Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 103

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN HÙNG ĐẢO

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN


SỰ TUÂN THỦ VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ– NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN HÙNG ĐẢO

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ


TUÂN THỦ VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Nguyễn Minh Tiến

CẦN THƠ– NĂM 2019


i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn
Minh Tiến - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

- Các thầy cô giáo tại Khoa Sau đại học Trường Đại học Tây Đô đã trang bị cho
tôi những kiến thức cần thiết trong suốt khóa học.

- Các đồng chí lãnh đạo, cũng như các cán bộ của Chi cục thuế Huyện Châu
Thành đã nhiệt tình tham gia thảo luận và giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu của
mình.

Tác giả

Nguyễn Hùng Đảo


ii

TÓM TẮT

Đề tài này nhằm mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến sự
tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện
Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang.

Nghiên cứu đã xây dựng và đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân
thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu
Thành -Tỉnh Hậu Giang gồm có 6 nhân tố: Trình độ năng lực của kế toán doanh
nghiệp; Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Điều kiện kinh tế xã hội địa phương;
Ngành nghề của doanh nghiệp; Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh
nghiệp; Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán. Từ đó nghiên cứu tiến
hành khảo sát 207 đáp viên bao gồm cán bộ thuế, kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp
kết hợp các phương pháp xử lý số liệu Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân
tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu đã xác định sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang bị ảnh hưởng
bởi các nhân tố Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp; Kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp; Ngành nghề của doanh nghiệp; Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế
toán doanh nghiệp; Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán. Từ kết quả
đó nghiên cứu còn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang.

Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được 5 nhân tố: Trình độ năng lực của kế toán
doanh nghiệp; Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Ngành nghề của doanh nghiệp;
Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp; Quy định của pháp luật kế
toán và chuẩn mực kế toán ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang.
iii

ABSTRACT

This topic aims to find out the factors affecting the compliance with value-added
tax of small and medium enterprises in the area of Chau Thanh-Hau Giang province.

The study has developed and modeled the factors affecting the compliance with
value-added tax of small and medium enterprises in the area of Chau Thanh-Hau
Giang province, including 6 factors: Qualifications capacity of enterprise accounting;
Business results of enterprises; Local socio-economic conditions; Industry's business;
Consciousness and professional ethics of corporate accountants; Provisions of
accounting law and accounting standards. Since then, the study conducted 207
respondents including tax officials, accountants and business leaders combining
methods of processing Cronbach’s Alpha data, EFA factor analysis, regression
analysis. The research results have identified the compliance with the value added tax
of small and medium enterprises in the area of Chau Thanh - Hau Giang district
affected by the factors of capability of enterprise accounting; Business results of
enterprises; Industry's business; Consciousness and professional ethics of corporate
accountants; Provisions of accounting law and accounting standards. From that result,
the study also offers solutions to improve compliance with value-added tax of small
and medium enterprises in the area of Chau Thanh - Hau Giang district.

The research results have found 5 factors: Capacity of enterprise accounting;


Business results of enterprises; Industry's business; Consciousness and professional
ethics of corporate accountants; Regulations of accounting law and accounting
standards affect compliance with value-added tax of small and medium enterprises in
the area of Chau Thanh - Hau Giang district.
iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế
giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả
v

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Nội dung

1 NNT Người nộp thuế

2 GTGT Thuế giá trị gia tăng

3 NVV Nhỏ và vừa

4 DN Doanh nghiệp
vi

MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC ......................................................................................................................vi


DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..........................................................................2
1.3 Mục tiêu .....................................................................................................................3
1.3.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................3
1.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................3
1.4.1 Phương pháp luận ...................................................................................................3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ..................................................................................4
1.6 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................4
1.7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................4
1.8 Lược khảo một số tài liệu có liên quan .....................................................................4
1.8.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................4
1.8.2 Các nghiên cứu trong nước .....................................................................................7
1.9 Bố cục luận văn .........................................................................................................9
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................10
2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT......................................................10
2.1.1 Khái niệm..............................................................................................................11
2.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT .....................................................................................11
2.1.3 Vai trò của thuế GTGT .........................................................................................13
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT ..........................................16
2.2.1 Quy định của pháp luật .........................................................................................16
2.2.2 Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán .........................................................17
vii

2.2.3 Đặc điểm kinh tế của địa phương .........................................................................18


2.2.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp .......................................................... 18
2.2.5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................18
2.2.6 Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp .......................................................18
2.3 Cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế .........................................................................18
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................................20
MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................20
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................21
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................................21
3.2.2 Nghiên cứu chính thức.......................................................................................... 21
3.2.3 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 22
3.3 Xây dựng thang đo ..................................................................................................24
3.3.1. Xây dựng thang đo biến độc lập ..........................................................................24
3.3.2. Xây dựng thang đo biến phụ thuộc ......................................................................27
3.4 Phân tích và xử lý mẫu ............................................................................................ 27
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................................28
3.4.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha ............................................................... 28
3.4.3 Phân tích nhân tố ..................................................................................................28
3.4.4 Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính bội .....................................................29
3.4.5 Phương pháp kiểm định Anova ............................................................................29
3.4.6 Kiểm định in Independent-samples T-test............................................................ 30
CHƢƠNG 4 ..................................................................................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 31
4.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang .......31
4.1.1 Vị trí địa lý – đặc điểm dân cư..............................................................................31
4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội và định hướng phát triển ...............................................32
4.1.2.1 Nông nghiệp ......................................................................................................32
4.1.2.2 Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ............................ 32
4.2 Thực trạng về sự tuân thủ thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa tại Huyện Châu
Thành - Hậu Giang ........................................................................................................33
4.2.1 Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán ........................................33
4.2.2 Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp........................................................34
viii

4.2.3 Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp ..................................34
4.2.4 Yếu tố đặc điểm kinh tế làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT trên địa
bàn .................................................................................................................................34
4.2.5 Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp ............................................................ 34
4.2.6 Kết quả kinh doanh làm ảnh hưởng đến sữ tuân thủ thuế ....................................35
4.2.7 Sự tuân thủ thuế GTGT tại Huyện Châu Thành - Hậu Giang .............................. 35
4.3 Phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các
doanh nghiệp nhỏ và vửa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang ......................35
4.3.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ...................................................................36
4.3.1.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát ...............................................................................36
4.3.1.2. Kết quả thống kê trung bình của các biến quan sát ..........................................39
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha ................................ 40
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá – EFA ......................................................................42
4.3.3.1. Phân tích nhân tố đối với biến độc lập .............................................................. 42
4.3.3.2 Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc .......................................................... 44
4.3.4 Kiểm định giả thiết và phân tích tương quan........................................................45
4.3.4.1 Phân tích tương quan .........................................................................................45
4.3.4.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội .............................. 46
4.3.4.3 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy ...........................................47
4.3.5 Kiểm định các khuyết tật của mô hình .................................................................48
4.3.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan .......................................................48
4.3.5.2 Hiện tượng phương sai thay đổi ........................................................................49
4.3.5.3 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .........................................................50
4.3.6 Nhận xét về sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang ................................................................ 51
CHƢƠNG 5 ..................................................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................54
5.1 Kết luận....................................................................................................................54
5.2 Giải pháp nâng cao sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành .........................................................................54
5.2.1 Nâng cao trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp ........................................54
5.2.2 Bồi dưỡng ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp ................55
5.2.3 Ngành nghề của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ............55
ix

5.2.5 Nâng cao khả năng quản lý của Chi Cục Thuế đối với việc thực hiện đúng quy
định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp ............................. 56
5.3 Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Hậu Giang .................................................................59
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 61
x

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT ............................... 16
Bảng 3.1: Ý nghĩa của từng trị trung bình đối với thang đo khoảng ............................. 23
Bảng 3.2: Thang đo biến Quy định của Luật thuế GTGT .............................................24
Bảng 3.3: Thang đo biến Cơ cấu trình độ năng lực của cơ quan quản lý thuế..............24
Bảng 3.4: Thang đo biến Ý thức và đạo đức kế toán doanh nghiệp về sự tuân thủ về
thuế GTGT của NNT .....................................................................................................25
Bảng 3.5: Thang đo biến Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ........................... 26
Bảng 3.6: Thang đo biến Điều kiện kinh tế xã hội địa phương .....................................26
Bảng 3.7: Thang đo biến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ..................................27
Bảng 3.8: Thang đo sự tuân thủ về thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn
huyện Châu Thành .........................................................................................................27
Bảng 4.2: Thông tin về giới tính mẫu nghiên cứu .........................................................36
Bảng 4.3: Thông tin về nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ...............................................36
Bảng 4.4: Thông tin về loại hình của mẫu nghiên cứu ..................................................37
Bảng 4.5: Thông tin về vị trí công việc của mẫu nghiên cứu ........................................37
Bảng 4.6: Thông tin về lĩnh vực kinh doanh của mẫu nghiên cứu ................................ 38
Bảng 4.7: Thông tin về học vấn của đáp viên ............................................................... 38
Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát .........................................................39
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha ............................................................ 41
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố cho nhân tố độc lập ...........................................43
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố cho nhân tố độc lập ...........................................44
Bảng 4.12: Kết quả phân tích tương quan .....................................................................45
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội .....................................................46
xi

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất .............................................................. 21
Hình 3.1: Mô tả quy trình nghiên cứu ...........................................................................23
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ ngành ........................................................................................33
Hình 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram ...............................................50
Hình 4.3: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot ................................................51
1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, trên Thế giới hiện nay, bất kì một
Quốc Gia nào cũng đều sử dụng thuế là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế, thuế là
nguồn thu quan trọng không thể thiếu trong Ngân sách của mỗi Quốc Gia. Tùy theo
tình hình kinh tế xã hội mà mỗi Quốc Gia có một hệ thống thuế cho riêng mình. Theo
khảo sát của Ngân hàng thế giới (2011) trên 85 nước, thống kê cho thấy khoảng 60
nước có khoản thu thuế chiếm hơn 80% tổng thu Ngân sách Nhà nước (trong đó có
Việt Nam). Điều đó cho thấy thuế đóng vai trò cực kỳ to lớn đối với mỗi Quốc Gia,
theo F.Anghen: “Để duy trì quyền lực công cộng cần phải có sự đóng góp của những
công dân cho Nhà nước, đó là thuế má”.
Riêng đối với thuế GTGT theo Nguyễn Hoàng Hiệp nêu ra tại hội thảo “Đánh giá
tác động của việc tăng thuế GTGT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình” do
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức tại Hà Nội sáng 28/6/2018.
Theo nghiên cứu của các tác giả thì thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng phổ biến
trên thế giới với 166 Quốc Gia sử dụng. Thuế GTGT là thuế đóng góp lớn nhất cho
Ngân sách Nhà nước của Việt Nam, chiếm 1/3 tổng thu Ngân sách Nhà nước.
Trong cơ chế thị trường với nền kinh tế vận hành ngày càng đa dạng thì công tác
quản lý các đối tượng nộp thuế, kê khai thuế, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi
gian lận thuế càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là đối với thuế GTGT.
Theo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu
đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu
thụ hàng hóa, dịch vụ. Người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Tổ chức, cá
nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh lãi hay lỗ vẫn phải nộp thuế GTGT. Chính vì
vậy, thuế GTGT là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu cho Ngân sách Nhà
nước.
Mặc dù công tác quản lý thuế đã được thực hiện theo Luật quản lý thuế và Quy
trình của Tổng cục thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý thuế đối với các loại hình
doanh nghiệp vẫn còn nhiều kẻ hở, dẫn đến không ít DN trốn thuế. Đặc biệt hơn, thuế
GTGT là nguồn thu quan trọng của NSNN, điều này đặt ra cho các ngành chức năng
phải có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong công tác chấp hành và tuân thủ
pháp luật thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng nhằm chống thất thu thuế.
Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng, là tỉnh mới đựơc chia tách từ
năm 2004. Nhìn chung đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
2

trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XII. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất
nước. Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, Thuế thực sự trở thành công cụ quản lý sắc
bén của Nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế. Yêu cầu đặt ra cho Cơ quan thuế là
trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của mình thực hiện tốt các chính sách và các quy
định pháp luật về thuế để nguồn thu từ thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân
sách Nhà nước. Đồng thời, Thuế phải có tác dụng khuyến khích, đảm bảo môi trường
cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Để thực hiện yêu cầu trên,
trong những năm qua, hệ thống pháp luật về thuế đã từng bước được ban hành, bổ
sung, sửa đổi cho phù hợp với công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới công tác quản lý
kinh tế của Nhà nước; hệ thống cơ quan thuế không ngừng được hoàn thiện, đội ngũ
cán bộ công chức thuế thường xuyên nâng cao bản lĩnh, trình độ, năng lực để đáp ứng
yêu cầu công tác.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực tế hiện nay, ý thức chấp hành Pháp luật thuế của một số doanh nghiệp ở
Việt Nam nói chung và huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nói riêng chưa được quan
tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh muốn trốn thuế dưới rất nhiều
hình thức khác nhau trên từng lĩnh vực kinh doanh của mình. Cụ thể là:
+ Kê khai, tính thuế không đúng với doanh số thực tế phát sinh
+ Kê khai giá bán ra thấp hơn giá vốn, hoặc giá thành của hàng hóa đó
+ Bán hàng không xuất hóa đơn
+ Tùy tiện trong việc ghi chép quản lý sử dụng hóa đơn bán hàng hóa
+ Bán hàng hóa không niêm yết giá nên khó khăn cho công tác kiểm tra.
+ Nhập hóa đơn đầu vào nhưng không có hàng hóa để hợp thức hóa chứng từ đầu
vào
Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua luật quản lý thuế có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2007, nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp, công ty hoạt động
SXKD với cơ chế : “Người nộp thuế tự khai,tự tính, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước
Pháp luật”.
Qua quá trình tìm hiểu sự tuân thủ về thuế GTGT trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang sau áp dụng Luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu, bên
cạnh những kết quả đạt thì còn tồn tại một số hạn chế và nhiều thách thức cho công
cuộc quản lý như các vụ gian lận thuế GTGT ngày càng nhiều, các hình thức ngày
càng tinh vi hơn….
3

Thuế GTGT có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao nguồn thu ngân sách và
quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng nguồn đến sự
tuân thủ về thuế GTGT là rất cần thiết. Từ đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu “CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ VỀ THUẾ GTGT CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
HẬU GIANG” nhằm đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của các nhân tố đến
quá trình quản lý thuế, từ đó đóng góp một số ý kiến nhằm một phần nào đó giải quyết
những vấn đề còn tồn tại trong công cuộc quản lý của tỉnh nhà.
1.3 Mục tiêu
1.3.1 Mục tiêu chung
Nhằm xác định được các tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Từ đó đề
xuất các biện pháp cũng như kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu để giúp các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn có được sự tuân về thuế giá trị được tốt hơn.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sự tuân thủ về thuế GTGT của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT của các DN nhỏ
và vừa tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.
- Và cốt lỗi của đề tài là tìm ra giải pháp, đồng thời đề xuất các về chính sách, cơ
chế quản lý đặt thù riêng để nhằm nâng cao ý thức chấp hành và sự tuân thủ về thuế
GTGT riêng và tuân thủ pháp luật, và luật thuế nói riêng của các DN NVV trên địa
bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ngày càng tốt hơn.
1.4 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý về sự tuân thủ thuế GTGT tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng để tìm hiểu
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, trong đó:
- Phương pháp định tính: Sử dụng bảng câu hỏi để đo lường mức độ tuân thủ
Luật thuế GTGT của các Doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn,
- Phương pháp định lượng:
+ Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi theo thang đo
Likert 5 bậc, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu thuế GTGT.
Kết hợp với số liệu thứ cấp, thu thập được từ chương trình quản lý thu thuế của người
nộp thuế tại cơ quan thuế, các báo cáo tổng kết quả hàng năm của cơ quan thuế để
4

khẳng định lại giả thuyết. Đồng thời phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tin cậy
Cronbach Alpha và phân tích nhân tố (EFA).
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài mang lại ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn:
- Thứ nhất, đề tài đã xây dựng được khung lý thuyết về thuế GTGT.
- Thứ hai, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế
GTGT. Trong các nhân tố đó, đề tài đã chỉ ra được đâu là nhân tố quan trọng nhất
nhằm giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế còn tồn đọng trong quá trình quản lý thuế.
1.6 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tuân thủ về thuế GTGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
huyện Châu Thành như thế nào?
- Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành nhân tố nào làm ảnh hưởng đến sự
tuân thủ về thuế GTGT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ?
- Biện pháp nào nhằm đem lại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
huyện Châu Thành có được sự tuân thủ về GTGT một cách tốt nhất?
1.7 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế GTGT
của các trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian:
Tình hình tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp NVV trên địa bàn huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
+ Phạm vi về thời gian:
Tình hình tuân thủ thuế GTGT của huyện Châu Thành từ khi tỉnh Hậu Giang
được chia tách là năm 2016 cho đến năm 2018.
Các năm có số liệu tuân thủ thuế GTGT biến động mạnh so với biến động tăng
trưởng bình quân.
Số liệu sơ cấp phỏng vấn trực tiếp kế toán viên của doanh nghiệp, giám đốc chủ
doanh nghiệp được thu thập từ tháng 8/2018 đến 10/2018.
1.8 Lƣợc khảo một số tài liệu có liên quan
1.8.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Kasipillai và Jabar (2006) nghiên cứu thái độ và hành vi tuân thủ thuế giữa giới
tính và các nhóm sắc tộc tại Malaysia, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp 153 người nộp thuế trong khoảng thời gian hai tháng đầu năm 2003. Kết quả
5

phân tích hồi quy cho thấy giới tính, trình độ học vấn và tình hình khai thuế có ý
nghĩa thống kê là yếu tố quyết định trực tiếp đến thái độ tuân thủ thuế và hành vi
không tuân thủ thuế.
Các nghiên cứu mang tính lý thuyết về khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu của Tuan
Minh Le đã chỉ ra được những lý do để sử dụng Luật thuế GTGT thay cho thuế thu
nhập. Đồng thời dựa vào các số liệu thống kê , tác giả đã chứng minh ở các nước lựa
chọn sử dụng thuế GTGT thì các khoản thu thuế GTGT đã tăng đều đặn trong cả về số
tuyệt đối và tương đối: các loại thuế tiêu thụ nói chung (chủ yếu là thuế GTGT) tăng
mạnh từ 12% của tổng số thu thuế năm 1965 lên 18% năm 2000 (Heady, 2002)
Tương tự với nghiên cứu của Emmanuel Owusu Sekyere B.ED (2011), dựa trên
cơ sở lý thuyết của thuế GTGT, tác giả đã đánh giá được hiệu quả quản lý thuế GTGT
tại Tamale Metropolist.
Ping Zang (2006) đã phân tích các nhân tố tạo nên chi phí thuế GTGT với mô
hình như sau: VAT cost = a+b1SIZE + b2AGE +b3GROUP + b4ACCOUNTING
+b5COMPLEXITY + b6PSYCHOLOGICAL + b7INDIVDUAL + e
Kết quả cho ta thấy được mức độ tạo thành của các nhân tố này như thế nào lên
chi phí thuế GTGT. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã nghiên cứu về mối liên hệ
giữa ý thức thuế và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức.Alm & Torgler (2006)
tập trung nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ, họ tìm thấy mối quan hệ nghịch với mức ý
nghĩa 0,05.
Alm, Martinez – Vazquez & Torgler (2006) cũng đã sử dụng cách tiếp cận tương
tự ở các Quốc Gia đang trong thời kì quá độ. Với mức ý nghĩa 0.01 cho thấy mối quan
hệ tỷ lệ nghịch giữa hai biến. Tóm lại, ý thức thuế càng cao thì dẫn đến tính tự giác
tuân thủ tăng và điều này sẽ làm giảm quy mô hoạt động kinh tế không chính thức,
như vậy việc quản lý thuế sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

Theo Chau và Leung (2009) một đánh giá quan trọng về mô hình của Fisher và
các cộng sự năm 1992 được thực hiện bằng cách biến đổi mô hình một nghiên cứu
tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người nộp thuế. Theo mô hình của
Fisher và các cộng sự thực hiện xem xét toàn diện các tài liệu về tuân thủ thuế xác
định được 14 yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế, các yếu tố này được phân thành
bốn nhóm yếu tố chính bao gồm nhóm yếu tố về chủ doanh nghiệp, thời điểm không
tuân thủ, thái độ và nhận thức và cấu trúc hệ thống thuế. Dựa trên nền tảng của các
nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế đã kết luận
và đưa ra hướng nghiên cứu trong tương lai, chủ yếu các nghiên cứu trước đây chỉ
nghiên cứu hành vi không tuân thủ của các cá nhân, có hoặc rất ít các bài nghiên cứu
về hành vi tuân thủ của các doanh nghiệp, sự đa dạng của hành vi không tuân thủ của
các doanh nghiệp được quan tâm nhiều hơn, điều này có ý nghĩa đáng kể về tính công
6

bằng giữa cá nhân và doanh nghiệp, ngoài các yếu tố của mô hình Fisher các yếu tố về
văn hóa như chuẩn mực xã hội và giá trị đạo đức có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế, ở
các khu vực có nền văn hóa khác nhau có mức độ tuân thủ khác nhau.
Mô hình của Chau và Leung (2009), biến đổi từ mô hình của Fisher và các
cộng sự (1992):
Thời điểm không tuân thủ
Mức thu nhập, nguồn thu
nhập, ngành nghề

Các biến về
chủ doanh nghiệp:
Tuổi, giới tính, trình
độ học vấn… Cấu trúc / Hệ thống thuế Hành vi tuân thủ
Sự phức tạp của hệ thống thuế của người nộp thuế
Khả năng phát hiện và xử phạt
Các biến Mức thuế
về văn hóa
Chuẩn mực xã hội

Các giá trị đạo đức Thái độ và Sự nhận thức


Sự công bằng của hệ thống
thuế, Ành hưởng ngang hàng

Alabede và cộng sự (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng tài chính lên
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế ở Nigeria. Nghiên cứu này mở rộng
mô hình tuân thủ thuế của Fischer bằng cách kết hợp các yếu tố về dân tộc, chất lượng
dịch vụ về thuế, chất lượng quản lý công và các điều kiện tài chính của người nộp
thuế, kết quả hồi quy cho thấy sự hiện diện của tình hình tài chính như yếu tố điều tiết
trong mô hình Fischer miêu tả rõ ràng hơn về hành vi tuân thủ về thuế ở Nigeria.
Ngoài ra nghiên cứu này còn cho thấy tình hình tài chính ảnh hưởng tương đối lớn đến
mối quan hệ giữa thu nhập và hành vi tuân thủ thuế.
Mô hình hồi quy của Alabede và ccộng sự (2011): Tax Compliance = β0 +
β1Tax System Structure + β2Attitude to Tax Evasion + β3Income Source + β4Income
Level + β5Occupation + β6Tax System Structure *Financial Condition + β7Attitude
*Financial Condition + β8Income Source *Financial Condition + β9Income Level
*Financial Condition + β10Occupation Financial Condition.

