Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TIỂU LUẬN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chủ đề: Phân tích hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc
của Nguyễn Ái Quốc được hình thành trong những năm 1920-1930. Từ đó
chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác Lênin? Đóng góp nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Giang

Sinh viên: Nhóm 6 – Lớp QTTH1

1. Nguyễn Thị Thu Phương (trưởng nhóm)


2. Lê Hoàng Quỳnh Chi
3. Đỗ Thị Mỹ Duyên
4. Nguyễn Thị Thu Huyền
5. Chu Thị Tuyết Mai
6. Nguyễn Thị Phương
7. Võ Thị Sang Sa
8. Nguyễn Thị Minh Thương
9. Cấn Hoài Thương

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
II. LỜI CAM KẾT................................................................................................1
III. NỘI DUNG..................................................................................................1
1. Bối cảnh.......................................................................................................1
2. Hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc
được hình thành trong những năm 1920-1930..........................................................2
2.1. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa và chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ, song, đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng
vô sản ở các nước chính quốc, nhân dân các dân tộc ở các nước thuộc địa có thể
đứng lên tự giải phóng chính mình và cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước”....2
2.2. Độc lập dân tộc gắn với cách mạng vô sản. Cụ thể, “cách mạng của các
dân tộc bị áp bức là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; cả hai cuộc cách
mạng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa vô sản........................................5
2.3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường
bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong
nhân dân................................................................................................................6
2.4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có Đảng Cộng Sản lãnh đạo..........7
2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên
cơ sở liên minh công – nông.................................................................................8
3. Đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin….....................................................................................................................9
3.1. Truyền bá tư tưởng................................................................................9
3.2. Bổ sung sức sống lý luận.......................................................................9
4. Đóng góp nào của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin là quan trọng nhất? Tại sao?................................................................10
IV. KẾT LUẬN................................................................................................10
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.......................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13
I. LỜI MỞ ĐẦU

Từ những con đường cứu nước của các vị lãnh tụ yêu nước như cụ Phan
Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái
Quốc đã nhận ra những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời trong việc xác
định mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ cách mạng; về phương thức, phương pháp
đấu tranh; về nhận thức “bạn - thù” của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt
Nam. Đây chính là những bài học, những cơ sở lịch sử đầu tiên để trong quá
trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc có sự lựa chọn đúng đắn con đường
cách mạng Việt Nam.

Giai đoạn từ 1920-1930 giữ một vai trò vô cùng quan trọng với 10 năm hoạt
động sôi nổi nhất, quyết liệt nhất của Hồ Chí Minh, là giai đoạn hình thành
những tư tưởng cơ bản của quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc. Đây chính là lý do, đồng thời cũng là nội dung của bài tiểu
luận của nhóm 6, với chủ đề: “Phân tích hệ thống quan điểm về cách mạng giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được hình thành trong những năm 1920-
1930. Từ đó chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mác Lênin? Đóng góp nào là quan trọng nhất? Tại sao?”.

II. LỜI CAM KẾT

Chúng em xin cam kết, toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài là kết quả nghiên
cứu của nhóm và có sự hỗ trợ từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy, giáo trình
song không sao chép y nguyên các văn bản đó. Các tài liệu tham khảo đều được
trích dẫn tại phần “Tài liệu tham khảo”.

Chúng em xin cam đoan kết quả nghiên cứu là trung thực, khách quan.

Chúng em xin cảm ơn!

III. NỘI DUNG

IV. Bối cảnh

 Bối cảnh trưởng thành của Nguyễn Tất Thành: Sinh ra và lớn lên trong
cảnh đất nước bị biến thành thuộc địa: tận mắt chứng kiến phong trào yêu nước
của ông cha từng bước bị đàn áp, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy những hạn chế
của họ cũng như sự không phù của các con đường cứu nước cũ. Vì thế, mặc dù

