Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

1

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp:


GI P H C INH GHI NH T NG T ONG GI DẠY TI NG ANH
CHO H C INH T Ư NG THPT NH HƯNG N H C 2021-2023
“Tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2022-2023”

Phần I:
1. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thắm
2. Chuyên môn: Giáo viên dạy Tiếng Anh
3. Tổ chuyên môn: Tiếng Anh - GDCD

Phần II:
1. Lý do chọn biện pháp
1.1. Lý do chọn biện pháp
Mục tiêu của môn Tiếng Anh là hình thành và phát triển ở học sinh những
kiến thức và kỹ năng cơ bản ngôn ngữ tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần
thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy sách giáo khoa
tiếng Anh trung học phổ thông mới đều được biên soạn theo cùng một quan
điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm và đề cao các phương
pháp học tập tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Do vậy nhất thiết người
giáo viên phải dạy học sinh như thế nào để họ hiểu và vận dụng và thực hành
đúng ngôn ngữ. Nếu không hiểu đúng, thực hành đúng thì vốn tiếng Anh của các
em không có tác dụng trong quá trình học tập. Từ việc sử dụng đúng ngôn ngữ,
viết đúng, nói đúng các em dễ dàng phát triển các kĩ năng khác.

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
2
Trong việc dạy và học ngôn ngữ bất kì nào đó trên thế giới thì từ vựng luôn
được xem trọng như bước cơ bản nền móng nhất. Nó giống như những viên
gạch đầu tiên để xây dựng nên một ngôi nhà tổng thể. Tuy nhiên, để học và ghi
nhớ từ vựng hiệu quả luôn là vấn đề trở ngại với nhiều học sinh nói chung và
bản thân giáo viên ngoại ngữ cũng luôn cố gắng tìm kiếm và phát triển các
phương pháp khác nhau để áp dụng vào việc dạy từ vựng cho học sinh sao cho
hiệu quả nhất.
Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt
động trong giờ học. Đó là lí do tại sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các
phương pháp và kỹ thuật dạy từ một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì
khả năng tập trung vốn kém ở học sinh tiểu học. Làm thế nào có thể tạo ra cho
trẻ một không khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả là điều mà tôi băn
khoăn, trăn trở.
Là giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông, qua thực tế giảng dạy trong
nhiều năm qua, tôi đã rất suy nghĩ tìm t i và sáng tạo, cố gắng nh m giúp học
sinh ghi nhớ được từ vựng sâu hơn. Làm thế nào để cung cấp cho học sinh vốn
từ vựng phong phú và qua đó giúp các em hình thành và phát triển năng lực sử
dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp? Chính vì nững lí do đó, tôi đã
nghiên cứu các biện pháp “GI P H C INH GHI NH T V NG T ONG
GIỜ D TI NG ANH CHO H C SINH T ỜNG THPT V NH H NG
NĂM H C 2021-2023” để nâng cao chất lượng học từ của vựng của học sinh
trung học phổ thông.
1.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Hiện nay trong nhà trường việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với
sự đổi mới phương pháp giáo dục, nh m làm phù hợp với nhận thức của học
sinh, giúp cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn
từ vựng tiếng Anh trong chương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự
phát triển chung của xã hội và đặc điểm tâm lí của học sinh.

