Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 149

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


----------

LÊ VÂN ANH

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU


Á
VỚI IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

LÊ VÂN ANH

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU


Á
VỚI IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ


MÃ SỐ: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TRÍ THÀNH

Hà Nội - 2007
MỤC LỤC

Trang
Mở đầu 1
CHƢƠNG 1: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ VAI TRÒ CỦA IMF 6
1.1 Khủng hoảng tài chính - tiền tệ 6
1.1.1 Nhận dạng bản chất khủng hoảng tài chính - tiền tệ 6
1.1.2 Các mô hình khủng hoảng cơ bản 11
1.1.2.1 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất 11
1.1.2.2 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai 12
1.1.2.3 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba 12
1.2 Vai trò của IMF trong hệ thống tài chính quốc tế và đối với
16
khủng hoảng tài chính - tiền tệ
1.2.1 Vài nét về IMF 16
1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 17
1.2.1.2 Nguồn vốn của IMF 20
1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức 21
1.2.1.4 Sự khác biệt giữa Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế
22
giới
1.2.2 Vai trò của IMF 22
1.2.2.1 Tư vấn chính sách và giám sát kinh tế vĩ mô 23
1.2.2.2 Trợ giúp tài chính 25
1.2.2.3 Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo 28
Kết luận chƣơng 1 31

CHƢƠNG 2: PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU Á VỚI
IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1997-
32
1998
2.1 Khái quát về khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998
32
vµ chÝnh s¸ch cña IMF trong viÖc kh¾c phôc khñng ho¶ng
2.1.1 Kh¸i qu¸t vÒ cuéc khñng ho¶ng 32
2.1.1.1 Bèi c¶nh kinh tÕ c¸c n-íc ch©u ¸ tr-íc khñng ho¶ng 32
2.1.1.2 Những dấu hiệu trước khi khủng hoảng xảy ra 35
2.1.1.3 Diễn biến cuộc khủng hoảng 47
2.1.1.4 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 50
2.1.2 Quan điểm của IMF và các chính sách hỗ trợ 57
2.1.2.1 Quan điểm, nhận định của IMF về cuộc khủng hoảng 57
2.1.2.2 Nội dung các chính sách hỗ trợ của IMF 59
2.2 Chính sách khắc phục khủng hoảng của các chính phủ
châu á trên cơ sở hỗ trợ của IMF 62
2.2.1 Huy động vốn hỗ trợ trong và ngoài nước 62
2.2.2 Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia 63
2.3 Đánh giá kết quả phối hợp chính sách giữa các chính phủ
châu á với IMF trong vấn đề khắc phục khủng hoảng tài 65
chính - tiền tệ
2.3.1 Đánh giá hiệu quả của chính sách 65
2.3.1.1 Sự khác biệt về các mức kết quả trong việc khắc phục
65
khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông á
2.3.1.2 Phê phán chính sách hỗ trợ của IMF 69
2.3.2 Đánh giá vai trò của sự phối hợp chính sách giữa các chính
74
phủ châu á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng
Kết luận chƣơng 2 79

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG


TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
80
VIỆT NAM
3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và những nguy cơ khủng hoảng tài
80
chính - tiền tệ ở Việt Nam
3.1.1 Tiến trình mở cửa, tự do hoá tài chính và hội nhập tài chính quốc
80
tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
3.1.2 Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam 86
3.1.2.1 Nguy cơ từ bên trong 86
3.1.2.2 Nguy cơ từ bên ngoài 106
3.2 Vận dụng bài học kinh nghiệm của các nƣớc châu á trong việc
110
ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam
3.2.1 Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính - tiền tệ 111
3.2.1.1 Duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc 111
3.2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt
112
theo nguyên tắc thị trường
3.2.1.3 Chủ động xây dựng và cải cách hệ thống tài chính quốc gia 113
3.2.1.4 Thực hiện tự do hoá tài chính theo lộ trình thận trọng 120
3.2.2 Phương thức xử lý khi nền kinh tế diễn ra khủng hoảng tài chính -
tiền tệ 121
3.2.2.1 Tăng cường vai trò của nhà nước 121
3.2.2.2 Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu mạnh mẽ 122
3.2.3 Tăng cường phối hợp với IMF và các tổ chức tài chính quốc tế
123
trong việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng
Kết luận 127
Danh mục tài liệu tham khảo 129
Phụ lục 134
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
ADB Ngân hàng Phát triển Châu á Asian Development Bank
Asian South East Association
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Nations
Bank of International
BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế
Settlement
BOP Cán cân thanh toán quốc tế Balance of Payment
Cán cân vãng lai/ Tài khoản vãng
CA Current Account
lai
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
FED Cục Dự trữ Liên bang Mĩ
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP/ tốc Incremental Capital - Output
ICOR
độ tăng GDP Ratio
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund
Uỷ ban Tài chính và Tiền tệ International Monetary and
IMFC
Quốc tế Financial Commission
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức Official Development Aids
Lợi nhuận trên tổng tài sản bình
ROA Return on Asset
quân
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình
ROE Return on Equity
quân
SDR Quyền rút vốn đặc biệt Special Drawing Rights
TCTD Tổ chức tín dụng
TTCK Thị trường chứng khoán
TTTC Thị trường tài chính
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
WB Ngân hàng Thế giới World Bank
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
DANH MỤC BẢNG BIỂU

2.1 Cán cân vãng lai của một số nước châu á 35

2.2 Hệ số ICOR của một số nước châu á, 1987-1996 37

2.3 Độ mở của một số nền kinh tế châu á 39

2.4 Tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân 42

2.5 Tỷ lệ những khoản vay không sinh lời (NPLs) 42

2.6 Cơ cấu nợ nước ngoài của một số nước châu á tháng 6/1997 44

2.7 Tỷ lệ M2 so với dự trữ ngoại hối của các nước Đông á 46

2.8 Đóng góp của dòng vốn FDI tài trợ cho thâm hụt tài khoản 46
vãng lai

2.9 Cam kết của IMF và cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho 59
một số nước châu á bị khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-
1998

3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam 86

3.2 Cơ cấu sử dụng GDP theo giá thực tế 88

3.3 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế 89

3.4 Thu, chi và bội chi Ngân sách nhà nước, 2001-2005 90

3.5 Các chỉ số về nợ nước ngoài của Việt Nam, 2001-2006 97

3.6 Tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2001-2006 97

3.7 Cơ cấu tín dụng cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng
99
trong nước giai đoạn 2001-2006
DANH MỤC HỘP

1.1 Mục đích của IMF 18

DANH MỤC HÌNH


1.1 Cơ chế phát sinh khủng hoảng tài khoản vốn 15
1.2 Số lượng thành viên IMF, 1945 - 2005 19
1.3 Trợ giúp kỹ thuật theo khu vực (năm tài khoá 2001) 30
2.1 Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng nợ nước ngoài và tỷ lệ nợ ngắn
hạn so với dự trữ ngoại tệ của một số nước châu á vào cuối 45
năm 1996
3.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 87
3.2 Cán cân vãng lai và cán cân vốn của Việt Nam, 2001-2006 92
3.3 Lượng kiều hối qua các năm 92
3.4 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2002-2006 93
3.5 Độ sâu tài chính của Việt Nam 96
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài


Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại
những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn
những nguy cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với
mức độ mở cửa thương mại và tài chính của các nước và những điều kiện bên
trong của mỗi quốc gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng. Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) là một trong những tổ chức tài chính quốc tế lớn đã có những
đối sách, chương trình điều chỉnh cơ cấu được coi là phương thuốc “điều trị”
hay “cẩm nang” cho các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Tuy nhiên những
chính sách, chương trình hỗ trợ này của IMF khi thực thi ở mỗi nước, có nước
làm theo, có những nước chỉ làm một phần, thậm chí đi ngược lại và được thể
hiện trong sự khác biệt giữa các mức kết quả. Trong bối cảnh ấy, việc xem xét
lại khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF, xem xét lại bản thân tính
thích hợp của chính sách ấy cả về lý luận và thực tiễn, cách xử lý những bất
đồng trong hoạch định chính sách cũng như cách thức phối hợp thực thi chính
sách giữa các chính phủ Châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài
chính - tiền tệ là rất có ý nghĩa.
Sau 20 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã có
bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Với thế và lực mới, trên con
đường phát triển của mình, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào
hệ thống kinh tế quốc tế. Đi cùng với quá trình này, Việt Nam cũng có thể
phải đối mặt với những rủi ro tài chính, bất ổn tài chính do quá trình tự do hoá
thương mại và tự do cán cân thanh toán quốc tế đem lại. Trên cơ sở phân tích
khái quát những dấu hiệu, diễn biến, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu Á (1997-1998), đề tài tập trung đánh giá sự phối hợp
chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng
hoảng, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc ngăn ngừa và xử lý
khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Mặc dù khủng hoảng tài chính - tiền tệ chưa

1
xảy ra ở Việt Nam, song nghiên cứu những vấn đề của quốc tế lại có ý nghĩa
hết sức thiết thực trong việc phòng ngừa khủng hoảng, đặc biệt những bất ổn
và rủi ro tài chính vẫn còn tiềm ẩn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng vào sân chơi quốc tế. Xuất phát từ lý do đó, học viên chọn đề
tài “Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF
trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ và bài học
cho Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và các chính sách hỗ trợ của
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm
của các nhà nghiên cứu trong nhiều năm nay. Liên quan đến chủ đề này, có
một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tiêu biểu như sau:

Các công trình nghiên cứu trong nước:


- Võ Tá Hân, Trần Quốc Hùng, Vũ Quang Việt (2000), Châu Á từ
khủng hoảng nhìn về thế kỷ 21, NXB TP. HCM. Thông qua nhiều bài viết,
nhóm tác giả đã phân tích cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á dưới
nhiều góc cạnh khác nhau trước, trong và sau khủng hoảng, từ kinh nghiệm
cải cách của các các nước đến dự báo những vấn đề mới nảy sinh cho các
nước châu Á trong thế kỷ 21.
- Võ Trí Thành (chủ biên) (2004), Thị trường tài chính Việt Nam: thực
trạng, vấn đề và giải pháp chính sách, NXB Tài chính. Nhóm tác giả đã đưa
ra một bức tranh tương đối khái quát những vấn đề lý luận về thị trường tài
chính, kinh nghiệm quốc tế cũng như thực trạng và các vấn đề cần xử lý của
thị trường tài chính Việt Nam.
- Nguyễn Thiện Nhân (2002), Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á
1997-1999: Nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam, NXB ĐHQG
TP.HCM. Trên cơ sở xây dựng phương pháp tiếp cận, mô hình các nguy cơ
và cơ chế phát sinh khủng hoảng, tác giả đã phân tích cụ thể quá trình hình
thành, các nguy cơ khủng hoảng và diễn biến của khủng hoảng tài chính - tiền
tệ ở bốn nước châu Á điển hình là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn

2
Quốc, qua đó rút ra những nhận xét về đặc điểm và nguyên nhân sâu xa của
cuộc khủng hoảng, đồng thời đề xuất những bài học đối với quản lý kinh tế ở
Việt Nam.
- GS.TS. Hồ Xuân Phương, TS. Vũ Đình Ánh (2003), Giải pháp phòng
ngừa khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam, NXB Tài chính. Trên cơ sở
phân loại, hệ thống hoá các quan điểm về khủng hoảng tài chính - tiền tệ,
cuốn sách tập trung phân tích, đánh giá hệ thống tài chính - tiền tệ Việt Nam
hiện nay nhằm làm rõ những nguyên nhân có thể gây ra khủng hoảng, từ đó
đề xuất xây dựng hệ thống giải pháp khả thi có tác dụng phòng ngừa khủng
hoảng cho Việt Nam trong tương lai.
Một số công trình của các học giả nước ngoài:
- G.Corsetti, P.Pesenti, N.Roubini (1998), “What caused the Asian
currency and financial crisis?”
- Nhiều tác giả (2007), Ten Years after the Asian Financial Crisis:
Vulnerabilities of East Asisa, Bangkok Conference, 26-27 February 2007.
- M. Yoshitomi, Sayuri Shirai (7 July 2000), “Technical background
paper for policy recommendation for preventing another capital account
crisis”, ADB Institute.
- IMF Vietnam Country Report No. 06/421 (November 2006).
Các công trình trên đây mặc dù có đề cập và phân tích nhiều vấn đề khác
nhau của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và chính sách hỗ trợ của
IMF. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này vẫn còn một số câu hỏi chưa có câu
trả lời thoả đáng như: Liệu những chính sách của IMF nhằm khắc phục khủng
hoảng có thật sự là phương thuốc chung cho mọi quốc gia? Sự phối hợp thực
thi chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục
khủng hoảng tài chính - tiền tệ ra sao? Và bài học nào được rút ra cho Việt
Nam, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào các tổ chức
quốc tế khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

 Mục đích nghiên cứu:

3
Trên cơ sở khái quát hoá những vấn đề lý luận chung về khủng hoảng
tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF trong hệ thống tài chính quốc tế nói
chung và đối với khủng hoảng tài chính - tiền tệ nói riêng, đề tài đánh giá sự
phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục
khủng hoảng tài chính - tiền tệ để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong quá
trình phát triển, đặc biệt là trong quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập
kinh tế quốc tế.

 Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:

- Khái quát những vấn đề lý luận chung về khủng hoảng tài chính -
tiền tệ và vai trò của IMF trong hệ thống tài chính quốc tế và đối với
các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
- Phân tích quan điểm và chính sách hỗ trợ của IMF nhằm khắc phục
khủng hoảng, các chính sách khắc khục khủng hoảng của một số
chính phủ châu Á và đánh giá kết quả phối hợp chính sách giữa các
chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài
chính - tiền tệ.
- Rút ra bài học cho Việt Nam trong việc ngăn ngừa và xử lý khủng
hoảng tài chính - tiền tệ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về sự phối hợp chính sách giữa các
chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền
tệ 1997-1998.
- Phạm vi nghiên cứu:
Dưới góc độ Kinh tế chính trị, luận văn giới hạn trong việc nghiên cứu
về sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á (tập trung vào 4 nước
Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc) với IMF trong cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ giai đoạn 1997-1998. Đây là những nước đều ở khu
vực châu Á, đã từng xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong quá trình mở

4
cửa, tự do hoá thương mại, tự do hoá tài chính và tự do cán cân thanh toán
quốc tế, đều được IMF hỗ trợ khi có khủng hoảng, nhưng lựa chọn chính
sách, phản ứng chính sách và kết cục của khủng hoảng lại không giống nhau.
Trên cơ sở đó, đề tài rút ra bài học về việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng
tài chính - tiền tệ trong quá trình Việt Nam mở cửa và hội nhập kinh tế quốc
tế trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp cơ bản của Kinh tế Chính trị là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Những phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn là: phương
pháp phân tích tổng hợp, hệ thống; phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử;
phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê học để xử lý số liệu
và phương pháp nghiên cứu so sánh kết hợp với phương pháp nghiên cứu dự
báo được đặc biệt chú ý khi làm rõ những vấn đề cụ thể của Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Ngoài việc hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về các mô hình
khủng hoảng tài chính và làm rõ vai trò của IMF đối với hệ thống tài chính
quốc tế nói chung cũng như khủng hoảng tài chính - tiền tệ nói riêng, luận văn
có những đóng góp mới như sau:
- Đánh giá sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF
trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
- Rút ra một số bài học và định hướng vận dụng cho Việt Nam trong
việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được trình bày trong 3 chương:
 Chương 1: Khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vai trò của IMF
 Chương 2: Phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF
trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998
 Chương 3: Một số bài học về ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài
chính - tiền tệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
5
CHƢƠNG 1
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ VÀ VAI TRÒ CỦA IMF

1.1 KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ


1.1.1 Nhận dạng bản chất khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khủng hoảng tài chính tại các nước
tiền công nghiệp thường do chiến tranh, thiên tai hay sự mất giá của đồng
tiền gây ra. Cùng với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và thị trường
chứng khoán trong thế kỷ XIX, tính ổn định của hệ thống tài chính phụ thuộc
vào sự lành mạnh của các định chế tài chính. Các khoản cho vay có quy mô
lớn hơn, phức tạp và dài hạn hơn làm tăng mức độ rủi ro và do đó dễ dẫn tới
khủng hoảng tài chính khi các định chế tài chính mất khả năng thanh toán.
Tiến trình phát triển của thế giới đã từng chứng kiến nhiều cuộc khủng
hoảng ngân hàng và tỷ giá. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng điển hình của thế
giới tư bản là cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 đã phá huỷ hệ thống ngân
hàng Mỹ và làm phá sản hàng loạt ngân hàng châu Âu; cuộc khủng hoảng
đồng Sterling và Franc những năm 1960; sự đổ vỡ của hệ thống Bretton
Woods đầu thập niên 1970 và cuộc khủng hoảng nợ những năm 1980. Thời
kỳ trước nữa cũng xuất hiện những cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt là
khủng hoảng ngân hàng. Hai ví dụ đáng ghi nhận là cuộc khủng hoảng ngân
hàng Barings năm 1890 và cuộc khủng hoảng tỷ giá (1894-1896) ở Mỹ được
xem như một đòn nặng nề giáng vào uy lực bản vị vàng của nước này và là
một ví dụ cho tính hiệu quả của việc vay nợ nhà nước từ các nguồn dự trữ
quốc gia để chặn đứng khủng hoảng tiền tệ. Rõ ràng, trong việc đối phó với
các cuộc khủng hoảng khác nhau, các thể chế tài chính hiện đại và những
biện pháp chức năng cho vay như giải pháp cứu cánh cuối cùng của các
Ngân hàng Trung ương, bảo hiểm tiền gửi, các tiêu chuẩn điều tiết thận
trọng, và các thoả thuận tài chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), đã được thiết lập và phát triển.

6
Trong vòng 20 năm gần đây đã xảy ra hơn 90 cuộc khủng hoảng ngân
hàng nghiêm trọng mà tổn thất của mỗi cuộc khủng hoảng tính trên GDP còn
vượt quá tổn thất của sự đổ vỡ ngân hàng Mỹ trong những năm 30 của thế kỷ
XX. Mặc dù có những điểm giống nhau, nhưng các cuộc khủng hoảng những
năm vừa qua khác với các cuộc khủng hoảng trước đây ở những khía cạnh
quan trọng. Đặc biệt, những tác động quá mức và khả năng lây lan của
khủng hoảng dường như rất lớn và vượt quá khả năng kiểm soát. Theo các
nhà phân tích, khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm gần đây còn sâu
sắc hơn nhiều các cuộc khủng hoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ XX, thể hiện
trên các mặt:
- Quy mô lớn hơn nhiều (tính theo giá năm 2000, quy mô GDP toàn
cầu năm 1970 tăng gấp 7,4 lần so với năm 1900, năm 2000 tăng gấp 2,5 lần
so với năm 1970, trong đó hoạt động tài chính - tiền tệ phát triển với tốc độ
như vũ bão1);
- Tốc độ lan truyền nhanh hơn (những năm đầu thế kỷ XX, giao dịch
tài chính ngân hàng trong phạm vi một thành phố cũng phải mất tới 3 ngày,
đến nay có thể thực hiện trong “chớp mắt” và hàng loạt giao dịch cùng một
lúc trên phạm vi toàn cầu nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin);
- Xảy ra thường xuất phát từ sai lầm của khu vực tư nhân nhiều hơn do
lỗi chi tiêu của Chính phủ (do khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về
số lượng và quy mô, nhiều tập đoàn kinh tế có quy mô lớn gấp nhiều lần
GDP của một quốc gia, bên cạnh đó, tự do hoá và toàn cầu hoá cho phép khu
vực tư nhân dễ dàng vượt qua sự kiểm soát của Chính phủ hơn);
- Khó dự đoán trước hơn. Dự báo kinh tế - tài chính vốn đã khó lại
càng khó hơn do các biến số ngày càng đa dạng về số lượng và phức tạp về
tính chất, đến mức nhiều người coi dự báo là một nghệ thuật hơn là một khoa
học.

1
Năm 2000, trao đổi ngoại tệ toàn cầu lên tới gần 2000 tỷ USD, gấp 1000 lần năm 1973; tổng tài sản tài
chính trao đổi trên thị trường thế giới lên tới 83.000 tỷ USD, tương đương 170% GDP toàn cầu; hàng ngày,
lượng tiền luân chuyển trên thị trường tài chính gấp 30 lần tổng giá trị hàng hoá lưu chuyển.

7
Tóm lại, khủng hoảng tài chính - tiền tệ có một lịch sử khá dài gắn liền
với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, khủng hoảng tài chính là hiện tượng xảy ra
trong hoạt động của các định chế tài chính (chủ yếu là các trung gian tài
chính), bắt nguồn từ sự yếu kém của các định chế này và tác động trực tiếp
đến hoạt động của chúng với tư cách là một chủ thể vừa độc lập, vừa có liên
quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống. Biểu hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng
tài chính - tiền tệ từ trước đến nay là sự phá sản của các định chế trung gian
tài chính và cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp và tinh vi của các
công cụ tài chính, thì khủng hoảng càng dễ xảy ra, tính chất khủng hoảng
ngày càng phức tạp và nguy cơ khủng hoảng lan rộng ngày càng cao. Vậy
bản chất khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong thời đại hiện nay là gì?
Trước hết tài chính được hiểu theo nghĩa rộng là sự luân chuyển
luồng (dòng) vốn (tiền và giống như tiền); là tập hợp các quỹ tiền (và giống
như tiền) cùng với các mối quan hệ giữa chúng. Tiền (money, currency) bao
gồm cả nội tệ (domestic currency) và ngoại tệ (foreign currency) với 3 chức
năng chủ yếu là thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và phương tiện cất
trữ. Giống như tiền (semi-money) được hiểu là những vật có đầy đủ 3 chức
năng chủ yếu của tiền, đồng thời có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng (tức
là có tính thanh khoản nhất định), chẳng hạn vàng, kim loại hiếm, đá quý,
giấy tờ có giá ngắn hạn (trong chừng mực nhất định có thể gồm cả giấy tờ có
giá trung và dài hạn). Không thuộc phạm trù này là những vật không có đầy
đủ 3 chức năng chủ yếu của tiền tệ, hay có tính thanh khoản thấp như đất đai,
nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp, v.v…
Vậy khủng hoảng tài chính (Financial Crisis) là gì? Khủng hoảng tài
chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến
sụp đổ quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ (fund) cấu thành nên hệ thống tài chính
là các dòng tiền vào/ ra (input/output), nhận/ thanh toán (receipt/payments),
hình thành tài sản có (assets)/ tài sản nợ (liabilities). Khi xảy ra hiện tượng

8
mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số
lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Như
vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho
mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với
nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại
một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của
khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền
kinh tế thị trường từ nhiều năm nay.
Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù:
- Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis): là tình trạng ngân hàng
trên thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ, hay các vụ phá sản buộc các ngân hàng
phải hoãn các khoản thanh toán thuộc trách nhiệm của mình, hoặc ngân hàng
ở trong tình trạng buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách trợ giúp những
khoản tài chính lớn. Cuộc khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng,
tới nhiều bộ phận của hệ thống kinh tế. Khủng hoảng này rất hay gặp do
ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các thể nhân và pháp
nhân để cho vay lại nên rủi ro rất lớn cả về mặt số lượng, thời hạn cũng như
chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức
và không thu hồi lại được, dẫn đến tỷ lệ quá hạn cao làm cho ngân hàng
không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ thống
chặt chẽ nên khủng hoảng rất dễ lây lan và tạo ra khủng hoảng cả hệ thống
ngân hàng. Trong trường hợp khủng hoảng ngân hàng, các ngân hàng thương
mại (NHTM) thường có xu hướng siết chặt các điều kiện tín dụng hay nâng
lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy các doanh nghiệp - bạn hàng chủ
yếu của ngân hàng vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tài chính để hoạt
động.
- Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis): là trường hợp một
quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính thức hoặc vay thương mại) quá nhiều
và sử dụng không hiệu quả nên không trả được nợ đúng hạn, kể cả nợ chính

9
phủ lẫn nợ tư nhân, do đó lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ,
xoá nợ, thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ. Khủng hoảng nợ xảy ra khá nhiều
(chẳng hạn trường hợp Argentina mới đây hay các nhiều nước châu Phi vừa
qua) cùng với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế do các điều kiện vay nợ nước
ngoài trở nên dễ dàng hơn.
- Khủng hoảng tiền tệ (Money Crisis): là hiện tượng không đủ ngoại tệ
để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu (cả thực tế và giả
tạo do đầu cơ) buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá
hối đoái hoặc phá giá nội tệ làm cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng.
- Khủng hoảng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market).
Với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán rất
nhạy cảm và phức tạp nên cũng rất dễ đổ vỡ. Khủng hoảng thị trường chứng
khoán xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh (“tuột dốc” hay “leo
thang” quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho
chứng khoán bị “bán đổ bán tháo” hay thị trường bị “đông cứng” vì không
có giao dịch tạo ra sự mất cân đối giữa tiền (chứng khoán) vào và ra thị
trường chứng khoán.
- Khủng hoảng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn
(Crisis of Balance of Payment / Crisis of Current Account / Crisis of Capital
Account): Cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/ cán cân vốn là cấu thành
quan trọng nhất của tài khoản quốc gia. Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân
này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng
hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập khẩu -
xuất khẩu) bị thâm hụt và khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các
luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào (tổng cán cân vãng lai và tài
khoản vốn) gây nên thâm hụt nặng nề.
- Khủng hoảng khả năng/ tính thanh khoản (Crisis of Liquidity): nếu
các loại khủng hoảng tài chính ở trên liên quan tới cả 3 mặt số lượng
(volume/quantity), thời hạn (term) và chủng loại (kind/currency) của tiền

10
(giống tiền) thì khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên
quan tới thời hạn và chủng loại của giống tiền và một số loại tài sản đặc thù.
- Khủng hoảng ngân sách (Budget Crisis): Ngân sách nhà nước thâm
hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn bù đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ
trong và ngoài nước) bị hạn chế hay/ và không thể lạm dụng hơn nữa nếu
muốn tránh hậu quả tai hại hơn như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.
Trên đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương
lai có thể xuất hiện thêm nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của tài chính
trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2 Các mô hình khủng hoảng cơ bản
1.1.2.1 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được P. Krugman (1979) xây
dựng và chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong
điều kiện tỷ giá cố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công. Mô hình này xảy
ra ở một số nước có nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém, ngân sách thâm hụt
trầm trọng, cung tiền tăng quá mức (có thể do Chính phủ in tiền để bù đắp
thâm hụt ngân sách) khiến lạm phát gia tăng; những điều này dẫn đến cán
cân vãng lai thâm hụt trầm trọng. Trước nguy cơ đồng nội tệ bị giảm giá,
Chính phủ buộc phải liên tục can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường
để duy trì tỷ giá cố định. Khi lượng dự trữ ngoại hối giảm xuống một mức
thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn công mang tính đầu cơ bắt đầu xảy ra
buộc Chính phủ càng phải can thiệp để cố định tỷ giá.
Trong điều kiện nguồn dự trữ ngoại hối tài trợ cho thâm hụt cán cân
vãng lai và để duy trì chế độ tỷ giá cố định ngày càng trở nên cạn kiệt, Chính
phủ buộc phải đi vay nợ nước ngoài và kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế (như IMF), song thường chỉ được đáp ứng một phần. Điều này cùng
với các điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém và thậm chí là sự gia
tăng căng thẳng về chính trị và xã hội, đến một thời điểm nào đó, Chính phủ
buộc phải chấm dứt chế độ tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm

11
cho đồng nội tệ bị mất giá liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Mô hình
này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc khủng hoảng ở một số nước châu
Mĩ La tinh vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 và trong những
năm 1990.
1.1.2.2 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld (1994 và 1995)
xây dựng. Khủng hoảng dạng này còn được gọi là khủng hoảng tự phát sinh
(self-fulfilling crisis), có thể xảy ra ở những nước có mức độ yếu kém về tài
chính và vĩ mô vừa phải, song cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố định của
Chính phủ bị suy yếu do các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém (chẳng hạn
do thắt chặt tiền tệ, lãi suất bị đẩy lên cao, gây tác động xấu tới tăng trưởng
kinh tế và tạo việc làm). Sự thiếu kiên quyết trong cam kết duy trì chế độ tỷ
giá hối đoái của Chính phủ xảy ra khi Chính phủ đứng trước sự lựa chọn
giữa việc giảm thất nghiệp, tăng gánh nặng trả nợ của Chính phủ ở trong
nước và duy trì uy tín của chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Trước tín hiệu đó,
các nhà đầu cơ có thể bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ. Những sức ép
này buộc Chính phủ không có cách nào khác là phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố
định để thực thi chính sách tiền tệ mở rộng trước những cuộc tấn công quy
mô của giới đầu cơ tiền tệ, và hậu quả là khủng hoảng bùng phát.
Biến thể khác của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai xuất phát từ
tình trạng thông tin không hoàn hảo và mất đối xứng. Trong điều kiện một
hoặc một số ngân hàng có “vấn đề”, tình trạng này dẫn đến hành vi “bầy
đàn”, gây hoảng loạn tài chính và rốt cuộc dẫn đến khủng hoảng tài chính -
tiền tệ.
Mô hình này có thể thấy trong cuộc khủng hoảng của Hệ thống tiền tệ
châu Âu (European Monetary System) năm 1992-1993.
1.1.2.3 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất khó có thể giải thích một cách
thoả đáng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997-1998. Lý

12
do là các nước chịu khủng hoảng về cơ bản có nền tảng kinh tế vĩ mô tương
đối vững chắc, như ngân sách thâm hụt không đáng kể, thậm chí có thặng
dư, mức tiết kiệm nội địa cao, tỷ lệ lạm phát thấp,… Cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu Á cũng không thể được giải thích tốt bởi mô hình khủng
hoảng thế hệ thứ hai. Các nước châu Á không có vấn đề thất nghiệp hay nợ
chính phủ nào đáng kể trước khi khủng hoảng xảy ra, nên áp lực phải từ bỏ
chính sách tỷ giá cố định chưa lớn. Hơn nữa hành vi “bầy đàn” cũng liên
quan đến khủng hoảng châu Á, song không thể giải thích được gốc rễ và
mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng này.
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno (1999)
xây dựng, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân
thanh toán quốc tế (Balance of Payment). Khủng hoảng tài khoản vốn
thường dẫn đến khủng hoảng “kép”: khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng
ngân hàng.
Việc tự do hoá tài khoản vốn thiếu một trình tự thích hợp đã dẫn đến
hai hệ quả là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kép: (i) Luồng vốn đổ vào ồ ạt
vượt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai; và (ii) Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng
quá lớn.
(i) Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai
(CA Deficit) đã khiến cán cân thanh toán (BOP) thặng dư và dự trữ ngoại hối
tăng. Điều này dẫn tới sự bành trướng tín dụng, đầu tư và tiêu dùng trong
nước. Điểm mấu chốt ở đây là việc đầu tư quá mức (dư thừa năng lực sản
xuất), đầu tư kém hiệu quả (vào các lĩnh vực như bất động sản…), đã dẫn tới
hậu quả là thâm hụt cán cân vãng lai tăng, xuất hiện nền “kinh tế bong bóng”
và mức cung dư thừa.
Khi các nhà đầu tư nhận thức được những yếu kém kể trên và những
dấu hiệu bất ổn khác như sự sụt giảm giá bất động sản và cổ phiếu cũng như
các hoạt động tấn công đầu cơ tiền tệ, họ đồng loạt rút vốn ra khỏi nền kinh

13
tế. Hậu quả là cán cân thanh toán trở nên thâm hụt trầm trọng và dự trữ ngoại
hối dần cạn kiệt, báo hiệu về một cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra.
(ii) Trong điều kiện tự do hoá cán cân vốn, một lượng vốn ngắn hạn
với tỷ trọng quá lớn (lớn hơn nhiều dự trữ ngoại hối) đã đổ vào nền kinh tế.
Trong điều kiện giám sát các khoản vay nợ kém hiệu quả, một lượng lớn vốn
vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đã được cho vay bằng nội tệ để đầu tư dài hạn
vào những dự án kém hiệu quả đã dẫn đến vấn đề “sai lệch kép” trầm trọng.
Bảng cân đối tài sản của các công ty cũng như của hệ thống ngân hàng - tài
chính xấu đi một cách trầm trọng khi đồng nội tệ mất giá và một lượng vốn
lớn của các nhà đầu tư nước ngoài bị rút ra đột ngột; đến lượt nó, tài sản ròng
của các ngân hàng bị sụt giảm, dẫn đến tín dụng càng bị thắt chặt và bảng
cân đối tài sản của các ngân hàng càng tồi tệ hơn. Quá trình tác động vòng
xoáy và cộng hưởng này gây nên khủng hoảng bùng phát trong một thời gian
rất ngắn và đẩy các nền kinh tế ngập sâu vào vòng suy thoái.
Một yếu tố mấu chốt đã “dung dưỡng” cho cuộc khủng hoảng kép
(tiền tệ và ngân hàng) là vấn đề rủi ro đạo đức (moral hazard problem) và
hành vi bầy đàn (herding behaviour). Đặc biệt, chính vấn đề rủi ro đạo đức -
được biểu hiện dưới dạng quan hệ cánh hẩu, bảo lãnh ngầm và công khai của
Chính phủ - đã thu hút một lượng lớn vốn vay ngoại tệ ngắn hạn, được kiểm
định thiếu chặt chẽ đổ vào nền kinh tế và gây nên tình trạng bùng nổ tín
dụng, đầu tư quá mức và thiếu hiệu quả, tạo nên nền “kinh tế bong bóng”
(bubble economy). Bong bóng giá cả phình ngày một lớn thì sẽ đến lúc bị
vỡ; tức là đến khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy tình hình thực tế đã xảy
ra không đúng với kỳ vọng. Một quá trình ngược lại bắt đầu xảy ra. Mọi
người bán tháo tài sản vì suy đoán rằng giá tài sản sẽ giảm, lượng cung tài
sản vì thế gia tăng khiến giá tài sản giảm mạnh xuống. Các ngân hàng nhận
thấy giá trị tài sản thế chấp giảm xuống nên không cho vay nữa và đòi hoàn
trả những khoản cho vay cũ về. Các nhà đầu tư, do phải hoàn trả vay nợ, nên
càng phải bán tháo tài sản. Giá tài sản vì vậy sụt giảm rất mạnh và thường

14
sụt xuống dưới cả mức cân bằng ban đầu. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền
tệ châu Á 1997-1998 được coi là ví dụ điển hình của mô hình khủng hoảng
thế hệ thứ ba. Cơ chế phát sinh khủng hoảng thế hệ thứ ba có thể được quan
sát như trong hình 1.1.

Hình 1.1: Cơ chế phát sinh khủng hoảng tài khoản vốn

I. Luồng vốn vào ồ ạt vƣợt quá II. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn
mức thâm hụt cán cân vãng lai

Thặng dư cán cân thanh toán:


dự trữ ngoại hối tăng “Sai lệch kép”

Bành trướng tín Bành trướng đầu


dụng trong nước tư, tiêu dùng trong
nước
Sai lệch cơ cấu Sai lệch cơ cấu
thời hạn đồng tiền
Thâm hụt cán Kinh tế “bong
cân vãng lai bóng”, cung dư
tăng thừa

Luồng vốn rút ra Bảng cân đối tài sản xấu đi


đột ngột, ồ ạt nhanh chóng

Thâm hụt cán cân thanh toán;


dự trữ ngoại hối cạn kiệt

Khủng hoảng tiền tệ Khủng hoảng ngân hàng

Nguån: [24, tr. 42]

15
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ có thể gây ra những ảnh hưởng vĩ mô
nghiêm trọng, mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài
sản ở một số nước. Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng phá sản dẫn đến hàng
triệu người bị đẩy vào thất nghiệp, sống dưới ngưỡng nghèo khổ. Thu nhập
bình quân đầu người giảm đi rõ rệt. Hơn nữa, khủng hoảng kinh tế kéo dài
còn dẫn tới những bất ổn về chính trị, xã hội mà khó có thể khắc phục được,
hoặc chi phí khắc phục sẽ rất lớn. Với những ảnh hưởng sâu sắc và phạm vi
tác động rộng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tới nhiều lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị, xã hội, nỗ lực tháo gỡ khó khăn của mỗi Chính phủ quốc
gia là thực sự cần thiết và có ý nghĩa quyết định, song vẫn chưa đủ mạnh để
quốc gia đó có thể nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng. Đặc biệt, trong giai
đoạn hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ còn có tính chất lan
truyền mạnh mẽ đối với nhiều nước trong khu vực và toàn thế giới, do đó
không chỉ đòi hỏi nỗ lực của Chính phủ quốc gia mà còn cần có sự hỗ trợ
của cộng đồng quốc tế mà trước hết là những tổ chức tài chính quốc tế lớn,
có chức năng bảo vệ sự ổn định lâu dài hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới
như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
1.2 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ ĐỐI
VỚI KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
1.2.1 Vài nét về IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là một tổ chức chuyên trách của hệ thống
Liên Hiệp Quốc được thành lập theo Hiệp định năm 1945 để giúp tăng
cường sức mạnh của nền kinh tế thế giới. Trụ sở chính của Quỹ được đặt tại
Washington D.C và do 184 nước thành viên trên toàn cầu điều hành.

16
Toà nhà trụ sở chính của Quỹ Tiền tệ Quốc
Biểu tượng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
tế tại Washington, D.C

IMF là một thể chế trung tâm của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống
của các thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia để
cho phép việc giao dịch kinh doanh giữa các nước diễn ra một cách trôi
chảy. Quỹ giám sát hệ thống này và đưa ra khuôn khổ thể chế toàn cầu,
thông qua đó các nước hợp tác về các vấn đề tiền tệ quốc tế. Hai kiến trúc sư
trưởng tạo nên nền tảng của IMF và WB là nhà kinh tế học John Maynard
Keynes (người Anh) và nhà kinh tế học Harry Dexter White (người Mĩ).
Các mục đích của IMF gồm thúc đẩy sự phát triển cân bằng thương
mại thế giới, ổn định các tỷ giá hối đoái, tránh việc phá giá tiền tệ cạnh tranh
và hiệu chỉnh có trật tự các vấn đề khó khăn về cán cân thanh toán.
1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
IMF được thành lập vào tháng 7 năm 1944 tại một hội nghị của Liên
Hiệp Quốc được tổ chức tại Bretton Woods, bang New Hampshire của Mỹ,
khi đại diện của 44 quốc gia (trong đó có Liên Xô cũ) đã nhất trí về một
khuôn khổ cho sự hợp tác kinh tế để tránh lặp lại những chính sách kinh tế
thảm khốc đã góp phần vào cuộc Đại Suy thoái trong những năm 1930.
Trong những năm 1930, khi hoạt động kinh tế của các nước công nghiệp
chính bị suy thoái, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố
gắng bảo vệ nền kinh tế mình bằng cách tăng cường hạn chế nhập khẩu,
nhưng điều đó chỉ làm xấu đi cơn lốc xoáy trong thương mại thế giới, tổng
sản lượng và việc làm. Để bảo đảm dự trữ vàng và ngoại tệ đang ngày một
giảm đi của mình, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá
đồng tiền của mình, và một số khác áp đặt hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ
của công dân. Tuy nhiên những biện pháp cứng nhắc này chỉ chứng tỏ sự tự
vệ và không một quốc gia nào có khả năng duy trì lâu dài vị trí cạnh tranh

17
của mình. Thương mại thế giới sa sút nghiêm trọng trong khi việc làm và
mức sống ở nhiều nước suy giảm.
Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh
cân nhắc nhiều kế hoạch nhằm tái thiết trật tự của quan hệ tiền tệ quốc tế và
bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
Và tại hội nghị ở Bretton Woods, bang New Hampshire của Mỹ vào tháng 7
năm 1944, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã được thành lập. Các đại diện của
các quốc gia đã đặt ra Hiến chương (hay còn gọi là Điều lệ) nhằm giám sát
hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế, và để thúc đẩy cả quá trình xoá bỏ
những hạn chế hối đoái có liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ và cả
sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Ngày 27/12/1945 điều lệ thành lập IMF đã
được 29 nước đầu tiên nhất trí ký kết. IMF bắt đầu hoạt động vào ngày
1/3/1947 và tiến hành cho vay khoản đầu tiên vào ngày 8/5/1947. Những
mục đích theo điều lệ định ra của IMF ngày nay vẫn không có gì thay đổi so
với khi chúng được đặt ra vào năm 1944 (Hộp 1.1).
Hộp 1.1: Mục đích của IMF
i. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế thông qua một thể chế lâu dài để có bộ
máy tư vấn và hợp tác về các vấn đề tiền tệ thế giới.
ii. Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân
đối và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc
làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả
các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh
tế.
iii. Nâng cao sự ổn định của tỷ giá hối đoái, duy trì có trật tự các thể thức
hối đoái giữa các nước thành viên, và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh
tranh.
iv. Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước
thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự

18
tăng trưởng của thương mại quốc tế.
v. Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn
lực dự trữ của Quỹ theo các biện pháp đảm bảo an toàn và tạo cơ hội
cho họ sửa chữa những mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.
vi. Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân
thanh toán quốc tế của các nước thành viên.
Nguồn: [34, tr. 11]

Từ cuối Đại chiến Thế giới lần thứ II cho đến cuối năm 1972, thế giới
tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thực tế trong thu nhập nhanh chưa từng
thấy. Trong hệ thống kinh tế thế giới, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã
không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên
thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện của những nước
tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong những thập kỷ
sau Chiến tranh Thế giới II, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có sự thay đổi
lớn, làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu
của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF phải cải tổ, hoàn thiện
để thích ứng với sự thay đổi đó. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật
công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm gia tăng sự hội nhập quốc tế
của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc gia gắn kết với nhau chặt
chẽ hơn. Số lượng thành viên của IMF gia tăng nhanh chóng, từ 44 thành
viên khi mới thành lập, đến nay con số này đã lên tới 184 thành viên (Hình
1.2).
Hình 1.2: Số lƣợng thành viên IMF, 1945-2005

19
Nguồn: [65]
Hình 1.2 cho thấy số lượng thành viên năm 2005 đã tăng gấp 4 lần so
với con số năm 1945 khi IMF mới được thành lập. Tư cách thành viên được
mở rộng đối với tất cả các nước tiến hành chính sách ngoại giao riêng của
mình và sẵn sàng tuân thủ hiến chương của IMF về quyền và nghĩa vụ. Tất
cả các nước lớn ngày nay đều là thành viên của IMF. Các nước có nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã trở thành
thành viên của IMF và đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị
trường. Các thành viên có thể rút khỏi IMF bất cứ lúc nào họ muốn. Cu Ba,
Cộng hoà Czech và Cộng hoà Slovakia, Indonesia, Ba Lan trên thực tế đã
làm như vậy trong quá khứ. Sau đó các nước này, ngoại trừ Cu Ba đã xem
xét lại quyết định của mình để tái gia nhập tổ chức này.
1.2.1.2 Nguồn vốn của IMF
Nguồn vốn của IMF chủ yếu là từ đóng góp cổ phần (hoặc vốn) của
các nước thành viên khi họ gia nhập IMF, hoặc sau các cuộc kiểm điểm định
kỳ để tăng cổ phần đóng góp. Các nước thành viên phải trả 25% hạn mức
đóng góp cổ phần dưới dạng Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights
- SDR), hoặc bằng một số loại tiền tệ chính, như đồng đô la Mỹ hoặc Yên
Nhật, phần cổ phần đóng góp còn lại IMF yêu cầu phải được trả bằng đồng
bản tệ của nước thành viên, để có thể là nguồn vay khi cần thiết.

