Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Nội dung ôn tập môn học ĐTCS

Câu hỏi số 1: Chương chỉnh lưu


Nội dung câu hỏi
Cho trước loại tải với sơ đồ:
Sơ đồ chỉnh lưu thyristor một pha biến áp trung tính (cuộn dây thứ cấp có điểm
giữa), cần có cuộn lọc để hạn chế nhấp nhô dòng điện.
Sơ đồ chỉnh lưu thyristor một pha biến áp trung tính (cuộn dây thứ cấp có điểm
giữa), tải có sử dụng cuộn cảm để san phẳng dòng mạ, có điốt xả năng lượng
Sơ đồ chỉnh cầu một pha thyristor điều khiển không đối xứng, tải có sử dụng
cuộn cảm để san phẳng dòng điện
Sơ đồ chỉnh thyristor cầu một pha điều khiển đối xứng, tải có sử dụng cuộn
cảm để san phẳng dòng điện, có điốt xả năng lượng.
Sơ đồ chỉnh tia ba pha có điều khiển.
Sơ đồ chỉnh tia ba pha, tải có sử dụng cuộn cảm để san phẳng dòng điện.
Sơ đồ chỉnh lưu thyristor tia ba pha, tải có sử dụng cuộn cảm để san phẳng
dòng điện, có điốt xả năng lượng.
Cho trước loại tải (là một trong các loại):
• R -Thuần trở: ví dụ máy hàn một chiều, bể mạ không cuộn lọc (sđđ bể
mạ coi không đáng kể)
• R-L : ví dụ máy hàn một chiều, bể mạ nếu có thêm cuộn lọc
• R-L-E: ví dụ động cơ một chiều, bể điện phân, nạp acquy
Cho thông số của tải: Udc, Idc, Ptải
Yêu cầu:
• Vẽ sơ đồ động lực,
• Chỉ ra chức năng các phần tử trong sơ đồ
• Vẽ các đường cong: UAC, UDC, IDC, IV1, IV2, UV1 (V – là kí hiệu van bán
dẫn)
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Tính thông số cần chọn cho các van bán dẫn

Câu hỏi ví dụ
1. Nguồn cấp cho bể mạ có các thông số Udc = 12V, Idc = (0-500)A cấp nguồn
từ lưới điện một pha (SĐĐ bể mạ coi không đáng kể), sử dụng sơ đồ chỉnh lưu
thyristor một pha biến áp trung tính (cuộn dây thứ cấp có điểm giữa), cần có cuộn
lọc để hạn chế nhấp nhô dòng điện. Yêu cầu:
• Vẽ sơ đồ động lực,
• Chỉ ra chức năng các phần tử trong sơ đồ
• Vẽ các đường cong: UAC, UDC, IDC, IV1, IV2, UV1 (V – là kí hiệu van bán
dẫn)
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Tính thông số cần chọn cho các van bán dẫn

2. Nguồn cấp một chiều cho động cơ một chiều có các thông số Udc = 220V, P
= 10kW, cấp nguồn từ lưới điện một pha, sử dụng sơ đồ chỉnh cầu một pha thyristor
điều khiển đối xứng, tải có sử dụng cuộn cảm để san phẳng dòng điện. Yêu cầu:
• Vẽ sơ đồ động lực,
• Chỉ ra chức năng các phần tử trong sơ đồ
• Vẽ các đường cong: UAC, UDC, IDC, IV1, IV2, UV1 (V – là kí hiệu van bán
dẫn)
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Tính thông số cần chọn cho các van bán dẫn