Mohd và Ahmad (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
thuế thể hiện qua cơ chế tự khai tự nộp đã đưa ra chín yếu tố quyết định sự tuân thủ
thuế bao gồm xác suất bị kiểm toán, nhận thức về chi tiêu chính phủ, nhận thức về
công bằng và bình đẳng, hình phạt, hạn chế về tài chính, sự thay đổi chính sách hiện
hành của chính phủ, các tổ chức liên quan, vai trò của cơ quan thuế và kiến thức thuế.
Kết quả khảo sát thu được từ 1073 người được thực hiện trong khoảng thời gian từ
7

tháng 6 đến tháng 8 năm 2007 cho thấy rằng kiến thức thuế có tác động đáng kể về
việc tuân thủ thuế mặc dù mức độ kiến thức thuế thay đổi đáng kể trong số những
người trả lời. Kết quả cũng chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế bị ảnh hưởng đặc biệt bởi xác
suất được kiểm toán, nhận thức của chi tiêu chính phủ, hình phạt, khó khăn tài chính
cá nhân.
- Mô hình hồi quy của Mohd và Ahmad (2011): TCDIRi = α + ⬬1ProbAuditi
+ β2GovSpemdi + β3Equityi + β4Penaltyi + β5FinConsi + β6Changesi + β7Groupi +
β8Rolei + β9TnTotali + β10Genderi + β11Incomei + β12Agei+ β13Educi +
β14Coursei + β15Auditedi + εi .
Trong đó: (TCDIRi) Mức độ ảnh hưởng của các biến đến hành vi tuân thủ thuế;
(ProbAuditi) Xác suất được kiểm toán; (GovSpemdi) Sự nhận thức về chi tiêu của
Chính phủ; (Equityi) Nhận thức về sự công bằng và hợp lý; (Penaltyi) Mức phạt và
cưỡng chế; (FinConsi) Hạn chế của tài chính cá nhân; (Changesi) Thay đổi chính sách
của chính phủ; (Groupi) Khu vực nghiên cứu; (Rolei) Vài trò của cơ quan thuế;
(TnTotali) Mức độ hiểu biết về thuế; Và một số biến về nhân khẩu.
Ojochogwu Winnie Atawodi & Stephen Aanu Ojeka (2012) cho rằng thuế là một
nguồn thu quan trọng cho các dự án phát triển của chính phủ. Tuy nhiên, sự tuân thủ
thuế giữa các doanh nghiệp nhỏ là kém. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện bằng
cách sử dụng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Zaria, Bắc Trung Bộ Nigeria để đánh giá
và xếp hạng các yếu tố khuyến khích việc không tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nó đã được tìm thấy rằng thuế suất cao và thủ tục nộp đơn phức
tạp là những yếu tố quan trọng nhất gây ra sự không tuân thủ của các doanh nghiệp
nhỏ. Các yếu tố khác như nhiều loại thuế và thiếu giác ngộ thích hợp ảnh hưởng đến
sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sátmức độ thấp hơn. Do
đó, khuyến nghị rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên được áp dụng tỷ lệ thuế thấp
hơn để cho phép đủ tiền phát triển kinh doanh và cơ hội sống sót tốt hơn trong một thị
trường cạnh tranh. Chính phủ cũng nên xem xét tăng các ưu đãi thuế như miễn thuế và
các ngày lễ thuế vì những điều này sẽ không chỉ khuyến khích tuân thủ tự nguyện mà
còn thu hút các nhà đầu tư là những người nộp thuế tiềm năng trong tương lai.
1.8.2 Các nghiên cứu trong nước
Mai Thị Lan Hương, Lê Đình Hải (2018) khảo sát 120 đối tượng trong đó bao
gồm 80 doanh nghiệp và 40 hộ kinh doanh cá thể hiện đang trực thuộc sự quản lý của
Chi cục thuế huyện Ứng Hòa. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exporatory Factor
Analysis – EFA) đã chỉ ra các nhân tố: (1) Hình phạt, cưỡng chế, (2) Kỹ năng cán bộ
thuế, (3) Hoạt động thanh tra - kiểm tra, (4) Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, (5)
Phương tiện vật chất, có ảnh hưởng một cách đáng kể đến chất lượng công tác quản lý
thuế tại chi cục thuế huyện Ứng Hòa. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng quản lý thuế ở chi cục thuế huyện
8

Ứng Hòa, TP. Hà Nội, bao gồm: (1) Tăng cường công tác cưỡng chế và thu nợ thuế;
(2) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thuế; (3) Tăng cường
công tác thanh tra kiểm tra thuế; (4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ tổ
chức, cá nhân nộp thuế và (5) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Chi Cục thuế Ứng
Hòa.
Lê Văn Hiền (2016) chỉ ra, việc sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhóm yếu tố: kinh tế, hệ thống chính sách
thuế và quản lý thuế, đặc điểm doanh nghiệp, ngành kinh doanh, pháp luật và xã
hội,tâm lý. Qua xử lý 209 phiều khảo sát DN bằng công cụ SPSS và kết quả phân tích
hồi quy đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong phân tích, vì thế mà phương trình hồi
quy thể hiện mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình được xây dựng và chỉ
ra mức độ khác biệt trong tuân thủ thuế giữa các nhóm DN. Trên cơ sờ đó nghiên cứu
đưa ra các hàm ý quản trị.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) đã đưa ra định nghĩa về tuân thủ thuế như là hành vi
chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy
đủ, tự nguyện và đúng thời gian. Đồng thuận với Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011), tác giả
bài viết cho rằng khi xét đến tuân thủ thuế, nhân tố thời gian nên được đưa vào như là
một tiêu chí thể hiện sự tuân thủ tự nguyện.
Trong bài nghiên cứu, Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2013) đã nêu lên các
nội dung lý luận về gian lận thuế, chống gian lận thuế, đánh giá thực tiễn công tác
quản lý thuế GTGT ở Việt Nam, nhận dạng các hình thức gian lận thuế GTGT, từ đó
có các định hướng đề xuất tăng cường chống gian lận thuế GTGT là việc làm cần thiết
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Trần Viết Trà (2013) đã nghiên cứu tổng quan về tình hình quàn lý thuế nói
chung trên địa bàn TP Pleiku. Bài nghiên cứu chỉ dựa vào kết quả thu thuế để phân
tích những nguyên nhân, thành tựu đạt được và những hạn chế của nó. Tác giả không
đề xuất mô hình để từ đó cụ thể phân tích ra được những nhân tố là nguyên nhân cơ
bản ảnh hưởng đến kết quả thu thuế tại Pleiku.
Nguyễn Thế Bình Phương (2016) cũng đã có nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến hiệu quả chống thất thu thuế GTGT của các Doanh nghiệp trên địa bàn quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cũng đưa ra được những nhân tố tác động đến
hoạt động chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn bao gồm bao gồm : công tác giám
sát kết hợp với tuyên tryền động viên; thanh tra giám sát công thác nộp thuế; sự phối
hợp ban ngành chưc năng và chính sách tuyên truyền pháp luật thuế; ứng dụng công
nghệ; thủ tục quản lý; ban ngành chức năng với công tác giám sát; trình độ cán bộ
quản lý thuế cùng với 23 biến quan sát có liên quan. Từ đó, đề tài đề xuất các giải
pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế GTGT đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh..
9

Như vậy, hiện đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có công trình nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế
gtgt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Châu Thành - Hậu Giang. Đặc biệt
huyện Châu Thành, là huyện thuộc vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Do đó
thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn và giảm lên đến 15 năm. Vì vậy sự tuân thủ về
thuế GTGT của các doanh nghiệp là sự đóng góp rất lớn cho Ngân sách Nhà nước. Từ
những nghiên cứu trước có liên quan tác giả đã tìm hiểu và áp dụng cho đề tài nghiên
cứu của mình.
1.9 Bố cục luận văn
Ngoài phần tóm tắt, danh mục và phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1- Giới thiệu
Chương 2- Cơ sở lý thuyết
Chương 3- Mô hình và Phương pháp nghiên cứu
Chương 4- Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5- Kết luận và đề xuất giải pháp
10

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ
về thuế GTGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng để xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương này trả lời 2 vấn đề cơ bản:
(1) Thứ nhất, Thuế GTGT là gì?
(2) Thứ hai, về sự tuân thủ thuế GTGT bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?
2.1 Khái niệm về sự tuân thủ thuế, thuế GTGT đặc điểm và vai trò của
thuế GTGT.
Khái niệm về sự tuân thủ thuế: “Tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ
các quy định của pháp luật thuế. Tuân thủ thuế là hành vi bắt buộc đối với nhiều chủ
thể khác nhau như cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế. Trong đó, sự tuân thủ
thuế của người nộp thuế luôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất.
Tuân thủ thuế của người nộp thuế thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời và
đúng đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời
gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai
thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của người nộp thuế.”
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Cộng hòa Pháp là nước đầu tiên
trên thế giới ban hành Luật thuế GTGT vào năm 1954. Thuế GTGT theo tiếng Pháp
gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajoutee (viết tắt là VAT), tiếng Anh gọi là Value Added
Tax (viết tắt là VAT), dịch ra tiếng việt là thuế giá trị gia tăng. Đến nay thuế GTGT đã
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới , trong đó có Việt Nam.
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đã được cải cách đáp ứng mục tiêu phát
triển kinh tế từng thời kì. Đánh dấu bước cải cách đầu tiên là việc ra đời một hệ thống
thuế thống nhất, áp dụng chung cho mọi thành phẩn kinh tế; thứ hai là sự ra đời của
một số sắc thuế còn nhiều nhược điểm, kìm hãm phát triển sản xuất như: Thuế GTGT
thay thế thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức… Trong đó
thuế GTGT ra đời là một sự thay đổi căn bản trong các sắc thuế gián thu.
Tại kì họp lần thứ 11 Quốc hội khóa 9 ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua
Luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.
Trong thời gian thực hiện Luật thuế GTGT được sửa đổi bổ sung cho phù hợp
với tình hình đất nước và đến nay, việc quản lý thuế GTGT được thực hiện thống nhất
theo Luật thuế GTGT của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngày
03/6/2008.
Ngoài ra để thực hiện tốt Luật thuế GTGT cũng như vận dụng cho phù hợp với
tình hình kinh tế của nước ta hiện tại. Chính phủ có ban hành Nghị định số
11

146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2018. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày
12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ. Đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
2.1.1 Khái niệm
Có nhiều quan niệm về thuế VAT. Theo Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008
đã nêu: Thuế GTGT (VAT: Value Added Tax) là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và
được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Hay thuế GTGT- một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu thụ công cộng và cá nhân.
Loại thuế này được chi trả bởi các tập đoàn mặc dù gánh nặng thuế được chuyển sang
người tiêu dùng (Bendikiene, Saparnis, 2006), giá trị thuế GTGT đã được tính trong
giá bán của hàng hóa và dịch vụ (Dilius, Kareivaite, 2010).
Hàng hóa và dịch vụ thường được tính cùng với thuế GTGT nhằm thu nhập càng
nhiều thì thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước càng lớn. Thuế GTGT thì tương đối đơn
giản và rẻ. Thuế GTGT là một nhân tố của hệ thống thuế và là một nguồn thu quan
trọng. Theo đề án của thuế GTGT, giá trị giá trị gia tăng được tạo ra trong mỗi giai
đoạn của quá trình sản xuất, từ đó mỗi giai đoạn đem lại doanh thu cho ngân sách nhà
nước (Bendikience, Saparnis, 2006).
Thuế GTGT là thu nhập sau khi giá tiêu dùng cuối cùng được áp dụng, nhưng
không ảnh hưởng đến sản xuất hoặc phân phối (Dilius, Kareivaite, 2010).
Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu
thụ với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá trị gia Tổng giá trị hàng Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ
-
tăng = hóa dịch vụ bán ra mua vào trong quá trình sản xuất

Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu
khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm của thuế GTGT.
2.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thông qua hành vi mua hàng hóa, dịch vụ đó (vì vậy thuế
GTGT là một loại thuế tiêu dùng), là một nhân tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và
dịch vụ, là khoản thu được công thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách
khác: giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.
Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được
ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối
cùng.
12

Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Tuy nhiên,
trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng
trung gian. Do vậy, cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu
trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối
cùng phải trả bằng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao. Biểu hiện ở 2 khía cạnh:
+ Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người
nộp thuế (Jenkins et al., 2006), do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu
dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy, thuế GTGT không phải là nhân tố
của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán
của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
+ Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia
quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế
tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập (Jenkins et al.,2006): Thuế
GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải
trả khoản thuế đó. Thuế GTGT mang tính chất lũy thoái vì nó không tính đến khả năng
thu nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như
nhau nếu mua cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, khi so sánh với tỷ suất thuế
GTGT trên tổng thu nhập thì người có có thu nhập cao có tỷ suất thấp hơn so với
người có thu nhập thấp.
Dựa trên cơ sở là giá trị tăng thêm, với việc khấu trừ thuế và hoàn thuế, thuế
GTGT thể hiện một số ưu điểm:
Khắc phục được tình trạng thu thuế trùng lắp
Thuế GTGT chỉ tính trên giá trị mới sáng tạo ra (gia trị tăng thêm) thông qua
việc khấu trừ thuế khâu trước. Do đó, khắc phục được tình trạng thuế chồng thuế.
Thuế GTGT không thu trùng lắp cho nên nó đã góp phần khuyến khích chuyên môn
hóa sản xuất, hợp tác hóa nâng cao sản xuất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Thuế GTGT không trung lập về mặt kinh tế
Thuế GTGT mang tính trung lập đối với mức độ dài ngắn giữa các khâu trong
quy trình SXKD – từ lưu thông đến tiêu dùng, dù qua nhiều khâu hay ít khâu thì tổng
số thuế phải nộp qua các khâu là như nhau; nhưng lại không trung lập về mặt kinh tế,
ưu điểm này được thể hiện bởi chính sách khấu trừ và hoàn thuế. Việc khấu trừ thuế
đầu vào và hoàn thuế GTGT sẽ khuyến khích mạnh mẽ việc xuất khẩu và đầu tư.
Thuế GTGT dễ dàng được người nộp thuế (NNT) chấp nhận
Gánh nặng của thuế được chia sẽ qua từng công đoạn để cuối cùng quy về người
tiêu dùng sản phẩm. Đây là một loại thuế gián thu, người nộp thuế không phải là người
13

chịu thuế. Qua mỗi công đoạn, người nộp thuế chỉ việc trích số tiền thuế có trong giá
bán để nộp cho Nhà nước. Do đó, qua mỗi công đoạn, Nhà nước sẽ thu một khoản tiền
thuế nhất định trong tổng số thuế của hàng hóa, dịch vụ đó. Như vậy, Nhà nước sẽ thu
thành nhiều lần với số tiền nhỏ thay vì thu một lần với số tiền lớn.
Thuế GTGT có ít trường hợp gian lận thuế
Để được khấu trừ thuế, các sơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ hóa
đơn, chứng từ và sổ sách kế toán. Khi thực hiện điều này mọi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh của đối tượng nộp thuế đều được ghi chép đầy đủ.Từ đó các đối tượng nộp thuế
kê khai trung thực số thuế phải nộp trên sổ sách kế toán. Với ưu điểm này thuế GTGT
được đánh giá là một kỹ thuật mới trong phương pháp đánh thuế gián thu.
Thuế GTGT là thuế gián thu
Mặc dù còn một số vấn đề cố hữu trong công tác quản lý thuế, thuế GTGT là một
xu hướng tăng thuế (Tait,1991). Hầu hết các nước áp dụng thuế GTGT bắt đầu với ý
tưởng là cải cách hệ thống thuế hiện có, doanh số bán hàng được dựa trên doanh thu
trung lập. Nhưng sau đó họ nhận ra rằng thuế GTGT là doanh thu nâng cao, chủ yếu là
việc tuân thủ được cải thiện.
Một cuộc khảo sát của IMF (Ebill et al, 2001) cho thấy điều này là đúng cho tất
cả các vùng, ngoại trừ Trung Âu, Nga và một số nước khác của Liên Xô cũ.
Lưu ý một lợi thế của thuế GTGT là thuế nổi, nó có thể cho phép việc cứu trợ
làm giảm thuế thu nhập.
2.1.3 Vai trò của thuế GTGT
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô
đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và
được thể hiện như sau:
Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của nền kinh tế (điều tiết gián tiếp)
thông qua điều tiết phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được đưa ra tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, qua đó điều tiết sản xuất, tiêu dùng, trên cơ sở đó điều
tiết nền kinh tế.
- Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT tạo
được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT đã trở
thành một nguồn doanh thu chính của chính phủ tại hơn 120 quốc gia. Khoảng 4 tỷ
người, 70% dân số Thế giới hiện đang sống ở các nước có thuế GTGT (Ebrill et
all,2001).
- Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất, phù hợp với
định hướng phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời gian tới.
14

- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%,
DN xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu
xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác
dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng
xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hóa đơn, chứng từ, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc cấn trừ thuế
GTGT được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã thúc đẩy DN hạch toán đầy đủ
doanh số chưa có thuế, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào và thực hiện tốt chế độ
hóa đơn chứng từ, hạch toán kế toán.
Thực tiễn, kinh nghiệm các nước trên thế giới đang có xu hướng chuyển từ thuế
trực thu sang thuế gián thu, nhằm tăng cường vai trò huy động của nguồn thu từ thuế
GTGT.
Cùng với việc thực hiện giảm thuế suất thuế TNDN để khuyến khích đầu tư, kinh
doanh thì xu hướng chung của các nước trong những năm gần đây là tăng thuế suất
phổ thông và mở rộng cơ sở thuế GTGT nhằm bảo đảm nguồn thu cho ngân sách.
Trong giai đoạn 2009-2014, có khoảng hơn 20 quốc gia, đặc biệt là các quốc gia
thuộc EU đã thực hiện điều chỉnh chính sách tăng thuế suất phổ thông thuế GTGT.
Hiện nay, mức thuế suất phổ thông thuế GTGT bình quân ở các nước OECD
khoảng 19%, ở các nước khu vực EU khoảng 22%. Tại khu vực châu Á, Nhật Bản
cũng đã điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% nhằm tăng nguồn thu
mỗi năm khoảng 8.000 tỷ Yên cho ngân sách quốc gia để góp phần kiểm soát nợ công
tăng cao. Cụ thể, việc sửa đổi chính sách thuế GTGT ở một số nước như sau:
- Italia: Tăng thuế suất thuế GTGT từ 17,6% lên 22% từ tháng 1/2014 và dự kiến
sẽ tăng lên 25% vào năm 2018;
- Ai-xơ-len: Tăng mức thuế suất ưu đãi (đối với hàng hóa tiêu dùng thiết yếu,
dịch vụ khách sạn) từ 7% lên 11%, áp dụng từ 01/01/2015. Đồng thời, từ 01/01/2016,
chuyển dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch, đại lý du lịch từ đối tượng không chịu
thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất 11%;
- Niu Di-lân: Tăng thuế suất thuế hàng hóa dịch vụ từ 12,5% năm 2009 lên 15%
năm 2011;
- Anh: Sau khi giảm thuế suất thuế GTGT từ 17,5% năm 2008 xuống 15% năm
2009 thì lại tăng lên 17,5% năm 2010 và 20% năm 2011;
- Phần Lan: Tăng thuế suất thuế GTGT từ 22% năm 2009 lên 23% năm 2010,
24% năm 2013;
- Nhật Bản: Tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% vào tháng 4/2014 và có kế hoạch
tăng tiếp lên 10% vào tháng 10/2015, tuy nhiên do GDP giảm do tác động của tăng
thuế nên Nhật Bản đã hoãn việc tăng thuế lần 2 đến 01/10/2019;
15