20
Ban đầu mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch
xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị
trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Cổ phần
phục vụ cho nhiều mục đích. Trước hết, chúng tạo thành một quỹ tiền chung
mà từ đó, IMF có thể rút ra cho các thành viên vay khi gặp khó khăn tài
chính. Thứ hai, chúng là cơ sở để quyết định mức mà mỗi nước thành viên
đóng góp đó có thể vay IMF hoặc nhận từ IMF trong các đợt phân bổ thường
kỳ những tài sản đặc biệt được gọi là SDR1. Một nước thành viên đóng góp
càng nhiều thì có thể vay càng nhiều khi có nhu cầu. Thứ ba, chúng xác định
quyền biểu quyết của mỗi thành viên. Hiện nay, tổng hạn mức cổ phần đóng
góp của IMF là 310 tỷ USD (tương đương 213,5 tỷ SDR), trong đó các nước
thành viên có cổ phần lớn nhất là Mỹ (17,46%), Nhật Bản (6,26%), Đức
(6,11%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%); thành viên có mức cổ phần ít nhất là
Palau (0,001%) [65]. Đặc biệt, 10 nước công nghiệp phát triển hàng đầu đã
chiếm hơn 50% tổng số vốn, đồng thời theo quy định, các quyết định lớn của
IMF chỉ được thông qua khi chiếm được ít nhất 85% số phiếu bầu. Như vậy,
theo ý kiến của IMF, các nước đang phát triển chiếm khoảng 40% quyền bỏ
phiếu, cũng có quyền phủ quyết rất lớn đối với các chính sách của IMF. Tuy
nhiên, cũng không thể phủ nhận được rằng Mỹ và các nước công nghiệp hoá,
những nước nắm giữ hầu hết cổ phẩn của IMF chính là người quyết định các
chính sách của IMF.
1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Ban Các Thống đốc, Ban Giám đốc
điều hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ.
Ban Các Thống đốc (Board of Governors) là nơi tập hợp tất cả đại
diện của các nước thành viên, cũng là Ban có quyền lực cao nhất quản lý và
giám sát IMF. Ban Các Thống đốc họp mỗi năm một lần tại cuộc họp thường

1
1 SDR = 1.47106 USD (thời điểm ngày 28/4/2006)

21
niên của IMF và WB. Mỗi nước thành viên chỉ định một Thống đốc của
mình thường là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thống đốc Ngân hàng Trung
ương của nước đó và một Thống đốc dự khuyết. Ban Các Thống đốc quyết
định những vấn đề chính sách chủ yếu nhưng uỷ quyền cho Ban Giám đốc
điều hành đưa ra các quyết định trong phạm vi công việc hàng ngày.
Các chính sách chủ chốt ban hành ra có liên quan đến hệ thống tiền tệ
quốc tế được một uỷ ban của các Thống đốc được gọi là Uỷ ban Tài chính và
Tiền tệ Quốc tế (International Monetary and Finance Committee - IMFC)
xem xét hai lần mỗi năm (cho đến tháng 9 năm 1999 thì được đổi thành Uỷ
ban Lâm thời). Một Uỷ ban hợp tác liên kết giữa Ban Các Thống đốc của
IMF và WB được gọi là Uỷ ban Phát triển tư vấn báo cáo đến các Thống đốc
về các chính sách phát triển và các vấn đề khác có liên quan đến các nước
đang phát triển
Ban Giám đốc điều hành bao gồm 24 giám đốc điều hành, có Chủ tịch
là Tổng Giám đốc điều hành. Ban Giám đốc điều hành họp thường kỳ 3 lần
một tuần với các cuộc họp trong cả ngày làm việc, và họp mặt thường xuyên
hơn nếu cần thiết tại trụ sở chính đặt tại Washington D.C. Năm cổ đông lớn
nhất của IMF là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh, cùng với Trung Quốc,
Nga và Ả rập Xê út, có ghế riêng trong Ban Giám đốc. 16 giám đốc điều
hành còn lại sẽ được các cử tri là các nhóm nước bầu chọn lại sau nhiệm kỳ
hai năm. Ban Giám đốc điều hành là cơ quan hoạch định chính sách và chịu
trách nhiệm phần lớn cho các quyết định.
Ban Giám đốc điều hành chọn ra Tổng Giám đốc điều hành, ngoài
nhiệm vụ là Chủ tịch Ban Giám đốc điều hành, người này còn là lãnh đạo
cao nhất của các cán bộ của IMF và thực hiện các công việc theo sự định
hướng của Ban Giám đốc điều hành. Được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm,
Tổng Giám đốc có Phó Giám đốc điều hành thứ nhất và hai Phó Giám đốc
điều hành khác trợ giúp.

22
IMF có khoảng 2.700 cán bộ nhân viên đến từ 140 nước trên thế giới,
phần nhiều trong số đó làm việc trụ sở chính tại Washington D.C. Một số
nhỏ cán bộ làm việc tại các văn phòng khu vực và văn phòng địa phương
trên khắp thế giới. Cán bộ của IMF được tổ chức chủ yếu thành các vụ cục
theo trách nhiệm khu vực (hoặc vùng), theo chức năng, thông tin và đơn vị
liên lạc, cũng như chức năng hỗ trợ. Cán bộ Quỹ theo dõi các diễn biến kinh
tế toàn cầu, khu vực và của từng nước cũng như thực hiện những phân tích
về diễn biến và chính sách kinh tế định hình nên cơ sở cho các công việc
hoạt động của IMF về tư vấn chính sách, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật.
1.2.1.4 Sự khác biệt giữa Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập
cùng một thời gian với các chức năng cho dù là có liên quan nhưng lại khác
nhau. IMF tập trung chủ yếu vào việc các nước cần làm gì để đạt được và
duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính tổng thể là điều rất cần thiết cho một
sự tăng trưởng kinh tế khoẻ mạnh. WB được thành lập để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế dài hạn và giảm nghèo, cũng như giúp tài trợ các dự án cụ thể.
IMF thường được kêu gọi đầu tiên là để giúp một nước gặp khủng hoảng tài
chính, trong khi WB là một nguồn lớn nhất thế giới về hỗ trợ phát triển. Hai
tổ chức này hợp tác trên một số vấn đề, đặc biệt là giảm nghèo tại các nước
có thu nhập thấp.
1.2.2 Vai trò của IMF
Điều 1 của Hiệp ước thành lập IMF chỉ rõ trách nhiệm của Quỹ đó là:
 Xúc tiến hoạt động hợp tác tiền tệ quốc tế;
 Tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển cân đối thương mại
quốc tế;
 Duy trì ổn định tỷ giá hối đoái;
 Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương; Cung cấp nguồn
lực (với độ an toàn cần thiết) cho các nước thành viên gặp khó khăn trong
cán cân thanh toán.

23
Như vậy, IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài
chính và tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa
các đồng tiền, thúc đẩy thương mại giữa các nước. IMF tìm cách duy trì ổn
định và phòng ngừa khủng hoảng kinh tế; hỗ trợ giải quyết khủng hoảng một
khi xảy ra; thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Quỹ sử dụng 3 chức năng
chính là giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cho vay để thực hiện các mục tiêu này.
IMF thúc đẩy phát triển và duy trì ổn định kinh tế toàn cầu, qua đó phòng
ngừa khủng hoảng kinh tế bằng cách khích lệ các quốc gia thực hiện các
chính sách kinh tế đúng đắn.
1.2.2.1 Tư vấn chính sách và giám sát kinh tế vĩ mô
Giám sát là hình thức cố vấn chính sách thường niên của IMF đối với
các nước thành viên. Mỗi năm, IMF đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh
tế mỗi nước. Quỹ sau đó bàn luận với Chính phủ các nước về các chính sách
có lợi nhất trong việc duy trì tỷ giá ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng
và thịnh vượng. IMF cũng kết hợp thông tin từ các cuộc hội đàm đơn lẻ để
đưa ra đánh giá chung về sự phát triển và triển vọng của từng khu vực cũng
như của thế giới. Với chức năng này, IMF chủ yếu có vai trò tư vấn, giúp
phân tích tình hình kinh tế của một nước thành viên và cảnh báo những vấn
đề thực tế hoặc tiềm ẩn bắt nguồn từ các chính sách của những nước này, và
duy trì toàn bộ thành viên được thông báo về các diễn biến này.
Điều lệ của IMF yêu cầu Quỹ giám sát hệ thống tiền tệ quốc tế, bao
gồm cả việc thực hiện các giám sát thận trọng. Điều đó có nghĩa là giám sát
tất cả các chính sách về tỷ giá hối đoái của các nước thành viên. Theo điều
lệ, mỗi nước thành viên đảm bảo hợp tác với IMF bằng nỗ lực của mình để
đảm bảo các phương thức hối đoái có trật tự và để tăng cường một hệ thống
ổn định của tỷ giá hối đoái. Cụ thể hơn, các nước thành viên nhất trí định
hướng các chính sách của mình theo các mục tiêu chung là tăng trưởng kinh
tế có trật tự trong môi trường bình ổn giá cả một cách hợp lý, cùng với các
điều kiện tài chính và kinh tế cơ sở có trật tự tránh sự thao túng tỷ giá hối

24
đoái vì các lợi thế cạnh tranh không bình đẳng. Ngoài ra, mỗi quốc gia sẽ
đảm bảo cung cấp cho IMF các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động
giám sát có hiệu quả của Quỹ. Các nước thành viên đã đồng ý rằng, sự giám
sát của IMF đối với các chính sách về tỷ giá hối đoái của mỗi nước thành
viên phải được thực hiện trong khuôn khổ các phân tích toàn diện về tình
hình kinh tế chung và các chiến lược chính sách kinh tế của từng nước thành
viên. Sự giám sát các nền kinh tế một cách thường xuyên, kết hợp với các tư
vấn chính sách liên quan đến sự giám sát của IMF có thể giúp cảnh báo
những hiểm nguy tiềm ẩn phía trước và giúp các nước có khả năng ứng phó
kịp thời để tránh những tình trạng bất ổn.
Các báo cáo của IMF được xuất bản 2 năm một lần, trong 2 tài liệu
Tổng quan kinh tế thế giới (World Economic Outlook) và Báo cáo ổn định
tài chính toàn cầu (Global Financial Stability Report). Việc giám sát bao quát
một phạm vi chính sách kinh tế rộng lớn, tuy nhiên mỗi nước có một trọng
tâm riêng tuỳ vào hoàn cảnh hiện tại:
- Tỷ giá hối đoái, tiền tệ và chính sách tài khoá luôn là trọng tâm chính
của hoạt động giám sát. Các nhà nghiên cứu kinh tế của IMF đưa ra lời
khuyên từ việc lựa chọn chế độ điều hành tỷ giá cho đến việc đảm bảo tính
tổng hợp giữa chế độ điều hành tỷ giá và lập trường đối với chính sách tài
khoá và tiền tệ.
- Các chính sách về cấu trúc được đưa vào các hoạt động giám sát của
IMF từ thập kỷ 1980 khi tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước công nghiệp bị
chậm lại do khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai. Khủng hoảng nợ ở các nước
đang phát triển và sự thay đổi thể chế chính trị ở một số nước đòi hỏi sự thay
đổi lớn về cấu trúc. Cho đến nay, các cuộc hội đàm về cấu trúc giữa IMF và
các nước thành viên thường xoay quanh vấn đề thương mại quốc tế, thị
trường lao động và cải cách khu vực năng lượng.
- Các vấn đề về khu vực tài chính được đưa vào các hoạt động giám
sát của IMF từ thập kỷ 1990 theo sau chuỗi khủng hoảng ngân hàng ở cả các

25
nước phát triển và đang phát triển. Năm 1999, IMF và WB quyết định thực
hiện chương trình cùng đánh giá về khu vực tài chính FSAP (Financial
Sector Assessment Program) nhằm vào ưu nhược điểm của khu vực tài chính
ở các nước. Nếu được thực hiện, FSAP luôn cung cấp các dữ liệu quan trọng
trong việc giám sát của IMF.
- Các vấn đề thể chế như tính độc lập của các ngân hàng, quản lý khu
vực tài chính, điều hành công ty, độ tin cậy và tính minh bạch của chính sách
đã ngày càng trở nên quan trọng trong các hoạt động giám sát của IMF do
các cuộc khủng hoảng tài chính và sự chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch
tập trung sang cơ chế thị trường của một số nước thành viên. Vài năm trở lại
đây, IMF và WB đã đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển, thực hiện và
đánh giá các tiêu chuẩn và quy định được quốc tế công nhận ở các khu vực
then chốt của nền kinh tế hiện đại.
- Đánh giá độ rủi ro và nhạy cảm của nền kinh tế. Việc phòng ngừa
khủng hoảng cũng luôn là trọng tâm chính trong các hoạt động giám sát của
IMF. Bên cạnh việc đánh giá tình trạng của tài khoản vãng lai và duy trì nợ
nước ngoài, độ rủi ro và nhạy cảm của nền kinh tế còn bắt nguồn từ các
luồng tài chính dễ bay hơi.
1.2.2.2 Trợ giúp tài chính
Các hỗ trợ tài chính (cho vay) nhằm tạo ra cho các nước thành viên
một khoảng an toàn cần thiết để tái ổn định cán cân thanh toán. Khoản vay
của IMF sẽ làm giảm nhẹ quá trình điều chỉnh mà một số nước phải thực
hiện để làm cho chi tiêu của các nước này phù hợp với thu nhập, và như vậy
giải quyết được các khó khăn về cán cân thanh toán. Việc cho vay của IMF
cũng nhằm hỗ trợ các chính sách, gồm cả các chính sách cải cách cơ cấu, cải
thiện cán cân thanh toán và tăng trưởng theo hướng bền vững. Một chương
trình thực hiện chính sách do IMF tài trợ được Chính phủ nước thành viên
thiết lập với sự hợp tác chặt chẽ của Quỹ. Các quyết định tài trợ tiếp theo
được đưa ra với điều kiện là chương trình phải được thực hiện hiệu quả.

26
Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể tìm đến IMF để yêu cầu hỗ
trợ tài chính khi họ có những khó khăn liên quan đến cán cân thanh toán
quốc tế. Nếu không có các khoản vay từ IMF, các nước gặp khó khăn cán
cân thanh toán có thể phải điều chỉnh một cách đột ngột hơn và thực hiện các
biện pháp khác gây tác động xấu đến sự tăng trưởng của quốc gia và quốc tế.
Các biện pháp đó có thể bao gồm các hạn chế về thương mại và thanh toán,
giảm mạnh nhu cầu trong nước, hoặc làm giảm giá đồng tiền trong nước một
cách rõ rệt. Khoản vay của IMF tạo điều kiện cho việc điều chỉnh các chính
sách và cải cách mà quốc gia đó cần phải làm để lành mạnh hoá cán cân
thanh toán và hồi phục nền kinh tế. Một nước thành viên gặp khó khăn về
thanh toán có thể rút ngay lập tức từ IMF 25% số cổ phần thực đóng của
mình bằng vàng hoặc bằng một đồng tiền có thể chuyển đổi. Nếu 25% cổ
phần không đủ đáp ứng nhu cầu của mình, một thành viên gặp khó khăn lớn
hơn có thể yêu cầu nhiều tiền hơn và có thể vay tổng cộng trong một vài năm
với số tiền gấp 3 lần số cổ phần thực đóng. Trợ giúp tài chính thường là việc
IMF cung cấp ngoại tệ chuyển đổi để tăng cường dự trữ ngoại tệ của nước
thành viên đang gặp khó khăn, nhưng chỉ khi có cam kết của chính phủ cải
cách các chính sách kinh tế, bởi những chính sách là nguyên nhân gốc gây ra
vấn đề khó khăn trong cán cân thanh toán.
Khoản vay của IMF được thực hiện dưới hình thức dàn xếp
(arrangement) nhằm kiểm soát các chính sách và phương tiện mà nước đi
vay đồng ý thực hiện để giải quyết khó khăn trong cán cân thanh toán.
Chương trình kinh tế theo sau sự dàn xếp đó được nước sở tại xây dựng với
sự tư vấn của IMF và trình cho Hội đồng thường trực của Quỹ dưới dạng thư
đề nghị (Letter of Intent). Khoản vay sẽ được giải ngân cho chương trình nếu
thư được Hội đồng điều hành thông qua.
Ngoài ra, IMF cũng hoạt động tích cực trong việc giảm đói nghèo cho
các quốc gia trên thế giới một cách độc lập hoặc trong sự hợp tác với Ngân
hàng Thế giới (WB) và các tổ chức khác. Trong những năm qua, IMF đã

27
phát triển được nhiều công cụ cho vay (facility) phù hợp với tình trạng của
mỗi quốc gia thành viên. Các nước nghèo có thể vay với lãi suất ưu đãi hỗ
trợ phát triển và xoá đói giảm nghèo PRGF (Poverty Reduction And Growth
Facility) và Sáng kiến hỗ trợ các nước nghèo đang mắc nợ nặng nề HIPC
(Heavily Indebted Poor Countries Initiative) dựa trên các nghiên cứu về
chiến lược giảm đói nghèo PRSP (Poverty Reduction Strategy Papers) do
nước sở tại tiến hành dưới sự cố vấn của các tổ chức xã hội và các đối tác
phát triển bên ngoài, nhằm đưa ra một cơ cấu chính sách kinh tế - xã hội toàn
diện phục vụ cho việc thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Khả năng vay
của các nước thành viên phụ thuộc vào quota mà nước đó đóng góp cho
IMF. Trong những năm gần đây, các khoản vay lớn nhất của IMF được thực
hiện qua PRGF với lãi suất chỉ 0,5% và thời hạn từ 5,5 đến 10 năm.
Ngoại trừ PRGF, các công cụ cho vay khác của IMF đều sử dụng lãi
suất thị trường, gọi là “rate of exchange”, dựa trên lãi suất SDR (Special
Drawing Rights). SDR được tạo ra từ hệ thống ngân hàng quốc tế nhằm giải
quyết sự dao động quá lớn giữa các đồng tiền. Giải pháp từ năm 1974 được
sử dụng là tạo ra một giá trị tham chiếu quốc tế thông qua một tập hợp tiền tệ
(basket of currencies), từ đó sự thay đổi của một đồng tiền không làm sai
lệch nhiều tỷ giá giữa các đồng tiền khác. Tập hợp tiền tệ này được giảm từ
16 xuống còn 5 đồng tiền được xác định lại 5 năm một lần. Từ năm 1999, tập
hợp tiền tệ chỉ còn 4 đồng tiền. Để tính giá trị của SDR so với đồng bản tệ, ví
dụ X, người ta lấy tổng tỷ giá của X trên các đồng tiền trong tập hợp tiền tệ.
Lãi suất SDR được điều chỉnh hàng tuần theo thay đổi của lãi suất ngắn hạn
trên các thị trường tiền tệ chính yếu.
Các khoản cho vay không ưu đãi được cung cấp thông qua 4 công cụ:
Stand-by Arrangements (SBA), Extended Fund Facility (EFF), Supplemental
Reserve Facility (SRF) và Compensatory Financing Facility (CFF).
- SBA được thiết lập để giúp giải quyết khó khăn về cán cân thanh
toán trong ngắn hạn và cung cấp nguồn lực lớn nhất của IMF. Độ dài của

28
SBA thường từ 12 đến 18 tháng với thời hạn hoàn trả từ 2 năm 3 tháng đến 4
năm.
- EFF ra đời năm 1974 nhằm giúp đỡ các khó khăn kéo dài về cán cân
thanh toán đòi hỏi phải cải cách cơ bản cơ cấu nền kinh tế. Các khoản dàn
xếp thông qua EFF vì vậy kéo dài từ 3 năm trở lên với thời hạn hoàn trả từ 4
năm rưỡi đến 7 năm.
- SRF ra đời năm 1997 nhằm tài trợ ngắn hạn với quy mô lớn, xuất
phát từ sự mất lòng tin thị trường đột ngột do các nền kinh tế mới nổi những
năm 1990 làm các luồng vốn đầu tư bị rút về hàng loạt, đòi hỏi sự hỗ trợ tài
chính lớn hơn bất cứ hoạt động nào của IMF trước đó. Thời hạn hoàn trả vốn
từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, có thể yêu cầu gia hạn 6 tháng.
- CFF được thiết lập năm 1963 nhằm hỗ trợ các nước có giá trị xuất
khẩu giảm tạm thời hoặc chi phí nhập khẩu ngũ cốc tăng lên do giá hàng hoá
thế giới biến động. Các điều kiện khác gần giống như công cụ SBA.
Ngoài ra, IMF cũng cung cấp các hỗ trợ khẩn cấp (emergency
assistance) đối với các trường hợp gặp thảm hoạ thiên nhiên và xung đột vũ
trang. Một vài trường hợp có thể được nhận các khoản cho vay ưu đãi. Thời
hạn hoàn trả từ 3 năm 3 tháng đến 5 năm.
1.2.2.3 Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo
IMF có lẽ là tổ chức nổi tiếng nhất về các tư vấn chính sách phát triển
và việc cho vay dựa trên cơ sở chính sách cho các nước trong thời gian
khủng hoảng kinh tế. Nhưng IMF cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm
của mình với các nước thành viên bằng cách cung cấp trợ giúp kỹ thuật và
đào tạo về nhiều lĩnh vực khác nhau, như nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương,
chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, chính sách quản lý thuế và thống kê của
Chính phủ. Mục tiêu là để tăng cường thiết lập và thực thi các chính sách
kinh tế của các nước thành viên, gồm cả việc nâng cao kỹ năng trách nhiệm
thể chế, cho các Bộ Tài chính và các Ngân hàng Trung ương. Trợ giúp kỹ

29
thuật bổ sung cho các tư vấn chính sách và hỗ trợ tài chính của IMF cho các
nước thành viên chiếm khoảng 20% chi phí quản lý của IMF.
IMF bắt đầu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật vào giữa thập kỷ 1960 khi rất
nhiều nước mới giành được độc lập tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc thành lập
Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính. Sự dấy lên của hỗ trợ kỹ thuật khác
nảy sinh vào đầu thập kỷ 1990 khi các nước Trung và Đông Âu cũng như
các nước thuộc khối Liên Xô cũ bắt đầu chuyển đổi từ hệ thống kinh tế kế
hoạch tập trung sang hệ thống kinh tế định hướng thị trường. Gần đây nhất là
khi IMF đã bắt đầu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật như một phần của nỗ lực củng
cố kiến trúc của hệ thống tài chính quốc tế. Đặc biệt, IMF cũng đã và đang
giúp đỡ các nước nâng cao hệ thống tài chính, cải thiện việc thu thập và phổ
biến dữ liệu kinh tế và tài chính, củng cố hệ thống luật pháp và thuế, cũng
như cải tiến các quy định điều tiết và giám sát ngân hàng. IMF cũng cung
cấp rất hiều tư vấn hoạt động cho các nước để tái thiết lập các thể chế Chính
phủ sau khi các nước có rối loạn xã hội hay chiến tranh.
Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được
IMF cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết
lập và thực thi các chính sách hiệu quả. Các hỗ trợ kỹ thuật này được thực
hiện bằng nhiều cách: có thể thông qua các nhân viên dưới hình thức công
tác kỳ hạn hoặc bổ nhiệm chuyên gia từ vài tuần tới vài năm (nếu việc sử
dụng chuyên gia kéo dài, các nước có thể được yêu cầu đóng góp tài chính).
IMF cũng cung cấp các hỗ trợ dưới hình thức báo cáo chẩn đoán kỹ thuật
(diagnostic), các khoá đào tạo, hội thảo, thảo luận chuyên đề, tư vấn trực
tuyến từ trụ sở của Quỹ.
IMF cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo chủ yếu trong 4 lĩnh vực sau:
+ Củng cố khu vực tài chính và tiền tệ thông qua việc tư vấn về quy
định điều tiết, giám sát và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các hoạt động quản
lý ngoại hối, hệ thống thanh toán bù trừ, cũng như cơ cấu và sự phát triển
của các Ngân hàng Trung ương;

30
+ Hỗ trợ các chính sách và quản lý tài khoá vững mạnh thông qua tư
vấn về các chính sách, quản lý thuế và hải quan, lập ngân sách, quản lý chi
ngân sách, thiết kế hệ mạng lưới an sinh xã hội, và quản lý nợ trong và ngoài
nước;
+ Biên soạn, quản lý và phổ biến các dữ liệu thống kê và cải tiến chất
lượng của dữ liệu.
+ Soạn thảo và rà soát khuôn khổ luật pháp về kinh tế và tài chính.
Hình 1.3: Trợ giúp kỹ thuật theo khu vực (năm tài khoá 2001)

Ch©u Phi Ch©u ¢u


27% 29%

Trung §«ng
11%
Ch©u ¸
Ch©u MÜ Latinh 23%
vµ Caribbean
10%

Nguồn: [34, tr. 35]


Các hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật được IMF triển khai theo vùng với hai
trung tâm hỗ trợ kỹ thuật đã được thiết lập ở Thái Bình Dương và Caribbe.
Trung tâm thứ 3 được mở tại Đông Phi vào năm 2002 với mục tiêu có 4
trung tâm khác tại vùng Hạ Sahara châu Phi. Bên cạnh việc cung cấp các
khoá đào tạo tại trụ sở, IMF cũng tổ chức các khoá học và hội thảo tại các
học viện hoặc chương trình của từng nước hoặc từng khu vực. Hiện nay IMF
có 4 trung tâm đào tạo tại các khu vực châu Mỹ La tinh (Brazil), Châu Phi
(Tunisia), Singapore và Áo. IMF còn tổ chức các chương trình đào tạo song
phương, đặc biệt là với Trung Quốc và Quỹ tiền tệ Arab (Arab Monetary
Fund).

31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ có một lịch sử khá dài gắn liền với sự
ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thế giới. Biểu
hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ từ trước đến nay là sự phá
sản của các định chế trung gian tài chính và cùng với sự phát triển ngày càng
phức tạp và tinh vi của các công cụ tài chính, thì khủng hoảng càng dễ xảy
ra, tính chất khủng hoảng ngày càng phức tạp và nguy cơ khủng hoảng lan
rộng ngày càng cao.
Trên cơ sở nhận dạng bản chất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ,
phân loại khủng hoảng, các mô hình khủng hoảng cơ bản và những cơ chế
hoạt động thích ứng với từng mô hình, có thể nhận thấy nỗ lực của từng quốc
gia trong việc phòng chống khủng hoảng có ý nghĩa quyết định, song do tính
chất lan truyền nhanh chóng của nó, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế mà nổi bật là vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với việc khái
quát đôi nét về IMF, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu,
nguồn vốn và cơ cấu tổ chức, luận văn làm rõ vai trò của IMF thể hiện ở cả 3
chức năng chính là giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cho vay.
Đối với hệ thống tài chính - tiền tệ thế giới, IMF chịu trách nhiệm bảo
vệ sự ổn định của hệ thống này. Các cuộc khủng hoảng tài chính nói chung
và cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á nói riêng là một trong những
trọng tâm giải quyết của IMF. Chính vì vậy, vai trò trung tâm của IMF trong
việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là rất rõ ràng và đã được
tái khẳng định bởi điều lệ Quỹ cũng như bởi cộng đồng quốc tế trên nhiều
diễn đàn đa phương. Ưu tiên của IMF cũng rất rõ ràng: khôi phục lòng tin
cho các nền kinh tế bị tác động bởi cuộc khủng hoảng.

32
CHƢƠNG 2
PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH PHỦ CHÂU Á VỚI
IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH -
TIỀN TỆ 1997-1998

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ CHÂU Á 1997-1998
VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG
2.1.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng
2.1.1.1 Bối cảnh kinh tế các nước châu Á trước khủng hoảng
Trong hơn hai thập niên vừa qua, các nước Đông Á và Đông Nam Á đã
tăng trưởng nhanh và liên tục (khoảng 7-8% mỗi năm so với 2% ở các nước
công nghiệp hoá), thu hút sự chú ý của giới kinh doanh và đầu tư quốc tế.
Tuy có bối cảnh văn hoá, lịch sử và thể chế chính trị khác nhau nhưng các
nước này lại có một số điểm giống nhau, được các nhà kinh tế nêu thành
khái niệm “mô hình phát triển Đông Á”. Đó là:
(i) Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định: ngân sách nhà nước nói chung
cân bằng hoặc thiếu hụt không đáng kể, lạm phát thấp do chính sách kiểm
soát tiền tệ chặt chẽ với lãi suất dương, nợ công của nhà nước trên thị trường
tài chính thế giới được kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm khả năng hoàn trả.
(ii) Cơ cấu kinh tế mở cửa, hội nhập với thế giới: ngoại thương tương
đối tự do, ít bảo hộ bằng thuế quan hay phi thuế quan, khuyến khích đầu tư
nước ngoài, thiếu hụt trong cán cân vãng lai được tài trợ bằng dòng chảy vào
của tư bản tài chính tư nhân.
(iii) Tiết kiệm xã hội cao (trung bình là 30% GDP), dân chúng hiếu
học, làm việc chăm chỉ, có kỷ luật, mức sống và lương công nhân thấp hơn
so với các nước công nghiệp hoá.
(iv) Vì những yếu tố trên, tỷ lệ đầu tư rất cao (35-45% GDP), thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo đủ công ăn việc làm thu hút lực lượng lao động
lớn do dân số tăng trưởng nhanh, giúp châu Á đạt thành tích giảm nghèo
nhanh và rộng rãi nhất trong lịch sử.

32
Sự thành công quá nhanh chóng của mô hình Đông Á đã được giới
quan sát thế giới, kể cả Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là “thần kỳ”, coi
đó là mẫu mực cho các nước đang phát triển khác. Một số nhà lãnh đạo châu
Á còn coi đó là đặc trưng của “giá trị châu Á”, thích hợp với công cuộc phát
triển, thậm chí ưu việt hơn so với mô hình của phương Tây. Sở dĩ các nước
Đông Á có được sự phát triển “thần kỳ” này là do trong suốt thời gian từ
thập kỷ 1960 đến đầu thập kỷ 1990, các nước này đã lợi dụng được tình hình
kinh tế và chính trị thế giới thuận lợi cho công cuộc phát triển của mình. Đó
là:
 Để phục vụ cho chiến tranh lạnh với Liên Xô, Mĩ đã tranh thủ các
nước trong khu vực làm đồng minh chiến lược. Viện trợ, chi tiêu phục vụ
chiến tranh, ưu đãi về thương mại và đầu tư từ Mĩ… đã giúp các nước Đông
Á rất nhiều trong bước đầu công nghiệp hoá (CNH), và sau đó xuất khẩu chế
tạo sản phẩm dân dụng để tiếp tục tăng trưởng.
 Từ năm 1973 đến đầu thập kỷ 1990, đô la Mĩ mất giá hơn 50% so
với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới, như Mark Đức, Yên Nhật… Neo
giữ tỷ giá hối đoái của mình với đồng đô la Mĩ, các nước Đông Á đã tạo sự
ổn định về ngoại hối để phát triển ngoại thương và thu hút đầu tư, tăng tính
cạnh tranh của hàng hoá so với châu Âu và Nhật, kiềm chế lạm phát ở mức
độ vừa phải. Trong thời gian này, Mĩ tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế của
mình; nhiều doanh nghiệp từ bỏ khu vực chế tạo hàng dân dụng điện tử và
phi điện tử để tập trung vào các ngành công nghiệp, kỹ thuật cao và dịch vụ,
tạo chỗ trống cho các nước Đông Á xuất khẩu hàng hoá của mình.
 Do sức ép của Mĩ, đồng Yên Nhật đã tăng giá rất cao từ năm 1985-
1991 (sau thoả thuận Plaza Hotel), làm cho giá thành sản xuất trong nước
Nhật quá cao, mất khả năng cạnh tranh. Nhiều công ty Nhật phải đầu tư sang
các nước châu Á với giá nhân công rẻ, dùng đó làm cơ sở sản xuất hàng điện
tử, xe hơi… rồi tái xuất sang Mĩ, châu Âu và ngay cả Nhật. Cuộc chuyển
giao kỹ thuật và công nghệ này tuy còn ở trình độ lắp ráp, song đã góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình CNH khu vực. Sau giai đoạn này, tỷ

33
lệ xuất khẩu hàng chế biến tăng cao so với xuất khẩu nông hải sản và nguyên
nhiên liệu thô.
 Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa kinh tế từ cuối thập kỷ
1970. Cho đến đầu những năm 1990, Trung Quốc chủ yếu là thị trường to
lớn cho các doanh nghiệp Đông Á và Đông Nam Á, góp phần tạo ra sức cầu
để tương ứng với mức cung ngày càng lớn.
Tuy nhiên các yếu tố khách quan thuận lợi nói trên đã dần dần có sự
biến đổi từ cuối thập kỷ 1980 đến đầu những năm 1990 theo chiều hướng bất
lợi cho các nước trong khu vực. Sự kết thúc cuộc chiến tranh lạnh cùng với
quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới (theo nghĩa tất cả các nước trên
thế giới phải chấp nhận tham gia phân công lao động trên thị trường toàn cầu
và dòng tư bản tài chính có thể chu chuyển dễ dàng từ nước này sang nước
khác) đã cơ bản làm thay đổi môi trường kinh doanh trên thế giới. Vắng
bóng một đối thủ có tầm chiến lược toàn cầu như Liên Xô cũ và Đông Âu,
Mĩ không cần phải dùng các ưu đãi trong quan hệ kinh tế để tranh thủ đồng
minh nữa. Quan hệ quốc tế ngày càng phản ánh quan hệ quyền lợi giữa các
quốc gia, mà nội dung chính là quyền lợi kinh tế. Với lợi thế về vốn tích luỹ,
khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, thị trường nội địa rộng lớn có sức
mua cao, Mĩ và Liên minh Châu Âu (EU) đòi hỏi các nước khác trên thế giới
phải mở cửa thị trường để đón nhận tư bản và hàng hoá của mình. Trong nền
kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh cũng trở nên toàn cầu, các lợi thế phi kinh tế
do bảo hộ thương mại hay quan hệ móc ngoặc với chính quyền sở tại ngày
càng mất tác dụng trong việc bảo vệ thế đứng của các nhà sản xuất kém hiệu
quả. Trong suốt những năm 1990, nền kinh tế Nhật bị ngưng trệ (stagnation),
các doanh nghiệp Nhật vì thế cũng khó có thể tiếp tục tốc độ đầu tư cao như
trước cũng như sức cầu của Nhật đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước
Đông Á giảm rõ rệt. Đặc biệt từ giữa thập kỷ 1990, Trung Quốc đã trở thành
một nước sản xuất và xuất khẩu rất quan trọng các mặt hàng như giày dép,
quần áo, đồ chơi, đồ dân dụng điện tử… mà các nước Đông Á vẫn coi đó là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình. Rõ ràng, môi trường kinh doanh thế
giới và khu vực vào giữa những năm 1990 đã xấu và phức tạp hơn cho các

34
nước Đông Á. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lúc đó ít người phân tích và nhìn
nhận chính bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu đã giúp cho mô hình Đông Á
có thể áp dụng được, cũng như ít người theo dõi sự chuyển biến của một số
nét đặc trưng trong mô hình này, làm cho nó ngày càng mất đi tính cạnh
tranh và dễ bị đe doạ bởi khủng hoảng.
2.1.1.2 Những dấu hiệu trước khi khủng hoảng xảy ra
 Một trong những nhóm dấu hiệu rõ ràng nhất trước khi khủng hoảng
tài chính - tiền tệ nổ ra ở Đông Á đó là tình trạng mất cân đối trong cán cân
vãng lai (current account imbalances) và một số vấn đề liên quan đến nền
tảng kinh tế vĩ mô (fundamentals) ở hầu khắp các nước trong khu vực.
Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính
bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5 thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài
khoản vãng lai không lành mạnh (Lawren Summers) [42, tr. 6].
Bảng 2.1: Cán cân vãng lai của một số nƣớc châu Á (% GDP)
Tên nƣớc 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Hàn Quốc -1,24 -3,16 -1,70 -0,16 -1,45 -1,91 -4,82 -1,90
Indonesia -4,4 -4,40 -2,46 -0,82 -1,54 -4,27 -3,30 -3,62
Malaysia -2,27 -14,01 -3,39 -10,11 -6,60 -8,85 -3,73 -3,50
Singapore 9,45 12,36 12,38 8,48 18,12 17,93 16,26 13,90
Thái Lan -8,74 -8,01 -6,23 -5,68 -6,38 -8,35 -8,51 -2,35
Hồng Kông 8,40 6,58 5,26 8,14 1,98 -2,97 -2,43 -3,75
Trung Quốc 3,02 3,07 1,09 -2,19 1,16 0,03 0,52 3,61
Đài Loan 7,42 6,97 4,03 3,52 3,12 3,05 4,67 3,23
Nguồn: [42]
Bảng 2.1 cho thấy mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai (còn gọi là cán
cân vãng lai - CA) trong cán cân thanh toán (BOP) của một số nước châu Á.
Bốn nước gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là những nước
có mức thâm hụt liên tục trong vòng gần một thập kỷ. Các nước còn lại như
Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan trong những năm 1990 lại có
mức thâm hụt nhỏ hơn, thậm chí là thặng dư trong cán cân vãng lai (đặc biệt
như trường hợp của Singapore, Trung Quốc và Đài Loan). Không phải ngẫu
nhiên khi trên thực tế, vào năm 1997 đồng đô la Mĩ đã lên giá so với đồng

35
tiền các nước có mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn như Thái Lan (78%),
Malaysia (52%), Hàn Quốc (107%) và Indonesia (151%). Trong khi đó, các
nước có mức thâm hụt nhỏ hay thặng dư trong cán cân vãng lai lại ít phải
chịu những tác động này (đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ mất giá 2%,
đồng tiền của Đài Loan và Singapore chỉ mất giá khoảng 18%) [42, tr.7].
Vậy thâm hụt cán cân vãng lai là tốt hay xấu? Trong điều kiện nào tốt
và trong điều kiện nào xấu? Có thể thấy rằng, thâm hụt CA là xấu khi quốc
gia đó là con nợ lớn, lạm phát cao, tăng trưởng chậm; và ngược lại thâm hụt
CA sẽ tốt khi nợ nhỏ, lạm phát thấp, tăng trưởng cao. Nhìn chung, các nước
Đông Á trước khi khủng hoảng, đều có mức lạm phát tương đối thấp và mức
đầu tư, tiết kiệm lẫn tăng trưởng cao, song họ liên tục vượt qua được mức
thâm hụt lớn trong nhiều thập kỷ. Như vậy, bản thân thâm hụt cán cân vãng
lai không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Nếu một nước đang phát
triển, trong điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, thu hút được dòng vốn
lớn từ bên ngoài thì nước đó có thể bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai của
mình. Nói cách khác, thâm hụt cán cân vãng lai có bền vững hay không, điều
này lại phụ thuộc vào nguyên nhân của thâm hụt. Với các điều kiện khác
không thay đổi, nếu thâm hụt cán cân vãng lai bị gây ra bởi tỷ lệ đầu tư cao
thì nói chung thâm hụt này không đáng lo ngại. Đặc biệt, nếu tỷ lệ đầu tư
tăng lên trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu tiềm năng thì
các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sẵn lòng tài trợ cho thâm hụt. Tuy nhiên có một
số trường hợp thâm hụt CA tăng lên lại đáng phải quan tâm. Trước hết, nếu
thâm hụt CA tăng lên do tỷ lệ tiết kiệm thấp, với những điều kiện khác là
tương đương, các nhà đầu tư hoặc cho vay nước ngoài sẽ phải thận trọng
trong việc quyết định liệu có tiếp tục tài trợ cho thâm hụt hay không, bởi vì
khả năng xuất khẩu trong tương lai của nước nhận đầu tư hoặc con nợ có thể
rất yếu kém. Hai là, nếu thâm hụt CA bị gây ra bởi dòng vốn nhằm mục đích
đầu cơ ăn chênh lệch về mặt lãi suất, đầu cơ trên thị trường chứng khoán và
thị trường hối đoái thì thâm hụt CA có thể là không bền vững [56, Tr.4-5].

