Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 103

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


---oOo---
BỘ MÔN TỔ CHỨC - QUẢN LÝ Y TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TỔ 10


SINH VIÊN THỰC HIỆN: TỔ 10 - LỚP Y2018A
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH
1.
ĐỢT THỰC TẬP TỪ 05/06/2023 ĐẾN 30/06/2023
2. Nguyễn Thị Minh Anh 10. Hồ Đắc Quyên
3. Đặng Hoàng Thiên Bảo 11. Nguyễn Văn Sang
4. Kiều Công Cường 12. Lê Thị Thu Thảo
5. Lê Nguyễn Lam Điền 13. Huỳnh Minh Thông
6. Đào Tuấn Khoa 14. Châu Khắc Triệu
7. Trần Ánh Linh 15. Bùi Hoàng Phương Tú
8. Nguyễn Thị Hồng Ngọc 16. Nguyễn Triệu Vĩ
9. Lê Quỳnh Như

NĂM THỨ NĂM (YCQ2018) - NĂM HỌC: 2022 - 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
---oOo---
BỘ MÔN TỔ CHỨC - QUẢN LÝ Y TẾ

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TỔ 10


TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH
ĐỢT THỰC TẬP TỪ 05/06/2023 ĐẾN 30/06/2023

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN


ĐẾN VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV CỦA BỆNH
NHÂN HIV/AIDS TẠI KHOA TƯ VẤN - ĐIỀU TRỊ
NGHIỆN CHẤT VÀ HIV/AIDS QUẬN TÂN BÌNH
NĂM 2023

NĂM THỨ NĂM (YCQ2018) - NĂM HỌC: 2022 - 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, về phía trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tập thể tổ 10 lớp
Y2018A bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô giảng viên Bộ môn Tổ
chức - Quản lý Y Tế của trường, đặc biệt là ThS. BS. Nguyễn Linh Phương và
BS. Nguyễn Mạnh Cường là hai thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn toàn bộ sinh viên đợt
thực tập này tại Quận Tân Bình. Thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận
tình nhóm trong suốt quá trình thực tập cũng như đưa ra những lời khuyên bổ ích,
những góp ý chân thành qua các buổi sửa bài giúp nhóm chúng em có thể cải thiện và
hoàn thành bài báo cáo cuối đợt đúng hạn.
Về phía Quận Tân Bình, đầu tiên chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến chị
CV. Lê Thị Châu An - Chuyên viên Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Trung Tâm Y Tế
Quận Tân Bình đã cung cấp các tài liệu giá trị cũng như những lời góp ý quý báu cho
cả nhóm trong buổi sửa bài báo cáo tuần. Tiếp theo, chúng em xin được cảm ơn
BS. CKI. Vũ Tuấn Khanh – Trưởng Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS
quận Tân Bình cùng toàn thể nhân viên tại khoa đã nhiệt tình hỗ trợ nhóm về mặt kiến
thức, kinh nghiệm chuyên môn cũng như cung cấp các thông tin, số liệu về các chương
trình sức khỏe đang diễn ra tại khoa góp phần làm tiền đề cho sự hoàn chỉnh về đề
cương nghiên cứu sau này. Cuối cùng, kì thực tập này sẽ chẳng thể trọn vẹn nếu thiếu
đi sự giúp đỡ của Phó trưởng trạm y tế phường 12 – CN. Lê Thị Nhàn và Trưởng trạm
y tế phường 13 – ThS. Đào Thị Thanh Nga cùng các anh chị nhân viên y tế đang công
tác tại hai trạm y tế. Chúng em xin cảm ơn hai chị vì đã tạo điều kiện để nhóm có cơ
hội được tham gia cũng như góp chút sức mình hỗ trợ vào các hoạt động cộng đồng tại
địa phương.
Kì thực tập cộng đồng vừa rồi đã giúp chúng em có cái nhìn sâu sát cũng như
hoàn chỉnh hơn về chăm sóc ban đầu tại tuyến y tế cơ sở. Mặc dù nhóm đã cố gắng
hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ được giao nhưng sai sót là điều không thể
tránh khỏi, chính những lời đóng góp quý báu từ quý thầy cô và các anh chị nhân viên
y tế quận Tân Bình sẽ giúp chúng em hoàn thiện hơn trong tương lai. Một lần nữa tập
thể tổ 10 lớp Y2018A xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Trân trọng - Tập thể tổ 10, lớp Y2018A, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii


DANH MỤC BẢNG....................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................x
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH QUẬN..............................................................11
1. Đặc điểm chung.................................................................................................11
2. Tình hình về dân số...........................................................................................13
2.1. Tôn giáo...................................................................................................14
2.2. Dân tộc.....................................................................................................14
3. Tình hình về kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường.........................................14
3.1. Kinh tế......................................................................................................14
3.2. Văn hóa....................................................................................................15
3.3. Giáo dục...................................................................................................16
3.4. Xã hội.......................................................................................................16
3.5. Môi trường...............................................................................................16
4. Tình hình sức khỏe và tổ chức y tế....................................................................17
4.1. Những vấn đề sức khỏe bệnh tật nổi bật, ưu tiên tại địa phương..............17
4.2. Những bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất tại địa phương.....................................17
4.3. Bệnh dịch thường gặp tại địa phương.......................................................17
4.4. Tình hình vệ sinh môi trường - Khu vực ô nhiễm môi trường nổi bật......17
4.5. Tổ chức hệ thống y tế cấp Quận...............................................................18
4.5.1. Bệnh viện Quận Tân Bình...............................................................19
4.5.2. Phòng y tế Quận Tân Bình..............................................................19
4.5.3. Trung tâm y tế Quận Tân Bình........................................................20
5. Mô hình bệnh tật và tử vong..............................................................................20
5.1. Khái niệm.................................................................................................20
5.2. Công thức tính..........................................................................................21
5.3. Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất.................................................21
5.4. Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất..............................................................22
iii

5.5. Chương trình sức khỏe hiện đang triển khai tại quận Tân Bình...............22
5.5.1. Tên chương trình.............................................................................22
5.5.2. Một số chương trình cụ thể.............................................................23
5.5.2.1. Chương trình phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm.........23
5.5.2.2. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.................................24
5.5.2.3. Chương trình phòng chống lao..............................................26
PHẦN II: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE..........................................................28
1. Các chương trình sức khỏe đang triển khai tại Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện
chất và HIV/AIDS quận Tân Bình.........................................................................28
1.1. Tên chương trình......................................................................................28
1.2. Một số chương trình cụ thể.......................................................................28
1.2.1. Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện...........................28
1.2.1.1. Tư vấn trước xét nghiệm........................................................28
1.2.1.2. Thực hiện việc xét nghiệm HIV cho đối tượng đã được tư vấn
............................................................................................................ 29
1.2.1.3. Tư vấn sau xét nghiệm HIV...................................................30
1.2.2. Chương trình Chăm sóc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS
.................................................................................................................. 31
2. Mô tả một chương trình sức khỏe tại Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và
HIV/AIDS quận Tân Bình.....................................................................................31
2.1. Tên chương trình sức khỏe.......................................................................31
2.2. Tầm quan trọng của chương trình.............................................................31
2.2.1. Chủ trương, chính sách của quốc gia, thành phố về việc phải thực
hiện chương trình......................................................................................31
2.2.1.1. Cấp quốc gia..........................................................................31
2.2.1.2. Cấp thành phố........................................................................32
2.2.1.3. Cấp quận................................................................................32
2.2.2. Định hướng, kế hoạch dài hạn thực hiện chương trình....................33
2.2.3. Số liệu của chương trình ở cấp Quốc gia, cấp Thành phố...............36
2.3. Mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cấp Quận trong các năm gần đây.....37
iv

2.3.1. Mục tiêu chương trình cấp quận từ năm 2020 đến năm 2023.........37
2.3.2. Chỉ tiêu chương trình cấp quận từ năm 2020 đến năm 2023...........38
2.3.3. Các chỉ số đánh giá.........................................................................39
2.4. Các hoạt động chính của chương trình.....................................................41
2.4.1. Hoạt động dự phòng, can thiệp giảm tác hại và giám sát dịch
HIV/AIDS.................................................................................................41
2.4.2. Hoạt động chăm sóc điều trị HIV/ AIDS, dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con..........................................................................................41
2.5. Kết quả thực hiện chương trình so với chỉ tiêu, so với mục tiêu...............42
2.6. Nhận xét của cán bộ phụ trách..................................................................48
2.6.1. Thuận lợi.........................................................................................48
2.6.2. Khó khăn.........................................................................................49
2.6.3. Đề xuất - Kiến nghị.........................................................................49
2.7. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên - ý kiến đề xuất nâng
cao hiệu quả chương trình...............................................................................50
2.7.1. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên..........................50
2.7.2. Ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả chương trình..............................50
3. Xác định vấn đề sức khỏe.....................................................................................51
3.1. Lập luận để chọn vấn đề sức khỏe trên.....................................................51
3.1.1. Số liệu thu thập, so sánh..................................................................51
3.1.2. Tính phổ biến..................................................................................52
3.1.3. Tính nghiêm trọng...........................................................................52
3.1.4. Khả năng dự phòng/can thiệp hiệu quả...........................................53
3.1.5. Chính sách ưu tiên của y tế địa phương..........................................55
3.2. Tên vấn đề sức khỏe.................................................................................56
PHẦN III: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU..................................................................57
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 57
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN.........................................................................61
1. HIV/AIDS.........................................................................................................61
1.1. Khái niệm HIV/AIDS...............................................................................61
v

1.2. Giới thiệu về ARV...................................................................................61


1.2.1. Mục đích và nguyên tắc điều trị ARV.............................................62
1.2.2. Lợi ích điều trị ARV.......................................................................63
1.2.3. Ảnh hưởng không tuân thủ điều trị ................................................63
1.3. Tuân thủ điều trị.......................................................................................64
1.3.1. Định nghĩa......................................................................................64
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị ARV .................................64
2. Tình hình, thực trạng nhiễm HIV và việc điều trị ARV.....................................65
2.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và tại Việt Nam.................................65
2.2. Tình hình nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh....................................66
2.3. Tình hình điều trị ARV ở Thành phố Hồ Chí Minh.................................66
3. Các nghiên cứu mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV trong cộng đồng
HIV/AIDS.............................................................................................................66
3.1. Trên thế giới.............................................................................................66
3.2. Tại Việt Nam............................................................................................67
3.2.1. Nghiên cứu mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV.......................67
3.2.2. Nghiên cứu mô tả các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị...........70
4. Mô tả bộ công cụ nghiên cứu.............................................................................72
4.1. Phương pháp trực tiếp..............................................................................72
4.1.1. Đếm thuốc (Directly observed therapy - DOT)...............................72
4.1.2. Giám sát nồng độ thuốc ARV.........................................................73
4.2. Phương pháp gián tiếp..............................................................................73
4.2.1. Công cụ trực quan (Visual analogue scale - VAS)..........................73
4.2.2. CASE Index....................................................................................74
5. Đặc điểm nơi tiến hành nghiên cứu...................................................................75
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................77
1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................77
2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................77
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................78
1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................78
vi

2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................78


2.1. Dân số mục tiêu........................................................................................78
2.2. Dân số chọn mẫu......................................................................................78
2.3. Cỡ mẫu.....................................................................................................78
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu...................................................................................79
2.5. Tiêu chí chọn mẫu....................................................................................80
2.5.1. Tiêu chí chọn vào............................................................................80
2.5.2. Tiêu chí loại ra................................................................................80
3. Liệt kê và định nghĩa biến số................................................................................81
4. Thu thập số liệu....................................................................................................88
4.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................88
4.2. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................88
4.3. Quy trình thu thập số liệu.........................................................................88
5. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................................89
6. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................xi
PHỤ LỤC...................................................................................................................xv
vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng nước ngoài Tiếng Việt

ARV Antiretroviral Thuốc kháng vi-rút HIV

Acquired immunodeficiency Hội chứng Suy giảm Miễn dịch


AIDS
syndrome Mắc phải

Vi-rút gây suy giảm hệ miễn dịch


HIV Human Immunodeficiency Virus
ở người

Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật


HCDC HCMC Center for Disease Control
Thành Phố Hồ Chí Minh

FSW Female sex workers Phụ nữ mại dâm

Men who have sex with men


MSM Or Nam quan hệ tình dục đồng giới
Males who have sex with males

PrEP Pre-Exposure Prophylaxis Dự phòng trước phơi nhiễm HIV

PEP Post-Exposure Prophylaxis Dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua


STIs Sexually transmitted infections
đường tình dục

VCT Voluntary counseling and testing Tham vấn xét nghiệm tự nguyện

OPC Phòng khám và điều trị ngoại trú

QOL Quality of Life Chất lượng cuộc sống

DOT Directly Observed Therapy Đếm thuốc


viii

Highly Active Antiretroviral Liệu pháp điều trị kháng


HAART
Therapy retrovirus hoạt tính cao

The United States Food and Drug Cục quản lý Thực phẩm và Dược
US FDA
Administration phẩm Hoa Kỳ

The Joint United Nations Chương trình phối hợp của Liên
UNAIDS
Programme on HIV/AIDS Hợp Quốc về HIV/AIDS

CBVC Cán bộ viên chức

CMND Chứng minh nhân dân

CCCD Căn cước công dân

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTYT Trung tâm y tế

TLVR Tải lượng vi-rút

UBND Uỷ ban nhân dân

BHYT Bảo hiểm y tế

CTSK Chương trình sức khỏe

BN Bệnh nhân

BCVKH Bằng chứng vi khuẩn học

TTCN Tiểu thủ công nghiệp


ix

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại quận Tân Bình (2022)............21
Bảng 2.1. Số liệu HIV/AIDS và tử vong, điều trị của TPHCM và toàn quốc từ năm
2020 đến quý 4 năm 2022............................................................................................36
Bảng 2.2. Mục tiêu chương trình cấp quận về phòng chống HIV/AIDS 2020-2022....37
Bảng 2.3. Chỉ tiêu của chương trình cấp quận về phòng chống
HIV/AIDS 2020-2022..................................................................................................38
Bảng 2.4. Cách tính các chỉ số đánh giá.......................................................................39
Bảng 2.5. Số liệu thô về kết quả hoạt động chẩn đoán và điều trị
HIV/AIDS 2020-2022..................................................................................................42
Bảng 2.6. Bảng thống kê kết quả hoạt động chẩn đoán, điều trị
HIV/AIDS 2020-2022 .................................................................................................44
Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả hoạt động chẩn đoán, điều trị
HIV/AIDS 2020-2022..................................................................................................51
Bảng 3.1. Phác đồ điều trị HIV/AIDS theo các “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
HIV/AIDS” của Bộ Y Tế.............................................................................................62
x

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Bản đồ ranh giới Quận Tân Bình..................................................................12
Hình 1.2. Bản đồ hành chính Quận Tân Bình..............................................................13
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tôn giáo hiện sinh sống tại Quận Tân Bình..........14
Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các dân tộc hiện sinh sống tại Quận Tân Bình............14
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế Quận Tân Bình.................................................18
Hình 3.1. Quy trình tiếp cận và phỏng vấn bệnh nhân để thu thập số liệu về tình trạng
tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan.......................................................................89
11

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH QUẬN


1. Đặc điểm chung
1.1. Địa lý
Ngày 30 tháng 04 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ
quốc; Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định được mang tên Thành phố Hồ Chí
Minh, diện tích 22,38 km2 trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km 2 được chia thành
26 đơn vị hành chính cấp phường. [8]
- Địa hình quận nằm về hướng Tây Bắc nội thành:
+ Đông giáp Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 10.
+ Bắc giáp Quận 12, Quận Gò Vấp.
+ Tây giáp Quận Tân Phú.
+ Nam giáp Quận 11.
- Tọa độ địa lý:
+ Điểm cực Bắc: 100 49’ 90” độ vĩ Bắc;
+ Điểm cực Nam: 100 45’ 25” độ vĩ Bắc;
+ Điểm cực Đông: 100 40’ 26’ độ kinh Đông;
+ Điểm cực Tây: 100 36’47” độ kinh Đông.
Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước; Cụm cảng
hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh,
Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4 - 5 m, cao nhất
là khu sân bay khoảng 8 - 9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn đất nông nghiệp.
[8], [38]
12

Hình 1.1. Bản đồ ranh giới Quận Tân Bình


1.2. Hành chính [38]
- Số phường xã: 15 phường trực thuộc UBND Quận, mang số từ phường 1 đến
phường 15 (riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).
- Số khu phố: 117 khu phố
- Số tổ dân phố: 1.503 tổ
- Số hộ: 128.628 hộ
- Một số đơn vị hành chính và địa chỉ cụ thể của quận Tân Bình thành phố Hồ
Chí Minh gồm:
 Trụ sở UBND quận Tân Bình: 387A Trường Chinh, phường 14.
 Công an quận Tân Bình: 340 Hoàng Văn Thụ, phường 4.
 BHXH quận Tân Bình: 300 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1.
 Phòng Giáo dục và đào tạo quận: 97 Trường Chinh, phường 12.
 Trung tâm giới thiệu việc làm: 456 Trường Chinh, phường 13.
13

Hình 1.2. Bản đồ hành chính Quận Tân Bình


2. Tình hình về dân số [38]
- Tổng dân số Quận Tân Bình: 479.418 người (tính đến 13/06/2023)
Dân thường trú: 316.897 người
Dân nhập cư: 162.521 người
- Mật độ dân số: 21.421 người/km2 (Tỉ lệ sinh sống: 9,29‰)
- Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,1% (6 tháng đầu năm 2023)
- Mức gia tăng dân số tự nhiên, do trình độ dân trí và đời sống ngày càng cao,
cộng với những năm gần đây công tác tuyên truyền vận động thực hiện “Kế hoạch
hóa gia đình”, nên qua các năm luôn giảm dần.
14

2.1. Tôn giáo

20%

57%
23%

Phật giáo Công giáo Khác


Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tôn giáo hiện sinh sống tại Quận Tân Bình [8]
2.2. Dân tộc

0,46%
1,82%

97,72%

Kinh Hoa Khác

Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các dân tộc hiện sinh sống tại Quận Tân Bình [8]
3. Tình hình về kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường
3.1. Kinh tế
Giai đoạn từ ngày 30/4/1975 giải phóng Miền Nam đến năm 1985 trong nền
kinh tế tập trung kế hoạch hóa, thì cơ cấu kinh tế Tân Bình là sản xuất tiểu thủ công
15

nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.


Giai đoạn 1985 – 1990 nhà nước bắt đầu đổi mới, thì Tân Bình xác định cơ
cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN, thương nghiệp và nông nghiệp.
Giai đoạn 1991 cho đến năm 2003 chưa tách quận, cơ cấu kinh tế là công
nghiệp, TTCN – Thương mại, Dịch vụ. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh
nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa và biến động tăng
dân số cơ học. Là Quận có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất Thành phố, chiếm tỷ
trọng từ 15% đến 19% và có mức tăng bình quân hàng năm trên 15%. Doanh thu
thương mại dịch vụ mức tăng là 18% năm.
Năm 2004 sau khi tách Quận, hiện trạng phần lớn cơ sở hoạt động kinh doanh
thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế Quận Tân Bình đã
xác định chuyển đổi là: Thương mại, Dịch vụ - Sản xuất công nghiệp, TTCN. Với
trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động
sản xuất kinh doanh. Cơ cấu ngành nghề: Thương mại chiếm 40%, dịch vụ 32%,
công nghiệp 18% và hoạt động khác 10%.
Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ, đường
hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ, lại có lực lượng sản
xuất đông. Luôn mở cửa rộng đón tiếp những nhà doanh nhân, nhà du lịch lữ hành và
nhà đầu tư đến hoạt động trên địa bàn Quận Tân Bình; làm giàu cho dân, cho nước và
cho mình, thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh”. [8]
Hiện nay cơ cấu kinh tế quận Tân Bình là Thương mại, Dịch vụ - Tiểu thủ
công nghiệp. Nghề nghiệp chính của người dân là kinh doanh, lao động việc làm và
buôn bán nhỏ. Mức sống trung bình của người dân 3.000.000 đồng/người/tháng. [38]
3.2. Văn hóa [38]
- Điểm văn hóa vui chơi tại địa phương:
 Nhà văn hóa quận: Trung tâm VHTT; Nhà thi đấu Quốc tế; Cụm điểm
văn hóa - Thể thao; Công viên văn hóa; Sân bóng đá Quân khu 7.
 Nhà văn hóa thiếu nhi quận Tân Bình.
- Các di tích lịch sử trong quận: Miếu Tân Kỳ - Miếu Ông Bôn, Mộ cụ Phan Chu
16

Trinh, Kho bom Phú Thọ, Chùa Giác Lâm.


