Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

Chương 2

MẠCH XÁC LẬP ĐIỀU HÒA


Tóm tắt nội dung
− Các khái niệm về dòng điện điều hòa: Trị biên độ, trị hiệu dụng, chu kỳ, tần
số,góc pha, góc pha đầu, sự lệch pha giữa hai hàm điều hòa cùng tần số.
− Cách biểu diễn dòng điện điều hòa bằng véc tơ và bằng số phức.
− Quan hệ giữa điện áp, dòng điện của dòng điện điều hòa trên các phần tử mạch.
− Các khái niệm: Cảm kháng, dung kháng, tổng trở, tổng trở phức, công suất tác
dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến, hệ số công suất của mạch điện điều
hòa.
2.1 Khái niệm dòng điện điều hòa (dòng điện hình sin)
2.1.1 Khái niệm dòng điện hình sin
Dòng điện hình sin là dòng điện có trị số là một hàm điều hoà của thời gian.
Biểu thức giá trị tức thời của dòng điện hình sin tại thời điểm t có dạng:
I = Im sin(t+I )
2.1
u = Um sin(t+u )
e = Em sin(t+e )
Trong đó:
i, u, e là giá trị tức thời của dòng điện, điện áp, sức điện động tại thời điểm t.
Im, Um, Em là giá trị cực đại mà dòng điện, điện áp, sức điện động có thể đạt tới và
gọi là biên độ của dòng điện, điện áp, sức điện động.
Góc (t+i) gọi là góc pha (pha) của dòng điện hình sin tại thời điểm t.
I , u , e là góc pha tại thời điểm t=0 và gọi là góc pha đầu.
 là tốc độ biến thiên góc pha và gọi là tần số góc của dòng điện hình sin. Đơn vị
của  là rad/s.
Chu kỳ T của dòng điện hình sin là khoảng thời gian ngắn nhất để dòng điện hình
sin lặp lại trị số và chiều biến thiên. Như vậy trong thời gian một chu kỳ T, góc pha
biến thiên một lượng là: T = 2.
Số chu kỳ của dòng điện trong một đơn vị thời gian gọi là tần số (f).

1 
f= = (2.2)
T 2

Đơn vị của tần số là héc, ký hiệu: HZ. Giữa tần số và tần số góc có quan hệ:
=2f (2.3)
Ở nước ta tần số nguồn điện công nghiệp là: F = 50 HZ;  = 2f = 2.50 = 314 rad/s.
Biên độ, chu kỳ, tần số, tần số góc, góc pha, góc pha đầu cho biết các thông tin về
dòng điện hình sin và được gọi là các đại luợng đặc trưng của dòng điện hình sin.

11
Hình 2.1 Đồ thị dòng điện hình sin
Đồ thị theo thời gian của dòng điện hình sin như hình 2.1
Nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện hình sin trong thực tế được mô tả trên hình
2.2: Trên phần tĩnh làm bằng thép kỹ thuật điện, đặt một khung dây dẫn xy, phần quay
là một nam châm có thể quay đều quanh trục với vận tốc góc ω. Hoạt động của máy
như sau: Gọi phần mặt phẳng đối xứng và nằm giữa hai cực từ của nam châm quay là
A; phần mặt phẳng giới hạn bởi khung dây xy là B. Khi máy hoạt động mặt phẳng B
sẽ cố định còn mặt phẳng A sẽ quay đều. Giả sử tại thời điểm t = 0, góc giữa mặt
phẳng A và B là e , nếu nam châm quay ngược chiều kim đồng hồ thì sau khoảng thời
gian t, nam chân quay được góc ωt và góc giữa mặt phẳng A và B khi đó sẽ là
(t +  e ) . Gọi từ thông qua diện tích A là Φ’ (Φ’ là hằng số) thì từ thông qua diện tích
B tại thời điểm t sẽ là:  = '. cos(t +  e ), như vậy từ thông Φ qua khung dây xy là
hàm số của thời gian, theo định luật cảm ứng điện từ, trong khung dây xy sẽ có sức
điện động cảm ứng e, xác định theo biểu thức:
d
= − '. cos(t +  e ) = '.. sin(t +  e ) = E m sin(t +  e )
d
e=−
dt dt
Trong đó, Em=Φ’ω=const là biên độ của sức điện động e. Như vậy sức điện động thu
được phù hợp với định nghĩa (2.1) về sức điện động hình sin.

t +  e Phần tĩnh
x
Phần
quay
t N
x A
N
B S
S
e

y
y
Hình 2.2 Nguyên tắc cấu tạo máy phát điện hình sin

12
Dòng điện hình sin được dùng rộng rãi vì những ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế:
− Đạo hàm, tích phân một hàm điều hoà cũng là một hàm điều hoà.
− Biến đổi điện áp dễ dàng.
− Máy phát, động cơ cấu tạo đơn giản chắc chắn.
2.1.2 Sự lệch pha của dòng điện hình sin
Xét hai lượng hình sin cùng tần số:
u = Um sin(t+u )
i = Im sin(t+I )
Hiệu hai góc pha của u và i gọi là góc lệch pha giữa điên áp và dòng điện, ký hiêu: 
 = (t+u)-(t+I )=u -I (2.4)
 > 0 Ta nói điện áp nhanh pha hơn dòng điện (hay dòng điện chậm pha hơn điện
áp, (hình 2.3a).
 < 0 Ta nói điện áp chậm pha hơn dòng điện (hay dòng điện nhanh pha hơn điện
áp) (hình 2.3b).
 = 0 Ta nói điện áp, dòng điện cùng pha (hình 2.3c).