Câu hỏi số 2: Chương điều áp một chiều (băm xung) và


điều áp xoay chiều

2.1 Trình bầy về băm xung một chiều nối tiếp (với các vạn động lực thyristor,
transitor BJT, Mosfet, IGBT)
Yêu cầu:
• Vẽ sơ đồ động lực (tải thuần trở), chức năng các phần tử trên sơ đồ;
• Vẽ các đường cong điện áp và dòng điện (với độ rộng xung D = 0,3) khi
tải thuần trở
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Tần số tối ưu đối với loại điều khiển này là bao nhiêu, tại sao
• Để giảm mức độ nhấp nhô dòng điện ta cần tác động vào thông số nào?
Tại sao?
• Hãy chứng minh rằng khi tăng tần số chuyển mạch, nhấp nhô dòng điện
giảm xuống
• Hãy chứng minh rằng khi tăng điện cảm cuộn dây, nhấp nhô dòng điện
giảm xuống
Ghi chú: ở đây cho nhiều yêu cầu, trong câu hỏi chỉ giới hạn một số yêu cầu trong các yêu
cầu này
2.2 Trình bầy về băm xung có đảo chiều dùng van động lực là IGBT:
• Vẽ sơ đồ động lực (tải R-L), chức năng các phần tử trên sơ đồ;
• Vẽ các đường cong điện áp, khi đảo chiều;
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Hãy cho biết các giải pháp điều khiển của băm xung đảo chiều
2-3.
Bộ điều áp xoay chiều một pha bằng cặp tiristor mắc song song ngược
Bộ điều áp xoay chiều một pha bằng triac
Yêu cầu:
• Hãy nêu ưu, nhược điểm của giải pháp điều khiển bằng bán dẫn so với
giải pháp điều khiển khác
• Vẽ sơ đồ động lực (tải R hoặc R-L), chức năng các phần tử trên sơ đồ;
• Vẽ các đường cong điện áp, dòng điện khi góc điều khiển  = 600, góc
trễ  = 300;
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Nếu góc điều khiển  nhỏ hơn góc trễ  thì chuyên gì xảy ra
• Nếu góc điều khiển  nhỏ hơn góc trễ  thì chuyên gì xảy ra
2-4.
Bộ điều áp xoay chiều một pha bằng triac
Yêu cầu:
• Hãy nêu ưu, nhược điểm của giải pháp điều khiển bằng bán dẫn so với
giải pháp điều khiển khác
• Vẽ sơ đồ động lực (tải R hoặc R-L), chức năng các phần tử trên sơ đồ;
• Vẽ các đường cong điện áp, dòng điện khi góc điều khiển  = 600, góc
trễ  = 300;
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Nếu góc điều khiển  nhỏ hơn góc trễ  thì chuyên gì xảy ra
• Nếu góc điều khiển  nhỏ hơn góc trễ  thì chuyên gì xảy ra

Ghi chú: ở đây cho nhiều yêu cầu, trong câu hỏi chỉ giới hạn một số yêu cầu trong các yêu
cầu này
Câu hỏi ví dụ:
1. Trình bầy về băm xung nối tiếp dùng van động lực là IGBT:
• Vẽ sơ đồ động lực (tải R-L), chức năng các phần tử trên sơ đồ;
• Vẽ các đường cong điện áp và dòng điện (với độ rộng xung D = 0,3) khi
tải R-L;
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Để giảm mức độ nhấp nhô dòng điện ta cần tác động vào thông số nào?
Tại sao?

2. Bộ điều áp xoay chiều một pha bằng triac


• Vẽ sơ đồ động lực (tải R), chức năng các phần tử trên sơ đồ, ví dụ ứng
dụng;
• Vẽ các đường cong điện áp, dòng điện khi góc điều khiển  = 600, góc
trễ  = 300;
• Giải thích hoạt động của sơ đồ theo đường cong trên
• Hãy nêu ưu, nhước điểm của giải pháp điều khiển

Câu hỏi số 3: Chương biến tần

3-1.
Các loại biến tần sau:
1. Nghịch lưu độc lập với biến áp trung tính
2. Biến tần (nghịch lưu) độc lập ba pha sơ đồ cầu.
3. Biến tần ba pha nửa cầu (dùng van động lực là BJT, Mosfet, IGBT)
4. Biến tần ba pha cầu (dùng van động lực là BJT, Mosfet, IGBT)
Yêu cầu:
• Vẽ và giải thích sơ đồ động lực
• Cách điều khiển các pha và điện áp pha.
• Tại sao lại cần điện áp ra hình sin? Làm thế nào để tạo được điện áp hình
sin?
• Vẽ các đường cong điện áp và dòng điện điều biến
• Ứng dụng điển hình
3-2
Yêu cầu và các nguyên tắc biến đổi thành sóng sin của nghịch lưu độc lập
• Vẽ và giải thích sơ đồ động lực
• Vẽ và giải thích các đường cong điện áp biến đổi về sin
• Ứng dụng điển hình của loại biến tần này

3-3.
Biến tần trong công nghiệp
1. Loại nguồn cấp một pha, tải đầu ra một pha (ví dụ bếp từ)
2. Loại đầu vào ba pha, đầu ra một pha (ví dụ lò tôi cao tần công nghiệp)
3. Loại đầu vào một pha, đầu ra ba pha (ví dụ động cơ không đồng bộ 3 pha
cấp nguồn từ lưới một pha)
4. Loại đầu vào ba pha, đầu ra ba pha (ví dụ động cơ không đồng bộ 3 pha,
biến áp ba pha cấp nguồn từ lưới ba pha)
Yêu cầu:
• Vẽ sơ đồ khối và giải thích các khối của mạch nguồn này
• Vẽ và giải thích sơ đồ động lực
• Vẽ và giải thích các đường cong điện áp và dòng điện đặc trưng của các
khối
3-4
Máy hàn TIG sử dụng sơ đồ biến tần một pha biến áp trung tính cấp điện từ
nguồn một pha
• Vẽ sơ đồ khối
• Giải thích sơ đồ khối
• Vẽ và giải thích các đường cong điện áp và dòng điện đặc trưng của các
khối