3.3. Giáo dục [38]
Tổng số trường học: 104
 Mầm non: 48
 Cấp I: 28
 Cấp II: 15
 Cấp III: 4
 Giáo dục nhiều cấp: 9
3.4. Xã hội
 Số hộ diện chính sách : 3.295 người (100%), trong đó 3.295 người (100%)
hưởng chính sách nhà nước.
 Số hộ nghèo: 648 hộ (0,5%)
 Số hộ cận nghèo: 542 hộ (0,42%)
 Tệ nạn xã hội nổi bật tại địa phương: mại dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè,
khác (phạm pháp hình sự,…) hiện chưa có số liệu ghi nhận
3.5. Môi trường
● Tỷ lệ hộ gia đình có cầu tiêu hợp vệ sinh: 100%.
● Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100%.
● Tỷ lệ hộ gia đình xử lý rác - nước thải đúng quy định: 100%.
● Rác thải công nghiệp và y tế được xử lý hợp vệ sinh: 100%.
Thực trạng cho thấy trên địa bàn quận Tân Bình các kênh rạch như: Kênh Hy
Vọng (Phường 15), Kênh A41 (Phường 4) vẫn còn tình trạng ô nhiễm rác thải, mang
nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tiếp tục triển khai thực
hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy
về thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra
đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”. Định kỳ tổ chức vận
động các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện các phong trào “Ngày chủ
nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “15 phút vì Thành phố văn minh, sạch
đẹp”…; tổ chức dọn dẹp vệ sinh nhà ở, khu dân cư; thu gom và chuyển giao chất thải
rắn sinh hoạt cho lực lượng thu gom và bảo đảm 100% người dân tại địa phương hiểu
17

rõ, đồng hành cùng chính quyền trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
UBND quận đã ban hành công văn triển khai tiếp tục tăng cường công tác xử
lý vi phạm về tiếng ồn trên địa bàn quận nhằm tiếp tục quản lý hiệu quả các hoạt
động, kinh doanh dịch vụ gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật, tăng cường kiểm
soát ô nhiễm về tiếng ồn, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, giữ gìn an ninh trật tự,
đảm bảo sự bình yên cho Nhân dân; tiếp tục thực hiện đăng thông tin tuyên truyền về
giảm thiểu tiếng ồn trên cổng thông tin điện tử quận; bảng điện tử quận, phường,
trường học và các ứng dụng mạng xã hội.
Triển khai thực hiện rà soát, thống kê các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có khai thác và sử dụng nước dưới đất trên địa bàn quận Tân Bình;
qua thống kê sơ bộ, số lượng hộ dân, doanh nghiệp sử dụng nước ngầm hiện nay là
8.179 hộ; tỷ lệ hộ dân, doanh nghiệp không sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt gia
đình, không sử dụng nước ngầm trái phép trong sản xuất công nghiệp: 93,7%.
4. Tình hình sức khỏe và tổ chức y tế
4.1. Những vấn đề sức khỏe bệnh tật nổi bật, ưu tiên tại địa phương [38]
 Sức khỏe người cao tuổi
 Vệ sinh an toàn thực phẩm
 Bệnh lý học đường
4.2. Những bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất tại địa phương [38]
 Viêm đường hô hấp
 Bệnh tim mạch
 Sốt xuất huyết
4.3. Bệnh dịch thường gặp tại địa phương [38]
 Sốt xuất huyết
 Tay chân miệng
 Sởi
4.4. Tình hình vệ sinh môi trường - Khu vực ô nhiễm môi trường nổi bật [38]
 Nước đọng
 Khu vực ô nhiễm nổi bật: phường 10, phường 15
 Kênh A41 (Phường 4), Kênh Hy Vọng (Phường 15)
18

4.5. Tổ chức hệ thống y tế cấp Quận


Gồm các cơ sở là Bệnh viện quận Tân Bình, TTYT quận Tân Bình và Phòng
Y tế quận Tân Bình. Trung tâm y tế quận Tân Bình đã chuyển về trực thuộc UBND
quận Tân Bình theo quyết định số 2168/QĐ-UBND.

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế Quận Tân Bình


- Cơ sở y tế nhà nước: 
+ 02 bệnh viện công lập: Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện 1A. 
+ 01 bệnh viện Sở quản lý: Bệnh viện quận Tân Bình. 
+ 01 trung tâm y tế quận Tân Bình và 15 trạm y tế phường do Trung tâm
Y tế quản lý.
- Cơ sở y tế tư nhân: 758 cơ sở hành nghề y dược tư nhân được cấp phép,
trong đó có: 
+ 09 phòng khám đa khoa. 
+ 387 phòng khám chuyên khoa. 
+ 56 phòng chẩn trị y học cổ truyền. 
+ 05 bệnh viện tư nhân. 
+ 328 nhà thuốc tư nhân
19

4.5.1. Bệnh viện Quận Tân Bình


Bệnh viện quận Tân Bình được thành lập vào năm 2006 theo quyết định số
153/2006/QĐ-UBND ngày 20/10/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc
thành lập Bệnh viện quận Tân Bình Trực thuộc UBND Quận Tân Bình. Sau đó được
chuyển về Sở Y tế theo quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 của UBND
Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức lại Bệnh viện quận Tân Bình trực thuộc Uỷ ban
nhân dân quận Tân Bình thành Bệnh viện quận Tân Bình trực thuộc Sở Y tế. Bệnh
viện quận Tân Bình là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế. Bệnh viện
quận Tân Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho
bạc, Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở làm việc đặt tại: Số 605 đường Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2: Số 01 đường Đông Sơn, phường 7, quận Tân
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện quận Tân Bình chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân
lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế và chịu sự quản lý nhà nước của
Uỷ ban nhân dân quận Tân Bình theo quy định của pháp luật.
4.5.2. Phòng y tế Quận Tân Bình
Phòng Y tế quận Tân Bình được thành lập theo Quyết định số
07/2006/QĐUBND ngày 16 tháng 08 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân quận Tân Bình,
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 09 năm 2006. Phòng Y tế quận Tân Bình
là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, có chức năng tham mưu, giúp UBND quận
thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; dược; mỹ phẩm; an toàn
thực phẩm; trang thiết bị y tế; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa
bàn quận.
Địa chỉ: 387A Trường Chinh, phường 14, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh.
UBND quận trực tiếp chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động, bên
cạnh đó còn chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Sở Y tế về chuyên
môn, nghiệp vụ. Phòng Y tế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy chế về tổ
20

chức và hoạt động của UBND quận Tân Bình quy định.
4.5.3. Trung tâm y tế Quận Tân Bình
Là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, quản lý
trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến
thành phố, Trung ương và chịu sự quản lý nhà nước của UBND quận Tân Bình theo
quy định của pháp luật.
Cơ sở chính: 12 Tân Hải, Phường 13, quận Tân Bình.
Cơ sở 2: Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS ở 254/86 Âu Cơ,
Phường 9, Quận Tân Bình.
Hệ thống Y tế Dự phòng quận có 4 Phòng, 9 Khoa và 15 Trạm y tế đóng trên
địa bàn 15 phường quận Tân Bình dưới sự chỉ đạo và điều hành từ Ban Giám đốc
Trung tâm.
5. Mô hình bệnh tật và tử vong
5.1. Khái niệm
Mô hình bệnh tật của 1 cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình
kinh tế xã hội của cộng đồng đó. Từ đó giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng chống bệnh
có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh và tỷ lệ tử
vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Từ mô hình bệnh tật và tử vong người ta có thể xác định được các bệnh tật phổ
biến nhất, các bệnh có tử vong nhiều nhất giúp cho định hướng lâu dài về kế hoạch
phòng chống bệnh tật trong từng khu vực cụ thể.
21

5.2. Công thức tính


STT Tên chỉ số Công thức
Tỷ lệ hiện
Tổng số ca mắc 1loại bệnh
1 mắc một loại ×100 %
Tổng số dân
bệnh
Tổng số ngườitử vong do 1loại bệnh
×100 %
Tỷ lệ tử vong Tổng số dân
2 do một loại Hoặc
bệnh Tổng số ngườitử vong do 1loại bệnh
×100 %
Tổng số người mắc bệnh đó
Tỷ lệ tử vong
do một loại Tổng số ngườitử vong do 1loại bệnh
3 ×100.000
bệnh trên Tổng số dân

100.000 dân

5.3. Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất


Bảng 1.1. Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại quận Tân Bình (2022)

STT Nguyên nhân tử vong Số ca/100.000 dân Tỉ lệ tử vong/100.000 dân

Lão suy, suy nhược cơ


1 857 192 người
thể

2 Tim mạch 185 42 người

3 Ung thư 170 38 người

4 Đột quỵ 138 31 người

5 Suy hô hấp 73 17 người

6 COVID-19 66 15 người

7 Viêm phổi 58 13 người


22

8 Bệnh thận mạn 43 10 người

9 Xuất huyết não 30 7 người

10 Tai nạn 24 6 người

* Tổng số dân quận Tân Bình trong cùng thời điểm 2022: 447.482 người.
5.4. Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất
Chưa có số liệu ghi nhận.
5.5. Chương trình sức khỏe hiện đang triển khai tại quận Tân Bình
5.5.1. Tên chương trình [37]
 Chương trình tiêm chủng mở rộng
 Chương trình phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm
 Chương trình phòng, chống HIV/AIDS
 Chương trình phòng, chống lao
 Chương trình phòng, chống nhiễm khuẩn lây qua tình dục
 Chương trình phòng, chống bệnh phong
 Chương trình phòng, chống bệnh tim mạch, đái tháo đường
 Chương trình phòng, chống ung thư
 Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng
 Chương trình phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản
 Chương trình dinh dưỡng
 Chương trình sức khỏe sinh sản
 Chương trình y tế trường học
 Chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá
 Chương trình phòng, chống tác hại rượu bia
 Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích
 Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh
nghề nghiệp
 Chương trình dân số và phát triển
 Chương trình Vệ sinh môi trường
23

5.5.2. Một số chương trình cụ thể [37]


5.5.2.1. Chương trình phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm
Mục tiêu: Giảm 5 - 10% tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với
trung bình hàng năm giai đoạn 2016 - 2020. Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh
bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển
kinh tế, xã hội.
Chỉ tiêu chuyên môn:
 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời.
 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về
giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và
hướng dẫn sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng Internet.
 100% người mắc COVID-19 diễn tiến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức
khỏe theo quy định.
 Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết
 Khống chế tỷ lệ ca/100.000 dân không vượt quá trung bình 5 năm 2015 -
2019: < 267 ca.
 Duy trì tỉ lệ chết/mắc sốt xuất huyết: < 0,09%. Duy trì tỉ lệ chết/mắc sốt
xuất huyết nặng: < 1%.
 100% ca bệnh sốt xuất huyết được điều tra, xử lý.
 100% điểm nguy cơ được giám sát định kỳ theo đúng hướng dẫn của
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố.
 Tỉ lệ ổ dịch sốt xuất huyết được xử lý đúng quy định về chuyên môn và
thời gian: ≥ 90%.
 Duy trì hoạt động điều tra côn trùng hàng tháng tối thiểu 1 điểm trên địa
bàn quận.
 Giảm tỉ lệ mắc tay chân miệng ≤ 100 ca/100.000 dân và giảm tỉ lệ tử vong: ≤
0,01%.
 100% ổ dịch cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) được phát hiện, xử lý kịp thời, không
để lây lan trong cộng đồng.
24

 Duy trì thành quả loại trừ sốt rét năm 2020, không ca nhiễm ký sinh trùng sốt rét
lây nhiễm tại quận Tân Bình.
 100% ổ dịch tả, lỵ trực tràng được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong
cộng đồng.
Nội dung hoạt động:
 Triển khai kiểm soát dịch bệnh COVID-19
 Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời các dịch bệnh
truyền nhiễm
 Tiếp tục giám sát người nhập cảnh theo hướng dẫn Bộ Y tế
 Phát triển và quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống
 Triển khai đồng loạt các giải pháp giảm tử vong
 Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe
 Hóa chất, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch
5.5.2.2. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS
Mục tiêu: Khống chế tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới mức 0,54%;
khống chế tỉ lệ nhiễm mới HIV trong cộng đồng dưới mức 0,03%; giảm tử vong liên
quan AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; bình thường hóa bệnh
HIV/AIDS, tạo môi trường thuận lợi cung cấp các dịch vụ thân thiện, tránh sự kỳ thị,
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tiếp tục góp phần giảm tác hại của
HIV/AIDS; tiếp tục góp phần giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Chỉ tiêu chuyên môn:
 92% người nhiễm HIV biết tình trạng của mình
 92% người nhiễm HIV đã chẩn đoán được điều trị HIV
 70% người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm
HIV
 260 bệnh nhân được duy trì Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone
 95% phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai và chuyển
dạ
25

 Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) một lần cho khoảng 600 người
 90% bệnh nhân tham gia điều trị ARV được cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh
HIV/AIDS từ quỹ Bảo hiểm y tế
 95% bệnh nhân đồng nhiễm HIV và lao được điều trị đồng thời cả lao và ARV
Nội dung hoạt động:
 Hoạt động dự phòng, can thiệp giảm tác hại và giám sát dịch HIV/AIDS.
 Đa dạng hình thức truyền thông, tiếp cận và tăng tỉ lệ người có hành vi
nguy cơ cao sử dụng các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.
 Kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV và thông báo xét nghiệm HIV từ bạn tình,
bạn chích người nhiễm HIV có tải lượng HIV cao (từ 1,000cp/l).
 Nâng cao năng lực và huy động cho nhân viên y tế và nhân viên tiếp cận
cộng đồng thực hiện hoạt động truy vết bạn tình, bạn chích người nhiễm
HIV.
 Củng cố hệ thống báo cáo và chuyển gửi người nhiễm HIV từ cơ sở khám
chữa bệnh, cơ sở xã hội đến cac phòng khám điều trị ARV trong thành phố
và các tỉnh lân cận.
 Mở rộng điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP/nPEP)
cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao qua hệ thống y tế công và tư.
 Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng
thuốc thay thế Methadone.
 Tăng cường, mở rộng tư vấn, xét nghiệm phát hiện HIV.
 Mua sắm, cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật dụng can
thiệp và hệ thống các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm
HIV.
 Hoạt động chăm sóc điều trị HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con.
 Triển khai các giải pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
 Mở rộng, củng cố, phát triển cơ sở điều trị ARV để đảm bảo điều trị liên
tục cho người bệnh đang điều trị.
26

 Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm
HIV/AIDS gồm lao, viêm gan B, C, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục.
 Hoạt động tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS 
 Tăng cường tập huấn cho nhân viên y tế làm công tác phòng chống
HIV/AIDS.
 Cải thiện chất lượng dịch vụ tại Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và
HIV/AIDS.
5.5.2.3. Chương trình phòng chống lao
Mục tiêu: Tiếp tục triểu khai các hoạt động can thiệp tích cực, phát hiện chủ
động, chẩn đoán sớm và quản lý người bệnh lao kháng thuốc, bảo đảm chất lượng điều
trị, tăng tỉ lệ người thử đàm phát hiện trong dân số, tăng tỉ lệ điều trị thành công, giảm
tử vong do bệnh lao; Tăng cường chẩn đoán và thu nhận điều trị lao tiềm ẩn.
Chỉ tiêu chuyên môn:
 60% người mắc lao được điều trị thành công
 90% người mắc lao được điều trị thành công
 Tối thiểu 1% dân số được thử đờm phát hiện tìm vi khuẩn lao
 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao phổi có BCVKH (mới + tái phát): ≥ 85%
 Tỷ lệ không theo dõi được: ≤ 4%
 Tỷ lệ tử vong do lao: < 5%
 Tỷ lệ lao kháng đa thuốc < 9% trong tổng số mắc lao phổi có BCVKH
Nội dung hoạt động:
 Tăng cường năng lực xét nghiệm và X-Quang phổi, bảo đảm chất lượng theo
quy định
 Triển khai các can thiệp tích cực, phát hiện chủ động, chẩn đoán sớm và quản lý
người bệnh lao, lao kháng thuốc, bảo đảm chất lượng điều trị, tăng tỉ lệ điều trị
thành công, giảm tỷ lệ thất bại, bỏ điều trị, tử vong
 Kiện toàn mạng lưới và thực hiện thanh toán thuốc từ quỹ bảo hiểm y tế cho các
đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, các đối tượng khác chưa được thanh toán thuốc từ
quỹ bảo hiểm y tế do ngân sách chương trình thanh toán
27

 Đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống lao


 Giám sát chuyên môn, hiệu quả hoạt động phòng, chống lao tại các tuyến, tăng
cường áp dụng hệ thống thông tin điện tử trong quản lý dữ liệu và quản lý chương
trình.
28

PHẦN II: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE


1. Các chương trình sức khỏe đang triển khai tại Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện
chất và HIV/AIDS quận Tân Bình
1.1. Tên chương trình [36]
- Chương trình Truyền thông và tiếp cận cộng đồng. (Chương trình Can thiệp
dự phòng giảm tác hại).
- Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (Bao gồm XN Sàng lọc,
khẳng định).
- Chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone.
- Chương trình Chăm sóc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS. Hoạt
động tư vấn, hỗ trợ mua thẻ BHYT.
- Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) dành cho nhóm có
hành vi nguy cơ.
- Chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Lao/HIV, phòng tránh
các bệnh Lây truyền qua đường tình dục, bệnh đồng diễn.
1.2. Một số chương trình cụ thể
1.2.1. Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện [5]
1.2.1.1. Tư vấn trước xét nghiệm
 Người tư vấn tự giới thiệu bản thân và làm quen với khách hàng.
 Đánh giá kiến thức về HIV/AIDS của khách hàng.
 Đánh giá các nguy cơ lây nhiễm HIV của khách hàng.
 Thảo luận lợi ích xét nghiệm để biết tình trạng HIV.
 Giới thiệu sinh phẩm xét nghiệm HIV, quy định kỹ thuật làm xét nghiệm HIV,
hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm, giải thích một số nguyên nhân có thể làm sai
lệch kết quả xét nghiệm HIV và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm không có phản
ứng hoặc có phản ứng.
 Thỏa thuận với khách hàng về quyết định làm xét nghiệm HIV. Trường hợp
khách hàng đồng ý làm xét nghiệm HIV, đề nghị khách hàng cung cấp thông tin cá
nhân, đọc hiểu các nội dung trên Phiếu đồng ý xét nghiệm HIV và khuyến khích
29

ký Phiếu đồng ý làm xét nghiệm HIV theo Quyết định 2673/QĐ-BYT ngày 27
tháng 4 năm 2018 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm
HIV tại cộng đồng” để bảo đảm xác định khách hàng tự nguyện làm xét nghiệm
HIV và hiểu đúng nguy cơ làm sai lệch kết quả xét nghiệm HIV.
 Giới thiệu các hình thức xét nghiệm để khách hàng lựa chọn tự làm xét nghiệm
hoặc cùng làm xét nghiệm với nhân viên tư vấn.
1.2.1.2. Thực hiện việc xét nghiệm HIV cho đối tượng đã được tư vấn
Xét nghiệm HIV do nhân viên phòng xét nghiệm hoặc người không làm trong
phòng xét nghiệm thực hiện
 Giới thiệu kỹ thuật xét nghiệm. Hướng dẫn khách hàng cùng phối hợp thực hiện
xét nghiệm;
 Cùng khách hàng kiểm tra hạn dùng và chất lượng sinh phẩm;
 Ghi mã số khách hàng vào sinh phẩm xét nghiệm, hỏi lại họ tên và đối chiếu
thông tin khách hàng ghi trên phiếu đồng ý làm xét nghiệm, ghi thông tin khách
hàng vào sổ quản lý tư vấn xét nghiệm HIV theo Quyết định 2673/QĐ-BYT ngày
27 tháng 4 năm 2018 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm
HIV tại cộng đồng”;
 Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm theo Hướng dẫn của Nhà sản xuất sinh phẩm
đang sử dụng hoặc theo Hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV;
 Ghi kết quả vào Sổ quản lý tư vấn xét nghiệm. Cùng khách hàng phiên giải kết
quả xét nghiệm;
 Thu gom và xử lý các vật dụng đã sử dụng.
Tự xét nghiệm HIV
 Chọn loại sinh phẩm xét nghiệm HIV được phép lưu hành tại Việt Nam;
 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất;
 Yêu cầu trợ giúp của nhân viên xét nghiệm nếu cần;
 Thực hiện việc xét nghiệm và thu gom vật dụng đã sử dụng sau xét nghiệm theo
hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo Hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV;
30