36
Như chúng ta đã biết, tỷ lệ đầu tư của hầu hết các nước Đông Á trong
những năm 1990 đều đạt trên 30%, thậm chí 40%. Mức đầu tư ở mức cao
này đã đóng góp phần lớn vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của
mỗi nước (bình quân đạt 7-8%). Tuy nhiên, chỉ tiêu GDP mới chỉ phản ánh
đầu ra của nền kinh tế mà chưa đề cập đến đầu vào. Theo Paul Krugman,
một nhà kinh tế Mĩ, các nước Đông Á tăng trưởng nhanh là do thâm dụng
các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, chứ năng suất kinh tế không tăng được
bao nhiêu.
Bảng 2.2: Hệ số ICOR của một số nƣớc châu Á, 1987-1996
Tên nước 1987-1992 1993-1996
Hàn Quốc 3,8 4,9
Indonesia 4,0 3,8
Malaysia 3,7 4,8
Philippines 6,0 5,5
Singapore 3,6 4,0
Thái Lan 3,4 5,1
Hồng Kông 3,7 6,1
Trung Quốc 3,1 2,9
Đài Loan 2,4 3,9
Nguồn: [42]
Bảng 2.2 cho biết hiệu quả đầu tư của một số nước châu Á trong khu
vực biểu thị bằng hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio). Hệ số
ICOR là tỷ số tăng đầu tư trên sản lượng, nó cho biết để tăng 1 đơn vị sản
lượng thì đầu tư phải tăng bao nhiêu. Số liệu trong bảng 2.6 cho thấy, trừ
Indonesia và Philippines, hệ số ICOR đã tăng mạnh vào giai đoạn 1993-1996
so với giai đoạn 1987-1992 trước đó. Điều này có nghĩa là hiệu quả đầu tư
đã giảm đi rõ rệt trong 4 năm trước khủng hoảng 1997. Đây là mâu thuẫn cơ
bản của mô hình Đông Á: cần đầu tư cao để tăng trưởng nhanh, nhưng hiệu
quả đầu tư lại thấp, nên không thể duy trì mãi tiến độ đầu tư cao được, vì đến
một lúc nào đó, các nhà kinh doanh do sức ép cạnh tranh sẽ phải đánh giá lại
chiến lược đầu tư của mình, chuyển vốn sang các khu vực khác có khả năng
lợi nhuận cao hơn. Mầm mống khủng hoảng vì thế đã bắt đầu từ nhiều năm
trước, khi các nước Đông Á lâm vào khủng hoảng sản xuất thừa (hay thừa

37
sức cung - overcapacity) trong nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến của mình,
trong khi hầu như nước nào cũng đầu tư vào những ngành hàng tương tự.
Trong những năm 1990, mặc dù tỷ lệ tiết kiệm của các nước Đông Á
rất cao (khoảng 30%, thậm chí 40%), song nguồn vốn này chủ yếu được huy
động vào ngân hàng rồi đem cho vay lại hơn là thông qua thị trường cổ
phiếu. Đó là lý do hệ số nợ trên vốn tự có (debt/ equity ratio) của các doanh
nghiệp ở các nước này bình quân cao hơn 4, trong khi hệ số trung bình ở các
nước phát triển phương Tây và châu Mĩ La tinh thấp hơn 1. Đến trước khi
xảy ra khủng hoảng, tỷ lệ nợ/ vốn tự có của các doanh nghiệp Hàn Quốc lên
tới 600%; Thái Lan 400%; Indonesia 300%, Hồng Kông chỉ là 37% [11,
tr.95]. Riêng ở Hàn Quốc, hệ số nợ của 4 chaebol hàng đầu trước khủng
hoảng (1996) như sau: Samsung 4,7; Hyundai 4,5; LG 3,8; Daewoo 3,2
(Financial Times, 22/1/1998) [11, tr.73]. Khác với Hàn Quốc, nơi phần lớn
dự án đầu tư của các tập đoàn lớn (chaebol) được tập trung trong lĩnh vực
sản xuất, các nước khác trong khu vực Đông Á lại tập trung đầu tư vào lĩnh
vực kinh doanh bất động sản. Giá đất vào cuối những năm 1980 và giữa
những năm 1990 đã tăng vọt lên mức vượt xa so với tiêu chí bền vững về
mặt kinh tế. Người ta đã kiếm được những khoản tiền lớn chỉ trong phút
chốc, từ đó đẩy mạnh tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào bất động sản. Việc
sử dụng đất làm khoản đặt cọc đi vay đã tạo điều kiện thả nổi hơn nữa các
khoản nợ do giá đất tăng vọt. Thị trường chứng khoán tăng đột ngột và hình
thành nên một cơ cấu nợ hình chóp. Tính đến giữa năm 1990 đã xuất hiện tình
trạng dư cung về bất động sản và giá cổ phiếu giảm xuống do đầu tư cổ phiếu
của nước ngoài chuyển hướng sang nơi khác.
Liên quan đến nền tảng kinh tế vĩ mô có thể thấy, các nền kinh tế
tương đối mở cửa thường ít phải chịu những vấn đề về tính bền vững xuất
phát từ hai lý do. Một là, nếu một nền kinh tế có độ mở lớn, biểu hiện ở tỷ
trọng tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP lớn, nước đó sẽ có khả
năng lớn hơn trong việc thanh toán nợ đến hạn bằng thu nhập ngoại tệ có
được từ xuất khẩu. Hai là, chi phí cho một cuộc khủng hoảng cả về mặt kinh

38
tế và chính trị là khá lớn khi sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài cao,
do đó quốc gia nào có độ mở lớn về kinh tế thường dành ưu tiên cho việc trả
nợ. Tỷ lệ trung bình của tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP là
thước đo độ mở của các nền kinh tế. Bảng 2.3 cho thấy phần lớn các nền
kinh tế Đông Á có độ mở tương đối lớn. Mức thấp nhất là Indonesia (khoảng
26-27%), Hàn Quốc và Thái Lan vào khoảng 30-40%, Đài Loan gần 50%,
Malaysia là trên 80%, đặc biệt Hồng Kông và Singapore có độ mở trên
100%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ mở lớn của nền kinh tế cũng làm cho
quốc gia đó dễ bị tổn thương hơn đối với các cú sốc thương mại bên ngoài.
Bảng 2.3: Độ mở của một số nền kinh tế châu Á
Đơn vị: % GDP
Tên nƣớc 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Hàn Quốc 30,04 29,38 29,38 29,04 30,47 33,59 34,36 38,48
Indonesia 26,30 27,18 28,23 25,26 25,94 26,98 26,13 28,22
Malaysia 75,23 86,52 76,64 87,72 92,15 97,42 91,50 93,55
Thái Lan 37,76 39,24 38,98 39,69 40,99 44,88 42,19 46,69
Hồng Kông 129,93 135,28 140,37 137,18 138,92 151,67 142,28 132,68
Đài Loan 44,27 45,14 42,34 43,29 43,16 47,80 46,63 48,07
Ghi chú: Độ mở của nền kinh tế được tính bằng tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trung bình so
với GDP.
Nguồn: [42]
Trong những năm trước khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng cao cùng với
quá trình tự do hoá thương mại và việc nới lỏng các hạn chế đối với vấn đề
tư nhân hoá đã liên tục đem lại cho các nước Đông Á một lượng vốn khổng
lồ. Hơn nữa do chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và các nước Đông Á, nên
chỉ riêng số vốn của Nhật Bản đổ vào Thái Lan chỉ trong năm 1987 nhiều
hơn cả số vốn mà Nhật đưa vào Thái trong toàn bộ 20 năm trước đó. Từ năm
1986 đến 1989, dòng vốn nước ngoài vào Thái Lan đã tăng 400%. Toàn bộ
khu vực châu Á trong thực tế đã nhận được một khối lượng vốn nhiều hơn
của bất kỳ một khu vực nào khác trên thế giới, với hơn 160 tỷ USD trong
giai đoạn từ 1990-1996. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tới 55% tổng số
dòng vốn vào và một số nước trong khu vực đã nhận được dòng vốn tính

39
trung bình bằng 5-8% GDP trong một khoảng thời gian dài đáng kể (Fischer,
1997) [32, tr.64]. Dòng vốn vào nhằm kinh doanh chênh lệch lãi suất và
mang tính đầu cơ được xác định là dòng vốn ngắn hạn. Trong thực tế, trong
nhiều năm trước khủng hoảng, dòng vốn ngắn hạn đã tạo nên phần chủ yếu
của tổng nguồn vốn chảy vào Thái Lan. Đặc tính của dòng vốn ngắn hạn là
dễ dàng đổi chiều, có thể đi vào và tháo chạy nhanh chóng. Nguy cơ về một
cuộc khủng hoảng tài khoản vốn (mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba) là hết
sức rõ rệt, đặc biệt trong điều kiện giám sát các khoản vay nợ còn kém hiệu
quả.
Trong khi cán cân tài khoản vãng lai đã bắt đầu xấu đi từ năm 1994,
tăng trưởng xuất khẩu của các nước Đông Á đã bắt đầu có dấu hiệu suy
giảm, góp phần làm cho tăng trưởng GDP giảm sút. Từ năm 1990-1995, tỷ lệ
tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Thái Lan là 19,6%. Vào năm 1996,
mức tăng trưởng xuất khẩu đột ngột giảm xuống từ 24,7% năm 1995 xuống
còn -1,9% năm 1996 [56, tr.5]. Indonesia tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 21%
thời kỳ 1986-1991 xuống còn 12,4% năm 1993 và 8% năm 1994 [16, tr.92].
Tình hình tương tự cũng diễn ra ở nhiều nước. Nguyên nhân của việc giảm
sút mức xuất khẩu của khu vực Đông Á có thể được cho là sự yếu kém của
năng lực cạnh tranh, mà đến lượt nó, chính sự yếu kém này lại được cho là
một sự kết hợp của một loạt các nhân tố:
Thứ nhất, từ tháng 6/1995 đến tháng 4/1997, đồng Yên Nhật bị giảm
giá hơn 50% so với đồng đô la Mĩ. Việc gắn chặt đồng tiền quốc gia với
đồng đô la Mĩ (neo giữ tỷ giá với đồng USD) là một nhân tố quan trọng góp
phần làm cho đồng tiền của các nước Đông Á lên giá mạnh so với đồng Yên.
Kết quả là xuất khẩu giảm.
Thứ hai, mức tăng trưởng nhanh của giá cả trong các nước Đông Á so
với giá hàng hoá nước ngoài dẫn tới tăng giá đồng tiền nội địa của các nước
Đông Á, góp phần làm giảm xuất khẩu.
Thứ ba, sự gia tăng nhanh chóng của mức lương đã dẫn tới tăng nhanh
chi phí nhân công sản xuất hàng xuất khẩu. Chẳng hạn, mức tăng trưởng

40
hàng năm của chi phí nhân công tính theo giờ của Thái Lan trong ngành may
mặc từ năm 1990 đến 1995 là 12%. Và con số đó ở Malaysia thậm chí cao
hơn với mức 23,2% [56, tr.6].
Thứ tư, dòng vốn vào đã kéo theo giá cả của hàng hoá phi giao dịch
như bất động sản tăng lên, đến lượt nó lại có tác động trực tiếp hay gián tiếp
đến xuất khẩu. Nói tóm lại, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận biên của hàng
xuất khẩu giảm, tăng trưởng xuất khẩu do đó mà giảm sút.
Tuy nhiên, sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của
các nền kinh tế Đông Á vẫn ở mức vừa phải và không thể giải thích mức
giảm mạnh của tăng trưởng xuất khẩu của các nền kinh tế trong khu vực.
Chính sự đình trệ của nhu cầu nhập khẩu nói chung, và nhu cầu các sản
phẩm như chất bán dẫn nói riêng bởi các nước phát triển, mà đến lượt nó lại
bị quy định bởi mức giảm sút của kinh tế thế giới, đặc biệt là tốc độ giảm sút
của nền kinh tế Nhật Bản là một tác nhân quan trọng đối với tốc độ giảm sút
chiều hướng xuất khẩu trong các nền kinh tế Đông Á. Ngoài ra, vai trò ngày
càng lớn của Trung Quốc trong tổng giá trị xuất khẩu cũng làm gia tăng áp
lực cạnh tranh trong khu vực (Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ vào
năm 1994).
Những vấn đề bất ổn định chính trị và tính không nhất quán trong thực
thi chính sách kinh tế vĩ mô cũng góp phần làm suy giảm sự tin tưởng của
cộng đồng tài chính quốc tế trong việc tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai
của một quốc gia. Xét dưới góc độ này, Đông Á cũng có rất nhiều những bất
ổn về chính trị trong những năm trước và sau khủng hoảng. Tình trạng tham
nhũng, móc ngoặc, vấn đề thiếu minh bạch trong quản lý và chế độ độc tài
cũng đã phớt lờ đi phần lớn những cam kết đối với cộng đồng quốc tế, góp
phần đẩy các nền kinh tế châu Á lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ.
 Nhóm dấu hiệu thứ hai có thể báo trước cho một cuộc khủng hoảng
ở Đông Á đó là tình trạng yếu kém của hệ thống tài chính.

41
Bảng 2.4 cho biết tỷ lệ cho vay tín dụng dành cho khu vực tư nhân so
với GDP ngày càng có xu hướng tăng lên ở các quốc gia châu Á. Trong giai
đoạn 1990-1996, bùng nổ tín dụng cho vay xuất hiện ở hầu khắp các nước
Đông Á.

Bảng 2.4: Tín dụng ngân hàng cho khu vực tƣ nhân (% GDP)

Tên nƣớc 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Hàn Quốc 52,54 52,81 53,34 54,21 56,84 57,04 61,81 69,79
Indonesia 49,67 50,32 49,45 48,90 51,88 53,48 55,42 69,23
Malaysia 71,36 75,29 74,72 74,06 74,61 84,80 93,39 106,91
Thái Lan 64,30 67,70 72,24 80,01 91,00 97,62 101,94 116,33

Nguồn: [42]
Tỷ lệ cho vay quá mức lớn nhất ở Philippines (151% GDP), Thái Lan
(58% GDP) và Malaysia (31% GDP); thấp hơn là Hàn Quốc (11% GDP),
Singapore (17% GDP), Hồng Kông (26% GDP), Indonesia (10% GDP); mức
thấp nhất là ở Trung Quốc với 7% GDP [42]. Những nước có mức bùng nổ
tín dụng lớn trong nhiều năm như Philippines, Thái Lan, Malaysia cũng là
những nước đầu tiên phải chịu tác động của việc đầu cơ tiền tệ vào năm
1997.
Tuy nhiên, chất lượng của các khoản tín dụng này lại thể hiện ở tỷ lệ
những khoản cho vay không sinh lời (NPLs/ non-performing loans) so với
tổng lượng cho vay (total loans). Bảng 2.5 với tỷ lệ những khoản cho vay
không sinh lời (non-performing loans/ NPLs) ước tính ở một số nước châu Á
cho thấy có mối tương quan rõ rệt giữa số lượng các khoản cho vay xấu và
quy mô của các cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Bảng 2.5: Tỷ lệ những khoản cho vay không sinh lời (NPLs)
Đơn vị: % tổng lượng cho vay
Tên nƣớc NPLs/ tổng lượng cho vay
Hàn Quốc 8%
Indonesia 13%
Malaysia 10%
Thái Lan 13%

42
Nguồn: [42]
Cùng với tỷ lệ lớn của cho vay quá mức “overlending” và những khoản
cho vay không sinh lời (NPLs), sự yếu kém trong hoạt động ngân hàng cũng
bộc lộ tính chất dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính. Đến nay, còn có
những đánh giá tổng quan khác nhau về cấu trúc tài chính của các nước
Đông Á. Đa số cho rằng về cơ bản, cấu trúc tài chính ở Đông Á là dựa vào
hệ thống ngân hàng. Điều này có nghĩa là dòng vốn vào tài trợ cho thâm hụt
lớn phần lớn vẫn thông qua các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng này đi
vay các ngân hàng nước ngoài, sau đó lại tiếp tục cho vay các doanh nghiệp
khác. Nếu các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính thì chắc chắn các
ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với nợ khó đòi, trong đó phần lớn là
nợ ngắn hạn. Hội chứng “vay quá mức” và “cho vay quá mức”
(overborrowing and overlending) là hậu quả của những yếu kém về chính
sách và thể chế ở các nước Đông Á. Các ngân hàng, công ty tài chính vừa
không đủ khả năng để thẩm định các dự án kinh doanh cùng mức rủi ro
tương ứng để điều tiết tín dụng một cách hiệu quả, vừa thường bị quan chức
nhà nước can thiệp vào quá trình xét tín dụng, dẫn tới phân bổ sai tín dụng.
Hệ thống luật lệ cũng như các cơ quan quản lý về mặt nhà nước cũng yếu
kém, không đủ sức bảo đảm tính lành mạnh và hiệu năng của hệ thống tài
chính. Ngay cả các Ngân hàng Trung ương cũng bị sự lũng đoạn của các thế
lực chính trị. Nhiều nước trong khu vực lại mở cửa và tự do hoá thị trường
vốn quá sớm, khuyến khích ngân hàng và doanh nghiệp trong nước vay rất
nhiều nợ ngoại tệ vì lãi suất thấp hơn trong nước. Quan hệ gia đình trong
kinh doanh cũng là một đặc trưng nổi bật ở Đông Á. Kinh doanh “kiểu gia
đình” có thể có một số ưu thế nhất định trong giai đoạn phát triển ban đầu,
nhất là trong bối cảnh khung khổ thể chế và việc thực thi pháp luật còn yếu.
Tuy nhiên, đây cũng là “mảnh đất” dung dưỡng cho việc hình thành quan hệ
cánh hẩu giữa công ty và ngân hàng cùng với sự bảo lãnh (công khai hoặc
ngầm) của Chính phủ. Điều này càng hạn chế sự phát triển của thị trường

43
chứng khoán và làm tăng mức độ rủi ro có tính hệ thống, nhất là khi tự do
hoá tài chính và mở cửa tài khoản vốn một cách thiếu thận trọng.
 Nhóm dấu hiệu thứ ba cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ ở Đông Á đó chính là sự mất cân đối trong nợ nƣớc ngoài
(imbalances in foreign debt accumulation).
Bảng 2.6 cho biết cơ cấu nợ nước ngoài của một số quốc gia trong khu
vực vào tháng 6/ 1997 (ở cả khu vực ngân hàng và phi ngân hàng). Số liệu
cho chúng ta thấy một thông tin quan trọng là phần lớn nợ nước ngoài đều
liên quan đến các ngân hàng trong nước. Vào giữa năm 1997, tỷ lệ nợ nước
ngoài của khu vực ngân hàng ở nhiều nước châu Á đều ở mức rất cao từ 70-
85% so với tổng nợ nước ngoài. Quốc gia duy nhất có nợ khu vực phi ngân
hàng (non-banks) lớn là Indonesia với mức 60,2%.
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ nƣớc ngoài của một số nƣớc châu Á tháng 6/1997
Hàn Quốc Indonesia Malaysia Thái Lan
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
% % % %
USD USD USD USD
Tổng nợ nƣớc
118,25 100 62,44 100 33,00 100 99,54 100
ngoài
Nợ khu vực ngân
91,72 77,6 24,82 39,8 25,50 77,3 86,04 86,4
hàng
Nợ khu vực phi
26,53 22,4 37,62 60,2 7,50 22,7 13,50 13,6
ngân hàng
Nguồn: [42]
Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tỷ lệ nợ
nước ngoài so với tổng tài sản có của khu vực ngân hàng và phi ngân hàng
vào năm 1996 ở mức xấu nghiêm trọng: Thái Lan (1103%); Hàn Quốc
(375%); Indonesia (424%); Philippines (172%); Malaysia (148%) [42, tr.34].
Tình trạng tài chính sẽ rất nguy hiểm nếu đồng tiền mất giá nhanh (đặc biệt
nếu các khoản vay nợ bằng đồng nước ngoài, và cho vay lại trong nước bằng
đồng nội tệ), lúc đó các chủ nợ nước ngoài có thể đột ngột từ chối cho vay
tiếp đối với các ngân hàng trong nước, góp phần đẩy quốc gia đó vào một
cuộc khủng hoảng tín dụng.
Nếu xem xét đến cơ cấu kỳ hạn thanh toán thì con số nợ nước ngoài do
BIS đưa ra còn đặc biệt nguy hiểm hơn nữa. Hình 2.1 cho biết, vào cuối năm

44
1996, nợ nước ngoài ngắn hạn (short-term foreign liabilities 1) trong khu vực
đều ở mức trên 50% tổng nợ nước ngoài. Tuy nhiên, một chỉ số quan trọng
cho thấy sự mất cân đối trong nợ nước ngoài của các nước này đó chính là tỷ
lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài. Tiêu chí này cho thấy
khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút
tiền ra nước ngoài. Nếu một cuộc khủng hoảng thanh khoản xảy ra, dự trữ
ngoại hối phải đủ lớn để quốc gia đó có thể thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn
của mình. Vào cuối năm 1996, tỷ lệ nợ ngắn hạn nước ngoài đã gấp 2,13 lần
dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc; 1,81 lần ở Indonesia; 1,69 lần ở Thái Lan;
0,77 lần ở Philippines (Hình 2.1).
Hình 2.1: Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng nợ nƣớc ngoài và tỷ lệ nợ ngắn
hạn so với dự trữ ngoại tệ của một số nƣớc châu Á năm 1996

250%
213%
200% 181%
169%

150%

100%
67% 61% 65%
50% 49% 47%
50% 36%

0%
Nî ng¾n h¹n/ tæng nî Nî ng¾n h¹n/ dù tr÷ ngo¹i tÕ

Hµn Quèc Indonesia Malaysia Th¸i Lan Trung Quèc

Nguồn: [42]
Như vậy, trừ Malaysia, ba nước còn lại là Thái Lan, Indonesia và Hàn
Quốc có thể coi là đã mất khả năng thanh toán từ trước khi cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu Á nổ ra.
Bảng 2.7 cho biết tỷ lệ M2/FX, tức là tỷ lệ giữa mức cung tiền rộng
(M2) và dự trữ ngoại hối (FX). Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ
giá hối đoái của Ngân hàng Trung ương. Tỷ lệ này từ 10% đến 20% thì được
coi là đủ dự trữ ngoại hối. Trước cuộc khủng hoảng đồng Pêso của Mexico

1
Nợ ngắn hạn là khoản nợ có kỳ hạn 1 năm trở xuống

45
(tháng 11/ 1994), tỷ lệ M2/ FX của Mexico là 9,1, hai nước bị ảnh hưởng
mạnh nhất sau Mexico là Brazil và Argentina con số này đều là 3,6. Ở phần
lớn các nước Đông Á, tỷ lệ M2/FX đều ở mức cao đáng nguy hiểm vào
những năm 1996-1997.

Bảng 2.7: Tỷ lệ M2 so với dự trữ ngoại hối của các nƣớc Đông Á
Tên nƣớc 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Hàn Quốc 6,48 8,33 7,20 6,91 6,45 6,11 6,51 10,50
Indonesia 6,16 5,51 5,61 6,09 6,55 7,09 6,50 7,37
Malaysia 2,91 2,99 2,64 2,09 2,47 3,33 3,66 4,99
Thái Lan 4,49 4,10 4,10 4,05 3,84 3,69 3,90 5,29
Nguồn: [42]
Cơ cấu luồng vốn vào được xem như là một nhân tố quan trọng trong
nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ tại các thị trường mới nổi. Trong cả hai cuộc
khủng hoảng tiền tệ tại Đông Á và Mexico những năm 1994-1995, sự lệ
thuộc quá lớn vào các khoản vay ngắn hạn để bù đắp cho thâm hụt tài khoản
vãng lai là một nhân tố cốt yếu gây nên khủng hoảng. Trong khi luồng vốn
vào gây nợ thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là cách an toàn và ổn
định để tài trợ cho phát triển. Sở dĩ như vậy, bởi vì đầu tư FDI liên quan đến
quyền sở hữu và kiểm soát công ty, thiết bị và cơ sở hạ tầng. Do đó, nó là
nguồn vốn tạo ra khả năng tăng trưởng kinh tế, trong khi các khoản vay ngắn
hạn chủ yếu dùng để tài trợ cho tiêu dùng. Hơn nữa trong trường hợp xảy ra
khủng hoảng, các nhà đầu tư có thể dễ dàng thu hồi vốn bằng cách loại bỏ
các chứng khoán trong nước hoặc các ngân hàng từ chối gia hạn các khoản
nợ, nhưng những người chủ sở hữu tài sản hiện vật không dễ dàng tìm được
người mua tài sản đó. Bảng 2.8 cho biết đóng góp của dòng vốn FDI trong
việc tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai. Vào năm 1996, tỷ lệ này vào
khoảng 10% mức thâm hụt CA ở Hàn Quốc, Thái Lan 16%, Indonesia 80%,
Malaysia 110,8%. Điều này ít nhiều cho thấy mối quan hệ giữa khối lượng
dòng vốn FDI chảy vào với quy mô cuộc khủng hoảng tài khoản vốn quốc
gia.

46
Bảng 2.8: Đóng góp của dòng vốn FDI tài trợ cho thâm hụt tài
khoản vãng lai (% mức thâm hụt)
Tên nƣớc 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Hàn Quốc 45,16 14,19 18,43 -59,39 20,92 20,88 10,11 34,82
Indonesia 36,58 34,79 63,92 95,16 75,54 67,58 80,83 97,11
Malaysia 268,05 95,58 239,18 180,13 98,27 90,10 110,84 139,28
Thái Lan 33,57 26,60 33,52 28,35 16,90 15,26 15,90 103,84
Nguồn: [42]
Ngoài ra hệ thống kế toán, thống kê không đúng chuẩn mực thế giới
hoặc cố tình che dấu đã làm cho Chính phủ các nước này không nắm được
thực chất của vấn đề cho đến khi quá muộn.
2.1.1.3 Diễn biến cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á khởi đầu từ Thái Lan, sau
đó lan sang các nước láng giềng khác như Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc,
v.v. Không dừng lại đó, cuộc khủng hoảng còn lan sang các khu vực khác
như Nga, Brazil, ảnh hưởng đến Mĩ, Nhật và một số khu vực khác.
Thực tế ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến tháng 3/1997, lo sợ các ngân
hàng và tổ chức tài chính phá sản, người dân và nhà đầu tư có đủ thông tin
đã bắt đầu rút vốn của mình dưới dạng tiền mặt, buộc Chính phủ phải đóng
cửa thị trường chứng khoán một ngày 3/3/1997 và yêu cầu mọi tổ chức tài
chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt. Chính phủ cũng công bố 10 công ty tài
chính đang ở trạng thái không bình thường. Ngày 4-5/3/1997, hơn 21,4 tỷ
Baht (820 triệu USD) đã được rút khỏi các ngân hàng và công ty tài chính.
Cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng vọt chỉ sau một tháng. Ngày 25/6/1997,
Chính phủ ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài
chính bị đóng cửa lên 58/91 toàn quốc. Sự phá sản của ngân hàng, công ty tài
chính và sự tăng vọt của tỷ giá hối đoái làm cho các doanh nghiệp đã kém
hiệu quả càng bị thua lỗ, phá sản. Để duy trì tỷ giá hối đoái trong điều kiện
cầu ngoại tệ tăng vọt, Chính phủ Thái đã buộc phải bán ngoại tệ, làm cho dự
trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 38,78 tỷ USD (tháng 6/1996) xuống còn 37,7 tỷ
USD (tháng 12/1996) và 31,4 tỷ USD vào 30/6/1997. Ngày 2/7/1997 Chính

47
phủ Thái đã tuyên bố thả nổi đồng Baht. Ngay lập tức đồng Baht mất giá gần
50%. Tỷ giá tăng từ 25 Baht/ USD (tháng 6/1997) lên 56 Baht/USD (tháng
1/1998). Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối
năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời mức vốn hoá thị trường
vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Ngày 11/8/1997, IMF
tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ USD cho Thái Lan; ngày
20/8/1997, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD.
Khi đồng Baht buộc phải thả nổi vào ngày 2/7/1997 thì đồng tiền của
những quốc gia có nền tảng kinh tế vĩ mô và cơ cấu xuất khẩu tương tự Thái
Lan cũng sẽ là đối tượng tiếp theo. Các công ty nước ngoài rút vốn ồ ạt ra
khỏi Thái Lan và việc tăng tỷ giá hối đoái mạnh làm cho hàng hoá xuất khẩu
của Thái Lan trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hoá xuất khẩu tương tự
của các nước trong khu vực. Trước áp lực tâm lý do khủng hoảng ở Thái Lan
đem lại và việc tiếp tục thâm hụt trầm trọng hơn cán cân vãng lai của
Indonesia, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn ra khỏi Indonesia, gây áp
lực tăng tỷ giá của đồng Rupiah so với USD. Chỉ trong 12 ngày đầu tháng
7/1997, Ngân hàng Indonesia đã phải bán 700 triệu USD để kìm giữ tỷ giá.
Mặc dù tuyên bố nới lỏng biên độ dao động tỷ giá cho phép giữa Rupiah và
USD từ 8% lên 12%, song cuối cùng, khi dự trữ ngoại tệ đã ngày một giảm
sút, ngày 14/8/1997, Chính phủ Indonesia đã phải tuyên bố thả nổi đồng
Rupiah. Tỷ giá hối đoái lập tức tăng lên 2870 Rupiah/ USD, đến 12/12/1997
đạt 5115 Rupiah/ USD, 10225 Rupiah/ USD (8/1/1998) và 17000 Rupiah/
USD (22/1/1998), tức tỷ giá tăng 600% trong vòng 6 tháng. Dự trữ ngoại tệ
giảm từ 20,3 tỷ USD (30/9/1997) xuống còn 15,8 tỷ USD (31/3/1998). IMF
đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ
USD, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng
cầu USD tăng vọt. Tháng 9/1997 cả đồng Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng
khoán đều giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Đến giữa tháng 12/1997,
một nửa tài sản của hệ thống ngân hàng Indonesia bị mất do người dân và
doanh nghiệp rút tiền. Sự phá sản của các ngân hàng cùng với sự tăng vọt tỷ

48
giá làm cho doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động lâm vào phá sản. Cho tới giữa
năm 1998, khoảng 80% doanh nghiệp ở Indonesia phải ngưng hoạt động
hoặc phá sản. Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách khắc khổ theo yêu cầu
của IMF khiến Chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng khiến giá hai
mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng bùng
phát. Riêng Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng
kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm
1998, Tổng thống Suharto buộc phải từ chức. Trước khủng hoảng, tỷ giá hối
đoái giữa Rupiah và USD vào khoảng 2000:1; nhưng trong thời kỳ khủng
hoảng tỷ giá đã tăng lên tới mức 18.000:1.
Cuối năm 1996 và đầu năm 1997, Malaysia không đứng trước nguy cơ
mất khả năng thanh toán, vì tỷ lệ nợ ngắn hạn so với dự trữ ngoại tệ dưới
50%. Tuy nhiên, do đồng Ringgit năm 1996 cũng đã lên giá 26,6% so với
năm 1991, tỷ giá hối đoái gần như cố định, thậm chí giảm liên tục 3 năm
1994, 1995, 1996, tài khoản vãng lai luôn thâm hụt, lãi suất trong nước cao,
cho nên áp lực phải tăng tỷ giá là rất lớn. Lo sợ tác động dây chuyền của việc
phá giá đồng Baht và đồng Rupiah, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu
rút vốn là khoản cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại ra khỏi Malaysia.
Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, đồng Ringgit của Malaysia và thị
trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ngày
12/7/1997, Chính phủ Malaysia đã quyết định bán 1 tỷ USD để giữ tỷ giá hối
đoái, đến 15/7/1997, tổng số ngoại tệ mà Ngân hàng Trung ương Malaysia
đã phải bán là 3,4 tỷ USD. Ngày 21/4/1997, Ngân hàng Trung ương quyết
định hạn chế đổi tiền, giới hạn tối đa 2 triệu USD cho một nhà đầu tư nước
ngoài. Ngày 11/8/1997, Malaysia tuyên bố thả nổi tỷ giá, lập tức tỷ giá tăng
vọt từ mức trên 2,5 Riggit/ USD (tháng 7/1997) lên 3,5 Ringgit/ USD (tháng
11/1997) và đạt 4,39 Ringgit/ USD (tháng 1/1998), tức tỷ giá tăng 75,5%
trong vòng 6 tháng. Việc rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài cùng với
việc giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Malaysia từ các nước Đông Nam
Á khác đang bị khủng hoảng đã làm cho hàng loạt các doanh nghiệp lâm vào

49
phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp tất yếu kéo theo sự phá sản của
các ngân hàng, do không đòi được nợ. Cuộc khủng hoảng đã làm phá sản
hàng nghìn doanh nghiệp (6583 doanh nghiệp bị phá sản vào năm 1997, gấp
13 lần năm 1996), hơn 2/3 ngân hàng, công ty tài chính phải đóng cửa hoặc
sáp nhập.
Hàn Quốc và Thái Lan đều tự khởi động quá trình khủng hoảng ở khâu
yếu kém nhất của nền kinh tế mỗi nước. Nếu như yếu kém lớn nhất của Thái
Lan là ở hệ thống ngân hàng thì yếu kém lớn nhất của Hàn Quốc lại nằm ở
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà nòng cốt là các chaebol. Ngay
trước khủng hoảng đã có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào phá sản như tập
đoàn Woosing (đầu năm 1996), tập đoàn thép Hanbo (1/1997), tập đoàn thép
Sammi (3/1997). Ngày 28/11/1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ
thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó là B2, góp phần làm cho giá
chứng khoán của Hàn Quốc thêm sụt giảm. Sự phá sản của tập đoàn thép
Hanbo vào tháng 1/1997 và tiếp theo là của 14.000 doanh nghiệp trong năm
1997 đã kéo theo nhiều ngân hàng cũng bị phá sản. Hai chuỗi phá sản này
làm các nhà đầu tư nước ngoài và dân chúng lo sợ, họ rút vốn, mua ngoại tệ,
áp lực phá giá đồng Won tăng liên tục. Chính phủ phải bán 14 tỷ để giữ tỷ
giá. Ngày 30/9/1997 tỷ giá hối đoái đạt 914,8 Won/USD, tăng 8% so với
cuối năm 1996. Sau những nỗ lực để mở rộng giới hạn dao động tỷ giá tới
10%, ngày 14/12/1997, đồng Won được thả nổi. Ngày 23/12/1997, tỷ giá
tăng vọt tới 2000 Won/USD, bằng 237% so với cuối năm 1996. Tỷ giá thả
nổi làm cho nợ của các doanh nghiệp và ngân hàng càng lớn hơn, khiến họ
càng lao vào phá sản.
2.1.1.4 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998, xét trên cả cấp
độ quốc gia, khu vực và công ty, chính là sự tác động qua lại giữa 3 nhóm
nguyên nhân: từ phía chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ, từ phía các
nhà đầu tư trong nước và từ phía các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm
soát khu vực.