1
rất khâm phục tinh thần yêu nước của ông cha nhưng Người không tán thành
con đường cứu nước của họ mà quyết định tìm ra con đường cứu nước mới.
 Bối cảnh thế giới: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát
triển, những mâu thuẫn trong lòng nó càng ngày càng gay gắt. Sự thành công
của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã mở ra con đường giải phóng mới
cho các dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam. Điều này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
 Bối cảnh Việt Nam:
 Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân ta đã diễn ra liên tục và anh dũng, theo nhiều con đường cứu
nước khác nhau. Đó là phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong
kiến cuối thế kỉ XIX và khuynh hướng tư sản đầu thế kỉ XX. Song kết quả đều
thất bại.
 Sự bất lực của các hệ tư tưởng đó trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã
cho thấy độc lập dân tộc ở Việt Nam không thể gắn với chế độ phong kiến hay
chủ nghĩa tư bản, Cách mạng Việt Nam đang có sự khủng hoảng về đường lối
cứu nước. Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết về việc cần một đường lối cứu
nước đúng đắn, điều này đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành phải tìm ra con đường
cứu nước mới. Qua quá trình bôn ba tại nước ngoài, đến tháng 7/1920, Nguyễn
Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo (L’Humanite) của
Pháp, số ra ngày 16 và 17/7/1920. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt
của Nguyễn Ái Quốc và như người đang đói mà có cơm ăn, Nguyễn Ái Quốc đã
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin bằng những xúc động, phấn khởi và tin tưởng.
Cũng chính cuộc gặp gỡ kỳ diệu ấy đã tạo nên những chuyển biến sâu sắc trong
tư tưởng chính trị Nguyễn Ái Quốc.

2
V. Hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc
được hình thành trong những năm 1920-1930

5.1. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa và chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ, song,
đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ
thuộc vào cách mạng vô sản ở các nước chính quốc, nhân dân các dân tộc ở
các nước thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình và cuộc cách
mạng có thể thắng lợi trước”

Từ năm 1919 đến năm 1928, Quốc tế Cộng sản vẫn luôn cho rằng: “Chỉ có
thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản
giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này đã giảm tính chủ
động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa, làm cho phong trào cách mạng ở các
nước rơi vào tình trạng thoái trào.

Cũng giống như, C.Mác và Ăng-ghen, ngay từ sớm Nguyễn Ái Quốc đã lưu
tâm tới mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và các mạng ở thuộc địa và họ
đều cho rằng cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa có mối quan hệ gắn
bó hữu cơ không thể tách rời. Song, nếu Mác và Ăng-ghen cùng Quốc tế cộng
sản đều nhấn mạnh vai trò chi phối của cách mạng vô sản ở chính quốc đối với
cách mạng giải phóng dân tộc tại thuộc địa và cho rằng: “Việc giải phóng các
thuộc địa chỉ có thể tiến hành đồng thời với việc giải phóng giai cấp vô sản ở
chính quốc”.

Khác với Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc lại chỉ rõ: “Cách mạng thuộc
địa có tính chủ động, độc lập, không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính
quốc, nhân dân các dân tộc ở các nước thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng
chính mình và cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước”. Đây là một quan niệm
táo bạo nhưng vô cùng đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc.

Vậy tại sao, Người lại có một quan điểm khác so với C.Mác, Lênin và Quốc
tế cộng sản như vậy? Điều đó có thể lý giải thông qua một số lý do sau đây:

 Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc nhận thức được tính tất yếu phải diệt vong
của đế quốc thực dân vì chính sự tàn bạo của chúng. Trong bài “Chủ nghĩa tư
bản đế quốc Pháp ở Đông Dương” (1928), Nguyễn Ái Quốc viết: “Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản thực dân ở Đông Dương đã tạo ra ở xứ đó hai giai cấp vô
sản. Điều này có nghĩa rằng chính chủ nghĩa thực dân đã tạo nên giai cấp công

