Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

Nội Dung

Lời mở (trang 2)

Gặp Chúa nơi tha nhân (trang 5)

Gặp Chúa nơi công việc (trang 14)

Gặp Chúa trong gian-nan thử thách (trang 22)

Gặp Chúa trong việc tông-đồ (trang 31)

Gặp Chúa là thấy thiên-đàng (trang 38)

Câu chuyện kết thúc (trang 43)

1
1-LỜI MỞ

Trong Phụng-vụ hàng năm của Giáo-Hội Công-Giáo, các tín-hữu tới nhà thờ được
nghe hai lần đoạn Phúc-âm nói về việc Chúa Giê-Su biến hình trên núi Tabor thuộc
xứ Galilê của nước Do-Thái, ( một vào Chủ nhật II muà Chay, và một vào mồng
6 tháng 8 dương-lịch ).

Cả hai thánh-sử Mat-thêu và Lu-ca đều kể chi-tiết Chúa chọn ba tông-đồ ‘cả’ lên
núi với Ngài, đó là các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Sau này, thánh Gio-an đã
viết Phúc-âm IV để bổ-sung và kiện-toàn phần thần-học một cách tuyệt-hảo cho ba
thánh-sử trước (gồm cả Mar-cô), và ngài đã dựa vào sự-kiện chính mình được dự-
kiến nét vinh-quang cả sáng của Con-Chúa-Làm-Người trong dịp này, mà làm
chứng cho nhân-loại về Ðức Giê-su rằng “Chúng tôi đã được chiêm-ngắm sự vinh-
hiển của Ngài”.

Ðiều thích-thú ở đây là tông-đồ Phê-rô đã ngây-ngất mê-tơi với cảnh-trí thần-tiên
khi Chúa biến hình đến độ đòi Chúa cho phép làm ba căn lều trên núi để ‘định-cư’
vĩnh-viễn tại đây luôn !

Dĩ-nhiên Chúa Giê-su đã chẳng bao giờ đồng ý. Dẫu cho Phê-rô lấy ‘chiêu-bài’
dựng lều cho Chúa, cho Mai-sen và cho Ê-li-a, nhưng Chúa dư biết mấy tông-đồ
tha-thiết muốn ở lại để cùng hưởng cảnh bồng-lai huy-hoàng. Thế là lệnh truyền ra
: Phải xuống núi, phải trở lại với thực-tế trần-gian.

Biết rõ nay mai các môn-đệ sẽ chứng-kiến cuc khổ nạn của Thày mình, Chúa Giê-
su đã an-ủi trước ba vị đại-diện của họ, với dụng ý nhắn họ rằng dù Ngài sẽ đón
nhận cái chết, nhưng đó là do chính Ngài tình-nguyện để cứu nhân-loại, nhất là
thực sự Ngài vẫn có uy-quyền của một Ngôi Hai Thiên-Chúa cao-cả. Ngài mong-
muốn đừng có ai sờn lòng nản chí.

Ðọc tiếp Thánh-kinh Tân-Ước, ta thấy như Chúa đã...tính sai ! Khi chưa có ơn đặc-
biệt của Chúa Thánh-thần, các môn-đệ, kể cả mười hai tông-đồ ngày đêm cận-kề
Chúa, cuối cùng đã nghĩ mình nuôi ảo-mộng. Hầu hết đã bỏ trốn khi Thày mình bị
bắt.

Thế nghĩa là bao bài giảng, bao lời tâm-sự của Chúa trong suốt ba năm trường đã
không thấm được vào tâm tư họ. Ba vị ‘đại-diện’ được Chúa tin-tưởng nhất cũng
đã chẳng biết mở con mắt tâm-hồn ra mà nhận thấy bản-tính Thiên-Chúa nơi Ngài,
một khi đã rời ngọn núi huyền-diệu.

2
Ðiểm cần lưu-ý chỗ này là : đáng lẽ các môn-đệ phải nhận ra Ðức Giê-su là chính
Thiên-Chúa trong sinh-hoạt hàng ngày, thay vì chỉ ở lúc Chúa tỏ ra vinh-quang
thật, với nét mặt hiển-vinh sáng-láng. Và rồi các ngài sẽ gặp được Thiên-Chúa
nhập-thể cả ngày lẫn đêm, lúc ăn khi ngủ, giữa sa-mạc cũng như trong đám đông
ồn-ào, thay vì một đấng tiên-tri cao-cả mới lạ . . .
.
Cái bài học sơ-đẳng nhưng hệ-trọng này được gửi đến từng người chúng ta cho tới
hôm nay. Tới nhà thờ đọc kinh dâng lễ rồi ra về, ta còn phải gặp được Chúa trên
mọi nẻo đường. Phải gặp được Chúa ngay cả ở những nơi ồn-ào nhất : Phải biết
GẶP CHÚA GIỮA PHỐ PHƯÒNG của thị-thành ta sống nữa.

Cần nhìn ra khuôn mặt Chúa trong mọi người, ở mọi trạng-huấn buồn vui, ở mọi
hình thức công ăn việc làm của chính mình.

Sau dịp sống lại, Chúa đã một lần thử hai môn-đệ trên đường về Em-mau. Linh-
mục nhạc-sĩ Thành-Tâm đã diễn-tả thật sống-động, cả nhạc cũng như lời, trọn câu
truyện này. Có lẽ hầu hết chúng ta đã có dịp cùng thưởng thức và cùng xúc-động
với tác-giả :”Biết mấy lúc chúng ta đi trong cuộc sống mọi ngày, đã gặp Ngài
nhưng chẳng biết Ngài. . .”, y hệt như hai vị môn-đồ mê-muội được Phúc-âm nhắc
tới : Chúa thân hành hiện ra đi cạnh họ, mà mắt họ vẫn đóng chặt !

Hiện nay một số người có cảm-tưởng khó hoặc không thể gặp được Chúa trong đời
sống thường-nhật, khiến họ ao-ước đi hành-hương La-Mã, Lộ-Ðức, Fa-ti-ma hầu
chứng kiến phép lạ này nọ. Nhưng rồi hình-ảnh Chúa vẫn mịt-mùng trong hồn họ.
Cũng trong khung-khổ ‘đức-tin nhạt-nhoà’ đó, có ông bạn của nhà văn hài-hước
nổi tiếng Mark Twain khoe với ông về chuyến đi thăm ngọn núi Sinai, nơi Chúa
trao Mười Giới-Răn cho Mai-sen. Nhà văn mỉm cừơi đáp :’Riêng với ông bạn thì
tôi nghĩ nên để dành tiền lo những chuyện hữu ích khác, rồi ở nhà chăm chỉ tuân
giữ các Giới-Răn Chúa có vẻ hợp lý hơn!’.

Ở nhà mà gặp tình yêu Chúa nghĩa là thấy được bóng-hình Ngài ở khắp chốn. Ngài
đã tạo-dựng và thánh-hoá muôn vật trong vũ-trụ cũng như cho ta biết rằng Ngài
hiện-diện mọi nơi. Nghĩa là chẳng phải trong chốn thánh-đường nguy-nga và
trang-nghiêm ta mới cảm-nghiệm được việc Ngài có mặt cho ta tôn-thờ mến-yêu.

Ta vẫn tới nhà thờ cùng cộng-đoàn tham-dự phụng-vụ theo chương-trình và việc
sắp-xếp của Giáo-hội, nhưng ra về ta vẫn hình-dung luôn đựơc vây-bọc bởi ánh
mắt dịu-hiền của Chúa, dõi theo từng bước chân ta đi.

Với đức-tin vững-mạnh và tình-yêu đậm-đà, chúng ta có khả-năng nhận ra những


3
điều thần-thiêng nơi tạo-vật thế-trần. Ðức Ky-tô đã nhập-thể và sinh-sống giữa
trần-đời, khiến Ngài đã nâng phàm-nhân lên bậc con Chúa cũng như chúc lành cho
mọi sinh-vật cỏ-cây. Rồi nữa, sau khi chu-toàn sứ-mạng cứu-thế và trở về trời,
Chúa đã hứa ở lại với chúng ta cho tới ngày thế-mạt, ở bằng trọn tình yêu-thương,
với cả bản tính Thiên-Chúa, trong tinh-thần tràn-ngập nghĩa thày trò sư đệ.

Ngài ở đấy, ở giữa chúng ta, ở khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, ngõ hầu khích-lệ ủi-
an. Trái tim Ngài lúc nào cũng muốn ở gần, muốn quấn-quýt lấy từng người chúng
ta, để rồi thì-thầm vào tai ta rằng mọi tạo vật lớn nhỏ quanh ta đều được Ngài
nâng-niu và dành riêng cho chúng ta xử-dụng. Có chỗ nào ẩn-khuất đến nỗi ta
không thể hình-dung ra nụ cười trìu-mến của Thày Chí
Thánh chúng ta ?

Cha ông chúng ta đã từng lượng-giá việc ‘tu’ rất thực-tế qua câu ca-dao quen
thuộc :”Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Nói nôm na : Nếu
việc TU là gặp, là kết-hợp, là đồng-hoá được mình với Chúa với Phật chỉ ở trong
Chùa hay Nhà Thờ thôi thì chưa có ý-nghĩa và giá-trị cho lắm ; cho tới khi đạt tới
khả năng làm được những chuyện ấy tại nơi chợ hay tư gia, bấy giờ mới được phép
tự-hào phần nào.

Người Công-giáo Aí-nhĩ-lan có câu chuyện biến ngôn về một ông lão gặp cơn bão
lụt đã khẩn cầu Chúa tới cứu.Vì chờ Chúa hiện ra, nên ông từ chối 3 lần liên tiếp
việc cơ quan hồng-thập-tự ghé giúp. Sau khi chết một ít năm, ông được lên Thiên-
đàng để rồi phàn nàn ngay với Chúa :”Sao Chúa bỏ con chết như vậy ?”. Chúa đã
chẳng ngần ngại đáp ngay :”Ta đã chỉ cho người đem phao cho con ngày đầu, chèo
xuồng tới mời con đi ngày kế, và cuối cùng kêu cảnh sát mang cả trực thăng tới,
nhưng con cứ lắc đầu nguầy nguậy. Ta đành chịu !”

Phải chăng Chúa đã muốn trách ngược lại rằng ông đã chỉ...biết mặt Chúa trong
nhà thờ, mà rồi quên Chúa trong cơn bão táp ? Dung-nhan Chúa ngày đêm ẩn hiện
đây đó, con người phải học cách tìm cho ra. Qua các biến-cố thường nhật. Qua mọi
thăng-trầm cuc sống. Qua mỗi vui buồn tâm tư.

Bài học ‘tìm gặp Chúa khắp nơi’ thật ra đôi khi đòi ta có kiên-trì nhẫn-nại đủ để
đạt mục-tiêu. Nó hệ ở chỗ ta cần biết nâng tâm-hồn lên để mắt thấy được đôi chút
siêu-nhiên quanh mình. Cái thế-tục với cái thần-thiêng cần có chút keo, chút nhựa
để kết-liên, để móc-nối cho ta tạo được chút hài-hoà cho cuộc sống. Tất cả là tùy ở
tâm-thức của chính ta. Nghĩa là tùy ở con mắt đức tin của mình đã được tôi-luyện
tới mức nào.

4
Câu chuyện mẫu-mực cổ-điển thường được nêu lên về một cậu bé dự lớp Rước lễ
vỡ lòng, khi được linh-mục quản xứ hỏi thử sức hiểu-biết về mầu-nhiệm ‘Chúa ở
khắp mọi nơi’ :”Con nói cho cha biết ở đâu con không thể tìm thấy Chúa, cha sẽ
tặng con một trái cam thật lớn”; cậu đã đáp ngay rằng ”Nếu cha tìm ra được chỗ
đó, con sẽ về nhà xin tiền má con mua cho cha ngay 2 trái cam bây giờ !”.

Vì chỗ nào cũng có bóng-hình Chúa, ở đâu ta cũng có thể bắc được một nhịp cầu
giữa đất với trời. Ở đâu ta cũng có sức biến-đổi cái thường ra cái khác- thường :
đưa vào yếu-tố ân-phúc thiêng-liêng để mọi sinh-hoạt trần-gian mặc được chiếc áo
huy-hoàng của cảnh-vực thiên cung. Mẫu gương cao-cả nhất là ở nơi Ðức Giê-su
làm việc tại Na-gia-rét : dựa vào niềm tin tuyệt-đối nơi Cha trên trời, Ngài đã dùng
tình yêu sâu-xa nhất để bao-phủ mọi sự việc chung quanh. Thế là ngôi nhà bé nhỏ
của cha mẹ Ngài trở thành một ‘tiểu thiên-đường’.

Ðôi khi ta cần kiên-tâm trong việc tìm ra cho được bóng-dáng ‘nhịp cầu’ giá-trị
này. Có khi ta phải biết vượt qua những trở-ngại cả bên trong lẫn bên ngoài, thậm
chí do cả ma qủy làm. . .kỳ-đà cản mũi nữa. Dĩ nhiên đức tin sắt đá vẫn là yếu-tố
hàng đầu.

Người ta viết về thánh Thomas becket (Canterberry) như sau : Thân phụ ngài là
Gilbert, lúc còn trẻ có lần đi hành-hương đất thánh, chẳng may bị bắt làm nô-lệ cho
một gia-đình ngoại giáo đîa-phương. Sau ít thời-gian, anh có cảm-tình với con gái
duy-nhất của người chủ, và rồi đã hứa với cô sẽ tiến tới hôn-nhân nếu cả hai có
ngày thoát được tới xứ khác. Chẳng may ngày nọ chỉ mình anh có dịp trốn được về
quê là Anh Quốc, bỏ lại bao nhớ thương cho cô gái. Dẫu thế, cô nàng vẫn không
thất vọng, để rồi chính cô tìm dịp trốn theo về quê chàng, trong tay không hề có điạ
chỉ chi-tiết tại nơi chàng ở là thủ-đô London. Nhưng cô cứ kiên-trì ngày ngày vác
theo tấm bảng ghi chữ GILBERT đi khắp phố phường và lên tiếng hỏi thăm về
chàng. Sau mấy tháng trời, cô đã được toại-nguyện. Cuối cùng thì đám cưới đã
diễn ra như một phép lạ, gây sửng-sốt cho bao người. Cặp trai gái đó chính là
song-thân của thánh Thomas nói trên đây.
--------------------------------------------------------------------------------------------
2-GẶP CHÚA NƠI THA NHÂN

Thánh-kinh Cựu-Ước, nơi sách Sáng-Thế, đã khẳng-định rằng Chúa dựng nên con
người theo hình-ảnh của chính Ngài. Thế là, khi gặp nhau, chúng ta có thể thả trí
tưởng-tượng bóng-dáng của Chúa ra sao, dẫu rằng khoa thần-học đã dạy ta : Chuá
là Thiên-Chúa vô hình.

Ở đây, ta không cần tò-mò hoặc thắc-mắc về khuôn mặt của Chúa thực-sự có hình-
5
dạng thế nào, nhưng phải luôn ghi-khắc cái huấn-lệnh rõ-ràng của Ðức Ái, đòi ta
yêu-mến tha-nhân vì họ mang hình-ảnh của Chúa, cũng như sự-kiện Chúa hiện-
diện nơi từng anh chị em quanh ta. Chúa Ky-tô đến nối-kết và đồng-hoá 2 giới-luật
: Mến Chúa trên trời thì cũng phải yêu Chúa dưới đất, qua mỗi con người ta gặp-gỡ
hàng ngày.

Câu chuyện biến ngôn về thánh Christopher [kẻ vác Chúa] đã phổ-thông từ thế kỷ
III : Chàng là một thanh-niên vạm-vỡ, quyết tìm cho ra chỗ quyền-lực tột-đỉnh.
Khi tới gặp vị lãnh chúa trong vùng thì đựơc giới-thiệu đi gặp tứơng qủy Satan.
Sau đó lại nghe nói Satan còn thua Ngài Giê-su-chịu-đóng-đinh. Và rồi, sau khi
diện kiến với vị này, chàng được cho hay ‘cách phục-vụ ta tốt nhất là đi giúp-đỡ
những kẻ yếu-đuối thế-cô’. Thế là Christopher ngày ngày ra bờ sông vác những
người già yếu và trẻ thơ qua sông. . . .Cho tới một ngày chàng vác một em bé nặng
qúa đi không nổi, gạn hỏi mãi mới biết đó chính là Chúa Giê-su, và đã được Ngài
hết lời khen tặng.

Christopher đã gặp được Chúa tại giòng sông, thay vì trong thánh-đường. Và
chàng đã nên thánh. Chàng đã làm vinh-danh Chúa khi giúp tha-nhân tìm thấy
niềm vui. Nghĩa là chàng đã thực sự cho Chúa cơ-hội được tỏ-hiện nơi những
người chàng gặp.

Cũng vậy, khi chăm-sóc và đỡ-nâng kẻ khác vì tình yêu-mến Chúa, ta đỡ-nâng và
chăm-sóc chính Chúa : Ta cho Ngài, đấng tạo-dựng và quan-phòng của mọi loài,
dịp được tha-nhân ý-thức về vai-trò của chính mình trong cuộc đời họ. Nói khác đi,
ta gieo vào họ cái mầm thương-mến được khơi-nguồn từ chính Thiên-Chúa.

Khi ta theo gương Chúa Giê-su để tìm gặp gỡ những kẻ bị xã-hội lên-án và ruồng-
bỏ, với chính cung-cách và thái-độ của Chúa, ta cũng sẽ khơi lên trong họ cái phần
lương-thiện đẹp-xinh nguyên-thủy đã được Chúa phú trao trong họ. Tỉ như trong
câu chuyện Chúa đón-nhận và tử-tế với người đàn-bà ‘tội-lỗi’ tên là Maria
Magdalena, nếu ta học được tâm-tư và tình-thương của Ngài, ta cũng sẽ làm cho
nhiều đối-tượng tìm lại được nguồn vui sống, món quà lớn lao phải được coi như
trực-tiếp đến từ Chúa.

Ta không thấy bóng-dáng Chúa nơi người khác vì ta còn chưa có con tim như Ðức
Ky-tô. Ta chưa biết xúc-động trước nổi khổ đau của tha-nhân. Ta còn đầy tâm-hồn
ích-kỷ, chỉ lưu-tâm đến bản-thân mình.

Ta chưa thật sự yêu-mến và khao-khát Chúa. Ðời ta chưa thấy cái nhu-cầu tuyệt-
đối được lấp đầy với tinh-thần của Ngài, được thường-xuyên gặp-gỡ và trao-đổi
6
với Ngài, cho nên Ngài cũng không ‘sốt-sắng’ tỏ-hiện ra với ta nơi tha-nhân. Thế
là ta chỉ gặp được. . .ta, gặp được cái tôi khô-cằn trơ-trẽn.

