LUẬT TỔNG HỢP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1, Mua bán thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có bị xử phạt hành

chính như thế nào ?


Căn cứ tại khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018 thì thức ăn chăn nuôi được
hiểu là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao
gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn
truyền thống

Cụ thể, hình thức xử phạt về hành vi mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hết
hạn sử dụng, sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
là phạt tiền với mức phạt như sau:

- Đối với trường hợp hàng hóa thức ăn chăn nuôi hết hạn có gái trị dưới 01 triệu
đồng thì bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng.

- Đối với trường hợp giá trị hàng hóa thức ăn chăn nuôi vi phạm từ 01 triệu đồng
đến dưới 02 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng.

- TB phạt 30-40% tổng giá trị

Tùy thuộc vào giá trị thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng là bao nhiêu mà mức phạt
tiền sẽ được áp dụng tương ứng bấy nhiêu theo quy định nêu trên. Bên cạnh đó, đối
với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng mỗi loại nguyên liệu hoặc mỗi
sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng
đến 15 triệu đồng.

Ngoài hình thức xử phạt hành chính chính là phạt tiền thì người mua bán thức ăn
chăn nuôi hết hạn còn bị áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã
hết hạn sử dụng. Trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái
xuất hoặc tiêu hủy.

Nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh


1. Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản.
2. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh
trưởng cho gia súc, gia cầm phải có trong danh mục kháng sinh được phép sử dụng
trong thức ăn chăn nuôi.
3. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho gia
súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép
lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng,
trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải phù hợp với từng
đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đảm bảo không gây tồn dư
kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây
ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi.
5. Chỉ được phép sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn
chăn nuôi.
6. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị
bệnh cho gia súc, gia cầm phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị
bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
7. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh,
hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.

You might also like