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
3
Do học sinh trung học phổ thông đang hình thành và phát triển năng lực
nhận thức trên cơ sở tư duy cụ thể nên việc dạy từ vựng cần bắt nguồn từ hệ
thống chủ điểm, chủ đề thú vị, gần gũi với trải nghiệm của các em để quá trình
học tập diễn ra tự nhiên. Ở độ tuổi này học sinh vận dụng từ vựng tốt nhất khi
được tham gia tích cực vào các hoạt động giao tiếp thông qua các tình huống cụ
thể, các chủ đề quen thuộc. Điều này đ i hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng, linh
hoạt, mềm dẻo các phương pháp và kỹ thuật dạy từ nh m đáp ứng nhu cầu và
điều kiện dạy học khác nhau ở các địa phương.
Hơn nữa việc cung cấp vốn từ cho học sinh phải đảm bảo tính liên thông
giữa các cấp học, tính tích hợp giữa các chủ đề, chủ điểm.
Thực tế, học sinh các lớp tôi đang giảng dạy tại trường THPT Vĩnh Hưng
chưa biết cách ghi nhớ và vận dụng từ vựng theo chủ đề một cách hiệu quả và
hợp lí. Các em vẫn thường xuyên có tình trạng quên từ, biểu hiện nhàm chán
trong việc học và vốn từ chưa thực sự phong phú. Ngoài ra, phần lớn các em chỉ
học cách ghi nhớ nghĩa tiếng Việt của từ vựng và bỏ qua phần trọng âm, phát âm
của những từ vựng đó.
1.3. Nguyên nhân
Thực trạng này phần lớn là do bản thân tôi đã chưa biết cách khai thác các
phương pháp dạy phù hợp để kích thích não bộ ghi nhớ cho học sinh hiệu quả. Từ
vựng thường khó nhớ và khó tiếp thu do từ vựng thường là những khái niệm mới
và trừu tượng. Học sinh tại trường THPT Vĩnh Hưng ít có môi trường giao tiếp
nên từ vựng dễ bị quên sau thời gian ít được sử dụng.
2. Giải pháp thực hiện
Nh m cải thiện các thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn tìm hiểu giải pháp để
tăng hứng thú học tập cho học sinh, chủ động tích cực trong việc chiếm lĩnh tri
thức; lấy nguyên tắc lấy người học làm trung tâm trong mục tiêu của đề án giáo
dục ngoại ngữ quốc gia làm tiêu chí hàng đầu. Vì vậy, người giáo viên cần xác
định được:
Nguyên tắc dạy từ vựng cho học sinh.
Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
4
Một số tr chơi dạy từ vựng hiệu quả.
Các bước kiểm tra và củng cố vốn từ vựng đã dạy cho học sinh.
2.1. Nguyên tắc dạy từ vựng cho học inh
Về cơ bản, để “biết” một từ thì người học cần phải nắm được về hình thái
(form), ý nghĩa (meaning) và cách sử dụng (use) của từ đó. Mỗi khía cạnh này
đều bao gồm các phạm trù con, tất cả được tóm tắt như hình sau:

Trong cuốn sách “Learning Vocabulary in Another Language” (2010), các


hướng tiếp cận học để nhận diện và học để sử dụng đã được công thức hóa thành
những câu hỏi để người học dễ áp dụng, cụ thể như sau:
Hình thái Âm thanh R – Từ này nghe như thế nào?
(Form) (Spoken) P – Từ này được phát âm như thế nào?
Văn bản R – Từ này nhìn như thế nào?
(Written) P – Từ này được viết và đánh vần như thế nào?
Thành tố R – Từ này có những thành tố nào quen thuộc?
(Word parts) P – Những thành tố này thể hiện ý nghĩa gì?
Ý nghĩa Của hình thái R – Loại từ này thể hiện ý nghĩa gì?
(Meaning) (Form-meaning P – Có thể sử dụng loại từ nào để diễn đạt ý
connection) nghĩa này?
Của khái niệm R – Từ này được sử dụng với ý nghĩa gì?
(Concept and reference) P – Ta có thể sử dụng từ này để đề cập đến
những điều gì?
ự liên tưởng R – Từ này khiến ta liên tưởng đến những từ
(Associations) nào?
P – Ta có thể dùng những từ nào khác thay vì
từ này?