50
 Nhóm nguyên nhân thứ nhất: sự bất cập trong chính sách quản
lý kinh tế vĩ mô của chính phủ
Sự thành công vang dội trong quá khứ đã phủ lên các nước Đông Á hào
quang của tăng trưởng, trong khi nếu tỉnh táo thì ít nhất các nước này có thể
nhận ra những sai lầm sau đây:
Thứ nhất, sự chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành tỷ giá khiến các
đồng bản tệ bị định giá cao giả tạo trong một thời gian dài so với đồng USD.
Việc neo giữ tỷ giá ổn định, thoạt đầu có thể tạo điều kiện cho việc ổn định
đồng tiền và thu hút nguồn vốn bên ngoài thông qua các kênh: FDI, cho vay
thương mại, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, việc
duy trì chính sách lãi suất cao tạo ra sự chênh lệch lãi suất đồng bản tệ so với
lãi suất đồng USD, điều này càng kích thích các nhà đi vay Thái Lan và các
nước tăng cường vay nóng USD (với lãi suất thấp) rồi chuyển chúng sang
đồng bản tệ (với lãi suất cao) tại các ngân hàng trong nước để hưởng chênh
lệch. Hơn nữa tiến trình tự do hoá tài khoản vốn một cách vội vàng và không
theo trật tự vào những năm 1990 đã làm cho các quốc gia Đông Á nhận được
một khối lượng vốn khổng lồ, trong đó chủ yếu là vốn ngắn hạn có tính chất
đầu cơ. Sự ổn định tỷ giá cùng với sự gia tăng một khối lượng lớn vốn nước
ngoài ngắn hạn đã kích thích gia tăng giá trị tài sản và cổ phiếu bằng nguồn
vốn “rẻ” bên ngoài như là biểu hiện và kết quả của một nền kinh tế “nóng”.
Chính sự gia tăng giá tài sản, bất động sản và cổ phiếu đã tiềm ẩn trong lòng
nó nguy cơ xuất hiện nền “kinh tế bong bóng” và nguy cơ đầu cơ tiền tệ. Vào
năm 1995, nhằm khôi phục lại kinh tế sau tình trạng suy thoái đầu những
năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Mĩ (FED) bắt đầu nâng lãi suất để ngăn
chặn lạm phát. Việc này làm cho Mĩ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư
hơn so với các nước Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn
hạn thông qua lãi suất cao và làm tăng giá đồng USD. Từ năm 1995-1997,
đồng USD liên tục tăng giá tới 50% so với đồng Yên. Với việc Trung Quốc
phá giá đồng Nhân dân tệ hơn 30% vào cuối năm 1994 cùng chính sách neo
giữ tỷ giá vào USD nói trên, đã khiến đồng tiền của các nước Đông Á tăng

51
giá tương đối. Sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm, tăng trưởng xuất
khẩu giảm nhanh chóng làm suy yếu tài khoản vãng lai của các nước này. Sự
khô hạn nguồn vốn chảy vào cùng với sự giảm giá trị bất động sản (do cung
vượt xa cầu hữu hiệu), giảm giá trị các tài sản thế chấp của các ngân hàng,
cũng như các hoạt động tấn công đầu cơ tiền tệ, các nhà đầu tư và cho vay
nước ngoài đồng loạt rút vốn ra khỏi nền kinh tế. Cầu ngoại tệ tăng vọt trên
thị trường ngoại hối trong nước. Những nỗ lực duy trì tỷ giá của Chính phủ
càng làm cho dự trữ ngoại hối cạn kiệt nhanh chóng, đồng bản tệ không
tránh khỏi bị phá giá nhanh chóng. Hơn nữa, quyết định thả nổi bản tệ mà
các Chính phủ đưa ra đột ngột sau những cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để
giữ tỷ giá đã đẩy nền kinh tế đến sự hoảng loạn có tính chất tâm lý và làm
trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Thứ hai, chính sách tự do hoá các hoạt động kinh tế không được tiến
hành đồng bộ với việc tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp
và các định chế tài chính. Châu Á cũng như nhiều nước trong khu vực cho
đến nay, vẫn chưa có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo với đầy đủ các
thiết chế thị trường, vừa có tính định hướng, hỗ trợ các hoạt động kinh
doanh, vừa có thể giám sát, điều chỉnh tự động, kịp thời ngăn chặn những
lệch lạc của chúng. Mặc dù các luồng vốn vào - ra được tự do hoá lưu
chuyển, nhưng tỷ giá hối đoái luôn bị kìm giữ, các nhà đầu tư nước ngoài
luôn vấp phải những rào cản cứng nhắc về khu vực và giới hạn đầu tư. Các
yếu tố tăng trưởng và đầu tư bị khuyến khích một cách thiên lệch. Nét đặc
trưng của mô hình Đông Á trong giai đoạn phát triển vừa qua là các dạng
khác nhau của mô hình “chủ nghĩa tư bản móc ngoặc” (crony capitalism).
Biểu hiện lành mạnh của mô hình này là việc nhà nước trực tiếp hướng dẫn
các hoạt động kinh doanh bằng chính sách, luật lệ, thuế khoá cũng như
hướng dẫn phân bổ tín dụng, khiến các yếu tố thị trường bị bóp méo, làm
giảm sút hiệu quả chung. Chính phủ Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia đều
có khuynh hướng che chở cho các công ty lớn tránh khỏi phá sản. Cả Thái
Lan và Indonesia, thủ tục luật pháp không đủ gây áp lực để buộc con nợ phải

52
thanh toán số nợ của mình hay thanh lý tài sản thế chấp, khiến quá trình cơ
cấu lại vốn đầu tư và lưu chuyển vốn bị chậm trễ. Thị trường lao động của
Hàn Quốc kém linh hoạt do luật pháp quy định cấm các công ty không được
sa thải công nhân. Hệ thống giám sát ngân hàng thiếu minh bạch, nhiều
thông tin, số liệu kinh tế bị che dấu, sửa chữa, kém chất lượng đã ngăn cản
các thông tin chính xác và kịp thời cho cho sự điều hành hiệu quả tầm vĩ mô
của Chính phủ, càng làm cho thời gian ủ bệnh của các con nợ kéo dài, khiến
sự sụp đổ của chúng về sau càng nhanh chóng và kéo theo hậu quả nặng nề
hơn. Biểu hiện kém lành mạnh hơn là nạn hối lộ, tham nhũng, móc ngoặc
giữa các giới chức chính phủ và doanh nghiệp càng tăng thêm những tác
động tiêu cực đến nền kinh tế. Theo Jim Walker, kinh tế ngầm chiếm tới 30-
50% GDP tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và 20-30% tại Hàn Quốc,
Malaysia [32, tr.19]. Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á
1997-1998 là một minh chứng rõ nét cho thấy tình trạng yếu ớt và kém
trưởng thành của các định chế chính trị, kinh tế, tài chính và xã hội của các
nước Đông Á, làm giảm sút sức cạnh tranh trong một nền kinh tế hiện đại và
toàn cầu.
Thứ ba, có sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế như là kết quả của
những sai lầm trên. Sự mất cân đối trong cơ cấu dòng chảy vốn nước ngoài,
sự sụt giảm trong tăng trưởng xuất khẩu cùng với sự tăng cường nhập khẩu,
trong đó có nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ từ nguồn vốn vay nước ngoài, đã
khiến cán cân thương mại và cán cân vãng lai của các nước Đông Á thâm hụt
nặng nề. Cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào các nước bị khủng hoảng có sự mất
an toàn cao do khối lượng nợ tăng nhanh, chủ yếu lại là vốn ngắn hạn (vốn
vay thời hạn dưới 1 năm chiếm tới 70% tổng số nợ khu vực tư nhân ở Thái
Lan và Indonesia [32, tr.21]). Vốn huy động gián tiếp qua thị trường chứng
khoán tăng nhanh, trong khi dự trữ ngoại hối quốc gia không cao và kim
ngạch xuất khẩu giảm dần. Hơn nữa, các khoản vốn vay nóng này lại được
tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản hoặc một số ngành công nghiệp
đã có sự “bão hoà” dẫn tới cung vượt xa cầu. Sự kém phát triển của hệ thống

53
giáo dục và hậu quả của mất cân đối đầu tư làm cho nền kinh tế các nước
Đông Á thiếu nghiêm trọng lao động lành nghề, đẩy mức lương lao động
trong ngành chế tạo lên cao, nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng, làm giảm sức
cạnh tranh và khó khăn cho việc phát triển ngành công nghệ cao. Mất cân
đối giữa tích luỹ - tiêu dùng, mất cân đối trong đầu tư, sai lầm trong quản lý
vĩ mô của Chính phủ, cùng với những bất ổn về chính trị làm gia tăng tình
trạng bất công xã hội, đe doạ sự ổn định quốc gia, làm giảm lòng tin của các
nhà đầu tư, của dân chúng và các tổ chức tài chính quốc tế khác.
 Nhóm nguyên nhân thứ hai: sai lầm của các nhà đầu tƣ trong nƣớc
Là những người trực tiếp tiến hành thực hiện các quyết định đầu tư, các
nhà đầu tư trong nước của khu vực châu Á phải là người chịu trách nhiệm
hàng đầu về số phận doanh nghiệp do họ làm chủ từ cả ba phía: cơ cấu vốn
vay, cơ cấu đầu tư và kỹ năng thích ứng thị trường.
Có thể khẳng định, một trong những nguyên nhân hàng đầu của cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á là do cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực
kinh tế tư nhân. Điều này lại được khích lệ bởi cơ chế giám sát lỏng lẻo của
chính phủ, bởi chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, bởi cả sự kỳ vọng
vào những khoản lợi kếch xù có tính đầu cơ mà họ sẽ nhận được trong tương
lai. Hệ luỵ của việc mất cân đối về cơ cấu vốn vay là mất cân đối về đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra quyết định đầu tư sai hoặc quá mạo hiểm vào
những công trình tốn kém, thiếu hiệu quả và có tính đầu cơ (như lĩnh vực
xây dựng, bất động sản) dẫn đến nợ đọng lớn và mất khả năng thanh toán.
Quan hệ giữa Chính phủ và các doanh nghiệp thiếu minh bạch, dựa trên quan
hệ cá nhân; chế độ hạch toán, kiểm toán và tình trạng thiếu công khai về
thông tin đã làm méo mó hơn nữa cơ chế thị trường vốn đã không đầy đủ,
tạo điều kiện che dấu những yếu kém của doanh nghiệp.
Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng thiếu kỹ năng thích ứng với thị
trường trong và ngoài nước, chưa xử lý kịp thời những biến động cung - cầu,
giá cả và chất lượng sản phẩm, thiếu chiến lược thị trường và đa dạng hoá
sản phẩm… Đồng thời, những yếu kém của các định chế kinh tế, tài chính đã

54
làm cho các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội và không đủ linh hoạt để đối
phó với tình trạng khủng hoảng thừa sức cung cũng như sự thay đổi nhanh
chóng của khoa học & công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng.
 Nhóm nguyên nhân thứ ba: các nhân tố bên ngoài vƣợt khỏi tầm
kiểm soát của các nƣớc trong khu vực
Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đem lại cho các quốc gia nhiều cơ
hội, nhưng cũng không ít thách thức. Một trong những thách thức quan trọng
phải kể đến đó chính là khả năng dễ bị tổn thương với bên ngoài và tính chất
lây nhiễm khủng hoảng. Nguyên nhân của những thách thức ấy trên thực tế
lại nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước chịu tác động bởi khủng hoảng.
Trước hết, đó chính là chính sách tiền tệ của các nước lớn cả trong và
ngoài khu vực châu Á. Với sức mạnh vượt trội và ưu thế toàn cầu của mình,
sự thay đổi chính sách tiền tệ của Chính phủ Mĩ đã có tác động đáng kể đến
đồng tiền khu vực Đông Á. Một mặt, cho đến năm 1995, nền kinh tế khu vực
này đã được lợi phần nào nhờ chính sách đồng đô la suy yếu của Mĩ (đồng
USD giảm tới 50% so với đồng Yên trong thời kỳ 1990-1995). Nhưng tới
thời điểm năm 1995, Thái Lan và nhiều nước trong khu vực lại bị động trước
việc đồng USD tăng giá đột ngột như là kết quả của sự thoả thuận trước đó
trong nhóm G7 - một nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của khu vực. Vào
thời điểm đó, đồng Yên Nhật mất giá khoảng 50% so với USD trong thời kỳ
1995-1997, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chủ động phá giá tới 30% vào
năm 1994. Sự cứng nhắc trong điều hành tỷ giá đã làm cho các nước Đông Á
mất đi lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu, cán cân vãng lai thâm hụt, dòng
vốn nước ngoài chảy vào giảm dần. Rõ ràng chính sách neo giữ đồng bản tệ
theo USD của các nước Đông Á là không ít mạo hiểm, vì mỗi khi chiếc
“neo” thay đổi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho những gì dùng nó là cơ sở,
khiến cho tác động càng thêm nhạy cảm và mạnh mẽ hơn.
Một vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát khu vực không kém phần quan
trọng là ảnh hưởng của những hoạt động đầu cơ tiền tệ đã thổi phồng các
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và làm gia tăng khả năng lây nhiễm.

55
Trong nhiều năm trước đó, chính phủ các nước đã thực thi chính sách tiền tệ
nới lỏng, đưa lượng cung tiền nội tệ lên quá cao. Theo tính toán của IMF,
hầu hết các nước Đông Á đều có mức tăng lượng cung tiền hàng năm từ 2-5
lần tốc độ tăng trưởng GDP. Chính điều này làm thổi phồng giá tài sản (bất
động sản) và xuất hiện tình trạng nền “kinh tế bong bóng”. Sau khi mất tiền
vào cơn sốt nhà đất và cổ phiếu, giới đầu tư nước ngoài hốt hoảng rút lui,
tháo chạy đồng vốn. Tình trạng nhập siêu cùng với nợ ngắn hạn phải trả cứ
tiếp tục tăng làm đồng USD trở nên cực kỳ khan hiếm. “Diều hâu” chỉ chờ
đợi có thế và lập tức sà xuống tấn công. Trong khoảng tháng 6-7/1997, có tới
10-15 tỷ USD được tung ra cho mục đích đầu cơ tại Thái Lan. Không chỉ có
nhà tỷ phú Soros, mà còn có tới hàng chục quỹ tín dụng, kể cả các loại quỹ
dự phòng và quỹ hưu trí - những nhân vật mới cũng tham gia đầu cơ tiền tệ
với tổng giá trị tài sản lên tới hàng trăm tỷ USD. Phương thức hoạt động của
những “diều hâu” này thông thường là cùng lúc “đổ quân” vào hai mặt trận
tiền tệ và thị trường chứng khoán. Họ nhào vào “bán khống” nội tệ và cổ
phiếu theo đúng bài bản và hưởng lợi từ tình trạng suy giảm giá trị. Chỉ trong
một thời gian ngắn, đồng nội tệ và chỉ số của thị trường chứng khoán các
nước trong khu vực rớt thê thảm, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống
kinh tế. Chính sự tháo chạy ồ ạt và đột ngột của luồng vốn nước ngoài vừa là
biểu hiện, vừa là nguyên nhân gây căng thẳng hơn, kéo dài hơn với phạm vi
lan toả rộng hơn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Một nhân tố bên ngoài khác đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ châu Á, đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á, đó là sự tham gia của
một số nước mới mà đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ vào thị trường xuất
khẩu của các nước Đông Nam Á. Với giá thành sản xuất thấp, Trung Quốc
và Ấn Độ đã làm cho các nước Đông Nam Á mất dần lợi thế cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
Cuối cùng, một nhân tố bên ngoài khác cần phải nhấn mạnh đó là đặc
tính biến đổi nhanh chóng của tương quan cung - cầu và vòng đời sản phẩm
trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, bản thân các thiết chế giám sát và cứu trợ

56
khẩn cấp quốc tế cũng là tác nhân có tính hai mặt trong cuộc khủng hoảng.
Một mặt, chúng rất cần thiết cả về mặt tinh thần, kỹ thuật lẫn vật chất, là sự
đảm bảo và chỗ dựa không thể thiếu cho an ninh tài chính tiền tệ thế giới.
Mặt khác, dường như vẫn còn quá ít những lời cảnh báo mang tính hệ thống
để phòng ngừa những tác nhân của khủng hoảng vẫn đang tích luỹ ở trong và
ngoài khu vực, thậm chí đôi khi còn có những lời ca tụng thái quá, gây ảo
tưởng và sự thoả mãn cho các Chính phủ và các nhà đầu tư trong các nền
kinh tế đang phát triển “quá nóng”. Ngoài ra, còn thiếu vắng cả một cơ chế
giám sát, phối hợp và trợ giúp mang tính khu vực giữa các nước thuộc khu
vực châu Á nói chung và Đông Á nói riêng. Ngay cả “liệu pháp cả gói” mà
IMF dùng để chữa trị cho các nước bị khủng hoảng cũng đang được bản thân
các nước này đề nghị xem xét lại bởi tính chất “sản xuất hàng loạt” và máy
móc của nó.
Như vậy có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998, cả ở cấp độ quốc gia (Chính phủ,
các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các định chế tài chính - tiền tệ), khu vực và
quốc tế. Tuy nhiên, xét cho đến cùng, những nguyên nhân từ phía bản thân
các nước bị khủng hoảng mới là lý do chính yếu gây nên cuộc khủng hoảng
đó. Do vậy để giải quyết một cách triệt để cuộc khủng hoảng, bản thân mỗi
nước phải tự giải quyết những vấn đề của riêng mình trước khi đổ lỗi cho các
tác nhân bên ngoài.
2.1.2 Quan điểm của IMF và các chính sách hỗ trợ
2.1.2.1 Quan điểm, nhận định của IMF về cuộc khủng hoảng
Cho đến nay đã có nhiều quan điểm nhận định khác nhau về tính chất
của cuộc khủng hoảng khu vực. Có quan điểm cho rằng đây thuần tuý là
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, mà nguyên nhân trực tiếp và quan trọng
nhất là do những yếu kém trong quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, đặc biệt
là chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề đầu tư. Quan điểm này cũng trùng hợp với
những nguyên nhân được Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính ASEAN nêu ra
trong cuộc họp tại Malaysia ngày 2/2/1997. Cũng có quan điểm cho rằng đây

57
là cuộc khủng hoảng chu kỳ gắn với khủng hoảng cơ cấu. Đại diện cho các
quan điểm này là Lester Thuron và Paul Krugman. Thậm chí lại có quan
điểm cho rằng thực chất đó là một cuộc khủng hoảng về mô hình gắn với
những nhược điểm của “các giá trị châu Á”, được nêu ra bởi Fukuyama. Từ
những dấu hiệu báo trước, diễn biến, quy mô, tác động và nguyên nhân của
cuộc khủng hoảng, chúng ta có thể thấy chiều hướng của cuộc khủng hoảng
không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, mà còn lan sang các vấn
đề về thể chế nhà nước, cơ cấu kinh tế, thậm chí ở một số nước như
Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan còn có thể xảy ra bạo loạn, mất ổn định về
chính trị. Tuy nhiên, hiện chưa có điều kiện để khẳng định cuộc khủng hoảng
này là sự sụp đổ của mô hình Đông Á. Song cũng không thể đơn giản chỉ
cho rằng cuộc khủng hoảng khu vực là khủng hoảng tài chính - tiền tệ và
nguyên nhân chủ yếu là do chế độ tỷ giá. Theo quan điểm của IMF và nhiều
nhà phân tích, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á được đặc trưng
bởi 3 tính chất sau:
Thứ nhất, giống như cuộc khủng hoảng những năm 1980 tại Mĩ La tinh
và cuộc khủng hoảng Mexico năm 1994, về thực chất cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 là một cuộc khủng hoảng cơ cấu và được
xảy ra đầu tiên ở khâu yếu nhất của nó là lĩnh vực tài chính - tiền tệ, chứ
không phải là khủng hoảng chu kỳ hay sự đổ vỡ một mô hình phát triển nào.
Nói cách khác, những biểu hiện khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính - tiền
tệ và những sai lầm trong quản lý là “tảng băng nổi” thể hiện những mất cân
đối và mâu thuẫn trong cơ cấu kinh tế - xã hội của các nước Đông Á trong
thời gian qua. Cuộc khủng hoảng khởi phát từ lĩnh vực tài chính - tiền tệ và
cũng sẽ được khắc phục chủ yếu nhờ những giải pháp nhằm lành mạnh hoá
và hoàn thiện hệ thống tài chính - tiền tệ của mỗi khu vực.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế sâu sắc về những nguyên
nhân, các tác động lan truyền lẫn những nỗ lực nhằm vượt qua khủng hoảng
Tính chất quốc tế còn thể hiện ở những thông điệp cảnh báo chung mà nó

58
đưa ra cho các nước đang phát triển về chính sách tài chính - tiền tệ trong
quá trình CNH và phát triển đất nước.
Thứ ba, cuộc khủng hoảng diễn ra theo tính chất làn sóng, lan toả, sau
đó ảnh hưởng định chế lẫn nhau và bắt đầu từ những chấn động tại các
“trung tâm nhạy cảm”, di chuyển đến những khu vực khác trên thế giới. Cú
sốc tỷ giá ngày 2/7/1997 bùng nổ tại Thái Lan, qua Philippines rồi Indonesia,
sang Hàn Quốc và Nhật Bản, ảnh hưởng tới Singapore, Hồng Kông, Đài
Loan. Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Thái Lan với hàng loạt cú tấn công
có tính chất đầu cơ vào đồng Baht, sự lây nhiễm đã lan sang các nền kinh tế
khác trong khu vực. Khi sự lây nhiễm lan truyền sang Hàn Quốc, nền kinh tế
lớn thứ 11 trên thế giới, khả năng không trả được nợ của Hàn Quốc làm nảy
sinh mối đe doạ tiềm tàng đối với hệ thống tiền tệ quốc tế. Xu hướng chuyển
dịch các trung tâm khủng hoảng tới cả những khu vực khác như Mĩ, EU,
Nga, Brazil v.v, mà càng về sau càng phát tán những mầm mống lây nhiễm
rộng và sâu sắc hơn, kéo theo những tổn thất và đòi hỏi sự phối hợp quốc tế
rộng lớn và mạnh mẽ hơn, tốn kém hơn với thời gian khắc phục dài hơn.
Như vậy, theo nhận định, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á
thực chất vẫn là do nguyên nhân bên trong mỗi quốc gia, song tính chất của
cuộc khủng hoảng lại mang tính quốc tế sâu sắc, có sức lan toả rộng rãi.
2.1.2.2 Nội dung các chính sách hỗ trợ của IMF
Nhằm đạt được mục tiêu trước mắt là khôi phục lòng tin sau khi các
nước Đông Á bị khủng hoảng, tránh sự lan rộng và hậu quả lâu dài, IMF đã
phản ứng nhanh bằng cách hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho các nước bị ảnh
hưởng mạnh nhất như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines. Là một
tổ chức quốc tế được lập ra để giúp các nước đối phó với việc mất khả năng
thanh toán, trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, IMF đã cố gắng vận
động khu vực và quốc tế tại phiên họp do IMF chủ trì cam kết hỗ trợ tài
chính cho những nước bị khủng hoảng. Bảng 2.9 cho biết các cam kết hỗ trợ
tài chính của IMF và cộng đồng quốc tế cho một số nước châu Á. Với

59
khoảng 26 tỷ SDR (tương đương 36 tỷ USD1) trợ giúp tài chính cho chương
trình cải cách ở các quốc gia đã yêu cầu, IMF đã khởi đầu cho việc huy động
khoảng 77 tỷ USD tài chính bổ sung từ nguồn đa phương và song phương để
hỗ trợ cho các chương trình cải cách này.
Bảng 2.9: Cam kết của IMF và cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho
một số nƣớc châu Á bị khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998
Đơn vị: Tỷ USD
Cam kết
Nƣớc
IMF* Tổng số
Hàn Quốc 21 57
Indonesia 10 40
Thái Lan 4 17,2
Tổng số 35 114,2
Ghi chú: IMF * Các cam kết của IMF để đối phó với cuộc khủng hoảng châu Á tăng lên đến 36 tỷ
USD khi gộp thêm các cam kết dành cho Philippines năm 1997
Nguồn: [22]
Tuy nhiên, để nhận được khoản tín dụng này, các nước bị khủng hoảng
phải chấp nhận “giải pháp cả gói” do IMF đưa ra như sau:
+ Phá giá đồng bạc (trường hợp ở một số nước châu Á họ đã tự phá giá
trước); áp dụng ngay phương thức tỷ giá hối đoái linh hoạt;
+ Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế áp lực đối với
cán cân thanh toán bằng cách nâng cao lãi suất để thu hút ngoại tệ và tiền
gửi;
+ Giảm nhu cầu ngoại tệ bằng cách giảm tốc độ phát triển thông qua
việc cắt giảm các dự án đầu tư lớn;
+ Duy trì chính sách tài chính lành mạnh, thực hiện cân bằng ngân sách
nhà nước;
+ Kiểm soát chặt chẽ cung ứng tiền tệ để giữ mức lạm phát thấp;
Tuy nhiên, đóng vai trò hạt nhân và là trung tâm trong những chương
trình do IMF hỗ trợ đó là cải cách cơ cấu tài chính. Thực hiện một trong
những chức năng quan trọng nhất của mình, IMF đã thiết kế, xây dựng và
yêu cầu các nước bị khủng hoảng cải cách cơ cấu mạnh mẽ, sâu rộng, nhằm

1
Bao gồm cả khoản trợ giúp tài chính cho Philippines

60
xoá bỏ những đặc điểm yếu kém của nền kinh tế gây cản trở cho sự phát
triển (như độc quyền, hàng rào thương mại, tính chất không minh bạch trong
hoạt động của doanh nghiệp…) và nhằm cải thiện tính hiệu quả của các định
chế tài chính trung gian cũng như tính lành mạnh của hệ thống tài chính.
Mục tiêu nhắm đến của các chương trình cải cách cơ cấu, đặc biệt là cải cách
hệ thống tài chính là:
 Đóng cửa những định chế tài chính không có khả năng tồn tại, cùng
với việc điều chỉnh giảm vốn của các cổ đông;
 Tái cơ cấu nguồn vốn cho các định chế thiếu vốn;
 Giám sát chặt chẽ những định chế yếu kém;
 Tăng cường sự tham gia của nước ngoài vào hệ thống tài chính
trong nước;
 Tăng cường tính công khai cả trong việc công bố các dữ liệu kinh
tế lẫn trong hoạt động tiết lộ thông tin của khu vực tài chính, doanh
nghiệp và khu vực ngân hàng.
Tại Indonesia, ngoài việc bắt đóng cửa một số ngân hàng, chương trình
50 điểm của IMF còn thêm những biện pháp khác: bãi bỏ tất cả những đặc
quyền về thuế dành riêng cho chương trình lắp ráp xe hơi Timor (do con trai
út của ông Suharto nắm giữ); bãi bỏ tổ chức độc quyền mua bán thuốc lá (do
con trai ông Suharto nắm); hạn chế những hoạt động của các cơ quan quốc
doanh độc quyền phân phối gạo; cấm hãng chế tạo máy bay nội địa không
được nhận tài trợ hoặc bảo đảm của chính phủ; mở rộng cửa cho việc mua
tàu bè của nước ngoài; cho phép các công ty chế biến gỗ được buôn bán trực
tiếp với nước ngoài; bãi bỏ những khoản phụ thu trên hàng xuất khẩu; cho
phép sản phẩm chế tạo tại Indonesia bởi công ty có vốn nước ngoài được bán
trong nước; cho phép công ty thương mại nước ngoài được bán hàng tại thị
trường nội địa; cho phép nước ngoài đầu tư vào các đồn điền trồng dầu cọ;
bãi bỏ thuế xa xỉ phẩm đánh trên những xe hơi lắp ráp nội địa, nếu có hơn
60% sản phẩm nội; bãi bỏ luật buộc sản phẩm bò sữa phải đạt chỉ tiêu về

61
nguyên liệu nội địa; bãi bỏ chương trình bắt buộc trồng mía tại vài nơi trong
đảo Java; biến Ngân hàng Trung ương thành một cơ quan độc lập.
Một chức năng không kém phần quan trọng của IMF đó là tƣ vấn
chính sách và giám sát toàn cầu. Thực hiện chức năng này, IMF đã bước
đầu hỗ trợ bằng quá trình công khai hoá đầy đủ tất cả các dữ liệu kinh tế và
tài chính quan trọng trên trang chủ, những dự định thư giải trình các kế
hoạch cải cách kinh tế của các nước, trên cơ sở đó IMF cung cấp những số
liệu, dự báo tin cậy và kịp thời cho các quốc gia đã bị khủng hoảng nhưng
đang trong quá trình cải cách và các quốc gia có nguy cơ khủng hoảng. IMF
cũng ra sức phối hợp với các định chế tài chính quốc tế khác như WB, ADB
cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương nhằm tập trung hỗ trợ
cho các chương trình cải cách kinh tế ở những quốc gia chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngoài ra, IMF cũng nỗ lực thúc đẩy các quốc
gia trong việc quản lý nhà nước và chống tham nhũng.

2.2 CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC CHÍNH PHỦ
CHÂU Á TRÊN CƠ SỞ HỖ TRỢ CỦA IMF
Dưới sự hỗ trợ của IMF cả về tài chính, kỹ thuật và tư vấn, giám sát,
trên cơ sở xác định những nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng,
những thách thức và điều kiện cụ thể của nền kinh tế, các nước trong khu
vực đều tìm mọi cách để thoát nhanh ra khỏi khủng hoảng. Mặc dù thời điểm
xuất phát và cách thức tiến hành khác nhau, song nổi bật vẫn là những chính
sách, biện pháp chung được các nước đã và đang vận dụng: huy động vốn hỗ
trợ trong và ngoài nước, cải thiện chính sách tài chính quốc gia.
2.2.1 Huy động vốn hỗ trợ trong và ngoài nƣớc
Lịch sử cho thấy rằng, các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục khủng
hoảng kinh tế - tài chính quốc tế. Mặc dù có những đánh giá khác nhau về
vai trò của tổ chức này đối với việc hạn chế khủng hoảng tài chính - tiền tệ

62
khu vực, song thực tế cho thấy rằng, trước những khó khăn nặng nề do cuộc
khủng hoảng tài chính gây ra thì sự cứu trợ tài chính của cộng đồng quốc tế,
đặc biệt IMF là biện pháp cần thiết tạo điều kiện cho các nước có thể thoát
nhanh ra khỏi cuộc khủng hoảng. Trong chừng mực nhất định, IMF vẫn là tổ
chức có những tác động tích cực để cải thiện nền tài chính cũng như kinh tế
các nước bị khủng hoảng.
Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, Thái Lan đã vận động cộng
đồng quốc tế cam kết hỗ trợ cho nước này những khoản tiền lớn. Ngay sau
khi những cam kết quốc tế được công bố cùng với những đợt giải ngân đầu
tiên, nền kinh tế Thái Lan đã bắt đầu có dấu hiệu dịu dần. Tuy nhiên, để
nhận được khoản tín dụng này, Chính phủ Thái phải chấp nhận “giải pháp cả
gói” do IMF đưa ra: với ngân sách, Thái Lan vừa phải tăng thuế giá trị gia
tăng (VAT) từ 7-10%, vừa phải giảm chi tiêu 10%; phải đóng cửa các công
ty tài chính yếu kém và duy trì dự trữ ngoại tệ ít nhất là 25 tỷ USD; giữ tỷ lệ
lạm phát ở mức 8-9%; giảm thâm hụt cán cân vãng lai xuống còn 5% GDP
trong năm 1997 và 3% GDP trong năm 1998; cải tổ cơ cấu và sáp nhập một
số định chế tài chính, thiết lập hệ thống bảo hiểm tiết kiệm… Đối với
Philippines, được phép của IMF, đã rút hơn 1 tỷ USD vốn tín dụng để hỗ trợ
thêm lượng ngoại tệ dự trữ hơn 10 tỷ USD của đất nước. Hành động này
được thực hiện sau gần 2 tháng kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra nhằm
giúp nước này đứng vững trước các cuộc tấn công đầu cơ. Ngoài ra, các
nước ASEAN đã tiến tới một thoả thuận được phép can thiệp vào đồng tiền
của nước thành viên nào đó bị các nhà đầu cơ tấn công. Đối với Hàn Quốc,
để nhanh chóng khắc phục khủng hoảng, Chính phủ cũng đã kêu gọi các tổ
chức ngân hàng nước ngoài hỗ trợ tài chính, củng cố nguồn vốn đầu tư trong
nước. Theo công bố của IMF, vào đầu tháng 12/1997, các tổ chức ngân hàng
và cộng đồng quốc tế đã đồng ý cho Hàn Quốc vay 57 tỷ USD. Hoạt động
của IMF trở nên tích cực hơn từ khi Hàn Quốc bị cuốn vào vòng xoáy khủng
hoảng và khi đồng Rupiah của Indonesia trượt giá mạnh. Để đổi lấy những

63
khoản tiền đó, ngoài những cam kết giống Thái Lan, những nước này còn
phải thực hiện những chính sách mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng.
2.2.2 Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia
Ngoài biện pháp kêu gọi hỗ trợ tài chính trong và ngoài nước, sau khi
thả nổi đồng nội tệ và thực hiện nhiều biện pháp tình thế, tập trung tấn công
vào giới đầu cơ, Chính phủ các nước đã đưa ra những chính sách khắc phục
khủng hoảng của mình. Do “uống thuốc” của IMF và do những thúc bách từ
bên trong, các nước bị khủng hoảng trong khu vực đều coi việc tăng năng lực
tài chính và lành mạnh hoá khu vực tài chính là điều kiện tiên quyết cho ổn
định và phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Thái Lan đã đóng cửa 58 công ty tài chính “có vấn đề” về khả năng
thanh toán. Cả Indonesia và Hàn Quốc cũng đóng cửa hàng chục ngân hàng
ốm yếu trong nước. Các giải pháp sáp nhập (kể cả các ngân hàng quốc doanh
như ở Indonesia) hoặc tìm cách tăng vốn pháp định, tăng dự trữ rủi ro…
được triển khai mạnh hơn. Thái Lan còn cho phép chứng khoán hoá các
khoản nợ ngân hàng nhằm cải thiện khả năng tiền mặt của ngân hàng và làm
tăng lưu chuyển vốn xã hội. Các hoạt động bảo hiểm tiền gửi, tiền cho vay,
các thủ tục thế chấp, các giới hạn cho vay tối đa mỗi ngành (20% như ở Thái
Lan và Philippines) và phát triển các trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro
tín dụng được áp dụng triệt để. Ngoài các thương lượng gia hạn nợ giữa các
con nợ với chủ nợ, chính phủ Thái Lan còn tăng phát hành chứng khoán
nhằm hỗ trợ mua lại nợ khó đòi của các ngân hàng (theo tỷ lệ chiết khấu
25%); hỗ trợ tín dụng cho người mua để làm tăng cầu trên thị trường bất
động sản, giúp cho các con nợ tăng khả năng trả nợ. Thị trường tài chính các
nước khủng hoảng cũng được mở cửa rộng hơn cho đầu tư nước ngoài. Hầu
hết các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc đều xoá bỏ
các giới hạn cổ phần dưới 50% của các nhà đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá
các thủ tục, cho phép đầu tư nước ngoài tham dự nhanh, rộng và sâu hơn vào
các khu vực kinh tế - tài chính đất nước. Các cơ sở ngân hàng quốc tế ở Thái
Lan được phép giảm mức tối thiểu cho các nhà xuất khẩu vay từ 2 triệu USD

64
xuống còn 500.000 USD, được mua không hạn chế các hoá đơn xuất khẩu
tính bằng ngoại tệ của các công ty địa phương, được bảo lãnh nợ cho các
khoản nợ bằng ngoại tệ, kể cả nợ vay bằng thư tín dụng (LC) mà khách hàng
địa phương vay của các ngân hàng thương mại Thái Lan hoặc của nước
ngoài. Hàn Quốc cũng triển khai những biện pháp nhằm tăng cường quyền
lực của các cổ đông nhỏ, bãi bỏ tệ nạn quan liêu và những hạn chế đối với việc
mua lại, sáp nhập các công ty và mua bán bất động sản của các nhà đầu tư nước
ngoài, bãi bỏ những hạn chế đầu tư nước ngoài vào các công ty lớn của Hàn
Quốc (những trường hợp mà chủ dự án có vốn cổ phần nước ngoài từ 1,26 tỷ
USD trở lên sẽ được tự động tiến hành không cần qua phê duyệt của Chính
phủ).
Những giải pháp tài chính khắc khổ và thận trọng hơn nhằm điều
chỉnh cơ cấu ngân sách, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư xã hội, tăng cường
năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nền kinh tế, đề cao khu vực tư nhân và
nâng cao năng lực thể chế, điều hành vĩ mô của Chính phủ được triển khai
phổ biến và cũng là những kế sách lâu dài của các nước bị khủng hoảng.
Nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xã hội, cải thiện khả năng xuất khẩu của
mình, Thái Lan một mặt tiếp tục tăng đầu tư vào những sản phẩm xuất khẩu
truyền thống để cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm, mặt khác tích cực và mạnh dạn đầu tư vào các ngành công nghệ cao,
tìm kiếm và định hình những mặt hàng xuất khẩu mới. Các cố gắng cải cách
chính sách thuế khoá và chính sách giáo dục đi đôi với quá trình xúc tiến tư
nhân hoá cũng được đề cao. Nhìn chung, Thái Lan, Malaysia và các nước
khác đều có thái độ thận trọng và khắt khe hơn đối với những dự án đầu tư
ngân sách lớn, dài hạn, có tỉ lệ thu hồi vốn thấp, phụ thuộc và làm tăng nợ
bằng ngoại tệ mạnh. Chính phủ gác lại những dự án chưa thật cần thiết, quản
lý luồng vốn vay thương mại. Đồng thời, chính phủ các nước đều phát động
các phong trào tiết kiệm, đóng góp của các khu vực dân cư và doanh nghiệp,
tăng phát hành trái phiếu nhà nước để huy động vốn cho các công trình quan
trọng, khuyến khích các dự án đầu tư tư nhân hoặc sự tham gia của tư nhân

65
vào các dự án nhà nước nhằm giảm tỷ lệ đầu tư ngân sách. Chính phủ tăng
cường kiểm soát để loại bỏ các khoản tín dụng không hoặc kém hiệu quả;
làm tăng tính cạnh tranh giữa các thể chế tài chính, tăng khả năng cập nhật,
chính xác hoá và công khai hoá thông tin kinh tế - tài chính, tăng chất lượng
các dự báo kinh tế và tăng cường sự kiểm soát, giám sát tài chính vĩ mô, kể
cả từ phía các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, mỗi nước đều có
mối quan tâm riêng đến việc khắc phục các hậu quả xã hội của khủng hoảng:
ổn định giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trợ giúp thất nghiệp, đào tạo
lại nhân lực…
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH GIỮA CÁC CHÍNH
PHỦ CHÂU Á VỚI IMF TRONG VẤN ĐỀ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
2.3.1 Đánh giá hiệu quả của chính sách
2.3.1.1 Sự khác biệt về các mức kết quả trong việc khắc phục khủng
hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Đông Á
Có thể thấy rằng khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã gây ra những ảnh
hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng
khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều ngân hàng, doanh
nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng
nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là
Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong số các nước bị khủng hoảng, đồng
Rupiah của Indonesia giảm giá mạnh nhất, tới 86% so với đồng USD. Các
đồng tiền của Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines đều giảm
khoảng 40-60%. Các thị trường chứng khoán của các nước này đều bị giảm
giá ít nhất 75% tính theo USD. Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đó là
GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng USD theo sức mua tương
đương (PPP) giảm rõ rệt. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện
tượng này. Theo CIA World Fact Book, thu nhập bình quân đầu người của
Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào
năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống còn 3.700 USD, của

66
Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống còn 10.400 USD. Năm 1997,
Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã chứng kiến GDP bình quân
đầu người sau khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát, giảm trung bình 11%, hàng
triệu người mất việc làm. Thái Lan và Indonesia, hai nước bị thiệt hại lớn
nhất, đã phải gánh chịu sự sụt giảm GDP trong thời gian từ năm 1997 đến
2002 là khoảng 35% so với sản lượng tiềm năng của những nước này (tức là
giả định rằng tăng trưởng đạt tốc độ như trước đó), bằng mức sụt giảm sản
lượng của Mĩ trong cuộc Đại Suy thoái vào đầu những năm 1930 [64].
Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự ra đi của
Suharto ở Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan. Tâm lý chống
phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các phong trào Hồi giáo, ly khai và khủng bố
phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy
yếu. Tình trạng đảo chính, mất ổn định về chính trị vẫn kéo dài cho đến nay
ở Thái Lan. Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó
góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Nga và Brazil, làm mức tăng
trưởng của cả khu vực và thế giới giảm sút trong những năm sau khủng
hoảng. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh
hưởng xấu do tình trạng giảm sút của xuất khẩu và dòng vốn FDI.
Mặc dù sau năm 2002 và đặc biệt sau năm 2004, kinh tế của các nước
bị khủng hoảng nặng nề nhất hầu như đã được phục hồi về căn bản (mức
tăng trưởng và xuất khẩu có tăng, lạm phát được duy trì ở mức một con số,
ngân sách có số dư, thâm hụt giảm đi, nợ xấu giảm…), song vẫn còn đó
những dấu hiệu cho thấy tính chất dễ bị tổn thương của các nước trong khu
vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Qua phân tích và đối chiếu các
chính sách khắc phục khủng hoảng của các chính phủ châu Á, đặc biệt là của
Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ của IMF, ngoài những nét
cá biệt của mỗi nước, một số điểm chung có thể được xem như là những yếu
kém có tính chất dễ tổn thương, đó là:

67
- Chương trình cải cách chủ yếu là dùng quỹ công, và trong chừng
mực nào đó, phát hành trái phiếu nội địa và quốc tế để tái cấp vốn cho các
ngân hàng; mua nợ khó đòi để lành mạnh hoá bảng cân đối tài chính của
ngân hàng nhằm khôi phục khả năng phát hành tín dụng. Nói chung, ở cả ba
nước không thay đổi người sở hữu và ban giám đốc ngân hàng. Do đó, các
ngân hàng ở châu Á vẫn tiếp tục làm ăn theo kiểu cũ, vẫn bị áp lực và sự can
thiệp của chính phủ hay tập đoàn kinh doanh, chưa thực hiện rộng rãi cung
cách và nghiệp vụ kinh doanh tín dụng hiện đại. Chính phủ các nước này
cũng có ý thức cần phải mở cửa, đón nhận các ngân hàng quốc tế và để giúp
hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng trong nước, nhưng tỷ lệ sở hữu nước ngoài
đối với tài sản ngân hàng vẫn còn thấp, mặc dù có tăng so với trước khủng
hoảng.
- Tái cấu trúc nợ doanh nghiệp và cải cách doanh nghiệp tiến hành
chậm và yếu ớt. Các công ty quản lý tài sản, với sự bảo trợ của Chính phủ,
đã mua một số nợ khó đòi nhưng để đó chứ chưa bán lại cho nhà đầu tư tư
nhân. Điều này làm cho tình trạng dan díu giữa giới kinh doanh và giới cầm
quyền càng thêm phức tạp và không minh bạch. Nói chung, các doanh
nghiệp con nợ vẫn làm ăn theo lối cũ, không bị áp lực phải thay đổi tổ chức
và chiến lược kinh doanh để có thể cạnh tranh tốt hơn trong tương lai. Đó là
vì phần lớn luật phá sản chỉ mang tính hình thức chứ chưa được áp dụng triệt
để, nên không bảo vệ được quyền lợi của chủ nợ và kỷ luật con nợ.
- Việc lành mạnh hoá quan hệ giữa giới kinh doanh và giới cầm quyền
diễn ra không đồng đều. Hàn Quốc có nhiều tiến bộ; Thái Lan và Indonesia
có nhiều bất ổn về chính trị; Maylaysia có nhiều dấu hiệu vẫn còn việc trợ
giúp doanh nghiệp thân hữu với giới cầm quyền.
- Việc cải cách phương thức quản lý doanh nghiệp có tiến bộ nhưng
chưa đầy đủ. Chính phủ các nước đã ra luật buộc doanh nghiệp phải nâng
cao chất lượng kế toán, kiểm toán; áp dụng những nguyên tắc kế toán được
quốc tế công nhận; tăng cường lượng thông tin trong các báo cáo tài chính.
Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều thay đổi trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ

68
đông thiểu số, một vấn đề cần thiết để thu hút đầu tư chứng khoán. Cấu trúc
của các tập đoàn đa năng - sở hữu của các gia đình đại chủ, mang tính chất
“kim tự tháp” vẫn còn phức tạp. Các tập đoàn của Hàn Quốc, tuy có áp lực
của chính phủ, nhưng thay đổi rất chậm và đang tìm mọi cách cưỡng lại cải
tổ.
- Chính sách kiểm soát thị trường vốn ngắn hạn của Malaysia còn gây
ra nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế với giới đầu tư quốc tế. Thậm chí các
nhà đầu tư quốc tế còn kêu gọi “tẩy chay” Malaysia vì đã “đổi luật chơi nửa
chừng”.
- Doanh nhân Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia chưa tìm ra đối sách
để giải quyết tình trạng thừa khả năng sản xuất. Các sản phẩm truyền thống
như thép, ô tô, hoá dầu, linh kiện điện tử và vi mạch máy tính vẫn là những
sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước này, trong khi đây là những sản
phẩm, những ngành mà thế giới đang thừa công suất, vì thế cạnh tranh sẽ gay
gắt và lợi nhuận giảm. Hơn nữa, hiện nay các nước Đông Á đang phải cạnh
tranh gay gắt với Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia đang phát triển mới
nổi khác trong khu vực với ưu thế cạnh tranh lớn hơn tương đối. Nếu các
nước này không tìm hướng đầu tư, sản xuất các mặt hàng khác có giá trị gia
tăng và hàm lượng công nghệ thì rất khó có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế
mạnh và bền vững trong tương lai.
Tuy nhiên, trong số ba nước chịu tác động nặng nề nhất thì có thể thấy
Hàn Quốc là nước thực thi bài bản nhất phương thuốc của IMF. Tiến trình
cải cách ở Hàn Quốc có sự lãnh đạo rõ ràng và nhất quán của người lãnh đạo
chính trị cao nhất, có chương trình hành động và áp lực của chính phủ, vì
vậy cải cách đã diễn ra một cách tương đối khẩn trương và tiến xa nhất so
với các nước trong khu vực. Trong cải cách, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt
chú ý tới 2 vấn đề: tỷ lệ nợ/vốn trong doanh nghiệp quá cao và tình trạng
thừa khả năng sản xuất. Với khoảng 57 tỷ USD tài trợ trọn gói của IMF cùng
với những bước đi cải cách cần thiết, kinh tế Hàn Quốc đã nhanh chóng phục
hồi ngay trong năm 1999. Kinh nghiệm của Malaysia được nhiều người coi

69
đó là một thành công vì vừa giữ được ổn định trong nước, vừa khôi phục hệ
thống ngân hàng, vừa hạn chế dòng chảy vốn ngắn hạn có tính chất đầu cơ,
vừa thu hút được nhiều FDI, trong khi vẫn tránh khỏi việc phải lệ thuộc quá
nhiều vào IMF. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu,
Malaysia mới chỉ tìm cách củng cố hệ thống kinh tế của thập kỷ 1980 chứ
không tự đổi mới để chuẩn bị khả năng cạnh tranh trong những năm tới như
một vài nước trong khu vực đang cố gắng làm (như Singapore, Hàn Quốc,
Đài Loan…). Indonesia là nước được coi là minh chứng rõ nét cho thấy phương
thuốc của IMF không những tỏ ra vô hiệu lực mà còn đẩy Indonesia vào một
cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị sâu rộng hơn. Về phần Thái Lan, mặc dù
có nhiều tiến bộ, song tình trạng mất ổn định chính trị, bạo động gia tăng và
cuộc đảo chính gần đây, được coi là kết quả sau cuộc khủng hoảng năm 1997 là
những dấu hiệu cho thấy khả năng phục hồi hoàn toàn của Thái Lan là chưa thể
tính đến nếu như tiến trình bầu cử và việc thông qua Hiến pháp mới chưa được
thực hiện.
2.3.1.2 Phê phán chính sách hỗ trợ của IMF
Nếu như chia cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á làm 3 giai
đoạn, giai đoạn thứ nhất là trước năm 1997 với những dấu hiệu báo trước về
cuộc khủng hoảng, giai đoạn hai được bắt đầu khi chính phủ các nước can
thiệp để ổn định tỷ giá hối đoái song không thành công và buộc phải thả nổi
tỷ giá. Cùng với việc chẩn đoán bệnh và áp dụng phương thuốc đặc trị của
IMF, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã bước vào giai đoạn thứ ba. IMF
đã coi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á như là một cuộc khủng
hoảng cán cân thanh toán, do đó tín dụng được tài trợ với điều kiện là các
nước này phải chấp nhận “liệu pháp cả gói” bao gồm: thả nổi tiền tệ, tăng
mạnh lãi suất, tự do hoá hơn nữa tài khoản vốn và đóng cửa các định chế tài
chính “có vấn đề” về khả năng thanh toán, v.v… Việc chẩn đoán không
chính xác, đầy đủ và “toa thuốc” được kê bởi IMF không những không làm
cho cuộc khủng hoảng dịu đi mà còn làm tồi tệ hơn và kéo dài cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á.