 Kết quả xét nghiệm chỉ nhằm mục đích phân loại ban đầu. Trường hợp xét nghiệm
có phản ứng, người tự xét nghiệm cần đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định
nhiễm HIV.
1.2.1.3. Tư vấn sau xét nghiệm HIV
Tư vấn sau xét nghiệm cho khách hàng có kết quả không phản ứng
● Giải thích ý nghĩa kết quả xét nghiệm HIV, đặc biệt nhấn mạnh về giai đoạn
cửa sổ hoặc kết quả xét nghiệm không phản ứng do thực hiện không đúng kỹ thuật
xét nghiệm, hoặc trường hợp đã hoặc đang điều trị ARV;
● Giải thích tầm quan trọng của việc xét nghiệm lại trong một số trường hợp cụ
thể;
● Trao đổi các biện pháp dự phòng giảm nguy cơ lây nhiễm HIV để duy trì tình
trạng HIV âm tính;
● Giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp về dự phòng lây nhiễm HIV;
● Khuyến khích khách hàng giới thiệu người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
đi xét nghiệm HIV;
● Chỉ cung cấp giấy kết quả xét nghiệm HIV bằng giấy nếu kết quả xét nghiệm
do nhân viên xét nghiệm thực hiện và khách hàng có nhu cầu;
● Cung cấp thông tin về các cơ sở điều trị trên địa bàn và lợi ích của điều trị ARV
sớm.
Tư vấn sau xét nghiệm cho khách hàng có kết quả xét nghiệm phản ứng
● Giải thích và trao đổi về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm. Nhấn mạnh các trường
hợp có thể cho kết quả xét nghiệm phản ứng giả;
● Tư vấn hỗ trợ tâm lý;
● Giải thích sự cần thiết và hỗ trợ kết nối đến cơ sở y tế làm xét nghiệm khẳng
định tình trạng nhiễm HIV;
● Trao đổi các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV;
● Hướng dẫn sử dụng phiếu chuyển gửi làm xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế theo
quy định tại Quyết định 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ Y tế về
việc ban hành “Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng”.
Tư vấn và hỗ trợ liên tục cho người có kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV
31

● Tư vấn hỗ trợ kết nối điều trị ARV cho người nhiễm HIV chưa tham gia điều
trị;
● Tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị;
● Tư vấn, hỗ trợ giới thiệu bạn tình, bạn chích chung và những người có nguy cơ
lây nhiễm HIV đi làm xét nghiệm HIV;
● Tư vấn tính sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân để có thể bảo đảm duy trì điều trị lâu dài
và tư vấn hỗ trợ xử trí các vấn đề phát sinh trong cuộc sống liên quan đến tình
trạng nhiễm HIV của họ.
1.2.2. Chương trình Chăm sóc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS
Thực hiện công văn số 92/AIDS-ĐT của Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ
Y tế về khám và cấp thuốc ARV cho người bệnh trong tình hình dịch COVID-19;
Thực hiện mục tiêu kép vừa bảo đảm hoạt động chăm sóc điều trị vừa thực hiện tốt
công tác phòng chống dịch COVID-19. [12]
2. Mô tả một chương trình sức khỏe tại Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và
HIV/AIDS quận Tân Bình
2.1. Tên chương trình sức khỏe
Chăm sóc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS trên địa bàn quận Tân
Bình từ năm 2020 - 2023.
2.2. Tầm quan trọng của chương trình
2.2.1. Chủ trương, chính sách của quốc gia, thành phố về việc phải thực hiện
chương trình
2.2.1.1. Cấp quốc gia
Trong suốt 30 năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã
nhận được sự cam kết chính trị rất mạnh mẽ, toàn diện từ Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Chỉ thị số 52-CT/TW về lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về phòng, chống nhiễm vi-rút
gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Nghị định số 34/NĐ-CP để hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp lệnh “Phòng,
chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS)”.
32

Chỉ thị số 54/2005/CT-TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống
HIV/AIDS trong tình hình mới. Trong Chỉ thị 54, Đảng ta đã nhân định: Trên thế giới,
HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với nhân loại. Sau 10 năm
thực hiện Chỉ thị 52 của Ban Bí thư, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã thu được
những kết quả nhất định, kiềm chế được tốc độ gia tăng số người nhiễm HIV. Tuy
nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
HIV/AIDS xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố và có xu hướng ngày càng lan rộng.
HIV/AIDS đang đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, trật tự an toàn xã
hội, đến sự phát triển của đất nước, tương lai của giống nòi.
“Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn
2030” được ban hành kèm theo Quyết định số 608/2004/QĐ-TTg.
Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới xác định mục tiêu đến năm 2030 sẽ “Cơ
bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS”.
“Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” ban hành kèm
theo Quyết định số 1246/QĐ-TTg.
Ngoài các Chỉ thị và Nghị quyết của Đảng, Việt Nam cũng là 1 trong 2 nước
đầu tiên trên thế giới ban hành Luật phòng, chống HIV/AIDS. Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua Luật phòng, chống HIV/AIDS tại
kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007. [10]
2.2.1.2. Cấp thành phố
Quyết định số 4223/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực
hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. [39]
Công văn số 509/TTKSBT-AIDS về việc xây dựng kế hoạch và dự toán kinh
phí hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2023.
2.2.1.3. Cấp quận
Kế hoạch số 98-KH/QU của quận ủy Tân Bình về Kế hoạch thực hiện chỉ thị
số 07-CT/TƯ ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công
tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước
33

năm 2030. [25]


Kế hoạch số 44/KH - TTYT về việc Triển khai hoạt động phòng chống
HIV/AIDS trên địa bàn Quận Tân Bình năm 2023 với các mục tiêu rõ ràng:
- Huy động sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn
thể, tổ chức chính trị xã hội và phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS
tại cộng đồng dân cư để đạt được mục tiêu 92 – 92 – 92 tạo đà cho giai đoạn mới với
mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS trước năm 2030.
- Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm và điều trị
sớm HIV/AIDS, đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV, cung cấp
các dịch vụ toàn diện về phòng chống HIV/AIDS cho các tầng lớp nhân dân, sinh
viên, học sinh, những người dễ bị tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, phụ nữ
mại dâm, người tiêm chích ma túy, nhóm quan hệ đồng tính, phụ nữ mang thai,... về
dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS sớm.
- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và
trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội.
- Căn cứ Kế hoạch số 17/KH-TTYT ngày 18 tháng 02 năm 2021 của Trung
tâm Y tế quận Tân Bình về kế hoạch phát triển Trung tâm Y tế quận Tân Bình giai
đoạn 2020 - 2025. [31]
- Căn cứ Kế hoạch số 21/KH-TTYT ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Trung
tâm Y tế quận Tân Bình về phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội năm 2022. [34]
2.2.2. Định hướng, kế hoạch dài hạn thực hiện chương trình
Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý.
Hiện nay công tác phòng, chống HIV/AIDS đã có bộ 3 văn bản hết sức quan
trọng đó là: Chỉ thị 07 của Ban Bí thư; Luật Phòng, chống HIV/AIDS mới được sửa
đổi và Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS của Chính phủ cùng hàng loạt
các văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên năm tới chúng ta vẫn tiếp tục rà soát
và xây dựng mới hoặc sửa đổi các văn bản dưới luật để triển khai Luật cũng như các
hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật để có cơ chế và hướng dẫn cho các địa phương triển
khai một cách hiệu quả và cập nhật nhất được các kinh nghiệm, khuyến cáo của thế
34

giới.
Thứ hai: Về chuyên môn kỹ thuật
- Với tư vấn và xét nghiệm HIV: Tiếp tục đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét
nghiệm HIV. Đẩy mạnh xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, mở rộng xét nghiệm HIV tại
cộng đồng, xét nghiệm HIV lưu động và tự xét nghiệm HIV; Đẩy mạnh việc triển khai
các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với từng nhóm có hành vi nguy cơ cao,
gồm người sử dụng ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, phụ
nữ bán dâm, phạm nhân; mở rộng triển khai xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích
của người nhiễm HIV; xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;
- Về dự phòng lây nhiễm HIV: Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công
tác thông tin, giáo dục, truyền thông ở cả kênh truyền thông đại chúng; Hệ thống thông
tin cơ sở và nhất là truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ. Tiếp tục các can thiệp
để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Mở rộng, đổi mới các biện pháp
can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV. Tập trung triển khai các can thiệp dự
phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao, người sử dụng ma
túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn
tình, bạn tiêm chích của người nhiễm HIV; Đa dạng hóa các mô hình cung cấp bao cao
su và bơm kim tiêm miễn phí phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, kết hợp với mở
rộng cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm qua kênh thương mại; Đổi mới và nâng cao
chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Mở rộng các
mô hình điều trị, cấp phát thuốc tại tuyến cơ sở. Thí điểm và nhân rộng mô hình cấp
phát thuốc điều trị mang về nhà. Đẩy mạnh các mô hình can thiệp cho người sử dụng
ma túy tổng hợp, người sử dụng ma túy dạng kích thích Amphetamine (ATS) và người
sử dụng đa ma túy; Đồng thời mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng
thuốc ARV (PrEP) cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao qua hệ thống y tế nhà nước
và tư nhân…
- Về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV: Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều
trị HIV/AIDS. Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm
giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, các cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao
động xã hội, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức hợp pháp khác. Huy
35

động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS; Lồng ghép dịch vụ điều
trị HIV/AIDS vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh. Phân cấp điều trị HIV/AIDS về
tuyến y tế cơ sở; mở rộng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã, chăm sóc
người bệnh HIV/AIDS tại nhà, tại cộng đồng; Tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV
cho phụ nữ mang thai; điều trị ngay thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; Tăng cường dự
phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm với HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan
B, C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Song song mở rộng độ bao phủ dịch
vụ điều trị là nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS.
- Về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá: Thiết lập hệ thống giám sát
ca bệnh từ khi xác định nhiễm HIV cho đến khi tham gia điều trị, chuyển đổi cơ sở
điều trị, chất lượng điều trị, tuân thủ điều trị cho đến tận khi người nhiễm HIV tử
vong. Tiếp tục duy trì hoạt động giám sát trọng điểm HIV, STI và giám sát hành vi lây
nhiễm HIV phù hợp. Áp dụng kỹ thuật chẩn đoán mới nhiễm trong giám sát trọng
điểm để đánh giá và ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm có hành vi nguy
cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS bao gồm tích hợp, lồng ghép các phần mềm, hệ thống thông tin liên quan
đến quản lý HIV/AIDS; đồng bộ dữ liệu về điều trị HIV/AIDS với hệ thống quản lý
thông tin bệnh viện; Xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS tập trung, ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc cảnh báo sớm, kiểm soát và đáp ứng y tế công cộng trong
phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người
nhiễm HIV, điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế;
- Đảm bảo tài chính: Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho phòng, chống
HIV/AIDS. Định hướng ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước các cấp tập trung cho các
hoạt động dự phòng, can thiệp giảm hại, giám sát dịch. Mở rộng điều trị HIV/AIDS
do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả. Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện
trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS; Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ
chức, khu vực tư nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
36

2.2.3. Số liệu của chương trình ở cấp Quốc gia, cấp Thành phố
TPHCM ước tính khoảng 51.000 - 55.000 người nhiễm HIV, chiếm khoảng
24% số người nhiễm HIV trên cả nước hiện nay. Đến tháng 5/2022 có hơn 44.200
bệnh nhân HIV đang được điều trị ARV tại hơn 40 cơ sở y tế công, tư trên địa bàn
thành phố. Số khách hàng dương tính mới được phát hiện trong năm 2021 là 4.447
người, trong đó 96% được điều trị ARV. Số khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV
âm tính được kết nối qua dịch vụ dự phòng cũng đạt kết quả cao, có 11.686 khách
hàng đang sử dụng PrEP trong năm 2022.
Bảng 2.2. Số liệu HIV/AIDS và tử vong, điều trị của TPHCM và toàn quốc từ
năm 2020 đến quý 4 năm 2022 [10]

Số hiện đang
Quý IV năm điều trị ARV
Năm 2020 Năm 2021
2022 đến quý IV
năm 2022

Số ca Số ca Số ca
Tử Tử Tử
mới mới mới
vong vong vong
mắc mắc mắc

Việt Nam 13955 2160 13223 - 9025 1378 -

TPHCM 2970 312 4447 - 2294 - 44200

Tân Bình 405 13 397 12 635 12 2605


37

Mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cấp Quận trong các năm gần đây [32], [35] Mục tiêu chương trình cấp quận từ năm
2020 đến năm 2023Bảng 2.3. Mục tiêu chương trình cấp quận về phòng chống HIV/AIDS 2020 - 2022

STT Mục tiêu 2020 2021 2022

Tỷ lệ người nhiễm HIV biết được tình 90% 90%


1 90%
trạng của bản thân (Hướng tới 95% vào năm 2030) (Hướng tới 95% vào năm 2030)

Tỷ lệ người chẩn đoán HIV được điều 90% 90%


2 90%
trị bằng thuốc ARV (Hướng tới 95% vào năm 2030) (Hướng tới 95% vào năm 2030)

Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị ARV 90% 90%


3 90%
có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (Hướng tới 95% vào năm 2030) (Hướng tới 95% vào năm 2030)
38

2.2.4. Chỉ tiêu chương trình cấp quận từ năm 2020 đến năm 2023
Bảng 2.4. Chỉ tiêu của chương trình cấp quận về phòng chống HIV/AIDS 2020-2022

STT Chỉ tiêu 2020 2021 2022

1 Tỷ lệ bệnh nhân ARV bỏ trị, bệnh nhân tử vong trong năm 3% ≤ Đạt < 5% 3% ≤ Đạt < 5% 3% ≤ Đạt < 5%

So với số người nhiễm HIV cư


70% - 75% 70% - 75% 70% - 75%
Tỷ lệ bệnh nhân đang trú trên địa bàn
2
được điều trị ARV hoặc Tăng so với cùng kì năm
> 8% > 8% > 8%
trước

Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm TLVR có kết


3 90% 90% 90%
quả < 1000 copies/ml

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả > 1000 copies/ml được theo dõi
4 90% 90% 90%
xử trí
39

2.2.5. Các chỉ số đánh giá


Bảng 2.5. Cách tính các chỉ số đánh giá

STT Chỉ số Cách tính

Tỷ lệ người nhiễm
Số người nhiễm HIV biết được tìnhtrạng nhiễm của bản thân
1 HIV biết được tình ×100%
Số ca xét nghiệm HIV ¿¿
trạng của bản thân

Tỷ lệ người chẩn đoán


Số người nhiễm HIV được điều trị ARV mới trong năm
2 HIV được điều trị ×100%
Số ca xét nghiệm HIV ¿ ¿
bằng thuốc ARV

Tỷ lệ người nhiễm
HIV điều trị ARV có Số người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế
3 ×100%
tải lượng virus dưới Số bệnh nhân đang được điều trị ARV

ngưỡng ức chế

Tỷ lệ BN HIV không Số BN HIV không còn điềutrị ARV trong năm


×100%
4 còn điều trị ARV Số BN đang được điều trị ARV + Số BN HIV không còn điều trị ARV trong năm

trong năm (với Số BN HIV không còn điều trị ARV trong năm = Số BN HIV bỏ trị + Số BN điều trị ARV tử vong trong năm )
40

Tỷ lệ BN đang được
Số BN đang được điều trị ARV năm sau−Số BN đang được điều trị ARV năm trước
5 điều trị ARV tăng so ×100%
Số bệnh nhân đang được điều trị ARV năm trước
với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ BN đang được
điều trị ARV trên tổng Số bệnh nhân đang được điều trị ARV
6 ×100%
số người nhiễm HIV Tổng số bệnh nhân¿ ¿

cư trú trên địa bàn

Tỷ lệ BN được chỉ
định xét nghiệm Số BN được chỉ định xét nghiệm TLVR có kết quả<1000 copies/ml
7 ×100%
TLVR có kết quả Số BN được chỉ định XN TLVR

<1000 copies/ml

Tỷ lệ BN có kết quả
>1000 copies/ml được Số BN có kết quả>1000 copies /ml được theo dõi xử trí theo quy định
8 ×100%
theo dõi xử trí theo Số BN có kết quả>1000 copies /ml

quy định
41

2.3. Các hoạt động chính của chương trình


2.3.1. Hoạt động dự phòng, can thiệp giảm tác hại và giám sát dịch HIV/AIDS
 Đa dạng hình thức truyền thông, tiếp cận và tăng tỷ lệ người có hành vi nguy
cơ cao sử dụng các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.
 Kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV và thông báo xét nghiệm HIV từ bạn tình, bạn
chích của người nhiễm HIV có tải lượng HIV cao (từ 1.000 copies/ml).
 Nâng cao năng lực và huy động cho nhân viên y tế và nhân viên tiếp cận cộng
đồng thực hiện hoạt động truy vết bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV.
 Củng cố hệ thống báo cáo và chuyển gửi người nhiễm HIV từ cơ sở khám chữa
bệnh, cơ sở xã hội đến các phòng khám điều trị ARV trong Thành phố và các tỉnh
lân cận.
 Mở rộng điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP/PEP) cho
các nhóm có hành vi nguy cơ cao qua hệ thống y tế công và tư.
 Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế Methadone.
 Tăng cường, mở rộng tư vấn, xét nghiệm phát hiện HIV.
 Mua bán, cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật dụng can thiệp và
hệ thống các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.

2.3.2. Hoạt động chăm sóc điều trị HIV/ AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con
 Triển khai các giải pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
 Mở rộng, củng cố, phát triển hệ thống điều trị ARV toàn Thành phố để đảm
bảo điều trị liên tục cho người bệnh đang điều trị; duy trì, nâng cao chất lượng
chăm sóc điều trị; phối hợp HIV/lao; quản lý, điều phối các thuốc liên quan đến
HIV/AIDS; nâng cao năng lực hệ thống điều trị HIV/AIDS.
 Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm với
HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan B, C và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
 Tăng cường tập huấn cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống HIV/AIDS
tại các tuyến.
42

 Cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ HIV/AIDS trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
 Tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại các tuyến.
 Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học từ dự phòng đến điều trị.

