Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

NĂNG LƯỢNG GIÓ

1. Tài nguyên năng lượng gió ở Việt Nam


Với đường bờ biển dài hơn 3.000km và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, Việt Nam được cho là có tiềm năng rất lớn về gió. Tuy nhiên, cũng như trường hợp
của nhiều nước đang phát triển, việc đánh giá tiềm năng gió tại Việt Nam chưa được
tiến hành.
Nguồn dữ liệu tiềm năng gió của Việt Nam được thu thập từ 150 trạm khí tượng
thủy văn. Tốc độ gió hàng năm đo được tại các trạm này là tương đối thấp, trong khoảng
từ 2 đến 3 m/s trong đất liền. Khu vực ven biển tốc độ gió cao hơn, trong khoảng từ 3
đến 5 m/s. Ở khu vực đảo, tốc độ gió trung bình lên tới 5 đến 8 m/s.

Dựa vào nguồn dữ liệu từ các trạm khí tượng thuỷ văn một số đánh giá về tiềm
năng gió đã được tiến hành. Ví dụ, Viện Năng Lượng đã xem xét những trạm có tốc độ
gió trung bình năm bằng 3 m/s và trên cơ sở khảo sát, đo đạc chi tiết địa hình tại các địa
điểm này cùng với đánh giá cơ sở hạ tầng, Cơ quan này đã có những kết luận sơ bộ về
tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam. Nghiên cứu do Shimizu et al (1996) cũng được
thực hiện dựa trên các dữ liệu gió này và đưa ra kết luận rằng một số miền duyên hải
Việt Nam có tốc độ gió trung bình năm lên đến 8-10 m/s.
Tuy nhiên dữ liệu gió do các trạm khí tượng thủy văn cung cấp, mặc dù có tính
dài hạn, nhưng được cho là không đáng tin cậy để đánh giá tiềm năng năng lượng gió
trên diện rộng: vì các trạm khí tượng thủy văn này được đặt ở trong thành phố hoặc thị
trấn, việc đo gió được tiến hành ở độ cao 10m và dữ liệu chỉ được đọc 4 lần/ngày.
Trong năm 2001 Ngân hàng Thế giới tài trợ xây dựng bản đồ gió cho 4 nước
Campuchia, Lào, Thái lan và Việt Nam – nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng gió cho khu
vực. Bản nghiên cứu này, với dữ liệu gió lấy từ trạm khí tượng thủy văn cùng với dữ liệu
lấy từ mô hình mô phỏng MesoMap, đưa ra ước tính sơ bộ về tiềm năng gió ở Việt Nam
tại độ cao 65m và 30 m cách mặt đất, tương ứng với độ cao trục của các tua-bin gió nối
lưới cỡ lớn và tua-bin gió nhỏ được lắp đặt ở những vùng có lưới mini độc lập. Dữ liệu
khí tượng thủy văn do Viện Khí tượng và Thủy văn Quốc gia Việt Nam (VNIHM) và Cục
Quản lý Hải dương học và Khí tượng Quốc gia Mỹ (NOAA) cung cấp.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng Việt Nam là nước có tiềm năng
gió lớn nhất trong bốn nước trong khu vực: hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được
ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6 m/s ở độ cao 65 m, tương
đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng
có tiềm năng gió rất tốt.