3
nhân trong lòng xã hội thuộc địa - giai cấp có khả năng thủ tiêu chủ nghĩa đế
quốc. Mặt khác, chính sự áp bức bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đã
khiến tinh thần cách mạng của quần chúng ngày một dâng cao. Như vậy, mâu
thuẫn giữa nhân dân và bọn thực dân ngày càng gay gắt và nói thế nào chăng
nữa thì sự tàn bạo, cái đói, cái khổ vẫn cứ thôi thúc nhân dân làm cách mạng để
đạp đổ ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc.”
 Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc nhận thức rằng sự áp bức của đế quốc thực dân
đối với thuộc địa nặng nề hơn so với nhân dân lao động ở chính quốc. Theo
Người, chế độ thực dân là hình thức tha hoá tàn bạo nhất, là kết quả tất yếu của
sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; nhân dân thuộc địa, vừa
phải chịu sự nô dịch, đè nén bằng lưỡi lê của nền văn minh, vừa bằng cây thánh
giá của giáo hội sa đọa làm ô danh chúa. Trên thế giới, không có dân tộc nào bị
đàn áp, hành hạ như người dân thuộc địa. Họ bị hai tầng bóc lột: vừa như người
vô sản vừa như người bị mất nước. Vì bị áp bức nặng nề như vậy nên nhân dân
thuộc địa, trong đó đông đảo nhất là công nhân, nông dân... đang tiềm ẩn một sự
phản kháng mãnh liệt và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến.
 Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng quyết định
của thuộc địa đối với sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Người từng nói:
“Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc
địa”. Chủ nghĩa thực dân cùng tay sai của chúng đã ra sức vơ vét tài nguyên,
của cải tại thuộc địa mang về làm giàu cho chính quốc, họ biến những người
dân tại các nước thuộc địa thành nô lệ, thậm chí biến họ thành những người lính
bất đắc dĩ trên các chiến trường mà các nước chính quốc tham chiến. Như vậy,
quá rõ ràng để chúng ta nhận ra rằng nền móng cho sự bành trướng của chủ
nghĩa thực dân chính là sự tàn bạo mà chúng áp đặt lên các nước thuộc địa và
chúng chỉ có thể tan rã khi nền móng ấy bị phá vỡ.
 Thứ tư, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thức được tiềm năng to lớn của
cách mạng thuộc địa. Nhờ sinh trưởng ở một nước thuộc địa, lại được trải qua
thực tiễn phong phú của cuộc sống ở thuộc địa Việt Nam cũng như nhiều thuộc
địa khác nên Người sớm có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc
thuộc địa, thấy được sức mạnh vĩ đại trong các dân tộc thuộc địa. Ngay từ
những năm đầu thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XX, Người đã nhận thức rõ tiềm năng
cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình
thành một lực lượng khổng lồ một khi họ được giác ngộ và tổ chức. Người tin
tưởng vào sức mạnh của nhân dân thuộc địa sẽ vùng lên đánh đổ ách thống trị
ngoại bang và dự báo: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và

4
áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột để tiện của một bọn thực dân lòng tham
không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ".
 Thứ năm, Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ vai trò ảnh hưởng của phong
trào cách mạng thế giới đối với các thuộc địa nói chung, cũng như cách mạng
Đông Dương nói riêng. Vào những năm 20 thế kỉ XX, luồng gió từ nước Nga
thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hay từ Ấn Độ chiến đấu ngày càng lan
rộng tới Đông Dương, khiến cho cách mạng tại Đông Dương lúc bấy giờ đang
ngày càng trở nên mạnh mẽ. Nói tóm lại phong trào cách mạng thế giới càng sôi
nổi càng giành được nhiều thắng lợi sẽ càng khiến cho cách mạng tại các nước
thuộc địa trở nên sục sôi hơn.
 Như vậy, luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về khả năng giành
thắng lợi trước và bổ trợ cho cách mạng vô sản tại chính quốc đã dựa trên
những luận cứ khoa học và thuyết phục và được tổng hòa nhờ vào kinh nghiệm
thực tiễn và sự nhạy bén trong chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là
cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

5.2. Độc lập dân tộc gắn với cách mạng vô sản. Cụ thể, “cách mạng
của các dân tộc bị áp bức là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; cả hai
cuộc cách mạng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa vô sản

