DỤNG CỤ CƠ BẢN Bs Thảo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

DỤNG CỤ CƠ BẢN TRONG PHẪU THUẬT

Ths.Bs Trịnh Đình Thảo

Mục tiêu bài giảng


1. Biết tên, đặc điểm nhận dạng và công dụng một số dụng cụ phẫu thuật cơ bản.
3. Nhận biết và biết cách sử dụng một số dụng cụ cơ bản trong lâm sàng.
Lịch sử phát triển của ngoại khoa gắn liền với lịch sử phát triển của dụng cụ
phẫu thuật. Để phục vụ cho các mục đích khác nhau nhiều loại dụng cụ đã được
nghiên cứu và chế tạo. Nhận biết và sử dụng đúng cách các loại dụng cụ phẫu thuật
khác nhau là bước đầu tiên để trở thành một phẫu thuật viên giỏi.

7.1. Các loại kẹp


Dụng cụ dạng kẹp thường được sử dụng với nhiều mục đích như bốc tách, cầm
máu, giữ mô hoặc dụng cụ khác và kẹp tắc các cấu trúc có dạng ống. Vì vậy, chúng
rất đa dạng về thiết kế và kích thước.
7.1.1.Kẹp Halsted
Đặc điểm: có hàm ngắn thẳng hoặc cong với răng ngang chiếm hết toàn bộ
chiều dài.
Công dụng: kẹp cầm máu, giữ chỉ.

Hình 7.1. Kẹp Halsted cong Hình 7.2. Hình phác hoạ kẹp Halsted
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.2.Kẹp Crile
Đặc điểm: có hàm thẳng hoặc cong với răng ngang chiếm hết toàn bộ hàm,
phần hàm dài bằng 1/2 chiều dài phần cán kẹp.
Công dụng: cầm máu, giữ chỉ.

Hình 7.3. Kẹp Crile cong Hình 7.4. Hình phác hoạ kẹp Crile
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.3.Kẹp Kelly
Đặc điểm: phần hàm dài bằng 1/3 chiều phần cán kẹp với răng ngang chiếm 1/2
chiều dài hàm.
Công dụng: kẹp cầm máu, bóc tách.

Hình 7.5. Kẹp Kelly cong Hình 7.6. Hình phác hoạ kẹp Kelly
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.4.Kẹp Rochester-péan
Đặc điểm: phần hàm rộng cong hoặc thẳng dài tương đương phần cán kẹp với
răng ngang chiếm toàn bộ chiều dài hàm. Có nhiều kích thước khác nhau và dễ bị
nhầm với kẹp Kelly.
Công dụng: kẹp cầm máu diện cắt rộng, kẹp giữ mô.

Hình 7.7. Kẹp Rochester-péan cong Hình 7.8.Hình phác hoạ kẹp Rochester-péan
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.5.Kẹp Mixter
Đặc điểm: phần hàm có đầu cong 45 độ hoặc 90 độ với răng ngang chiếm hết
toàn bộ chiều dài hoặc 3/4 chiều dài hàm.
Công dụng: dùng để bóc tách (thường dùng ở trong bóc tách túi mật ở phần
giường túi mật, niệu quản, thần kinh…), quấn chỉ quanh các cấu trúc dạng ống nhỏ
(mạch máu, niệu quản.
Hình 7.9. Kẹp Mixter Hình 7.10. Hình phác hoạ kẹp Mixter
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.6.Kẹp Gemini
Đặc điểm: đầu kẹp cong 90 độ với phần
hàng có răng ngang chiếm hết chiều
dài. Phần hàm dài bằng 1/3 phần cán.
Công dụng: bóc tách dọc theo các cấu
trúc dạng ống, theo mặt phẳng giữ túi
mật và gan, kẹp mạch máu, luồn chỉ để
cột cầm máu.

Hình 7.11. Kẹp Gemini


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.7.Kẹp Allis
Đặc điểm: Phần đầu có răng mịn, lồng
vào nhau, ít gây chấn thương, hàm có
thể thẳng hoặc cong. Tên gọi khác là
kẹp răng chuột.
Công dụng: kẹp giữ chặt mô bỏ đi hoặc
mô dưới da để bộc lộ phẫu trường.

