Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

4.

1 Khái quát về điều áp xoay chiều


4.1.1 Các mạch điiều áp xoay chiều truyền thống
Năng lượng điện biến đổi xoay chiều thành xoay chiều có nguyên tắc
chung là lấy năng lượng điện từ nguồn cấp, biến đổi thành xoay chiều với dạng
sóng, biên độ, góc pha hay số chu kỳ cấp điện cho tải khác nhau.
Cho đến nay có thể phân loại điều khiển điện áp xoay chiều (gọi tắt là điều
áp xoay chiều - ĐAXC) thành các sơ đồ sau:
Zf
TBĐT
U1 U1 U2
U1 ZT U2 ZT
ZT U2

a. b. c.
Hình 4.1 Các phương pháp điều khiển công suất xoay chiều; a. Điều
khiển bằng trở kháng, b. Điều khiển bằng biến áp, c. Điều khiển
bằng bán dẫn
Trước đây khi chưa có điện tử công suất, điều khiển công suất xoay chiều
được thực hiện bằng trở kháng mắc nối tiếp với tải (hình 4.1a). Theo nguyên lý này,
𝑍
điện áp tải (và công suất tải) được điều khiển theo nguyên tắc: 𝑈2 = 𝑇 . 𝑈1 .
𝑍𝑓 +𝑍𝑇
Phương pháp điều khiển này đơn giản nhưng hiệu suất thấp nếu Zf là điện trở và hệ
số công suất (cos) thấp nếu Zf là cuộn dây. Mặc dù các chỉ số kinh tế thấp, nhưng
hiện nay một số tải trong thực tế vẫn còn đang dùng, ví dụ bộ điều khiển quạt trần
của nhiều hãng trên thế giới, khởi động các động cơ công suất lớn. Tuy nhiên, nhiều
tải hiện nay đã được thay thế bằng giải pháp khác.
Người ta cũng có thể điều khiển xoay chiều bằng biến áp (hình 4.1b). Khi đó
𝑁
điện áp ra được tính 𝑈2 = 2 . 𝑈1 . Dùng biến áp có ưu điển là điện áp U1, U2 đồng
𝑁1
pha và đồng dạng nên cos cao và điện áp đồng dạng nên không có thành phần hài.
Tuy nhiên, sử dụng biến áp kích thước lớn cũng là một trở ngại, quán tính điều
khiển chậm. Loại điều khiển này hiện nay vẫn đang được sử dụng như là một số ổn
áp bằng tự ngẫu, biến áp hàn …
Để khắc phục những nhược điểm về kích thước, quán tính điều khiển, hiệu
suất… mà các bộ điều khiển bằng bán dẫn đã và đang dần được thay thế bằng sơ
đồ hình 4.1c
Tuỳ thuộc dạng sơ đồ tải mà bộ điều áp này có thể một hay ba pha.
4.1.2 Các mạch cơ bản của ĐAXC một pha bằng bán dẫn
Các mạch cơ bản của ĐAXC một pha bằng bán dẫn cơ bản, được cho như
trên hình 4.2a, hai tiristor mắc song song ngược nối tiếp gữa nguồn với tải
Dòng điện trên tải được cấp theo hai chiều điều khiển toàn sóng đối xứng,
cặp tiristor mắc song song ngược có thể được thay thế bằng triac (hình 4.2b), tuy
nhiên cách sử dụng triac này hiện nay chưa sử dụng với công suất lớn. Lắp ráp nối
tiếp diod và tiristor (hình 4.2c) cũng là một phương án sử dụng cho trường hợp điện
áp cao và thuận tiện khi gá lắp và cấp xung điều khiển. Trước đây, khi tiristor còn
hiếm và đắt mạch 4 diod một tiristor (hình 4.2d) đã được sử dụng, nhưng cách này
làm tăng tổn hao khi dẫn, tăng chi phí. Đối với những loại tải điện trở (ví dụ điều
khiển nhiệt độ lò điện trở) công suất nhỏ không yêu cầu quá cao về tính đối xứng
dòng điện có thể sử dụng sơ đồ một diod một tiristor như hình 4.2e.

T1 T

U1 U2 Z U1 U2 Z
T2

a. b.
T1 D1 D2
D1
D2 T2 T
Z D4 Z
U1 U2
U1 D3 U2

c. d.
T1

U1 U2 Z
D

e.
Hình 4.2 Sơ đồ ĐAXC một pha; a) bằng hai tiristor song song ngược;
b) bằng triac; c) bằng một tiristor một diod; d) bằng bốn diod một
tiristor; e) bằng một tiristor và một diod

Trong 5 sơ đồ mạch hình 4.2, điều khiển đối xứng như trên hình 4.2a, 4.2b
được dung phổ biến nhất, do đó trong khuôn khổ giáo trình này tiến hành nghiên
cứu loại mạch này là chính. Về nguyên lý điều ĐAXC bằng hai van mắc song song
nược như trên hình 4.2a và một triac như trên hình 4.2b hoàn toàn tương đượng
nhau, vì vậy dưới đây chỉ đi sâu tìm hiểu sơ đồ cắp van song song ngược hình 4.2a.
Đối với ĐAXC, điều khiển công suất hiệu dụng xoay chiều có thể thực hiện theo 2
nguyên tắc:
• Điều khiển bật – tắt (đóng/cắt)
• Điều khiển pha.

