Bài Tập Nhóm Triết Học Số 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Bài tập nhóm số 1

Để giải đáp thắc mắc của Thành trước hết ta cần phân biệt giữa khái niệm vật
chất và bản thân vật chất

 Khái niệm vật chất: Trước tiên, khái niệm là tri thức tồn tại trong bộ óc con
người về một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, vì vậy khái niệm tồn tại ở
dạng tinh thần là cách con người định nghĩa mọi sự vật, hiện tượng trong
vũ trụ. Từ đó ta có phương pháp định nghĩa khái niệm theo cách thông
thường, trước tiên ta quy khái niệm cần định nghĩa về khái niệm rộng hơn
sau đó chỉ ra đặc điểm của khái niệm cần được định nghĩa. Với khái niệm
vật chất ta không thể định nghĩa theo cách thông thường này vì vật chất là
khái niệm bao quát chung nhất, rộng đến cùng cực, vô hạn ta không thể tìm
thấy khái niệm nào rộng hơn vật chất nên ta nói vật chất chính là một phạm
trù triết học và V.I Lê Nin đã định nghĩa vật chất theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng như sau: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

 Bản thân vật chất: theo như định nghĩa vật chất của V.I Lê Nin phía trên ta
có thể hiểu rằng vật chất là cái được cảm giác của ta chụp lại chép lại và
phản ánh vào não bộ và bản thân vật chất tồn tại trong thực tế khách quan,
độc lập, không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người. Trong lịch sử
có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vật chất. Thời cổ đại người ta quan
niệm rằng vật chất tạo thành từ bốn yếu tố Đất, Nước, Lửa, Khí. Thời trung
đại lại quan niệm rằng Nguyên Tử là thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên vật
chất. Từ thế kỉ XVIII ta mới có được định nghĩa toàn diện nhất về vật chất
của V.I Lê Nin.

 Từ hai ý trên ta có thể rút ra kết luận rằng: Vật chất tồn tại trong bộ óc con
người dưới dạng khái niệm, tinh thần được cảm giác con người chụp lại
chép lại và phản ánh. Còn bản thân vật chất thì tồn tại trong thực tế khách
quan và không phụ thuộc vào cảm giác ý thức của con người.

You might also like