Hình 7.12. Kẹp Allis


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.8.Kẹp Kocher
Đặc điểm: phần hàm cứng thẳng dài
tương đương phần cán kẹp với răng
ngang chiếm toàn bộ chiều dài hàm.
Đầu hàm có 1x2 răng nhọn ở hai bên
tạo ra vị trí kẹp giữ.
Công dụng: kẹp giữ chặt mô, cân hoặc
mô bỏ đi.

Hình 7.13. Kẹp Kocher


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.9.Kẹp Sarot
Đặc điểm: đầu kẹp dài, thiết diện nhỏ có
răng ngang chiếm hết chiều dài hàm.
Công dụng: bốc tách và kẹp mạch ở các
phẫu trường sâu.

Hình 7.14. Kẹp Sarot


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.10.Kẹp gạc Foerster
Đặc điểm: phần đầu kẹp có dạng vòng
với lỗ hình ô-van, có răng hoặc không
có răng. Phần cán thẳng hoặc hơi cong.
Công dụng: gặp bông, gạc, giữ và cố
định các cấu trúc di đông như phổi,
mạc nối,… (kẹp không có răng)

Hình 7.15. Kẹp Gạc Foerster


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.11.Kẹp Babcock
Đặc điểm: hình dạng rất đặc thì với đầu
kẹp uốn cong dạng vòng có lỗ hình tam
giác, không gây chấn thương.
Công dụng: kẹp giữ mô mềm mịn hoặc
các cấu trúc dạng ống (ruột thừa, dạ
dày, vén các tạng rỗng)

Hình 7.16. Kẹp Babcock


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.12.Kẹp ruột Doyen
Đặc điểm: hàm thẳng hoặc cong mềm dẻo có vân dọc và dài hơn phần cán. Khi
khép hàm không gây ra lực nghiến nên ít gây tổn thương.
Công dụng: cầm giữ các tạng lớn như phổi, ruột,…

Hình 7.17. Kẹp ruột Doyen Hình 7.18. Phác hoạ kẹp ruột Doyen
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.13.Kẹp ống túi mật Lahey
Đặc điểm: đầu kẹp cong 90 độ với hàm có răng dọc chiếm hết hoặc 2/3 chiều
dài hàm
Công dụng: tách theo mặt phẳng giữa các cấu trúc, kẹp tắc mạch máu, kẹp ống
túi mật…

Hình 7.19. Kẹp ống túi mật Lahey Hình 7.20. Phác hoạ kẹp ống túi mật
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Lahey
Interactive Approach 3rd Edition Nguồn: Sklar Hospital Catalog
7.1.14.Kẹp Pennington
Đặc điểm: phần đầu kẹp hình tam giác có
lỗ với các cạnh có răng ngang.
Công dụng: kẹp giữ mô và tạng trong
phẫu thuật đường tiều hoá hoặc giữ tử
cung trong thì đóng tử cung ở phẫu
thuật mổ lấy thai.

Hình 7.21. Kẹp Pennington


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.15.Kẹp sỏi Desjardin
Đặc điểm: kẹp thuông dài mềm mại,
không có chốt khoá. Đầu kẹp hình bầu
dục có lỗ.
Công dụng: dùng để cầm giữ polyp hoặc
lấy sỏi ở ống gan chung và túi mật.

Hình 7.22. Kẹp sỏi Desjardin


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.16. Kẹp Clip cầm máu
Đặc điểm: phần đầu kẹp được thiết kế phù
hợp để giữ các clip với nhiều kích thước
khác nhau.
Công dụng: kẹp tắc cầm máu chảy từ
mạch máu hoặc tắc các cấu trúc dạng
ống khác.

Hình 7.23. Kẹp clip cầm máu


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.1.17. Kẹp khăn
Đặc điểm: có hai loại là xuyên (có 2 đầu nhọn) và không xuyên (2 đầu phình to
mặt tiếp xúc có vân nhám)
Công dụng:
Loại xuyên dùng để kẹp giữ cố định khăng trải phẫu thuật, cần chú ý không
được mở kẹp khi không sử dụng và tránh làm tổn thương da bệnh nhân khi kẹp.
Loại không xuyên thường được dùng để cố định dao đốt điện và ống hút vào
khăn trải phẫu trường.

