Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 1. MÁY BIẾN DÒNG & MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP


DÀNH CHO HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ

I.1. Tổng quan chung về máy biến dòng điện


I.1.1. Nhiệm vụ của máy biến dòng điện
Máy biến dòng điện có các nhiệm vụ chính sau:
- Biến đổi tỷ lệ dòng điện sơ cấp có giá trị cao xuống dòng điện thứ cấp có giá
trị tiêu chuẩn (1A hoặc 5A).
- Cách ly giữa mạch sơ cấp điện áp cao và mạch thứ cấp. Để đảm bảo an toàn
cho người sử dụng và trang thiết bị thì phía thứ cấp của BI bắt buộc phải nối đất.
- Tạo sự phối hợp dòng điện giữa các pha theo yêu cầu (Ví dụ để cộng các
dòng điện theo các sơ đồ lọc dòng điện thứ tự không).
Máy biến dòng điện được viết tắt là BI (Theo TCVN) hoặc còn được biết với
tên gọi khác là TI (Tên phiên âm từ tiếng Nga) và CT (Tên tiếng Anh viết tắt của
Currrent Transformer).

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý của BI và ký hiệu theo các tiêu chuẩn IEEE và IEC

Hình 1.2. Máy biến dòng điện & máy biến điện áp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 15
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

I.1.2. Nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện


Máy biến dòng điện làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ tương tự
như các máy biến áp, tuy nhiên có sự khác biệt như sau: Dòng điện sơ cấp trong các
máy biến áp thay đổi tùy theo tải (Hoặc dòng điện) phía thứ cấp. Với máy biến dòng
điện thì dòng sơ cấp là dòng của hệ thống cần đo và dòng thứ cấp phụ thuộc vào
dòng sơ cấp này.
Với các máy biến áp: Trong chế độ không tải, chỉ có dòng từ hóa chạy trong
cuộn sơ cấp, cuộn sơ cấp sẽ lấy dòng điện từ phía hệ thống tương ứng với tải cần ở
phía thứ cấp. Với máy biến dòng điện: Cuộn sơ cấp được đấu nối tiếp với thiết bị
cần đo dòng điện và dòng chạy qua phía sơ cấp chính là dòng của thiết bị này. Do
đó dòng điện phía sơ cấp của BI không phụ thuộc vào tải nối vào phía thứ cấp; vì
vậy phương trình mô tả nguyên lý làm việc của BI sẽ dựa theo sự cân bằng số ampe
- vòng của phía sơ cấp và thứ cấp của BI:
Isơ cấp * wsơ cấp = Ithứ cấp * wthứ cấp
I.1.3. Sai số của máy biến dòng điện
Nếu bỏ qua dòng từ hóa lõi thép, biến dòng điện sẽ biến đổi một cách lý tưởng
dòng sơ cấp sang phía thứ cấp theo phương trình sau đây:

Trong thực tế, luôn có dòng từ hóa và đó là một trong những nguyên nhân gây
ra sai số của biến dòng điện. Xét sơ đồ thay thế tương đương của BI tại hình 1.3
(Thông số các phần tử trên sơ đồ giả thiết được qui đổi về phía thứ cấp):

Hình 1.3. Sơ đồ thay thế tương đương của BI

Sơ đồ thay thế cho thấy dòng điện phía sơ cấp (Đã qui đổi) không hoàn toàn
chạy sang thứ cấp mà có một phần chạy vào mạch từ hóa gây ra sai số của BI; có
thể viết quan hệ giữa các dòng điện này như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 16
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Sai số do dòng từ hóa gây ra bao gồm cả sai số độ lớn (Sai số về tỷ số) và sai
số về góc pha (Có dịch pha giữa dòng sơ cấp và thứ cấp của BI).
I.1.4. Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác của máy biến dòng điện
Dòng điện lớn nhất (Ips) mà tại đó biến dòng thể hiện sai số tới hạn theo tiêu
chuẩn qui định được gọi là:
- Dòng điện an toàn đối với các biến dòng dùng cho mục đích đo đếm.
- Dòng điện giới hạn theo độ chính xác với các BI dùng cho mục đích bảo vệ
rơle.
- Tỷ số giữa dòng điện Ips với dòng định mức của BI được gọi là:
+ Hệ số an toàn (Safety Factor - SF) với các biến dòng dùng cho mục đích đo
đếm (Thường có các giá trị 5 hoặc 10 theo tiêu chuẩn IEC)
+ Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác (Accuracy Limit Factor - ALF)
với các BI dùng cho mục đích bảo vệ rơle (Thường có các giá trị 5 - 10 - 15 - 20 -
30 theo tiêu chuẩn IEC).
I.1.5. Thông số của máy biến dòng điện
Biến dòng điện được cho bởi các thông số như tỷ số biến, công suất và cấp
chính xác. Cấp chính xác (Là một hàm số phụ thuộc vào tải của BI và dòng điện
chạy qua biến dòng) được lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng của máy biến dòng
điện.
- Biến dòng điện dùng cho mục đích bảo vệ rơle phải có điện áp bão hòa đủ
lớn để có thể đo tương đối chính xác dòng điện sự cố. Các biến dòng loại này
thường có hệ số giới hạn độ chính xác ALF khá cao. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo
rằng các thiết bị nối tới biến dòng này (Ví dụ các rơle) phải có khả năng chịu dòng
điện lớn tương ứng.
- Biến dòng dùng cho mục đích đo đếm yêu cầu có độ chính xác cao hơn khi
làm việc với dòng điện lân cận giá trị định mức. Các thiết bị đo đếm thường có khả
năng chịu dòng lớn kém hơn so với rơle, do đó các biến dòng dùng cho mục đích
đo, đếm phải có điện áp bão hòa thấp để nhanh chóng bão hòa khi dòng điện tăng
cao do sự cố, mục đích để bảo vệ các thiết bị đo đếm.
- Hệ số an toàn (Safety Factor - SF) đối với biến dòng dùng cho đo đếm: Là tỷ
số giữa dòng điện sơ cấp giới hạn và dòng định mức của BI. Dòng điện giới hạn là
dòng điện lớn nhất cho phép mà tại đó sai số của máy biến dòng là 10%. Giá trị
thông dụng của SF là 5 hoặc 10.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 17
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.4. Định nghĩa hệ số an toàn với biến dòng dùng cho đo, đếm

Một máy biến dòng có thể có nhiều lõi: Có các lõi dùng cho ứng dụng rơle bảo
vệ và có các lõi dùng cho mục đích đo đếm. Ví dụ về thông số của BI:

+ Dòng điện định mức sơ cấp: 200A


+ Dòng điện định mức thứ cấp: 5A
+ Tải định mức: 15VA
+ Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác ALF = 10; Cấp chính xác 5P
+ Khi dòng điện tăng tới ALF lần dòng định mức thì sai số về tỷ số biến tối đa
là 5%.