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
5
Cách sử Ngữ pháp R – Từ này được sử dụng theo cấu trúc ngữ
dụng (Grammar) pháp nào?
(Use) P – Ta phải sử dụng từ này theo các cấu trúc
ngữ pháp nào?
Collocations R – Từ này được dùng chung với các từ nào?
P – Khi ta dùng từ này thì ta phải dùng chung
với những từ nào để cho ra nghĩa thích hợp?
àng buộc khi sử dụng R – Ta có thường gặp từ này trong ngữ cảnh
(Constraints on use) nào và tần suất nó được sử dụng nhiều hay ít?
P – Trong ngữ cảnh nào thì ta có thể sử dụng
từ này?
[Chú thích: R = Receptive learning (Học để nhận diện); P = Productive learning (Học để sử
dụng)]
Ví dụ, với khía cạnh học để nhận diện từ vựng, để học từ „well-equipped‟ thì
ta cần phải thực hiện các việc sau:
 Nhận diện được từ này khi nghe người khác phát âm.
 Làm quen với cách viết của từ để có thể nhận ra nó khi bắt gặp trong lúc đọc.
 Hiểu được từ này được tạo nên từ các thành tố là -well, -equip và -ed và
hiểu được nghĩa của từng thành tố. Ở đây -well mang nghĩa là: „đầy đủ‟,
-equip là động từ mang nghĩa là „trang bị cho ai đó‟. Hậu tố -ed cho thấy
chủ ngữ là đối tượng bị tác động, không thực hiện hành động, tức chủ ngữ
là „được trang bị‟.
 Hiểu được nghĩa của từ „well-quipped‟ là „được trang bị đầy đủ cái gì
đó‟.
 Hiểu được trong ngữ cảnh từ „well-equipped‟ được dùng thì nó mang
nghĩa nào („cái gì đó‟ trong ngữ cảnh này là gì? Trang bị, vật dụng hay kỹ
năng?)
 Liên tưởng đến một số từ liên quan như well-furnished, well-prepared,
well-trained.
 Nắm được chức năng của từ „well-equipped‟ trong cấu trúc ngữ pháp của
câu (là tính từ, đứng sau danh từ).
 Nắm được từ này thường đi theo các danh từ chỉ địa điểm (t a nhà,
ph ng,…), các đại từ, danh từ chỉ người, hoặc cái giới từ như with và for.
Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
6
 Đây không phải là một từ chuyên dụng hay từ hiếm gặp.
Mặt khác, với cách học để sử dụng từ vựng, việc học từ „well-equipped‟
bao gồm:
 Có thể phát âm từ một cách chính xác, bao gồm cả trọng âm.
 Có thể viết nó đúng chính tả.
 Có thể xây dựng b ng cách sử dụng các bộ phận từ phù hợp ở các dạng
thích hợp của chúng (Ví dụ: „equipped‟ có đuôi –ed là tính từ, vậy nên cần
dùng „well‟ là trạng từ để đứng trước chứ không thể dùng „good‟).
 Khi muốn diễn đạt nghĩa „có đầy đủ cái gì đó‟ thì nhớ được đến từ „well-
equipped‟.
 ử dụng từ „well-equipped‟ được trong nhiều ngữ cảnh khác nhau với sự
đa dạng về nghĩa (có các trang thiết bị tân tiến / được trang bị đầy đủ / được
chuẩn bị cẩn thận / được huấn luyện cẩn thận /…).
 Hiểu được với mỗi nghĩa khác nhau thì ta có thể sử dụng từ nào để thay
thế. Ví dụ: I looking to rent a well-equipped flat. „Well-equipped‟ được dùng
với nghĩa „được trang bị đầy đủ, có giường, bàn ghế,…‟. Vậy thì từ đồng
nghĩa là „well-furnished‟, không thể nào là well-trained hay well-prepared.
 Có thể sử dụng từ này đúng ngữ pháp và mục đích. „Well-equipped‟ là
tính từ, bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó. Thế nên nó không được đứng
trước động từ, trạng từ, hay bổ nghĩa cho các danh từ không liên quan (VD:
newspaper).
 Dùng từ „well-quipped‟ chung với các từ đi chung đúng để cho ra nghĩa
đúng. Ví dụ: The hospital is well-equipped by International standards. (Bệnh
viện này được trang bị theo tiêu chuẩn của Mỹ)
Ta không thể dùng giới từ „with‟ thay cho „by‟ trong câu trên vì như vậy sẽ
cho ra nghĩa không phù hợp („Bệnh viện này trang bị nhiều tiêu chuẩn Mỹ‟).
Có thể quyết định sử dụng hoặc không sử dụng từ đó cho phù hợp với
ngữ cảnh. Từ “well-equipped” thường nói khi một nơi (hoặc người) có đủ
những gì cần thiết, mang nghĩa tích cực, nhưng nếu ta muốn phê phán một
Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
7
nơi có nhiều thứ không cần thiết thì nên dùng từ “extravagant”.
Tuy nhiên, thế giới từ vựng rất bao la và rộng lớn, nhờ vậy những từ vựng có
thể rất giàu hình ảnh và tốt cho tư duy cũng như sự liên tưởng của học sinh trong
khi tiếp thu. Việc dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh cần tận dụng được sự mới
mẻ mà vẫn gần gũi này để có thể giúp trẻ nhanh chóng nắm bắt và ghi nhớ sâu
và kỹ hơn. Vì thế, giáo viên cần nắm được các nguyên tắc như sau:
+ Vừa học vừa chơi. Điều kiện tiên quyết để có thể khiến học sinh tập trung
vào những gì mà giáo viên dạy là khiến người học thấy thoải mái, vui vẻ khi
học.
+ Hãy lí giải kèm theo các hình ảnh hoặc câu chuyện khi dạy từ cho người
học, bởi vì tầm hiểu biết và khả năng xâu chuỗi của học sinh chưa nhiều, những
kiến thức mới tới với học sinh thường rất tự nhiên, chính vì thế các em sẽ chẳng
hề tỏ ra bối rối dù không hiểu. Về mặt giảng dạy, ngôn ngữ không phải trọng
tâm chú ý của người học, mà các em quan tâm đến các “hình ảnh” nhiều hơn và
ghi nhớ chúng.
+ Hãy tạo cho người học niềm hứng thú khi học tiếng Anh và biến nó thành
những hứng thú mà học sinh thích nhất. Vì người học chỉ thích học những gì
liên quan đến những thứ mà các em yêu thích, và khi tập trung vào những thứ
mình thích thì niềm hứng thú đó sẽ chiếm hết thời gian cũng như tâm trí của học
sinh trong ngày.
a. Công tác chuẩn bị khi thực hiện dạy từ vựng
Để việc dạy từ và giúp học sinh nhớ từ lâu, giáo viên phải chuẩn bị những
việc sau đây:
- Lập kế hoạch dạy từ vựng sẽ được học hoặc ôn tập theo đặc trưng của từng
tiết học.
- Lựa chọn tr chơi và thủ thuật cho phù hợp theo từng nội dung bài học.
- Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học (bảng phụ dạy từ, bút lông, tranh, vật
thật, thẻ bìa).

