Bác H

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

3.

Yêu chuộng hoà bình


Hoà bình vốn là khát vọng của mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc bởi vì
vậy không chỉ riêng Bác mà loài người luôn muốn được sống tròn một thế giới
hoà bình. Tư tưởng ấy của Bác – “người chiến sĩ hoà bình quốc tế” được hình
thành từ rất sớm và Người luôn kiên định với tư tưởng ấy trong suốt quá trình
hoạt động Cách mạng của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Tuy phong
tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: ấy là
dân nào cũng ưa lành và ghét sự dữ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh kỷ niệm với đơn vị OSS ( Cơ quan tình
báo chiến lược Hoa Kỳ - tiền thân của CIA )

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tinh thần hoà hiếu đã thấm sâu vào trái
tim của mỗi người con đất Việt. Tinh thần ấy luôn thường trực và không bao
giờ ngừng tắt mà luôn lan toả, thôi thúc mỗi người con Việt Nam đứng lên đấu
tranh bảo vệ dân tộc. Và Chủ tịch Hồ Chí Ming chính là hiện thân của cả dân
tộc Việt Nam, là kết tinh của văn hoá, tinh thần nhân dân Việt Nam. Trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, là một chiến sĩ cách mạng kiên cường quả
cảm Bác chính là biểu tượng của hoà bình và tình hữu nghị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số ít các lãnh tụ nhận thức được sự chuyển
biến của thời đại sẽ làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi
toàn cầu. Người luôn hướng đến phương pháp giải quyết bằng đàm phán,
thương lượng trong hoà bình không dùng chiến tranh vũ lực. Và tư tưởng ngoại
giao ấy của Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn truyền thống ngoại giao của dân
tộc: đó là tư tưởng hoà bình, hợp tác cùng phát triển giữa các dân tộc. Điều đó
xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mệnh con người, vì vậy
Bác luôn tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải
quyết trong hoà bình. Hồ Chí Minh luôn thấm nhuần đạo lý, tư tưởng của cha
ông. Nguyễn Trãi từng viết:
Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Ngay từ những năm tháng kháng chiến chống quân Minh, ông cha ta đã có luôn
muốn đi theo con đường hoà bình để giải quyết: lấy nhân nghĩa để đẩy lùi hung
tàn, lấy chí nhân để đẩy lùi cường bạo. Ông cha ta luôn đặt lòng yêu thương, sự
hoà giải nên làm đầu để đẩy lùi chiến tranh, cái ác. Chọn cách vị tha nhất để giải
quyết tất thảy. Ông cha ta luôn đề cao chủ nghĩa nhân đạo, trân trọng con người,
trân trọng nhân dân, có gì quý hơn sinh mạng của con người? Bởi vậy tục ngữ
mới có câu “Người ta là hoa đất”. Chính vì tư tưởng ấy mà nhân dân ta đã chiến
thắng trong rất nhiều cuộc xâm lược từ phương Bắc và sau mỗi cuộc chiến tranh
nước ta luôn giữ được mối quan hệ hoà hữu, bè bạn. Ta đã đạt được mục đích
không cần phải xử sự như những kẻ cuồng sát không nhân nghĩa, vẫn giữ được
sự điềm tĩnh trong tư tưởng
Chính vì được kế thừa điều đó từ dân tộc, Bác luôn vận dụng sáng tạo truyền
thống hoà bình hữu nghĩ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngày 18-6-1919, trong
thời gian hoạt động ở Pháp, thay mặt những người yêu nước Việt Nam tại Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Hòa bình Véc-xây (Pháp), bản Yêu sách
của nhân dân An Na. Đây là hội nghị của các nước thắng trận trong cuộc Chiến
tranh thế giới thứ nhất bàn về phân chia lại thế giới và thiết lập một trật tự hòa
bình, an ninh mới, được khai mạc vào ngày 18-1-1919, kéo dài trong vòng hai
năm. Các nước thắng trận đã tuyên bố trước thế giới cuộc đấu tranh của họ là
“văn minh chống dã man”, là trao trả độc lập thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã nêu
tám yêu sách với những lời lẽ ôn hòa cùng cách ứng xử hòa bình. Đây là bản
Tuyên ngôn văn hóa hòa bình đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế nhưng,
bản yêu sách đã không nhận được hồi âm. Tiếp đó, ngay trước Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần đưa ra đề nghị năm
điểm thông qua cựu sĩ quan tình báo người Pháp Jean Sainteny gửi tới Chính
phủ Pháp, đề xuất bầu một nghị viện do một người Pháp làm chủ tịch qua cuộc
phổ thông đầu phiếu. Sau năm năm, muộn nhất là 10 năm, nước Pháp sẽ trả độc
lập hoàn toàn cho Việt Nam, Pháp sẽ được hưởng những ưu tiên về kinh tế.
