên và hình dung ra được sự vật một cách trọn vẹn.
- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
- Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật. Điểm khác
nhau cơ bản ở chỗ, cảm giác của con người mang bản chất xã hội.
Bản chất xã hội ở cảm giác của con người được biểu hiện như sau:
+ Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ là những thuộc tính của sự
vật hiện tượng vốn có trong thế giới, mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật hiện
tượng do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp.
+ Cơ chế sinh lý của cảm giác ở người không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ
thống tín hiệu thứ nhất, mà còn chịu chi phối bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai
– hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.
+ Cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, chứ không
phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật. Cảm giác ở người chịu ảnh
hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý khác của con người.
+ Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của
hoạt động và giáo dục, tức là cảm giác của con người được tạo ra theo phương thức đặc
thù của xã hội, do đó mang đặc tính của xã hội. Ví dụ, nhờ hoạt động nghề nghiệp mà
người thợ có thể đo được bằng mắt, nếm được bằng mũi…

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 15


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Các cảm giác của con người là sản phẩm của lịch sử phát triển, vì thế cho nên
chúng khác với các cảm giác ở con vật.
 Ở con vật, sự phát triển của các cảm giác hoàn toàn là bị hạn chế bởi các nhu cầu
sinh học và bản năng. Ở nhiều con vật các dạng riêng của cảm giác bị tổn thương bởi độ
tinh tế của nó. Ví dụ, con ong có khả năng rất tinh tế hơn một người bình thường là phân
biệt được độ đường trong một hợp chất, nhưng vì thế mà các cảm giác vị giác bị hạn chế.
Một ví dụ khác, con thằn lằn có khả năng nghe được tiếng sột soạt nhẹ của các con côn
trùng, nhưng không có phản ứng với tiếng gõ mạnh trên đá.
 Ở con người khả năng cảm giác không bị hạn chế bởi các nhu cầu sinh học. Lao
động tạo cho con người một vòng tròn lớn các nhu cầu và hoạt động làm thỏa mãn các
nhu cầu thường làm cho các năng lực của con người được phát triển, trong đó có năng lực
cảm giác. Vì thế cho nên con người có khả năng cảm giác được nhiều số các thuộc tính
của sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài hơn so với động vật.
1.2.2 Các thuộc tính cơ bản của cảm giác
Cảm giác có những thuộc tính mang đặc trưng về chất và mang đặc trưng về lượng
(cấp độ nhạy cảm).
- Các thuộc tính của cảm giác mang đặc tính về chất bao gồm:
a) Phẩm chất – là tính chất mô tả thông tin cơ bản được phản ánh bởi cảm giác,
phân biệt được nó với các dạng cảm giác khác và thay đổi trong phạm vi của dạng cảm
giác đó. Ví dụ, cảm giác vị giác mang thông tin về một số đặc tính hóa học của sự vật:
ngọt hay chua, cay hay đắng, mặn hay nhạt. Khứu giác cũng mang đến cho chúng ta
thông tin về các phẩm chất hóa học của sự vật, nhưng ở khía cạnh khác: mùi của hoa, mùi
của hạt dẻ, mùi của quả…
Khi nói về phẩm chất của cảm giác, người ta thường hay nói đến tính tình thái
(phương thức) của cảm giác, bởi chính tính tình thái phản ánh phẩm chất cơ bản tương
ứng với cảm giác đó. Ví dụ, cảm giác thính giác – những âm thanh nghe được, cảm giác
thị giác – những hình ảnh nhìn thấy được…
b) Cường độ của cảm giác là tính chất số lượng của cảm giác và phụ thuộc vào lực
tác động của tác nhân kích thích và trạng thái chức năng của cơ quan thụ cảm, xác định
được cấp độ sẵn sàng của cơ quan thụ cảm khi thực hiện chức năng của mình. Ví dụ, nếu
như bạn bị sổ mũi thì cường độ tiếp nhận mùi sẽ bị giảm và không chính xác.
c) Tính liên tục (độ dài) – là tính chất thời gian xuất hiện của cảm giác.
- Giai đoạn tiềm ẩn. Trước tác động của tác nhân kích thích lên cơ quan cảm giác
thì cảm giác không xuất hiện ngay lập tức, mà phải qua một khoảng thời gian nào đó.
Giai đoạn tiềm ẩn ở các dạng cảm giác khác thường không giống nhau. Ví dụ, đối với
cảm giác xúc giác nó được tạo nên ở 130 ms, đối với cảm giác đau – 370 ms, còn đối với
vị giác – tất cả là 50 ms.
- Cảm giác không xuất hiện đồng thời cùng với sự bắt đầu tác động của các tác
nhân kích thích và cũng không mất đi cùng với việc ngừng tác động của nó. Quán tính

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 16


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

này của cảm giác được biểu hiện trong cái gọi là sau tác động. Dấu vết của tác nhân kích
thích còn lại ở dạng hình ảnh liên tiếp. Có hai loại hình ảnh liên tiếp: Hình ảnh liên tiếp
tích cực và hình ảnh liên tiếp tiêu cực. Hình ảnh liên tiếp tích cực tương ứng với kích
thích đầu tiên là sự lưu giữ dấu vết kích thích và phẩm chất hành động của tác nhân kích
thích đó. Hình ảnh liên tiếp tiêu cực – là sự xuất hiện các phẩm chất của cảm giác đối lập
với phẩm chất tác động của tác nhân kích thích đó.Ví dụ: sáng – tối, nặng – nhẹ, ấm –
lạnh v.v…Sự xuất hiện của hình ảnh liên tiếp tiêu cực làm giảm đi độ nhạy cảm của bộ
máy thụ cảm cụ thể trong việc xác định sự tác động.
d) Định vị không gian – Là sự phân tích của bộ máy thụ cảm mang đến cho chúng
ta thông tin của tác nhân kích thích trong không gian, nghĩa là chúng ta có thể nói: ánh
sáng đến từ đâu, sự ấm áp lan tỏa hoặc là phần nào của cơ thể mà tác nhân kích thích gây
ấm tác động đến.
- Các thuộc tính của cảm giác mang đặc tính về lượng (cấp độ nhạy cảm)
Có hai loại nhạy cảm: Nhạy cảm tuyệt đối (ngưỡng cảm giác tuyệt đối) và nhạy
cảm phân biệt (ngưỡng phân biệt).
1.3 Vai trò của cảm giác
Trong cuộc sống nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm
giác có những vai trò quan trọng đặc biệt:
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện
thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi trường xung quanh.
Cảm giác như là “cầu nối” nối trực tiếp giữa ý thức với thế giới bên ngoài và là “sự
chuyển hóa của năng lượng kích thích bên ngoài thành hiện tượng ý thức” (Lê-nin V.I.)
- Cảm giác là là nền móng, là cơ sở, nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức
nhận thức cao hơn (chú ý, tri giác, tư duy, tưởng tượng… ) những phản ánh đầu tiên về
thế giới, những thông tin phong phú và sinh động từ bên ngoài. Như Lê-nin đã viết: Tất
cả hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác. Việc thu nhận thông tin
từ thế giới khách quan của các cơ quan cảm giác cụ thể như sau: Vị giác: 1%; Xúc
giác:1,5%; Khứu giác: 3,5%; Thính giác: 11%; Thị giác: 83%.
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động (hoạt hóa) của
vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường. Các
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đã chứng minh rằng, trong trạng thái “đói cảm
giác” các chức năng tâm lý và sinh lý của con người sẽ bị rối loạn.
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan, đặc biệt quan trọng đối
với những người bị khuyết tật. Nhờ vào các cảm giác, đặc biệt là xúc giác những người
khuyết tật như câm, điếc, mù vẫn sinh hoạt cuộc sống một cách bình thường.
1.4 Cơ sở sinh lý của cảm giác
1.4.1 Cơ chế hoạt động của cảm giác
Mỗi loại cảm giác khác nhau có những cơ chế hoạt động cụ thể của nó, nhưng cơ chế
hoạt động chung của hệ cảm giác là cơ chế thông tin gồm 3 khâu: khâu nhận cảm của các

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 17


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

bộ máy thụ cảm, khâu dẫn truyền hướng tâm của các sợi thần kinh và cuối cùng là khâu
phân tích của các trung khu thần kinh trung ương. Ba khâu này đều nằm trong một thể
thống nhất trọn vẹn, mất một trong ba khâu trên đều không còn cảm giác.
a. Khâu nhận cảm. Do thụ cảm thể (receptor) thuộc hệ thống cảm giác ở vùng
ngoại vi đảm nhiệm. Các thụ cảm thể có nhiều loại khác nhau như thụ cảm thể ánh sáng,
âm thanh, nóng, lạnh, đau…Chúng có chức năng tiếp nhận tín hiệu và tạo ra điện thế
receptor, biến thành điện thế hoạt động (xung động thần kinh) để truyền theo các dây
thần kinh hướng tâm.
Các thụ cảm thể là một phần của neuron hoặc là các tế bào được biệt hóa có khả
năng phát sinh ra điện thế hoạt động trong neuron. Chúng thường liên kết với tế bào để
hình thành cơ quan tiếp nhận kích thích, biến đổi năng lượng kích thích thành điện thế
receptor. Khi đạt mức ngưỡng, điện thế receptor sẽ biến thành điện thế hoạt động hay
xung động thần kinh để truyền đến các trung khu thần kinh. Kích thích khi tác động vào
thụ cảm thể đều được mã hóa dưới dạng xung động thần kinh (mã hóa ngoại vi). Ví dụ,
ánh sáng tác động vào mắt, nóng lạnh tác động vào da, âm thanh tác động vào tai…
b. Khâu dẫn truyền hướng tâm. Sau khi nhận các tín hiệu đã được mã hóa, các sợi
thần kinh cảm giác thực hiện với chức năng truyền xung động thần kinh có tín hiệu mã
hóa đó đến các trung khu của cảm giác.
c. Khâu phân tích. Do cơ quan phân tích đảm nhiệm, thực hiện chức năng giải mã
thông tin. Cơ quan này biến đổi các xung động thần kinh (sao mã) trong các trung khu
cảm giác ở các mức khác nhau: phân tích, phân loại và nhận biết (giải mã) tín hiệu, ra
quyết định, lưu giữ thông tin nhận được.
Toàn bộ quá trình trên có thể tóm tắt như sau:
Kích thích (ánh sáng, âm thanh, va chạm…)  thụ cảm thể (mắt, mũi, da, tai,
lưỡi…)hưng phấn các đường hướng tâmcơ quan phân tích của trung khu thần
kinh trung ương (vỏ não).
1.4.2 Cơ sở sinh lý của một số loại cảm giác cơ bản
a. Cảm giác thị giác
Cơ quan phân tích thị giác bao gồm: mắt, dây thần kinh thị giác và trung khu thị
giác ở vùng chẩm.
Mắt bao gồm: giác mạc, mống mắt, con ngươi, thủy dịch, thủy tinh dịch, thủy tinh
thể và võng mạc. Khi một vật được quan sát trước tiên nó hội tụ qua thành phần giác mạc
lồi và thủy tinh thể, hình thành nên ảnh lộn ngược trên ảnh võng mạc. Để đến được võng
mạc các tia sáng bị hội tụ bởi giác mạc phải lần lượt đi qua thủy dịch, thủy tinh thể và lớp
mạch máu...., sau đó chúng đi đến các tế bào hình nón và hình que. Những tế bào này
nhận diện hình ảnh và biến nó thành tín hiệu điện truyền lên não. Điện thế này chuyển
đến tế bào lưỡng cực, dây thần kinh số 2 và vào thần kinh trung ương. Trung khu thị giác
nằm ở vùng chẩm, ở đây có 3 diện nhận cảm là diện 17, 18, 19 (Brodman). Trong đó diện
17 là khe cửa trung khu vỏ não cấp 1; diện 18, 19 ở xung quanh gọi là trung khu cấp 2.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 18


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Diện 18 có nhiệm vụ phân tích các hình ảnh tinh tế, diện 19 ức chế các xung động lan
tỏa, giúp hình ảnh được rõ nét.
b. Cảm giác thính giác bao gồm phần ngoại biên và phần trung ương.
- Phần ngoại biên: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Dao động âm thanh được xương
bàn đạp ở tai giữa truyền vào màng cửa sổ bầu dục và gây ra những sóng dao động ngoại
dịch. Thang tiền đình ở tai trong dao động qua lỗ Helicotema, sau đó đẩy cửa sổ tròn vào
tai trong. Màng tiền đình dao động làm nội dịch dao động và cũng là màng nền dao động
làm tế bào thụ cảm có lông dao động, màng mái dao động dẫn tới các lông biến dạng. Sự
biến dạng của các lông là nguyên nhân gây hưng phấn thụ cảm thể. Việc tiếp nhận âm
thanh cường độ khác nhau phụ thuộc vào cường độ kích thích mạnh hay yếu.
Tai trong còn có bộ phận phụ trách thăng bằng, chuyên tiếp nhận những thông tin
về vị trí cơ thể và sự chuyển động trong không gian (bộ phận tiền đình và các ống bán
khuyên)
- Phần trung ương: đường dẫn truyền hướng tâm và đường dẫn truyền ly tâm.
Đường dẫn truyền hướng tâm có neuron ngoại vi đi đến tế bào thụ cảm, đầu trong là dây
thần kinh ốc tai đi vào hành tủy, các nhân ốc sau ở hành não, vào nhân trán trên của hành
tủy. Tiếp đó, từ nhân trán trên và nhân ốc đi lên củ não sinh tư dưới, lên thể gối giữa của
Thalamus, sau đó lên trạm cuối cùng là vỏ não thính giác nằm ở hồi thái dương 1 theo
diện 41, 42, 20, 21, 22, 36, 37 của Brodmann. Hồi thái dương có nhiệm vụ giải mã trung
ương. Ở người hồi thái dương 1 còn có trung khu hiểu lời nói; tổn thương vùng này chỉ
nghe được lời nói mà không hiểu ý nghĩa của nó. Tổn thương các vùng thính giác ở cả
hai bán cầu đại não gây điếc hoàn toàn, tổn thương 1 bên thì bị điếc tai phía đối diện và
gaimr thính lực ở tai phía cùng bên bởi phần lớn các sợi thần kinh bắt chéo ở thân não.
Tổn thương vùng 22 (1/3 hồi thái dương trên) ở bán cầu não trái gây điếc âm nhạc. Vùng
42 tổn thương sẽ mất khả năng nhận biết tiếng nói, điếc ngôn ngữ. Tổn thương vùng 20,
21 – rối loạn thăng bằng.
- Đường dẫn truyền hướng tâm có neuron cảm giác âm thanh với phân nhánh tới thể
lưới thân não. Từ thể lưới có xung động hoạt hóa lên vỏ não, đồng thời có các sợi ly tâm
đi tới các tế bào thụ cảm âm thanh tại cơ quan Corti. Các sợi ly tâm có vai trò cùng với
thể lưới điều tiết các cơ quan nội tạng hay cùng tủy sống tham gia vào các phản xạ định
hướng với tiếng ồn.
Tai nghe rõ âm có tần số 16 – 20.000Hz, tốt nhất là khoảng 1000 – 2000Hz. Cường
độ tối đa của tiếng động mà tai tiếp thu được là 140dB
c. Cảm giác xúc giác – là cảm giác trên bề mặt da và các cảm giác trên bề mặt
màng, vòm họng, mũi và màng mắt. Cảm giác xúc giác xuất hiện khi có sự tiếp xúc một
cách trực tiếp của các thụ cảm thể với các đối tượng của thế giới hiện thực. Cảm giác da
có 4 dạng cơ bản: cảm giác đụng chạm, cảm giác nóng, lạnh và đau. Mỗi một loại cảm
giác này có các thụ cảm thể chuyên biệt. Một số điểm trên da cho cảm giác đụng chạm,
một số khác – cảm giác lạnh (các điểm lạnh), các điểm ấm và các điểm đau. Sự phân bố

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 19


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

của các thụ cảm thể xúc giác cũng không đồng đều: các điểm tiếp xúc có khoảng 1 triệu,
các điểm đau – 4 triệu, điểm lạnh – 500 000, điểm ấm – 300 000. Các điểm tiếp xúc ở
đầu ngón tay nhiều hơn gấp 2 lần so với điểm đau. Điểm tiếp xúc trên cầu mắt là không
có mà ở đó chỉ có điểm đau. Độ nhạy cảm của tiếp xúc đau trên bề mặt da của các thụ
cảm thể cũng khác nhau: đầu ngón tay nhạy cảm hơn các phần lưng, bụng, bả vai. Cảm
giác đau ở lưng, má, lớn hơn ở đầu ngón tay. Các phần cơ thể nhạy cảm với lạnh thường
là vùng được mặc quần áo.
Cảm giác xúc giác được chia thành hai loại cảm giác xúc giác thô và cảm giác
xúc giác tinh.
Cảm giác xúc giác thô được dẫn truyền từ các thụ cảm thể, theo các sợi thần kinh
cảm giác về tới trung khu tủy sống, rồi bắt chéo qua mép xám trước. Từ đây đi lên vỏ
não, tiếp xúc với neuron ở vùng sau trung tâm gọi là trung khu cảm giác. Thụ cảm thể
xúc giác có khả năng thích nghi cao. Tốc độ thích nghi của những thụ cảm thể khác nhau
cũng không đồng bộ (tốc độ thích nghi cao nhất là những thụ cảm thể phân bố dưới chân
lông). Ngưỡng cảm giác xúc giác nhạy cảm nhất là môi, mũi, lưỡi, còn vùng có cảm giác
xúc giác thấp nhất là lưng, gót chân, bụng.
Cảm giác xúc giác tinh còn gọi là cảm giác nông có ý thức. Thụ cảm thể vẫn nằm ở
da, có nhận cảm các kích thích nhẹ nhàng như lông gà quệt nhè nhẹ lên da, viết nhẹ lên
da…
1.5 Phân loại cảm giác
Có nhiều cách phân loại cảm giác khác nhau. Trước đây thường chia cảm giác
thành 5 loại cơ bản (theo số lượng cơ quan cảm giác): Thị giác, thính giác, vị giác, khứu
giác và xúc giác. Cách phân loại cổ điển các cảm giác theo hình thái cơ bản này là đúng,
tuy nhiên chưa triệt để. B. G. Ananhiev nói đến 11 loại cảm giác. A.R. Luria thì cho rằng,
cảm giác có thể được chia ra theo 2 nguyên tắc cơ bản là hệ thống và di truyền (nói cách
khác, một là theo nguyên tắc các hình thái học, hai là theo nguyên tắc phức tạp hoặc là
cấp độ xây dựng chúng)
a. Phân loại cảm giác theo hệ thống
Cách phân loại này được nhà sinh lý học người Anh là Tr. She-rinh-tôn thiết lập. Ông
chia ra làm 3 dạng cơ bản của cảm giác: Cảm giác bên trong, cảm giác bên ngoài, và cảm
thụ bản thể.
- Cảm giác bên trong gắn kết các tín hiệu đưa đến thông tin về các môi trường và
quá trình bên trong của cơ thể, xuất hiện nhờ các thụ cảm thể nằm trong các vách ngăn
của dạ dày, tim, đường ruột hệ thống tim mạch và một số các cơ quan bên trong khác.
Các cơ quan thụ cảm thể tiếp nhận thông tin về trạng thái của các cơ quan hoặc các cơ
bên trong cơ thể thì được gọi là thụ cảm thể bên trong. Các cảm giác bên trong này
thường được gọi là cảm giác cơ thể.
- Các cảm giác thụ cảm bản thể mang đến những tín hiệu về vị trí thân thể trong
không gian, tạo nên nền tảng các hoạt động hướng tâm của con người khi đóng vai trò

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 20


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

trong việc điều hòa chúng. Các cảm giác thụ bản thể được chia thành hai loại: Cảm giác
cân bằng và cảm giác vận động..
- Cảm giác bên ngoài là nhóm cảm giác lớn nhất, chịu trách nhiệm mang những
thông tin từ thế giới bên ngoài và là cơ sở gắn liền con người với thế giới khách quan.
Nhóm cảm giác bên ngoài được chia ra làm 2 nhóm nhỏ: Nhóm tiếp xúc và nhóm cự ly
(có khoảng cách).
+ Nhóm cảm giác có tiếp xúc – là tác động trực tiếp của khách thể lên cơ quan
cảm giác, nói cách khác là có sự đụng chạm. Ở nhóm này có các cảm giác xúc giác và
cảm giác vị giác.
+ Nhóm cảm giác có khoảng cách là phản ánh các phẩm chất của sự vật, hiện
tượng nằm ở một cự ly (khoảng cách) nhất định nào đó cách xa cơ quan cảm giác. Nhóm
cảm giác này bao gồm: cảm giác thính giác, cảm giác thị giác. Còn cảm giác khứu giác
thì theo các nhà khoa học được nằm giữa nhóm cảm giác có khoảng cách và nhóm cảm
giác có tiếp xúc.
b. Phân loại cảm giác theo di truyền (H. Hed)
- Nhóm nguyên thủy – có tính chất nguyên sơ, xúc cảm ít bị phân hóa và bị hạn chế
trong phạm vi nhất định, gắn liền với các cảm giác của cơ thể
- Nhóm thứ sinh – thường bị phân hóa mỏng, khách thể hóa và hợp lý hóa có các
dạng cơ bản của cảm giác
c. Phân loại của B.M. Cheplov. Nhà khoa học người Nga B.M. Cheplov đã phân
chia cảm giác thành hai nhóm lớn là cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong. Các cảm
giác của thụ cảm bản thể được Cheplov xem như là các cảm giác bên trong.
- Cảm giác bên ngoài: Là các cảm giác có nguồn gốc được tác động, kích thích từ
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Cảm giác bên ngoài bao gồm: cảm giác thị
giác (nhìn), cảm giác thính giác (nghe), cảm giác khứu giác (ngửi), cảm giác vị giác
(nếm), cảm giác xúc giác (da, mạc giác).
 Cảm giác thị giác – là cảm giác mang lại thông tin về màu sắc, hình dạng, kích
thước, độ sáng, độ xa của đối tượng.
+ Cảm giác nhìn nảy sinh do tác động của sóng ánh sáng có bước sóng từ 400 Nm –
700 Nm (nanomet).
+ Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng. Các màu sắc có bước sóng khác
nhau phân bố trong vùng bước sóng kể trên… Ngoài phạm vi bước sóng đó con người
không thể nhìn thấy, ví dụ như tia hồng ngoại > 700 Nm, tia X<400Nm…
+ Cảm giác thị giác không mất ngay sau khi một kích thích ngừng tác động. Hình
ảnh của vật được lưu lại khoảng 1/5s. Hiện tượng này được gọi là lưu ảnh.
+ Cảm giác thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và có đến
hơn 80% thông tin từ thế giới xung quanh đi vào não qua con đường thị giác.
 Cảm giác thính giác. Cơ quan cảm giác thính giác là tai, chịu trách nhiệp tiếp nhận
các kích thích liên quan đến sự thay đổi về sóng âm. Khi một hành động nào đó diễn ra

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 21


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

tạo thành âm thanh vì hành động đó khiến các đồ vật rung lên. Năng lượng rung chuyển
được truyền tới môi trường xung quanh đẩy các phân tử dao động tạo ra sóng âm.
+ Âm thanh có hai loại: âm nhạc và tiếng ồn, hoặc có thể chia ra thành âm tạp và
âm thuần. Nhạc âm là những dao động âm có chu kỳ. Tiếng ồn là dao động âm không có
chu kỳ. Ranh giới giữa hai loại âm thanh này là rất mỏng. Bởi trong âm nhạc có tiếng ồn,
và trong tiếng ồn có thành phần âm nhạc. Tiếng nói của con người vừa chứa tiếng ồn, lại
vừa chứa âm nhạc.
+ Cảm giác nghe phản ánh cao độ (tần số dao động), cường độ (biên độ dao động),
âm sắc (hình thức dao động). Con người có thể nghe được các âm thanh có độ cao từ 16
đến 20 000Hz (hec).
+ Âm lượng của âm thanh được gọi là cường độ chủ quan của cảm giác thính giác.
Tai của con người có độ nhạy cảm với những âm lượng khác nhau và có sự phân biệt về
độ nhạy cảm âm thanh giữa người này và người khác. Tính nhạy cảm chênh lệch của cảm
giác nghe ở người rất cao, đặc biệt với những người có tính nhạy cảm cao về âm nhạc.
+ Âm sắc – là phẩm chất đặc trưng phân biệt âm thanh có cường độ và độ cao này
so với âm thanh có cường độ và độ cao khác. Sự phân biệt đó được biểu diễn bằng hình
sin.
+ Đơn vị đo lường âm thanh là deciben (dB).
Tiếng tích tắc của đồng hồ ở vị trí 0,5m so với tai của con người 1 dB
Âm lượng lời nói của con người ở khoảng cách 1m 16 – 22 dB
Tiếng ồn ngoài đường 30 dB
Tiếng ồn trong phòng 87 dB
- Cảm giác nghe còn định vị dược vị trí của vật kích thích trong không gian. Sở dĩ
có được khả năng đinh vị này là nhờ sự hoạt động đồng thời của hai bán cầu đại não, sự
chênh lệch về thời gian âm đó đi đến mỗi tai gây kích thích hưng phấn đến mỗi bán cầu
đại não. Do sự khác nhau về khoảng cách âm đến mỗi tai là tín hiệu chỉ hướng của âm.
Có nghĩa là, cảm giác nghe giúp con người có các thông tin về không gian trên những
khoảng cách xa, định hướng các sự kiện ngoài tầm nhìn… (Ví dụ, nghe được bước chân
của người đang đến gần, nghe tiếng còi xe phía sau lưng xin đường).
+ Đặc biệt thính giác đóng vai trò tối quan trọng trong việc giao lưu ngôn ngữ, là
phương thức giác quan chính trong hoạt động giao lưu của con người.
 Cảm giác khứu giác – là cảm giác cho biết tính chất của mùi vị có do sự tác động
của các phân tử trong các chất bay hơi lên màng ngoài của khoang mũi. Khứu giác của
một số loài động vật khá tinh nhạy. Đối với con người, khứu giác cũng đóng một vai trò
nhất định giúp cho con người định hướng được mùi vị, nhận biết được hương vị của cuộc
sống.
- Đặc điểm hoá học của các chất được khuếch tán trong không khí tác động vào dây
thần kinh thụ cảm của các cơ quan khứu giác. Tế bào khứu giác nằm trong mô khứu giác,

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 22


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

ở các nghách mũi trên. Phần vỏ não của bộ máy phân tích khứu giác nằm ở vùng thái
dương (vùng 11, Brodman).
- Các chất có thể thâm nhập qua mũi tác động vào các dây thần kinh khứu giác. Các
mùi thường được gọi tên theo các vật vốn có các mùi đó như mùi táo, mùi hoa hồng, mùi
hoa ngọc lan….
- Hiện nay người ta chưa có sự phân biệt thoả đáng cho các mùi. Tuy nhiên, con
người có khả năng phân biệt 10 000 mùi khác nhau và có khả năng nhớ khá tốt. Trong
nhiều nghiên cứu cho thấy nữ có cảm giác mùi cao hơn nam giới. Trong trường hợp thính
giác và thị giác tổn thương thì cảm giác mùi có vai trò đặt biệt quan trọng để nhận biết
thế giới xung quanh.
 Cảm giác vị giác – là cảm giác được tạo nên do tác động của các thuộc tính hóa
học có ở các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng, vòm
họng.
Điều kịên cần thíêt để có xuất hiện cảm giác vị giác là: 1) khi có sự hoà tan của các
chất trong nước bọt và bộ máy thụ cảm vị giác thông qua sự thâm nhập của các chất vào
ống vị giác đến các tế bào của chồi vị giác; 2) vận động của lưỡi làm tăng thêm sự tiếp
xúc của các chất trong miệng và giúp cho các chất đó hoà tan nhíều trong nước để tăng
cường sự kích thích lên lưỡi; cảm giác nhịêt độ, cảm giác sờ mó, cảm giác ngửi cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện vị giác.
Cảm giác vị giác ở người lớn tập trung ở đầu lưỡi, vành ngoài và phần cuối của bề
mặt lưỡi. Ở giữa lưỡi và cả phần dưới của lưỡi không có cảm giác vị giác. Các thụ cảm
thể vị giác còn nằm trên vòm miệng, hạt amidan và thành sau của vòm họng. Ở trẻ em
vùng các tế bào vị giác rộng hơn người lớn.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 23


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Thụ thể vị giác Núm dưới lưỡi

Sợi thần kinh

Cảm giác vị
đắng
Cảm giác vị
chua
Cảm giác vị
mặn giác vị
Cảm
ngọt
Hình 2. Thụ thể của cảm giác vị giác Hình 3. Sự phân bố thụ thể cảm giác vị giác
- Trong mỗi chồi vị giác có 2- 6 tế bào vị giác.
- Có 4 vị cơ bản là mặn, ngọt, chua, đắng. Các cảm giác vị giác khác là sự kết hợp
của các vị cơ bản đó. Mỗi một vùng của lưỡi nhạy cảm với các chất khác nhau: ngọt ở
đầu lưỡi; chua ở hai bên cuối mép lưỡi; đắng ở gốc lưỡi và mặn ở hai bên mép đầu lưỡi
(hình 3).
- Bộ máy thần kinh vị giác nằm ở vùng thái dương trên vỏ não (vùng 43).
- Ngoài ra vị giác còn bị ảnh hưởng bởi cách bày trí màu sắc của vật tác động vào các
giác quan; các thói quen ưa thích về thức ăn thời thơ ấu.
 Cảm giác da (mạc giác) – là do những kích thích cơ học hoặc nhiệt độ tác động
lên da tạo nên cảm giác. Cảm giác này không chỉ có vai trò giúp cho con người nhận viết
sự tác động của sự vật mà còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lý của con
người. Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được vuốt ve nhiều sẽ phát triển tốt hơn
những đứa trẻ khác, hay nói cách khác là sự vuốt ve làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ
thể.
- Cảm giác da có khả năng định vị không gian của vật kích thích tác động vào da.
Ở các vùng da khác nhau thì khả năng định vị cũng khác nhau, điều này phụ thuộc vào độ
nhạy cảm trên da của các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
- Cảm giác da bao gồm: cảm giác sờ mó, cảm giác nhiệt độ, cảm giác đau.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 24


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Cảm giác sờ mó: cảm giác tiếp xúc, cảm giác nén, cảm giác rung, cảm giác
ngứa.. cảm giác này xuất hiện khi kích thích vào những bộ máy thụ cảm nằm trên mặt da
và trong những lớp da sâu.
 Cảm giác tiếp xúc: Ở từng vùng da khác nhau thì số lượng điểm tiếp xúc là
nơi tập trung nhiều số lượng dây thần kinh thụ cảm là khác nhau. Điểm tiếp xúc nhiều
nhất là các đầu ngón tay và đầu lưỡi. Cảm giác sờ mó liên quan đến các dây thần kinh
được truyền từ bộ máy thụ cảm xúc giác đến vỏ não.
 Cảm giác nén (cảm giác áp lực) xuất hiện khi có cảm giác tăng cường độ
kích thích lên da và nó làm cho sự biến dạng của các lớp da khi cường độ kích thích của
vật càng lớn thì độ biến dạng của các lớp da càng cao giúp cho con người nhận biết được
sức nén hoặc áp lực của vật vào da.
 Cảm giác rung xuất hiện khi vật kích thích tác động theo một chu kỳ nhất
định. Cường độ rung đặc biệt phát triển ở những người câm hoặc điếc.
+ Cảm giác nhịêt độ - là sự phản ánh mức độ nóng của của vật lên da khi vật có
nhiệt độ khác với nhiệt độ da (người ta quy ước nhịêt độ da là độ O sinh lý). Cảm giác
nhiệt độ gồm hai loại: cảm giác nóng và cảm giác lạnh.
 Cảm giác nóng xuất hiện khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn độ sinh lý.
 Cảm giác lạnh xuất hiện nhiệt độ bên ngoài thấp hơn độ sinh lý.
Trên bề mặt da cảm giác nóng lạnh ở các vùng da khác nhau là khác nhau.
+ Cảm giác đau xuất hiện khi vật kích thích tác động vào cơ thể trở thành tác nhân
phá hoại cơ thể. Cảm giác đau là do những đầu dây thần kinh thụ cảm nằm sâu trong da
và những xung động thần kinh đau sẽ truyền theo những sợi dây thần kinh riêng. Các
phản ứng đau có liên quan tới các cảm giác đau và làm theo là hiện tượng co mạch máu
trong cơ thể. Cảm giác đau được kìm hãm ở mức độ nhất định nhờ hệ thống tín hiệu thứ hai.
- Cảm giác bên trong – là cảm giác có nguồn gốc từ các kích thích bên trong cơ
thể. Trong đó bao gồm:
 Cảm giác vận động – là cảm giác phản ánh những biến đổi trong cơ quan vận
động, báo hiệu mức độ co cơ và vị trí các phần trong cơ thể. Nhờ có cảm giác này mà
chúng ta có thể vận động trong môi trường sống, có thể phối hợp các hành động một cách
nhịp nhàng.
 Cảm giác thăng bằng – là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu.
 Cảm giác cơ thể - phản ánh tình trạng hoạt động của cơ quan nội tạng trong cơ
thể như đói, no, đau…
2. Các quy luật cơ bản của cảm giác
2.1 Quy luật ngưỡng cảm giác
- Ngưỡng cảm giác – là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. Hay nói
cách khác là mỗi một kích thích gây ra được cảm giác đều đạt đến một giới hạn nhất định.
Cảm giác có ba ngưỡng: Ngưỡng cảm giác dưới, ngưỡng cảm giác trên và ngưỡng
phân biệt.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 25


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

a. Ngưỡng cảm giác dưới (ngưỡng cảm giác tuyệt đối) – là cường độ kích thích
tối thiểu đủ để gây ra cảm giác. Nói cách khác, để có cảm giác thì lực kích thích cần phải
có một giá trị nhất định. Giá trị thấp nhất của kích thích được gọi là ngưỡng cảm giác
tuyệt đối. Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác.
- Kích thích mà lực tác động của chúng thấp hơn ngưỡng tuyệt đối của cảm giác
thì không mang lại cảm giác, nhưng có nghĩa như vậy là nó không có tác động nào đến
cơ thể của con người. G.V. Gersunhi và các đồng nghiệp của ông đã chỉ ra rằng, kích
thích âm thanh dưới ngưỡng cảm giác có thể làm thay đổi hoạt tính điện của não bộ và
đồng tử mở rộng.
Như vậy, ngưỡng tuyệt đối đối với hệ thống thụ cảm là kích thích tối thiểu mà nó
có thể dò tìm trong điều kiện thích nghi hoàn toàn. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu
ngưỡng tuyệt đối của 5 giác quan và đưa ra được những số liệu cụ thể như sau:

Thị giác Ánh sáng nến cách xa 30 dặm trong đêm ít


trời mây
Thính giác Tiếng tích tắc của đồng hồ đeo tay cách xa
6,5 m
Vị giác Một muỗng cà phê đường trong 2 lít nước
Khứu giác Một giọt dầu thơm trong thể tích căn nhà 3
phòng
Xúc giác Cánh con ruồi rớt trên má cách 1 phân

Bảng 1. Ngưỡng tuyệt đối của 5 cơ quan cảm giác


Người đầu tiên nghiên cứu ngưỡng cảm giác là nhà tâm lý, nhà triết học người Đức là
G. T. Fechner (1801 - 1887), người đặt nền móng cho tâm vật lý cổ điển. Ông cho rằng:
vật chất và tinh thần là hai mặt của một thể thống nhất. Vì thế cho nên ông đặt ra mục
tiêu là cần làm rõ ranh giới giữa vật chất và tinh thần. Theo ông, quá trình tạo lập hình
ảnh tâm lý có thể được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Kích thích  hưng phấn  Cảm giác  phán đoán
(vật lý) (sinh lý học) (tâm lý học) (logic học)
Theo Fecner tồn tại một ranh giới ẩn đi qua khi mà cảm giác bắt đầu, cũng như là
bắt đầu xuất hiện quá trình tâm lý đầu tiên. Giá trị tuyệt đối của kích thích mà khi đó làm
nảy sinh cảm giác được Fecner gọi là ngưỡng tuyệt đối thấp.
Để xác định được ngưỡng này, ông đã nghiên cứu các phương pháp gián tiếp, nhờ
đó mà có thể xem xét mối quan hệ về lượng giữa các giá trị tuyệt đối của tác nhân kích
thích và cường độ gợi nên cảm giác.
Ví dụ: Giá trị tuyệt đối thấp nhất của tín hiệu âm thanh được xem là ngưỡng tuyệt
đối thấp của âm thanh. Để đo được ngưỡng tuyệt đối thấp của âm thanh phải sử dụng
phương pháp thay đổi thấp nhất. Phương pháp đó diễn ra thành hai giai đoạn như sau:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 26


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Giai đoạn một (ngưỡng mất cảm giác): Người tham gia thực nghiệm phải trả lời
“có”, nếu nghe thấy âm thanh hoặc “không” khi không nghe thấy âm thanh. Đầu tiên
người nghe được tác động bởi một kích thích âm thanh mà có thể có cảm giác nghe rõ
ràng. Và âm thanh đó sẽ được giảm dần cho đến khi người nghe nói “không” hoặc “hoàn
toàn không nghe thấy gì”. Giai đoạn này tương ứng với ngưỡng mất cảm giác (P 1).
+ Giai đoạn hai (ngưỡng xuất hiện cảm giác): Ở giai đoạn này, đầu tiên người nghe
được tác động bởi một tác nhân kích thích âm thanh mà họ không thể nghe thấy, cho đến
khi người nghe thay vì nói “không” thành “có” hoặc là “có thể có”. Đấy là ý nghĩa tương
ứng với ngưỡng xuất hiện cảm giác (P2).
Ngưỡng mất và ngưỡng xuất hiện cảm giác hiếm khi bằng nhau. Chỉ có thể xảy ra
hai trường hợp: P1>P2 hoặc P1<P2.
Vậy ngưỡng tuyệt đối (Stp) sẽ bằng trung bình cộng chia đôi của các ngưỡng mất
và xuất hiện cảm giác. P1+P2
Stp = 2
Đó cũng chính là phương pháp xác định được ngưỡng tuyệt đối trên và ngưỡng
tuyệt đối dưới của cảm giác.
b. Ngưỡng cảm giác trên (Ngưỡng tuyệt đối trên) – là cường độ kích thích tối đa
mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác. Ngưỡng tuyệt đối trên còn gọi là ngưỡng đau, bởi
khi tương ứng với một giá trị kích thích lớn nào đó, cơ quan cảm giác của chúng ta phải
trải qua đau đớn. Ví dụ, nhói mắt khi gặp phải ánh sáng quá lớn, đau tai khi nghe âm
thanh lớn.
Ngưỡng tuyệt đối trên và dưới là ranh giới cho phép chúng ta tri giác thế giới bên
ngoài. Đó là phạm vi mà trong đó hệ thống cảm giác có thể đo lường được các tác nhân
kích thích. Giá trị của một ngưỡng tuyệt đối cũng chính là ngưỡng nhạy cảm tuyệt đối.
Quy luật của ngưỡng cảm giác trên và dưới như sau:
+ Tác nhân kích thích yếu mà gây nên được cảm giác thì độ nhảy cảm càng cao
(trường hợp này người ta hay gọi là thính tai, thính mũi…).
+ Tác nhân kích thích mạnh mới gây nên được cảm giác thì độ nhạy cảm thấp (đối
với những người bị điếc nhẹ, mắt cận…)
+ Độ nhạy cảm tuyệt đối phụ thuộc vào ngưỡng trên và ngưỡng dưới của cảm giác.
+ Giá trị của các ngưỡng tuyệt đối thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện: tính chất
hoạt động, lứa tuổi, trạng thái chức năng của bộ máy thụ cảm, lực và độ dài tác động của
các kích thích v.v…
 Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được, trong đó có
vùng cảm giác tốt nhất.
c. Ngưỡng phân biệt – là khả năng cảm giác phân biệt giữa những tác nhân kích
thích yếu.
Nếu như trên tay ta có một vật nặng 100 gr, sau đó người ta bỏ thêm 1gr vào số
lượng trên tay chúng ta, thì chúng ta không thể cảm giác được có sự bỏ thêm, có nghĩa là

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 27


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

ko có sự phân biệt nào giữa 100 gr và 101 gr. Để có thể cảm giác được cần phải bỏ vào
đó 3 đến 5 gr.
Như vậy, để cảm giác được sự khác biệt thấp nhất sự tác động của tác nhân kích
thích, cần phải thay đổi lực tác động của nó lên một giá trị nhất định, còn sự phân biệt
thấp nhất giữa các tác nhân kích thích này mang lại sự phân biệt rõ ràng của các cảm
giác được gọi là ngưỡng phân biệt (hay còn gọi là ngưỡng chênh lệch). Ngưỡng phân
biệt chính là điểm dò tìm sự thay đổi của kích thích.
Ngưỡng phân biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm phân biệt của cảm giác (khả
năng cảm nhận được ngưỡng sai biệt). Ngưỡng phân biệt càng cao thì độ nhạy cảm phân
biệt thấp và ngược lại.
Quy luật Buger – Werber
- Vào năm 1760, nhà vật lý người Pháp P. Buger trên tài liệu về các cảm giác ánh
sáng đã khám phá ra một điểm quan trọng liên quan đến các giá trị của ngưỡng phân biệt:
để cảm giác được sự thay đổi của ánh sáng, cần phải thay đổi luồng ánh sáng ở một giá
trị cụ thể. Các cơ quan cảm giác của chúng ta cũng không thể ghi nhận được những thay
đổi tính chất của luồng ánh sáng ở giá trị thấp.
- Vào nửa cuối thế kỷ XIX, nhà bác học người Đức M. Werber nghiên cứu cảm giác
nặng đã đưa ra kết luận sau: khi so sánh và quan sát sự khác biệt giữa hai khách thể,
chúng ta không thấy sự khác biệt giữa chúng, mà chỉ thấy mối quan hệ khác biệt đối với
giá trị của các khách thể so sánh. Ví dụ, nếu ở một vật có trọng lượng là 100 gr thì cần
thiết phải thêm vào 3gr mới cảm nhận được sự khác biệt, còn ở trọng lượng là 200 gr thì
cần phải thêm 6 gr. Nói một cách khác, để thấy được sự gia tăng của trọng lượng thì cần
phải thêm vào khoảng 1/30 trọng lượng của vật đó.