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
8
- Chuẩn bị máy tính, đèn chiếu nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của việc ứng dụng
công nghệ thông tin.
- Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số tr chơi có hiệu
quả.
b. Lựa chọn từ vựng để dạy
Lựa chọn từ vựng trong mỗi tiết học sao cho phù hợp với đối tượng học
sinh.
Khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng
và ngữ pháp luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, luôn được dạy phối hợp
để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể.
Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, song không phải
từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy giáo viên cần xem xét
những vấn đề:
Từ chủ động (active vocabulary)
Từ bị động (passive vocabulary)
Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên
quan đến bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Đối với loại từ này giáo viên cần
đầu tư thời gian để giới thiệu và hướng dẫn học sinh luyện tập nhiều hơn. Với từ
bị động giáo viên chỉ cần dùng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào
các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy
từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
+ Form
+ Meaning
+ Use
Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ
điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên
cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ mà còn biết cách phát
âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
9
- Số lượng từ cần dạy trong bài tùy thuộc vào nội dung bài và trình độ của
học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới vì sẽ không có đủ thời gian để
thực hiện các hoạt động khác.
- Trong khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên nên xem xét đến hai điều kiện sau:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không?
+ Từ đó có khó so với trình độ của học sinh không?
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học
sinh thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học
sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì
giáo viên nên yêu cầu học sinh đoán.
2.2. Áp dụng đa dạng kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh
Tùy vào số lượng từ mới và mức độ dễ hay khó của từ mà có kỹ thuật dạy
phù hợp. Tôi áp dụng nhiều kỹ thuật dạy từ vựng hay như: sử dụng hình ảnh
hoặc vật thật; TPR; phản xạ lan truyền; từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa; thông qua
bài hát, tr chơi,... Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh thích
nhất là các kỹ thuật sau:
2.2.1. Sử dụng hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng
Dùng hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ mới sẽ giúp giáo viên ngữ nghĩa hóa
từ một cách nhanh chóng, đồng thời giúp học sinh hiểu nhanh nghĩa của từ và
ghi nhớ từ lâu hơn.
Tôi thực hiện kỹ thuật này theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các hình ảnh hoặc vật thật có liên chủ đề bài dạy.
Bước 2: Giới thiệu từ b ng cách sử hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng.
Cho học sinh nghe cách phát âm của từ và yêu cầu học sinh lặp lại cá nhân,
theo nhóm, cả lớp.
Bước 3: Nhận xét và sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Bước 4: Yêu cầu học sinh viết bài vào tập.