Qua thực tiễn lịch sử, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy, các phong trào yêu nước
theo khuynh hướng dân chủ tư sản hay phong kiến ở Việt Nam đã diễn ra liên
tục, sôi nổi với đông đảo quần chúng tham gia bằng những hình thức đấu tranh
phong phú, thể hiện rõ ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc. Nhưng đáng
buồn thay cuối cùng đều chìm trong biển máu vì hệ tư tưởng phong kiến hay tư
sản đều không phù hợp với tình hình lịch sử thực tế tại Việt Nam, cả giai cấp
phong kiến và tư sản đều có tinh thần yêu nước song không đủ sức giương cao
ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc cho rằng:
Chúng ta đã hi sinh làm cách mạng thì làm đến nơi, làm sao khi làm cách mạng
rồi thì quyền giao lại cho dân chúng số nhiều, thế thì dân chúng khỏi phải hi
sinh nhiều lần, dân chúng mới hạnh phúc. Bởi thế, mặc dù rất khâm phục tinh
thần cứu nước của ông cha nhưng Hồ Chí Minh không tán thành con đường của
họ, mà quyết tâm ra đi tìm con đường mới.

Sau khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1919), đến năm 1920 sau khi tham
gia Đại Hội Tua, Người quyết định: hoàn toàn đi theo Lênin và Quốc tế thứ ba,
đưa cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Nhận thấy những
ưu điểm nổi trội của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Người nói: “Trong

5
thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi,
nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật” và chỉ có
cách mạng Nga mới “chỉ cho chúng tôi con đường đi đến thành công”. Từ đó,
Người kết luận; “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”. Con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt
để. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp mà gắn liền với nó là giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Bởi cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa
là một bộ phận của cách mạng vô sản.

Cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tức là sau
khi giành độc lập dân tộc tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là
điều kiện tiên quyết, tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Không giành được độc lập
dân tộc sẽ không có gì hết. Độc lập dân tộc thể hiện ở chỗ giành và giữ chính
quyền dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng nếu
nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì. Chủ nghĩa xã hội là hạnh phúc, tự do vậy nên độc lập dân tộc phải
gắn với cuộc cách mạng vô sản.

5.3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con
đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ
trang trong nhân dân

Từ những năm 20 thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến phương hướng
bạo lực cách mạng và khẳng định độc lập dân tộc chỉ có được bằng con đường
cách mạng vũ trang. Đồng thời, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, có nhiều phương
pháp giành chính quyền từ tay giai cấp thống trị. Nhưng kẻ thù sẽ không bao
giờ tự nguyện giao chính quyền cho nhân dân. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng
muốn cách mạng thắng lợi thì phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính
quyền.

Hồ Chí Minh cũng cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng
nhân dân. Bạo lực cách mạng bao gồm 2 lực lượng: lực lượng chính trị quần
chúng và lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra theo Hồ Chí Minh, trong sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc "lực lượng chính là ở dân". Người chủ trương:
tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Toàn dân khởi nghĩa,
toàn dân nổi dậy là nét đặc trưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái bạo
lực cách mạng.

6
Vậy lí do gì đã khiến Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường bạo lực để giành
chính quyền mà không phải bất kỳ con đường nào khác?

 Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc được bản chất của chế độ
thực dân. Người chỉ rõ: “chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động
bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”. Người cũng biết rõ, độc lập tự do không
phải do cầu xin mà có được và tự do cho dân tộc thuộc địa không thể có được
bằng con đường cải lương, không thể ảo tưởng trông chờ vào sự rủ lòng thương
của bọn đế quốc thực dân. Dẫn chứng là hoạt động cách mạng của Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh chủ trương nhờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài nhưng cuối
cùng đều là “cõng rắn cắn gà nhà” và đều thất bại. Vậy nên chúng ta phải dùng
bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng để giảnh chính quyền, bảo
vệ độc lập dân tộc.
 Thứ hai, quan điểm cách mạng bạo lực của Hồ Chí Minh không hề đối
lập với tinh thần nhân đạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác
hẳn tư tưởng hiếu chiến- của các thế lực đế quốc xâm lược. Nó xuất phát từ tình
yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người và mục tiêu cuối cùng là
hòa bình, độc lập chính đáng cho nhân dân.
 Thứ ba, không tuyệt đối hóa vai trò của bạo lực, của đấu tranh vũ trang
trong chiến tranh cách mạng, vì đấu tranh vũ trang chỉ là một trong những
phương pháp để thực hiện mục tiêu chính trị của cách mạng. Hình thức bạo lực
cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải tùy
tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp,
sử dụng đúng và khéo léo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh
chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng. Trong chiến tranh cách mạng, lực
lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực
lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và chính trị của chúng.
Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị mà chúng bổ
sung cho nhau giúp các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu
tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ
trang và tiến hành đấu tranh vũ trang. Đồng thời, Người luôn tranh thủ khả năng
giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ
trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ
động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.