Như vậy ngưỡng phân biệt của cảm giác có công thức như sau:

Trong đó, I – là giá trị mà tác nhân kích thích khởi nguồn làm nảy sinh cảm giác
cần được thay đổi, làm cho con người có cảm nhận được sự thay đổi đó; I – là giá trị tác
động của tác nhân kích thích.
Các nghiên cứu đã cho thấy các giá trị tương ứng của ngưỡng phân biệt đối với từng
bộ máy phân tích cảm giác. Đối với bộ máy phân tích thị giác có quan hệ tương ứng là
khoảng 1/1000, đối với thính giác – 1/10, đối với xúc giác – 1/30.
Tóm lại, ngưỡng phân biệt có một giá trị tương ứng thường xuyên, có nghĩa là luôn
luôn được biểu hiện ở dạng mối quan hệ, cho thấy phần nào của giá trị khởi nguồn kích
thích cần phải thêm để nhận được sự phân biệt rõ rệt trong các cảm giác. Luận điểm đó
được gọi là quy luật Buger – Werber. Trong dạng toán học, quy luật này được viết như
sau:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 28


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

trong đó, const – giá trị thường xuyên quy định đặc trưng cho
ngưỡng phân biệt của cảm giác.
2.2 Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
- Độ nhạy cảm của con người có thể được thay đổi trong phạm vi rất lớn. Ví dụ, từ
chỗ phòng tối ra chỗ sáng, từ chỗ sáng ra chỗ tối. Trong hai trường hợp nêu trên con
người như bị lâm vào khoảnh khắc “mù”, cần một khoảng thời gian nhất định để mắt
thích ứng với sự thay đổi về ánh sáng như trên.
- Như vậy, để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con
người có khả năng thích ứng với kích thích.
Thích ứng cảm giác được xem như là sự thay đổi cảm giác diễn ra nhờ sự thích ứng
của cơ quan cảm giác với các tác nhân kích thích tác động lên nó. Hay nói cách khác,
thích ứng cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với
cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ
kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
Ví dụ, khi ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào chỗ tối
(cường độ kích thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu không nhìn thấy gì cả, sau một thời
gian ta mới dần dần thấy được mọi thứ xung quanh. Khi đó gọi là hiện tượng thích ứng
và xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy cảm của cảm giác.
- Quy luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống
nhau. Có loại cảm giác thích ứng nhanh như cảm giác thị giác, khứu giác… và có loại
cảm giác có thích ứng chậm hơn so với các loại cảm giác trên như cảm giác đau. Để có
độ cảm giác thị giác cần thiết khi bước vào căn phòng tối, phải cần 30 phút thì con người
mới có khả năng định hướng được trong bóng tối. Thích ứng của cảm giác thính giác diễn
ra nhanh hơn, chỉ cần 15 giây là có thể thích ứng được với âm thanh xung quanh.Cảm
giác xúc giác thì cũng chỉ cần đến vài giây là có thể thích ứng được với sự thay đổi của
kích thích…
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do rèn luyện và tính
chất nghề nghiệp. Ví dụ như: công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới
50oC – 60 oC trong hàng tiếng đồng hồ, thợ lặn có thể chịu được áp suất 2 atm trong vài
chục phút đến hàng giờ.
2.3 Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
- Các cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luôn tác
động qua lại lẫn nhau. Trong sự tác động này các cảm giác luôn luôn thay đổi độ nhạy
cảm của nhau và diễn ra theo quy luật sau: Sự kích thích yếu tác động lên một cơ quan
phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại. Ví
dụ, chúng ta thường có câu: “đói mờ cả mắt”.
- Sự tác động lẫn nhau của cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên
những cảm giác cùng loại hay khác loại.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 29


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời gọi là hiện
tượng tương phản trong cảm giác. Có hai loại tương phản:
+ tương phản nối tiếp. Ví dụ: Sau một kích thích lạnh, tiếp theo là một kích thích
ấm làm ta thấy có vẻ nóng hơn. Đó là tương phản nối tiếp.
+ tương phản đồng thời. Ví dụ: khi người có nước da ngăm đen, mặc những bộ tối
màu thì trông họ càng đen hơn. Những âm thanh yếu (bình thường nghe được) có thể làm
tăng độ nhạy cảm nhìn, tiếng nổ cực mạnh có thể làm giảm độ nhạy cảm thị giác. Màu đỏ
tạo cảm giác ấm về mùa đông, song lại gây cảm giác nóng nực vào mùa hè…
- Dựa vào quy luật này, trong cuộc sống người ta thường nghiên cứu tạo ra môi
trường, điều kiện làm việc tối ưu để các cảm giác tác động qua lại nhau được tốt nhất
như: trong nhà thường sơn những màu sáng làm cho căn phòng rộng và sáng…Trong dạy
học, sự tương phản được sử dụng khi so sánh, hoặc khi muốn làm nổi bật một vấn đề gì
trước học sinh.
- Cơ sở sinh lý của quy luật này là mối liên hệ trên vỏ não của cơ quan phân tích và
quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế trên vỏ não.
3. Tính nhạy cảm của cảm giác là thuộc tính của nhân cách
- Tính nhạy cảm là năng lực cảm giác nhạy bén tinh vi, chính xác của con người.
Tính nhạy cảm (năng lực cảm giác) được phát triển ở mỗi người với những mức độ khác
nhau. Điều này phụ thuộc vào những tư chất tự nhiên (cấu tạo và các chức năng của các
giác quan, kiểu loại thần kinh…), vào hoạt động của con người, vào rèn luyện, giáo dục
cũng như những phẩm chất của nhân cách: xu hướng, nhu cầu, hứng thú, khả năng chú ý,
vốn kinh nghiệm cá nhân…
- Thông qua hoạt động rèn luyện, tính nhạy cảm của cảm giác được nâng lên, ví dụ
người đầu bếp có thể phân biệt được độ mặn khi thêm hoặc bớt một chút muối, người
nhạc công có thể phân biệt được âm thanh ở độ cao theo các nốt…
Câu hỏi ôn tập:
1. Thế nào là cảm giác? Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của cảm giác. Tại sao nói
cảm giác mang bản chất xã hội lịch sử?
2. Cơ sở sinh lý của cảm giác là gì?
3. Hãy nêu các cách phân loại cảm giác và các đặc điểm của từng loại cảm giác cơ bản.
4. Các quy luật của cảm giác là gì? Nêu và phân tích các quy luật cơ bản của cảm
giác. Lấy ví dụ minh họa.
Chủ đề mở rộng (Seminar)
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề cảm giác
2. Cơ sở sinh lý của cảm giác
3. Sự hình thành và phát triển cảm giác ở trẻ em.

Tài liệu tham khảo

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 30


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

1. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy. Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư
Phạm, 2009, tr. 53 - 60.
2. Nguyễn Xuân Thức. Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB Đại học sư phạm,
2007, tr. 97 – 105.
3. Nicky Hayes. Nền tảng tâm lý học. NXB Lao động, 2005, tr. 422 – 472.
4. Đặng Phương Kiệt. Cơ sở Tâm lý học ứng dụng. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, tr. 179 – 209.
5. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương. Những điều kỳ diệu về tâm lý con
người. NXB Đại học Sư Phạm, 2005, tr. 169 – 172.
6. A.G. Maklakov, Tâm lý học đại cương, NXB “Piter”, 2002, 164 – 199. (bản tiếng
Nga)

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 31


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

BÀI 2. TRI GIÁC


1. Khái niệm chung về tri giác
1.1 Định nghĩa tri giác
Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên
ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của
chúng ta.
1.2 Đặc điểm của tri giác
- Tri giác là một quá trình tâm lý. Nó khác với quá trình sinh học, vật lý và các quá
trình khác, nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
- Tri giác phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.
- Phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
- Tri giác là sự phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn. Tri giác sử dụng dữ
liệu trực quan do cảm giác đang mang lại, đồng thời sử dụng cả các kinh nghiệm đã học
được trong quá khứ để có hình ảnh, sự vật một cách trọn vẹn, để gọi tên sự vật.
- Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo một cấu trúc xác định. Cấu trúc này
không phải là tổng số các cảm giác mà là sự khái quát đã được tổ chức, sắp xếp lại các
thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng thành một thể thống nhất theo đúng cấu trúc
của sự vật hiện tượng khách quan.
- Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạt động của con người, mang tính tự
giác giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó, là hành động tích cực trong đó có sự kết hợp
chặt chẽ giữa các yếu tố cảm giác và vận động
- Tri giác giúp con người xác định được vị trí của chủ thể đối với các sự vật hiện
tượng trong thế giới xung quanh một cách rõ ràng, và ngược lại, tri giác giúp con người
xác định được sự vật đó thuộc loại, nhóm sự vật hiện tượng nào.
Những đặc điểm trên của tri giác cho thấy, tuy tri giác là mức phản ánh cao hơn của
cảm giác, nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh được các thuộc
tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào ta.
1.3 Cơ sở sinh lý của tri giác
- Cơ sở sinh lý của tri giác là các quá trình thần kinh phức tạp của vỏ não diễn ra
trong các cơ quan cảm giác, các sợi thần kinh và hệ thống thần kinh trung ương.
- Dưới sự tác động của các tác nhân kích thích ở các đầu dây thần kinh nằm trong
các cơ quan cảm giác xuất hiện sự hưng phấn thần kinh (các luồng xung động thần kinh)
được truyền đến trung ương thần kinh, cuối cùng là đến vỏ đại não. Ở đây nó thâm nhập
vào các vùng cảm giác của vỏ não. Cơ chế này là cơ chế của cảm giác. Nó được xem như
là các thành phần cấu thành tri giác. Vậy cơ chế sinh lý riêng của tri giác là các quá trình
hình thành hình ảnh trọn vẹn ở giai đoạn cuối, khi mà hưng phấn từ các cơ quan thụ cảm
được truyền đến các vùng của vỏ đại não, ở đây diễn ra quá trình phân tích , tổng hợp
các luồng kích thích riêng biệt được liên hệ với nhau tạo thành một hệ thống nhất định
của những đường liên hệ thần kinh tạm thời (mối quan hệ này không những có sự hưng

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 32


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

phấn trực tiếp do các kích thích tổng hợp mà còn bao gồm cả các dấu vết còn lại của mối
liên hệ thần kinh trước đây), hay nói cách khác sự phân tích của não đảm bảo cho việc
tách riêng đối tượng và trên cơ sở đó tiến hành tổ chức, sắp xếp và tổng hợp các thuộc
tính của đối tượng thành một hình ảnh trọn vẹn.
- Một trong những cơ chế sinh lý của tri giác được I.P. Pavlov đề ra là “phản xạ về
quan hệ”, trong đó có ý nghĩa: tín hiệu không phải là chất lượng của các kích thích mà là
các đặc điểm quan hệ giữa các kích thích đó.
 Cơ sở sinh lý của tri giác phức tạp vì nó gắn liền với hoạt động vận động, với xúc
cảm tình cảm, các quá trình tư duy phong phú.
 Tri giác xảy ra do sự phối hợp hoạt động của một số các cơ quan phân tích và
diễn ra với sự tham gia của các bộ phận liên tưởng của vỏ não và các trung khu ngôn ngữ.
1.4 Vai trò của tri giác
Với tư cách là một mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác có vai trò
quan trọng đối với con người, nó là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở
người trưởng thành.
- Tri giác phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và đầy đủ, vì vậy tri giác giúp con
người: định hướng và điều chỉnh một cách hợp lý các hành vi, hoạt động của con người
trong môi trường tự nhiên; phản ánh thế giới có lựa chọn và mang tính ý nghĩa.
- Tri giác cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động tư duy và tưởng tượng
sáng tạo.
- Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích.
Hình thức này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, làm cho tri giác
của con người khác xa với tri giác của con vật. Quan sát của con người cùng với sự phát
triển của đời sống xã hội và thao tác lao động đã trở thành một mặt tương đối độc lập của
hoạt động và đã trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng trong khoa học cũng
như nhận thức thực tiễn.
- Đối với giáo dục, tri giác có vai trò quan trọng trong việc tích lũy những hình ảnh,
những kinh nghiệm về sự vật hiện tượng giúp cho quá trình nhận thức chung của học sinh
được phát triển. Đối với việc dạy học giáo viên sử dụng nguyên tắc trực quan trong dạy
học, tuy nhiên phải đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ hợp lý. Nếu quá nhấn mạnh trực
quan sẽ ảnh hưởng đến phát triển tư duy trừu tượng và óc tưởng tượng phong phú của
học sinh.
2. Các quy luật cơ bản của tri giác
2.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Tính đối tượng của tri giác – là khả năng phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan không phải ở dạng tổ hợp các cảm giác không gắn liền với nhau, mà nó
phản ánh một cách trọn vẹn và cụ thể sự vật hiện tượng mang tính độc lập so với sự vật,
hiện tượng khác.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 33


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện
tượng của thế giới bên ngoài. Hình ảnh ấy, một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng mà
ta tri giác, mặt khác nó khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nghĩa là
con người khi tạo ra hình ảnh tri giác phải sử dụng một tổ hợp các hoạt động của cơ quan
phân tích, đồng thời chủ thể đem sự hiểu biết của mình về sự vật hiện tượng đang tri giác
để “tách” các đặc điểm của sự vật, đưa chúng vào hình ảnh của sự vật hiện tượng.
- Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chỉnh
hành vi, hoạt động của con người.
- Tính đối tượng không mang tính chất bẩm sinh của tri giác. Tính đối tượng xuât
hiện và hoàn thiện trong quá trình phát triển của trẻ, bắt đầu ngay từ tuổi đầu tiên. Xe-
chen-nov I.M. cho rằng, tính đối tượng được hình thành trên cơ sở các vận động đảm bảo
mối liên hệ giữa trẻ và đối tượng.
- Không có sự tham gia của vận động hình ảnh tri giác thì không lĩnh hội được
phẩm chất của đối tượng. Nói về vai trò của vận động trong việc đảm bảo tính đối tượng
của tri giác, chúng ta không thể không nhắc đến cấu trúc vận động của tri giác bao gồm:
vận động tay để sờ nắm được đối tượng, vận động của mắt, vận động của vòm họng và
cơ quan ngôn ngữ…
2.2 Quy luật tính lựa chọn của tri giác
Theo nhà tâm lý học Đan Mạch Edgar Rubin (1886-1951), kiểu tri giác cơ bản nhất là
sự phân chia trường tri giác thành hai phần: ảnh (rõ ràng, thống nhất, là đối tượng của
chú ý), nền (lờ mờ, gồm những gì ko được chú ý đến). Sự phân chia này tạo ra cái được
gọi là tương quan ảnh-nền.1
- Có vô vàn sự vật, hiện tượng tác động vào con người. Tri giác của chúng ta không
thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động, mà chỉ tách ra
một số tác động nhằm tri giác một đối tượng nào đó. Đặc điểm này nói lên sự lựa chọn
của tri giác.
- Bất kỳ đối tượng nào khi tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta cũng
đều nằm trong một bối cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng ra khỏi sự vật xung quanh
để phản ánh chính bản thân đối tượng. Đối tượng được tri giác gọi là hình, còn bối cảnh
gọi là nền
- Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của tri giác: đó là quá trình tách đối
tượng ra khỏi nền. Vì vậy, những sự vật (hay thuộc tính của sự vật) càng có độ phân biệt
với nền (bối cảnh) thì càng được chúng ta tri giác một cách rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.
- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng (hình)
và nền có thể giao hoán cho nhau tùy vào mục đích tri giác, điều kiện tri giác. Quy luật
này có tính ứng dụng trong trang trí, hội họa, trong giáo dục (thay đổi kiểu chữ, màu mực
khi viết bảng, minh họa…)

1
B.R. Hergenhahn (2003). Nhập môn lịch sử tâm lý học. NXB Thống kê. Tr. 526
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 34
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Hình 4. Hình 5.
2.3 Quy luật tính ổn định của tri giác
- Điều kiện tri giác một sự vật hiện tượng nào đó của chúng ta có thể thay đổi (độ
chiếu sáng, vị trí không gian, khoảng cách…), song chúng ta vẫn tri giác được sự vật hiện
tượng đó như là sự vật, hiện tượng ổn định nhờ vào các thuộc tính như hình dáng, kích
thước, màu sắc… và phần lớn là nhờ vào kinh nghiệm lĩnh hội thực tiễn từ thế giới khách
qua của chủ thể. Hiện tượng đó được gọi là tính ổn định của tri giác.
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi
khi điều kiện tri giác thay đổi. Ví dụ, trước mắt chúng ta xe taxi, sau đó khoảng vài trăm
mét là xe tải. Trên võng mạc, mặc dù chiếc taxi được phản ánh to hơn xe tải đi sau, song
chúng ta vẫn nhận biết được xe tải lớn hơn nhiều so với taxi – đó là nhờ vào kinh nghiệm
(biết trong thực tế xe tải lớn hơn xe taxi).
- Tính ổn định của tri giác phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: cấu trúc của sự vật, hiện
tượng tương đối ổn định trong một thời gian, một thời điểm nhất định; cơ chế tự điều
chỉnh của hệ thần kinh; vốn kinh nghiệm về đối tượng.
- Tính ổn định của tri giác không phải là cái bẩm sinh mà được hình thành trong quá
trình phát triển của con người. Nó là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn nhằm
định vị được đối tượng trong không gian, thời gian. Tuy nhiên, khi tri giác cũng cần khắc
phục cái nhìn phiến diện, tĩnh tại về thế giới.
2.4 Quy luật tính trọn vẹn của tri giác
- Quy luật về tính trọn vẹn cũng chính là tính chất cơ bản của tri giác làm cho tri
giác khác biệt hẳn với cảm giác ở sự phản ánh đối tượng một cách trọn vẹn.
- Hình ảnh trọn vẹn của đối tượng được hình thành dự trên cơ sở các thông tin
nhận được ở dạng các cảm giác khác nhau về các tính chất riêng biệt của đối tượng.
- Các thành phần của cảm giác gắn kết lẫn nhau và một hình ảnh thống nhất phức
tạp xuất hiện thậm chí khi các tính chất hay các phần riêng lẻ của khách thể còn đang tác
động đến con người.
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 35
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Tóm lại, tính chỉnh thể của tri giác biểu hiện ngay cả khi phản ánh chưa đầy đủ
các thuộc tính riêng lẻ của khách thể.
2.5 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Các hình ảnh của tri giác luôn luôn có một ý nghĩa nhất định.
- Khi tri giác một sự vật hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình,
con người gọi được tên sự vật, hiện tượng và xếp nhóm, phân loại cho sự vật hiện tượng
đó.
- Ngay cả khi tri giác một sự vật, hiện tượng không quen biết chúng ta cũng sẽ cố
gắng ghi nhận trong đó một vài điểm giống với các đối tượng mà chúng ta đã quen biết,
hoặc xếp nó vào một loại sự vật hiện tượng đã biết và gần gũi nhất đối với nó.
- Quy luật này có ý nghĩa trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Tài
liệu trực quan chỉ được quan sát một cách đầy đủ sâu sắc khi tài liệu đó có đính kèm theo
các lời chỉ dẫn rõ ràng. Việc gọi tên đầy đủ, chính xác các sự vật hiện tượng mới mẻ khi
tổ chức cho học sinh quan sát là rất cần thiết
2.6 Ảo ảnh của tri giác
Ảo ảnh của tri giác là tri giác không đúng, bị sai lệch. Những hiện tượng này tuy
không nhiều, song nó có tính quy luật. Trong một số trường hợp, với những điều kiện
thực tế xác định, tri giác có thể cho chúng ta hình ảnh không đúng về sự vật. Hiện tượng
này gọi là ảo ảnh. Chúng ta thường gặp ảo ảnh trong một số trường hợp sau:
+ Ảo ảnh về chiều cao và chiều ngang: thông thường, con người tri giác sự vật hiện
tượng về chiều cao lớn hơn chiều ngang nhưng thực chất thì chúng giống nhau về độ dài.
Ví dụ:

Hình 6. Hai đoạn thẳng AB và CD dài bằng nhau, nhưng khi nhìn ta thấy CD dài
hơn AB
/+ Ảo ảnh tương phản:

Hình 7. Hai đường tròn a, b thực tế bằng nhau, nhưng dường như a lớn hơn b vì
những đường tròn xung quanh a và b tạo nên sự tương phản.
+ Ảo ảnh về toàn thể và bộ phận: Ảo ảnh về phương hướng của các đường dưới sự
ảnh hưởng của các đường khác: các đường song song dưới ảnh hưỏng của các đường
khác đi qua dường như không còn song song

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 36


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Hình 9. Hai đường thẳng nằm ngang giữa nhiều các đường chéo, gây cảm giác hai
đường thằng bị cong
- Ảo ảnh vận động: ví dụ: khi tri giác sự chuyển động của các vật, những vật ở gần
người tri giác ta cảm thấy chúng chuyển động nhanh hơn so với những vật ở xa đang vận động.
- Ảo ảnh thời gian: thông thường ta cảm thấy thời gan trôi qua không chính xác
trong những trạng thái tâm lý bất ổn.
- Ảo ảnh chuyển động và không gian. Chuyển động trong không gian lớn và không
gian hẹp khác nhau với một vận tốc nhất định, thì chuyển động ở không gian hẹp cho ta
thấy tốc độ nhanh hơn là chuyển động ở không gian lớn. Ví dụ, xe đi ở xa thì thấy đi
chậm hơn so với xe đi ở gần, tốc độ 40km/h của xe máy đi trên đường nhỏ sẽ có cảm giác
nhanh hơn là tốc độ 40km/h của xe máy đi ở đường lớn.
Người ta thường lợi dụng ảo ảnh vào trong kiến trúc, hội họa, trang trí, trang phục
để phục vụ cho cuộc sống của con người. Ví dụ, đặt gương trong nhà, quét sơn sáng làm
cho căn phòng như rộng ra, người béo mặc áo tối màu trông sẽ gọn gàng…
2.7 Quy luật tổng giác của tri giác
Quy luật tổng giác – là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống con người,
vào đặc điểm nhân cách của họ.
Trong quá trình tri giác, hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào chính đối tượng
đang được tri giác mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố thuộc về đặc điểm nhân cách của
chủ thể tri giác. Các nhân tố đó là: điều kiện cơ thể; kiến thức và kinh nghiệm vốn có của
con người có một ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến độ chính xác và rõ ràng của tri giác;
đặc điểm nhân cách của chủ thể (xu hướng, hứng thú, động cơ, tình cảm, nhu cầu, mục
đích…); các nhân tố xã hội (giá trị xã hội, hạn chế của xã hội, ưu thế của xã hội…); sự
tương tác với cảm giác.
Trong quá trình dạy học và giáo dục chúng ta hoàn toàn phải dựa vào các nhân tố
kể trên hay nói cách khác là sử dụng quy luật tổng giác của tri giác để tạo ra một tri giác
nhạy bén, tinh tế cho học sinh.
Tóm lại, tri giác có nhiều quy luật và các quy luật đó quan hệ chặt chẽ, bổ sung
cho nhau góp phần làm phong phú nguyên liệu cảm tính cho hoạt động nhận thức cao hơn
(tư duy, tưởng tượng), làm cho tri giác của chúng ta thêm phần nhạy bén và linh hoạt.
3. Phân loại tri giác

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 37


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

1.1. Dựa vào các hình thái cơ bản cũng như là trên cơ sở các cơ quan cảm giác đóng
vai trò chính trong quá trình tri giác có thể chia tri giác ra thành các loại sau: tri giác thị
giác; tri giác thính giác; tri giác xúc giác; tri giác khứu giác; tri giác vị giác.
1.2. Dựa vào cấp độ của óc quan sát bao gồm: tri giác có chủ định và tri giác không
chủ định.
- Tri giác không chủ định là khi chúng ta tiếp nhận một vật cụ thể mà không tuân
theo các nhiệm vụ hay mục đích có trước.
- Tri giác có chủ định, thì ngược lại, ngay từ đầu đã điều tiết nhiệm vụ là tiếp nhận
sự vật hoặc hiện tượng này hay kia, làm quen với chúng. Tri giác có chủ định có thể có ở
ngay bước đầu thực hiện của một hoạt động nào đó. Đôi khi tri giác có chủ định đứng
riêng như một hoạt động độc lập. Ví dụ như quan sát.
1.3. Dựa vào dạng tồn tại của vật chât thì có thể chia tri giác ra thành các loại: tri
giác không gian, tri giác thời gian và tri giác chuyển động.
- Tri giác không gian là phản ảnh khoảng không gian tồn tại, khách quan của sự
vật hiện tượng. Trong tri giác không gian bao gồm: tri giác hình dạng sự vật; tri giác độ
lớn của vật; tri giác chiều sâu, độ xa và các phương hướng.
- Tri giác thời gian – là phản ánh độ dài, lâu của thời gian cũng như là tốc độ và
tính kế tục một cách khách quan của sự vật hiện tượng tring thế giới khách quan. Cơ chế
của tri giác thời gian gắn với sự tiếp diễn liên tục và nhịp trao đổi sinh học của các quá
trình cơ thể, nói cách khác là đồng hồ sinh học. Trong đó nhịp của hệ tuần hoàn và nhịp
của hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng. Các nhân tố ảnh hưởng đến tri giác thời
gian: tuổi và kinh nghiệm; động cơ, trạng thái tâm lý.
- Tri giác chuyển động – là tri giác phản ánh sự biến đổi vị trí, hướng, tốc độ của
sự vật. Chuyển động thì có chuyển động tương đối(ví dụ, đi xe nhìn bên ngoài thấy vật
gần chuyển động nhanh, vật xa chuyển động chậm), chuyển động ra xa (luật xa gần trong
hội họa, tiếng Anh là: radial motion), tri giác âm thanh trong không gian (nhờ sóng âm
thanh lan truyền theo dạng sóng nên con người nhận biết được hướng phát ra của âm thanh)
Ngoài ra còn tồn tại một dạng tri giác, đặc trưng cho con người và là sự phong phú
của tri giác đó chính là tri giác con người. Tri giác con người là quá trình tri giác lẫn
nhau trong quá trình giao lưu trực tiếp. Đối tượng của tri giác con người là đối tượng đặc
biệt. Trong quá trình tri giác con người, các chủ thể tập trung chủ yếu vào việc tri giác
các đặc điểm nhân cách và giá trị xã hội của con người.
4. Quan sát và năng lực quan sát
4.1 Quan sát là gì?
Quan sát là tri giác có chủ định, có mục đích, kế hoạch và ý thức rõ ràng, được
thực hiện trong một khoảng thời gian dài nhất định (đôi khi có nghỉ giữa chừng) với mục
đích theo dõi hiện tượng nào đó hoặc những biến đổi diễn ra trong khách thể của tri giác.
Vì thế cho nên, quan sát – đó chính là dạng tích cực của nhận thức cảm tính của con
người, óc quan sát có thể được xem như tính chất tích cực của tri giác.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 38


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Vai trò tích cực của quan sát là rất lớn. Nó được biểu hiện trong hoạt động tư duy,
hoạt động vật động của người quan sát. Phân tích đối tượng và tác động lên đối tượng,
con người nhận thức được tốt hơn các phẩm chất cũng như tính chất của nó.
Để quan sát thành công cần chú ý những điều kiện sau:
+ Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát
+ Chuẩn bị chu đáo (cả về tri thức lẫn phương tiện) trước khi quan sát
+ Tiến hành quan sát có hệ thống và có kế hoạch.
Một quan sát tốt là hướng tới việc nghiên cứu rộng, phong phú sự vật, luôn tiến
hành theo kế hoạch rõ ràng, một hệ thống cụ thể, xem xét các phần của sự vật kế tiếp
nhau theo một trình tự cụ thể. Chỉ có thể như vậy thì người quan sát không bỏ quan bất
cứ chi tiết nào, không phải quay lại quan sát lần hai.
+ Khi quan sát cần tích cực sử dụng phương tiện ngôn ngữ.
+ Đối với trẻ nhỏ, nên tạo điều kiện cho các em sử dụng nhiều giác quan khi quan sát.
+ Cần ghi lại những kết quả quan sát, xử lý những kết quả đó và rút ra kết luận và
những nhận xét cần thiết.
4.2. Óc quan sát (năng lực quan sát).
Thông qua quá trình quan sát, trong hoạt động và nhờ vào rèn luyện ở con người
hình thành óc quan sát. Óc quan sát – là khả năng phát hiện trong các sự vật hiện tượng
có những cái (khó nhìn) thường dễ bị bỏ qua, không lọt ngay vào tầm nhìn của con
người. Một cách rõ ràng hơn, óc quan sát – là khả năng tri giác nhanh chóng những điểm
quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật cho dù những điểm đó là khó nhận thấy hoặc
có vẻ là thứ yếu. Óc quan sát diễn ra tương đối độc lập và lâu dài nhằm phản ánh đầy đủ,
rõ rệt các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng. Đặc điểm dấu hiệu của óc
quan sát là độ nhanh nhạy tiếp nhận cả những cái không nổi bật (mờ nhạt). Không phải ai
cũng có thể có óc quan sát và óc quan sát ở con người cũng ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự
khác biệt óc quan sát phụ thuộc nhiều các đặc điểm cá nhân của nhân cách. Ví dụ, sự ham
hiểu biết là nhân tố tăng cường sự phát triển của óc quan sát. Một điểm nữa là năng lực
quan sát được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và rèn luyện.
5. Sự khác biệt của cá nhân trong tri giác.
Tri giác phần lớn phụ thuộc vào các đặc điểm của nhân cách. Các kiến thức, các
sở thích, các thói quen, mối quan hệ tình cảm tác động lên chúng ta ảnh hưởng đến quá
trình tri giác hiện thực khách quan. Hầu hết tất cả mọi người có sự khác nhau về sở thích,
phương châm và hàng loạt các đặc điểm nhân cách khác, chúng ta có thể khẳng định rằng
có sự khác biệt trong tri giác của con người.
Sự khác biệt nhân cách trong tri giác là rất lớn và có thể nêu ra các dạng khác biệt
cơ bản không chỉ ở một con người cụ thể, mà còn đối với toàn bộ con người. Đó là sự
khác biệt giữa kiểu tổng hợp và phân tích, giữa kiểu mô tả và giải thích, giữa kiểu chủ thể
và khách thể.
I.1. Sự khác biệt giữa kiểu phân tích và kiểu tổng hợp.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 39


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Kiểu hoàn chỉnh, hay còn gọi là kiểu tổng hợp của tri giác có đặc điểm là ở những
người có khuynh hướng dạng tri giác này thường có ấn tượng tổng thể với sự vật, hiện
tượng. Người có dạng tri giác này ít chú ý đến những tiểu tiết, hay những gì là cụ thể.
Nếu có chú ý đến thì cũng không phải là cố ý và cũng không phải ở vị trí đầu tiên… Vì
thế cho nên, nhiều tiểu tiết, những điểm riêng lẻ thường bị bỏ qua. Họ thường nắm lấy cái
chung, chỉnh thể, toàn diện hơn là các nội dung tiểu tiết, những phần riêng lẻ. Để người
có dạng tri giác này thấy được cái tiểu tiết thì phải đặt ra nhiệm vụ cụ thể, mà để thực
hiện được việc đó phải có một thời gian rèn luyện và lao động.
- Kiểu phân tích – ngược lại với kiểu hoàn chỉnh, người có dạng tri giác này thường
để ý đến những thuộc tính, bộ phận, chi tiết cụ thể. Nội dung chỉnh thể, hoàn thiện của sự
vật hiện tượng thường được tiếp nhận ở vị trí thứ hai, đôi khi không được chú ý đến. Để
hiểu được bản chất của vấn đề hoặc tiếp nhận một cách rõ ràng sự vật hiện tượng nào đó
cần phải đặt ra cho họ một nhiệm vụ cụ thể, thực hiện nhiệm vụ đó không phải lúc nào
cũng thành công. Các câu chuyện của họ rất cụ thể, được mô tả rất chi tiết nhưng thường
mất đi cái ý nghĩa chung cũng như chỉnh thể của câu chuyện.
- Kiểu phân tích – tổng hợp là dạng cân đối, hài hòa giữa hai kiểu phân tích và tổng
hợp được nêu trên.
I.2. Sự khác biệt giữa mô tả và giải thích
+ Kiểu mô tả của tri giác – dạng này bị hạn chế khi chỉ tập trung vào những gì nhìn
thấy, nghe thấy chứ không cố gắng lý giải cho bản thân về bản chất của hiện tượng hay
sự vật được tiếp nhận.
+ Kiểu giải thích của tri giác – người có dạng tri giác này thường không thỏa mãn
những gì trực tiếp mang lại từ tri giác, mà cố gắng đi tìm lời giải thích cho những gì nghe
thấy và nhìn thấy. Dạng hành vi này thường gắn liền với dạng tri giác hoàn chỉnh (dạng
tổng hợp) của tri giác.
I.3. Sự khác biệt giữa tri giác chủ thể và tri giác khách thể.
+ Ở tri giác khách thể là dạng tri giác tương ứng với những gì diễn ra trong thực
tiễn.
+ Còn ở dạng tri giác chủ thể là những gì mang đến từ bản thân. Những người có
dạng này thường khi kể lại chuyện gì đó có xu hướng truyền đạt lại không phải là những
gì họ tiếp nhận được, mà là những ấn tượng chủ quan của mình về điều đó. Họ thường
nói về những gì họ cảm nhận được, những điều họ suy nghĩ vào thời điểm của sự kiện
hơn.
Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là tri giác? Sự khác và giống của tri giác với cảm giác?
2. Hãy nêu và phân tích các quy luật của tri giác và nêu vai trò của nó đối với thực
tiễn.
3. Sự phân loại tri giác và các đặc điểm cơ bản của các dạng tri giác không gian, tri
giác thời gian và tri giác chuyển động?