Hình 2.3 Sự lệch pha của dòng điện hình sin


2.1.3 Trị hiệu dụng của dòng điện hình sin
Theo định nghĩa, trị hiệu dụng của dòng tuần hoàn i là đại lượng I xác định như sau:
1T 2
T 0
I= i dt (2.5)

Với dòng hình sin, khi thay i =Im sint vào (2.5) ta được:
I
I= m (2.6)
2
Tương tự, ta có trị hiệu dụng của điện áp và sđđ hình sin thứ tự là:
U
U= m (2.7)
2
E
E= m (2.8)
2
Về ý nghĩa vật lý, trị hiệu dụng của dòng hình sin bằng trị số của một dòng không

13
đổi khi chảy qua cùng một tải điện trở thì tiêu tán cùng một công suất như dòng hình
sin.
Từ (2.6), (2.7), (2.8) biểu thức giá trị tức thời của dòng điện hình sin viết theo trị
hiệu dụng có dạng:
i = I 2 sin(t +  )
i
2.9
u = U 2 sin(t +  u )
e = E 2 sin(t +  e )
Trong thực tế khi thông báo về dòng điện hình sin người ta thường sử dụng trị hiệu
dụng. Ví dụ: Điện áp, dòng điện của một thiết bị là 220V, 10A thì các trị số đó đều là
trị hiệu dụng.
Các thiết bị đo thông thường cũng được cấu tạo để đo trị hiệu dụng.
2.2 Biểu diễn dòng điện hình sin bằng véc tơ
Đã biết trong toán học có thể biểu diễn một đại luợng hình sin bằng một véc tơ
(vector) và việc cộng trừ các đại lượng hình sin cùng tần số tương ứng với việc cộng,
trừ các véc tơ biểu diễn chúng.
Trong kỹ thuật điện, qui ước biểu diễn một đại lương hình sin bằng một véc tơ có
độ dài tỷ lệ với trị hiệu dụng và góc hợp với chiều dương trục ox bằng góc pha đầu
của đại lượng hình sin.

Hình 2.4 Biểu diễn dòng điện hình sin bằng véc tơ
Trong hình 2.4 vẽ ba véc tơ I1, I2, I thứ tự là biểu diễn của các dòng điện hình sin:
i1 = I 2 sin(t + 1 ), i 2 = 2I 2 sin(t + 2 ), i = ií + i2
Trong đó: 1 < o , 2 > 0
Định luật Kirchhoff dạng véc tơ.

Định luật K1: I = 0 (2.10)

Định luật K2: U = 0 (2.11)
2.3 Quan hệ dòng điện-điện áp và công suất của dòng điện hình sin trong các
phần tử mạch
2.3.1 Trong nhánh thuần điện trở
Quan hệ dòng điện, điện áp.
Giả sử dòng điện chảy qua điện trở có dạng i = I 2 sin(t +  i ) , theo định luật
ôm điện áp trên điện trở sẽ là: u R = Ri = RI 2 sin(t + i ) = U R 2 sin(t +  u )
Trong đó:
UR = R.I (2.12)
14
 u = I
UR là tri hiệu dung của điện áp.
u là góc pha đầu của điện áp.
Như vậy trị hiệu dụng của điện áp bằng trị hiệu dụng của dòng điện nhân với điện
trở; dòng điện, điện áp cùng pha.
Công suất.
Công suất tức thời trên điện trở:
pR = uR.iR = 2UR.I sin2(t+I ) = UR.I.[1- cos2(t+I )] > 0
Vậy nhánh R chỉ nhận năng lượng, tức trên nhánh R chỉ có hiện tương biến điện
năng thành các dạng năng lượng khác.
Công suất trung bình trong một chu kỳ trên điện trở:
1T 1T
P =  p R dt =  U R I[1 − cos 2(t + i )]dt = U R I = RI 2 (2.13)
T0 T0
Đồ thị véc tơ và đồ thị theo thời gian của u, i, p, P như hình 2.5.

Hình 2.5 Đồ thị dòng điện hình sin trong nhánh thuần điện trở
2.3.2 Trong mạch thuần điện cảm

Hình 2.6 Đồ thị dòng điện hình sin trong nhánh thuần điện cảm
Quan hệ dòng điện, điện áp.
Giả sử dòng điện qua điện cảm L có dạng: i = I 2 sin(t +  i ) , theo (1.9) điện áp
trên điện cảm sẽ là:

15
 
= LI 2 cos(t + i ) = LI 2 sin t +  i +  = U L 2 sin(t +  u )
di
uL = L
dt  2
Trong đó: UL = L.I = XL.I (2.14)
Với: L = XL (2.15)
XL gọi là cảm kháng. Đơn vị đo của XL là ôm ()
UL là trị hiệu dụng của địên áp trên điện cảm.
Vậy trị hiệu dụng của điện áp bằng trị hiệu dụng của dòng điện nhân với cảm
kháng.
u=I+/2
u là góc pha đầu của điện áp. Vậy điện áp nhanh pha hơn dòng điện góc /2
Công suất
Công suất tức thời trên điện cảm:
p L = u L i = U 2 cos(t + i ).I 2 sin(t +  i ) = U L I sin 2(t +  i ) (2.16)
(2.16) cho thấy, pL là một hàm điều hòa với tần số gấp hai lần tần số dòng điện, vậy
trong nhánh có hiện tượng tích phóng năng lượng. Trong khoảng: 0<t</2, pL>0
điện cảm nhận năng lượng tích luỹ vào không gian dưới dạng từ trường; trong khoảng
/2<t<, pL<0 năng lượng tích luỹ trong từ trường hoàn trả lại mạch điện (dưới dạng
dòng cảm ứng).
Công suất trung bình trong một chu kỳ trên điện cảm bằng không:
1T 1T
p L =  p L dt =  UI sin 2(t + i )dt = 0
T0 T0
Tích U.I là biên độ của công suất tức thời (pL ) nó cho biết cường độ của quá trình
tích phóng năng lượng trong mạch điện cảm và được gọi là công suất phản kháng
mạch điện cảm, ký hiệu là QL:
QL = UL I = XLI2 (2.17 )
Đơn vị của công suất phản kháng là Vôn-Ampe phản kháng ký hiệu là: VAR.
Đồ thị véc tơ và đồ thị theo thời gian của u, i, p như hình 2.6
2.3.3 Trong mạch thuần điện dung

Hình 2.7 Đồ thị dòng điện hình sin trong nhánh thần điện dung
Quan hệ dòng điện, điện áp.
16
Giả sử dòng điện qua điện dung C có dạng: i = I 2 sin(t + i ) , theo (1.12) điện
áp trên điện dung sẽ là:
 
idt =  I 2 sin(t +  i )dt = − I 2 cos(t +  i ) =
1 1 1 1
uC =
C  C C
sin t +  i − 
C  2
 u C = U C 2 sin(t +  u )
Trong đó:
1
UC = I = XCI (2.18)
C
Với: 1/.C = XC
XC gọi là dung kháng. Đơn vị của dung kháng là ôm ()
UC là trị hiệu dụng của địên áp trên điện dung.
Vậy trị hiệu dụng của điện áp bằng trị hiệu dụng của dòng điện nhân với dung kháng.
u=I-/2
u là góc pha đầu của điện áp.
Vậy điện áp chậm pha hơn dòng điện góc /2.
Công suất
Công suất tức thời trên điện dung:
p L = u L i = U 2 cos(t + i ).I 2 sin(t +  i ) = U L I sin 2(t +  i ) (2.19)
(2.19) cho thấy, pC là một hàm điều hòa với tần số gấp hai lần tần số dòng điện, vậy
trong nhánh có hiện tượng tích phóng năng lượng. Trong khoảng 0<t</2, pC<0 điện
dung phóng năng lượng hoàn trả lại mạch điện (dưới dạng dòng điện phóng của điện
dung); trong khoảng /2<t<, pL>0 nhánh nhận năng lượng tích luỹ vào không gian
dưới dạng điện trường. Công suất trung bình trong một chu kỳ trên điện dung bằng
không:
1T 1T
− UI sin 2(t +  i )dt = 0
T 0 T 0
PC = p C dt =

Tích U.I là biên độ của công suất tức thời (pC ) nó cho biết cường độ của quá trình
tích phóng năng lượng trong mạch điện dung và được gọi là công suất phản kháng
mạch điện dung, ký hiệu là QC.
QC = UCI = XCI2 (2.20)
Đơn vị của công suất phản kháng là Vôn-Ampe phản kháng ký hiệu là:VAR.
Đồ thị véc tơ và đồ thị theo thời gian của u, i, p như hình 2.7
2.3.4 Trong nhánh nối tiếp R,L,C
Quan hệ dòng điện, điện áp.
Giả sử dòng điện qua mạch có dạng: i = I 2 sin(t + i ) , khi đó trên R, L, C sẽ có
các điện áp: uR, uL, uC và điện áp giữa hai đầu nhánh là u. Các véc tơ biểu diễn các
   
điện áp đó là: U R , U L , U C , U
Phương trình viết theo luật Kirchhoff 2 cho mạch dưới dang véc tơ:
   
UR + UL + UC = U
17
Đồ thị véc tơ của mạch như hình 2.8b.