4.2 Điều khiển xoay chiều bằng phương pháp đóng/cắt


Điều khiển chuyển mạch cưỡng bức bằng đóng/ cắt sử dụng điều khiển hoàn
toàn của bản thân mỗi chuyển mạch điều khiển (GTO, BJT, MOSFET, IJBT, MCT
…). Nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật điều khiển bật-tắt được giải thích bằng mạch
ĐAXC toàn pha của sơ đồ hình 4.2a, theo
một số chu kỳ được hiển thị trên hình 4.3.
Các thyristor T1 và T2, là các công tắc
điện tử, được bật bằng cách đưa các xung
kích hoạt cổng (xung điều khiển) thích
hợp để kết nối nguồn điện xoay chiều đầu
vào với tải cho 'n' số chu kỳ đầu vào trong
khoảng thời gian tON. Các thyristor T1 và
T2 được tắt bằng cách chặn xung điều
khiển cho 'm' số chu kỳ đầu vào, trong
khoảng thời gian tOFF. Bộ điều khiển xoay
chiều thời gian bật tON thường bao gồm
một số chu kỳ đầu vào.
Thyristor được BẬT chính xác ở
giao cắt điện áp bằng không của nguồn
cung cấp đầu vào. Thyristor T1 được bật
ở đầu mỗi nửa chu kỳ dương bằng cách
cấp xung điều khiển X1 vào T1 như minh Hình 4.3 Nguyên lý điều khiển bật - tắt
họa trên hình 4.3, trong thời gian BẬT,
tON. Dòng tải chạy theo chiều dương,
chiều hướng xuống trong sơ đồ mạch điện (hình 4.2a) khi T1 dẫn. Thyristor T2 được
bật ở đầu mỗi nửa chu kỳ âm, bằng cách đưa xung vào T2, trong thời gian tON. Dòng
tải chạy theo chiều ngược lại là chiều đi lên khi T2 dẫn. Do đó, chúng ta có được
dòng điện tải hai chiều (dòng điện tải xoay chiều) trong mạch điều khiển điện áp
xoay chiều, bằng cách kích hoạt các thyristor luân phiên.
Loại điều khiển này được sử dụng trong các ứng dụng có quán tính lớn và
hằng số thời gian nhiệt cao (Hệ thống sưởi công nghiệp và điều khiển tốc độ động
cơ xoay chiều). Do điện áp bằng không và đóng cắt dòng điện của Thyristor bằng
không, các sóng hài tạo ra bởi các hoạt động chuyển mạch được giảm.
Đối với điện áp cung cấp đầu vào sóng sin,
u~ = Umsint = √2Usint (4.1)
Trong đó:
• u~ - điện áp xoay chiều tức thời
• Um – biên độ điện áp xoay chiều
• U – giá trị hiệu dụng điện áp xoay chiều
• ' - tần số góc
Nếu nguồn điện xoay chiều đầu vào được kết nối tới tải trong ‘n’ số chu kỳ
đầu vào và ngắt kết nối trong ‘m’ số chu kỳ đầu vào, thì
tON = n.T , tOFF= m.T (4.2)
Trong đó
• T = 1/f chu kỳ đầu vào và
• f – tần số lưới điện,
• tON = n.T – thời gian bật thyristor,
• tOFF = m.T– thời gian tắt thyristor,
• TO = tON + tOFF – chu kỳ điện đầu ra.
Có thể tính giá trị hiệu dụng điện áp đầu ra từ công thức:

(4.3)

(4.4)
Sau khi lấy tích phân và biến đổi ta có giá trị hiệu dụng điện áp ra là:

Nếu coi:

- độ rộng chu kỳ đóng

(4.5)
Dòng điện tải

(4.6)
Công suất tải

Hệ số công suất

(4.7)

Dòng điện trung bình chạy qua thyristor

(4.8)
Và dòng điện hiệu dụng của thyristor
𝑛 𝜋
𝐼𝑇 𝑅𝑀𝑆 = √ ∫ 𝐼 2 𝑠𝑖𝑛2 𝜔𝑡𝑑(𝜔𝑡)
2𝜋(𝑛+𝑚) 0 𝑚
(4.9)

Lấy tích phân công thức (4.9) và biến đổi ta được:

(4.9a)
4.3 Điều khiển pha không đối xứng
4.3.1 Nguyên lý hoạt đông của điều khiển pha không đối xứng
Nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật điều khiển pha xoay chiều được giải thích
với việc sử dụng mạch ĐAXC một điốt và một thyristor mắc song song ngược được
hiển thị trong hình 4.4. Điện áp đầu ra trên điện trở tải ‘R’ và do đó dòng điện xoay
chiều đến tải được điều khiển bằng cách thay đổi góc điều khiển ‘α’.
Góc điều khiển hoặc góc trễ ‘α’ đề cập đến giá trị của ωt hoặc thời điểm mà
tại đó thyristor T được kích hoạt để BẬT
nó, bằng cách đưa một xung điều khiển
thích hợp giữa gate và catốt.
Hoạt động của mạch hình 4.4 có
thể giải thích theo hình 4.5 như sau:
Thyristor T được phân cực thuận
trong nửa chu kỳ dương của nguồn điện
xoay chiều đầu vào. Nó có thể được kích
hoạt và dẫn bằng cách đưa một xung
điều khiển thích hợp chỉ trong nửa chu
kỳ dương của nguồn cung cấp đầu vào. Hình 4.4 Sơ đồ ĐA XC pha không
Khi T1 được kích hoạt, nó dẫn và dòng đối xứng
tải chạy qua thyristor T, tải và qua cuộn
thứ cấp của máy biến áp
Giả sử T là một công tắc lý tưởng,
nó có thể được coi là một công tắc đóng
khi nó BẬT trong khoảng thời gian ωt = α
→ π. Điện áp đầu ra trên tải trùng điện áp
đầu vào khi T dẫn trong khoangtr từ ωt =
α → π. Khi điện áp cung cấp đầu vào
giảm về 0 tại ωt = π, đối với tải điện trở,
dòng tải cũng giảm về 0 tại ωt = π, và do
đó thyristor T tắt ở ωt = π. Trong khoảng
thời gian từ ωt = π đến 2π, khi điện áp
nguồn đổi chiều và trở thành âm, điốt D
trở nên phân cực thuận và do đó nó dẫn.
Dòng tải chạy theo hướng ngược lại trong
thời gian ωt = π đến 2π khi D1 dẫn và điện Hình 4.5 Các đường cong dòng, áp
áp đầu ra trùng với nửa chu kỳ âm của của bộ điều khiển pha không đối
nguồn đầu vào. xứng
4.3.2 Các quan hệ cơ bản của sơ đồ
1. Điện áp trên tải
Trong khoảng ωt = 0 → , điện áp đầu ra tải uO = 0 vì cả hai van bán dẫn
cùng khóa.
Trong khoảng α → 2π, điện áp tải có dạng: uO = Um.sinωt
Giá trị hiệu dụng điện áp tải được tính từ công thức:
1 2𝜋
𝑈2𝑂𝑅𝑀𝑆 = 2𝜋 ∫𝛼 𝑈2𝑚 𝑠𝑖𝑛2 𝜔𝑡. 𝑑(𝜔𝑡) (4.10)
1 2𝜋
Hay: 𝑈𝑂𝑅𝑀𝑆 = √2𝜋 ∫𝛼 𝑈2𝑚 𝑠𝑖𝑛2 𝜔𝑡. 𝑑(𝜔𝑡) (4.11)

Sau khi biến đổi công thức ta có:


1 𝑠𝑖𝑛2𝛼
𝑈𝑂𝑅𝑀𝑆 = 𝑈𝑖𝑛 √2𝜋 [(2𝜋 − 𝛼) + 2
] (4.12)

Đồ thị đặc tính điện áp ra theo góc điều khiển α xây dựng thoe công thức
(4.12) được vẽ trên hình 4.6.
Giá trị trung bình điện áp một chiều trên tải
1 2𝜋
𝑈𝑂 𝐷𝐶 = 2𝜋 ∫0 𝑈𝑚 . 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑡. 𝑑(𝜔𝑡) (4.13)
Sau khi biến đổi ta có:
√2.𝑈𝑖𝑛
𝑈𝑂 𝐷𝐶 = 2𝜋
(𝑐𝑜𝑠𝛼 − 1) (4.14)
2. Dòng điện tải:
Trong khoảng ωt = 0 → , iO = 0 vì hai
van bán dẫn cùng khóa.
Trong khoảng α → 2π, dòng điện tải có
𝑈
dạng: uO = 𝑅𝑚.sinωt
Dòng điện tải hiệu dụng
𝑈𝑂 𝑅𝑀𝑆 Hình 4.6 Đặc tính ra của điều
𝐼𝑂 𝑅𝑀𝑆 = (4.15)
𝑅 khiển pha xoay chiều không đối
Trung bình dòng điện tải xứng
𝑈𝑂 𝐷𝐶
𝐼𝑂 𝐷𝐶 = 𝑅
(4.16)
Dòng điện thyristor trung bình
1 𝜋
𝐼𝑇 𝑇𝐵 = 2𝜋 ∫𝛼 𝐼𝑚 . 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑡. 𝑑(𝜔𝑡) (4.17)
𝑚𝐼
𝐼𝑇 𝑇𝐵 = 2𝜋 (1 + 𝑐𝑜𝑠𝛼)
Trong đó Im = Um/R biên độ dòng điện
Dòng điện thyristor hiệu dụng
1 𝜋
𝐼𝑇𝑅𝑀𝑆 = √2𝜋 ∫𝛼 𝐼2𝑚 𝑠𝑖𝑛2 𝜔𝑡. 𝑑(𝜔𝑡) (4.18a)

Biến đổi (4.18a) ta được


𝐼 1 𝑠𝑖𝑛2𝛼
𝐼𝑇𝑅𝑀𝑆 = √𝑚2 √2𝜋 [(𝜋 − 𝛼) + 2
] (4.18)

Công suất đầu ra


PO = R. I2O RMS (4.19)
Hệ số công suất
𝑃𝑂
𝑐𝑜𝑠𝜑 = (4.20)
𝑈𝑖𝑛 .𝐼𝑖𝑛

Trong đó: Iin = IO RMS


Nhận xét:
• Điện áp tải đầu ra có thành phần một chiều, vì hai nửa của dạng sóng điện
áp đầu ra không đối xứng. Dạng sóng dòng điện đầu vào cũng có thành phần DC
(giá trị trung bình) có thể dẫn đến sự cố bão hòa lõi của biến áp cung cấp đầu vào.
• Bộ ĐAXC không đối xứng sử dụng một thyristor và một diode cung cấp
khả năng điều khiển trên thyristor chỉ trong một nửa chu kỳ của nguồn cung cấp
đầu vào. Do đó, dòng điện xoay chiều đến tải chỉ có thể được điều khiển trong một
nửa chu kỳ.
• Bộ ĐAXC không đối xứng có phạm vi điều khiển điện áp đầu ra RMS giới
hạn. Bởi vì giá trị RMS của điện áp đầu ra xoay chiều có thể thay đổi từ tối đa
100% Uin ở góc điều khiển α = 0 đến thấp nhất là 70,7% Uin tại α = π.
Những hạn chế này của bộ ĐAXC không đối xứng một pha có thể được khắc
phục bằng cách sử dụng bộ ĐAXC một pha đối xứng nghiên cứu ở mục 4.4.