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 40


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

4. Thế nào là quan sát và năng lực quan sát? Sự khác biệt cá nhân về tri giác và quan
sát như thế nào?
Chủ đề mở rộng (seminar)
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tri giác
5. Hãy nêu cơ sở sinh lý của tri giác và bản chất phản xạ của tri giác?
6. Sự hình thành và phát triển tri giác ở trẻ em.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy. Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư
Phạm, 2009, tr. 53 - 60.
2. Nguyễn Xuân Thức. Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB Đại học sư phạm,
2007, tr. 97 – 105.
3. Nicky Hayes. Nền tảng tâm lý học. NXB Lao động, 2005, tr. 422 – 472.
4. Đặng Phương Kiệt. Cơ sở Tâm lý học ứng dụng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr. 179 – 209.
5. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương. Những điều kỳ diệu về tâm lý con người.
NXB Đại học Sư Phạm, 2005, tr. 169 – 226.
6. A.G. Maklakov. Tâm lý học đại cương. NXB “Piter”, 2002, 164 – 199. (bản tiếng
Nga)

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 41


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

CHƯƠNG 2. NHẬN THỨC LÝ TÍNH

BÀI 3. TƯ DUY
1. Khái niệm chung về tư duy
1.1 Định nghĩa về tư duy
Cảm giác và tri giác mang lại cho chúng ta kiến thức thống nhất của sự vật và hiện
tượng riêng biệt, những hình ảnh cụ thể về các thuộc tính bề ngoài của hiện thực khách
quan, những cái đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. Quá trình nhận
thức đó hết sức quan trọng, tuy nhiên còn có những hạn chế như chỉ phản ánh được
những gì là hiện tại, những thuộc tính bên ngoài, phản ánh một cách trực tiếp… Để con
người có thể sống và làm việc một cách bình thường thì họ cần phải dự đoán được những
kết quả của sự vật, hiện tượng, những sự kiện hoặc những hành vi của mình. Những kiến
thức về thế giới xung quanh không phải là cơ sở cho những dự đoán đó. Ví dụ, điều gì sẽ
xảy ra nếu ta dùng bật lửa đốt giấy? Dĩ nhiên là tờ giấy đó sẽ cháy. Nhưng tại sao chúng
ta biết được điều đó? Đó chính là kinh nghiệm bản thân lĩnh hội được giúp chúng ta biết
được các thuộc tính của giấy, biết được kết quả sẽ xảy ra khi giấy tiếp xúc với lửa. Để
nhận thức và cải tạo thế giới, đòi hỏi con người không chỉ nhận thức những cái hiện tại
mà còn phải nhận thức cả những cái đã diễn ra trong quá khứ và những cái sẽ diễn ra
trong tương lai, không chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài mà quan trọng hơn phải
phản ánh được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật
của sự vật hiện tượng. Biết được điều đó con người phải có một quá trình nhận thức cao
hơn, đó chính là nhận thức lý tính, mà đặc trưng là quá trình tư duy.
Quá trình tư duy giúp con người làm chủ được thực tiễn, hiểu thấu đáo những cái
chưa biết, vạch ra bản chất của sự vật, hiện tượng, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của chúng.
Vậy, tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó chúng ta chưa biết đến.
Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Khác với
cảm giác, tri giác, tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên
hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng. Quá trình phản ánh này mang tính
gián tiếp và khái quát nảy sinh trên cơ sở hoạt động của thực tiễn, từ sự nhận thức cảm
tính nhưng vượt xa giới hạn của nhân thức cảm tính.
1.2. Đặc điểm của tư duy
Thuộc mức độ nhận thức cao – nhận thức lý tính, tư duy có những đặc điểm mới
về chất so với cảm giác, tri giác. Tư duy có những đặc điểm sau:
1.2.1. Tính “có vấn đề” của tư duy.
Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện, mà trên thực tế, tư duy
chỉ xuất hiện khi những tình huống đó, hoàn cảnh đó “có vấn đề”. Tính có vấn đề của tư
duy – là những tình huống chứa đựng một mục đích, một vấn đề mới mà những hiểu biêt

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 42


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

cũ, phương pháp hành động cũ tuy là cần thiết nhưng không đủ sức giải quyết. Muốn
lĩnh hội được tình huống đó con người phải tìm phương thức giải quyết mới. Tức là con
người phải tư duy. Nói cách khác, tình huống có vấn đề là những bài toán đặt ra trong
cuộc sống, là những điều mới mẻ gợi lên cho con người nhu cầu giải quyết, tìm hiểu. Khi
con người có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết những bài toán trong cuộc sống thì quá trình tư duy bắt
đầu.
Tình huống có vấn đề mang tính chủ quan đối với mỗi cá nhân. Điều đó có nghĩa
là cùng một tình huống, nhưng ở những người khác nhau thì có những cách giải quyết,
tìm hiểu khác nhau, tùy theo tính cách đặc trưng của nhân cách đó.
Không phải cứ có tình huống có vấn đề là làm nảy sinh quá trình tư duy, mà quá
trình tư duy chỉ diễn ra khi cá nhân nhận thức được tình huống có vấn đề và có nhu cầu
giải quyết chúng.
Đặc biệt hơn là cá nhân đó phải có những tri thức cần thiết liên quan đến tình
huống đủ để có thể giải quyết sau những cố gắng nhất định.
Từ đặc điểm này, vận dụng vào trong quá trình dạy học để đạt kết quả cao, giáo
viên phải thường xuyên tạo ra tình huống có vấn đề, làm cho học sinh nhận thức được
tình huống đó, đồng thời thúc đẩy nhu cầu, hứng thú giải quyết chúng một cách tích cực
với sự hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình giải quyết vấn đề đó. Các vấn đề mới liên tục
được đưa ra nhằm làm cho quá trình nhận thức của học sinh phát triển không ngừng. Đó
được xem là một hướng dạy học tích cực – dạy học nêu vấn đề.
1.2.2. Tính gián tiếp của tư duy.
- Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn
ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức như quy
tắc, công thức, quy luật, khái niệm…vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát…) để nhận thức được cái bên trong, bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tính gián tiếp của tư duy thể hiện thông qua kết quả tư duy của người khác (kinh
nghiệm xã hội)
- Trong quá trình tư duy, con người sử dụng các công cụ, phương tiện như đồng hồ,
nhiệt kế, máy móc…
- Tính gián tiếp của tư duy giúp mở rộng giới hạn những khả năng nhận thức của
con người, tức là con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn
phản ánh được cả quá khứ và tương lai.
1.2.3. Tính khái quát và trừu tượng của tư duy.
Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách
cụ thể, riêng lẻ mà có khả năng vượt ra ngoài những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt,
cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung nhất cho nhiều sự vật và hiện tượng.
Trên cơ sở đó khái quát những sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhưng có những thuộc tính bản
chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Như vậy, tư duy mang tính trừu
tượng và khái quát. Ví dụ, khi nói tới “cái giường” đều được tư duy là cái giường nói

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 43


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

chung có chức năng là chỗ cho con người nằm nghỉ chứ không phải là một cái giường cụ
thể nào (to hay nhỏ, chất liệu là gì, kiểu dáng ra sao…).
Như vậy, tính khái quát và trừu tượng của tư duy là phản ánh những đặc điểm
chung nhất của một nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại. Tuy nhiên không phải mọi cái
chung đều mang tính khái quát, bản chất. Ví dụ, cá voi cũng cũng có những đặc điểm
chung của loài cá, nhưng đặc điểm bản chất của cá voi lại thuộc loài thú…
Đối tượng của tư duy là cái chung, nhưng nó cũng hướng tới cái riêng. Vì cái
riêng là thành phần cấu tạo nên cái chung, được cái chung khái quát lại. Cái riêng tồn tại
trong mối liên hệ với cái chung, dựa vào cái chung và có tác dụng soi sáng cái chung.
Tính khái quát và trừu tượng của tư duy không chỉ giúp con người giải quyết được
những vấn đề hiện tại, mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai.
Trong một số tình huống, con người không nên lạm dụng vào tính khái quát của
tư duy, có nghĩa là khái quát vội theo kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ, mọi lời nói dối đều
xấu, mọi bông hoa đều thơm, tất cả những người giỏi đều thành đạt…
Trong quá trình dạy học, muốn phát triển tư duy cho học sinh, trước hết phải
truyển thụ cho học sinh những tri thức mang tính khái quát, cô đọng, súc tích đồng thời
rèn luyện cho học sinh biết khái quát một vấn đề, chỉ ra được cái chung và cái bản chất
của vấn đề…
1.2.4. Tư duy và ngôn ngữ
Một đặc điểm quan trọng của tư duy – đó chính là mối quan hệ khăng khít giữa tư
duy và ngôn ngữ. Tư duy luôn vận hành trên nền ngôn ngữ và không có ngôn ngữ thì
không thể có tư duy.
Mối quan hệ của tư duy và ngôn ngữ có nhiều ý kiến trái ngược nhau.
- Quan điểm của trường phái Vuxbua: tư duy và ngôn ngữ không gắn bó với nhau
mà tách biệt nhau. Chúng chỉ gắn bó với nhau khi viết hoặc nói ra.
- Quan điểm của thuyết hành vi: đồng nhất tư duy với ngôn ngữ. Quan điểm này
cho rằng, tư duy phát ra thành lời.
- Quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng: tư duy và ngôn ngữ là hai quá trình
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất,
mang mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Nếu không có ngôn ngữ thì sản phẩm của tư duy không có gì để biểu đạt, người
khác không thể tiếp nhận và thao tác của tư duy cũng không thể diễn ra. Ngôn ngữ cố
định lại kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả tư
duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể
tư duy. Ví dụ, muốn phân tích phải dùng ngôn ngữ để mổ xẻ sự vật hiện tượng, biểu đạt
cái mình phân tích…Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm
thanh vô nghĩa, không có nội dung, giống như những tín hiệu âm thanh của thế giới động
vật. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy, mà ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 44


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Tư duy và ngôn ngữ là hai quá trình tâm lý khác nhau và tuân theo những quy luật
khác nhau. Tư duy bắt đầu khi xuất hiện những tình huống có vấn đề. Nhờ có ngôn ngữ
mà con người nhận thức được tình huống đó và chủ thể có thể tiến hành được các thao
tác tư duy. Kết thúc quá trình tư duy đi đến những khái niệm phán đoán, suy lý phải được
biểu đạt bằng ngôn ngữ bằng các công thức, từ, ngữ…
Rèn luyện khả năng tư duy cho trẻ, trước hết phải rèn luyện ngôn ngữ sao cho trẻ
lĩnh hội được ngôn ngữ trong sáng, khúc triết…bởi đó là phương tiện hữu hiệu của tư duy,
giúp cho tư duy thêm nhạy bén và lanh lợi, rõ ràng và minh bạch.
1.2.5. Tư duy và nhận thức cảm tính
Tư duy dù ở mức độ nhận thức cao hơn (nhận thức lý tính) phản ánh cái bản chất
bên trong, mối quan hệ có tính quy luật, nhưng tư duy vẫn phải dựa vào nhận thức cảm
tính.Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy
sinh “tình huống có vấn đề”.
Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện
thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát hiện thực theo nhóm, lớp, phạm trù mang
tính quy luật trong quá trình tư duy.
Tư duy và những sản phẩm tư duy ảnh hưởng trực tiếp và chi phối mạnh mẽ khả
năng phản ánh của nhận thức cảm tính, làm cho khả năng cảm giác, tri giác của con
người nhạy bén, tinh vi hơn, mang tính lựa chọn và ý nghĩa.
Từ đặc điểm này của tư duy giúp cho công tác giảng dạy tại các trường học phải
chú ý không chỉ tới việc phát triển tư duy, mà còn gắn liền việc phát triển tư duy với việc
rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát, đưa học sinh vào thực tiễn cuộc sống và
trau dồi thêm vốn sống.
1.3. Bản chất xã hội của tư duy
Cũng như mọi hiện tượng tâm lý khác, tư duy của con người mang bản chất xã hội
và bản chất đó được thể hiện ở những mặt sau:
- Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy
được, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đạt được ở trình
độ phát triển lịch sử của từng thời kỳ.
- Tư duy sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra với tư cách là phương
tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ các kết qủa hoạt động nhận thức của loài người.
- Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội, là ý nghĩ của con người
được hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ cấp thiết nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đương đại.
- Bề rộng của sự khái quát, chiều sâu của việc phát hiện ra bản chất của các sự vật
hiện tượng được quy định không chỉ bởi những khả năng của cá nhân mà còn bởi kết quả
của hoạt động nhận thức mà loài người đã đạt được (tư duy mang tính tập thể).
Như vậy, tư duy của mỗi người được hình thành và phát triển nhờ vào quá trình
hoạt động nhận thức tích cực của con người, nhưng nội dung, tính chất của tư duy được

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 45


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

quy định bởi trình độ nhận thức chung, tồn tại trong một giai đoạn phát triển xã hội cụ
thể. Có thể nói rằng, tư duy là sản phẩm của sự phát triển xã hội – lịch sử.
1.4. Vai trò của tư duy
- Tư duy mở rộng giới hạn nhận thức, tạo khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn
của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại để đi sâu vào bản chất của sự
vật, hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính chất quy luật giữa chúng với nhau.
- Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, mà còn có khả năng giải
quyết trước cả những nhiệm vụ trong tương lai do nắm được bản chất và quy luật vận
động của tự nhiên, xã hội và con người.
- Tư duy cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm cho chúng có ý nghĩa hơn
trong hoạt động của con người.
- Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra những cái tương tự do đó tiết kiệm
được công sức của con người.
- Nhờ tư duy mà con người hiểu thực tiễn, môi trường xung quanh một cách sâu sắc
và vững chắc hơn, có kết quả cao hơn trong việc tác động lên chúng.
1.5. Cơ sở sinh lý của tư duy
Về mặt sinh lý học, tư duy là hiện tượng ở toàn bộ hệ thần kinh chứ không chỉ ở
một phần nào. Tuy nhiên, nó mang những đặc điểm sinh lý đặc biệt, trong đó có:
- Quá trình hoạt động phân tích, tổng hợp phức tạp của vỏ bán cầu đại não đóng
vai trò đặc biệt quan trọng vào việc thực hiện các quá trình tư duy. Quá trình đó biểu
hiện qua quá trình thành lập phản xạ có điều kiện và hoạt động định hình động.
- Các mối liên hệ tạm thời, phức tạp được tạo nên ở giữa các khâu cuối cùng trong
não của các cơ quan phân tích là cái có ý nghĩa đối với quá trình tư duy và là cơ sở sinh
lý của tư duy. Hoạt động của trung khu riêng lẻ trong vỏ não luôn bị các kích thích bên
ngoài chi phối, nên các mối liên hệ thần kinh được tạo ra khi các khu đó được kích thích
tạm thời sẽ phản ánh các mối liên hệ thực trong vật thể. Các mối liên hệ do các kích thích
bên ngoài tạo nên theo quy luật đó là cơ sở sinh lý của quá trình tư duy.
- Các quá trình thần kinh trong các trung khu ngôn ngữ của vỏ đại não tham gia
vào sự diễn biến của quá trình tư duy. Tư duy không chỉ dựa vào tín hiệu thứ nhất mà nó
đòi hỏi phải có hoạt động của tín hiệu thứ hai gắn chặt với hệ thống tín hiệu thứ nhất. Các
kích thích không chỉ là những vật thể cụ thể của thế giới xung quanh với những tính chất
của chúng, mà còn là ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp tư duy phản ánh bằng lời nói những mối
liên hệ lẫn nhau và những mối liên hệ lẫn nhau và những điều kiện quyết định lẫn nhau
của các hiện tượng, bởi vì lời nói không chỉ là sự thay thế, là tín hiệu của vật thể, mà là
những kích thích tổng hợp.
Các phần đặc hiệu của não liên quan tới quá trình của tư duy:
Vỏ đại não – là lớp chất xám bao quanh hai bán cầu đại não có cấu trúc tinh vi,
phức tạp nhất của hệ thần kinh. Trên vỏ đại não có các vùng liên quan tới quá trình hình

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 46


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

thành tư duy, nổi rõ nhất là các vùng như: vùng trước trán, vùng Wernicke, vùng đỉnh,
vùng cảm giác vận động.
- Vùng trước trán có khả năng gọi các thông tin lưu giữ (ký ức) trong các kho nhớ
rải rác khắp não dùng vào quá trình tư duy sâu hơn nhằm đạt tới mục tiêu; là nơi diễn ra
quá trình so sánh, xử lý, tổng hợp các loại thông tin, nơi tổ chức thực hiện tập tính thích
nghi của động vật và các hoạt động có ý thức, có đích của con người. Tổn thương vùng
trán ở người gây mất khả năng lập kế hoạch hành động, trở nên bàng quan với xung
quanh, hay buồn ngủ, hay lặp đi, lặp lại một ý nào đó, không lĩnh hội được kiến thức mới
và không có khả năng tư duy trừu tượng.
- Vùng Wernicke hay còn gọi là vùng nhận thức tổng hợp, vùng hiểu biết, vùng
thông minh, vùng liên hiệp cao cấp, vùng hiểu ngôn ngữ v.v…Vùng Wernike là thuật
ngữ có thể bao hàm nội dung đầy đủ nhất, vừa là tên của nhà bác học Wernicke – người
đầu tiên viết về tầm quan trọng của vùng này trong các quá trình trí tuệ. Là vùng nhận
cảm giác cuối cùng. Ở đây, các loại cảm giác sau nhiều lần nâng cấp, trở thành nhận thức
tổng hợp, tức là nhận biết toàn diện về một vật thể. Là nơi hợp lưu ít nhất ba dòng thông
tin chủ yếu (dòng cảm giác xúc giác từ vùng cảm giác thân phía trên đổ xuống, dòng cảm
giác nhìn từ thùy chẩm phía sau chảy ra và dòng cảm giác nghe từ thùy thái dương chảy
về). Ngoài ra còn có những dòng thông tin cảm giác khác như cảm giác nếm, ngửi và
cảm giác bản thể…cũng đổ về vùng Wernicke này góp phần nấng cấp nhận thức lên mức
cao hơn, toàn diện hơn. Người bị hủy vùng Wernicke thường bị mất trí, không đáp ứng
cảm xúc, không đọc không viết được, không làm tính được, không có khả năng suy nghĩ.
- Vùng đỉnh liên hợp là vùng nằm giữa các vùng chiếu cảm giác Soma, cảm giác
thính giác và cảm giác thị giác. Vùng đỉnh phát triển mạnh nhất ở người, có nhiều tế bào
hình sao và tế bào tiếp nhận các loại cảm giác khác nhau, có liên hệ với các vùng vỏ não
vận động và vùng trán, có các sợi liên hệ với thể vân, vùng dưới đồi và đồi thị. Tổn
thương vùng đỉnh ở phía bán cầu ưu thế gây rối loạn chức năng ngôn ngữ, ảnh hưởng tới
hoạt động tư duy của con người.
2. Quy luật của tư duy
2.1. Tư duy là một quá trình tâm lý
Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong
quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn. Vì tư duy là một quá trình nên có các
giai đoạn của nó: xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề (nhận thức vấn đề), huy động các tri
thức kinh nghiệm (xuất hiện các liên tưởng), sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết,
kiểm tra giả thuyết và cuối cùng là giải quyết nhiệm vụ. Các giai đoạn của một quá trình
tâm lý được nhà tâm lý học Platonov K.K. mô tả qua sơ đồ sau:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 47


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới

Giải quyết vấn đề

Sơ đồ 4. Các giai đoạn của tư duy.


Đây chính là logic của tư duy. Số lượng các giai đoạn có thể không cần đầy đủ
trong một số trường hợp, nhưng các giai đoạn luôn phải tuân theo trình tự như trong sơ
đồ.
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề (nhận thức vấn đề).
Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống có vấn đề. Điều đó
con người đã xác định được nhiệm vụ và biểu đạt được nó. Tình huống có vấn đề chứa
đựng các mâu thuẫn khác nhau giữa cái đã biết với cái chưa biết, cái đã có với cái chưa
có. Đó là mặt khách quan của tình huống có vấn đề. Về mặt chủ quan của tình huống có
vấn đề là ở những con người khác nhau, trên một tình huống có thể nhận thức khác nhau.
Ở người này cho rằng tình huống có vấn đề, nhưng người kia lại không. Điều đó phụ
thuộc vào kiến thức và nhu cầu của cá nhân.
Tình huống có vấn đề là sự sát nhập giữa yếu tố khách quan với yếu tố chủ quan.
Chính vấn đề cần giải quyết được xác định này đã được quyết định toàn bộ các khâu sau
đó của quá trình tư duy, quyết định chiến lược tư duy. Đây là giai đoạn đầu tiên rấy quan
trọng của quá trình tư duy.
- Huy động các tri thức kinh nghiệm (xuất hiện các liên tưởng)
Khi đã xác định được nhiệm vụ cần giải quyết, chủ thể tư duy huy động tri thức,
kinh nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết đó, nghĩa là xuất hiện các liên tưởng.
Việc huy động các tri thức kinh nghiệm này hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệm vụ tư duy đã
được xác định (đúng hướng hay lạc hướng mà nhiệm vụ tư duy đặt ra)
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 48


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Các tri thức kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện thoạt đầu mang tính chất rộng
rãi, bao trùm, chưa khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra. Trên
cơ sở sàng lọc hình thành giả thuyết, tức là một phương án, dự kiến cách giải quyết có thể
có đối với nhiệm vụ tư duy. Nhờ sự phong phú, đa dạng của giả thuyết mà sự vật, hiện
tượng được xem xét từ nhiều phía khác nhau trong mối liên hệ quan hệ khác nhau, tìm ra
được con đường giải quyết nhiệm vụ đúng đắn và tiết kiệm nhất.
- Kiểm tra giả thuyết
Giả thuyết cần được kiểm tra xem có tương ứng với điều kiện và vấn đề đặt ra hay
không. Kết quả của kiểm tra sẽ dẫn đến khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả
thuyết đã nêu. Trong trường hợp phủ định thì một quá trình tư duy mới lại được bắt đầu
từ đầu. Có thể phát hiện ra nhiệm vụ mới còn chưa được giải quyết trong quá trình kiểm
tra nhiệm vụ.
- Giải quyết nhiệm vụ
Đây là khâu cuối cùng của một quá trình tư duy. Khi giả thuyết đã được kiểm tra
và khẳng định và khẳng định thì vấn đề được đặt ra đã có câu trả lời. Có khi nhu cầu giải
quyết một vấn đề mới lại được đặt ra cho chủ thể sau khi đã giải quyết nhiệm vụ đang
hiện thời.
Các nguyên nhân khó khăn thường gặp trong quá trình tư duy: Chủ thể không nhận
thấy một số dữ kiện của nhiệm vụ; chủ thể đưa thêm điều kiện thừa vào nhiệm vụ; tính
chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.
2.2. Các thao tác tư duy
Quá trình của tư duy chỉ phản ánh được mặt bên ngoài, cấu trúc bên ngoài của tư
duy, còn nội dung bên trong của mỗi giai đoạn của quá trình tư duy lại là một chỉnh thể
phức tạp diễn ra trên cơ sở của những thao tác tư duy đặc biệt.
Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí óc để
giải quyết vấn đề hoặc nhiệm vụ đặt ra. Các thao tác tư duy còn được gọi là những quy
luật bên trong (quy luật nội tại) của tư duy.
Quá trình tư duy có những thao tác cơ bản sau:
2.2.1. Phân tích – tổng hợp
- Phân tích là quá trình dùng trí óc phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ
phận, các thành phần tương đối độc lập, các thuộc tính, các mối liên hệ, quan hệ giữa
chúng để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.
- Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những bộ phận, các thuộc tính, các
thành phần đã được tách rời trong quá trình phân tích thành một chỉnh thể thống nhất
hoàn chỉnh.
Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành
sự thống nhất không thể tách rời. Phân tích là cơ sở của tổng hợp, tổng hợp diễn ra trên
cơ sở phân tích. Không có quá trình phân tích thì không thể tiến hành tổng hợp được,

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 49


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

ngược lại, phân tích không có tổng hợp thì quá trình đó trở nên vô nghĩa trong quá trình
nhận thức.
2.2.2. So sánh
- So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống và khác nhau, sự đồng nhất
hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức.
- Thao tác so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với thao tác phân tích – tổng hợp.
- So sánh có ý nghĩa giáo dục lớn đối với trẻ lứa tuổi nhi đồng, là con đường cơ bản
để trẻ nhận thức thế giới, gọi tên được sự vật, hiện tượng (bởi những dấu hiệu đặc trưng,
khác với các sự vật hiện tượng khác).
2.3.3. Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó và lưu giữ lại
những yếu tố cần thiết để tư duy.
- Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng khác nhau
thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ chung nhất
định. Có hai loại thuộc tính chung: Những thuộc tính giống nhau và những thuộc tính
chung bản chất.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, chi phối và bổ
sung cho nhau, giống như mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao
hơn. Không có trừu tượng hóa thì không thể tiến hành khái quát hóa. Nhưng trừu tượng
hóa mà không khái quát hóa thì hạn chế quá trình nhận thức, thậm chí sự trừu tượng hóa
trở nên vô nghĩa.
Tóm lại, giữa các thao tác tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với
nhau theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định. Tuy nhiên, trên thực tế các
thao tác tư duy có thể đan chéo nhau mà không theo trình tự như trên. Tùy theo điều kiện
và nhiệm vụ của tư duy mà có mối liên hệ với nhau không theo trình tự máy móc hoặc
thực hiện tất cả các thao tác. Để rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh, giáo viên cần
chú ý rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy nói trên.
3. Sản phẩm của tư duy
3.1. Khái niệm
- Khái niệm - là sự phản ánh các thuộc tính cơ bản và chung nhất của sự vật hiện
tượng. Cơ sở của các khái niệm là các kiến thức của chúng ta về sự vật hoặc hiện tượng.
- Có hai loại khái niệm:Khái niệm chung và khái niệm đơn nhất
+ Khái niệm chung – là những khái niệm bao gồm một nhóm các sự vật hoặc hiện
tượng đồng nhất, mang cùng một tên gọi. Ví dụ: khái niệm “cái ghế”, “tòa nhà”, “bệnh
tật”, “con người”…Ở khái niệm chung biểu hiện những dấu hiệu thuộc tính có ở tất cả
những sự vật gắn kết với nhau tạo thành khái niệm tương ứng.
+ Khái niệm đơn nhất (khái niệm riêng) là khái niệm chỉ một sự vật nào đó cụ thể.
Ví dụ: Việt Nam, Đà Nẵng, Bán đảo Sơn Trà…Khái niệm đơn nhất là tổng thể các kiến

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 50


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

thức về một sự vật nào đó, tuy nhiên biểu hiện các thuộc tính có thể bao gồm các khái
niệm khác, kể cả khái niệm chung. Ví dụ, khái niệm Bán đảo Sơn Trà là ngọn đồi nằm
trên biển, thuộc địa phận TP Đà Nẵng.
Những khái niệm chung nào cũng xuất phát từ cơ sở của các sự vật, hiện tượng
đơn nhất. Vì thế cho nên sự hình thành khái niệm diễn ra không chỉ bằng cách làm sáng
tỏ các thuộc tính và các đặc điểm chung nào đó của nhóm các sự vật, mà đầu tiên là phải
qua sự lĩnh hội những kiến thức về các thuộc tính và các đặc điểm của sự vật hiện tượng
đó. Quy luật hình thành các khái niệm – đấy là sự vận động từ cái riêng đến cái chung, có
nghĩa là thông qua tính khái quát.
- Sự lĩnh hội các khái niệm là quá trình phức tạp với nhiều các giai đoạn.
+ Giai đoạn thứ nhất – Giai đoạn hình thành các khái niệm.
Không phải tất cả các dấu hiệu bản chất được chúng ta tiếp nhận như là bản chất
(đặc biệt đối với trẻ em). Có những dấu hiệu bản chất thì chúng ta hoàn toàn không ý
thức được, còn những dấu hiệu không mang bản chất thì được tiếp nhận như là thuộc
tính. Ngày nay chúng ta có nhiều cơ sở để cho rằng, nền tảng của sự hình thành nên khái
niệm chính là thực hành. Chúng ta không có đầy đủ kinh nghiệm thực tiễn thì các khái
niệm của chúng ta sử dụng bị sai lệch. Chúng có thể ở dạng thu hẹp hoặc mở rộng. Ở
dạng thu hẹp là khi khái niệm được hình thành trong ý thức của chúng ta không phải là
cái cần tiếp nhận. Còn ở dạng mở rộng thì ngược lại gắn kết toàn bộ các thuộc tính hoàn
toàn không tương ứng với sự phản ánh sự vật, hiện tượng của khái niệm. Ví dụ, một số
các học sinh tiểu học không cho rằng các loài côn trùng là động vật, khái niệm “cây
thông” thường được trẻ sử dụng cho tất cả các loại cây lá kim.
+ Giai đoạn thứ hai – xác định các cơ chế của quá trình này. Một số các khái niệm
được hình thành ngay ở năm đầu đời của con người, khi đó chúng ta chưa thể khám phá
ra quy luật của sự hình thành, vì thế cho nên các kiến thức được lĩnh hội ở những năm
đầu đời của con người phần lớn rơi vào trạng thái vô thức. Các khái niệm đó có thể là
khái niệm “không gian”, “thời gian”. Nhưng những khái niệm đó không nhiều. Phần lớn
các khái niệm chúng ta có được là trong quá trình phát triển của chúng ta.
Có thể lĩnh hội khái niệm theo 2 cách:
1) Khái niệm được hình thành trên cơ sở là những gì mà chúng ta được dạy dỗ một
cách bài bản, đó còn được gọi là “hạt nhân của các khái niệm” (khái niệm chung); Ví
dụ, khi chúng ta giải thích cho trẻ rằng, chó sói là loài động vật nguy hiểm và độc ác. Ở
trẻ hình thành nên khái niệm hạt nhân “chó sói”.
2) Trong quá trình hoạt động chúng ta tự động hình thành nên khái niệm trên cơ sở
kinh nghiệm của bản thân. Trên cơ sở kinh nghiệm sẽ lĩnh hội được “các nguyên mẫu”
(các khái niệm đơn nhất). Ví dụ, từ kinh nghiệm của trẻ khi đi thăm sở thú, trẻ biết được
rằng chó sói – đó là động vật yếu đuối, lông xù và hoàn toàn không nguy hiểm (nguyên
mẫu).

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 51


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Hạt nhân và nguyên mẫu của khái niệm có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Mối
quan hệ đó xác định sự tương thích các ấn tượng của chúng ta về sự vật, hiện tượng nào
đó. Do sự tính tương thích của các ấn tượng này phụ thuộc vào việc lĩnh hội bản chất
của sự vật, hiện tượng chính xác như thế nào – có nghĩa là hạt nhân. Các tưởng tượng
của chúng ta thường gắn liền với văn cảnh nào đó, vì thế cho nên để lĩnh hội được
những gì va chạm trong cuộc sống, con người cần thiết phải có một kinh nghiệm thực
tiễn có ý nghĩa. Bố mẹ thường cố gắng ngăn chặn những lỗi của trẻ, vì thế cho nên luôn
hướng tới việc truyền đạt cho trẻ hạt nhân của khái niệm.
Các cơ chế lĩnh hội các khái niệm (theo các nhà tâm lý Mỹ):
1) Chiến lược mẫu – là phương pháp đơn giản, được sử dụng để lĩnh hội các khái
niệm mới. Ví dụ, trẻ lĩnh hội khái niệm “đồ gỗ”, khi trẻ gặp một ví dụ hoặc một mẫu cụ
thể như cái bàn, trẻ lưu giữ hình ảnh đó vào trong trí nhớ của mình, sau đó trẻ gặp cái bàn
khác trẻ sẽ so sánh cái khách thể mới với cái đã được lưu giữ trong trí nhớ (các đồ thuộc
gỗ) có sự khác và giống nhau về chất không. Phương pháp này được trẻ sử dụng rộng rãi
và trẻ thường làm việc tốt hơn với các mẫu điển hình. Ví dụ, nếu như khái niệm về đồ gỗ
của trẻ nhỏ được cấu thành từ những mẫu điển hình như cái bàn, cái ghế, thì trẻ có thể
phân loại đúng các mẫu khác có bề ngoài giống với mẫu đã biết như là cái ghế hoặc đi-
văng, chứ không phải là những mẫu có sự khác biệt với cái đã biết như giá sách. Chiến
lược mẫu còn được lưu giữ ở cả người lớn tuổi.
2) Chiến lược kiểm tra giả thuyết – là phương pháp nghiên cứu các mẫu rõ ràng của
khái niệm, tìm những dấu hiệu mang đặc điểm chung tương ứng (ví dụ: Nhiều các đồ gỗ
nằm trong các không gian nhà cửa) và đưa ra giả thuyết rằng chính những dấu hiệu chung
này là đặc điểm của khái niệm đó. Sau đó con người phân tích các sự vật mới, tìm ra các
dấu hiệu mâu thuẫn nằm trong chúng và lưu giữ giả thuyết nếu nó đúng với bản chất của
sự vật, hoặc thay đổi giả thuyết nếu nó không được công nhận. Chiến lược này dựa trên
sự trừu tượng hóa.
Các nhân tố cản trở hoặc tăng cường lĩnh hội khái niệm:
1) Sự biến đổi các dấu hiệu của sự vật. Sự vật, hiện tượng nào càng nhiều dấu hiệu
mà chúng ta gặp trong kinh nghiệm thực tiễn, thì khái niệm đó trong chúng ta sẽ được
hình thành đầy đủ về sự vật, hiện tượng gặp phải.
2) Sử dụng trực quan trong việc lĩnh hội khái niệm mang lại kiến thức rõ ràng về sự
vật, hiện tượng, các phẩm chất và các thuộc tính của nó.
3.2. Phán đoán
- Phán đoán – là hình thái tư duy dựa trên sự hiểu biết bởi chủ thể về sự đa dạng
các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng với những sự vật, hiện tượng khác. Nếu như sự
hiểu biết đấy là năng lực, thì phán đoán chính là kết quả của năng lực đó. Phán đoán là sự
phản ánh những mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các thuộc tính và
các dấu hiệu của chúng. Ví dụ, phán đoán “kim loại sẽ nở ra khi đun nóng nó” biểu hiện
mối quan hệ giữa những thay đổi nhiệt độ và khối lượng của kim loại.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 52


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Phán đoán khẳng định hoặc phủ định các mối quan hệ nào đó của sự vật hiện
tượng, sự kiện khách quan. Ví dụ, khi chúng ta nói: “trái đất quay quanh mặt trời”, chúng
ta khẳng định sự có mặt của mối tương quan khách quan cụ thể trong không gian giữa hai
thiên thể…
- Các dạng phán đoán: phán đoán thật và phán đoán sai, phán đoán chung, phán
đoán riêng và phán đoán đơn nhất.
+ Phán đoán thật biểu hiện chân thực mối liên hệ giữa các sự vật và các thuộc tính
của chúng tồn tại trong thực tại. Ví dụ: “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”.
+ Phán đoán sai, ngược lại, biểu hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng khách quan
không tồn tại trong thực tại. Ví dụ: Cá heo là loài đẻ trứng.
+ Phán đoán chung là khẳng định (hoặc phủ định) một cái gì đó đối với tất cả các
sự vật của một nhóm, một lớp liên quan. Ví dụ, “tất cả các con cá đều thở bằng mang”.
+ Phán đoán riêng là khẳng định hoặc phủ định một số các sự vật chứ không phải là
tất cả. Ví dụ, “một số học sinh được là học sinh xuất sắc”.
+ Phán đoán đơn nhất – chỉ khẳng định hoặc phủ định một sự vật nào đó. Ví dụ,
“học sinh này học bài kém”.
- Có hai phương pháp cơ bản tạo thành phán đoán:
+ phương pháp trực tiếp là khi trong các phán đoán biểu hiện những gì được tiếp
nhận. Ví dụ, cái bàn có màu nâu được phán đoán đơn giản là: “Cái bàn nâu này”
+ phương pháp gián tiếp – nhờ vào những lập luận và suy lý nhận được các phán
đoán khác. Ví dụ, Men-đê-lep trên cơ sở của quy luật giai đoạn được khám phá của lý
thuyết, chỉ nhờ vào các kết luận, các lập luận ông đưa ra được một số tính chất của các
thành phần hóa học chưa rõ ràng ở thời đại của ông. Khi các thành phần hóa học này
được khám phá và nghiên cứu thì các giả thiết lý thuyết được đưa ra của Menđêlep được
chứng thực.
Phán đoán và khái niệm có mối quan hệ biện chứng. Khái niệm được hình thành từ
phán đoán (để tìm thuộc tính bản chất, quan hệ có tính quy luật), và ngược lại, khái niệm
được hình thành lại là chất liệu, căn cứ để phán đoán chính xác hơn.
3.3. Suy lý (kết luận)
- Suy lý là hình thái cao nhất của tư duy hình thành nên các phán đoán mới trên cơ
sở cải biến những cái đã có. Suy lý dựa trên khái niệm và phán đoán và thường được sử
dụng trong quá trình tư duy lý thuyết.
- Suy lý còn là dạng cơ bản của nhận thức hiện thực gián tiếp. Ví dụ, “giấy là
chất dễ cháy” – phán đoán đầu tiên, “đây là vật cấu tạo từ giấy” – phán đoán thứ hai, vậy
có thể đưa ra kết luận: “vật này dễ cháy” – phán đoán thứ ba là phán đoán được rút ra từ
phán đoán thứ nhất và thứ hai. Như vậy, suy lý – là mối quan hệ giữa các ý nghĩ (giữa
các khái niệm, các phán đoán), là kết quả của một hoặc nhiều các phán đoán.
- Từ phán đoán gốc đưa ra phán đoán khác được gọi là đường dẫn của suy lý. Như
ở ví dụ trên thì đường dẫn là những phán đoán: “Giấy là chất dễ cháy” (đường dẫn chung,

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 53


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

hoặc là đường dẫn lớn), “đây là vật cấu tạo từ giấy” (đường dẫn riêng, hoặc là đường dẫn
nhỏ hơn). Điều rút ra từ những đường dẫn gọi là kết luận (“vật này dễ cháy”).
- Có hai loại suy lý:
+ Suy lý quy nạp có kết luận từ những tình huống, ví dụ riêng lẻ (có nghĩa là từ
những phán đoán riêng lẻ) đến luận điểm chung (phán đoán chung – khái quát). Ví dụ,
sau khi chứng minh được rằng, các chất như sắt, đồng, nhôm, platin v.v… đều mang tính
dẫn điện, chúng ta có thể khái quát lại tất cả những điểm riêng lẻ này thành một phán
đoán chung là: “Tất cả chất kim loại đều dẫn điện”.
+ Suy lý diễn dịch, ngược lại, có kết luận từ luận điểm chung đến những tình huống,
các ví dụ, các sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Một trong các dạng phổ biến của suy lý diễn
dịch là tam đoạn luận (là hình thái đơn giản, nhưng logic điển hình của tư duy). Ví dụ,
“Tất cả chất kim loại đều dẫn điện. Thiếc là kim loại. Do đó, thiếc – là chất dẫn điện”.
Khái niệm, phán đoán, suy lý có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, thống nhất với
nhau biểu hiện kết quả cuối cùng của tư duy, vì vậy còn gọi là các hình thức của tư duy.
4. Phân loại tư duy
4.1. Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển thì tư duy được chia thành 3 loại:
4.1.1. Tư duy trực quan - hành động
- Là loại tư duy xuất hiện sớm nhất về phương diện phát sinh chủng loại cũng như
về phương diện phát sinh cá thể.
- Là tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các
tình huống và nhờ các hành động vận động (các thao tác tay chân…) nhằm giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể, trực quan. Ví dụ, trẻ em làm toán, dùng tay di chuyển que tính,
bấm máy tính…
- Loại tư duy này có ở người và một số động vật bậc cao.
- Trong quá trình phát sinh chủng loại và cá thể, con người trước tiên giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể, trước mắt, sau đó mới hình thành lý luận và hoạt động lý thuyết.
Ví dụ, tổ tiên chúng ta từ việc đo đạc ruộng đất bằng thực hành, dần dần thành bộ môn
hình học.
- Đối với sự phát triển thì loại tư duy này là lại tư duy chủ yếu ở trẻ 3-4 tuổi. Qua
quá trình tham gia vào hoạt động thực tiễn loại tư duy này ở trẻ được hoàn thiện dần và
ngày càng giữ vai trò thứ yếu.
4.1.2. Tư duy trực quan - hình ảnh
- Loại tư duy này xuất hiện muộn hơn tư duy trực quan hành động và phát triển ở
mức độ cao hơn.
 Chỉ có ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ em làm toán bằng cách dùng mắt quan
sát các sự vật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
 Là loại tư duy giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ
trên bình diện hình ảnh.
 Tư duy trực quan hình ảnh của học sinh được phát triển mạnh thông qua văn học.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 54


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

4.1.3. Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic)


 Là loại tư duy ra đời muộn nhất và chỉ có ở con người.
 Là loại tư duy mà việc giải quyêt nhiệm vụ được dựa trên việc sử dụng các khái
niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Ví dụ, học sinh làm toán
bằng cách sử dụng các công thức toán học, thiết lập quan hệ logic những kiến thức đã
biết và sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện đắc lực.
Các loại tư duy nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chi phối lẫn
nhau. Tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình ảnh là cơ sở cho tư duy trừu
tượng.
4.2. Căn cứ vào hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết vấn
đề. Ở hình thái phân loại này, tư duy của người trưởng thành được chia thành 3 loại:
4.2.1. Tư duy thực hành – Là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực
quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. Ví
dụ, tư duy của người thợ
4.2.2. Tư duy hình ảnh cụ thể - Là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra dưới hình
thức là những hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng dựa tren những hình ảnh
trực quan đã có. Ví dụ, khi nghĩ xem làm sao để biểu diễn hoặc thuyết trình được hay
nhất trước đông người…
4.2.3. Tư duy lý luận - Là loại tư duy giải quyết nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi phải sử
dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận. Ví dụ, học sinh tư duy khi nghe
giảng bài trên lớp, tư duy của thầy giáo khi soạn bài.
Trong thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người trưởng thành thường sử dụng
phối hợp nhiều loại tư duy, trong đó có một loại tư duy giữ vai trò chủ yếu. Ví dụ: người
thợ , kỹ sư thiên về tư duy thực hành, tuy nhiên trong quá trình làm việc không thể thiếu
tư duy hình ảnh và tư duy lý luận; người nghệ sỹ thiên về tư duy hình ảnh, nhưng để xây
dựng hình ảnh mới họ phải dựa vào tư duy lý luận; nhà bác học thường sử dụng tư duy lý
luận trên cơ sở của tư duy hình ảnh và tư duy thực hành…
Như vậy, tính chất nghề nghiệp đã làm cho con người thiên về loại tư duy nào đó
hơn so với các loại tư duy khác
4.3. Theo mức độ sáng tạo của tư duy chia tư duy thành hai loại:
4.3.1. Tư duy Algorism
 Là loại tư duy diễn ra theo một chương trình cấu trúc logic có sẵn, một khuôn
mẫu nhất định.
 Có cả ở người và máy móc (Computer, robot). Tuy nhiên tư duy của con người
khác xa về chất so với tư duy của máy. Bởi máy móc lại do chính óc tư duy của con
người tạo ra.
4.3.2. Tư duy Heuristic
 Là loại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động, linh hoạt, không theo một khuôn
mẫu cứng nhắc nào và có liên quan đến trực giác, khả năng sáng tạo của con người.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 55


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Các loại tư duy trên có thể bổ sung cho nhau, giúp con người nhận thức sâu sắc
và đúng đắn thế giới.
5. Đặc điểm cá nhân về tư duy
5.1. Tính độc lập sáng tạo - Tính độc lập sáng tạo biểu hiện trước hết ở kỹ năng
thấy và đặt ra vấn đề mới, câu hỏi mới và sau đó giải quyết chúng bằng sức lực của mình.
Tính chất sáng tạo của tư duy được biểu hiện một cách rõ ràng trong tính độc lập tư duy
này. Tính độc lập của tư duy khác hẳn với suy nghĩ bảo thủ hay thụ động, ảnh hưởng của
bên ngoài mà dựa trên cơ sở sự đánh giá sắc bén tình hình, quyết tâm thực hiện công việc
có căn cứ khoa học và khả thi công việc đó.
5.2. Tính linh hoạt - Tính linh hoạt của tư duy là kỹ năng xác định nhanh chóng
phương thức hành động, đồng thời sáng tạo tìm phương thức mới khi tình hình đã thay đổi.
5.3. Tính phê phán - là kỹ năng đánh giá một cách khách quan các suy nghĩ của
mình cũng như của người khác, kiểm tra cẩn thận và từ nhiều phương diện các luận điểm
và kết luận. Óc phê phán: thể hiện ở kỹ năng không chịu ảnh hưởng của những ý nghĩ của
người khác mà đánh giá những ý nghĩ tư tưởng của người khác một cách đúng đắn,
nghiêm túc thúc đẩy được mặt mạnh yếu, những sai lầm trong tư tưởng đó. Ngoài ra cũng
đánh giá ý nghĩ của mình, đó chính là óc tự phê phán. Độc lập và phê phán của tư duy
phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của từng người, sự phong phú của kiến thức đã được
tích lũy. Những người có kinh nghiệm sống phong phú, kiến thức nhiều mặt thì có thể đạt
tới trình độ cao về tính độc lập và óc phê phán của tư duy.
5.4. Tính khái quát - Là kỹ năng tổng hợp các suy nghĩ, các thuộc tính của sự vật
hiện tượng thành một luận điểm, một kết luận chính xác.
5.5. Độ nhanh của tư duy - Là độ mau lẹ của tư duy trong những tình huống con
người cần phải giải quyết nhiệm vụ nào đó trong thời hạn ngắn (ví dụ, trong thời gian
chiến đấu, tình huống cấp thiết). Tính chất tư duy này cần thiết đối với học sinh. Nhiều
học sinh khi được gọi lên bảng giải bài tập mới thường lúng túng, mất bình tĩnh. Các xúc
cảm tiêu cực này cản trở tư duy của chúng. Trước những vấn đề mới suy nghĩ làm việc
rất chậm và thường không kịp, mặc dù khi ở những nơi yên tĩnh (ở nhà, ở trên thư viện)
chúng làm tốt và nhanh ngay cả những bài tập khó. Ở những học sinh khác thì ngược lại,
các xúc cảm này không làm cản trở suy nghĩ mau lẹ của chúng về việc giải bài tập mới,
nhất là ở những kỳ thi, sự kích thích và lo âu trong thời gian thi không làm chậm đi quá
trình tư duy, mà còn thúc đẩy, tăng cường tư duy. Vậy khi đó chúng có thể đạt được kết
quả học tập cao hơn ở những nơi làm việc bình thường.
Câu hỏi ôn
1. Các lý thuyết cơ bản nghiên cứu vấn đề tư duy và nêu sự hình thành và phát triển của
tư duy.
2. Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của tư duy.
3. Cơ sở sinh lý của tư duy là gì?
4. Một quá trình của tư duy có những giai đoạn và thao tác nào?