2.4. Kết quả thực hiện chương trình so với chỉ tiêu, so với mục tiêu
Bảng 2.6. Số liệu thô về kết quả hoạt động chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS 2020-
2022

STT Nội dung 2019 2020 2021 2022

1 Tổng số ca xét nghiệm 1516 1192 1876

Số ca xét nghiệm HIV có kết quả


2 353 568 551
(+) mới trong năm

Số người nhiễm HIV biết được tình


3 350 568 551
trạng nhiễm của bản thân

Số người nhiễm HIV được điều trị


4 342 568 551
ARV mới trong năm

Số bệnh nhân đang được điều trị


5 1885 2110 2225 2650
ARV

Tổng số bệnh nhân (+) với HIV trên


6 3894 4233 4832
địa bàn

Số người nhiễm HIV được điều trị


7 ARV có tải lượng virus dưới 1962 1224 2123
ngưỡng ức chế

Số bệnh nhân điều trị ARV tử vong


8 13 12 12
trong năm
43

9 Số bệnh nhân HIV bỏ trị 95 98 96

Số BN được chỉ định xét nghiệm


10 1962 1224 2123
TLVR có kết quả < 1000 copies/ml

11 Số BN được chỉ định XN TLVR 1983 1241 2144

Số BN có kết quả > 1000 copies/ml


12 21 17 17
được theo dõi xử trí theo quy định

13 Số BN có kết quả > 1000 copies/ml 21 17 17


44

Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả hoạt động chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS 2020-2022 [30], [33], [13], [16][36]

2020 2021 2022

Chỉ So
STT Chỉ số So với Tỉ lệ
tiêu So với Kết với Tỉ lệ vượt so
Kết quả Kết quả chỉ vượt so
chỉ tiêu quả chỉ với 2021
tiêu với 2020
tiêu

Tỷ lệ người nhiễm
1 HIV biết được tình 90% 99,2% Đạt 100% Đạt 0,9% 100% Đạt -
trạng của bản thân

Tỷ lệ người chẩn
2 đoán HIV được điều 90% 97% Đạt 100% Đạt 3,1% 100% Đạt -
trị bằng thuốc ARV

Tỷ lệ người nhiễm
HIV điều trị ARV
3 90% 93% Đạt 55% KĐ -40,9% 80% KĐ 45,5%
có tải lượng virus
dưới ngưỡng ức
45

chế

Tỷ lệ BN HIV 3% ≤
4 không còn điều trị Đạt < 4,8% Đạt 4,7% Đạt -2% 3,9% Đạt -17%
ARV trong năm 5%

Tăng so

Tỷ lệ với cùng kì > 8% 12% 5,5% -54% 19,1% 247,3%

BN năm trước

đang
5 So với số Đạt KĐ Đạt
được
điều trị người 70% ≤

ARV nhiễm HIV Đạt ≤ 54,2% 52,6 % -0,03% 54,8 % 0,04%


cư trú trên 75%
địa bàn

Tỷ lệ BN được chỉ
định XN TLVR có
6 90% 98,94% Đạt 98,63% Đạt -0,32% 99,02% Đạt 0,4%
kết quả <1000
copies/ml
46

Tỷ lệ BN có kết quả
7 >1000 copies/ml
90% 100% Đạt 100% Đạt - 100% Đạt -
được theo dõi xử trí
theo qui định
47

Nhận xét bảng kết quả:

- Nhìn chung qua 3 năm, kết quả các chỉ số trong 7 mục tiêu có xu hướng gia
tăng tích cực nhưng chậm, một số chỉ số có giai đoạn giảm nhẹ nhưng sau đó nhanh
chóng gia tăng trở lại, nghĩ nhiều do ảnh hưởng của các biến động trong xã hội.
- Trong các chỉ số đề ra của 3 năm, chỉ số “Tỷ lệ người nhiễm HIV biết được
tình trạng của bản thân” (quay trở lại trạm nhận kết quả xét nghiệm dương tính với
HIV) và “Tỷ lệ người chẩn đoán HIV được điều trị bằng thuốc ARV” đều đạt trên
chỉ tiêu đã đề ra (> 90%) và nhanh chóng đạt 100% trong 2 năm liên tiếp là 2021 và
2022. Qua đó cho thấy được công tác khám sàng lọc, tham vấn và tuyên truyền về tác
hại của bệnh cũng như lợi ích điều trị ARV của các cán bộ y tế đều thành công và đạt
được kết quả mong đợi.
- Chỉ số “Tỷ lệ BN HIV không còn điều trị ARV trong năm” do bỏ trị hay do
tử vong trong năm đều đạt mục tiêu trong 3 năm và tỷ lệ này đang có chiều hướng đi
xuống, cho thấy được mức độ tuân thủ điều trị với ARV của BN HIV khá cao cũng
như thấy được lợi ích của việc điều trị ARV đối với tỷ lệ tử vong của nhóm BN này.
- Mặc dù “Tỷ lệ BN đang được điều trị ARV so với số người nhiễm HIV cư
trú trên địa bàn” là không đạt chỉ tiêu đã đề ra cho thấy được mặt khó khăn trong
việc kiểm soát số lượng BN HIV trên địa bàn cũng như việc tuyên truyền đưa BN
HIV trên địa bàn vào chương trình chăm sóc sức khỏe của quận. Tuy nhiên chỉ số
cùng nhóm đánh giá là “Tỷ lệ BN đang được điều trị ARV tăng so với bệnh nhân
cùng kỳ năm trước” nhìn chung đều đạt chỉ tiêu đã đề ra (> 8%), chỉ có 1 giai đoạn
2021, tỷ lệ này không đạt chỉ tiêu (đạt mức 5,5%) nghĩ nhiều do biến động tình hình
xã hội do COVID-19 làm ảnh hưởng đến việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân nhưng
sau đó chỉ số này tăng lại nhanh chóng vào năm 2022 khi tình hình COVID-19 đã cải
thiện. Các nhóm chỉ số này đã và đang được cải thiện qua các năm.
- Chỉ số “Tỷ lệ BN được chỉ định XN TLVR có kết quả < 1000 copies/ml” và
chỉ số “Tỷ lệ BN có kết quả > 1000 copies/ml được theo dõi xử trí theo quy định”
đều đạt mức chỉ tiêu đã đề ra qua 3 năm, qua đó thấy được quy trình chăm sóc - chẩn
đoán sớm và điều trị kịp thời phối hợp của TTYT nói chung, CBYT nói riêng và BN.
48

- Chỉ số “Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới
ngưỡng ức chế” giảm mạnh sau báo cáo cuối năm 2021 (tỷ lệ vượt âm 40,9% so với
năm 2020) nhưng sau đó nhanh chóng tăng lại 80% vào năm 2022 (tỷ lệ vượt dương
45,5% so với năm 2021) những vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra là > 90% có thể do ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020, 2021, từ đó gây khó khăn cho việc
thăm khám - điều trị và nhận thuốc ARV của BN HIV/AIDS hậu quả làm tăng TLVR
trên ngưỡng ức chế, và sau khi dịch bệnh tạm bùng phát thì tỷ lệ này tăng lại
→ Đây là vấn đề sức khỏe còn tồn tại trong chương trình.
2.5. Nhận xét của cán bộ phụ trách
Từ việc được Bộ Y tế chấp thuận khẳng định xét nghiệm HIV tại Trung tâm,
nên tỷ lệ khách hàng có kết quả khẳng định dương tính được kết nối điều trị trong
ngày đạt 100%. Hoạt động này đã đáp ứng được nhu cầu tham vấn và xét nghiệm của
người dân trên địa bàn quận và các địa phương lân cận, giúp người nhiễm HIV sớm
biết được tình trạng nhiễm của bản thân và tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc hỗ trợ
ngay trong ngày, từ đó hạn chế được sự lây truyền HIV cho cộng đồng và giảm thiểu
tử vong do tiếp cận trễ với thuốc ARV.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP): Triển khai từ tháng 4/2019 đến
nay, Khoa đã tiếp nhận 842 hồ sơ xin tham gia, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm.
Hiện đang điều trị 291 khách hàng.
Bên cạnh đó phòng Tham vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) cũng góp phần
cung cấp các kiến thức và năng lực thực hiện các hành vi an toàn cho khách hàng và
giới thiệu khách hàng đến hệ thống các dịch vụ dự phòng và chữa trị hiện có trên địa
bàn Thành Phố.
2.5.1. Thuận lợi
Bộ máy làm việc, nhân sự, trang thiết bị, phương tiện làm việc của khoa luôn
được sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo. Tranh thủ được sự hỗ trợ, hướng dẫn
về chuyên môn nghiệp vụ từ các dự án PC HIV/AIDS của thành phố quản lý và giao
cho quận triển khai thực hiện. Tập thể nhân viên khoa đã luôn vững vàng khắc phục
những khó khăn, đoàn kết để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thường xuyên cũng như
các nhiệm vụ khác, trong đó có ứng phó với đại dịch COVID-19.
49

Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu được giao trong năm 2022, được khoa tổ chức
thực hiện đầy đủ; đạt những chỉ tiêu trọng yếu về chương trình mục tiêu quốc gia PC
AIDS và các dự án. Các hoạt động dịch vụ chăm sóc bệnh đồng diễn, điều trị trước
phơi nhiễm, điều trị ARV, tư vấn xét nghiệm tự nguyện đều đạt chỉ tiêu.
Nguồn kinh phí dự án chuyển qua đánh giá trên hiệu suất công việc đã phần
nào thúc đẩy sự cố gắng trong đội ngũ y bác sĩ thuộc khoa, nhưng cũng không ít áp
lực trên tổng lượng công việc phải thực hiện.
CBVC khoa tích cực tham gia các phong trào thi đua, các công tác khác của
đơn vị giao như chống dịch, phục vụ các hội nghị, tập huấn, hội họp của trung tâm,
của các CTSK tổ chức tại hội trường sinh hoạt của khoa, đoàn kết nội bộ tốt.
2.5.2. Khó khăn
Nguồn nhân sự thiếu với lượng bệnh nhân đăng ký điều trị ngày một tăng, 2
bác sĩ điều trị trên 3200 (trung bình 120 bệnh nhân/ngày). Trình độ nghiệp vụ, chuyên
môn CBVC tuy đã có mức nâng lên so với các năm trước nhưng vẫn còn mặt hạn chế;
Nhân sự quản lý lãnh đạo tại khoa ngoài công tác chuyên môn về điều trị, dự phòng
còn có các nhiệm vụ quản lý điều phối khác.
Nâng cấp các phần mềm quản lý, điều trị là một nhu cầu bức thiết khi cùng lúc
phải vận dụng 3 - 4 phần mềm.
Việc triển khai khám chữa bệnh BHYT gặp nhiều khó khăn trong một số
trường hợp đối tượng nhiễm HIV là trẻ em cơ nhỡ, người vô gia cư, đối tượng có tiền
sử/tiền án, không có giấy tờ tùy thân hay CCCD/CMND để đăng ký BHYT. Số liệu
khám chữa bệnh chưa được thống nhất quản lý giữa lâm sàng và hệ thống cận lâm
sàng.
Công tác khám điều trị ARV và điều trị dự phòng PrEP trong năm được HCDC
định hướng tăng chỉ tiêu lên 600 bệnh nhân ARV mới và 500 bệnh nhân PrEPs mà
nguồn nhân lực còn phải kiêm nhiệm nhiều hoạt động, nhân sự nghỉ hậu sản.
2.5.3. Đề xuất - Kiến nghị
Tăng cường, hỗ trợ nhân sự cho khoa vị trí tư vấn xét nghiệm.
50

2.6. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên - ý kiến đề xuất nâng cao
hiệu quả chương trình
2.6.1. Nhận định chung toàn chương trình của sinh viên
Thông qua tìm hiểu Chương trình Chăm sóc và điều trị ngoại trú cho bệnh
nhân HIV/AIDS của quận Tân Bình giai đoạn 2020 - 2023, nhóm chúng tôi có những
nhận định như sau:
Về mục tiêu, chỉ tiêu: Quận Tân Bình đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và bám
sát với chương trình mục tiêu quốc gia.
Về các hoạt động chính: Thực hiện công văn số 92/AIDS-ĐT của Cục Phòng,
chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế về khám và cấp thuốc ARV cho người bệnh trong
tình hình dịch COVID-19; Thực hiện mục tiêu kép vừa bảo đảm hoạt động chăm sóc
điều trị vừa thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19.
Về kết quả: Nhìn chung qua 3 năm, kết quả đạt được của các chỉ số trong mục
tiêu có xu hướng gia tăng tích cực nhưng chậm, một số chỉ số có giai đoạn giảm nhẹ
nhưng sau đó nhanh chóng gia tăng trở lại. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại vấn đề sức khỏe
trong chương trình cần phải quan tâm đó là “Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị ARV có
tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế” giảm mạnh sau báo cáo cuối năm 2021 (tỷ lệ
vượt âm 40,9% so với năm 2020) nhưng sau đó nhanh chóng tăng lại 80% vào năm
2022 (tỷ lệ vượt dương 45,5% so với năm 2021), tuy nhiên vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
2.6.2. Ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả chương trình
Tăng cường tiếp cận tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức về
HIV, tuân thủ điều trị ARV cho bệnh nhân HIV đang điều trị ngoại trú tại Khoa Tư
vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS quận Tân Bình bằng các phương pháp truyền
thống song song với truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, đặc biệt tập trung vào
đối tượng nguy cơ, lao động nghèo thiếu điều kiện tiếp cận với truyền thông.
Xây dựng các chính sách ưu tiên, khuyến khích người bệnh tuân thủ điều trị
ARV nhằm cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng đời sống, xã hội.
51

3. Xác định vấn đề sức khỏe


3.1. Lập luận để chọn vấn đề sức khỏe trên
3.1.1. Số liệu thu thập, so sánh
Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả hoạt động chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS 2020-
2022
2020 2021 2022
So So So Tỉ lệ
Chỉ Tỉ lệ
Chỉ số Kết với Kết với Kết với vượt
tiêu vượt so
quả chỉ quả chỉ quả chỉ so với
với 2020
tiêu tiêu tiêu 2021
Tỷ lệ người
nhiễm HIV
điều trị ARV
có tải lượng 90% 93% Đạt 55% KĐ -40,9% 80% KĐ 45,5%
virus dưới
ngưỡng ức
chế

Nhận xét: Chỉ số “Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus
dưới ngưỡng ức chế” giảm mạnh sau báo cáo cuối năm 2021 (tỷ lệ vượt âm 40,9% so
với năm 2020) nhưng sau đó nhanh chóng tăng lại 80% vào năm 2022 (tỷ lệ vượt
dương 45,5% so với năm 2021) nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra là > 90% có thể do
ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020, 2021 từ đó gây khó khăn trong
việc thăm khám - điều trị và nhận thuốc ARV của BN HIV/AIDS hậu quả làm tăng
TLVR trên ngưỡng ức chế, và sau khi dịch bệnh tạm bùng phát thì tỷ lệ này tăng lại.
→ Vấn đề sức khỏe còn tồn tại trong chương trình.
52

3.1.2. Tính phổ biến


Theo báo cáo của UNAIDS, tính đến tháng 12/2018, kết quả thực hiện mục
tiêu 90 - 90 - 90 trên toàn cầu như sau: 79% người nhiễm HIV biết được tình trạng
của họ; 78% người nhiễm HIV biết được tình trạng của họ tiếp cận được với điều trị
ARV và 86% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV đạt ức chế tải lượng
HIV dưới ngưỡng hoặc ở mức không phát hiện được. 
Tại châu Phi, có 16,3 triệu người đã được điều trị ARV vào năm 2018 tương
ứng với 64% số người nhiễm HIV ước tính được tiếp cận với điều trị kháng vi-rút.
52% số người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế
hoặc ở mức không phát hiện được. Việc ức chế tải lượng HIV giúp ngăn ngừa lây
truyền HIV sang người khác thông qua quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm
và lây truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh và cho con bú. Kết quả thực
hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 tại một số khu vực như sau: Khu vực Đông và Nam Phi là
85 - 79 - 87, khu vực Trung Đông và Bắc Phi là 47 - 69 - 82, khu vực Đông Âu và
Trung Á là 72 - 53 - 77, khu vực Tây, Trung Âu và Bắc Mỹ là 88 - 90 - 81; tại Thái
Lan là 89 - 70 - 99. Theo TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng cục Phòng, chống
HIV/AIDS cho biết, tỷ lệ bệnh nhân được duy trì điều trị thuốc ARV sau 12 tháng ở
mức độ trên 85%. Xét nghiệm tải lượng HIV được thực hiện thường quy từ năm 2015.
Năm 2019, xét nghiệm định kỳ tải lượng vi-rút cho 96.783 bệnh nhân tại 40 tỉnh,
thành phố, trong đó có 95,5% dưới 1.000 bản sao/ml và 94% dưới 200 bản sao/ml.
Các bằng chứng khoa học cho thấy khi tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml thì người
bệnh không thể truyền HIV sang người khác qua quan hệ tình dục. Như vậy, điều trị
HIV/AIDS góp phần đáng kể vào dự phòng lây nhiễm HIV. [20]
3.1.3. Tính nghiêm trọng
HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với nhân loại. Tính từ
trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12 năm 1990 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022 TPHCM ước tính
khoảng 51.000 - 55.000 người nhiễm HIV, chiếm khoảng 24% số người nhiễm HIV
trên cả nước hiện nay, lũy tích có trên 12.500 người tử vong do AIDS, số người nhiễm
HIV đang được quản lý, điều trị thuốc kháng vi-rút (ARV) là 42.363 người. Thành
53

phố cũng ghi nhận 100% quận, huyện và phường, xã, thị trấn trên địa bàn đã phát hiện
người nhiễm HIV. [29]
Khi một người bị HIV xâm nhập vào cơ thể (nhiễm HIV), họ vẫn có thể sống,
học tập, làm việc như người bình thường cho đến khi chuyển qua giai đoạn AIDS
(Acquired Immunodeficiency Syndrome) là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV
với nhiều biến chứng nguy hiểm, nồng độ vi-rút cao trong máu làm cho miễn dịch của
BN suy sụp nặng nề và nguy cơ chồng lấp nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội. ARV là
thuốc kháng HIV (Antiretroviral drug), ARV ức chế sự nhân lên của vi-rút, duy trì
nồng độ vi-rút trong máu ở mức thấp nhất có thể vì thế mà hệ miễn dịch không bị ảnh
hưởng. Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng vi-rút dưới ngưỡng
phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho người sống chung với HIV và ngăn ngừa lây
nhiễm HIV sang bạn tình. [13] Nếu bệnh nhân nhiễm HIV uống thuốc ARV thì khả
năng lây nhiễm giảm 95%. Như vậy, việc bệnh nhân HIV/AIDS không điều trị với
ARV làm tăng khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, tăng gánh nặng cho kiểm soát lây
lan bệnh cho toàn cộng đồng nói chung và đặc biệt là gánh nặng cho ngành y tế nói
riêng.
Cụ thể, về mặt kinh tế, số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi
nhiều người bị nhiễm HIV và tử vong vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống
AIDS sẽ rất tốn kém. Không chỉ vậy, việc nhiễm và lây lan HIV có thể gây ra tâm lý
hoang mang lo sợ cho cộng đồng, từ đó dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc
sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất
hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống. Không chỉ vậy,
vấn nạn HIV/AIDS gây quá tải cho phần nhiều hệ thống y tế, dễ phát sinh các nguy cơ
lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến
hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị
lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong. [11]
3.1.4. Khả năng dự phòng/can thiệp hiệu quả
Trong các năm gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường chất lượng các hoạt
động phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc, điều tri,̣ nhiều bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
54