Hình 1.5. Ví dụ thông số máy biến dòng điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 18
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Một số định nghĩa liên quan tới máy biến dòng:


- Dòng định mức sơ cấp (I1): Được chế tạo theo tiêu chuẩn với các ngưỡng 10
- 12.5 - 15 - 20 - 25 - 30 - 40 - 50 - 60 - 75 A và các bội số nhân 10, 100 của các giá
trị này (Theo tiêu chuẩn IEC 60044-1).
- Theo hệ tiêu chuẩn ANSI/IEEE thì các giá trị dòng sơ cấp này được qui định
rõ với BI có một tỷ số biến. Các giá trị dòng sơ cấp tiêu chuẩn là 10; 15; 25; 40; 50;
75; 100; 200; 300; 400; 600; 800; 1200; 1500; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 8000;
12000A.
- Dòng định mức thứ cấp (I2): Có giá trị tiêu chuẩn 1A hoặc 5A
- Tải đảm bảo chính xác: Giá trị tải của biến dòng mà tại đó độ chính xác vẫn
đảm bảo.
- Công suất định mức đảm bảo chính xác: Được cho theo VA và có các giá trị
thông dụng 1 - 2.5 - 5 - 10 - 15 - 30 VA. Đây là công suất mà máy biến dòng có thể
cấp với dòng định mức và vẫn đảm bảo sai số trong giới hạn cho phép.
- Công suất của máy biến dòng nên chọn phù hợp với tải yêu cầu, chọn công
suất lớn sẽ gây tốn kém về chi phí và nguy hiểm cho các thiết bị đo do điện áp bão
hòa cao.
- Cấp chính xác (class): Định rõ giới hạn sai số về tỷ số biến và góc pha của BI
tại các giá trị công suất và dòng điện nhất định.
- Cấp chính xác X (class X): Được định nghĩa trong tiêu chuẩn British
Standard BS 3938. Cấp chính xác này tương ứng với cấp PX trong tiêu chuẩn IEC
60044-1.
Các biến dòng thuộc cấp chính xác X có thông số được cho đầy đủ hơn các
cấp chính xác khác bao gồm: Giá trị nhỏ nhất của điện áp điểm gập V k (Knee point
voltage); giá trị điện trở lớn nhất của mạch thứ cấp có thể nối vào; và có thể có thêm
giá trị lớn nhất của dòng từ hóa lõi thép (Ie) tại mức điện áp Vk.

Hình 1.6. Ví dụ thông số của biến dòng cấp chính xác X

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 19
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Máy biến dòng cấp X có độ chính xác cao hơn so với cấp 5P và 10P: Do đặc
tính từ hóa của loại biến dòng cấp X được cho đầy đủ nên các máy biến dòng loại
này thường được sử dụng cho bảo vệ so lệch, đặc biệt đối với bảo vệ so lệch thanh
góp khi số lượng máy biến dòng lớn để giảm thành phần dòng điện không cân bằng
trong chế độ bình thường. Hiện nay do phát triển công nghệ trong rơle nên các bảo
vệ so lệch không yêu cầu sử dụng biến dòng cấp X.
- Điện áp điểm gập Vk:
Khi phân tích trong miền thời gian thì BI bị bão hòa nếu trong một giai đoạn
nào đó của dạng sóng nếu từ thông không đổi và dòng điện thứ cấp giảm tới 0 (A).
Khái niệm trên đây đúng trong miền thời gian, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần
định nghĩa sự bão hòa theo giá trị hiệu dụng của dòng điện và điện áp để có thể
thuận tiện khi làm việc với các sơ đồ thay thế tương đương và đặc tính từ hóa của
BI.
Tiêu chuẩn IEEE không định nghĩa cụ thể điểm bão hòa, tuy nhiên có định
nghĩa về điểm gập trên đặc tính từ hóa của BI là điểm mà tại đó đường tiếp tuyến
tạo một góc 450.

Hình trên thể hiện điểm gập trên đặc tính từ hóa của BI loại 2000/5 với điện áp
điểm gập là 200 V. Điểm gập trên đặc tính từ hóa thể hiện điểm mà các BI bắt đầu
hoạt động không tuyến tính do lõi từ bắt đầu bị bão hòa.
Tuy nhiên khi phân tích sử dụng các giá trị hiệu dụng thì không thể biểu diễn
điểm trên dạng sóng mà BI bắt đầu bão hòa. Thay vào đó có thể hiểu điểm bão hòa
là khi BI bắt đầu thể hiện sai số lớn hơn 10%.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 20
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Như vậy điểm bão hòa và điểm gập trên đặc tính từ hóa không phải là một mà
là các điểm khác nhau. Điện áp điểm gập thường khoảng 46% của điện áp bão hòa.
So sánh tiêu chuẩn ANSI/IEEE và IEC:
- Tiêu chuẩn ANSI/IEEE: Điểm gập trên đặc tính từ hóa của BI là điểm mà tại
đó đường tiếp tuyến tạo một góc 450.
- Tiêu chuẩn IEC: Điểm gập là giao điểm của hai đường thẳng kéo dài từ phần
không bão hòa và phần bão hòa của đường cong đặc tính từ hóa.
Với các định nghĩa trên thì điện áp điểm gập theo tiêu chuẩn IEC cao hơn so
với tiêu chuẩn ANSI/IEEE:

Hình 1.7. Điểm gập theo định nghĩa của tiêu chuẩn ANSI/IEEE và IEC

- Hệ số giới hạn chính xác thực tế: Là tỷ số giữa dòng điện lớn nhất cho phép
theo độ chính xác và dòng định mức của BI khi tải thực tế của BI khác với tải định
mức. Hệ số giới hạn độ chính xác của BI thay đổi tùy theo mức độ tải, với BI mang
tải thấp hơn định mức thì hệ số giới hạn độ chính xác có thể được tính toán cao hơn
so với giá trị định mức mà nhà sản xuất đã cho và ngược lại nếu BI mang tải lớn
hơn định mức.
- Hệ số giới hạn độ chính xác (ALF): Là tỷ số giữa dòng điện cho phép lớn
nhất (Ví dụ 10 lần dòng định mức) mà tại đó BI vẫn đảm bảo độ chính xác theo qui
định và dòng định mức của BI.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 21
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Dòng điện ổn định nhiệt cho phép: Tương ứng với dòng điện lớn nhất mà BI
có thể chịu được trong 1 giây (Tính theo kA) khi phía thứ cấp của BI được nối ngắn
mạch.
- Điện áp định mức của BI: Là điện áp định mức của phía sơ cấp của BI.
Thông thường nhà sản xuất còn chỉ rõ thêm về điện áp chịu đựng lớn nhất trong một
phút tại tần số cơ bản và điện áp xung. Các giá trị điện áp này được tiêu chuẩn hóa.
Ví dụ: Với BI có điện áp định mức 24 kV thì BI phải chịu được 50 kV tại tần số
50Hz trong 1 phút và 125kV điện áp xung.
I.2. Hiện tượng hở mạch và bão hòa máy biến dòng điện
Để hiểu được hiện tượng bão hòa BI sẽ cần phân tích về sự hoạt động của BI
và hiện tượng gì xảy trong lõi từ khi khi BI bị bão hòa do dòng điện đối xứng, dòng
không đối xứng (Có chứa thành phần DC) và do từ dư. Sau đó là sự liên hệ giữa
hoạt động của lõi từ và sơ đồ thay thế của BI.
I.2.1. Nguyên lý hoạt động của BI
Cấu trúc đơn giản nhất của BI gồm 2 cuộn dây quấn quanh một lõi từ, thông
thường cuộn sơ cấp chỉ là một thanh dẫn chạy xuyên qua lõi. Khi một từ thông biến
chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra điện áp cảm ứng (Từ thông là lượng từ trường chạy
thông qua một vật liệu nào đó, ví dụ lõi từ).
Dòng xoay chiều sơ cấp I P chạy qua cuộn sơ cấp tạo ra từ trường biến thiên H
và tương ứng là từ thông Φ qua (quanh) lõi từ, từ thông biến thiên này móc vòng
qua cuốn thứ cấp. Quá trình diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tải nối vào cuộn
thứ cấp này.
Nếu cuộn thứ cấp nối tới tải thì từ thông biến thiên trong lõi từ sẽ cảm ứng
một điện áp Vs trên cuộn thứ cấp, điện áp Vs này tạo ra một dòng điện xoay chiều
Is chạy trong cuộn thứ cấp. Dòng điện trong cuộn thứ cấp tạo ra một từ trường biến
thiên của riêng nó và tương ứng là từ thông biến thiên chạy trong lõi từ, từ thông
này có chiều ngược lại so với từ thông sơ cấp. Từ thông sơ cấp và từ thông thứ cấp
triệt tiêu nhau, do đó từ thông trong lõi từ có giá trị rất nhỏ cho đến khi lõi từ bị bão
hòa.
Nếu cuộn thứ cấp bị hở mạch thì không có dòng điện thứ cấp nên không thể
tạo ra từ thông thứ cấp ngược chiều, do đó từ thông trong lõi từ bằng với từ thông
tạo ra bởi dòng điện sơ cấp và có giá trị rất lớn. Từ thông rất lớn này sẽ cảm ứng
một điện áp thứ cấp rất lớn trên cuộn thứ cấp, điện áp cảm ứng đó sẽ gây nguy hiểm
cho các trang thiết bị trong mạch thứ cấp và cho nhân viên vận hành.
I.2.2. Tại sao BI bị bão hòa
Một cách lý tưởng thì dòng điện thứ cấp có dạng sóng hoàn toàn giống dòng
điện sơ cấp, chỉ khác về độ lớn tùy theo tỷ số vòng dây. Tuy nhiên khi BI bị bão hòa