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
10
Ví dụ: Tôi có thể sử dụng vật thật hoặc hình ảnh để dạy từ “certificate”
trong Unit 6: Future Jobs (Reading) trang 63 SGK Tiếng Anh 12 (hệ 7
năm).
- certificate (n) /sə'tɪfɪkət/ :
an official document proving
that you have completed a
course of study or passed an
exam

2.2.2. Kỹ thuật dạy từ vựng bằng TPR


Trong thực nghiệm giảng dạy Tiếng Anh tiểu học, tôi thích nhất là kỹ thuật
dạy từ vựng b ng TPR. TPR (Total Physical Response) - phản xạ toàn thân,
được mệnh danh là kỹ thuật học ngoại ngữ ưu việt và toàn diện nhất. Kỹ thuật
dựa trên sự phối hợp giữa ngôn ngữ và vận động thể chất, tập trung vào học
sinh và giúp các em phát triển ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên. Với kỹ thuật
này, học sinh cần vận động cơ thể để phản ứng và tương tác với những hiệu lệnh
b ng lời nói của giáo viên.
Đối với kỹ thuật này, tôi sẽ:
Bước 1: Đưa ra từng hiệu lệnh cụ thể và diễn tả từng hiệu lệnh b ng hành
động, cử chỉ.
Bước 2: Yêu cầu học sinh im lặng, quan sát và làm theo hành động, cử chỉ
của tôi.
Bước 3: Yêu cầu học sinh lắng nghe hiệu lệnh và diễn tả hiệu lệnh đó vài
lần. Tôi quan sát và sửa lỗi cho học sinh.
Bước 4: Tôi viết từ lên bảng, cho học sinh đọc lại từ và yêu cầu các em ghi
nhận vào tập.