đã sớm được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng
vi-rút HIV). Việc tiếp cận điều trị sớm đã giúp cho trên 90% bệnh nhân được duy trì
sức khỏe, cải thiện chất lượng sống và giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng.
Tuy nhiên, có một số lượng không nhỏ bệnh nhân gặp phải những trở ngại
trong việc mua BHYT cho bản thân như: Không đủ tiền mua theo hộ gia đình, không
có hộ khẩu, KT3 hoặc đăng ký tạm trú KT2, không có CMND/CCCD. Đây cũng là
vấn đề cần sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp của các đơn vị có
liên quan trong việc giải quyết những bất cập việc bán thẻ bảo hiểm y tế cho người
dân, tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận mua thẻ BHYT dễ dàng hơn.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thuốc ARV từ năm 2019
được quỹ BHYT thanh toán cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT. BHYT sẽ giúp
người nhiễm HIV được tiếp tục điều trị ARV khi không còn nguồn tài trợ quốc tế,
nhất là khi yêu cầu điều trị ARV là liên tục và suốt đời. Người nhiễm HIV chỉ phải chi
trả nhiều nhất là 20% tiền chữa bệnh. Người nhiễm HIV/AIDS khi mua BHYT sẽ
được hưởng rất nhiều lợi ích trong dịch vụ y tế như: Khám bệnh, làm xét nghiệm phục
vụ quá trình điều trị, mua thuốc ARV, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. [9]
Kèm theo đó, theo Kế hoạch số 44/KH-TTYT ngày 14 tháng 3 năm 2023 của
Trung tâm y tế quận Tân Bình về việc triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
trên địa bàn quận Tân Bình năm 2023 đã đề ra nội dung về can thiệp giảm tác hại và
dự phòng lây nhiễm HIV như sau:
● Tập trung triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối
tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao như nam quan hệ tình dục đồng giới, người
nghiện chích ma túy, người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn tình, bạn
tiêm chích của người nhiễm HIV.
● Đa dạng hóa các mô hình cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí phù
hợp với nhu cầu của đối tượng sử dụng, kết hợp với mở rộng cung cấp bao cao
su, bơm kim tiêm qua kênh thương mại; tập trung ưu tiên triển khai cấp bao
cao su, bơm kim tiêm miễn phí ở các vùng trọng điểm và có điều kiện kinh tế
khó khăn.
● Duy trì điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; mở rộng
55

cấp phát thuốc tại tuyến cơ sở, cấp phát thuốc nhiều ngày; đổi mới, nâng cao
chất lượng điều trị cho người nghiện ma túy; xây dựng các mô hình can thiệp
cho người sử dụng ma túy tổng hợp.
● Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV
(PrEP) ở cả hệ thống công lập và tư nhân. Rà soát, xác định đối tượng ưu tiên
cung cấp dịch vụ PrEP, mở rộng cung cấp thông tin PrEP cho thanh niên trẻ và
nhân viên y tế; xây dựng kế hoạch và triển khai đa dạng mô hình, sáng kiến
mới trong cung cấp dịch vụ PrEP như cung cấp dịch vụ lưu động, dịch vụ PrEP
từ xa (Tele PrEP). Thực hiện kết nối, chuyển gửi và tư vấn các trường hợp xét
nghiệm HIV âm tính có nguy cơ cao được tiếp cận với dịch vụ PrEP để dự
phòng lây nhiễm HIV.
3.1.5. Chính sách ưu tiên của y tế địa phương
Theo Kế hoạch số 11/KH-TTYT ngày 8 tháng 2 năm 2023 của trung tâm y tế
quận Tân Bình đã đề ra các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ chương trình:
Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị HIV/AIDS:
 Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV (thuốc ARV) cho những người
nhiễm HIV ngay sau khi được chẩn đoán xác định. Mở rộng điều trị
HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở cai nghiện ma túy, các tổ
chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức hợp pháp khác. Huy động sự
tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS.
 Lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống khám bệnh, chữa
bệnh.
 Tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; điều trị
ngay thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chẩn đoán sớm, quản
lý và điều trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
 Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm với
HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường
tình dục.
Nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS:
56

 Cập nhật kịp thời hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS theo quy
định của Bộ Y tế; cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS phù hợp với tình
trạng của người bệnh; tăng cường quản lý, theo dõi và hỗ trợ tuân thủ điều
trị HIV/AIDS.
 Mở rộng các hoạt động cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, độ bao
phủ các xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS.
 Tăng cường các hoạt động dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc; lồng
ghép theo dõi cảnh báo sớm HIV kháng thuốc vào quản lý chất lượng điều
trị HIV/AIDS.
3.2. Tên vấn đề sức khỏe
Tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV trên địa bàn quận Tân Bình có tải
lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế không đạt chỉ tiêu trong 2 năm 2021 và 2022.
57

PHẦN III: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem như là đại dịch.
Việc chủ quan đối với HIV càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngày nay với sự
không ngừng gia tăng số người nhiễm HIV và số người chuyển sang giai đoạn AIDS,
công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngày càng trở nên cấp thiết.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tính đến thời điểm hiện tại y học vẫn chưa tìm ra
được phương thuốc loại bỏ hoàn toàn HIV ra khỏi người bệnh. Để chống lại sự nhân
lên của HIV và kéo dài cuộc sống cho người bệnh, vũ khí duy nhất hiện nay là thuốc
kháng retrovirus (ARV). Điều trị ARV là quá trình liên tục kéo dài suốt cuộc đời và
đòi hỏi sự tuân thủ điều trị tuyệt đối. Qua đó giúp duy trì nồng độ thuốc ARV trong
máu nhằm ức chế tối đa sự nhân lên của HIV, đủ thời gian cho phép hệ miễn dịch
được phục hồi, từ đó phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng
sống cho người bệnh và tăng tỷ lệ sống sót.
Theo số liệu UNAIDS tính đến cuối năm 2021, Thế giới hiện có khoảng 38,4
triệu người nhiễm HIV. Tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện
đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong. Đến cuối năm 2022, toàn
quốc đã có 499 cơ sở điều trị ARV, điều trị cho gần 170.000 người nhiễm, trong đó có
3.450 trẻ em. [14] Số liệu HIV/AIDS và tử vong, điều trị của TPHCM và toàn quốc từ
năm 2020 đến quý 4 năm 2022 cho thấy TPHCM ước tính khoảng 51.000 - 55.000
người nhiễm HIV, chiếm khoảng 24% số người nhiễm HIV trên cả nước hiện nay.
Đến tháng 5/2022 có hơn 44.200 bệnh nhân HIV đang được điều trị ARV tại hơn 40
cơ sở y tế công, tư trên địa bàn thành phố. Số khách hàng dương tính mới được phát
hiện trong năm 2021 là 4.447 người, trong đó 96% được điều trị ARV. [29] Riêng tại
quận Tân Bình số bệnh nhân hiện đang điều trị ARV tính đến quý IV năm 2022 là
2.650 người, số người nhiễm HIV đang được điều trị ARV có tải lượng virus dưới
ngưỡng ức chế là 2.123 BN; bên cạnh đó số BN điều trị ARV bỏ trị là 96 người và số
BN tử vong trong năm là 12 người. [36]
58

Theo nghiên cứu “Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở bệnh
nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh năm
2009” đăng trên trang Y học Thành phố Hồ Chí Minh cho các kết luận như sau: Tỉ lệ
tuân thủ điều trị ARV là 67%. Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị
ARV là 69% và tỉ lệ bệnh nhân có thực hành chung đúng về tuân thủ điều trị là 94%.
Bệnh nhân có người trợ giúp thì tuân thủ điều trị cao hơn bệnh nhân không có người
trợ giúp (p = 0,03). Bệnh nhân có kiến thức đúng về tác dụng phụ thì tuân thủ điều trị
ARV cao hơn bệnh nhân có kiến thức chưa đúng (p = 0,02). Không có mối liên quan
giữa kiến thức chung đúng với tuân thủ điều trị ARV. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Phúc
Hậu năm 2022 tại Phòng khám OPC - Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Phú Thọ đã cho thấy một số kết luận như sau: tỷ lệ bệnh nhân có mức tuân thủ điều trị
là 61%; trình độ học vấn từ THPT trở lên có mức tuân thủ kém hơn nhóm có trình độ
học vấn từ THCS trở xuống; Các bệnh nhân có sự hỗ trợ của vợ/chồng/NVYT có mức
độ tuân thủ điều trị cao hơn bệnh nhân không nhận được sự hỗ trợ từ
vợ/chồng/NVYT; Các bệnh nhân tham gia các nhóm hỗ trợ đồng đẳng có mức độ tuân
thủ điều trị cao hơn các bệnh nhân không tham gia các nhóm hỗ trợ đồng đẳng.
Không tuân thủ điều trị ARV vì bất kỳ lý do nào (kiến thức kém, thái độ và
thực hành không đúng hay các yếu tố về kinh tế - văn hóa - xã hội….) đều được xem
như là một trong những yếu tố làm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức
khỏe, đe dọa đến tính mạng của cá nhân, cộng đồng và tăng nguy cơ kháng thuốc. Các
yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị có thể kể đến bao gồm: các yếu tố thuộc về
bệnh nhân (tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn,…), các yếu tố thuộc phác đồ điều trị
(số viên thuốc sử dụng trong ngày, tác dụng phụ của thuốc,...), các yếu tố thuộc về
tình trạng bệnh (tốt lên hay xấu đi) và các yếu tố thuộc về quan hệ giữa bệnh nhân và
bác sĩ. Nếu được điều trị sớm bằng ARV và tuân thủ điều trị, kết hợp chăm sóc và tự
chăm sóc tốt, người nhiễm HIV có thể có thời gian sống khỏe mạnh tương đương tuổi
thọ của người không nhiễm HIV. Do có thể sống khỏe mạnh dài lâu, người nhiễm
HIV vẫn có thể lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp cho gia đình và cho
xã hội. Trên thực tế, nhiều người nhiễm HIV/AIDS đã vượt qua bệnh tật, sống lạc
59

quan, làm việc tốt, trở thành những tấm gương tốt trong xã hội như bao người không
nhiễm HIV/AIDS khác.
Vì thế, việc cung cấp kiến thức, thay đổi thái độ và thúc đẩy thực hành đúng
cho bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV ngoài cộng đồng cũng như khai thác các yếu
tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị của nhóm đối tượng này là vô cùng cần thiết.
Đồng thời nâng cao tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS tuân thủ điều trị ARV được quản lý
trong cộng đồng góp phần cải thiện không chỉ chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân,
thân nhân mà còn nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị HIV/AIDS ngoại trú của hệ
thống y tế.
Qua số liệu trên cho thấy được tình hình nhiễm HIV trên cả nước đặc biệt là
các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Cần Thơ,….và hơn hết là Thành Phố Hồ Chí
Minh còn khá cao cũng như còn tồn tại khá nhiều các yếu tố khách quan/chủ quan ảnh
hưởng đến việc điều trị và tuân thủ điều trị của nhóm đối tượng này, thêm nữa hiện
nay tại quận Tân Bình chưa có nghiên cứu đánh giá về việc tuân thủ điều trị ARV trên
nhóm đối tượng nhiễm HIV. Trên cơ sở nhận thấy được sự cần thiết của việc thực
hiện nghiên cứu, nhằm đạt mục tiêu hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng,
kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Nhóm chúng tôi đặt ra câu
hỏi nghiên cứu sau:
Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tuân thủ điều trị ARV trên địa bàn
quận Tân Bình năm 2023 là bao nhiêu và các yếu tố nào liên quan đến việc
tuân thủ điều trị ARV trên nhóm đối tượng này?
Để góp phần trả lời câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với đề tài
“Thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV của bệnh
nhân HIV/AIDS tại khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS quận
Tân Bình năm 2023”.
Nghiên cứu này góp phần xác định tỉ lệ bệnh nhân HIV tuân thủ điều trị ARV
và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị trên nhóm đối tượng này nhằm đưa
ra số liệu về tình hình thực tế trên địa bàn quận Tân Bình, để từ đó đề xuất ra các giải
pháp hỗ trợ cũng như các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng
60

cao ý thức và nhận thức về việc tuân thủ điều trị ARV góp phần làm tăng hiệu quả
điều trị cho bệnh nhân HIV qua từng năm tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh.
61

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN


1. HIV/AIDS
1.1. Khái niệm HIV/AIDS
HIV (Human Immunodeficiency virus) là tên của loại virus gây suy giảm hệ
miễn dịch ở người, gây nên bệnh AIDS. Virus HIV được phát hiện lần đầu vào năm
1981 tại Mỹ, đến năm 2014 trên thế giới đã có hơn 60 triệu người nhiễm HIV và đã có
hơn 30 triệu người tử vong. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tấn công tàn phá
hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể dễ bị mầm bệnh tấn công gây nhiều chứng
bệnh nguy hiểm và tử vong. HIV gây huỷ diệt tế bào TCD4 dẫn đến suy giảm miễn
dịch bao gồm cả miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. Do vậy, bệnh nhân dễ mắc
các bệnh nhiễm trùng cơ hội (thường do các vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng sinh
sản trong tế bào) hoặc mắc các loại ung thư. [27]
1.2. Giới thiệu về ARV
Ngày 19/3/1987, lần đầu tiên Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa
Kỳ (US FDA) chính thức chấp thuận, phê duyệt Zidovudine (Azidothymidine, AZT,
ZDV), một thuốc được nghiên cứu phát triển vào năm 1960 để ngăn ngừa ung thư,
làm thuốc điều trị HIV/AIDS đầu tiên. Kể từ đó tới nay, các nỗ lực trong nghiên cứu,
phát triển thuốc đã cho phép sự ra đời của nhiều loại thuốc ARV được ứng dụng vào
điều trị. Các thống kê của US FDA cho thấy tính tới thời điểm hiện tại có hơn 40 loại
thuốc ARV đã được cấp phép lưu hành và cũng đang có hàng chục các nghiên cứu
phát triển các ARV mới khác đang được tiến hành trên thế giới. Về cơ bản, các thuốc
ARV được chia làm 5 nhóm chính theo cơ chế tác dụng gồm:
 Thuốc ức chế men sao chép ngược (NRTI)
 Thuốc ức chế men sao chép ngược Non-nucleoside (NNRTI)
 Thuốc ức chế men Protease (PI)
 Thuốc ức chế hòa màng/xâm nhập
 Thuốc ức chế men tích hợp
Các thuốc ức chế men sao chép ngược (NRTI), thuốc ức chế men sao chép
ngược Non-nucleoside (NNRTI) và thuốc ức chế men Protease (PI) là các thuốc được
sử dụng phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. [26]
62

Bảng 3.9. Phác đồ điều trị HIV/AIDS theo các “Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị HIV/AIDS” của Bộ Y Tế [4]

Phác đồ bậc 1

Ưu tiên TDF + 3TC/FTC + EFV


TDF + 3TC/FTC + DTG
TDF + 3TC/FTC + NVP
Thay thế
AZT + 3TC + EFV
AZT + 3TC + NVP
Phác đồ bậc 2
Ưu tiên AZT + 3TC/FTC + LPV/r hoặc ATV/r
Thay thế TDF + 3TC/FTC + LPV/r hoặc ATV/r
Tại Việt Nam, việc điều trị kháng vi-rút (ARV) đối với bệnh nhân HIV/AIDS
đã được chuẩn hóa trong Hướng dẫn Quản lý, Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS,
được ban hành kèm theo Quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày 22 tháng 7 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Y tế, và sau đó được cập nhật trong Hướng dẫn Điều trị và Chăm
sóc HIV/AIDS, được ban hành kèm theo Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 1 tháng
12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. [4]
Theo như các hướng dẫn nêu trên, bệnh nhân điều trị HIV cần tuân thủ các
nguyên tắc sau: điều trị liên tục, suốt đời và nguyên tắc đảm bảo tuân thủ điều trị
ARV. Cụ thể hơn, nguyên tắc tuân thủ điều trị nêu rõ người bệnh cần thực hiện uống
thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định đã cho thấy tầm quan trọng của
tuân thủ điều trị ARV. [4]
1.2.1. Mục đích và nguyên tắc điều trị ARV [4]
Mục đích: 
 Ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể. 
 Phục hồi chức năng miễn dịch
Nguyên tắc điều trị: 
 Phối hợp thuốc: dùng phối hợp ít nhất 3 loại thuốc ARV
63

 Điều trị sớm: điều trị ngay khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn nhằm ngăn
chặn khả năng nhân lên của HIV.
 Điều trị liên tục, suốt đời: người bệnh cần dùng ARV suốt đời và cần theo
dõi điều trị trong suốt quá trình dùng thuốc.
 Đảm bảo tuân thủ điều trị ARV: đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ
định.
1.2.2. Lợi ích điều trị ARV
Việc điều trị ARV sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội duy trì được tải lượng virus thấp
trong máu và ở dưới ngưỡng không phát hiện được (dưới 200 bản sao/ml máu), điều
này đã được xác nhận là vừa có tác dụng bảo vệ sức khoẻ của bệnh nhân và vừa ngăn
ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình.
“Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ
có tải lượng HIV < 200 copies/ml và không dùng bao cao su hay PrEP”. Điều này
có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy
trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền
HIV sang bạn tình HIV âm tính. Báo cáo cũng đã kết luận người nhiễm HIV được điều
trị bằng thuốc ARV có tải lượng HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện thì không có
nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. [1]
1.2.3. Ảnh hưởng không tuân thủ điều trị 
Ngoài mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS thì một trong những mục tiêu
khác nữa của điều trị ARV là cần đạt được tình trạng ức chế vi-rút. Các bệnh nhân
không tuân thủ điều trị ARV sẽ bị suy giảm miễn dịch và dễ gặp phải các triệu chứng
như sốt, tiêu chảy, giảm cân, toát mồ hôi về đêm, kèm theo tăng nguy cơ các nhiễm
trùng cơ hội nghiêm trọng có nguy cơ tử vong. Ngoài ra, nếu các nguyên nhân này
không được điều trị, hậu quả tiếp theo sẽ là suy các cơ quan cơ thể và gây nguy cơ tử
vong cao. Hơn nữa, bệnh nhân nhiễm HIV không đạt tình trạng ức chế vi-rút sẽ có
nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác cao hơn, và việc lây nhiễm HIV khó xảy ra từ
vợ sang chồng hoặc ngược lại nếu một trong hai người có tải lượng vi-rút ở mức dưới
400 bản sao/ml. [22]
64

1.3. Tuân thủ điều trị [22]


1.3.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của WHO, tuân thủ điều trị chỉ “hành vi của bệnh nhân trong
việc thực hiện hướng dẫn điều trị của thầy thuốc liên quan đến việc sử dụng thuốc
cũng như chế độ ăn uống hay lối sống”. Tuân thủ điều trị theo định nghĩa này có thể
được hiểu theo nghĩa đơn giản hơn đó là dùng đúng thuốc; đúng liều; đúng giờ; đúng
đường dùng; đúng cách.
Hướng dẫn Quản lý, Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS ngày 22 tháng 7 năm
2015 của Bộ Y Tế không đưa ra định nghĩa chính xác về tuân thủ điều trị ARV. Tuy
vậy, tuân thủ điều trị, cụ thể hơn là “tỷ lệ người bệnh được đánh giá tuân thủ điều trị
ARV trong lần khám gần nhất” là một trong các chỉ số chất lượng quan trọng trong 10
chỉ số được Bộ Y Tế nêu rõ trong Quyết Định số 471/QĐ-BYT ngày 11 tháng 02 năm
2014 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện cải tiến chất lượng chăm sóc về điều trị
HIV/AIDS đối với hoạt động khám ngoại trú. 
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị ARV 
Các yếu tố thuộc về bệnh nhân có liên quan đến tuân thủ điều trị ARV:
Tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, mức thu nhập, tình trạng biết đọc, biết viết, tình
trạng nơi ở, có hay không có bảo hiểm y tế, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV,… và
các yếu tố tâm lý xã hội như: tình trạng sức khỏe tâm thần, sử dụng các chất gây
nghiện, sự hỗ trợ của người thân và xã hội, kiến thức về HIV và điều trị HIV,… đã
được xem xét và đánh giá trong nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Các yếu tố thuộc về phác đồ điều trị có liên quan đến tuân thủ điều trị
ARV: Các yếu tố thuộc về phác đồ điều trị có thể có liên quan đến tuân thủ điều trị
được khảo sát trong các nghiên cứu bao gồm: tác dụng phụ của thuốc, số lượng viên
trong phác đồ, sự phức tạp của phác đồ (số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng
thuốc kèm theo hoặc không kèm theo các loại thức ăn nhất định), loại thuốc kháng
retrovirus cụ thể, phác đồ các viên rời rạc hay viên cố định liều.
Các yếu tố thuộc về tình trạng bệnh có liên quan đến tuân thủ điều trị
ARV: Tình trạng sức khỏe được cải thiện khi sử dụng ARV, tăng cân và quay trở lại
làm việc bình thường được xem là yếu tố tích cực thúc đẩy tuân thủ điều trị tốt được
65