Theo đồ thị véc tơ ta có:

U = U 2R + (U L − U C ) = (RI )2 + (X L I − X C I)2 = I R 2 + (X L − X C )
2 2

z = R 2 + (X L + X C )
2
Đặt: XL–XC=X và (2.21)
X gọi là điện kháng của nhánh nối tiếp R,L,C;
z gọi là tổng trở của nhánh. Đơn vị của X, z là ôm ()

Hình 2.8 Đồ thị dòng điện hình sin trong nhánh nối tiếp R, L, C

Giữa trị hiệu dụng của dòng điện và điện áp có quan hệ:
U
U = z.I hay I= (2.22)
z
Về góc pha: điện áp và đòng điện lệch pha góc  =u-i, xác định bởi:
U − UC X
 = arctg L = arctg (2.23)
UR R
Nếu: XL > XC =>  > 0, điện áp nhanh pha hơn dòng điện. Ta nói mạch có tính
điện cảm.
XL < XC =>  <0, điện áp chậm pha hơn dòng điện. Ta nói mạch có tính điện
dung.
XL = XC =>  = 0, dòng điện, điện áp cùng pha, trong mạch có hiện tương cộng
U
hưởng điện áp. Dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất: I = . Điện áp trên các
R
phân tử L, C có thể lớn hơn điện áp giữa hai đầu mạch (U).
Tam giác tổng trở.
Từ đồ thị véc tơ ta có: UR = Ucos hay RI = zIcos
=> R = zcos (2.24)
UL-UC = Usin hay XLI – XCI = zIsin
=> X = zsin (2.25)

18
Ta có thể biểu diễn các quan hệ (2.21), (2.24), (2.25) bằng một tam giác vuông như
hinh 2.8c, tam giác đó gọi là tam giác tổng trở.

2.4 Công suất của mạch điện hình sin


Đã biết công suất tức thời của mạch điện là p = u.i với mạch điện hình sin (hình
2.9) công suất tức thời không có ý nghĩa thực tiễn. Để nói nên cường độ của các quá
trình năng lượng trong mạch điện hình sin người ta định nghĩa 3 loại công suất: Công
suất tác dụng; công suất phản kháng; công suất biểu kiến.

Hình 2.9 Công suất trong mạch điện hình sin


2.4.1 Công suất tác dụng (P)
Công suất tác dụng là công suất trung bình trong 1 chu kỳ:
1T 1T
p =  pdt =  uidt (2.26)
T0 T0
Giả sử dòng điện, điện áp là:
i = I 2 sin(t + i )
u = U 2 sin(t + i + )
thế vào (2.26) và sau khi lấy tích phân ta được:
P = U.I cos (2.27)
Đơn vị đo của công suất tác dụng là oát (W).
Công suất tác dụng chính là công suất biến đổi điện năng thành các dạng năng
lượng khác, vậy nó chính là tổng công suất trên các điện trở của các nhánh trong
mạch:
P =  Rk Ik2 (2.28)
Rk, Ik là điện trở và hiệu dụng của dòng điện trong nhánh thứ k.
2.4.2 Công suất phản kháng (Q)
Công suất phản kháng được định nghĩa như sau:
Q = UIsin (2.29)
Đơn vị đo của công suất phản kháng là vôn-ampe phản kháng (VAR).
Công suất phản kháng chính là công suất tích phóng năng lượng trong mạch điện.
Nó có thể được tính bằng tổng công suất phản kháng trên điện cảm và điện dung:
Q = QL-QC = XLKI2k-XCkI2K (2.30)
Trong đó XLk ,XCk ,Ik thứ tự là cảm kháng, dung kháng và hiệu dụng dòng điện
trong nhánh thứ k.
2.4.3 Công suất biểu kiến (S)
Công suất biểu kiến được định nghĩa là: S = U.I (2.31)
19
Đơn vị đo của công suất biểu kiến là vôn-ampe (VA).
Công suất biểu kiến còn gọi là công suất toàn phần. Nó cho biết khả năng (về mặt
năng lượng) của thiết bị.

Hình 2.10 Tam giác công suất


Từ (2.27), (2.29), (2.31) có thể viết các quan hệ:
P = S.cos
Q = S.sin 2.32

S = P2 + Q2
Quan hệ (2.32) có thể biểu diễn trực quan bằng một tam giác vuông như hình 2.10
gọi là tam giác công suất
2.4.4 Nâng cao hệ số công suất cos
Theo định nghĩa, hệ số công suất của mạch là tỷ số giữa công suất tác dụng và
công suất biểu kiến của mạch: P/S. Từ (2.27), (2.31) suy ra hệ số công suất chính là
cos.
Hệ số công suất là một chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng của mạch điện. Hệ số công suất
lớn sẽ tăng khả năng sử dụng công suất của nguồn và giảm tổn thất trên đường dây
truyền tải. Vậy nâng cao hệ số công suất là yêu cầu đặt ra khi tải có hệ số công suất
nhỏ.
Các tải thực tế phần lớn thường có tính điện cảm, để nâng cos của tải này người
ta thường dùng các biện pháp:
− Dùng máy bù đồng bộ.
− Nối song song với tải một tụ điện (gọi là tụ bù cos).

Hình 2.11 Bù cos bằng tụ điện.


Xét phương pháp bù cos bằng tụ: Giả sử tải có công suất P, hệ số công suất
cos1, điện áp U. Muốn nâng hệ số công suất của tải nên cos2 (cos2>cos1) ta nối
song song với tải tụ điện C như hình 2.10a, để xác định giá tri của C ta vẽ đồ thị véc tơ
dòng, áp của mạch như hình 2.10b, theo đó ta có:
IC = tg1P/U - tg2P/U = (tg1 - tg2)P/U
thay IC = U.C sẽ được:
20
U.C = (tg1 - tg2) P/U
P
 C= (tg1 − tg 2 ) (2.33)
U 2
2.5 Biểu diễn dòng điện hình sin bằng số phức
2.5.1 Tóm tắt về số phức
Đơn vị ảo: đơn vị ảo ký hiệu là j và định nhĩa như sau:
j = −1 (hay j2=-1).
Số phức.
Một tổng:
 = a + jb
V (2.34)
Trong đó: a, b là số thực; j là đơn vị ảo gọi là một số phức. (a) gọi là phần thực;
(jb) gọi là phần ảo của số phức đó.