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 22
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thì Is không giống so với Ip. Lý do BI bị bão hòa liên quan tới các hiện tượng vật lý
bên trong BI trong quá trình từ hóa.
Lõi từ được tạo thành bởi vô số các phần tử lưỡng cực từ, có thể được coi như
các các phân tử nam châm.

Bình thường các phân tử nam châm này sắp xếp một cách hỗn độn trong lõi từ
như trong hình dưới đây:

Khi dòng điện sơ cấp (IP) chạy qua cuộn sơ cấp tạo ra từ trường H, độ lớn của
từ trường này ảnh hưởng tới các phân tử nam châm trong lõi từ và bắt buộc các nam
châm này phải bắt đầu sắp xếp theo chiều của từ trường bên ngoài, từ đó tạo ra từ
thông Φ trong lõi từ. Dòng điện I P càng lớn thì từ trường H càng mạnh và càng có
nhiều phân tử nam châm sắp xếp cùng hướng. Số phân tử nam châm xếp cùng
hướng tại một thời điểm chính là giá trị mật độ từ thông (B). Khi tất cả các phân tử
nam châm đã xếp cùng hướng thì mật độ từ thông của lõi từ đã đến tới hạn và khi
đó lõi từ coi là bị bão hòa.
Quan hệ giữa cường độ của từ trường (H) và mật độ từ trường (B) thể hiện bởi
đường cong B-H của lõi từ. Các vật liệu từ khác nhau sẽ có đặc tính B-H khác nhau
tùy theo khả năng của vật liệu tương tác với từ trường.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 23
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Magnetic Flux Density (B)


0

–1

–10 –5 0 5 10
Magnetic Field Strength (H)

Hoạt động của các phân từ nam châm sẽ quyết định khả năng của BI để sinh ra
dòng thứ cấp: Khi các nam châm thay đổi chiều, sắp xếp vào cùng hướng sẽ dẫn tới
từ thông trong lõi từ tăng lên, từ thông tăng lên sẽ cảm ứng ra điện áp V S ở cuộn thứ
cấp. Điện áp VS này lại sinh ra dòng điện I S chạy trong mạch thứ cấp. Khi lõi từ đạt
tới mật độ từ thông tối đa thì tất cả các nam châm đã xếp cùng hướng, từ thông
trong lõi từ không thể biến thiên nữa, điện áp cảm ứng V S bị giảm tới 0 và dòng
điện IS không thể chạy qua mạch nữa (Vì không có điện thế để đẩy các điện tích
tuần hoàn trong mạch).
Bão hòa BI có thể xảy ra với 2 trường hợp: Bão hòa đối xứng và bão hòa
không đối xứng.
I.2.2.1. Bão hòa đối xứng
Bão hòa đối xứng xảy ra do dòng điện đối xứng sơ cấp quá lớn chạy qua BI
(Dòng điện này có dạng sóng đối xứng trong các nửa chu kỳ dương và âm của dòng
điện).

Hình 1.8. Dòng sơ cấp, thứ cấp và phân tử nam châm trong lõi từ khi bão hòa đối xứng

Hình trên cho thấy dạng sóng của dòng điện sơ cấp I P và dòng điện thứ cấp IS
khi bão hòa đối xứng.
Một cách lý tưởng, trước khi có dòng điện sơ cấp tại thời điểm a thì các phân

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 24
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tử nam châm sắp xếp một cách hỗn độn, trong lõi từ không có từ dư.
Giữa a và b: Dòng điện IP bắt đầu chạy qua cuộn sơ cấp ở nửa chu kỳ dương,
các phân tử nam châm bắt đầu xếp hàng theo hướng dương của từ trường này. Khi
các phân tử lần lượt sắp xếp cùng hướng thì từ thông trong lõi từ biến thiên và sinh
ra dòng thứ cấp IS hoàn toàn giống IP (Giả thiết tỷ số biến là 1:1).
Trước khi hết nửa chu kỳ dương, thì tại thời điểm b tất cả các phân tử nam
châm trong lõi đã xếp cùng hướng dương, lõi từ đạt tới ngưỡng mật độ từ thông lớn
nhất (Bão hòa). Tại thời điểm này dù dòng I P có tiếp tục chạy qua cuộn sơ cấp thì sẽ
không có thêm bất cứ phân tử nam châm nào xếp hàng thêm, từ thông không đổi và
VS giảm tới 0 và IS cũng giảm tới 0.
Dòng điện IS sẽ duy trì bằng 0 cho tới khi IP đổi chiều, đảo ngược từ trường từ
thời điểm c. Khi từ trường đảo chiều sẽ làm các phân tử nam châm bắt đầu xếp hàng
theo chiều ngược lại, từ thông trong lõi từ lại biến thiên sinh ra dòng I S. Cho tới thời
điểm d thì toàn bộ nam châm đã xếp hàng theo chiều ngược lại, mật độ từ thông đạt
ngưỡng lớn nhất và không thể tăng thêm; điện áp VS và dòng điện IS giảm đến 0.
Trong hình trên đây thì độ lớn dòng điện sơ cấp đang giảm dần, tương ứng với
đó là thời gian bão hòa của BI trong từng chu kỳ cũng giảm đi. Chu kỳ thứ hai dòng
điện IP có biên độ thấp hơn tạo ra từ trường yếu hơn và yêu cầu mật độ từ thông nhỏ
hơn để tạo ra dòng điện thứ cấp, do chỉ yêu cầu ít phân tử nam châm sắp xếp hàng
nên dòng điện IS lặp lại được đúng dạng sóng của IP trong khoảng thời gian dài hơn.
Đến chu kỳ thứ ba thì độ lớn của dòng sơ cấp I P đã đủ thấp không gây bão hòa và
dòng thứ cấp IS hoàn toàn giống dòng sơ cấp IP.
I.2.2.2. Bão hòa không đối xứng