- Ai-cập: Từ ngày 01/10/2016, nước này bắt đầu áp dụng thuế GTGT với mức
thuế suất 13% và thay thế thuế doanh thu có mức thuế suất 10% trước đó. Theo kế
hoạch, quốc gia này sẽ tăng mức thuế suất thuế GTGT lên 14% từ 01/10/2017, tuy
nhiên do thâm hụt ngân sách lớn, Ai-cập dự kiến đẩy nhanh việc tăng thuế suất thuế
lên 14% từ ngày 01/7/2017;
- Cô-lôm-bi-a: Tăng thuế suất thuế GTGT từ 16% lên 19% từ 01/01/2017 như là
một trong các biện pháp ngăn chặn khả năng quốc gia này mất hạng mức tín nhiệm
BBB do giá dầu thế giới giảm sâu;
- Sri Lanka: Nước này đã tăng mức thuế suất thuế GTGT phổ thông từ 11% lên
15% từ 01/11/2016 theo khuyến nghị của IMF nhằm thực hiện các cam kết của chính
phủ nước này với IMF trong khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD để hỗ trợ cán cân thanh toán
và vượt qua những khó khăn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu;
- Nga cũng đang cân nhắc tăng mức thuế suất thuế GTGT phổ thông từ 18% lên
22% vào năm 2019.
Bên cạnh xu hướng tăng mức thuế suất thuế GTGT và mở rộng cơ sở thuế, một
số nước cũng đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm chống thất thu thuế, đặc
biệt đối với các hoạt động kinh tế mới, hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới và
thương mại điện tử.
Từ năm 2003, EU đã yêu cầu các doanh nghiệp ngoài khu vực EU cung cấp dịch
vụ viễn thông, phát thanh truyền hình và điện tử đến người tiêu dùng cuối cùng tại EU
phải đăng ký và tính thuế GTGT đối với doanh thu bán hàng tại nước tiêu dùng dịch
vụ.
Năm 2015, EU đã mở rộng việc áp dụng quy định này đối với các doanh nghiệp
EU cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng EU nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các
doanh nghiệp EU và doanh nghiệp ngoài EU.
Từ năm 2014-2015, các quốc gia khác thuộc khu vực châu Âu như Thụy Sỹ, Ai-
xơ-len, Na Uy và một số quốc gia khác như Nam Phi, Kê-ny-a, Nhật Bản, Hàn Quốc
cũng áp dụng các quy định tương tự như EU.
Trong giai đoạn 2016-2017, một loạt các nước như: Ý, Cô-lôm-bi-a, Ấn Độ,
Nga, Đài Loan, Anh, Mỹ… cũng đã áp dụng thuế GTGT đối với các nhà cung cấp
nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tuyến, thương mại điện tử xuyên biên giới
cho người tiêu dùng ở các quốc gia này.
Tóm lại, thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắc
phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “ thuế chồng lên thuế”. Thuế GTGT đã
đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nó thông qua việc khuyến khích SXKD,
xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN.
16

2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT
Để thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân
thủ thuế GTGT, tác giả dựa trên các nghiên cứu trước cùng với thực tiễn, điều kiện
kinh tế của tỉnh còn nghèo khó như tỉnh Hậu Giang, nên các điều kiện phong tục tập
quán văn hóa vùng miền nên có liên quan đến nghiên cứu bao gồm các nhân tố tóm tắt
trong bảng sau:
Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT
STT Nhân tố Nguồn
1 Đặc điểm kinh tế của địa phương Alabede và cộng sự (2011)
2 Quy định của luật kế toán và chuẩn mực kế toán Alabede và cộng sự (2011)
3 Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp Ping Zang (2006)
4 Ngành nghề của doanh nghiệp Ping Zang (2006)
5 Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán Đặng Thị Bạch Vân, 2014
6 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Alabede và cộng sự (2011)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.2.1 Quy định của pháp luật


Việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn có hiệu quả hay không trước tiên đó là
do bản thân quy định của Pháp luật đã phù hợp hay chưa.
Liên quan đến GTGT, bộ phận tài chính liên bang (FDF) gần đây đã định nghĩa
là tập hợp các quy tắc riêng biệt mà cần phải được xem xét bất cứ hóa đơn nào hoặc tài
liệu khác bao gồm GTGT được phép truyền và lưu trữ điện tử.
GTGT so với các loại thuế khác trong hệ thống thu Ngân sách Nhà nước là một
trong những loại thuế chính bao gồm phần lớn nhất trong doanh thu thuế của Ngân
sách Nhà nước. Các nước EU áp dụng một mức GTGT tiêu chuẩn được áp đặt bởi mỗi
quốc gia thành viên như là một tỷ lệ phần trăm của giá trị tính thuế thông qua việc
cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Các chỉ thị của hội đồng nêu rõ rằng “ đang tìm kiếm sự
khác biệt ngày càng tăng của giá GTGT tiêu chuẩn được áp dũng bởi các quốc gia
thành viên mà không ảnh hưởng đến sự cân bằng cấu trúc EU và để tránh biến dạng
của sự gián đoạn cạnh tranh của một số hoạt động, trong lĩnh vực giá cả tối thiểu thuế
gián tiếp được thông qua”. (Council`s Directive 2010/88/EU).
Các cộng đồng kinh tế Châu Âu đầu tiên quy định về thuế này vào năm 1970 bới
các chỉ thị đầu tiên và thứ hai.Năm 1977, với sự ra đời của chỉ thị thứ sáu đã mở đất
cho GTGT hài hòa trong các quốc gia thành viên EU (Marian, 2008).
Hiện tại nước ta đang có rất nhiều văn bảng về hướng dẫn về Luật quản thuế nói
chung, và sắp tới đây sẽ có quy định mới nửa vận dụng trong công tác quản lý thuế rất
tốt đó là sử dụng hóa đơn điện tử. Khi toàn bộ DN triển khai sử dụng hóa đơn điện tử,
thì ngành Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn, từ đó có thể phục vụ công tác
thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh được
chuẩn xác hơn. Đồng thời, hóa đơn điện tử được sử dụng rộng rãi sẽ khắc phục được
17

trình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn - lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa
các liên; khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn; giúp việc triển khai thương mại điện tử
được hoàn thiện hơn từ việc đặt hàng trên mạng, giao hóa đơn qua mạng, thanh toán
qua mạng; Hóa đơn điện tử góp phần làm giảm bớt việc sử dụng giấy nên sẽ góp phần
bảo vệ môi trường… Do đó, ngành Thuế luôn khuyến khích DN thực hiện các thủ tục
hành chính thuế bằng phương thức điện tử, đặc biệt là việc sử dụng hóa đơn điện tử.
2.2.2 Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán
Ý thức chấp hành Pháp Luật thuế hay còn gọi là ý thức thuế, điều này khác với
trốn thuế, không đo lường hành vi mà là đo lường thái độ của người nộp thuế. Có thể
định nghĩa ý thức thuế là nghĩa vụ nộp thuế, niềm tin khi đóng góp cho xã hội bằng
cách nộp thuế (Đặng Thị Bạch Vân, 2014).
Ý thức thuế liên quan chặt chẽ với đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật của
người nộp thuế, “Những tiêu chuẩn về hành vi của việc quản lý công dân hay người
nộp thuế trong mối quan hệ của họ với chính phủ” (Song & Yarbrough, 1978, p.443).
Giá trị và thái độ có thể tác động đến hành vi của cá nhân (Ajen & Fishbein 1980 và
Lewis 1982).
Spicer & Lundstedt (1976) cho rằng lựa chọn giữa tuân thủ thuế và trốn thuế
không chỉ do biện pháp trừng phạt mà còn là thái độ và các chuẩn mực. Lewis (1982)
đã chỉ ra “trốn thuế có lẽ là hành động duy nhất của người nộp thuế mà qua đó thể hiện
sự ác cảm của họ…Qua dự báo, tác giả có thể tự tin rằng nếu thái độ đối với thuế ngày
càng tệ thì trốn thuế ngày càng tăng” (p.165, 177).
Nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố quyết định hành vi thuế đã cho thấy bằng
chứng trái ngược về khối lượng riêng của các biến số kinh tế: một số nghiên cứu cho
thấy các cuộc kiểm toán và tiền phạt để tăng sự tuân thủ, các nghiên cứu khác đã
không tìm thấy bất kỳ hoặc thậm chí tác động ngược lại ( Fischer, Wartick & Mark,
1992 ; ANDREONI, Erard & Feinstein, 1998 ). Sự bất nhất của mô hình kết quả cho
thấy rằng nhân tố kinh tế và tâm lý hoạt động khác nhau trong những hoàn cảnh khác
nhau.Kirchler, Hölzl và Wahl (2008) đã phát triển một mô hình cho thấy rằng kiểm
toán và tiền phạt có liên quan trong điều kiện tín nhiệm thấp trong các tổ chức chính
phủ và cơ quan thuế đặc biệt , đặc biệt là nếu chính phủ có quyền lực để phát huy có
hiệu quả các cuộc kiểm toán. Trong một không khí nghi kỵ lẫn nhau, công dân có thể
bị buộc phải tuân thủ. Mặt khác, nếu khí hậu được đặc trưng bởi sự tin tưởng lẫn nhau,
kiểm toán và tiền phạt sẽ báo hiệu độc tài và sự mất lòng tin, và do đó, thay vì tuân thủ
ngày càng tăng, không có hiệu quả hoặc thậm chí phản tác dụng. Trong một môi
trường tin cậy lẫn nhau, công dân có đại diện tích cực của hệ thống thuế, cơ quan thuế
và hợp tác một cách tự nhiên. Kiến thức chủ quan thuế cao, thái độ thuận lợi, chỉ tiêu
cá nhân và xã hội hợp tác, cũng như sự công bằng nhận thức của hệ thống thuế là cơ
sở của một xu hướng động lực để hợp tác, tin tưởng, và tuân thủ tự nguyện.
18

Một số nghiên cứu trước đây cũng đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa ý thức thuế
và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức.Alm & Torgler (2006) tập trung nghiên
cứu ở châu Âu và Mỹ, họ tìm thấy mối quan hệ nghịch với mức ý nghĩa 0.05.
Alm, Martinez – Vazquez & Torgler (2006) cũng đã nghiên cứu về mối liên hệ
giữa ý thức thuế và quy mô hoạt động kinh tế không chính thức .Với mức ý nghĩa
0.01cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa hai biến. Tóm lại, ý thức thuế càng cao thì
dẫn đến tính tự giác tuân thủ tăng và điều này sẽ làm giảm quy mô hoạt động kinh tế
không chính thức, như vậy việc quản lý thuế sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
2.2.3 Đặc điểm kinh tế của địa phương
Do điều kiện kinh tế xã hội còn chậm phát triển, các doanh nghiệp trong địa bàn
chưa có được cơ hội đầu tư cũng như hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, cơ sở hạ
tầng, chính sách kêu gọi đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp
lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừachưa có định hướng phát triển lâu dài.
2.2.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành khó kiểm soát chi phí có xu hướng
nộp thuế ít hơn các ngành khác, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong những
ngành khó khăn kiểm soát doanh thu có xu hướng ít nộp thuế hơn những ngành khác,
do đặc thù ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thương mại nên tỷ lệ nộp thuế chưa cao,
bên cạnh đó doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao có tỷ
lệ nộp thuế tốt hơn.
2.2.5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tỷ suất lợi nhuận càng cao, doanh thu càng lớn
thì sự tuân thủ về thuế cũng sẽ tăng theo và ngược lợi. Bởi điều kiện kinh doanh càng
khó khăn, doanh nghiệp phải tập chung vào việc đầu tư sản xuất kinh doanh. Do đó
việc chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và tuân thủ chấp hành Pháp Luật
thuế, đặc biệt là thuế GTGT có phần hạn chế. Thậm chí doanh nghiệp có thể sẽ tìm
cách lách thuế GTGT, nhằm đảm bảo cạnh tranh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.6 Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp
Kế toán của doanh nghiệp có trình độ cao thì có thể hiểu nhiều về các quy định
của thuế từ đó sẽ giúp doanh nghiệp đóng thuế đúng hạn, hoặc có thể tranh thủ được
những hỗ trợ về thuế để doanh nghiệp có lợi trong hoạt động. Ngược lại nếu kế toán
của doanh nghiệp thiếu hiểu biết có thể dẫn đến hành vi không tuân thủ thuế của doanh
nghiệp.
2.3 Cơ sở lý thuyết về sự tuân thủ thuế
- Thuyết lý luận hành động (TRA)
Theo thuyết lý luận hành động thì dự định hành vi của một người chịu ảnh hưởng
hay bị tác động bởi thái độ về phía hành vi, hay gọi tắt là thái độ và chuẩn chủ quan.
- Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior– TPB)
19

Thuyết hành vi dự định giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải
thích bởi các xu hướng để thực hiện hành vi đó.
- Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế
+ Lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự
Theo Braithwaite, Murphy, và Reinhart (2007) thái độ động cơ là các niềm tin,
thái độ, sở thích của con người, sẽ tác động thúc đẩy hành vi tuân thủ hay không tuân
thủ pháp luật.
+ Lý thuyết contractarian của Scholz
Sholz cho rằng con người sẽ chỉ đáp ứng các nghĩa vụ của họ nếu họ bị cưỡng
chế. Xét trên phạm vi tuân thủ thuế, lý thuyết của Sholz cho rằng việc tuân thủ thuế là
một cam kết đạo đức, do đó, sự thay đổi về hành vi tuân thủ hay không tuân thủ thuế
phụ thuộc vào công lý tự nhiên, thứ hai là về sự thay đổi của chính sách thuế, thứ ba là
lợi ích mà người nộp thuế nhận được từ các chính sách tài chính khi thay đổi về chính
sách thuế.
+ Lý thuyết kinh tế - tâm lý của Frey (1997)
Frey cho rằng có hai loại động lực chính: động lực bên ngoài; và động lực nội tại.
Động lực bên ngoài tương ứng với lợi ích đang nhận được và chi phí được áp đặt.
Động lực bên trong là các hiệu ứng thúc đẩy nằm bên trong của con người. Động lực
bên trong không chỉ là một sự khuyến khích thêm, ngoài động lực bên ngoài mà hai
loại động lực còn tác động lẫn nhau.
Tóm tắt chương chương 2, trong chương này tác giả đã trình bày các cơ sở lý
thuyết liên quan đến các nhân hành vi tuân thủ thuế, khái niệm về tuân thủ thuế, các
mô hình ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Bên cạnh đó chương này còn trình bày các
cơ sở liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như việc đề xuất mô hình
nghiên cứu cùng với thang đo cho mô hình nghiên cứu với các nghiên cứu có liên
quan.
20

CHƢƠNG 3
MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài
Mô hình hồi quy đa biến bao gồm các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến về sự
tuân thủ thuế GTGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Biểu hiện của mô hình hồi quy tuyến tính đa phương được trình bày trong công
thức (1) (Bilevicience, Jonusauskas, 2011, p.199)
Y = β + β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + βkXk + ε (1) Trong đó: β –Hệ số (không đổi)
X – Biến độc lập
ε – sai số ngẫu nhiên
Trên cơ sở khảo cứu các mô hình nghiên cứu đã có trong các công trình nghiên
trước có liên quan, tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu gồm các nhân tố được xem
là phù hợp trong điều kiện cụ thể tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Mô hình
nghiên này được xây dựng kết hợp dựa trên các mô hình nghiên cứu của: Alm &
Torgler (2006), Martinez – Vazquez & Torgler (2006),nghiên cứu về mối liên hệ giữa
ý thức thuế và tính tự giác tuân thủ của người nộp thuế, kết hợp với điều kiện nghiên
cứu có hạn, tác giả đưa ra thêm được 2 biến độc lập như sau:
Y = β + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4+β5X5+ε
Trong đó:
- Y: Về sự tuân thủ thuế GTGT tại Huyện Châu Thành - Hậu Giang
- X1 : Đặc điểm kinh tế của địa phương
- X2: Quy định của luật kế toán và chuẩn mực kế toán
- X3: Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp
- X4: Ngành nghề của doanh nghiệp
- X5: Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán
- X6: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Với giả thuyết kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu:
H1, H2, H3, H4, H5, H6: Lần lượt các nhân tố X1, X2, X3,X4,X5,X6 có ảnh hưởng đến
biện phụ thuộc Y.
21

Ta có thể tóm lược mô hình nghiên cứu như hình 1

Đặc điểm kinh tế của địa


phương

Quy định của luật kế Sự tuân thủ về


toán và chuẩn mực kế GTGT của các
toán DN nhỏ và vừa
tại huyện Châu
Trình độ năng lực của Thành
kế toán doanh nghiệp

Ngành nghề của doanh


nghiệp

Ý thức và đạo đức nghề


nghiệp của kế toán

Kết quả kinh doanh của


doanh nghiệp

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu


3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng.
Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại
một số người giữ vị trí kế toán trưởng trong các công ty tại Huyện Châu Thành - Hậu
Giang như Công ty TNHH Thiện Ân, .....
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi
phỏng vấn sơ bộ lần 1 và dàn bài phù hợp để phỏng vấn sâu hơn.
3.2.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phuơng pháp nghiên cứu định
lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn với
phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu chính thức này cũng được tiến hành tại
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại
các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo Các nhân tố ảnh hưởng và
Sự tuân thủ thuế GTGT cùng với việc kiểm định mô hình lý thuyết.
22

Mẫu nghiên cứu:


- Đối tượng khảo sát là các kế toán viên, cán bộ thuế đang làm việc tại huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Vì lý do bảo mật thông tin cá nhân nên tác giả chỉ tổng
số được khảo sát là 207 đối tượng mà không cung cấp danh sách trong phụ lục, trong
đó cán bộ thuế là chiếm tỷ lệ 10%, còn lại là các kế toán, cả hai đối tượng khảo sát trên
bao gồm cả những người đang làm, đã từng làm kế toán, công tác trong ngành thuế
nay đã chuyển ngành hoặc đã nghỉ hưu.
- Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), để có thể
phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và
tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường là 5:1, nghĩa là cần ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan
sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường đạt từ 10:1 trở lên.
- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007)
trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo công
thức:
- n > = 8p + 50 Trong đó: n: cỡ mẫu, p: số biến độc lập của mô hình
- Theo Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng công thức
trên tương đối phù hợp nếu p < 7. Trong trường hợp p > 7, công thức trên trở nên hơi
quá khắt khe vì nó đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn mức cần thiết. Như vậy với 3 biến
độc lập trong mô hình nghiên cứu, công thức trên là phù hợp với đề tài. Trên cơ sở
này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 150 (150>8p+50) ngừi làkế toán
viên và cán bộ thuế tại Huyện Châu Thành - Hậu Giang. Phương pháp chọn mẫu là
chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thông
qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp hoặc qua email, facebook.
- Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
(EFA) được sử dụng để đánh giá thang đo. Phương pháp phân tích mô hình hồi quy
bội thông qua phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.
3.2.3 Quy trình nghiên cứu
Dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Serkan Narli (2010), khoảng thang đo
của thang Likert 5 mức dộ trong nghiên cứu này được tính như sau:
Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất) / n
= (5 – 1) / 5 = 0.8
Như vậy, ý nghĩa của từng trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
được thể hiện qua bảng sau:
23

Bảng 3.1: Ý nghĩa của từng trị trung bình đối với thang đo khoảng
Trị trung bình Ý nghĩa
1.00 - 1.80 Rất không đồng ý
1.81 - 2.60 u ồ Không đồng ý
2.61 - 3.40 Trung bình
n Đồng ý
3.41 - 4.20
4.21 - 5.00 Rất đồng ý
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ tính toán trên)

Quy trình nghiên cứu được tóm tắt qua sơ đồ sau

Vấn đề nghiên cứu

Một số mô hình nghiên cứu


trƣớc

Mô hình nghiên
cứu
- Mô tả những đặc trưng của
Nghiên cứu định lƣợng mẫu nghiên cứu theo các phân
phân tích cronbach alpha loại (giới tính, nghề nghiệp)

- Tính trị trung bình cho từng nhân tố


Thống kê mô tả

Kiểm định Indepent Kiểm định sự khác biệt trong quan


- sample T-test điểm đối với từng nhân tố của các
đối tượng khảo sát
Phân tích nhân tố EFA

hồi quy
Hình 3.1: Mô tả quy trình nghiên cứu
24

3.3 Xây dựng thang đo


3.3.1. Xây dựng thang đo biến độc lập
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về
thuế GTGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành, tác giả
dùng phương pháp thu thập dữ liệu được thông qua việc khảo sát trực tiếp và sử dụng
các công cụ như Email, Facebook… để bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm 2 phần với
phần đầu hỏi về thông tin về nhân khẩu học và phần sau nhằm khảo sát mức độ đồng ý
của người nộp thuế, chủ doanh nghiệp, các kế toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến
sự tuân thủ về thuế GTGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Huyện Châu Thành -
Hậu Giang (phụ lục 1).Bảng câu hỏi sử dụng thang đo định danh và thang đo Likert
năm mức độ: (1) – Rất không đồng ý, (2) – Không đồng ý, (3) – Trung lập, (4) – Đồng
ý và (5) – Rất đồng ý. Trong bảng câu hỏi, thang đo định danh được sử dụng để phân
chia các lớp đối tượng, các đặc trưng của từng đối tượng như: nghề nghiệp, bằng cấp
chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc… Thang do Likert dùng khảo sát mức độ đồng ý
của đối tượng khảo sát đối với từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu thuế GTGT.
- Để thu thập những bằng chứng về mức độ đồng ý đối với ảnh hưởng của các
nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT, cũng như tạo cơ sở để trả lời các
câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra trên, tác giả đã thu thập thông tin qua bảng câu hỏi khảo
sát với các biến quan sát:
Quy định của Luật Kế toán và chuẩn mực Kế toán được đo lường bởi 6 biến quan
sát là TL1, TL2, TL3, TL4, TL5 và TL6
Bảng 3.2: Thang đo biến Quy định của Luật thuế GTGT
Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát
Quy định của Luật Kế toán và chuẩn mực kế
TL1 toán có phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh
nhà
TL2 Chế độ kế toán thuế có chặt chẽ
Quy định của Luật TL3 Quy định về bằng cấp chuyên môn kế toán
Kế toán và chuẩn
mực Kế toán
TL4 Hê thống hóa đơn chứng có thích hợp
(ký hiệu TL) TL5 Sự không ổn định của chế độ kế toán làm giảm
sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Kế toán có năng lực giải quyết công việc nhanh
TL6 chóng, chính xác sẽ giúp và tạo niềm tin cho chủ
doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ
thuế tốt hơn
Trình độ năng lực của Kế toán doanh nghiệp được đo lường bởi 6 biến quan sát
là QS1, QS2, QS3, QS4, QS5, QS6
Bảng 3.3: Thang đo biến Cơ cấu trình độ năng lực của cơ quan quản lý thuế
25

Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát


Sự tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
QS1
có ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế
Bộ máy quản lý tài chính và kiểm soát nội
QS2
bộ của doanh nghiệp có trình độ và kinh nghiệm
Trình độ năng
QS3 Quản lý chặt chẽ
lực của Kế toán
doanh nghiệp (ký Thái độ cư xử lịch sự của kế toán đối với cơ
QS4
hiệu QS) quan thuế
Kế toán có khả năng phát hiện sai phạm và
QS5
khắc phục kịp thời
Áp lực về chỉ tiêu kế hoạch có làm ảnh
QS6
hưởng đến sự tuân thủ không?
Ý thức tuân thủ về thuế GTGT của NNT (consciousness of taxpayers) được đo
lường bởi 6 biến quan sát là CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6
Bảng 3.4: Thang đo biến Ý thức và đạo đức kế toán doanh nghiệp về sự tuân thủ
về thuế GTGT của NNT
Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát
Kế toán doanh nghiệp thấy rõ trách nhiệm
CT1
và nghĩa vụ của mình
Kế toán có trách nhiệm tự nguyện thực thi
CT2
Pháp Luật thuế và kế toán
Kế toán trung thực trước chủ doanh nghiệp
Ý thức và đạo đức CT3
và cơ quan quản lý thuế
kế toán của kế toán
doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp, kế toán có vận dụng hiểu
CT4
(ký hiệu CT) biết và trình độ kế toán để lách thuế
Kế toán có sự tin tưởng vào cơ quan thuế
CT5
cao để tuân thủ về thuế GTGT
Kế toán và chủ doanh nghiệp cảm thấy
không công bằng khi có nhiều những doanh
CT6
nghiệp trốn thuế mà cơ quan thuế không phát hiện
được.
26

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế
GTGT của NNT được lường bởi 6 biến quan sát là NH1, NH2, NH3, NH4, NH5, NH6
Bảng 3.5: Thang đo biến Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát
Doanh nghiệp hoạt động trong những
NH1 ngành khó khăn kiểm soát doanh thu có xu
hướng ít tuân thủ thuế hơn những ngành khác
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
NH2 ngành khó kiểm soát chi phí có xu hướng ít
Ngành nghề kinh tuân thủ thuế hơn các ngành khác
doanh của doanh Doanh nghiệp hoạt động trong những
nghiệp NH3 ngành có tỷ suất lợi nhuận cao có hành vi
(ký hiệu NH) tuân thủ thuế tốt hơn
Đặc thù sản phẩm kinh doanh khách
NH4
hàng phần lớn không yêu cầu xuất hóa đơn
Doanh nghiệp nhập hóa đơn đầu vào với
NH5
hình thức hợp thức hóa chi phí đầu vào
Xuất hóa đơn bán hàng chưa đúng với
NH6
giá bán thực tế
Điều kiên kinh tế xã hội của địa phương ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế
GTGT của NNT được lường bởi 6 biến quan sát là KT1, KT2, KT3, KT4, KT5, KT6
Bảng 3.6: Thang đo biến Điều kiện kinh tế xã hội địa phương
Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát
Sự cạnh tranh của các cá nhân và tổ chức
KT1
làm dịch vụ khai báo thuế làm
Đặc thù địa phương ưu đãi thuế doanh
nghiệp, nên có nhiều cá nhân ngoài tỉnh đến
KT2
thành lập doanh nghiệp, nhưng không hoạt
Điều kiện kinh tế động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
xã hội địa phƣơng Còn nhiều DN chưa có cơ cấu đủ thành
KT3
phần gần như công ty gia đình
(ký hiệu KT)
Sự không ổn định của tình hình kinh tế sẽ
KT4 làm làm giảm sự tuân thủ thuế của doanh
nghiệp
Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực
KT5
hiện tốt nhiệm vụ của mình
Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin
KT6
ảnh hưởng đến cập nhật văn bản về thuế
27

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT
của NNT được lường bởi 6 biến quan sát là KQ1, KQ2, KQ3, KQ4, KQ5, KQ6
Bảng 3.7: Thang đo biến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Biến độc lập Mã biến Biến Quan sát

KQ1 Chủ doanh nghiệp có thu thập cao thì mức


độ tuân thủ thuế cao và ngược lại
KQ2 Doanh nghiệp có lợi nhuận thực tế cao thì
mức độ tuân thủ thuế cao
Kết quả kinh
Khi gặp khó khăn về tài chính doanh
doanh của doanh KQ3 nghiệp thường có xu hướng không tuân thủ
nghiệp thuế
(ký hiệu KQ) KQ4 Chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp
cao thì tuân thủ thuế sẽ giảm
Nếu gánh nặng thuế của doanh nghiệp
KQ5 anh/chị cao hơn những doanh nghiệp khác
trong cùng nhóm thu nhập, tuân thủ thuế sẽ
giảm.
3.3.2. Xây dựng thang đo biến phụ thuộc
Để đo lường đến sự tuân thủ thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa(results VAT),
tác giả dùng thang đo tỷ lệ 5 điểm để đo lường mức độ hiệu quả như sau: 1 -rất không
đồng ý, 2- không đồng ý, 3- trung lập, 4- đồng ý, 5- rất đồng ý.
Bảng 3.8: Thang đo sự tuân thủ về thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa trên địa
bàn huyện Châu Thành
Biến phụ thuộc Mã biến Biến Quan sát
Công ty Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ với
RT1
những quy định về các sắc thuế hiện hành
Sự tuân thủ Công ty Anh/Chị luôn khai báo chính xác
RT2
về thuế GTGT tất cả các thông tin và các thu nhập phát sinh
(RT) Công ty Anh/Chị luôn kê khai, nộp thuế đầy
RT3
đủ và đúng thời hạn quy định
Công ty Anh/Chị sẽ hưởng ứng tích cực,
RT4
thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế
Nhìn chung, công ty Anh/Chị hoàn toàn
RT5
tuân thủ các quy định về Pháp Luật thuế.

3.4 Phân tích và xử lý mẫu


Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích các số liệu thu thập từ quá trình
khảo sát thực tế để đưa ra các nhận định và đánh giá được thực hiện với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 20.0
28

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả


* Giá trị trung bình: Mean, Average : bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát
chia cho số quan sát.
* Số trung vị (Median: Me) : là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã
được sắp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi
phần có số quan sát bằng nhau.
* Mode (Mo) : là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một
dãy số phân phối.
* Phương sai (2) : Là phương sai mẫu bằng trung bình của tổng bình phương độ
lệch giữa giá trị quan sát so với giá trị trung bình.
* Độ lệch chuẩn () : là căn bậc hai của phương sai.
3.4.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến rác trước. Các biến có hệ số
tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và tiêu chuẩn để
chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên.
3.4.3 Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong
nghiên cứu có thể thu thập được một lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có
liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng
mà chúng ta có thể sử dụng được. Trong quá trình phân tích nhân tố (EFA), ta phân
tích chọn lọc một vài nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thu nộp của thuế GTGT
đối với tổng số thuế. Các nhân tố chung có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến
tính của các biến quan sát:
Fi = Wί1F1 + Wί2F2 + Wί3F3 + …. + WίkFk
Trong đó:
Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i
W: quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor score coefficient)
k: số biến
Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là các biến có tương quan với nhau. Để
xác định các biến có tương quan như thế nào, ta sử dụng kiểm định Barlett’s để kiểm
định giả thuyết:
H0: các biến không có liên quan lẫn nhau
H1: có sự tương quan giữa các biến
Chúng ta mong đợi bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là chấp nhận giả thiết H1 các biến
có liên quan với nhau. Điều này có được khi giá trị P sau khi kiểm định phải nhỏ hơn
mức ý nghĩa xử lý α. Đồng thời, phân tích nhân tố được xem là thích hợp khi giá trị hệ
KMO (Kaiser- Mayer-Olkin) trong khoảng từ 0,5 đến 1, khi đó các tương quan đủ lớn
để có thể áp dụng phân tích nhân tố.
29

3.4.4 Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính bội
Đây là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự tuân
thủ thuế với các chỉ tiêu được áp dụng như sau:
Phương trình hồi qui tuyến tính bội:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + …. + βnXn
Trong đó:
Y: Là biến phụ thuộc, trong nghiên cứu này thể hiện sự tuân thủ thuế.
Được đo lường bằng năm biến quan sát.
β0: Là hằng số, đây còn gọi là hệ số chặn trong phương trình hồi qui.
βi: Là các hệ số hồi qui của các biến độc lập.
Xi: Là các biến độc lập. Trong nghiên cứu này là các nhân tố ảnh hưởng
đến sự tuân thủ thuế sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA.
Điều kiện để mô hình hồi qui đạt yêu cầu trong nghiên cứu: Giá trị Sig. của
kiểm định Anova phải nhỏ hơn 0,05 thể hiện sự phù hợp của mô hình. Giá trị WIF nhỏ
hơn 10 thể hiện mô hình không bị đa cộng tuyến. Giá trị R2 phải lớn hơn 0,6 và giá trị
Sig của thống kê t phải nhỏ hơn 0,05 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2005).
3.4.5 Phương pháp kiểm định Anova
Dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả
năng phạm sai lầm chỉ là 5%.
Một số giả định khi phân tích ANOVA:
Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để
được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.
Lưu ý: nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau
không đáp ứng được thì bạn có thể dùng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ để
thay thế cho ANOVA.
Theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) thì kiểm định ANOVA
thực hiện thông qua hai bước:
Bước 1: Kiểm định Phương sai bằng nhau (Levene test)
Levene test: H0: “Phương sai bằng nhau”
Sig < 0,05: bác bỏ H0
Sig >=0,05: chấp nhận H0 -> đủ điều kiện để phân tích tiếp anova
Bước 2: Kiểm định ANOVA
Ho: “Trung bình bằng nhau”
Sig >0,05: chấp nhận H0 -> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác
biệt…
30

Sig <=0,.05: bác bỏ H0 -> đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt…
3.4.6 Kiểm định in Independent-samples T-test
Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định
sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức
độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát.
Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0,05 thì phương sai của
2 tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not
assumed.
Nếu Sig. ≥ 0,05 thì phương sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết
quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.
Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) -> có sự khác biệt có ý nghĩa về
trung bình của 2 tổng thể.
Nếu Sig. > α (mức ý nghĩa) -> không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình
của 2 tổng thể. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Tóm tắt chương 3, trong chương này trình bày một số nội dung về các phương
pháp cũng như cách thức để thực hiện nghiên cứu bao gồm các nội dung. Quy trình
nghiên cứu. Nội dung này cho người đọc thấy được các nghiên cứu được thực hiện
thông qua hai bước chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Thang đo
cho mô hình, từ mô hình nghiên cứu và kết quả thảo luận với những chuyên gia thì tác
giả đã xây dựng thang đo cho nghiên cứu bao gồm 35 biến quan sát cho 6 nhân tố ảnh
hưởng đến sự tuân thủ thếu và 5 biến quan sát đo lường cho sự tuân thủ thuế. Nội dung
thứ ba cũng là nội dung cuối cùng trong nhân tố này là tác giả trình bày các phương
pháp xử lý số liệu như: Phương pháp thống kê mô tả; So sánh bằng số tuyệt đối; So
sánh bằng số tương đối; Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha; Phân tích nhân tố
(EFA); Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính; Phương pháp kiểm định Anova và
Kiểm định in Independent-samples T-test.
31

CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang
4.1.1 Vị trí địa lý – đặc điểm dân cư
- Về vị trí địa lý: Huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang hiện nay được chính thức
thành lập từ năm 2004, ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành
Nghị định số 05/2004/ NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các
quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ,
Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc
Trung ương. Theo đó, thành lập quận Cái Răng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên,
dân số của phường Hưng Phú, xã Hưng Thạnh (thuộc thành phố Cần Thơ cũ); toàn bộ
246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng, 1.035,81 ha
diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự
nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An, 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân
khẩu của xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành; 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6.339
nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh thuộc huyện Châu Thành A.
Đồng thời, cũng vào ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành
Nghị định số 06/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã trực thuộc
huyện Châu Thành và Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.
Huyện Châu Thành sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, có 14.578,91 ha diện
tích tự nhiên và 81.194 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là: thị trấn Ngã
Sáu, các xã Đông Phú, Phú Hữu A (Nay là Thị Trấn Mái Dầm), Phú Hữu, Phú An,
Đông Thạnh, Đông Phước và Đông Phước A. Huyện lỵ được dời về thị trấn Ngã Sáu.
Ngày 24 tháng 08 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định
số 37/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc
huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Theo đó,
thành lập xã Phú Tân thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở điều chỉnh 1.637 ha diện tích
tự nhiên và 12.054 nhân khẩu của xã Phú Hữu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn, huyện Châu
Thành có 13.454,37 ha diện tích tự nhiên và 89.242 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành
chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Ngã Sáu và các xã: Phú Hữu, Phú Hữu A, Đông
Phú, Phú An, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Tân.
Ngày 24 tháng 01 năm 2011, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết
số 06/NQ-CP về việc thành lập thị trấn Mái Dầm thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở
nguyên trạng 1.601,68 ha diện tích tự nhiên và 11.737 nhân khẩu của xã Phú Hữu A.
32

Sau khi thành lập thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành có 13.454 ha diện tích tự
nhiên và 85.429 nhân khẩu; có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú
Hữu, Phú Tân, Phú An, Đông Phú, Đông Phước A, Đông Phước, Đông Thạnh và các
thị trấn: Ngã Sáu, Mái Dầm.
- Đặc điểm dân cư:
Mật độ dân số: 605người/km vuông. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều
ở nông thôn (73.854 người), ở thành thị (7.518 người).
Theo thống kê năm 2009, số người trong độ tuổi lao động của huyện Châu Thành
là 51.753 người trong đó có 51.285 người có khả năng lao động. Tuy nhiên đội ngũ lao
động có tay nghề, có chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Sự phân bố lao động làm việc
trong các ngành không đồng đều, chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp và lâm
nghiệp(34.128 người- năm 2009), trong khi đó hoạt động Khoa học và Công nghệ chỉ
có 16 người( năm 2009).
4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội và định hướng phát triển
4.1.2.1 Nông nghiệp
Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả với đặc sản là
bưởi Phú Hữu, bưởi năm roi.
Nguồn thu nhập chính của người dân Châu Thành là trồng lúa song vùng đang
chuyển đổi cơ cấu thiên về chuyên canh đặc sản vùng rất mạnh, một số loại cây trái
được ưa chuộng như bưởi năm roi, bưởi ruột đỏ, sầu riêng,…Mô hình sản xuất bưởi
năm roi theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất bưởi hồ lô,…Sản lượng cây ăn trái các loại
đạt 42.800 tấn/năm, nhiều mô hình kinh kinh tế vườn có thu nhập cao hơn gấp nhiều
lần so với cây lúa. Rau màu phát triển đa dạng về chủng loại, giao trồng bình quân
1.095 ha/năm. Toàn huyên Châu Thành hiện nay có hơn 2.943 hộ có thu nhập từ 50
triệu -200 triệu/ha/năm, chiếm 14% tổng số hộ dân.
Khi đến Châu Thành, ta sẽ bắt gặp nhà nào cũng nuôi một vài con heo, một số
gia đình chuyên nuôi vịt chạy đồng, hiện nay một số nhà nông bắt đầu đầu tư nuôi bò
sữa. Ngoài ra, diện tích nuoi thủy sản gần đây tăng nhanh đạt 500 ha, đưa sản lượng từ
3602 tấn(2005) lên 11.750 tấn(2010), góp phần tạo nguyên liệu cho chế biến thủy sản
xuất khẩu.
Mô hình hợp tác xã đang được chú trọng phát triển, hiện huyện Châu Thành có
26 hợp tác xã, trong đó 25 hợp tác xã nông nghiệp và 01 hợp tác xã phi nông nghiệp
góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Hiện nay, kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch
vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, phục hồi và phát
huy các làng nghề như dệt chiếu, đan lục bình, hầm than,…
4.1.2.2 Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
33

Công nhiệp và tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản xuất tăng bình quân 43,04%/năm,
chủ yếu ở khu vực tư nhân. Có 454 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp. Khu công nghiệp Sông Hậu và cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A được
tỉnh chỉ đạo đã hình thành, đang được kêu gọi và thu hút nhiều nhà đầu tư với tổng số
vốn khoảng 800 tỷ đồng.
Hoạt động thương mại và dịch vụ: toàn huyện có 830 cơ sở thương mại và dịch
vụ (2010), giai đoạn 1 của Trung tâm thương mại Thị trấn Ngã Sáu đã xây dựng xong.
Dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông phát triển nhanh, phương tiện và chất
lượng phục vụ khá tốt.
Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có điện trung thế, tỷ lệ hộ sử dụng
điện đạt 96%.

Nông nghiệp
22.6%

50% Thương mại - dịch vụ

Công nghiệp
27.4%

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ ngành


4.2 Thực trạng về sự tuân thủ thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa tại Huyện
Châu Thành - Hậu Giang
Dựa vào các yếu tố đã được đưa ra ở chương 2 thì ta có thể đưa ra những nhân tố
sau đây ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT của các doanh nghiệp:
4.2.1 Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán
Luật thuế GTGT áp dụng tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cũng chính là
Luật thuế áp dụng chung cho Việt Nam, được quy định như sau:
(Theo Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 được Quốc Hội thông qua ngày
03/6/2008 và Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều luật thuế GTGT; Nghị định số: 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 Quy định
34

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế. Trong luật
quy định rõ những đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng không chịu thuế
GTGT, các căn cứ tính thuế GTGT bao gồm như: Thuế suất, Phương pháp tính thuế
GTGT.
Luật thuế GTGT này được áp dụng rất hiệu quả tại huyện Châu Thành – Tỉnh
Hậu Giang đến thời điểm này chưa phát hiện được những lỗi hỏng lớn. Những Doanh
Nghiệp cũng rất dễ áp dụng luật tính thuế này.
4.2.2 Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp
Thực trang cho thấy hâu như kế toán cho các doanh nghiệp tại Huyện Châu
Thành – Hậu Giang đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Theo thống kế năm 2018 của
chi cục Thuế huyện cho thấy có hơn 60% nhân viên kế toán của các doanh nghiệp là
có trình độ đại học. 5% là trình độ trung cấp, 20% có trình độ cao đẳng và 15% trình
độ trên đại học. Điều này cho thấy thực trạng về trình độ năng lực của các kế toán
doanh nghiệp cao lý do huyện Châu Thành gần thành phố Cần Thơ nên nguồn nhân
lực có trình độ cao được cung cấp từ đây. Vì TP Cần Thơ là một thành phố có nhiều
cơ sở đào tạo về các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học.
4.2.3 Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp
Do được tào bài bản từ khi tốt nghiệp phổ theo học các lớp chuyên về kế toán.
Nên những kế toán đang công tác tại các doanh nghiệp của địa bàn huyện đều có ý
thức và đạo đực công việc tốt. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2018 theo thống kê
của chi cục thuế huyện thì chưa có những sai phạm nghiêm trọng của kế toàn. Hầu như
tất cả các nhân viên kế toán tại địa phương luôn luôn có ý thức chấp hành tốt một quy
định và yêu cầu của nhà nước. Họ luôn luôn có đạo đức trong công việc của mình
chưa có trường hợp quy phạm về đạo đức nghề nghiệp xẩy ra ở địa bàn huyện.
4.2.4 Yếu tố đặc điểm kinh tế làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế GTGT trên
địa bàn
Tỉnh Hậu Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
kho khăn, nên điều kiện kinh tế xã hội còn chậm phát triển, các doanh nghiệp trong địa
bàn chưa có được cơ hội đầu tư cũng như hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, cơ sở
hạ tầng, chính sách kêu gọi đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng của doanh
nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có định hướng phát triển lâu dài.
4.2.5 Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp
Mặt dù đang từng bước cũng cố công tác quản lý thu thếu, tuy nhiên có một số
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành khó kiểm soát chi phí có xu hướng nộp
thuế ít hơn các ngành khác, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành
khó khăn kiểm soát doanh thu có xu hướng ít nộp thuế hơn những ngành khác, do đặc
thù ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thương mại nên tỷ lệ nộp thuế chưa cao, bên
35

cạnh đó doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao có tỷ lệ
nộp thuế tốt hơn
4.2.6 Kết quả kinh doanh làm ảnh hưởng đến sữ tuân thủ thuế
Các doanh nghiệp trên địa bàn đa phần các doanh nghiệp còn khá non trẻ so với
mặt bằng doanh nghiệp của cả nước. Do đó kinh nghiệm kinh doanh, trình độ nhận
thức, và các điều kiện khác còn hạn chế. Nên hiệu quả kinh doanh cũng thấp hơn so
với các doanh nghiệp của các địa phương lân cận. Điều đó dẫn đến ý thức tuân thủ về
thuế cũng thấp hơn.
4.2.7 Sự tuân thủ thuế GTGT tại Huyện Châu Thành - Hậu Giang
Sau 15 năm (từ năm 2004 đến năm 2018) áp dụng Luật Thuế GTGT, ngành thuế
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đảm bảo
được yêu cầu đặt ra của Luật Thuế GTGT thì tổng số thuế GTGT thu được của năm
sau luôn cao hơn năm trước. Kết quả thu thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau
Bảng 4.1: Tình hình nợ thuế tại Chi Cục Thuế Huyện Châu Thành
Đơn vị tính: Triệu đồng
Niên Nợ thông thƣờng Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Tổng cộng
độ Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
2016 6.731,4 39,73 10.211 60,27 0 0 16.942,4
2017 12.612 47,01 14.217,51 52,99 0 0 26.829,51
2018 11.895 46,92 13.459 53,08 25.354
Cộng 31.238,4 45,19 37.887,5 54,81 0 0 69.125,90
Nguồn: Đội Nghiệp vụ dự toán – Cục thuế Huyện Châu Thành - Hậu Giang (2018)