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 56


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

5. Nêu và trình bày đặc điểm của các sản phẩm tư duy.
6. Tư duy được phân loại như thế nào?
7. Nêu các đặc điểm cá nhân về tư duy.
8. Sự hình thành và phát triển của tư duy.
Chủ đề mở rộng (Seminar)
7. Các nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn của tư duy
8. Sự hình thành và phát triển tư duy ở trẻ em.
9. Phương pháp rèn luyện và phát triển tư duy.
10. Mối quan hệ của tư duy và ngôn ngữ.
11. Phương pháp nghiên cứu và đo lường tư duy
12. Tư duy tích cực
13. Tư duy sáng tạo
14. Tư duy phản biện

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục – 2009, tr. 61 – 71.
2. Nguyễn Xuân Thức, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm,
2007, tr. 118 – 133.
3. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục, 2002, tr.578 – 611.
4. L.X. Vưgốtxki, Tuyển tập tâm lý học/ Tư duy và ngôn ngữ, NXB Đại học quốc
gia. Hà Nội, 1997. tr.95 – 128.
5.Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương. Những điều kỳ diệu về tâm lý con người.
NXB Đại học Sư Phạm, 2005, tr. 226 – 264.
6. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc. Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách.
NXB Đại học Sư Phạm, 2009, tr. 129 – 150.
7. Nicky Hayes. Nền tảng tâm lý học. NXB Lao động, 2005, tr. 203 – 239.
8. A.G. Maklakov, Tâm lý học đại cương, NXB “Piter”, 2002, tr. 298 – 331. (bản tiếng
Nga)

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 57


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

BÀI 4. TƯỞNG TƯỢNG


1. Khái niệm chung về tưởng tượng
1.1. Định nghĩa về tưởng tượng
Khi xem xét quá trình tạo ra cái gì đó mới của con người, chúng ta gặp phải một vấn
đề của hiện tượng tâm lý người mà bản chất của vấn đề đó là: con người tạo ra trong nhận
thức một hình ảnh mới mẻ hoàn toàn chưa có trong thực tế dựa trên cơ sở của kinh
nghiệm thu được khi tác động với hiện thực khách quan trong quá khứ. Quá trình tạo
hình ảnh tâm lý mới được gọi là tưởng tượng.
Tưởng tượng – là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng
đã có.
1.2. Đặc điểm tưởng tượng
- Về nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội. Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình
thức biểu tượng mới, bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu
tượng đã có.
- Về phương thức phản ánh: Tưởng tượng vạch ra những thuộc tính bản chất của sự
vật, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật thông qua sự vận hành của
thao tác tư duy, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã
biết nhờ các phương thức hành động: chắp, ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hóa,
loại suy…
- Về phương diện kết quả phản ánh: sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng
của tưởng tượng. Đó là hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng
của trí nhớ (biểu tượng mới).
- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là trước những
đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng
tỏ cái mới khi tính bất định của hoàn cảnh quá lớn (không rõ ràng, minh bạch).
- Tưởng tượng có nguồn gốc xã hội, được hình thành trong lao động. Lao động buộc
con người trước khi hoạt động phải hình dung ra trước kết quả của hoạt động, phương
thức để đạt kết quả. Tưởng tượng có nguồn gốc xã hội được biểu hiện bởi những đặc
trưng sau: Sự phát triển của tưởng tượng luôn diễn ra trong mối quan hệ với nhu cầu của
con người. Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, tưởng tượng phát triển một cách từ từ,
nó gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý của cá nhân và sự phát triển của nhu cầu. Nhờ
vào những nhu cầu có sẵn dẫn đến việc xuất hiện nhu cầu mới và nó kích thích con người
tích cực hơn, sáng tạo hơn trong hoạt động; Tưởng tượng là sự phản ánh hiện thực khách
quan.Hình ảnh của tưởng tượng xuất phát từ hiện thực, lấy chất liệu từ trong hiện thực,
được kiểm nghiệm tính đúng đắn trong hiện thực; Tưởng tượng phát triển gắn liền với sự
phát triển nền văn hóa loài người. Do những kiến thức về thế giới xung quanh bị hạn
chế, do nhiều khi chưa nắm được những quy luật khách quan của thiên nhiên, nên con

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 58


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

người phải tưởng tượng. Vì thế, những khái niệm thần thoại đã có ngay trong những buổi
đầu của xã hội loài người và truyện thần thoại xuất hiện từ rất sớm. Hoạt động tưởng
tượng đã để lại những sản phẩm của nó trong nền văn hóa của loài người.
- Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng hoạt động mạnh mẽ. Những tri
thức đã tích lũy của loài người trong quá trình lịch sử được truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác. Những tri thức đó có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành hệ thống khái niệm về
thế giới khách quan ở con người. Tri thức đó lúc đầu được truyền bằng miệng, sau này
bằng chữ viết. Nhờ ngôn ngữ mà con người có khả năng hình dung được những cái mà
bản thân họ chưa từng gặp trong cuộc sống. Tưởng tượng cái gần, tưởng tượng cái xa hơn
và dần dần trở thành đặc điểm đặc trưng cho hoạt động tâm lý của con người.
1.3. Tưởng tượng và các quá trình tâm lý khác.
- Tưởng tượng và trí nhớ: Quá trình ghi nhớ và tái hiện bao gồm các biểu tượng
của tưởng tượng. Tài liệu của trí nhớ ở mức độ này hay mức độ khác được bổ sung, kết
hợp trong quá tình nhận thức với các biểu tượng của tưởng tượng. Tưởng tượng là một
quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang
tính gián tiếp và khái quát cao hơn so với trí nhớ.
- Tưởng tượng và nhận thức cảm tính: Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận
thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm,
cung cấp.
- Tư duy và tưởng tượng đều là quá trình nhận thức lý tính. Do vậy chúng có
những điểm giống, khác và quan hệ mật thiết với nhau.
- Những điểm giống nhau:
+ Đều nảy sinh khi con người gặp tình huống có vấn đề mà các quá trình nhận thức
cảm tính không giải quyết được.
+ Về phương thức phản ánh: đều phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp,
mang tính khái quát qua lăng kính của chủ quan cá nhân; lấy ngôn ngữ, tư liệu cảm tính
làm cơ sở, chất liệu để giải quyết vấn đề đặt ra và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn cho chân
lý.
+ Về kết quả phản ánh: Đem đến cái mới, chưa hề có trong kinh nghiệm cá nhân
hoặc của xã hội.
- Những điểm khác nhau:
+ Nguồn kích thích: Tình huống có vấn đề: đối với tư duy là những dữ kiện rõ ràng,
sáng tỏ, dùng khái niệm để giải quyết một các logic tường minh; đối với tưởng tượng là
những gì bất định, không rõ ràng, rành mạch, con người chỉ có thông tin gần đúng về đối
tượng…
+ Về nội dung và sản phẩm phản ánh: Ở tư duy là vạch ra những thuộc tính bản
chất, những mối quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng trên cơ sở
những khái niệm, phán đoán, suy lý; Ở tưởng tượng, xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có (bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh).

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 59


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Về phương thức phản ánh: Cách giải quyết bằng tưởng tượng gần giống trực giác:
Chỉ nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, không phân tích, so sánh rồi đưa ra kết luận.
Như vậy, cách giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng không tường minh, có độ tin cậy
không cao. Tư duy phải có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao
- Mối quan hệ:
+ Có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có vấn
đề.
+Khi đứng trước một tình huống có vấn đề có hai hệ thống được diễn ra: 1) hệ
thống được diễn ra trên cơ sở hình ảnh; 2) hệ thống diễn ra trên cơ sở khái niệm. Hai hệ
thống này có mối quan hệ chặt chẽ và thường diễn ra đồng thời. Ví dụ, sự lựa chọn
phương thức hoạt động bằng những phán đoán logic gắn liền với những biểu tượng.
+ Khi tư duy không giải quyết được vấn đề thiếu thông tin rõ ràng, thì tưởng tượng
tìm ra l ối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề khi tư duy bế tắc, tưởng tượng cho phép bỏ
qua giai đoạn tư duy nào đó mà vẫn hình dung và được kết quả cuối cùng. Ngược lại, nhờ
tư duy mà tưởng tượng của con người mang tính khách quan, hiện thực hơn, giảm bớt sự
bất hợp lý, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ.
- Tưởng tượng và xúc cảm tình cảm: Những biểu tượng của tưởng tượng có moois
quan hệ mật thiết với những xúc cảm và nó tạo ra các trạng thái tinh thần không phải chỉ
có trong chốc lát. Nếu như những hình tượng của tưởng tượng về mặt nội dung có liên
quan đến những mục đích cơ bản của cuộc sống của con người thì chúng sẽ trở thành một
trong những nguồn gốc làm xuất hiện và phát triển tình cảm sâu sắc và bền vững…
- Tưởng tượng với hành động: Biểu tượng của tưởng tượng, đặc biệt là những biểu
tượng về tương lai đang mơ ước là nguồn kích thích nội tâm đối với hành vi lý trí, hoạt
động của con người để thể hiện nó vào cuộc sống.
- Tưởng tượng với các thuộc tính tâm lý: Quá trình phát triển của cá nhân, tính
cách của cá nhân phụ thuộc vào mức độ mà họ tưởng tượng được trong toàn bộ hoạt động
và phong cách cá nhân của mình.
1.4. Cơ sở sinh lý của tưởng tượng
- Cơ sở sinh lý của tưởng tượng là những quá trình thần kinh phức tạp trong vỏ đại
não. Đó là các quá trình lưu lại (dấu vết, sự hưng phấn và ức chế, cảm ứng âm và cảm
ứng dương, lan tỏa và tập trung), phân tích và tổng hợp trong các bộ phận vỏ não và cơ
quan phân tích khác nhau. Hay nói cách khác, đó là quá trình hình thành những hệ
thống mới của các liên hệ thần kinh tạm thời, do kết quả hoạt động phân tích tổng hợp
phức tạp của não.
- Do kết quả hoạt động thần kinh phức tạp mà xuất hiện những phối hợp mới của
các mối liên hệ tạm thời hình thành trên kinh nghiệm đã qua và tạo nên cơ sở sinh lý của
các hình ảnh tưởng tượng. Quá trình này diễn ra theo giai đoạn. Ở giai đoạn nào đó, nó
tiến triển trong những vùng của vỏ đại não bị kích thích yếu, hay bị kìm hãm từng phần.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 60


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Ví dụ, khi ngủ những biểu tượng của khách quan đã lĩnh hội từ trước liên hệ với những
xúc cảm mạnh của con người tạo nên những hình tượng kỳ dị trong giấc mơ.
Nguyên nhân của sự phối hợp mới trong các mối liên hệ thần kinh tạm thời:
+ Do không có ý thức và do lặp đi lặp lại của các mối liên hệ tạm thời trong các
trung khu nhất định của vỏ đại não dưới ảnh hưởng của các kích thích ngẫu nhiên nào
đấy;
+ Do nỗ lực ý chí của con người nhằm xây dựng hình ảnh mới, điều đó làm tăng độ
cường độ hưng phấn lưu lại trong các trung khu tương ứng của vỏ đại não.
- Cơ sở sinh lý của tưởng tượng không phải là hoạt động của các trung khu thần
kinh tách rời nhau, mà là hoạt động chung của toàn bộ vỏ đại não.
1.5. Vai trò của tưởng tượng
Tưởng tượng đóng vao trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động
sống của con người. Tưởng tượng giúp con người định hướng hoạt động bằng cách tạo ra
mô hình tâm lý về sản phẩm cuối cùng, sản phẩm trung gian – kết quả cuối cùng của một
hoạt động.
* Đối với hoạt động nhận thức:
- Tưởng tượng gắn liền với các quá trình trí nhớ và tư duy sáng tạo.
- Tưởng tượng đóng vai trò quyết định trong hoạt động tâm lý của con người bởi vì
sự xử lý hình ảnh thực tiễn được diễn ra thậm chí ở dạng đơn giản nhất của sự tái tạo lại.
* Hoạt động của tưởng tượng còn có liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm xúc cảm
của con người. Tưởng tượng đóng vai trò điều khiển hành vi của con người, hiện thực
hóa các hành động ý chí.
* Đối với hoạt động khoa học nghệ thuật: Tưởng tượng là điều kiện quan trọng,
thiếu nó thì không thể có khoa học và nghệ thuật. Tưởng tượng cần cho nhà khoa học
trong việc xây dựng giả thuyết khoa học (dự kiến các biến cố, sự kiện, nguyên nhân, sự
biến đổi…), cần cho nhà văn, họa sỹ những hình ảnh, những biểu tượng trước khi đưa
chúng đến với nhân vật, hình ảnh nghệ thuật…
* Đối với giáo dục: Tưởng tượng là cơ sở để phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh,
là nền cho sự phát triển nhận thức. Khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần có những hình
dung đầy đủ về nhân cách học sinh, những phẩm chất và năng lực nhất định của chúng,
trên cơ sở đó đưa ra con đường, phương pháp, phương tiện giáo dục đạt hiệu quả tối ưu.
Khi dạy học, giáo viên còn cần phải có những hình dung trước tiến trình của bài giảng,
dự kiến trước những phản ứng của học sinh, các câu hỏi, các câu trả lời v.v. Giáo viên
cũng cần biết khơi dậy tiềm năng của trí tưởng tượng như là một trong những năng lực
của tư duy, giúp học sinh phát triển những tưởng tượng sáng tạo tích cực.
2. Phân loại tưởng tượng
2.1. Căn cứ vào mức độ tích cực:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 61


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

2.1.1. Tưởng tượng tích cực – là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp
ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Tưởng tượng tích cực gồm
hai loại:
a. Tưởng tượng tái tạo – là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân
người tưởng tượng, dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở tài liệu.
b. Tưởng tượng sáng tạo – là quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa có trong kinh
nghiệm xã hội. Tính chất mới mẻ độc đáo và có giá trị là đặc điểm nổi bật của loại tưởng
tượng này. Những thành quả riêng biệt của tưởng tượng sáng tạo là những biểu tượng,
những khái niệm, trong đó nội dung của khái niệm được hình thành và củng cố sâu sắc.
Tưởng tượng sáng tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quan điểm tư tưởng, sự hiểu biết,
năng lực công tác, kinh nghiệm sống, tình cảm và nguồn cảm hứng trong quá trình lao
động sáng tạo.
Tưởng tượng tái tạo và tưởng tưởng sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Những cái mới chỉ xuất hiện khi yêu cầu phát triển đã chín muồi và bao giờ cũng xuất
hiện từ trong lòng cái cũ. Vì thế, không thể tưởng tượng sáng tạo khi chưa có tưởng
tượng tái tạo một cách nhuần nhuyễn.
2.1.2. Tưởng tượng tiêu cực – là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể
thực hiện được trong cuộc sống, vach ra chương trình hành vi không được thực hiện và
luôn luôn không thể thực hiện được.
Tưởng tượng chỉ để tưởng tượng nhằm thay thế cho hoạt động, thì lúc này con
người dấn thân vào tưởng tượng hoang đường, xa rời thực tế để nấp vào đó trốn tránh
nhiệm vụ không được giải quyết.
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra một cách có chủ định nhưng không gắn liền
với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống. Người ta còn gọi loại tưởng
tượng này là sự mơ mộng. Đây là hiện tượng bình thường trong cuộc sống, nhưng nếu nó
trở thành chủ yếu trở nên lệch lạc trong sự phát triển nhân cách.
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra không chủ định. Điều này chủ yếu xảy ra khi ý
thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng không hoạt động
(ngủ, chiêm bao), nửa hoạt động (ngái ngủ -nửa tỉnh, nửa mê), trong trạng thái xúc động,
rối loạn bệnh lý của ý thức và gây ra ảo giác, hoang tưởng.
2.2. Căn cứ vào tính hiệu lực của tưởng tượng: ước mơ và lý tưởng
2.2.1. Ước mơ – là tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn
ước ao của con người. Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình tạo
ra hình ảnh mới, nhưng khác ở chỗ nó không hướng vào hoạt động hiện tại.
Xét về ý nghĩa có 2 loại ước mơ:
+ Ước mơ có lợi khi nó thúc đẩy con người vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực
+ Ước mơ có hại là ước mơ không dựa trên khả năng thực tế, hay còn gọi là mộng
tưởng (có thể làm cho cá nhân thất vọng, chán nản).

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 62


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

2.2.2. Lý tưởng – là một hình ảnh mẫu mực, đạt chuẩn, rực sáng và chói lọi cụ thể
nào đó mà tương lai mong muốn.
+ Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ.
+ Lý tưởng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai
+ Lý tưởng ở những cá nhân khác nhau thì cũng sẽ có những chuẩn lý tưởng khác
nhau.
2.3. Căn cứ vào đặc điểm nảy sinh, sự chủ động tham gia của ý thức:
2.3.1. Tưởng tượng không chủ định – là loại chủ định không có mục đích trước,
không có biện pháp tiến hành mà vẫn đạt được kết quả. Loại tưởng tượng này có hai mức
độ: Hoàn toàn không có sự tham gia của ý thức. Ví dụ, hình ảnh khi chiêm bao, trong
giấc mơ; Có sự tham gia của ý thức ở giai đoạn đầu. (nửa tỉnh, nửa mê).
2.3.2. Tượng tượng có chủ định – là loại tưởng tượng có mục đích đặt ra trước, có
kế hoạch, có phương pháp nhằm tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng có chủ định có
thể gồm tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
3. Các sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượng
3.1. Cơ chế xử lý các biểu tượng thành các hình ảnh tưởng tượng:
Hình ảnh được tái tạo trong quá trình tưởng tượng không thể xuất hiện chẳng từ cái
gì. Chúng được hình thành trên nền tảng của kinh nghiệm có trước của con người, trên
nền tảng của các biểu tượng về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Quá trình tạo
lập hình ảnh tưởng tượng từ ấn tượng mà con người thu nhận từ hiện thực khách quan có
thể diễn ra ở nhiều hình thái khác nhau. Tạo lập hình ảnh tưởng tượng diễn ra qua hai giai
đoạn:
a) Giai đoạn 1 diễn ra sự phân chia đặc biệt các ấn tượng hoặc các biểu tượng có
được thành các phần nhỏ. Nói cách khác, là giai đoạn phân tích các ấn tượng nhận được
từ thực tế, hoặc các biểu tượng hình thành từ kết quả của kinh nghiệm.
b) Giai đoạn 2 là giai đoạn trừu tượng hóa đối tượng có nghĩa là trừu tượng hóa các
thành phần của đối tượng được chia ra từ giai đoạn 1. Sự trừ tượng hóa đối tượng có thể
ở hai dạng: Các hình ảnh có thể tái tạo thành sự phối hợp và mối quan hệ mới; Các hình
ảnh có thể được tái tạo với ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ.
c) Giai đoạn 3 là giai đoạn tổng hợp các hình ảnh trừu tượng. Các hình thái tổng
hợp của tưởng tượng cũng rất đa dạng.
3.2. Một số các hình thái tiêu biểu thường xuất hiện trong đời sống của con
người: thay đổi kích thước, số lượng; chắp ghép; nhấn mạnh, liên hợp, điển hình, mô
phỏng.
3.2.1. Thay đổi kích thước, số lượng - là sự thay đổi hoàn toàn, hoặc một phần của
sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Thánh Gióng, cây tre trăm đốt, phật trăm tay, trăm mắt…
3.2.2. Chắp ghép - là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng
khác nhau thành một hình ảnh mới. Ví dụ, Sư tử đầu người ở Kim tự tháp (Ai Cập), con
rồng Châu Á (từ các con vật như rắn, sư tử và cá)…

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 63


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

3.2.3. Nhấn mạnh – là tập trung, điểm nhấn vào một thuộc tính, một bộ phận nào
đó của đối tượng; là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt, hoặc đưa lên
hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một vài sự vật hiện tượng
này với những sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: người ta hay nói: nhanh như cắt, chậm như
rùa… Một biến dạng của cách này là sự cường điệu hóa, phóng đại một sự vật hiện tượng
nào đó. Ví dụ: tranh biếm họa, truyện viễn tưởng, thần thoại.
3.2.4. Liên hợp – là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của
nhiều sự vật khác nhau. Mặc dù cũng kết dính song trong hình ảnh mới được tạo ra bằng
cách này các bộ phận đã bị cải biên, sắp xếp trong những tương quan mới. Cách tưởng
tượng này là sự tổng hợp mang tính sáng tạo rõ rệt. Nó thường được sử dụng trong các
sáng tác văn học, sáng chế kỹ thuật. Ví dụ, sự liên hợp giữa xích lô và động cơ xe gắn
máy thành xích lô máy, thủy phi cơ, xe điện bánh hơi.
3.2.5. Điển hình – là cách tạo ra hình ảnh mới phức tạp nhất trên cơ sở tổng hợp
sáng tạo các thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình là cái đặc trưng cho hàng loạt đối
tượng. Phương pháp này dùng nhiều trong văn học, nghệ thuật, điêu khắc… Ví dụ, xây
dựng nhân vật điển hình.
3.2.6. Mô phỏng (loại suy, tương tự) – là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ
sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực. Từ thời
nguyên thủy, con người đã sáng chế ra những công cụ lao động mô phỏng theo thao tác
của đôi bàn tay.
/
Ngày nay ngành phỏng sinh học ra đời là một bước phát triển cao của phương
pháp loại suy, trong quá trình sáng chế, phát minh khoa học kỹ thuật. Ví dụ, Leonard
De’Vinci mô phỏng hình con chim vẽ ra máy bay.
Câu hỏi ôn tập
1. Tưởng tượng là gì? Hãy nêu các đặc điểm và bản chất của tưởng tượng.
2. Phân biệt quá trình tưởng tượng và quá trình tư duy.
3. Hãy chứng minh cơ sở sinh lý của tưởng tượng.
4. Trình bày sự phân loại của tưởng tượng.
5. Vai trò của tưởng tượng như thế nào trong hoạt động sống và quá trình nhận thức
của chúng ta?
6. Hãy nêu sự khác biệt về nhân cách trong tưởng tượng và chứng minh con đường
phát triển của nó.
Chủ đề mở rộng (báo cáo và thảo luận)
1. Các lý thuyết nghiên cứu tưởng tượng
2. Tưởng tượng và sáng tạo
3. Các đặc điểm nhân cách của tưởng tượng
4. Sự phát triển của tưởng tượng ở các lứa tuổi khác nhau

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 64


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Tài liệu tham khảo


2. Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục – 2009, tr. 71 – 75.
3. Nguyễn Xuân Thức. Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB Đại học sư phạm,
2007, tr. 133 – 140.
4. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương. Những điều kỳ diệu về tâm lý con người.
NXB Đại học Sư Phạm, 2005, tr. 264 – 269.
5. Maklakov A.G. Tâm lý học đại cương. NXB “Piter”, 2002, tr. 283 – 296. (bản
tiếng Nga)

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 65


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

CHƯƠNG 3. CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI

BÀI 5. CHÚ Ý
1. Khái niệm chung về chú ý
1.1. Định nghĩa chú ý
Chú ý là hiện tượng tâm lý mà cho đến ngày nay còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất.
- Trong tâm lý học, chú ý có thể được xem xét dưới góc độ là hiện tượng tâm lý độc
lập hay không? Có một số ý kiến cho rằng chú ý không thể xem là một hiện tượng tâm lý
học độc lập, bởi nó tham gia vào một quá trình tâm lý bất kỳ nào khác như tư duy, trí
nhớ…. Còn có những ý kiến ngược lại cho rằng chú ý là một quá trình tâm lý độc lập.
- Mặt khác có nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề: chú ý thuộc vào nhóm hiện
tượng tâm lý nào? Một nhóm thì cho rằng chú ý là quá trình nhận thức tâm lý. Một số
khác lại gắn chú ý với ý chí và hoạt động của con người, dựa trên cơ sở là: bất kỳ một
hoạt động nào, kể cả hoạt động nhận thức đều không thể thiếu sự chú ý, chính chú ý cần
thiết những biểu hiện của các động lực ý chí.
Vậy chú ý là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tưởng tượng một học sinh
đang giải bài tập về nhà môn toán. Nó hầu như rất đào sâu suy nghĩ cách giải quyết các
bài toán này, nó tập trung vào đó, suy nghĩ về các điều kiện của bài toán, đi từ cách tính
này sang cách tính khác. Từ những mô tả trên chúng ta có thể nói rằng, đứa trẻ đang chú
ý đến cái nó đang làm, hướng sự chú ý đến các đối tượng mà nó quan tâm bằng nhiều
cách khác nhau. Dựa vào tình huống này, có thể nói rằng, hoạt động tâm lý mà đứa trẻ
hướng đến, tập trung đến một cái gì đó xác định thì được gọi là chú ý.
Trong hàng loạt sự tác động của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội lên con
người, con người chỉ có thể tiếp nhận và xử lý chính xác một số tác động nào đó có ý
nghĩa đối với chủ thể. Vì vậy, theo cách hiểu của tâm lý học hoạt động thì chú ý chính là
điều kiện tâm lý của hoạt động có ý thức. Ý thức của con người phải lựa chọn và tập
trung vào đối tượng hay hiện tượng nào đó để hoạt động có hiệu quả. Hiện tượng đó được
gọi là chú ý. Chú ý chính là sự tập trung của ý thức vào một hay nhóm các sự vật hiện
tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết để
hoạt động tiến hành hiệu quả.
1.2. Đặc điểm của chú ý
a. Chú ý là một trạng thái tâm lý đi kèm các quá trình tâm lý khác giúp cho hoạt
động tâm lý có kết quả. Chú ý không có đối tượng riêng. Đối tượng của nó là đối tượng
của các hoạt động tâm lý mà nó đi kèm.
b. Chú ý được xem là cái phông, nền, là điều kiện cho các hoạt động có ý thức; là
sự tổ chức các quá trình tâm lý làm cho các quá trình tâm lý có mục đích, có kế hoạch và
tích cực hóa các quá trình ấy.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 66


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

c. Tính định hướng của chú ý. Trong tính định hướng của chú ý được hiểu là tính
chất lựa chọn, có nghĩa là lựa chọn từ xung quanh những sự vật hiện tượng cụ thể có ý
nghĩa đối với chủ thể. Trong khái niệm định hướng còn có cả sự lưu giữ hoạt động ở
một khoảng thời gian cụ thể (lưu giữ trong vùng chú ý) nào đó. Chú ý không phải chỉ là
sự lựa chọn hoạt động này hay hoạt động kia mà còn phải duy trì được sự lựa chọn đó và
lưu giữ nó. Như vậy, chú ý có mối quan hệ với ý chí cá nhân. Ý chí của cá nhân nuôi
dưỡng chú ý, lưu giữ và duy trì chú ý và có khi làm cho sức chú ý càng được tăng cường
trong suốt quá trình hoạt động của cá nhân.
Tính lựa chọn của chú ý liên quan chặt chẽ đến xu hướng cá nhân. Cá nhân chỉ chú
ý đến những đối tượng phù hợp với nhu cầu, hứng thú của bản thân.
d. Tính tập trung. Tính tập trung của chú ý phụ thuộc vào đối tượng rộng, phức tạp
hay hay hẹp, đơn giản… Đối tượng càng phức tạp bao nhiêu thì cường độ và độ căng (nỗ
lực) càng lớn bấy nhiêu, nghĩa là cần tập trung cao độ. Mặt khác, độ tập trung còn gắn
liền với sự sao nhãng từ mọi phía bên ngoài. Trong trường hợp không tránh khỏi sao
nhãng từ bên ngoài thì việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn.
Tính định hướng và tính tập trung có mỗi liên hệ chặt chẽ. Khi chúng ta hướng sự
chú ý lên một cái gì đó, thì cũng đồng thời là chúng ta tập trung lên nó. Và ngược lại, khi
chúng ta tập trung vào một cái gì đó, thì điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đang hướng
hoạt động tâm lý của mình lên nó.
Tuy nhiên hai khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất với
nhau. Tính định hướng có mối liên hệ với bước chuyển biến từ việc này sang việc khác,
còn tính tập trung là sự đào sâu trong việc đó.
1.3. Biểu hiện của chú ý
Biểu hiện bề ngoài: ánh mắt (nhìn chằm chằm, mơ màng…); nét mặt (nhíu mày,
nhăn trán…); tư thế (ngồi yên lặng, ngồi ngây người ra…); cử chỉ điệu bộ (vểnh tai nghe,
há hốc miệng…)
Biểu hiện bên trong: Hô hấp nông, thưa hơn (thời gian hít thở thưa, ngắn, thở dài
khi chú ý lâu, căng thẳng, ngừng thở, nín thở, nghe được hơi thở khi chú ý ngắn,
mạnh…); Các giác quan (cơ quan chịu sự tác động của kích thích chú ý) sẽ căng ra và
nhạy cảm hơn: căng mắt, vểnh tai…; Đo điện não đồ cho thấy có sự thay đổi trên vỏ não.
1.4. Cơ sở sinh lý của chú ý
Cơ sở sinh lý của chú ý chính là sự kích thích một nhóm các trung tâm thần kinh,
còn một số khác thì bị ức chế. Tác nhân kích thích tác động lên con người gợi nên sự tích
cực hóa não bộ nhờ vào cấu tạo hình lưới (võng trạng). Sự kích thích phần trên của cấu
tạo lưới tạo ra sự xuất hiện các dao động điện từ mạnh ở màng não, làm tăng sự chuyển
động của các quá trình thần kinh, làm các ngưỡng cảm giác giảm đi.
Giữa những cơ chế khởi động của cấu trúc lưới cần phải ghi nhận phản xạ định
hướng (phản xạ “cái gì thế?”). Loại phản xạ này là là cơ sở sinh lý đơn giản nhất của
chú ý. Khi phản xạ này phát sinh thì trên vỏ não có sự tập trung, hưng phấn trong một số

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 67


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

vùng nhất định làm thành một trung tâm hưng phấn cực đại (điểm thống trị). Đồng thời
do quy luật cảm ứng qua lại, xảy ra ức chế các vùng xung quanh.
Paplov đã mô tả hiện tượng đó như sau: giả sử ta mở hộp sọ ra xem, nếu như chỗ
nào hưng phấn phát được ra thành ánh sáng thì ta sẽ thấy ánh sáng đó đi từ điểm này sang
điểm khác lấp lánh trong vỏ não, xung quanh các điểm sáng đó sẽ có điểm tối bao bọc.
Phản xạ định hướng là phản xạ bẩm sinh của cơ thể trước tất cả những thay đổi của môi
trường xung quanh ở cả con người lẫn động vật. Ví dụ, trong phòng bỗng dưng có tiếng
sột soạt, mèo con vểnh tai lên chú ý với sự cảnh giác đề phòng và hướng cái nhìn vào nơi
có tiếng kêu đó. Hay như trong lớp học, học sinh đang chăm chú viết bài, tiếng mở cánh
cửa lớp làm cho tất cả học sinh đều nhìn ra phía cánh cửa, mặc dù đang chăm chú làm
bài. Nếu kích thích lặp đi lặp lại thì phản xạ sẽ bị mất.
Tuy nhiên chú ý không chỉ có thể giải thích bằng một phản xạ định hướng. Cơ chế
sinh lý của chú ý khá phức tạp. Trong tâm lý học thường xem xét 2 nhóm cơ chế cơ bản
được tồn tại như một bộ lọc các tác nhân kích thích: nhóm cơ chế trung tâm và nhóm cơ
chế ngoại biên.
Ở nhóm cơ chế ngoại biên là nhóm có thể mang lại sự điều chỉnh các cơ quan
cảm giác. Khi nghe một âm thanh nhỏ, con người quay đầu về hướng ấm thanh đó, điều
đó có nghĩa rằng cùng lúc đó các cơ kéo căng màng nhĩ và làm tăng độ cảm giác của nó.
Trước một âm thanh mạnh, độ kéo căng màng nhĩ giảm và sự dao động truyền vào tai
trong sẽ kém đi. Tai thính xảy ra vào thời điểm chú ý cao cùng với sự nén thở hoặc ngưng thở.
Theo ý kiến của Broadbent D. E. chú ý là bộ lọc lựa chọn những thông tin ở bước
đầu, tức là ở ngoại biên. Thông tin đi qua bộ lọc trước khi được não xử lý ngữ nghĩa. Ông
còn cho rằng, các cơ chế ngoại biên lựa chọn thông tin theo các đặc điểm tự nhiên. U.
Nêi-sơ gọi những cơ chế đó là tiền chú ý, khi gắn chúng với sự tái tạo thông tin thô (phản
ánh hình ảnh từ nền, dõi theo những thay đổi đột ngột bên ngoài môi trường xung quanh.)
Cơ chế trung tâm của chú ý làm nhiệm vụ kích thích một số các trung tâm thần
kinh và ức chế các trung tâm thần kinh khác. Nhờ đó diễn ra các tác động bên ngoài kết
hợp với lực kích thích của hệ thần kinh. Lực kích thích thần kinh phụ thuộc vào lực kích
thích bên ngoài. Tuy nhiên có thể hợp nhất các kích thích có tác động cùng một lúc nhằm
thúc đẩy lẫn nhau.
Nói đến cơ sở sinh lý của chú ý không thể không nhắc đến hai hiện tượng quan
trọng: đấy chính là quy luật cảm ứng và quy tắc ưu thế của các quá trình thần kinh.
1) Quy luật cảm ứng của các quá trình thần kinh được Tr. Se-ring-ton khám phá và
được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu của Pavlov I.P. Theo quy luật này,
kích thích được xuất hiện trong vùng vỏ đại não làm ức chế các vùng khác (như vậy được
gọi là cảm ứng đồng thời) hoặc bị thay đổi bởi ức chế trong một vùng của não bộ (cảm
ứng liên tục). Hoạt động của các vùng khác trong não bộ được xem như là không nhận
thức (vô thức), hoạt động tự động hóa.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 68


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

2) Quy tắc ưu thế - là quy tắc nằm trong các công trình nghiên cứu của nhà khoa
học Ukhtomxki A.A., theo ông thì não bộ luôn có một điểm kích thích chiếm ưu thế tạo
nên hoạt động của các trung tâm thần kinh và mang đến cho con người một khuynh
hướng hành vi nào đó. Nhờ vào các tính chất của quy luật ưu thế có thể diễn ra sự tổng
hợp và tích lũy các xung động của hệ thần kinh với sự đè nén sự tích cực của các trung
tâm thần kinh khác, do đó mà sự kích thích được thúc đẩy mạnh. Như vậy, quy luật
chiếm ưu thế là tính chất bền vững của kích thích và là điểm hỗ trợ cường độ cho chú ý.
Cần phải khẳng định rằng cơ sở để xuất hiện điểm ưu thế của kích thích không chỉ
là lực của kích thích tác động lên con người mà còn là trạng thái bên trong của hệ thần
kinh. Tuy nhiên cả quy luật cảm ứng, cả học thuyết về sự ưu thế đều không khám phá đến
cùng các cơ chế sinh lý của chú ý, đặc biệt là chú ý có chủ động. Chú ý có chủ động làm
cho con người khác với con vật ở chỗ con người chủ động điều chỉnh được chú ý. Vì thế
cho nên sự phát triển của khoa học hiện đại đã dẫn đến việc xuất hiện hàng loạt các quan
điểm, lý thuyết nhằm cố gắng lý giải các cơ chế sinh lý của chú ý. Các nghiên cứu hiện
đại phần lớn tập trung vào việc tìm kiếm các cơ chế của chú ý và các quá trình của sinh lý thần kinh.
Tóm lại, chú ý tạo ra sự tích cực cho toàn bộ các hệ thống gắn kết trong cấu trúc
của não bộ. Cơ chế sinh lý của chú ý có cấu trúc phức tạp và là vấn đề tạo ra các quan
điểm trái ngược nhau mang lại sự xuất hiện hàng loạt các lý thuyết về chú ý.
2. Vai trò và phân loại chú ý
2.1 Vai trò của chú ý
Chú ý góp phần làm cho cá nhân mau chóng thích ứng với môi trường sống. Để
hiểu rõ vai trò của chú ý trong hoạt động tâm lý của con người, chúng ta hãy tưởng
tượng rằng chúng ta đang nhìn vào một nhóm các sự vật nào đó, một số sự vật nằm ở
trung tâm tầm nhìn sẽ được thu nhận một cách rõ ràng hơn, còn những sự vật khác nằm ở
xa tầm nhìn thì mờ hơn. Tương tự như vậy có thể xây dựng trong mối quan hệ của chú ý:
những gì được xem là ý nghĩa của hoạt động sẽ được nằm ở trung tâm của chú ý (vùng
chú ý), còn những gì mà trong thời điểm đó không có ý nghĩa sẽ nằm ngoài trung tâm của
chú ý (vùng ngoài chú ý). Khi chúng ta nhìn vào một sự vật nào đó, nhưng lúc đó chúng
ta lại nghĩ về cái khác. Trong tình huống này thì trung tâm tầm nhìn của ý thức sẽ là cái
mà chúng ta đang suy nghĩ, chứ không phải là cái chúng ta đang nhìn.
Chúng ta có thể hình dung ý thức của chúng ta theo sơ đồ sau:
/
Tóm lại, chú ý đảm bảo độ rõ ràng và minh bạch của ý thức, nhận thức được ý
nghĩa của hoạt động tâm lý trong khoảnh khắc thời gian cụ thể. Còn ở vùng bên ngoài
của chú ý là những đối tượng không rõ ràng và minh bạch. Trong tầm nhìn thì cái gì càng
nằm gần trung tâm hơn thì chúng ta ý thức cái đó càng rõ ràng hơn.
Chú ý có vai trò lớn đối với cuộc sống và hoạt động của con người, là điều kiện
không thể thiếu để tiến hành hoạt động lao động và hoạt động học tập có kết quả. C. Mác
coi như là nhân tố tâm lý làm cho hoạt động của cá nhân đạt kết quả cao, mà đặc biệt là