Ðây là trường-hợp của bác-sĩ Schweitzer danh-tiếng bên Âu-châu, ngày nhận chức
giáo-sư đại-học Strasbourg danh-tiếng, đã được một người bạn tới chúc mừng :
- Xin chia vui nhé, chắc anh chẳng còn mơ-ước điều chi trên đời nữa ?
- Ðúng lắm ông bạn ạ. Ðã đậu bác-sĩ, nay lại làm giáo sư. Chưa kể tôi đang thành-
công trong việc học chơi dương-cầm cũng như có nhiều triển vọng để làm nhà-văn
nữa. Xin cùng nâng ly với tôi hôm nay.
Nhưng rồi chỉ một tuần lễ sau đó, Schweitzer đến gặp anh bạn thân :
- Mọi chuyện bây giờ khác hết rồi. Tôi sắp từ giã anh để lên đường đi xa.
- Sao thế ? Có biến cố chẳng lành ?
- Tất cả bình thường thôi. Có điều tôi mới đọc được đoạn Phúc-âm nói về anh phú-
họ bất-nhân. Tôi mường tượng ngay chắc mình sẽ thành như anh đó nếu chỉ sống
ích-ỷ cho mình.
Và thế giới đã chứng-kiến cuc đời kỳ-diệu sau đó của vị bác-sĩ nhân ái này : Ông
qua Phi-châu phục-vụ đám dân nghèo-đói bệnh-tật cho tới ngày cuối đời.

Bác-sĩ Schweitzer đã gặp được Chúa cách tuyệt-hảo trong rừng già Phi-châu, giữa
những con người xấu số đáng thưong nhất. Ông đã ý-thức rất rõ rằng phục-vụ kẻ
khổ-đau là cách làm đẹp lòng Chúa nhất. Ông đã ngày ngày thấy Chúa ở trong họ,
y hệt như sau này Mẹ Tê-rê-xa bên xứ Ấn-độ ngày ngày va-chạm tới chính Chúa
khi bà chăm sóc các bệnh-nhân đủ loại.

Thật ra không dễ gì để hiểu và sống như thế, bởi lẽ ta không ưa chấp nhận sự kiện
Chúa đã lưu-tâm đến ta và mến thương từng cá-nhân đến mức đó. Bởi thấy con
người tầm-thường bé nhỏ quá, ít ai tin rằng Chúa lại nhọc công mến-thương một
cách có vẻ ‘vô cớ’ như thế !

Thành ra lần đầu tiên được nghe Chúa Giê-su khẳng-định “ta thật tình yêu-thương
con, không chỉ là câu nói giỡn đuà”, thánh nữ Angela Foligno xem ra sững-sờ vì ý
thức những tội-lỗi khuyết-điểm của chính mình.

Thực sự, Chúa đâu thương-yêu con người vì những nhân-đức, vì tước-hiệu Ky-tô-
hữu, hay vì chức-vị này nọ trong Giáo-hội; mà Chúa càng không yêu-thương vì
tội-lỗi của chúng ta. Chúa muốn thi-thố lòng yêu-thương vì Ngài muốn cho đi
những chuyện tuyệt-hảo nơi Ngài : muốn thông-chia, muốn ban-phát, đặc biệt
những kẻ khao-khát đợi mong, những trái tim rộng mở, những trí-óc nương tựa nơi
Ngài nhiều nhất.

7
Ta sẽ muốn và dễ dàng gặp Chúa nơi người khác khi ta cũng mang tâm-trạng giống
như Ngài. Sâu thẳm trong hồn ta cần nhận ra rằng từng con người đã là một tác
phẩm qúy-báu Chúa tạo-dựng. Chúa không muốn một ai bị coi thuờng, bị vùi-giập
hay bị lãng quên. Thế là giới-luật yêu-thương đồng-loại được công-bố.

Bình-thường ta không thích yêu-thương kẻ mà ta cho là xấu, ít ra là không tốt với


chính ta. Có khi chỉ vì họ không thuộc phe nhóm của mình, hoặc bởi họ có quan-
điểm khác-biệt. Lúc đó ma qủy sẽ xía vào để can-thiệp, dĩ-nhiên là để chia-rẽ
phân-cách, làm sao cho mắt chúng ta mờ đi không thể nào nhận ra bóng dáng Chúa
nơi kẻ khác.

Ðó là đề tài của một chuyện biến ngôn khác, nói về một tín-hữu ‘Tin-lành’ da đen
mới di-chuyển về một thị-trấn miền Nam Hoa-Kỳ. Ngày Chủ nhật đầu tiên ông đã
tìm đến một nhà-thờ thuô5c giáo-phái của mình để lo việc thờ-phượng, nhưng vừa
tới cửa đã bị chặn lại với lời nhắn “anh là dân da đen thì hãy tìm vào nhà thờ da
đen ở khu dân nghèo ngoại-ô đằng kia”. Và anh ta cũng phải làm như thế. Nhưng
sau đó, anh ở lại cầu nguyện và phàn-nàn với Chúa về sự việc phiền-hà tại nhà thờ
‘da trắng’. Bỗng anh nghe tiếng đáp thật rõ “Con đừng buồn làm chi. Chính ta đây
muốn bước vào nơi đó mà họ cũng chẳng cho vào !”.

Phân-rẽ và kỳ-thị là triệt-tiêu tình yêu. Là chối bỏ sự hiện diện của Chúa. Khi một
tôn-giáo, một thánh-đường mà xử-sự tương-tự, thì Chúa cũng sẽ vắng bóng.

Chúng ta thờ-kính và biết ơn Chúa Giê-su đã giáng trần cứu-chuộc con người,
nhưng thường hay quên rằng Chúa cũng đến để giúp từng cá-nhân sống được cuộc
sống sung-mãn, an-vui. Dĩ-nhiên khi chúng ta vui thì Chúa cũng vui theo. Bởi hay
quên lãng điều này, nên mắt ta cứ nhắm lại, liên-tục từ chối đem niềm vui cho kẻ
khác : rõ ràng ta chẳng lưu-ý chút gì tới việc làm vui lòng chính Chúa.

Có nhà tu-đức-học đề-nghị một phương-pháp mới : mỗi lần tới nhà thờ dâng lễ, khi
lên rước mình máu Chúa Giê-su, ta nên tập cũng rước vào lòng mình một cách
thiêng-liêng tất cả anh chị em xóm giềng của mình nữa. Sau đó đem theo về nhà để
thực hành câu chuyện gặp Chúa trong ngày sống.

Ngày xưa, sau khi Cain đang tâm giết chính em ruột của mình là Abel, chàng đã
đưọc Chúa hỏi thử “Em cuả con đâu ?”. Câu trả lời “Con đâu có là kẻ canh-giữ em
con !” quả-thật đã làm Chúa phải lắc đầu thất-vọng. Và cho đến hôm nay, cái thái-
độ thờ-ơ lãnh-đạm đầy nét ‘vô-trách-nhiệm’ kiểu Cain đó vẫn còn được Chúa nhận
ra nơi vô số trong chúng ta. Chúa không bỏ tiền ra thuê chúng ta làm vệ-sĩ cho
8
những kẻ sống quanh mình, nhưng lúc nào Chúa cũng đòi ta phải mở mắt thật to ra
mà ngó chừng anh em, với con tim từ-ái và vòng tay rộng mở.

Dụ-ngôn anh phú-hộ trong thánh-kinh (đã thấm vào hồn bác-sĩ Schweitzer ngày
nào) chắc-chắn phải là lời cảnh-cáo mạnh-mẽ Chúa Giê-su dành cho mỗi người
chúng ta. Anh này đã chẳng mảy-may làm điều chi thiệt-hại cho chàng Lazarô
khốn-khổ nằm ngoài cửa nhà, nhưng nguyên cái lỗi nhắm mắt làm ngơ đầy ích-kỷ
của mình cũng đã trở thành một mối tội tày-đình trước mặt Chúa.

Thật là đáng sợ để từng người chúng ta phải suy-nghĩ và quyết-định đổi thay thái-
độ và tâm-tư. Ta có thể biện luận rằng mình cũng đáng thương, cũng cần được
giúp-đỡ, cũng đang có trăm điều khó-khăn trước mắt ư ? Nhưng ta nên nhớ :
Quanh ta có nhiều người đang sống trong tình-trạng khốn-khổ hơn ta nhiều. Ðôi
khi chuyện phiền-phức của mình thật ra không đáng kể, nhưng ta ưa thổi phồng
làm cho ra nghiêm-trọng. Ta tạo thành chiêu bài để làm ngơ, để tránh né. Phải
chăng ta muốn chờ tới ngày đời sống mình được thoải-mái tuyệt-đối rồi mới ra tay
đỡ-đần kẻ khác. Vậy chắc phải chờ tới mấy kiếp sau nữa!

Một lý-do khác cũng hay cản-trở ta trong cố-gắng tìm ra nét mặt Chúa nơi anh-em
là ta cứ đòi tha-nhân phải tốt, phải toàn-thiện trước đã. Phần vì ta có cái nhìn quá
bi-quan, phần vì ta ‘khó với người và chỉ dễ với mình’. Thành ra chả mấy khi nhìn
ra được ai khá cả ! Ngày đêm chỉ còn than-thở với trách-móc...

Có lẽ nhiều người trong chúng ta cần coi lại bài học vỡ lòng của nhà hiền triết
Esopos thời cổ Hy-lạp ngày xưa, nổi tiếng vì trầm-lặng suy-tư và thường hay ngồi
quan-sát dân-chúng ra vào cổng thành Nhã-điển. Ngày nọ có người khách lạ dừng
chân lên tiếng hỏi thăm :
- Xin ngài cho tôi biết dân chúng Nhã-điển này ra sao ? Ða số tốt hay xấu ?
Esopos hỏi lại :
- Ông tới từ thành nào ? Dân đó ra sao ?
- Tôi từ Argos tới, nơi toàn là những kẻ đầu trộm đuôi cướp tranh nhau sống.
- Vậy thì tới đây ông cũng sẽ thấy chả hơn là bao.
Hôm sau lại có người khác cũng từ Argos tới, hỏi và đưọc hỏi lại tương tự, lên
tiếng :
- Thành phố tôi ở gồm toàn những dân dễ thương.
Esopos từ tốn :
- Rồi ông sẽ gặp tại đây những người tốt bụng chẳng thua gì dân ở Argos !

Nhà hiền-triết thấy thật rõ : Khi đầu óc ta lạc-quan thì sẽ gặp tha-nhân với những
hình-ảnh đẹp-đẽ sáng-sủa. Ngược lại thì sẽ chỉ là tăm-tối thê-lương. Còn với những
9
ai có đức tin, một khi nhìn được hình bóng Chúa nơi anh em mình, họ sẽ lưu-tâm
đến những điểm tốt nơi tha-nhân, và nhắm mắt lại trước những chỗ khiếm-khuyết.
Thêm vào đó, họ còn cố-gắng tạo gương sáng, để kéo lôi cũng như để khích-lệ
người khác vươn lên chỗ hoàn-thiện.

Thiếu con mắt đức tin này, ta sẽ luôn tranh-giành và tính-toán chuyện hơn thiệt. Có
lẽ ta cứ muốn đòi được ngang hàng với những ai mình cho là địch thủ, còn với
những bạn hữu thì ta lại muốn trổi vượt hơn !

Ðọc tiểu-sử tổng-thống Hoa-kỳ Abraham Lincoln, có đoạn kể lại sau dịp đắc-cử
vào toà Bạch-ốc, ông được người bạn thân là John Bunn ghé thăm. Mới vào
chuyện, ông này đã lên tiếng :
- Này anh Abe, tôi vừa thấy bóng lão nghị-sĩ Chase bước ra khỏi đây, phải chăng
hắn tới xin được giữ một chân trong nội-các nay mai của anh ?
Lincoln tò-mò :
- Tại sao ông hỏi vậy ? Ông nghĩ sao về nhân-vật này ?
- Hắn ta ấy à ? Lúc nào cũng nói tổng-thống không giỏi bằng hắn.
Lincoln gật gù :
- Vậy à ? Tôi thì mong ông bạn giới-thiệu cho tôi thêm một số người cũng đang
nghĩ như ông nghị-sĩ đó.
- Ðể làm gì ?
- Ðể tôi sẽ mời hết vào nội-các tôi sắp thành-lập. Họ giỏi hơn tôi, tôi càng mừng.

Cũng chính vị tổng-thống đáng mến hàng đầu của nước Mỹ này đã từng tuyên-bố
:”Phương pháp hay nhất để giải trừ một đối-thủ là mình đánh bạn với họ”.

Cách đây hai ngàn năm, vua Herod vì đã không nhìn ra được Con Chúa nơi Hài-
nhi Giê-su, nên nổi cơn ghen-ghét mà tìm cách sát hại bao trẻ đồng lứa tuổi với
Ngài.

Trái lại, người lữ khách nhân-hậu gốc xứ Samaria đã cảm-nghiệm được hình-dáng
Chúa nơi anh chàng nạn-nhân vụ cướp đường, nên ra tay đỡ-đần chăm-sóc. Phần ta
cũng thế, một khi đã có được con mắt cao-cả thần-thiêng này, ta sẽ tự-động bị thu-
hút bởi một siêu-lực nào đó mà để ý tới anh em. Ta sẽ tức-khắc ao-ước cho cái đối-
tượng trước mắt được thêm sáng-tươi êm-đẹp , và như kiểu nói của một nhà tu-đức
thời Trung-cổ, ta sẽ mong được trở thành một cục đường sẵn-sàng tan trong ly
nước, cống-hiến những cảm-giác ngọt mát cho anh em mình.

Thánh Phao-lô diễn-tả cái bổn-phận thương-yêu chăm-sóc cho tha-nhân như một
phần Nợ mà Chúa ràng buô5c chúng ta, để rồi ai cũng phải tìm cách trả cho nhau
10
đồng-lần :”Anh em chớ mắc nợ với nhau điều gì, trừ ra món nợ về tình thương-
mến”. Dĩ nhiên món nợ này ta phải liên-tục trả suốt đời. Nó rất đòi hỏi và thường
gây phiền-hà. Thành ra lắm người luôn tìm tránh né, lẩn trốn. Có lắm khi chỉ vì nó
lớn-lao, nó cao-cả quá, nên có kẻ đành đầu hàng. Ðọc cuốn truyện Ðoạn-tuyệt của
nhà văn Nhất-Linh, ta thấy đây là tâm-trạng của nhân-vật Dũng, khiến người yêu
của chàng là Loan phải lên tiếng trách trong buổi gặp-gỡ để vĩnh-viễn chia tay
:”Nợ nào anh cũng lo trả xong hết, chỉ trừ món nợ tình dành cho em, cơ hồ anh nỡ
đành quên lãng !”

Chính thánh Tông-đồ ‘Dân Ngoại’ này, cùng trong tư-tưởng của tổng-thống
Lincoln, đã viết trong thư gửi tín-hữu Roma để quả-quyết với họ rằng :” khi làm ơn
cho những kẻ thù-nghịch vớift mình là chính ta chất than hồng trên đầu họ”; nghĩa
là mình trở nên kẻ thắng; mà cũng chứng minh mình không chịu thua sự dữ, không
chịu khuất-phục bởi ma-quỷ là kẻ xúi-dục chia rẽ ghét-ghen.

Thật ra, ma-qủy rất tinh-khôn xảo-trá : chúng luôn tạo những ‘chiều-bài’ đẹp-đẽ để
phỉnh-gạt, rồi ngăn-chặn ta không thi-hành việc chăm-sóc anh em vì Chúa, nhất là
trong cái môi-trường hổ-lốn của xã-hội đương-thời. Chúng xúi ta nên cẩn-trọng
chớ nên tin tưởng vào bất cứ ai, và dĩ-nhiên chẳng cần phải thân-thiện khi không
có...nhu cầu !

Giám-mục Potter (từng phục-vụ tại New-york) đã kể chuyện về chính bản-thân


ngài để giúp ta học được bài-học này như sau : Dịp nọ, ngài mua vé đi du-lịch Âu-
châu bằng tàu thủy. Vì là hạng bình-dân nên hai người ở chung một phòng. Tối đầu
tiên trước khi đi ngủ, ngài lẳng-lặng đem chiếc đồng hồ mạ-vàng và mấy thứ lặt-
vặt khác xuống phòng gửi đồ của ban quản-lý nhờ giữ giúp, viện cớ rằng người
khách chung phòng có bộ-tịch không lương-thiện cho lắm. Người phụ-trách nghe
xong liền lên tiếng :
- Vâng tôi sẽ sung-sướng làm theo ý của giám-mục. Tuy nhiên tôi cũng phải tiết-lộ
một điều, đó là trước đây mười lăm phút thôi, ông bạn đồng-hành của ngài cũng
đến đây gửi mấy món đồ, sau khi nêu cùng một lý-do như ngài vừa nói ra ! Thế là
giám-mục Potter được một dịp suy-tư và nghĩ-ngợi cả đêm ! Phải chăng vì mình
ngờ vực tha-nhân nên người ta cũng chẳng có lý-do chi để tin-tưởng vào mình ?

Trong mối tương-quan thương-mến với tha-nhân này, Chúa muốn ta thực hành
cách đặc-biệt đối với những kẻ xấu số, có hoàn-cảnh hẩm-hiu đáng thương nhất.
Rất tiếc trong thực tế, họ lại chính là những phần-tử ta thường tìm cách xa tránh và
cư-xử hững-hờ nhất.

Qua lịch-sử giáo-hội Công-giáo, ta có thể đọc thấy những tích-truyện kể lại việc
11
Chúa hiện ra cám ơn một số người đã thi-hành những chuyện bác-ái dành cho
những kẻ cùng-khổ, và không ngần ngại tuyên-bố một cách khẳng-định rằng họ đã
thực sự làm cho chính Chúa.

Một điều tuyệt-đối chính-xác là lời Ðức Giê-su quả quyết về cái điều-kiện không
thể thiếu để Ngài mở cửa Thiên-đàng cho chúng ta vào . Ðó là : nếu chúng ta đã
thương mến chăm-sóc cho tha-nhân vì danh Ngài. Mà đó cũng là đề tài duy-nhất
Ngài phỏng-vấn mỗi người trong ngày ‘đại phán-xét’. Theo cách nói của Ðức cố
Hồng-y Nguyễn-văn-Thuận, Ðức Ky-tô đã thực sự ‘tiết-lộ’ đề thi trong kế-hoạch
tuyển người vào Nước Trời. Mà Chúa thì quá tốt khi lên tiếng tiết lộ, còn đa số
chúng ta thì vẫn dửng-dưng, vẫn lãnh-đạm thờ-ơ !

Xét về mặt thần-học, ta hiểu rằng cơ-nguyên của chuyện mến-thương chăm-sóc
tha-nhân là chính Chúa : Ta luôn coi Chúa như cùng đích cuối cùng, vì lòng kính-
mến Chúa phải bao-trùm và gồm-tóm lòng thương-yêu anh em, vì Chúa dựng nên
họ và họ thuộc về Chúa. Do đó thánh Gio-an tông-đồ gọi người chỉ muốn mến
Chúa mà từ-chối yêu tha-nhân là kẻ nói dối. Mà có lẽ họ tự lừa-dối chính họ trước.

Một số khá đông trong chúng ta thường hay có thái-độ sai-lệch ở điểm này : Ta ưa
làm bạn và thân-thiết với những ngừơi tử-tế, dễ thương, tốt bụng v.v...và ngược lại
muốn xa tránh các thành-phần mình cho là không khá. Nhưng thế là ta chỉ đứng
trên lãnh-vực nhân-loại thuần-túy, chưa vào được khung-khổ Ðức-Ái mà Chúa
Giê-su nhọc công dạy-dỗ. Ngài cảnh-cáo rõ-ràng :”Như vậy thì có chi là công-
nghiệp !”.