Trong chiến tranh, "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp
chặt chẽ với đấu tranh chính trị. "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị,
thắng lợi chính trị sẽ làm thắng lợi quân sự to lớn hơn".

7
Như vậy, cả Lênin và Nguyễn Ái Quốc đều cho rằng có nhiều cách để giành
độc lập nhưng chỉ có cách mạng bằng bạo lực mới hoàn toàn đánh đổ bạo lực
phản cách mạng.

5.4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có Đảng Cộng Sản lãnh đạo

Đến những năm 20 thế kỉ XX, Người đã khẳng định vai trò của một đảng
cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc; đảng đó vừa giáo dục, vận
động, tổ chức, giác ngộ quần chúng và đưa họ ra đấu tranh giành độc lập tự do;
đồng thời đảng còn làm nhiệm vụ gắn kết cách mạng trong nước với cách mạng
thế giới. Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng “Trước hết phải có đảng cách
mệnh”, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có
vững thì thuyền mới chạy”.

Như vậy, trong những năm 20, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về tầm quan
trọng và sự cần thiết của một đảng cách mạng đã được thể hiện một cách rõ
ràng. Không chỉ trên phương diện nhận thức lý luận mà bằng các hành động
thực tiễn của mình Người đã từng bước chuẩn bị các điều kiện để đi tới thành
lập một Đảng cách mạng tại Việt Nam.

5.5. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn
dân, trên cơ sở liên minh công – nông

Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước ở chủ nghĩa Mác - Lênin, trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến
việc xây dựng lực lượng cách mạng. Theo Các Mác, Ăng-ghen quần chúng làm
cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân. Lê-nin trong cách mạng vô sản
Nga, xác định quần chúng cách mạng là công nhân, nông dân và binh lính. Còn
với Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng là lực lượng toàn dân, bao gồm: giai cấp
công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng, giai cấp nông dân - cùng với công
nhân là gốc của cách mạng, tiểu tư sản, trí thức, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư
sản dân tộc…

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội
ngũ trí thức là sự cố kết của các giai cấp, tầng lớp trong một chỉnh thể thống
nhất, nhằm giúp đỡ lẫn nhau phát triển. Mỗi thành tố có vị trí, vai trò đặc thù do
bản chất của mỗi giai cấp và tầng lớp trong cách mạng và xã hội quy định. Sức
mạnh và chất lượng của khối liên minh phụ thuộc vào chất lượng của từng
thành tố trong đó.

8
Theo Người: “Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn bán nhỏ,
điền chủ nhỏ…là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Công nông là người chủ
cách mệnh “là vì công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công nông là đông nhất
cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì
chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”.
“Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực
khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Bởi
vậy phải đoàn kết công, nông dân - đây là lực lượng cơ bản, trong đó giai cấp
công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực
lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc tay sai, giải phóng khỏi ách
thuộc địa.

Đây là cơ sở của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng
khối đại đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước và các
tổ chức yêu nước, cách mạng, trên cơ sở đánh giá đúng đắn thái độ các giai cấp
phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam.

VI. Đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin

Trước tiên, chúng ta cần khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò vô
cùng to lớn trong việc tác động mạnh mẽ tạo ra sự biến đổi mang tính chất bước
ngoặt, căn bản, về chất trong tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lập trường cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc, giúp Người tìm ra con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Người chuyển từ lập trường yêu nước
sang lập trường vô sản. Song, ở chiều ngược lại, được mệnh danh là người học
trò xuất sắc của Lênin trong quá trình hoạt động chính trí đầy nhiệt huyết của
mình Nguyễn Ái Quốc cũng đã có những đóng góp to lớn cho chủ nghĩa Mác -
Lênin.