Nghiên cứu của tập đoàn điện lực Việt nam EVN về Đánh giá tài nguyên gió cho
sản xuất điện là nghiên cứu chính thức đầu tiên về tài nguyên năng lượng gió của Việt
Nam. Theo đó, dữ liệu gió sẽ được đo đạc cho một số điểm lựa chọn , sau đó sẽ được
ngoại suy lên thành dữ liệu gió mang tính đại diện khu vực bằng cách lược bỏ tác động
của độ nhám bề mặt, sự che khuất do các vật thể như toà nhà và sự ảnh hưởng của địa
hình. Dữ liệu gió mang tính khu vực này sau đó được sử dụng để tính toán dữ liệu gió tại
điểm khác.
Năm 2007, Bộ Công Thương với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đã tiến hành
đo gió tại 3 điểm góp phần vào xác định tiềm năng gió ở Việt Nam. Chương trình được
Tư vấn quốc tế AWS TruePower và GPCo phối hợp với Công ty tư vấn điện 3 (PECC3) tiến
hành trong 2 năm. Kết quả đo đạc này và các số liệu khác đã được Bộ Công Thương sử
dụng để cập nhật atlas gió cho Việt Nam, đơn vị thực hiện là AWS TruePower - tiền thân
là TrueWind Solutions - cũng là đơn vị xây dựng atlas cho 4 quốc gia trong đó có Việt
Nam năm 2001.
2. Các hợp phần chính của hệ thống năng lượng gió
- Hệ thống điện gió bao gồm một hoặc nhiều tuabin gió vận hành cùng lúc. Mỗi tuabin
được tạo thành từ các hợp phần cơ bản sau:
+ Tháp (Tower structure)
+ Rotor với hai hoặc ba cánh quạt (blades)
+ Trục với bánh răng cơ học
+ Bộ phận phát điện
+ Các bộ cảm biến và điều khiển
- Những Thành phần bổ sung như :
+ Máy đo gió (Anemometers), đo tốc độ gió và truyền dữ liệu đến bộ điều khiển.
+ Nhiều cảm biến (sensors) để theo dõi và điều chỉnh các thông số cơ học và thống
số điện khác nhau. Một tuabin công suất 1 MW có thể có hàng trăm cảm biến khác
nhau.
+ Bộ điều khiển, có thể bắt đầu vận hành khi tốc độ gió đạt từ 8 đến 15 dặm/h và tắt
ở tốc độ gió 50 đến 70 dặm/h để bảo vệ các cánh quạt khỏi bị quá áp và máy phát
nhiệt quá nóng.
+ Hệ thống truyền dẫn để kết nối nhà máy với lưới điện khu vực.
2.1 cấu tạo của Tua -bin (TURBINE)
- Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điểu khiển.
– Blades: Cánh quạt. Gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên nhân làm cho các cánh quạt
chuyển động và quay.
– Brake: Bộ hãm (phanh). Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn cấp bằng điện, bằng sức
nước hoặc bằng động cơ.
– Controller: Bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ gió khoảng 8 đến 14
dặm/giờ tương ứng với 12 km/h đến 22 km/h và tắc động cơ khoảng 65 dặm/giờ tương đương
với 104 km/h bởi vì các máy phát này có thể phát nóng.
– Gear box: Hộp số. Bánh răng được nối với trục có tốc độ thấp với trục có tốc độ cao và tăng
tốc độ quay từ 30 đến 60 vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu của
hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắt tiền, nó là một phần của
bộ động cơ và tuabin gió.
– Generator: Máy phát. Phát ra điện.
– High – speed shaft: Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao.
– Low – speed shaft: Trục quay tốc độ thấp.
– Nacelle: Vỏ. Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được dặt trên đỉnh trụ và bao gồm các
phần: gear box, low and high – speed shafts, generator, controller, and brake. Vỏ bọc ngoài dùng
bảo vệ các thành phần bên trong vỏ. Một số vỏ phải đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng
bên trong trong khi làm việc.
- Pitch: Bước răng. Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho rotor quay trong gió
không quá cao hay quá thấp để tạo ra điện.
– Rotor: Bao gồm các cánh quạt và trục.
- Tower: Trụ đỡ Nacelle. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép. Bởi vì tốc độ
gió tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió nhiều hơn và phát ra
điện nhiều hơn.
– Wind vane: Để xử lý hướng gió và liên lạc với “yaw drive” để định hướng tuabin gió.
– Yaw drive: Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có sự thay đổi
hướng gió.
- Yaw motor: Động cơ cung cấp cho “yaw drive” định được hướng gió.
3. Hệ thống điều khiển

Bộ điều khiển (controller or regulator) là bộ chỉnh lưu biến dòng điện xoay chiều của
turbine gió thành dòng điện 1 chiều để nạp cho acquy, có chức năng kiểm soát tự động các quá
trình nạp và phóng điện của bộ acquy. Bộ điều khiển theo dõi trạng thái của acquy thông qua
hiệu điện thế trên các điện cực của nó. Khi gió quá lớn hay acquy đã được nạp đầy thì bộ điều
khiển có chức năng cắt toàn bộ tải ra khỏi máy phát để bảo vệ acquy tránh nạp quá no và
chuyển toàn bộ năng lượng sang bộ tiêu tán năng lượng (DumpLoad). Ngoài ra trong trường
hợp gió quá lớn vượt mức an toàn, với các turbine gió loại nhỏ không có chế độ tự điều chỉnh
trục cánh, bộ điều khiển có chức năng hãm điện từ làm cho turbine gió quay chậm lại hay
ngừng quay, bảo vệ cho turbine tránh hư hỏng.
4. Hệ thống hòa lưới.