Hình 2.12 Biểu diễn số phức trong mặt phẳng phức


Số phức V được biểu diễn trong mặt phẳng (gọi là mặt phẳng phức) của một hệ toạ
độ vuông góc có trục ngang biểu diễn số thực (gọi là trục thực), trục dọc biểu diễn số
ảo (gọi là trục ảo), bằng một điểm ( V ) có toạ độ là cặp số (a,jb). Véc tơ có gốc là gốc
toạ độ 0, ngọn là điểm ( V ) gọi là véc tơ biểu diễn số phức V . Độ dài của véc tơ gọi là
mô đun của số phức, ký hiệu (V), góc giữa véc tơ với chiều dương trục thực gọi là
arcgumen của số phức, ký hiệu (). Ta có quan hệ:
a = Vcos; b = Vsin; V = a 2 + b 2 ; tg=b/a (2.35)
=> V  = a + jb = V cos  + jV sin  = V(cos  + jsin )
thay cos +jsin = ej được: V  = Ve j (2.36)
Dạng (2.34) gọi là dạng đại số của số phức
Dạng (2.36) gọi là dạng số mũ của số phức và còn thường được viết dưới dạng ký
 = Ve j = V
hiệu: V
Số phức liên hợp
Hai số phức có phần thực bằng nhau, phần ảo đối nhau gọi là một cặp số phức liên
~
 = a + jb = Ve j Thì: V
hợp: V = a − jb = Ve − j
Gọi là số phức liên hợp của V
Các phép tính với số phức.
Cho hai số phức:  = a + jb = V e j
V 1
1 1 1 1

21
 = a + jb = V e j
V 2
2 2 2 2

Số phức bằng nhau:  =V


V  Nếu: a1=a2; b1=b2
1 2

Cộng hai số phức: V  = (a  a )  j(b  b )


 V
1 2 1 2 1 2

Nhân hai số phức:


Viết dưới dạng đại số:
. .
V 1 .V 2 = (a1 + jb1 ).(a2 + jb2 ) = (a1a2 − b1b2 ) + j (a1b2 + a2 b1 )

Trong đó đã thay j2=-1


Viết dưới dạng số mũ:
 .V
V  e j = V .V e j( +
 = V e j .V 1 2 1 2 )
1 2 1 2 1 2

Chia 2 số phức:
Viết dưới dạng đại số: khi chia 2 số phức viết dưới dạng đại số, ta nhân cả tử và mẫu
số (số bị chia và số chia) với số phức liên hợp của mẫu số

V a + jb 1 (a 1 + jb 1 )(a 2 − jb 2 ) a 1a 2 + b1 b 2 a b − a 1b 2
1
= 1 = = + j 2 21
V
2 a 2 + jb 2 (a 2 + jb 2 )(a 2 − jb 2 ) a +b
2 2
a + b2
V V e j V 1

Viết dưới dạng số mũ: 1


= 1 j = 1 e j( − ) 1 2

V Ve V 2
2
2
2
j(    )
Nhân số phức với: e  j j
Ve .e  j
= Ve

Hình 2.13 Nhân số phức với ejα


Như vậy nhân một số phức với e  j tương đương với quay véc tơ biểu diễn số
phức đi một góc α thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ (xem hình 2.13). Vì
e  j 2
=  j nên nhân một số phức với  j tương đương với quay véc tơ biểu diễn số
phức thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ góc /2
2.5.2 Biểu diễndòng điện hình sin bằng số phức
Một lượng hình sin có thể biểu diễn bằng một véc tơ, một số phức cũng có thể biểu
diễn bằng một véc tơ. Vậy có thể biểu diễn một lượng hình sin bằng một số phức.
Véc tơ biểu diễn dòng điện hình sin có mô đun tỷ lệ với trị hiệu dụng, góc hợp với
chiều dương trục hoành bằng góc pha đầu của dòng điện hình sin. Tương tự như vậy,
người ta qui ước biểu diễn dòng điện hình sin bằng một số phức có mô đun bằng trị
hiệu dụng; arcgumen bằng góc pha đầu của dòng điện hình sin. Số phức đó gọi là số
phức hiệu dụng của dòng điện hình sin.
22
Ví dụ: Số phức biểu diễn dòng điện hình i = I 2 sin(t + i ) , ký hiệu là I và
xác định như sau:
I = Ie j = I cos  + jI sin 
i
(2.37a)
i i

Tương tự ta có:
Số phức điện áp
 = Ue j = U cos  + jU sin 
U u
(2.37b)
u u

Số phức sức điện động:


E = Ee j = E cos  e + jE sin  e
e
(2.37c)
2.5.3 Tổng trở và tổng dẫn phức
Tổng trở phức của mạch điện hình sin (hình 2.14) ký hiệu là Z và định nghĩa như sau:

Hình 2.14 Tổng trở phức

.
U Ue j Uu
(2.38)
Z= .
= j
= e j(  −  ) = ze j
u i

I Ie i
I
Theo (2.21), (2.22) ta có thể viết:
Z = ze j = z cos  + jz sin  = R + jX (2.39)
Như vậy: phần thực của tổng trở phức là điện trở R; phân ảo của tổng trở phức là điện
kháng X của mạch điện hình sin.
Tổng dẫn phức: đại lượng nghịch đảo của tổng trở phức gọi là tổng dẫn phức, ký
hiệu là Y
1 1
Y = = e − j = ye− j (2.40)
Z z
1
y = gọi là mô đun của tổng dẫn phức.
z
1 R X
Cũng có thể viết dưới dạng: y = = 2 − j = g − jb (2.41)
R + jX R + X 2 R 2 + X2
Trong đó:
R X
g= ; b= 2
R +X 2 2
R + X2
Định luật kirchhoff dạng phức
Định luật K1 dạng phức: Tổng đại số các dòng điện phức tại một nút mạch bằng
không:  I = 0 (2.42)
Định luật K2 dạng phức: Đi theo một vòng kín qua một số nhánh của mạch điện,
tổng đại số các điện áp phức trên các phần tử R, L, C bằng tổng đại số các sức điện
động phức.
23
 Z I
k k =  E k (2.43)

2.6 Các phương pháp phân tích mạch


2.6.1 Một số biến đổi tương đương
a. Tổng trở tương đương của mạch nối tiêp
Để đơn giản, dưới dây ta sẽ gọi tắt “tổng trở phức” là “tổng trở”.
Tổng trở tương đương của mạch nối tiếp các tổng trở bằng tổng đại số của các tổng
trở thành phần.
Ztđ=Z1+Z2+ . . . + Zn (3.1)

Hình 3.2 Minh họa phương pháp biến đổi tương đương mạch nối tiếp và mạch song song

Ví dụ 3.2: Mạch hình 3.2a có tổng trở là:


Z=(5+2+6)+j(3-7+4)=13

b. Tổng dẫn tương đương của mạch nối song song


Tổng dẫn tương đương của mạch nối song song bằng tổng đại số các tổng dẫn
thành phần.
Ytđ=Y1+Y2+ . . .+Yn (3.2)
Ví dụ 3.3: Mạch hình 3-2b có tổng dẫn là:
1 1 4 − j3 3 + j4
Y= + = + = 0,28 + j0,04
4 + j3 3 − j4 25 25

c. Biến đổi tương đương sao–tam giác


Ba tổng trở nối như hình 3.3a gọi là nối hình sao; nối như hình 3.3b gọi là nối tam giác.

Hình 3.3 Ba tổng trở nối hình sao và hình tam giác
24
Có thể chứng minh, khi thay thế ba tổng trở nối hình sao nối giữa ba nút mạch (1,
2, 3) bằng ba tổng trở nối tam giác nối vào ba nút mạch đó (hoặc ngược lại), nếu giá trị
các tổng trở trong hai sơ đồ quan hệ với nhau theo công thức:
Z12 Z 31 Z12 Z 23 Z 23 Z 31
Z1 = ; Z2 = ; Z3 = (3.3a)
Z12 + Z 23 + Z 31 Z12 + Z 23 + Z 31 Z12 + Z 23 + Z 31
Z1 Z 2 Z2 Z2 Z1 Z 3
Z12 = Z1 + Z 2 + ; Z 23 = Z 2 + Z 3 + ; Z 31 = Z1 + Z 3 + (3.3b)
Z3 Z1 Z2
thì phép thay thế này là tương đương (tức là điện áp giữa ba nút mạch và dòng điện
chảy vào (hay ra) ba nút mạch không thay đổi bởi sự thay thế đó) .
Ví dụ 3.4: Tính dòng địên I trong mạch hình 3.4a, biết U=100V
Giải: Sử dụng biến đổi tương đương  => Y chuyển mạch điện hình (a) thành
mạch điện hình (b). sau đó dùng các công thức (3.1), (3.2) tính tổng trở tương đương
của mạch hình (b) được:
1
Z= + 1 = 2
1 1
+
1 + j1 1 − j1