Hình 1.9. Dòng sơ cấp, thứ cấp và phân tử nam châm trong lõi từ khi bão hòa không đối xứng

Bão hòa không đối xứng xảy ra do thành phần DC trong dòng điện sơ cấp quá
lớn, giá trị đỉnh dòng điện ở các chu kỳ dương và âm không đối xứng. Thành phần

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 25
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

DC tắt dần làm diện tích các nửa chu kỳ dương và âm của dòng điện không bằng
nhau.
Từ điểm a tới b: Các nam châm đều xếp hàng theo chiều dương từ trường và
BI không bị bão hòa. Khi dòng IP đổi sang chiều âm (Từ b đến c), các nam châm bắt
đầu xếp theo chiều ngược lại, do diện tích phần âm của dòng điện giữa b và c rất
nhỏ nên chỉ có một số ít nam châm đảo chiều. Từ thời điểm c tất cả các nam châm
lại phải xếp hàng lại theo chiều dương, tuy nhiên hầu như các nam châm đã xếp
hàng theo chiều dương rồi nên chỉ đến d là toàn bộ nam châm đã xếp cùng hướng và
lõi từ bão hòa.
Trong trường hợp này chính thành phần DC tắt dần là tác nhân gây ra bão hòa
lõi từ chứ không phải độ lớn dòng điện sự cố. Thực tế là dòng điện I P không tồn tại
ở nửa chu kỳ âm đủ lâu để giải trừ toàn bộ các nam châm theo hướng âm, do đó gây
ra bão hòa ở nửa chu kỳ dương tiếp theo.
Mức độ bão hòa của BI cũng giảm dần khi dòng DC tắt dần.
Thời gian để BI rơi vào trạng thái bị bão hòa tùy thuộc độ lớn dòng điện, độ
lớn thành phần DC, tỷ số X/R của mạch, tải và từ dư trong lõi. Bão hòa đối xứng
thường xuất hiện trong nửa chu kỳ đầu tiên của dòng sự cố, trong khi đó bão hòa
không đối xứng có thể xảy ra sau một vài chu kỳ từ khi sự cố xảy ra.
Dạng sóng dòng điện trình bày trong các hình trên tương ứng với tình huống
BI bị bão hòa hoàn toàn. Với mức độ bão hòa thấp thì dạng sóng dòng điện khi bão
hòa cũng khó nhận dạng hơn.

Hình 1.10. Dạng sóng dòng điện khi BI bị bão hòa với mức độ khác nhau

Dạng sóng của dòng điện thứ cấp I S khi bão hòa cũng đồng thời phụ thuộc vào
loại tải thứ cấp (Tải thuần trở, thuần kháng hay hỗn hợp).
Dạng sóng dòng điện khác nhau vì với tải thuần kháng thì dòng điện qua điện
kháng không thể đột ngột giảm tới 0, do đó khi bị bão hòa dòng điện sẽ giảm từ từ
tới 0.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 26
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.11. Dạng sóng khi bão hòa với các loại tải thuần trở (a) và thuần kháng (b)

I.2.2.3. Ảnh hưởng của từ dư


Dòng điện sự cố được cắt tại thời điểm dòng điện đi qua 0; tuy nhiên tại thời
điểm dòng điện đi qua 0 thì trong lõi từ vẫn có một mật độ từ thông dương hoặc âm
dù dòng điện là đối xứng hay không đối xứng. Mật độ từ thông này có thể có giá trị
rất lớn nếu dòng sự cố lớn có kèm thành phần dc, mật độ từ thông còn lại trong lõi
từ khi đã cắt dòng sự cố được gọi là từ dư. Từ dư sẽ gây ảnh hưởng đến sự làm việc
của BI trong lần đóng điện tiếp theo. BI sẽ lâu bão hòa nếu từ dư ngược cực tính với
dòng điện khi đóng điện, và ngược lại sẽ nhanh chóng bão hòa nếu từ dư và dòng
điện cùng chiều.
Một hiện tượng nữa cũng gây ra từ dư trong lõi từ là ảnh hưởng của từ trễ:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 27
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Đường cong B-H của lõi từ cho thấy mật độ từ thông B luôn trễ sau cường độ
từ trường H, nghĩa là khi cường độ từ trường H bằng 0 thì mật độ từ thông vẫn đang
duy trì một giá trị nào đó.
Cách duy nhất có thể loại trừ từ dư là áp dụng biện pháp khử từ. Quá trình khử
từ có thể thực hiện bằng cách đưa vào dòng sơ cấp bằng dòng định mức, sau đó thay
đổi tải thứ cấp. Bắt đầu với tải với điện trở lớn để BI bão hòa hoàn toàn ở cả chu kỳ
dương và âm. Sau đó giảm mức độ bão hòa bằng cách từ từ giảm tải (Và cũng là
giảm điện áp thứ cấp) tới 0. Quá trình này có thể thực hiện trong giai đoạn bảo
dưỡng hoặc thí nghiệm BI, tuy nhiên thực tế hầu như không thực hiện thao tác này.

Hình 1.12. Ảnh hưởng của từ dư tới bão hòa BI

Ảnh hưởng của từ dư có thể làm BI bị bão hòa ngay nửa chu kỳ đầu tiên của
dòng điện. Do ảnh hưởng của từ dư chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tồn tại trong
khoảng nửa chu kỳ đầu tiên nên hầu như không ảnh hưởng tới sự làm việc của các
bảo vệ, do đó thường bỏ qua trong các tính toán về bão hòa BI. Tuy nhiên với các
bảo vệ hoạt động dựa theo thuật toán tính toán nhanh trong nửa chu kỳ đầu tiên thì
cần có các giải pháp tích hợp trong rơle để chống ảnh hưởng của bão hòa do từ dư.
I.3. Lựa chọn máy biến dòng điện có xét tới hiện tượng bão hòa
Sơ đồ thay thế của BI (Loại C) như hình 1.13. (BI loại C chỉ có một vòng dây
sơ cấp chạy xuyên qua lõi từ, cuộn thứ cấp quấn phân bố đều trên lõi. BI loại C có
từ thông rò rất nhỏ, do đó có thể đánh giá sai số của BI thông qua tính toán (C:
Calculation) sử dụng các đặc tính từ hóa tiêu chuẩn. Ngược lại các BI loại T số
vòng cuộn dây sơ cấp nhiều hơn, cuộn thứ cấp quấn tập trung chứ không phân bố
đều trên lõi, do đó có từ thông rò lớn và chỉ có thể đánh giá sai số thông qua thí
nghiệm (T: Test)).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 28
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.13. Biến dòng điện kiểu C và sơ đồ thay thế tương đương

Trong đó Rs là điện trở của cuộn thứ cấp BI, Z B là tổng trở tải của BI (Gồm
rơle và các dây nối nhị thứ). Phản ứng từ hóa của lõi từ được thể hiện bằng điện
kháng ZE, giá trị điện kháng này thay đổi khi lõi từ bị bão hòa và dẫn tới điện áp thứ
cấp VS và dòng điện từ hóa I E thay đổi (Thực tế giá trị Z E gồm cả thành phần điện
kháng và điện trở, tuy nhiên trong các tính toán bỏ qua thành phần điện trở từ hóa).
Thành phần ZE thay đổi theo mật độ từ thông trong lõi từ. Dòng điện I ST là dòng sơ
cấp qui đổi về phía thứ cấp qua tỷ số biến lý tưởng.
Dòng điện từ hóa IE thể hiện thành phần dòng điện tổn hao qua nhánh từ hóa
và tương ứng với sai số của BI, do đó còn có thể gọi là dòng điện sai số. I E có giá trị
nhỏ khi ZE lớn (Chế độ bình thường), I E có giá trị lớn khi Z E rất nhỏ (Khi lõi từ bão
hòa).