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
11
Ví dụ: Trong Unit 1: Family Life (Getting Started) - SGK Tiếng Anh 10
(Global Success), tôi áp dụng kỹ thuật này như sau:
Trước tiên, tôi mời 4 học sinh tự nguyện lên trên bục giảng và xếp thành
một hàng ngang đứng cùng tôi. Kế đó, tôi yêu cầu tất cả học sinh im lặng, lắng
nghe, quan sát tôi và 4 học sinh trên bục giảng.
au đó, tôi nói từ thứ nhất sẽ dạy trong bài b ng Tiếng Anh “do the heavy
lifting” và tôi diễn tả hành động của việc mang vác nặng, tôi ra hiệu cho 4 học
sinh làm theo giống tôi. Tiếp theo, tôi nói từ thứ hai “do the laundry” và tôi diễn
tả hành động giặt quần áo, tôi cũng ra hiệu cho bốn học sinh làm theo giống tôi.
Tôi vừa nói vừa diễn tả lại hai hiệu lệnh cho bốn học sinh làm theo một vài lần.
Tương tự như vậy, tôi nói, diễn tả hành động các từ mới còn lại “put out the
rubbish”, “shop for groceries”, và yêu cầu 4 học sinh làm theo tôi.
Bước kế tiếp, tôi yêu cầu cả lớp đứng dậy, nghe tôi nói, quan sát bốn bạn và
làm theo từng hành động. Hầu hết học sinh làm rất tốt và đồng bộ dù các em
chưa thực hiện trước đó. Tôi nhận xét và sửa sai chung (nếu có) cho học sinh
làm chưa tốt.
Cuối cùng, tôi viết từ lên bảng, cho học sinh đọc lại từ và yêu cầu các em ghi
nhận vào tập.
2.2.3. Kỹ thuật phản xạ lan truyền
Kỹ thuật phản xạ lan truyền trong việc dạy từ vựng là kỹ thuật cố định nhắc
lại từ vựng với tốc độ nhanh để kích thích não bộ của học sinh hoạt động liên
tục, đồng thời thúc đẩy bộ não ghi nhớ sâu và lâu. Ngoài ra, kỹ thuật này còn có
ưu điểm là phát huy khả năng tập trung cao độ đối với học sinh. Trong kỹ thuật
này, tôi tiến hành như sau:
Bước 1: Tôi dùng tranh hoặc vật thật để giới thiệu từ vựng cần dạy. Tôi yêu
cầu học sinh quan sát, lắng nghe và lặp lại từ vựng vừa nghe.
Bước 2: Tôi phát âm lại từ vừa đọc, yêu cầu một học sinh ngồi bàn nhất lặp
lại từ tôi vừa đọc, kế đó là học sinh sau lưng học sinh một lặp lại từ vựng
vừa nghe, lần lượt các em thay phiên nhau lặp lại cho đến học sinh cuối cùng
Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
12
trong lớp. Hoặc, tôi sẽ cầm hình ảnh hay vật thật và phát âm từ cần học. Sau
đó, tôi chuyền hình ảnh hoặc vật thật cho học sinh và tiến hành tương tự như
cách thức trên.
Bước 3: Tôi quan sát, lắng nghe và sửa phát âm cho học sinh.
Ví dụ: Để dạy các từ “certificate, résumé, letter of recommendation” trong
Unit 6: Future Jobs (Reading) trang 63 SGK Tiếng Anh 12 (hệ 7 năm), tôi đã
tổ chức lớp học như sau:
Đầu tiên, tôi đưa tranh “certificate”, cho học sinh nghe phát âm hai lần. Sau
đó, tôi sẽ mời hai học sinh ngồi bàn đầu của tổ 1 cùng đứng dậy và lặp lại từ vừa
nghe. Kế đó, hai học sinh ngồi sau lưng của hai học sinh vừa rồi cũng cùng đứng
dậy và lặp lại từ vừa nghe. Tương tự như vậy, các em sẽ lặp lại từ theo cặp cho
đến hết lớp (trường hợp lớp bị lẻ học sinh thì học sinh đó sẽ lặp lại cùng giáo
viên). Tôi sẽ nghe và sửa phát âm cho học sinh khi cần thiết. Các từ còn lại sẽ
được dạy như từ “certificate”.