4.4 Điều khiển một pha đối xứng


4.4.1. Điều khiển pha đối xứng tải thuần trở
1. Sơ đồ và nghuyên lý điều khiển
Mạch ĐAXC đối xứng (toàn sóng) một pha sử dụng hai thyristor (hình 4.7a)
hoặc một triac (hình 4.7b) thường được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng điều
khiển xoay chiều. Dòng điện xoay chiều đến tải có thể được điều khiển trong cả hai
nửa chu kỳ bằng cách thay đổi góc điều khiển ''α".
T1 T

U1 UO R U1 UO R
T2

a. b.
Hình 4.7 Bộ điều khiển xoay chiều tải thuần trở; a. Sơ đồ với hai thyristor
song song ngược, b. Sơ đồ với triac
Giá trị RMS của điện áp tải có thể thay đổi bằng cách thay đổi góc điều khiển
''α". Dòng điện cung cấp đầu vào là xoay chiều (trong trường hợp bộ ĐAXC đối
xứng) và do tính chất đối xứng của dạng sóng dòng điện cung cấp đầu vào, không
có thành phần một chiều của dòng điện cung cấp đầu vào, tức là giá trị trung bình
của dòng điện cung cấp đầu vào bằng không.
Bộ ĐAXC một pha đối xứng có tải điện trở được thể hiện trong hình 4.7. Có
thể điều khiển dòng điện xoay chiều cho tải trong cả hai nửa chu kỳ bằng cách điều
chỉnh góc điều khiển ''α".
Hoạt động của sơ đồ hình 4.7 a được giải thích như sau:
Giả sử thyristor T1 được phân cực thuận trong nửa chu kỳ dương (hình 4.8)
của điện áp cung cấp đầu vào. Thyristor T1 được kích hoạt ở góc trễ là α (0 ≤ α ≤ π
radian). Coi thyristor T1 "bật" là một công tắc đóng lý tưởng, điện áp nguồn đầu
vào xuất hiện trên điện trở tải R và điện áp đầu ra uO = uin trong thời gian ωt = α
đến π radian. Dòng tải chạy qua thyristor T1 trong khoảng tON và qua điện trở tải R
theo chiều hướng xuống (hình 4.7a) trong thời gian dẫn T1 từ ωt = α đến π.
Tại ωt = π, khi điện áp đầu vào giảm về
0, dòng điện thyristor (chạy qua điện trở tải R)
giảm về 0 và do đó T1 tắt tự nhiên. Không có
dòng điện nào chạy trong mạch trong thời gian
ωt = π đến (π + α).
Tương tự như T1, thyristor T2 được phân
cực thuận trong chu kỳ âm của nguồn cung cấp
đầu vào, và khi thyristor T2 được kích hoạt ở
góc trễ (π + α), điện áp đầu ra theo chu kỳ âm
từ ωt = (π + α) đến 2π. Khi T2 dẫn, dòng tải chạy
theo chiều ngược lại (hướng lên) qua T2 trong
thời gian ωt = (π + α) đến 2π. Khoảng thời gian
(khoảng cách) giữa các xung điều khiển của T1
và T2 được giữ ở góc π hoặc 1800. Tại ωt = 2π,
điện áp nguồn đầu vào giảm về 0 và do đó dòng
tải cũng giảm về 0 và thyristor T2 tắt một cách Hình 4.8 Hình dạng dòng điện và điện
tự nhiên. áp tải của bộ điều khiển pha đối xứng
Đối với điều khiển triac hình 4.7b giải
thích tương tự.
2 Các đại lượng cơ bản của sơ đồ
a. Điện áp tải của bộ điều khiển pha đối xứng
Giá trị hiệu dụng điện áp tải được tính:

(4.21)
Hay

(4.21a)
Trong khi đó:

Sau khi biến đổi ta có:

Với sin2 = 0, cos2 = 1 ta có:

Lấy căn công thức này và biến đổi ta được:

(4.22)
Điện áp RMS cực đại sẽ đạt được khi α = 0, trong trường hợp đó toàn bộ
sóng hình sin xuất hiện trên tải. Điện áp tải RMS sẽ giống như điện áp cung cấp
RMS. Khi tăng α, điện áp RMS tải giảm.
Điều này có thể chứng minh bằng cách thay  = 0 vào công thức (4.22) ta
được:

b. Dòng điện của ĐA XC đối xứng


Dòng điện tải hiệu dụng dòng trung bình và hiệu dụng qua thyristor và công
𝑈
suất đầu ra cua rtair tính như các công thức (4.15) – (4.19) ở trên 𝐼𝑂 𝑅𝑀𝑆 = 𝑂𝑅𝑅𝑀𝑆,
dòng trung bình qua thyristor tính như (4.17), dòng hiệu dụng thyristor tính như (4.18)
c. Đặc tính điều khiển của bộ điều
khiển pha tải R
Đặc tính điều khiển của bộ điều
khiển pha đối xứng tải R là đồ thị quan hệ
giữa điện áp hiệu dụng UO RMS và góc điều
khiển  theo công thức (4.22). Đặc tính này
được vẽ trên hình 4.9.