Các nhà tu-đức bây giờ cũng thường đề cập tới một yếu-tố hệ-trọng trong việc tìm
ra bóng-hình Chúa nơi tha-nhân để yêu-mến và phục-vụ, đó là nhân-đức khiêm-
nhường. Xin nói lại cho rõ : cần lấy tâm-tư khiêm-hạ mà cư-xử tốt với anh em,
thay vì đứng trên mà ban-phát ân-huệ yêu-thương cho kẻ bậc dưới. Nghiã là đức
khiêm-nhường phải hiện-diện để mở lối cho cảm-tình thương-mến, tâm-niệm rằng
anh em đáng được đối-đãi ân-cần hơn mình (mình thì bất xứng qua bao khiếm-
khuyết và tội-lỗi, hoặc ít ra đã được Chúa cư-xử tốt quá mức mình đáng được).

Câu-truyện giáo-dục trong sách cổ Việt-Nam về việc hai anh em nửa đêm ôm lúa
tặng nhau phần nào diễn tả được cái tâm-tình này. Anh thương em vì lẻ-loi đơn-
chiếc. Em thương anh vì nặng gánh gia-đình. Nghĩa là người kia xem ra đáng được
giúp-đỡ và săn-sóc hơn bản-thân mình. Người kia mới là có ưu-tiên. Ở đây, chỉ cần
thêm vào chút yếu-tố thiêng-liêng nữa thì hẳn đạt chỗ tuyệt-đỉnh.

Trong hướng đi đó, ta phải tìm cách và tạo cơ-hội cho anh em được thăng-tiến,
12
được lớn mạnh và được tôn-trọng như họ đáng được, như ta mong cho ta, hay nói
cho chính-xác hơn, như ta thực-hiện những điều này cho Chúa. Thực-tế, ta tìm
cách ẩn-giấu những khuyết-điểm khả-dĩ của họ. Tìm phương-thế cho họ đạt được
những điều họ cần. Tìm cơ-ho65i cho họ thành-công trong đời như họ hằng ao-
ước.Thế là, trong tâm-tư mến Chúa, ta có thể vui-sưóng ngâm-nga bài thơ ‘Cây
đàn muôn điệu’ của thi-sĩ Thế-Lữ :
Tôi sẵn lòng đau vì tiếng bi-ai
Tôi cảm-khái bởi những lời hăng hái

Cao đẹp hơn nữa, chúng ta thấy được nơi con người của thánh Phao-lô cái ước-mơ
được trở nên mọi sự cho mọi người. Như một cách xuất thần, ngài viết trong thư I
gửi tín-hữu Cô-rin-tô một đoạn tuyệt-hảo mà hậu-thế đặt tên là ‘Bài ca đức
mến’(đoạn 13) : Ðức mến thì nhẫn-nhục, hiền-hậu, không ghen-tương, không
vênh-vang, không tự-đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư-lợi, không nóng
giận, không hận-thù, không mừng khì thấy điều gian-ác, nhưng vui khi gặp sự
chân-thật. Ðức mến tha-thứ, tin tưởng, hy vọng và chịu-đựng. Và đức mến sẽ tồn
tại vững-bền. . . .Giờ đây đức tin, đức cậy và đức mến, cả ba cùng hệ-trọng, nhưng
cao-cả hơn hết chính là đức mến.

Thật sửng-sốt khi ta nghe chính miệng thánh tông-đồ ‘dân ngoại’ tuyên-bố dù ta có
phép nói ngôn-ngữ của thiên-thần, có ơn lạ chuyển núi dời non, có hiến-thân cho
ngọn lửa hồng vì danh Chúa, nhưng nếu không có đức mến, tất cả sẽ chỉ là vô ích.

Tất cả chỉ có thể thực-hiện nếu ta thực-sự nhìn được hình-ảnh Chúa nơi người
xung-quanh. Tư-tưởng cao-siêu này cũng thỉnh-thoảng gặp được nơi vài tôn-giáo
khác, khích-lệ các tín-đồ yêu-thương đùm-bọc nhau. Tỉ như mẩu chuyện về một vị
hoà-thượng Phật-giáo trụ-trì tại một ngôi chùa lớn thuộc miền nam Trung-hoa,
ngày nọ tới xin yết-kiến một thiền-sư nổi danh trong vùng, mong được chỉ-giáo tìm
ra phương-pháp chấn-chỉnh đời sống các tu-sĩ (vì sa-sút khiến thiện nam tín nữ tới
lễ Phật càng ngày càng thưa-thớt). Vì nể tình, thiền-sư đã tới giảng dạy và thăm
chùa ba ngày. Buổi từ giã, ông long-trọng tuyên-bố :
- Tôi xin tiết-lộ một tin quan-trọng, đó là Phật Quan-âm đang tái-sinh và hiện-diện
ở chùa này. Xin ai nấy lưu-tâm .
Ba tháng sau, khi vị trụ-trì lại tới gặp để báo-cáo và tạ-ơn thiền-sư về tình-trạng
mới hết sức tốt-đẹp trong chùa, và xin được biết Phật tái-sinh nơi bản-thân ai,
thiền-sư bình-thản đáp :
- Tưởng hoà-thượng hiểu lâu rồi chứ ! Ðâu có Phật nào tái sinh ! Tôi phải tuyên-bố
như vậy để cứu-vãn sinh-hoạt trong chùa. Có vậy các tu-sĩ mới tương kính lẫn
nhau và làm gương tốt cho bá-tánh. Xin ngài chớ thắc-mắc chi nữa.

13
Ðúng rồi, chỉ cần tin, sự thể sẽ ra khác. Ðộng lực yêu-thương trong tôn-giáo phải
đến từ trên cao. Không gặp được Ðấng tối-cao, ta không có được tình mến chân-
thành và bền-vững. Trần gian vì thế sẽ hoá nên lãnh-địa của lãnh-đạm, của ghét-
ghen, và chả mấy sẽ thành ra hoả ngục !

============================================
3-GẶP CHÚA NƠI CÔNG VIỆC

Chúng ta thử tưởng-tượng tới thị-trấn Na-gia-rét ngày nào, ghé chân vào thăm
xưởng mộc của thánh Giu-se ( dĩ-nhiên có bóng Ðức Ma-ri-a quanh-quẩn đâu đó
trong nhà ), để mục-kích tận mắt câu chuyện ngài làm việc cho Chúa, với Chúa và
trong Chúa như thế nào.

Ðơn-giản thôi. Trái tim và đầu óc của Giu-se không lúc nào rời xa Giê-su, kể cả
lúc cậu bé hay người thanh-niên này đi khỏi nhà. Vị Ngôi-Hai-Giáng-Trần này đã
thực sự ngự-trị trọn-vẹn trong lòng bác thợ mộc nghèo-khó nhưng tận-tụy này. Thế
là bác sung sướng cưa xẻ đục đẽo, mong có chút tiền nuôi cho Hài-nhi lớn lên. Và
thực sự ‘Ngài’ đã lớn mau, theo lời diễn-tả của thánh-sử Lu-ca, trong khôn-ngoan
và đầy ân-sủng với Thiên-Chúa. Hẳn cũng tin như thế, nên Giu-se càng vui hơn.

Theo kiểu nói nôm-na, Giu-se đã đạt tới chỗ tuyệt-vời của sứ-mạng thánh-hoá
công-việc hàng ngày. Ông đã âm-thầm, suốt mấy chục năm trời ròng rã, đổ mồ-hôi
ra trong việc lao-động tay chân mà làm sáng danh Chúa, mà nâng cao ý nghĩa việc
bổn-phận hàng ngày, mà phục-vụ anh-em đồng loại vì một lý-tưởng hết sức cao-cả.

Làm việc là bổn-phận trọng-yếu hàng đầu, đã gắn liền với thân-phận con người từ
thuở ban-sơ. Lời kinh-thánh nơi sách Sáng thế “Ngươi sẽ phải lao-đng vất-vả đổ
mồ-hôi ra mà kiếm miếng ăn” phần nào cho ta thấy ai cũng phải làm việc. Thánh
Phao-lô cũng khẳng-định “ai không làm việc thì không đáng ăn”.

Một khi ta có cái nhìn siêu-nhiên, ta sẽ thấy cái ý-nghĩa cao-đẹp của công-việc :
với đôi tay, ta phục vụ anh em đồng loại, ta thăng-hoa đời sống tha-nhân và ta cũng
thánh-hoá chính bản thân mình. Bằng cách nào ? Chính là nhờ tai ta như lúc nào
cũng nghe được tiếng gọi mời của Chúa từ trên cao, nên ta nhận ra được thật rõ cái
sứ mạng tiếp tay với chính Chúa mà vun-trồng cho thế giới này mỗi ngày mỗi tốt-
đẹp hơn.

Quan-trọng không kém là khi ta biết nhìn vào khía cạnh tích-cực của công-việc.
Ðức Khổng-tử ngày xưa có hai học-trò cùng đỗ-đạt ra làm quan, nhưng khi gặp
Khổng-Miệt, ngài lên tiếng chê-trách ( dù đây là cháu mình) :”Sao lại bảo làm
14
quan lương thấp nên gia-tộc thiệt-thòi, thiếu thời-giờ thăm viếng nên ít bạn, và vì
bận nên không có cơ-hội học hỏi tiến-thân. Ðó là cách suy-nghĩ của kẻ tiểu-nhân
!”. Trái lại khi ghé thăm Bật-tử-Tiện, ngài đã hết lời khen :”Trò đã sống đúng như
một người quân-tử, vì hiểu rằng nay có cơ-hội thực-hành những điều đã học, lương
tuy không nhiều nhưng vẫn ung-dung hơn bao người khác, và tuy ít giờ rảnh
nhưng vì thế mỗi lần gặp bằng hữu thấy rất trân-qúy và chân-tình”.

Ðấy, cái quan-niệm đúng-đắn về công-việc hàng ngày sẽ tạo nên sự khác biệt lớn-
lao. Phương-chi một khi con người nhìn ra cái lý-do khiến mình hãnh-diện được vì
Chúa và cùng Chúa phục-vụ anh em đồng loại, đời sống của họ sẽ hoá nên thật
huyền-diệu.

Quan-niệm ấy cũng giúp mọi người bình-thản và tự-tin trong những sứ-vụ và
trách-nhiệm lớn-lao. Ðức Giáo-hoàng Gio-an XXÌÌI có kể chuyện về dịp tiếp-kiến
một tân-giám-mục tại La-mã ; vị này than-thở vì qúa ưu-tư với sứ mạng mới nặng-
nề nên thường xuyên mất ngủ. Ngài đã ân-cần chia-sẻ : Ðức cha đừng bỡ-ngỡ, dịp
tôi mới nhận-lãnh trọng-trách kế-vị Tông-đồ Phê-rô, hoàn cảnh cũng chả khác chi
với Ðức-cha là bao. Bỗng một đêm kia, thiên-thần bản-mệnh hiện ra mách bảo tôi
rằng chớ có lo-lắng âu-lo, hãy tập luôn
mỉm cười, Chúa lúc nào cũng làm việc với ngài đãy. Thế là mọi sự đổi thay !

Giáo-hội Công-giáo, đặc biệt mới đây qua các vị Giáo-hoàng nổi tiếng Lêo XÌII,
Piô XI, và Gio-an XXIII, chẳng những lên-tiếng bênh vực quyền-lợi của các tầng-
lớp nhân-công lao-động khắp nơi, mà còn nêu lên rất rõ ràng cái thái-độ thích-đáng
cho giới này. Khi tranh-đãu cho lớp công-nhân nghèo được hưởng những điều cần-
thiết để duy-trì phẩm-giá con người, Giáo-hội cũng trình-bày đầy-đủ về các điều-
kiện căn-bản để ai nấy thấy được sứ-mạng thiêng-liêng của việc lao-động, nhất là
lao-đô5ng chân tay. Một ‘Học-thuyết xã-hô5i Công-giáo’ đã chính-thức được
công-bố cho thế-giới. Căn-bản là vì tình-yêu Thiên-Chúa mà con người làm việc
phục-vụ nhau.

Thiếu vắng những điều cơ-bản này, con người sẽ tìm hết cách để bóc-lột, lừa-dối
và tiêu-diệt nhau. Nhóm chủ giàu có sẽ chèn-ép đám công-nhân nghèo khiến xảy ra
những thảm-cảnh xã-hội. Giới này không thể tin-tưởng giới kia, một khi họ không
tiên-vàn tin vào sự hiện-diện của Chúa trong tha nhân.Máy móc tân-tiến đã góp
phần vào việc gây lệch-lạc trong ý-nghĩ chúng ta, khi cho rằng con-người sẽ là
vạn-năng, để rồi gạt hình-bóng Chúa ra ngoài. Thế là họ coi nhau cũng chỉ như
những chiếc máy không hơn không kém.

Ghê-gớm nhất có thể là chủ-nghĩa Cộng-sản đã từng tung-hoành trong một số quốc
15
gia, biến công-nhân thành nô-lệ trong một khung-khổ duy-vật vô-thần đầy thê-
thảm. Còn tại một số đông các nước khác, chủ-nghĩa tư-bản đã lạm-dụng tự-do
kinh-tế để rồi cũng...tự-do làm khổ nhau. Tất cả chỉ vì thiếu tình-yêu Thiên-Chúa
trong tâm-tư con người.

Con người có nhu-cầu tự-nhiên về việc tư-hữu, có quyền làm chủ một số tài sản do
tay mình làm ra, nhưng Kinh-thánh đã dạy rõ ‘”lòng ham mê của cải vật-chất là
gốc rễ sự xấu”. Nhất là nơi Phúc-âm Chúa đã tuyên bố “được lời-lãi cả thế-gian mà
mất linh-hồn thì ích lợi chi ?”

Còn với những người giàu, nhất là những kẻ thu-góp tiền của cách bất-chính, hoặc
những ai quay lưng làm ngơ trước sự nghèo-khổ cơ-cực của đồng loại, họ phải mở
mắt ra để nhìn nhận lương-tâm mình đang bị cắn rứt khôn nguôi. Trước sau, họ
cũng sẽ nhận ra rằng tiền của không thể tạo ra hạnh-phúc lâu-bền. Quên Chúa, và
quên anh em, họ khó có thể sung-sướng trọn-vẹn.

Vào thế kỷ X, vua Thổ-nhĩ-kỳ là Abdu Rahaman II, sau 49 năm trị-vì một vương-
quốc giàu-mạnh bậc nhất thế-giới, ngã bệnh nặng nên cho gọi các con tới bên
giường bệnh và nói :
- Ta biết mình sắp chết, xin từ giã các con. Mong ai nấy vui sống.
Họ hỏi :
- Phải chăng cha muốn chúng con ra tay làm cho vương-quốc mình lớn mạnh hơn ?
- Không.
- Cha muốn chúng con đổi thay đường lối cai-trị ?
- Không.
- Vậy cha thực sự muốn gì ?
- Cha chỉ muốn chúng con sống hạnh-phúc.
- Tại sao vậy cha ?
Vua nhìn họ âu-yếm rồi tâm-sự :
- Các con hãy hiểu rằng, dù sống trong quyền-uy và phú-qúy, cả đời cha chỉ có
khoảng hai tuần lễ thực sự sống trong bình-an hạnh-phúc. Ngoài ra chỉ là lo-âu và
căng-thẳng trong lòng.

Thế đãy. Cuộc nhân-sinh chả là gì nếu ngày sống và công-việc của chúng ta chỉ
toàn là những viển-vông và vô-nghĩa. Trái lại nếu biết lồng vào đó tâm-tình biết ơn
với đấng Tói-cao, nếu biết tìm cho được những điều tốt-đẹp nhất để cống-hiến anh
em, và nhất là nếu biết ôm-ấp một trái tim không ham-mê
dính-bén của trần đời, chúng ta sẽ thấy khuôn mặt rạng-ngời của Chúa khắp chốn.
Trong từng công-việc, trong mỗi sinh-hoạt xã-hi lớn nhỏ.

16
Cao hơn nữa, khi chúng ta biết lồng vào công việc thường-nhật những lời cầu-
nguyện trìu-mến, tạo cho nó một cái ‘hồn’ linh-thiêng sống-động, tất cả sẽ trở nên
một vùng trời diệu-vợi ngoài sức ta ước mơ. Sẽ thấy an-bình tràn-ngập. Sẽ thấy
thương yêu lai-láng. Sẽ không còn bị tâm-tư ích kỷ gây hoen-ố cảnh-vực. Sẽ hết bị
ghét-ghen làm mất hứng-khởi phục-vụ nhau.

Có hình-bóng Chúa cũng là có ý-thức rõ-ràng về ngày cuối đời mình, ngày chung-
thẩm, ngày mà chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Ngài về tất cả tài-năng, thời-giờ đã
lãnh-nhận từ Ngài. Bởi Ngài sẽ hỏi chúng ta về thành quả, về những ‘nén bạc’ phải
sinh lợi cho tha-nhân và cho Nước Trời. Dĩ nhiên, những điều quên lãng, những
phút giây phí-phạm, những lần biếng-lười bê-tha sẽ được phơi bày ra để tố-cáo và
kết tội từng người. Dụ-ngôn ‘Nén bạc’ của Phúc-âm cho ta thấy : không ai được
viện cớ vì nhận lãnh ít mà tìm cách chôn-vùi vốn-liếng Chúa ban.

Thường thì ai cũng ngại làm việc và chỉ thích vui chơi ; tránh việc được càng nhiều
càng tốt. Có lắm kẻ chỉ mơ trúng số làm giàu để hết phải vất-vả lao-đng kiếm cơm.
Như thế là ta muốn đi ngược với kế hoạch của Chúa : dùng việc làm để tạo nét
hoà-hài với thiên-nhiên và vạn-vật, gây mối tương-giao giữa người với người. Khi
vừa tạo dựng Adam, Chúa đã tạo việc cho ông làm : chăm sóc vườn ‘địa-đàng’ cho
ra một chốn xứng đáng với danh-hiệu. Việc làm không chỉ được bày ra sau tội
nguyên-tổ, nhưng tội này gây ra những hệ-lụy thương-đau trong công-việc con
người cho tới tận-thế.

Công-đồng Vatican II đã kêu gọi chúng ta dùng đức ái và sự cộng-tác thương yêu
trong việc lao-động hàng ngày để nói lên lòng biết ơn và chúc-tụng Chúa là đấng
đã tạo-dựng muôn loài cho chúng ta huởng dùng. Nhờ thế mà tìm lại được cái giá-
trị cao-cả của nó, nay đang như bị lu-mờ trầm-trọng.