ghi nhận trong một số nghiên cứu đơn lẻ và nghiên cứu tổng quan tài liệu. Tuy vậy thì
cũng có các nghiên cứu khác cho thấy tình trạng sức khỏe tốt lên làm cho bệnh nhân
nghĩ là mình đã khỏi bệnh và dừng việc uống thuốc.
Các yếu tố thuộc về quan hệ giữa bệnh nhân với cán bộ y tế có liên quan
đến tuân thủ điều trị ARV: Các yếu tố thuộc về quan hệ giữa bệnh nhân và cán bộ y
tế có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị đó là sự hài lòng của bệnh nhân nói chung, sự
tin tưởng của bệnh nhân vào phòng khám, sự tin tưởng của bệnh nhân vào cán bộ điều
trị, đánh giá của bệnh nhân về năng lực chuyên môn của bác sĩ điều trị, sự sẵn lòng của
bác sĩ cho bệnh nhân tham gia vào quá trình ra quyết định điều trị, sự cởi mở, thân
thiện và hợp tác giữa các bên, sự đồng cảm giữa cán bộ y tế và chất lượng của việc
chuyển gửi, giới thiệu từ các dịch vụ khác đến dịch vụ điều trị ARV.
2. Tình hình, thực trạng nhiễm HIV và việc điều trị ARV
2.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và tại Việt Nam
Theo số liệu UNAIDS tính đến cuối năm 2021, Thế giới hiện có khoảng 38,4
triệu người nhiễm HIV. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tính đến năm 2021 có
5,7 triệu người nhiễm HIV. Trong năm 2021, có 260.000 người nhiễm mới trong đó có
khoảng 14.000 là trẻ em dưới 15 tuổi, 128 ngàn người tử vong do AIDS. Đối tượng
mới được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM)
(chiếm 53%).
Tại Việt Nam, theo số liệu ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS năm 2022, số
người nhiễm HIV/AIDS còn sống là khoảng 242.000 người. Nhóm MSM đang được
cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện
nay; Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tăng rõ rệt; tỷ lệ nhiễm mới HIV cao, tăng lên từng năm;
MSM và nhóm chuyển giới (TG) được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong tổng số người nhiễm HIV mới được ước tính hàng năm trong thời gian tới.
Kết quả ước tính và dự báo những ca nhiễm mới, dựa trên mô hình dịch AIDS/mô
hình dịch tại Châu Á (Asian/AIDS Epidemic Model) cho thấy MSM là nhóm nguy cơ
cao duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm qua.
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam nhận định rằng MSM là nhóm
nguy cơ cao duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm
66

qua. Về xu hướng số trường hợp nhiễm mới HIV vẫn có xu hướng giảm, nhưng tốc độ
giảm chậm hơn nhiều, hiện số ca nhiễm mới HIV ước tính khoảng 5.700 người. [15]
2.2. Tình hình nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) ước tính, TPHCM có khoảng
51.000 - 55.000 người nhiễm HIV, chiếm 24% cả nước. Năm 2012, số ca nhiễm HIV
mới được ghi nhận chỉ 2.000 người thì đến năm 2021, con số này là gần 4.500 người.
Thống kê từ HCDC cũng cho thấy, sự thay đổi rõ rệt nguy cơ lây nhiễm HIV trong 30
năm qua. Thời kỳ đầu, nhóm nhiễm chủ yếu là người tiêm chích ma túy nhưng hiện
nay nhóm quan hệ tình dục đồng tính nam chiếm tỉ lệ áp đảo. Có đến 76% số ca nhiễm
HIV mới được ghi nhận trong năm 2021 là do quan hệ tình dục đồng tính nam. Theo
các chuyên gia, đây là nguy cơ bùng phát dịch cấp tính trong cộng đồng do phần lớn
những người này khó tiếp cận, có vị trí xã hội, nhiều thành phần, yêu cầu bảo mật cao.
[6]
2.3. Tình hình điều trị ARV ở Thành phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, ước tính có khoảng
55.000 người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố, chiếm khoảng 24% số người nhiễm
HIV trên cả nước. Đến hết tháng 3/2022, TPHCM có hơn 43.000 bệnh nhân HIV đang
được điều trị ARV tại hơn 40 cơ sở y tế công, tư trên địa bàn, trong đó có 92% bệnh
nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV cho thấy,
98% đang điều trị ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. [7]
3. Các nghiên cứu mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV trong cộng đồng
HIV/AIDS
3.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị trên thế giới khảo sát và đưa ra những kết
luận về kiến thức, thái độ, thực hành của cộng đồng bệnh nhân HIV/AIDS tại địa
phương trong tuân thủ điều trị ARV. Nhiều cơ sở tại Kenya đưa ra kết quả cho thấy có
18% không tuân thủ, trong đó 38% không tuân thủ do bận rộn và lãng quên. [3]
Các chương trình ban đầu khảo sát về tuân thủ điều trị ARV được tiến hành vào
cuối những năm 1900 - đầu những năm 2000 ở Senegal đã báo cáo mức độ tuân thủ
67

điều trị từ 87% đến 91%. [17] Một nghiên cứu khác năm 2018, trên 250 thanh thiếu
niên nhiễm HIV ở khắp Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Việt Nam) với đối tượng
tự đánh giá tuân thủ điều trị của bản thân trong vòng 1 tháng trước thời điểm phỏng
vấn như sau: 19% các đối tượng tự đánh giá tuân thủ < 80% theo thang VAS, 39% cho
biết gặp nhiều khó khăn tuân thủ khi phải uống thuốc ARV mỗi ngày với các lý do bao
gồm mệt mỏi (42%), tự hẹn giờ uống thuốc (35%), liên quan số lượng thuốc (26%),…
[24]
3.2. Tại Việt Nam
3.2.1. Nghiên cứu mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV
Tại Việt Nam, việc sử dụng các công cụ đánh giá khác nhau tại các địa điểm khác
nhau cũng cho các kết quả rất khác biệt. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách và
cộng sự thực hiện năm 2013 sử dụng bộ công cụ trực quan VAS để đánh giá cho kết
quả tỷ lệ tuân thủ điều trị là 94,5%. Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thu Hương và
cộng sự thực hiện trên 250 bệnh nhân AIDS được quản lý và điều trị tại Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương năm 2016 báo cáo tỷ lệ tuân thủ điều trị ở
mức thấp hơn (60,4%). [23] Kết quả của một khảo sát khác cũng do tác giả Phan Thị
Thu Hương và các cộng sự thực hiện tại 3 phòng khám ngoại trú tại Điện Biên báo cáo
tỷ lệ tuân thủ điều trị là 63,4% trong năm 2016. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 252
bệnh nhân HIV/AIDS khám và điều trị ngoại trú 14 bằng thuốc ARV tại phòng khám
ngoại trú bệnh viện A Thái Nguyên của tác giả Đỗ Lê Thùy thực hiện năm 2012 cho
thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV là 81,3%. [16] Các nghiên cứu khác nhau được thực
hiện trên các quần thể nghiên cứu khác nhau với các định nghĩa về tuân thủ điều trị
khác nhau, do vậy việc diễn giải tuân thủ điều trị trong từng nghiên cứu cần phải thận
trọng.
Nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ điều trị ARV, một số yếu tố liên quan và
hiệu quả can thiệp tại một số phòng khám ngoại trú tại Hà Nội” của tác giả Đào
Đức Giang, sử dụng phương pháp can thiệp tự đối chứng, có so sánh trước sau bằng
Bộ công cụ đánh giá đa chiều của UNAIDS trên 352 bệnh nhân là các đối tượng nam
hoặc nữ tuổi từ 18 trở lên được chẩn đoán nhiễm HIV và đang điều trị ARV tại các
68

phòng khám ngoại trú cho kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị mức độ cao,
trung bình, thấp lần lượt là 66,2%; 23,8% và 10%. [16]
Nghiên cứu “Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân
nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh 2021” của tác giả Lê Tấn Đạt và cộng sự bằng phương pháp nghiên cứu
mô tả cắt ngang, Phỏng vấn trực tiếp bằng Thang đánh giá đa chiều của UNAIDS và
bộ câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng trên 240 bệnh nhân là các bệnh nhân ≥ 18
tuổi nhiễm HIV đang điều trị ARV ít nhất 6 tháng tại Khoa tham vấn và hỗ trợ cộng
đồng, Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh cho kết quả: Tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị mức
độ cao, trung bình, thấp lần lượt là 82,1%; 16,2% và 1,7%.
Nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị của
bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS Trung tâm y tế Trấn Yên -
Yên Bái” của tác giả Nguyễn Ngọc Quý bằng phương pháp Mô tả cắt ngang không
can thiệp, phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi đã xây dựng và hồi cứu bệnh án trên 97
bệnh nhân, là các bệnh nhân ≥ 18 tuổi đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại
trú ARV và đã được điều trị ít nhất 6 tháng, cho kết quả tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị là
62,9%. [22]
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tuân thủ điều trị ARV ở
người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc
Ninh” của tác giả Đinh Mai Vân và đồng nghiệp bằng phương pháp Mô tả cắt ngang,
Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn kết hợp với thu thập thông tin trong
bệnh án ngoại trú trên 233 bệnh nhân, là các bệnh nhân trên 16 tuổi, nhiễm HIV/AIDS
đang được điều trị ngoại trú thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa
tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị là
37,3%. [18]
Nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ điều trị ARV ở người bệnh HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định năm 2016” của tác giả
Trần Thị Thanh Mai và cộng sự bằng phương pháp Mô tả cắt ngang có phân tích,
phương pháp hồi cứu bệnh án và phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ hỏi CASE
thuộc QOL /Adherence Forms trên toàn bộ người bệnh đến khám và điều trị tại phòng
69

khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ 4/2016 - 8/2016 cho kết quả tỷ lệ
bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị là 79,7%. [28]
Nghiên cứu “Tình hình sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS của Trung tâm y tế Thành phố
Long Khánh, Đồng Nai” của tác giả Đỗ Thiện Tâm và cộng sự bằng phương pháp Mô
tả cắt ngang, không can thiệp, khảo sát bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, Phương pháp hồi cứu
bệnh án và phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ hỏi CASE thuộc QOL/Adherence
Forms trên 180 bệnh nhân lấy từ Hồ sơ bệnh án và bệnh nhân đang được điều trị ARV
tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS của Trung tâm Y tế thành phố Long
Khánh tỉnh Đồng Nai cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân đạt tuân thủ điều trị là 78,3%.
Nhận xét chung có thể thấy, các nghiên cứu mô tả thực trạng đa phần là nghiên
cứu mô tả cắt ngang với phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng chiếm ưu thế.
Tuy nhiên chỉ có một số nghiên cứu áp dụng các bộ câu hỏi được quy chuẩn là đi kèm
với tiêu chuẩn rõ ràng đánh giá tuân thủ điều trị theo mức độ (cao, trung bình, thấp)
hay đạt/không đạt. Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự xây dựng thì không
trình bày rõ nội dung câu hỏi trực tiếp phỏng vấn đối tượng và cũng không nêu rõ tiêu
chuẩn đạt/không đạt về tuân thủ điều trị trong nghiên cứu khiến mô tả chưa được rõ
ràng.
Một số nội dung câu hỏi phỏng vấn đối tượng về tuân thủ điều trị của các
tác giả:
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu mô tả và phân tích thực trạng tuân thủ điều trị
ARV và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này, trong đó công cụ khảo sát trực tiếp đối
tượng qua bộ câu hỏi soạn trước phổ biến và chiếm ưu thế. Bên cạnh đó nội dung của
các bản câu hỏi này đa dạng khác nhau qua từng nghiên cứu nhằm đánh giá khách
quan về hành vi tuân thủ điều trị ngoại trú ARV ở nhóm bệnh nhân có chẩn đoán
nhiễm HIV/AIDS.
Nghiên cứu của Đinh Mai Vân và cộng sự trên 233 bệnh nhân đưa ra bộ câu hỏi
với những nội dung khảo sát bao gồm số lần uống thuốc trong ngày, khoảng cách thời
gian giữa các lần uống thuốc, số lần quên uống thuốc, cách xử lý khi quên uống thuốc,
các biện pháp nhắc uống thuốc. Qua đó kết quả ghi nhận tỉ lệ đạt chiếm 37,3% (87) và
70

không đạt 62,7% (146) với tỉ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời uống thuốc 2 lần trong
ngày chiếm tỉ lệ cao nhất (71,2%). Tỉ lệ uống uống thuốc ARV cách nhau 12 tiếng
chiếm tỉ lệ cao nhất (72,5%). Số lần quên uống thuốc > 4 lần/tháng (54,9%); không
quên là 33,5%. Khi hỏi về cách xử lý khi quên uống thuốc: Uống bù ngay lúc nhớ ra
dù đã quá 3 tiếng chiếm tỉ lệ cao nhất (51,1%). Có (70,4%) đối tượng dùng biện pháp
để nhắc mình uống thuốc.
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quý trên các bệnh nhân khám ngoại trú tại trung
tâm y tế Trấn Yên - Yên Bái cũng có bộ câu hỏi khảo sát tương tự, tuy nhiên các đối
tượng sẽ cung cấp thông tin về hành vi sử dụng thuốc ARV trong tuần gần nhất như số
lần bỏ liều trong tuần qua, số lần uống sai > 1 giờ trong tuần qua, số lần uống không
đúng cách trong tuần qua. Kết quả ghi nhận ở nghiên cứu trên tỉ lệ bệnh nhân uống
thuốc đủ liều và đúng cách khá cao chiếm tỷ lệ lần lượt là 88,7% và 93,8%, tuy nhiên
chỉ có 77,4%  uống thuốc đúng giờ. Đánh giá chung về tuân thủ uống thuốc chỉ có
62,9% bệnh nhân đạt yêu cầu. [22]
3.2.2. Nghiên cứu mô tả các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
Các nghiên cứu mô tả thực trạng điều trị thường đi kèm khảo sát các biến số,
yếu tố liên quan hoặc đã được chứng minh là ảnh hưởng đến tỉ lệ tuân thủ như những
biến số nền gồm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian điều trị ARV,
người hỗ trợ điều trị, tình trạng hôn nhân, đối tượng sống chung và thu nhập bình
quân/tháng,… Tuy nhiên đối với từng nghiên cứu các kết luận mang tính mô tả riêng
lẻ cho nhóm cộng đồng được khảo sát. Tình trạng thiếu sự tổng hợp và phân tích gộp
của những yếu tố này, hơn nữa có ít nghiên cứu phân tích đưa kết luận về các yếu tố
ảnh hưởng độc lập đến tỉ lệ tuân thủ.
Yếu tố về trình độ học vấn và tình trạng kinh tế
Một nghiên cứu phân tích gộp tổng kết từ 44 nghiên cứu cho kết luận rằng tỷ lệ
tuân thủ điều trị ARV của BN HIV ở các nước đang phát triển là 67,9%. Những đối
tượng hoàn thành bậc học từ trung học cơ sở trở lên và tình trạng kinh tế hộ gia đình
trên mức nghèo cũng tuân thủ điều trị ARV tốt hơn.
71

Yếu tố về tuổi
Trong một bài phân tích gộp hơn 20 nghiên cứu quốc tế và kết luận rằng các
bệnh nhân ở độ tuổi 35 tuổi trở lên có kết quả tuân thủ điều trị tốt so với các bệnh
nhân ở độ tuổi dưới 35. Như nghiên cứu trên 1.800 bệnh nhân tại Ethiopia trong đó
tuân thủ điều trị thuốc HAART được đánh giá qua phỏng vấn bệnh nhân với các dữ
liệu được thu thập trong vòng 6 tuần trong năm 2010 có kết luận tương tự với điểm cắt
tuổi 35. Một nghiên cứu hồi cứu trên một số lượng lớn gần 45.000 bệnh nhân trong
giai đoạn từ tháng 11/2004 đến tháng 9/2012 tại Tanzania sử dụng các phân tích hồi
quy đa biến cho thấy tuổi trẻ hơn 30 là một trong các nguy cơ của không tuân thủ điều
trị. [2]
Yếu tố về tác dụng phụ của phác đồ điều trị 
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Lê Thuỳ tại Việt Nam cũng cho thấy có mối liên
quan giữa tuân thủ điều trị với tỉ lệ gặp tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh nhân phải
ngừng thuốc. Nghiên cứu của Vũ Công Thảo năm 2010 đánh giá thực trạng và hiệu
quả của hoạt động chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS đã cho thấy có mối liên quan
rất chặt chẽ giữa tác dụng phụ của thuốc với việc bỏ điều trị, tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện
tác dụng phụ bỏ điều trị cao gấp 29,8 lần những bệnh nhân không xuất hiện tác dụng
phụ. Nghiên cứu của Đỗ Mai Hoa và cộng sự năm 2013 thực hiện trên 615 bệnh nhân
nhiễm HIV cũng cho thấy các bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của thuốc sẽ tuân thủ
điều trị kém hơn. [19]
Yếu tố về kiến thức điều trị ARV 
Đa số tác giả sẽ lựa chọn các bộ câu hỏi được xây dựng sẵn với nội dung đa
dạng, tuy nhiên các tiêu chuẩn để xác định trong trường hợp bệnh nhân có/không có
kiến thức về tuân thủ điều trị cần được quy ước trước và nhận thấy có sự không đồng
thuận giữa các nghiên cứu.
Theo một nghiên cứu mô tả cắt ngang với đề tài “Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám
ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh” được thực hiện trên 233 người
HIV/AIDS trong danh sách điều trị ngoại trú thuốc ARV ở phòng khám ngoại trú
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014 của Đinh Mai Vân, Trần Bảo Ngọc và các
72

cộng sự đã chỉ ra được tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có kiến thức đúng về việc tuân thủ
điều trị ARV được thể hiện qua các nội dung như bệnh nhân nêu được khái niệm tuân
thủ điều trị, tác hại của không tuân thủ điều trị, biện pháp khắc phục khi không tuân
thủ điều trị từ đó kết luận về kiến thức chung của đối tượng. Qua đó cho thấy tỷ lệ số
người nêu được khái niệm tuân thủ điều trị ARV về uống đúng liều lượng là 54,5%;
uống đúng thuốc 57,1%; uống đúng khoảng cách 89,7% và uống đều đặn suốt đời là
52,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt chung chỉ 0,4% (1/233 đối tượng). Số người nhiễm
HIV/AIDS nêu được khái niệm thuốc ARV là thuốc kháng virus (68,7%). Có 25,3%
trả lời không biết điều trị thuốc ARV phải phối hợp mấy loại. Tỉ lệ kể tên được một số
tác dụng phụ hay gặp của thuốc ARV nói chung là thấp, ngoại trừ tác dụng trầm cảm
chiếm tỉ lệ cao (70%). Kiến thức chung về điều trị ARV được đánh giá đạt của nhóm
nghiên cứu chỉ chiếm 0,4%. [18]
4. Mô tả bộ công cụ nghiên cứu
Tuân thủ điều trị là một hiện tượng phức tạp và không có một biện pháp nào
được xem là tiêu chuẩn vàng nhằm đo lường và theo dõi. Mỗi phương pháp đều có ưu
và nhược điểm khác nhau cần được xem xét trên nhiều khía cạnh giữa lý thuyết và
thực tế để sử dụng chúng cho từng hoàn cảnh kinh tế văn hóa và xã hội khác nhau. Có
nhiều cách khác nhau để đánh giá tuân thủ điều trị và về cơ bản thì có thể chia thành
phương pháp trực tiếp (khách quan) và phương pháp gián tiếp (chủ quan). [16],
[22]
4.1. Phương pháp trực tiếp
4.1.1. Đếm thuốc (Directly observed therapy - DOT)
Phương pháp đếm thuốc có thể thực hiện tại thời điểm tái khám hoặc tại thời
điểm bất kỳ thông qua các buổi tới thăm bệnh nhân tại nhà. Mức độ tuân thủ được
đánh giá dựa vào số thuốc còn dư, số thuốc đã lãnh và liều hàng ngày. Ưu điểm của
phương pháp này là nhân viên y tế có thể trực tiếp và dễ dàng xác nhận sự tuân thủ
điều trị của bệnh nhân thông qua việc quan sát bệnh nhân dùng thuốc. DOT có thể có
hiệu quả cao cho từng cá nhân nhưng với điều kiện là cần có cam kết bền vững để
chăm sóc không bị gián đoạn và dịch vụ này cần phải được cung cấp miễn phí cho
bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả thu được từ phương pháp đếm thuốc có thể bị ảnh
73