Câu hỏi ví dụ:


1. Lò tôi cao tần (một pha) cấp điện từ nguồn ba pha
• Vẽ sơ đồ khối và giải thích các khối của mạch nguồn này
• Vẽ và giải thích sơ đồ động lực
• Vẽ và giải thích các đường cong điện áp đặc trưng của các khối
2. Động cơ không đồng bộ một pha điều khiển bằng tần số cấp nguồn từ lưới
một pha
• Vẽ sơ đồ khối và giải thích các khối của mạch nguồn này
• Vẽ và giải thích sơ đồ động lực
• Vẽ và giải thích các đường cong điện áp và dòng điện đặc trưng của các
khối
3. Yêu cầu và các nguyên tắc biến đổi thành song sin của nghịch lưu độc lập
• Vẽ và giải thích sơ đồ động lực
• Vẽ và giải thích các đường cong điện áp biến đổi về sin
• Ứng dụng điển hình của loại biến tần này
4. Thiết bị cấp nguồn liên tục (UPS) biến đổi điện một chiều acquy thành xoay
chiều bằng sơ đồ nghịch lưu với biến áp có trung tính
• Vẽ sơ đồ động lực, giải thích chức năng các sơ phần tử trong sơ đồ
• Vẽ đường cong điện áp và dòng điện khi cần biến đổi thành song sin
50Hz
• Ứng dụng điển hình của UPS

5. Yêu cầu và các nguyên tắc biến đổi thành sóng sin của nghịch lưu độc lập
• Vẽ và giải thích sơ đồ động lực
• Vẽ và giải thích các đường cong điện áp biến đổi về sin
• Ứng dụng điển hình của loại biến tần này
Câu hỏi số 4: Một số câu hỏi phụ (phối hợp nhiều
chương)
4-1.
Cho định nghĩa về góc thông tự nhiên. Hãy chứng minh rằng trong chỉnh lưu
ba pha góc điều khiển đúng chỉ khi lớn hơn góc thông tự nhiên

4-2.
Nguồn máy tính công suất cao (khoảng 200 – 500W), hiện nay giải pháp
nguồn chỉnh lưu ổn áp tuyến tính hay băm xung (chuyển mạch) thích hợp nhất cho
nguồn này? Tại sao?

4-3.
Hãy chứng tỏ rằng điều khiển xoay chiều một pha (điện áp lưới công nghiệp)
tải có hai thành phần điện trở và cuộn dây, nếu góc điều khiển (xung đơn 3 0) nhỏ hơn
góc trễ thì gặp lỗi. Và lỗi đó thể hiện thế nào?
4-4.
Nguyên nhân và cách khắc khục lỗi khi điều khiển xoay chiều một pha (điện
áp lưới công nghiệp) tải có hai thành phần điện trở và cuộn dây, nếu góc điều khiển
(xung đơn 30) nhỏ hơn góc trễ.

4-5.
Hai bộ nguồn biến tần và băm xung được cấp điện từ nguồn lưới công nghiệp
một pha có cùng một dạng sơ đồ (chỉnh lưu – nghịch lưu cầu một pha). Vẽ sơ đồ
động lực và cho biết đặc điểm điều khiển của hai dạng nguồn này.

4-6.
Tại sao hiện nay nguồn cấp một chiều (có ổn áp) cho các thiết bị điện tử
thường dùng giải pháp băm xung chứ không dùng thuần chỉnh và ổn áp bằng transitor
làm việc ở chế độ khuếch đại?
4-7.
Hãy chứng tỏ rằng các thiết bị nguồn một chiều có ổn áp hiện nay sử dụng băm
xung có ưu điểm hơn ổn áp kinh điển (chỉnh lưu + ổn áp tuyến tính) về hiệu suất,
kích thước và trọng lượng.
4-8.
Trong điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha và điều áp xoay chiều ba pha có những
điểm gì giống và khác nhau. Giải thích về sự giống và khác nhau đó
4-9
Hiện nay trong các thiết bị điện tử sử dụng những loại linh kiện nào làm van
động lực. Hãy cho biết ưu và nhược điểm của các loại linh kiện này

4-10
Ngày nay các bộ nguồn cho thiết bị điện tử (máy tính tăng âm) thường có kích
thước rất nhỏ gọn. Hãy cho biết nguyên lý thiết kế và tại sao lại có thể có kích thước
nhỏ như vậy

You might also like