=> z=2
Dòng điện trong mạch bằng:
U 100
I= = = 50 A
z 2

Hình 3.4 Biến đổi tương đương tam giác-sao


2.6.2 Phương pháp dòng điện nhánh
Các phương pháp giải mạch điện hình sin được trình bày sau đây đều áp dụng
biểu diễn phức của dòng điện hình sin (phương pháp số phức). Việc giải mạch điện
hình sin bằng phương pháp số phức bao gồm các bước sau:
Biểu diễn các đại lượng: e, u, i và các tổng trở mạch điện dưới dạng số phức:
.
e = E 2 sin(t +  e )  E = E e 25
.
u = u 2 sin(t +  u )  U = E u
.
i = I 2 sin(t +  i )  I = I i
Mạch điện trở (R): Tổng trở là: ZR=R
Mạch điện cảm (L): Tổng trở là: ZL=jL=jXL
Mạch điện dung (C): Tổng trở là: ZC=-j/C=-jXC
Dựa vào các định luật K dạng phức viết hệ phương trình phức cho mạch điện.
. .
Giải hệ phương trình này để tìm ảnh phức của ẩn ( I , U ), từ đó có thể xác định
các thông số cần biết (hiệu dụng, góc pha đầu) của ẩn.
Nội dung phưong pháp dòng điện nhánh
Chọn ẩn là dòng điện chảy trong các nhánh (thường đánh số từ i 1 đến in), đánh
dấu chiều dương dòng điện trong các nhánh bằng các mũi tên.
Nếu mạch có n nút và m nhánh: Viết (n-1) phương trình theo K1 cho (n-1) nút
và (m-n+1) phương trình theo K2 cho (m-n+1) vòng độc lập (thường chọn là các vòng
mắt lưới trong sơ đồ. Vòng mắt lưới là vòng không chứa trong nó một vòng nào
khác).
Giải hệ phương trình trên để tìm dòng điện các nhánh.
Ví dụ 3.5:
Tính dòng điện trong các nhánh của mạch hình 3.5. Biết:
e1=e3=120.21/2sin(314.t)V; R=2; L=2/314 H.
Giải:
. .
E1 = E 3 = 120 0V = 120 V ZR=R=2; ZL=jXL=jL=j314.2/314=j2
;
Mạch có hai nút, ba nhánh: viết một phương trình theo K1 cho nút A, hai phương
trình theo K2 cho hai vòng (a), (b).
Phương trình cho nút A:
. . .
I1 − I 2 + I 3 = 0
Phương trình cho vòng (a):
. . .
( R + jX L ) I 1 + ( R + jX L ) I 2 = E 1

Phương trình cho vòng (b):


. . .
− ( R + jX L ) I 2 − ( R + jX L ) I 3 = − E 3
Thay số và giải hệ 3 phương trình trên được:
.
I1 = 10 − j10 => I1 = 10 2 + 10 2 = 10 2 A
.
I 2 = 20 − j20 => I 2 = 20 2 + 20 2 = 20 2 A
.
I 3 = 10 − j10 => I 3 = 10 2 + 10 2 = 10 2 A

26
Hình 3.5 Phương pháp dòng điện nhánh Hình 3.6 Phương pháp dòng điện vòng

2.6.3 Phương pháp dòng điện vòng


Nội dung phương pháp
Chọn ẩn là các dòng điện chảy kín trong các vòng độc lập gọi là các dòng điện
vòng
Nếu mạch có n nút, m nhánh thì số vòng độc lập cần chọn để viết phưong trình
là: (m-n+1) vòng (thường chọn các vòng độc lập là các vòng mắt lưới).
Trong các vòng đã chọn, viết phương trình theo luật K2 như sau: tổng đại số
các điện áp rơi trên các tổng trở của vòng do các dòng điện vòng gây ra bằng tổng đại
số các sức điện động thuộc vòng. Trong đó các điện áp và sức điện động cùng chiều đi
của vòng lấy dấu dương; ngược chiều đi của vòng lấy dấu âm.
Giải hệ các phương trình vừa viết tìm được các dòng điện vòng. Sau đó tính
dòng điện các nhánh bằng tổng đại số các dòng điện vòng đi qua nhánh đó.

Ví dụ 3.6
Tính dòng điện các nhánh của mạch hình 3.6 bằng phưong pháp dòng điện vòng, biết:
e1=120 2 sin314t V, e2=120 2 sin(314t+π/4) V, L=(2/314)H, R1=2Ω,
R2=3Ω, C=(1/942)F, R3=5Ω.
Giải:
( )
. .
E1 = 120 0V = 120 V , E 3 = 120  / 4V = 60 2 + j60 2 V ,
ZL=jXL=jL=j314.2/314=j2, ZC=1/jC=1/j314.1/942=-j3Ω,
Vì mạch có 2 nút 3 nhánh nên cần chọn 2 vòng độc lập để viết phương trình. Chẳng
hạn chọn vòng a, b; dòng điện vòng tương ứng của các vòng đó ký hiệu là: Ia , Ib
Phương trình cho vòng (a):
(R 1 + Z L ) I a + (R 2 + Z C )(I a − I b ) = E1
. .

.
Trong đó: ( R + jX L ) I a là điện áp trên R, L của nhánh 1; ( R2 + Z C )( Ia − Ib ) là điện
áp trên nhánh 2. Tương tự, phương trình cho vòng (b) là:
(R 2 + ZC )(I b − I a ) + R 3 I b = E 3
.

27
Thay số và giải hệ 2 phương trình trên được:
I = 12,2587 − j7,938; I = −1,4498 − j19,0989
a b

Tính các dòng điệh nhánh:


I = I = 12,2587 − j7,938 = 15,4533  − 0,5395 => I1=15,4533A
1 a

I = I − I = 14,708 + j11,1608 = 18,4632 0,6491 => I2=18,4632A


2 a b

I = −I = 1,4498 + j19,0898 = 19,1538 1,4951 => I3=19,1538A


3 b

Nhận xét: Hệ phương trình mạch viết theo phương pháp dòng điện vòng có số
phương trình ít hơn hệ phương trình mạch viết theo phương pháp dòng điện nhánh, tuy
nhiên nghiệm của hệ phương trình dòng điện nhánh là các dòng điện nhánh còn
nghiệm của hệ phương trình dòng điện vòng chỉ là các dòng điện vòng, để có các dòng
điện nhánh phải qua bước tính trung gian từ dòng điện vòng ra dòng điện nhánh.
2.6.4 Phương pháp điện áp hai nút
Nội dung của phương pháp
Phương pháp này áp dụng cho mạch có nhiều nhánh nhưng chỉ có hai nút. Cơ sở
của phương pháp như sau: Xét mạch hình 3.7, ta có:
     