Có thể nhận thấy từ hình 4.9, rằng
chúng ta có được đặc tính điều khiển đầu ra
tốt hơn nhiều bằng cách sử dụng bộ ĐAXC Hình 4.9 Sự phụ thuốc điện áp
một pha đối xứng. Điện áp đầu ra RMS có tải và góc điều khiển bộ điều
thể thay đổi từ tối đa 100% U tại α = 0 đến khiển pha tải R
tối thiểu là '0' tại α = 1800.
4.4.2. Điều khiển pha tải RL
1. Nguyên lý hoạt động của sơ đồ
Trong mục này, chúng ta sẽ nghiên cứu về hoạt động và hiệu suất của bộ
ĐAXC đối xứng một pha với tải điên cảm, RL. Trong thực tế, hầu hết các tải là
loại RL. Ví dụ, bộ điều khiển điều khiển tốc độ của không đồng bộ xoay chiều
một pha, tải là cuộn dây của động cơ cảm ứng là loại tải RL, trong đó R là điện
trở cuộn dây động cơ và L là điện cảm cuộn dây động cơ.
T1 T
A1 A2

R R
U1 T2 UO U1 UO
L L

a. b.
Hình 4.10 Điều khiển xoay chiều 1 pha tải điện cảm
Hoạt động của mạch hình 4.10a được giải thích theo các đường cong hình
4.11 như sau:
Khi thyristor T1 được phân cực thuận trong nửa chu kỳ dương của nguồn
cung cấp đầu vào U1. Giả sử rằng T1 được kích hoạt tại ωt = α (hình 4.11), bằng
cách đặt xung điều khiển thích hợp cho T1 trong nửa chu kỳ dương của nguồn cung
cấp đầu vào. Điện áp đầu ra trên tải UO trùng điện áp đầu vào khi T1 dẫn. Dòng tải
iO chạy qua thyristor T1 và qua tải trên hình 4.10a theo chiều hướng trên xuống.
Dòng tải chạy qua T1 có thể được coi là dòng dương. Do hiện tượng tự cảm trong
tải, dòng tải iO chạy qua T1 sẽ không giảm về 0 tại ωt = π, khi mà điện áp nguồn
đầu vào bắt đầu chuyển thành âm.
Thyristor T1 sẽ tiếp tục dẫn dòng tải cho đến khi xả hết năng lượng tích trữ
trong cuộn cảm tải L, và dòng điện tải qua T1 giảm về 0 tại ωt = β, (trong đó β
được gọi là góc tắt, tại đó dòng tải giảm xuống bằng 0). Góc tắt β được tính từ
điểm bắt đầu của nửa chu kỳ dương của nguồn cung cấp đến điểm mà dòng tải
giảm xuống bằng không.
U1
It ả i
+ t
0  
  2

ig1 t
0
ig2 t
0
U2
 + t
0   2

UT1 t
0
UT2
Hình 4.11 Giản đồ các đường cong điều
khiển pha khi tải điện cảm
Thyristor T1 dẫn từ ωt = α đến β. Góc dẫn của T1 là δ = (β - α), phụ thuộc
vào góc trễ α và góc trở kháng tải φ. Các dạng sóng của điện áp cung cấp đầu
vào, các xung kích hoạt cổng của T1 và T2, dòng điện thyristor, dòng tải và các
dạng sóng điện áp tải được vẽ như trong hình 4.11.
Ghi chú
• Giá trị RMS của điện áp đầu ra và dòng tải có thể thay đổi bằng cách thay
đổi góc điều khiển α.
2. Các thông số cơ bản
Điện áp hiệu dụng đầu ra bộ điều khiển một pha đối xứng tải RL
Khi α > φ dòng tải và dạng sóng điện áp tải trở nên không liên tục như
trong hình 4.10.
Giá trị hiệu dụng điện áp tải được tính từ công thức
1 𝛽
2 𝑠𝑖𝑛2 𝜔𝑡. 𝑑𝜔𝑡
𝑈𝑂𝑅𝑀𝑆 = √ ∫𝛼 𝑈𝑚 (4.23)
𝜋

Trong khoảng t = ( → ) ,T1 dẫn, điện áp tải uO = Umsint công thức


(4.23) có thể viết lại
2
𝑈𝑚 𝛽 1−𝑐𝑜𝑠2𝜔𝑡
𝑈𝑂𝑅𝑀𝑆 = √ ∫𝛼 . 𝑑𝜔𝑡 (4.24)
𝜋 2

Sau khi biến đổi (4.24) ta được kết quả là:


𝑈𝑚 1 𝑠𝑖𝑛2𝛼 𝑠𝑖𝑛2𝛽
𝑈𝑂𝑅𝑀𝑆 = √ [(𝛽 − 𝛼) + − ] (4.25)
√2 𝜋 2 2

Như vậy, điện áp đầu ra RMS trên


tải có thể thay đổi bằng cách thay đổi góc UO/U1
điều khiển α. 1,0
=00 =90
=900
Đối với tải thuần trở L = 0, do đó 0

góc dịch pha của tải φ = 0 là công thức 0,8


(4.22) ở trên.
0,6
Đồ thị đặc tính ra theo góc điều
khiển xây dựng theo công thức (4.25)
được vẽ trên hình 4.12 0,4