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 69


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

đối với hoạt động lao động ít hấp dẫn con người về nội dung và về phương pháp thực
hiện. Còn nhà giáo dục Nga Usinxky coi chú ý như là cánh cửa tâm hồn duy nhất của học
sinh mà qua đó tất cả thế giới bên ngoài đi vào ý thức. Sự sao nhãng trong chú ý làm cản
trở hoạt động, làm cho hoạt động chậm và không đạt kết quả.
Đối với hoạt động dạy học, người giáo viên cần phải biết các loại chú ý, thuộc tính
của chú ý và phải biết thiết lập bài giảng như thế nào để cuốn hút sự chú ý của học sinh,
biết phân biệt được sự chú ý và vờ chú ý ở học sinh…
2.2. Phân loại chú ý.
Trong khoa học tâm lý học hiện đại chia chú ý thành 3 loại: Chú ý chủ định, chú ý
không chủ định và chú ý sau chủ định.
a. Chú ý không chủ định là dạng chú ý đơn giản, xuất hiện và được hỗ trợ không
phụ thuộc vào ý thức của con người. Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục
đích đặt ra từ trước, không cần sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Chú ý không chủ định
xảy ra chủ yếu do tác động của hệ thống các nguyên nhân như nguyên nhân tự nhiên,
nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân tâm lý. Chúng có mối liên hệ mật thiết vơi nhau và
được chia ra thành 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau:
Nhóm nguyên nhân thứ nhất là những nguyên nhân chủ yếu do các kích thích bên
ngoài gây ra tùy thuộc vào đặc điểm của các kích thích gợi nên chú ý không chủ định:
+ Cường độ kích thích mạnh như âm thanh lớn, màu sắc rực rỡ, va chạm mạnh,
mùi vị đặc biệt…
+ Sự tương phản giữa các kích thích. Ví dụ như những kích thích có sự khác biệt rõ
nét về hình dạng, độ lớn, màu sắc, thời gian tác động.
+ Độ mới lạ và không bình thường của kích thích
+ Tính động của kích thích (sự di chuyển, cử động).
+ Độ hấp dẫn và ý nghĩa của kích thích.
Nhóm nguyên nhân thứ 2 là sự tương ứng các kích thích tác động với trạng thái
bên trong của con người (đói, no, đau, nóng, lạnh, sức khỏe…), mà trước hết đó là nhu
cầu của con người. Ví dụ khi con người thấy đói, hoặc no thì sẽ hưởng ứng những câu
chuyện về đồ ăn theo các cách khác nhau.
Nhóm nguyên nhân thứ ba xuất phát từ khuynh hướng chung của nhân cách. Đó là
những gì mà chúng ta thấy đam mê nhất và là những gì tạo nên sở thích chung của chúng
ta, mà trong đó tiêu biểu nhất là nghề nghiệp. Do tính chất công việc, nghề nghiệp gợi
nên chú ý không chủ định (“bệnh nghề nghiệp”). Khuynh hướng chung của nhân cách và
sự có mặt của kinh nghiệm trước đây một cách trực tiếp ảnh hưởng đến sự xuất hiện của
chú ý không chủ định.
Nhóm nguyên nhân thứ tư liên quan đến xúc cảm, tình cảm, hứng thú. Những gì
gợi cho chúng ta phản ứng xúc cảm thì đó là nguyên nhân quan trọng của chú ý không
chủ định. Ví dụ, khi đọc quyển sách hay, chúng ta hoàn toàn tập trung vào nội dung của

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 70


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

nó và không để ý đến những gì xảy ra xung quanh chúng ta. Loại chú ý này có thể được
gọi là chú ý mang xúc cảm đặc biệt.
Loại chú ý này thường ít căng thẳng, nhẹ nhàng nhưng không bền vững. Nó có
tác dụng tích cực là làm cho con người tập trung vào một đối tượng nào đó, nhưng cũng
có tác dụng tiêu cực là làm sao nhãng sự chú ý, làm cho con người dễ phân tán chú ý ra
khỏi đối tượng cần chú ý.
b. Chú ý có chủ định là dạng chú ý mà chủ thể ý thức được việc lựa chọn khách
thể, điều khiển và định hướng sự chú ý lên nó, nói một cách khác chú ý có chủ định được
điều khiển bởi mục đích định trước có ý thức và có sự nỗ lực của bản thân.
Đặc điểm:
+ Dạng chú ý này có đề ra trước mục đích, nhiệm vụ, kế hoạch, biện pháp; nảy sinh
do mục đích, nhiệm vụ đề ra, phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định nhiệm vụ cần thực
hiện để đạt mục đích, nó không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích.
+ Chú ý có chủ định có mối quan hệ chặt chẽ với ý chí, tình cảm, xu hướng cá nhân,
ngôn ngữ, hứng thú và kinh nghiệm có trước của con người.
+ Chú ý có chủ định được hình thành trên kết quả của những nỗ lực của bản thân vì
thế cho nên nó được mệnh danh là chú ý tích cực, có ý chí và có chủ tâm.
+ Loại chú ý này thường bền vững, nhưng gây căng thẳng, mệt mỏi.
Chức năng cơ bản của chú ý có chủ định là sự điều chỉnh tích cực diễn biến của các
quá trình tâm lý.
Nguyên nhân của chú ý có chủ định theo nguồn gốc của nó thì không phải là những
nguyên nhân sinh học mà là các nguyên nhân xã hội. Chú ý có chủ định không sản sinh
ra từ cơ thể, mà được hình thành từ giao tiếp của trẻ với người lớn, từ mối tương tác với
thế giới xung quanh.
Mối quan hệ của chú ý có chủ định và chú ý không chủ định: Chú ý có chủ định
khác hẳn với chú ý không chủ định về bản chất. Tuy nhiên hai dạng chú ý này có mối
quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì chú ý có chủ định xuất phát từ chú ý không chủ định.
Có thể khẳng định rằng, chú ý có chủ định xuất hiện ở con người trong quá trình hoạt
động nhận thức.
Các điều kiện cần thiết để duy trì chú ý có chủ định:
+ Về khách quan: Cần tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận lợi cho công việc, loại
bỏ hoặc giảm bớt tối đa những kích thích không liên quan tới nhiệm vụ
+ Về chủ quan: Phải xác định mục đích rõ ràng, dự kiến được những khó khăn và cố
gắng nỗ lực để vượt qua. Mặt khác, phải tổ chức tốt các hành động để đảm bảo kết quả
của quá trình hoạt động và cũng là điều kiện duy trì chú ý có chủ định.
c. Chú ý sau chủ định – đây là dạng chú ý vốn là của chú ý có chủ định, nó cũng
mang tính chất có mục đích rõ rệt và đầu tiên cũng cần thiết đến những nỗ lực ý chí,
nhưng sau đó con người như “nhập thân” vào công việc mà không cần đến nỗ lực ý chí
vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động. Như vậy, đối với chủ thể lúc này không chỉ kết

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 71


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

quả, mà nội dung và quá trình hoạt động trở nên cuốn hút và có ý nghĩa. Kết quả là chú ý
có chủ định thành chú ý sau chủ định.
+ Khác với chú ý không chủ định, chú ý sau chủ định gắn liền với các mục tiêu có ý
thức và hỗ trợ cho những hứng thú của quá trình nhận thức. Và khác với chú ý có chủ
định là chú ý sau chủ định hầu như không có các nỗ lực ý chí.
+ Chú ý sau chủ định có ý nghĩa sư phạm quan trọng. Người giáo viên có thể và cần
phải thúc đẩy những nỗ lực ý chí của học sinh, nhưng quá trình này dễ dẫn đến áp đặt và
quá tải. Vì thế cho nên, người giáo viên giỏi là giáo viên biết thu hút học sinh, làm học
sinh có hứng thú, say mê trong học tập mà không cần phải mất nhiều sức lực, có nghĩa là
đi từ hứng thú mục tiêu đặt ra, hứng thú với kết quả của công việc chuyển sang một hứng
thú trực tiếp.
3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý
Chú ý lĩnh hội một loạt các thuộc tính nêu đặc điểm của nó như một quá trình tâm
lý độc lập. Các thuộc tính cơ bản của chú ý bao gồm: độ tập trung, khối lượng, sự bền
vững, sự phân phối, sự di chuyển, sự xao nhãng của chú ý.
3.1 Độ tập trung của chú ý
Là cấp độ hoặc cường độ của chú ý, là khả năng chỉ tập trung chú ý đến một phạm
vi đối tượng hẹp cần thiết cho hoạt động hiện thời (phản ánh tập trung vào phạm vi hẹp,
phạm vi càng hẹp, sức tập trung chú ý càng cao).
A. Ukhtômxki đã cho rằng, sự tập trung của chú ý có mối liên hệ với các đặc điểm
hoạt động của điểm ưu thế kích thích lên vỏ não. Cụ thể, ông đã chỉ ra: Sự tập trung là
kết quả của sự kích thích trong điểm ưu thế, khi đó đồng thời làm ức chế các khu vực còn
lại của vỏ não.
Sức tập trung chú ý được xác định bằng số lượng đối tượng mà chú ý có thể hướng tới.
o Khối lượng của chú ý.
 Là số lượng các khách thể mà chúng ta có thể bao quát được một cách rõ ràng
cùng một lúc. Như chúng ta đã biết thì con người không thể cùng một lúc nghĩ về hai thứ
(sự vật hoặc hiện tượng) và thực hiện nhiều công việc khác nhau. Đây là hạn chế mà cần
phải phân chia các thông tin tiếp cận thành các phần nhỏ. Đặc điểm quan trọng của khối
lượng chú ý là nó không thay đổi khi con người học tập hay rèn luyện.
 Để thực hiện nghiên cứu vấn đề khối lượng của chú ý người ta sử dụng Thụ cảm
kế thị giác có cấu tạo từ ô cửa sổ được tách riêng khỏi khách thể bởi một màn chắn mà
khe ngắm của nó có thể tự động thay đổi làm sao để khách thể cần quan sát được xuất
hiện trong nó ở một khoảng thời gian ngắn từ 10, 50 đến 100 ms. Chỉ số khối lượng chú ý
là số lượng các sự vật được thu nhận một cách rõ ràng qua thị giác. Khối lượng chú ý
thường ở mức độ 5± 2 ở người.
 Lưu ý: Khái niệm khối lượng chú ý rất gần với khái niệm khối lượng tri giác,
trong tài liệu khái niệm miền chú ý rõ ràng và miền chú ý không rõ ràng gần nghĩa với
khái niệm trung tâm và ngoại biên của tri giác thị giác. Số lượng các thành phần gắn kết

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 72


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

nằm trong miền thị giác của chúng ta có thể nhiều hơn nhiều nếu như các thành tố này
gắn kết trong sự thấu hiểu hoàn chỉnh. Khối lượng chú ý là kích thước độ lớn biến đổi
phụ thuộc vào độ gắn kết nội dung đến mức nào mà trong đó chú ý tập trung đến.
 Đối với hoạt động dạy học: Khi hệ thống tài liệu giáo viên cần kiểm soát để sao
cho khối lượng chú ý của học sinh không bị quá tải.
Tính đãng trí
Nếu quá tập trung có thể dẫn đến hiện tượng đãng trí. Khi nghiên cứu các đặc
điểm của chú ý thì vấn đề đãng trí có một ý nghĩa lớn. Đãng trí thường biểu hiện bằng hai
hiện tượng khác nhau:
Thứ nhất: Đãng trí thường là kết quả của người quá đam mê vào công việc mà
không chú ý đến xung quanh của mình. Đây là dạng đãng trí “giả”, bởi hiện tượng này
xuất hiện do kết quả của việc tập trung cao độ lên một hoạt động nào đó. Cơ sở sinh lý
của đãng trí là điểm kích thích mạnh một phần bên trong não bộ tạo ra sự ức chế xung
quanh các khu vực còn lại của vỏ não theo quy luật cảm ứng tiêu cực.
Thứ hai: Một dạng đãng trí hoàn toàn khác được quan sát trong tình huống mà
con người trong trạng thái không tập trung lâu vào một vấn đề, sự vật, hiện tượng gì bất
kỳ. Khi người đó thường xuyên chuyển hướng chú ý từ sự vật, hiện tượng này sang sự
vật, hiện tượng khác, không ở cái nào giữu được chú ý lâu. Dạng đãng trí này được gọi là
đãng trí gốc. Chú ý chủ động của con người bị phá vỡ bởi đãng trí gốc này, có sự khác
biệt hoàn toàn với độ không bền vững và sao nhãng của chú ý. Cơ sở sinh lý của đãng trí
gốc được giải thích bằng việc không đủ lực của ức chế bên trong. Kích thích được xuất
hiện dưới tác động của các tín hiệu bên ngoài, dễ lan rộng, nhưng khó tập trung. Kết quả
là trong vỏ não của người đãng trí hình thành các điểm kích thích không bền vững.
Nguyên nhân của đãng trí loại này rất phong phú. Có thể đó là do rối loạn hệ thần
kinh, bệnh về máu, không đủ ô-xy trong máu, sự mệt mỏi về thể chất và trí tuệ, các xúc
động, xúc cảm nặng nề. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân của đãng trí là tiếp nhận
số lượng lớn các ấn tượng cũng như các ham thích và hứng thú không theo thứ tự.
3.2 Tính bền vững của chú ý
- Là khả năng duy trì tập trung lâu dài trong một thời điểm xác định nào đó lên một
số đối tượng của hoạt động.
Một thực nghiệm đã cho thấy rằng, độ bền vững của chú ý thường chịu những dao
động chu kỳ không chủ định. Các chu kỳ của dao động, theo Lange N.N., thường là bằng
2 đến 3 giây và có thể đến độ cao nhất là 12 giây. Nếu như lắng nghe tiếng tích tắc của
đồng hồ và cố gắng tập trung nghe thì có khi chúng ta nghe được rõ, cũng có khi không.
Hoặc khi nhìn vào các hình thù phức tạp, mà trong đó cái nọ được lồng vào cái kia thì có
thể được xem như là một hình. Hiệu ứng này có thể xem ở hình sau:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 73


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Hình 1. Hình chóp cụt (hai mặt của hình ảnh)


Nếu như chúng ta nhìn vào hình chóp cụt này trong một số thời gian thì nó lần
lượt tạo ra lúc thì lồi, lúc thì lõm.
Điều kiện cơ bản của độ bền vững chú ý chính là khả năng khám phá các mặt, cá
mối quan hệ mới trong đối tượng. Vì vậy, chú ý có thể trong một thời gian rất dài, rất bền
vững. Tuy nhiên, trong tình huống khi mà nội dung của đối tượng không mang lại khả
năng tiếp tục nghiên cứu thì chúng ta dễ dàng bị sao nhãng, chú ý sẽ bị dao động. Ví dụ:
Trước những bài tập hấp dẫn, cuốn hút dẫn đến chú ý và tập trung lâu. Trước những bài
tập kém hấp dẫn, không cuốn hút dẫn đến sao nhãng chú ý và chú ý bị dao động.
Nếu như không có chú ý bền vững thì không thể có hiệu quả của công việc nhận
thức (trí tuệ, tư duy). Hoạt động nhận thức hiệu quả chỉ khi khám phá được trong sự vật,
các mặt và các mối liên hệ mới, làm thay đổi quy luật của quá trình này và tạo ra các điều
kiện cho độ bền vững của chú ý.
Độ bền vững của chú ý còn phụ thuộc vào hàng loạt các điều kiện khác như: điều
kiện làm việc, tính đa dạng của công việc, nhịp điệu làm việc và khối lượng công việc;
cấp độ khó của đối tượng, sự làm quen với chúng, độ dễ, rõ ràng của chúng, mối quan hệ
của chủ thể với đối tượng; các đặc điểm cá nhân của nhân cách (hứng thú, thái độ với
công việc, ý chí, kỹ năng, kỹ xảo). Ví dụ: Khi có nhiều vật kích thích làm phân tán chú ý
thì chủ thể chú ý cần phải có thái độ bình tĩnh. Thái độ khó chịu đối với sự ồn ào nhiều
khi còn phân tán sự chú ý hơn cả kích thích tác động đó.
Sự sao nhãng của chú ý
Là sự di chuyển không chủ định của chú ý từ một khách thể này sang khách thể
khác. Nó xuất hiện khi con người chuyển chú ý vào tác động của các kích thích bên ngoài
lên con người.
Sự sao nhãng có thể là bên ngoài và bên trong.
+ Sao nhãng bên ngoài xuất hiện dưới sự ảnh hưởng của các kích thích bên ngoài.
Các sự vật, hiện tượng làm sao nhãng khi xuất hiện đột ngột và lực tác động thay đổi
mạnh. Đáp lại các kích thích này ở con người sẽ xuất hiện các phản xạ định hướng khó
dập tắt. Vào thời gian của các giờ học trong trường học của học sinh, trong lớp cũng như
ở nhà cần phải gạt bỏ các sự vật và các tác động làm sao nhãng học sinh. Ví dụ trong lớp
học cần sự yên tĩnh, không gian thuận lợi để không làm sao nhãng học sinh, làm cho học

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 74


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

sinh trung vào giờ học. Cơ sở sinh lý: là cảm ứng tiêu cực của các quá trình kích thích và
ức chế gợi lên hành động của kích thích bên ngoài không có quan hệ với hoạt động đang thực hiện
+ Sao nhãng bên trong của chú ý dưới ảnh hưởng của các lo lắng mạnh, xúc cản
bên ngoài, vì thiếu hứng thú và tính chất trách nhiệm đối với công việc mà con người
đang làm vào thời điểm đó. Để học sinh có thể chú ý và học tập tốt cần phải loại bỏ từ
cuộc sống những xúc cảm tiêu cực như: sợ hãi, buồn, tự ái….Cần phải giáo dục học sinh
hứng thú sâu và bền vững đối với giờ học, dó cũng là điều kiện quan trọng trong cuộc
đấu tranh chống bệnh sao nhãng chú ý ở học đường. Cơ sở sinh lý: Sự sao nhãng được
giải thích bằng sự ức chế quá mức, sự phát triển do ảnh hưởng của việc tế bào thần kinh bị mệt mỏi.
1.3. Sự phân phối của chú ý
 Là khả năng của con người có thể cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối
tượng hay thực hiện cùng một lúc nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định.
 Sự phân phối chú ý diễn ra như sau: chú ý tập trung vào một số đối tượng
chính, các đối tượng khác chỉ cần có sự chú ý tối thiểu nào đó.
 Điều kiện: Trong nhiều hoạt động cùng tiến hành phải có những yếu tố quen
thuộc, hành động có cùng mục đích chung.
 Ví dụ: Na-pô-lê-ông có thể cùng một lúc đọc cho thư ký của mình 7 loại giấy tờ
mang tính chất ngoại giao. Nhưng trong thực tế cho thấy rằng con người chỉ có khả năng
thực hiện được một loại hoạt động tâm lý có ý thức. Cùng một lúc thực hiện nhiều hoạt
động là do sự di chuyển liên tiếp nhanh chóng từ một dạng hoạt động này sang hoạt động
khác làm cho con người như có cảm giác có khả năng chú ý được nhiều đối tượng cùng
một lúc. Nhà tâm lý V. Vund đã chứng minh rằng, con người không thể tập trung cùng
lúc vào hai tác nhân kích thích (sự vật hoặc hiện tượng). Tuy nhiên đôi khi con người
thực tế có khả năng thực hiện được hai dạng hoạt động, nhưng trong điều kiện một trong
hai hoạt động được thực hiện một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, có thể vừa ăn vừa đọc
sách, và việc ăn ở đây không cần đến sự tập trung và chú ý.
 Phân phối chú ý không mâu thuẫn với tập trung chú ý, trong phân phối chú ý có
sự tập trung vào các hoạt động mới.
 Cơ sở sinh lý của sự phân phối chú ý là quá trình hưng phấn xuất hiện cùng lúc
trên nhiều trung khu thần kinh khác nhau.
1.4. Sự di chuyển của chú ý
Là khả năng đưa chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác tùy theo yêu cầu của
hoạt động. Chấm dứt chú ý vào đối tượng này, chuyển sang đối tượng khác.
Sự di chuyển của chú ý là chuyển động một cách có ý thức, là khả năng lần lượt tập
trung chú ý vào phạm vi đối tượng nhất định của hoạt động và hành động kế tiếp nhau có
kế hoạch và định trước. Nói chung, sự di chuyển của chú ý là khả năng nhanh chóng định
hướng trong tình huống phức tạp, bị thay đổi.
Sự dễ dàng di chuyển chú ý có sự khác biệt giữa các cá nhân và phụ thuộc vào hàng
loạt các điều kiện: như mối quan hệ giữa hoạt động trước và hoạt động sau, mối liên hệ
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 75
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

giữa chủ thể với các hoạt động….Hoạt động nào càng thú vị, hấp dẫn và quen thuộc thì
việc di chuyển chú ý lên nó càng dễ dàng.
Cơ sở sinh lý: là sự di chuyển trung tâm hưng phấn ưu thế trên vỏ não. Vì vậy tính
linh hoạt của hệ thần kinh là một điều kiện chủ quan giúp cho sự di chuyển chú ý được tốt.
Sự di chuyển chú ý tốt là điều kiện cần thiết cho nhiều hoạt động, đặc biệt là những
hoạt động đòi hỏi phải có những nhạy bén với những kích thích ngắn ngủi và bất ngờ. Nó
giúp người ta tiết kiệm được thời gian, đi ngay vào công việc một cách nhanh chóng và chính xác.
2. Sự phát triển và con đường hình thành chú ý
Chú ý cũng như phần lớn các quá trình tâm lý có các giai đoạn phát triển của mình
 Thời kỳ hài nhi (0 đến 1 tuổi)
- Ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc đời ở đứa trẻ đã có biểu hiện của chú ý
không chủ định. Trước tiên trẻ có phản ứng với các kích thích bên ngoài, khi có thay đổi
mạnh. Ví dụ: chuyển từ tối sang ánh sáng rực rỡ, những âm thanh đột ngột, thay đổi nhiệt độ.
- Bắt đầu từ tháng thứ 3, trẻ quan tâm đến những khách thể gần gũi và thân quen với
nó nhiều hơn.
- Tháng 5-6 trẻ đã có thể nhìn vào vật nào đó lâu hơn, sờ vào vật đó và đưa lên
miệng. Đặc biệt trẻ rất thích thú đến những vật có màu sắc rực rỡ, óng ánh. Điều đó cho
thấy chú ý không chủ định của trẻ đã phát triển đầy đủ.
 Thời kỳ ấu nhi (1 đến 3 tuổi)
- Chú ý có chủ định bắt đầu biểu hiện khi trẻ sắp hết 1 tuổi và chuẩn bị bước sang
tuổi thứ 2. Sự xuất hiện và hình thành chú ý có chủ định gắn liền với quá trình giáo dục
trẻ. Những người xung quanh trẻ (người lớn) dần dần dạy cho trẻ không phải là những cái
mà trẻ muốn mà là những cái mà trẻ cần phải làm. Theo ý kiến của Đôbưnnhinna N.F.:
kết quả của giáo dục là phải bắt buộc trẻ hướng sự chú ý lên những hành vi cần thiết của
chúng, dần dần hành vi đó khi đang ở dạng sơ khai đã bắt đầu có biểu hiện của ý thức.
- Đối với việc phát triển chú ý có chủ định thì trò chơi có một ý nghĩa vô cùng lớn.
Trong quá trình chơi trẻ học được cách phối hợp các vận động của mình phù hợp với các
nhiệm vụ, mục đích của trò chơi. Song song với chú ý có chủ định là sự phát triển của
chú ý không có chủ định dựa trên nền tảng các kinh nghiệm của cảm giác. Chú ý dần dần
hình thành kỹ năng học được trong các mối quan hệ đơn giản: chuyện trò với cha mẹ, đi
dạo với họ, các trò chơi mà trẻ bắt trước người lớn, sử dụng đồ chơi và những vật thể
khác,… Tất cả những việc đó làm giàu thêm kinh nghiệm cho trẻ, giúp cho hứng thú và
chú ý của chúng phát triển.
 Thời kỳ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi)
Đặc điểm cơ bản của thời kỳ này là chú ý có chủ định không bền vững. Trẻ dễ bị
sao nhãng bởi các tác động xung quanh (kích thích bên ngoài). Chú ý của chúng thiên về
cảm xúc – trẻ chưa lĩnh hội hết các cảm giác của mình. Lúc này chú ý không chủ định có
tính chất bền vững, lâu và tập trung. Dần dần nhờ các bài tập và nỗ lực ý trí ở trẻ hình
thành nên khả năng điều khiển chú ý của mình.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 76


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

 Lứa tuổi đến trường (6 đến 12 tuổi)


Chú ý có chủ định đặc biệt được phát triển trong trường học. Trong các giờ học trẻ
được rèn luyện thói quen với kỉ luật. Ở trẻ hình thành được tính cần mẫn, khả năng kiểm
soát hành vi của mình. Cần lưu ý rằng, trong độ tuổi đến trường sự phát triển chú ý có
chủ định được phát triển qua các giai đoạn sau:
Trong những năm đầu của giai đoạn này trẻ còn chưa hoàn toàn kiểm soát hết
hành vi của mình trên lớp. Ở trẻ chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vì thế cho nên
các giáo viên có kinh nghiệm thường làm cho giờ học của mình sinh động, hấp dẫn nhằm
lôi cuốn sự chú ý trẻ. Cũng cần lưu ý một điều rằng, tư duy của trẻ ở độ tuổi này phần lớn
là tư duy hình ảnh rõ ràng. Vì thế cho nên để thu hút sự chú ý thì việc trình bày tài liệu
học tập trước hết cần phải rõ ràng.
Ở các lớp lớn hơn, chú ý có chủ định đã đạt được cấp độ phát triển cao, học sinh
có thể thực hiện một hoạt động nào đó trong thời gian khá lâu và kiểm soát được hành vi
của mình. Tuy nhiên sự ảnh hưởng lên chất lượng chú ý không chỉ phụ thuộc vào điều
kiện giáo dục mà còn có cả đặc điểm lứa tuổi.
Sự thay đổi về sinh lý ở trẻ em (từ 13 đến 15 tuổi) đi kèm theo với độ mệt mỏi và
kích thích, trong một số tình huống dẫn đến giảm chú ý. Hiện tượng này diễn ra không
chỉ do những thay đổi sinh lý của cơ thể trẻ mà còn do sự gia tăng một cách đáng kể các
lượng thông tin và các ấn tượng hấp thụ.
Trong khuôn khổ lý thuyết lịch sử văn hóa của mình, Vưigốtxki L.X đã cố gắng
theo dõi quy luật phát triển chú ý ở trẻ. Ông viết: ngay từ những ngày đầu mới chào đời
sự phát triển chú ý của trẻ diễn ra trong môi trường mà ở đó chứa đựng hai dãy các tác
nhân kích thích chú ý. Dãy thứ nhất là các sự vật xung quanh trẻ mang tính chất rực rỡ,
không bình thường thu hút sự chú ý của trẻ. Dãy thứ hai chính là ngôn ngữ của người
lớn, mang đến cho trẻ các từ mà đầu tiên chỉ mang tính chất là tác nhân kích thích – chỉ
tạo ảnh hưởng đến chú ý không chủ định của trẻ. Chú ý có chủ định xuất hiện khi những
người xung quanh trẻ bắt đầu với sự trợ giúp của dãy các tác nhân kích thích và các
phương tiện hướng sự chú ý của trẻ, chỉ đạo trẻ bằng chú ý, chinh phục ý chí của chúng
và đưa vào tay trẻ các phương tiện mà nhờ đó trẻ tự lĩnh hội chú ý của mình. Đó cũng
chính là sự bắt đầu quá trình lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ.
Tóm lại chú ý phát triển qua hai giai đoạn:
1. Giai đoạn phát triển của trẻ tuổi mẫu giáo. Đặc điểm chính của giai đoạn này là
sự lĩnh hội chú ý từ bên ngoài- chú ý được gợi nên bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài.
2. Giai đoạn phát triển chú ý của trẻ thời kỳ đi học (tiểu học, trung học). Giai đoạn
này có đặc điểm chính là sự phát triển mạnh mẽ của chú ý bên trong, tức là chú ý thông
qua các chỉ thị từ bên trong cơ thể.
Câu hỏi kiểm tra:

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 77


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

1. Hãy chứng minh “Chú ý chính là sự tập trung của ý thức vào một hay nhóm các
sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm
lý cần thiết để hoạt động tiến hành hiệu quả”?
2. Hãy kể ra các cơ chế sinh lý của chú ý?
3. Các lý thuyết và các quan điểm nào xem xét hiện tượng chú ý?
4. Hãy trình bày các loại chú ý và ý nghĩa của nó trong đời sống cá nhân?
5. Phân tích các thuộc tính cơ bản của chú ý? Làm thế nào để rèn luyện và phát triển
các phẩm chất chú ý cho cá nhân?
6. Thế nào là đãng trí? Phân biệt đãng trí “giả” và đãng trí gốc.
7. Hãy trình bày sự hình thành và phát triển chú ý của trẻ em?
Chủ đề mở rộng (báo cáo và thảo luận)
1) Lịch sử nghiên cứu vấn đề chú ý
2) Sự hình thành và phát triển chú ý ở trẻ em.
3) Giáo dục chú ý và chống đãng trí
4) Sự khác biệt cá nhân về chú ý
5) Các phương pháp đo lường chú ý

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục – 2009, tr. 48 – 50, .
2. Nguyễn Xuân Thức. Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB Đại học sư phạm,
2007, tr. 86 – 92.
3. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc. Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách.
NXB Đại học Sư Phạm, 2009, tr. 129 – 150.
4. Nicky Hayes. Nền tảng tâm lý học. NXB Lao động, 2005, tr. 63 – 76.
5. A.G. Maklakov. Tâm lý học đại cương. NXB “Piter”, 2002, tr. 354 – 372. (bản tiếng
Nga)

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 78


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

BÀI 6. TRÍ NHỚ

1. Khái niệm chung về trí nhớ


1.1. Định nghĩa trí nhớ
Thế giới tâm hồn của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Nhờ cấp độ phát triển
tâm lý mà chúng ta có thể làm được và biết làm nhiều cái. Một trong những điều đặc biệt
nhất là chúng ta có thể lưu giữ được kinh nghiệm và những kiến thức có được. Tất cả
những gì chúng ta biết được, mỗi một xúc cảm, mỗi một ấn tượng hay là sự vận động đều
lưu lại như là dấu ấn đặc biệt có thể lưu giữ được trong một thời gian dài, đó được gọi là
quá trình tâm lý - trí nhớ .

Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, lưu giữ, nhận biết và phản ánh lại điều con mà
con người đã trải qua.

1.2. Đặc điểm của trí nhớ


- Trí nhớ là một quá trình tâm lý bao gồm: ghi nhớ, lưu giữ, nhận lại, nhớ lại và
sự quên. Các quá trình trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong một
thể thống nhất, tạo nên kho tàng trí nhớ của con người. Vì thế cho nên, trí nhớ chính là
biểu tượng, là sự lưu giữ, hiểu biết và tái hiện lại các dấu ấn của kinh nghiệm. Chính nhờ
vào trí nhớ, con người mới tích lũy được thông tin và không làm mất đi những những
kiến thức và thói quen cũ.
- Nội dung phản ánh của trí nhớ: Vốn kinh nghiệm. Nó bao gồm những SVHT đã
tác động vào cá nhân trước đây. Đó chính là: những cảm giác thành phần; hình ảnh của
tri giác; những ý nghĩ đã qua; tư tưởng của tư duy; những rung cảm tình cảm, trải
nghiệm; những hoạt động và hành vi của con người xảy ra trong kinh nghiệm của quá
khứ và để lại dấu vết trong trí nhớ dưới dạng các hình ảnh nhất định đã được chế biến và
khái quát hóa. Các hình ảnh này được gọi là biểu tượng - những cái tham gia một cách
hữu cơ vào hoạt động tâm lý tiếp theo. Như vậy, trí nhớ là sự phản ánh những sự vật hiện
tượng đã tác động vào con người trước đây, được lưu giữ, nhận biết và tái hiện lại. Nét
đặc trưng của trí nhớ là trung thành với những gì con người đã trải qua, điều đó có nghĩa
là nó hoạt động một cách máy móc và chân thực.
- Sản phẩm của trí nhớ: Biểu tượng cũ.
+ Biểu tượng - là hình ảnh của SVHT nảy sinh trong óc khi không có chính các
SVHT đó tác động trực tiếp.

Biểu tượng chính là sự chế biến, khái quát hóa các hình ảnh của tri giác trước
đây, mang những dấu hiệu đặc trưng trực quan của sự vật hiện tượng. Không có tri giác
thì không có biểu tượng. Ví dụ, người mù bẩm sinh thì không có biểu tượng màu sắc,
người điếc không có biểu tượng âm thanh.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 79


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Biểu tượng giống hình ảnh của cảm giác và tri giác ở tính trực quan, nhưng nó
cao hơn ở tính khái quát. Biểu tượng vừa mang tính trực quan vừa mang tính khái quát.
Vì vậy, ở cấp độ nhận thức người ta xem trí nhớ là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức
cảm tính sang nhận thức lý tính.
Các loại biểu tượng: Căn cứ vào mức độ khái quát của biểu tượng có: biểu
tượng chung và biểu tượng riêng; Căn cứ vào các loại tri giác làm cơ sở cho biểu tượng
có: biểu tượng nhìn, nghe, nếm, sờ mó. Tuy nhiên, biểu tượng thường xuất hiện trên cơ
sở hoạt động của nhiều cơ quan phân tích, nó mang tính chất tổng hợp.
- Trí nhớ có tính lựa chọn
- Tính liên tưởng của trí nhớ
- Mức độ đúng đắn, sâu sắc và bền vững của trí nhớ một phần phụ thuộc vào: Tài
liệu (nội dung, tính chất của sự vật, hiện tượng, tài liệu cần nhớ); Chủ thể của hoạt động
nhớ (những sự vật hiện tượng, tài liệu có liên quan nhiều đến nhu cầu, hứng thú, tình
cảm…).
1.3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
Trí nhớ có cơ sở sinh lý thần kinh phức tạp trên vỏ não. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
là những dấu vết của các quá trình thần kinh đã có trước đây và đang được gìn giữ
trong vỏ bán cầu đại não nhờ có tính chất “dẻo” của hệ thần kinh. Bất kỳ một quá trình
thần kinh nào do kích thích bên ngoài gây nên, dù là hưng phấn hay ức chế, cũng đều để
lại “dấu vết” dưới dạng những thay đổi nhất định. Chính những thay đổi này giúp cho các
quá trình thần kinh tương ứng xảy ra một cách dễ dàng hơn, cũng như giúp cho các quá
trình đó xuất hiện trở lại khi không có tác nhân kích thích gây ra chúng.

Các quá trình thần kinh trong vỏ đại não khi nhớ lại cũng có nội dung như tri giác.
Chỉ khác nhau ở chỗ: ở tri giác: các quá trình sinh lý thần kinh trung ương không ngừng
được duy trì bởi sự hưng phấn của các cơ quan thụ cảm, còn đối với trí nhớ thì quá trình
đó chỉ là những dấu vết của các quá trình thần kinh đã xảy ra trước đây.

Cơ sở sinh lý của việc tri giác các vật thể bên ngoài là sự hoạt động phức tạp của
nhiều tế bào thần kinh ở các trung khu khác nhau của vỏ bán cầu đại não, nơi mà giữa các
trung khu đó đã hình thành nên các mối liên hệ nhất định. Các mối liên hệ đó mang tính
hệ thống rõ ràng, mà chính bản thân các hiện tượng này cũng là một hệ thống chứ không
phải là tập hợp các kích thích lộn xộn. Vì vậy, trong quá trình các kích thích được lặp lại
và các phản ứng đáp lại được xảy ra trong vỏ bán cầu đại não, những hệ thống các mối
liên hệ thường xuyên khá vững chắc được hình thành.

Sự tồn tại các mối liên hệ thần kinh tạm thời đã làm cho quá trình trí nhớ có thể
xảy ra. Hưng phấn xuất hiện ở một trung khu nào đó của vỏ bán cầu đại não dưới ảnh
hưởng của một tác nhân kích thích bên ngoài nào đó sẽ được truyền đi theo những con
đường đến các trung khu khác của vỏ não mà trung khu nói trên đã có liên hệ trong hoạt

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 80


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

động trước đây. Nhờ vậy, ý thức của chúng ta sẽ nảy sinh hình ảnh của vật thể đã nhìn
thấy ở một thời điểm nào đó.

Các mối liên hệ thần kinh tạm thời được tạo nên nhờ tri giác và nó có thể thay
đổi. Trong quá trình hoạt động của con người chúng luôn thay đổi phức tạp, đồng thời
vừa tham gia vào các mối liên hệ mới với những sự hưng phấn khác còn lưu lại, vừa
được cấu tạo lại dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm ngày càng được mở rộng thêm.

Các “dấu vết” không phải là sự lặp lại nguyên xi các quá trình xảy ra khi tri giác
trực tiếp, mà là về cơ bản mang tính chất khái quát.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khái quát lại như sau:

Cơ sở sinh lý thần kinh của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những
đường liên hệ thần kinh tạm thời và diễn biến của các quá trình hóa lý trong vỏ não và
phần dưới vỏ não. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối
vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố. Khi
chúng ta nhớ lại, nhận lại một SVHT nào đó cũng có nghĩa là ta đã phục hồi những
đường liên hệ thần kinh tạm thời đã thành lập trước đây. Sự hình thành, gìn giữ các
đường liên hệ thần kinh tạm thời, sự dập tắt và làm sống lại chúng chính là cơ sở sinh lý
của liên tưởng và trí nhớ.

Cơ chế của trí nhớ

Có nhiều lý thuyết khác nhau khi bàn về cơ chế của trí nhớ, nhưng tới nay chưa có
có sự thống nhất.

Thuyết phân tử cho rằng: Các luồng điện sinh học trong nguyên sinh chất của tế
bào thần kinh, các phân tử prôtit được tạo thành và các thông tin đi vào não được ghi lại
chính trên các phân tử prôtit đó. Các nhà khoa học đã cố thử tách từ não của động vật đã
chết những chất được gọi là “phân tử của trí nhớ”. Và họ còn viễn tưởng rằng, phân tử
này có thể sẽ được tổng hợp ở phòng thí nghiệm và là phương thuốc truyền trí nhớ cho
con người.

Thuyết tế bào thần kinh – hiện đang là thuyết đáng tin cậy hơn cả. Thuyết này cho
rằng, TBTK tạo thành những chuỗi, mà theo đó các luồng điệm sinh học chạy tuần hoàn.
Do các luồng điện sinh học này xảy ra những biến đổi trong các sinap (nơi tiếp nối giữa
các TBTK), điều này làm “lối mòn” cho những bước đi tiếp theo của những luồng điện
sinh học. Tính chất khác biệt của các chuỗi TBTK tương ứng với các thông tin được củng
cố.

1.4. Vai trò


1.4.1 Đối với hoạt động sống

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 81


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để tiến hành hoạt động. Trí nhớ là cơ sở của
việc định hướng, điều khiển, điều chỉnh, hành động của hoạt động. Muốn hành động con
người phải có khả năng lặp lại các thao tác cũ, hiểu biết cũ vào công việc hiện tại (viết,
đọc…). Trong những hành động phức tạp, vai trò của trí nhớ càng quan trọng.

1.4.2. Đối với đời sống tâm lý cá nhân

Trí nhớ là điều kiện để con người phát triển được những chức năng tâm lý bậc cao,
để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng kinh nghiệm đó vào cuộc sống. Nếu không
có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất cứ hành
động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người. I.M. Xêtrenov cho rằng, trí
nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý”, “là cơ sở của sự phát triển tâm lý”, “nếu
không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”.

Trí nhớ là điều kiện để con người có đời sống tâm lý bình ổn, lành mạnh, trở thành
một nhân cách, đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của nhân cách.

Đối với những người bị mất trí nhớ cuộc sống hàng ngày của họ sẽ bị rối loạn,
nhân cách của họ bị thay đổi và dần mất đi. Bởi vậy, trí nhớ chính là một trong những
thành phần quan trọng tạo nên nhân cách con người.

1.4.3. Đối với hoạt động nhận thức


Là công cụ lưu giữ kết quả của các quá trình nhận thức, là điều kiện diễn ra các
quá trình tư duy, tưởng tượng, làm cho các quá trình này đạt kết quả hợp lý (cung cấp tài
liệu do nhận thức cảm tính thu nhận được cho nhận thức lý tính một cách trung thành đầy
đủ).

Trí nhớ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong các quá trình nhận thức tâm lý,
đóng vai trò “xuyên suốt” đảm bảo tính thừa kế và liên kết tất cả các quá trình tâm lý
thành một thể thống nhất

1.4.4. Đối với hoạt động dạy –học


Không có trí nhớ thì không thể diễn ra quá trình hoạt động dạy và học. Đối với
giáo viên – trí nhớ là kho nguyên liệu kiến thức mang đến cho học sinh, người giáo viên
phải có trí nhớ tốt thì mới mang lại những kiến thức chính xác, trí nhớ giúp giáo viên tiến
hành hoạt động dạy một cách có hiệu quả. Đối với học sinh – trí nhớ đóng một vai trò
quan trọng bậc nhất trong quá trình học tập giúp học sinh thu thập và có một vốn kiến
thức cơ bản chuẩn bị cho những bậc phát triển cao hơn. Do vậy, rèn luyện trí nhớ cho học
sinh là nhiệm vụ quan trọng của dạy học.