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
13

2.2.4. t s tr ch i dạy từ vựng hiệu quả


a Tr ch i đo n từ
Giáo viên yêu cầu cả lớp đóng sách giáo khoa, chia lớp thành 2 đội A, B.
Giáo viên sẽ đọc các định nghĩa hoặc miêu tả từ cần tìm. Nhóm nào đoán được
từ và viết đúng từ đó lên bảng sẽ được điểm.
Phần tr chơi này sẽ giúp các em tập trung nghe và nhớ nghĩa từ cần ghi nhớ
hơn rất nhiều.
* Ví dụ 1: Trong Activity 1, phần Vocabulary của Unit 1: Life stories
(Language) trang 8 SGK Tiếng Anh 12 hệ 10 năm tập 1.
- Giáo viên lần lượt đọc các phần định nghĩa của các từ sau:

Đáp án:

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
14

* Ví dụ 2: Trong Activity 1, phần Vocabulary của Unit 8: The World of


work (Language) trang 32 SGK Tiếng Anh 12 hệ 10 năm tập 2.
- Giáo viên lần lượt đọc các phần định nghĩa của các từ bên dưới, sau đó yêu cầu
từng học sinh của mỗi nhóm nói hoặc viết ra đáp án của mình.

Đáp án: a = recruit b = qualification c = probation


d = apply e = relevant
Tr ch i n i tranh
Giáo viên dán các hình ảnh liên quan tới các từ vựng trong bài. Chia lớp
thành 2 đội, mỗi đội sẽ lần lượt cử 1 thành viên chạy lên bảng ghi từ vựng cho
các bức tranh đó. au khi kết thúc tr chơi, đội nào có nhiều từ đúng với các bức

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
15
tranh nhất thì đội đó chiến thắng.
* Ví dụ 3: Trong phần Vocabulary của Unit 3: The Green Movement
(Reading) trang 34 SGK Tiếng Anh 12 hệ 10 năm tập 1.
- Giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh có liên quan đến từ vựng trong bài và
cung cấp một số từ vựng có liên quan đến các hình ảnh này.
- Giáo viên yêu cầu các thành viên của mỗi đội viết ra từ vựng có liên quan bên
dưới các bức tranh.

1. _____________ 2. _____________ 3. _____________

4. _____________ 5. _____________ 6. _____________


Đáp án: 1. soot 2. soot particle 3. diesel vehicle
4. complete combustion 5. incomplete combustion 6. bronchitis
c uay lưng với ảng (Back to board)
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội và lần lượt gọi 1 học sinh của mỗi đội lên
bảng quay mặt xuống lớp. Giáo viên viết một từ bất k . Các nhóm lần lượt miêu
tả từ cho thành viên trên bảng đoán được từ đó b ng cách liệt kê, nêu từ đồng
nghĩa, hoặc sử dụng “body language” tùy theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh được gọi lên lần lượt đoán từ. Đội nào đoán được nhiều từ nhất sẽ
chiến thắng.
- Tr chơi này có thể áp dụng vào các nit bất kì.
Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
16
* Ví dụ 4: Các từ vựng chủ đề của Unit 7: Artificial Intelligence
automated, cyber-attack, exterminate, faraway,
implant, intervention, malfunction, navigation
d. S p xếp từ ị x o tr n Scram le words
Hoạt động này giáo viên cần chuẩn bị 1 worksheet và xáo trộn các từ tạo
hoạt động cho học sinh làm việc theo nhóm đoán từ và sắp xếp hoàn chỉnh. Đây
là cách kiểm tra chính tả cực kì hiệu quả.
* Ví dụ 5: Chủ đề Unit 9: Choosing a career.
- Giáo viên chia nhóm 3 - 5 bạn, nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và nhiều từ
đúng nhất sẽ chiến thắng.
Unscramble the vocabulary words. Write the correct
spelling of the words on the opposite column.
1. thosom ________________
2. icetrenapp ________________
3. ingowash ________________
4. wpaorkper ________________
5. rypotemra ________________
6. fceororwk ________________
7. urcese ________________
Đáp án:
1. smooth 2. apprentice 3. shadowing 4. paperwork
5. temporary 6. workforce 7. secure