Hình 7.24. Kẹp khăn xuyên và không xuyên


Nguồn: Surgical Instrumentation: An Interactive Approach 3rd Edition

7.2. Các loại kéo


Kéo phẫu thuật thường được dùng để bốc tách và cắt các mô hoặc vật liệu khác
nhau. Tuỳ vào vị trí phẫu trường và loại mô phải cắt mà chúng có các thiết kế lưỡi
với độ chắc và hình dạng cũng như kích thước khác nhau. Do đó, khi sử dụng kéo
nên được sử dụng đúng với chức năng của từng loại.
7.2.1.Kéo Mayo
Đặc điểm: cành kéo thẳng hoặc cong, nhiều kích thước, lưỡi cứng, gờ cứng,
dầy, thường có hai đầu tù
Công dụng: cắt mô dai chắc (như cân cơ, cơ ...)

Hình 7.25. Kéo Mayo Hình 7.26. Phác hoạ kéo Mayo
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.2.2. Kéo Metzenbaum
Đặc điểm: cành kéo thẳng hoặc cong, nhiều kích thước. Hai lưỡi mảnh dẻ dài
bằng một nửa phần cán kéo, đều nhau, đầu tù.
Công dụng: bóc tách, cắt mô mềm (như phúc mạc, mô mỡ) tuyệt đối không
dùng cắt chỉ hay cắt mô cứng.

Hình 7.27. Kéo Metzenbaum Hình 7.28. Phác hoạ kẹp Metzenbaum
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Sklar Hospital Catalog
Interactive Approach 3rd Edition
7.2.3.Kéo cắt chỉ
Đặc điểm: cứng chắc với nhiều hình
dạng và kích thước.
Công dụng: cắt chỉ
 Loại 2 đầu nhọn: cắt ngoài da.
 Loại 1 đầu bầu 1 đầu nhọn: cắt
ngoài da, mô nông.
 Loại 2 đầu bầu: cắt chỉ trong sâu
Hình 7.29. Các loại kéo cắt chỉ
Nguồn: Bộ môn Ngoại-ĐH Y Dược Cần Thơ
7.2.4. Kéo cắt gạc Lister
Đặc điểm: có hai lưỡi kéo không đều nhau,
một lưỡi đầu bầu ngắn hơn so với lưỡi
nhọn có phần gờ tù.
Công dụng: cắt gạc hoặc các khăn trải mà
không làm tổn thương da bệnh nhân. Đôi
khi, kéo được dùng để cắt mở rộng đoạn
dưới tử cung trong mổ lấy thai hoặc cắt
dây rốn.
Hình 7.30. Kéo cắt gạc Lister
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.2.5. Kéo cắt chỉ thép
Đặc điểm: hai lưỡi kéo cứng rất ngắn và tạo
một góc 45 độ với phần cán kéo, hai đầu
tù.
Công dụng: cắt chỉ thép hoặc đinh

Hình 7.31. Kéo cắt chỉ thép


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition

7.3. Cán dao và lưỡi dao


Cán dao và lưỡi dao rơi (Bistouri - American) là loại được sử dụng phổ biến
hiện nay với ưu điểm không cần mài trước khi sử dụng, dễ dàng thay lưỡi khi cùng,
dễ vệ sinh và bảo quản.
Đặc điểm:
Cán dao cứng chắc, sử dụng thuận tiện
Lưỡi dao sắc bén, nhiều hình dạng phù hợp với các mục đích khác nhau
Cán dao số 3 vá số 7 thì phu hợp với lưỡi dao 10, 11, 12, 15
Cán dao số 4 thì phù hợp với lưỡi dao số 20, 21, 22, 23, 24, 25

Hình 7.32. Cán dao số 3 (ngắn và dài)


Nguồn: Surgical Instrumentation An Interactive Approach 3rd Edition

Hình 7.33. Cán dao số 4 Hình 7.34. Cán dao số 7


Nguồn: Surgical Instrumentation An Nguồn: Surgical Instrumentation An
Interactive Approach 3rd Edition Interactive Approach 3rd Edition
Lưỡi dao số 10 Lưỡi dao số 11 Lưỡi dao số 20

