Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nhà giáo LÊ THU LAN

Thạc sỹ Văn Học


Giảng viên cao cấp
Email: thulanle2020@gmail.com
ĐT: 0913 512 088

VĂN TƯ DUY – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ VÀ VĂN CHƯƠNG

MUỐN TRỞ THÀNH CÂY BÚT BÌNH THƠ


TS. Chu Văn Sơn

A. BÌNH GIẢNG LÀ THẾ NÀO ?


1. Làm thế nào để phân biệt bình giảng với phân tích ?
Cảm thụ thơ hay bình thơ được dùng với hai nghĩa
+Bình với nghĩa rộng là tương đương với toàn bộ việc cảm thụ thơ
+Bình theo nghĩa hẹp lại chỉ tương ứng với một thao tác trong việc cảm thụ
2. Năng lực cảm thụ nghệ thuật rất chuyên biệt.
Mỗi người một sở trường , mỗi cây bút chỉ mạnh về một “ngón” nào thôi trong trường văn trận
bút:
+Hoài Thanh rõ ràng nghiêng về bình ít giảng
+Lê Trí Viễn lại nghiêng về giảng hơn bình .
+ Xuân Diệu thì phía nào cũng ham ,bình cũng không tiếc lời mà giảng thì cạn cả văn, kiệt cả ý.
+Chế Lan Viên lại rất ham luận –thi phẩm lắm khi chỉ là cái cớ để ông suy luận, triết luận, bàn
luận, luận giải về quy luật của thi pháp..
+Nguyễn Tuân lại chủ trương phải tán ( tán dương, tán tụng , tán thưởng ) mà lời tán của ông rất
bốc ,không ngại quá đà.
+Các cây bút đàn em như Vũ Quần Phương,Tô Hà, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Đức Quyền …mỗi
người nghiêng về một lối .
Khi viết, họ cũng không ý thức mình đang tiến hành thao tác nào: bình hay luận, giảng hay tán ,
phân hay tích nữa .
Một khi “đắc đạo” thì bài viết của họ cứ tuôn ra đầu ngọn bút như một dòng suy cảm rất tự
nhiên trước các áng thơ.

B. THAO TÁC CƠ BẢN BÌNH THƠ


1. Thao tác cơ bản nhất của văn nghị luận là phân tích
Phân tích nếu chiết tự ra đều có nghĩa là “ cắt xẻ , tách ra”.
Như từ điển Từ Hải đã định nghĩa:
“Phân tích là cơ sở để tổng hợp ,tổng hợp là mục tiêu của phân tích”
Có thể nói, văn nghị luận là văn phân tích, thao tác thông dụng nhất
1
Các thể văn cơ hồ chỉ khác nhau ở tính định lượng và mục đích khác nhau của việc phân tích.
2.Các thao tác nghị luận
Năm thao tác nghị luận tương ứng với 5 kiểu bài
 Phân tích: là chia tách , xem xét đầy đủ từ nội dung đến hình thức với thái độ khách
quan khoa học. Thao tác này đòi hỏi người phân tích đạt đến sự chân xác để chinh phục
nhận thức của người đọc.

 Chúng minh: là phân tích nhằm minh họa ,sáng tỏ một vấn đề nào đó

 Giải thích: là phân tích nhằm cắt nghĩa , lý giải một vấn đề nào đó

 Bình luận: là phân tích để hướng vào bàn bạc,tranh luận , trao đổi ,đánh giá vấn đề

 Bình giảng lại xoáy vào những ấn tượng chủ quan và không nhất thiết phải xem xét toàn
diện đối tượng. Người viết chỉ cần lắng nghe ,lụa chọn vài ba yếu tố gây ấn tượng đậm nhát
,lay động mình sâu xa nhát , nắm lấy nó rồi viết ra .
3.Sự khác biệt cơ bản của các thao tác :
 Phân tích khác bình luận và bình giảng:
Với phân tích: ngòi bút của người phân tích trở thành lưỡi dao giải phẫu sắc bén tinh vi , để chia
cắt đối tượng.
Người phân tích thường hiện ra như một nhà khoa học .
Với bình luận, bình giảng: ngòi bút của người bình tác động chủ yếu vào rung cảm thẩm mĩ nơi
tâm hồn người đọc. Ấn tượng càng sâu đậm ám ảnh bao nhiêu thì viết càng dễ truyền cảm bấy
nhiêu.
Người bình hiện ra qua các trang văn của mình với cốt cách nghệ sĩ.
 Thao tác bình và giảng
Đây là hai thao tác song song, chuyển hóa lẫn nhau làm thành bình giảng.
Bình là khen chê, biểu dương, thực chất là bộc lộ những rung động, say mê, sự cảm kích, cảm
phục của mình trước áng văn, bài thơ, trước tâm hồn tài hoa của tác giả, bộc lộ sự đánh giá,
đề cao chân thành sâu sắc về giá trị các bình diện nào đó của tác phẩm. Tiếng nói của lời bình
là tiếng nói tri ân, dù lời bình rất cần đến sự hoa mĩ của ngôn từ.
Giảng là giảng giải, là cắt nghĩa, lý giải. Bởi thế lời bình thường ngắn còn phần giảng lại phải
dài.
Bình nghiêng về cảm thì giảng nghiêng về hiểu.
Bình nghiêng về những tâm hồn thì giảng nghiêng về nhận thức trí tuệ.
Bình là sự thăng hoa, sự cất cánh còn giảng thì đào sâu làm điểm tựa đòn bẩy cho việc cất cánh.
Giảng càng thông tuệ bao nhiêu thì bình càng dễ thăng hoa bấy nhiêu. Giảng rất gần với phân tích.
Người nào bình hay lẫn phân tích là do bình ít mà giảng quá nhiều, để cho giảng lấn át bình, thiếu
sự tập trung vào ấn tượng chủ quan, sâu đậm nhất của mình, của tác phẩm.