Theo số liệu trên tính đến năm 2018, nợ thông thường là khoản nợ thuế do doanh
nghiệp chưa nộp đúng hạn, đây là khoản nợ thấp hơn so với nợ khó thu chiếm:
31.238,4 triệu đồng, so với nợ khó thu là 37.887,5 triệu đồng. Đây là các khoản tiền nợ
thuế của người nộp thuế gặp khó khăn, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với
NSNN như người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, người nợ
thuế liên quan đến trách nhiệm hình sự… Khoảng nợ chờ xử lý: 0%, đây là các khoản
nợ thuế của người nộp thuế phải nộp NSNN nhưng đã có văn bản gửi đến cơ quan thuế
đề nghị xử lý, bao gồm các khoản nợ thuộc các trường hợp miễn giảm, xóa nợ, xin bù
trừ thuế. Qua đó tình hình tuân thủ thuế tại địa bàn còn nhiều bất ổn qua đó cần có
những phương pháp tìm ra nguyên nhân gây nên sự bất ổn này. Từ đó xây dựng những
giải pháp cụ thể để xuất lý và nâng cao sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện Châu Thành.
4.3 Phân tích các yếu tố làm ảnh hƣởng đến sự tuân thủ về thuế giá trị
gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vửa trên địa bàn huyện Châu Thành
- Hậu Giang
36

Với số phiếu khảo sát là 210 phiếu, được phát ra để phỏng các kế toán viên, cán
bộ thuế, lãnh đạo công ty tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, thì số phiếu câu hỏi
thu về hợp lệ là 207 phiếu. Kết quả phân tích số liệu việc phỏng vấn 207 các đối tượng
này được thể hiện như sau:
4.3.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát
Thông tin cá nhân của 207 quan sát trong mẫu nghiên cứu được tác giả thể hiện
chi tiết trong các phần sau:
4.3.1.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát
Thống kê thông tin mẫu theo giới tính của 207 đáp viên được tác giả thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 4.2: Thông tin về giới tính mẫu nghiên cứu

Giới tính Tầng số Tỷ lệ (%)


Nam 55 26,6
Nữ 152 73,4
Tổng 207 100,0
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Tổng số đáp ứng viên được phỏng vấn là 207 người, trong đó nữ chiếm số lượng
đông hơn rất nhiều lần so với nam, với số lượng nữ là 152 người chiếm tỉ lệ 73,4%
tổng số đáp viên trong mẫu. Số lượng nam có 55 người chiếm tỉ lệ 26,6% trong tổng
số đáp viên. Từ thực tế khảo sát cho thấy, sự chênh lệch về giới cao trong tổng số đáp
viên được phỏng vấn, sự chênh lệch này là do tính chất công việc kế toán thì đa phần
là nữ đảm nhiệm.
Tiếp theo tác giả thống kê thông tin về nhóm tuổi của các đáp viên trong
mẫu,bảng sau sẽ thể hiện chi tiết về kết quả thống kê này.
Bảng 4.3: Thông tin về nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu
Nhóm tuổi Tầng số Tỷ lệ (%)
Từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi 45 21,7
Từ 31 tuổi đến dưới 40 tuổi 66 31,9
Từ 41 tuổi đến dưới 50 tuổi 54 26,1
Từ 50 tuổi trở lên 42 20,3
Tổng 207 100,0
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ bảng trên cho thấy tác giả đã phân ra 4 nhóm tuổi trong phần khảo sát. Số
lượng đáp viên được phỏng vấn chiếm tỉ lệ 31,9% cao nhất trong mẫu là nhóm đáp
viên có độ tuổi từ 31 tuổi đến dưới 40 tuổi, với số lượng 66 người. Nhóm đáp viên
chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong mẫu có 54 người, thuộc nhóm tuổi 41 tuổi đến dưới 50 tuổi,
với tỉ lệ 26,1% so với tổng số quan sát trong mẫu. Tiếp theo là, số lượng đáp viên có
37

nhóm tuổi từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm 21,7% trong mẫu quan sát, có 45 người
thuộc nhóm này. Cuối cùng là số lượng đáp viên có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên có 42
người được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 20,3% trong mẫu. Như chúng ta đã thấy số lượng
đáp viên được phỏng vấn trong mẫu đa phần có độ tuổi từ 31 đến 50, những khách
hàng ở nhóm tuổi này sẽ có những nhận xét chính xác và hiểu rõ hơn về việc tuân thủ
thuế. Nên khi họ đánh giá về việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp sẽ chính xác
hơn. Từ đó làm cho bộ số liệu của nghiên cứu càng đáng tin cậy hơn.
Về loại hình công ty mà các đáp viên đang làm việc được tác giả thống kê chi tiết
trong bảng sau:
Bảng 4.4: Thông tin về loại hình của mẫu nghiên cứu
Loại hình Tầng số Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp tư nhân 74 35,7
Công Ty Cổ phần 47 22,7
Công ty TNHH 80 38,6
Loại hình khác 6 2,9
Tổng 207 100,0
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ bảng trên cho thấy đáp viên đang công tác tại các công ty TNHH là 80 đáp
viên cao nhất trong mẫu chiếm tỷ lệ 38,6%. Thứ hai là nhóm đáp viên làm việc tại các
doanh nghiệp tư nhân có 74 người chiếm tỷ lệ 35,7% trong mẫu. Thứ ba là công ty Cổ
Phần có 47 đáp viên trả lời chiếm tỷ lệ 22,7% trong mẫu. Cuối cùng là các loại hình
khác với 6 đáp viên trả lời chiếm tỷ lệ 2,9%. Qua đây cho thấy đáp viên có tính bao
phủ cao về loại hình công ty mà mình đang công tác. Vì thế khi đánh giá về sự tuân
thủ thuế sẽ đa dạng không bị nghiên lệch về loại hình nào từ đó làm cho bộ số liệu có
độ tin cậy cao.
Về vị trí công việc của các đáp viên, tác giả có thống kê một số vị trí mà đáp viên
đang công tác như sau:
Bảng 4.5: Thông tin về vị trí công việc của mẫu nghiên cứu
Vị trí công việc Tầng số Tỷ lệ (%)
Ban giám đốc doanh nghiệp 6 2,90
Kế toán tại doanh nghiệp 93 44,93
Kế toán dịch vụ 81 39,13
Cán bộ thuế 27 13,04
Tổng 207 100,0
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ bảng trên cho thấy, đáp viên có nghề nghiệp là kế toán doanh nghiệp có 93
người được phỏng vấn, chiếm tỷ lệ 38,6% cao nhất trong mẫu. Thứ hai là nhóm đáp
viên là kế toán dịch vụ có 81 người được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 39,13% trong mẫu.
38

Thứ ba là cán bộ thuế có 27 đáp viên trả lời chiếm tỷ lệ 13,04% trong mẫu. Cuối cùng
là Ban giám đốc doanh nghiệp với 6 đáp viên trả lời chiếm tỷ lệ 2,9%. Qua đây cho
thấy đáp viên được phỏng vấn hơn 80% là người có nghề nghiệp là kế toán. Từ đó cho
thấy được sự phù hợp của mẫu nghiên cứu.
Tiếp theo tác giả thống kê lĩnh vực kinh doanh mà các đáp viên đang thực hiện,
kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4.6: Thông tin về lĩnh vực kinh doanh của mẫu nghiên cứu
Lĩnh vực kinh doanh Tầng số Tỷ lệ (%)
Thương mại dịch vụ 62 30,0
Sản xuất 59 28,5
Xây dựng 83 40,1
Khác 3 1,4
Tổng 207 100,0
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ bảng trên cho thấy, đáp viên đang công tác tại lĩnh vực Xây dựng có 83 người
được phỏng vấn, chiếm tỷ lệ 40,1% cao nhất trong mẫu. Thứ hai là nhóm đáp viên
công tác tại lĩnh vực thương mại dịch vụ có 62 người được phỏng vấn chiếm tỷ lệ
30,0% trong mẫu. Thứ ba là nhóm đáp viên công tác tại lĩnh vực Sản xuất có 59 đáp
viên trả lời chiếm tỷ lệ 28,5% trong mẫu. Cuối cùng là nhóm đáp viên công tác tại lĩnh
vực khác với 3 đáp viên trả lời chiếm tỷ lệ 1,4%. Qua đây cho thấy đáp viên được
phỏng vấn có tinh bao phủ về loại hình kinh doanh cao.
Cuối cùng tác giả thống kê trình độ học vấn của đáp viên, kết quả cụ thể được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 4.7: Thông tin về học vấn của đáp viên
Học vấn Tầng số Tỷ lệ (%)
Trung cấp 37 17,9
Cao đẳng 78 37,7
Đại học 64 30,9
Sau đại học 28 13,5
Tổng 207 100,0
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Từ bảng trên cho thấy, đáp viên có trình độ cao đẳng có 78 người được phỏng
vấn, chiếm tỷ lệ 37,7% cao nhất trong mẫu. Thứ hai là nhóm đáp viên viên có trình độ
đại học với 64 người được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 30,9% trong mẫu. Thứ ba là nhóm
đáp viên viên có trình độ trung cấp với 37 đáp viên trả lời chiếm tỷ lệ 17,9% trong
mẫu. Cuối cùng là nhóm viên có trình độ sau đại học với 28 đáp viên trả lời chiếm tỷ
39

lệ 13,5%. Qua đây cho thấy đáp viên được phỏng vấn có tinh bao phủ về trình độ học
vấn.
4.3.1.2. Kết quả thống kê trung bình của các biến quan sát
Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát

Biến Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch


KT1 2 5 3,48 0,56
KT2 2 5 3,47 0,57
KT3 2 5 3,53 0,58
KT4 2 5 3,53 0,58
KT5 2 5 3,60 1,10
KT6 2 5 3,51 0,57
TL1 2 5 3,45 0,60
TL2 2 5 3,45 0,59
TL3 2 5 3,52 0,57
TL4 2 5 3,42 0,91
TL5 2 5 3,44 0,56
TL6 2 5 3,53 0,61
QS1 2 5 3,55 0,55
QS2 2 5 3,49 0,56
QS3 2 5 3,54 0,56
QS4 2 5 3,49 0,59
QS5 2 5 3,54 0,57
QS6 2 5 3,51 0,60
NH1 3 5 3,53 0,55
NH2 2 5 3,52 0,56
NH3 2 5 3,55 0,56
NH4 2 5 3,55 0,59
NH5 2 5 3,56 0,56
NH6 2 5 3,55 0,57
CT1 2 5 3,48 0,56
CT2 2 5 3,55 0,57
CT3 2 5 3,50 0,56
CT4 2 5 3,39 1,08
CT5 2 5 3,47 0,58
CT6 2 5 3,46 0,58
KQ1 2 5 3,52 0,59
KQ2 2 5 3,51 0,56
40

KQ3 2 5 3,54 0,55


KQ4 2 5 3,50 0,57
KQ5 2 5 3,55 0,57
RT1 3 4 3,52 0,50
RT2 3 4 3,52 0,50
RT3 3 4 3,52 0,50
RT4 3 4 3,50 0,50
RT5 3 4 3,51 0,50
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Kết quả thống kê các biến độc lập được đánh giá về các mức độ của các yếu tố
khá tốt, điều này cho thấy kế toán viên và cán bộ thuế về mức độ của các yếu tố tác
động đến sự tuân thủ thuế GTGT tại Huyện Châu Thành - Hậu Giang.
Về giá trị nhỏ nhất trong bảng thống kê là 2 – không đồng ý và lớn nhất là 5 –
hoàn toàn đồng ý. Về Trung bình các biến quan sát, tất cả các biến có giá trị lớn hơn 3
cho thấy thái độ của người lao động đánh giá tích cực về thang đo.
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha
Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo song hành và tương đương
(Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), để tính Cronbach’s alpha
cho một thang đo thì hang đo phải có tối thiểu ba biến quan sát để đo lường. Để kiểm
định độ chặt chẽ, mạch lạc giữa các biến quan sát trong thang đo, tác giả kiểm định hệ
số Cronbach’s alpha. Theo nhiều nhà nghiên cứu thang đo đánh giá là tốt phải có hệ số
Cronbach’s alpha là từ 0,8 đến gần 1, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên,
hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 đến gần 0,7 có thể sử dụng được trong một số trường
hợp khái niệm đo lường là mới hoặc là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên
cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Tuy nhiên, Theo Nguyễn Đình
Thọ (2011) nếu hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,95 là không tốt vì nó cho thấy có
nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt, hiện tượng này gọi là hiện tượng
trùng lắp trong đo lường. Trong trường hợp này, tác giả chọn hệ số Cronbach’s alpha
lớn hơn 0,7. Bên cạnh đó, cần chú ý đến các hệ số tương quan biến – tổng (Corrected
Item- Total Correlation), nếu chúng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ.
Kết quả kiểm định Cronbach’s apha cho thang đo của nghiên cứu cho thấy có ba
biến quan sát không đạt yêu cầu vì có hệ số tương quan biến tổng đều nhỏ hơn 0,3 cụ
thể như sau: Biến quan sát KT5 “Sự phối hợp của các ngành khác với cơ quan thuế
chưa được chặt chẽ cũng làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ” có hệ số tương quan biến
tổng là 0,130 nhỏ hơn 0,3. Biến quan sát TL4 “Hệ thống hóa đơn chứng có thích hợp”
có hệ số có hệ số tương quan biến tổng là 0,270 nhỏ hơn 0,3 và cuối cùng là biến quan
sát CT4 “Chủ doanh nghiệp, kế toán có vận dụng hiểu biết và trình độ kế toán để lách
thuế” có hệ số tương quan biến tổng là -0,04 nhỏ hơn 0,3. Nên theo lý thuyết thì ba
41

biến này sẽ bị loại khỏi thang đo của nghiên cứu và kết quả sau khi loại ba biến này
khỏi thang đo được tác giả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha
Trung bình Cronbach's
Phƣơng sai sau Tƣơng quan
Biến sau khi loại Alpha sau khi
khi loại biến biến tổng
biến loại biến
Điều kiện kinh tế xã hội địa phương (hệ số Cronbach’s Alpha = 0,886)
KT1 14,04 3,765 0,725 0,862
KT2 14,05 3,643 0,763 0,853
KT3 13,99 3,786 0,670 0,874
KT4 13,99 3,612 0,765 0,852
KT6 14,01 3,752 0,701 0,867
Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán (hệ số Cronbach’s Alpha =
0,888)
TL1 13,94 3,890 0,710 0,868
TL2 13,94 3,919 0,723 0,865
TL3 13,87 3,939 0,739 0,862
TL5 13,95 4,021 0,714 0,867
TL6 13,86 3,797 0,756 0,857
Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp (hệ số Cronbach’s Alpha = 0,901)
QS1 17,56 5,723 0,715 0,885
QS2 17,62 5,702 0,706 0,886
QS3 17,57 5,673 0,720 0,884
QS4 17,62 5,498 0,751 0,880
QS5 17,57 5,615 0,731 0,883
QS6 17,60 5,465 0,752 0,880
Ngành nghề của doanh nghiệp (hệ số Cronbach’s Alpha = 0,907)
NH1 17,71 5,605 0,750 0,890
NH2 17,72 5,599 0,736 0,892
NH3 17,70 5,514 0,761 0,888
NH4 17,70 5,543 0,706 0,896
NH5 17,69 5,527 0,757 0,889
NH6 17,70 5,504 0,751 0,890
Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp (hệ số Cronbach’s Alpha
= 0,886)
CT1 13,99 3,723 0,728 0,860
CT2 13,91 3,662 0,750 0,855
42

CT3 13,96 3,736 0,720 0,862


CT5 14,00 3,675 0,726 0,861
CT6 14,00 3,728 0,697 0,868
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (hệ số Cronbach’s Alpha = 0,876)
KQ1 14,10 3,505 0,710 0,849
KQ2 14,11 3,629 0,700 0,852
KQ3 14,08 3,683 0,672 0,858
KQ4 14,12 3,505 0,740 0,842
KQ5 14,07 3,563 0,710 0,849
Sự tuân thủ về thuế GTGT (hệ số Cronbach’s Alpha = 0,879)
RT1 14,05 2,779 0,717 0,852
RT2 14,05 2,784 0,713 0,852
RT3 14,05 2,788 0,710 0,853
RT4 14,07 2,782 0,714 0,852
RT5 14,06 2,802 0,699 0,856
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)

Từ bảng trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 đạt yêu cầu của
nghiên cứu. Cụ thể hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ nhất là 0,876 thuộc về nhân tố Kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp, hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là 0,907 thuộc về
nhân tố Ngành nghề của doanh nghiệp. Qua đây cho thấy thang đo của nghiên cứu có
độ tin cậy cao và tốt để phục vụ cho nghiên cứu. Ngoài ra hệ số tương quan biến tổng
của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu của nghiên cứu. Điều này cho thấy
tất cả các biến trên đều thỏa điều kiện để phân tích cho bước kế tiếp.
Như vậy với mô hình nghiên cứu ban đầu có 35 biến quan sát đo lường cho 6
nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế và 5 biến quan sát đo lường cho sự tuân thủ
thuế. Kết quả kiểm định thấy có 3 biến quan sát không đạt yêu cầu của nghiên cứu nên
bị loại khỏi nghiên cứu vì vậy nghiên cứu chỉ còn lại 32 biến quan sát đo lường cho 6
nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế và 5 biến quan sát đo lường cho sự tuân thủ
thuế.
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá – EFA
Nhằm mục đích phân nhóm lại cho các biến quan sát, nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố EFA và kết quả thể hiện cụ thể như sau:
4.3.3.1. Phân tích nhân tố đối với biến độc lập
Trước hết nghiên cứu xin trình bày kết quả phân tích nhân tố cho các nhân tố độc
lập.
43

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố cho nhân tố độc lập
Nhân tố
Biến
1 2 3 4 5 6
NH3 0,842
NH5 0,833
NH6 0,830
NH1 0,822
NH2 0,818
NH4 0,798
QS4 0,830
QS6 0,828
QS5 0,825
QS3 0,808
QS1 0,806
QS2 0,792
KT2 0,855
KT4 0,851
KT1 0,825
KT6 0,813
KT3 0,791
CT2 0,851
CT1 0,833
CT3 0,826
CT5 0,823
CT6 0,805
TL6 0,852
TL3 0,847
TL1 0,816
TL2 0,814
TL5 0,808
KQ4 0,843
KQ1 0,825
KQ5 0,814
KQ2 0,812
KQ3 0,787
Eigen 4,679 4,032 3,781 3,419 3,158 3,010
KMO = 0,828
Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000
Phương sai trích = 68,997%
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ bảng trên cho thấy, giá trị KMO = 0,828, thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1. Điều
này có nghĩa phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định
Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến
44

tính với nhân tố đại diện. Phương sai trích (Cột Cumulative %) có giá trị 68,997% điều
này có nghĩa 68,997% sự thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát tạo
nên nhân tố. Giá trị Eigen của các nhân tố đều lớn hơn 1 thỏa điều kiện và tất cả hệ số
tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 thỏa điều kiện của nghiên cứu.
Ngoài ra từ bảng trên cho thấy, 32 biến quan được chia thành 6 nhân tố với các
thành phần như sau:
Nhân tố F1: là nhân tố Ngành nghề của doanh nghiệp bao gồm các biến quan sát
(NH3, NH5, NH6, NH1, NH2, NH4)
Nhân tố F2: là nhân tố Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp bao gồm các
biến quan sát (QS4, QS6, QS5, QS3, QS1, QS2).
Nhân tố F3: là nhân tố Điều kiện kinh tế xã hội địa phương bao gồm các biến
quan sát (KT2, KT4, KT1, KT6, KT3).
Nhân tố F4: là nhân tố Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp
bao gồm các biến quan sát (CT2, CT1, CT3, CT5, CT6).
Nhân tố F5: là nhân tố Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán bao
gồm các biến quan sát (TL6, TL3, TL1, TL2, TL5).
Nhân tố F6: là nhân tố Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các biến
quan sát (KQ4, KQ1, KQ5, KQ2, KQ3).
4.3.3.2 Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc
Tiếp theo nghiên cứu trình bày kết quả phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc
được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố cho nhân tố độc lập
Biến Diển giải Hệ số tải
Công ty Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ với những
RT1 0,821
quy định về các sắc thuế hiện hành.
Công ty Anh/Chị luôn khai báo chính xác tất cả
RT2 0,823
các thông tin và các thu nhập phát sinh.
Công ty Anh/Chị luôn kê khai, nộp thuế đầy đủ và
0,820
RT3 đúng thời hạn quy định.
Công ty Anh/Chị sẽ hưởng ứng tích cực, thực hiện
RT4 0,823
tốt chính sách pháp luật về thuế.
Nhìn chung, công ty Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ
RT5 0,812
các quy định về Pháp Luật thuế.
Giá trị Eigen = 3,368
KMO = 0,877
Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000
Phương sai trích = 67,370%
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
45

Từ bảng trên cho thấy, giá trị KMO = 0,877 thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1. Điều
này có nghĩa phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định
Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến
tính với nhân tố đại diện. Phương sai trích (Cột Cumulative %) có giá 67,370% điều
này có nghĩa là 67,370% sự thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát
tạo nên nhân tố. Giá trị Eigen của nhân tố lớn hơn 1 thỏa điều kiện và hệ số tải của
các biến quan sát lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu của nghiên cứu.
Ngoài ra từ bảng trên cũng cho thấy nhân tố này được tạo thành từ các biến RT1
RT2, RT3, RT4, RT5 thuộc nhân tố Sự tuân thủ về thuế GTGT nên nghiên cứu
vẫn giữ nguyên tên là Sự tuân thủ về thuế GTGT, ký hiệu là RT.
4.3.4 Kiểm định giả thiết và phân tích tương quan
4.3.4.1 Phân tích tương quan
Nhằm mục đích kiểm tra xem biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc,
nếu các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc thì bộ số liệu đủ điều kiện thực
hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích tương quan được trình bày ở
bảng sau:

Bảng 4.12: Kết quả phân tích tương quan


Biến RT NH QS KT CT TL KQ
RT 1 0,415 0,471 0,049 0,434 0,305 0,395
NH 0,415*** 1 0,081 0,042 0,021 -0,114 0,053
QS 0,471*** 0,081 1 -0,056 0,062 -0,049 -0,041
KT 0,049 0,042 -0,056 1 0,007 0,086 -0,020
CT 0,434*** 0,021 0,062 0,007 1 0,026 -0,002
TL 0,305*** -0,114 -0,049 0,086 0,026 1 -0,074
KQ 0,395*** 0,053 -0,041 -0,020 -0,002 -0,074 1
(Ghi chú: * mức ý nghĩa 10%; ** Mức ý nghĩa 5%;** *Mức ý nghĩa 1% )
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Qua bảng trên cho thấy các biến độc lập đều có tương quan đến biến phụ thuộc
thể hiện qua hệ số tương quan đều lớn hơn 0. Điều này còn cho thấy các biến độc lập
có tương quan thuận với biến phụ thuộc. Ngoài ra mức ý nghĩa của các biến NH, QS,
CT, TL và KQ đều nhỏ hơn 0,05. Duy nhất tồn tại một biến KT có mức ý nghĩa lớn
hơn 0,05 nên có thể kết luận biến này không có ý nghĩa trong thống kê. Vì vậy ngoài
biến KT thì các biến khác đủ điều kiện để phân tích hồi qui, nhưng trong nghiên cứu
này thì vẫn đưa biến KT vào trong mô hình hồi qui nhằm mục đích để khẳng định lại
thêm một lần nữa xem biến KT có ý nghĩa trong phân tích hồi qui hay không. Tiếp
theo nghiên cứu phân tích hồi qui tuyến tính bội với biến phụ thuộc là RT và các biến
độc lập là H, QS, CT, TL, KT và KQ.
46

4.3.4.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
Kết quả phân tích tuyến tính bội được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội
Biến Diễn giải B Sai số Beta t Sig. VIF
(Constant) Hằng số -2,832 0,217 -13.063 0,000 0,000
Ngành nghề của
NH 0,345 0,026 0,391 13.338 0,000 1,025
doanh nghiệp
Trình độ năng lực
QS của kế toán doanh 0,398 0,026 0,454 15.529 0,000 1,018
nghiệp
Điều kiện kinh tế
KT 0,026 0,025 0,030 1.034 0,302 1,014
xã hội địa phương
Ý thức và đạo đức
nghề nghiệp của
CT 0,337 0,025 0,389 13.378 0,000 1,005
kế toán doanh
nghiệp
Quy định của pháp
TL luật kế toán và 0,329 0,025 0,390 13.290 0,000 1,029
chuẩn mực kế toán
Kết quả kinh
KQ doanh của doanh 0,373 0,026 0,423 14.512 0,000 1,010
nghiệp
2
Hệ số R hiệu chỉnh 0,827
Giá trị Sig. F change 0,000
Giá trị Durbin-Watson 2,040
Giá trị Sig. F 0,000
(Ghi chú: * mức ý nghĩa 10%; ** Mức ý nghĩa 5%;** *Mức ý nghĩa 1% )
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ bảng trên cho ta thấy: Giá trị Sig. của thống kê t cho thấy có biến độc lập
(KT) Điều kiện kinh tế xã hội địa phương có giá trị là 0,302 lớn hơn 0,05 xét về mức
ý nghĩa thì biến này không có ý nghĩa theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng
(2008) nên tác giả sẽ loại biến này khỏi mô hình nghiên cứu.
Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,827 lớn hơn 0,6 thỏa yêu cầu của nghiên cứu. Điều này
có ý nghĩa là 5 nhân tố giải thích được 82,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hay
nói cách khác sự biến thiên về sự tuân thủ thuế được giải thích 82,7% bởi 5 nhân tố
NH (Ngành nghề của doanh nghiệp), QS (Trình độ năng lực của kế toán doanh
nghiệp), CT (Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp), TL (Quy định
của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán), KQ (Kết quả kinh doanh của doanh
47

nghiệp). Hai giá trị Sig. của thống kê F và Sig. của thống kê F Chang là 0,000 nhỏ hơn
0,05 nên có thể nói mô hình hồi quy có ý nghĩa và phù hợp.
4.3.4.3 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy
Từ kết quả phân tích hồi qui ta có phương trình qui như sau:
RT = -2,832 + 0,345*NH + 0,398*QS + 0,337*CT + 0,329*TL + 0,373*KQ
Thứ nhất, từ phương trình trên cho thấy biến độc lập (QS) Trình độ năng lực của
kế toán doanh nghiệp có hệ số hồi quy là 0,398 lớn nhất trong phương trình và giá trị
Sig là 0,00 < 1%. Điều này có ý nghĩa Trình độ năng lực của kế toán doanh sẽ tác
động mạnh nhất đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang với độ tin cậy lớn hơn 99%.
Ngoài ra hệ số này còn cho ta biết, khi các biến khác cố định thì biến Trình độ năng
lực của kế toán doanh nghiệp thay đổi 1% thì sự tuân thủ thuế thay đổi 0,398% với độ
tin cậy lớn hơn 99%.
Từ đó tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết (QS) Trình độ năng lực của kế toán
doanh nghiệp có tác động đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang.
Thứ hai, Từ phương trình trên cho thấy biến độc lập (KQ) Kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp có hệ số hồi quy là 0,373lớn thứ hai trong phương trình và giá trị Sig
là 0,00 < 1%. Điều này có ý nghĩa Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động
mạnh thứ hai đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang với độ tin cậy lớn hơn 99%. Ngoài
ra hệ số này còn cho ta biết, khi các biến khác cố định thì biến Kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp thay đổi 1% thì sự tuân thủ thuế thay đổi 0,373% với độ tin cậy lớn hơn
99%.
Từ đó tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết (KQ) Kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp có tác động đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang.
Thứ ba, Từ phương trình trên cho thấy biến độc lập (NH) Ngành nghề của doanh
nghiệp có hệ số hồi quy là 0,345 lớn thứ ba trong phương trình và giá trị Sig là 0,00 <
1%. Điều này có ý nghĩa Ngành nghề của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh thứ ba đến
sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang với độ tin cậy lớn hơn 99%. Ngoài ra hệ số này
còn cho ta biết, khi các biến khác cố định thì biến Ngành nghề của doanh nghiệp thay
đổi 1% thì sự tuân thủ thuế thay đổi 0,345% với độ tin cậy lớn hơn 99%.
Từ đó tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết (NH) Ngành nghề của doanh nghiệp
có tác động đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang.
48

Thứ tư, Từ phương trình trên cho thấy biến độc lập (CT) Ý thức và đạo đức nghề
nghiệp của kế toán doanh nghiệp có hệ số hồi quy là 0,337 lớn thứ tư trong phương
trình và giá trị Sig là 0,00 < 1%. Điều này có ý nghĩa Ý thức và đạo đức nghề nghiệp
sẽ tác động mạnh thứ tư đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang với độ tin cậy lớn hơn
99%. Ngoài ra hệ số này còn cho ta biết, khi các biến khác cố định thì biến Ý thức và
đạo đức nghề nghiệp thay đổi 1% thì sự tuân thủ thuế thay đổi 0,337% với độ tin cậy
lớn hơn 99%.
Từ đó tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết (CT) Ý thức và đạo đức nghề nghiệp
có tác động đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang.
Thứ năm, Từ phương trình trên cho thấy biến độc lập (TL) Quy định của pháp
luật kế toán và chuẩn mực kế toán của kế toán doanh nghiệp có hệ số hồi quy là 0,329
thấp nhất trong phương trình và giá trị Sig là 0,00 < 1%. Điều này có ý nghĩa TL
Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán sẽ tác động yếu nhất đến
sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện
Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang với độ tin cậy lớn hơn 99%. Ngoài ra hệ số này còn cho
ta biết, khi các biến khác cố định thì biến Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn
mực kế toán thay đổi 1% thì sự tuân thủ thuế thay đổi 0,329% với độ tin cậy lớn hơn
99%.
Từ đó tác giả kết luận chấp nhận giả thuyết (TL) Quy định của pháp luật kế toán
và chuẩn mực kế toáncó tác động đến sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang.
4.3.5 Kiểm định các khuyết tật của mô hình
4.3.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan
- Từ kết quả phân tích hôi qui cho thấy các biến độc lập có giá trị VIF đều nhỏ
hơn 10 nên mô hình không bị đa cộng tuyến theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng
Trọng (2008).

- Giá trị Durbin-Watson với công thức như sau:


Trong đó: ei : phần dư tại quan sát i
n: số quan sát
Giá trị 0 ≤ D ≤ 4
Tuy nhiên, trong thực tế khi tiến hành kiểm định Durbin - Watson có thể áp dụng
quy tắc như sau Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
+ Nếu 1 < D < 3 thì kết luận mô hình không có sự tự tương quan
+ Nếu 0 < D < 1 thì kết luận mô hình có sự tự tương quan dương
+ Nếu 3 < D < 4 thì kết luận mô hình có sự tự tương quan âm
49

Kết quả của hệ số Durbin-Watson = 2,040 như vậy có thể kết luận mô hình
không có tự tương quan.
4.3.5.2 Hiện tượng phương sai thay đổi
Một trong các giả định khi thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến là giả định
phương sai không thay đổi (hay còn gọi là phương sai đồng nhất). Nếu xảy ra hiện
tượng phương sai thay đổi, kết quả của phương trình hồi quy sẽ không chính xác, làm
sai lệch kết quả so với thực tế, từ đó khiến người nghiên cứu đánh giá nhầm chất lượng
của phương trình hồi quy tuyến tính.
Để đánh giá mô hình hồi quy có vi phạm giả định này hay không, chúng ta sẽ sử
dụng kiểm định tương quan hạng Spearman giữa phần dư chuẩn hóa với các biến độc
lập. Nếu giá trị sig tương quan Spearman giữa phần dư chuẩn hóa (ABSRES) với các
biến độc lập đều lớn hơn 0,05 ta có thể kết luận rằng không có hiện tượng phương sai
thay đổi xảy ra, trường hợp có ít nhất 1 giá trị sig nhỏ hơn 0,05, khi đó mô hình hồi
quy đã vi phạm giả định phương sai không đổi.
Kết quả kiểm định được tác giả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.15: Kết quả tương quan phần dư
Biến Phandu NH QS KT CT TL KQ
Hệ số tương quan 1 0,100 0,113 -0,114 0,068 0,074 0,118
Phandu
Mức ý nghĩa 0, 0,152 0,106 0,101 0,330 0,288 0,092
-
Hệ số tương quan 0,100 1 0,076 0,059 0,005 0,092
NH 0,097
Mức ý nghĩa 0,152 0, 0,274 0,397 0,944 0,162 0,187
-
Hệ số tương quan 0,113 0,076 1 -0,045 0,060 -0,026
QS 0,081
Mức ý nghĩa 0,106 0,274 0, 0,516 0,394 0,246 0,715
Hệ số tương quan -0,114 0,059 -0,045 1 -0,011 0,072 0,010
KT
Mức ý nghĩa 0,101 0,397 0,516 0, 0,874 0,301 0,890
Hệ số tương quan 0,068 0,005 0,060 -0,011 1 0,020 -0,012
CT
Mức ý nghĩa 0,330 0,944 0,394 0,874 0, 0,775 0,868
Hệ số tương quan 0,074 -0,097 -0,081 0,072 0,020 1 -0,082
TL
Mức ý nghĩa 0,288 0,162 0,246 0,301 0,775 0, 0,242
-
Hệ số tương quan 0,118 0,092 -0,026 0,010 -0,012 1
KQ 0,082
Mức ý nghĩa 0,092 0,187 0,715 0,890 0,868 0,242 0,
(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ bảng trên cho thấy giá trị sig tương quan Spearman giữa phần dư chuẩn hóa
(ABSRES) với các biến độc lập đều lớn hơn 0,05. Nên ta có thể kết luận rằng không
có hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra tại kết quả hồi qui.
50

4.3.5.3 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư


Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai
mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để
phân tích... Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau.
Thứ nhất, Kiểm định dựa trên Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

Hình 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram


(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ biểu đồ ta thấy được, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên
biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của
phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,985 gần bằng
1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng:
Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Thứ hai, Kiểm định dựa trên Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot
51

Hình 4.3: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot


(Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Từ hình cho thấy các với dữ liệu của nghiên cứu sử dụng, các điểm phân vị trong
phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối
chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
4.3.6 Nhận xét về sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang
Nhìn chung qua kết quả phân tích hồi qui cho thấy sự tuân thủ thuế giá trị gia
tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang bị
ảnh hưởng bởi các nhân tố (QS) Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp; (KQ)
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; (NH) Ngành nghề của doanh nghiệp; (CT) Ý
thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp; (TL) Quy định của pháp luật
kế toán và chuẩn mực kế toán. Qua kết quả này cho thấy sự tuân thủ thuế giá trị gia
tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang bị
ảnh hưởng bởi ba thành phần chính: (i) Nhân viên kế toán bao gồm các biến ((QS)
Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp; (CT) Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của
kế toán doanh nghiệp). (ii) Doanh nghiệp bao gồm các biến ((KQ) Kết quả kinh doanh
52

của doanh nghiệp; (NH) Ngành nghề của doanh nghiệp). (iii) (TL) Quy định của pháp
luật kế toán và chuẩn mực kế toán.
- Đối với (i) nhân viên kế toán có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang. Điều
này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa phương, vì tùy theo hiểu biết và trình độ của
nhân viên làm kế toán mà sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp xẩy ra ở mức nào. Chúng
ta thấy khi một kế toán có đủ trình độ thì việc tuân thủ thuế là một kim chỉ nam khi
làm việc, nếu có trục trặc về thuế xẩy ra thì họ là người đầu tiên phải chịu trách
nghiệm nên khi làm việc họ sẽ rất cẩn thận để điều này không xây ra. Hơn nữa một
nhân viên kế toán có ý thức và đạo đức nghề nghiệp cao thì họ luôn luôn trung thực và
tuân thủ theo các quy định và pháp luật của nhà nước.
Từ đó chúng ta có thể nói rằng khi trình độ, ý thức và đạo đức nghề nghiệp của
nhân viên kế toán tại doanh nghiệp được nâng cao thì sự tuân thủ thuế tại doanh
nghiệp sẽ tăng. Nên muốn sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang ngày được năng cao thì việc cần
lam đó là cần nâng cao trình độ ý thức và đạo đức nghề nghiệp tại các doanh nghiệp
này.
- Đối với (ii) Doanh nghiệp bao gồm các biến ((KQ) Kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp; (NH) Ngành nghề của doanh nghiệp). Ở nội dung này chúng ta xem hai
khía cạnh có phải khi kết quả kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì công ty có muốn
tuân thủ thuế không. Theo tác giả trên một phương diện là một doanh nghiệp khi có
kết quả kinh doanh tốt thì không ai muốn bị gặp phiền phức vì không tuân thủ thuế có
thể gây mất danh tiếng ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của mình. Có chăn đi nữa sự
không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt đó là do đặc thù
của ngành đang kinh doanh. Nếu gặp những ngành nghề kinh doanh phức tạp nhiều
chứng từ hóa đơn làm phức tạp hơn công việc kế toán từ đó dẫn đến sự chậm trễ trong
việc đống thuế. Nên có thể trong tương lai các doanh nghiệp nên hướng đến sự dụng
các dịch vụ hỗ trợ thuế để đỡ phải bị kết luận là không tuân thủ thuế.
- Đối với ( iii) (TL) Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán. Điều
này hiển nhiên khi các quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán chặc chẽ
thì việc tuân thủ thuế sẽ được nâng. Khi các quy định và chuẩn mực không có kẽ hở
thì các doanh nghiệp sẽ không có được cơ hội lợi dụng kẽ hở mà chậm trễ trong việc
nộp thuế.
Tóm tắt chương 4, Trong chương này tác giả trình bày các nội dung như giới
thiệu về địa bàn nghiên cứu huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh trong phần
này tác giả còn trình bày thực trạng tuân thủ thuế tại huyện. Kết quả cho thấy thực
trạng cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có nhiếu ưu điểm trong công tác
tuân thủ thuế. Một nội dung quan trọng nhất trong chương này là tác giả tiến hành
53

khảo sát 207 nhân viên kế toán, cán bộ thuế và lãnh đạo của các doanh nghiệp trên địa
bàn nghiên cứu. Kết hợp với các phương pháp xử lý số liệu như Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố EFA và hồi qui. Nghiên cứu đã tìm ra được 5 nhân tố (QS) Trình độ
năng lực của kế toán doanh nghiệp; (KQ) Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; (NH)
Ngành nghề của doanh nghiệp; (CT) Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán
doanh nghiệp; (TL) Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán ảnh hưởng
đến sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
huyện Châu Thành - Hậu Giang.
54

CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1 Kết luận
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế giá trị
gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu
Giang đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra.
Nghiên cứu đã xây dựng và đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân
thủ về thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu
Thành -Tỉnh Hậu Giang gồm có 6 nhân tố (QS) Trình độ năng lực của kế toán doanh
nghiệp; (KQ) Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; (KT) Điều kiện kinh tế xã hội địa
phương; (NH) Ngành nghề của doanh nghiệp; (CT) Ý thức và đạo đức nghề nghiệp
của kế toán doanh nghiệp; (TL) Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán.
Từ đó nghiên cứu tiến hành khảo sát 207 đáp viên bao gồm cán bộ thuế, kế toán và
lãnh đạo doanh nghiệp kết hợp các phương pháp xử lý số liệu Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu đã xác định sự tuân thủ thuế
giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu
Giang bị ảnh hưởng bởi các nhân tố (QS) Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp;
(KQ) Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; (NH) Ngành nghề của doanh nghiệp;
(CT) Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp; (TL) Quy định của
pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán. Từ kết quả đó nghiên cứu còn đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn huyện Châu Thành - Hậu Giang.
5.2 Giải pháp nâng cao sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành
Từ kết quả trên nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cần thực hiện nhằm nâng
cao sự tuân thủ thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
huyện Châu Thành - Hậu Giang như sau:
5.2.1 Nâng cao trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp
Nhằm mục địch nâng cao trình độ và năng lực của kế toán tại doanh nghiệp của
mính thì các Doanh Nghiệp nên chủ động thực hiện tốt một số công tác sau:
Từ việc tuyển dụng thì doanh nghiệp nên tuyển dụng những nhân viên kế toán
phải lành nghề có kiến thức chuyên môn cao. Thương xuyên kiểm tra công tác kế toán
tại đợn vị mình để sớm phát hiện những sai phạm về tuân thủ thuế có hướng xử lý kịp
thời.
Bên cạnh đó, thương xuyên liên hệ với Chi cục thuế của Huyện nhăm giúp kế
toán cập nhật những thay đổi về thủ tục chứng từ. Tăng cường quản lý công tác khai
báo cáo thuế và nộp thuế của doanh nghiệp.
55

Tăng cường bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn bằng cách cử đi học các lớp
chuyên viên về kế toán ở các trường và trung tâm chuyên đào tạo kế toán.
5.2.2 Bồi dưỡng ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh nghiệp
Việc đạo đức và ý thức nghề nghiệp cũng góp phần quan trọng trong việc tuân
thủ thuế của doanh nghiệp, chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp muốn thực hiện tốt nghĩa
vụ đóng thuế thì, việc thường xuyên nâng cao ý thức tuân thủ thuế và đạo đức nghề
nghiệp cho nhân viên kế toán của mình là một việc nên làm. Một số việc cụ thể mà các
doanh nghiệp nên thực hiện như sau:
Doanh nghiệp cố gắng bồi dưỡng và đào tạo về ý thức đạo đức về nghề nghiệp
cho các nhân viên nói chung và nhân viên kế nói riêng, để nâng cao ý thức công việc
cũng như chấp hành tốt những quy định về kế toán của nhà nước.
Ngoài ra Lãnh đạo của doanh nghiệp cũng nên loại bỏ những suy nghĩ lợi dụng
việc không tưng thủ thuế để giảm chi phí điều này tạo ra tiền đề không tốt se ảnh
hưởng xấu đến sự tuân thủ thuế của Doanh nghiệp.
Ngoài ra doanh nghiêp cũng nên có những chế tài phù hợp cho những hành vi
thiếu ý thức chấp hành Thuế đối với kế toàn của mình. Mạnh mẽ khai trừ khỏi doanh
nghiệp những kế toán có ý thức tuân thủ thuế kém và đạo đức nghề nghiệp không cao.
Bên cạnh đó doanh nghiệp thường xuyên nổ lực tuyên truyền và bồi dưỡng về
đạo đức nghề nghiệp của kế toán của mình. Bằng cách tự tổ chức lớp hoặc đề xuất với
Chi Cục Thuế huyện mở lớp tập trung cho các kế toán thấy được tầm quan trọng của
việc tuân thủ thuế và nghĩa vụ đóng thuế.
5.2.3 Ngành nghề của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp được lập ra nhằm mục đích lợi nhuận, tuy nhiên chúng
ta nên quán triệt tư tưởng không chi vì lợi nhuận mà chúng ta quên đi nghĩa vụ đóng
thuế của mình. Cho dù doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều hay ít và kinh doanh trong
ngành nghề nào cũng vậy, thì doanh nghiệp nên xem nghĩa vụ đóng thuế là quan trọng
nhất. Để thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp nên thực hiện một số việc cụ
thể sau:
Chủ doanh nghiệp và kế toán nên quán triệt tư tưởng có lời nhuận cao hay thấp
thì hãy xem việc đóng thuế GTGT là một nghĩa vụ bắc buộc. Cố gắng đóng thuế đúng
hạn không nên có những hành động trốn thuế sẽ làm thiệt hại ảnh hưởng cho doanh
nghiệp sau này.
Chủ doanh nghiệp thường xuyên cập nhật những quy định mới về khai báo và
nộp thuế tại địa phương để chấp hành thực hiện tốt. Đồng thời loại bỏ đi tư tưởng mình
hoạt động trong ngành nghề nhỏ nên không cần phải đóng thuế là điều vô lý. Ngành
nghề nhỏ hay lớn thì chủ doanh nghiệp và kế toán cần phải biết chúng đa phải đóng
56

thuế là điều bắt buộc. Nếu quán triệt và thực hiện được các công việc trên thì sẽ giúp
cho các doanh nghiệp nâng cao sự tuân thủ thuế.
5.2.4 Nâng cao khả năng quản lý của Chi Cục Thuế đối với việc thực hiện
đúng quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp
Quán triệt làm chuyển biến nhận thức, tư tưởng của đảng viên, công chức về mục
tiêu, giải pháp công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Trưởng phòng Quản lý nợ và
Cưỡng chế nợ Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện, thị, thành phố chịu trách
nhiệm trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, phân loại nợ, phản ánh đúng bản chất của tiền thuế
nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ thuế. Đề ra giải pháp, tham mưu,
báo cáo cấp trên về việc đánh giá tiến độ thực hiện công tác quản lý thu nợ, giải quyết
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, để có hướng chỉ đạo điều hành thu
Ngân sách Nhà nước kịp thời nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế luôn diễn biến phức tạp và có chiều hướng
tăng. Nguyên nhân một phần là do nhận thức về chính sách Pháp Luật thuế của người
nộp thuế chưa cao, mặc dù công chức thuế đã dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng
một số doanh nghiệp vẫn để nợ đọng lớn kéo dài. Do đó, Chi cục Thuế cần tăng cường
có những chính sách hỗ trợ người nộp thuế như: thường xuyên tổ chức các buổi bồi
dưỡng về thuế, hướng dẫn các chính sách ưu đãi về thuế kịp thời, cung cấp đầy đủ và
thuận tiện các dịch vụ hỗ trợ tư vấn thuế, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp tiếp cận
thông tin thuế nhất là những thông tin mới, gửi tài liệu hướng dẫn, giải đáp về thuế
như công văn, quyết định, thông tư… trực tiếp qua thư điện tử, phát miễn phí đồng
thời trực tiếp cài đặt và hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, hỗ trợ
về kế toán, tư vấn xử lý các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh đúng quy định của pháp luật.
Song song với những việc làm nêu trên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đề cao
các hoạt động tuân thủ nộp thuế tốt, nhằm cho người nộp thuế thấy tầm quan trọng của
thuế đối với xã hội và nền kinh tế để doanh nghiệp, ý thức việc thực hiện nộp thuế đầy
đủ hơn và đúng hạn hơn.
Tập trung thu dứt điểm số tiền thuế phát sinh, không để chuyển sang nợ như: Bộ
phận quản lý nợ thuế kết hợp với Đội Kê khai kế toán thuế và Tin học, đến ngày 20
hàng tháng tra cứu tờ khai, xác định số thuế phát sinh và tiến hành tác động, đôn đốc
doanh nghiệp nộp tiền thuế ngay; Chi cục Thuế rà soát lại số điện thoại di động của
chủ Doanh nghiệp và tiến hành đăng ký dịch vụ nhắn tin nhắc nhỡ người nộp thuế về
số tiền thuế phải nộp và thời hạn nộp để người nộp thuế chủ động trước, việc này chi
phí thấp hơn rất nhiều so với chi phí đi xuống tại trụ sở doanh nghiệp để đôn đốc thu
nợ thuế,… tránh tình trạng để tuổi nợ dài gây khó khăn trong việc thu nợ thuế. Giải
quyết kịp thời, đúng quy định các hồ sơ gia hạn nộp thuế, xóa nợ, nộp dần tiền thuế,
không tính tiền chậm nộp để hỗ trợ người nộp thuế trong sản xuất kinh doanh, tạo
nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
57