Hình 1.14. Quan hệ giữa dòng sơ cấp, từ thông lõi từ và dòng từ hóa (Dòng sai số)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 29
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Từ đặc tính trên có thể thấy giai đoạn đường cong từ hóa nằm ngang tương
ứng với điện áp từ hóa (VE) tăng chậm nhưng dòng điện từ hóa tăng nhanh (I E)
tương ứng với tỷ số ZE = VE / IE rất nhỏ  khi lõi từ bão hòa thành phần Z E có giá
trị nhỏ. Giai đoạn lõi từ bão hòa thì độ từ thẩm của lõi từ rất thấp, xấp xỉ bằng độ từ
thẩm của không khí.
Khi BI bị bão hòa sẽ cung cấp thông tin không chính xác cho rơle và có thể
dẫn tới hoạt động sai của hệ thống bảo vệ; do vậy khi lựa chọn BI cho rơle bảo vệ
cần đảm bảo BI không bị bão hòa do dòng sự cố trong hệ thống cần bảo vệ.
I.3.1. Tiêu chí lựa chọn để BI không bão hòa với dòng sự cố đối xứng
Công thức đánh giá:

Trong đó IFAULT và IPRI là dòng sự cố và dòng đinh mức sơ cấp của BI; Z B là tải
thực tế phía nhị thứ (Bao gồm cả dây nối nhị thứ); Z BSTD là tải nhị thứ định mức. Giá
trị 20 áp dụng với các BI theo tiêu chuẩn IEEE, với các BI theo tiêu chuẩn IEC thì
giá trị này chính là hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác (Ví dụ 5P20).
Công thức trên đảm bảo BI không bị bão hòa khi có dòng sự cố đối xứng, tuy
nhiên dòng sự cố luôn không đối xứng do có thành phần DC tắt dần nên công thức
này không có nhiều ý nghĩa thực tế.
Khi BI nối hình sao (Y) và tính toán với sự cố 1 pha (Nếu dòng sự cố một pha
là lớn nhất), điện trở dây dẫn nhị thứ phải nhân 2 lần do dòng sự cố cần chạy qua
mạch nhị thứ và trở về. Tuy nhiên nếu BI cũng nối hình sao (Y) và tính toán dòng
ngắn mạch 3 pha là lớn nhất thì chỉ cần lấy giá trị điện trở dây dẫn nhị thứ một lần
do dòng 3 pha triệt tiêu tại tại điểm nối chung và không trở về qua dây trung tính.
ZBSTD là tải tiêu chuẩn của BI ứng với tỷ số biến cao nhất, khi dùng với tỷ số
biến thấp hơn cần phải hiệu chỉnh lại tải tiêu chuẩn bằng cách nhân với tỷ số của
đầu đang sử dụng chia cho tỷ số biến cao nhất.
Ví dụ biến dòng điện loại C800, 2000/5 và đang dùng đầu 1200/5 thì tải tiêu
chuẩn chỉ là:

Hay lúc này BI chỉ hoạt động tương tự như loại C480 (4.8Ω * 5A * 20lần =
480V).
I.3.2. Tiêu chí lựa chọn để BI không bão hòa với dòng sự cố không đối xứng
Trong thực tế dòng sự cố luôn chứa thành phần DC tắt dần, thành phần DC
này tắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào tỷ số X/R tương đương của lưới; do đó công

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 30
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thức tính toán để tranh BI bão hòa khi dòng sự cố không đối xứng sẽ gồm cả thành
phần X/R:

Với trường hợp lõi từ còn có từ dư: Không thể biết trước được trong lõi từ còn
bao nhiêu từ dư và cực tính của từ dư như thế nào; trong trường hợp xấu nhất nếu từ
dư có thể làm BI nhanh chóng bị bão hòa. Tuy nhiên từ dư chỉ ảnh hưởng trong nửa
chu kỳ đầu tiên, do đó trong thực tế không xét đến ảnh hưởng này khi lựa chọn BI.
I.4. So sánh biến dòng điện theo các tiêu chuẩn IEC và ANSI
Theo tiêu chuẩn ANSI/IEEE có hai loại BI thông dụng là kiểu C và kiểu T.
Các BI kiểu T chỉ có thể đánh giá được sai số thông qua đặc tính từ hóa mà nhà sản
xuất cung cấp; BI kiểu C có thể tính toán được sai số. Theo sau các chữ số chỉ kiểu
BI (C hoặc T) là số chỉ điện áp thứ cấp khi:
- Tải là định mức
- Dòng điện trong mạch gấp 20 lần dòng định mức thứ cấp
- Sai số tỷ số không vượt quá 10%

Hình 1.15. Quan hệ giữa dòng sơ cấp và thứ cấp của biến dòng kiểu T

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 31
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Với BI dùng cho rơle thì các giá trị điện áp thông dụng là 100, 200, 400 và
800 tương ứng với tải tiêu chuẩn ký hiệu B-1, B-2, B-4, B-8 (Tại hệ số công suất
0.5), tải tiêu chuẩn tính theo Ω.
Như vậy BI loại C800 với tải tương ứng B-8 và tỷ số biến 2000/5 sẽ có điện
áp thứ cấp là 8Ω * 5A * 20 lần = 800V.
So sánh với tiêu chuẩn IEC, biến dòng được cho với thông số như sau:
30 VA Class 10 P 30
2000/5
Hệ số giới hạn độ chính xác: 30 lần
Dùng cho các thiết bị bảo vệ (Không dùng cho đo đếm)
Cấp chính xác 10P:
Tải định mức cho phép: 30VA
Do vậy điện áp thứ cấp tại tải định mức và dòng thứ cấp định mức là:
30VA/5A = 6 V
Sai số của BI sẽ không quá 10% khi dòng điện thứ cấp gấp 20 lần dòng định
mức. Vậy BI này tương ứng với loại C180 theo tiêu chuẩn ANSI/IEEE.
I.5. Cực tính và nối đất của BI
I.5.1. Qui ước cực tính của BI
Cực tính của BI có ý nghĩa quan trọng đối với các thiết bị đo đếm điện năng và
với các loại rơle bảo vệ có sử dụng tới hướng của dòng điện (Dòng công suất). Cực
tính cùng tên của cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được đánh dấu bằng các ký hiệu như
hình sao, chấm tròn, chấm vuông, ... trên bản vẽ thì các cực tính cùng tên được qui
định vẽ cạnh nhau, do đó trên sơ đồ không cần thiết phải đánh dấu cực tính. Việc
chỉ báo rõ dấu cực tính trên sơ đồ chỉ áp dụng với các trường hợp đặc biệt.
Theo tiêu chuẩn IEC 60044-1: cực tính của các BI được trong hình 1.8 và hình
1.9 có các cực P1; S1; C1 là có cùng cực tính.