hưởng khi bệnh nhân không uống thuốc mà bỏ thuốc đi, ngoài ra phương pháp này còn
gây bất tiện cho bệnh nhân do phải mang theo hộp thuốc mỗi lần tái khám, từ đó tạo
tâm lý không thoải mái cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp còn đòi hỏi nhân
lực, chi phí đi lại nếu thực hiện các buổi thăm bệnh tại nhà và không đánh giá được
thời điểm và cách sử dụng thuốc của bệnh nhân. [16], [22]
4.1.2. Giám sát nồng độ thuốc ARV
Phương pháp đã được xem là một biện pháp trực tiếp và khách quan để đánh
giá sự tuân thủ dùng thuốc, có thể được sử dụng cả trong phòng khám và trong nghiên
cứu. Các phân tích được thực hiện dựa trên kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ
thuốc trong máu. Nồng độ thấp của thuốc ARV trong máu có liên quan chặt chẽ với
thất bại điều trị. Một trong những nhược điểm chính là các xét nghiệm máu chỉ có thể
phản ánh sự hấp thụ của thuốc trong vòng 24 giờ qua và kết quả có thể thay đổi tùy
theo các yếu tố như tương tác với các thuốc khác. Yếu tố chính cản trở việc áp dụng
chúng trên quy mô lớn là chi phí cao, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế hằng ngày. [16],
[22]
4.2. Phương pháp gián tiếp
Các bộ công cụ theo phương pháp chủ quan này đều có chung nhược điểm là
việc bệnh nhân tự báo cáo không hoàn toàn chính xác và bệnh nhân sẽ có thể báo cáo
sự tuân thủ điều trị cao hơn thực tế ngay cả khi các câu hỏi của cán bộ y tế được hỏi
theo cách không phán xét. Các bộ câu hỏi đều đưa ra những câu hỏi có cấu trúc giống
nhau. Điểm khác biệt giữa các bộ câu hỏi này nằm ở thời gian hồi cứu. Thời gian hồi
cứu ngắn được cho rằng sẽ làm giảm sai số nhớ lại của bệnh nhân, nhưng theo kết quả
nghiên cứu của Lu và cộng sự, phỏng vấn bệnh nhân về mức độ tuân thủ trong 1 tháng
cho kết quả chính xác hơn trong 3 và 7 ngày. Một số nghiên cứu đã tiến hành so sánh
các bộ công cụ này, kết quả cho thấy khả năng đánh giá của chúng tương đương nhau,
không có bộ công cụ nào có hiệu quả vượt trội. [16], [22]
4.2.1. Công cụ trực quan (Visual analogue scale - VAS)
Dựa trên thang điểm từ 0 - 100%, bệnh nhân được yêu cầu đánh dấu vào một
điểm trên đương tỷ lệ tương ứng với mức độ tuân thủ của mình trong một khoảng thời
74

gian nào đó (ví dụ 1 tháng hoặc thậm chí là từ khi bắt đầu điều trị). VAS là một công
cụ đơn giản để phát hiện sự tuân thủ và có tiềm năng sử dụng trong các điều kiện
nguồn lực hạn chế. Độ tin cậy và hiệu lực của VAS đã được chứng minh trong một số
nghiên cứu. [16], [22]
4.2.2. CASE Index (Phụ lục 1)
Một nghiên cứu theo chiều dọc với sự tham gia của 12 trung tâm có chương
trình theo dõi điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS trong và ngoài nước Mỹ với
mục tiêu đánh giá các can thiệp giúp cải thiện tuân thủ điều trị, đặc biệt là ở nhóm có
nhiều bệnh nền và rào cản tuân thủ điều trị với thuốc kháng virus. Các bệnh nhân trên
18 tuổi được chẩn đoán và tiếp nhận theo dõi đánh giá phỏng vấn mỗi 3 tháng từ
1/7/2000 - 31/2/2022. Người tham gia trả lời bộ câu hỏi tự đánh giá những nội dung
tuân thủ điều trị bao gồm 3 nội dung: tần suất gặp khó khăn trong uống thuốc đúng
giờ, số ngày trung bình quên liều thuốc trong 1 tuần, lần cuối cùng quên thuốc. Các
câu trả lời được quy ra điểm và phân loại bệnh nhân thành 2 nhóm tuân thủ điều trị tốt
và kém dựa trên điểm cắt là 10/16. Bệnh nhân được gọi là tuân thủ điều trị tốt khi tổng
điểm 3 câu hỏi > 10 điểm và ngược lại tuân thủ kém khi tổng điểm ≤ 10 điểm. Bộ
công cụ 3 câu hỏi trên được đem so sánh và đánh giá với các biện pháp theo dõi tuân
thủ điều trị khác và cho kết luận: Bộ công cụ dự đoán tốt tải lượng HIV RNA ở bệnh
nhân cũng như dự đoán số lượng tế bào CD4 với phương thức đơn giản, câu hỏi ngắn
dễ thực hiện và đưa ra kết luận về thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân một cách
nhanh chóng, tạo điều kiện cho nhân viên y tế cơ sở tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân hiệu
quả hơn. [21] Cụ thể, nội dung 3 câu hỏi là:
 Anh (chị) có thường xuyên gặp khó khăn trong việc uống thuốc đúng giờ
hay không?
 4 lựa chọn bao gồm: Không bao giờ, Hiếm khi, Phần lớn thời gian, Luôn
luôn.
 Trung bình bao nhiêu ngày trong một tuần anh (chị) lỡ mất ít nhất một lần
uống thuốc?
 6 lựa chọn bao gồm: Hàng ngày, 4 - 6 ngày/tuần, 2 - 3 ngày/tuần, 1
lần/tuần, Ít hơn 1 lần/tuần, Không bao giờ.
75

 Lần cuối anh (chị) bỏ lỡ một lần uống thuốc là bao giờ?
 6 lựa chọn bao gồm: Trong tuần trước, 1 - 2 tuần trước, 3 - 4 tuần trước,
1 - 3 tháng trước, Hơn 3 tháng trước, Chưa bao giờ.
Một điểm khác biệt ở bộ công cụ này so với các bộ công cụ khác là cách định
nghĩa cụ thể thế nào là một liều thuốc được uống “đúng giờ”. CASE index định nghĩa
“đúng giờ” là không sớm hay muộn hơn 2 giờ so với lịch uống thuốc được nhân viên y
tế hướng dẫn, trong khi các bộ công cụ còn lại không đưa ra tiêu chuẩn về mặt thời
gian cho việc uống thuốc. [16], [22]
5. Đặc điểm nơi tiến hành nghiên cứu
Năm 2007, Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS thuộc TTYT quận
Tân Bình được thành lập và đưa vào hoạt động. Trong năm 2022, tổng số BN đang
điều trị ARV là 2.650 người, trong đó tổng số ca có kết quả xét nghiệm HIV (+) ghi
nhận được là 4.832 ca được đưa vào quản lý gồm các nhóm đối tượng có nguy cơ cao
như: MSM, người tiêm chích ma túy, gái mại dâm. Dựa trên báo cáo chương trình
“Chăm sóc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS ở quận Tân Bình từ năm 2020
- 2023” có 1 vấn đề đáng chú ý là tỷ lệ người nhiễm HIV trên quận Tân Bình đang
điều trị ARV có tải lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế không đạt chỉ tiêu trong 2 năm
2021 và 2022. Theo số liệu được thống kê, chỉ số “Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị
ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế” giảm mạnh sau báo cáo cuối năm 2021
(tỷ lệ vượt âm 40,9% so với năm 2020) nhưng sau đó nhanh chóng tăng lại 80% vào
năm 2022 (tỷ lệ vượt dương 45,5% so với năm 2021) có thể do ảnh hưởng của dịch
bệnh COVID-19 trong năm 2020, 2021, từ đó gây khó khăn cho việc thăm khám - điều
trị và nhận thuốc ARV của bệnh nhân HIV/AIDS hậu quả làm tăng TLVR trên ngưỡng
ức chế.
Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS TTYT quận Tân Bình luôn
không ngừng cung cấp các hoạt động và dịch vụ cho bệnh nhân HIV, nhằm phát hiện
nhiễm HIV trong cộng đồng cũng như phòng ngừa lây truyền HIV trong cộng đồng.
76

Một số hoạt động có thể kể đến bao gồm:


 Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cho đối tượng có hành vi nguy cơ. Hoạt
động điều trị ARV cho đối tượng có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Đa dạng hóa các mô hình cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí.
 Hoạt động dự phòng, can thiệp giảm tác hại và giám sát dịch HIV/AIDS.
 Hoạt động chăm sóc điều trị HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con.
 Hoạt động tham vấn để được cung cấp kiến thức sử dụng PrEP, bao cao su
khi quan hệ tình dục,...
77

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1. Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS tuân thủ điều trị ARV tại khoa Tư vấn -
Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung Tâm Y Tế (TTYT) quận Tân Bình năm
2023 và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị trên nhóm đối tượng này.
2. Mục tiêu cụ thể
● Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại khoa Tư
vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung Tâm Y Tế (TTYT) quận Tân
Bình năm 2023.
● Xác định các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân
HIV/AIDS tại khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, TTYT quận
Tân Bình năm 2023.
78

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế: Nghiên cứu cắt ngang
- Thời gian: từ 05/06/2023 đến hết 30/06/2023
- Địa điểm: Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đối tượng nghiên cứu
2.1. Dân số mục tiêu
Số bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện
chất và HIV/AIDS, Trung Tâm Y Tế (TTYT) quận Tân Bình năm 2023.
2.2. Dân số chọn mẫu
Số bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại khoa Tư vấn - Điều trị nghiện
chất và HIV/AIDS, Trung Tâm Y Tế (TTYT) quận Tân Bình tại thời điểm nghiên cứu
và thoả tiêu chuẩn chọn mẫu.
2.3. Cỡ mẫu
Chúng tôi chọn cỡ mẫu dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho 1 nghiên cứu cắt
ngang có biến số kết quả là 1 tỉ lệ:
Z 21−∝/2 p (1− p)
n=
d2
Trong đó:
● n: cỡ mẫu tối thiểu
● Z: trị số từ phân phối chuẩn
● ∝: xác suất sai lầm loại 1
● p: chỉ số mong muốn của tỉ lệ (cụ thể trong nghiên cứu này p là tỉ lệ bệnh
nhân tuân thủ điều trị ARV)
● d: sai số cho phép
Theo công thức, ta có thể tính cỡ mẫu như sau với độ tin cậy mong muốn là
95%, (∝ = 0,05), Z = 1,96, sai số là 0,05, với p = 0,821 (theo nghiên cứu “Tuân thủ
điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn
và Hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, TPHCM, năm 2021” của Lê Tấn Đạt và
79

cộng sự)
Như vậy, theo công thức trên ta tính được cỡ mẫu:

Vậy ta sẽ chọn cỡ mẫu là 226 người. Hiệu chỉnh mẫu do quần thể là hữu hạn:

Trong đó:
nf: là kích thước mẫu sau hiệu chỉnh.
n: là kích thước mẫu chưa hiệu chỉnh.
N: là kích thước của quần thể hữu hạn (tương ứng với số bệnh nhân hiện
được điều trị ARV từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/03/2023 là 2676 người)

Với tỷ lệ người không đồng thuận tham gia nghiên cứu ước đoán là 20% thì số
đối tượng cần thiết cho nghiên cứu của chúng tôi là:
nf 209
n nc= = =262
1−tỷ lệ không đồng thuận tham gia nghiêncứu 1−0,2
Vậy chúng tôi chọn mẫu là 262 bệnh nhân đang điều trị ARV tại khoa Tư vấn - Điều
trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung Tâm Y Tế (TTYT) quận Tân Bình từ 05/06/2023
đến hết 30/06/2023.
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn 262 đối tượng bất kỳ đang điều trị ARV và nhận
thuốc hàng tháng tại khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS TTYT quận Tân
Bình theo từng khung giờ trong ngày từ 7h30 sáng đến 11h30 và từ 13h30 đến 16h30
sao cho chọn được 11 người/ngày trong vòng 22 ngày đầu và 10 người/ngày trong 2
ngày cuối.
80

2.5. Tiêu chí chọn mẫu


2.5.1. Tiêu chí chọn vào
- Người từ đủ 18 trở lên đã đăng ký tạm trú/thường trú tại quận Tân Bình ít nhất
từ 6 tháng trở lên.
2.5.2. Tiêu chí loại ra
- Người không có khả năng nghe nói.
- Người trả lời dưới 80% số câu hỏi do không muốn tiếp tục hoàn thành nghiên
cứu.
- Người có vấn đề tâm thần được chẩn đoán bởi cơ sở y tế.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
81

3. Liệt kê và định nghĩa biến số


Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên nhóm đối tượng nghiên cứu

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số Các giá trị biến số

Tuổi của đối tượng được phỏng vấn dựa theo năm
1 Tuổi Định lượng rời
sinh được ghi trên CMND/CCCD

Giới tính của đối tượng được phỏng vấn ghi nhận 1. Nam
2 Giới Nhị giá
trên CMND/CCCD 2. Nữ

1. Mù chữ/không đi học
2. Tiểu học
3. THCS
Trình độ Trình độ học vấn ghi theo văn bằng cao nhất được 4. THPT
3 Thứ tự
học vấn cấp của đối tượng 5. Trung cấp
6. Cao đẳng
7. Đại học
8. Sau đại học

4 Nghề Nghề nghiệp hiện tại do đối tượng tự khai Định danh 1. Thất nghiệp
nghiệp 2. Nội trợ
82

3. Công nhân viên chức


4. Tự kinh doanh/tự làm chủ
5. Công nhân/làm thuê được
người khác trả công
6. Làm việc tự do
7. Khác (ghi rõ)

5 Tình trạng Tình trạng hôn nhân hiện tại của đối tượng theo Định danh 1. Độc thân
hôn nhân lời khai của đối tượng: 2. Sống chung với bạn tình
1. Độc thân: hiện sống một mình 3. Đã kết hôn
2. Sống chung với bạn tình: sống cùng với người 4. Ly dị/ly hôn
có quan hệ tình dục và không được xác nhận bởi 5. Góa
cơ quan tư pháp có thẩm quyền về mối quan hệ 6. Khác (ghi rõ)
này
3. Đã kết hôn: khi đối tượng đã đăng ký kết hôn
với 1 người khác, được xác nhận bởi cơ quan tư
pháp có thẩm quyền
4. Ly dị: việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa
án.
83

5. Goá: người đã kết hôn có chồng hoặc vợ đã


chết.

Bảng 3.3. Tỷ lệ đạt mức tuân thủ điều trị tốt theo CASE Index trên nhóm đối tượng nghiên cứu

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số Các giá trị biến số

Tần suất gặp khó khăn trong việc uống thuốc


trong khoảng 2 tiếng trước và 2 tiếng sau
Số điểm đánh giá tần thời điểm được bác sĩ dặn uống theo cảm
1. 4 điểm
suất gặp khó khăn nhận chủ quan của đối tượng trong 3 tháng
2. 3 điểm
1 trong vấn đề uống gần đây quy ra điểm. Thứ tự
3. 2 điểm
thuốc đúng giờ trong 3  4 điểm: Không bao giờ
4. 1 điểm
tháng gần đây (X1)  3 điểm: Hiếm khi
 2 điểm: Phần lớn thời gian
 1 điểm: Luôn luôn

2 Số điểm đánh giá số Tần suất lỡ thuốc trung bình trong 1 tuần Thứ tự 1. 1 điểm
ngày trung bình trong trong 3 tháng gần đây theo lời khai của đối 2. 2 điểm
1 tuần lỡ mất ít nhất tượng quy ra điểm. 3. 3 điểm
một lần uống thuốc  1 điểm: Hàng ngày 4. 4 điểm
trong 3 tháng gần đây  2 điểm: 4 - 6 ngày/tuần 5. 5 điểm
84

 3 điểm: 2 - 3 ngày/tuần
 4 điểm: 1 lần/tuần
(X2) 6. 6 điểm
 5 điểm: Ít hơn 1 lần/tuần
 6 điểm: Không bao giờ

Khoảng cách giữa thời điểm trả lời câu hỏi


với thời điểm gần nhất bỏ lỡ uống thuốc ít
nhất một lần trong 3 tháng gần đây theo lời 1. 1 điểm
Số điểm đánh giá liên
khai của đối tượng quy ra điểm. 2. 2 điểm
quan lần cuối bỏ lỡ ít
 1 điểm: Trong tuần trước 3. 3 điểm
3 nhất một lần uống Thứ tự
 2 điểm: 1 - 2 tuần trước 4. 4 điểm
thuốc trong 3 tháng
 3 điểm: 3 - 4 tuần trước 5. 5 điểm
gần đây (X3)
 4 điểm: 1 - 3 tháng trước 6. 6 điểm
 5 điểm: Hơn 3 tháng trước
 6 điểm: Chưa bao giờ

4 Mức tuân thủ điều trị Đánh giá dựa trên tổng số điểm của 3 câu hỏi Nhị giá 1. Tuân thủ tốt
theo bộ câu hỏi CASE index 2. Tuân thủ kém
 Tuân thủ tốt: Tổng của 3 câu hỏi
(X1+X2+X3) > 10
85

 Tuân thủ kém: Tổng của 3 câu hỏi


(X1+X2+X3) ≤ 10

Bảng 3.4. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV trên nhóm đối tượng nghiên cứu

STT Tên biến số Định nghĩa biến số Phân loại biến số Các giá trị biến số

Số viên thuốc ARV Dựa trên lời khai của bệnh nhân về số lượng
1 Định lượng rời
uống hằng ngày viên thuốc ARV cần uống trong 1 lần.

1. Sáng
Thời điểm dùng thuốc Dựa trên lời khai của bệnh nhân về thời 2. Trưa
2 Định danh
trong ngày điểm dùng ARV trong ngày. 3. Chiều
4. Tối

Số bệnh khác đang Số bệnh khác đang điều trị bằng thuốc dựa
3 Định lượng rời
điều trị bằng thuốc trên lời khai của bệnh nhân.

Tình trạng sức khỏe được cải thiện hay xấu


Tình trạng bệnh của 1. Cải thiện
4 đi sau khi sử dụng ARV dựa trên lời khai Nhị giá
bệnh nhân 2. Xấu đi
của bệnh nhân.