Trở lại sự-kiện rất nhiều người không hăng-hái làm việc chỉ vì thấy mình không
được ‘Trời’ cho may-mắn như một số bạn-bè : một lần nữa ta có thể nghe nhà văn
Mark Twain kể một mẩu chuyện về chính ông vào tuổi thơ-ấu. Ngày nọ, ông được
bạn bè cho biết có thằng bé đồng tuổi mình nhân lúc cúi nhặt một chiếc kim băng
bên lề đường, vô tình được một nhà triệu-phú đứng quan-sát ngay trước cửa hãng
của ông, và sau đó ông thuê nó vào làm việc với lương bổng hậu hĩnh, biện luận
rằng nó cần-kiệm chịu khó,
qua hành-động nhặt chiếc kim băng. Thế là mấy ngày liền sau đó, hy vọng cũng
kiếm được việc ngon, nhà-văn-tương-lai-của-chúng-ta cũng muốn lặp lại cử-chỉ
‘cần-kiệm’ của anh chàng đỏ số trước đó, để rồi cứ đi đi lại lại trứơc cửa hãng nọ.
Và việc phải tới đã tới : ông chủ xuất hiện, chẳng lâu sau đã gọi cậu bé mắng
“Nhãi con, sao mà ăn không ngồi rồi qúa vậy ! Tìm nhặt kim ngoài đường có khác
17
chi phí phạm sức-lực và thời giờ mt cách vô ích ! Ðồ lười biếng, hãy cút khỏi đây
cho rảnh mắt tao !”

Thật đau-đớn sót-sa cho cậu bé tên Mark ! Số-phận trớ-trêu chẳng biết sao mà
lường. Không được mướn mà còn bị mắng-chửi thậm-tệ. Trời chiều hay không,
may hay rủi, hên hoặc xui, cái bí-mật của đời người cứ liên-tiếp xoay vòng. Nhân-
loại chỉ còn một giải-pháp duy-nhất là sẵn-sàng đón-nhận tất cả. Nhà văn của
chúng ta chắc hẳn cũng học được một bài-học căn-bản về đời người, để ông
trưởng-thành sớm và dĩ-nhiên để ông chia-sẻ kinh-nghiệm sống của mình qua bao
tác-phẩm văn-chương giá-trị.

Nói tới công-việc, người ta phải nghĩ ngay tới chuyện tiền bạc. Qua lịch-sử nhân-
loại, đồng tiền đã quá nhiều lần ám-ảnh tâm-tư khiến bao người chỉ
còn biết sống cho nó, để rồi gây nên bao thảm cảnh từ gia-đình cho tới xã-hội.
Trong Phúc-âm thì nổi bật câu chuyện ông tông-đồ Giu-đa, đã vì tham-lam tiền bạc
mà bán đứng cả thày mình. Ông này đã quên bẵng lời Chúa Giê-su dạy đi dạy lại
“hãy lo kiếm tìm nước Thiên-Chúa trưóc, còn những thứ khác Ngài sẽ lo-liệu cho
ngươi”.

Mở đầu bài giảng ‘trên núi’ (Từ đây ta có danh-sách Tám Mối Phúc Thật), Chúa đã
đề cao cái tinh-thần khó-nghèo như một điều kiện căn-bản để đến với Ngài. Cái
tinh-thần này cũng cần thiết để ta có thể hy-vọng thoát khỏi cạm bẫy của ‘ba thù’
tứ phía. Mà nó cũng là chính một nhân-đức trọng-đại cho phép chúng ta đi theo
bước chân của các thánh-nhân.

Khi làm việc, ta chờ mong kiếm ra tiền để lo cho mình và gia-đình trong cuộc sống
vật-chất, nhưng Chúa bảo ta phải biết làm chủ tiền bạc, thay vì làm nô-lệ cho nó.
Lời Ðức Giê-su còn vọng vang : “Hãy ngó nhìn đàn chim sẻ bay ngang trời, chúng
không gieo không gặt mà cha trên trời không để chúng đói ngày nào; và kìa cánh
hoa huệ ngoài đồng nữa, chẳng biết dệt biết thêu nhưng chúng còn xinh đẹp hơn cả
nhung y của các vì vua chúa !”

Kinh Lậy Cha mà chúng ta đọc hàng ngày nhắc nhở ai nấy hãy thường xuyên xin
Chúa giúp mình có nghị-lực và điều-kiện để ‘hàng ngày dùng đủ’. Khi được dư-
thừa, ta có bổn-phận giúp đỡ tha-nhân. Phải làm sao cho ăn thật sâu vào tâm-trí
mỗi người cái tâm hồn biết phó-thác và tin-tưởng nơi sự quan-phòng của Chúa.

Khi gặp đựơc Chúa qua lời giảng Phúc-âm như thế, ta còn thêm được cái lợi điểm
là có tâm-hồn luôn thanh-thản và bình-tĩnh, thay vì phải hốt-hoảng lo-âu. Chúa cho
ta trí khôn để xử-dụng mà đi học-hỏi, đi kiếm công ăn việc làm. Ta phải dùng nó
18
tối đa, thay vì biếng-lười ăn sổi ở thì. Ta cũng cần thăng-tiến việc làm, tăng thêm
lương-bổng. Ðiều căn-bản phải giữ là chớ quá tham-lam khiến đi trật hướng ban
đầu.

Khi Chúa bảo ta “không được làm tôi hai chủ” , Ngài ước mong đừng ai quên rằng
nước trời mãi phải là cái đích ta hướng về, còn tiền của chỉ là phương-tiện giúp ta
sống và thực-hiện những mục-tiêu hữu-ích trong đời. Làm ra tiền thì chúng ta được
quyền sung-sướng hãnh-diện, nhưng hãnh-diện trong Chúa, cùng với niềm biết ơn.

Tiền bạc có thể giúp ta tăng thêm niềm vui, có thể góp thêm phần vào hạnh-phúc
con người, nhưng cũng có bao kẻ giàu nứt đố đổ vách mà vẫn thấy đời vô nghĩa.
Lắm khi nó chỉ cho ta những nụ cười gượng-gạo giả-dối.
Bên Âu-châu người ta vẫn nhắc-nhở tới một nhân-vật được mệnh-danh là ‘Cây
cười của lục-địa’, đó là nhà danh-hề Grimaldi. Ông hái ra tiền nhờ tài chọc cười
thiên-hạ. Trong lúc ai ai cũng cho ông là người trọn-vẹn hạnh-phúc, thì ngày nọ,
nhân chuyến đi trình-diễn nơi một tỉnh lẻ, ông tìm tới gõ cửa nhà một vị Linh-mục
già hưu-trí tại một vùng quê hẻo-lánh để thổ-lộ tâm-tư :
- Thưa cha, con đang gặp khủng-hoảng tinh-thần nặng-nề, xin cha chỉ giáo giúp
con thoát ra tình-trạng đau-thương này.
Vị tu-sĩ hồn-nhiên đáp :
- Hẳn là ông có chuyện u-sầu cá-nhân hoặc gia-đình. Tôi thì chẳng phải giỏi tâm-lý
chi cả, nhưng trộm nghĩ : nhân dịp này có vua chọc cười Grimaldi về lưu-diễn trên
tỉnh mình, ông cố gắng đem gia-đình lên coi ít ra một lần; may ra ông sẽ vui-vẻ trở
lại chăng . . .
Một khoảnh-khắc yên-lặng trôi qua. Nhà nghệ-sĩ lim-dim cặp mắt rồi thở dài. Ông
lại nghe tiếng rù rì bên tai :
- Thế ông đã có thử đi bác-sĩ tâm-lý hay là một vị cố-vấn hạnh-phúc nào chưa ?
- Thưa cha con đã thử rồi, nhưng chả ăn thua gì.
Vị Linh-mục hỏi dồn :
- Vậy ôngcó khó-khăn thế nào trongđời sống ?
- Thưa con thấy mọi chuyện đều bình-thường cả.
- Thôi được, xin cho tôi biết tên để hàng ngày dâng lễ cầu-nguyện đặc-biệt cho ông
được như ý.
Người khách lại thở dài rồi đáp nhẹ :
- Thưa cha con chính là Grimaldi cha vừa nhắc tới.
Linh-mục tròn mắt :
- Ông giúp thiên-hạ cười vui, sao phần mình lại thấy chán đời ? Ông có tin vào
tình-yêu của Chúa không ?
- Thưa cha con đã bỏ nhà thờ cả chục năm nay rồi.
- Xin hãy nghe tôi. Vắng bóng Chúa, khó có ai giữ được niềm vui chân-thật và
19
bền-lâu. Ông hãy nghĩ lại và trở về với đức tin ban đầu. Chúc ông được toại-
nguyện.

Và sau đó, Grimaldi đã nghe theo lời khuyên qúy-giá ấy để rồi ông thực sự lấy lại
được niềm vui trong hồn. Nghề ‘chọc cười’ của ông cuối cùng đã trở nên thật ý
nghĩa cho chính bản thân mình. Từ đó về sau, ông không hề ngần-ngại chia-sẻ cái
bí-quyết vui sống đơn-giản đó cho bất cứ ai còn như vẫn xa-lạ với nó. Dĩ-nhiên về
phần mình, ông đã hiểu rất rõ : một khi ta biết làm bất cứ điều gì tốt-đẹp hay lợi-
ích cho tha-nhân vì tình-yêu Chúa, Chúa sẽ tự-động ban thưởng lại cho ta với
những kết-quả thật lạ-lùng.
Làm việc cho Chúa, mưu ích anh em, tất cả sẽ ra khác.

Chúa Giê-su, khi tuyên-bố Ngài đến không để được hầu-hạ, nhưng là để phục-vụ
tha-nhân, đã muốn ta hiểu rằng chính ta thánh-hoá bản thân và đời sống mình khi
ta ước mong dùng công việc hàng ngày để góp phần vào việc thăng-tiến anh em
đồng loại.

Công-đồng Vatican II đã nêu lại ý-tưởng này khi mời gọi mọi người trên thế-giới
hãy chung tay làm việc mong làm đẹp và tăng thêm giá trị của vũ-trụ đã được
Thiên-Chúa tạo-dựng. Riêng Ðức Giáo-hoàng Gio-an Phao-lô II đã lên tiếng chia-
sẻ những nỗi nhọc-nhằn của giới lao-động, và mời gọi họ hướng tâm-hồn lên để
biết coi đó như một phần thập-giá ta có thể gánh vác với Chúa Ki-tô. Ngài cũng
khuyên mọi người cố tránh cái cạm-bẫy và cám-dỗ muốn mượn việc làm để mưu
tìm danh-vọng, chức-quyền , nhất là chuyện dùng tiền mình làm ra để gây thế-lực
và khuynh-đảo người khác.

Thành ra, ta tìm thấy ý-nghĩa của công-việc lao-động khi nhìn ra cái khung-khổ
thần-thiêng được gắn liền với nó, bao-vây nó cũng như tạo cho nó một giá-trị sâu-
xa và bền-vững. Nó cho phép ta vươn lên khỏi những mơ-ước thấp-hèn và thực sự
làm cho đời ta luôn an-vui.

Truyện kể về thánh An-tôn tu rừng xứ Ai-Cập như sau Vào một đêm kia, lúc ngài
đang nằm trong căn lều lá giữa rừng thì bỗng nghe có tiếng gọi lớn từ trên cao :
- Này An-tôn, chớ quên rằng sự thánh-thiện của ngươi còn thấp-kém lắm, thua cả
anh thợ sửa dép tại cổng thành Alexandria. Hãy tìm học nhân-đức của anh ta.
Thế là sáng sớm hôm sau, vị khổ-tu rảo bứơc tìm về thị trấn nọ. Cuối cùng cũng
đối diện được với bác thợ giày xa-lạ ấy. Vì danh An-tôn đã vang-dậy khắp chốn,
nên người thợ vái chào ngay :
- Xin kính chào thánh-nhân, ngài tới chắc có điều chi dạy-bảo con ?
- Không phải đâu. Tôi mới được linh-ứng tới đây để học hỏi nhân-đức nơi bác thợ.
20
Xin hãy thành-thật chia sẻ với tôi bí-quyết nên thánh ra sao.
Người thợ bối-rối :
- Bẩm ngài, đời con chẳng có chi đáng nói cả. Ngày ngày con âm-thầm làm việc
nuôi sống gia-đình. Con chỉ cố-gắng vui với những gì đang có, không giận-hờn,
không than-vãn, nhưng luôn tạ ơn Chúa vì Người luôn tốt với con.

Thánh An-tôn ra về, hân-hoan với mẫu-gương thánh-hoá công việc hết sức đơn-sơ
đó. Ngài đã tiếp-tục sống và rao-giảng con đường nên thánh giản-dị của bác thợ
giày nọ.

Qua bao thời-đại, mỗi khi ghé thăm các tu-viện Ky-tô-giáo, người ta thường đọc
thấy hai chữ la ngữ cổ ‘LABORARE ET ORARE’ (làm việc và cầu-nguyện) được
theo cao khắp ngõ-ngách. Chính việc liên-kết hai yếu-tố này đã từng đào-tạo nên
bao con người thánh-thiện, nêu gương sáng và làm bao việc lợi-ích cho giáo-hội và
đồng-loại.

Với thời-đại hôm nay, các nhà tu-đức cũng chú-tâm tới một yếu-tố gắn liền với
công việc lao-động, đó là chuyện nghỉ-ngơi giải-trí. Bỏ ra ngoài những khía-cạnh
xã-hội hay chính-trị phức-tạp, ta nhìn câu-chuyên giải-trí nghỉ-ngơi ở đây dưới
chiều-kích tâm-linh. Nó được khơi-nguồn từ sự-kiện của Thánh-kinh Cựu-ước :
Thiên-Chúa tạo dựng vũ-trụ trong sáu ngày, và qua ngày thứ bảy Ngài đã nghỉ-
ngơi.

Qua nhiều thế-kỷ, Giáo-hội Công-giáo vẫn yêu-cầu giáo-hữu theo dấu-vết truyền-
thống đó để nghỉ-ngơi về phần xác, đồng thời có thì-giờ mà thánh-hoá phần hồn.
Cũng sau sáu ngày làm việc, chúng ta được một ngày rảnh-rỗi để lo chuyện phụng-
vụ với Chúa cũng như để thăm-viếng hoặc chăm sóc lẫn nhau. Cái ngày ‘Chúa
nhật’ này phải là ngày cuả Chúa thực sự. Nó không thể được biến thể ra một ngày
dùng để ăn-chơi trác-táng làm sai lạc ý-nghĩa tốt-đẹp ban đầu. Nhiều quốc-gia
‘văn-minh’ bây giờ kéo dài ra hai ngày nghỉ cuối tuần, lắm khi tạo thành con dao .
. . hai lưỡi đáng quan-tâm..

Trong việc vui-chơi và giải-trí, ta có cơ-hội hướng lòng lên để tạ-ơn Bề-trên, ngợi-
khen Ngài với những cảnh-trí cao-đẹp và hùng-vĩ khi ta đi du-ngoạn đó đây. Cùng
với lá hoa cây cỏ, chúng ta có dịp hoà lẫn với thiên-nhiên để thấy chính mình vẫn
thường-xuyên được vây-bọc bởi những kỳ-công chan-chứa tình yêu thương quan-
phòng của Thượng-đế.

Ở mặt khác, chúng ta cũng hay bị cám-dỗ không tuân giữ ngày cuả Chúa, vì lòng
tham tiền của, sợ mất cơ-hội làm giàu. Chúa Giê-su đã hơn một lần cảnh-cáo
21
những người tham-lam như thế :”biết đâu ngay đêm nay Thiên-Chúa sẽ gọi ngươi
về...!”
==========================================
4-GẶP CHÚA TRONG GIAN-NAN THỬ-THÁCH

Nhân-vật Gióp lừng-danh trong Cựu-Ước đã thường-xuyên được bao nhà tu-đức
xưa nay đem ra làm mẫu gương cũng như một bài học căn-bản cho những người
gặp thử thách lớn trong đời.

Sách thánh đã mô-tả ông như một nhân-vật mẫu-mực được chính Chúa hãnh-diện
đem khoe cả với Sa-tan để rồi tướng qủy này xin được phép thử-thách ông kinh-
khủng, chỉ thiếu điều giết ông chết. Ông đã mất tất cả , tài-sản, con-cái, sức khoẻ;
rồi vợ chê-bai, bạn bè cũng đàm-tiếu. Cuối cùng Sa-tan đã thua đậm : Gióp chỉ một
niềm lên tiếng :”Chúa đã ban cho, nay Chúa lại lấy đi, tôi mãi mãi chúc-tụng danh
Ngài !”

Ở đây, nhân-vật Gióp đã chỉ-dạy cho hậu-thế đừng coi những tai-họa trong đời là
khổ-đau, nhưng trước sau vẫn là những thử-thách, những gian-nan, giúp ta có cơ-
hô5i trưởng-thành, cũng như có dịp lập công.

Ông đã bị nhận chìm tới’đất đen’ và tuyệt-vọng khi thốt nên lời “tôi gặp trăm điều
phiền muộn, tôi mong được chết đi cho xong, nhưng quanh tôi vẫn cứ là kinh-
hoàng khiếp-sợ. . .!”; nhưng Gióp vẫn biết ngửng đầu lên mà tin-tưởng “Chúa đánh
bị thương, nhưng chính Ngài sẽ lại chữa lành”. Và cuối cùng Chúa đã thực-sự
thưởng-công vô-cùng trọng-đại cho ông, dĩ-nhiên chúng ta được phép hiểu là cả
đời này lẫn đời sau.

Cái tâm-sự ‘đau-khổ’ là thuộc về quan-niệm riêng tư của mỗi cá-nhân : Các bậc
thánh-nhân không hề coi đó là khổ-đau bao giờ ! Trái lại đa số đã quen với ý-nghĩ
rằng những trái ý nghịch-cảnh làm ta thành môn-đệ đích-thực của chính Chúa Ky-
tô, cũng như thánh Phao-lô bảo đó là những đóng-góp thêm vào công-cuô5c chuộc
ti nhân-loại của Ðấng Cứu-thế. Ðọc tiểu-sử các thánh, ta thấy có thật nhiều vị đã
tràn ngập niềm vui khi được đón-nhận thập-giá.

Trong đề-tài chúng ta cùng bàn-thảo ở đây, gặp Chúa trong thử-thách gian-nan có
nghĩa chúng ta biết đón-nhận những điều này vì Chúa, như thể Chúa âu-yếm trao
gửi cho chúng ta, và nhất là như đã nói trên đây, ta cùng Chúa Ky-tô vác thập-giá
của đời mình, với ước-nguyện được góp phần với Ngài để cứu-thế.

Ðức cha Fulton Sheen đã kể lại : ngày kia sau chuyến viếng Lộ-Ðức bên Pháp trở
22
về, giáo-dân New York hỏi có điều chi đáng ghi-nhớ trong dịp hành-hương này
không, ngài đáp :’Tôi không mấy cảm động vì lễ-nghi linh-đình sầm-uất hay đám
đông sùng-mộ, nhưng tôi chắc không bao giờ quên được tấm bảng đồng tạ ơn Ðức
Mẹ của một phụ-nữ cũng đến từ Hoa-Kỳ ghi rằng : “Con đã ước được tới đây để
Mẹ chữa con khỏi mù. Bây giờ con ra về, bệnh mù vẫn còn đãy, nhưng con sung-
sướng gấp ngàn lần vì Mẹ đã cầu Chúa cho con được Ðức Tin Công-Giáo “.