Lưỡi dao số 12 Lưỡi dao số 15


Hình 7.35. Các loại lưỡi dao
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Interactive Approach 3rd Edition

7.4. Kẹp phẫu tích


7.4.1.Kẹp phẫu tích mô
Đặc điểm: hình dạng như cây nhíp với nhiều loại thiết kế và kích thước khác
nhau, có thể có răng, có mấu hoặc không mấu.
Công dụng: cầm giữ mô, kim, chỉ và hỗ trợ vén cấu trúc trong lúc phẫu thuật.
Lưu ý:
Kẹp phẫu tích không mấu được sử dụng cho các mô mềm mại.
Kẹp phẫu tích có mấu được sử dụng cho các mô cứng chắc.

Hình 7.36. Kẹp phẫu tích mô không có mấu và có mấu


Nguồn: Surgical Instrumentation: An Interactive Approach 3rd Edition
7.4.2.Kẹp phẫu tích Adson
Đặc điểm: có hình dạng đặc thù với đầu nhỏ có mấu, không mấu hoặc răng
ngang mịn, phần tay cầm có vân ngang để tăng độ bám.
Công dụng: giữ các mô tinh tế.
Hình 7.37. Kẹp phẫu tích Adson không có mấu và có mấu
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Interactive Approach 3rd Edition
7.4.3. Kẹp phẫu tích Brown-Adson
Đặc điểm: tương tự như kẹp phẫu tích
Adson với đầu kẹp có răng 8x8
phân bố theo chiều dọc và tay cầm
có vân ngang dài và rộng hơn.
Công dụng: giữ các bờ mô tinh tế.

Hình 7.38. Kẹp phẫu tích Brown-Adson


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.4.4. Kẹp phẫu tích DeBakey
Đặc điểm: nổi bật với đầu kẹp dài nhỏ
được bo tròn có 1 rãnh dọc và gờ
cao ở giữa với hai hàng răng mịn
hai bên hoặc trơn láng, không gây
chấn thương.
Công dụng: cầm giữ các mô thường
dung trong phẫu thuật tim, mạch
máu hoặc đường tiêu hoá.
Hình 7.39. Kẹp phẫu tích Debakey
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.4.5. Kẹp phẫu tích Boney
Đặc điểm: cứng chắc, đầu kẹp có mẫu
với 1x2 hoặc 2x3 răng kèm theo phần
hàm nhô cao với vân ngang.
Công dụng: cầm giữ các mô dai chắc,
cơ, xương. Thường dùng trong các
phẫu thuật cơ xương khớp và sản
khoa.

Hình 7.40. Kẹp phẫu tích Boney


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.4.6. Kẹp phẫu tích Ferris-Smith
Đặc điểm: có hình dạng và kích thước
rất đặc thù với phần tay cầm phình to
có vân vuông như da cá sấu. Đầu kẹp
có mấu 1x2 hoặc 2x3 răng theo sau là
phần vân đan chéo.
Công dụng: cầm, giữ các mô chắc hoặc
mô sợi.
Hình 7.41. Kẹp phẫu tích Ferris-Smith
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition

7.5. Các loại banh


Banh là loại dung cụ đặc trưng với các lưỡi vén có hình dạng và kích thước đa
dạng, phục vụ cho việc hỗ trợ bộc lộ phẫu trường cũng như che chắn các cấu trúc
quan trọng. Phẫu thuật viên dựa vào loại phẫu thuật, kích thước đường mổ và độ sâu
cần bộc lộ mà lựa chọn loại banh thích hợp.
7.5.1.Banh Army-navy
Đặc điểm: có hai đầu gập góc cùng
hướng với phần cuối uốn cong, một
đầu dài hơn để vén xuống sâu hơn.
Phần thân có lỗ hình bầu dục.
Công dụng: vén bộc lộ phẫu trường ở
các lớp nông. Thường được sử dụng
trong phẫu thuật cột sống hay vén cơ
thành bụng và vùng cổ.
Hình 7.42. Banh Army-navy
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.2.Banh Farabeuf
Đặc điểm: hai đầu vén vuông cong
cùng hướng nối với phần thân hình
chữ nhật trơn láng, liên tục. Chiều
dài hai lưỡi vén không bằng nhau
cho phép tiếp cận độ sâu khác nhau.
Công dụng: vén các lớp nông của
Hình 7.43. Banh Farabeuf phẫu trường.
Nguồn: Bộ môn Ngoại- ĐH Y Dược Cần Thơ
7.5.3. Banh Malleable ribbon
Đặc điểm: là một mảnh kim loại dẻo
có thể uốn được hình thành nhiều
hình dạng, tiện dụng với nhiều kích
thước khác nhau.
Công dụng: banh bụng, che chắn các
tạng trong ổ bụng, che ruột trong thì
Hình 7.44. Banh Ribbon đóng bụng.
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.4. Banh Parker
Đặc điểm: có hai đầu vén cùng hướng,
cong, trơn láng dài bằng nhau. Phần
thân uốn cong, phình ra ở giữa
không có lỗ.
Công dụng: bộc lộ các vết thương
nông, nhỏ.

Hình 7.45. Banh Parker


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.5. Banh Goelet
Đặc điểm: hai đầu to, uốn cong hình
bán nguyệt, một đầu dài hơn để vén
xa hơn. Phần thân trơn láng thon gọn.
Công dụng: vén bộc lộ các đường rạch
da nông nhỏ.

Hình 7.46. Banh Goelet


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.6.Banh Richarson
Đặc điểm: có một lưỡi vén bờ cong
trơn láng và một phần tay cầm có hai
dạng hình trụ rỗng với phần đuôi
cong hoặc vòng có các ấn ngón tay
nhằm vừa giảm trọng lượng vừa cung
cấp điểm tì tay khi kéo.
Công dụng: vén vết mổ, banh bụng.
Hình 7.47. Banh Richarson
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.7.Banh Richarson-Eastman
Đặc điểm: 2 lưỡi vén vuông cong cùng
hướng, bờ trơn láng, phần mặt lưng
lỏm giữa thân có một vị trí lồi có
vòng xoắn. Độ dài 2 lưỡi khác nhau
phục vụ cho việc vén ở độ sâu khác
nhau.
Công dụng: vén các lớp nông của phẫu
trường.
Hình 7.48. Banh Richarson-Eastman
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.8.Banh Kelly
Đặc điểm: một lưỡi banh vuông, trơn láng
với nhiều độ dài khác nhau và dài hơn
banh Richardson. Phần tay cầm có thiết
kế tương tự banh Richardson.
Công dụng: vén cùng lúc nhiều lớp phẫu
trường và các lớp sâu.

Hình 7.49. Banh Kelly


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.9.Banh Deaver
Đặc điểm: có hình giống dấu hỏi với phần
đuôi cong ngược hướng với lưỡi vén.
Phần lưỡi cong, rộng, trơn láng nhiều
kích thước.
Công dụng: vén nhiều lớp phẫu trường, đặc
biệt là vén các tạng (gan, lách, mạc
nối…)
Hình 7.50. Banh Deaver
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.10.Banh Harrington
Đặc điểm: phần lưỡi vén cong hình chữ S
với phần đầu phình to hình trái tim với
kích thước thay đổi. Phần tay cầm rỗng
có đuôi cong hay vân để tay độ bám.
Công dụng: vén trong sâu ở phẫu thuật
bụng nhất là vén các tạng như gan, ruột…

Hình 7.51. Banh Harrington


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.11.Banh bụng Mayo
Đặc điểm: có một lưỡi vén cong, bờ
trơn láng, mặt lương lỏm. Phần tay
cầm đặc có vân hoặc uốn cong để giữ
tay để tăng khả năng dùng lực khi
vén các phần có sức cản lớn.
Công dụng: vén các lớp của thành
bụng.

Hình 7.52. Banh bụng Mayo


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.12. Banh Senn
Đặc điểm: hai đầu nhỏ gập góc ngược
chiều nhau, một đầu vuông được bo
tròn, một đầu có răng nhọn cong như
cái cào.
Công dụng: vén da và các lớp nông ở
đường rạch da nhỏ hoặc các lớp nông
ở đường mổ lớn.