70
Trong suốt hơn 60 năm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giúp nhiều
nước vượt qua khó khăn về kinh tế và đã tạo được những thành tích đáng kể.
Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, IMF một mặt
được các chính phủ nhờ cậy giải cứu, mặt khác cũng bị phê phán khá nhiều.
Là một tổ chức uy tín, IMF lẽ ra đã có thể trấn an và tái tạo niềm tin, nhưng
ngược lại, cứ mỗi khi những biện pháp của IMF được công bố tại nước nào
thì dường như tình hình kinh tế nước đó lại trở nên bất ổn và đồng tiền lại sụt
giá mạnh hơn. Tại Thái Lan, đồng Baht đang ở mức 30 Baht/USD, tụt xuống
32 Baht/USD ngày 28/7/1997 khi chính phủ loan báo nhờ IMF trợ giúp. Sau
khi công bố các biện pháp của IMF, đồng Baht tụt giá xuống 35 Baht/USD
vào 11/9/1997. Đồng Won của Hàn Quốc và nhiều đồng tiền khác cũng
trong tình trạng tương tự, thậm chí đồng Rupiah của Indonesia còn trong tình
trạng bi đát hơn cả. Từ 3.290 Rupiah/USD tụt xuống 3.525 Rupiah/USD
ngày 8/10/1997 khi Indonesia quyết định nhờ IMF trợ giúp; khi IMF chính
thức nhập cuộc thì đổ xuống 8.650 Rupiah/USD, rồi rơi tự do xuống 13.250
Rupiah/USD một tuần sau đó. Nói chung, các nhà phê bình cho rằng IMF đã
phạm hai lỗi lớn: trước hết là đã không đoán trước được cuộc khủng hoảng,
và sau đó là đã không biết rõ căn bệnh nên dùng sai thuốc khiến cuộc khủng
hoảng trở nên trầm trọng hơn.
Tại phiên họp thường niên của IMF và WB tại Hồng Kông vào tháng
9/1997, ông Michel Camdesus, Giám đốc điều hành IMF lúc đó tuyên bố
rằng chính họ đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng trong bản tường
trình năm trước. Tuy nhiên, Jeffrey Sachs thuộc Đại học Havard đã chỉ trích
trên tờ Financial Times vào tháng 12/1997 rằng trong bản tường trình ấy
tuyệt nhiên không có chút dấu hiệu báo động nào cả, ngoại trừ những lời
khuyên cần cải tổ thêm. Đối với Malaysia, ngay hồi tháng 6/1997, IMF còn
lên tiếng ca ngợi mô hình kinh tế nước này và khen chính phủ Malaysia đã
giữ vững được cơ cấu tài chính trong một hoàn cảnh đầy thách thức khi nền
kinh tế tăng trưởng nhanh. Chỉ 4 tháng sau đó, IMF lại trở ngược và nặng lời
phê phán Malaysia.

71
Quan trọng hơn, “bài thuốc” mà IMF đưa ra đã bị một số nhà kinh tế
phê phán mạnh mẽ, đặc biệt là lần đầu tiên trong lịch sử từ phía WB, nhất là
sau khi các điều kiện IMF đã được thực hiện tương đối nghiêm túc ở Thái
Lan và Hàn Quốc nhưng chưa có dấu hiệu gì là đồng nội tệ lấy lại được lòng
tin. Là điều kiện cho các khoản cứu trợ tài chính, công thức của IMF thực
chất xoay quanh 2 vấn đề cơ bản: (1) cải tổ nền kinh tế, mà đặc biệt nhấn
mạnh vào việc cơ cấu lại khu vực ngân hàng và tài chính; (2) duy trì lãi suất
cao để tránh dòng vốn tháo chạy và các cuộc tấn công tiền tệ. Những người
phê phán cho rằng giữ mức lãi suất quá cao không những không làm cho
việc phá giá tiền tệ chậm lại mà còn làm tăng khả năng phá sản hàng loạt
doanh nghiệp và ngân hàng. Tác động của chính sách này được mô tả bởi
“vòng luẩn quẩn” sau đây: tình trạng đói tín dụng (credit crunch) làm cho
các công ty có khả năng thanh toán khác cũng bị mất mát về tài chính; lợi
nhuận ngày càng giảm làm xuất hiện các khoản vay không sinh lời (NPLs)
và gia tăng rủi ro tín dụng làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái; và cuối cùng
lại gây ra sự co lại của cung tín dụng. Phê phán cơ bản là không thể áp dụng
một bài thuốc cho tất cả các nước. Ngòi nổ phê phán này bắt đầu từ J. Sachs
thuộc Viện Phát triển Đại học Havard.
Một trong những điều đầu tiên IMF đã mang ra thi hành tại Thái Lan,
Hàn Quốc và Indonesia là lập tức bắt đóng cửa một số ngân hàng. Tại Hàn
Quốc, IMF bắt đóng cửa 14 trong số 30 ngân hàng đầu tư; tại Indonesia, 16
ngân hàng lỗ bị buộc phải đóng cửa; tại Thái Lan 58/91 công ty tài chính
phải ngừng hoạt động. Nhiều quan điểm cho rằng IMF đã phạm một lỗi lớn
khi đem những phương thuốc đã áp dụng ở Nam Mĩ ra dùng lại ở châu Á,
mặc dầu căn bệnh ở đây khác hẳn. Việc đóng cửa ngân hàng trong giai đoạn
khủng hoảng chỉ làm cho mọi người thêm sợ hãi, vội vã rút tiền khỏi ngân
hàng, kể cả những ngân hàng có khả năng thanh toán và khả năng tài chính
tốt. Trong khi vấn đề chính là việc nhiều công ty thiếu tiền trả nợ ngắn hạn
thì IMF lại không đứng ra giúp điều đình hoãn nợ, mà lại cho tăng lãi suất
khiến tình hình trở nên khó khăn hơn. Bàn về những biện pháp của IMF, nhà
kinh tế Steve Radelet phê bình: “Thật hoàn toàn phi lý khi bắt những nước

72
này phải thắt lưng buộc bụng trong khi họ hiện có thừa khả năng sản xuất và
mức tiết kiệm đã lên tới 30% tổng số thu nhập”. Còn J. Sachs thì nặng lời chỉ
trích: “Không có lý do gì để cho rằng nền tài chính châu Á đáng báo động
cả… châu Á cần cải tổ khu vực tài chính là đúng, nhưng không thể vin vào
lý do đó để tháo chạy hoảng hốt, và cũng không thể vì thế mà đưa ra những
biện pháp thay đổi chính sách quá khắt khe như vậy. Châu Á có đủ sức để
đương đầu với một sự co thắt kinh tế: ngân sách của họ ở mức cân bằng hay
thặng dư, mức lạm phát thấp, vốn tiết kiệm khá nhiều và họ thừa sức đẩy
mạnh xuất khẩu”. Giới phê bình quốc tế còn cho rằng IMF đã không hề bàn
bạc kỹ lưỡng cùng các chuyên gia kinh nghiệm mà đột nhiên áp đặt những
phương thuốc đắng để thắt chặt nền kinh tế trong bối cảnh nóng khiến cuộc
khủng hoảng càng trầm trọng hơn. J. Sachs cho rằng: “… Những người bị
ảnh hưởng nhiều nhất bởi các chính sách mà IMF đưa ra thì lại không được
biết gì và cũng không hề được góp ý”, và cho rằng IMF đã không biết đưa ra
một chương trình giải cứu phù hợp với những nhu cầu của Đông Nam Á và
chính họ “đã góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng”.
Vậy phải chăng chính sách của IMF hỗ trợ các nước khắc phục khủng
hoảng là sai lầm? Chắc chắn không hoàn toàn sai vì nếu sai thì tại sao đến
nay các nước này lại phục hồi được kinh tế của mình. Bằng chứng là, cho tới
năm 2000, thu nhập bình quân đầu người đã trở lại mức trước khủng hoảng
tại Hàn Quốc và Malaysia; còn tại Thái Lan và Indonesia thì lần lượt đến
năm 2003 và 2004. Công bằng mà đánh giá, có thể nói, sẽ không thể khắc
phục được khủng hoảng nếu như không có vai trò của IMF. Vai trò này đã
được tái khẳng định trên nhiều diễn đàn đa phương. Cần phải thấy rằng, nếu
không chấp nhận giải pháp của IMF, các công ty đang có khủng hoảng nợ
chỉ có thể tuyên bố phá sản. Thực chất “liều thuốc” của IMF là nhằm lấy lại
lòng tin cho khu vực và giúp các nước khủng hoảng phục hồi kinh tế một
cách nhanh chóng và bền vững. Trên thực tế, có thể thấy chính sách của IMF
đã có thành công nhất định ở một số nước như Hàn Quốc. Một số nước khác
ít thành công hơn, phục hồi chậm hơn, thậm chí còn lún sâu vào khủng
hoảng là do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sai lầm và sự thiếu hợp

73
tác của các nước bị khủng hoảng. Cho nên nếu đổ lỗi hoàn toàn cho IMF
cũng là không công bằng.
Vậy nếu chính sách của IMF không sai thì tại sao vẫn có nước lún sâu
vào khủng hoảng? Một số nội dung của vấn đề được đem ra phê phán thật ra
là ở liều lượng của giải pháp chứ không phải là chính giải pháp. Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc mỗi nước đều có sự khác biệt cả về điều
kiện, trình độ phát triển và khả năng phục hồi. Đó là chưa kể tới những vấn
đề khác biệt về thể chế nhà nước, chính trị, văn hoá, xã hội, cấu trúc kinh tế -
tài chính v.v. Cho dù cùng một bệnh, nhưng nếu có “tiểu sử”, “cơ địa” khác
nhau thì liều lượng giải pháp cũng phải khác nhau. Không thể máy móc áp
dụng cùng một liều thuốc cho tất cả các “bệnh nhân”.
Lý giải cho việc tại sao bên cạnh việc cảnh báo, IMF vẫn khen ngợi
thành công của Đông Á xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là, những số liệu
kinh tế của các nước Đông Á cung cấp cho IMF vẫn cho thấy dấu hiệu tương
đối tốt như tăng trưởng cao, lạm phát thấp, ngân sách nhà nước cân bằng v.v.
Hai là, những cán bộ của IMF, họ cũng chỉ là những con người cụ thể, họ có
thể mắc sai sót.
Một số phê phán khác có tính dài hạn và cơ bản hơn cần được cân nhắc
đối với các nước đang phát triển. Phê phán thứ nhất là phải chăng nợ tư nhân
cần để cho tư nhân tự do quyết định hay cần kiểm soát và theo dõi sát sao
như nợ nhà nước? Thứ hai là, liệu sự can thiệp của IMF có làm gia tăng rủi
ro đạo đức hay không khi cuộc khủng hoảng gây tác động lớn về mặt xã hội
và mọi người dân trong quốc gia đó đều phải chịu, trong khi những chủ nợ
lại được giải cứu và không phải chịu phần lớn trong gánh nặng đó? Thứ ba
là, liệu có nên hoàn toàn tự do hoá dòng chảy vốn, đặc biệt là buôn bán ngoại
tệ, hay là cần kiểm soát? Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát vốn? Nếu
kiểm soát vốn thì sẽ kiểm soát như thế nào và ở mức độ nào? Thành công
của Malaysia trong việc khống chế cuộc khủng hoảng tốt hơn nhiều nước
trong khu vực bằng cách áp dụng một số biện pháp hạn chế luồng tiền đổ ra
nước ngoài đã khiến cho người ta có thái độ nghi ngờ đối với quan điểm cho
rằng các nước nên mở cửa thị trường hết mức có thể. Những phê phán này

74
đánh thẳng vào định chế thương mại thế giới mà cơ quan có trách nhiệm là
WTO, đứng đằng sau các định chế này là Mĩ, các nước G7 cùng các nước
lớn khác.
2.3.2 Đánh giá vai trò của sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ
châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng
IMF là một tổ chức tài chính quốc tế chủ yếu có trọng trách giải quyết
cuộc khủng hoảng tài chính tại một số nước châu Á. Sự phá giá lần lượt của
các đồng tiền các nước Đông Á, các hoạt động đầu cơ và sự đổ vỡ của các
thị trường chứng khoán khiến người ta đặt ra câu hỏi: các bài học của
Mexico đã được chú ý hay không? Nếu như cuộc khủng hoảng Mexico tác
động đến phần lớn những người tham gia các thị trường tài chính và các tổ
chức quốc tế một cách đột ngột, thì sự phát triển tình hình ở Đông Á trong
một chừng mực nào đó, đã được dự đoán từ rất lâu trước khi xảy ra khủng
hoảng. Ngay từ tháng 4/1994, trong một báo cáo riêng gửi Chính phủ các
nước châu Á, IMF đã bày tỏ sự quan tâm đến sự phát triển tình hình trong
khu vực. Chẳng hạn, IMF đã cảnh báo Indonesia, Malaysia, Thái Lan rằng
sự tăng nhanh các mức cầu đang dẫn đến việc khai thác các cơ sở sản xuất
dự phòng và tất yếu làm phát triển nền kinh tế quá nóng. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân, các Chính phủ đã bỏ qua những lời cảnh báo này. Theo báo
cáo cuối cùng của IMF trong tháng 7/1997, IMF đã kết thúc tư vấn với Thái
Lan sau khi đã lưu ý sự xuất hiện các dấu hiệu quá nóng của nền kinh tế và
sự khôi phục chậm chạp trong việc giảm thâm hụt cán cân thanh toán, nhưng
đồng thời đã thừa nhận các kết quả của Chính phủ trong việc tiến hành
“chính sách vĩ mô lành mạnh”. IMF đã cảnh báo rằng, tăng thâm hụt cán cân
thanh toán “đã tăng tính dễ bị tổn thương của Thái Lan trước các đòn kinh tế
và các thay đổi bất lợi trên các thị trường” khi không kiểm soát chặt chẽ
dòng vốn. IMF đã đề nghị áp dụng một tỷ giá trao đổi linh hoạt hơn để “tăng
sự độc lập của đồng tiền và giảm các tác nhân kích thích đối với dòng vốn
ngắn hạn”. Tháng 11/1997, Tổng giám đốc IMF Camdessus đã nhắc lại
những cảnh báo cho Thái Lan. Ông đã kêu gọi tiếp tục cải thiện tài chính nhà
nước trong đó có việc giảm chi phí quân sự, tăng cường thu thuế và củng cố

75
tình hình tài chính của Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy,
không thể nói rằng IMF đã không hành động. Các cảnh báo của IMF đã bị bỏ
qua, mặc dù theo giới lãnh đạo IMF, ngay trong tháng 4/1997, Thái Lan vẫn
có thể kịp áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa khủng hoảng, tuy nhiên Thái
Lan đã không muốn làm việc đó. Kết quả là, người ta buộc phải giúp cho
Thái Lan 17,2 tỷ USD.
Về phía các “con bệnh” và nhiều nhà kinh tế khác mà đứng đầu là J.
Sachs lại cho rằng IMF đã không dự đoán trước được mức độ lây lan của
cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo sự kiện ở Thái Lan, tuy các sự kiện này
có thể được dự đoán từ trước. IMF chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị mà
không thể bắt buộc các Chính phủ thực hiện. Thậm chí khi đưa ra phương
thuốc đắng, IMF cũng không bàn bạc kỹ lưỡng cùng các chuyên gia kinh
nghiệm. J. Sachs cho rằng: “… Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi
các chính sách mà IMF đưa ra thì lại không được biết gì và cũng không hề
được góp ý. Tại Hàn Quốc, IMF đã khăng khăng đòi chính phủ phải ký ngay
một thoả ước mà họ đã không hề được tham gia dự thảo hay điều đình, và lại
cũng không có thì giờ tìm hiểu”.
Những quan điểm khác nhau của những người trong và ngoài cuộc đã
cho thấy việc thiếu phối hợp chính sách trong việc khắc phục khủng hoảng
giữa các chính phủ châu Á với nhau cũng như giữa các chính phủ với IMF.
Trước hết, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á nổ ra và ảnh hưởng
lan truyền của nó đã khiến cho các nước trong khu vực ý thức sâu sắc hơn về
sự cần thiết của việc hợp tác tài chính giữa các nước trong khu vực. Các
nước châu Á bỗng nhận thấy mặc dù có nền tảng vĩ mô tương đối tốt, nhưng
họ vẫn không thể vô sự khi các nước láng giềng lần lượt suy thoái. Việc
thiếu hợp tác tài chính giữa các nước Đông Á càng khiến họ trở nên dễ bị tổn
thương hơn khi phải đối mặt riêng lẻ. Các nước nhận thấy rằng nếu như họ
có sự phối hợp tài chính trong vùng trước khi khủng hoảng xảy ra thì tình
trạng của họ sẽ tốt hơn rất nhiều. Lĩnh vực đầu tiên của sự hợp tác đó là việc
thành lập Quỹ Dự trữ ngoại hối, có tác dụng giúp các nước đang chịu sự tấn
công tiền tệ quốc tế. Sự tồn tại của một Quỹ tương đối lớn và sẵn sàng trợ

76
giúp như thế trước khi cần đến gói cứu trợ của IMF được xem như vật cản
quan trọng đối với bất cứ một “diều hâu” tiềm tàng nào. Việc đề xuất thành
lập Quỹ tiền tệ châu Á (AMF) do đó cũng không phải là ý tưởng tồi. Tuy
nhiên, việc thiếu thông tin giữa các Ngân hàng Trung ương châu Á đã khiến
cho ý tưởng này thất bại.
Một lĩnh vực khác của sự hợp tác đó là phối hợp chính sách tỷ giá hối
đoái. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, việc phá giá cạnh tranh
giữa các nền kinh tế làm cho tình hình càng trở nên xấu đi. Đó là chưa kể tới
việc nếu như Trung Quốc không cam kết duy trì chính sách không phá giá
tiền tệ thì cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn nữa. Để tránh lặp lại sai lầm này,
sự hợp tác trong chính sách tỷ giá hối đoái là cực kỳ quan trọng. Sự hợp tác
này có thể trên nhiều mức độ khác nhau, từ việc tư vấn và phối hợp chính
sách, những hành động nâng giá tập thể so với những đồng tiền nước ngoài
chủ chốt, đến cơ cấu tỷ giá hối đoái châu Á, đồng tiền song song hay đồng
tiền chung châu Á, v.v.
Như trên đã phân tích, rõ ràng IMF đã có cảnh báo về những nguy cơ
tăng trưởng nóng, vậy tại sao IMF vẫn không dự đoán được khủng hoảng và
mức độ lây lan của nó? Phải chăng hệ thống cảnh báo của IMF là sai? Chắc
chắn những cảnh báo này không sai, và cũng không thể trách IMF đã không
dự đoán được khủng hoảng. Bởi thực tế, khó có thể đặt ra những chỉ số cho
phép dự báo khủng hoảng quá sớm với độ tin cậy cao mà không có sai số.
Nếu có thể xây dựng những chỉ số như vậy thì chúng cũng sẽ mất tác dụng,
bởi vì tính năng hoạt động của chúng sẽ thay đổi: thị trường sẽ tính đến
chúng như một yếu tố và nếu như cuộc khủng hoảng đang tới gần, sẽ bị thúc
đẩy xảy ra sớm hơn, hoặc các nhà lập chính sách sẽ hành động nhằm ngăn
chặn không cho khủng hoảng nổ ra. Kết quả là những chỉ số đó mất đi tác
dụng. IMF chỉ có thể dự đoán những động thái kinh tế xảy ra cùng với nguy
cơ khủng hoảng.
Vậy phải chăng những cảnh báo của IMF thực sự chưa đủ mạnh, chưa
đủ sức răn đe đối với các nước Đông Á hay phương pháp giám sát của IMF
không hiệu quả? Nếu đúng như vậy thì vấn đề chính lại nằm ở sự thiếu phối

77
hợp giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc khắc phục khủng
hoảng. Hệ thống kế toán, thống kê không phù hợp chuẩn mực quốc tế cùng
với việc chậm công bố, thậm chí che đậy thông tin của một số Chính phủ,
sửa chữa số liệu, thông tin kinh tế, tài chính v.v. là những tín hiệu bóp méo
thị trường, tạo thông tin sai lệch và càng làm chậm tiến trình giải quyết hậu
quả của cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn dự trữ ngoại tệ của Thái Lan được
công bố là 30 tỷ USD nhưng thực ra chỉ có 1,1 tỷ USD; Hàn Quốc công bố
25 tỷ USD dự trữ nhưng thực ra là số âm lớn [11, tr.71]. Tuy nhiên, đứng
đằng sau cái gọi là “thiếu sự phối hợp” này là gì? Tại sao phương pháp giám
sát của IMF không hiệu quả? Tại sao các chính phủ châu Á lại che đậy thông
tin? Đây là những vấn đề hết sức phức tạp vì nó liên quan đến vấn đề lợi ích,
chủ quyền quốc gia, đến việc xác định lại vai trò của IMF.
Có thể nói, khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ
hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh,
minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng
Thanh toán quốc tế (BIS) đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức
tín dụng nói chung. Chính phủ các nước đang phát triển cho rằng các dòng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và vốn vay ngân hàng nước ngoài có thể
đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế của họ. Do đó, nhiều Chính
phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn này. Bên cạnh
đó, những thoả thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng
ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ Sáng kiến
Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và Đối thoại kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến
Thị trường Trái phiếu Châu Á, v.v.
Mười năm sau khi đóng một vai trò gây nhiều tranh cãi trong cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, IMF đang lâm vào một cuộc khủng
hoảng của chính mình. Trên thực tế, nhiều người vẫn hoài nghi vai trò của
IMF trong việc thúc đẩy kinh tế của các nước đang phát triển. Mark
Weisbrot, đồng giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, một
cơ quan tư vấn có trụ sở tại Washington D.C nói: “Cuộc khủng hoảng châu
Á là sự khởi đầu của một tiến trình, mà kể từ đó IMF đã mất gần hết ảnh

78
hưởng trên thế giới sau một thập niên”. Được thành lập trong đống tro tàn
của Chiến tranh Thế giới II với sứ mệnh bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài
chính quốc tế, IMF ngày nay đang phải đối mặt với sức ép cải cách những
tập quán của chính mình. Những người chỉ trích cho rằng IMF phục vụ lợi
ích của những quốc gia giàu có bằng cách áp đặt những tập quán thị trường
tự do. Tháng 5/2007, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố nước
này rút khỏi IMF và WB, những định chế bị ông mô tả là “công cụ của chủ
nghĩa đế quốc Mĩ” bóc lột các nước nghèo. Một số tổng thống Mĩ La tinh
khác, trong đó có Nestor Kircher của Argentina và Rafael Correa của
Ecuador cũng không che dấu thái độ coi thường IMF. Tại hội nghị toàn thể
gần đây ở Singapore, IMF đã bị gây sức ép đòi phải cho phép các nước
nghèo và đang phát triển có nhiều tiếng nói hơn trong Ban Giám đốc điều
hành của định chế tài chính này. Một số nước có thể được lợi từ việc thay
đổi cách thức điều hành IMF, chẳng hạn như Hàn Quốc đã có quyền bỏ
phiếu. Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, một số “bệnh
nhân” của IMF đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khiến sứ
mệnh của IMF tại những quốc gia này trở nên thừa thãi. Các định chế khu
vực mới nổi lên đang thách thức vị thế của IMF. Không những thế, sự tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ toàn cầu và sự bùng nổ tín dụng tư nhân trên các thị
trường thế giới trong một thời gian dài đã tạo ra nhiều kênh vốn mới cho
những nước muốn vay tiền. Trong khi đó, tiến trình cải cách của IMF lại rất
chậm chạp. Vai trò giám sát tỷ giá hối đoái của IMF đang trở thành một
trong những thách thức lớn nhất đối với tổ chức tài chính này. IMF hiện
đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng đối với các chính sách ngoại hối của các
quốc gia thành viên, nhưng lại không muốn bị cáo buộc là phục vụ lợi ích
của Mĩ chống lại cường quốc của châu Á là Trung Quốc. Hơn nữa, phúc lợi
tài chính của chính IMF hiện cũng đang gặp trở ngại, một phần do lượng tiền
mà IMF cho các quốc gia con nợ vay giảm. IMF hiện đang tính đến việc bán
một phần kho dự trữ vàng góp phần củng cố khả năng tài chính của thể chế
này. Việc bất ngờ tuyên bố từ chức của Tổng giám đốc IMF Rodrigo de Rato
ngày 28/6/2007, sớm hơn một năm rưỡi so với nhiệm kỳ năm năm trong bối

79
cảnh hiện nay cho thấy IMF thực sự đang rơi vào một cuộc khủng hoảng
trầm trọng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Những dấu hiệu trước năm 1997 cho thấy khủng hoảng tài chính - tiền
tệ xuất hiện là khá rõ ràng. Đó là tình trạng mất cân đối trong cán cân vãng
lai, một số vấn đề liên quan đến nền tảng kinh tế vĩ mô, tình trạng yếu kém
của hệ thống tài chính, sự mất cân đối trong nợ nước ngoài. Cuộc khủng
hoảng nổ ra đầu tiên ở Thái Lan, tiếp đó lan sang các nước khác trong khu
vực như Indonesia, Maylaysia, Hàn Quốc. Không dừng ở đó, tính chất lan
truyền của nó còn vươn tới những khu vực khác như Nga, Brazil và ảnh
hưởng tới nhiều nước lớn khác. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng được
xác định là do sự bất cập trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính
phủ, sai lầm của các nhà đầu tư trong nước và các nhân tố bên ngoài vượt
khỏi tầm kiểm soát của các quốc gia.
Theo quan điểm của IMF, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á
thực chất là do nguyên nhân bên trong mỗi quốc gia song tính chất của cuộc
khủng hoảng lại mang tính quốc tế sâu sắc và có sức lan toả rộng rãi. Trên cơ
sở nhận định của mình, IMF hỗ trợ tài chính đi đôi với việc đưa ra “phương
thuốc” cho các nước bị khủng hoảng. Dưới sự hỗ trợ của IMF, các Chính
phủ châu Á đã đưa ra những chính sách nhằm khắc phục khủng hoảng tài
chính - tiền tệ, trong đó tập trung vào việc huy động vốn hỗ trợ trong và
ngoài nước và cải thiện hệ thống tài chính quốc gia. Trên cơ sở đó, luận văn
đánh giá hiệu quả của chính sách thể hiện ở sự khác biệt về các mức kết quả
ở một số nước Đông Á bị khủng hoảng mạnh nhất, phê phán “liều thuốc” của
IMF và đánh giá vai trò của sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu
Á với IMF trong việc khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ.

80
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH - TIỀN TỆ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

3.1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG


TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
3.1.1 Tiến trình mở cửa, tự do hoá tài chính và hội nhập tài chính quốc tế
của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Trước năm 1986, do nhận thức đơn giản về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và
con đường xây dựng CHXH, Việt Nam đã xây dựng nền kinh tế theo mô hình
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó, các quan hệ hàng hóa - tiền tệ về cơ
bản không được thừa nhận trên thực tế. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, hệ thống tài chính của Việt Nam là một hệ thống tài chính yếu kém, lạc
hậu, với những đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, do không thừa nhận thị trường nên hệ thống tài chính của Việt
Nam không có thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Hai là, hệ thống ngân hàng một cấp thuộc sở hữu Nhà nước là trung gian
tài chính duy nhất. Đó là hệ thống ngân hàng vừa có chức năng của Ngân hàng
Trung ương, vừa là ngân hàng thương mại; vừa quản lý lưu thông tiền tệ, vừa
bao cấp vốn - tín dụng cho nền kinh tế.
Ba là, hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, chịu sự chi phối của hệ thống kế hoạch và mệnh lệnh của Nhà nước.
Trước năm 1988, Việt Nam chỉ có một ngân hàng với ba chi nhánh đặc
biệt (Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương và Quỹ tiết kiệm), có chi
nhánh ở các tỉnh, thành. Nó vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng trực
tiếp cho vay vốn đối với nền kinh tế, vừa quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng.
Với tính chất đa chức năng của Ngân hàng Nhà nước và sự độc quyền trong
hoạt động ngân hàng của Nhà nước đã khiến cho ngân hàng chỉ còn là cơ quan
thực hiện các quyết định của Nhà nước về tiền tệ.

80
Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế khởi xướng từ năm 1986 đến nay,
kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển đối từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Quá
trình này bắt đầu từ việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng 2 cấp và thị
trường tài chính nhằm tạo ra một khu vực tài chính lành mạnh và hiệu quả, đảm
bảo tự do trong khu vực tài chính của Việt Nam.

 Đổi mới hệ thống ngân hàng


Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hoạt động chủ yếu
để phục vụ cho cơ chế kế hoạch tập trung. Đặc điểm cơ bản của hệ thống tài
chính ngân hàng trong giai đoạn này là hệ thống ngân hàng đơn cấp, hoạt động
chủ yếu để phục vụ các doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ thị của Chính phủ.
Năm 1988, theo Nghị định 53 (tháng 3/1988), hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã chuyển từ hệ thống đơn cấp, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương và các
ngân hàng quốc doanh sang hệ thống hai cấp, trong đó chức năng quản lý của
Ngân hàng Trung ương được tách riêng và chức năng kinh doanh được trao cho
các ngân hàng thương mại mới.
Tháng 5 năm 1990, với việc ra đời của hai Pháp lệnh Ngân hàng (sau này
là hai luật về ngân hàng), một hệ thống pháp luật về ngành ngân hàng đã được
xây dựng nhằm tạo lập những khuôn khổ pháp lý ban đầu cho sự vận hành của
hệ thống ngân hàng mới. Sau gần 2 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân
hàng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: (i) Giai đoạn đầu
1990-1996 là sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình các tổ chức tín
dụng (TCTD) nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng - tài
chính trong giai đoạn đầu “bung ra” của thời kỳ chuyển đổi; (ii) Giai đoạn tiếp
theo từ 1997 đến nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng. Thực tế cho
thấy, một sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, bắt đầu từ diện rộng -
số lượng và loại hình, chuyển sang theo chiều sâu - năng lực tài chính, năng lực
quản trị điều hành, quản lý rủi ro, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng - tài chính, hiệu quả kinh doanh, với mức độ tập trung hoá ngày

81
càng cao nhờ ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của công nghệ tin học và
khoa học quản lý vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tính đến cuối năm 2006, đã có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước
(NHTMNN), 1 Ngân hàng Chính sách, 1 Ngân hàng Phát triển, 36 Ngân hàng
thương mại Cổ phần (NHTMCP), 5 Ngân hàng liên doanh, 31 chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chưa kể một số lượng đáng kể các
TCTD phi ngân hàng và một hệ thống gần một ngàn Quỹ Tín dụng Nhân dân
cùng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm ngân hàng - tài chính [29].
Trong khối ngân hàng, các NHTMCP là khu vực hoạt động có hiệu quả nhất,
với tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân từ 48-50%, tốc độ tăng trưởng vốn huy
động đạt từ 45-60%, tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 35-50%, tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn bình quân (ROE) khá cao, tỷ lệ nợ xấu chỉ dao động trong khoảng 1-1,2%
[29, tr.37]. Khu vực ngân hàng nước ngoài (dưới các hình thức chi nhánh hoặc
liên doanh) là khu vực đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống ngân
hàng và nó cũng là nhân tố thúc đẩy những ngân hàng nội địa tích cực đổi mới
và hoạt động có hiệu quả hơn.

Các công ty tài chính được thành lập khá muộn ở Việt Nam, hiện tại có 6
công ty tài chính đang hoạt động với mức vốn điều lệ bình quân khoảng 78-80
tỷ đồng (trừ Công ty Tài chính Tàu thuỷ với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng). Các
công ty tài chính được phép huy động vốn có kỳ hạn từ 1 năm trở lên và cho
vay mọi kỳ hạn theo quy định của NHNN, được phép cầm cố tín phiếu, trái
phiếu và tham gia hoạt động ngoại hối dưới sự cho phép của NHNN.

Các công ty cho thuê tài chính bên cạnh chức năng cho thuê, mua và cho
thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính còn thực hiện các chức năng vay và
cho vay tín dụng tương tự như các công ty tài chính. Trên cả nước hiện có tổng
số 10 công ty cho thuê tài chính với số vốn điều lệ trung bình từ 100-150 tỷ
đồng [29, tr.37].

82
Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh tiền tệ trong hệ thống còn có các văn
phòng đại diện của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và các quỹ đầu tư phát
triển khác.

Cùng với đổi mới mô hình tổ chức của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng
nhà nước (NHNN) đã tiến hành hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ theo
hướng chủ động, linh hoạt, thận trọng để ổn định lãi suất, tỷ giá, góp phần hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt
nhằm giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán, ổn định lãi suất thị trường,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các TCTD.

 Hình thành và phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam

Cùng với quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính
(TTTC) cũng dần được cải cách theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo phân bổ
hiệu quả và an toàn các nguồn lực tài chính. Chủ trương thành lập TTTC được
thực hiện từ năm 1993, theo Quyết định số 132/QĐ - NH14 ngày 10/7/1993 của
Thống đốc NHNN Việt Nam. Sau hơn 15 năm cải cách, TTTC Việt Nam đã
hình thành tương đối đầy đủ các thị trường cấu thành cơ bản với các mức độ
phát triển khác nhau.

Thị trường tiền tệ, theo Luật NHNN, là thị trường vốn ngắn hạn, là nơi
mua và bán các giấy tờ có giá ngắn hạn (dưới một năm). Thị trường tiền tệ bao
gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng (được thành lập và đi vào hoạt động năm
1993), thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (chính thức đi vào hoạt động từ tháng
10/1994), thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc (bắt đầu vận hành từ năm 1995)
và nghiệp vụ thị trường mở (chính thức vận hành từ tháng 7/2000). Chức năng
của thị trường tiền tệ là hỗ trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp, tài trợ ngắn hạn
cho ngân sách nhà nước, đảm bảo vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và là
nơi để NHNN thực thi các công cụ chính sách tiền tê.

83
Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch công cụ nợ dài hạn, bắt đầu
hoạt động năm 1995 và là nơi giao dịch các loại trái phiếu (trái phiếu chính
phủ, trái phiếu đầu tư như trái phiếu công trình và trái phiếu công ty).
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức ra đời tại thành
phố Hồ Chí Minh tháng 7/2000. Đến năm 2004, Trung tâm giao dịch chứng
khoán (TTGDCK) tại Hà Nội cũng đi vào hoạt động. Việc ban hành Luật
Chứng khoán là cơ sở pháp lý để hình thành mô hình thị trường vốn, tạo lập và
vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, tạo cơ sở cho
TTCK phát triển nhanh và ổn định, đồng thời tạo tâm lý yên tâm cho các tổ
chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào TTCK, bảo đảm lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư. Hiện nay, có gần 200 công ty niêm yết và khoảng 50 công
ty chứng khoán đang hoạt động.
Bên cạnh thị trường chính thức, ở Việt Nam còn tồn tại thị trường chứng
khoán phi chính thức (thị trường OTC), là nơi diễn ra các giao dịch về chứng
khoán không niêm yết như cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ, cổ phiếu của
các công ty chuẩn bị niêm yết,… Thị trường này ra đời và hoạt động tự phát
không có sự quản lý một vài năm trước khi TTGDCK TP. HCM (nay là Sở
GDCK TP. HCM) đi vào hoạt động. So với TTCK chính thức, tổng giá trị giao
dịch trên thị trường này lớn hơn nhiều lần. Theo ước tính, khối lượng giao dịch
cổ phiếu của thị trường này lớn gấp khoảng 3-6 lần so với lượng giao dịch tại
Sở GDCK TP. HCM và TTGDCK HN, và giá trị giao dịch cổ phiểu bình quân
mỗi ngày cũng lớn hơn 3 lần.
Thị trường tín dụng trung và dài hạn được hình thành sớm nhất trong các
thị trường cấu thành của TTTC. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có thể
nhận tín dụng chính thức từ các nguồn sau: (i) các khoản tín dụng từ các TCTD
ngân hàng, gồm các NHTMNN, các NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi
nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) các khoản vay thương mại từ các công ty cho thuê tài chính, các công ty tài
chính, và một phần hoạt động cho vay trực tiếp từ quỹ đầu tư của các công ty

84
bảo hiểm; và (iii) các khoản vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển quốc gia,…
Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thực hiện huy động
vốn từ nước ngoài thông qua các ngân hàng nước ngoài hoặc từ công ty mẹ ở
nước ngoài.
Thị trường tín dụng phi chính thức tồn tại bên cạnh thị trường tín dụng
chính thức đã lâu và có địa bàn hoạt động cả ở khu vực thành thị và khu vực
nông thôn. Tuy quy mô không lớn nhưng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của
thị trường này là tương đối rộng và do vậy cần đánh giá đúng mức vai trò và
ảnh hưởng của thị trường này đối với TTTC.
Sự ra đời của các TTTC khiến cho cấu trúc TTTC của Việt Nam ngày
càng trở nên đa dạng hơn. Nhìn chung đến năm 2000, các TTTC của Việt Nam
đã được hình thành và đi vào hoạt động. Điều đó tạo ra bộ mặt mới cho thị
trường vốn, phục vụ cho quá trình đổi mới kinh tế Việt Nam. Mặc dù mới đang
trong giai đoạn hình thành, nhưng các TTTC đã làm phong phú các giao dịch
vốn trên thị trường.