2
C. ĐẾN VỚI CÂY BÚT BÌNH THƠ

Lời bình 1 của Hoài Thanh:


“Xuân Diệu có đôi câu thơ thật hay:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều”.
Cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Câu thơ chỉ mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều
thơ mộng.
Lời bình ấy xoáy vào một ấn tượng ấy là cảnh sắc thiên nhiên của câu thơ thật huyền ảo, thơ mộng.
Nó được tái tạo bởi những lời thơ chảy trôi vô định hình, phiêu lãng. Và như thế đủ tạo một
“đường viền” trang trọng làm nổi bật vẻ đẹp của câu thơ.
Lời bình 2: “Ấy là một con đường tình. Con đường như vùi đầu vào gió, cành hoa lại lả mình vào
nắng. Sao mà tình tứ lả lơi. Ấy là con đường để ngỏ mời mọc những bước chân tình ái của lứa
đôi.”
Lời bình này lại xoáy vào ấn tượng tình tứ của hình ảnh con đường trong cái mảnh vườn tình ái
của “Thơ duyên”.
Lời bình 3:
Cũng đôi câu thơ ấy, có người đã giảng:
“Toàn bộ cái thần của đôi câu thơ là ở những cặp từ láy: nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả. Những từ láy
vừa mô tả được đường nét dáng điệu của cảnh vật, lại vừa tạo nên nhạc điệu thật quyến luyến, êm
dịu, một vẻ duyên dáng của câu thơ.
Lời giảng này cắt nghĩa cái cơ sở ngôn ngữ làm nên vẻ đẹp tạo hình và vẻ đẹp âm điệu của đôi câu
thơ ấy.
Lời bình + giảng 4:
“Xuân Diệu có sở trường trong việc nắm bắt và diễn tả những biến thái tinh vi mơ hồ trong tâm
hồn và tạo vật. Nhỏ nhỏ chứ không phải là nhỏ, xiêu xiêu không hẳn là xiêu và lả lả chứ không
phải là lả hẳn. Ấy đều là những động thái, những sắc thái biến đổi tinh vi, mơ hồ. Nhưng mơ hồ
nhất vẫn là ba chữ nắng trở chiều. Người ta nói trở trời, trở mùa, trở gió … chưa ai nói trở
chiều. Đây là sáng tạo riêng của Xuân Diệu.
Hướng giảng giải của người viết trên đây lại là cắt nghĩa kỹ lưỡng, tỉ mỉ vào bản thân chữ nghĩa
của các từ láy chứa đựng những cảm nhận tình tế của Xuân Diệu.
Lời bình + giảng 5:
“Không phải con đường nhỏ hay nho nhỏ với dáng tĩnh lặng mà là nhỏ nhỏ, rất động. Con đường
như đang tự làm cho mình thon nhỏ, xinh xắn, tự làm duyên để nhịp cũng với gió. Gió xiêu xiêu
như cũng đang nương theo nét đường, cả hai cứ dập dìu như đôi lứa. Cảnh hoang không lả mà lả lả
thì rõ ràng là lả lơi, tình tứ rồi!. Còn nắng cũng đang uyển chuyển, trở chiều. Chúng ta không biết
nắng trở chiều ứng vào thời điểm nào xác định, chỉ biết rằng trong sắc nắng dường như thấy cả sự
nhón gót của buổi chiều.
Người viết có bình nhưng chủ yếu vẫn là giảng. Người viết này lại xoáy vào ấn tượng khác: vẻ đẹp
tạo hình của thơ. Thơ đã làm một cảnh thường, cảnh tĩnh thành cảnh động, cảnh tình như thế
3
nào. Trên cơ sở giảng cho vỡ nghĩa chữ, người viết này lại dùng trí tưởng tượng tái tạo lại các hình
tượng bao trùm, khiến cho sự cắt nghĩa, lý giải trở nên tài hoa và truyền cảm.
Câu chuyện bình thơ càng nói càng thấy ít, càng nói càng thấy chân trời của nó là vô tận. Bạn hãy
dấn thân vào công việc này và trước bạn sẽ mở ra chân trời của mình.
Nhà giáo, nhà phê bình văn học tài hoa, người thầy đáng kính TS. Chu Văn Sơn – một cây bút bình
thơ vừa mới từ biệt chúng ta vào ngày 18/ 4/ 2019. Xin được nghiêng mình thành kính, cảm tạ tri
ân sâu sắc với người thầy tài hoa, bất tử cùng với những trang viết vẫn đập bồi hồi như nhịp sóng
thủy triều trong trái tim những người yêu văn Việt, yêu thơ Việt!

You might also like