Hình 1.16. Qui ước cực tính đối với biến dòng có một và hai cuộn thứ cấp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 32
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.17. Qui ước cực tính với biến dòng có cuộn thứ cấp với hai tỷ số biến

I.5.2. Qui định về nối đất BI


Lý do cần nối đất phía thứ cấp của BI:
- Phía thứ cấp của BI được nối đất để đảm bảo an toàn, tránh nguy hiểm trong
trường hợp điện áp cao áp phía sơ cấp lan truyền sang phía thứ cấp do hư hỏng cách
điện.
- Giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp luôn tồn tại một điện dung nhất định, điện
dung này sẽ hình thành nên điện thế cảm ứng trên cuộn thứ cấp, tùy theo giá trị của
điện dung này mà điện thế với đất do tĩnh điện sinh ra trên cuộn thứ cấp có thể tăng
tới mức gây nguy hiểm cho thiết bị và con người.
- Nguyên tắc chung là mạch dòng phía thứ cấp nên được nối đất tại một điểm
tại cực S1 hoặc S2. Lý do chỉ nên nối đất tại một điểm có thể giải thích như sau:
+ Khi có sự cố chạm đất dòng chạm đất chạy trong hệ thống nối đất và các
điểm khác nhau của hệ thống nối đất có thể có điện thế khác nhau. Nếu mạch dòng
được nối đất tại nhiều hơn một điểm có thể dẫn tới có dòng điện quẩn chạy qua rơle
và các thiết bị đo đếm, dẫn tới sự làm việc sai lệch của hệ thống rơle bảo vệ và các
đồng hồ đo.
+ Nếu dây chung của mạch nhị thứ (Dây nối từ điểm đấu sao của các pha của
các BI về) được nối đất tại nhiều điểm có thể dẫn tới có dòng điện lớn chạy trong
dây này và gây quá tải.
+ Thuận tiện cho việc kiểm tra cách điện: Trong trường hợp cần thiết phải
kiểm tra cách điện của mạch nhị thứ thì việc nối đất tại một điểm sẽ làm công tác
cách ly điểm nối đất này dễ dàng hơn khi thực hiện việc kiểm tra.
- Với BI dùng cho mục đích bảo vệ: Nối đất tại vị trí gần nhất với đối tượng
được bảo vệ.
- Với BI dùng cho mục đích đo đếm: Nối đất tại vị trí gần nhất với phía khách
hàng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 33
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Khi các thiết bị đo đếm và rơle bảo vệ dùng chung cuộn dây BI thì vị trí nối
đất quyết định theo yêu cầu về rơle bảo vệ.
- Với cuộn dây BI có nhiều đầu ra: Các đầu không sử dụng phải để hở
- Nếu các cuộn dây của các BI khác nhau được nối chung về điện (Ví dụ trong
các sơ đồ bảo vệ so lệch) thì chỉ sử dụng một điểm nối đất chung cho toàn mạch,
tránh việc nối đất hai điểm sẽ có thể gây dòng quẩn trong mạch do sự khác nhau về
điện thế giữa các điểm nối đất.
- Nếu một cuộn dây của BI không sử dụng: Phải nối tắt và nối đất.
I.5.3. So sánh đặc tính của biến dòng dùng cho mục đích đo đếm và rơle bảo vệ
Bảng 1.1 so sánh đặc tính của hai loại BI dùng cho mục đích đo đếm và bảo
vệ.
Bảng 1.1. So sánh đặc tính biến dòng dùng cho rơle bảo vệ và đo, đếm

Hạng mục
BI dùng cho đo lường BI dùng cho bảo vệ rơle
so sánh
Phạm vi (0,05 ÷ 1,2) x Iđịnh mức tới (10-20-30-…) x Iđịnh mức
hoạt động (đo dòng tải bình thường hoặc quá tải (đảm bảo đo được dòng sự cố)
chính xác cho phép)
Bão hòa nhanh để bảo vệ các dụng cụ Điện áp bão hòa cao hơn (VK)
Lõi từ đo khi có sự cố, dòng điện qua BI tăng (BI khó bị bão hòa)
cao
Độ chính xác cao Độ chính các thấp hơn
Cấp chính
- 0.2 hoặc 0.5 (theo IEC) - 5P hoặc 10P theo chuẩn IEC
xác
- 0.15 hoặc 0.3 hoặc 0.6 (theo IEEE)

Thiết bị kW, KVar, A, kWh, kVArh, … Rơle, bộ ghi sự cố

I.6. Đặc tính của các biến điện áp dùng cho mục đích bảo vệ rơ le
I.6.1. Biến điện áp dùng cho mục đích bảo vệ rơ le
Biến điện áp dùng trong hệ thống điện thường có hai loại:
- Loại cảm ứng điện từ thông thường: Thường dùng cho cấp trung áp trở
xuống.
- Loại kiểu tụ phân áp: Thường sử dụng với cấp điện áp từ 110kV trở lên vì lý
do kinh tế.
Máy biến điện áp kiểu tụ phân áp có thể sử dụng kết hợp với các thiết bị thông
tin tải ba (PLC).
Hoàn toàn tương tự như với máy biến dòng điện: Các máy biến điện áp dùng
cho mục đích bảo vệ rơle có dải làm việc chính xác rộng hơn so với máy biến điện
áp dùng cho đo đếm. Tuy nhiên cấp chính xác của biến điện áp dùng cho mục đích

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 34
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

bảo vệ rơle thấp hơn so với BU dùng cho mục đích đo đếm. Thông thường BU dùng
cho mục đích đo đếm có phạm vi làm việc chính xác trong dải từ 80% ÷ 120% điện
áp định mức; BU dùng cho mục đích bảo vệ rơle có dải làm việc chính xác trong
khoảng từ 5% tới 150% (1,5 lần) hoặc 190% (1,9 lần) điện áp định mức.

Hình 1.18. Nguyên lý của biến điện áp kiểu tụ phân áp

I.6.2. Hệ số giới hạn điện áp định mức


Các máy biến điện áp thường được nối vào điện áp pha, khi xảy ra sự cố trong
lưới có thể dẫn tới điện áp pha bị tăng lên tới giá trị V f lần giá trị điện áp định mức.
Máy biến điện áp phải chịu được giá trị điện áp lớn gấp V f lần này trong khoảng
thời gian đủ để loại trừ sự cố, được qui định như sau:

Bảng 1.2. Qui định về hệ số giới hạn điện áp của BU

Rated
Primary winding
Voltage Rated time Network earthing system
connection method
factor
1.2 continuous phase to phase any
between the neutral
1.2 continuous point of a star any
transformer and earth
1.2 continuous
phase to earth directly earthed neutral
1.5 30 seconds

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 35
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

1.2 continuous limiting resistance earthing with


phase to earth automatic earth fault clearance
1.9 30 seconds (tripping upon first fault)

1.2 continuous earthed neutral without


phase to earth automatic earth fault clearance (no
1.9 8 hours tripping upon first fault)
tuned limiting reactance
1.2 continuous
(or Petersen coil) earthing without
phase to earth
automatic earth fault clearance (no
1.9 8 hours
tripping upon first fault)