Điện áp tải UO đánh giá bằng hai 0,2


điều kiện cận  = 0 khi  =  và  = 900

khi  = 2 - , các đường đặc tínhđiều
chỉnh được vẽ trên hình 4.12 0 600 120 180
0
Các dòng điện được tính: 0
Hình 4.12 Đặc tính điều chỉnh khi
Dòng điện hiệu dụng của tiristor tải điện cảm
được tính:
1 𝜋+𝜑 𝑈2𝑚
𝐼𝑇𝑅𝑀𝑆 = √2𝜋 ∫𝛼 𝑍2
𝑠𝑖𝑛2 𝜔𝑡. 𝑑(𝜔𝑡) (4.26)

1 𝑈2 sin (2𝜔𝑡−2𝜑) 𝜋+𝛼


𝐼𝑇𝑅𝑀𝑆 = √2𝜋 𝑍𝑚2 [𝜔𝑡 − 2
] (4.26a)
𝛼

Dòng điện tải hiệu dụng:


ITaiHD = 2.ITHD IO RMS = √2.IT RMS (4.27)
Giá trị trung bình dòng điện:
1 𝜋+𝛼 1 𝜋+𝛼 𝑈𝑚
𝐼𝑇 𝑇𝐵 = 2𝜋 ∫𝛼 𝐼𝑚 . 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑡. 𝑑(𝜔𝑡) = 2𝜋 ∫𝛼 𝑍
. sin (𝜔𝑡 − 𝜑). 𝑑(𝜔𝑡) (4.28)
𝑈
𝐼𝑇 𝑇𝐵 = 2𝜋𝑚𝑍 [− cos(𝜋 + 𝛼 − 𝜑) + 𝑐𝑜𝑠(𝛼 − 𝜑)]
3. Xét trường hợp tải điện cảm L rất lớn
Đối với điện cảm tải L rất lớn, SCR có thể không chuyển mạch được. Khi
điện cảm rất lớn góc trễ φ của dòng điện và điện áp lớn, nếu góc điều khiển α nhỏ,
khi đó góc dẫn δ lớn và góc tắt  cũng lớn.
U1 It ả i
itd
t
0   2

 icb
ig1 t
0 
ig2 t
0 +
U2
t
0  2
Hình 4.13 Giản đồ các đường cong ĐAXC khi tải
điện cảm rất lớn

Đường cong dòng điện hình 4.13 có thể giải thích như sau:
Từ giải phương trình mạch điện:

(4.29)
Nghiệm của phương trình vi phân (4.29) có biểu thức tổng quát cho dòng tải
đầu ra có dạng
𝑡
𝑈𝑚
𝑖𝑂 = 𝑖𝑐𝑏 + 𝑖𝑡𝑑 = sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − 𝐴𝑒 −𝜏 (4.30)
𝑍
Sau khi giải phương trình (4.29), kết quả nghiệm phương trinhg (4.30) là
𝑅 𝛼
𝑈𝑚 𝑈𝑚 − (𝑡− )
𝑖𝑂 = 𝑖𝑐𝑏 + 𝑖𝑡𝑑 = sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − sin (𝛼 − 𝜑)𝑒 𝐿 𝜔 (4.31)
𝑍 𝑍
Trong đó:
L
Z = R 2 + (L ) ; tg =
2

R (4.32)
Hai thành phần dòng điện cưỡng bức và tự do được vẽ là các mầu xanh và
xanh lá cây trên hình 4.13
Nếu cấp xung điều khiển X2 cho T2 khi mà  >  +  như vẽ trên hình 4.13a,
lúc đó T1 đang dẫn, chứng tỏ A1 còn đang dương hơn A2 nên T2 không dẫn được,
cho đến góc tắt  dòng điện T1 bằng 0 xung điều khiển X2 đã không còn, nên T2
không đủ điều kiện để dẫn được. Kết quả là T2 không dẫn, sang chu kỳ sau T1 dẫn
lại bình thường như trên hình 4.13. Như thế này sẽ rất nguy hiểm với tải điện cảm
vì cuộn dây chỉ có dòng điện một chiều.