Cái món quà Ðức Tin này thực sự đã cho phép phụ-nữ trên đây thường-xuyên gặp
thấy Chúa trong đời kể từ ngày viếng Lộ-Ðức. Nghĩa là bà không còn chán-nản lo-
lắng vì chuyện tật-nguyền thể-xác nữa.
Ơn thánh giúp vươn lên để vui trong Chúa, và cũng giúp bà nhận ra ý-nghĩa của
cây thánh-giá bà nhận-lãnh từ Ngài. Và như thế, qua Ðức Mẹ, bà đã gặp
Chúa trong thử-thách gian-nan, đã thấy được niềm vui lớn giữa cảnh mù loà ngày
đêm.

Thánh Phao-lô nêu lên một chi-tiết thần-học rất cao-cả : Chúa Ky-tô đến trần-gian
và chọn sự đau-khổ và cái chết để cứu nhân-loại, rồi Ngài chiến thắng chính sự
chết bằng cuộc phục-sinh đầy quang-vinh, để tỏ cho mọi người thấy chuyện khôn
ngoan của thế-gian đôi khi đã thành ngu-dại; và trước mặt Thiên-Chúa, điều mà
người đời cho là dại-khờ đã trở thành điều khôn-ngoan tuyệt hảo.

Ngài cũng đã báo trước rõ ràng cho những ai muốn theo chân làm môn-đệ của
Ngài :”Trần gian sẽ ghét bỏ và làm hại cho chúng con, vì chúng đã ghét bỏ và làm
hại Thày trước !”. Ðiều đáng mừng là Ngài hứa đồng-hành với chúng ta để cùng
chia-sẻ mọi buồn vui : Ngài cùng ghé vai vác thập giá hàng ngày của chúng ta. Và
ta phải nhận ra rằng, một khi tin và hiểu điều này, mọi thánh giá sẽ trở nên nhẹ hơn
rất nhiều. Câu truyện biến ngôn ‘Dãu chân trên cát’ phổ-thông khắp chốn đã phần
nào cho chúng ta thấy sự săn-sóc ân-cần của Chúa với từng người chúng ta : những
lúc chúng ta mỏi mệt chán-chường nhất sẽ là những lúc Ngài bồng vác chúng ta
lên vai !

Ngài sẽ chẳng bao giờ quay lưng với chúng ta nếu chúng ta thực sự tìm đến Ngài.
Như trường hợp nhà kiến-trúc Ferdinand de Lesseps là kẻ có công đầu trong việc
thực-hiện kênh đào Suez thuộc Ai-cập. Ông là một tay quần vợt rất giỏi, lại là một
nam-tước trong triều vua Napoléon III. Chẳng may ông bị
chính nhà vua ‘phỗng tay trên’ mất người yêu vô cùng xinh đẹp. Ông hoàn toàn
thất vọng, đã toan tự-tử, nhưng nhờ có người bạn thân hết lời khuyên-giải, đặc biệt
đưa ông vào giáo-đường để cầu-nguyện. Trong phút giây xúc-động, ông nghe tiếng
nói vang trong đầu, an-ủi ông và yêu-cầu ông hãy tìm làm một việc chi hữu-ích
cho tha-nhân rồi sẽ thấy lại niềm vui. Thế là Ferdinand đã tới Ai-cập lo nghiên cứu
23
chuyện đào con kênh vĩ-đại dài 168 cây số. Sau 10 năm làm việc hăng-say, ông đã
trở nên một con người mới, và mãi mãi lại biết yêu đời.

Ðọc Thánh-kinh, qua nhân-vật Abraham, ta biết rằng Chúa đã dùng nhiều cách thử
thách ông, trước khi thực sự tín-nhiệm hoàn-toàn và đặt ông làm tổ-phụ một dân-tc
tuyển-chọn của chính Chúa. Những thử-thách này đã thực sự giúp ông trưởng
thành, xứng-đáng được tôn-xưng là cha-của-niềm-tin, và dĩ-nhiên đã được Chúa
thưởng công xứng-đáng. Những thử-thách của Abraham bây giờ cũng là những thử
thách Chúa đang dành cho chúng ta. Chúa cũng đang chờ chúng ta đáp-ứng với
lòng kiên-cường.

Dân chúng Hoa-Kỳ ngưỡng-mộ tổng-thống Lincoln hơn mọi tổng-thống khác của
họ, không phải chỉ vì ông có lòng nhân-từ, đặc biệt qua kế-hoạch giải-phóng nô-lệ,
nhưng chính là vì họ nhìn ra nơi ông một tấm gương cao qúy về một cuo65c đời
liên-tục cố-gắng vươn lên : Từ bé đã phải sống trong nghèo-khổ vất vả; người yêu
đầu bị tai-nạn chết; lấy vợ thì gặp một người đàn bà quá khó tính dữ-dằn; cuộc
tiến-thân trong đời và chính-trường không ngớt gặp thất-bại chua cay; lúc đắc cử
tổng-thống thì sót-xa thấy quốc-gia lâm vào cảnh nội-chiến nồi-da-xáo-thịt; mà tới
lúc vừa thấy vinh-quang ló rạng thì bị ám-sát chết tức tưởi !

Trong lãnh-vực thêng-liêng, thực-tế bao lần chứng-minh rằng gian-nan thử-thách
mở lối cho con người biết tìm về với Chúa; trái lại lúc thành-công toại-nguyện
người ta hay quên mất Chúa, để rồi có những hành động sai-quấy. Trường hợp vua
David trong Cựu-ước cho ta một bài học lớn lao.

Cũng nơi Thánh-kinh, nhân vật Gia-cóp (tổ-phụ dân Israel) đã phần nào biết tự
phấn-chấn an-ủi mình để có sức vượt qua những đòi hỏi khó khăn của người bố
vợ,[ khi ông này ‘bắt chẹt’ mình phải chờ những 14 năm trong cảnh làm rể, mới
cho cưới nàng Rachel mà chàng hết lòng thương yêu ] là vì ông luôn ý thức mình
cũng là kẻ đáng trách với lỗi lầm tầy-đình ngày trước khi ông cướp quyền trưởng-
nam của anh là Esau. Chàng đã âm-thầm chịu-đựng như một đền-bù cho lẽ công-
bằng trên đời. Và dĩ nhiên nêu lên một tấm gương cho hậu thế, nhất là cho những
ai tin vào ý nghĩa của thập-giá trong cuộc sống Ky-tô-hữu ngày nay.

Ý-nghĩa này chỉ có thể hiểu thấu khi chúng ta ý thức rõ ràng về thân-phận tội-lỗi
của chính mình : ta vui vẻ vác thập-giá để đền tội riêng cũng như để tiếp tay với
Chúa, như một cử-chỉ tình-yêu-đáp-lại-tình-yêu, trong việc xoá tội thế-gian.

Bao thánh nhân tình-nguyện sống trong tình-trạng khổ-cực vật-chất, cũng như
nhiều khi phải chịu đựng thách-đố nặng-nề về tinh-thần (bị khinh-chê hay hiểu
24
lầm. . .) nhưng tâm-hồn các ngài lúc nào cũng sướng vui hoan-lạc. Thánh An-tôn
tu rừng sống vui khoẻ tới tuổi 105, và thánh Phao-lô ẩn-sĩ cũng thọ 113 tuổi. Cả
hai vẫn có cặp mắt thật sáng và hàm răng thật tốt cho tới lúc lìa đời.

Riêng thánh Phan-xi-cô khó-nghèo đã nêu lên một lý-tưởng cao-vời khi quyết đi
tìm niềm vui trong thập giá của Chúa : Ngày nọ, trong một cuộc đi dạo trao đổi
tâm-tình thiêng-liêng với môn-đệ Lêo, vị tập-sinh này đã bất ngờ lên tiếng hỏi :
- Thưa cha thánh, nếu từ nay, vì lòng mến Chúa, chúng ta mở rộng cửa tu-viện ra
để đón-tiếp, bố-thí và săn-sóc cho kẻ nghèo-hèn đói-khó, ta có quyền nghĩ rằng đó
là niềm vui lớn nhất trong đời mình chưa ?
Phan-xi-cô đáp :
- Chưa đâu. Mình còn phải chịu khó vất vả đi tìm họ mọi nơi để lo lắng hơn cho họ
nữa.
- Nếu mình cố làm như thế hàng ngày thì đã đủ để được vui sướng trọn-vẹn chưa ?
- Vẫn chưa đâu. Phải đợi tới lúc họ nhận ơn mà chẳng hề biết ơn, nên quay lại
giận-dữ mắng chửi mình nữa cơ.
- Vậy chắc lúc mình chịu-đựng ngần ấy đã đủ vui vì Chúa rồi ?
- Vẫn chưa. Chỉ vui cho trọn vẹn, nếu sau khi chửi mắng xong, họ gọi thêm đồng
bọn tới lôi mình đi để hành-hung đánh-đập khiến mình bị nhiều thương thương-
tích, rồi bỏ mặc mình giở sống giở chết giữa chốn đồng hoang, nhưng mình vẫn
luôn tươi cười, không oán-hận, vì được có cơ hội chịu-đựng vì Chúa.

Một đại thánh nhân quan-niệm về chuyện chia-sẻ thập-giá với Ðức Ky-tô là như
thế ! Người trần gian chắc chỉ còn biết cúi đầu và nhắm mắt ! Thật ra, ngày cũng
như đêm, Phan-xi-cô đã không ngừng suy-niệm về những đau-đớn khổ-cực mà
Thày chí-thánh của mình đã vui chịu xưa vì yêu-thương loài người, để rồi ngài ao-
ước được đáp-đền phần nào. . .

Với những người theo Chúa như chúng ta, có lẽ thánh-giá sẽ gây niềm đau-đớn
khiếp-sợ hơn cả khi chúng ta nghĩ rằng chính Chúa cũng đã bỏ mặc chúng ta. Ðức
Ky-tô đã cảm-nghiệm thấy cái nỗi đau này trên thập-giá, để rồi kêu lớn ‘Lạy cha,
sao cha nỡ lòng bỏ rơi con !’

Qủy-ma khôn-khéo đủ để nói vào tai chúng ta cái điều ghê-gớm này mỗi khi ta
tưởng chừng mình chịu-đựng qúa khả-năng của chính chúng ta. Nhất là chúng gợi
lên trong ta những tội lỗi mình đã phạm, và xúi ta tin rằng mình đã hết được Chúa
đoái thương. Thế là mất cả chì lẫn chài !

Cái ý-nghĩ ‘Chúa lánh mặt’ này dần-dà đưa tới chuyện đức tin yếu kém, nếu chưa
phải là mất cả đức tin. Nguy-hiểm nằm ở chỗ là chúng ta có thể biện luận lúc đó
25
rằng Chúa cũng chả làm gì được cho ta ! Và cuo65c đời sẽ hiện ra với toàn những
thê-thảm não nề. Chỉ còn là tuyệt-vọng với oán-hận triền-miên. Trong khi thực sự
lúc nào Chúa cũng trung-thành đợi-chờ ta, như lời sách Mạc-khải :”Ta luôn đứng
ngoài cửa để gõ; ai nghe tiếng ta và mau mắn mở cửa, Ta sẽ vào ngồi cùng bàn ăn
với người ấy “.

Chúa không hề trốn tránh con người. Trái lại chỉ có con người tìm cách xa Chúa,
nhất là qua các hành-động bất chính và sai-quấy, như chàng Cain trốn Chúa sau khi
tra tay phạm ti sát nhân với chính em ruột của mình; rồi lại vờ-vĩnh trả lời khi
Chúa hỏi về Abel : “Con đâu phải người canh-giữ em con !”

Sau Adam, rồi bây giờ Cain. Cả hai đã kéo lôi nhân loại đi vào ngõ tối tăm : chính
mình tạo nên ngõ bí cho mình, trong lúc Chúa thi lúc nào cũng gọi mời, cũng
nâng-nhấc con người lên cao để hưởng niềm vui và an-bình. Vậy mà biết bao kẻ cứ
tìm cách trách Chúa như thể Ngài là tác giả của mọi khổ-đau và phiền-toái trên đời.
Sách thánh bảo con người sợ ánh sáng, hoặc ưa thích bóng tối hơn. Thế là chính
bóng tối đã triền miên làm họ quay-quắt trong cay-đắng và xót xa.

Cái bí-quyết để gặp được Chúa, nhất là trong những gian-nan cuc đời, là chúng ta
phải nhắm mắt với cái Tôi kếch-xù của chính mình, để mở to đôi mắt ra mà nhìn
thấy dung-nhan Chúa ẩn-hiện khắp chốn. Dĩ nhiên đây phải là con mắt của niềm
tin siêu-nhiên, của những liên-tục cố-gắng cắt-đứt những ràng-buộc của ích-kỷ và
biếng-lười. Quan-trọng hơn cả là một tâm-hồn quảng-đại và một ý-chí kiên-cường
trước những nghịch-cảnh dù nhỏ hay lớn.

Tuy nhiên, cái phần cốt-cán vẫn là nơi Chúa : Ta phải biết dành chỗ cho Ngài trong
đời của ta. Phải sẵn-sàng mời Ngài can-dự vào mọi biến-cố riêng tư. Phải vui lòng
mỗi khi Ngài ra tay cắt tỉa như người chủ vườn tỉa cắt cây cối. Mt số thánh-nhân
dạy các đệ tử cầu nguyện kiểu này : Lạy Chúa, khi con thấy cuộc sống qúa nặng nề
cơ-cực, xin Chúa nâng-đỡ bổ sức cho con; nhưng khi con cảm thấy mình tự tin có
nhiều năng lực và khôn ngoan, Chúa hãy can thiệp và gây phiền phức trở ngại để
con khỏi lầm đường vì kiêu-căng hợm mình.

Những thập giá bé nhỏ được thêm vào đời ta như thế sẽ liên tục nhắc bảo ta lúc nào
cũng phải dựa vào ơn thánh để tiến hành mọi công việc lớn nhỏ. Chúa cho ta khả
năng lo toan công việc hàng ngày, nhưng một khi ta gạt Chúa ra khỏi môi trường
hoạt-động là ta đã bắt đầu đi sai đường : phải được điều-chỉnh bằng những thất-bại
hay đổ vỡ. Ðón nhận điều này chính là chúng ta hiểu phần nào về thân-phận con
người của mình, cái thân phận cần luôn được gắn liền và cột chặt vào khuôn khổ
và tương quan với Chúa.
26
Như thế, gian nan giúp thanh luyện con người. Gian nan cũng là cơ-hội lập công
đền tội. Gian nan còn giúp ta luôn kết hợp chặt chẽ với Chúa. Cho nên, khi trả lời
bạn bè phỏng vấn về chuyện này, thánh Tê-rê-xa Hài Ðồng Giê-su đã nói :”dù
Chúa có muốn tôi phải chịu hình phạt hoả ngục đi nữa, tôi cũng không lo sợ, vì lúc
nào tôi cũng liên kết với Ngài ; mà cạnh Ngài thì chỉ còn có thiên-đàng !”. Còn với
thánh Phê-rô Ða-mi-a-nô thì thường khuyên giáo dân :”Anh chị em hãy sẵn-sàng
đón nhận những thử thách khó khăn đời này, vì Chúa thực sự muốn dùng chúng để
giúp anh chị em tránh nỗi đau ghê gớm của lửa hỏa ngục mai sau.”

Về việc ‘Chúa giúp’ này, ta còn hiểu được rằng Chúa sẽ cho ta thấy rất nhiều khi ta
ÐAU-KHỔ trước những chuyện không vừa ý, chỉ vì ta thiếu nhân-đức và chưa
thực hiện những lời khuyên của Phúc-âm. Ta thiếu khiêm-tốn nên khi thấy bạn-bè
thành-công nổi tiếng là mình sôi-sục giận hờn. Ta không học bài học tha thứ nên
nhiều lần thù hận mất ăn mất ngủ. Ta tham lam của đời nên buồn chán thất-vọng
khi không kiếm đuợc nhiều tiền bạc như lòng ước mong. Và cứ thế, cuc đời liên
tục thấy toàn những đắng-cay khốn-khổ. . .

Khi thường-xuyên sống trong khốn-khổ cay-đắng như thế, ta sẽ dần-dà xa tình yêu
Chúa, sẽ không còn lo việc bác-ái phục-vụ tha nhân. Ðời ta sẽ từ từ biến thành hoả
ngục. Và thật đáng sợ, cái hỏa ngục đời này sẽ đưa tới hoả ngục đời sau !

Ngược lại, khi biết tìm ra bóng dáng Chúa, khi biết ‘đếm’ các phúc lành ta đã
được, khi hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của gian nan thử thách, ta sẽ không còn phải sợ-
hãi lo-lắng nhiều vì chúng nữa, và rồi, với ơn lành và Thần Linh Chúa hướng-dẫn,
khi luôn nhìn ra tình yêu và sự chăm-sóc ngày đêm của Ngài đối với từng ngừơi
chúng ta,ta sẽ biến-đổi cuộc đời trần-gian này thành ra cõi ‘thiên-thai !’

rong một dịp được xuất-thần và thị-kiến thiêng-liêng, thánh Gio-an-thánh-giá đã


được Chúa Giê-su hỏi mình âu-yếm :
- Này Gio-an, sau những công-việc tuyệt-vời con thực-hiện vì lòng yêu mến Ta,
nay con muốn Ta trao những phần thưởng gì ?
Gio-an đã bình-tĩnh trả-lời :
- Con chỉ xin được phần thưởng duy-nhất là được chịu-đựng thêm nữa vì tình yêu
Chúa !
- Thế con không sợ hãi gì sao ?
- Có Chúa bên cạnh, con chẳng hề lo-sợ chi.

Thật là một mẫu gương cao cả. Ngài thật xứng với danh-hiệu Gio-an ‘Thánh Giá’ !
Ngài cũng cho hậu-thế hiểu rằng, một khi ta sẵn lòng vác thập giá hàng ngày, Chúa
27
Giê-su sẽ sung sướng ghé vai vác phần lớn gánh nặng giúp ta.

Vì thế mà thánh Au-gus-ti-nô thường khích lệ giáo dân :”Nếu anh em biết đem tình
yêu Chúa vào đời sống thường nhật, các thánh giá bé nhỏ sẽ nên như không đáng
kể, mà những thánh giá lớn sẽ hoá ra thật dễ vác, quả như lời Chúa hứa : ách của ta
thì êm-ái và gánh của ta thì nhẹ nhàng.”

Nếu đọc hạnh tích của thánh Gio-an Kim-khẩu, ta sẽ thấy có đoạn nói về dịp
hoàng-đế Arcadius rất bực-tức sau nhiều ngày dụ-dỗ thánh nhân bỏ đạo mà không
thành-công. Quần-thần được triệu-tập để góp ý-kiến. Có vị đề nghị nên tịch thu hết
tài sản của ngài, nhưng kẻ khác can ngay :
- Ông đó đâu có sợ ! Vả lại tài sản là của chung giáo-đoàn ông ấy coi. Chỉ có đám
dân nghèo là thiệt-thòi vì hết được ông ấy giúp đỡ.
- Thế thì cứ bắt ông mà tống ngục là xong.
- Có chắc ông ấy vì sợ nhà tù mà bỏ đạo ?
Ða số nói ngay :
- Hầu chắc là không. Kể cả cái chết ông ấy còn chẳng hề ngán bao giờ.
Hoàng-đế thất vọng :
- Vậy còn cách nào hy vọng nhất ?
- Cứ tạo cách cho ông ấy ‘phạm tội’. Ông ấy sợ nhất chuyện phạm tội !
- Ai hứa dụ được ông phạm tội ?
Tới đây tất cả tuyệt đối im lặng, khiến hoàng đế truyền lệnh tức khắc đưa ngài đi
lưu đầy.
Lúc nào cũng có Chúa bên cạnh, làm sao Gio-an có thể chịu thua để bị dỗ phạm tội
mất lòng Ngài ! Dĩ nhiên thánh-nhân đã vui-vẻ hiên-ngang nhận mọi hình phạt.