Chi cục Thuế tiến hành rà soát, công khai các Doanh nghiệp nợ thuế lớn, chây ỳ,
các Doanh nghiệp bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo Hóa đơn không còn giá trị
sử dụng lên trang Web Cục Thuế, báo, đài truyền thanh,… nhằm để tác động Doanh
nghiệp nộp nợ thuế vào Ngân sách Nhà nước.
Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, Ủy ban Nhân dân, các ngành, các cấp hỗ trợ
trong công tác thu nợ. Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng áp dụng các biện
pháp ngăn chặn để hỗ trợ các công tác thu nợ như: Đề nghị cơ quan công an dừng xuất
cảnh đối với người nộp thuế có khoản nợ quá 90 ngày; đề nghị, phối hợp với các cơ
ngành như: Tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban
Nhân dân,… tạm thời không cho chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp tài sản đối với
doanh nghiệp còn nợ thuế; Phối hợp, cung cấp danh sách nợ thuế của các Doanh
nghiệp cho Đội Trước bạ-Thu khác và bộ phận bán Hóa đơn trong Chi cục Thuế để rà
soát, đối chiếu khi có phát sinh giao dịch chuyển nhượng tài sản, bán hóa đơn thì áp
dụng các biện pháp cưỡng chế và vận động người nộp thuế để thực hiện nộp số thuế
còn nợ.
Chi cục Thuế lập quy chế phối hợp với với Phòng Tài chính - Kế hoạch và Ban
quản lý dự án xây dựng huyện để nắm thông tin về việc giải ngân vốn xây dựng cơ bản
từ nguồn Ngân sách Nhà nước chuyển cho các đơn vị chủ đầu tư để thanh toán cho các
tổ chức, đơn vị thi công. Trên cơ sở đó Đội Quản lý nợ thuế đối chiếu, rà soát trên
danh sách Doanh nghiệp còn nợ thuế để có biện pháp cưỡng chế nợ thuế cho phù hợp
như: Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại
Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản; Cưỡng chế bằng
biện pháp thu tiền của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm
giữ…để kịp thời đôn đốc thu thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Kiên quyết xử lý nợ thuế đúng quy trình quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế và các
văn bản vi phạm pháp luật. Đối với khoản nợ quá 90 ngày phải đề nghị cưỡng chế nợ
thuế thì nên thông báo trước cho doanh nghiệp từ 03 đến 05 ngày để chủ Doanh
nghiệp biết và có hướng thực hiện, nếu doanh nghiệp không nộp sẽ tiến hành cưỡng
chế nợ thuế.
Trong quá trình thực hiện thu thuế phát sinh và thu nợ thuế, Chi cục Thuế tổ
chức rà soát lại quy trình Quản lý nợ thuế xem những điểm nào chưa phù hợp so với
tình hình thực tế, thì tiến hành đề nghị cấp trên xem xét sửa đổi, bổ sung theo hướng
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với sự thay đổi của chính sách, pháp
luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế.
Đổi mới quan điểm trong quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp, cơ quan thuế
(CQT) chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng quyền lực quản lý sang hỗ trợ, phục vụ để
người nộp thuế (NNT) thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. CQT cần thay đổi quan điểm về
58

vị trí của Doanh nghiệp trong toàn bộ hệ thống thuế từ vị trí là NNT sang vị trí khách
hàng. Trên quan điểm đó, CQT đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm là dịch vụ
hành chính công về thuế cho khách hàng. Sự thay đổi này là quan trọng, tất yếu và
cũng phù hợp với xu thế quản lý thuế hiện nay ở các nước đang phát triển nhằm tăng
cường sự tuân thủ nộp thuế tự nguyện của Doanh nghiệp.
Ngoài các hình thức tuyên truyền hiện có của Chi cục Thuế huyện Châu Thành
thông qua các phương tiện như báo, đài phát thanh, truyền hình, website Cục thuế, các
panô, áp phích, tờ rơi... Chi cục Thuế huyện Châu Thành cần đa dạng hoá và phát triển
các hình thức tuyên truyền hỗ trợ về chính sách thuế, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn
cho Doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin về thuế như: sản xuất các băng video các
vấn đề liên quan đến thuế; tổ chức các buổi phỏng vấn các cán bộ thuế; phát triển hình
thức giao lưu trực tuyến; phát triển phong trào thi tìm hiểu về thuế; thiết lập các điểm
truy cập các thông tin về chính sách thuế tại các trụ sở CQT phục vụ miễn phí cho
người nộp thuế, từ đó làm nâng cao nhận thức của NNT trong việc chấp hành nộp
thuế.
Chi cục Thuế nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về tư vấn thuế với đội ngũ
công chức thuế có trình độ chuyên môn cao, thông thạo chính sách thuế, thái độ phục
vụ nhiệt tình, có kỹ năng giao tiếp truyền đạt thông tin và được đào tạo thường xuyên
về kiến thức thuế cũng như cập nhật kịp thời chính sách thuế mới để đảm bảo mọi tình
huống, tự bản thân có thể giải đáp mọi thắc mắc của hộ kinh doanh về chính sách thuế
một cách chính xác và nhanh chóng. Điều này góp phần giảm chi phí tuân thủ thuế và
tạo niềm tin cho Doanh nghiệp đối với CQT. Khắc phục được tình trạng xảy ra như
hiện nay là cùng một vấn đề nhưng mỗi công chức thuế tư vấn cho Doanh nghiệp với
nội dung khác nhau, làm cho Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuân thủ
các nghĩa vụ thuế.
Thiết kế trang website Chi cục Thuế huyện Châu Thành theo hướng khoa học
hơn như dễ truy cập, tra cứu thông tin nhanh hơn. Thường xuyên cập nhật kịp thời
những văn bản do Chi cục Thuế huyện Châu Thành trả lời chính sách thuế, đưa lên
trang website những hoạt động và những thông báo của Chi cục Thuế huyện Châu
Thành. Điều này sẽ giúp cho NNT dễ tiếp cận, theo dõi và cập nhật thông tin, chính
sách thuế nhanh chóng. Hỗ trợ và tư vấn kịp thời, đầy đủ các thông tin về luật thuế,
các văn bản hướng dẫn thi hành luật và những thông tin cần thiết về quy trình tuân thủ
thuế.
Chi cục Thuế thống kê các Doanh nghiệp tuân thủ thuế chưa cao và nắm đặc
điểm, quy mô kinh doanh, điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,… từ đó biết
được khó khăn, vướng mắc của Doanh nghiệp và đề ra giải pháp hỗ trợ nhằm tạo điều
kiện để Doanh nghiệp tuân thủ nộp thuế tốt hơn trong thực hiện nghĩa vụ thuế..
59

Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, tiến tới phát triển các đại lý thuế
trên địa bàn và khuyến khích Doanh nghiệp tiếp cận với các hình thức tư vấn này. Mục
tiêu của phát triển dịch vụ này là: Cung cấp cho Doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn
trong tiếp cận thông tin thuế; Phát triển đại lý thuế làm đại diện thay Doanh nghiệp
thực hiện các thủ tục về thuế, làm tăng sự chính xác về kê khai thuế; Doanh nghiệp sẽ
được những sự tư vấn có chất lượng, tin cậy và yên tâm khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
5.3 Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Hậu Giang
Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ tài chính quy định mức tiền
phạt chậm nộp tiền thuế là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, với mức phạt
như vậy là quá thấp, không đủ tính răn đe nên một có số người nộp thuế không quan
tâm đến thời gian nộp, không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế. Kiến nghị Bộ Tài chính
xem xét sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng nặng hơn nhằm mang tính răng đe để người
nộp thuế chấp hành nộp thuế tốt, từ bỏ ý định chiếm dụng tiền thuế.
Kiến nghị Cục Thuế bố trí lãnh đạo Chi cục Thuế nên là người không ở địa
phương và thời gian giữ chức vụ tối đa không quá 2 nhiệm kỳ thì nên luân chuyển
sang đơn vị khác, từ đó nâng cao tính minh bạch, sáng tạo trong công tác quản lý thuế.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thuế để đạt hiệu
quả cao trong công tác quản lý thuế nhằm tăng cường sự thuân thủ thuế của Doanh
nghiệp; khuyến khích và quan tâm đến những cán bộ có tinh thần học tập nâng cao
trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng các công nghệ thông tin. Hàng năm, tổ chức
cho công chức đi học tập kinh nghiệm, quản lý thuế ở các Chi cục Thuế huyện bạn; tổ
chức cuộc thi cán bộ thuế giỏi và lưu ý các cán bộ đạt kết quả tốt để cân nhắc, đề bạt.
Tăng cường rà soát sắp sếp, điều động cán bộ, luân chuyển, luân phiên cán bộ
thuế bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường để của công chức. Từ đó phát
huy hết khả năng của cán bộ, công chức thuế trong quản lý thuế.
Kiến nghị bố trí phần mền tại đơn vị để khảo sát, thăm dò các khó khăn, vướn
mắc của Doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, từ đó kịp thời nắm được
nguyện vọng của Doanh nghiệp để tìm ra gải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh
nghiệp trong quá trình nộp thuế.
Chi cục Thuế có thể nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của Doanh nghiệp, thay đổi quan điểm người nộp
thuế sang vị trí khách hàng đồng nghĩa với thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức
thuế từ vị thế “người quản lý” sang tư thế “người đồng hành, phục vụ”. Xem người
nộp thuế là khách hàng để phục vụ, trên cơ sở quy định rõ các nguyên tắc để phục vụ
như thế nào là tốt, có chất lượng và được định lượng hóa cho từng công việc, từng cán
bộ công chức thuế khi tiếp xúc với người nộp thuế. Nếu cơ quan thuế hoạt động hiệu
quả và nhiệt tình giúp đỡ người nộp thuế thì đây là quá trình làm thay đổi và cải thiện
sự tuân thủ của Doanh nghiệp. Cán bộ thuế cần nhận thức được hành vi nghề nghiệp
60

và thái độ phục vụ của mình, tạo ra môi trường tin tưởng và bình đẳng thì sẽ có tác
động đến Doanh nghiệp tuân thủ nộp thuế trong tương lai.
5.4 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn chưa ước lượng được một cách
chính xác mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự tuân thủ của DN và độ tin cậy của
ước lượng này, loại hình doanh nghiệp nghiên cứu là doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn huyện Châu Thành -Tỉnh Hậu Giang, mẫu quan sát chỉ thực hiện trong phạm vi
205 quan sát nên tính đại diện chưa cao.
Đề tài này làm nền tảng đề mở ra những hướng nghiên cứu mới, có thể là các yếu
tố ảnh hướng đến hành vi tuân thủ thuế xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn đối với tất cả
loại hình doanh nghiệp với các yếu tố ảnh hưởng rộng hơn như về văn hóa, dân tộc
hay nhận thức của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp đối với pháp luật về thuế
cũng như đối với cơ quan quản lý thu thuế tại địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm tắt chương 5, trong chương này tác giả đã trình bày kết luận về kết quả của
nghiên cứu đều thực hiện thành công ba mục tiêu. Trình bày cơ sở hình thành các giải
pháp cũng như các kiến nghị với mục đích nâng cao sự tuân thủ về thuế giá trị gia tăng
của các doanh Nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Châu Thành. Bên cạnh đó trong
chương này tác giả còn trình bày hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
61

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu trong nƣớc
1. Bộ tài chính (2008), Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008.
2. Chính Phủ (2013), Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013. Nghị định
100/2016/NĐ-CP; ngày 01/07/2016. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu
thụ đặc biệt và luật quản lý thuế; Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 Sửa
đổi một số điều Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 và Nghị định số
12/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017.
3. Lê Văn Hiền (2016), Phân tích sự khác biệt về mức độ tuân thu thuê thu nhâp
doanh nghiệp cua doanh nghiệp tại Cuc Thuê tinh An Giang. Tạp Phát triển & hội
nhập Số 31 (41) - Tháng 11 - 12/2016;
4. Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2013), Chống gian lận thuế GTGT ở Việt
Nam hiện nay.
5. Mai Thị Lan Hương, Lê Đình Hải (2018), các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Ứng Hòa - TP. Hà Nội. Tạp chí
khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1 – 2018;
6. Quốc Hội (2008), Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 .
7. Quốc Hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11. Sửa đổi bổ sung năm
2012 và sửa đổi năm 2016
8. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh
Doanh. Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội
9. Tổng cục thuế (2007), Công văn 4930/TCT-TCCB ngày 26/11/2007 về việc
phân cấp quản lý thuế đối với doanh nghiệp cho Chi cục Thuế.
10. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức, TP.HCM
11. Đặng Thị Bạch Vân (2014), Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ
thuế. Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 16(26) – Tháng 05-06/2014. p.62
II Tài liệu nƣớc ngoài
11. Alabede, J. O., Ariffin, Z. Z., Idris, K. Md. (2011), “Determinants of Tax
Compliance Behaviour:A Proposed Model for Nigeria”, School of Accounting,
College of Business Universiti Utara Malaysia, Sintok, Kedah State, Malaysia.
12. Andreoni J, Erard B, Feinstein JS (1998), Tax compliance. Journal of
Economic Literature.36(2):818–860.
13. Alm, J., & Torgler, B. (2006), “ Culture differences and tax morale in the
Unites States and Europe”. Journal of Economic Psychilogy.
62

14. Alm, J., Martinez – Vazquez, J. & Torgler, B. (2006), “Russian attitudes
toward paying taxes – before, during and after the transition”. Intenational Journal of
Social Economics.
15. Bendikiene D., Saparnis G (2006), Changes in the Imposition of Value
Added Tax in Lithuania (1994-2004).
16. Blumenthal M, Christian C. (2004),Tax preparers. In: Aaron HH, Selmrod J,
editors. The crisis in tax administration. Brookings Institution Press; Washington: pp.
201–299.
17. Chau, G., Leung, P., (2009), “A critical review of Fischer's tax compliance
model: A research systhesis”. Journal of Accounting and Taxation, Vol. 1, No. 2,
pp.34-40.
18. Dilius A., Kareivaite R. (2010), Pridetines vertes mokescio tarifo analize
Lietuvoje darnaus vystymosi kontekste.
19. Fishbein M, Ajzen I (1975), Belief, Attitude, Intention and Behavior.Addison
Wesley.
20. Fischer CM, Wartick M, Mark MM (1992), Detection probability and
taxpayer compliance: A review of the literature. Journal of Accounting Literature.
11(1):1– 46.
21. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E. & Tatham, R. L.
(2006). Multivariate data analysis (6th edn). Pearson Prentice Hall.
22. Kirchler E, Hölzl E, Wahl I (2008), Enforced versus voluntary tax
compliance: The “slippery slope” framework. Journal of Economic Psychology.
29(2):210– 255.
23. Kirchler E (2007) Mühlbacher S. Leitner R, editor. Kontrollen und
Sanktionen im Steuerstrafrecht aus der Sicht der Rechtspsychologie. Finanzstrafrecht
2007. in press.
24. Kasipillai, J. and Jabar, H. A. (2006). “Gender and ethnicity differences in
tax compliance”. Asian Academy of Management Journal, Vol. 11, No. 2, pp. 73–88.
25. Mohd, R. P., Ahmad, F. M.(2011). “Determinants of Tax Compliance in
Asia: A case of Malaysia”. European Journal of Social Sciences – Volume 24, No. 1.
26. Le, Tuan Minh (2003), Value Added Tax: Mechanism, Desiggn, and Policy
Issues.
27. Chau, G., Leung, P., (2009), “A critical review of Fischer's tax compliance
model: A research systhesis”. Journal of Accounting and Taxation, Vol. 1, No. 2,
pp.34-40.
28. Ojochogwu Winnie Atawodi & Stephen Aanu Ojeka (2012), Factors That
Affect Tax Compliance among Small and Medium Enterprises (SMEs) in North
63

Central Nigeria. International Journal of Business and Management Vol. 7, No. 12;
June 2012;
29. Spicer, M.W.and S.B. Lundstedt (1976), Understanding tax evasion, Public
Finance 31.
30. Song & Yarbrough (1978), “ Preconditions of Voluntary Tax Compliance”,
Knowledge and Evaluation of Taxation, Norms, Fairness, and Motivation to
Cooperate, p.443.
31. Vogel J. (1974), Taxation and public opinion in Sweden: An interpretation of
recent survey data. National Tax Journal. 27(1):499–513.
64

PHỤ LỤC BẢNG HỎI


BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1: Anh/chị vui lòng cho biết giới tính của mình:
a. Nam b. Nữ
Câu 2: Anh/ chị vui lòng cho biết độ tuổi của mình:
a. Từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi b. Từ 31 tuổi đến dưới 40 tuổi
c. Từ 41 tuổi đến dưới 50 tuổi d. Từ 50 tuổi trở lên
Câu 3: Anh/ Chị vui lòng cho biết loại hình doanh nghiệp của a chị là loại hình:
a. Doanh nghiệp tư nhân b. Công Ty Cổ phần
c. Công ty TNHH d. Loại hình khác
Câu 4: Anh/ Chị vui lòng cho biết chức vụ hiện tại của người được khảo sát:
a. Ban giám đốc doanh nghiệp b. Kế toán tại doanh nghiệp
c. Kế toán dịch vụ d. Cán bộ thuế
Câu 5: Anh/Chị vui lòng cho biết lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp
a. Thương mại dịch vụ b. Sản xuất
c. Xây dựng d. Khác
Câu 6: Vui lòng Anh/chị cho biết trình độ học vấn của anh chị?
Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG CÂU HỎI BIẾN ĐỘC LẬP
Câu 6: Theo anh chi mức độ quan trọng của các yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tuân thủ về thuế GTGT của huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang trong những
yếu tố được liệt kê bên dưới?
Trong đó, điểm đánh giá từ 1 đến 5
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Bình thường
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng y
Mã Mức độ quan
STT Các yếu tố
hóa trọng
I KT Điều kiện kinh tế xã hội địa phƣơng
Chủ doanh nghiệp đa phần ít quan tâm đến chính
1 KT1 sách thuế, mà giao hết cho các cá nhân và tổ chức 1 2 3 4 5
làm dịch vụ khai báo thuế.
Đặc thù địa phương ưu đãi thuế thu nhập doanh
2 KT2 1 2 3 4 5
nghiệp, nên có nhiều chủ doanh nghiệp từ tỉnh khác
65

đến thành lập nghiệp. Do đó sự tuân thủ của họ cũng


hạn chế.
Có phải còn nhiều DN do tiết kiệm nên không thuê
3 KT3 1 2 3 4 5
kế toán có chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Sự không ổn định của tình hình kinh tế sẽ làm giảm
4 KT4 1 2 3 4 5
sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Sự phối hợp của các ngành khác với cơ quan thuế
5 KT5 chưa được chặt chẽ cũng làm ảnh hưởng đến sự tuân 1 2 3 4 5
thủ.
Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin ảnh hưởng
6 KT6 1 2 3 4 5
đến cập nhật văn bản về thuế.
Quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế
II TL
toán
Quy định của Luật Kế toán và chuẩn mực kế toán có
7 TL1 1 2 3 4 5
phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh nhà.
8 TL2 Chế kế toán thuế có chặt chẽ. 1 2 3 4 5
Quy định về bằng cấp chuyên môn kế toán rất rõ
9 TL3 1 2 3 4 5
ràng.
10 TL4 Hê thống hóa đơn chứng có thích hợp. 1 2 3 4 5
Sự không ổn định của chế độ kế toán làm giảm sự
11 TL5 1 2 3 4 5
tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Kế toán có năng lực giải quyết công việc nhanh
chóng, chính xác sẽ giúp và tạo niềm tin cho chủ
12 TL6 1 2 3 4 5
doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ
thuế tốt hơn.