Khi các turbine sản xuất điện, điện được đưa vào bộ điều khiển để điều chỉnh từ
dòng điện AC chuyển đổi thành dòng điện DC. Sau đó được điều khiển chuyển đổi
thành dòng xoay chiều AC có cùng pha cùng tần số với lưới điện quốc gia. Để đảm
bảo điện được cung cấp cho người dùng ổn định và liên tục.
5. Thiết kế lắp đặt hệ thống điện gió quy mô nhỏ
5.1. Chọn mô hình hệ thống phát điện

Mô hình hệ thống điện gió


Chọn turbine gió phát điện bằng phương pháp sử dụng hệ thống phát điện gió nối lưới.
Năng lượng do turbine phát ra sẽ được nạp vào acquy để dự trữ. Do công suất phát hạn
chế, điện gió thường được kết nối với mạng trung áp và hạ áp. Tuy nhiên, không có mức
giới hạn điện áp cực đại khi kết nối điện gió. Cấp điện áp được sử dụng như là một yêu
cầu cho phối hợp bảo vệ và mức công suất danh định, vị trí kết nối. Trong trường hợp
kết nối với lưới trung áp, máy biến áp có thể được yêu cầu làm nhiệm vụ bảo vệ điện
gió, do điện gió có thể tiêu thụ công suất phản kháng, đồng thời ngăn ngừa dòng thứ tự
“không” và hạn chế dòng ngắn mạch. Nói chung, ở các nước với quy mô điện gió tập
trung nhỏ hơn 20 MW đều được kết nối lưới điện trung áp, sau đó kết nối với lưới điện
truyền tải.
5.2. Thông số đầu vào
Tốc độ gió trung bình theo tháng tại TP. Hồ Chí Minh

Theo dữ liệu từ trang thời tiết: https://vi.weatherspark.com/y/116950/Th%E1%BB%9Di-Ti


%E1%BA%BFt-Trung-B%C3%ACnh-%E1%BB%9F-Th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-H%E1%BB%93-Ch
%C3%AD-Minh-Vi%E1%BB%87t-Nam-Quanh-Năm

Ta có tốc độ gió trung bình trong 1 năm tại TP. Hồ Chí Minh là:

Vtrung bình = = 12.09 m/s

Công suất gió: W/m2

Năng lượng tính được : kWh/ngày

Công suất trung bình 1 ngày: dữ liệu tốc độ gió lấy từ trang thời tiết METEOCAST

Thời gian Tốc độ gió Công suất trung bình Năng lượng mỗi tuabin
m/s W/m2 kWh
1 3 31.6 40.21
2 3 31.6 40.21
3 3 31.6 40.21
4 2 9.4 11.96
5 2 9.4 11.96
6 2 9.4 11.96
7 3 31.6 40.21
8 3 31.6 40.21
9 3 31.6 40.21
10 3 31.6 40.21
11 3 31.6 40.21
12 3 31.6 40.21
13 3 31.6 40.21
14 4 74.9 95.3
15 5 146.2 186.02
16 6 252.7 321.52
17 6 252.7 321.52
18 6 252.7 321.52
19 5 146.2 186.02
20 5 146.2 186.02
21 5 146.2 186.02
22 4 74.9 95.3
23 4 74.9 95.3
0 3 31.6 40.21
Tổng 2472.73

- Tính toán bằng Homer Pro:


- Dự trù vật tư cho hệ thống năng lượng gió:

STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá(VND) Thành tiền(VND)


1 Máy phát điện năng lượng 25 468,126,750 11,703,168,750
gió (3kW)
2 Bộ điều khiển sạc gió PWM 1 13,900,000 13,900,000
3 Inverter Goodwe 10kW 1 26,000,000 26,000,000
4 Tủ điều khiển 1 1,730,000 1,730,000
5 Chống sét lan truyền 1 2,000,000 2,000,000

6 Phí nhân viên 20%


Tổng

- Thời gian hoàn vốn:


Tổng phí đầu tư
Thời gian hoàn vốn =
Thuthập trungbình 1năm

Công suất phát điện 1 ngày (kWh) 2472.73


Số lượng tuabin 25
1 tháng (kWh) 2472.73 x 25 x 30 = 1854547.5
1 năm (kWh) 1854547.5 x 12 = 22254570
Giá (vnd/kwh) 1587.12
Thành tiền(vnd) 22254570 x 1587.12 = 35,320,673,138

Thời gian hoàn vốn t =

You might also like