Nhóm 1 - Chủ đề 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

MỤC LỤC

Mục lục.....................................................................................................1

Danh sách thành viên.........……………………………….......................2

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG


NHÂN......3

1. Khái niệm giai cấp công


nhân...........................................................3

1.1. Về phương diện kinh tế - xã


hội.................................................3

1.2. Về phương diện chính trị - xã


hội...............................................4

2. Đặc điểm của giai cấp công


nhân……………..................................5

II. NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG


NHÂN.......................................................................................................6

1. Nội dung kinh tế...............................................................................7

2. Nội dung chính trị - xã hội............


……………................................9

3. Nội dung văn hóa - tư


tưởng...........................................................10

1
III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN QUY ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN SỨ MỆNH
LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.........................................12

1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân....................................................................................................12

2. Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch
sử........................................................................................................13

Danh sách thành viên

1. Nguyễn Hoàn Khang – DBT192529


2. Trần Thích T.T Thanh Thư - DTA217925
3. Nguyễn Phú Thịnh - DTA217908
4. Ngô Thị Ngọc Trân - DTA217950
5. Trần Nam Dương – DPN214092
6. Nguyễn Hoàng Long – DTA217755
7. Nguyễn Anh Thư - DTA217918
8. Lâm Chí Đạt – DTA217659
9. Võ Văn Pháp – DPN214082
10. Phạm Nguyễn Minh Thư - DTA217921
11. Trần Quốc Thắng - DTA217904

2
12. Lê Nguyễn Minh Thư – DTA217917
13. Nguyễn Minh Thuyên – DPN214132
14. Bùi Ngọc Khả Vi – DTA217978
15. Nguyễn Cát Tường – DTA217974
16. Nguyễn Thị Tiến – DTA217934

I. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân


1. Khái niệm giai cấp công nhân
C. Mác và Ph. Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau
để chỉ giai cấp công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện
đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại công
nghiệp…Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giai cấp công nhân
– con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu
cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Ngoài ra, các ông còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để
chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong
những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp như: công
nhân khoáng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công
xưởng, công nhân nông nghiệp…
Có thể thấy nguồn gốc ra đời của giai cấp công nhân là con đẻ
của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân sinh ra và phát triển
theo đà phát triển của kỹ thuật và công nghệ và chỉ trở thành một
giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghệ đã thay thế về cơ bản
nền sản xuất thủ công.

3
Dù được diễn đạt bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, song giai
cấp công nhân được các nhà kinh điển xác định theo hai phương
diện cơ bản:

1.1. Về phương diện kinh tế - xã hội:


- Là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất đại công
nghiệp, giai cấp công nhân là người lao động trực tiếp hay gián
tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày
càng hiện đại và xã hội hóa cao.
VD: C. Mác đã khẳng định, giai cấp công nhân là chủ thể
của phương thức sản xuất công nghiệp với các đặc tính: công
cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao động có
tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho
quá trình phát triển xã hội. Chính từ quá trình sản xuất vật chất
bằng phương thức công nghiệp, giai cấp công nhân được xác
định là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội
hiện đại.
- Quá trình phát triển hình thành nên giai cấp công nhân
truyền thống và giai cấp công nhân hiện đại : “Trong công
trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử
dụng công cụ của mình, còn công xưởng thì người công nhân
phải phục vụ máy móc”- theo C.Mác và Ăngghen.
VD: Từ tính xã hội hóa cao, xã hội ngày càng phát triển
và trong quá trình đó hình thành nên giai cấp công nhân thế kỉ
XIX hay giai cấp công nhân đời đầu và giai cấp công nhân
hiện đại. Mà theo C. Mác và Ph. Ăngghen, công nhân công
nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân
hiện đại còn giai cấp công nhân truyền thống là lao động chân
tay.
4
1.2. Về phương diện chính trị - xã hội:
- Giai cấp công nhân không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu
của xã hội. Vì tư liệu chủ yếu trong xã hội tư bản nằm trong
tay giai cấp tư bản, tập đoàn tư bản, bị nhà tư bản bóc lột giá trị
thặng dư.
- Là lực lượng chính trị cơ bản trong xã hội tư bản chủ
nghĩa. Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, công nhân dần
dần phát triển về số lượng và chất lượng, phong trào đấu tranh
của họ là hạt nhân của phong trào cách mạng, lôi cuốn, tập hợp
và lãnh đạo các giai cấp tầng lớp khác.
- Giai cấp công nhân đối kháng trực tiếp với giai cấp tư
sản. Mâu thuẫn về mặt chính trị xã hội nhưng mâu thuẫn này
phản ánh mâu thuẫn về kinh tế, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất mang tính xã hội cao đối lập với quan hệ sản xuất dựa
trên chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Tóm lại, giai cấp công nhân là:

- Là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại.
- Lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại.
- Gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại.
- Là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội.
- Là người làm thuê.
 Vì vậy lợi ích cơ bản của công nhân đối lập với lợi ích cơ bản
của giai cấp tư sản.
 Là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn
thế giới.
5
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân

- Lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng công
cụ là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao
động mang tính chất xã hội hóa.
- Là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của
quá trình sản xuất vật chất hiện đại
- Là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức
sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội
hiện đại.
- Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên
tiến đã rèn luyện cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc
biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm
lý lao động công nghiệp.
 Giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để.
Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai
cấp công nhân có vai trò lãnh đạo cách mạng.

II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là
những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư
cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách
mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người
bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu;

6
xây dựng xã hội mới thực sự tốt đẹp chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản.
Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, việc thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước:
- Bước thứ nhất: giai cấp công nhân biến thành giai cấp thống
trị và giành lấy chính quyền nhà nước vào tay giai cấp mình.
- Bước thứ hai: giai cấp công nhân dùng sự thống trị của mình
để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư
sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay
nhà nước, từ đó tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã
hội chủ nghĩa.
 Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp công nhân
không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện
được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên ba nội dung cơ
bản:
1. Nội dung kinh tế:
- Giai cấp công nhân là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất
xã hội hóa cao, đại biểu cho quan hệ sản xuất tiên tiến nhất dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- Giai cấp công nhân là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất
tạo nên tiền đề vật chất và kỹ thuật cho sự ra đời của toàn xã
hội.
- Giai cấp công nhân đại biểu chung cho toàn xã hội. Phấn đấu
cho lợi ích chung của toàn xã hội. Chỉ tìm thấy lợi ích chân
chính thông qua lợi ích chung của xã hội.

7
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa – giai cấp công nhân thông qua
quá trình công nghiệp hóa và thực hiện một kiểu tổ chức xã hội
mới về lao động để tăng năng xuất lao động, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội.
- Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa bỏ qua thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa tư bản mà tiến thẳng lên thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, nên giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng
cốt trong việc giải phóng lực lượng sản xuất thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất
mới, xã hội chủ nghĩa ra đời.
- Giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ
rõ mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, thoả mãn nhu
cầu ngày càng đầy đủ hơn: làm theo năng lực hưởng theo nhu
cầu .
VD:
 Theo thống kê năm 2021, cơ cấu giai cấp công nhân
ở nước ta trong ngành công nghiệp chiếm đến 46,1%; thương
mại dịch vụ chiếm 25,9%. Hằng năm, giai cấp công nhân đóng
góp khoảng 60% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 70%
ngân sách nhà nước.

 Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt
đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao
trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng
7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm
2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn
8
thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng
khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm
các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu
lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo
đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất
khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới.

 Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới dưới


tác động của đại dịch COVID-19, giai cấp công nhân Việt
Nam đã tiên phong, nòng cốt cùng nhân dân lao động, dưới sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhà nước, đã đạt được mục tiêu
kép trong năm 2020 là chống dịch thành công và tăng trưởng
kinh tế đạt 2,91% - sức tăng trưởng dương hiếm có trên thế
giới. Có thể nói, giai cấp công nhân đang phát huy vai trò và
trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Nội dung chính trị - xã hội:
- Giai cấp công nhân và nhân dân lao động (Đảng Cộng sản lãnh
đạo): lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản và giành chính
quyền thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.
- Cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển
kinh tế và văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp
quyền.
- Thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ, theo lý
tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
- Giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị xã hội. Đó
là phải đập tan chính quyền tư sản; xây dựng chính quyền nhà
nước (nền chuyên chính vô sản): thực chất là để đảm bảo
quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, giữ vai trò quan trọng là
9
công cụ quan trọng xây dựng xã hội mới, là kiểu nhà nước:
nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong.
VD:
 Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân
đã được thể chế hoá thành một mục tiêu hiến định ngay trong
bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà ở nước
ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và
sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946). Đặc
điểm này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các
bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992.

 Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991), lần đầu tiên khái niệm “Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” được nêu ra tại Việt Nam
và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm
kỳ khoá VII của Đảng năm 1994... Tiếp theo là tại các Đại hội
lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong
nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở nước ta.

 Là một bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, giai
cấp công nhân ở Việt Nam là giai cấp tiên phong trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống, biểu hiện "tự diễn biến, tự chuyển hóa". Điển hình như
trường hợp vi phạm của đảng viên Trịnh Xuân Thanh trong
việc gây thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng

10
đến niềm tin của nhân dân vào Đảng, vi phạm quy định pháp
luật trong cương vị cán bộ cấp cao. Năm 2016, Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với
ông Trịnh Xuân Thanh.

3. Nội dung văn hóa - tư tưởng:


- Xây dựng hệ giá trị mới: công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do.
- Thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng: Cải tạo cái cũ
lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới tiến bộ về ý thức, tư tưởng.
- Xây dựng ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân, đó là Chủ
nghĩa Mác- Lênin, đấu tranh loại bỏ tàn dư của các hệ tư tưởng
cũ.
- Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa: tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
- Phát triển văn hóa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa tiến
bộ, văn minh là một trong những nội dung căn bản mà cách
mạng xã hội chủ nghĩa đối với lĩnh vực văn hóa.
VD:
 Những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu,
nghiên cứu sâu sắc truyền thống văn hóa dân tộc, học tập những tinh
hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt nghiên cứu thực tiễn của những cuộc
cách mạng trong và ngoài nước, đúc kết thành những vấn đề lí luận
cơ bản cho đường lối cách mạng Việt Nam. Người đã vận dụng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tập hợp được lực lượng, tổ chức đấu tranh cách
mạng giành độc lập dân tộc mang lại chiến thắng cho cuộc giải
phóng dân tộc.

11
 Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: Tiến hành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến
lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vào
những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã
hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào
giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn,
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và
nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con
đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh". Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI
của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ
nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn
đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".
III. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân
1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân

- Địa vị kinh tế của giai cấp công nhân:


+ Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp.
+ Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản
xuất hiện đại.
12
+ Cơ bản không có tư liệu sản xuất.
+ Lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản.
VD: Lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản là duy trì, phát
triển chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất chủ yếu, bóc lột lao động, trong khi đó, lợi ích cơ bản của
giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:
+ Giai cấp công nhân tiên tiến.
+ Có tính tổ chức, kỷ luật cao.
+ Tinh thần cách mạng triệt để.
+ Có khả năng đoàn kết.
+ Bản chất quốc tế.

2. Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ
mệnh lịch sử
- Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số
lượng và chất lượng.
VD: Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với năm 2005, lao
động qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến
năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên 20,6%. Nếu
phân theo ngành nghề, tỷ lệ công nhân được đào tạo chuyên
môn, trong lĩnh vực khai khoáng tăng từ 33,3% năm 2010 lên
50,4%; lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
từ 79,3% năm 2010 lên 83,1% năm 2016.

13
- Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để
giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
mình.
VD: Kết quả của việc thực hiện những chính sách phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và quá trình mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước trong những năm qua đã
tạo thuận lợi cho giai cấp công nhân nước ta không những tăng
về số lượng mà còn ngày càng phát triển đa dạng hơn, có mặt
trong tất cả các thành phần kinh tế. Theo thống kê hồi 2016
trong số khoảng 16,5 triệu công nhân có 62% công nhân lao
động thuộc doanh nghiệp tư nhân, 30% trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chỉ khoảng 8% thuộc doanh
nghiệp nhà nước.

- Sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác.
VD: Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn
90 năm qua, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư
tưởng của Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp. Sức mạnh
khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được phát
huy, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của
thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi
của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa
14
Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo
vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi to lớn, có ý
nghĩa lịch sử qua gần 35 năm đổi mới.
Ngoài hai điều kiện thuộc về nhân tố chủ quan nêu trên, chủ
nghĩa Mác - Lênin còn chỉ rõ: để cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân đi tới thắng lợi, phải có sự liên minh
giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng
lớp lao động khác do giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong
của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đây cũng là một điều kiện quan
trọng không thể thiếu để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.

15

You might also like