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) sau gần 12 năm nỗ lực, kiên trì đàm phán gia
nhập. Với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, có thể nói
Việt Nam đã thực sự hội nhập một cách sâu rộng vào sân chơi toàn cầu nói
chung cũng như thị trường tài chính quốc tế nói riêng.

Việc gia nhập WTO có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển cho TTTC
Việt Nam. Mở cửa thị trường làm tăng mức độ cạnh tranh và tính sôi động của
thị trường. Chính phủ buộc phải giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động
của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, qua đó, giảm chi phí giao
dịch. Nguồn vốn tín dụng được tài trợ theo chỉ định vào các dự án “ưu tiên” của
Nhà nước sẽ giảm dần và chuyển sang những khoản đầu tư có lợi nhuận cao
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.

Các ngân hàng và định chế tài chính trong nước sẽ có điều kiện tốt hơn
để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại

85
nguồn nhân lực. Hội nhập sâu rộng hơn cũng tạo sức ép buộc các ngân hàng và
các định chế tài chính nâng cao tính minh bạch, áp dụng các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế tiên tiến về kế toán, báo cáo tài chính và quản trị rủi ro, chuyên
môn hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng và nắm bắt kịp thời các
nghiệp vụ mới.

Đối với TTCK, việc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện tăng cả cung lẫn
cầu, nhất là cầu đầu tư chứng khoán. Những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế,
thương mại và đầu tư có thể kích thích cầu đầu tư trên TTCK, nhất là thị trường
cổ phiếu. Việc mở rộng tiếp cận thị trường có thể thúc đẩy phát triển các định
chế chứng khoán trung gian (thông qua cạnh tranh, nắm bắt và chuyển giao
kinh nghiệm quản lý, công nghệ, vốn…), thúc đẩy tính công khai, minh bạch và
kỷ luật thị trường, qua đó thúc đẩy tăng cầu đầu tư trên thị trường (tăng tính
chuyên nghiệp của nhà đầu tư, độ tin cậy đối với các công ty đại chúng/ niêm
yết,…) và cung chứng khoán (thông qua bảo lãnh phát hành).

Tuy nhiên, việc hội nhập WTO nói chung, cũng như hội nhập tài chính
quốc tế chỉ thực sự thành công khi chúng ta có một nền tảng kinh tế vĩ mô
tương đối tốt và một hệ thống tài chính lành mạnh. Kinh nghiệm của các nước
Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998 là bài học đắt giá
cho các nước đi sau như Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung của thế giới. Câu hỏi đặt ra ở đây là
liệu ở Việt Nam, có thể xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong tương lai
hay không? Điều quan trọng không phải là trả lời có hay không mà thực chất
vấn đề lại nằm ở chỗ cần phải xác định đâu là những nguy cơ có thể gây ra một
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam trong tương lai.

3.1.2 Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam
3.1.2.1 Nguy cơ từ bên trong
Có thể nói, nguy cơ từ bên trong chắc chắn xuất phát từ nội tại của nền
kinh tế, từ sự bất cập của hệ thống tài chính, cơ chế chính sách, quản lý trong
quá trình mở cửa và tự do hoá thương mại… Những nguy cơ đó là:

86
 Tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Đây là nguy cơ
đầu tiên mà chúng ta có thể xem xét và phân tích.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam (%)
Ước
2000 2001 2002 2003 2004 2005
2006
GDP theo giá hiện hành (nghìn
- 481,3 535,8 613,4 715,3 837,9 970,1
tỷ đồng)
Tăng trưởng GDP thực (%) 6,79 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 7,8
Tỷ lệ lạm phát (%/ năm) - 0,7 4,0 2,9 9,7 8,8 7,7
Tổng đầu tư (% GDP) - 31,2 33,2 35,4 35,7 35,2 35,5
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 6,4 6,3 6,0 5,8 5,6 5,3 4,4
GDP/ người (USD) 401 413 440 492 553 636 715
Chú thích: Số liệu năm 2006 là ước tính chuyên gia
Nguồn: [29, 43] và do tác giả tự tính.
Bảng 3.1 cho thấy rõ ràng, tình hình kinh tế vĩ mô nước ta có nhiều
chuyển biến tích cực. Nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn
1986-1990 là 4,4%, giai đoạn 1991-1995 là 8,2%, giai đoạn 1996-2000 là 7%
thì giai đoạn 2001-2005 là 7,5% (Hình 3.1).
Hình 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (%)

% 9.0
8.0 8.2
7.5
7.0 7.0
6.0
5.0
4.4
4.0
3.0
2.0
1.0
0.0
1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005
Thêi kú

Nguồn: [8]
Riêng năm 2006, mặc dù tăng trưởng kinh tế có thấp hơn so với tốc độ
tăng của năm 2005 (8,17% so với 8,43%), song con số này đã vượt mục tiêu đề
ra là 8% và thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, châu
Á và trên thế giới [29]. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp.
Với tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm xuống (1,8% năm 1992 xuống 1,36%
năm 2000 và 1,21% năm 2006), nên GDP bình quân đầu người tăng liên tục qua

87
các năm. Đến năm 2006, GDP bình quân đầu người đã đạt 11,6 triệu VND và
tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đạt khoảng 725 USD/ người [29]. Có thể nói
những chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản trên cho chúng ta cơ sở để tin vào khả năng
phòng chống khủng hoảng tài chính - tiền tệ và một tiền đề vững chắc để hoạch
định các giải pháp ngăn ngừa khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong tương lai.
Đây là thuận lợi cơ bản của chúng ta.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao liên tục và theo dự
báo còn tăng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo, song tỷ lệ tích luỹ - tiêu
dùng còn bất hợp lý. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, dự trữ ngoại tệ lớn,
nhưng tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 53,05% vào năm 2005, gần như thấp
nhất thế giới, nhờ vậy mà hàng hoá của Trung Quốc tràn ngập thị trường thế
giới. Con số này ở Singapore là 52,59%, Malaysia là 64,88% và Thái Lan là
63,52% [36]. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam lên tới
gần 70%, thậm chí hơn 70% (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng GDP theo giá thực tế (%)
2002 2003 2004 2005 Ước 2006
Tổng sản phẩm trong nƣớc GDP 100 100 100 100 100
Tổng tích luỹ tài sản 33,22 35,44 35,47 35,57 35,73
Tài sản cố định 31,14 33,35 33,25 32,87 32,76
Thay đổi tồn kho 2,08 2,09 2,21 2,71 2,97
Tiêu dùng cuối cùng 71,33 72,58 71,47 69,68 68,65
Nhà nước 6,23 6,32 6,39 6,15 5,89
Tư nhân 65,10 66,26 65,08 63,53 62,77
Chênh lệch XNK hàng hoá và dịch vụ -5,17 -8,36 -7,55 -4,18 -3,33
Sai số 0,62 0,34 0,62 -1,08 -1,05
Nguồn: [30]
Đáng lưu ý là tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước
cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Năng suất lao động chung của toàn bộ
nền kinh tế tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái chỉ đạt khoảng 1.404 USD,
thuộc loại thấp nhất trên thế giới, thấp xa so với mức GDP bình quân đầu người
của thế giới (trên 6.300 USD) chứ chưa nói đến bình quân 1 lao động, trong đó
năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản thấp nhất [29, tr.34].
Một vấn đề đáng chú ý liên quan chất lượng tăng trưởng của Việt Nam
đó là tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Điều này có nghĩa là

88
tăng trưởng của Việt Nam đạt được chủ yếu do tăng vốn và lao động sống chứ
không phải do nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, trình độ công nghệ và chất
lượng lao động. Điều này đe doạ tính bền vững trong hiện tại và tương lai, tạo
ra mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của
nền kinh tế. Một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng cao và bền vững khi hệ
số ICOR thấp hoặc có khuynh hướng giảm, hoặc năng suất tổng nhân tố (total
factor productivity - TFP) có khuynh hướng tăng. Thông thường một nền kinh
tế được coi là phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, thì hệ số ICOR
thường là 3,5; thậm chí một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, tỷ
lệ này là 3,5-4; cá biệt như Singapore là 2,4. Theo nguồn số liệu của IMF,
ICOR của Việt Nam tương ứng qua các năm là 4,5 (2003), 4,3 (2004), 3,9
(2005), 4,2 (2006) [43]. Tuy nhiên, theo một nguồn số liệu khác trong nước, hệ
số ICOR của Việt Nam được tính toán cao hơn so với con số của IMF. Trước
và sau năm 2000, tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam khoảng 35% (tính theo
vốn đầu tư đã thực hiện) và GDP tăng trên dưới 7%. Trong những năm gần
đây, tỷ lệ đầu tư tăng lên gần 40%, và GDP tăng khoảng 8% [29]. Tính toán sơ
bộ cho thấy hệ số ICOR từ năm 2000 đến nay là không đổi và khoảng trên dưới
5, một mức tương đối cao. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu bởi nó phản ánh
sự tiến bộ trong công nghệ, song ICOR tăng nhanh lại cảnh báo một vấn đề:
thiếu vốn, trình độ phát triển thấp, nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại giảm nhanh
và điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Nếu so sánh với Trung Quốc, chúng ta còn
thấy một vấn đề khác nữa. Đáng chú ý là hệ số ICOR trong khu vực kinh tế nhà
nước tăng từ 3,6 lên 7,28, cho thấy rõ hệ số ICOR của Việt Nam cao phần lớn
xuất phát từ hiệu quả đầu tư thấp của khu vực kinh tế nhà nước do tình trạng
lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn.
Trong những năm qua, cơ cấu vốn đầu tư đã có sự dịch chuyển theo
hướng: tỷ trọng vốn nhà nước giảm dần, tỷ trọng vốn ngoài nhà nước tăng
nhanh, còn tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức trên dưới 16%
(Bảng 3.3). Tuy nhiên, tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư phát triển

89
toàn xã hội vẫn còn chiếm tỷ lệ quá lớn (chiếm 55% trong giai đoạn 2000-
2006). Các số liệu thống kê cho thấy, liên tiếp những năm qua, nguồn vốn đầu
tư từ khu vực nhà nước liên tục gia tăng, song hiệu quả đầu tư lại liên tiếp bị
sụt giảm. Trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư của nhà nước đạt khoảng
610.000 tỷ đồng (tương đương trên 40,9 tỷ USD), tăng 14,7%/ năm và tăng gấp
gần 1,75 lần so với giai đoạn 1996-2000. Nhưng xét trên hiệu quả đầu tư thì lại
đạt mức rất thấp (hệ số ICOR cao).
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển phân theo thành phần kinh tế (%)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ƣớc 2006
Khu vực Nhà nước 59,1 59,8 56,3 54,0 53,6 52,2 50,1
Khu vực ngoài quốc
22,9 22,6 26,2 29,7 30,9 32,1 33,6
doanh
Khu vực có vốn ĐTNN 18,0 17,6 17,5 16,3 15,5 15,7 16,3
Nguồn: [29, tr.70]
Thông tin về sự thất thoát trong xây dựng cơ bản (chiếm tới 30% vốn
đầu tư), hoặc nhiều thông tin cho thấy những công trình xây dựng lên nhưng
không được sử dụng hoặc chỉ được sử dụng một phần. Chính vì sử dụng nguồn
vốn nhà nước kém hiệu quả mà trong suốt những năm qua, dù cho tốc độ tăng
trưởng GDP của nước ta vẫn ở mức cao, nhưng giá trị tăng thêm lại không cao
và nền kinh tế vẫn luôn được đánh giá là tăng trưởng chưa thật sự bền vững.
 Thâm hụt ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) mặc dù có thâm hụt song vẫn ở mức cho
phép là dưới 5% GDP (Bảng 3.4). Năm 2006, thực tế thu NSNN đạt 262.100 tỷ
đồng, tổng chi đạt 319.110 tỷ đồng, sau khi cân đối với số kết chuyển nguồn từ
2005 sang thì bội chi là 48.500 tỷ đồng, bằng 4,98% GDP, đạt mức kế hoạch đề
ra [29, tr.10]. Dự báo thâm hụt NSNN năm 2007 vẫn vào khoảng 5% GDP
[28].
Bảng 3.4: Thu, chi và bội chi Ngân sách nhà nƣớc, 2001-2005 (%)
Ƣớc
2001 2002 2003 2004 2001-2005
2005
Tổng thu ngân sách/ GDP 21,59 20,97 23,46 23,41 25,11 22,91

90
Thu nội địa (không kể dầu thô)/ Tổng
50,7 50,4 52,3 53,5 54,7 52,32
thu
Thu từ dầu thô/ Tổng thu 25,3 21,8 22,6 25,9 26,4 24,40
Thu khác/ Tổng thu 24,0 27,8 25,2 20,6 19,0 23,32
Tổng chi NSNN/ GDP 26,96 26,33 29,14 28,89 30,8 28,42
Chi đầu tư phát triển/ Tổng chi 31,0 30,5 28,9 30,1 32,2 30,54
Chi thường xuyên/ Tổng chi 55,1 52,7 54,2 55,7 52,1 53,96
Chi trả nợ và viện trợ/ Tổng chi 11,5 13,4 14,0 14,1 13,5 13,30
Cân đối ngân sách thực tế/ GDP -4,67 -4,96 -4,95 -4,87 -4,86 -4,86
Nguồn: [1]
Tuy nhiên, theo Báo cáo Kiểm toán Nhà nước năm 2006 và niên độ ngân
sách năm 2005, có 7.622,5 tỷ đồng thu chi sai nguyên tắc phải xử lý, trong đó
có 1.339,5 tỷ đồng là tiền do Nhà nước bỏ ra mà đã mất đi. Kiểm toán cũng cho
thấy thu và chi NSNN, đặc biệt là chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản có
vấn đề. Cũng chỉ mới kiểm toán được 32 tỉnh thành cùng một số doanh nghiệp,
6,8% tổng số chi ngân sách trung ương. Tất nhiên, hơn 7.600 tỷ đồng không
phải tất cả là sai phạm. Nhưng con số mà kiểm toán phát hiện thể hiện sai sót,
thu không đúng, không đủ cho NSNN, chi sai chế độ, vượt dự toán, lãng phí,
thậm chí là gian lận của các tổ chức cá nhân, có thể nói đã đáng báo động và
xảy ra ở hầu hết các đơn vị được kiểm toán.
 Mất cân đối trong cán cân thương mại, đặc biệt sau khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Theo tính toán của Bộ Công thương, tình hình nhập siêu của Việt Nam
trong những năm qua liên tục tăng lên. Năm 2005 Việt Nam nhập siêu 4,5 tỷ
USD, năm 2006 là 4,8 tỷ USD1 [29]. Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch
xuất khẩu tuy đạt gần 31,2 tỷ USD, nhưng nhập khẩu đã lên tới 37,6 tỷ USD,
nhập siêu đạt con số trên 6,4 tỷ USD. Theo dự báo, con số nhập siêu đến cuối
năm 2007 có thể lên tới 8-9 tỷ USD, thậm chí 10 tỷ USD [68]. Nguyên nhân
của nhập siêu là do Việt Nam chủ yếu tăng nhập khẩu máy móc thiết bị và
nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu trong khi giá cả của hầu
hết hàng hoá nhập khẩu (trừ xăng dầu) tiếp tục tăng hoặc đứng ở mức cao.

1
Số liệu của Bộ Công Thương là khác so với số liệu của IMF (ở bảng phụ lục 1)

91
Nhập siêu lớn, ngoài nguyên nhân xuất khẩu tăng chậm, còn có nhiều nguyên
nhân cụ thể, như tính gia công hàng xuất khẩu còn lớn, công nghiệp phụ trợ
chưa phát triển, xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô hoặc nông sản chưa
qua chế biến hay mới sơ chế. Việc mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan theo
cam kết của WTO cùng với năng lực cạnh tranh thấp của hàng hoá trong nước,
hàng hoá xuất khẩu và chưa có cơ chế kiểm soát nhập khẩu hiệu quả đã tác
động nhất thời tới việc nhập khẩu. Mặc dù nhập siêu ở mức cao, nguy cơ thâm
hụt cán cân thương mại lớn, nhưng có thể chấp nhận được đối với một nền kinh
tế đang phát triển và trên đường hội nhập. Nhập khẩu tăng chủ yếu do nhập
khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Cho nên nhìn về lâu dài thì đây sẽ là
một bước đi cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu mức thâm hụt
thương mại vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới, sức cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, thì chắc chắn đây sẽ là một nguy cơ to lớn
gây mất cân đối cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế, đe doạ sự ổn
định của nền kinh tế nước ta.
Một điều đáng mừng là mặc dù cán cân thương mại (hàng hoá và dịch
vụ) vẫn có xu hướng thâm hụt nhưng do chuyển tiền tư nhân (kiều hối) tăng và
thặng dư cán cân vốn liên tiếp trong những năm qua nên cán cân vãng lai và
cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện rõ rệt (Hình 3.2).
Hình 3.2: Cán cân vãng lai và cán cân vốn của Việt Nam, 2001-2006

92
5000
4000
TriÖu USD 3000
2000
1000
0
-1000 2001 2002 2003 2004 2005 ¦íc 2006
-2000
-3000
N¨m
C¸n c©n v·ng lai C¸n c©n vèn

Nguồn: [43]
Tính chung cán cân thanh toán tổng thể năm 2006 thặng dư khoảng 3,4
tỷ USD, tăng 1,3 tỷ USD so với mức thặng dư của năm 2005 là 2,1 tỷ USD [29,
tr.40]. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối ước tính cả
năm 2006 đạt khoảng 4,7 tỷ USD, trong đó khoảng 80% được chuyển qua kênh
ngân hàng (Hình 3.3).
Hình 3.3 : Lƣợng kiều hối qua các năm (triệu USD)

5000
4700
4000 3800
TriÖu USD

3000 3200
2700
2000 2100
1757 1820
1000

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 ¦íc 2006
N¨m

Nguồn: [ 29, tr.76]


Nguồn thu từ khách du lịch quốc tế và người ngước ngoài đến Việt Nam
học tập, công tác, làm việc cũng tăng nhanh. Ngoài ra, cũng có một lượng vốn
ngoại tệ nước ngoài khá lớn đã đổ vào đầu tư chứng khoán trên thị trường

93
chính thức và phi tập trung để mua cổ phiếu tăng vốn của các doanh nghiệp cổ
phần.
Từ những phân tích trên cho thấy những mất cân đối trong tài khoản
vãng lai, tài khoản vốn, cán cân thanh toán và NSNN của Việt Nam trước mắt
khó có thể là ngòi nổ tạo ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam. Hơn
nữa, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang tăng mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (SBV), mức dự trữ hiện nay đảm bảo thanh toán được 13 tuần nhập
khẩu. Đây là một mức tăng mạnh so với năm 2000, tăng từ mức đảm bảo thanh
toán được 8 tuần lên 13 tuần nhập khẩu hàng hoá của cả nền kinh tế. Lượng dự
trữ ngoại hối 13 tuần nhập khẩu này tương đương 12 tỷ USD [67] (Hình 3.4).
Hình 3.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2002-2006

14000 12.0

12000 10.0
10000
8.0
TriÖu USD

8000

TuÇn
6.0
6000
4.0
4000

2000 2.0

0 0.0
2002 2003 2004 2005 2006

Tæng dù tr÷ ngo¹i hèi chÝnh thøc


Dù tr÷ quèc tÕ chÝnh thøc (rßng)
Sè tuÇn nhËp khÈu (t-¬ng ®-¬ng tæng dù tr÷ chÝnh thøc)

Nguồn: [43]
Tính đến đầu tháng 8, dự trữ ngoại tệ của chúng ta tăng thêm gần 2 lần
nữa so với thời điểm cuối năm 2006, tương đương với 20 tuần nhập khẩu, hoàn
thành mục tiêu đến năm 2010 [67]. Đó là khía cạnh tích cực của việc thu hút
đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối, tiềm lực quốc gia. Con số trên mặc dù
còn rất nhỏ so với các nước có nguồn dự trữ ngoại hối hàng đầu trên thế giới
(từ 700 đến trên 1000 tỷ USD), nhưng được đánh giá là đủ để Ngân hàng Nhà

94
nước chủ động trước yêu cầu cân đối cung - cầu ngoại tệ trên thị trường và
trước những biến động bất thường của tỷ giá.
 Nợ nước ngoài có xu hướng tăng lên mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng
kiểm soát
Tình hình nợ nước ngoài được cơ cấu lại căn bản, xử lý dứt điểm các
khoản nợ đối với các tổ chức và các nước trên thế giới thông qua Câu lạc bộ
Paris năm 1993, Câu lạc bộ London năm 1997 và nợ Cộng hoà Liên bang Nga
năm 2000. Năm 1993, Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng mất khả năng thanh
toán nợ, bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào danh sách các quốc gia nghèo
mắc nợ nặng nề (HIPCs) với tỷ lệ nợ nước ngoài/ GDP lên tới 173%. Sau hơn
10 năm tích cực cơ cấu lại và trả nợ, tỷ lệ này của Việt Nam hiện nay chỉ còn
khoảng 34%, mặc dù trong thời gian này, Việt Nam thu hút thêm hàng chục tỷ
USD vốn vay nước ngoài. Theo Cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại
Việt Nam, ông Klaus Rohland cho biết, hiện nay nợ nước ngoài của Việt Nam
chiếm khoảng gần 40% GDP và nợ thực tế chỉ chiếm khoảng 30% GDP. Ông
Klaus dự đoán, trong vòng mấy năm tới, mức nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ
chiếm khoảng 50% GDP và nợ thực tế chỉ khoảng 40% [69]. Bảng 3.5 cho biết
tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2001-2006.
Bảng 3.5: Các chỉ số về nợ nƣớc ngoài của Việt Nam, 2001-2006 1
Ước
2001 2002 2003 2004 2005
2006
Tổng nợ nước ngoài2 (tỷ USD) 12,5 12,3 13,4 15,4 17,2 19,7
Tổng nợ nước ngoài (% GDP) 38,5 35,0 33,8 33,9 32,5 32,6
Tổng nợ được bảo lãnh công và công khai (%
36,0 38,2 40,8 42,7 43,7 45,5
GDP)
Tổng nợ nước ngoài ngắn hạn (tỷ USD) 1,5 1,3 1,5 1,5 1,6 1,8
Tổng nợ nước ngoài ngắn hạn/ tổng nợ (%) 11,7 10,9 11,1 9,8 9,1 9,3
Chỉ số nghĩa vụ trả nợ (% XK hàng hoá, dịch 10,6 8,3 7,5 6,0 5,5 5,6

1
Các chỉ số về nợ nước ngoài ước tính dựa trên số liệu đến cuối tháng 8/2006
2
Tổng nợ nước ngoài bao gồm cả nợ nước ngoài được bảo lãnh công và công khai

95
vụ)
Nguồn: [43]
Theo đánh giá của IMF, WB và các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm
quốc tế như Moody’s, Standard & Poor’s thì tình trạng nợ nước ngoài của Việt
Nam tương đối bền vững và vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Mặt khác, nợ nước
ngoài của Việt Nam chủ yếu là các khoản nợ có kỳ hạn và đều được hưởng lãi
suất ưu đãi, thời gian trả nợ dài (30-40 năm) và có thời gian ân hạn thường là 5
năm. Các chỉ số về nghĩa vụ trả nợ so với giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ
đều từ 5-10%. Mặt khác, cũng giống xu thế chung, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong
tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đang có xu hướng giảm đi, và đều trong
khoảng 9-11% trong giai đoạn 2001-2006, thấp hơn nhiều so với mức trung
bình của các nước đang phát triển trên thế giới là 16,4%. Theo tổng kết của các
tổ chức quốc tế, mức vay nợ hợp lý đối với một nước là đảm bảo tỷ lệ tổng số
nợ/GDP của nước đó ở mức thấp và không có nợ quá hạn. Bộ Tài chính dự báo,
tổng mức dư nợ nước ngoài của quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài của khu vực
công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân) năm 2010 sẽ vào khoảng 24-25 tỷ
USD, chiếm khoảng 37-38% GDP, tức là tăng so với hiện nay, do giai đoạn
này Việt Nam tiếp tục vay thêm 14-15 tỷ USD, trong khi trả nợ nước ngoài của
quốc gia vào khoảng 10-11 tỷ USD. Tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn
2006-2010 dự kiến vào khoảng 36-40% GDP, trong đó 35% số vốn đầu tư dự
kiến sẽ được huy động bên ngoài lãnh thổ, trong đó có việc vay nợ. Cũng theo
Bộ Tài chính, để đảm bảo an toàn trong vay nợ thì tổng mức dư nợ nước ngoài
phải dưới 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, trong đó
nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ không quá 12% tổng thu ngân sách nhà nước.
Muốn vậy, Chính phủ phải khống chế bội chi NSNN dưới 5% GDP và được bù
đắp bằng nguồn vay trong nước 3-3,5% GDP cùng với việc phải xây dựng các
phương án vay nợ đảm bảo danh mục nợ hợp lý và quản lý tốt rủi ro. Để đảm
bảo hạn mức an toàn về nợ nước ngoài và an ninh tài chính quốc gia, thời gian
tới cần phải tạo ra khả năng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước

96
ngoài nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn, đồng thời với việc tiếp tục cơ cấu lại
nợ nước ngoài của quốc gia, nợ nước ngoài của Chính phủ. Việt Nam xuất phát
từ nền kinh tế kém phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, do vậy ngày
nay, trước yêu cầu phát triển và thách thức to lớn, việc thu hút vốn nước ngoài
là một tất yếu. Vấn đề đặt ra là phải rất coi trọng và nâng cao khả năng sử dụng
vốn vay có hiệu quả, tăng khả năng hấp thụ vốn vay, đồng thời phải tăng khả
năng xuất khẩu để bảo đảm khả năng thanh toán nợ cũ và tăng khả năng vay nợ
mới. Tuy nhiên, việc coi trọng huy động vốn ngoài nước không làm giảm ý
nghĩa của việc tạo ra và huy động mọi nguồn vốn tích luỹ trong nước cho mục
tiêu phát triển đất nước và được coi là một chính sách kinh tế - tài chính cơ bản
của nhà nước.
 Hệ thống tài chính - ngân hàng yếu kém
Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, hệ thống tài
chính - tiền tệ nói chung và thị trường tài chính (TTTC) Việt Nam nói riêng có
những bước phát triển nhất định. Tuy đạt được không ít thành tựu, song TTTC
Việt Nam vẫn còn được xem là kém phát triển.
Trong những năm qua, độ sâu tài chính của Việt Nam (đo bằng tỷ lệ của
tổng phương tiện thanh toán M2/ GDP và tổng tín dụng trong nước/ GDP) đã
tăng đáng kể (Hình 3.5).
Hình 3.5: Độ sâu tài chính của Việt Nam

Chú thích: Số liệu 2006 là ước tính chuyên gia.


Nguồn: [6, tr.68]

97
Tỷ lệ M2/GDP và tổng tín dụng trong nước/GDP của Việt Nam đều từ
dưới 20% năm 1990 tương ứng lên 50,5% và 35,1% năm 2000 [25] và 91,7%
và 72,0% năm 2006 (Bảng 3.6). Tuy nhiên những chỉ số này chỉ tương đương
với các nước trong khu vực vào những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ
1990.

Bảng 3.6: Tổng phƣơng tiện thanh toán giai đoạn 2001-2006

Ước
2001 2002 2003 2004 2005
2006
GDP theo giá thực (nghìn tỷ đồng) 481,3 535,8 613,4 715,3 837,9 970,1
Tổng phương tiện thanh toán M2 (nghìn
279,8 329,1 411,2 532,3 690,7 890,0
tỷ đồng)
Trong đó: Tổng tiền gửi 213,5 254,9 320,6 423,2 559,5 720,0
- Thanh khoản nội tệ (VND) 191,1 235,5 314,1 402,7 531,5 700,1
+ Ngoài ngân hàng 66,3 74,3 90,6 109,1 131,2 171,7
+ Tiền gửi 124,8 161,3 223,6 293,6 400,3 528,4
- Tiền gửi ngoại tệ 88,7 93,6 97,1 129,6 159,2 189,9
Tín dụng trong nước (ròng) (nghìn tỷ đồng) 191,2 239,9 316,9 434,6 585,6 698,0
Tổng tín dụng trong nước/ GDP (%) 39,7 44,8 51,7 60,8 69,9 72,0
Tỷ lệ M2/ GDP (%) 58,1 61,4 67,0 74,4 82,4 91,7
Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán
25,5 17,6 24,9 29,5 29,7 28,9
M2 (%/ năm)
Tốc độ tăng tổng tiền gửi (%/ năm) 25,1 19,4 25,8 32,0 32,2 28,7
Tốc độ tăng tiền gửi VND (%/ năm) 24,4 29,2 38,6 31,3 36,3 32,0
Tốc độ tăng tiền gửi ngoại tệ (%/ năm) 26,0 5,6 3,7 33,5 22,8 19,3

Chú thích: Dữ liệu từ 2002 trở đi gồm NHNNVN, 6 NHTMNN và 79 NHTM ngoài quốc doanh.
Năm 2006 theo ước tính của IMF trên cơ sở số liệu của NHNNVN.
Nguồn: [6, 43] và tính toán của tác giả.
Quy mô giao dịch chứng khoán tăng với tốc độ khá nhanh nhưng chỉ thực
sự bùng nổ trong năm 2006. Nếu năm 2003 giá trị thị trường chứng khoán niêm
yết và đăng ký giao dịch chỉ tương đương 3,9% GDP thì đến năm 2005 con số
này lên đến 6,5% GDP (ADB, 2006). Tính đến 31/12/2006, theo thông báo chính
thức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam có 193
công ty niêm yết (năm 2005 chỉ có 41 công ty) với tổng mức vốn hoá đạt

98
221.156 tỷ đồng, tương đương 22,7% GDP (hay 14 tỷ USD). Thêm vào đó, với
khoảng 5 tỷ USD giá trị trái phiếu, tổng giá trị của thị trường sẽ tương đương
khoảng 25% GDP (cao hơn nhiều so với kế hoạch là tới năm 2010 đạt 10-15%
GDP), tương đương với 35% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng và bằng
20% tổng tài sản tài chính của cả nước. Tuy nhiên trong đó hầu hết thuộc trái
phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương (chiếm khoảng 97%), rất ít trái
phiếu công ty được phát hành [29, tr.35].
Có thể nói, mặc dù TTCK trong những năm qua tuy có những bước phát
triển nhất định, song vẫn còn nhỏ bé, và cho đến nay vẫn chưa trở thành kênh
huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó có nghĩa là
mô hình TTTC của Việt Nam cơ bản vẫn do ngân hàng chi phối (dominated
financial market), trong khi thị trường tín dụng lại chứa đựng không ít vấn đề
yếu kém. Những yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu đối với hệ thống vẫn đang ở mức thấp. Theo
thông lệ quốc tế thì tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng phải đạt tối thiểu 8%. Tuy
nhiên, mới chỉ có hầu hết các NHTM cổ phần Việt Nam đáp ứng được tỷ lệ
này. Trong khi đó, tổng vốn tự có của nhóm các NHTMNN (nơi chiếm phần
lớn thị phần trên thị trường vốn) chưa tới 1 tỷ USD, tức là đạt tỷ lệ vốn tự có
trên tổng tài sản chưa tới 5%. Hiện chỉ có 2 NHTMNN đáp ứng được yêu cầu -
đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (đến 28/2/2006 tỷ lệ này đã là 12,3%)
và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (11,4%) [29, tr.37].
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của các NHTMNN
ở mức thấp, không tương xứng với mức độ gia tăng rủi ro và quy mô hoạt
động. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) tối
thiểu cần đạt là 15% và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) là
1%. Nhưng ở Việt Nam, trong số 5 NHTMNN có quy mô hoạt động lớn nhất
tính đến đầu năm 2006 thì chỉ có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt chỉ
tiêu tài chính theo đúng với thông lệ quốc tế. Trong khi đó, theo Vinacapital,
ROE ước tính năm 2006 của các NHTM cổ phần đạt khá cao (Ngân hàng Á
Đông là 19%, của Techcombank là 31%) [29, tr.36].

99
- Mức độ tích tụ và phân khúc thị trường còn cao. Các NHTMNN hiện
chiếm gần 80% thị phần huy động tiền gửi và tín dụng của toàn hệ thống ngân
hàng. Nhóm khách hàng truyền thống của các NHTMNN là các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN). Các NHTM cổ phần chủ yếu tập trung vào đối tượng các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhóm khách hàng của các ngân hàng liên doanh và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Tín dụng theo ngành cũng phản ánh sự phân khúc thị trường tín
dụng, nhất là đối với các NHTMNN. Bảng 3.7 cho biết cơ cấu tín dụng và tốc
độ tăng trưởng tín dụng trong nước giai đoạn 2001-2006. Tỷ trọng tín dụng
dành cho khu vực DNNN trong tổng tín dụng trong nước đã giảm từ 70% vào
đầu thập niên 1990 xuống 57% năm 1996, 45% năm 2000, 42% năm 2001,
38,7% năm 2002, 35,5% năm 2003, 34% năm 2004, 32,8% năm 2005 [25, 43].
Bảng 3.7: Cơ cấu tín dụng cho vay và tốc độ tăng trƣởng tín dụng
trong nƣớc giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: nghìn tỷ đồng, %
Ước
2001 2002 2003 2004 2005
2006
Tín dụng trong nước (ròng) (nghìn tỷ đồng) 191,2 239,9 316,9 434,6 585,6 698,0
- Tín dụng cho Chính phủ 2,1 8,8 20,1 14,5 32,5 20,0
- Tín dụng cho nền kinh tế 189,1 231,1 296,7 420,0 553,1 678,0
+ Tín dụng cho DNNN 79,7 89,5 105,4 142,9 181,3 -
+ Tín dụng cho khu vực khác 109,4 141,6 191,3 277,1 371,8 -
Tổng tín dụng trong nước/ GDP (%) 39,7 44,8 51,7 60,8 69,9 72,0
Tốc độ tăng tín dụng trong nước ròng (%/
23,2 25,5 32,1 37,1 34,7 19,2
năm)
- Tốc độ tăng tín dụng cho nền kinh tế
21,5 22,2 28,4 41,6 31,7 22,6
(%/ năm)
+ Tốc độ tăng tín dụng cho DNNN (%/
14,0 12,2 17,8 35,6 26,9 -
năm)
+ Tốc độ tăng tín dụng cho khu vực khác
27,5 29,5 35,1 44,8 34,2 -
(%/ năm)

100
Chú thích: Dữ liệu từ 2002 trở đi gồm NHNNVN, 6 NHTMNN và 79 NHTM ngoài quốc doanh.
Năm 2006 theo ước tính của IMF trên cơ sở số liệu của NHNNVN.
Nguồn: [43, tr.25] và tính toán của tác giả
- Chất lượng các khoản cho vay tín dụng của hệ thống ngân hàng vẫn còn
nhiều vấn đề nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng, nhất là vấn đề nợ xấu (NPLs) vẫn
còn hiện hữu. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ của hệ thống NHTM được
công bố đã giảm từ 13% năm 2000 xuống còn 3,4% năm 2005. Tuy nhiên, nếu
dựa trên cách phân loại quốc tế về nợ thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM có
thể lớn hơn gấp nhiều lần con số công bố. Hơn nữa, nguy cơ phát sinh nợ quá
hạn là khá cao do nhiều dự án đầu tư chưa được kiểm định chặt chẽ về tính hiệu
quả và khả thi, trong khi quá trình cải cách các DNNN lớn mới chỉ thực sự
được triển khai từ năm 2005.
- Vấn đề “sai lệch kép” vẫn còn tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng. Với
tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn hiếm khoảng 75%,
nguy cơ sai lệch về cơ cấu thời hạn trong bảng cân đối tài sản của hệ thống
NHTM là tương đối lớn. Nguy cơ này có thể tăng lên trong bối cảnh các
NHTM có thể sử dụng tới 25-30% tổng vốn huy động ngắn hạn để cho vay
trung và dài hạn. Sai lệch về cơ cấu đồng tiền tuy có giảm trong vài năm trở lại
đây, song mức độ vẫn còn khá lớn và lại rất nhạy cảm với biến động tỷ giá, lãi
suất, nhất là trong môi trường đô la hoá cao.
- Rủi ro tín dụng có thể tăng lên còn do thu nhập của các NHTM chủ yếu
dựa trên nguồn thu từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay, mặc dù
nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng đã có bước phát triển trong 4-5 năm trở lại
đây. Đến năm 2004, tổng số loại hình nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng đang được
sử dụng ở Việt Nam vào khoảng 300, chiếm khoảng 6-10% tổng nguồn thu của
ngân hàng, thấp hơn nhiều các con số tương ứng của các ngân hàng nước ngoài
và liên doanh là 6000 nghiệp vụ và 30% [2]. Hơn nữa, áp lực cho vay theo chỉ
định của Chính phủ trên thực tế và vấn đề “rủi ro đạo đức” vẫn tồn tại. Phần
lớn các khoản vay lại được thế chấp bằng bất động sản, trong khi thị trường bất
động sản biến động bất thường. Các khoản vay được thế chấp bằng chứng

101
khoán tuy có tỷ trọng chưa lớn song cũng đáng lo ngại khi năng lực của các nhà
đầu tư cá nhân còn thấp và TTCK vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây biến động lớn
về giá cả.
Trong khi đó, năng lực giám sát, quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Công tác giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình giám sát từ xa còn bất
cập trong việc tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt trong bối cảnh các
chuẩn mực về kế toán, kiểm toán chưa được áp dụng thật rộng rãi, nhất quán,
đồng bộ. Công tác giám sát tín dụng chưa bao quát hết toàn bộ các định chế tài
chính có liên quan đến hoạt động tín dụng do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan quản lý Nhà nước và do mô hình quản lý hệ thống tài chính hiện
tại về thực chất là quản lý theo định chế tài chính. Các quy định quản lý theo
tiêu chuẩn quốc tế như quản lý rủi ro, quản trị tài sản có, tài sản nợ, kiểm toán
nội bộ, v.v. mới được áp dụng, nên chưa thật sự có hiệu quả. Nhìn chung, trình
độ quản trị nội tại ngân hàng chưa đáp ứng tốt các chuẩn mực quốc tế như
CAMEL và BASEL.
TTCK Việt Nam được IMF và các tổ chức quốc tế đánh giá là đã phát
triển chưa từng có trong năm 2006 và đầu năm 2007 bắt nguồn từ tình hình
kinh tế vĩ mô khả quan của Việt Nam, cộng với việc trở thành thành viên chính
thức của WTO, đã thu thút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt từ
tháng 11/2006 đến nay. Cầu chứng khoán tăng mạnh dẫn đến tình trạng cổ
phiếu bị đánh giá quá cao trong bối cảnh cung chứng khoán bị hạn chế. Một số
yếu tố cơ bản khác có tác động đến tình trạng này như tốc độ hội nhập của Việt
Nam vào nền kinh tế toàn cầu, tính minh bạch được cải thiện, các cải cách
tương đối hiệu quả… Tuy nhiên, nhìn chung, TTCK Việt Nam vẫn còn ít các
định chế tài chính quan trọng như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương hỗ và chưa
có các công ty định mức tín nhiệm. Các nhà bảo lãnh phát hành chủ yếu là các
NHTMNN. Các công ty chứng khoán chưa đóng vai trò là nhà tạo lập thị
trường quan trọng trên thị trường, mà mới chỉ thực hiện bảo lãnh phát hành đối
với trái phiếu chính phủ. Các nhà đầu tư cá nhân nhìn chung còn thiếu tính
chuyên nghiệp, hành vi đầu tư phần lớn thường mang tính ngắn hạn, “bầy đàn”,