2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ


Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp bao gồm nhiều quá trình
khác nhau, đó là các quá trình: ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại – nhớ lại và sự quên.
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 82
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

2.1. Quá trình ghi nhớ


2.1.1. Quá trình ghi nhớ - là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ nào đó.
Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết (“ấn tượng”) của đối tượng mà ta đang tri giác
trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liên hệ giữa đối tượng mới với
đối tượng cũ đã được lưu giữ, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân đối
tượng ghi nhớ đó với nhau. Điều này làm cho ghi nhớ khác với tri giác.
2.1.2. Hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ có thể chia thành hai loại
là:
a) Ghi nhớ không chủ định – là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần phải
đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước, không sử dụng bất cứ một thủ thật nào và cũng không
đòi hỏi sự nỗ lực ý chí, nó dường như được thực hiện một cách tự nhiên. Đấy chính là ấn
tượng đơn giản tác động lên chúng ta và lưu giữ một vài dấu vết từ sự hưng phấn của vỏ
đại não.
Sự bền vững và độ lâu dài của ghi nhớ không chủ định phụ thuộc vào các yếu tố:
màu sắc, sự di động và các đặc điểm khác của đối tượng; những cảm xúc rõ ràng và mạnh
mẽ; hứng thú cá nhân. Chúng ta sẽ ghi nhớ tốt những gì có ý nghĩa quan trọng đối với
cuộc sống của con người mà gắn liền với đam mê, sở thích, nhu cầu, mục đích và nhiệm
vụ hoạt động.

Ghi nhớ không chủ định có ý nghĩa lớn trong đời sống con người, nó mở rộng và
làm phong phú kinh nghiệm sống của con người mà không đòi hỏi sự nỗ lực nào.

Trong giáo dục, không nên đặt ra nhiệm vụ phải ghi nhớ tài liệu học tập một cách
quá sớm đối với học sinh (ảnh hưởng xấu đến việc thông hiểu tài liệu). Nhiệm vụ cơ bản
của học sinh khi tiếp cận với tài liệu mới là suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu, còn việc ghi
nhớ tài liệu mới đó diễn ra một cách không chủ định, trong chính quá trình suy nghĩ.

b) Ghi nhớ có chủ định – là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước, nó
đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nhất định, cũng như các thủ thuật và các biện pháp ghi nhớ.
Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định phụ thuộc vào động cơ, mục đích của sự
ghi nhớ. Muốn ghi nhớ có kết quả cần xác định rõ mục đích, thời hạn ghi nhớ, biết sử
dụng các biện pháp ghi nhớ hợp lý. Nhiệm vụ ghi nhớ cụ thể đặc biệt quan trọng trong
dạy học.

Ghi nhớ có chủ định có các hình thức sau:

 Ghi nhớ máy móc – là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần
một cách đơn giản, không nhận thức được các mối liên hệ logic giữa các phần khác biệt
của tài liệu. Cơ sở của việc ghi nhớ máy móc là sự liên tưởng theo tính chất cận kề. Cái
nọ gắn với cái kia vì nó đứng trước hay đứng sau… Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự
lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhiều thời gian.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 83


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Học vẹt là biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này. Học vẹt là tìm cách đưa tất cả
những gì có trong tài liệu vào trí nhớ một cách chính xác và chi tiết. Nhớ mà không hiểu.
Học vẹt sẽ biểu hiện khi: a) không thể hiểu hoặc lười không chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài
liệu; b) Các phần tài liệu rời rạc, không có quan hệ logic với nhau; c) giáo viên thường
xuyên yêu cầu trả lời đúng từng câu từng chữ trong sách giáo khoa.

Ghi nhớ máy móc trở nên cần thiết trong trường hợp: phải ghi nhớ những tài liệu
không có nội dung khái quát, ví dụ như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, con số
thống kê, các ngày lịch sử v.v…

Ghi nhớ có ý nghĩa (ghi nhớ logic) – là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu
bản chất, nội dung tài liệu, nhận thức được những mối liên hệ logic giữa các bộ phận
trong bản thân tài liệu. Loại ghi nhớ này gắn liền với quá trình tư duy. Biện pháp điển
hình của ghi nhớ có ý nghĩa là ghi nhớ theo điểm tựa: tìm ra những ý lớn, ý nhỏ (đơn vị
logic cấu tạo nên nội dung tài liệu và mối liên hệ của chúng). Cụ thể là: có thể chia nhỏ
tài liệu ra thành từng đoạn, đặt tên cho từng đoạn phù hợp với nội dung, gắn các đoạn
thành một tổng thể với cái tên thích hợp. Trong khi tiến hành ghi nhớ logic chủ thể sử
dụng các biện pháp như: phân tích, mô hình hóa, so sánh, phân loại, hệ thống tài liệu.
Ghi nhớ có ý nghĩa hiệu quả hơn rất là nhiều lần so với ghi nhớ máy móc. Ghi nhớ
máy móc tốn nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều lần lặp đi lặp lại. Học thuộc một cách máy
móc, con người không thể nhớ được vị trí và thời gian. Ghi nhớ có ý nghĩa đòi hỏi ít sức
lực và thời gian và thực tế hơn. Ghi nhớ máy móc sau một giờ còn lại 40% lượng thông
tin , còn sau vài giờ - chỉ còn lại 20%, còn ở trường hợp ghi nhớ có ý nghĩa 40% lượng
thông tin được ghi nhớ có thể được lưu giữ thậm chí sau 30 ngày. Tuy nhiên thực tế cho
thấy hai dạng ghi nhớ này luôn bổ trợ cho nhau.

2.1.3. Học thuộc lòng và thuật nhớ


a) Học thuộc lòng – là ghi nhớ một cách chính xác các dữ liệu thông tin của tài
liệu (học thuộc lòng các định nghĩa, các định luật, các bài khóa, các từ nước ngoài…).
Học thuộc lòng là sự kết hợp ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ máy móc, nghĩa là ghi nhớ
máy móc dựa trên việc thông hiểu nội dung tài liệu ghi nhớ. Khi học thuộc chúng ta
thường dựa trên các mối liên hệ có ý nghĩa, nhưng thứ tự chính xác của các từ được ghi
nhớ lại nhờ mối liên tưởng giáp ranh. Mặt khác, khi học thuộc tài liệu mà không có sự
gắn kết thì chúng ta thường cố gắng tìm cách xây dựng các mối liên hệ có ý nghĩa bằng
cách tạo mối liên kết logic. Mối liên hệ đó có thể không có ý nghĩa về nội dung nhưng lại
có ấn tượng đặc biệt. Ví dụ phải nhớ các từ không có mối liên kết ý nghĩa với nhau như:
dưa hấu, cái bàn, con voi, cái lược, cái cúc áo. Và có thể tạo lập mối quan hệ logic giữa
các từ như sau: “Quả dưa đặt trên bàn. Con voi đang ngồi vào bàn. Trong túi áo gi-lê của
nó có cái lược và áo gi-lê của nó được cài bằng một cái cúc áo”. Với phương pháp ghi

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 84


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

nhớ như vậy thì trong vòng 1 phút chúng ta có thể ghi nhớ được hơn 30 từ (phụ thuộc vào
độ rèn luyện) khi chỉ một lần nhắc lại.
b) Thuật nhớ - là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra mối liên hệ bề
ngoài để dễ nhớ. Ví dụ đặt các từ cần nhớ thành một câu có vần điệu, có ý nghĩa để dễ
nhớ.
Có một số thuật nhớ như sau:

1) Nêu các ý chính và nhóm chúng lại theo dạng lập kế hoạch. Khi ghi nhớ chúng ta
phải chia nhỏ tài liệu thành các phần độc lập, hoặc là nhóm có ý nghĩa. Mỗi nhóm có một
cốt lõi chung có ý nghĩa, có đề tài thống nhất.
2) Nêu các điểm dựa có ý nghĩa – mỗi một phần có ý nghia được thay thế bằng một
từ hoặc khái niệm nào đó mà biểu hiện được ý chung của tài liệu ghi nhớ.
3) So sánh – tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các SVHT, sự kiện…
4) Phương pháp nhắc lại. Nhắc lại – là điều kiện lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo, thói quen. Để có hiệu quả, việc nhắc lại cần phải tuân theo một số các nguyên tắc: a)
Học thuộc diễn ra không đồng đều (sau một cao trào trong việc tái hiện có thể sẽ có một
số chỗ giảm cao trào, nó mang tính chất thời gian vì vậy việc nhắc lại mới mẻ sẽ mang lại
hiệu quả cho việc ghi nhớ); b) Học thuộc bằng những bước đột phá (bất ngờ). Thông
thường sau vài lần lặp lại không mang lại sự gia tăng đáng kể nào trong việc ghi nhớ,
nhưng sau đó ở những lần lặp lại cuối cùng diễn ra sự gia tăng khối lượng ghi nhớ tài
liệu; c) Nếu như tài liệu không khó ghi nhớ thì ở những lần nhắc lại đầu tiên mang lại kết
quả đáng kể hơn là những lần sau và những phần nào dễ được ghi nhớ một cách nhanh
chóng, phần còn lại khó hơn cần có một số lượng nhắc lại nào đấy; d) Nếu như tài liệu
khó thì việc ghi nhớ diễn ra đầu tiên rất chậm, nhưng sau đó sẽ nhớ nhanh hơn; e) Việc
nhắc lại không chỉ cần khi chúng ta phải học một tài liệu nào đó mà còn cần thiết cho
việc củng cố trong trí nhớ những gì chúng ta đã học. Do việc nhắc lại tài liệu đã học, độ
bền vững và độ lưu giữ lâu tăng lên nhiều.
Các điều kiện gia tăng hiệu quả ghi nhớ: việc nhắc lại cần phải tích cực và
phong phú. Khi học thuộc phải đặt ra các nhiệm vụ khác nhau: lấy ví dụ, trả lời cho các
câu hỏi, lập bảng….

Trong tâm lý học có hai phương pháp nhắc lại: tập trung và phân phối. Phương
pháp tập trung là học thuộc bằng cách nhắc lại toàn bộ tài liệu học theo thứ tự mà không
có nghỉ giữa chừng. Ví dụ đọc cả bài thơ và nhắc lại cả bài thơ đó cho đến khi nhớ.
Phương pháp phân phối là nhắc lại từng phần tách rời nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm
đã cho thấy rằng: phương pháp phân phối của việc nhắc lại có hiệu quả hơn so với
phương pháp tập trung. Nó không tốn nhiều thời gian và sức lực và lĩnh hội kiến thức
được bền hơn.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 85


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

5) Phương pháp tái hiện trong thời gian học thuộc. Bản chất của phương pháp này
là thử tái hiện lại tài liệu mà chưa học thuộc toàn bộ. Ví dụ, đọc tài liệu một hai lần, sau
đó cố gắng tái hiện lại nó, sau đó lại đọc lại một vài lần và lại tái hiện lại…Các thực
nghiệm về phương pháp này cũng cho thấy đấy là phương pháp có hiệu quả. Việc học
thuộc sẽ nhanh hơn, việc lưu giữ cũng trở nên lâu hơn.
6) Phương pháp ghi nhớ các tài liệu lớn. Có 3 phương pháp: phương pháp ghi nhớ
toàn bộ (tài liệu được đọc từ đầu đến cuối một vài lần, cho đến khi lĩnh hội được toàn
bộ); phương pháp ghi nhớ từng phần (tài liệu học thuộc được chia ra thành các phần, mỗi
phần được học thuộc một cách riêng biệt); phương pháp ghi nhớ tổng hợp (giao thoa
giữa phương pháp toàn bộ và từng phần): tài liệu đầu tiên được đọc toàn bộ một hoặc vài
lần tùy thuộc vào khối lượng và tính chất của tài liệu, sau đó các phần khó được đánh dấu
và học thuộc riêng, bước tiếp theo là đọc lại toàn bộ cho đến khi lĩnh hội được tài liệu.
Đây là phương pháp có hiệu quả cao, đảm bảo ghi nhớ đầy đủ các phần của tài liệu, cần
độ suy nghĩ sâu, biết nêu ra được các nội dung chính.
7) Thành công trong ghi nhớ còn phụ thuộc vào cấp độ tự kiểm soát. Khi thử tái
hiện lại tài liệu lúc học thuộc có sự xuất hiện của tự kiểm soát. Điều đó giúp chúng ta
thấy được những gì được nhớ và những lỗi đã bỏ qua và những gì cần lưu ý trong lần đọc
sau.
2.2. Quá trình gìn giữ
2.2.1. Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được
trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Đây là khâu rất cần thiết của hoạt động trí nhớ, nếu
ghi nhớ nhanh nhưng không gìn giữ tốt thì không thể nhớ lâu bền vững chính xác.
2.2.2. Hình thức gìn giữ. Có hai hình thức gìn giữ: tiêu cực và tích cực.
a. Gìn giữ tiêu cực – là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với
tài liệu một cách đơn giản.
b. Gìn giữ tích cực – là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách nhớ lại (tái hiện) trong
óc tài liệu đã ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
Gìn giữ như một quá trình của trí nhớ có những quy luật riêng. Đã có nhận định
cho rằng sự lưu giữ có hai loại: lưu giữ theo động lực học (biểu hiện ở trí nhớ thao tác) và
lưu giữ theo tĩnh lực học (ở trí nhớ dài hạn). Ở sự lưu giữ theo động lực học tài liệu ít có
sự thay đổi, còn ở tĩnh lực học thì ngược lại, tài liệu nhât định được thiết kế và tái tạo lại.

2.3. Quá trình nhận lại và nhớ lại


Quá trình nhậ lại và nhớ lại hay còn gọi chung là quá trình tái hiện – đó là quá
trình làm sống lại những thông tin đã ghi nhớ trước đây. Kết quả của quá trình ghi nhớ
và gìn giữ được thực hiện trong quá trình tái hiện.

2.3.1. Quá trình nhận lại – là khả năng “làm sống” lại những hình ảnh của đối
tượng nào đó khi tri giác lại nó. Nhận lại diễn ra do cái được tri giác lúc này giống với

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 86


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

cái đã tri giác trước đây, hay nói cách khác, biểu tượng cũ và hình ảnh tri giác nhập lại
làm một làm cho con người có cảm giác quen thuộc. Cảm giác đó chính là sự nhận lại.
Quá trình nhận lại được phân biệt theo cấp độ xác định hay không xác định của trí
nhớ.

+ Ở tình huống mà nhận lại ít được xác định là khi chúng ta có cảm giác quen
thuộc ở đối tượng, nhưng đồng nhất nó với cái gì đó trong kinh nghiệm cũ thì không thể.
Ví dụ, chúng ta nhìn thấy một người, khuôn mặt của anh ta quen quen, nhưng để nhớ anh
ta là ai, đã gặp trong trường hợp nào thì chúng ta hầu như không thể nhớ nổi. Tình huống
đó là đặc tính của nhận lại không xác định (không đầy đủ). Tình huống này còn được gọi
là trí nhớ tái nhận (không nhớ lại được nhưng nhận lại được).

+ Trong tình huống nhận lại được xác định đầy đủ là khi chúng ta ngay lập tức
nhận ra khuôn mặt người quen. Tình huống này được coi là nhận lại đầy đủ, hoặc được
xem là trí nhớ tái hiện (là mức độ trí nhớ cao nhất, thể hiện ở khả năng nhận lại và nhớ
lại đối tượng mà không cần tri giác).

+ Còn một cấp độ của trí nhớ là trí nhớ khai thông (hoàn toàn không xác định):
không nhớ lại, hay nhận lại được, nhưng khi học lại thì nhớ nhanh hơn.

Nhận lại cũng có thể sai do đối tượng tri giác có những nét giống nhau khó phân
biệt. Vì vậy không nên xem đó là cơ sở đánh giá trí nhớ.

2.3.2. Nhớ lại – là biểu hiện cao của trí nhớ tốt, là khả năng làm sống lại những
hình ảnh của SVHT đã được ghi nhớ trước đây mà không cần dựa vào sự tri giác lại
những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.
Nhớ lại khác với tri giác là nó tồn tại sau tri giác và bên ngoài tri giác. Cơ sở sinh
lý của nhớ lại là tái tạo lại các mối liên hệ thần kinh đã tạo lập ra trước đây khi tri giác sự
vật hiện tượng.

Nhớ lại có các hình thức: nhớ lại không chủ định và nhớ lại có chủ định.

a) Nhớ lại không chủ định – nhớ lại một cách tự nhiên, không cần sự nỗ lực,
không cần xác định nhiệm vụ nhớ (chợt nhớ một điều gì khi gặp hoàn cảnh cụ thể).
Nguyên nhân: được kích thích bởi đối tượng đang tri giác (hình ảnh của tưởng tượng hay
tư duy theo quy luật liên tưởng).
b) Nhớ lại có chủ định – là nhớ lại có mục đích tự giác, đòi hỏi sự cố gắng nhất
định, chịu sự chi phối của nhiệm vụ ghi nhớ và nhận thức được mục tiêu đặt ra.
- Hồi tưởng. Khi nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục khó khăn
nhất định, phải có sự nỗ lực ý chí thì gọi là sự hồi tưởng. Hồi tưởng là hành động trí tuệ
phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức độ
nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện. Trong tình huống này mục đích đặt ra đạt được là

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 87


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

nhớ một cái gì đó mà thường phải trải qua việc đạt được các mục tiêu trung gian hướng
tới giải quyết nhiệm vụ chủ yếu. Chúng ta ý thức đánh dấu những gì có thể giúp chúng ta
nhớ lại, hoặc chúng ta suy nghĩ, trong mối quan hệ nào với nó thấy được những gì chúng
ta đang đi tìm, hoặc là đánh giá tất cả những gì chúng ta nhớ lại, hoặc là thảo luận về vấn
đề tại sao nó không thích hợp v.v…Do vậy, quá trình hồi tưởng có mối quan hệ chặt chẽ
với quá trình tư duy.
- Hồi ức. Khi nhớ lại các hình ảnh cũ được khu trú trong không gian và thời
gian thì gọi là hồi ức. Trong hồi ức, chúng ta không chỉ nhớ lại các đối tượng đã qua mà
còn đặt chúng vào thời gian và địa điểm nhất định.
2.4. Sự quên và cách chống quên
2.4.1. Sự quên – là biểu hiện của hiện tượng không có khả năng tái tạo lại thông
tin đã tiếp nhận trước đây vào thời điểm nhất định.
Cơ sở sinh lý của sự quên là một số dạng ức chế não bộ cản trở việc hoạt hóa các
mối liên hệ thần kinh tạm thời (ức chế dập tắt). Sự quên – là hiện tượng đối lập với nhớ
lại và nhận lại và là biểu hiện của việc không nhớ lại và nhận lại được.

Nguyên nhân: do quá trình ghi nhớ, do các quy luật ức chế hoạt động thần kinh,
trong quá trình ghi nhớ không gắn vào với hoạt động thực tiễn, không phù hợp với nhu
cầu hứng thú, sở thích cá nhân hoặc ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân.

Quên có các mức độ sau: a) Quên hoàn toàn – là không nhận lại và nhớ lại được;
b) Quên cục bộ - không nhớ lại nhưng nhận lại được; c) Quên tạm thời – trong một thời
gian dài không nhớ lại được, nhưng một lúc nào đó lại đột nhiên nhớ.

Quy luật quên:

a. Quên diễn ra theo trình tự: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể
chính yếu sau. Trong chi tiết thì chi tiết nào phù hợp với hứng thú cá nhân, gây được ấn
tượng cảm xúc sâu sắc thì lâu quên hơn.
b. Quên diễn ra không đồng đều: ở giai đoạn đầu mới ghi nhớ, tốc độ quên khá
nhanh, giai đoạn sau tốc độ quên giảm dần (Êbin Gao).
c. Thường con người quên những gì không liên quan, hoặc ít liên quan đến đời
sống cá nhân, những cái không phù hợp với sở thích, nhu cầu của bản thân.
d. Những gì ít được củng cố hoặc không được sử dụng thường xuyên trong hoạt
động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ bị quên.
e. Những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh cũng dễ làm cho hiện tượng quên
xuất hiện.
Không có sự quên hoàn toàn tuyệt đối, dù ta khó có thể nhận lại hoặc nhớ lại một
điều gì đó thì trên vỏ não chúng ta vẫn còn để lại một dấu vết nào đó về điều ấy. Trong
một số trường hợp, sự quên là cần thiết. Vì thế, quên là một hiện tượng hợp lý và hữu ích,
là dấu hiệu của một trí nhớ hoạt động bình thường, là cơ chế tất yếu, đúng quy luật trong
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 88
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

hoạt động trí nhớ. Tuy nhiên, cần phải chống quên những điều cần phải giữ gìn và củng
cố trong kho tàng ký ức của mỗi người.

2.4.2. Cách chống quên.


a. Cách ghi nhớ tốt.
+ Đặt nhiệm vụ ghi nhớ lâu dài, bền vững

+ Lựa chọn phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với nội dung
tính chất của tài liệu, với mục đích, nhiệm vụ ghi nhớ.

+ Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ

+ Phải có hứng thú sâu sắc, tình cảm say mê với tài liệu ghi nhớ, ý thức được
tầm quan trọng của tài liệu.

+ Biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ: tạo điều kiện để cho cá nhân tri
giác đối tượng một cách tốt nhất, cần tích cực thực hiện các nhiệm vụ ghi nhớ, kết hợp
học với hành, nhớ trên cơ sở tài liệu.

b. Cách gìn giữ tốt


+ Phải ôn tập một cách tích cực (tích cực nhớ lại, tư duy khi ôn tập, vận dụng
nhiều giác quan nói đọc viết, tích cực vận dụng, luyện tập, thực hành).

+ Ôn tập ngay sau khi ghi nhớ tài liệu – đó là biện pháp quan trọng để giữ gìn
và củng cố tri thức trong trí nhớ.

+ Phải ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn một loại tài liệu, một môn học.

+ Cần tiến hành ôn tập thường xuyên, ôn rải rác, phân tán ra nhiều đợt, không
nên ôn liên tục, tập trung trong một thời gian dài.

+ Ôn tập cần kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.

+ Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập để có thể đạt hiệu quả cao.

c. Cách hồi tưởng tốt


+ Không nên cho rằng mình đã quên sạch mà phải nghĩ rằng mình có thể hồi
tưởng được bằng một cách nào đó.

+ Kiên trì khi hồi tưởng, thất bại lần thứ nhất thì làm lại lần thứ hai, lần thứ
ba… và bằng nhiều cách khác nhau.

+ Khi đã hồi tưởng sai cần loại bỏ hướng hồi tưởng đó và nghĩ hướng hồi tưởng
khác.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 89


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức khác có quan hệ trực tiếp với nội
dung của hồi ức mà ta đang cần nhớ lại.

+ Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy và trí tuệ

+ Có thể sử dụng liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả.

3. Phân loại trí nhớ


Trí nhớ được chia làm nhiều loại và theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có 5
cách chia phổ biến như sau:

2.3. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành trí nhớ:


a. Trí nhớ giống loài – là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển
chủng loại, mang tính chung cho cả giống loài và được biểu hiện dưới hình thức những
bản năng, những phản xạ không điều kiện.
b. Trí nhớ cá thể - là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển cá thể,
không mang tính chất giống loài, mà mang tính chất cá thể. Ở động vật, loại trí nhớ này
được biểu hiện ở những kĩ xảo, những phản xạ có điều kiện. Ở con người, trí nhớ cá thể
được biểu hiện ở kho tàng kinh nghiệm cá nhân phong phú.
2.4. Căn cứ vào nội dung phản ánh của trí nhớ:
a. Trí nhớ vận động – là loại trí nhớ phản ánh cử động và hệ thống cử động. Trí
nhớ vận động là cơ sở để hình thành những kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau như
đi đứng, viết lách…Trí nhớ vận động tốt biểu hiện ở chỗ các vận động chân tay được
hình thành chính xác, nhanh và bền vững như “khéo chân khéo tay”, “bàn tay vàng”. Tùy
theo lĩnh vực hoạt động của con người mà trí nhớ vận động nào phát triển mạnh: công
nhân, nghệ sỹ múa, vân động viên thể dục thể thao.
b. Trí nhớ cảm xúc – là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con
người. Những rung cảm, trải nghiệm được lưu lại trong trí nhớ bộc lộ như là những tín
hiệu hoặc kích thích hành động, hoặc kìm hãm hành động mà trước đây đã gây nên
những rung cảm âm tính hoặc dương tính. Khả năng đồng cảm với người khác, với cá
nhân vật trong phim, sách… đều được dựa trên cơ sở của trí nhớ cảm xúc.
c. Trí nhớ hình ảnh – phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị giác, thính giác,
khứu giác, xúc giác và vị giác của sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây. Loại
trí nhớ này có thể đạt đến trình độ cao trong điều kiện nó phải bù trừ hoặc thay thế cho
những loại trí nhớ đã mất như những người mù, điếc…Nó phát triển mạnh ở những người
có xu hướng làm nghệ thuật.
d. Trí nhớ từ ngữ-logic – là loại trí nhớ phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng của con
người. Ý nghĩ, tư tưởng không tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, vì vậy loại trí nhớ này được
gọi là trí nhớ từ ngữ - logic. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò chính trong loại trí nhớ
này. Đây là loại trí nhớ đặc trưng cho con người và là loại trí nhớ chủ đạo trong sự lĩnh
hội tri thức của con người.
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 90
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

2.5. Căn cứ vào tính mục đích của trí nhớ:


a. Trí nhớ không chủ định – là loại trí nhớ diễn ra một cách tự động, việc ghi nhớ,
gìn giữ và tái hiện thông tin không theo mục đích định trước, không có sự nỗ lực ý chí
của con người, không có sự kiểm soát của ý thức.
b. Trí nhớ có chủ định – là loại trí nhớ có mục đích xác định, có sự nỗ lực nhất
định của ý chí và sử dụng các phương pháp kỹ thuật để ghi nhớ.Trí nhớ có chủ định có
sau trí nhớ không chủ định, nó ngày càng tham gia nhiều vào quá trình tiếp thu tri thức.
Trong hoạt động, cuộc sống loại trí nhớ này có vai trò hết sức to lớn.
Hai loại trí nhớ này là hai mức độ phát triển nối tiếp nhau của trí nhớ. Trí nhớ
không chủ định không yếu hơn so với trí nhớ có chủ định. Mà ngược lại, thường thông
tin do trí nhớ không chủ định mang lại được tái hiện lại tốt hơn so với thông tin mà chúng
ta lên kế hoạch ghi nhớ.

2.6. Căn cứ theo thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu:.
a) Trí nhớ ngắn hạn – là loại trí nhớ tức thì ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ. Là giai
đoạn dấu vết mới hình thành, chưa được củng cố vững chắc. Đặc trưng: diễn ra trong thời
gian ngắn, chốc lát, nhất thời gắn với hành động diễn ra cấp bách.
Trí nhớ ngắn hạn giống với trí nhớ không chủ định là không sử dụng bất kỳ
phương pháp hay thuật nhớ nào để ghi nhớ, nhưng khác với chú ý không chủ định là vẫn
cần đến sự nỗ lực ý chí nào đấy.

Trí nhớ ngắn hạn được biểu hiện trong tình huống khi người tham gia thực nghiệm
được yêu cầu đọc các từ và ghi nhớ chúng trong vòng thời gian ngắn (gần 1 phút) sau đó
yêu cầu anh ta nhớ lại ngay lập tức. Số lượng ghi nhớ ở mỗi người là khác nhau phụ
thuộc vào khối lượng trí nhớ ngắn hạn. Khối lượng trí nhớ ngắn hạn không có con số cụ
thể, nó phụ thuộc vào năng lực của cá nhân, nó là trí nhớ tự nhiên của con người được
lưu giữ suốt cả cuộc đời.

Trí nhớ ngắn hạn đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ nó
mà một khối lượng thông tin có ý nghĩa được xử lý, không diễn ra sự quá tải của trí nhớ
dài hạn, và đặc biệt nó có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức tư duy giống với trí nhớ thao tác.

b. Trí nhớ thao tác – là loại trí nhớ lưu giữ thông tin trong một thời gian nhất định
cần thiết cho việc thực hiện một số các hành động hoặc thao tác. Là giai đoạn trung gian
(sau trí nhớ ngắn hạn và trước trí nhớ dài hạn), là trí nhớ hành động, nhờ nó mà chúng ta
phân tích các thông tin nhận được. Tính ưu việt của trí nhớ thao tác là đưa sự phân tích
các thông tin cần thiết hay không cần thiết để ghi nhớ, lưu giữ chúng lại trong một
khoảng thời gian nào đó (từ 5h đến 3 tháng) cho trí nhớ dài hạn. Khi chúng ta thực hiện
một hành động phức tạp nào đó, ví dụ như số học, thì chúng ta thực hiện nó theo các
phần. Khối lượng các phần này được gọi là các đơn vị thao tác của trí nhớ, chúng có ảnh
hưởng một cách trực tiếp đến việc thực hiện thành công hoạt động này hay hoạt động
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 91
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

khác. Vì thế cho nên đối với việc ghi nhớ tài liệu thì sự hình thành của các đơn vị thao tác
tối ưu của trí nhớ có một ý nghĩa quan trọng.

c. Trí nhớ dài hạn – là sự ghi nhớ, gìn giữ lâu dài và bền vững các thông tin trong
trí nhớ sau khi đã thường xuyên nhắc lại là tái hiện nó. Trí nhớ dài hạn là điều kiện tối ưu
để con người tích lũy tri thức.

2.7. Căn cứ theo giác quan chủ đạo:


a. Trí nhớ bằng mắt – là kiểu ghi nhớ phổ biến nhất. Theo nghiên cứu cho thấy,
những thành phần của ghi nhớ bằng mắt chiếm 80% trong trí nhớ của con người. Những
người có trí nhớ bằng mắt khi ghi nhớ phải tự mình đọc lấy tài liệu, nhìn thấy đối tượng
cần ghi nhớ, khi nghe tài liệu phải thấy cho được cử chỉ, điệu bộ của người nói…
b. Trí nhớ bằng tai – là kiểu ít phổ biến hơn. Những người có kiểu trí nhớ này khi
ghi nhớ phải nghe thấy tài liệu. Khi xem tài liệu phải đọc to. Nói và biện luận to, ngay cả
khi không có ai nghe mình nói.
c. Trí nhớ bằng tay – là kiểu trí nhớ rất phổ biến, ở những người có kiểu trí nhớ
này là phải kết hợp nghe, nhìn với thao tác tay. Ví dụ như vẽ, viết, thực nghiệm…
d. Trí nhớ hỗn hợp – là kiểu trí nhớ pha trộn của ba kiểu nói trên và vốn có ở tất cả
mọi người.
4. Sự khác biệt của cá nhân về trí nhớ
Các quá trình trí nhớ ở những người khác nhau diễn ra cũng không giống nhau.
Ngày nay có hai nhóm cơ bản của các sự khác biệt cá nhân trong trí nhớ: Sự khác biệt về
hiệu suất của trí nhớ và sự khác biệt cá nhân theo các dạng của trí nhớ.

4.1. Sự khác biệt cá nhân về hiệu suất của trí nhớ

Hiệu suất của trí nhớ - là hiệu suất tổng quát của trí nhớ nói chung được xác định
bởi một loạt các thuộc tính của nó như: Khối lượng của trí nhớ, tốc độ ghi nhớ, tính chính
xác, độ bền vững và tính kịp thời sử dụng thông tin đã lưu giữ..

Khối lượng của trí nhớ - là số lượng đơn vị thông tin ghi nhớ được sau chỉ một lần
tri giác. Trung bình thì đối với những tài liệu rời rạc (đồ vật, các từ, con số rời rạc…) thì
khối lượng trí nhớ của một người là vào khoảng 6 – 8 sự vật. Tuy nhiên ở một số người
có trí nhớ tốt có thể đạt tới những con số lớn hơn nhiều, hoặc ở những người có trí nhớ
kém thì con số đó lại ít đi…Điều đó tùy thuộc vào tốc độ ghi nhớ, độ bền vững của quá
trình gìn giữ, độ chính xác của nhận lại và nhớ lại, mức độ kịp thời của trí nhớ.

Tốc độ ghi nhớ được xác định bởi thời gian cần thiết để ghi nhớ đầy đủ một thông
tin nào đấy. Sự khác biệt cá nhân trong tốc độ ghi nhớ biểu hiện ở chỗ: có cá nhân chỉ
một lần tri giác là nhớ được thông tin một cách đầy đủ, còn ở cá nhân khác phải cần một
thời gian là 5-6 lần hoặc nhiều hơn mới ghi nhớ được đầy đủ, đúng đắn thông tin. Như
vậy, tốc độ ghi nhớ ở cá nhân thứ nhất phát triển hơn nhiều so với cá nhân thứ hai.
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 92
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Tính chính xác của việc nhớ lại – là mức độ phù hợp giữa thông tin được ghi nhớ
tương ứng với biểu tượng mà ta nhớ lại. Ở đây cần phải tính đến những thông tin bỏ sót,
sai lầm và xuyên tạc khi nhớ lại hoặc nhận lại, cũng như tính đến những thông tin thêm
thắt chủ quan mà xuất phát từ sản phẩm của tưởng tượng.

Độ bền vững (độ dài) của trí nhớ được xác định bởi thời gian mà thông tin ghi nhớ
được giữ lại trong trí nhớ. Ở những người khác nhau thì độ bền vững của trí nhớ cũng
khác nhau. Có người có trí nhớ “dai”, nhưng cũng có người chóng quên những gì mình
mới ghi nhớ…

Tính kịp thời sử dụng thông tin đã lưu giữ - là đặc điểm quý giá nhất của trí nhớ.
Đó chính là năng lực của con người có thể nhanh chóng lấy ra từ trí nhớ thông tin mà họ
cần, tức là mức độ dễ dàng khi phải nhớ lại những tin tức cần thiết trong mỗi tình huống
cụ thể. Tính kịp thời của trí nhớ càng cao thì thông tin được ghi nhớ càng tốt, ngoài ra
thông tin còn được nắm vững và có thể được sử dụng tốt vào hoạt động thực tiễn. Chính
tính kịp thời của trí nhớ cùng với tốc độ và óc phê phán sẽ quy định tính tháo vát và óc
sáng kiến mà vốn là những phẩm chất vô cùng cần thiết của cá nhân.

Đối với những người có trí nhớ mạnh thường có độ ghi nhớ nhanh và gìn giữ
thông tin bền vững. Tiêu biểu như một số người có trí nhớ đặc biệt như: Nhà thơ Puskin
A.X. của Nga có thể thuộc bài thơ dài của nhà thơ khác chỉ sau hai lần đọc qua nó. Nhạc
sĩ Mozart có thể nhớ những bài nhạc chỉ sau một lần nghe.

Quy luật đối với những trí nhớ đặc biệt là chưa khám phá ra, nhưng thường có mối
liên hệ giữa tính bền vững với tốc độ ghi nhớ. Ở những người có tốc độ ghi nhớ nhanh thì
thường nhớ lâu

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của trí nhớ:

- Yếu tố khách quan: Tính chất của tài liệu (có ý nghĩa, có liên hệ với nhau, dễ hiểu,
trực quan, có nhịp điệu v.v..); khối lượng tài liệu; tình huống

- Yếu tố chủ quan: Kiểu ghi nhớ; kinh nghiệm cũ; tâm trạng; hứng thú; trạng thái cơ thể.

4.2. Sự khác biệt cá nhân theo các dạng của trí nhớ

- Cá nhân có dạng trí nhớ thị giác – là những người khi dễ ghi nhớ một cái gì đó,
họ cần phải tri giác thị giác thì họ mới có thể ghi nhớ được.

- Cá nhân có dạng trí nhớ thính giác – là những người dễ ghi nhớ bằng hình ảnh
của âm thanh (ghi nhớ bằng cách nói, nghe giảng…)

- Cá nhân có dạng trí nhớ vận động – là những người dễ ghi nhớ bằng những cử
động (vận động), và đặc biệt là những cử động ngôn ngữ.
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 93
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Ít gặp trường hợp cá nhân có dạng riêng của trí nhớ, mà phần lớn các cá nhân lĩnh
hội các dạng hỗn hợp của trí nhớ.

- Dạng hỗn hợp của trí nhớ - là sự pha trộn các dạng trí nhớ lại. Thường gặp các
dạng hỗn hợp của trí nhớ như: vận động-thính giác, vận động-thị giác, thị giác-thính giác.
Dạng hỗn hợp của trí nhớ làm tăng xác suất học thuộc nhanh và bền vững.

* Yếu tố phụ thuộc: yếu tố tự nhiên (đặc điểm của hệ thống thần kinh); yếu tố xã
hội (học tập, rèn luyện).