6.1. Truyền bá tư tưởng

Đóng góp đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác - Lênin, chính là
đã góp công truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ tại Việt Nam mà còn ở
nhiều nước trên thế giới. Sau khi đến với Luận cương Lênin, Người đã cho ra
đời nhiều tác phẩm nhằm truyền bá tư tưởng này, ví dụ tiêu biểu chính là: tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động trong tổ
chức Quốc tế Cộng sản, Người tích cực đưa lý luận Mác- Lênin vào phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa; kiên trì bảo vệ, phát triển sáng tạo những quan

9
điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; hướng sự quan tâm của Quốc tế
Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Với trách nhiệm là Ủy viên Ban
phương Đông của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người hướng dẫn và xây
dựng phong trào cách mạng, phong trào cộng sản ở các nước châu Á và xúc tiến
thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam.

6.2. Bổ sung sức sống lý luận

Toàn bộ những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc được chúng em nêu tại mục
Hệ thống quan điểm chính là những đóng góp lý luận quan trọng cho chủ nghĩa
Mác- Lênin của Nguyễn Ái Quốc. Những quan điểm đó chính là sự kế thừa và
phát huy một cách sáng tạo, đúng đắn tư tưởng Mác- Lênin, là sự kết hợp giữa
ánh sáng tư tưởng đúng đắn và sự mẫn cảm, nhạy bén trong chính trị của người
cộng sản yêu nước Hồ Chí Minh. Những quan điểm về cách mạng giải phóng
dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 đã bổ sung sức sống
lý luận cho chủ nghĩa Mác- Lênin, khiến cho nó trở nên đúng đắn, hoàn thiện và
phù hợp với thực tiễn lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc tại các nước thuộc
địa hơn nữa.

VII. Đóng góp nào của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của
chủ nghĩa Mác- Lênin là quan trọng nhất? Tại sao?

Thông qua sự tìm hiểu và hiểu biết của mình, chúng em cho rằng đóng góp
quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc là đã khẳng định: “Đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản
ở các nước chính quốc, nhân dân các dân tộc ở các nước thuộc địa có thể đứng
lên tự giải phóng chính minh”.

Bởi vì nó ý nghĩa thực tiễn to lớn. Cụ thể nó nó đã khẳng định tính chủ động,
sáng tạo của cách mạng tại thuộc địa và giúp cho cách mạng giải phóng dân tộc
ở Việt Nam không thụ động, ỷ lại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn phát huy
tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Từ đó khẳng định thắng lợi của cách mạng
vô sản tại thuộc địa hoàn toàn có khả năng bổ trợ, thúc đẩy cách mạng vô sản tại
chính quốc giành thắng lợi. Đây là một thành tố góp phần quan trọng khiến cho
cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại.

Ngoài ra, quan điểm này của Nguyễn Ái Quốc còn là một đóng góp quan
trọng cho chủ nghĩa Mác - Lênin, nó đã bổ sung sức sống lí luận cho tư tưởng
Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt trong giai đoạn 1920-1930 khi

10
mà nhìn nhận của tư tưởng Lênin và Quốc tế cộng sản về vai trò của cách mạng
thuộc địa chưa hoàn toàn đầy đủ, chính xác. Đồng thời nó khiến cho mọi người
có được nhìn nhận đầy đủ, khách quan hơn về vai trò, mối quan hệ giữa cách
mạng tại thuộc địa với chính quốc. Điều này đã góp phần định hướng cho
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kỳ bấy
giờ.

Đó không chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm, sự nhìn nhận khách quan đa chiều
mà còn là sự mẫn cảm chính trị của vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam. Qua thực
tiễn lịch sử cách mạng ở một số nước thuộc địa và cách mạng Việt Nam đã
chứng minh rằng đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc.