U1 Itải
+ t
0   2


X1 t
X2  t
+
U2 
t
0  2

Hình 4.14 Giản đồ các đường cong ĐA XC khi


tải điện cảm rất lớn với độ rộng xung dài
Để tránh hiện tượng nguy hiểm này, nghĩa là tải điện cảm xoay chiều không
được có thành phần một chiều, người ta cấp xung điều khiển với độ rộng lớn (ví dụ
từ  đến  như đường mầu xanh nét đứt trên hình 4.14). Theo cách cấp xung điều
khiển như trên hình 4.14, khi cấp xung điều khiển X2 thì T1 đang dẫn, xung X2 có
độ rộng lớn nên chờ đến khi dòng điện T1về 0, T2 được dẫn luôn.
Các mạch cấp xung điều khiển thyristor thường ít cấp xung chữ nhật (như
đường mầu xanh nét đứt trên hình 4.14), vì như vậy cực điều khiển chịu dòng lớn,
nên các mạch điều khiên thường cấp xung nhọn. Do đó, việc cấp xung điều khiển
là chùm xung nhọn (các xung nhọn nằm trong đường bao xung chữ nhật) như trên
hình 4.14 hay được dùng hơn.
4. Xác định góc tắt β của thyristor
Góc tắt β, là giá trị của ωt tại đó dòng tải iO (của công thức (4.31) giảm xuống
0 và T1 tắt có thể được ước tính bằng cách sử dụng điều kiện iO = 0, tại ωt = β. Bằng
cách sử dụng biểu thức (4.31), chúng ta có thể viết
𝑅
(𝛽−𝛼)
sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − sin(𝛼 − 𝜑) 𝑒 −𝜔𝐿 =0 (4.33)
Hay có thể viết lại
𝑅
− (𝛽−𝛼)
sin(𝜔𝑡 − 𝜑) = sin(𝛼 − 𝜑) 𝑒 𝜔𝐿 (4.34)
Góc tắt β có thể được xác định từ phương trình siêu việt này, bằng cách sử
dụng phương pháp lặp của nghiệm (phương pháp thử và sai số). Sau khi tính được
β, ta có thể xác định được góc dẫn của thyristor δ = (β - α).
β là góc tắt phụ thuộc vào giá trị điện cảm tải. Góc dẫn δ tăng khi α giảm với
một giá trị đã biết của β.
δ
Đối với δ < π, tức là đối với (β 1800
- α) < π, đối với (π + α) > β, dạng sóng
dòng điện tải xuất hiện dưới dạng =00 300 60
0 900
sóng không liên tục như trong hình
1200
4.11. Dòng tải đầu ra vẫn bằng không
trong thời gian ωt = β đến (π + α).
Điều này có nghĩa là hoạt động dòng
tải không liên tục xảy ra đối với β < 600
(π + α).
Hình 4.14 vẽ một số quan hệ
giữa góc dẫn δ của thyristor theo góc 
điều khiển, , với các góc dịch pha, 600 1200 1800
, của tải khác nhau. Hình 4.15 Quan hệ khoảng dẫn δ và góc
mở van  của mạch điều khiển một pha
Để minh họa cho các nội dung
tải RL
vừa phân tích ở trên, hình 4.16 hiển
thị ảnh chụp màn hình mô phỏng các đường cong dòng điện, điện áp cho tải Z =
(2 + J2)  (góc trễ  =450).

 = 450,  = 900, tx = 50  = 450,  = 600, tx = 50  = 450,  = 450, tx = 50

 = 450,  = 300, tx = 100  = 450,  = 300, tx = 170


 = 450,  = 300, tx = 50

Hình 4.16 Hình dạng dòng điện và điện áp ĐA XC mọt pha tải Z = 2+J2 
với các góc điều khiển và độ rộng xung (tx) khác nhau
Các đường cong cho thấy rằng góc điều khiển  càng giảm dòng điện càng
gần liên tục (các hình 4.16a, b, c) nhưng đến khi  <  mà độ rộng xung hẹp
ĐAXC biến thành chỉnh lưu. Để khắc phục hiện tượng thành phần một chiều trên
tải cần tăng độ rộng xung điều khiển sao cho độ rộng xung phải phủ cho đến khi
dòng điện thyristor đang dẫn phải bằng 0, hình 4.16c, d, e minh họa điều đó.

4.5 Một số sơ đồ mạch ĐAXC ba pha


Như đã biết, mạch điện ba pha có hai cách nối sao (Y) và tam giác (), do
đó các bộ điều khiển mạch ba pha cũng cần phù hợp với hai cách nối dây này.
Tương ứng các mạch ĐAXC ba pha bằng bán dẫn cũng sẽ cóp các sơ đồ phù hợp.
Ở đây không đi sâu xem xét nguồn nối sao hay tam giác.
Một số sơ đồ điển hình ĐAXC ba pha được vẽ trên hình 4.18, với mạch tải
nối sao (hình 4.18a, c, e, g) hay tam giác (hình 4.18b,d, h).
Các sơ đồ trên hình 4.18 có thể phân tích ưu và nhược điểm như sau:
Sơ đồ hình 4.18a có tải nối Y có dây trung tính. Đỗi với sơ đồ nối dây này
nguồn tới phải có 4 dây (có dây trung tính). Thực chất, đây là 3 sơ đồ điều khiển
một pha, hoạt động của các pha không ảnh hưởng gì đến nhau. Hoạt đông của mạch
này đã được trình bầy chi tiết ở các mục 4.3, 4.4 ở trên.
Sơ đồ hình 4.18b có tải nối tam giác, các van bán dẫn (T1 – T6) được mắc
nối tiếp trong mỗi nhánh tải. Mạch này và các mạch tiếp theo ở dưới, nguồn cấp tới
chỉ cần 3 dây pha, không cần dây trung tính. Do các thyristor điều khiển trên pha
tải, dòng điện điều khiển giữa hai pha nên đây thực chất cũng là điều khiển một
pha như hình 4.18a.
Ở hình 4.18a các tiristor dẫn dòng điện dây và tải chịu điện áp pha, ngược
lại ở sơ đồ hình 4.18b các tiristor dẫn dòng điện pha và chịu điện áp dây. Cùng với
đó, ở hình 4.18b dòng điện dây không có thành phần hài bậc ba, bởi vì các thành
phần hài này đã được khép vòng trong mạch nối tam giác. Hệ số công suất của
mạch này không cao. Góc mở của các tiristor của mạch này thay đổi từ 00 đến 1800
đối với tait thuần trở.
Sơ đồ hình 4.18c có tải nối Y không dây trung tính, bộ điều khiển (T1 – T6)
được mắc nối tiếp từ nguồn đến tải. Như đã biết trong giáo trình kỹ thuật điện, dòng
điện trong mạch được chạy giữa các pha của tải, nếu ba pha tải không đối xứng
điện áp và các pha sẽ không bằng nhau và thay đổi rất rõ rệt, thay đổi thông số điều
khiển hay tải của pha này cũng làm thay đổi dòng điện của pha kia. Do đó, sơ đồ
mạch này thích hợp đối với tải đối xứng và điều khiển cũng cần đổi xứng giữa các
pha.
Sơ đồ hình 4.18d có tải nối , bộ điều khiển (T1 – T6) được mắc nối tiếp từ
nguồn đến ba cực của tải. Thực chất ở đây không can thiệp gì vào tải cả nên mạch
tải  và Y tương đương nhau, do đó hoạt động và đặc điểm của mạch cũng tương
đương như mạch 4.15c.
Trong cả hai sơ đồ mạch hình 4.18c, d, tại mỗi thời điểm kích mở, có hai
tiristor cùng được kích mở đồng
thời để tạo dòng điện chạy trong T1
mạch (chi tiết sẽ phân tích ở T2 T1
dưới). Mặt khác cần có hai xung T3 T6 T5
điều khiển dịch pha nhau 60 0
T4
T2
T3
trong một chu kì (xem các xung T5
hình 4.23). Góc điều khiển tối đa T6 T4