Tình-yêu và sự hiện-diện của Chúa Ky-tô trong tâm-hồn khiến bao đấng anh-hùng
đã can-đảm hiến dâng mạng sống vì nước trời, phương chi khi phải đối diện với
những khó-khăn nhỏ bé hàng ngày mà ta luôn có được Chúa, tất cả sẽ được đón
nhận êm-thắm.

Cái chìa khoá của câu chuyện ở đây vẫn là làm sao thấy được bóng dáng của Chúa
mỗi khi ta đối diện với thử-thách. Thật ra Chúa chẳng bao giờ muốn giấu mặt,
muốn ẩn thân. Chỉ tại ta bưng che mắt của chính mình bằng những tư-tưởng và
hành-động sai lạc và ngược với Phúc-âm. Chỉ vì ta không thật tình và cố-gắng tìm
cho ra Ngài. Chỉ vì ta ngại phải hy-sinh những ngăn-trở để mở cho được cánh cửa
thần-thiêng có thần-linh Ngài hiện-diện. Nghĩa là ta ngần-ngại từ bỏ cái TÔI đầy
ích-kỷ đam-mê. Ta chưa nghe được tiếng Ngài vì ta còn lớn tiếng quá, còn chưa
biết thinh-lặng, chưa quen lắng tai.

28
Nói đúng ra, cũng như câu truyện của tân-ước, ta cũng theo đoàn người chen lấn
mong đến gần Chúa Giê-su để chạm được dù chỉ là phần gấu áo của Ngài, nhưng
chẳng ai được chữa lành, trừ ra người đàn bà xa lạ quê mùa kia. Chỉ vì một mình
bà ấy có một đức tin mạnh đủ để ‘sức mạnh nội tại cuả Chúa đã phát ra bất ngờ mà
làm nên phép lạ’.

Ta không cảm thấy ơn được mạnh sức hơn. Ta vẫn thường-xuyên nhát-đảm lo sợ
trước thập giá. Và ta trước sau vẫn cứ chối từ hy-sinh như. . .Phê-rô chối Thày !
Cũng chỉ vì ta chưa biết nuôi-dưỡng Chúa sau khi nhận lãnh Ngài từ thánh-đường
và đem về nhà. Ta có thể chỉ quan niệm rước lễ là rước vào lòng một Ðức Ky-tô
của 2000 năm trước đây, khô khan và xa mờ, thay vì một Ðức Ky-tô của ngày hôm
nay, đang sống động, đang mong mỏi được chia sẻ và sinh-hoạt với chính ta hằng
giây hằng phút.

Ai cũng biết rằng những gian-khổ trần đời tự nó là xấu, là hệ-lụy của tội nguyên-
tổ, thường tình chẳng ai ưa được. Nhưng khi vì yêu nhân loại mà muốn cứu chữa
họ khỏi chết vĩnh viễn trong tội, Chúa Giê-su đã sẵn lòng gánh hết tội lỗi con
người, và như thế Ngài cũng gánh luôn cái hệ-lụy ghê-gớm của tội là những khổ-
nhục, và kèm theo là chính sự chết. Ngài muốn dạy chúng ta rằng : Hãy theo chân
Ngài để ôm-ấp những gian-truân này, làm lợi cho ta và cho cả nhân loại. Sẽ tạo
công nghiệp. Sẽ giúp xoá tội. Và dĩ nhiên cũng giúp ta thực tập các nhân-đức.

Phần chúng ta, chỉ khi nào với niềm tin làm nền tảng và với tình yêu Chúa làm
động lực, ta mới tìm thấy giá-trị và ý-nghĩa đích thực của việc đón-nhận, ôm-ấp và
thánh-hoá các gian-nan thử-thách.

Cách tốt nhất là ngước nhìn lên cây thập-giá, để nhận-diện mối tình diệu-vợi
Thiên-Chúa dành cho nhân-loại, và cũng để học cách chính Ðức Ky-tô chuyển-đổi
những thương-đau trở thành ân-phúc và công-nghiệp như thế nào. Song song là
việc ý thức rằng Chúa mời ta đón-nhận thập-giá hàng ngày như phương-thức hữu-
hiệu nhất để ta hiểu-biết về Chúa, cũng như để trở nên giống con của Ngài.

Thánh Angela đệ Foligno là một trong những người được Chúa cho hiểu rõ nhất
rằng Chúa thích gửi thánh-giá cho các ‘bạn thân’của Ngài, để rồi Chúa đã chọn cho
bà những đau-thương trái ý dài cả một đời.

Chúa biết đời người tràn-lan những tai-ương thách-đố. Dù tìm cách trốn chạy cũng
chẳng dễ gì. Thành ra Ngài chỉ vẽ cho chúng ta cách bình-thản đón-nhận mỗi khi
phải đối-diện với chúng. Như chính Ðức Ky-tô đón-nhận từ bàn tay Chúa Cha. Và
điều hệ-trọng nhất là biết xin ơn can-đảm từ Ngài mà thánh-hoá mọi thử-thách,
29
mọi gian-nan.

Giáo-hội thường mời gọi chúng ta nhìn vào gương mẫu tuyệt vời của Ðức Maria
mà kiên-trì trong các cơn thử-thách : Qua mẫu-gương ‘Bảy sự thương-khó’, Mẹ
Maria đã quả thực nêu cho nhân-loại một bài học quý-giá về việc chiụ-đựng các
nỗi gian-truân, để rồi xứng đáng được xưng-tụng là Mẹ-Ðồng-công-cứu-chuộc.
Ðức Mẹ đã dùng đức tin vững vàng để ôm-ấp bao ‘vết gươm thâu’ đã được tiên-tri
Simeon loan-báo vào dịp Dâng Con vào đền-thánh, để cung-kính và suy-niệm về
Thánh-Ý Chúa ngày đêm.

Chẳng những Ðức Mẹ gặp được Chúa trong thử-thách, nhưng còn gặp thấy bao thử
thách trong chính bản-thân Chúa Con. Trọn đời của Mẹ luôn tràn ngập những điều
bi-thảm trớ-trêu. Sáu giờ đồng hồ đứng dưới chân thập-giá của Chúa, Mẹ đã hiểu
đủ thế nào là nỗi đớn-đau Con mình gánh-chịu, và cũng là nỗi đau-đớn tột-đỉnh Mẹ
chịu-đựng vì thánh-ý Thiên-Chúa.

Hãy cùng xác-tín với Ðức Maria rằng Chúa chẳng muốn ai phải sống bất-hạnh,
nhưng thập-giá là di-sản dành cho nhân-loại, cho nên ta hãy thánh-hoá chúng mỗi
khi gặp thấy và hoà-nhập chúng vào cùng thập-giá của chính Ðức Ky-tô. Ðôi khi
Chúa cho phép những tai-ương xảy ra cho một số người để tôi-luyện, để thử niềm
tin, và để tạo cơ-hội nên-thánh.

Ở phần đầu tập sách, chúng ta có đề cập chuyện tìm gặp Chúa nơi tha-nhân. Bây
giờ, nếu chúng ta biết áp dụng việc này một cách đặc biệt qua những phần-tử xấu
số không may-mắn trong xã-hội, ta sẽ thấy phần nào dễ-dàng hơn khi mình phải
đối-diện thập-giá.

Khi ta biết tìm đến những kẻ bất-hạnh đang phải kéo-lê cuộc đời trong cơ-cực lầm-
than, để chia-sẻ, ủi-an và giúp-đỡ, ta sẽ dễ vươn-lên và lướt qua được những cơ-
cực của chính mình.

Thánh Vinh-sơn đệ Phao-lô đã từng cả-quyết với các môn-sinh rằng khi mình tìm
cách xoa dịu vết thương tâm-hồn cũng như thể-xác của tha-nhân, chính Chúa sẽ
âm-thầm xoa-dịu vết thương cho chúng ta. Câu chuyện gia đình ông Tô-bia trong
Cựu-ứơc chứng minh hùng-hồn luận-cứ này : vì có nhiều hành-động thương người
lạ-thường, dù phải hy-sinh cả tính-mạng, nhất là lén-lút đi chôn xác kẻ chết trong
thời lưu-đầy xa xôi, hai cha ông đã được Chúa ra tay cứu chữa cách riêng qua
những chuyện khốn khó.

Thế là, nếu biết nhớ đến Chúa và nhìn lên Ngài khi gặp nghịch-cảnh, thay vì phải
30
sầu-thương thất-vọng, chúng ta sẽ được ơn an-ủi và hãnh-diện được góp phần với
Ðức Ky-tô trong việc cứu-chuộc nhân-loại.
===============================================
5-GẶP CHÚA TRONG VIỆC TÔNG ÐỒ

Nói cho đúng hơn, chúng ta phải có bổn-phận làm tông-đồ sau khi gặp được Chúa :
gặp Ngài qua đức tin rồi, tự-đng ta phải chia-sẻ món quà đức-tin ấy cho anh-chị-
em của mình khắp nơi. Tuy nhiên, khi thi hành việc tông-đồ, khi thực-hiện những
việc lành phúc-đức, chúng ta phải có đầy đủ tinh-thần của Chúa và làm mọi chuyện
vì Ngài và cho Ngài.

Nói đến việc tông-đồ, một số người có thể lo sợ : có thể phải hy-sinh nhiều thứ, có
thể phải đi tới những miền đất xa xôi, và cũng có thể là phải sống gương-mẫu cao-
cả. . . Nhưng ta hãy nói ngay tới cái sứ-mạng căn-bản của mỗi người tín hữu sau
ngày lãnh phép rửa tội : Ai ai cũng phải là một tông-đồ, một nhân-chứng cho chính
Thiên-Chúa trong môi-trường sống của mình.

Phúc-âm thánh Gio-an cho ta xem lại cái hoạt cảnh thật sống-động trong dịp Chúa
Giê-su gặp người thiếu-phụ xứ Samaria. Bắt đầu câu chuyện là việc Chúa xin bà
cho uống nước từ giếng Gia-cóp, đưa qua những chi-tiết giúp bà nhận ra đây thật là
vị tiên-tri muôn dân đang trông-đợi, để rồi chính bà phải lên tiếng xin Ngài ban
cho thứ ‘nước hằng sống’ cao qúy từ trời cao. Ðiểm can-hệ ở đây là bà đã mau
mắn trở vào làng để thông-báo tin vui cho mọi người, hầu tất cả đều có cơ-hội
diện-kiến đấng cứu-tinh.

Việc ‘tông-đồ truyền-giáo’ của bà đã đạt được kết-quả tuyệt-vời. Ðó là hình-ảnh và


mẫu-mực của lòng hăng-say chia-sẻ Tin-Mừng về Nước Trời. Và đây có lẽ cũng là
một tiền-lệ, để một vài năm sau Maria Ma-đa-lê-na mau chân về báo tin mừng Ðức
Ky-tô phục-sinh cho các môn-đệ của Ngài. [Cả hai cùng là những kẻ đã có một dĩ-
vãng đầy sóng-gío, nay được ơn trọng-đại để làm chứng-nhân cho chính Chúa.]

Gặp được Chúa là gặp được kho báu vô-tận. Dù ta có bổn-phận phải đạt cho bằng
được cái kho tàng thiêng-liêng này, nhưng không được phép giữ khư khư cho riêng
mình; trái lại phải giới-thiệu và ban-phát cho mọi người. Cũng như chúng ta
thường được nghe nói đừng tìm cách chiếm nước trời một mình, nhưng cần đồng-
hành và kéo-lôi bạn-bè cùng đi trên đường nên thánh trong suốt cuộc đời. Ðó cũng
là cách thực-hành cụ-thể lời khuyên từ chính Chúa : “Ðược nhưng không thì hãy
biết cho đi nhưng không”.

Công-tác khởi đầu có lẽ phải là cái mục nêu gương sáng cho mọi người chung
31
quanh. Ta mang danh ‘Ky-tô-hữu’ nghĩa là ta có Chúa, ta thuộc về Chúa cũng như
ta hành động theo đường lối Chúa dạy. Qua lời khuyên Phúc-âm ‘Người ta không
thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nơi trống-trải để mọi người trong nhà
cùng được hưởng ánh sáng’, chúng ta làm gương lành như một nhắc nhở và khích
lệ tha nhân cùng làm theo. Dĩ nhiên ta phải làm với tất cả ý ngay lành. Không vì
kiêu căng. Không nghĩ mình thánh-thiện hơn bất cứ ai.

Nêu gương sáng chính là việc bác-ái như chúng ta đã đề cập trước đây : Tất cả chỉ
là vì chúng ta muốn có chút phần đền đáp tình thương Chúa đã dành cho chính
mình, cũng như thấy hình-bóng Chúa nơi anh em như nơi chính tâm hồn mình. Nó
cũng có nghĩa ta muốn Chúa được yêu mến và tôn kính nơi kẻ khác, với niềm mơ-
ước tất cả nhân-loại cùng tôn vinh Ngài. Chính vì thế mà Ðức Giáo-hoàng Gio-an
23 đã thường nói : “Nếu anh chị em thực sự sống đúng danh người Ky-tô-hữu, thì
chả mấy sẽ không còn nghe nói ai là người ngoại-giáo cả.”

Thánh Vinh-sơn ‘bác-ái’ cũng cho chúng ta một bài học sống như sau : Sau ngày
thụ-phong linh-mục không lâu, ngài xuống tàu từ hải-cảng Toulouse để đi
Narbonne, chẳng may tàu bị hải-tặc tấn-công và một số đông bị chúng giết. Riêng
ngài thì bị bắt qua Tunis bên Phi-châu để làm nô-lệ. Sau một thời gian bị mua đi
bán lại bởi nhiều chủ, thánh-nhân đã bất ngờ cải-hoá được cả gia-đình người chủ
cuối cùng, để rồi chẳng những ngài được trả lại tự do, mà còn khuyên được gia-chủ
trở về với đạo thật. Tất cả chỉ vì ngài sống hiền-lành gương mẫu lạ thường trước
mặt mọi người. Trước sau chỉ ở trong tư-thế một anh nô-lệ hèn-mọn, chưa một
ngày được cơ-hội dùng toà giảng hay cử-hành các bí-tích tôn-giáo nhân-danh một
linh-mục Công-giáo.

Công-đồng Vatican đã lên tiếng rõ ràng : Các vị chủ chăn phải huấn luyện làm sao
để các tín-hữu biết làm cho cuc sống của chính họ trở nên một minh-chứng hùng
hồn về sự hiện-diện của Chúa giữa trần gian, và rồi theo gương thánh Tông-đồ
Phao-lô, hãy trở nên’mọi sự cho mọi người’, mong cho phần rỗi của tất cả được
thực-hiện.

Cũng như trong việc chia-sẻ thập-giá của Chúa Ky-tô trong đời sống hàng ngày
cho ta cơ hội góp phần vào công-cuộc cứu thế của Ngài, ở đây, qua các công tác
tông-đồ, chúng ta đáp lại lời Ngài mời gọi cho Ngài mượn đôi tay, đôi chân, miệng
lưỡi và nhất là con tim để thế-giới cùng được nghe, được thấy và được cảm-nhận
tình yêu thương của Chúa với họ.

Ta có thể hiểu đây là mõt vinh-dự vì Chúa mời, Chúa cần và Chúa muốn ta ‘giúp’
Chúa, dù cho chẳng ai trong chúng ta dám nói mình xứng-đáng. Tuy-nhiên đây
32
cũng là một bổn-phận nữa : nó là một trọng-trách mà ta không thể khoán hay ‘bán
cái’ cho ai khác. Ai cũng có trách-nhiệm làm việc tông-đồ. Ai cũng phải góp phần
vào việc mở mang nước trời và đắp-xây cho hội-thánh Chúa.

Trong một bài kinh Tiền-Tụng lễ thường nhật, Giáo hội cho ta thấy rằng Chúa
không cần chi tới những lời tán-tụng ngợi-khen của con người, nhưng khi làm thế,
chúng ta tạo nên những ơn ích cho chính mình. Nơi đây cũng vậy, máu thánh của
một mình Chúa Ky-tô đã quá đủ để chuộc tội cho toàn thể nhân loại, chả cần ai
thêm chút gì nữa. Nhưng chính Ngài ngỏ ý muốn những kẻ theo Ngài cũng phải
‘góp phần’, và dĩ nhiên việc này cũng đem lại những ơn huệ và lợi ích thiêng liêng
cho chúng ta.

Người đời dễ bị cuốn lôi bởi những tấm gương cụ thể trước mắt họ. Trong lúc nêu
gương lành, ta đem chính bản-thân của Chúa ra ánh sáng, nếu trong thâm tâm ta
cũng như trong trí óc của người khác, các việc này được thực hiện vì và trong
Chúa.

Tại thành-phố Chicago miền trung Hoa-kỳ, cách đây ít năm, dân chúng tại mt khu-
phố kéo tới dự đám tang của vợ mục-sư Tucker, được cử hành ngay tại thánh-
đường do ông đang cai-quản. Trong bài giảng, có lúc ông nói như tâm-sự với chính
vợ mình :
- Em à, cách đây hơn một tháng, sau buổi anh giảng-thuyết ‘Chúa là nguồn vui
đầy-đủ nhất cho chúng ta’, có người đứng lên thách thức và chế diễu rằng, nếu vợ
anh bất ngờ chết để lại mấy con mồ-côi, anh chắc chẳng bao giờ có thể mở miệng
mà giảng ngon lành như vậy. Hôm nay, tai-hoạ như thế đã đến với anh, anh xin
phép em để nói lại một lần nữa rằng Chúa vẫn là nguồn vui và an-ủi vô-song của
anh còn sống đây cũng như của em, dù em đã nằm xuống nơi đây.
Sau buổi tang lễ, có người xin đến gặp riêng mục-sư và nói nhỏ :
- Thưa mục-sư, hôm nay tôi được chứng-kiến tận mắt và nghe tận tai. Tháng trước
chính tôi là kẻ lên tiếng ngờ vực về bài giảng của mục-sư, nhưng bây giờ tôi dứt
khoát tin ông và những lời mà ông giảng thuyết. Tôi sẽ cùng với ông sống vui mãi
trong tình thương của Chúa.

Người đời tự động sẽ nhận ra những nét cao-qúy thiêng liêng nơi việc lành của
chúng ta để hướng lòng về với Chúa. Những việc lành lành cần phải được khởi sự
bằng lòng mến Chúa và nhất là tâm-tình biết ơn Ngài vì bao ân-huệ đã dành cho ta.
Ðây phải là mt thiên ý, là lệnh từ trên cao đòi ta bày tỏ những điều mình nhận-lãnh
và tin-tưởng cho tha nhân.