I = U + E1 ; I = U − E1 . . . ; I = U + E n
1 2 n
Z1 Z2 Zn
Tổng quát:
 
I = U  E k (3.4)
k
Zk
Biểu thức lấy dấu (+) nếu E k cùng chiều U và ngược lại.
Theo K1 có:
I + I + ... + I = 0
1 2 n

U + E U − E  + E
U
=> 1
+ 2
+ ... + n
=0
Z1 Z2 Zn
 1 1 1    E 1 E 2 E 
 + + ... +  U +  − + ... + n  = 0
 Z1 Z 2 Zn   Z1 Z 2 Zn 
  
 = − E1 Y1 + E 2 Y2 + ... − E n Yn
U (3.5)
Y1 + Y2 + ... + Yn
1
Trong đó: Yk = và E k lấy dấu (-) nếu cùng chiều U và ngược lại.
Zk

28
Hình 3.7 Mạch điện hai nút Hình 3.8 Mạch điện cho ví dụ 3.7
Các bước giải mạch điện bằng phương pháp điện áp hai nút:
− Vẽ chiều điện áp giữa hai nút; chọn chiều dòng điện trong các nhánh cùng chiều
điện áp.
− Tính điện áp giữa hai nút theo công thức (3.5); sau đó tính dòng điện trong các
nhánh theo công thức (3.4)
Ví dụ 3.7
Giải mạch điện trong ví dụ 3.5 bằng phương pháp điện áp hai nút.
Giải:
Chọn chiều điện áp hướng từ A → B (xem hình 3.8); chiều dòng điện như hình vẽ.
Theo (3.5) có:
  
U = E 1 Y + E 2 Y = 2E 1 (Với : Y =
1
)
2 + j2
AB
3Y 3
Thay số vào có :
 = 2.120 = 80 V
U AB
3
Theo (3.4) có:
 
I = U AB − E1 = 80 − 120 = −10 + j10
2 + j2
1
Z1

I = U AB = 80 = 10 − j20
2 + j2
2
Z2
 
I = U AB − E 3 = 80 − 120 = −10 + j10
2 + j2
3
Z3

29
BÀI TẬP CHƯƠNG 2
1. Cho hai dòng điện hình sin:
i1 = 5 2 sin t
i 2 = 5 2 sin(t +  4)
Vẽ véc tơ biểu diễn i1, i2. Dựa vào đồ thị véc tơ xác định biểu thức của: i = i1+i2
  
2. Ba điện áp u1, u2, u được biểu diễn bằng ba véc tơ: U1 , U 2 , U như hình 2.15.
Biết biểu thức của u1 là:
u1 = 100 2 sin(ωt+π/3).
Hãy xác định biểu thức của u2 và u.

Hình 2.15
3. Để xác định điện trở R và điện cảm L của cuộn dây làm thí nghiệm như sau: nối
cuộn dây vào điện áp một chiều UDC đo dòng điện IDC qua cuộn dây; Sau đó nối
cuộn dây vào nguồn điện áp xoay chiều UAC, tần số f, đo dòng điện IAC qua cuộn
dây. Hãy lập biểu thức tính R, L theo : UDC, IDC, UAC, IAC, f
4. Mạch điện hình 2.16, biết tần số nguồn điện là 50 Hz. Trị số chỉ trên oát mét W,
von mét V, ampe mét A thứ tự là: 300W, 100V, 5A. Tính R và C.

Hình 2.16
5. Mạch nối tiếp R, L, C. Biết R = 10, L = 26,5H, C = 265. Nguồn điện có điện áp
100V, xác định tần số nguồn điện để dòng trong mạch đạt cực đại. Tính điện áp trên
các phần tử mạch trong trường hợp này.
6. Cho ba sức điện động hình sin: e1 = Emsint
e2 = Emsin(t -2/3)
e3 = Emsin(t +2/3)
Vẽ véc tơ và viết các số phức biểu diễn chúng.
Tính: e=e1+e2+e3.
7. Mạch điện như hình 2.17, R = 5Ω, L = 1H, C = 0,02F, i = 5 2 sin10t. Hãy xác định
30
biểu thức của điện áp (u) và các công suất: tác dụng, phản kháng, biểu kiến của
mạch.

Hình 2.17

8. Một hộ dùng điện 1 pha sử dụng một tải 220V/5kW/cosφ = 0,8 và một tải thuần trở
220V/2 KW. Tính dòng điện hộ tiêu thụ khi cả hai tải đều hoạt động.
9. Một hộ dùng điện xoay chiều một pha điện áp 220V, tần số 50Hz, tổng công suất
của hộ là 50 KW, hệ số công suất 0,65. Xác định giá trị tụ bù để đưa hệ số công
suất của hộ lên 0,85.

31

You might also like