5 Tình trạng miễn dịch Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm Thứ tự 1. Không suy giảm
HIV được đánh giá qua chỉ số xét nghiệm tế
86

bào CD4 gần nhất trong vòng một năm với:


 Không suy giảm: CD4 > 500 tế
bào/mm3
 Suy giảm nhẹ: CD4 từ 350 - 499 tế 2. Suy giảm nhẹ
bào/mm3 3. Suy giảm tiến triển
 Suy giảm tiến triển: CD4 từ 200 - 349 4. Suy giảm nặng
tế bào/mm3
 Suy giảm nặng: CD4 < 15% hoặc < 200
tế bào/mm3

1. Lao
Bệnh nhiễm trùng cơ hội được ghi nhận dựa 2. Nhiễm nấm
6 Nhiễm trùng cơ hội Định danh
trên lời khai của bệnh nhân. 3. Khác (ghi rõ)
4. Không

1. Viêm gan siêu vi B


2. Viêm gan siêu vi C
7 Bệnh đồng nhiễm Bệnh được chẩn đoán bởi cơ sở y tế. Định danh
3. Khác (ghi rõ)
4. Không

8 Bệnh đồng diễn Bệnh nội khoa khác do bệnh nhân khai. Định danh 1. Tăng huyết áp
87

2. Đái tháo đường


3. Rối loạn lipid máu
4. Khác (ghi rõ)
5. Không

1. < 1 năm
Thời gian tính từ lúc có chẩn đoán nhiễm 2. 1 - 5 năm
8 Thời gian mắc bệnh Thứ tự
HIV/AIDS. 3. 5 - < 10 năm
4. > 10 năm

1. Ngứa
2. Buồn nôn
Các triệu chứng/thay đổi bất thường dựa trên
Tác dụng phụ của 3. Tiêu chảy
9 lời khai của bệnh nhân xuất hiện sau khi bắt Định danh
thuốc ARV 4. Mệt mỏi
đầu điều trị ARV.
5. Khác (ghi rõ)
6. Không
88

4. Thu thập số liệu


4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu về việc tuân thủ điều
trị ARV và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV.
Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp 1:1, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân
HIV/AIDS đang điều trị ARV ở Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS
quận Tân Bình, dựa vào bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.
4.2. Công cụ thu thập số liệu
- Bảng câu hỏi soạn sẵn in giấy A4, có tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn.
- Bút, vở ghi chép
4.3. Quy trình thu thập số liệu
Gồm 3 phần chính là quy trình hoàn thiện khung chọn mẫu, quy trình chọn mẫu
cho nghiên cứu và quy trình thu thập số liệu tại cộng đồng. Trong đó quy trình chọn
mẫu và thu thập số liệu được thực hiện đồng thời.
Quy trình chọn mẫu cho nghiên cứu và thu thập số liệu tại cộng đồng:
- Bước 1: Sinh viên hoàn thiện khung chọn mẫu và giấy đồng ý tham gia phỏng
vấn dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn và giảng viên tại cộng đồng.
- Bước 2: Sinh viên tiến hành chọn mẫu theo hướng dẫn của giảng viên nhằm
xác định đối tượng mục tiêu.
- Bước 3: Sinh viên gặp gỡ Trưởng/Phó Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và
HIV/AIDS quận Tân Bình để trình bày mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu và xin phép
được thực hiện khảo sát.
- Bước 5: Sinh viên tập trung tại khoa Khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và
HIV/AIDS quận Tân Bình lúc 6 giờ sáng, chuẩn bị đầy đủ công cụ thu thập số liệu
như: bảng câu hỏi đã chỉnh sửa, bút, vở ghi chép.
- Bước 6: Các bệnh nhân nhiễm HIV tới khám tại Khoa Tư vấn - Điều trị
nghiện chất và HIV/AIDS thỏa tiêu chí chọn mẫu trong thời gian thực hiện nghiên cứu
sẽ được mời phỏng vấn về tình trạng tuân thủ điều trị. Người phỏng vấn sẽ thông tin
về mục đích nghiên cứu, nội dung phỏng vấn cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đồng ý
tham gia nghiên cứu thì bệnh nhân sẽ được phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã xây dựng.
89

Hình 3.6. Quy trình tiếp cận và phỏng vấn bệnh nhân để thu thập số liệu về tình
trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan
- Bước 7: Tiếp tục lặp lại việc trên cho đến khi đủ số lượng dự tính trong quận
Tân Bình.
- Bước 8: Sinh viên tập trung về khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và
HIV/AIDS quận Tân Bình để tổng hợp danh sách và số liệu đã thu thập cho nghiên
cứu.
- Bước 9: Sinh viên báo cáo tiến độ và kết quả cho giảng viên cuối mỗi buổi
thu thập số liệu.
- Bước 10: Sau khi đã tổng hợp đủ số liệu, sinh viên tổng hợp lại lần cuối và
báo cáo kết quả cho giảng viên.
5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập, kiểm tra và làm sạch bằng phần mềm Epidata và sau đó
được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng kiểm định Chi bình
phương, tỷ số chênh OR, khoảng tin cậy 95% CI để tìm tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV và
90

các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại khoa
Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, TTYT quận Tân Bình năm 2023.
6. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được duyệt thông qua Hội đồng đạo đức nghiên cứu
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản của đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học, bao gồm tôn trọng, hướng thiện, công bằng. Các đối
tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích nội dung nghiên cứu, tham
gia tự nguyện và có quyền từ chối bất cứ lúc nào. Mọi thông tin cá nhân của đối tượng
tham gia nghiên cứu chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu và hoàn toàn bảo mật.
xi

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Eisinger R. W., Dieffenbach C. W., Fauci A. S. (2019). HIV Viral Load and
Transmissibility of HIV Infection: Undetectable Equals Untransmittable. Jama.
321 (5), 451-452.
2. Heestermans T., Browne J. L., Aitken S. C., et al (2016). Determinants of
adherence to antiretroviral therapy among HIV-positive adults in sub-Saharan
Africa: a systematic review. BMJ Glob Health. 1 (4), e000125.
3. Wakibi S. N., Ng'ang'a Z. W., Mbugua G. G. (2011). Factors associated with non-
adherence to highly active antiretroviral therapy in Nairobi, Kenya. AIDS Res
Ther. 8, 43.
4. Bộ Y Tế (2015). Quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày 22 tháng 7 năm 2015 về việc
ban hành Hướng dẫn Quản lý, Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS.
5. Bộ Y Tế (2018). Quyết định 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 về việc ban
hành "Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng".
6. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2022). 76% số ca nhiễm HIV mới tại TPHCM
do quan hệ đồng tính. https://tiengchuong.chinhphu.vn/76-so-ca-nhiem-hiv-
moi-tai-tphcm-do-quan-he-dong-tinh-113220630194431602.htm#:~:text=N
%C4%83m%202012%2C%20s%E1%BB%91%20ca%20nhi%E1%BB
%85m,HIV%20trong%2030%20n%C4%83m%20qua.
7. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2022). TPHCM: Đẩy mạnh các ứng dụng can
thiệp, mô hình phòng chống HIV/AIDS hiệu quả.
https://tiengchuong.chinhphu.vn/tphcm-day-manh-cac-ung-dung-can-thiep-mo-
hinh-phong-chong-hiv-aids-hieu-qua-113220706085011083.html.
8. Cổng thông tin điện tử Quận Tân Bình (2023). Quận Tân Bình - hình thành và
phát triển. https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/web/neoportal/gtc.
9. Cổng thông tin điện tử Tiền Giang (2023). Bảo hiểm y tế đem cơ hội điều trị mới
cho người nhiễm HIV. https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/bao-hiem-y-te-em-
co-hoi-ieu-tri-moi-cho-nguoi-nhiem-hiv/11741719#:~:text=BHYT%20s
%E1%BA%BD%20gi%C3%BAp%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20nhi
%E1%BB%85m,nhi%E1%BB%85m%20HIV%20c%C3%B3%20th%E1%BA
xii

%BB%20BHYT.
10. Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2020). Cam Kết Chính Trị Của Việt
Nam Trong Phòng, Chống HIV/AIDS. https://vaac.gov.vn/cam-ket-chinh-tri-
cua-viet-nam-trong-phong-chong-hiv-aids.html.
11. Cục Phòng Chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2020). Xin cho biết các ảnh hưởng của
nhiễm HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội? https://vaac.gov.vn/xin-cho-biet-
cac-anh-huong-cua-nhiem-hiv-aids-doi-voi-ca-nhan-va-xa-hoi.html.
12. Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế (2021). Công văn số 92/AIDS-ĐT Về
khám và cấp thuốc ARV cho người bệnh trong tình hình dịch COVID-19.
13. Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2021). Điều trị ARV = Dự phòng HIV.
https://vaac.gov.vn/dieu-tri-arv-du-phong-hiv.html.
14. Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2022). Công tác điều trị HIV/AIDS tại
Việt Nam tăng cả về lượng và chất trong 20 năm qua. https://vaac.gov.vn/cong-
tac-dieu-tri-hiv-aids-tai-viet-nam-tang-ca-ve-luong-va-chat-trong-10-nam-
qua.html#:~:text=Vi%E1%BB%87t%20Nam%20l%C3%A0%20m%E1%BB
%99t%20trong,5%25%20(n%C4%83m%202020).
15. Cục Phòng Chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2023). Định hướng năm 2023 và những
năm tiếp theo: Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
16. Đào Đức Giang (2019). THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV, MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI MỘT SỐ PHÒNG
KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI HÀ NỘI.
17. Desclaux A., Ciss M., Taverne B., et al (2003). Access to antiretroviral drugs and
AIDS management in Senegal. AIDS (London, England). 17 Suppl 3, S95-101.
18. Đinh Mai Vân, Trần Bảo Ngọc, Bùi Thanh Thủy, et al (2017). THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV Ở NGƯỜI
NHIẾM HIV/AIDS TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH BẮC NINH. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 171 (11), 167-173.
19. Do H., Dunne M., Kato M., et al (2013). Factors associated with suboptimal
adherence to antiretroviral therapy in Viet Nam: A cross-sectional study using
audio computer-assisted self-interview (ACASI). BMC infectious diseases. 13,
xiii

154.
20. Đoàn Thị Thùy Linh (2021). Đánh giá các chỉ số chất lượng điều trị HIV/AIDS
sau lồng ghép quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS vào hệ thống bệnh viện tại
một số tỉnh năm 2016-2018.
21. Mannheimer S., Mukherjee R., Hirschhorn L., et al (2006). The CASE Adherence
Index: A novel method for measuring adherence to antiretroviral therapy. AIDS
care. 18 (7), 853-861.
22. Nguyễn Ngọc Quý (2018). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ARV và tuân thủ
điều trị của bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS, Trung tâm
Y tế Trấn Yên-Yên Bái. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại Học
Dược Hà Nội, Hà Nội.
23. Phan Thị Thanh Nga, Hoàng Thị Mơ, Nguyễn Văn Hùng, et al (2021). Tuân thủ
điều trị ARV và một số yếu tố liên quan trên nhóm bệnh nhân điều trị ARV tại
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình 2018. Tạp chí Y học Dự
phòng. 31 (8), 139-149.
24. Prasitsuebsai W., Sethaputra C., Lumbiganon P., et al (2018). Adherence to
antiretroviral therapy, stigma and behavioral risk factors in HIV-infected
adolescents in Asia. AIDS Care. 30 (6), 727-733.
25. Quận ủy Tân Bình (2022). Kế hoạch số 98-KH/QU ngày 16 tháng 5 năm 2022 về
Kế hoạch thực hiện chỉ thị số 07-CT/TƯ ngày 06 tháng 7 năm 2021.
26. Saag M. S., Gandhi R. T., Hoy J. F., et al (2020). Antiretroviral drugs for
treatment and prevention of HIV infection in adults: 2020 recommendations of
the International Antiviral Society–USA panel. Jama. 324 (16), 1651-1669.
27. Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2022). Hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng
ngừa. https://tytphuonglinhtay.medinet.gov.vn/phong-chong-cac-benh-truyen-
nhiem/hieu-biet-ve-hivaids-va-cach-phong-ngua-c9425-62660.aspx.
28. Trần Thị Thanh Mai, Phan Thị Thu Hương, Trần Văn Long, et al (2018). Thực
trạng tuân thủ điều trị ARV của người bệnh HIV/AIDS tại phòng khám ngoại
trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016. Tạp chí Khoa học Điều
dưỡng. 1 (1), 47-53.
xiv

29. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (2023). Kết quả thực hiện
chương trình HIV/AIDS với Chương trình viện trợ PEPFAR 2023.
https://hcdc.vn/tphcm-chia-se-ket-qua-thuc-hien-chuong-trinh-hivaids-voi-
chuong-trinh-vien-tro-pepfar-310f09e3b05a4732d2e5deaca6567ed2.html.
30. Trung tâm Y tế quận Tân Bình (2020). Báo cáo Tổng kết hoạt động, phong trào
thi đua năm 2020.
31. Trung tâm Y tế quận Tân Bình (2021). Kế hoạch số 17/KH-TTYT ngày 18 tháng
02 năm 2021.
32. Trung tâm y tế quận Tân Bình (2021). Số 51/ KH-TTYT - Kế hoạch Triển khai
hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2021.
33. Trung tâm Y tế quận Tân Bình (2021). Báo cáo Tổng kết hoạt động, phong trào
thi đua năm 2021.
34. Trung tâm Y tế quận Tân Bình (2022). Kế hoạch số 21/KH-TTYT ngày 21 tháng
02 năm 2022 về phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội năm 2022.
35. Trung tâm y tế quận Tân Bình (2022). Số 140/ KH-TTYT - Kế hoạch Triển khai
hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2022.
36. Trung tâm Y tế quận Tân Bình (2022). Báo cáo Tổng kết hoạt động, phong trào
thi đua năm 2022.
37. Uỷ ban nhân dân quận Tân Bình (2023). Kế hoạch "Thực hiện Chương trình sức
khỏe năm 2023 trên địa bàn quận Tân Bình".
38. Uỷ ban nhân dân quận Tân Bình (2023). Số 834/TTYT - Thông tin cơ bản năm
2023.
39. Ủy ban nhân dân TPHCM (2021). Kế hoạch thực hiện chương trình sức khỏe
năm 2022 - Quyết định số 2297/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2021.
xv

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng công cụ bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ điều trị ARV theo Case Adherence Index [22]

STT Nội dung câu hỏi Nội dung câu trả lời được lựa chọn Điểm tương đương từng câu trả lời (X)

A. Không bao giờ 4


Anh (chị) có thường xuyên gặp
B. Hiếm khi 3
1 khó khăn trong việc uống
C. Phần lớn thời gian 2
thuốc đúng giờ hay không?
D. Luôn luôn 1

A. Hằng ngày 1
Trung bình bao nhiêu ngày B. 4 - 6 ngày/tuần 2
trong một tuần anh (chị) lỡ C. 2 - 3 ngày/tuần 3
2
mất ít nhất một lần uống D. 1 lần/tuần 4
thuốc? E. Ít hơn 1 lần/tuần 5
F. Không bao giờ 6

3 Lần cuối anh (chị) bỏ lỡ ít nhất A. Trong tuần trước 1


một lần uống thuốc là bao giờ? B. 1 - 2 tuần trước 2
C. 3 - 4 tuần trước 3
D. 1 - 3 tháng trước 4
E. Hơn 3 tháng trước 5
xvi

F. Chưa bao giờ 6

Chỉ số CASE index = CASE index > 10 Tuân thủ điều trị ARV TỐT
X1+X2+X3 CASE index ≤ 10 Tuân thủ điều trị ARV KÉM
xvii

Phụ lục 2. BẢNG DANH SÁCH CÔNG VIỆC CẦN LÀM THEO TUẦN CỦA TỔ 10 - Y2018A
STT TUẦN CÔNG VIỆC

 Báo cáo “Đặc điểm tình hình Quận”


 Báo cáo “Chương trình sức khỏe”
1
 Báo cáo “Lập luận xác định Vấn đề sức khỏe”.
 Báo cáo tham gia công tác tại khoa Tư vấn - Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS

 Báo cáo phần Đặt vấn đề của Đề cương nghiên cứu


2  Báo cáo phần Tổng quan y văn của Đề cương nghiên cứu
 Báo cáo tham gia công tác tại Trạm y tế phường 12, phường 13

 Báo cáo phần Mục tiêu, Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu, Biến số nghiên cứu của Đề cương nghiên cứu
3
 Báo cáo tham gia công tác tại Trạm y tế phường 12, phường 13

 Hoàn thành báo cáo sản phẩm toàn đợt


4
 Báo cáo tham gia công tác tại Trạm y tế phường 12, phường 13
xviii

Phụ lục 3. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THEO TUẦN CỦA TỔ 10 - LỚP Y2018A
TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4
STT HỌ VÀ TÊN
(05/06 - 09/06) (12/06 - 16/06) (19/06 - 23/06) (26/06 - 30/06)
 Mục tiêu, chỉ tiêu của  Tổng hợp và  Liệt kê và định  Chỉnh sửa và
Nguyễn Thị chương trình cấp Quận chỉnh sửa bài báo cáo nghĩa biến số hoàn thiện bài
1
Minh Anh  Chính sách ưu tiên của y bằng MS báo cáo tổng hợp
tế địa phương Powperpoint
 Nhận xét của cán bộ phụ  Các nghiên cứu có  Tổng hợp và chỉnh  Chỉnh sửa và
trách liên quan trên Thế sửa bài báo cáo bằng hoàn thiện bài
Đặng Hoàng
2  Khả năng dự phòng/can giới và Việt Nam/ MS Powperpoint báo cáo tổng hợp
Thiên Bảo
thiệp hiệu quả Mô tả bộ công cụ
nghiên cứu
 Tầm quan trọng của  Tình hình/thực  Liệt kê và định  Chỉnh sửa và
chương trình trạng nghĩa biến số hoàn thiện bài
3 Kiều Công Cường
 Khả năng dự phòng/can báo cáo tổng hợp
thiệp hiệu quả
 Nhận xét của cán bộ phụ  Đặc điểm nơi tiến  Đối tượng nghiên  Chỉnh sửa và
Lê Nguyễn trách hành nghiên cứu cứu hoàn thiện bài
4
Lam Điền  Chỉ số biểu hiện tình báo cáo tổng hợp
trạng vượt mức bình thường
xix

 Tầm quan trọng của  Các khái niệm  Liệt kê và định  Chỉnh sửa và
chương trình chính nghĩa biến số hoàn thiện bài
5 Đào Tuấn Khoa
 Chính sách ưu tiên của y báo cáo tổng hợp
tế địa phương
 Tổng hợp và chỉnh sửa  Đặt vấn đề  Liệt kê và định  Chỉnh sửa và
6 Trần Ánh Linh bài báo cáo bằng MS nghĩa biến số hoàn thiện bài
Powperpoint báo cáo tổng hợp
 Các hoạt động chính của  Đặc điểm nơi tiến  Liệt kê và định  Chỉnh sửa và
Nguyễn Thị
7 chương trình hành nghiên cứu nghĩa biến số hoàn thiện bài
Hồng Ngọc
 Số liệu thu thập, so sánh báo cáo tổng hợp
 Các hoạt động chính của  Đặt vấn đề  Xử lý và phân tích  Chỉnh sửa và
8 Lê Quỳnh Như chương trình số liệu + Đạo đức hoàn thiện bài
 Số liệu thu thập, so sánh nghiên cứu báo cáo tổng hợp
 Nhận định chung toàn  Đặt vấn đề  Thu thập số liệu  Chỉnh sửa và
chương trình của sinh viên -  Thuyết trình bài hoàn thiện bài
9 Hồ Đắc Quyên ý kiến đề xuất nâng cao hiệu báo cáo báo cáo tổng hợp
quả chương trình
 Tính nghiêm trọng
10 Nguyễn Văn Sang  Kết quả thực hiện chương  Đặt vấn đề  Mục tiêu nghiên  Chỉnh sửa và
trình so với chỉ tiêu, so với cứu + Thiết kế nghiên hoàn thiện bài
xx

mục tiêu cứu báo cáo tổng hợp


 Tính nghiêm trọng
 Nhận định chung toàn  Đặt vấn đề  Thu thập số liệu  Chỉnh sửa và
chương trình của sinh viên - hoàn thiện bài
11 Lê Thị Thu Thảo ý kiến đề xuất nâng cao hiệu báo cáo tổng hợp
quả chương trình
 Thuyết trình bài báo cáo
 Kết quả thực hiện chương  Các nghiên cứu có  Đối tượng nghiên  Chỉnh sửa và
trình so với chỉ tiêu, so với liên quan trên Thế cứu hoàn thiện bài
12 Huỳnh Minh Thông mục tiêu giới và Việt Nam/ báo cáo tổng hợp
 Chỉ số biểu hiện tình Mô tả bộ công cụ
trạng vượt mức bình thường nghiên cứu
 Mục tiêu, chỉ tiêu của  Tình hình/thực  Liệt kê và định  Chỉnh sửa và
13 Châu Khắc Triệu chương trình cấp Quận trạng nghĩa biến số hoàn thiện bài
 Số liệu thu thập, so sánh báo cáo tổng hợp
 Mục tiêu, chỉ tiêu của  Các nghiên cứu có  Liệt kê và định  Chỉnh sửa và
chương trình cấp Quận liên quan trên Thế nghĩa biến số hoàn thiện bài
Bùi Hoàng
14  Chỉ số biểu hiện tình giới và Việt Nam/  Thuyết trình bài báo cáo tổng hợp
Phương Tú
trạng vượt mức bình thường Mô tả bộ công cụ báo cáo
nghiên cứu
xxi

 Đặc điểm tình hình Quận  Tổng hợp và  Tổng hợp và chỉnh  Chỉnh sửa và
+ Các chương trình sức khỏe chỉnh sửa bài báo cáo sửa bài báo cáo bằng hoàn thiện bài
đang diễn ra tại khoa bằng MS Word + MS Word + Tổng hợp báo cáo tổng hợp
15 Nguyễn Triệu Vĩ
 Tổng hợp và chỉnh sửa Tổng hợp Endnote Endnote
bài báo cáo bằng MS Word
+ Tổng hợp Endnote

You might also like