Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐIỀU KIỆN HÓA

a. Điều kiện hóa đáp ứng


- Khái niệm:
Là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết
hợp đồng thời
- Thí nghiệm của Palov:
*Thực hiện bởi Ivan Pavlov, năm 1890, tại Học viện Quân Y của Nga.
+ Từ những năm 1890, Pavlov đã thực hiện một trong những thí nghiệm quan trọng nhất đối với
ngành tâm lý học. Ông đã đưa ra khái niệm “phản xạ có điều kiện” và mở ra một nhánh mới
hoàn toàn trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý.

+ Theo Pavlov, phản xạ tiết nước bọt chủ yếu được kích hoạt khi lưỡi chó tiếp xúc với thức
ăn. Sau khi thí nghiệm tương tự được thực hiện một vài lần, con chó bắt đầu học một khuôn mẫu
và chảy nước miếng trước khi nhìn hoặc ăn thức ăn. Điều này là do não dự đoán hành động
tương tự sẽ xảy ra trong những hoàn cảnh quen thuộc.
+ Pavlov tiếp tục thí nghiệm sử dụng một tiếng chuông làm yếu tố kích thích trung tính, nghĩa là
tiếng chuông ban đầu không làm phát sinh phản xạ nào ở chú chó. Nhiều lần, ông rung chuông
mỗi khi mang thức ăn đến cho nó; sau đó, ông chỉ rung chuông mà không có thức ăn. Chú chó đã
học được mối liên kết giữa tiếng chuông và thức ăn, khiến cho nó tiết nước bọt mỗi khi nghe
tiếng chuông – đây được mô tả là một hành vi mới mà nó học được, hay là “phản xạ có điều
kiện” mà yếu tố kích thích trung tính đã biến thành yếu tố kích thích có điều kiện. Lý thuyết trên
của Pavlov chính là khởi đầu của điều kiện hoá cổ điển.
+ Đây chính là cơ sở để Pavlov tiến hành thêm nhiều thí nghiệm, từ đó xây dựng nên định luật cơ
bản về hiện tượng phản xạ có điều kiện của động vật - một phát kiến vĩ đại của lịch sử khoa học
thế giới.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b) Điều kiện hóa hành động (điều kiện hóa theo kiểu Skinno):
- Skinno:
- Định nghĩa: là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó
động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
- Ví dụ: Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một có một cái bàn đạp gắn với
thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu
nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp
để lấy thức ăn.
- Video thí nghiệm: https://www.youtube.com/watch?v=lOWTPCldDEk
- Kết luận: Một hành vi như việc một con chuột ấn vào một cái bàn đạp gây ra một kết quả là có
thức ăn dẫn đến việc tăng xác suất xảy ra hành vi đó và khích lệ sự gặp lại hoạt động đó trong
tương lai. Ngược lại khi chuột không được cho thức ăn mỗi khi đạp vào bàn đạp sau vài lần cố
gắng chuột sẽ ngừng hành vi đạp vào bàn đạp => Đây là quá trình triệt tiêu hành vi đó của chuột.
Ông kết luận rằng một hành vi không có sự xuất hiện của tác nhân củng cố sẽ tạo ra một kết quả
là khả năng xảy ra hành vi sẽ giảm đi trong tương lai.
Chúng ta có thể thấy toàn bộ học thuyết của skinno dựa trên nguyên lý điều hòa hoạt động. Đây
là một phương pháp học tập xảy ra thông qua các biện pháp củng cố và trừng phạt, thông qua
điều kiện hoạt động, một mối liên hệ được tạo ra giữa một hành vi và hậu quả cho hành vi đó.
Khi một kết quả mong muốn theo sau một hành động hành vi đó sẽ có nhiều khả năng xảy ra
trong tương lai. Mặt khác các phản ứng sau đó là kết quả bất lợi thì ít có khả năng xảy ra lần nữa
trong tương lai.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Học theo cách “thử và sai” cũng thuộc phương pháp này
+ Là một cách để đạt được mục tiêu hoặc giải quyết vấn đề bằng cách thử một số phương pháp
khác nhau và học hỏi từ những sai lầm mà bạn thực hiện
+ Thực chất của phương pháp thử và sai là cơ chế của sự tiến hóa và phát triển cả trong tự nhiên
và xã hội loài người cho đến nay, trên cơ sở chọn lọc tự nhiên hay có ý thức để giữ lại cái tốt
nhất, thích nghi nhất từ sự đa dạng
+ Ưu điểm: Có thể được coi sáng tạo, bởi thử và sai, vấn đề được giải quyết cho phép sử dụng cả
hai bán cầu não để tìm kiếm câu trả lời, là cơ chế của sự tiến hóa và phát triển trong tự nhiên, xã
hội và tư duy cho đến thời gian gần đây.
+ Nhược điểm: tiêu chí đánh giá đúng – sai có thể mang tính chủ quan của con người, nhất là đối
với những vấn đề xã hội, và nhiều khi chỉ có giá trị trong ngắn hạn, việc ứng dụng phương pháp
này thường mất nhiều thời gian, tốn kém và không thúc đẩy phát huy tư duy đột phá.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu hỏi tương tác:
Dựa vào nội dung kiến thức mà chúng ta vừa được học hãy giải thích cơ chế hình thành hiện
tượng chó nhặt đồ khi bị ném đi?
GĐ1: Dạy chó nhặt đồ vật quen thuộc
Ta để cún chơi với những vật mà chúng yêu thích trong trong khoảng thời gian ngắn. Tiếp theo,
ta cướp đồ vật và để cún tìm cách đòi lại. => Lặp lại việc này vài lần để chú cún làm quen và có
sự chú ý đến đồ vật.
GĐ2: Cách dạy chó nhặt đồ vật bị ném
Ta sẽ cầm đồ vật ném ra xa dần ví dụ lần 1 là 1 m, lần 2 khoảng 2m, rồi chạy theo cướp lại để tạo
cho cún có phản xạ chạy ra cướp đồ trước ==> Nó dần dần làm quen với hành động và hình
thành nên phản xạ có điều kiện.
Nếu chú chó theo thì thỉnh thoảng ta có thể thưởng cho chúng một ít thức ăn hay động viên bằng
cách xoa đầu chúng.(Điều kiện hóa hành động: thưởng)
GĐ3: Cách dạy chó nhặt đồ rồi trả lại
Khi cún đã nhặt được đồ vật, ta hãy dùng một tay giữ đồ vậy và hô lên 1 số từ ngữ hình thành
thói quen cho chúng ví dụ như “Nhả ra”(điều kiện hóa đáp ứng), tay còn lại bóp nhẹ vào hàm
cưới của nó, khi bị đau chú cún sẽ có phải nhả đồ vật ra(điều kiện hóa hành động: phạt). Lặp đi
lặp lại vài lần cho đến khi chú cún có thể nhả đồ vật ra mà không cần phải bóp miệng đôi khi lại
thưởng thêm thức ăn để khích lệ chúng(thưởng).
GĐ4: Cách dạy chó vừa di chuyển đến bạn vừa ngậm đồ
Giờ cún biết nhả đồ vật ra khi ở cạnh ta nhưng lại chưa biết cách mang đồ đến cho ta. Ta hãy
ném nhẹ đồ vật yêu thích của chúng trên mặt đất, khi cún ngậm đồ lên, hay đưa hai tay ra và cổ
vũ chú cún chạy đến gần ta kết hợp với việc lấy thức ăn động viên(thưởng).

You might also like