Thông qua các kỹ thuật trên, tôi nhận thấy học sinh học vui vẻ, thoải mái và
tự nhiên. Hơn nữa, các em ghi nhớ cách đọc và nghĩa của từ vựng nhanh, lâu
hơn; vận dụng từ vựng vào giao tiếp lưu loát và trôi chảy hơn. Ngoài ra, các em
còn phát huy cao khả năng tập trung và tinh thần tự học trong mỗi giờ học Môn
Tiếng Anh.

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
17
3. Kết quả thực hiện
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu các biện pháp giúp học sinh trường THPT Vĩnh Hưng lớp 12A1
năm học 2021-2022 và học sinh các lớp 12A1, 12A4, 12A7, 10A2 năm học
2022-2023 ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh.
Tìm hiểu tính tích cực của học sinh khi được học theo phương pháp này.
3.2. Kết quả chuyển biến của đối tượng
Có thể thấy việc áp dụng áp đúng đắn và linh hoạt các phương pháp và kỹ
thuật dạy từ vựng như trên cho học sinh tiểu không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn
cho người dạy lẫn người học, mà nó c n tác động rất lớn đến môi trường học
tập. Tôi nhận thấy không khí lớp học trở nên sôi động hẳn lên. Các em học sinh
sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn.
Sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận ra r ng học sinh có chuyển biến rõ rệt.
Nhìn chung học sinh rất yêu thích môn học hơn, hiểu bài và nắm bài tốt, việc rèn
luyện bốn kỹ năng ở mức độ khá tốt. Hầu hết các em nghe được từ vựng và viết
được chính xác từ đó; hiểu được nội dung của bài và trả lời được câu hỏi đặt ra
trong bài. Các em nói trôi chảy hơn, phát âm tốt hơn, có nhiều ý tưởng và tự tin
để thuyết trình bài nói, khả năng vận dụng ngôn ngữ khá tốt. Vì thế, kết quả học
tập của môn Tiếng Anh của các mà tôi giảng dạy có sự chuyển biến rõ như sau:
Năm học 2021 - 2022 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng giải pháp
giải pháp
Bài kiểm tra
Kiểm tra KTTX lần 1 KTTX lần 2
KTTX lần 1
cuối k 1 (học k 2) (học k 2)
Tỉ lệ
Giỏi (8,0 - 10,0) 23/41 33/41 28/41 31/41
Khá (6,5 - 7,9) 11/41 6/41 6/41 5/41
Trung bình (5,0 - 6,4) 5/41 2/41 7/41 5/41
Yếu (3,5 - 4,9) 2/41 0/41 0/41 0/41

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023
18

Năm học 2022 - 2023 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
giải pháp giải pháp
Bài kiểm tra
Kiểm tra giữa k 1 Kiểm tra cuối k 1
Lớp
12A1 (42 HS) 100% trên TB 100% trên TB
12A4 (40 HS) 80% trên TB 92,50% trên TB
12A7 (37 HS) 81,08% trên TB 83,78% trên TB
10A2 (39 HS) 67,03% trên TB 87,18% trên TB

Với học sinh, các em có sự tiến bộ rõ rệt sau mỗi bài học, các tiết học trở lên sôi
động hơn với rất nhiều hình ảnh ngắn gọn nhưng lại giống như khung sườn chắc chắn
cho các em tự tin hơn trong thuyết trình, giao tiếp. Hơn thế nữa, kĩ năng làm việc
nhóm được đẩy lên, tập thể lớp trở lên đoàn kết, sáng tạo hơn rất nhiều.

Vĩnh Hưng, ngày 05 tháng 3 năm 2022


Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Thắm

Giúp HS ghi nhớ từ vựng trong giờ dạy Tiếng Anh cho HS trường THPT Vĩnh Hưng
năm học 2021-2023

You might also like