102
nhằm thu chênh lệch từ giá cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch chứ không xuất
phát từ mục tiêu lợi nhuận thu được từ lợi tức cổ phiếu. Đây cũng là nguyên
nhân dẫn tới sự tăng giảm bất ổn định của chỉ số VN-Index năm 2006 vừa qua,
gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trường, đặc biệt
là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trường vẫn chưa cao. Sự
tăng trưởng nóng của TTCK và sự tăng ảo quá lớn về giá trị thực của cổ phiếu
có thể gây ra những cú sốc lớn cho các nhà đầu tư. Theo ước tính của IMF, hệ
số giá/ lợi nhuận (P/E) trung bình của 20 công ty lớn nhất của Việt Nam là
khoảng 73,3, vượt quá xa so với các thị trường khác. Trong khi đó, chỉ số P/E
bình quân của thị trường đứng thứ 2 sau Việt Nam trong bảng thống kê của
IMF là Ấn Độ chỉ có 20,4 và mức trung bình của thế giới là 16,2 [70]. Cũng
theo những phản hồi chính sách cho TTCK Việt Nam, IMF cũng chỉ ra những
rủi ro liên quan đến sự bùng nổ TTCK ở Việt Nam. Việc cho vay mua chứng
khoán của ngân hàng không được kiểm tra và luồng vốn đầu tư gián tiếp ngày
càng tăng tiếp tục làm bùng nổ TTCK, làm tăng rủi ro liên quan đến TTCK của
NHTM và tăng khả năng TTCK có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới. Sự điều
chỉnh có thể đe doạ đến khả năng thanh khoản của các NHTM thiếu vốn. Cán
cân vãng lai có thể trở lại trạng thái thâm hụt lớn trong thời gian tới khi cầu nhập
khẩu tăng sau khi gia nhập WTO (do thuế nhập khẩu giảm), có thể khiến dòng
vốn chảy vào dừng đột ngột hoặc bị đảo chiều (chảy ra). Thậm chí, ngay cả khi
giá chứng khoán tiếp tục ở xu thế tăng trong một thời gian tương đối dài thì
luồng vốn chảy vào lớn có thể gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ
và tỷ giá.
Lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn chưa tạo được đường cong lãi suất
chuẩn làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu công ty và các hoạt động đầu tư
trên TTTC. Cách thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc gia trên thị
trường quốc tế dường như vẫn thiếu tầm nhìn, chưa xác định rõ ràng mục tiêu
dài hạn.
Thành phần tham gia đấu thấu trái phiếu chính phủ trên thực tế chủ yếu
vẫn là các NHTMNN. Thị trường thứ cấp kém phát triển. Sự tham gia đầu tư

103
vào trái phiếu chính phủ của công chúng còn hạn chế. Hệ thống tư pháp, các
chuẩn mực quốc tế về công bố thông tin và kế toán, hệ thống thanh toán còn
nhiều bất cập. Việc thiếu vắng các tổ chức định mức tín nhiệm cũng là nguyên
nhân kìm hãm sự phát triển của thị trường.
Rõ ràng, trong bối cảnh sau khi gia nhập WTO, với những yếu kém nêu
trên, chắc chắn TTTC Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Các
ngân hàng trong nước có thể mất thị phần đáng kể, mặc dù hiện đang có một thị
phần tiền gửi và tín dụng tương đối lớn. Trong bối cảnh mở cửa kinh tế - tài
chính, tình trạng yếu kém năng lực về vốn, quản trị, công nghệ, cùng với những
rủi ro hệ thống còn cao, sẽ đặt hệ thống tài chính Việt Nam vào vị thế dễ bị tổn
thương nếu không có những biện pháp điều hành quản lý vĩ mô thích hợp. Rủi
ro này có thể gia tăng trong bối cảnh Việt Nam dần mở cửa tài khoản vốn trong
cán cân thanh toán quốc tế và cho phép đồng tiền Việt Nam được chuyển đổi
hoàn toàn. Một thách thức nữa là một số đối tượng yếu thế có thể gặp khó khăn
về vốn do một số thị trường, lĩnh vực có thể bị “bỏ rơi”, nhất là các khoản cho
vay nhỏ đối với nông dân cũng như các khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Một trong những biểu hiện của sự thiếu lành mạnh trong hệ thống tài
chính - tiền tệ của Việt Nam là chất lượng tín dụng thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn
của các NHTM. Nếu như nợ quá hạn của các NHTM không được giải quyết
dứt điểm thì đây có thể chính là ngòi nổ dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ
ở nước ta trong những năm tới. Mối nguy hiểm này càng được khuyếch đại khi
NHNN tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng cường mở cửa thị trường tài
chính theo tiến trình hội nhập tài chính quốc tế và thực hiện cam kết về mở cửa
thị trường dịch vụ tài chính của WTO.
Ngoài ra, vẫn còn khá nhiều sự khác nhau giữa kiểm toán quốc tế theo
chuẩn Việt Nam và kiểm toán quốc tế theo chuẩn quốc tế. Một trong những
điểm khác cơ bản là xác định nợ. Theo chuẩn quốc tế, nhiều khoản cho vay của
ngân hàng được xác định là nợ, thậm chí phân loại nợ xấu. Song theo chuẩn
Việt Nam, trên sổ sách, những khoản vay đó vẫn còn, nó không phải là nợ, mà

104
trở thành lãi. Đây là biểu hiện của tình trạng “lãi giả, lỗ thật” trong kinh doanh
ngân hàng ở Việt Nam. Điều này lý giải tại sao một số ngân hàng quốc doanh
trên báo cáo tổng kết vẫn có lãi, nhưng năm nào cũng xin Chính phủ cấp bù lỗ.
Theo báo cáo năm 2005 của các ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Đầu tư và
phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương (ICB), Ngân hàng Ngoại thương
(Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(AGRIBANK), nợ quá hạn của cả bốn ngân hàng này đều dưới 2% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, theo một đánh giá gần đây của Ngân hàng Nhà nước, nợ quá hạn
của các tổ chức tín dụng quốc doanh là 7,7% tổng dư nợ. Con số 7,7% là dựa
theo các tiêu chí của Quyết định 493 về đánh giá, phân loại nợ. Nếu tính hoàn
toàn theo chuẩn quốc tế, nợ quá hạn của một số ngân hàng quốc doanh sẽ gấp
đôi con số công bố chính thức, tức khoảng 15% tổng dư nợ. Tới đây, khi
Vietcombank và các ngân hàng quốc doanh khác cổ phần hoá, việc kiểm toán
quốc tế theo chuẩn quốc tế sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc trong việc xác định
giá trị doanh nghiệp, bởi việc xếp loại, đánh giá tín nhiệm của một số tổ chức
tín dụng trên thị trường quốc tế không thể theo chuẩn Việt Nam. Điều này sẽ
càng cấp thiết hơn khi Vietcombank và BIDV có ý định niêm yết trên TTCK
nước ngoài.
 Điều hành chính sách tiền tệ - tỷ giá của Chính phủ còn nhiều bất cập
Cũng giống như các nước châu Á khác, Việt Nam hiện nay được đánh
giá là ít bị tổn thương hơn trước một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán so
với cách đây 10 năm. Thặng dư cán cân vãng lai, nợ nước ngoài thấp cho phép
Việt Nam và nhiều nước trong khu vực bảo vệ mình trước tác động của bất cứ
cuộc đầu cơ nào trong tương lai. Tuy nhiên, Nouriel Roubini thuộc tổ chức
Roubini Global Economics lại cho rằng chính việc tăng dự trữ ngoại tệ lại đang
tạo ra những rủi ro mới. Những rủi ro này đang tạo ra một cuộc khủng hoảng
tài chính mới nhưng không phải bắt nguồn từ “cú sốc” về cán cân thanh toán
như năm 1997, mà là sự bùng nổ và phá sản trên các thị trường tài sản.
Chính sách gắn chặt đồng nội tệ với đồng USD của các nền kinh tế châu
Á và tăng nhanh dự trữ ngoại tệ đang dẫn tới tăng trưởng quá mức lượng tiền

105
và tín dụng, các sức ép lạm phát và “các bong bóng” tài sản trên các TTCK và
bất động sản. Điều này cuối cùng sẽ dẫn tới những tổn thương tương tự như
những dòng vốn nước ngoài lớn đổ vào trong nước, làm bùng nổ tín dụng, tình
trạng “quá nóng” và “các bong bóng” mà đã xuất hiện trước cuộc khủng hoảng
tài chính 1997. Dự đoán này của Roubini dựa trên “ba yếu tố không thể”: một
nền kinh tế không thể kiểm soát khả năng thanh toán trong nước và quản lý tỷ
giá hối đoái của nó nếu tài khoản vốn của nền kinh tế để ngỏ. Nếu cố định đồng
nội tệ, các dòng ngoại tệ đổ vào sẽ tạo áp lực tăng lượng tiền. NHTW có thể
tìm cách vô hiệu hoá ảnh hưởng của việc tăng nguồn dự trữ ngoại hối bằng
cách bán chứng khoán để thu về lượng tiền mặt dư thừa. Nhưng lại xuất hiện
một khó khăn, đó là việc bán trái phiếu sẽ có xu hướng làm tăng lãi suất và do
vậy lại thu hút thêm các dòng vốn. Do đó, khả năng các NHTW châu Á vô hiệu
hoá thành công dòng vốn đổ vào là hết sức có giới hạn và do vậy, dự trữ ngoại
hối tăng thậm chí có nghĩa là lượng tiền mặt dư thừa sẽ tăng.
TTCK Việt Nam vào cuối năm 2006 đặc biệt sôi động và tiếp tục tăng
trưởng vào những tháng đầu năm 2007. Đi cùng với những diễn biến này là
một lượng lớn ngoại tệ được hình thành chủ yếu từ đầu tư nước ngoài vào
TTCK và kiều hối. Do chính sách điều hành tỷ giá kém linh hoạt và lo ngại
VND tăng giá ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và xuất khẩu của hàng hoá, sáu
tháng đầu năm 2007, NHNN Việt Nam đã mua vào dự trữ 7 tỷ USD và một
lượng tiền tương đương 112.000 tỷ đồng được bơm ra lưu thông [67]. Để vô
hiệu hoá ảnh hưởng của việc tăng dự trữ ngoại hối này, NHNN đã áp dụng các
biện pháp nghiệp vụ thị trường mở thông qua các giấy tờ có giá như trái phiếu
công trình, trái phiếu chính phủ… để hút tiền về. Trong trường hợp cần thiết,
nếu những giấy tờ có giá của Chính phủ không đủ khả năng hút hết số tiền về
thì NHNN sẽ phát hành tín phiếu, hối phiếu. Trong 5 tháng đầu năm 2007, 82%
lượng tiền bỏ ra để mua 7 tỷ USD đã được hút về và dự kiến sẽ được hút hết từ
nay tới cuối năm, nhằm kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và mức độ lạm
phát [67]. Tuy nhiên, nếu sử dụng công cụ tín phiếu, hối phiếu ngân hàng thì số
tiền sau khi hút về hoàn toàn không thể mang đi đầu tư chỗ khác, mặc dù

106
NHNN vẫn phải chịu lỗ để chi trả lãi suất cho nhà đầu tư đã mua những giấy tờ
có giá của ngân hàng. Cũng vì không được đầu tư nên số tiền hút về qua công
cụ nợ của NHNN nếu quá lớn thì chỉ có thể mang gửi vào ngân hàng nước
ngoài với lãi suất thông thường 4-4,5%/ năm, trong khi đó Chính phủ phải đi
vay hàng trăm triệu USD cho các dự án lớn của DNNN, như vay cho Vinashin
đóng tàu thì phải chịu lãi suất tới 7,5%/ năm [67].
Ngoài biện pháp sử dụng các công cụ thông qua thị trường mở để hút
tiền về, NHNN còn tăng mạnh dự trữ bắt buộc tại các tổ chức tín dụng. Chỉ
riêng việc tăng dự trữ bắt buộc (lên 10% đối với VND, riêng Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn được áp mức 8%) được thực hiện từ tháng 6 vừa
qua nhưng đã thu hút được 30.000 tỷ đồng [69]. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã
ban hành các chỉ đạo kiểm soát những lĩnh vực có rủi ro như chứng khoán, tiêu
dùng.
Cũng trong một thời gian dài, tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ của các
ngân hàng Việt Nam luôn chiếm khoảng 30% tổng vốn huy động, nhưng nhu
cầu vay của các doanh nghiệp không cao nên có thặng dư và phần này chủ yếu
là đem gửi nước ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian dài quan sát thấy việc vay
vốn bằng ngoại tệ có vẻ rẻ hơn vay bằng tiền đồng, nên nhu cầu vay theo hình
thức này đã gia tăng với bằng chứng là hầu hết các ngân hàng phải đồng loạt
tăng lãi suất huy động bằng đồng USD để thu hút tiền gửi trong khi FED vẫn
giữ lãi suất ổn định trong mấy tháng qua. Dưới góc độ doanh nghiệp, việc vay
bằng đồng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hay doanh nghiệp có
nguồn thu ngoại tệ thì dường như không có vấn đề gì, nhưng nếu các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trong nước không có nguồn thu bằng ngoại tệ thì
rủi ro sẽ rất lớn. Ở thời điểm hiện nay khi số dư nợ bằng ngoại tệ còn thấp, áp
lực chưa cao cộng với việc tỷ giá ổn định, thậm chí là có xu hướng tăng làm
cho hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chẳng có điều gì xảy ra trong vòng 3 đến
6 tháng tới, thậm chí là một năm, nên vay ngoại tệ sẽ có lợi hơn. Tuy nhiên, sẽ
hoàn toàn khác nếu số vốn vay bằng ngoại tệ lớn đến một ngưỡng nào đó và

107
khi một lượng lớn vốn vay bằng ngoại tệ đến hạn thì rủi ro thanh toán nảy sinh.
Cầu ngoại tệ lớn trong khi cung không đủ. Đây chính là bài học có thể được rút
ra ở một số nước Đông Á.
Tóm lại, những nguy cơ từ bên trong, từ nội tại nền kinh tế là hết sức rõ
ràng ở Việt Nam. Đó là tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp;
thâm hụt ngân sách; mất cân đối cán cân thương mại; nợ nước ngoài tăng
nhanh; hệ thống tài chính - ngân hàng yếu kém và điều hành chính sách tiền tệ -
tỷ giá của Chính phủ còn nhiều bất cập.
3.1.2.2 Nguy cơ từ bên ngoài
Nếu như những nguy cơ từ bên trong xuất phát từ nội tại nền kinh tế, đặc
biệt là sự yếu kém của hệ thống tài chính, thì những nguy cơ từ bên ngoài lại
xuất phát từ quá trình hội nhập, mở cửa, tự do hoá tài chính, tự do hoá thương
mại, hoặc do lây nhiễm khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á vừa qua là lời cảnh báo
nghiêm khắc nhất về nguy cơ mất ổn định tài chính toàn cầu. Nếu không có
biện pháp ngăn chặn hữu hiệu thì những bất ổn của tài chính quốc tế trong
những thập kỷ tới sẽ diễn ra với tần suất ngày càng nhiều hơn và một cuộc đại
khủng hoảng kinh tế - tài chính quốc tế mới không phải là không thể xảy ra,
đặc biệt trong điều kiện tốc độ và quy mô toàn cầu hoá tài chính, tự do hoá tài
chính nhanh và rộng lớn như hiện nay. Việt Nam cũng không vượt ra ngoài các
quy luật đó, nhất là sau khi chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Tổng kết cho thấy có 5 nguy cơ mà tự do hoá tài chính có thể gây ra:
- Nguy cơ tiền tệ hay nguy cơ mất giá nội tệ do chính sách tỷ giá hối đoái
không hợp lý và nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển vốn ra nước ngoài.
Biện pháp đối phó chủ yếu là phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để duy trì ổn
định tỷ giá. Các nước đang phát triển, trong một chừng mực nào đó nên hạn chế
chuyển đổi tiền tệ đồng thời thường xuyên điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt.
- Nguy cơ tiền tháo chạy do thiếu các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngắn
hạn. Để đối phó với nguy cơ này có thể tham khảo kinh nghiệm của một số
nước Mỹ La tinh trước đây hay Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính -

108
tiền tệ 1997-1998. Ngoài ra việc hạn chế đổi ngoại tệ cũng góp phần ngăn chặn
nguy cơ này.
- Nguy cơ vỡ nợ do sử dụng tiền vay ngắn hạn đầu tư dài hạn (như ở Thái
Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-19998). Nguy cơ này càng
nghiêm trọng khi xảy ra biến động tỷ giá, giá bất động sản, giá trị của tài sản
thế chấp vay ngân hàng và giá chứng khoán. Để phòng tránh nguy cơ vỡ nợ thì
chính phủ phải có hệ thống giám sát tài chính hiệu quả nhằm ngăn chặn những
khoản đầu tư rủi ro cao. Ngoài ra còn có thể sử dụng một số biện pháp hạn chế
chuyển đổi tiền tệ (như ở Trung Quốc) hay kiểm soát chặt các luồng vốn ngắn
hạn từ bên ngoài.
- Nguy cơ lây nhiễm biểu hiện ở 3 nguy cơ trên rất dễ xảy ra khi nền kinh
tế chịu những cú sốc tài chính từ bên ngoài, nhất là những cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế mạnh mẽ
như hiện nay. Nguy cơ này cao hay thấp phụ thuộc vào thực lực kinh tế - tài
chính và mức độ đúng đắn của các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước.
- Nguy cơ mất chủ quyền: Chính phủ có thể phải hy sinh một số mục tiêu
chiến lược để đối phó với các nguy cơ khi thực hiện tự do hoá tài chính, đồng
thời giảm khả năng độc lập trong hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội,
nhất là khi xảy ra khủng hoảng tài chính vì chính phủ buộc phải cắt giảm ngân
sách, giảm các chỉ tiêu tăng trưởng và các chương trình xã hội, chấp nhận sự
trợ giúp của nước ngoài (như “liệu pháp cả gói” của IMF)… Để tránh sự phụ
thuộc vào nước ngoài, Chính phủ mỗi nước cần tiến hành tự do hoá tài chính
một cách chủ động, tích cực: nhanh chóng cải cách hệ thống tài chính - tiền tệ
trong nước, tăng cường đối thoại cấp khu vực và quốc tế để phối hợp chính
sách có hiệu quả, xây dựng “hệ thống cảnh báo sớm” cấp khu vực hay lập quỹ
dự trữ tiền tệ khu vực, nhằm hạn chế những nguy cơ từ tự do hoá tài chính.
Ngoài lý do tự do hoá tài chính thì toàn cầu hoá kinh tế - tài chính vừa là
nguyên nhân, vừa là động cơ của lây nhiễm khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Trong lĩnh vực tài chính, “toàn cầu hoá được hiểu là sự luân chuyển vốn tự do

109
và hiệu quả giữa các quốc gia nhờ quá trình phi điều tiết thị trường trong
nước”. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
các luồng vốn quốc tế, làm cho một lượng vốn lớn đổ vào các nước đang phát
triển, thúc đẩy tăng trưởng ở các nước này. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân cả
khách quan và chủ quan, các nước đang phát triển thường coi nhẹ việc ngăn
ngừa rủi ro tiền tệ và nhiệm vụ ổn định tiền tệ, đồng thời nới lỏng quá mức chế
độ quản lý tiền tệ trong khi thể chế tiền tệ chưa hoàn thiện và khả năng quản lý
giám sát tiền tệ kém nên đã dẫn tới các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ như
ở Mexico 1994-1995, ở Đông Nam Á năm 1997-1998, ở Brazil, Nga 1998, ở
Argentia năm 2001, v.v.
Nếu như cách đây hai năm, những quan ngại về dòng vốn nước ngoài đổ
vào Việt Nam quá lớn gây ra sự lo lắng hay những bất ổn cho nền kinh tế là
điều chưa xảy ra, nhưng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007 này, khi mà có một
lượng vốn gián tiếp rất lớn chảy vào, trong khi nền kinh tế chưa kịp chuẩn bị
để hấp thụ hết, đã gây ra những rắc rối nhất thời, như việc Ngân hàng Nhà nước
phải tung một lượng lớn tiền VND để mua vào 7 tỷ USD tạo sức ép không nhỏ
lên lạm phát gây bất lợi cho nền kinh tế. Nếu các dòng vốn chảy vào không
được đưa vào nền kinh tế một cách kịp thời để tạo ra giá trị gia tăng thực sự thì
trong dài hạn sẽ gây tác động không tốt cho Việt Nam. Bởi lẽ, rõ ràng là khi
các nhà đầu tư bỏ tiền vào Việt Nam nói riêng, các nước đang phát triển nói
chung thì suất sinh lời yêu cầu tối thiểu cũng phải là 15% vì nếu đầu tư vào cổ
phiếu ở các thị trường đã ổn định nếu tính bình quân theo chỉ số chứng khoán
thì suất sinh lời bình quân cũng trên 10%/ năm. Nếu tiền chỉ được bỏ vào các
dự án bất động sản hay những nơi không tạo ra giá trị gia tăng thực sự thì về
lâu dài sẽ không có tiền để “trả nợ”. Nếu không đảm bảo được suất sinh lời
mong muốn, khả năng dòng vốn chảy ngược là điều khó tránh khỏi. Đây chính
là điều đã xảy ra ở nước láng giềng, nhất là Thái Lan vào năm 1997. Với những
diễn biến gần đây, không loại trừ khả năng tương tự sẽ xảy ra đối với Việt
Nam.

110
Một nguy cơ nữa đang rình rập đối với Việt Nam là tuy dòng vốn gián tiếp
đổ vào Việt Nam đang đợi để mua cổ phiếu, nhưng không loại trừ khả năng
trong thời gian “chờ đợi” các quỹ đầu tư sẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam
vay theo nhiều hình thức khác nhau. Nếu điều này xảy ra thì về cơ bản dòng nợ
này không khác lắm dòng nợ nước ngoài đã gây ra khủng hoảng ở Thái Lan.
Tóm lại, hai trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ ở Đông Á năm 1997-1998 là do việc tự do hoá dòng vốn đi vào - đi ra
quá nhanh và do đồng tiền ở các nước này được cố định tỷ giá trong một thời
gian quá dài làm cho các doanh nghiệp vay quá nhiều ngoại tệ đã gây ra rắc rối.
Mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu gì đáng phải chú ý, nhưng nếu các cơ quan
xây dựng và điều hành chính sách không lường trước những gì có thể xảy ra thì
rất có thể, chỉ trong một thời gian ngắn các khoản nợ vay này sẽ gây rắc rối cho
nền kinh tế Việt Nam. Khi đó, khó mà lường được hậu quả vì giờ đây, cho dù
các nước láng giềng đã hứng chịu hậu quả tồi tệ của cuộc khủng hoảng nhưng
đã đi trước Việt Nam một chặng đường khá xa.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở
Việt Nam nếu xảy ra sẽ mang đặc thù sau:
- Khủng hoảng xuất phát từ khu vực kinh tế nhà nước nhiều hơn từ các
khu vực kinh tế khác. Đây là điểm khác biệt so với đặc điểm của khủng hoảng
tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 xuất phát từ khu vực tư nhân. Sở dĩ như
vậy là vì, khác với đại đa số các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu
vực kinh tế nhà nước giữ vai trò rất quan trọng ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh
vực đầu tư, tín dụng và thu NSNN. Tuy nhiên nếu khủng hoảng tài chính - tiền
tệ nổ ra, chắc chắn khu vực này sẽ chịu tác động đầu tiên và hậu quả nặng nề
hơn bất cứ khu vực nào khác.
- Mặc dù lĩnh vực hoạt động của ngân hàng hiện nay đã trở nên đa dạng
hơn (như ngân hàng có thể tham gia trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán,
bảo hiểm, v.v.), nhưng do cấu trúc tài chính của Việt Nam vẫn dựa trên ngân
hàng nên khủng hoảng tài chính sẽ có dạng thức của khủng hoảng ngân hàng

111
do những yếu kém đặc biệt của khu vực này trong khi các định chế tài chính
phi ngân hàng còn kém phát triển.
- Với nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc và điều kiện quốc tế khác hẳn so
với năm 1997, có thể nói khủng hoảng tài chính - tiền tệ chưa thể xảy ra ở Việt
Nam trên diện rộng. Nếu có xảy ra thì chỉ có thể là khủng hoảng cục bộ ở một
số lĩnh vực của nền kinh tế. Song, trong quá trình mở cửa, tự do hoá tài chính,
tự do hoá tài khoản vốn, Việt Nam vẫn có thể phải đối mặt nhiều hơn với
những rủi ro tài chính, bất ổn tài chính. Những rủi ro hay bất ổn tài chính này ít
hay nhiều còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện nội tại của nền kinh tế, đặc biệt
là sức mạnh của hệ thống tài - ngân hàng. Ngoài ra, việc phối hợp chính sách
giữa các quốc gia ở cấp vùng, giữa các quốc gia với các tổ chức tài chính quốc
tế như IMF là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính quốc tế.

3.2 VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC CHÂU Á TRONG
VIỆC NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Ở
VIỆT NAM
Trên cơ sở khái quát cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998 và
đánh giá sự phối hợp chính sách giữa các chính phủ châu Á với IMF trong việc
khắc phục khủng hoảng, Việt Nam là một nước đi sau, đang trong quá trình hội
nhập kinh tế - tài chính quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng có thể học hỏi và rút ra
được bài học cho riêng mình nhằm ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng một cách
hiệu quả nhất nếu có xảy ra.
3.2.1 Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính - tiền tệ
3.2.1.1 Duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc
Có thể nói một nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc là một trong những
nhân tố đầu tiên cho phép các quốc gia có thể chống chọi và giảm thiểu tác hại
của các cú sốc kinh tế bên trong lẫn bên ngoài. Hệ thống chỉ số phản ảnh nền
tảng kinh tế vĩ mô tốt gồm có: tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, chính sách
tiền tệ giới hạn lạm phát thấp, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, nợ công của nhà
nước được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo khả năng hoàn trả. Tuy nhiên tăng

112
trưởng cao thôi chưa đủ. Bởi nếu tăng trưởng cao, liên tục nhưng cơ cấu đầu tư
bất hợp lý, đầu tư không hiệu quả, hệ số ICOR cao thì tăng trưởng ấy không
bền vững. Do đó, vấn đề là tăng trưởng cao phải đi đôi với chất lượng tăng
trưởng.
Các cân đối lớn của nền kinh tế được duy trì ổn định. Sự thâm hụt quá
mức của các cán cân thương mại, cán cân vãng lai, tài khoản vốn và cán cân
thanh toán sẽ làm gia tăng rủi ro và nguy cơ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, đặc
biệt trong điều kiện tỷ giá cố định, dự trữ ngoại hối không đủ bị các cuộc đầu
cơ tấn công. Giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh
tế là thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng,
khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh thu ngoại tệ, chuyển ngoại tệ
về nước và hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kiểm soát chặt chẽ các
luồng vốn nhằm ngăn chặn tình trạng rút vốn đột ngột và ồ ạt, tăng cường thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp. Mục tiêu là giảm thâm hụt
các cân đối lớn của nền kinh tế, tiến tới cân bằng và thặng dư khi đủ điều kiện.
Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề lại nằm ở năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, của hàng hoá xuất khẩu. Do đó, để duy trì ổn định các cân đối lớn của
nền kinh tế một cách bền vững, khâu đột phá quyết định đó là phải không
ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại mặt hàng, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đặc biệt đầu tư nghiên cứu những sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao, có giá trị gia tăng lớn trong xuất khẩu.
Ngoài ra, để thu hút nguồn vốn lớn từ bên ngoài, Việt Nam không chỉ
phát triển mạnh mẽ các bộ phận cấu thành của thị trường, trong đó có TTCK,
mà quan trọng hơn là đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư
thông thoáng cũng như có chính sách thoả đáng đối với kiều bào ở nước ngoài.
Trong điều kiện Việt Nam, toàn cầu hoá tài chính và cùng với nó là sự
phát triển tài chính theo chiều sâu đòi hỏi chúng ta phải thiết lập cho bằng được
những thiết bị giảm sốc có khả năng chống đỡ và thích ứng với các biến động
trên thị trường tài chính. Để duy trì một nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc,
“thiết bị giảm sốc” đầu tiên của mỗi quốc gia là dự trữ ngoại hối. Mức độ dự

113
trữ ngoại hối quốc gia phải được thiết lập trong mối quan hệ với sự thay đối của
dòng chảy vốn đầu tư, nhất là dòng vốn gián tiếp. Các luồng vốn đầu tư trực
tiếp, luồng vốn vay nợ nước ngoài và luồng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào càng
nhiều thì mức độ dự trữ ngoại hối quốc gia phải càng cao. Cách can thiệp đồng
thời trên thị trường ngoại hối và phát hành trái phiếu Chính phủ chính là một
trong những biện pháp làm gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia tương thích với
dòng chảy vốn nước ngoài vào nền kinh tế.
3.2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt
theo nguyên tắc thị trường
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy một tỷ giá ổn định và cạnh tranh
là cần thiết đối với một quốc gia đang phát triển hướng về xuất khẩu. Nó khiến
cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể duy trì tính cạnh tranh và tiến hành kinh
doanh mà không phải chịu tác động gián đoạn thái quá do biến động tỷ giá. Tuy
nhiên, một tỷ giá hối đoái không linh hoạt có thể dẫn tới rủi ro của một cuộc
khủng hoảng cán cân thanh toán và khủng hoảng tiền tệ khi tỷ giá tăng quá cao
(nội tệ giảm giá), hoặc tạo ra tình trạng nền “kinh tế bong bóng” và lạm phát
khi tỷ giá giảm (nội tệ tăng giá). Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, NHNN
đã thực thi chính sách điều hành tỷ giá kém linh hoạt, gây áp lực nặng nề lên dự
trữ ngoại hối, đồng VND bị đánh giá thực cao làm giảm sức cạnh tranh của
hàng hoá và cuối cùng là NHTW mất đi tính tự chủ khi điều hành chính sách
tiền tệ trong tiến trình hội nhập. Một số quan điểm cho rằng trước mắt cần phá
giá đồng Việt Nam, thậm chí là dùng “liệu pháp sốc” với mức phá giá 30% để
tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Một số
nhà kinh tế khác lại cho rằng phá giá là phá đi niềm tin của các nhà đầu tư về
môi trường đầu tư ở Việt Nam, đó là chưa kể tới gánh nặng nợ nần nước ngoài
do phá giá, và cho rằng chỉ cần mở rộng biên độ tỷ giá vốn đã quá hẹp là đủ.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chế độ tỷ giá cố định cần một dự trữ ngoại hối
cao hơn so với chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý. Chính vì thế, ngày
càng có nhiều quốc gia chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn để giảm bớt
sức ép lên dự trữ quốc gia. Trong một thị trường vốn quốc tế phát triển cao ở
phạm vi toàn cầu, một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cản trở chính sách tiền tệ

114
độc lập. Chính vì thế, trong dài hạn, NHTW Việt Nam vẫn cần phải kiên trì
theo đuổi một chính sách tỷ giá linh hoạt có quản lý (managed flexible
exchange rate system), uyển chuyển và linh hoạt trong từng thời kỳ. Đương
nhiên, những vấn đề về sự uyển chuyển linh hoạt đó khác hoàn toàn với tính
không nhất quán trong điều hành chính sách tỷ giá.
Đối với chính sách tiền tệ, NHNN cần điều hành một cách linh hoạt, thận
trọng theo nguyên tắc thị trường nhằm giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh
toán, ổn định lãi suất thị trường, tỷ giá, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức cao và kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
3.2.1.3 Chủ động xây dựng và cải cách hệ thống tài chính quốc gia
Có thể thấy rằng hầu hết nước bị khủng hoảng nặng nề nhất trong năm
1997-1998 là những nước có hệ thống tài chính yếu kém. Những nước này
được đặc trưng bởi tỷ lệ nợ xấu cao trong các ngân hàng và tỷ lệ nợ trên vốn cổ
phần cao trong các doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao do
bùng nổ cho vay quá mức trước đó đã dẫn tới sự phá sản của các định chế tài
chính và làm mất niềm tin đối với các nhà đầu tư. Tình trạng vỡ nợ của một hay
hai định chế tài chính lớn có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ các định chế tài
chính khác trong nền kinh tế và đem lại một thời kỳ suy thoái nghiêm trọng
như những gì đã xảy ra ở Thái Lan và một số nước Đông Á khác. Nếu như
đồng tiền nội địa bị tấn công bởi đầu cơ, cơ quan tiền tệ quốc gia có thể nâng
lãi suất để bảo vệ đồng tiền. Tuy nhiên, do yếu kém trong hệ thống tài chính và
do lo sợ tình trạng phá sản tiếp diễn, chính phủ Thái Lan đã không thể tiếp tục
tăng lãi suất và ngăn chặn những đợt tháo chạy tiền tệ. Trái lại, Hồng Kông lại
tỏ ra rất thành công trong việc chống lại đầu cơ tiền tệ bằng cách gia tăng lãi
suất. Nhân tố chính khiến cho Hồng Kông có thể làm được điều này là nước
này có một hệ thống tài chính đủ mạnh mà không sợ việc tăng lãi suất sẽ làm
phá sản các định chế tài chính và doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm này có thể rút
ra bài học đầu tiên rằng một hệ thống tài chính lành mạnh và đủ mạnh là chìa
khoá cho tăng trưởng bền vững.

115
Để xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh trước hết cần tập trung
vào các giải pháp sau:
 Nhóm chính sách tài khoá
Nhóm chính sách này yêu cầu phải duy trì tỷ lệ thâm hụt NSNN ở mức
hợp lý. Tiêu chuẩn quốc tế là thâm hụt NSNN không quá 3-5% GDP. Không
bù đắp thâm hụt bằng biện pháp phát hành tiền mà dùng biện pháp vay trong
nước và vay nước ngoài. Tuy nhiên nếu thâm hụt NSNN lớn quá mức thì sẽ
tăng gánh nặng nợ nần của quốc gia, khiến quốc gia có thể lâm vào cuộc khủng
hoảng nợ như các nước Mĩ La tinh. Để giảm thâm hụt ngân sách cần cải cách
hệ thống thuế, phí và lệ phí nhằm tăng nguồn thu ngân sách, chống thất thu,
mặt khác cơ cấu lại chi ngân sách cho hợp lý, tránh lãng phí. Tất nhiên, việc cải
cách hệ thống thuế, phí và lệ phí phải được đặt trong bối cảnh tổng thể của việc
giảm thuế theo lộ trình của WTO và AFTA. Ngoài ra, biện pháp quan trọng
hơn là cần khuyến khích, đầu tư, phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh những mặt hàng có hàm lượng công nghệ với giá trị gia tăng cao. Bước
đầu chuyển đổi cơ cấu thu - chi NSNN theo hướng duy trì các quan hệ cân đối
tài chính hợp lý, xác định tỷ lệ cần thiết giữa tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào
NSNN với tỷ lệ tích luỹ tái sản xuất tại khu vực doanh nghiệp; giữa các tỷ lệ
thu, chi, bội chi NSNN. Trong cơ cấu chi NSNN cần xác lập được các quan hệ
cân đối cần thiết giữa các tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tư, phục vụ định hướng
phát triển kinh tế nhanh, bền vững với tỷ lệ chi thường xuyên, đáp ứng nhu cầu
chi tiêu hợp lý của bộ máy nhà nước và chi trả nợ, dự trữ, dự phòng. Đồng thời,
từng bước chuyển những nội dung chi tiêu không thuộc phạm vi chức năng của
NSNN sang khu vực doanh nghiệp và dân cư.
Về thu ngân sách: Có thể nói hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết của
AFTA và WTO, trong ngắn hạn sẽ trực tiếp làm giảm nguồn thu NSNN nước ta
trên các mặt: (i) Thu ngân sách biến động cả tăng và giảm do việc cắt giảm
thuế nhập khẩu và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu tăng; (ii) Môi trường kinh
doanh được cải thiện sẽ là cơ sở thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngày càng sôi
động hơn, điều đó làm tăng cơ sở nộp thuế thúc đẩy tăng nguồn thu cho NSNN;

116
(iii) Những diễn biến giá cả thế giới (nhất là giá những mặt hàng chủ yếu là đầu
vào của sản xuất trong nước như xăng dầu và các vật tư nguyên liệu chính luôn
tăng mạnh) tác động đến NSNN theo nhiều hướng khác nhau. Hội nhập quốc tế
trực tiếp làm giảm các nguồn thu từ thuế XNK của NSNN nhưng bù lại, nhờ
việc giảm thuế nhập khẩu mà thị trường trong nước sẽ sôi động hơn, tổng
lượng hàng hoá tiêu dùng sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc gia tăng cơ sở tính
thuế tiêu thụ (thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt). Cùng với tiến trình giảm
thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị
trường ra nước ngoài hơn (do được đối xử tương ứng với việc giảm thuế nhập
khẩu). Từ đó, thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp xuất khẩu và thu nhập
của các doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu cũng như các hoạt động buôn bán
trung gina phục vụ xuất khẩu tăng lên. Điều đó làm tăng thu NSNN một cách
bền vững hơn là dựa vào thuế XNK. Như vậy, trong ngắn hạn, giá tăng và hội
nhập quốc tế có thể làm giảm thu NSNN, nhưng trong dài hạn, chúng sẽ củng
cố sự bền vững cho NSNN.
Bên cạnh đó, nhằm lành mạnh hoá thu NSNN cần có biện pháp giảm
thiểu tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế, đòi hoàn thuế VAT bất hợp pháp.
Trong thời gian tới, chúng ta cần cải cách hệ thống thuế theo hướng mở rộng
diện thu thuế, giảm thuế suất, triển khai có hiệu quả Luật thuế thu nhập cá
nhân, thuế tài sản, đơn giản hoá các quy trình thu nộp thuế, thống nhất quản lý
phí và lệ phí.
Về chi ngân sách: Quan trọng nhất trong cơ cấu chi NSNN là thực hiện
ngân sách cứng để các DNNN tự hạch toán kinh doanh, đảm bảo có lãi. Nhà
nước chỉ đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế
khác không được phép, không muốn hay không thể đầu tư. Để làm được việc
đó, NSNN cần chuyển đổi hướng ưu tiên chi đầu tư phát triển sang ưu tiên chi
thường xuyên, đảm bảo đủ ngân sách chi cho khu vực hành chính để khu vực
này sống và làm việc một cách hiệu quả, trong sạch. Cải cách hành chính phải
đi liền với đổi mới quy mô và cơ cấu chi NSNN, nhất là phần cấp cho khu vực
hành chính. Báo cáo kiểm toán năm 2006 cho thấy thu và chi NSNN, đặc biệt

117
là chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản có vấn đề sai phạm. Do đó, ngoài
việc nâng cao trách nhiệm cá nhân, đề ra cơ chế xử lý hậu kiểm toán rõ ràng,
cần tăng cường giám sát hơn nữa với những cơ quan sử dụng ngân sách
 Nhóm chính sách vay nợ
Toàn cầu hoá tài chính trong giai đoạn ngày nay đòi hỏi phải tăng tính
linh hoạt về tài khoá. Tính linh hoạt trong chính sách tài khoá đòi hỏi phải kiểm
soát cho bằng được tỷ trọng các khoản nợ quốc gia. Đã đến lúc quá muộn để
Chính phủ xây dựng chính sách thẩm định và phân tích nợ một cách minh bạch.
Các khoản nợ quốc gia cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, bởi đã có
quan điểm cho rằng tuy nợ quốc gia vẫn đạt ngưỡng an toàn nhưng khả năng
trả nợ sau này lại là một vấn đề lớn do hiệu quả sử dụng các khoản nợ nước
ngoài là không cao.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cho thấy Chính phủ
cần có các biện pháp kiểm soát khối lượng và cơ cấu vay nợ nước ngoài, đặc
biệt là nợ ngắn hạn, kể cả nợ khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Mọi khoản
vay nợ nước ngoài cần được theo dõi bởi các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo
khả năng trả nợ, tránh việc vay nợ tràn lan do các điều kiện vay nợ quá dễ dãi
từ kết quả của tự do hoá tài chính, nhất là việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn
để đầu tư dài hạn. Một hệ thống tài chính lành mạnh phải dựa chủ yếu vào
nguồn vốn trong nước, vào việc phát huy nội lực chứ không thể phụ thuộc quá
nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài, mặc dù các nguồn vốn này rất quan trọng.
Chính vì vậy, chính sách vay nợ cần thận trọng, giữ tỷ lệ nợ so với GDP, tỷ lệ
nợ so với kim ngạch xuất khẩu ở mức an toàn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần
tăng cường dự trữ ngoại hối đủ để sẵn sàng đối phó với những biến động của
dòng vốn.
 Nhóm cải cách hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Ngoài nhiệm vụ tăng tiềm lực tài chính cho ngân hàng và các tổ chức tín
dụng, làm sạch bảng cân đối của các ngân hàng qua xử lý nợ quá hạn như đã
nói ở trên, việc tăng cường kiểm soát cho vay, xử lý vấn đề thế chấp và bảo

118
đảm tiền vay, nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng… là hết sức
cần thiết và cấp bách. Một mặt, cần tách rời giữa cho vay thương mại và cho
vay chính sách, chấm dứt tình trạng can thiệp của các cấp chính quyền vào cho
vay thương mại. Mặt khác, vay thương mại cần đặt trên nguyên tắc hiệu quả
kinh tế, gắn trách nhiệm của người cho vay với hiệu quả của dự án vay từ khâu
thẩm định, phê duyệt, cấp tín dụng cho đến khi dự án hoàn thành và vốn được
hoàn trả đầy đủ. Hoàn thiện chế độ và cơ chế thế chấp, tín chấp, giải quyết tài
sản thế chấp, cầm cố sẽ giúp cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng xử lý hậu
quả đổ vỡ các hợp đồng tín dụng nhanh nhạy và ít tốn kém hơn, phục hồi tài
sản đã mất để tiếp tục hoạt động. Duy trì các quỹ phòng ngừa rủi ro và bảo đảm
tiền gửi không chỉ củng cố niềm tin của khách hàng vào hệ thống tín dụng mà
còn cung cấp thêm những công cụ giúp cho toàn bộ hệ thống này hoạt động
lành mạnh hơn. Ngoài ra, cần tăng cường năng lực giám sát hệ thống ngân
hàng, không để xảy ra những sai phạm liên tục và kéo dài. Kỷ luật tài chính
được củng cố trên cơ sở công khai hoá các báo cáo tài chính, tuân thủ các quy
định kiểm toán bắt buộc hàng năm và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ là
biện pháp góp phần ngăn chặn các biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng.
Trong quá trình toàn cầu hoá tài chính, đặc biệt là với những diễn biến
gần đây trên thị trường, hệ thống ngân hàng cần tranh thủ gia tăng vốn điều lệ
của mình. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần lợi dụng mở rộng tín dụng do
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào để đẩy mạnh hoạt động ngân
hàng và tăng tính đàn hồi trong hoạt động của hệ thống NHTM. Việc cổ phần
hoá các NHTM nhà nước cần phải có những bước đi đột phá để tăng vốn tự có
nhằm tạo ra thiết bị giảm sốc hữu hiệu có khả năng chống đỡ với những cú sốc
từ quá trình hội nhập.
 Nhóm kiểm soát thị trƣờng tài chính
Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy
thị trường tài chính (TTTC) đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương trước

119
những tác động bên trong cũng như bên ngoài. Tính lành mạnh của TTTC được
đảm bảo bằng khả năng kiểm soát biến động của các loại giá trên TTTC (tỷ giá,
lãi suất, giá chứng khoán), khối lượng giao dịch và động thái luân chuyển của
các dòng vốn, không để các biến động đó làm náo loạn, ảnh hưởng xấu tới hệ
thống tài chính quốc gia. Bên cạnh các công cụ tài chính như sử dụng dự trữ
(ngoại tệ, nội tệ, chứng khoán), nghiệp vụ thị trường mở, thuế, phí… còn có thể
sử dụng các công cụ hành chính khi thực sự cần thiết như tạm thời đóng cửa Sở
GDCK, thay đổi các điều kiện niêm yết, quy định giới hạn tham gia thị trường,
tạm thời dừng giao dịch một số loại chứng khoán hay siết chặt các điều kiện
chuyển đổi tiền tệ, cấm chuyển vốn ra nước ngoài, cố định tỷ giá… để can
thiệp vào thị trường, củng cố và duy trì sự lành mạnh, tránh khủng hoảng tài
chính - tiền tệ. Malaysia đã áp dụng tương đối thành công các giải pháp lành
mạnh hoá TTTC đối phó với nạn đầu cơ và khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu
Á. Biện pháp hữu hiệu để chống lại lũng đoạn và đầu cơ trên TTTC là thiết lập
hệ thống giám sát có hiệu quả TTTC và tiến hành tự do hoá có trình tự, tránh
nóng vội mở cửa khi khả năng kiểm soát và tiềm lực còn yếu. Tuy nhiên mức
độ kiểm soát như thế nào là hợp lý để vừa đảm bảo loại trừ những yếu tố rủi ro,
vừa có tác động tích cực đối với sự phát triển của TTTC hoàn toàn phụ thuộc
vào những nhân tố nội tại hay thực lực bên trong của mỗi quốc gia.
 Nhóm cải cách và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp
Kết quả kiểm toán NSNN năm 2005 cho thấy nhiều doanh nghiệp hiệu
quả kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài, 4/19 (21%) đơn vị được kiểm
toán kinh doanh thua lỗ trong năm 2004 với tổng số lỗ là 124 tỷ đồng, 11/19
(58%) đơn vị có lỗ luỹ kế với tổng số lỗ luỹ kế đến 31/12/2004 lên tới 1.058 tỷ
đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp được kiểm toán rất
thấp (TCty Vật liệu Xây dựng số 1 là 0,18%, TCty Công nghiệp Tàu Thuỷ
0,42%, TCty Xây dựng công trình giao thông 4 là 0,45%, TCty Dệt may Việt
Nam 0,8%) [69]. Những con số trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của khu vực
doanh nghiệp, đặc biệt khu vực DNNN rất thấp và nợ đọng lớn.