Hình 7.53. Banh Senn


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.13. Banh Murphy
Đặc điểm: có một đầu vén có từ 2-6
răng cong như cái bồ cào và đặc
trưng với một đầu giống như hình
thập tự trong văn hoá Ai Cập để móc
tay vào khi vén.
Công dụng: vén các lớp nông, vén cơ.

Hình 7.54. Banh Murphy


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.14. Banh Volkman
Đặc điểm: một đầu vén có răng cong
nhọn hoặc tù từ 1-6 răng và phần
cuối thân có lỗ để móc tay hình giọt
nước.
Công dụng: vén các lớp nông và cơ.

Hình 7.55. Banh Volkman


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.15. Banh tự động Weitlaner
Đặc điểm: thuộc nhóm banh tự động có
khoá để cố định khoản cách giữa 2
đầu vén. Hai đầu vén có răng cong
ngược chiều (3x4 răng) đan vào nhau
khi khép lại, quay xuống hướng phẫu
trường. Đầu răng có thể nhọn hoặc
tù.
Công dụng: giữ cho phẫu trường mở
rộng trong thời gian dài.
Hình 7.56. Banh Weitlaner
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.16. Banh tự động Gelpi
Đặc điểm: thuộc nhóm banh tự động có
khoá để cố định. Đầu vé là 2 móc
cong ngược chiều nhau.
Công dụng: bộc lộ phẫu trường, tách
phần nông ra khỏi phần sâu của phẫu
trường.

Hình 7.57. Banh Gelpi


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.17. Banh Balfour
Đặc điểm: banh tự động khung với hai
lưỡi vén hai bên (thường là dạng
vòng) và một lưỡi vén rộng ở giữa.
Các lưỡi có thể tháo lắp tuỳ theo
mục địch sử dụng và độ sâu cần vén
cùng với khoá để cố định vị trí. Một
số loại banh chuyên dụng ví dụ
banh Mayo vén bàng quang cũng có
thể được lắp vào khung.
Hình 7.58. Banh Balfour Công dụng: vén vết mổ và các tạng
Nguồn: Surgical Instrumentation: An trong phẫu thuật vùng bụng.
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.18. Banh trực tràng Pratt
Đặc điểm: banh tự động với lưỡi
thuôn tròn như mỏ vịt có thể thay
đổi độ khép mở và cố định thông
qua một vít vặn ở phần tay cầm.
Công dụng: bộc lộ trong phẫu thuật
hậu môn, trực tràng.

Hình 7.59. Banh trực tràng Pratt


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.19. Banh trực tràng Sawyer
Đặc điểm: banh cầm tay với lưỡi vén
cong, tròn, lưng lỏm sâu chuyên
biệt. Phần tay cầm rỗng với vân
xoắn và đuôi cong cùng chiều với
lưỡi vén hỗ trợ cho việc dùng lực
kéo.
Công dụng: bộc lộ trong phẫu thuật
vùng hậu môn, trực tràng.
Hình 7.60. Banh trực tràng Sawyer
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.5.20.Móc da
Đặc điểm: có một đầu nhỏ như móc câu
với 1 hoặc 2 móc. Phần tay cầm to
hình trụ.
Công dụng: nâng vén da và mép da.

Hình 7.61. Móc da


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition

7.6. Đầu ống hút


Ống hút là dụng cụ không thể thiếu trong một phẫu thuật ngoại khoa với công
dụng làm rõ phẫu trường bằng cách hút sạch dich máu. Do đầu ông hút tiếp xúc trực
tiếp với mô nên cần có thiết kết phù hợp để tránh gây tổn thương mỗi loại mô khác
nhau, một số còn cần phải có van để chủ động thay đổi áp lực hút.
7.6.1. Đầu ống hút Frazier
Đặc điểm: đầu ống hút dài mảnh, cong
một góc nhỏ, có phần van để điều
chỉnh động tác hút, thường đi kèm
với một cây thông lòng ống.
Công dụng: dùng trong các phẫu thuật
ở vùng đầu mặt, tai mũi họng.