Câu hỏi ôn tập

1. Hãy trình bày các lý thuyết nghiên cứu bản chất của trí nhớ?
2. Định nghĩa, đặc điểm của trí nhớ?
3. Vai trò của trí nhớ đối với cá nhân, đời sống con người và giáo dục như thế nào?
4. Hãy trình bày các quá trình cơ bản của trí nhớ, lấy ví dụ.
5. Tại sao nói trí nhớ là một quá trình tâm lý phức tạp? Chứng minh.
6. Nêu sự phân loại của trí nhớ và các dạng trí nhớ. Lấy ví dụ.
7. Sự khác biệt của cá nhân về trí nhớ
Chủ đề mở rộng (Seminar)

1) Các lý thuyết nghiên cứu bản chất của trí nhớ


2) Tại sao nói: cơ sở sinh lý của trí nhớ là những dấu vết của các quá trình thần
kinh đã có trước đây? Hãy phân tích và chứng minh.
3) Sự hình thành và phát triển trí nhớ ở trẻ em.
4) Phương pháp rèn luyện và phát triển trí nhớ.
5) Trí nhớ và những điều kỳ diệu
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy. Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư
Phạm, 2009, tr. 97 - 104.
2. Nguyễn Xuân Thức. Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB Đại học sư phạm, 2007,
tr. 153 – 166.
3. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục, 2002, tr. 308 - 318.
4. Nicky Hayes. Nền tảng tâm lý học. NXB Lao động, 2005, tr. 79 – 116.
5. Đặng Phương Kiệt. Cơ sở Tâm lý học ứng dụng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
289 – 292.
6. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương. Những điều kỳ diệu về tâm lý con người.
NXB Đại học Sư Phạm, 2005, tr. 289 – 294.
7. A.G. Maklakov, Tâm lý học đại cương, NXB “Piter”, 2002, 247 – 281. (bản tiếng
Nga)
8. A.V. Petrovxki, Tâm lý học đại cương, Matxcơva, 1976. (bản tiếng Nga)

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 94


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

9. X.R. Nhemov, Các nền tảng cơ bản của tâm lý học, Matxcơva, 2003. (bản tiếng
Nga).

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 95


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

BÀI 7. NGÔN NGỮ

1. Khái niệm chung về ngôn ngữ


Một trong những khác biệt cơ bản của con người với thế giới động vật là sự có mặt
của một quá trình tâm lý đặc biệt đó chính là tiếng nói. Tiếng nói - đó là quá trình giao
tiếp của con người nhờ vào ngôn ngữ. Để có thể nói và hiểu tiếng nói lạ, cần phải biết
ngôn ngữ và sử dụng chúng. Trong tâm lý học phân biệt hai khái niệm “tiếng nói” (hoạt
động ngôn ngữ) và “ngôn ngữ” như là một yếu tố cần thiết và quan trọng.
1.1. Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ
1.1.1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ được sản sinh bởi xã hội và là sản phẩm của quá trình phát triển
lịch sử xã hội. Do đó, một trong những hiện tượng của ngôn ngữ là mỗi một con người bị
ràng buộc bởi một ngôn ngữ có sẵn, thứ ngôn ngữ mà những người xung quanh đều nói,
thứ ngôn ngữ mà người đó đã lĩnh hội được trong quá trình phát triển của mình. Tuy
nhiên, để là người mang tiếng nói (ngôn ngữ) đặc trưng ấy, con người phải là cơ sở tiềm
năng của sự phát triển và cải biến ngôn ngữ được lĩnh hội. Nói cách khác, con người
chính là nguồn gốc, là chủ của ngôn ngữ, phải biết làm cho ngôn ngữ của mình trở nên
phong phú hơn và trong sáng hơn.
a. Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ - là hệ thống các dấu hiệu, ký hiệu từ ngữ, nhờ đó mà
có thể chuyển tải được sự phối hợp của các âm có ý nghĩa nào đó đối với con người, có
chức năng là phương tiện của giao tiếp và là công cụ của tư duy.
Ký hiệu là cái dùng thay thế cho vật khác. Ký hiệu có thể là đồ vật, có thể là hình
vẽ, có thể là từ ngữ…Ngôn ngữ còn có hệ thống các dấu hiệu biểu hiện ý nghĩa sau mỗi
từ. Mỗi một ý nghĩa của từ luôn mang tính khái quát. Nếu như chúng ta nói: “cái ô tô” thì
từ đó nối với một hệ thống các sự vật, ví dụ như ô tô tải, xe buýt, taxi v.v…
Hệ thống từ ngữ - có nghĩa là gồm nhiều đơn vị, mỗi đơn vị đều có quan hệ qua lại
với các đơn vị khác và có ý nghĩa, chức năng nhất định trong hệ thống đó, ra khỏi hệ
thống sẽ không còn ý nghĩa và chức năng đó nữa.
Ký hiệu từ ngữ gồm 2 mặt:
1. Mặt vật chất – thể hiện ở âm tiết và hình dáng chữ viết.
2. Mặt nghĩa – thể hiện ở sự thay thế cho vật và các thuộc tính của vật.
b. Đặc điểm của ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống văn hóa, tinh thần
của xã hội loài người.
+ Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, nó phát triển cùng với sự phát triển xã
hội của dân tộc đó.
+ Ngôn ngữ gồm 3 bộ phận: Ngữ âm, từ và nghĩa của từ, ngữ pháp (hệ thống các
quy tắc quy định thành lập từ và câu).
+ Ngôn ngữ có 2 phạm trù: phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 96


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Đơn vị tạo nên tiếng nói là âm vị, đơn vị tạo nên chữ viết là hình vị. Âm vị và
hình vị tạo thành từ. Từ trở thành vật thay thế cho sự vật hiện tượng khách quan.
Khác biệt với ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ hay còn gọi là “tiếng nói” hoặc “lời
nói” được xem là chính quá trình giao tiếp bằng lời.
1.1.2. Hoạt động ngôn ngữ
a. Hoạt động ngôn ngữ - là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngôn ngữ để
giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của
mình.
b. Đặc điểm:
+ Muốn sử dụng một thứ ngôn ngữ nào đó thì cá nhân phải học để lĩnh hội nó
+ Ngôn ngữ mang dấu ấn riêng của từng cá nhân
+ Ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển đời sống tâm lý của mỗi cá nhân.
+ Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý và là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ
Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Còn hoạt động ngôn ngữ –
là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học.
- Không có thứ ngôn ngữ nào tồn tại bên ngoài quá trình hoạt động ngôn ngữ
- Quá trình hoạt động ngôn ngữ không thể thực được nếu không dựa vào một thứ
ngôn ngữ nhất định
1.2. Bản chất của hoạt động ngôn ngữ
Khi tìm hiểu lời nói, ta thấy có những đặc điểm sau:
- Luôn luôn hướng tới mục đích xác định (nói cái này để làm gì) và mục đích xác
định nằm trong mục đích của hoạt động nào đấy, hoặc được thúc đẩy bởi một động cơ.
- Luôn luôn thực hiện trên một phương tiện xác định (ví dụ, tiếng Việt).
- Tuân thủ theo hệ thống thao tác nhất định.
- Việc sử dụng ngôn ngữ luôn được đặt trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Lời nói bao gồm giai đoạn tạo ra ý đến giai đoạn truyền ra ý (nghĩ rồi mới nói).
Các đặc điểm trên cho thấy có đặc điểm chung của một hoạt động, vì vậy lời nói
phải được xem xét như hoạt động và gọi hoạt động lời nói hay hoạt động ngôn ngữ.
Trong một số trường hợp hoạt động lời nói là hoạt động, còn trong đại đa số các
trường hợp là hành động. Do vậy “hoạt động lời nói” không có tính thuật ngữ đầy đủ, chỉ
trong ba trường hợp là: học tiếng mẹ đẻ, học tiếng nước ngoài, sửa lỗi thì hoạt động lời
nói là hoạt động, còn trong các trường hợp khác nó là hành động.
Hoạt động ngôn ngữ gồm 2 mặt: mặt biểu đạt và mặt hiểu biểu đạt.
- Biểu đạt là quá trình chuyển từ ý đến ngôn ngữ (xuất tâm)
- Hiểu biểu đạt là quá trình chuyển từ ngôn ngữ đến ý (nhập tâm).
Hai mặt đó quan trọng và phức tạp như nhau đối với việc nghiên cứu của tâm lý
học. Một trong những trọng tâm của lý thuyết hoạt động ngôn ngữ là phân tích về mặt
tâm lý của hai quá trình đó.
a. Mặt biểu đạt.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 97


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Quá trình biểu đạt bắt đầu từ chỗ chủ thể có nhu cầu muốn nói với người khác một
điều gì đó, có nghĩa là băt đầu từ một động cơ. Skinner B.F. chia động cơ thành 2 nhóm:
1) Phát biểu một yêu cầu, một mệnh lệnh hay một nguyện vọng. Ví dụ, “Hãy chú ý!”,
“Hãy đọc sách đi!”; 2) Muốn kể ra, thông báo một sự kiện
Sau đó động cơ được chuyển thành ý, dự định. Ý, dự định đó có mối quan hệ chặt
chẽ với ngôn ngữ bên trong. Từ đó hình thành một chương trình logic, tâm lý bên trong
của sự biểu đạt. Cuối cùng chương trình đó được hiện thực hóa trong ngôn ngữ bên
ngoài. Như vậy, ý được chuyển thành ngôn ngữ. Có thể gọi quá trình biểu đạt là quá trình
mã hóa.
Trường phái tâm lý học Vuaxbua (Wursbourg) cho rằng, ý là một cái gì đó tách
rời hoàn toàn khỏi hình tượng, ngôn ngữ, đó là một tồn tại ý tưởng. Thực nghiệm đã
chứng minh đó là một quan niệm sai lầm: nếu dùng máy ghi lại trạng thái của lưỡi hay cơ
quan thanh quản trong trạng thái tĩnh, sau đó yêu cầu người làm thực nghiệm bắt đầu tích
cực suy nghĩ về một vấn đề gì đó (ví dụ, giải một bài toán), thì máy ghi được một hoạt
động phức tạp của hai bộ phận cấu âm trên.
X.L. Rubinstein đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ý và ngôn ngữ: “Trong
ngôn ngữ chúng ta hình thành ý, nhưng trong khi hình thành ý chúng ta liên tiếp và liền
sau đó hình thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây là một cái gì lớn hơn công cụ bên ngoài của
ý, nó được lồng vào trong bản thân quá trình tư duy như một hình thức liên hệ với nội
dung của nó. Trong khi hình thành ngôn ngữ của mình, bản thân tư duy cũng được hình
thành”. Như vậy, ý được chuyển thành ngôn ngữ trong quá trình vận động đồng thời của
hai mặt “nội dung” và “hình thức”.
Quá trình chuyển từ ý sang ngôn ngữ bên ngoài ở mỗi cá nhân có những sự khác
nhau: người này dễ dàng, người kia khó khăn. Nguyên nhân của sự dễ dàng hay khó khăn
không phụ thuộc vào năng lực ngôn ngữ (vốn từ, phép đặt câu, biện pháp tu từ), mà phụ
thuộc vào quá trình vận động của ý – một quá trình phụ thuộc chủ yếu vào sự sâu sắc,
phong phú, bền vững của tri thức, và những kỹ năng tiến hành các thao tác trí tuệ. Yêu
cầu nghiêm ngặt như: muốn biểu đạt đúng khía cạnh, tư tưởng, sắc thái tình cảm, đúng
cách nhìn và nếp nghĩ của người nói cúng là một nguyên nhân phải tính đến.

b. Mặt hiểu biểu đạt


Quá trình ngược lại với quá trình biểu đạt là quá trình hiểu biểu đạt, đó là quá trình
chuyển từ ngôn ngữ đến ý, hay còn gọi là quá trình giải mã.
Hiểu biểu đạt đó là một quá trình tâm lý phản ánh lượng thông tin chứa đựng trong
thông báo bằng lời.
Quá trình đó biểu hiện tính tích cực của cá nhân ở hai mặt: 1) tri giác chính xác
hình thức biểu đạt trên cơ sở của năng lực ngôn ngữ; 2) hiểu nội dung bằng cách lồng
được nội dung thông báo vào trong vốn kinh nghiệm của mình.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 98


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Về tri giác ngôn ngữ, một số nhà nghiên cứu cho rằng, quá trình đó được thực hiện
chỉ nhờ tai ngôn ngữ. Một số ngà nghiên cứu khác cho đó là hoạt động đồng thời của bộ
máy vận động phát âm và tai ngôn ngữ. Quan niệm thứ hai tìm tháy nhiều bằng chứng
trong thực nghiệm và có ý nghĩa thực tiễn. Rõ rang, khi nghe hay khi đọc không thành
tiếng bộ máy phát âm vẫn làm việc. Trong học tiếng nước ngoài, từ nào ta phát âm đúng
thì nghe dễ dàng hơn. Quá trình nghe, đọc thành tiếng kết hợp với nhau làm nâng cao
hiệu quả của nhau.
Hiểu là một quá trình tích cực lựa chọn những yếu tố tư tưởng quan trọng bằng
cách hướng sự chú ý vào những từ, những quan hệ cú pháp chứa nhiều lượng thông tin
nhất và tạo lại thông báo, nghĩa là chuyển thông báo khách quan dưới dạng mở rộng
thành một ý gói gọn chủ quan trên cơ sở của vốn kinh nghiệm.
Giữa tri giác ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có tri
giác được chính xác ngôn ngữ thì mới có được “tài liệu vật chất”, “kích thích thực tế” để
tiến hành quá trình phân tích , tổng hợp, thông báo dẫn đến chỗ hiểu ngôn ngữ. Ngược
lại, hiểu ngôn ngữ giúp cho việc tri giác ngôn ngữ dễ dàng.
Tóm lại, để hiểu một biểu đạt cần thỏa mãn các điều kiện: điều kiện ngôn ngữ và
điều kiện tâm lý.
Điều kiện ngôn ngữ bao gồm các yếu tố: Phân tích được các thành phần âm tố của
từ (ví dụ, để tri giác được từ “học tập” thì ta phải phân tích nó thành những âm tố h-o-c t-
a-p và hai thanh âm của nó); Phải giữ được thông báo trong trí nhớ ngắn, nghĩa là sau khi
nghe đọc đến từ cuối câu vẫn cón nhớ được từ đầu câu và các quan hệ cú pháp; Phải phân
tích được cấu trúc logic và ngữ pháp trong câu.
Điều kiện tâm lý cho phép ta tiến hành quá trình phân tích tổng hợp về mặt thông
báo để lồng nội dung này vào chuỗi mắt xích kinh nghiệm và do đó làm cho sự hiểu ngôn
ngữ diễn ra. Đó chính là vốn tri thức, kinh nghiệm, tâm thế, tình cảm…
Quá trình hiểu một từ diễn ra như thế nào? Từ bao giờ cũng có nhiều nghĩa và do
đó gây ra vô số những mối liên tưởng. Để hiểu được ý mà người muốn truyền đạt ta phải
chọn lấy một nghĩa thích hợp, phải biết giữ lại mối liên tưởng cần thiết và ức chế đi tất cả
những nghĩa, những mối liên tưởng khác. Hoàn cảnh thông báo và vị trí, chức năng của
từ trong câu tạo điều kiện khách quan cho ta làm việc đó. Ta có thể cảm thấy điều này rất
rõ khi nghe, đọc tài liều nước ngoài lúc kỹ xảo nghe, đọc của ta chưa đạt đến trình độ
cao.
Để hiểu một câu thì vừa phải đồng thời nắm được quan hệ ngữ pháp, vừa quan hệ
logic. Từ đó ta mới có thể chuyển được một cấu trúc câu mở rộng thành một sơ đồ rút
gọn. Thao tác đó biểu hiện rõ ở học sinh khi lần đầu tiên phải làm quen với kiểu câu phức
hợp nhiều mệnh đề có kết cấu phức tạp. Ví dụ: ‘Ngôi trường mà tuổi thơ các em đang
gắn liền với nó sẽ để lại mãi mãi trong tâm hồn các em những kỷ niệm êm đềm”. Để hiểu
được câu, học sinh phải biết được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu, phải liên hệ
với vốn kinh nghiệm để nắm mối liên hệ logic giữa sự vật “ngôi trường” và khả năng “sẽ

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 99


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

để lại kỷ niệm” của nó. Người ta đã ghi lại sự vận động của mắt khi một người đọc một
câu phức hợp có kết cấu phức tạp và đã nhận thấy cơ mắt của người đọc chuyển động
nhiều lần trên các mệnh đề.
Trong trường hợp có một nghĩa bóng, một ẩn ý thì quá trình hiểu diễn ra phức tạp
hơn nữa. Trên cơ sở của nghĩa đen, ta phải nhanh chóng chuyển ngay sang nghĩa bóng,
thậm chí phải biết ức chế ngay những ấn tượng trực tiếp do nghĩa đen gợi ra và làm hiểu
rõ được mối quan hệ sự vật dấu kín trong cách biểu đạt “hình ảnh”, “bóng gió” hay lối
“biểu tượng mập mờ”.
Hiểu từ và hiểu câu là cơ sở để một đoạn văn, một bài văn. Đặc trưng của việc
hiểu một đoạn văn, một bài văn được biểu hiện như sau: Những yếu tố của bài văn dưới
dạng nói hay viết mang trọng lượng thông báo rất khác nhau. Do đó, ta có cách nghe, đọc
lướt qua chỗ này, chú ý đặc biệt tới chỗ kia. Nội dung của sự vật được phản ánh trong bài
văn, vốn tri thức, kinh nghiệm được sống lại khi nhận thông báo, mục đích của việc nắm
thông báo, hứng thú và sở thích của ta – đó là những điều kiện khách quan và chủ quan
đã được quy định lượng thông báo trong từng yếu tố bài văn.
Cả hai quá trình tâm lý thể hiện trong mặt biểu đạt và hiểu biểu đạt phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố tâm lý của cá nhân: Vốn kinh nghiệm, vốn tri thức, thái độ cảm xúc, tâm
thế, tâm trạng… Mối quan hệ đó giúp cho quá trình hoạt động và giao tiếp trở nên có
hiệu quả hơn.
1.3. Cơ sở sinh lý của hoạt động ngôn ngữ
1.3.1. Đặc tính phản xạ của hoạt động ngôn ngữ
C¬ së sinh lý cña qu¸ tr×nh ng«n ng÷ lµ ho¹t ®éng ph¶n x¹ cña hÖ thèng tÝn hiÖu
thø hai, nghÜa lµ kÝch thÝch cña ho¹t ®éng ®ã kh«ng ph¶i lµ nh÷ng sù vËt hiÖn tîng
vµ thuéc tÝnh cña chóng mµ lµ dÊu hiÖu ng«n ng÷.
Vµ nh ta ®· biÕt, ho¹t ®éng ph¶n x¹ cña hÖ thèng tÝn hiÖu hai ®îc x©y dùng
trªn c¬ së cña hÖ thèng tÝn hiÖu mét - hÖ thèng tån t¹i phæ biÕn trong ®êi sèng t©m lý
cña ngêi vµ ®éng vËt. §éng vËt cã thÓ tiÕn hµnh sù th«ng b¸o theo kÝch thÝch cña hệ
thèng tÝn hiÖu nµy (tiÕng kªu, mµu s¾c, mïi vÞ…). Con ngêi còng cã mét lo¹t nh÷ng
h×nh thøc th«ng b¸o theo kiÓu ®ã nh tiÕng kªu, nÐt mÆt, cö chØ, ®iÖu bé, quÇn ¸o,
trang søc…Dấu hiệu đó vèn lóc dÇu lµ mét ph¶n øng tù nhiªn cña c¬ thÓ tríc t¸c ®éng
cña hiÖn thùc, dÇn dÇn vÒ sau ®· ®îc c¸ch ®iÖu hãa, tîng trng hãa vµ ®îc dïng lµm
mét ph¬ng tiÖn th«ng b¸o. Tîng trng hãa lµ h×nh thøc ph¸t triÓn cao cña ph¬ng tiÖn
th«ng b¸o ngoµi ng«n ng÷ chØ tån t¹i ®èi víi con ngêi x· héi. Nh÷ng dÊu hiÖu tîng trng
díi c¸c h×nh thøc kh¸c nhau (cê, huy hiÖu, biÓn qu¶ng c¸o, kiÓu vµ mµu s¾c quÇn ¸o
theo phong tôc tËp qu¸n…) ®· thµnh nh÷ng ph¬ng tiÖn mang ý nghÜa. TÊt c¶ nh÷ng
h×nh thøc th«ng b¸o trªn ®©y lËp thµnh mét bé phËn cña v¨n hãa ®Ëm mµu s¾c d©n
téc.
Ngay c¶ khi sö dông ng«n ng÷ thì mỗi c¸ nh©n còng thêng sö dông nh÷ng ph¬ng
tiÖn ngoµi ng«n ng÷ (nÐt mÆt, cö chØ, ®iÖu bé…) kÌm theo ®Ó biÓu ®¹t t tëng t×nh

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 100


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

c¶m cña m×nh. H¬n thÕ, trong b¶n th©n ng«n ng÷ th× trõ mÆt ý nghÜa lµ cã gi¸ trÞ
thuÇn tóy cña hÖ thèng tÝn hiÖu hai, cßn ©m s¾c, giäng ®iÖu, cêng ®é, nhÞp ®é cña
lêi nãi th× vÉn mang tÝnh chÊt cña ph¬ng tiÖn th«ng b¸o ngoµi ng«n ng÷. HiÖn tîng
nµy ®óng h¬n nªn gäi lµ ng«n ng÷ phô. Trong nghÖ thuËt dân tộc nh tuång, chÌo, hay
trong nghÖ thuËt phương Tây nh vò ba lª, chóng ta nhËn thÊy v« sè nh÷ng biÓu hiÖn
cña th«ng b¸o ngoµi ng«n ng÷, hay trong nghÖ thuËt cña diÔn gi¶, chóng ta gÆp nh÷ng
yÕu tè cña ng«n ng÷ phô. C¬ chÕ sinh lý cña qu¸ tr×nh th«ng b¸o b»ng ph¬ng tiÖn
ngoµi ng«n ng÷ vµ phÇn nµo nµo ®ã cña ng«n ng÷ phô lµ ho¹t ®éng ph¶n x¹ cña hÖ
thèng tÝn hiÖu mét.
Trong m«i trêng x· héi. con ngêi, bªn c¹nh kÝch thÝch trùc tiÕp cña nh÷ng sù vËt
vµ thuéc tÝnh cña chóng, nã cßn nhËn ®îc mét kÝch thÝch hoµn toµn míi so víi ®éng
vËt lµ tÝn hiÖu cña tÝn hiÖu (tøc ng«n ng÷). Trong qu¸ tr×nh tiÕp xóc víi ngêi lín, ®øa
trÎ nhiÒu lÇn nhËn ®îc hai kÝch thÝch ®ång thêi lµ ©m thanh ng«n ng÷ vµ sù vËt,
hiÖn tîng thùc tÕ. ¢m thanh ng«n ng÷ g©y nªn qu¸ tr×nh thÇn kinh nghe tõ, ph¸t ©m từ.
Sù vËt, hiÖn tîng thùc tÕ hay ®óng h¬n lµ tÝn hiÖu mµu s¾c, mïi vÞ, ©m thanh, h×nh
d¸ng, träng lîng… cña sù vËt hiÖn tîng vµ sù vËt ®ã g©y nªn nh÷ng qu¸ tr×nh thÇn kinh
kh¸c – qu¸ tr×nh lµm hiÖn lªn, gi÷ l¹i, in dÊu h×nh ¶nh sù vËt. Hai lo¹i qu¸ tr×nh nµy,
sau nhiÒu lÇn xuÊt hiÖn t¹o thµnh nh÷ng mèi liªn hÖ nhÊt ®Þnh theo qui luËt thµnh
lËp liªn hÖ vèn cã cña ho¹t ®éng thÇn kinh cÊp cao. §ã lµ mèi liªn hÖ tÝn hiÖu cña
nh÷ng tÝn hiÖu. Nhê mèi liªn hÖ míi nµy mµ vÒ sau ®øa trÎ chØ cÇn nghe tõ hay nh×n
lªn ch÷ viÕt (khi ®· n¾m ®îc c¶ ng«n ng÷ viÕt) còng ph¶n ¸nh ®îc cái mµ dÊu hiÖu
ng«n ng÷ ghi l¹i. Toµn bé hÖ thèng tÝn hiÖu míi võa chØ ra trªn ®©y lËp thµnh c¸i gäi
lµ hÖ thèng tÝn hiÖu cña tÝn hiÖu tøc lµ hÖ thèng tÝn hiÖu thø hai. HÖ thèng nµy ®a
vµo n·o ngêi mét nguyªn t¾c ho¹t ®éng hoµn toµn míi, theo L. X. Vg«txki, lµ ë chç
ngoµi nh÷ng mèi liªn hÖ cã ®iÒu kiÖn b×nh thêng theo s¬ ®å A (kÝch thÝch), B (ph¶n
øng) ë ngêi xuÊt hiÖn nh÷ng mèi liªn hÖ víi kh©u trung gian X theo s¬ ®å A - X - B :
trong ®ã, vai trß cña kh©u trung gian X thùc hiÖn nh÷ng kÝch thÝch ®îc t¹o ra trong
qu¸ tr×nh ph¸t triÓn lÞch sö. Cã nghÜa lµ ng«n ng÷ víi c¸c yªó tè hîp thµnh cña nã (tõ
vùng, ng÷ ph¸p, biÖn ph¸p tu tõ) ph¶n ¸nh kinh nghiÖm lÞch sö x· héi vµ trong mét
chõng mùc nµo ®ã chøa ®ùng trong nã kÕt qu¶ cña ho¹t ®éng nhËn thøc cña mét d©n
téc, vµ do ®ã c¸ nh©n chØ cã thÓ n¾m ®îc ng«n ng÷ khi sèng trong m«i trêng x· héi.
1.3.2. Hệ thống chức năng thần kinh của ngôn ngữ
Hệ thống chức năng thần kinh của ngôn ngữ được chia thành hai nhóm: Nhóm
trung tâm và nhóm ngoại biên.
a. Nhóm ngoại biên bao gồm bộ máy nói và các cơ quan nghe, nhìn.
Bộ máy nói được cấu tạo từ 3 hệ thống cơ bản: Các cơ quan hô hấp, họng, vòm
miệng. Cơ quan hô hấp đảm bảo luồng không khí làm cho các dây thanh âm rung lên, sự
dao động của chúng tạo nên sóng âm. Cơ quan hô hấp bao gồm: hai lá phổi và đường dẫn
truyền chúng đến các vận động cơ, trong đó có màng ngăn (cơ hoành) uốn cấu tạo vòm

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 101


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

lên trên, ấn xuống dưới phổi và dẫn đến sự đẩy hơi ra ngoài nhằm đảm bảo việc phát âm.
Trong hệ thống này còn có phế quản và khoang họng nhận trách nhiệm dẫn không khí
đến thanh quản. Luồng không khí đi qua thanh quản và sinh ra sóng âm. Nó bị rơi vào
khoang mũi và miệng, ở đó thực hiện các chức năng cộng hưởng. Khoang miệng là sự
cộng hưởng chính của các sóng âm. Nhờ sự thay đổi của các giá trị và các dạng khoang
miệng tạo nên các tiếng của nguyên âm. Khi khoang miệng tạo nên sư cản trở các luồng
khí, sau đó vượt qua sự cản trở này thì tạo nên tiếng các phụ âm.
Khoang mũi thực hiện chức năng cộng hưởng phụ khi mà không khí đi qua đó có
thể mở hoặc đóng vòm họng (màng hầu – phần chuyển động phía sau vòm họng). Khi
mở màng hầu – tạo nên các âm mũi (m, n), còn đóng lại – không phải là các âm mũi.
b. Nhóm trung tâm ngôn ngữ:
Trung tâm nghe: Sự phát triển của thính giác là phụ thuộc vào bộ máy trung tâm
nằm trên vỏ đại não. Nếu như so sánh não người và não khỉ thì chúng ta thấy rằng, vùng
thính giác ở não người lớn hơn nhiều so với vùng não khỉ. Trung tâm của thính giác là cơ
quan Cocti nằm giáp vùng thái dương, chủ yếu tập trung ở não hồi 1 và một phần ở não
hồi 2 thái dương.
Trung tâm Vecnich – là trung tâm nghe ngôn ngữ nằm ở bán cầu não trái. Khi
trung tâm này bị tổn thương con người mất đi khả năng phân biệt (biết được) từ, mặc dù
cảm giác thính giác riêng vẫn chưa bị tổn thương. Hiện tượng này gọi là mất ngôn ngữ
giác quan (mất giác ngôn). Người mất giác ngôn cã thÓ lÆp l¹i lêi nãi, gäi tªn ®å vËt,
nhng l¹i kh«ng hiÓu lêi nãi. Ngôn ngữ của người mắc bệnh này giữ được cú pháp, nhưng
dễ nhận thấy nội dung bị mất. Ở họ có vấn đề về việc sử dụng các danh từ cần thiết. Như
vậy, ở bệnh mất giác ngôn diễn ra ở cấp độ từ và khái niệm bị phá hủy. Trung tâm thần
kinh đảm bảo sự phân biệt ngôn ngữ này chỉ có ở người. Điều đó chứng minh rằng ngôn
ngữ - đấy chính là chức năng chuyên biệt của con người.
Trung tâm nghe Vecnich gắn liền với các trung tâm ngôn ngữ chuyên biệt khác –
như trung tâm Broca. Trung tâm Broca nằm ở phần sau của hồi não trán thuộc bán cầu
não trái. Đây chính là trung tâm vận động của ngôn ngữ. Khi trung tâm này bị tổn thương
thì con người sẽ mất đi khả năng phát âm (chuyển tải từ). Bởi trung tâm này đảm bảo cho
bộ máy phát âm (máy nói). Trung tâm Broca là sản phẩm của lịch sử phát triển của loài
người, nó gắn liền với quá trình phát triển ngôn ngữ. Trung tâm này chỉ có ở con người
và khi trung tâm này bị tổn thương dẫn đến bệnh mất ngôn ngữ vận động. Người mắc
bệnh này thường nói lắp, thậm chí ở câu đơn giản cũng có nhiều đoạn ngừng, lộn xộn và
rối loạn. Ngôn ngữ ở người mất vận động ngôn ngữ về cơ bản được cấu tạo từ những từ
quen thuộc. Trong đó ít có những câu phức và hầu như có các câu mang tính chất điện
báo. Như vậy, bệnh mất ngôn ngữ vận động diễn ra ở cấp độ phá hủy cú pháp.
Theo nh÷ng tµi liÖu trong c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu cña P.K. An«khin th× c¬ së
sinh lý thÇn kinh cña ho¹t ®éng ng«n ng÷ lµ mét hÖ thèng chøc n¨ng ®Æc biÖt hay
®óng h¬n lµ mét tæ chøc phøc t¹p cña mÊy hÖ thèng chøc n¨ng víi nhiÒu thµnh phÇn

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 102


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

vµ nhiÒu møc ®é. Cã nghÜa lµ ®Ó nãi ra mét c©u hay nghe ®äc vµ hiÓu ®îc mét c©u
cña ngêi kh¸c, mét lo¹t hÖ thèng chøc n¨ng thÇn kinh tham gia ho¹t ®éng chø kh«ng riªng
g× trung t©m Br«ca hay trung t©m VÐcnich.
2. Ngôn ngữ và hoạt động nhận thức của con người
2.1 Ngôn ngữ và hoạt động nhận thức cảm tính
- Dưới tác động của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ bên trong có thể làm thay đổi
ngưỡng cảm giác, tính nhạy cảm của cảm giác hoặc có thể gây nên những ảo ảnh tri giác
bằng tác động của ngôn ngữ
- Sự tham gia của ngôn ngữ vào quá trình tri giác giúp cho các cảm giác thành phần
được tổ hợp lại thành một chỉnh thể, một hình tượng trọn vẹn gắn liền với một ý nghĩa,
một tên gọi cụ thể (quy luật tính có ý nghĩa của tri giác). Ngôn ngữ làm cho các quá trình
tri giác diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng và làm cho sự vật hiện tượng được tri giác
trở nên khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn. Ví dụ, nhờ ngôn ngữ mà việc tách đối tượng
ra khỏi bối cảnh để tri giác tốt hơn (tính lựa chọn của tri giác), ngôn ngữ giúp cho việc
xây dựng một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng (tính trọn vẹn của tri giác)
- Ở một mức độ phát triển nhất định của con người, nhờ có ngôn ngữ mà tri giác của
con người mang tính chủ định (có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp). Chất lượng
của quan sát không chỉ phụ thuộc vào khả năng tinh vi, nhạy bén của các giác quan mà
còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tư duy, vốn kinh nghiệm sống và khả năng ngôn
ngữ.
2.2. Ngôn ngữ và trí nhớ
Ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Ngôn ngữ tham
gia tích cực vào quá trình ghi nhớ và gắn bó chặt chẽ với quá trình đó làm cho sự ghi
nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại của con người có chủ định, có ý nghĩa.
Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả
cần nhớ. Nhờ ghi nhớ con người có thể chuyển hẳn thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc
con người. Chính bằng cách này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm cho
thế hệ sau.
2.3. Ngôn ngữ và hoạt động nhận thức lý tính
a. Đối với tư duy: Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ để tư duy,
chính điều này làm tư duy của con người khác về chất so với tư duy của con vật.
+ Nhờ ngôn ngữ mà chủ thể tư duy nhận thức được tình huống có vấn đề, tiến hành
các thao tác tư duy và biểu đạt các kết quả của tư duy thành từ ngữ, thành câu. Kết quả
của tư duy là đi đến khái niệm, phát đoán và suy lý được biểu đạt khách quan hóa bằng
từ. Trong nhiệm vụ tư duy mới, con người lại sử dụng các sản phẩm của tư duy đã đạt
được (đặc biệt là khái niệm) làm chất liệu để tư duy, giải quyết vấn đề.
+ Mỗi từ biểu đạt một khái niệm, nên nó có quan hệ với một lớp các sự vật, hiện
tượng nhất định và gọi tên lớp sự vật hiện tượng đó. Khi gọi tên các sự vật, từ tựa như

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 103


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

thay thế chúng, nhờ đó tạo ra những điều kiện vật chất cho những hành động hay thao tác
đặc biệt đối với các sự vật kể cả khi sự vật ấy vắng mặt.
+ Từ không chỉ gọi tên đơn giản sự vât này, hay sự vật kia mà nó còn có thể tách ra
trong những sự vật ấy những dấu hiệu xác định, để căn cứ vào đó mà quá trình khái quát
hóa được thực hiện.
Như vậy, không có ngôn ngữ thì không có tư duy khái quát logic.
+ Lời nói bên trong là công cụ quan trọng của tư duy, đặc biệt là khi giải quyết
những nhiệm vụ khó khăn phức tạp. Lúc này lời nói bên trong có tác dụng chuyển từng
bộ phận thành lời nói thầm. Nếu nhiệm vụ quá phức tạp, thì ngôn ngữ bên trong chuyển
thành lời nói bên ngoài (nói hoặc viết). Ví dụ, làm thơ, làm bài tập, ôn thi v.v…
Không có ngôn ngữ, đặc biệt là lời nói bên trong thì ý nghĩ, tư tưởng không thể
hình thành được, tức là ta không thể tư duy trừu tượng được.
b. Đối với tưởng tượng: Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và biểu
đạt các hình ảnh mới. Trong quá trình tưởng tượng, hệ thống các đường liên hệ thần kinh
tạm thời (nơi chứa đựng biểu tượng của trí nhớ) tựa như bị phân giải và được kết hợp
thành một hệ thống mới. Sự phân giải và kết hợp này diễn ra trong não dưới tác động của
ngôn ngữ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình có ý thức, được điều
khiển tích cực và có chất lượng cao.
Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con
người. Không thể hiểu được những đặc trưng tâm lý diễn ra trong quá trình nhận thức nếu
không hiểu được vai trò của ngôn ngữ trong sự hình thành các quá trình ấy.
3. Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có hai chức năng chính: công cụ của giao tiếp và công cụ của tư duy. Hai
chức năng trên lại được thể hiện ở những chức năng cụ thể sau:
a. Chức năng chỉ nghĩa – là ngôn ngữ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, làm vật
thay thế cho chúng. Chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm
phương tiện tồn tại, truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm – lịch sử xã hội loại người.
b. Chức năng khái quát hóa. Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng
rẽ, mà nó chỉ một hướng, một lớp, một loại (phạm trù) các sự vật, hiện tượng có chung
thuộc tính bản chất. Nhớ đó mà ngôn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ (tri
giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng). Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát
và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ. Như vậy,
ngôn ngữ vừa là công cụ để hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại kết quả của
hoạt động, làm cho hoạt động trí tuệ không bị lặp lại, gián đoạn mà liên tục phát triển.
c. Chức năng thông báo – là chức năng trao đổi các ý nghĩ, các thông tin giữa
con người nhờ vào ngôn ngữ. Chức năng này đảm bảo mối liên hệ giữa con người. Trong
quá trình của các mối liên hệ này chúng ta không chỉ xây dựng việc trao đổi thông tin mà
còn tác động qua lại lẫn nhau. Có thể khẳng định rằng, chính chức năng này là nhân tố
khởi nguồn của sự phát triển ngôn ngữ.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 104


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Nếu hai chức năng trên nói lên mặt bên trong của ngôn ngữ, thì chức năng thông
báo nói lên mặt bên ngoài của ngôn ngữ. Chức năng thông báo gồm 3 mặt: Thông tin
(mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một nội dung thông tin dùng để truyền đạt và
tiếp nhận thông tin từ người này sang người khác hay để tự nói với bản thân); Biểu cảm
(nhờ vào hoạt động ngôn ngữ con người nói lên được mối quan hệ của mình với sự vật,
hiện tượng nào đó và với chính bản thân mình); Thúc đẩy, điều khiển, điều chỉnh hành
động (nhờ ngôn ngữ chúng ta cố gắng thúc đẩy người khác hoặc một nhóm người đi đến
một hành động (hành vi) nào đó, hoặc hình thành ở người nghe một quan điểm về cái gì
đó.Thường thì chức năng này diễn ra bằng mệnh lệnh, sự kêu gọi, hoặc là sự thuyết phục).
4. Phân loại ngôn ngữ
Theo cách chia cổ điển: Ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong.
4.1. Ngôn ngữ bên ngoài – là ngôn ngữ hướng vào người khác nhằm mục đích giao
tiếp, dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ. Ngôn ngữ bên ngoài gồm hai loại:
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
4.1.1. Ngôn ngữ nói – là ngôn ngữ hướng vào người khác được thực hiện bằng âm
thanh và tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. Là hình thức cổ sơ nhất trong lịch sử
loài người.
Ngôn ngữ nói có hai loại:
a. Ngôn ngữ đối thoại (diễn ra giữa hai hay nhiều người với nhau, lúc thì người
này nói, người kia nghe và ngược lại)
Đặc điểm: 1) Có tính chất tình huống, nghĩa là ngôn ngữ trong khi đối thoại có liên
quan chặt chẽ với hoàn cảnh diễn ra cuộc trao đổi. Nó nảy sinh, được duy trì và kết thúc
tùy theo hoàn cảnh cụ thể đó. Ngôn ngữ đối thoại thường ở dạng rút gọn nhờ vào các
phương tiện hỗ trợ của phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ nét mặt nụ cười…trong
trường hợp đối thoại trực tiếp. Còn đối thoại gián tiếp như qua điện thoại thì chỉ có biểu
hiện của âm độ lời nói. Bởi vậy, ngêi nãi cã thÓ thÊy ph¶n øng cña ngêi nghe ®Ó ®iÒu
chØnh lêi nãi cña m×nh. 2) Ít có tính chủ định và thường bị động. Những lời đối đáp
trong đối thoại thường có tính chất phản ứng. Cã sù thay ®æi vÞ trÝ vµ vai trß cña mçi
bªn, cã t¸c dông lµm cho hai bªn dÔ hiÓu nhau h¬n. Câu nói của người này ở chừng mực
nào đó do câu nói của người kia quy định, đồng thời nó làm nảy sinh ở người kia câu nói
tiếp theo; 3) Cấu trúc ngôn ngữ đối thoại thường không chặt chẽ. Những lời đối đáp trong
đối thoại thường không có chương trình định trước, cấu trúc của biểu đạt thường đơn
giản, vì thế trong ngôn ngữ đối thoại vừa có nhiều từ được rút gọn, đồng thời có thêm
những từ đệm, những câu rườm rà.
b. Ngôn ngữ độc thoại (diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp là một người nói, còn có
những người khác nghe như đọc diễn văn, giảng bài, là ngôn ngữ liên tục, một chiều)
+ Yªu cÇu: Ngêi nãi ph¶i cã sù chuÈn bÞ tríc vÒ chương trình, néi dung, h×nh thøc
kÕt cÊu nhøng g× ®Þnh nãi; t×m hiÓu tríc vÒ ngêi nghe; ng«n ng÷ trong s¸ng, dÔ hiÓu,
chÝnh x¸c...; trong khi nói ph¶i theo dâi ph¶n øng cña ngêi nghe, để làm sáng tỏ vấn đề

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 105


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

người nghe chưa rõ, để điều chỉnh ngôn ngữ của mình cho phù hợp với đối tượng. Người
nói phải tận dụng khả năng truyền cảm của giao tiếp không lời như âm điệu, nhịp điệu,
cường độ giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ một cách phù hợp...
+ Ngôn ngữ độc thoại gây những căng thẳng nhất định đối với cả ngườ nói lẫn
người nghe. Người nói vừa phải có sự chuẩn bị, vừa phải theo dõi ngôn ngữ của chính
mình và phản ứng của người nghe, còn người nghe phải tập trung chú ý trong một thời
gian dài.
4.1.2. Ngôn ngữ viết – là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng ký
hiệu, chữ viết và tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác. Ngôn ngữ viết cho phép con
người giao tiếp với nhau trong phạm vi rộng cả về không gian và thời gian. Ngôn ngữ
viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói, là biến dạng của ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ viết
nảy sinh do nhu cầu giao tiếp của những người ở cách xa nhau và để lưu trữ, truyền đạt
kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau. Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: độc thoại
(sách, báo, tạp chí…) và đối thoại gián tiếp (thư từ, điện tín…).
§Æc ®iÓm: 1) Được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu, chữ viết; 2) kh«ng cã c¸c
ph¬ng tiÖn hç trî, kh«ng thÊy ®îc ph¶n øng cña ngêi ®äc, ngêi ®äc kh«ng thÓ bµy tá ý
kiÕn cña m×nh...
Yªu cÇu: Phải lựa chọn những từ diễn đạt sáng sủa, phải viÕt tØ mØ, chÝnh x¸c,
tu©n thñ ®Çy ®ñ c¸c qui t¾c ng÷ ph¸p, chÝnh t¶ vµ logic. Ngôn ngữ viết là dạng ngôn
ngữ có tính chủ định nhất. Những điều viết ra phải thể hiện được nội dung cần diễn đạt.
Trong trường hợp chưa đạt yêu cầu đó, người viết phải viết lại. Sự lựa chọn như vậy
thường có sự kết hợp với ngôn ngữ bên trong (nghĩ rồi mới viết ra).
- Khó khăn: Người viết không thể sử dụng phương tiện phụ để hỗ trợ như giọng
nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…; không biết rõ phản ứng của người đọc. Người đọc không
thể bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp.
4.2. Ngôn ngữ bên trong – là ngôn ngữ cho mình và hướng vào chính mình, nó giúp
con người suy nghĩ, tự điều chỉnh, tự giáo dục được. Ngôn ngữ bên trong không phải là
phương tiện của giao tiếp. Nó là cái vỏ từ ngữ của tư duy, của ý thức giúp con người tự
điều khiển, điều chỉnh bản thân.
Đặc điểm của ngôn ngữ bên trong là: không phát ra âm thanh (giống ngôn ngữ
thầm, tuy nhiên, ngôn ngữ thầm chưa phải là ngôn ngữ bên trong thực sự); bao giờ cũng
được rút gọn, cô đọng (thường cả câu hoàn chỉnh chỉ được rút ngắn còn một từ chủ ngữ
hoặc vị ngữ); tồn tại dưới dạng hình ảnh thị giác, thính giác và cảm giác vận động do cơ
chế đặc biệt của nó quy định.
Ngôn ngữ bên trong có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ bên ngoài. Ngôn ngữ
bên trong có nguồn gốc từ ngôn ngữ bên ngoài, là kết quả nội tâm hóa ngôn ngữ bên
ngoài và là bước chuẩn bị cho ngôn ngữ bên ngoài.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 106