Tiêu chuẩn IEC qui định hệ số giới hạn điện áp như sau:
- 1,9 lần đối với lưới điện có trung tính cách điện.
- 1,5 lần đối với lưới điện có trung trính nối đất trực tiếp.
Thời gian chịu đựng giới hạn điện áp này là 30 giây đối với các lưới điện có
trang bị các bảo vệ chống sự cố chạm đất và tới 8 giờ với các lưới không trang bị
bảo vệ chạm đất.
I.6.3. Tải và cấp chính xác
Cấp chính xác của BU được lựa chọn tùy theo ứng dụng đo, đếm hay ứng
dụng rơle bảo vệ. BU với mục đích sử dụng cho các trường hợp đo đếm thương mại
phải đảm bảo làm việc chính xác trong dải nhiệt độ đã thiết kế. Để đảm bảo điều
này, phương tiện cách điện trong các bộ tụ sử dụng hai loại vật liệu có đặc tính nhiệt
ngược nhau (Ví dụ giấy và màng nhựa Polypropylene) để đảm bảo giá trị điện dung
ít thay đổi theo nhiệt độ.
Với các BU có nhiều cuộn thứ cấp, các cuộn thứ cấp chịu ảnh hưởng lẫn nhau
vì điện áp rơi trên cuộn sơ cấp phụ thuộc vào tải của tất cả các cuộn thứ cấp (Trong
khi đó các cuộn thứ cấp của BU được quấn trên các lõi khác nhau và không phụ
thuộc nhau). Do đó các cuộn thứ cấp BU dùng cho đo đếm và BU dùng cho bảo vệ
nên lựa chọn cùng nhau.
Cấp chính xác và tải được lựa chọn như sau:
- Khi tải của BU gồm cả đo đếm và bảo vệ rơle thì cấp chính xác được lựa
chọn theo yêu cầu của hệ thống đo đếm.
- Công suất của BU phải đáp ứng công suất của tất cả các trang thiết bị có nối
tới.
Ví dụ:
Dụng cụ đo 25 VA Cấp chính xác: 0,5
Rơle 100 VA Cấp chính xác: 3P
Như vậy BU nên lựa chọn có khả năng cấp công suất tới 100VA và cấp chính

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 36
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

xác tương ứng nên là 0.5.


Cuộn thứ cấp dùng cho đo, đếm đảm bảo chính xác với điện áp trong khoảng
80-120% điện áp định mức và tải trong khoảng 25 ÷ 100% của tải định mức. Cuộn
thứ cấp dùng cho rơle bảo vệ đảm bảo chính xác với điện áp trong khoảng từ 5% ÷
Vf lần điện áp định mức và tải trong khoảng 25 ÷ 100% của tải định mức. Tuy nhiên
với BU thì cấp chính xác có thể cho theo kiểu tổ hợp như 0.5/3P, điều này có nghĩa
là cấp chính xác 0,5 cho mục đích đo và đếm sẽ được đảm bảo trong khoảng của 80
÷ 120% điện áp định mức và cấp chính xác 3P đối với rơle bảo vệ được đảm bảo
khi điện áp trong khoảng 5% ÷ 80% và 120% ÷ Vf của điện áp định mức.
Cấp độ chính xác theo tiêu chuẩn IEC 60044-2

Phạm vi Giới hạn sai số


Cấp
chính xác Điện áp Sai số độ lớn
Tải (%) Sai số góc (phút)
(%) (%)
0.1 25-100 80-120 0.1 5
25-100
<10VA
0.2 80-120 0.2 10
0-100%
PF=1
0.5 25-100 80-120 0.5 20
1.0 25-100 80-120 1.0 40
3 25-100 80-120 3.0 Không qui định
3P 25-100 5-Vf 3.0 120
6P 25-100 5-Vf 6.0 240

Công suất định mức của BU được cho tương ứng với tải có hệ số công suất là
0,8 và tính theo VA: 10-15-25-30-50-75-100-150-200-300-400-500VA.
Các giá trị công suất phổ biến được in đậm trong dải trên, với BU ba pha thì
giá trị công suất được hiểu là giá trị công suất của một pha.
Hiện tượng cộng hưởng sắt từ đối với máy biến điện áp
Hiện tượng cộng hưởng sắt từ có thể xảy ra đối với các máy biến điện áp:
- Hiện tượng cộng hưởng sắt từ có thể xảy ra nếu mạch điện có chứa các thành
phần tụ và kháng bù kết hợp với lõi từ phi tuyến.
- Cộng hưởng sắt từ có thể bắt đầu xảy ra nếu lõi thép của BU trung gian vì lý
do nào đó bị bão hòa (Ví dụ trong trình đóng/cắt các trang bị điện lân cận). Dao
động cộng hưởng sắt từ thường có tần số thấp hơn 50-60 Hz và kéo dài nếu như
không được dập tắt sớm.
- Cộng hưởng sắt từ nếu không được dập tắt hiệu quả có thể gây nguy hiểm
cho máy biến điện áp, đồng thời trong trạng thái đó thì lõi từ của BU trung gian có

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 37
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thể bị bõa hòa hoàn toàn và dòng từ hóa quá lớn sẽ có thể gây hư hỏng.
Với các BU kiểu tụ phân áp: Hiện tượng cộng hưởng sắt từ có thể xảy ra giữa
các tụ phân áp và máy biến điện áp trung gian có lõi từ đang vận hành ở vùng đặc
tuyến phi tuyến.
Với các BU kiểu cảm ứng điện từ thông thường: Hiện tượng cộng hưởng sắt từ
có thể ra giữa các điện cảm phi tuyến của các máy điện áp và điện dung phía hệ
thống. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra với các lưới điện có trung tính cách
điện.
Giải pháp dập tắt dao động cộng hưởng sắt từ với BU kiểu cảm ứng thông dựa
trên việc nối thêm thành phần điện trở R vào cuộn tam giác hở, giá trị điện trở này
khoảng 50-60 ohm, 200 W (Theo ABB).

I.7. Biến dòng quang và biến dòng kiểu Rogowski


I.7.1. Biến dòng quang (Optical Current Transformers)
Một số loại vật liệu quang học (Kính, nhựa, pha lê) chịu tác động của điện và
từ trường, dẫn tới hiệu ứng dòng ánh sáng truyền qua các vật liệu này sẽ bị biến đổi
một phần.
Ánh sáng là sóng điện từ phẳng đơn sắc, hai thành phần véc tơ từ trường và
điện trường luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền. Bên cạnh đó
kính phân cực là loại kính chỉ cho ánh sáng theo một phương nhất định đi qua (Dọc
hoặc ngang). Như vậy khi chiếu một chùm tia sáng qua một tấm kính phân cực thì
chỉ thành phần ánh sáng dọc (Hoặc ngang) đi qua kính này.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 38
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Các tính chất trên là nguyên lý được ứng dụng trong các biến dòng quang. Xét
sơ đồ đơn giản của một hệ biến đổi quang điện:

Ánh sáng được truyền dẫn qua cáp quang để tới kính phân cực thứ nhất và

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 39
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

kính phân cực thứ hai (Input polariser và output polariser), hai kính phân cực này có
trục lệch nhau 450, do đó tới đầu ra của ouput polariser chỉ còn một nửa ánh sáng
đầu vào. Lưu ý là cường độ ánh sáng đầu vào luôn được duy trì không đổi.
Giả thiết đặt thêm một kính phân cực thứ ba (Odd polariser) vào giữa hai kính
phân cực, sau đó xoay kính phân cực thứ ba này theo chiều thuận hoặc ngược chiều
kim đồng hồ thì cường độ ánh sáng đầu ra sẽ thay đổi, sử dụng các cảm biến quang
điện (Sensing light detector) có thể giám sát sự biến đổi của cường độ ánh sáng đầu
ra.
Nếu kính phân cực thứ ba này được đặt trong một từ trường hoặc điện trường
biến đổi, thì điện trường/từ trường biến đổi này sẽ làm thay đổi cường độ ánh sáng
đấu ra. Sự thay đổi của cường độ ánh sáng đầu ra được biến đổi thành các tín hiệu
dòng điện, điện áp xoay chiều.
Các biến dòng quang dùng cảm biến dựa trên hiệu ứng từ - quang, nghĩa là
cảm biến này không hoạt động theo dòng điện mà hoạt động theo từ trường mà
dòng điện tạo ra. Bên cạnh đó các cảm biến quang điện áp dựa trên hiệu ứng điện
quang, các cảm biến này hoạt động theo điện trường đặt vào.
Cảm biến từ quang trong các máy biến dòng quang có thể được đặt lân cận
thanh dẫn có dòng chạy qua hoặc chủ động đặt trong đường dẫn từ thông (Trong
khe hở của lõi từ):

Tương tự như vậy với các cảm biến quang điện áp có thể đặt trong điện trường
của điện áp cần đo theo cách tương tự:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 40
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Do có kích thước nhỏ gọn nên có thể kết hợp cả BI quang và BU quang trong
cùng một thiết bị, giảm được diện tích trong trạm.
Cấu trúc nguyên lý của BI và BU quang thông dụng như sau:

Hình 1.19. Thiết kế của BI quang với hệ thống cảm biến quang kép

Hình 1.20. Thiết kế của biến điện áp quang kiểu live tank và dead tank

Mặc dù các BU & BI quang đã được nghiên cứu phát triển từ khá lâu, tuy
nhiên hiện nay ứng dụng trong thực tế còn rất ít. Ưu điểm của các BU & BI quang

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 41
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

là kích thước nhỏ gọn, hầu như không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường, dải
tần số đáp ứng rộng, không ảnh hưởng bởi hiện tượng bão hòa.

Hình 1.21. Thiết bị kết hợp BU và BI quang cấp điện áp 550kV (Năm 2003)

I.7.2. Biến dòng kiểu Rogowski


Biến dòng điện kiểu Rogowski dựa trên nguyên lý của BI lõi không khí với
tổn trở tải rất lớn. Cuộn thứ cấp được quấn trên một lõi từ cách điện, trong hầu hết
các thiết kế thì điện áp đầu ra cuộn Rogowski được nối tới mạch khuyếch đại để
đảm bảo đủ công suất cho các thiết bị và đảm bảo phối hợp tổng trở.

Do không có lõi từ nên tương hỗ từ trường giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp yếu,
đo đó biến dòng Rogowski dễ bị ảnh hưởng bởi cảm ứng của dòng điện lớn gần kề.
Để tránh điều đó thì cuộn dây được quấn hai lớp đảo chiều nhau để tự loại trừ ảnh
hưởng bởi điện từ trường bên ngoài cuộn dây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 42
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Tín hiệu đầu ra của cuộn Rogowski tỷ lệ với di(t)/dt; để thu được tín hiệu tỷ lệ
với dòng điện thì cần lấy tích phân của tín hiệu đầu ra cuộn Rogowski. Do có khâu
tích phân nên tín hiệu đầu vào và đầu ra bị dịch pha, các rơle phải có khả năng hiệu
chỉnh sai lệch pha này.
So sánh với BI thông thường thì BI dùng cuộn Rogowski có ưu điểm: Dải làm
việc tuyến tính rộng hơn; tần số làm việc cao hơn, một thiết bị có thể thay thế nhiều
BI thông thường; có thể sử dụng cho chức năng bảo vệ và đo đếm:

Các biến dòng Rogowski có điện cảm nhỏ, do đó có thể đáp ứng nhanh với
biến đổi của dòng điện (Trong phạm vi nano giây. Dải làm việc tuyến tính rất rộng
do không có lõi từ, không chịu ảnh hưởng của nguy hiểm do hở mạch thứ cấp và
không bị bão hòa do thành phần DC. Hiện nay các BI kiểu cuộn Rogowski dùng
nhiều trong các trạm GIS.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 43
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

I.8. Đo lường các thành phần dòng điện và điện áp thứ tự không
I.8.1. Nguyên lý đo lường thành phần dòng điện thứ tự không (I0)
Nguyên lý đo lường thành phần dòng điện thứ tự không dựa trên phương trình:
IA + IB + IC = 3I0
Trong đó: IA; IB; IC là các dòng điện pha
Dựa trên nguyên lý này, có 3 phương thức phổ biến để đo lường thành phần
dòng điện TTK như trong hình 1.22:

Lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp


(23kV; 110kV; 220kV; 500kV)
Dòng sự cố chạm đất lớn

1 I0>
I0> I0> Ichạm đất
BI trung tính 2
Tổng 3 BI 3
BI xuyến (BI0)
Ichạm đất

Ichạm đất

Hình 1.22. Các phương pháp đo lường thành phần dòng điện TTK

- Phương pháp 1: Sử dụng BI đặt tại trung tính của cuộn dây đấu Y 0 của máy
biến áp. Phương pháp này chỉ sử dụng một BI do vậy có độ chính xác cao, sai số đo
lường nhỏ. Tuy nhiên chỉ áp dụng được với trạm biến áp; khi cần đo thành phần
dòng điện TTK trên đường dây thì không thể sử dụng phương pháp này. Mặt khác
dòng điện chạm đất còn trở về qua trung tính của các máy biến áp lân cận, do vậy
phương pháp này có thể không đo được toàn bộ dòng điện chạm đất.
- Phương pháp 2: Sử dụng sơ đồ đấu nối lấy tổng dòng điện từ ba BI pha (Pha
A, pha B, pha C). Do sử dụng 3 BI riêng biệt nên sai số của phép đo lớn, do vậy chỉ
thích hợp để đo dòng điện chạm đất trong các các mạng có dòng điện chạm đất lớn
(Mạng điện có trung tính nối đất trực tiếp).
- Phương pháp 3: Sử dụng một BI lấy tổng từ thông (Còn được gọi là BI 0). BI0
là loại BI có một lõi từ và lõi từ này đủ lớn để bao cả ba pha dòng điện cần đo. Do
chỉ sử dụng một lõi từ nên sai số của phép đo nhỏ, thích hợp để đo các thành phần

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 44
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dòng điện TTK nhỏ; nói cách khác BI0 thường được sử dụng để đo dòng chạm đất
trong các mạng có trung tính cách điện (Dòng điện dung).
I.8.2. Phương thức đo lường điện áp thứ tự không (U0)
Các phương pháp đấu BU để lọc được thành phần điện áp thứ tự không được
liệt kê trong hình 1.23 dưới đây:

Hình 1.23. Sơ đồ đấu nối bộ lọc điện áp thứ tự không

Có thể sử dụng 3 máy biến điện áp một pha để đấu nối bộ lọc điện áp thứ tự
không hoặc sử dụng biến điện áp loại ba pha 5 trụ với cuộn tam giác hở. Phía sơ cấp
của các BU cần được đấu theo sơ đồ Y 0 để tạo đường dẫn tho thành phần TTK đi
vào.
Với các máy phát điện có trung tính nối đất qua tổng trở có thể đo điện áp thứ
tự không tại cuộn thứ cấp của máy biến áp nối đất:

Hình 1.24. Điện áp thứ tự không tại phía thứ cấp máy biến áp nối đất của máy phát điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 45
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com

You might also like