Hình 7.62. Đầu ống hút Frazier


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.6.2.Đầu hút Yankauer
Đặc điểm: có hình dáng đặc
thù với phần đầu phình to,
bo tròn để tránh tổn
thương, bằng nhựa cứng
hoặc bằng kim loại.
Hình 7.63. Đầu hút Poole bằng kim loại Công dụng: dùng trong các
Nguồn: Surgical Intrumentation.
phẫu thuật ngực, bụng.

Hình 7.64. Đầu ống hút Yankauer bằng nhựa.


Nguồn: Surgical Instrumentation: An Interactive
Approach 3rd Edition
7.6.3.Đầu hút Poole
Đặc điểm: gồm phần vỏ
ngoài ngoài có nhiều lỗ
và phần ống hút ở bên
trong. Có thể dung một
Hình 7.65. Đầu hút Poole lần (bằng nhựa) hoặc
Nguồn: Surgical Intrumentation. dùng nhiều lần (bằng kim
loại)
Công dụng: dùng trong các
phẫu thuật ngực, bụng.

Hình 7.66. Đầu ống hút Yankauer


Nguồn: Surgical Instrumentation: An Interactive
Approach 3rd Edition

7.7. Kẹp mang kim


Kẹp mang kim được thiết kế chuyên dụng cho việc giữ kim và chỉ trong lúc
khâu với phần hàm phù hợp cho từng kích thước kim cũng như động rộng của phẫu
trường tại vị trí khâu. Khi sử dụng kẹp mang kim cần chú ý dùng kẹp kim phù hợp
với cỡ kim tránh làm tổn thương phần hàm nhất là đối với các loại dùng cho kim
nhỏ.
7.7.1. Kẹp mang kim Crile-Wood
Đặc điểm: phần hàm nhỏ tròn với vân đan chéo để tăng độ bám, có khoá để giữ
kim khi khâu.
Công dụng: kẹp giữ kim nhỏ khi khâu.

Hình 7.67. Kẹp mang kim Crile-Wood Hình 7.68. Phác hoạ kẹp mang kim
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Crile-Wood
Interactive Approach 3rd Edition Nguồn: Sklar Hospital Catalog
7.7.2.Kẹp mang kim Mayo-Hegar
Đặc điểm: phần hàm to, chắc với vân đan chéo cứng hơn so với kẹp mang kim
Crile-Wood.
Công dụng: kẹp giữ kim lớn khi khâu.
Hình 7.69. Kẹp mang kim Mayo-Hegar Hình 7.70. Phác hoạ kẹp mang kim
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Mayo-Hegar
Interactive Approach 3rd Edition Nguồn: Sklar Hospital Catalog
7.7.3.Kẹp mang kim Ryder
Đặc điểm: phần hàm thuôn nhọn như mỏ chim với mặt tiếp xúc phủ vật liệu
carbide có vân đan chéo.
Công dụng: để kẹp giữ các kim nhỏ trong phẫu thuật tinh vi nhưng mạch máu,
thần kinh.

Hình 7.71. Kẹp mang kim Ryder Hình 7.72. Phác hoạ kẹp mang kim
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Ryder
Interactive Approach 3rd Edition Nguồn: Sklar Hospital Catalog
7.7.4.Bấm da và dụng cụ tháo ghim
Đặc điểm: được chế tạo để bấm các ghim kim loại thay cho chỉ khi khâu da, có
thể là loại dùng một lần hoặc nạp ghim dùng nhiều lần, đi kèm với dụng cụ tháo
chuyên dụng hoặc có thể tháo bằng các kẹp đầu nhỏ như kẹp Kelly.
Công dụng: đóng da vết mổ.