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

Các dạng hoạt động ngôn ngữ trên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho
nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Chất lượng của các dạng hoạt động ngôn ngữ tùy thuộc
vào sự rèn luyện tích cực của mỗi cá nhân trọng hoạt động và giao tiếp.
5. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ
Gi÷a c¸ nh©n nµy vµ c¸ nh©n kia cã sù kh¸c nhau vÒ ng«n ng÷ ë nh÷ng mÆt sau
:
- VÒ ng÷ ©m (©m ®iÖu, giäng ®iÖu, cêng ®é, nhÞp ®é): Êm ¸p hay kh« khan,
khµn khµn hay the thÐ, trÇm hay bæng, to hay nhá, g·y gän hay lÌ nhÌ, uyÓn chuyÓn
hay rêi r¹c, nhanh hay chËm...
-VÒ vèn tõ vµ c¸ch dïng tõ: phong phó hay nghÌo nµn, d©n téc hay lai c¨ng,
chÝnh x¸c hay bõa b·i...
- VÒ ng÷ ph¸p vµ c¸ch diÔn ®¹t: ®óng hay sai, gi¶n dÞ hay cÇu kú, h×nh ¶nh
bãng bÈy hay méc m¹c, dÔ hiÓu hay khã hiÓu...
-VÒ chÊt lîng th«ng tin: c« ®äng, sóc tÝch hay dµi dßng, ba hoa...
-Ngoµi ra, cßn cÇn ph¶i tÝnh ®Õn sù kh¸c nhau vÒ phong c¸ch ng«n ng÷ vµ ý
riªng cña tõ ë mçi c¸ nh©n. Trong ng«n ng÷ ngêi ta chia ra mÊy lo¹i phong c¸ch: sinh
ho¹t, nghÖ thuËt, hµnh chÝnh khoa häc. Tr×nh ®é v¨n hãa vµ nghÒ nghiÖp cã thÓ lµm
nªn ë c¸ nh©n mét phong c¸ch u thÕ nµo ®ã vµ phong c¸ch nµy cã thÓ in dÊu vÕt vµo
nhiÒu trêng hîp sö dông ng«n ng÷ cña c¸ nh©n.
Trªn c¬ së nghÜa chung cña tõ, c¸ nh©n bao giê còng nhuém cho tõ mét mµu
s¾c riªng g©y nªn hiÖn tîng kh¸c biÖt gi÷a nghÜa vµ ý.
Mét sè nh÷ng ®Æc ®iÓm t©m lý c¸ nh©n nh tÝnh Ýt nãi hay l¾m ®iÒu, tÝnh
cëi më hay kÝn ®¸o, tÝnh nh· nhÆn, lÞch sù hay th« tôc, côc c»n, n¨ng lùc hïng biÖn,
mét sè phÈm chÊt cña t duy, høng thó biÓu hiÖn trong nh÷ng ®Ò tµi mµ c¸ nh©n hay
quan t©m tíi…còng ph¶n ¸nh vµo trong mÆt h×nh thøc hoÆc néi dung cña nh÷ng qu¸
tr×nh ng«n ng÷. Do ®ã, ta cã thÓ c¨n cø vµo nh÷ng s¶n phÈm ng«n ng÷ cña c¸ nh©n
®Ó ph¸n ®o¸n vÒ tr×nh ®é v¨n hãa, nghÒ nghiÖp, vµ nhiÒu ®Æc ®iÓm t©m lý kh¸c
cña c¸ nh©n.
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy phân biệt ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. Chứng minh hoạt động ngôn ngữ là
đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.
2. Bản chất hoạt động của ngôn ngữ là gì? Hãy chứng minh mặt biểu đạt và mặt hiểu
biểu đạt của ngôn ngữ.
3. Hãy trình bày cơ sở sinh lý của ngôn ngữ (đặc tính phản xạ, hệ thống chức năng thần
kinh, cơ chế của ngôn ngữ )
4. Vai trò của ngôn ngữ đối với các quá trình nhận thức khác (nhận thức cảm tính, trí
nhớ, nhận thức lý tính)
5. Thế nào là ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài? Hãy phân biệt, nêu các dạng ngôn
ngữ, các đặc điểm của các dạng ngôn ngữ đó và mối quan hệ giữa chúng. Lấy ví dụ minh họa.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 107


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

6. Giữa cá nhân này và cá nhân kia có sự khác nhau về ngôn ngữ. Hãy chứng minh.
7. Theo bạn, để phát triển khả năng ngôn ngữ của bản thân, bạn cần phải làm gì?
Chủ đề mở rộng (seminar)
1. Các quan điểm nghiên cứu tâm lý ngôn ngữ học
2. Các thuật ngữ ngôn ngữ, lời nói và hoạt động ngôn ngữ.
3. Cấu trúc của hoạt động ngôn ngữ.
4. Sự khác biệt của cá nhân về ngôn ngữ
5. Sự phát triển ngôn ngữ ở các lứa tuổi
6. Các phương pháp phát triển ngôn ngữ

Tài liệu tham khảo


2. Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục – 2009, tr. 71 – 75.
3. Nguyễn Xuân Thức. Giáo trình tâm lý học đại cương. NXB Đại học sư phạm,
2007, tr. 146 – 151.
4. Phạm Minh Hạc. Tuyển tập Tâm lý học. NXB Giáo dục, 2002, tr.578 – 611.
5. L.X. Vưgốtxki. Tuyển tập tâm lý học/ Tư duy và ngôn ngữ. NXB Đại học quốc
gia. Hà Nội, 1997. tr.95 – 128.
6. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương. Những điều kỳ diệu về tâm lý con người.
NXB Đại học Sư Phạm, 2005, tr. 273 – 289.
7. Trần Hữu Luyến. Những bình diện tâm lý ngôn ngữ học. NXB ĐHQGHN, tr. 9 – 95.
8. Nicky Hayes. Nền tảng Tâm lý học. NXB Lao động, Hà Nội – 2005, tr. 119 – 157.
9. Don Gabor. Sức mạnh của ngôn từ. NXB trẻ, 2009.
10.Maklakov A.G. Tâm lý học đại cương. NXB “Piter”, 2002, tr. 283 – 296. (bản
tiếng Nga)

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 108


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

CHƯƠNG 4. TÌNH CẢM – Ý CHÍ

BÀI 8 – TÌNH CẢM


1. Khái niệm chung về tình cảm

1.1.Tình cảm là gì?

Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật,
hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với
nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình
xúc cảm trong những điều kiện xã hội.

Phản ánh tâm lý trong tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý mới - phản ánh cảm
xúc. Sự phản ánh cảm xúc có những điểm giống và khác so với sự phản ánh nhận thức.
+ Giống nhau: Đều là sự phản ánh hiện thực khách quan; đều mang tính chủ thể và
có bản chất xã hội - lịch sử.
+ Khác nhau:

o Quá trình nhận thức phản ánh chính bản thân sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan, phạm vi phản ánh rộng (bất kỳ sự vật hiện tượng nào tác động vào giác
quan đều được phản ánh với mức độ nhất định), phản ánh hiện thực khách quan dưới
hình thức những cảm giác thành phần, hình ảnh (cảm giác, tri giác), những biểu tượng (trí
nhớ, tưởng tượng), khái niệm (tư duy). Mức độ biểu hiện tính chủ thể mờ nhạt và quá
trình hình thành xuất hiện sớm theo quy luật hình thành nhận thức.
o Quá trình xúc cảm – tình cảm có đối tượng phản ánh là mối quan hệ giữa sự
vật, hiện tượng với nhu cầu và động cơ của con người. Quá trình phản ánh hẹp (chỉ
những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thoả mãn một nhu cầu,
động cơ của con người mới gây nên xúc cảm, tình cảm), phản ánh hiện thực khách quan
dưới hình thức những rung cảm, trải nghiệm của chủ thể. Mức độ biểu hiện tính chủ thể
đậm nét. Quá trình hình thành xuất hiện muộn, hình thành lâu dài theo quy luật hình
thành tình cảm.
Ý nghĩa sư phạm: Dựa vào sự khác biệt giữa phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận
thức của con người có thể đề ra được những con đường, những biện pháp xây dựng, giáo
dục tình cảm đúng đắn cho học sinh, tránh sử dụng những biện pháp hình thành tri thức
vào việc hình thành tình cảm.
1.1.2 Vai trò của tình cảm

- Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh
lý lẫn tâm lý. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được, trừ những người
bị bệnh tâm thần, bị chứng vô tình cảm (apathie). Sự “đói tình cảm” cũng có ảnh hưởng
sâu sắc đến tâm lý và cơ thể con người như là sự “đói cảm giác” vậy.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 109


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục
những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của bất kỳ
một loại công việc nào phần lớn cũng đều phụ thuộc vào thái độ của con người đối với
công việc đó.
- Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm
tòi chân lý. Ngược lại, nhận thức là cơ sở của tình cảm, chi phối tình cảm, định hướng,
điều khiển, điều chỉnh tình cảm đi đúng hướng.
- Đối với hành động, tình cảm có vai trò điều chỉnh, hành vi hoạt động của con
người. Tình cảm nảy sinh, biểu hiện, thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt
qua được những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động.
- Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
Tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lý
tưởng, thế giới quan, niềm tin. Tình cảm còn là mặt quan trọng của tính cách; là điều kiện
và động lực để hình thành năng lực; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất của con
người.
- Trong công tác giáo dục, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là
điều kiện, vừa là phương tiện, vừa là nội dung của giáo dục nhân cách.
1.1.3. Đặc điểm của tình cảm

- Tính nhận thức:

Tình cảm của con người được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của họ trong quá
trình nhận thức đối tượng. Nói cách khác, yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm
xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm; trong đó nhận thức được xem là “cái lý” của tình
cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.

- Tính xã hội:

Tình cảm của con người mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và được hình
thành trong môi trường xã hội, chứ không phải là những phản ứng sinh lý đơn thuần. Bởi
tình cảm của con người nảy sinh trong quá trình cải tạo tự nhiên bằng lao động xã hội và
giao tiếp giữa con người với con người.

- Tính ổn định:

Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời có tính tình huống, thì tình cảm là những thái độ
ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Do vậy, tình
cảm được coi là thuộc tính tâm lý, một đặc trưng của nhân cách con người. Nó tiềm tàng
trong mỗi cá nhân và sẽ xuất hiện khi có điều kiện bộc lộ. Ví dụ, lòng yêu nước, tình
huyết thống…Do tình cảm có tính ổn định, nên nếu biết được những đặc điểm về tình
cảm của một người nào đó, ta có thể phán đoán được những đặc điểm tình cảm của họ
đối với mọi người xung quanh.
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 110
TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Tính chân thực:

Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố
tình che dấu chúng bằng những hành vi đánh lạc hướng bên ngoài. Ví dụ: cố gắng tỏ thái
độ vui vẻ, hào hứng trước mặt mọi người, nhưng bên trong buồn chán đến độ không
muốn làm gì.

- Tính đối cực (tính hai mặt):

Tình cảm gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con người và sự thỏa mãn nhu cầu
của con người mâu thuẫn với nhau. Trong một hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được
thỏa mãn, nhưng một số nhu cầu khác lại bị kìm hãm hoặc không được thỏa mãn và
tương ứng với điều này là sự phát triển mang tính đối cực của tình cảm: yêu – ghét, vui –
buồn, tích cực – tiêu cực, dương tính – âm tính, sợ hãi – can đảm ...

Người ta thường xác định các loại xúc cảm, tình cảm dương tính và xúc cảm, tình
cảm âm tính. Xúc cảm, tình cảm dương tính nảy sinh, tồn tại gắn với sự thỏa mãn nhu
cầu của chủ thể. Xúc cảm, tình cảm âm tính nảy sinh, tồn tại khi nhu cầu không thỏa
mãn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xúc cảm, tình cảm âm tính là tiêu cực và xúc
cảm, tình cảm dương tính là tích cực. Muốn xác định một xúc cảm, tình cảm nào đó là
tích cực hay tiêu cực thì phải đặt nó trong mối quan hệ với hoạt động cải tạo thế giới và
hoàn thiện bản thân của chủ thể.

Ví dụ: Khi sợ hãi có thể kích thích tính chiến đấu, sẵn sàng hành động tích cực để tự
vệ những cũng có thể dẫn đến bỏ chạy thậm chí về phe kẻ thù.

1.2. Các mức độ của đời sống tình cảm

Tình cảm của con người phong phú đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện.
Xét từ thấp đến cao, đời sống tình cảm của con người có thể phân biệt theo những mức
độ dưới đây:

1.2.1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác

- Là mức độ thấp nhất của tình cảm, màu sắc xúc cảm, là một sắc thái cảm xúc đi
kèm theo quá trình cảm giác nào đó. Ví dụ như mùa hè với cảm giác về màu xanh (xanh
lá cây, xanh da trời) gây cho ta cảm xúc khoan khoái, nhẹ nhõm, dễ chịu;

- Màu sắc xúc cảm của cảm giác không được chủ thể nhận thức như là một hiện
tượng tâm lý độc lập, mà như là một thuộc tính đặc sắc của quá trình tâm lý. Nó chỉ
thoáng qua, mang tính cụ thể, nhất thời, không mạnh mẽ. Kích thích gây ra màu sắc xúc
cảm này là các thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Màu sắc của cảm xúc gắn liền
với một cảm giác nhất định, không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 111


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

1.2.2. Xúc cảm

- Xúc cảm là mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó là sự thể nghiệm trực tiếp của
một tình cảm nào đó. Xúc cảm có những đặc điểm: xảy ra nhanh chóng, mạnh mẽ và rõ
rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác; do sự vật, hiện tượng trọn vẹn gây nên; có
tính chất khái quát cao hơn và được chủ thể ý thức rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm.

- Do cường độ, tính ổn định (thời gian tồn tại) và tính ý thức cao hay thấp xúc cảm
được chia thành hai loại: Xúc động và tâm trạng.

+ Xúc động là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời
gian ngắn và khi xảy ra thì con người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức
được hậu quả hành động của mình. Ví dụ: ghen, nóng giận … Nguyên nhân là do hoạt
động của vùng dưới vỏ não trội hơn hoạt động của vỏ não, làm cho sự kiểm soát của vỏ
não bị suy yếu. Xúc động diễn ra dưới hình thức những quá trình ngắn (“cơn”: Cơn giận,
cơn ghen …).

+ Tâm trạng là một dạng xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu được
tồn tại trong khoảng thời gian tương đối lâu dài. Con người không ý thức được nguyên
nhân gây ra nó. Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm bao trùm lên toàn bộ các rung động
và làm nền cho hoạt động của con người, có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của
con người trong một thời gian. Nguồn gốc của tâm trạng rất khác nhau: có những nguồn
gốc gần và nguồn gốc xa. Nguồn gốc chủ yếu để nảy sinh tâm trạng là vị trí của cá nhân
trong xã hội.

Stress là trạng thái căng thẳng đặc biệt của xúc cảm do vừa có cường độ mạnh lại
xảy ra trong một thời gian dài, nảy sinh trong những tình huống áp lực, mất thăng bằng…
Để vượt qua và phòng ngừa trạng thái này thì nhân cách con người, kinh nghiệm và sự
rèn luyện có vai trò quan trọng. Trạng thái căng thẳng của xúc cảm có thể gây ảnh hưởng
tốt hoặc ảnh hưởng xấu đến hoạt động của con người. Do vậy, cần phải nghiên cứu sự
thích ứng của con người đối với những điều kiện đó.

1.2.3 Tình cảm

a. Định nghĩa: Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung
quanh và đối với bản thân và là thuộc tính ổn định của nhân cách.

b. Đặc điểm cơ bản của tình cảm: ổn định; do một loại sự vật hiện tượng gây nên,
có tính khái quát và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng.

Say mê – là một loại tình cảm đặc biệt. Nó có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại
lâu dài và được chủ thể ý thức rõ ràng. Sự say mê của con người có hai loại: say mê tích

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 112


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

cực (say mê học tập, nghiên cứu) và say mê tiêu cực (còn gọi là đam mê, như đam mê cờ
bạc, rượu chè ...).

c. Phân biệt xúc cảm và tình cảm.

Có nhiều tác giả đồng nhất khái niệm “xúc cảm” với khái niệm “tình cảm”. Tuy
nhiên hai khái niệm này có những mặt tương đồng nhưng có những mặt khác biệt rõ rệt.

+ Điểm giống nhau: Đều là sự biểu thị thái độ của chủ thể đối với các sự vật hiện
tượng có liên quan đến nhu cầu của chủ thể đó.

+ Điểm khác biệt:

Xúc cảm, về tính xã hội, có cả ở con người và con vật, do vậy xúc cảm không mang
tính xã hội triệt để. Xúc cảm là một quá trình tâm lý, mang tính nhất thời, phụ thuộc vào
tình huống đa dạng và luôn ở trạng thái hiện thực. Nó xuất hiện trước trong quá trình phát
triển cá thể, thực hiện chức năng cơ bản (chức năng sinh vật) là giúp cơ giúp cơ thể định
hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách một cá thể. Có cơ chế sinh lý
thần kinh gắn liền với phản xạ không điều kiện và bản năng

Tình cảm, về tính xã hội, chỉ có ở người, do vậy tình cảm mang tính xã hội triệt để.
Tình cảm là một thuộc tính tâm lý, có tính xác định và ổn định và thường ở trạng thái
tiềm tàng. Nó xuất hiện sau trong quá trình phát triển cá thể, thực hiện chức năng xã hội
(giúp con người định hướng và thích nghi với xã hội trong tư cách một nhân cách) Cơ
chế sinh lý thần kinh gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình (định hình động
lực) thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai.

+ Mối liên hệ giữa xúc cảm và tình cảm: Xúc cảm là cơ sở nảy sinh tình cảm và là
trạng thái biểu hiện của tình cảm. Ngược lại, tình cảm được hình thành từ những là sản
phẩm của sự tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa các xúc cảm đồng loại. Tình
cảm chi phối các xúc cảm của con người.

d. Phân loại (căn cứ vào đối tượng thỏa mãn nhu cầu):

- Tình cảm cấp thấp - Là những tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không
thỏa mãn nhu cầu cơ thể (nhu cầu sinh học, như ăn, mặc ...). Loại tình cảm này có ý
nghĩa sinh học lớn: báo hiệu về trạng thái sinh lý của cơ thể.
- Tình cảm cấp cao - Là những tình cảm mang tính chất xã hội rõ ràng, nói lên
thái độ của con người đối với những mặt và hiện tượng khác nhau trong đời sống xã hội.
Đó là những tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần: tình cảm đạo đức,
tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hoạt động và tình cảm mang tính thế giới
quan.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 113


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

+ Tình cảm đạo đức: là loại tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ của con người
đối với những người khác, đối với tập thể, đối với trách nhiệm xã hội của bản thân, đối
với các yêu cầu đạo đức. Ví dụ như: tình mẫu tử, tình bầu bạn, tình anh em, tình cảm làng
xóm ...

+ Tình cảm trí tuệ: là loại tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, có liên
quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm
trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng, các quá trình và kết
quả hoạt động trí tuệ. Tình cảm trí tuệ được biểu hiện ở sự ham hiểu biết, óc hoài nghi
khoa học, sự nhạy cảm với cái mới, niềm tin, sự hài lòng ...

+ Tình cảm thẩm mĩ: là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về
cái đẹp. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực
xung quanh, nó có ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá cái đẹp, thị hiếu thẩm mĩ của cá nhân.
Tình cảm thẩm mỹ cũng như tình cảm đạo đức, được quy định bởi xã hội, nó phản ánh
trình độ phát triển xã hội.

+ Tình cảm hoạt động: là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động
cụ thể nào đó, nó liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu thực hiện hoạt
động đó.

+ Tình cảm mamg tính thế giới quan: là mức độ cao nhát của tình cảm con người.
Tình cảm mang tính thế giới quan là tình cảm rất ổn định, bền vững, có tính khái quát
cao, tính tự giác và tính ý thức cao, trở thành nguyên tắc trong thái độ và hành vi của cá
nhân. Ví dụ như tinh thần bác ái, yêu nước, yêu chế độ, tinh thần tương thân tương ái ...

1.3. Các quy luật của đời sống tình cảm

1.3.1 Quy luật “lây lan”

- Xúc cảm, tình cảm của người này có thể lan truyền, “lây” sang người khác như
hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “cảm thông”, “đồng cảm” v.v...
- Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. Chính tình
cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được hình thành trên cơ sở của quy luật này. Một
hiện tượng tâm lý xã hội biểu hiện rõ rệt quy luật này là hiện tượng “hoảng loạn”
(panique).
- Quy luật “lây lan” của xúc cảm, tình cảm có ý nghĩa rất to lớn trong các hoạt động
tập thể của con người như lao động, học tập, chiến đấu. Trong hoạt động giáo dục, quy
luật này là cơ sở của nguyên tắc “giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể”. Tuy nhiên,
“lây lan” không phải là con đường phổ biến để hình thành tình cảm.
1.3.2 Quy luật “thích ứng”

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 114


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì
cuối cùng sẽ bị bị lắng xuống và suy yếu đi. Đó là hiện tượng thường được gọi là hiện
tượng tình cảm bị “chai dạn”.
- Quy luật “thích ứng” được ứng dụng rộng rãi trong đời thường và công tác giáo
dục. Chẳng hạn, để làm cho học sinh mất tính nhút nhát, giáo viên thường xuyên “ưu
tiên” gọi học sinh đó lên bảng, với những câu hỏi vừa sức và một thái độ hỗ trợ, khuyến
khích, động viên, nhằm củng cố và tăng cường lòng tự tin của em đó.
- Các tình cảm âm tính thì cần vận dụng quy luật này để giảm bớt tác động không
tốt của nó (ví dụ: cần phải quen với nỗi đau của sự mất mát người thân), tuy nhiên, có
những tình cảm âm tính thì cần phải để nó không bị “chai dạn” (ví dụ: tính xấu hổ - nếu
bị chai dạn hoàn toàn thì rất không có lợi).
1.3.3 Quy luật “tương phản”

- Tương phản là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm âm tính và
dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng một loại (tương tự như hiện tượng tương
phản trong cảm giác). Cụ thể: một thể nghiệm này có thể làm tăng cường một thể nghiệm
khác đối cực, xẩy ra đồng thời hay nối tiếp với nó. Ví dụ: Khi chấm bài, sau một loạt bài
kém, lúc gặp một bài khá thì giáo viên thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khá
đó nằm trong một loại bài khá mà đã gặp trước đó. Hiện tượng “có mới, nới cũ”, “chợ
chiều nhiều khế ế chanh, nhiều con gái đẹp nên anh phụ nàng” là những hiện tượng nói
lên quy luật này.
- Quy luật này được sử dụng nhiều khi xây dựng các tình tiết, hoạt động của nhân
vật trong văn học, nghệ thuật nhằm đánh “trúng” tâm lý độc giả hay khán giả, làm thỏa
mãn nhu cầu thẩm mĩ, đạo đức của họ. Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, người ta cũng
sử dụng các biện pháp “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cố, tri tân”. Phương pháp “bùng nổ” của
A.X. Macarencô cũng có cơ sở là quy luật này. Cơ sở tâm lý của phương pháp này là tạo
ra ở đối tượng giáo dục những thể nghiệm đối cực với các thể nghiệm thường có, làm nảy
sinh động lực hoàn thiện bản thân của đối tượng giáo dục.
1.3.4 Quy luật “di chuyển”

- Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối
tượng khác. Ví dụ: “giận cá, chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”, “đá thúng đụng nia”, “Giận
chuột mà ném vỡ chum”.
- Quy luật này nhắc nhở ta phải kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó
mang tính có chọn lọc tích cực, tránh hiện tượng tình cảm “tràn lan”, “không biên giới”.
1.3.5 Quy luật “pha trộn”

- Trong đời sống tình cảm của con người, có hiện tượng hai xúc cảm, tình cảm đối
lập nhau song song tồn tại, chúng quy định lẫn nhau, không loại trừ nhau mà “pha trộn”
vào nhau. Ví dụ: yêu và ghen, lo âu và tự hào, “Giận thì giận mà thương thì thương”.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 115


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Quy luật này cho ta thấy rõ tính phức tạp, mâu thuẫn của tình cảm con người. Về
thực chất, những mâu thuẫn đó phản ánh tính phức tạp, đa dạng và mâu thuẫn có thực
trong thực tế khách quan mà thôi.
1.3.6 Quy luật về sự hình thành tình cảm

- Tình cảm được hình thành từ xúc cảm, do các xúc cảm cùng loại được tổng hợp
hóa, động hình hóa và khái quát hóa mà thành (A.G. Côvaliôp). Tình cảm được hình
thành là dương tính hay âm tính tùy thuộc vào tần số những xúc cảm làm tiền đề cho nó.
Ví dụ như, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm dương tính do cha mẹ mang
lại trong suốt quá trình lớn khôn của đứa trẻ tạo thành.

- Quy luật này cho thấy, muốn hình thành tình cảm cho học sinh thì phải đi từ xúc
cảm. Không có xúc cảm, không có sự rung động thì không thể có một tình cảm nào cả.
“Người thực, việc thực” là kích thích dễ gây rung động nhất. Sự thuyết giáo là cần,
nhưng không đủ gây nên tình cảm.
- Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình
cảm lại thể hiện qua xúc cảm phong phú đa dạng và chi phối xúc cảm.

Câu hỏi ôn tập:


1) Tình cảm, xúc cảm là gì? Phân biệt tình cảm với xúc cảm, tình cảm với nhận thức?
2)
3) Hãy tìm các ví dụ trong đời sống và trong văn học để minh họa các quy luật của
tình cảm.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 116


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

BÀI 9. Ý CHÍ

2. Ý chí

2.1 Khái niệm chung về ý chí

2.1.1. Định nghĩa: Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực
hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

2.1.1. Đặc điểm


+ Ý chí không phải cái sẵn có. Nó mang tính chủ thể cao. Có những cá nhân có ý
chí phi thường nhưng cũng có những cá nhân hầu như không có ý chí. Vì vậy, ý chí được
xem là một thuộc tính, một phẩm chất của nhân cách.
+ Là hiện tượng tâm lý, ý chí cũng phản ánh hiện thực khách quan thông qua não
bộ, phản ánh các mục đích của hành động, nhưng mục đích của hành động không phải tự
nó có mà do điều kiện hiện thực khách quan quy định.
+Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lý điều khiển,
điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Sở dĩ như vậy là do ý chí có sự kết hợp
được trong mình cả các mặt năng động của trí tuệ và tình cảm đạo đức.
+ Ý chí thể hiện năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh
trong hoạt động lao động. Vì vậy nó cũng là cái riêng có của loài người. Sự thích nghi
mang tính thụ động của con vật trước hoàn cảnh cho dù có “nỗ lực” thì cũng không đồng
nhất với hoạt động có ý thức của con người với sự tham gia của ý chí.
+ Ý chí của con người được hình thành và biến đổi thùy theo những điều kiện xã
hội – lịch sử, tùy theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính chất thúc đẩy
đối với những hành động của con người được quyết định bởi: họ đại diện cho giai cấp
nào. Xu hướng ý chí ở mỗi thời đại là khác nhau và ở những đại diện của những giai cấp
khác nhau.
- Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ cường độ ý chí đó mạnh hay yếu
mà còn ở chỗ nó được hướng vào cái gì, phục vụ lợi ích xã hội nào. Vì vậy, khi đánh giá
ý chí của một cá nhân cần phải xem xét đồng thời cường độ ý chí và nội dung đạo đức
của ý chí. Có những ý chí cần phải được giáo dục về đạo đức mới có thể giúp con người
thực hiện được những chuyển biến to lớn, những sự nghiệp cao cả.
2.1.2 Các phẩm chất cơ bản của ý chí

Trong quá trình con người thực hiện những hành động ý chí thì những phẩm chất ý
chí cũng được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách
là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn đối với đời sống và lao động của họ. Trong
những phẩm chất của ý chí, có những phẩm chất làm cho con người trở nên tích cực hơn
và có những phẩm chất giúp con người kìm hãm hành động của mình khi cần thiết. Dưới
đây là một số phẩm chất ý chí cơ bản của nhân cách.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 117


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Tính mục đích

Tính mục đích là phẩm chất rất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh
hành vi hướng vào mục đích tự giác. Tính mục đích của ý chí con người phụ thuộc vào
thế giới quan, nội dung đạo đức và nhân sinh quan của họ.

- Tính độc lập

Tính độc lập là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực
hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, mà không bị chi phối bởi
những tác động bên ngoài. Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí không đồng nghĩa với sự bảo
thủ, bướng bỉnh, từ chối mọi sự ảnh hưởng tích cực từ bên ngoài.

- Tính quyết đoán

Tính quyết đoán của ý chí là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát
trên cơ sở tính toán, cân nhắc kĩ càng, chắc chắn. Người quyết đoán là người có niềm tin
sâu sắc vào việc mình làm, họ hiểu rằng mình phải làm như thế này mà không thể làm
như thế khác được. Tính quyết đoán của con người có tiền đề là trình độ trí tuệ và sự
dũng cảm của họ. Người quyết đoán luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy,
đúng lúc, không dao động và hoài nghi.

- Tính bền bỉ (kiên trì)

Tính bền bỉ (kiên trì) là phẩm chất của ý chí, được thể hiện ở sự khắc phục khó
khăn, trở ngại do khách quan hoặc chủ quan gây ra để đạt đạt được mục đích đã được xác
định, cho dù phải mất nhiều thời gian.

Người có tính bền bỉ không có nghĩa là họ lì lợm, bướng bỉnh theo đuổi mục đích
mù quáng, mà là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng bằng sự năng động của trí
tuệ và tình cảm trong quá trình hành động hướng tới mục đích.

- Tính tự chủ

Tính tự chủ là khả năng và thói quen kiểm soát hành vi, làm chủ được bản thân, kìm
hãm những hành vi không cần thiết hoặc có hại trong những tình huống cụ thể.

Nhìn chung, các phẩm chất ý chí của nhân cách nêu trên luôn luôn gắn bó hữu cơ
với nhau, hỗ trợ cho nhau, tao nên ý chí cao của con người. Các phẩm chất ý chí được thể
hiện trong các hành động ý chí.

2.2 Hành động ý chí

2.2.1 Khái niệm về hành động ý chí

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 118


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

a. Định nghĩa: Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi sự nỗ
lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra, và luôn được điều chỉnh
bởi ý chí.
b. Đặc điểm:
+ Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn, trở ngại, do vậy ý chí là sự phản
ánh hiện thực khách quan.
+ Hành động ý chí có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.
+ Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.
+ Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những
khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài trong quá trình thực hiện mục đích.
c. Phân loại (căn cứ vào sự có mặt đầy đủ hoặc không đầy đủ của các đặc điểm):
+ Hành động ý chí giản đơn: đó là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng
hai đặc tính sau không thể hiện đầy đủ hoặc không có. Hành động này còn được gọi là
hành động có chủ định hay hành động tự ý.
+ Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xẩy ra trong một thời gian rất
ngắn ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng.
Trong hành động này, các đặc tính trên hòa nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.
+ Hành động ý chí phức tạp: là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả ba đặc
tính trên được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng đồng thời bộc lộ đầy đủ ý chí của chủ
thể.
2.2.2 Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình

Phân tích cấu trúc của một hành động ý chí điển hình cho phép chúng ta nhìn thấy
cùng một lúc cả một loạt đặc điểm nhân cách con người. Trong mỗi hành động ý chí điển
hình có thể phân ra thành 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai
đoạn đánh giá kết quả hành động.

a. Giai đoạn chuẩn bị


Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, là giai đoạn suy nghĩ cân nhắc các khả năng
khác nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu:
- Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động (xác định mục đích, hình thành
động cơ). Nhiều nhu cầu khác nhau  nhiều mục đích khác nhau  đấu tranh bản thân
 đấu tranh động cơ. Sự đấu tranh động cơ có nhiều hình thức: giữa các nhu cầu khác
nhau của cá nhân; của nhu cầu cá nhân với tập thể, giữa tình cảm với lý trí, giữa cái sống
và cái chết… Vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng nhận thức và tình cảm của nhân
cách đóng vai trò quyết định.
- Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động. Lựa chọn những
phương pháp phù hợp. Có thể nảy sinh khó khăn, trở ngại nhất định, khó khăn chủ quan
và khách quan. Đấu tranh bản thân để đưa ra quyết định

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 119


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Quyết định hành động. Căng thẳng trong quá trình đấu tranh bản thân, đấu tranh
động cơ giảm xuống. Quyết định phù hợp với nguyện vọng đem lại các cảm giác thỏa
mãn: nhẹ nhõm, hài lòng, vui sướng…
Mọi hành động ý chí của con người được thực hiện đều bắt đầu từ việc đề ra ý thức
rõ ràng mục đích hành động. Trước khi hành động cần phải ý thức rõ ràng mình hành
động để làm gì và mình muốn đạt được điều gì trong hành động?
b. Giai đoạn thực hiện
Sau khi đã quyết định thực hiện hành động thì chủ thể bước vào giai đoạn thực hiện
quyết định đó. Thiếu giai đoạn này thì sẽ không còn hành động ý chí nữa.
Việc thực hiện hành động có thể có hai hình thức: hành động bên ngoài và kìm hãm
các hành động bên ngoài (còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên
trong).

Nếu chủ thể đi chệch khỏi mục đích đã định thì đó là biểu hiện không có ý chí. Tuy
nhiên, khi hoàn cảnh biến đổi, nảy sinh những điều kiện mới và việc thực hiện quyết định
trước đây trở nên không hợp lý nữa thì sự từ bỏ quyết định đó lại là điều cần thiết.

c. Giai đoạn đánh giá kết quả hành động


Sau khi hành động ý chí được thực hiện, chủ thể tiến hành đánh giá các kết quả của
hành động đã đạt được, nhằm rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này
được biểu hiện trong những phán đoán thể hiện tán thành, biện hộ hoặc lên án sự quyết
định đã chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thường xảy ra với những rung
cảm tiếc nuối về hành động đã thực hiện, sự xấu hổ, tủi hận và chúng là động cơ để chủ
thể ngừng hoặc sữa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với các
rung cảm thỏa mãn, hài lòng, vui sướng và chúng là động lực kích thích việc tiếp tục,
tăng cường và cải tiến hành động đang thực hiện.
Không chỉ có cá nhân mà cả tập thể, xã hội cũng tham gia đánh giá hành động. Sự
đánh giá của tập thể, xã hội đối với hành động của cá nhân thể hiện trong việc nhận xét,
tuyên dương hay phê bình theo những quan điểm chính trị - xã hội, đạo đức, thẩm mĩ
nhất định.
Như vậy, qua ba giai đoạn trên, ta thấy, hành động ý chí là nơi bộc lộ rõ nét nhân
cách của chủ thể.

2.3 Hành động tự động hóa

2.3.1. Khái niệm

- Hành động tự động hóa là loại hành động mà vốn lúc đầu là một hành động có ý
thức hoặc có ý chí, nhưng do được lặp đi lặp lại hoặc luyện tập mà về sau trở thành hành
động tự động hóa, nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực
hiện có kết quả. Ví dụ: Khi mới tập đi xe đạp thì phải chú ý, thận trọng đến từng thao tác

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 120


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

(hành động có ý thức), khi đã thành thạo thì việc đi xe trở nên tự động hóa (không cần
kiểm soát trực tiếp).
- Trong một hành động ý chí bao giờ cũng có một số thành phần đã được tự động
hóa. Nhờ đó, ý thức và nghị lực được tập trung vào những thành phần chủ yếu, quan
trọng của hành. Ví dụ: việc học tập trên lớp thì ghi chép là hành động tự động, nhờ vậy ý
thức và sự nỗ lực được tập trung vào việc nghe giảng để lĩnh hội được nội dung bài
giảng, không bị phân tán vào việc ghi chép.
2.3.2. Các loại hành động tự động hóa: kỹ xảo và thói quen

a. Kỹ xảo
Kỷ xảo - là loại hành động tự động hóa một cách có ý thức, nghĩa là được tự động
hóa nhờ luyện tập.
Đặc điểm: Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần có sự kiểm
tra bằng thị giác; Động tác mang tính chất khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao
mà tốn ít năng lượng thần kinh và cơ bắp nhất; Kỹ xảo được hình thành trên những kỹ
năng sơ đẳng.
Có nhiều loại kỹ xảo khác nhau, tùy theo nó tham gia vào quá trình hoạt động nào:
kỹ xảo học tập, kỹ xảo lao động v.v…
b. Thói quen
Thói quen - là loại hành động tự động hóa đã trở thành nhu cầu của con người. Ví
dụ: thói quen dậy sớm, sạch sẽ...
c. Phân biệt kỹ xảo và thói quen:

Kỹ xảo Thói quen

Giốn - là hành động tự động hóa,


g
- có cơ sở sinh lý là các định hình động lực (động hình).
nhau

Khác - Mang tính kỹ thuật tuần túy. - Mang tính chất nhu cầu, nếp sống.
nhau
- Con đường hình thành chủ yếu là - Được hình thành bằng nhiều con
luyện tập có mục đích và có hệ đường khác nhau, trong đó có con
thống. đường tự phát.

- Không gắn với một tình huống - Luôn gắn với một tình huống xác
nhất định. định.

- Kém bền vững hơn so với thói - Bền vững, ổn định, khó mất đi.
quen.
- Được đánh giá về mặt đạo đức, nếp

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 121


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

- Được đánh giá về mặt kỹ thuật. sống.

d. Sự hình thành kỹ xảo và thói quen

- Quy luật hình thành kỹ xảo

+ Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo

+ Quy luật “đỉnh” (“trần”) của phương pháp luyện tập

+ Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới

+ Quy luật dập tắt kĩ xảo

- Sự hình thành thói quen

+ Sự lặp lại một cách giản đơn các cử động, hành động không chủ định, nảy sinh
trong những trạng thái tâm lý nhất định của con người. Ví dụ, có những người hay thọc
tay vào túi quần, đi đi lại lại khi sốt ruột.
+ Có những thói quen hình thành bằng con đường bắt chước. Ví dụ, nói tục, hút
thuốc lá, uống trà.
+ Sự giáo dục và tự giáo dục thói quen một cách có mục đích. Đây là con đường
chủ yếu để hình thành các thói quen tốt cần thiết ở con người. Vì vậy, thực chất của giáo
dục là hình thành thói quen theo mục tiêu giáo dục.
Muốn giáo dục thói quen tốt cần chú ý các điều kiện cơ bản sau:
 Phải làm cho học sinh tin tưởng vào sự cần thiết phải có những thói quen ấy
 Tổ chức những điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành những thói
quen nhất định trong thực tế
 Phải có sự tự kiểm soát của học sinh đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh
các hành động cần phải chuyển thành thói quen
 Củng cố những thói quen tốt đang hình thành bằng những cảm xúc dương
tính ở học sinh thông qua sự khích lệ, động viên của giáo viên.

Câu hỏi ôn tập:


4) Tình cảm, xúc cảm là gì? Phân biệt tình cảm với xúc cảm, tình cảm với nhận thức?
5) Hãy tìm các ví dụ trong đời sống và trong văn học để minh họa các quy luật của
tình cảm.
6) Ý chí là gì? Hành động ý chí là gì? Hãy nêu cấu trúc của hành động ý chí.
7) Hành động tự động hóa và hành động ý chí có quan hệ với nhau như thế nào?Hãy
nêu các quy luật hình thành kỹ xảo.
8) Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa kỹ xảo và thói quen. Lấy ví dụ minh họa.

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 122


TẬP BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 2

9) Tại sao xóa bỏ được một thói quen khó khăn hơn là xóa bỏ một kỹ xảo?

TS. Nguyễn Thị Trâm Anh 123

You might also like