của sơ đồ mạch bừng 150 . Với


0
a) b)
cách nối dây như trên, hài bậc ba T1 T1

xuất hiện trong cả hai sơ đồ T2 T2


mạch. T3 T3
T4
Một sơ đồ mạch khác T5
T4
T5
được vẽ trên hình 4.18e, có tải T6 T6
nối Y, với các phần tử điều khiển
c) d)
nối tam giác còn tải được mắc
nối tiếp giữa nguồn với các van T1, 2
T1
điều khiển. Ở đây, dòng điện tải T5, 6 T2
chạy giữa hai dây nguồn nếu T3
tiristor dẫn, như vậy mỗi tiristor T3, 4
cần một xung điều khển trong f)
e)
một chu kì. Điện áp và dòng điện T1
T1

làm việc của tiristor gần giống D1


D1
như sơ đồ hình 4.18b. Ưu điểm T2
T2

của mạch này là sáu thyristor có D2


D2
các điểm chung anode và catode T3
T3

vê gá lắp và đưa tín hiện điều D3


D3

khiển từ mạch điều khiển tới h)


mạch động lực đơn giản hơn. g)
Nhưng nhược điểm là tải phải có Hình 4.18 Một số sơ đồ điều áp ba pha điển
6 đầu dây nên không phải tải nào hình
cũng thuận tiện.
Để giảm bớt số lượng tiristor trong sơ đồ nối tam giác có thể sử dụng hình
4.18f, ở đó một cực của nguồn nối trực tiếp với một cực của tải. Mỗi một tiristor
được cấp một xung điều khiển trong một chu kì và các xung cách nhau 1200. Ở sơ
đồ hình 4.18f có số lượng tiristor ít hơn nên dòng điện chạy qua chúng lớn hơn.
Giống như trong mạch ĐAXC một pha, các mạch ĐA XC đối xứng trên hình
4.18a, b ,c, d,e, f có thể thay thế sơ đổ DA XC đối xứng thành không đối xứng (sáu
tiristor thành sơ đồ ba tiristor ba diod) tải nối sao và nối tam giác như được vẽ ví
dụ trên hình 4.18g, h. Nhược điểm lớn của sơ đồ này là dòng điện nguồn không đối
xứng, thậm chí tồn tại cả hài bậc hai, đồng thời cả thành phần dòng điện một chiều.
Góc điều khiển tối đa của sơ đồ tới 2100.
Như đã trình bầy ở trên, ĐAXC ba pha trong thực tế hiện nay tồn tại nhiều
sơ đồ mạch khác nhau. Việc nghiên cứu cụ thể từng mạch một cho các cách nối tải
khác nhau cũng như các tính chất tải khác nhau (R, RL, RLC) khó có thể viết đầy
đủ trong giáo trình này được. Do đó, dưới đây chỉ nghiên cứu chi tiết hoạt động và
điều khiển hai mạch điện hình là hình 4.18c, d.

4.6 Điều áp xoay chiều ba pha có tải nối Y không dây trung tính.
Hoạt động bộ ĐAXC ba pha tải nối Y không dây trung tính có nhiều điểm
khác biệt so với ĐAXC một pha. Dòng điện trong mạch chạy gữa các pha với nhau,
nên xung điều khiển được cấp sao cho khép kín đường đi của dòng điện. Việc cấp
xung điều khiển tương tự như cấp xung điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha đã trình
bầy trong mục 2.6. Tương đương của hai mạch chỉnh lưu cầu 3 pha và ĐAXC ba
pha như chỉ ra trên hình 4.19. Từ mạch ĐAXC ba pha nối Y không dây trung tính
hình 4.19a, ta chuyển vị trí bộ điều khiển và tải (trong mạch mắc nối tiếp được phép
chuyển vị trí) được hình 4.19b, vẽ lại hình 4.19b ta được 4.19c, hình 4.19c có cấu
trúc tương đươpng chỉnh lưu cầu ba pha với tải mắc ở phía xoay chiều.

Hình 4.19 Tương đương mạch chỉnh lưu cầu và ĐAXC ba pha

You might also like