Chính phủ Pháp vẫn “im lặng”. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong
thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (ngày 20-10-1945), Người đánh giá
cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, cống hiến của nước Pháp cho văn hóa,
khoa học văn minh và nêu lên những điểm tương đồng giữa hai dân tộc là khát
vọng độc lập, tự do, đồng thời kêu gọi: “Hỡi những người Pháp ở Đông Dương!
Các bạn không nghĩ rằng máu nhân loại đã chảy nhiều, rằng hòa bình - một nền
hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ - phải thay cho
chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước
không phân biệt chủng tộc và màu da ư”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thay mặt
nhân dân, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi thông điệp hòa bình hữu
nghị đối với nhân dân toàn thế giới. Việt Nam muốn “Làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ và không gây thù oán với một ai. Việt Nam sẽ hợp tác với mọi
nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam”. Kháng chiến toàn
quốc bùng nổ, trong thời gian từ tháng 12-1946 đến tháng 3-1947, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tám lần gửi thông điệp cho Tổng thống, Chính phủ, Quốc hội và
nhân dân Pháp, đề nghị hòa bình. Đặc biệt trong thư ngày 10-1-1947, Người
nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng
chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau”. Sau khi Hiệp định
Giơ-ne-vơ (năm 1954) được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì đường lối
thống nhất đất nước bằng con đường thi hành hiệp định. Người vẫn bày
tỏ: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể
giải quyết bằng cách hòa bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác
nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình được”.
Đối với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhiều lần gửi thư cho các tổng thống Mỹ, đề nghị Mỹ đàm phán để tìm giải
pháp hòa bình. Trong lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ (tháng 11-1968),
Người phân tích: “Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ thực dân và hơn
20 năm chống chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc, hơn ai hết, nhân dân ta rất
thiết tha yêu quý hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng phải là hòa bình thật
sự trong độc lập, tự do”.
Tư tưởng yêu chuộng hoà bình của Người không chỉ thể hiện qua việc đàm
phán, thoả hiệp mà còn thể hiện ở sự khoan dung. Bởi cốt lõi, linh hồn của nền
hoà bình lâu dài trước hết phải được thiết lập từ chính lòng nhân ái, khoan dung.
Người từng nhận xét: “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái”.
Trong tâm tưởng, suy nghĩ của Bác không có ai sinh ra đã là người xấu, và
những người lầm đường lạc lối vẫn có thể cải tạo có ích cho xã hội: “Hiền, dữ
đâu phải tính sẵn / Phần nhiều do giáo dục làm nên”. Vì vậy khoan dung cũng là
một cách để con người Việt Nam thể hiện sự yêu chuộng hoà bình, tấm lòng độ
lượng luôn muốn gắn chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Sự khoan dung của Bác dựa trên công lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng. Người
đã khôn khéo ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, rồi Tạm ước ngày 14-9-
1946 với Pháp, mặc dù phải nhân nhượng rất nhiều. Người phân biệt nhân dân
Pháp và thực dân Pháp, theo đó “chỉ đánh bọn thực dân, còn đối với những kiều
dân không làm hại gì cho nền độc lập của ta, ta sẽ phải bảo vệ tính mệnh và tài
sản của họ”. Người đã tìm mọi cách để hạn chế những thương vong trên chiến
trường cho cả hai phía. Người khẳng định “trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay
máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”. Để
hạn chế thương vong, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng binh vận, địch vận.
Tại Hội nghị quân sự lần thứ năm (tháng 8-1948), Người nhắc nhở: “Địch vận
là tìm cách làm sao phá được địch mà không phải đánh. Cái đó là việc chính
trị”. Mặt khác, Người cũng luôn nhắc nhở nhân dân và chiến sĩ phải đối xử nhân
văn với tù binh Pháp. Người từng nói một cách xúc động: “Trước lòng bác ái,
thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng
đều là người”.

You might also like