Ta lấy ví dụ từ Phúc-âm vào dịp Chúa Giêsu chữa anh chàng bị qủy ám tại miền
33
Gerasa : Sau khi anh được khỏi, Chúa ra lệnh “Anh hãy trở về quê nhà và nói thật
rõ cho gia-đình họ-hàng biết những điều Chúa đã thương làm cho anh”. Và anh đã
hiểu ra. Anh đã làm tròn nhiệm vụ. Cái nhiệm vụ này không đòi anh phải là một
linh-mục hay một tu-sĩ, nhưng là nhân-chứng bình-thường cho tình thương của
Chúa giữa trần đời. Chỉ với tư-cách là một ky-tô-hữu. Chỉ lấy danh nghĩa là một đã
gặp thấy Chúa.

Nói một cách cụ-thể, chúng ta làm sáng danh Chúa qua gia-đình bé nhỏ của mình.
Chúng ta giới thiệu tình thương Chúa nơi sở làm thường nhật. Chúng ta cũng có
thể nêu cao ngọn đèn rực sáng Ðức Tin tại một quán cà-phê hay một sân quần vợt.
Chỉ cần là chúng ta sống cho thật đúng tiêu-chuẩn và mẫu-mực của những lời
khuyên Phúc-âm. Nghĩa là Chúa không đòi chúng ta phải bỏ nhà ra đi miền xa như
những nhà truyền-giáo.

Ngày nọ, Mẹ Tê-rê-xa từ bên Ấn-Ðộ có việc qua Anh-quốc. Tại đây, không kể một
số đông linh-mục và tu-sĩ , có nhiều ky-tô-hữu đạo đức muốn xin được ghi tên qua
Calcutta phục-vụ dân nghèo, theo chân các nữ-tu gương-mẫu tận-tụy bên đó,
nhưng Mẹ Tê-rê-xa thành-thật trả lời :
- Có lẽ qúy anh chị em nên ở lại quê mình mà phục vụ bao người đồng hương sống
xung quanh.
Họ đáp :
- Nhưng chắc bên Ấn-độ có nhiều người nghèo khổ hơn bên này.
- Ðã dành là thế. Nhưng qúy vị cũng đừng quên rằng có lắm kẻ nghèo về mặt tinh-
thần cũng như thiêng-liêng có khi còn đáng thưong hơn cả đám dân nghèo về vật-
chất. Xin cứ ở lại đây để giúp đỡ cho những thành-phần ấy. Sau này, có thể Chúa
sẽ tạo cho các vị cơ-hội đi truyền-giáo miền xa.

Mẹ Tê-rê-xa nói rất đúng. Xung quanh mỗi người


Chúng ta lúc nào cũng có những người cần giới-thiệu Chúa cho họ, để ai nấy luôn
đưộc nhắc nhở về những nguyên-tắc căn bản cho cuộc sống tâm-linh. Tất cả chỉ vì
công cuộc chia-sẻ tình thương cũng như cứu-độ muôn dân phải được tiếp-tục
không ngừng. Mà mỗi người chúng ta phải là những khí-cụ cho công-cuộc trọng
đại đó.

Nhiều nhà thần-học nói rằng có lẽ Chúa không thích làm việc đơn-độc : Ngài nghĩ
rằng có sự cộng-tác của con-cái loài người thì mọi sự sẽ tốt đẹp hơn. Chính vì thế
Chúa Giê-su đã chia quyền làm phép lạ cho các môn-đệ của mình để minh-chứng
nước Trời đã đến, thay vì giữ độc quyền riêng cho mình mà thôi. Mà theo lời thánh
sử Gio-an, Chúa còn hứa các môn đệ còn có thể làm những chuyện lạ-lùng hơn cả
chính Chúa từng làm lúc còn sinh thời.
34
Ta sẽ nhận ra đó là lý do khiến ai nấy phải tìm gặp Chúa qua việc đem tình yêu của
Ngài cho từng tâm-hồn. Mà đây cũng là ý nghĩa đời Ky-tô-hữu của mình. Cũng là
công tác hệ-trọng nếu ta muốn đáp-đền những ơn-huệ đã lãnh-nhận. Có thể có
những lúc chúng ta lo-sợ vì thấy mình tội-lỗi bất-xứng, như trường-hợp một số
ngôn-sứ trong thánh-kinh đã trả lời Chúa khi Ngài mời làm sứ-vụ rao-giảng cho
Ngài : “Con chỉ như những trẻ nít, nào có tài sức chi mà dám lên đường làm những
chuyện to lớn ấy !” Thật ra Chúa sẽ dùng Thần-linh Ngài hành-động và nói năng
thay cho ta. Ngài sẽ âm-thầm tăng sức mạnh để ta có khả năng làm những thứ khác
thường cho Ngài. Ngài muốn 33 năm tại thế của Con Ngài phải được nối dài thêm
ra đến vô tận, để càng nhiều người càng tốt sẽ đi vào qũy-đạo mến-thương của
Ngài, qua sự tiếp tay của chúng ta.

Ði sau câu chuyện làm gương sáng,chúng ta còn phải dấn-thân để can-đảm lên-
tiếng cũng như hành-động bênh-vực cho công-lý và lẽ phải. Cả lẽ phải cũng như
công-lý đều là dấu vết của nước Trời, của sứ-điệp Tin Mừng Phúc âm. Cái gương
cao-vời của Thánh Gio-an Tiền-Hô đã là mẫu-mực cho công tác hệ-trọng này.
Ngài đã thẳng-thắn chỉ-trích những thành-phần lợi-dụng quyền-thế để bắt nạt đám
dân đen, kể cả bậc vua chúa không thực hiện việc công bằng, dù trên bình-diện cá-
nhân hay tập-thể; để rồi Gio-an đã đem chính mạng sống mình ra để trả giá cho
con đường hùng anh này.

Bài học cụ-thể nhất từ Phúc âm của Chúa là bổn-phận và phương-thức sửa lỗi tha
nhân. Một mặt Chúa yêu cầu ta đừng lên án và soi mói khuyết-điểm kẻ khác (Đừng
chỉ thấy cái rác trong mắt anh em mà quên cái đà trong mắt chính mình), mặt khác
Chúa lại yêu cầu chúng ta hãy can đảm giúp cho tha nhân biết sửa đổi sai lỗi và
chấm dứt việc phạm tội. Dĩ nhiên là áp-dụng cho những việc rõ ràng và cần phải ra
tay , hầu tránh cho tha nhân cứ đi sâu vào con đường hư hỏng tai-hại.

Nó cũng phải được thi-hành trong tâm-tư chân-thành và khiêm-tốn tối đa, hiểu rõ
rằng mình cũng chưa chắc khá hơn chi so với đương-sự trong cuộc. Lệnh Chúa ban
ra rất rõ-ràng giản-dị :”Nếu thấy có ai trong cộng-đoàn có điều sai-quấy, con hãy
một mình gặp và trình-bày về việc đó; nếu họ không nghe, hãy rủ thêm mô5t người
khác tới để đặt vấn đề cho mạnh hơn; mà giả như họ vẫn không muốn bàn tới điều
sai-quấy này, thì hãy mang ra công-khai trước cộng-đoàn; ở mức chót này, nếu họ
vẫn chối từ, hãy cứ coi họ như thành-phần ngoại giáo. . .”

Thế nghĩa là tất cả phải được thực-hiện trong ý hướng xây-dựng tích-cực : xây-
dựng cá-nhân để xây-dựng cả cộng-đoàn. Việc xây-dựng này cần có lời cầu-
nguyện mở đường, có lòng bác-ái thúc-đẩy cũng như có đức kiên nhẫn đi kèm. Nó
35
khác hẳn việc vạch lá tìm sâu. Nó không phải chuyện phe nhóm tranh-chấp. Nó
cũng không là kết quả của chuyện tị-hiềm cá-nhân. Thành ra nó tượng trưng một
tâm-tình lo-toan mưu-cầu lơị ích cho nhau về mặt thiêng-liêng và tinh-thần; gói
ghém ở đây một lòng can-đảm và hy-sinh cao-độ.

Việc tông-đồ thường-xuyên dẫn tới những phức-tạp, những phiền-toái, lắm khi quá
bất ngờ và đem tới hậu quả xót xa. Riêng trong chương-trình ‘chỉnh’ lỗi của tha
nhân, ai cũng biết đây chẳng phải là việc dễ-dàng và chóng thấy thành-quả. Trái lại
thực tế cho thấy những trường hợp hết sức rắc rối, căng-thẳng. Tuy nhiên, việc
chung của cộng-đoàn đòi ta cố gắng; lời kêu gọi của Chúa đòi ta chấp nhận hy-
sinh.

Việc tông-đồ dĩ-nhiên lúc nào cũng đòi hỏi chuyện tế nhị và khéo-léo. Qua kinh
nghiệm của tháng năm chúng ta học hỏi thêm những bài học qúy giá cho một
người tông-đồ. Dẫu sao, lòng mến Chúa và yêu thương tha nhân vẫn luôn là yếu tố
hệ trọng hàng đầu. Nó sẽ kéo đi được hết những bực dọc bên lề. Nó sẽ khích lệ ta
không nản chí và giúp ta nghị lực tiến tới. Có nó, ta sẽ biết lúc nào cần khuyến
khích tha nhân khi họ thực hiện những chuyện lành, và khi nào cần nhắc bảo và
sửa sai về những lỗi lầm.

Khi còn làm khâm-sứ toà-thánh tại Paris Pháp quốc, Ðức giáo-hoàng ‘tương-lai’
Gio-an 23 đã gợi cho ta một cách ‘nhắc bảo’ tế nhị như sau : Nhân một dịp tiếp-tân
long-trọng, ngài được xếp ngồi gần một vị nữ-lưu có lối ăn mặc không đủ kín đáo.
Trong tâm tư có chút phiền mun, ngài tìm cách sửa sai vào cuối bữa tiệc, sao cho
bà này không bị tự ái mà dễ dàng nhận ra điều thái quá của mình, bằng cách chọn
một trái táo rồi trao cho bà như món tráng miệng. Bà này chối :
- Thưa ngài tôi không ưa ăn táo :
Vị khâm-sứ tươi cười nói nhỏ :
- Xin bà ráng ăn trái táo này đi. Xưa kia bà E-và nhờ trái táo mới mở mắt ra để
thấy mình thiếu gì trong cách ăn-vận !

Làm công-tác tông-đồ cần được Chúa Thánh-Linh hướng-dẫn, nhằm mục-đích có
đủ ơn khôn-ngoan cần-thiết cho mọi quyết-định lớn nhỏ kể cả những lúc chúng ta
gặp cảnh lưỡng-lự hay bối-rối. Ðây cũng là cách kết hợp đích thực với Chúa để
thánh-hoá mọi hành-động.

Làm tông-đồ thực sự là ‘cho đi’, nghĩa là sằn-sàng với những mất mát về phần bản
thân mình. Cũng có nghĩa là ta phải trang-bị cho mình những món quà thiêng-
liêng, cụ thể là những điều-kiện của một tâm-hồn có đầy Chúa, để rồi đem đi chia-
sẻ và ban phát. Mà ta càng cho đi, Chúa càng làm cho ta được đầy với những ơn
36
sủng qúy-giá. Cuc gặp gỡ Chúa thế này sẽ làm vinh-danh Chúa hơn bất cứ cách
nào khác, và dĩ-nhiên làm Chúa vui lòng hơn cả.

Ta mang hoa trái thiêng-liêng từ đời sống tinh-thần của mình để trao cho tha-nhân
chính là ta thi-hành tuyệt-hảo lời ước mơ của Chúa khi Ngài sai các môn-đệ ra đi
khắp phương trời. Ðặc biệt khi ta tham dự các ‘đoàn thể công giáo tiến hành’ của
giáo-xứ, ta có cơ-hội cùng bao bạn bè khác tìm cách phát triển khả năng Chúa ban,
để trở thành như những khí-cụ hữu-hiệu hơn cho việc nhắc bảo tha-nhân sống đức
tin của họ theo mong đợi của Chúa.

Ðối với chúng ta, trong cuộc sống tín-hữu giữa đời, thực tế ta chỉ cần chú tâm
thánh hoá các việc bổn-phận hàng ngày, và khi có dịp tiếp xúc với bạn bè, ta cho
họ thấy mình lúc nào cũng có niềm tin và cậy trông mãnh-liệt vào bàn tay Chúa
quan-phòng. Người ta sẽ nhận ra ngay cái tâm-tình khác biệt nơi chúng ta, và rồi
phải suy nghĩ và tìm cách làm theo. Nhất là khi thấy chúng ta lúc nào cũng an vui,
cũng có nụ cười trên môi, cũng toả ra một tấm lòng thương yêu kiểu con Chúa.

Thánh Tô-ma tiến sĩ nói rằng một khi ta thực sự yêu mến Chúa, ta sẽ tự-động tìm
cách làm cho Chúa cũng được mọi người mến yêu. Ðây chính là cơ nguyên của
mọi cố gắng hoạt-động tông-đồ.

Cái ngọn lửa yêu mến này cần được thường-xuyên tăng-cường sức mạnh nung-nấu
bằng sự kết-hợp nội-tâm với Chúa, nhất là qua việc cầu-nguyện. Ðó là lý-do tại sao
thánh nữ Tê-rê-xa cả luôn nhắc bảo các nữ-tu dòng Car-mê-lô của mình phải sẵn
sàng để cho Chúa xử-dụng mình với mục-đích cứu chuộc và thánh hoá trần đời. Ai
cũng hiểu rằng, để có thể sẵn sàng như thế, chúng ta phải học cho thật nhiễn cái bài
học kết hợp với Chúa hằng giây hằng phút. Trong trường hợp các tu-sĩ sống
thường-xuyên trong các tu-viện kín, việc tông-đồ cũng vẫn được thực-hiện một
cách hữu-hiệu qua việc kết hợp mật thiết với Chúa và thánh hoá mọi hành-động
lớn nhỏ mà chỉ cho ý hướng truyền giáo tông-đồ. Việc này khiến thánh Tê-rê-xa-
Hài-đồng-Giê-su đã được tôn phong làm bổn mạng các xứ truyền-giáo, ngang hàng
với thánh Phan-xi-cô Xavier một thời tung hoành bên Á-đông.

Khi tâm-hồn ta kết hợp với Chúa như thế, ta sẽ tránh được mối nguy-hiểm tưởng
mình có khả năng này nọ. Chúa mời ta cộng tác, Chúa cho ta thấy kết quả tốt,
nhưng tất cả là do ơn thánh của Ngài. Chúa chỉ mượn ta là phương tiện, là khí cụ.
Ta có thể mua hạt giống về. Ta có thể đem ra ruộng gieo vãi. Ta có thể bỏ phân
bón thêm. Ta cũng có thể tưới nước, vun xới, cắt tỉa. Nhưng chỉ có một mình Chúa
làm cho cây mọc lên được.

37
Thế là ta đồng-hành với Chúa ở cấp-độ cao nhất : Ngày đêm ta làm việc của mình
mà thành ra làm cho Chúa. Chỉ vì ta biết thánh hoá tất cả. Chỉ là do ta hiến dâng tất
cả. Nhất là bởi ta hiểu rằng ta hết lòng mến yêu Ngài, và lúc nào cũng tìm cách để
kéo lôi mọi người cùng làm như vậy.
=====================================================
6-GẶP CHÚA SẼ THẤY THIÊN ÐÀNG

Ai cũng mơ ước rồi mai được về Thiên-đàng với Chúa. Ở đó chẳng những sẽ hết
gặp khổ đau phiền mun, mà còn được hưởng muôn vàn sướng vui về mọi mặt. Các
bản kinh trước đây đều hay được kết thúc với câu ‘mong ngày sau được hưởng
phúc thanh-nhàn đời đời kiếp kiếp, Amen !’; và trong thâm tâm nhiều giáo hữu bây
giờ, vẫn tiềm tàng niềm khắc khoải chờ mong mau được ‘về trời’(với tinh-thần của
bản nhạc Mẹ ơi chóng đem con về trời ), dù chưa chắc gì họ đã tròn vui khi được
Chúa gọi về ngay lúc này.

Tất cả cũng là bình-thường thôi. Nhưng việc của chúng ta ở đây là phải vượt lên
trên cái ‘bình-thường’ đó một chút. Nghĩa là ta cần hiểu thêm rằng QUA VIỆC
THƯỜNG XUYÊN GẶP CHÚA, TA SẼ THẤY ÐƯƠC BÓNG DÁNG THIÊN
ÐANG NGAY Ở TRẦN GIAN NAY.

Cùng với điều khẳng-định trên đây, ta cũng có thể tuyên bố dứt-khoát rằng nếu
trong thời gian còn ở trần-gian mà ta không hề gặp được Chúa, thì ta sẽ chẳng bao
giờ thấy được Ngài trên Thiên-đàng. Tại sao vậy ? Thưa chính là vì thánh-sử Lu-ca
đã diễn-đạt lời Chúa Giê-su tuyên-bố rất rõ-ràng : Nước Trời đang ở giữa các
ngươi. Nghĩa là sao ? Nghĩa là chúng ta có phần vụ phải chung tay đắp xây cái
vương-quốc này bằng mọi phương-thức, thay vì ngồi mơ mng về một cõi xa mờ
nào đó.

Nước Trời phải được khởi sự ngay ở đây và chính giờ phút này.

Chúa Ky-tô nhập thể và nhập thế cùng một lúc, mang theo toàn bộ Thiên-đàng với
Ngài. Nói khác đi, Ngài ở đâu là có Thiên-đàng ở đó. Và ta kết luận ngay được
rằng khi ta có Chúa trong hồn và có Chúa trong mọi sinh-hoạt, ta lúc nào cũng
chiếm-hữu được trọn vẹn Nước Trời .

Chúng ta theo Chúa tức là chúng ta dùng ơn của Ngài để thánh hoá trần gian, để
cải đổi những yếu tố trần tục trở thành yếu tố thần-thiêng. Nghĩa là chúng ta lồng
gọn khuôn mặt Chúa Giê-su vào khuôn mặt của ta. Chúng ta dùng sức mạnh và hơi
nóng của tình yêu Ngài mà biến đổi vạn vật, khiển cho bầu khí quyển trái đất
đượm mùi vị thiên giới. Dĩ nhiên, trong thơ I gửi tín-hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô
38
sánh ví bóng dáng Chúa bây giờ chỉ . . .mờ mờ như hơi sương !

Mỗi lần tới dự thánh-lễ rồi rước mình thánh Chúa vào lòng, chúng ta được coi như
lãnh nhận bánh’của các thiên-thần’ được đặc cách dành cho ta. Thế là với tâm-tình
tin mến trọn vẹn, ta thực sự được nếm thử Thiên Ðàng. Cũng theo cung cách ấy,
khi ta thường xuyên có đầy Chúa và tình yêu Ngài trong hồn, ta sẽ được thần-linh-
hoá để có thể cảm thấy hương-vị ngọt-ngào lạ-thường của thiên-cung.