Hình 7.73. Dụng cụ bấm da Hình 7.74. Dụng cụ tháo ghim bấm da
Nguồn: Surgical Instrumentation: An Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition Interactive Approach 3rd Edition
7.8. Một số dụng cụ chuyên dụng khác
7.8.1. Dao đốt đơn cực
Đặc điểm: thường là dụng cụ dùng một
lần được đóng gói vô trùng gồm phần
tay cầm và lưỡi dao. Được điều chỉnh
bằng hai nút bấm trên thân hoặc bàn
đạp ở chân. Có hai chế độ cắt và đốt
cầm máu.
Công dụng: dùng để cắt mô hoặc cầm
máu. Không được dùng để cắt da.
Hình 7.75. Dao đốt điện đơn cực
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.8.2. Dao siêu âm (Harmonic)
Đặc điểm: tay dao dùng một lần thường
được đóng gói riêng. Phải đi kèm với
máy và da nối chuyên biệt dùng
nhiều lần.
Công dụng: giữ mô và phát song siêu
âm giữa hai cành kẹp để cầm máu
hoặc cắt mô ở nhiệt độ thấp.

Hình 7.76. Dao siêu âm (Harmonic)


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.8.3. Trocar túi mật
Đặc điểm: gồm phần ống rỗng để phần
dùi nhọn đi qua cùng với tay cầm tròn
to.
Công dụng: chọc xuyên vào túi mật rồi
rút phần dùi từ đó có thể hút dịch mật
qua phần vỏ rỗng.

Hình 7.77. Trocar túi mật


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.8.4. Muỗng múc sỏi Ferguson
Đặc điểm: thân dài, dẹp với hai đầu
dạng muỗng kích thước khác nhau
cong theo hai hướng ngược nhau.
Phần giữa thân có chỗ phình to với
vân ngang tăng độ bám khi cầm.
Công dụng: lấy sỏi từ túi mật.
Hình 7.78. Muỗng múc sỏi Ferguson
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.8.5. Thông lòng máng và que thăm dò
Đặc điểm: thân lỏm xuống tạo thành
một cái máng trượt cho que thăm với
đuôi hình cánh bướm. Que thăm dò
đầu tù, đuôi có lỗ hình mắt.
Công dụng: bộc lỗ tĩnh mạch, thăm dò
chỗ tắc của các cấu trúc dạng ống
hoặc các phần của đường dò.

Hình 7.79. Thông lòng máng và que


thăm dò
Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition
7.8.6. Nong ống gan chung BAKES
Đặc điểm: dạng que dài với đầu phình to
như đầu đạn được bo tròn nhiều kích
thước. Phần đuôi là tay cầm hình trụ.
Công dụng: nong ống gan hoặc các cấu
trúc dạng ống khác.

Hình 7.80. Que ống gan chung Bakes


Nguồn: Surgical Instrumentation: An
Interactive Approach 3rd Edition

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nancymarie Phillips (2019), Chapter 3: Categories of surgical


instrumentation, Surgical instrumentation, 2nd edition, Cengage Learning,
pp. 23-85.
2. Renee Nemitz (2019), Basic instruments, Surgical instrumentation: an
interactive approach, 3rd edition, Elsevier Inc, pp. 21-78.

3. Renee Nemitz (2019), General instruments, Surgical instrumentation: an


interactive approach, 3rd edition, Elsevier Inc, pp 79-102.

4. Sklar Surgery Center, Hospital catalog general surgery edition.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Loại banh nào sau đâu có hai lưỡi banh ngược hướng với nhau:

A. Banh Parker

B. Banh Murphy

C. Banh Senn*

D. Banh Harrington

Câu 2. Kẹp mang kim nào được sử dụng để giữ kim nhỏ trong phẫu thuật thần kinh,
mạch máu:

A. Kẹp mang kim Crile-Wood

B. Kẹp mang kim Ryder*

C. Kẹp mang kim Mayo-Hegar

D. Loại nào cũng được

Câu 3. Loại banh nào sau đây có phần tay cầm giống hình thập tự Ai Cập:

A. Banh Volkman

B. Banh Deaver

C. Banh Richardson

D. Banh Murphy*

Câu 4. Loại kẹp nào có răng dọc theo phần hàm:

A. Kẹp ruột Doyen*

B. Kẹp Rochester-péan
C. Kẹp Kelly

D. Kẹp Gemini

Câu 5. Lưỡi dao số 20 phải gắn vào cán dao nào:

A. Cán dao số 3

B. Cán dao số 4*

C. Cán dao số 7

D. Cán nào cũng được

You might also like