III QS Trình độ năng lực của kế toán doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp có ảnh


13 QS1 1 2 3 4 5
hưởng đến sự tuân thủ về thuế.
Bộ máy quản lý tài chính và kiểm soát nội bộ của
14 QS2 1 2 3 4 5
doanh nghiệp có trình độ và kinh nghiệm.
15 QS3 Trình độ kế toán luôn quản lý tốt công việc. 1 2 3 4 5
Thái độ cư xử lịch sự của kế toán đối với cơ quan
16 QS4 1 2 3 4 5
thuế
Kế toán có khả năng phát hiện sai phạm và khắc phục
17 QS5 1 2 3 4 5
kịp thời
Áp lực về chỉ tiêu kế hoạch có làm ảnh hưởng đến sự
18 QS6 1 2 3 4 5
tuân thủ thuế.
66

IV NH Ngành nghề của doanh nghiệp


Doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khó
19 NH1 1 2 3 4 5
khăn kiểm soát doanh thu.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành khó
20 NH2 1 2 3 4 5
kiểm soát chi phí
Doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tỷ
21 NH3 1 2 3 4 5
suất lợi nhuận cao.
Đặc thù sản phẩm kinh doanh khách hàng phần lớn
22 NH4 1 2 3 4 5
không yêu cầu xuất hóa đơn.
Doanh nghiệp nhập hóa đơn đầu vào với hình thức
23 NH5 1 2 3 4 5
hợp thức hóa chi phí đầu vào.
Xuất hóa đơn bán hàng chưa đúng với giá bán thực
24 NH6 1 2 3 4 5
tế
Ý thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán doanh
V CT
nghiệp
Kế toán doanh nghiệp thấy rõ trách nhiệm và nghĩa
25 CT1 1 2 3 4 5
vụ của mình
Kế toán có trách nhiệm tự nguyện thực thi Pháp Luật
26 CT2 1 2 3 4 5
thuế và kế toán.
Kế toán trung thực trước chủ doanh nghiệp và cơ
27 CT3 1 2 3 4 5
quan quản lý thuế.
Chủ doanh nghiệp, kế toán có vận dụng hiểu biết và
28 CT4 1 2 3 4 5
trình độ kế toán để lách thuế
Kế toán có sự tin tưởng vào cơ quan thuế cao để tuân
29 CT5 1 2 3 4 5
thủ về thuế GTGT
Kế toán và chủ doanh nghiệp cảm thấy không công
30 CT6 bằng khi có nhiều những doanh nghiệp trốn thuế mà 1 2 3 4 5
cơ quan thuế không phát hiện được.
VI KQ Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
31 KQ1 Chủ doanh nghiệp có thu thập cao 1 2 3 4 5
32 KQ2 Doanh nghiệp có lợi nhuận thực tế cao 1 2 3 4 5
Khi gặp khó khăn về tài chính doanh nghiệp thường
33 KQ3 1 2 3 4 5
có xu hướng không tuân thủ thuế
34 KQ4 Chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp cao 1 2 3 4 5
35 KQ5 Nếu Gánh nặng thuế của doanh nghiệp anh/chị cao 1 2 3 4 5
VII RT Sự tuân thủ về thuế GTGT
1 Công ty Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ với những quy 1 2 3 4 5
67

RT1 định về các sắc thuế hiện hành.


Công ty Anh/Chị luôn khai báo chính xác tất cả các
2 RT2 1 2 3 4 5
thông tin và các thu nhập phát sinh.
Công ty Anh/Chị luôn kê khai, nộp thuế đầy đủ và
3 1 2 3 4 5
RT3 đúng thời hạn quy định.
Công ty Anh/Chị sẽ hưởng ứng tích cực, thực hiện tốt
4 RT4 1 2 3 4 5
chính sách pháp luật về thuế.
Nhìn chung, công ty Anh/Chị hoàn toàn tuân thủ các
5 RT5 1 2 3 4 5
quy định về Pháp Luật thuế.

PHẦN III. Ý KIẾN VỀ SỰ TUÂN THỦ VỀ THUẾ GTGT CỦA CÁC DN


NHỎ VÀ VỪA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
1. Anh/Chị có ý kiến đóng góp nào đối với sự tuân thủ về thuế GTGT ( Việt
Nam) nhằm đánh giá sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và cơ quan thuế?
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………
2. Anh/Chị có ý kiến đóng góp nào cho việc hoàn thiện về quản lý thuế GTGT
của cơ quan thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ về thuế GTGT của các DN nhỏ và vừa
tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
……………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………
68

PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU


I THỐNG KÊ MÔ TẢ
Q1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Nam 55 26.6 26.6 26.6

Valid Nữ 152 73.4 73.4 100.0

Total 207 100.0 100.0

Q2

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent

21.
Từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi 45 21.7 21.7
7

31.
Từ 31 tuổi đến dưới 40 tuổi 66 31.9 53.6
9

26.
Valid Từ 41 tuổi đến dưới 50 tuổi 54 26.1 79.7
1

20.
Từ 50 tuổi trở lên 42 20.3 100.0
3

100
Total 207 100.0
.0

Q3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Doanh nghiệp tư nhân 74 35.7 35.7 35.7

Công Ty Cổ phần 47 22.7 22.7 58.5

Valid Công ty TNHH 80 38.6 38.6 97.1

Loại hình khác 6 2.9 2.9 100.0

Total 207 100.0 100.0

Q4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent
69

Ban giám đốc doanh nghiệp 6 2.9 2.9 2.9

Kế toán tại doanh nghiệp 93 44.9 44.9 47.8

Valid Kế toán dịch vụ 81 39.1 39.1 87.0

Cán bộ thuế 27 13.0 13.0 100.0

Total 207 100.0 100.0

Q5

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Thương mại dịch vụ 62 30.0 30.0 30.0

Sản xuất 59 28.5 28.5 58.5

Valid Xây dựng 83 40.1 40.1 98.6

Khác 3 1.4 1.4 100.0


Total 207 100.0 100.0

Q6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Trung cấp 37 17.9 17.9 17.9

Cao đẳng 78 37.7 37.7 55.6

Đại học 64 30.9 30.9 86.5


Valid
Sau đại học 28 13.5 13.5 100.0

100
Total 207 100.0
.0

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

KT1 207 2 5 3.48 .556

KT2 207 2 5 3.47 .573

KT3 207 2 5 3.53 .581

KT4 207 2 5 3.53 .581


70

KT5 207 2 5 3.60 1.096

KT6 207 2 5 3.51 .573

TL1 207 2 5 3.45 .604

TL2 207 2 5 3.45 .588

TL3 207 2 5 3.52 .573

TL4 207 2 5 3.42 .915

TL5 207 2 5 3.44 .562

TL6 207 2 5 3.53 .606

QS1 207 2 5 3.55 .554

QS2 207 2 5 3.49 .565

QS3 207 2 5 3.54 .564

QS4 207 2 5 3.49 .590

QS5 207 2 5 3.54 .572

QS6 207 2 5 3.51 .598

NH1 207 3 5 3.53 .547

NH2 207 2 5 3.52 .556

NH3 207 2 5 3.55 .563

NH4 207 2 5 3.55 .588

NH5 207 2 5 3.56 .562

NH6 207 2 5 3.55 .572

CT1 207 2 5 3.48 .565

CT2 207 2 5 3.55 .571

CT3 207 2 5 3.50 .565

CT4 207 2 5 3.39 1.082

CT5 207 2 5 3.47 .581

CT6 207 2 5 3.46 .581


71

KQ1 207 2 5 3.52 .590

KQ2 207 2 5 3.51 .556

KQ3 207 2 5 3.54 .555

KQ4 207 2 5 3.50 .573

KQ5 207 2 5 3.55 .572

RT1 207 3 4 3.52 .501

RT2 207 3 4 3.52 .501

RT3 207 3 4 3.52 .501

RT4 207 3 4 3.50 .501

RT5 207 3 4 3.51 .501

Valid N (listwise) 207


72

II CRONBACH’S ALPHA

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.746 6
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

KT1 17.64 5.483 .663 .672


KT2 17.66 5.391 .676 .667
KT3 17.59 5.514 .611 .682
KT4 17.59 5.398 .660 .670
KT5 17.52 5.639 .130 .886
KT6 17.62 5.490 .633 .678

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.886 5
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted

KT1 14.04 3.765 .725 .862


KT2 14.05 3.643 .763 .853
KT3 13.99 3.786 .670 .874
KT4 13.99 3.612 .765 .852
KT6 14.01 3.752 .701 .867

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.816 6

Item-Total Statistics
73

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

TL1 17.36 5.679 .675 .767


TL2 17.36 5.747 .673 .768
TL3 17.29 5.770 .687 .767
TL4 17.39 5.948 .270 .888
TL5 17.37 5.826 .680 .769
TL6 17.29 5.545 .728 .756

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.888 5
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

TL1 13.94 3.890 .710 .868


TL2 13.94 3.919 .723 .865
TL3 13.87 3.939 .739 .862
TL5 13.95 4.021 .714 .867
TL6 13.86 3.797 .756 .857
74

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.901 6
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

QS1 17.56 5.723 .715 .885


QS2 17.62 5.702 .706 .886
QS3 17.57 5.673 .720 .884
QS4 17.62 5.498 .751 .880
QS5 17.57 5.615 .731 .883
QS6 17.60 5.465 .752 .880

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.907 6
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

NH1 17.71 5.605 .750 .890


NH2 17.72 5.599 .736 .892
NH3 17.70 5.514 .761 .888
NH4 17.70 5.543 .706 .896
NH5 17.69 5.527 .757 .889
NH6 17.70 5.504 .751 .890

Reliability Statistics
75

Cronbach's N of Items
Alpha

.687 6
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

CT1 17.37 4.740 .617 .593


CT2 17.30 4.628 .659 .579
CT3 17.35 4.655 .656 .581
CT4 17.46 5.629 -.044 .886
CT5 17.38 4.742 .591 .598
CT6 17.39 4.714 .604 .594

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.886 5
Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

CT1 13.99 3.723 .728 .860


CT2 13.91 3.662 .750 .855
CT3 13.96 3.736 .720 .862
CT5 14.00 3.675 .726 .861
CT6 14.00 3.728 .697 .868

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.876 5
76

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

KQ1 14.10 3.505 .710 .849


KQ2 14.11 3.629 .700 .852
KQ3 14.08 3.683 .672 .858
KQ4 14.12 3.505 .740 .842
KQ5 14.07 3.563 .710 .849

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha

.879 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted Item-Total Alpha if Item
Correlation Deleted

RT1 14.05 2.779 .717 .852


RT2 14.05 2.784 .713 .852
RT3 14.05 2.788 .710 .853
RT4 14.07 2.782 .714 .852
RT5 14.06 2.802 .699 .856
77

III PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA

3.1 NHÂN TỐC ĐỘC LẬP

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .828


Approx. Chi-Square 3728.244

.Bartlett's Test of Sphericity df 496

Sig. .000

Total Variance Explained

Compo Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared Loadings
nent Loadings

Total % of Cumulati Total % of Cumulative Total % of Cumulative


Variance ve % Variance % Variance %

1 4.679 14.623 14.623 4.679 14.623 14.623 4.186 13.080 13.080


2 4.032 12.600 27.223 4.032 12.600 27.223 4.059 12.684 25.765
3 3.781 11.816 39.039 3.781 11.816 39.039 3.493 10.915 36.679
4 .419 10.686 49.724 3.419 10.686 49.724 3.475 10.861 47.540
5 3.158 9.868 59.592 3.158 9.868 59.592 3.472 10.850 58.390
6 3.010 9.405 68.997 3.010 9.405 68.997 3.394 10.607 68.997
7 .655 2.048 71.045
8 .633 1.978 73.023
9 .587 1.835 74.858
10 .573 1.792 76.649
11 .559 1.748 78.398
12 .519 1.622 80.019
13 .493 1.541 81.560
14 .488 1.526 83.087
15 .440 1.376 84.463
16 .413 1.290 85.753
17 .392 1.226 86.979
18 .382 1.192 88.171
19 .363 1.136 89.307
20 .344 1.075 90.382
21 .335 1.048 91.430
22 .324 1.014 92.444
23 .304 .950 93.394
24 .290 .906 94.300
25 .283 .885 95.185
26 .273 .855 96.040
78

27 .248 .776 96.816


28 .237 .741 97.557
29 .229 .717 98.274
30 .207 .648 98.921
31 .188 .586 99.508
32 .158 .492 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.


79

a
Rotated Component Matrix

Component

1 2 3 4 5 6

NH3 .842
NH5 .833
NH6 .830
NH1 .822
NH2 .818
NH4 .798
QS4 .830
QS6 .828
QS5 .825
QS3 .808
QS1 .806
QS2 .792
KT2 .855
KT4 .851
KT1 .825
KT6 .813
KT3 .791
CT2 .851
CT1 .833
CT3 .826
CT5 .823
CT6 .805
TL6 .852
TL3 .847
TL1 .816
TL2 .814
TL5 .808
KQ4 .843
KQ1 .825
KQ5 .814
KQ2 .812
KQ3 .787

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.

Component Score Coefficient Matrix


80

Component

1 2 3 4 5 6

KT1 .000 -.020 .236 -.011 -.010 .017


KT2 -.016 -.004 .247 .010 -.025 -.010
KT3 -.003 .021 .229 .013 -.011 .005
KT4 .010 .006 .244 -.002 .001 .003
KT6 -.015 .026 .235 -.014 -.006 -.007
TL1 .012 .024 -.005 -.014 .240 .016
TL2 .005 .002 .026 -.012 .233 -.001
TL3 .042 -.004 -.035 -.011 .252 -.005
TL5 -.019 -.002 -.011 .014 .232 .013
TL6 .018 .005 -.022 .009 .251 .015
QS1 -.035 .202 .015 .007 .000 .010
QS2 .012 .195 -.007 -.026 .009 -.011
QS3 -.011 .201 .019 .010 .005 .011
QS4 -.004 .206 -.006 -.024 .016 -.019
QS5 -.013 .208 .008 -.012 .014 .044
QS6 .004 .203 .006 .004 -.014 -.006
NH1 .196 .008 -.001 .010 .012 .014
NH2 .198 -.012 -.008 -.017 .004 -.022
NH3 .206 -.019 -.035 .007 .012 -.014
NH4 .195 -.013 .000 -.006 .024 -.010
NH5 .200 -.010 .006 .007 .005 .000
NH6 .199 -.001 .009 -.005 .011 .002
CT1 -.016 -.002 .008 .240 -.020 -.021
CT2 .001 -.027 -.010 .247 .010 .007
CT3 -.004 -.004 .001 .238 -.003 -.009
CT5 .020 -.007 .002 .237 .006 .010
CT6 -.005 .003 -.006 .232 -.007 .009
KQ1 .000 .023 .009 .007 .014 .245
KQ2 -.015 .011 .001 .012 -.010 .240
KQ3 -.024 -.006 -.025 .005 .009 .233
KQ4 -.009 .001 .019 -.010 .008 .250
KQ5 .021 -.003 .004 -.019 .020 .240

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

3.2 NHÂN TỐ PHỤ THUỘC


KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .877


Approx. Chi-Square 488.141

Bartlett's Test of Sphericity df 10


Sig. .000
81

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.368 67.370 67.370 3.368 67.370 67.370


2 .473 9.461 76.830
3 .426 8.520 85.350
4 .384 7.681 93.032
5 .348 6.968 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.


a
Component Matrix

Component

RT1 .825
RT4 .823
RT2 .823
RT3 .820
RT5 .812

Component Score
Coefficient Matrix

Component

RT1 .245
RT2 .244
RT3 .244
RT4 .244
RT5 .241
82

IV PHÂN TÍCH HỒI QUI

Correlations

RT NH QS KT CT TL KQ

RT 1.000 .415 .471 .049 .434 .305 .395

NH .415 1.000 .081 .042 .021 -.114 .053

QS .471 .081 1.000 -.056 .062 -.049 -.041


Pearson
KT .049 .042 -.056 1.000 .007 .086 -.020
Correlation
CT .434 .021 .062 .007 1.000 .026 -.002

TL .305 -.114 -.049 .086 .026 1.000 -.074

KQ .395 .053 -.041 -.020 -.002 -.074 1.000


RT . .000 .000 .241 .000 .000 .000
NH .000 . .123 .273 .382 .051 .224
QS .000 .123 . .212 .187 .239 .279
Sig. (1-
KT .241 .273 .212 . .461 .109 .387
tailed)
CT .000 .382 .187 .461 . .357 .488
TL .000 .051 .239 .109 .357 . .146
KQ .000 .224 .279 .387 .488 .146 .
RT 207 207 207 207 207 207 207

NH 207 207 207 207 207 207 207

QS 207 207 207 207 207 207 207

N KT 207 207 207 207 207 207 207

CT 207 207 207 207 207 207 207

TL 207 207 207 207 207 207 207

KQ 207 207 207 207 207 207 207


83

b
Model Summary

M R R Adj Std Change Statistics Durbin


odel usted R . Error of R F d d Sig. F -Watson
Squ Square the Square Change f1 f2 Change
are Estimate Change

. . .82 .17 . 165 2


1 a
6 .000 2.040
912 832 7 096 832 .290 00

a. Predictors: (Constant), KQ, CT, KT, NH, QS, TL


b. Dependent Variable: RT
a
ANOVA

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

Regr 165. .000


28.984 6 4.831 b
ession 290

1 Resi
5.845 200 .029
dual

Total 34.829 206

a. Dependent Variable: RT
b. Predictors: (Constant), KQ, CT, KT, NH, QS, TL
a
Coefficients

Model Unstandardized Standardiz t Sig. Correlations Collinearity


Coefficients ed Statistics
Coefficients

B Std. Error Beta Zero- Partial Part Tolera VIF


order nce

(Constant) -2.832 .217 -13.063 .000

NH .345 .026 .391 13.338 .000 .415 .686 .386 .975 1.025

QS .398 .026 .454 15.529 .000 .471 .739 .450 .982 1.018

1 KT .026 .025 .030 1.034 .302 .049 .073 .030 .986 1.014

CT .337 .025 .389 13.378 .000 .434 .687 .388 .995 1.005

TL .329 .025 .390 13.290 .000 .305 .685 .385 .972 1.029

KQ .373 .026 .423 14.512 .000 .395 .716 .420 .990 1.010

a. Dependent Variable: RT
84

Correlations

Phandu NH QS KT CT TL KQ

Correlation
1.000 .100 .113 -.114 .068 .074 .118
Coefficient

Phandu
Sig. (2-tailed) . .152 .106 .101 .330 .288 .092

N 207 207 207 207 207 207 207

Correlation
.100 1.000 .076 .059 .005 -.097 .092
Coefficient

NH
Sig. (2-tailed) .152 . .274 .397 .944 .162 .187

N 207 207 207 207 207 207 207

Correlation
.113 .076 1.000 -.045 .060 -.081 -.026
Coefficient

QS
Sig. (2-tailed) .106 .274 . .516 .394 .246 .715

N 207 207 207 207 207 207 207


Spearman's
rho
Correlation
-.114 .059 -.045 1.000 -.011 .072 .010
Coefficient

KT
Sig. (2-tailed) .101 .397 .516 . .874 .301 .890

N 207 207 207 207 207 207 207

Correlation
.068 .005 .060 -.011 1.000 .020 -.012
Coefficient

CT
Sig. (2-tailed) .330 .944 .394 .874 . .775 .868

N 207 207 207 207 207 207 207

Correlation
.074 -.097 -.081 .072 .020 1.000 -.082
Coefficient

TL
Sig. (2-tailed) .288 .162 .246 .301 .775 . .242

N 207 207 207 207 207 207 207


85

Correlation
.118 .092 -.026 .010 -.012 -.082 1.000
Coefficient

KQ
Sig. (2-tailed) .092 .187 .715 .890 .868 .242 .

N 207 207 207 207 207 207 207


86
87
88

V KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT

5.1 KIỂM ĐỊNH T

Independent Samples Test

Levene's Test t-test for Equality of Means


for Equality of
Variances

F Sig. t df Sig. Mean Std. Error 95% Confidence


(2- Differen Difference Interval of the
tailed) ce Difference

Lower Upper

Equal
variance
.383 .537 -.715 205 .475 -.04632 .06478 -.17404 .08140
s
assumed
R
T Equal
variance
-.705 93.168 .483 -.04632 .06571 -.17681 .08418
s not
assumed
89

5.2 KIỂM ĐỊNH ANOVA


ONEWAY RT BY Q2
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Test of Homogeneity of Variances
RT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.582 3 203 .195


ANOVA
RT

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .602 3 .201 1.191 .314


Within Groups 34.227 203 .169
Total 34.829 206

ONEWAY RT BY Q3
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Test of Homogeneity of Variances
RT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.020 3 203 .996


ANOVA
RT

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .204 3 .068 .399 .754


Within Groups 34.625 203 .171
Total 34.829 206
90

ONEWAY RT BY Q4
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Test of Homogeneity of Variances
RT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.268 3 203 .848


ANOVA
RT

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .294 3 .098 .576 .631


Within Groups 34.535 203 .170
Total 34.829 206
ONEWAY RT BY Q5
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Test of Homogeneity of Variances
RT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.310 3 203 .818


ANOVA
RT

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .488 3 .163 .962 .412


Within Groups 34.341 203 .169
Total 34.829 206

ONEWAY RT BY Q6
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Test of Homogeneity of Variances
RT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.375 3 203 .771


ANOVA
RT

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .639 3 .213 1.265 .288


Within Groups 34.190 203 .168
Total 34.829 206

You might also like