Trạng-thái và tâm-tình ấy cho phép chúng ta đạt tới chỗ mà nhiều người hay diễn
tả là có Thiên-Ðàng 2 kiếp. Ta tập dượt Thiên-Ðàng kiếp này để có thực sự Thiên-
Ðàng kiếp sau. Cả cuõc sống sẽ phải là một cuộc chuẩn-bị và thực-tập lâu dài.

Có những vị thánh sống nửa đời về trước trong tô5i lỗi hư-đốn, nhưng rồi một khi
gặp được lời gọi trở về bất ngờ, các ngài đã chạy đua nước rút để bù đắp trong suốt
nửa đời về sau. Thánh Aügustinô đã cho ta một ví dụ điển hình về chuyện này, để
rồi ngày đêm luôn tâm-sự với Chúa : Con đã gặp và biết Chúa quá muộn, nay xin
Ngài giúp con biết làm sao để đền bù lại !

Có lần thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô giảng về đề-tài ‘Hãy cố gắng sống trung-thành
với Chúa trong hiện tại, còn quá-khứ hãy phó cho lòng từ bi Chúa, và tương-lai
hãy trao cho sự quan-phòng của Ngài’, một giáo hữu thắc-mắc về ý-nghĩa đích-
thực của bài giảng, ngài đã cắt nghĩa : “Sống hiện-tại với lòng trung-thành nghĩa là
ta để cho Chúa làm chủ và hoàn-toàn chi-phối đời mình, không còn thấy cái riêng
tư của ta đâu nữa, kết quả là Chúa chiếm đoạt cả không gian lẫn thời gian, chẳng
khác chi Chúa cho ta lên trời coi thử vậy .”

Ta không nên bắt chước những kẻ đạo-đức ‘rởm’ để lúc nào cũng mong lìa thoát
thân-xác và cuc sống thế-tục mà lên cõi. . .tiên. Trái lại phải luôn nhớ rằng Chúa
Ky-tô đã chọn phương-thức mặc xác phàm để khởi sự chuơng trình cứu thế. Dĩ
nhiên, ngài đụng chạm tới đâu là chỗ đó được thánh-hoá. Ngài nâng nhấc và tạo
giá trị cho mọi thứ trần đời (vì Chúa Cha đã tạo dựng nên tất cả với tình yêu). Bây
giờ ngài ban phép và chia sẻ thần-lực cho chúng ta để tiếp tục câu-chuyện thánh
hoá cao cả này. Ðể ta thay nhau tạo nơi chốn và điều kiện cho Ngài đến mỗi ngày
và cư-ngụ giữa trần gian với con cái loài người. Ðức Ky-tô đã coi gia-đình nhân-
loại là gia-đình của Ngài, không phải chỉ trong 33 năm ngắn ngủi, nhưng mãi mãi
cho tới tận thế.
Thành ra Ngài ước ao cho từng người trong chúng ta cũng học biết cách cung cấp
cho Ngài những đối tượng mới cho việc yêu thưong và cứu-chuc. Thực tế là Ngài
muốn chúng ta đón mời Ngài ngày nào cũng tái nhập thế, không như dân riêng của
Ngài đã nỡ tâm xua đuổi chối từ trước đây. Còn với những ai giơ vòng tay cháo
39
đón thì , theo thánh-sử Gio-an, Ngài ban cho quyền làm nghĩa tử của chính Thiên
Chúa.

Ðưa Ngài vào lại công cuộc nhập thế chính là ngày ngày giới thiệu tình thương và
khuôn mặt diệu-huyền của Ngài cho mọi người, sau khi chính mình đã may mắn
thấy được những kho tàng qúy giá đó. Mà một khi con mắt linh-hồn ta không thấy
được những thứ này, là hoàn toàn lỗi tại ta.

Một Linh-mục thừa sai ở Tích-Lan về quê Tây-ban-nha nghỉ hè, có kể một câu
chuyện về Phật giáo sau đây, và kết luận với các tín-hữu Công giáo rằng ai cũng có
Chúa ở với họ : Ngày kia, có một đệ-tử lên tiếng hỏi vị thượng-toạ :
- Thưa thày hiện nay có Phật tính ở trong con hay không ?
Thượng toạ có vẻ không vui đáp lại :
- Không có !
Anh đệ-tử hoang-mang :
- Sao con đọc sách thấy nói mọi vật đều mang Phật tính ?
- Phải, mọi vật đều có, chỉ trừ con.
Anh này lại càng bối rối :
- Tại sao chỉ trừ con ?
- Tại vì chỉ có mình con đặt vấn-đề. Sao con cứ phải thắc mắc về một chuyện hiển-
nhiên như thế !

Quả là chính xác. Và chính xác gấp ngàn lần khi ta nói về Thiên Chúa. Chúa hiển
nhiên ở khắp mọi nơi, cho ta cơ hi tiếp xúc, làm quen, đồng hành, chia sẻ và hợp-
nhất-thành-một trong mọi chuyện lớn nhỏ. Mà chính cái việc hiệp-nhất này cho ta
khả năng biến đổi khổ đau nên niềm hoan-lạc.

Cơ-nguyên là vì Chúa, tự bản-tính, luôn thích san-sẻ tình yêu và trao ban chính
mình. Ta hãy hiểu rõ điều này để Chúa luôn tìm thấy nơi ta một mục-tiêu tuyệt-
hảo, và ta biết mở rộng cửa lòng mình mà đón nhận chính đầu mối thiên-đàng này.
Có thánh nhân nói rằng Chúa không hề từ nhiệm, không hề hưu trí trong công cuộc
tìm kiếm để tự-trao-ban này.

Dù nay Ngài đã về trời, nhưng đó chỉ là chuyện Ngài khuất bóng tạm thời, chứ
không phải Ngài rũ áo ra đi và vĩnh-biệt trần gian. Ngài liên tục ở lại với trọn
Thần-linh vô hình để hướng dẫn, để chỉ vẽ cho chúng ta biết sống thực tại Nước
Trời giữa cảnh vực trần đời; nghĩa là chuẩn-bị Thiên-Ðàng mỗi ngày trong mọi
sinh hoạt.

Chúa ở lại cũng để ủi-an, khích-lệ, đỡ-nâng, nhất là giúp ta khỏi uổng công rồi để
40
qủy ma dối lừa và dắt ta tới tình cảnh lầm đường lạc lối. Khi biết nghe tiếng Ngài
dạy bảo, ta sẽ đạt được những ơn ích tối đa, dù với khả năng và tài sức rất hạn hẹp
của mình.

Truyện kể về cậu con trai của kiến-trúc-sư Bramante là người tiên-khởi vẽ mô-hình
đền-thờ thánh Phê-rô theo lời yêu-cầu của Ðức Giáo-hoàng Juliô II. Sau khi ghé
coi mẫu hoạ, ngài rất hài lòng, và rồi trước khi chia tay, ngài muốn thưởng công
bằng cách dắt cậu con trai của ông tới két bạc và nói :
- Này con, con cứ thò tay vào két để bốc bạc. Cứ bốc cả hai tay. Ðược bao nhiêu
con mang về nhà bấy nhiêu.
Cậu bé vui lắm, nhưng tỏ ra hơi sợ hãi; và thay vì đưa tay bốc bạc thì cậu giơ vạt
áo ra để Ðức Giáo Hoàng bốc tiền rồi hứng lấy mang về.
Trên đường về, bố cậu lên tiếng hỏi :
- Sao con không tự tay bốc tiền mà con lại làm phiền tới Ðức Thánh cha như vậy ?
Cậu bé đáp ngay :
- Tay Ðức Giáo hoàng lớn hơn tay con. Vì thế con đã được nhiều tiền hơn.
Sau này chính Ðức Giáo hoàng thường kể lại mẩu chuyện này để người đời áp
dụng vào cuộc sống siêu-nhiên : Nhờ Chúa bốc. . hạnh-phúc cho thì ta sẽ được lợi
lộc hơn nhiều !

Các thánh tông-đồ đã khởi-sự giáo-hội cũng với điều hiểu biết tương tự : Qua
phúc-âm Marcô, lúc tiễn Chúa về trời, các ngài được linh-ứng rằng Chúa còn ở lại
để hỗ-trợ và theo dõi các ngài bằng bao nhieu phép lạ. Dĩ nhiên thánh-linh của
Chúa đã thường-xuyên tác-động hầu các sinh-hoạt của các ngài mang lại kết-qủa
sung-mãn. Bây giờ chúng ta tiếp tục công-tác của các tông-đồ tiên-khởi, lẽ nào
Chúa lại chấm dứt việc trợ-giúp hệ-trọng này !

Ta có thể thấy được khung cảnh thiên đường hạ giới này khi đọc lời chúa Ky-tô
long-trọng hứa : “Bất cứ ai yêu mến ta, thì Cha ta cũng sẽ yêu mến lại, rồi Cha ta
và ta sẽ tới cư-ngụ trong kẻ ấy”. Cái tín-điều về Các-Thánh-Cùng-Thông-Công cho
phép ta hiểu rằng trần-gian, luyện-ngục và thiên-đàng luôn ở trong một tình-trạng
thông-hảo trọn-vẹn, để rồi sau khi chết, là cuộc sống ta được biến-dạng để thích-
hợp với thiên-cảnh là nơi thân-xác mình (đã đổi thay) sẽ huỏng những ân-huệ lạ-
thường dành cho những kẻ xứng-đáng. Nhưng lúc còn tại thế, ta vẫn có thể tiếp
xúc thực sự với Chúa là chủ của cả ba thực-thể này, cho ai nấy được lạc-quan trong
việc ‘gặp được Chúa’.

Gặp Chúa thường-xuyên trong cuc sống hiện nay cho phép tay ta đụng chạm ngay
với cánh cửa mở vào thiên-đàng mai sau. Ta sẽ hiểu rõ ý-tưởng này hơn qua câu
chuyện cuả thày dòng Lêo nổi tiếng thánh thiện nơi một tu-viện Phan-xi-cô nọ.
41
Vào giờ phút thày sắp qua đời, các bạn bè xúm lại hỏi thày có ao-ước điều chi cuối
cùng hay không, thày luôn miệng nói :
- Xin làm ơn trao lại cho tôi chiếc chìa khoá mở cửa thiên đàng.
Ai nấy ngơ ngác. Kẻ chạy đi kiếm tượng Chúa chịu nạn, kẻ thì lấy chuỗi mân-côi
đem tới cho thày, kẻ khác lại đi lấy cuốn luật nhà dòng, nhưng thày cứ lắc đầu
nguầy nguậy. Cuối cùng có người lanh trí nghĩ rằng xưa nay thày có công tác lo
khâu vá áo dòng cho mọi người, nên chạy đi kiếm cây kim khâu trao vào tay, liền
nghe thày nói nhẹ trong nụ cười :
- Ðúng rồi, tạ ơn thày, và cũng xin cám ơn người bạn đường yêu-qúy nhỏ bé này.
Hai ta đã cùng chung bước trên trần-gian, nay ta lại chung bước hướng về nhà Cha
trên thiên-quốc.

Cả nhà dòng thở phào nhẹ nhõm. Ai nấy đã hiểu thật rõ vị tu-sĩ này đã hàng ngày
gặp Chúa qua cây kim đơn-sơ giản-dị. Nó qủa đã trở thành chìa khoá vàng cho
thày dòng thánh-thiện ở đây để mở cửa vào nước trời.

Trong cuộc sống tâm-linh của chúng ta, đức tin là khởi-sự của việc được thị-kiến
Chúa, trong khi đức-ái liên-tục tạo nên sự bảo-đảm cho việc có Chúa vĩnh-viễn.
Chính trong đức ái này mà nước trời mở rô5ng vô-biên cho cả nhân-loại. Cũng
chính nó tạo nên giá-trị của mọi sinh-hoạt nhân thế. Bởi Chúa là chính tình yêu và
là nguồn phát sinh tình yêu chân chính nơi tâm hồn nhân loại, nên Ngài đòi hỏi đức
ái như điều kiện bất-khả-khuyết cho việc chiếm-đoạt thiên-đàng.

Khi ta khẳng định thiên-đàng phải được khởi sự ngay từ đời này, ta cũng hiểu rằng
ta phải biết sống triền-miên trong tình thương mến mà Chúa chỉ vẽ. Ta thưa cùng
Chúa ‘Con mến yêu Chúa’ ư ? Lập tức Chúa ra lệnh đòi ta phải quay sang anh em
đồng loại mà thực hiện chuyện này. Ðấy là lối đi dẫn ta gặp nước Chúa chính xác
và cụ-thể nhất trong đời Ky-tô-hữu.

Chúng ta đã đề cập đến việc ‘gặp Chúa nơi tha nhân’ ở một chương trước đây, bây
giờ chỉ nhắc lại để cùng kết luận rằng bóng dáng Chúa ẩn-hiện tứ phía, đi đâu ta
cũng có thể tìm ra nếu quả thật ta muốn tìm Ngài. Mà chỗ dễ gặp nhất, mà cũng là
đề-mục cao-đẹp đáng giá nhất, luôn phải là ở tha-nhân.

Thế là như ‘hai năm rõ mười’, Chúa không muốn ta ngồi đó mà mộng-ước, mà
chờ-trông thiên-đàng nơi tít mù xa, nhưng Ngài yêu cầu ta dựng-xây thiên-đàng
ngay từ bây giờ, tại nơi chốn này. Ðiều cốt yếu là chúng ta đem Chúa vào thế-giới,
cho tất cả thắm-đượm tình thương và công lý, cho cả hoa lá cỏ cây cũng luôn phản
ánh cao-sang tươi-đẹp từ thánh-nhan Ngài.

42
Ta không thể mua nước trời từ tay ai. Ta cũng chẳng chiếm đoạt nước ấy nhờ binh
hùng tướng mạnh. Nhưng ai cũng có thể khám phá ra nước trời khởi sự từ tâm hồn
mình. Do vậy ta phải học cách khám phá ấy mỗi ngày, dựa vào ơn thánh Chúa.
Nếu ta biết vì Chúa mà thi-hành và gieo-rắc tình-thương, ta thực sự đang hưởng
hạnh-phúc thiên-đàng.

Ta chớ nên sống theo kiểu ‘uổng-phí’ như các môn-đệ Chúa ngày xưa, lúc nhìn
Chúa về trời, mới tiếc ngẩn tiếc ngơ : 33 năm trước đây họ đã cận kề thiên-đàng
mà chẳng ai trong họ có thể nhận ra. Bây giờ mắt mở lớn thì những ngày vàng đã
trôi qua !

Với chúng ta, Chúa cũng đang là bạn đồng hành, vai sát vai. Chớ để Ngài cô-độc
tiến bước và hẫng hụt những lần đưa tay nắm.

Chúng ta có bao nhiêu tuổi đời, là chúng ta đã có cơ-hội cận kề thiên đàng bấy
nhiêu năm. Chúa quả thật lúc nào cũng ở bên để hé mở cánh cửa nước trời ngập
tràn ân-sủng và phúc-lộc.

Có thể nay đã hơi muộn. Nhưng thời giờ vẫn còn đủ cho ta khởi đầu lại.

Hãy hướng thẳng lên Chúa và sẵn sàng nghe lệnh Ngài mà quay sang anh em đồng
loại để yêu mến và phục vụ, như chính Ngài đã mến yêu và phục vụ từng người
chúng ta.

Và thiên-đàng sẽ bắt đầu. . .

7-CÂU CHUYỆN KÊT THÚC

Tác giả Taulerus có viết về nhà thần-học kia, sau nhiều năm mơ ước và cầu-
nguyện để tìm được ra lối sống tuyệt diệu trong đời, đã gặp thấy giải-đáp như ý :
Vào một đêm, trong giấc mộng, ông nghe tiếng thầm nhủ “hãy lên đền thờ, ngươi
sẽ được toại nguyện”. Sáng sớm hôm sau, ông vội làm theo lời dặn. Lúc vừa bước
lên nấc thang cuối thánh đường, ông gặp ngay một người hành-khất đang đứng ăn
xin, mình mẩy đầy mụn nhọt, áo quần rách rưới. Ðộng lòng thương, nhưng vì
không mang theo tiền , ông chỉ lên tiếng nhẹ nhàng :
- Hôm nay tôi chỉ có thể gửi tới anh lời chúc mong anh có một ngày tốt đẹp.
Bác ăn mày đáp :
- Cảm ơn ông.Tôi chẳng bao giờ gặp phải ngày xấu bao giờ.
Hơi bỡ ngỡ, nhà thần học nói thêm :
- Vậy thì xin chúc ông luôn có tâm trạng vui tươi.
43
- Tôi cũng chả bao giờ sầu buồn cả.
Mở to đôi mắt, nhà thần học lên tiếng chậm rãi :
- Anh bạn ơi, anh nói chi mà tôi không thể hiểu nổi. Chả lẽ. . .
Bác hành khất vội tiếp :
- Tôi thực sự luôn vui tươi vì tôi luôn thuc trọn về Chúa. Thánh ý của Ngài chính là
lẽ sống của đời tôi. Dù đói rét, dù yếu đau, tôi đón nhận tất cả như món quà từ
chính bàn tay Chúa.
Nhà thần học càng kinh ngạc :
- Thế anh không sợ chi sao ?
- Không .
- Kể cả hoả ngục ?
- Vâng, kể cả hoả ngục. Bởi vì nếu Chúa muốn, tôi tình nguyện đi xuống đó ngay.
- Xin anh cắt nghĩa thêm cho tôi. . .
Người ăn mày ôn tồn :
- Này nhé, tôi như con chim có hai cánh : một là lòng khiêm tốn học được từ chính
Chúa Giê-su; hai là tình yêu thương cũng được chính Ngài chia sẻ cho. Xin nói lại,
nếu cần xuống hoả-ngục, tôi sẽ choàng hai cánh đó vào cổ Chúa, thế nào Ngài
cũng phải cùng xuống đó với tôi. Mà có Chúa thì hoả ngục có chi đáng sợ !
Nhà thần học trầm ngâm một lúc rồi hỏi :
- Vậy thì anh nghĩ mình đang là gì ?
- Tôi chả khác gì một ông vua.
- Thế vương quốc anh ở đâu ?
- Ở ngay trong hồn tôi, chẳng bao giờ mất được. Tôi và Chúa đang làm chủ cả đời
mình. Mọi chuyện chung quanh chẳng có chi đáng lo lắng.
- Ai đã dạy anh những điều tuyệt diệu đó ?
- Nhờ suy tư, cầu nguyện và nhất là lúc nào cũng kết-hợp với Chúa để tìm cho
bằng được thánh-ý Ngài để chấp nhận cũng như thi hành trong cuộc sống.
- Vì thế anh bạn lúc nào cũng an-bình sướng-vui.
- Hoàn toàn đúng như vậy
Nhà thần học nồng nhiệt cảm ơn người khành khất nghèo hèn nhưng đầy hạnh-
phúc này, để rồi trong đền thánh, ông đã cúi đầu đa-tạ Chúa đã thương soi sáng cho
mình tìm ra được một chân-lý cao cả và hệ-trọng nhất cho đời mình.

Hôm nay, mỗi người chúng ta cũng có thể là chính nhà thần-học này.
====================================================
San Jose, California, USA
Mùa Giáng Sinh 2004

44

You might also like