VIII. KẾT LUẬN

Giai đoạn từ năm 1920 đến 1930, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
vô sản trên thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc
trong nước, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt
Nam và cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó đóng góp
quan trọng nhất đã khẳng định “Đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa không hoàn toàn phụ thuộc vào các mạng vô sản của các nước chính quốc,
nhân dân các dân tộc ở các nước thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính
mình” giúp cho cách mạng dân tộc ở Việt Nam không thụ động chờ sự trợ giúp
đỡ từ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc lập, tự cường. Tóm lại, những tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã soi đường giúp cách mạng giải
phóng dân tộc giành thắng lợi đồng thời đóng góp to lớn những lý luận vào chủ
nghĩa Mác – Lênin.

11
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ


- Thuyết trình
- Nội dung 3: Đóng góp của
1 Lê Hoàng Quỳnh Chi 21090088 Nguyễn Ái Quốc cho chủ nghĩa
Mác – Lênin
- Tổng hợp nội dung
- Lời mở đầu
2 Đỗ Thị Mỹ Duyên 21090091 - Nội dung 2.4: Cách mạng giải
phóng dân tộc phải có Đảng
Cộng sản lãnh đạo
- Slide
3 Nguyễn Thị Thu Huyền 21090105 - Nội dung 4: Đóng góp quan
trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc
- Slide
- Nội dung 2.5: Cách mạng giải
4 Chu Thị Tuyết Mai 21090113 phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn
kết của toàn dân, trên cơ sở liên
minh công – nông
- Nội dung 2.3: Cách mạng phải
được thực hiện bằng con đường
5 Nguyễn Thị Phương 21090123 bạo lực, kết hợp lực lượng chính
trị và lực lượng vũ trang
- Kết luận
- Thuyết trình
Nguyễn Thị Thu Phương - Nội dung 3: Đóng góp của
6 21090124 Nguyễn Ái Quốc cho chủ nghĩa
(nhóm trưởng)
Mác – Lênin
- Tổng hợp nội dung
- Nội dung 2.2: Độc lập dân tộc
7 Võ Thị Sang Sa 21090129 gắn với cách mạng vô sản
- MC talk show
- Nội dung 1: Bối cảnh
8 Nguyễn Thị Minh Thương 21090136 - Soạn word
- Kịch bản talk show
- Nội dung 2.1: Cách mạng tại
thuộc địa hoàn toàn có thể giành
9 Cấn Hoài Thương 21090137 thắng lợi trước và bổ trợ cho
cách mạng vô sản tại thuộc địa.
- Soạn word
- Kịch bản talk show

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anon., 2011. Những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh với chủ nghĩa
Mác - Lê-nin và cách mạng vô sản thế giới. [Online]
Available at: https://baochinhphu.vn/nhung-dong-gop-to-lon-cua-ho-chi-
minh-voi-chu-nghia-mac-le-nin-va-cach-mang-vo-san-the-gioi-
10282629.htm

2. Bộ giáo dục và đào tạo chủ trương biên soạn, 2016. Giáo trình lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam (dành cho bậc đại học không chuyên lý luận
chính trị). s.l.:NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

3. Minh, H. C., 2011. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11. s.l.:NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật.

4. PGS, TS Nguyễn Danh Tiên, 2020. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và giá trị thời đại. [Online]
Available at: 27https://tcnn.vn/news/detail/48328/Nhung-sang-tao-ly-
luan-cua-Ho-ChiMinh-ve-cach-mang-giai-phong-dan-toc-va-gia-tri-thoi-
dai.html

5. PGS, T. N. T. T., 2016. lyluanchinhtri.vn. [Online]


Available at: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-
luan/item/1333-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-lien-minh-giai-cap-cong-nhan-
nong-dan-va-doi-ngu-tri-thuc-viet-nam.html
[Accessed 2 3 2016].

6. Phạm Quốc Thành, 2016. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sáng lập
Đảng Cộng Sản Việt Nam. s.l.:NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. TS Trịnh Thị Hoa, 2019. “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin và con đường giải phóng
dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. [Online]
Available at: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-
nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/
so-thao-lan-thu-nhat-nhung-luan-cuong-ve-van-de-dan-toc-va-van-de-
thuoc-dia-cua-vilenin-va-con-duong-giai-phong-dan-toc-cua-nguyen-ai-

13

You might also like