120
Ngoài các biện pháp xử lý triệt để nợ của doanh nghiệp (kể cả nợ phải
thu và nợ phải trả), cần có biện pháp tăng vốn và cơ cấu lại vốn của doanh
nghiệp nhằm giảm tỷ lệ nợ trên vốn tự có, đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, các
hình thức giao bán khoán cho thuê doanh nghiệp, chấm dứt các hình thức bao
cấp về tài chính cho DNNN, tập trung hoàn thiện Luật Phá sản. Kế toán doanh
nghiệp cần được áp dụng rộng rãi và tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, đồng
thời nâng dần số doanh nghiệp được kiểm toán hàng năm, trước hết là đối với
khu vực DNNN.
 Nhóm tăng cƣờng giám sát và công khai hoá tài chính
Củng cố hoàn thiện giám sát tài chính, cả giám sát từ xa và thanh tra,
kiểm tra tại chỗ. Hệ thống giám sát tài chính mạnh và hiệu quả là đảm bảo
vững chắc cho sự lành mạnh của hệ thống tài chính. Công khai tài chính vừa là
biểu hiện của hệ thống tài chính lành mạnh, vừa là công cụ đảm bảo cho sự
lành mạnh đó. Chính vì vậy, một mặt, cần cải thiện tính minh bạch về thông tin
và đẩy mạnh bắt buộc công khai hoá tài chính đối với các định chế tài chính và
khu vực kinh doanh, mặt khác, cần có các biện pháp kinh tế và hành chính để
khuyến khích mọi đối tượng thực hiện công khai hoá tài chính. Bên cạnh đó,
phát triển hệ thống thông tin tài chính và hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính,
chế độ kế toán, kiểm toán sẽ giúp cho việc giám sát và công khai tài chính hiệu
quả, thiết thực hơn.
Đối với cấp khu vực và quốc tế, Việt Nam cần tranh thủ mối quan hệ mật
thiết với các nước láng giềng trong khu vực, các nước có mối quan hệ tốt với
nước ta và một số tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB để có thể học
hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực giám sát hệ thống tài chính
- ngân hàng. Đồng thời Việt Nam cũng cần phải công khai hoá tài chính, số liệu
một cách kịp thời cho các nước và các tổ chức quốc tế nhằm phòng ngừa và
cảnh báo sớm khủng hoảng.

3.2.1.4 Thực hiện tự do hoá tài chính theo lộ trình thận trọng

121
Tự do hoá tài chính là quá trình loại bỏ các kiềm chế trong hệ thống tài
chính, bao gồm: (1) Loại bỏ việc kiểm soát lãi suất; (2) Giảm yêu cầu dự trữ
bắt buộc của các ngân hàng; (3) Giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào các
quyết định cho vay của ngân hàng; (4) Cổ phần hoá các ngân hàng thuộc sở
hữu nhà nước; (5) Cho phép ngân hàng nước ngoài tham gia TTTC; và (6) Dỡ
bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế. Tự do hoá tài chính
được thực hiện không chỉ trong phạm vi quốc gia (tự do hoá tài chính trong
nước) mà còn trong quan hệ với nước ngoài (tự do hoá tài chính quốc tế). Hình
thức chủ yếu của tự do hoá tài chính quốc tế là tự do hoá tài khoản vốn. Tự do
hoá tài khoản vốn là việc dỡ bỏ các kiểm soát đối với luồng vốn vào và ra của
nền kinh tế.
Tự do hoá tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi trần lãi
suất được xoá bỏ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm xuống thì tiết kiệm gia tăng và
hiệu quả phân bổ vốn đầu tư được cải thiện. Đặc biệt, tự do hoá tài khoản vốn
tạo điều kiện để vốn đầu tư được phân bổ lại từ nước giàu về vốn nhưng có suất
sinh lời thấp sang nước nghèo về vốn nhưng có suất sinh lời cao và tạo ra cơ hội
đa dạng hoá rủi ro, từ đó giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, tự do hoá tài chính có thể gây ra khủng hoảng tài chính.
Trong điều kiện chuẩn mực quản lý còn yếu kém, tự do hoá tài chính làm cho
vấn đề thông tin bất đối xứng (rủi ro lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức) trên
TTTC trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến những thất bại của thị trường. Tự do
hoá tài chính có thể gây nên nhiều rủi ro ngay cả đối với các hệ thống tài chính
được quản lý tốt nếu chỉ bó hẹp trong dòng vốn vay nợ thông qua ngân hàng.
Do vậy, tự do hoá các luồng vốn cần được tiến hành trên diện rộng, nên bắt đầu
từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư chứng khoán và vay thương mại dài hạn.
Tự do hoá tài khoản vốn đặc biệt nguy hiểm trong các trường hợp: kinh tế bất
ổn định do thiếu chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả; các yếu kém trong các
chuẩn mực kế toán, kiểm toán và công bố thông tin trong khu vực tài chính và
doanh nghiệp từ đó làm suy yếu kỷ luật thị trường và cơ chế giám sát; thiếu các
quy định về kinh doanh thận trọng và thiếu hiệu lực của Luật Phá sản.

122
Những thất bại của các nước châu Mĩ La tinh cũng như cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 đã để lại nhiều bài học đắt giá về
việc không chú trọng đúng mức đến trình tự thích hợp của tự do hoá tài chính.
McKinnon (1982 và 1991) lập luận rằng trình tự tự do hoá phải là: (1) ổn định
kinh tế vĩ mô; (2) tự do hoá tài chính trong nước; (3) tự do hoá thương mại; và
(4) tự do hoá tài khoản vốn tài chính. Tuy nhiên, lý thuyết về trình tự tự do hoá
tài chính không đưa ra được nhiều chỉ dẫn cụ thể về việc tự do hoá tài khoản
vốn. Theo Takagi và Shi (2004), điều được thừa nhận rộng rãi là không có một
trình tự và tốc độ tự do hoá tài khoản vốn tối ưu duy nhất; tuy nhiên để quản lý
thành công một tài khoản vốn mở thì đòi hỏi phải có được một tập hợp tối thiểu
các công cụ, thể chế và thị trường. Tốc độ và trình tự tự do hoá tài khoản vốn
cần phải thích ứng với nhịp độ cải cách hệ thống tài chính trong sự gắn kết với
điều kiện cụ thể của mỗi nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, tự
do hoá tài chính là điều cần thiết đối với các nước đang phát triển và các nước
có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Tuy nhiên, tự do hoá tài chính cần
phải được thực hiện theo những bước đi phù hợp.
3.2.2 Phƣơng thức xử lý khi nền kinh tế diễn ra khủng hoảng tài chính -
tiền tệ
3.2.2.1 Tăng cường vai trò của nhà nước
Khi nền kinh tế xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ hay lây nhiễm
khủng hoảng từ bên ngoài thì vai trò của nhà nước luôn được đặt lên hàng đầu
dù cho nguyên nhân gây ra khủng hoảng là từ khu vực tư nhân. Vấn đề lúc này
là Nhà nước hay Chính phủ cần phải có những chính sách kịp thời để xử lý
khủng hoảng nhằm phục hồi niềm tin của thị trường và giới đầu tư. Trước hết,
Chính phủ cần tăng cường đối thoại, hợp tác, chia sẻ thông tin với các nước
trong khu vực và quốc tế. Thông qua những diễn đàn này, Chính phủ kêu gọi
sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế cả về tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. Cùng với
việc kêu gọi hỗ trợ tài chính khẩn cấp, Chính phủ cần xây dựng một kế hoạch
cải tổ nền kinh tế nói chung và tài chính nói riêng cả về trước mắt cũng như lâu
dài, trọng tâm là cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng. Một điều chắc chắn

123
rằng, nếu như Chính phủ các nước chủ động hơn trong việc đối phó với khủng
hoảng thì có lẽ tác động của nó sẽ giảm bớt và khả năng phục hồi của các nước
này sẽ nhanh hơn nhiều.
Kinh nghiệm của các nước Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ 1997 cho thấy, việc chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành chính sách tỷ
giá của nhiều Chính phủ trong một thời gian dài đã khiến cho các đồng bản tệ
bị định giá quá cao giả tạo so với đồng USD. Sai lầm trong điều hành chính
sách lại tiếp tục khi Chính phủ các nước kiên trì bảo vệ tỷ giá khi có các cuộc
tấn công đầu cơ tiền tệ, khiến dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Khi không đủ dự trữ
ngoại hối bán ra, Chính phủ các nước lại thay đổi chính sách một cách cực
đoan là tuyên bố thả nổi tỷ giá và khiến nhiều quốc gia lâm vào khủng hoảng
sâu sắc hơn. Chính việc lúc đầu kiên trì bảo vệ tỷ giá, sau đó lại chuyển sang
thả nổi hoàn toàn lại càng khiến cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.
Hay như Hàn Quốc, ngay từ đầu năm 1996, rất nhiều cuộc phá sản của các tập
đoàn đã xảy ra, cảnh báo sự phi hiệu quả của hàng loạt chaebol. Nhưng chỉ đến
khi hàng loạt các tập đoàn liên tiếp phá sản thì đến tháng 12/1997 đồng Won
mới được thả nổi.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập tài chính quốc tế thì càng cần
phải ý thức được vấn đề tăng cường vai trò quản lý, giám sát của nhà nước.
Nếu có khủng hoảng xảy ra, việc làm đầu tiên là nhà nước cần nhanh chóng
đưa ra những chính sách kịp thời, không trốn tránh trách nhiệm, chủ động phối
hợp với các tổ chức quốc tế, với IMF và các nước trong khu vực để giải quyết
khủng hoảng. Đây cũng chính là một trong những chức năng hết sức quan trọng
của nhà nước mà khu vực tư nhân không thể làm được.
3.2.2.2 Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu mạnh mẽ
Sau khi lấy lại lòng tin của thị trường và giới đầu tư thông qua các gói
cứu trợ tài chính của IMF và cộng đồng quốc tế, công việc tiếp theo đó chính là
phải xây dựng một lộ trình cải cách cơ cấu mạnh mẽ và rộng khắp. Những
chương trình này bao gồm cả việc ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì cân đối các cán
cân trong tài khoản quốc gia đến việc đổi mới, cải cách hệ thống tài chính. Một

124
loạt những cải cách liên quan đến chính sách ngân sách, chính sách tiền tệ,
chính sách tài chính, chính sách thương mại, v.v, nhằm tạo điều kiện cho việc
phục hồi hoàn toàn, góp phần tạo sự chuyển biến lâu dài và tăng cạnh tranh của
nền kinh tế. Trong lộ trình này cũng cần phải xác định đâu là hướng ưu tiên,
đâu là vấn đề cần phải giải quyết trước mắt và đâu là vấn đề có tính chất dài
hơi.
Liên quan đến việc xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu, Chính phủ cũng
phải lường trước được những vấn đề xã hội có thể xảy ra, có lực lượng ủng hộ,
nhưng cũng có các thế lực phản đối. Để giảm căng thẳng về mặt xã hội, cũng
như để bảo vệ những người yếu thế (người nghèo, người già, v.v.) cần tăng
cường hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội như hỗ trợ những khoản cho vay nhỏ
đối với nông dân hay hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2.3 Tăng cƣờng phối hợp với IMF và các tổ chức tài chính quốc tế trong
việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng
Trong suốt 60 năm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giúp nhiều nước
vượt qua khó khăn về kinh tế và đã tạo được những thành tích đáng kể. Tuy
nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, IMF một mặt được
các Chính phủ nhờ cậy giải cứu, mặt khác cũng bị phê phán khá nhiều. Chỉ sau
khi cuộc khủng hoảng xảy ra, người ta mới thấy hết được tầm quan trọng của tư
vấn chính sách và giám sát toàn cầu như là những chức năng căn bản của IMF
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, các quy định
cũng như điều lệ của IMF chưa có sự thay đổi cơ bản nào. Sự lạc hậu trong
phương thức hoạt động và phương pháp giám sát chưa thực sự hiệu quả trong
điều kiện mới đã khiến IMF đang dần trở nên “già nua”, khiến người ta muốn
xem xét lại vai trò của nó. Mười năm sau khi đóng một vai trò gây nhiều tranh
cãi trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, IMF đang lâm vào một
cuộc khủng hoảng của chính mình. Chính vì vậy, nếu muốn cứu mình, trước
hết bản thân IMF cần phải cải tổ lại. Phạm vi cải tổ không chỉ đổi mới các quy
chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng, quy chế về điều tiết dòng vốn,
phương thức hoạt động, mà phạm vi cải tổ còn được mở rộng ở bộ máy quyền

125
lực của IMF, theo đó các nước nghèo và đang phát triển phải có tiếng nói nhiều
hơn trong Ban Giám đốc điều hành.
Như trong chương 2 đã phân tích, “phương thuốc” của IMF không hoàn
toàn sai, mà thật ra người ta phê phán nó là ở liều lượng. Mặc dù có cảnh báo,
nhưng do những cảnh báo này chưa đủ mạnh nên các quốc gia châu Á vẫn bị
khủng hoảng. Phải chăng cảnh báo thật sự chưa đủ mạnh hay phương pháp
giám sát không hiệu quả? Vấn đề chính lại nằm ở sự thiếu phối hợp giữa các
Chính phủ châu Á với IMF. Việc thiếu phối hợp trước hết ở việc thiếu thông
tin, mà phần lỗi lớn lại thuộc về các nước châu Á. Việc chậm công bố thông
tin, che dấu, thậm chí sửa chữa thông tin, số liệu của một số Chính phủ cùng
với những yếu kém của hệ thống kế toán, thống kê không theo chuẩn mực quốc
tế gây nhiễu thông tin giữa các Chính phủ và IMF, càng làm cho thời gian “ủ
bệnh” dài thêm và bệnh ngày một nặng. Về phần IMF, việc lấy thông tin từ các
Chính phủ châu Á mà không đi đôi với việc tăng cường giám sát, kiểm tra,
thậm chí sửa đổi kịp thời những quy định không còn phù hợp, thiếu tăng cường
tập huấn, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật về các nghiệp vụ
ngân hàng, tài chính quốc tế đã khiến cho các Chính phủ và IMF ngày càng
thiếu hiểu biết lẫn nhau. Thái độ chủ quan, thiếu tính hợp tác khiến cho sự bất
đồng giữa IMF và các chính phủ châu Á ngày càng tăng lên, đặc biệt là khi liều
lượng của “liều thuốc” không được lưu tâm.
Chính vì lẽ đó, có thể nói cảnh báo chỉ thực sự hiệu quả khi có sự liên
kết và hợp tác tài chính giữa các Chính phủ. Một trong những bài học rõ ràng
nhất mà Việt Nam có thể học hỏi được từ các nước Đông Á trong cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ 1997 đó chính là việc cần thiết phải có sự phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, với IMF và phối hợp mang tầm khu vực giữa
các nước với nhau. Chỉ sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, người ta mới thấy
được tính cấp thiết của việc hợp tác tài chính giữa các nước trong khu vực
(trong đó có phối hợp về chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách tỷ giá hối
đoái), tính cần thiết của việc xây dựng “hệ thống cảnh báo sớm” nguy cơ khủng
hoảng, đến việc thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối chung, Sáng kiến Chiang Mai

126
hay Sáng kiến về Quỹ tiền tệ châu Á (Asian Moneytary Fund/ AMF). Về phần
mình, IMF cũng đã đồng ý bổ sung chức năng của mình thông qua việc hình
thành một cơ cấu giám sát khu vực mới, thích hợp hơn dành cho châu Á.
Là một nước đi sau, Việt Nam có thể học hỏi được rất nhiều từ kinh
nghiệm của các nước đi trước trong tiến trình hội nhập tài chính quốc tế, cụ thể
là phòng tránh nguy cơ của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tương lai.
Để ngăn ngừa và phòng tránh được khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Việt Nam
cần chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với IMF trong việc cung cấp thông
tin, báo cáo tài chính nhằm phát huy tính tích cực của IMF trong việc tư vấn
chính sách và dự phòng khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngoài ra, nếu có biến
động lớn, Việt Nam cũng cần chia sẻ thông tin kịp thời với các nước trong khu
vực nhằm phòng tránh khủng hoảng từ xa. Tuy nhiên, một biện pháp quan
trọng quyết định đến việc loại trừ khả năng khủng hoảng ở Việt Nam đó chính
là từng bước nâng cao năng lực đối phó khủng hoảng của Việt Nam bằng cách
chủ động cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, cải cách hệ thống doanh
nghiệp (đặc biệt là sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá các DNNN), cải cách thể chế
đi đôi với việc chủ động mở cửa, tự do hoá tài chính theo lộ trình một cách thận
trọng. Chính những cải cách căn bản này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện công
khai, minh bạch hoá các thông tin, dữ liệu kinh tế, góp phần dự báo tốt khả
năng khủng hoảng trong tương lai.
Ngay khi có khủng hoảng xảy ra, ngoài việc tăng cường vai trò của nhà
nước trong việc ban hành những chính sách kịp thời thì một biện pháp “chữa
cháy” tức thì cần phải được thực hiện ngay đó là Chính phủ cần nhanh chóng
kêu gọi sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và tư vấn chính sách của cộng đồng
quốc tế để có thể lấy lại lòng tin của thị trường và các nhà đầu tư. Sở dĩ khi có
khủng hoảng phải kêu gọi hỗ trợ tài chính khẩn cấp vì các biện pháp, chính
sách của Chính phủ bao giờ cũng có độ trễ và tính hiệu lực thấp, nhất là ở
những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, thể chế pháp lý và các công cụ điều
tiết thị trường còn yếu như ở Việt Nam. Do đó, để nhanh chóng phục hồi khả
năng thanh khoản, giảm chi phí khắc phục khủng hoảng, đảm bảo khả năng trả
nợ, phục hồi hệ thống tài chính và khu vực sản xuất thì biện pháp quan trọng là

127
tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài như IMF, WB, ADB hay một số định chế
quốc tế khác. Tất nhiên, khi phải nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài, chắc chắn
quốc gia đó sẽ mất đi tính độc lập tương đối trong việc hoạch định chính sách
kinh tế - xã hội, thậm chí còn phải hy sinh một số mục tiêu trước mắt hay thậm
chí gây ra những ảnh hưởng lâu dài về mặt xã hội hay chính trị khác (như kinh
tế tăng trưởng chậm lại, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ, thất nghiệp, bạo
động chính trị, v.v).
Rõ ràng, chính sách hỗ trợ của IMF nhằm khắc phục khủng hoảng có
tính 2 mặt. Một mặt, với vai trò duy trì ổn định hệ thống tài chính toàn cầu và
phòng chống khủng hoảng, IMF có chức năng hỗ trợ tài chính to lớn cho những
quốc gia bị khủng hoảng tấn công. Song đi kèm với những khoản tài trợ trọn
gói ấy là “liều thuốc đặc trị”: cải tổ khu vực tài chính, tăng lãi suất, cắt giảm
ngân sách, mở rộng thị trường nội địa. Việc áp dụng cùng một phương thuốc
nhưng các quốc gia khác nhau lại cho kết quả khác nhau, khả năng “lành bệnh”
cũng khác nhau. Nguyên nhân được giải thích đó là “bệnh nhân” khác nhau,
“cơ địa”, “tiểu sử” khác nhau thì liều lượng cũng phải khác nhau. Song do
nhiều nguyên nhân, IMF đã áp đặt quan điểm và chính sách của mình lên các
nước bị khủng hoảng. Do trước đó đã nhận sự giúp đỡ của IMF và khó có thể
từ chối, Chính phủ các nước đành “cắn răng” chịu đựng thời kỳ “thắt lưng buộc
bụng” của mình.
Cách tốt nhất để giảm thiểu mức độ hà khắc của chính sách đó là ngay
khi nhận cứu trợ khẩn cấp của IMF, các Chính phủ cần nhanh chóng tăng
cường đối thoại, hợp tác, chia sẻ để cùng IMF và cộng đồng quốc tế tìm ra
nguyên nhân và có những giải pháp thích hợp. Trong vấn đề này, quan trọng là
nghe IMF nhưng nghe đến đâu. Thực chất của vấn đề là lựa chọn chính sách
như thế nào và thời điểm nào để thực hiện. Một số lĩnh vực có thể ưu tiên giải
quyết trước như việc nhanh chóng phục hồi khả năng thanh khoản, đảm bảo
khả năng trả nợ, một số lĩnh vực khác như phục hồi hệ thống tài chính và khu
vực sản xuất có thể được thực hiện từng bước theo lộ trình.
Tuy nhiên, để tránh xung đột lợi ích, tránh cầu viện tài chính từ bên
ngoài, Việt Nam cần phải chủ động, nhanh chóng lành mạnh hoá khu vực tài
chính đi đôi với triệt để cải cách hệ thống tài chính cho phù hợp với tình hình

128
mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng
cần tăng cường những hình thức hỗ trợ tính thanh khoản cấp vùng (như Quỹ dự
trữ ngoại hối chung, Sáng kiến Chiang Mai hay Sáng kiến về Quỹ tiền tệ châu
Á (AMF), tạo điều kiện kiềm chế các cuộc khủng hoảng, lây truyền khủng
hoảng giữa các nước và tránh phục thuộc quá nhiều vào bên ngoài.

KẾT LUẬN
1. Khủng hoảng tài chính - tiền tệ có một lịch sử khá dài gắn liền với sự ra
đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thế giới. Trong vòng
20 năm gần đây đã xảy ra hơn 90 cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng
mà tổn thất của mỗi cuộc khủng hoảng tính trên GDP còn vượt quá tổn thất của
sự đổ vỡ ngân hàng Mỹ trong những năm 30 của thế kỷ XX. Mặc dù có những
điểm giống nhau, nhưng các cuộc khủng hoảng những năm vừa qua khác với
các cuộc khủng hoảng trước đây trên nhiều khía cạnh quan trọng, đặc biệt là ở
tác động quá mức và khả năng lây lan của khủng hoảng dường như rất lớn và
vượt quá khả năng kiểm soát.
2. Cho đến nay, có thể nói có 3 mô hình khủng hoảng cơ bản với những cơ
chế phát sinh và hoạt động riêng thích ứng với từng mô hình. Cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 được coi là ví dụ điển hình của mô
hình khủng hoảng thế hệ thứ ba, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản
vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Khủng hoảng tài khoản vốn thường dẫn
đến khủng hoảng “kép”: khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng.
3. Trong quá trình phòng ngừa và xử lý khủng hoảng, nỗ lực của từng quốc
gia có ý nghĩa quyết định, song do tính chất lan truyền nhanh chóng của nó, đòi
hỏi cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế mà nổi bật là vai trò của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF), thể hiện ở cả 3 chức năng chính là giám sát, hỗ trợ kỹ thuật
và cho vay.
4. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 được khái quát
trên nhiều phương diện như bối cảnh kinh tế các nước châu Á trước khủng

129
hoảng, những dấu hiệu trước khủng hoảng, diễn biến và nguyên nhân gây ra
khủng hoảng. Theo quan điểm của IMF, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
châu Á thực chất là do nguyên nhân bên trong mỗi quốc gia song tính chất của
cuộc khủng hoảng lại mang tính quốc tế sâu sắc và có sức lan toả rộng rãi. Trên
cơ sở quan điểm, nhận định và “toa thuốc” được kê sẵn của IMF dành cho các
nước bị khủng hoảng, các Chính phủ châu Á đã đưa ra những chính sách nhằm
khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ, trong đó tập trung vào việc huy động
vốn hỗ trợ trong và ngoài nước và cải thiện hệ thống tài chính quốc gia. Tiến
trình thực hiện của các nước có sự khác biệt về các mức kết quả, bởi có nước
tương đối thành công, nhưng có nước lại lún sâu vào khủng hoảng. Chính vì
thế, rất nhiều nhà kinh tế và các chính trị gia đã phê phán kịch liệt “phương
thuốc đắng” của IMF, thậm chí đòi xem xét lại vai trò của IMF. Tuy nhiên, một
nguyên nhân hết sức quan trọng đó chính là sự thiếu phối hợp chính sách giữa
các chính phủ châu Á và IMF trong việc phòng chống khủng hoảng tài chính -
tiền tệ.
5. Sau 20 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã có
những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Với thế và lực mới,
trên con đường phát triển của mình, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng
hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế. Đi cùng với quá trình này, Việt Nam cũng có
thể phải đối mặt với những rủi ro tài chính do quá trình tự do hoá thương mại
và tự do cán cân thanh toán quốc tế đem lại. Những nguy cơ khủng hoảng xuất
hiện cả bên trong lẫn bên ngoài là những dấu hiệu cảnh báo về một cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ trong tương lai có thể xảy ra ở Việt Nam. Trên cơ sở
những kinh nghiệm của các nước đã từng trải qua khủng hoảng, luận văn rút ra
một số bài học trong việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở
Việt Nam từ việc duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, điều hành linh hoạt
chính sách tỷ giá hối đoái, chủ động xây dựng và cải cách hệ thống tài chính
quốc gia, thực hiện tự do hoá tài chính theo lộ trình thận trọng và an toàn, tăng
cường vai trò của nhà nước và đặc biệt tăng cường đối thoại và phối hợp chặt

130
chẽ với IMF cũng như các tổ chức tài chính quốc tế trong việc dự phòng và
chống khủng hoảng. Tuy nhiên, do khủng hoảng chưa xảy ra ở Việt Nam, nên
bài học về dự phòng, ngăn ngừa khủng hoảng có ý nghĩa đặc biệt thiết thực đối
với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài.

131
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đinh Văn Ân (2006), Kinh tế Việt Nam năm 2001-2005 và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 2006-2010, CIEM.
2. Đinh Văn Ân (chủ biên) (2004), Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO trong
một số lĩnh vực dịch vụ, NXB Văn hoá - Thông tin, HN.
3. Nguyễn Tuấn Anh (2000), “Một vài nét về Quỹ tiền tệ quốc tế và các
chương trình điều chỉnh cơ của Quỹ tiền tệ quốc tế”, Châu Mĩ ngày nay,
2000 (2), Tr.32-37.
4. Nguyễn Thuỳ Anh, Lê Vân Anh (2007), Vai trò của Nhà nước trong quá
trình hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam, Đề tài
Khoa học cấp trường, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).
5. Báo cáo phát triển Việt Nam 2006: Kinh doanh
6. Báo cáo phát triển Việt Nam 2007: Hướng đến tầm cao mới
7. Bộ Công thương (2006), Báo cáo thương mại Việt Nam 2006, Hà Nội,
29/12/2006.
8. CIEM (2005), Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới
(1986-2005) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.
9. Danh Đức (1998), “Khủng hoảng tài chính Đông Á: Thái độ của IMF”, Tạp
chí Phát triển kinh tế, 1998 (88), Tr. 35-37.
10. Martin Feldstain (1998), “IMF đã đi quá trách nhiệm của mình”, Tạp chí
Tài chính quốc tế, 1998 (7), Tr. 43-44.
11. Võ Tá Hân, Trần Quốc Hùng, Vũ Quang Việt (2000), Châu Á từ khủng
hoảng nhìn về thế kỷ 21, NXB TP.HCM.
12. Nguyễn Thúy Hoàn (1999), “Hệ thống biện pháp giảm rủi ro khủng hoảng
của IMF”, Thị trường tài chính - tiền tệ thế giới, 1999 (3), Tr. 37-39.

132
13. Lê Hồng Lam (2002), Chương trình điều chỉnh cơ cấu ở các nước đang
phát triển có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, Luận văn Tiến sĩ,
Hà Nội.
14. Lê Hồng Lam (2001), “Cải cách thương mại ở Việt Nam với sự hỗ trợ của các
tổ chức tài chính quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 2001 (280), Tr. 11-22.
15. Ngọc Lan (2003), “Sự thay đổi về vai trò của IMF trong việc điều tiết lĩnh
vực tiền tệ - tài chính”, Tạp chí Ngoại thương, 2003 (11 và 21), Tr.35-36,
Tr.39-40
16. Nguyễn Thiện Nhân (2002), Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 -
1999: Nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam, NXB ĐHQG
TP.HCM.
17. Vũ Ngọc Nhung (1999), “Cái tật của IMF: Phê phán người mà không tự
phê phán”, Tạp chí Thương mại, 1999 (1), Tr. 8-27.
18. Vũ Ngọc Nhung (1998), “Khủng hoảng tiền tệ giai đoạn II - biểu hiện sự
bất lực của IMF”, Tạp chí Thương mại, 1998 (14), Tr. 6-25.
19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Báo cáo kết quả hoạt động ngân
hàng 6 tháng đầu năm, chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2007,
Cung cấp cho báo chí, Số 157/BC-NHNN.
20. Xuân Mai (1997), “IMF và các bài học khủng hoảng tài chính”, Thông tin
tài chính, 1999 (22), Tr. 25-26.
21. Hồ Xuân Phương, Vũ Đình Ánh (2003), Giải pháp phòng ngừa khủng
hoảng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
22. Lê Kim Sa (1998), “Quỹ tiền tệ quốc tế và cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ ở châu Á”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - TBD, 1998 (1), Tr. 19-24.
23. Nguyễn Hồng Sơn (2006), Tài chính quốc tế, tập bài giảng dành cho các
lớp cao học chuyên ngành KTCT.
24. Võ Trí Thành (2004), Thị trường tài chính Việt Nam: Thực trạng, vấn đề
và giải pháp chính sách, NXB Tài chính, Hà Nội.

133
25. Võ Trí Thành (2006), “Thị trường tài chính Việt Nam: Thực trạng và tác
động của việc Việt Nam gia nhập WTO”.
26. Nguyễn Văn Tiến (2000), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở,
NXB Thống kê, Hà Nội.
27. Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 19 (7/2007), “Dự báo tăng
trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2007”.
28. Tạp chí Tài chính (2007), “Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2007”.
29. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2006 - 2007.
30. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê tóm tắt - 2006 Statistical
handbook, NXB Thống kê.
31. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1999), Khủng hoảng tài
chính - tiền tệ: Đặc trưng và các chỉ số báo động, Thông tin khoa học xã
hội, Hà Nội.
32. Viện Nghiên cứu thương mại (1998), Khủng hoảng tài chính - tiền tệ:
Nguyên nhân và bài học, NXB CTQG, Hà Nội.
33. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2005), Kinh tế Việt Nam
2005, NXB Tài chính, Hà Nội.
34. Vụ Quan hệ đối ngoại của IMF (Việt Nam) (2001), Quỹ Tiền tệ Quốc tế là
gì?
35. Minh Xuân (2004), “Vài nét về các chương trình tài trợ và quan hệ của Việt
Nam với Quỹ tiền tệ quốc tế”, Thông tin Tài chính, (1-2), Tr. 35-37.
Tiếng Anh
36. ADB Institute Research Paper 2, 11, 15, 24 (1999-2001).
37. A. Siamwalla (2007), “Thailand: Ten Years after the Crisis”, Bangkok
Conference, 26-27 February, Thailand.
38. A. W. Abdul Kadir (2007), “The Malaysian Economy Vulnerability to
Crises”, Bangkok Conference, 26-27 February, Thailand.
39. C. Daseking, A. Ghosh, T. lane, A. Thomas (2004), “Lessons from the
Crisis in Argentina”, IMF, Washington D.C., (236).

134
40. Dollar D. and Jakob Svensson (1998), “What explains the success and
failure of structural Adjustment Programmes”, WB, Washington D.C.
41. Le Dang Doanh (2005), “Vietnam’s Competitiveness According to World
Economic Forum’s Global Competitiveness Report”, Vietnam Economic
Review, (2), pp. 43-44.
42. G.Corsetti, P.Pesenti, N.Roubini (1998), “What caused the Asian currency
and financial crisis?”, paper prepared for the CEPR-WB Conference.
43. IMF Vietnam Country Report No. 06/421 (November 2006)
44. Joon-Kyung Kim, Chung H. Lee (2007), “Ten Years after the Asian
Financial Crisis: The Case of Korea”, Bangkok Conference, 26-27
February, Thailand.
45. Killick T (1995), “IMF Programmes in developing countries: Designs, Impact,
Development policy series”, Oversea Devepolment Institute, London.
46. Liqing Zhang (2007), “China’s External Imbalance: Diagnosis and
Prescription”, Bangkok Conference, 26-27 February, Thailand.
47. M. Yoshitomi, Sayuri Shirai (7 July 2000), “Technical background paper
for policy recommendation for preventing another capital account crisis”,
Asian Development Bank Institute.
48. M. Debuque-Gonzales, M. S. Gochoco-Bautista (2007), “The Philippines: Ten
Years after the Crisis”, Bangkok Conference, 26-27 February, Thailand.
49. M. Goodfriend, E. Prasad (2007), “A Framework for Independent Moneytary
policy in China”, Bangkok Conference, 26-27 February, Thailand.
50. OECF Research Papers No. 28 (1998), “Future challenges for the economic
recovery of Thailand”, RIDA, OECF, Tokyo, Japan.
51. Ponciano S. Intal Jr. (2005), Financial Liberalization: Managing Risks and
opportunitites, PASCN and PIDS, the Philippines.
52. RIDA, OECD (1998), Future challenges for the economic recovery of
Thailand.

135
53. Rivera-Batiz, Francisco L. (1985), International Finance and open
Economy Macroeconomics, Macmillan Publishing Company.
54. S.Griffith-Jones, R. Gottschalk (2007), “Policy Suggestions for Greater
Financial Stability”, Bangkok Conference, 26-27 February, Thailand.
55. Sri Adiningsih, M.S.C (2007), “Indonesia: 10 Years after the Economic
Crisis”, Bangkok Conference, 26-27 February, Thailand.
56. Yu Yongding (2007), “Ten Years after the Asian Financial Crisis: The
Fragility and Strength of China’s Financial System”, Bangkok Conference,
26-27 February, Thailand.
57. Yung Chul Park, Charles Wyplosz (2007), “Emerging Economies in East
Asia: Are they safe from Future Cirses?”, Bangkok Conference, 26-27
February, Thailand.
58. Zhiwei Zhang (2001), Speculative attacks in Asian Crisis, IMF Working
Paper, IMF.
Các trang Web
59. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn
60. Bộ Ngoại giao: www.mofa.gov.vn
61. Bộ Công thương: www.mot.gov.vn
62. Đảng Cộng sản Việt Nam: www.cpv.org.vn
63. Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn
64. www.dantri.net
65. www.imf.org
66. www.thongtindubao.gov.vn
67. www.vneconomy.vn
68. www.vnexpress.net
69. www.vnn.vn
70. www.vnnews365.com
71. www.worldbank.org
72. www.wto.org

136
PHỤ LỤC
Một số cân đối lớn của nền kinh tế Việt Nam [43]
2001 2002 2003 2004 2005 Ước 2006
GDP theo giá hiện hành (nghìn tỷ đồng) 481,3 535,8 613,4 715,3 837,9 970,1

GDP theo giá hiện hành (triệu USD) 32487 35081 39798 45630 53057 60999

Cán cân tiết kiệm - đầu tƣ (% GDP) 1,6 -1,9 -4,9 -3,4 0,4 0,3

- Tổng tiết kiệm quốc gia (% GDP) 32,8 31,3 30,6 32,3 35,6 35,8

- Tổng đầu tư (% GDP) 31,2 33,2 35,4 35,7 35,2 35,5

Cán cân vãng lai 1 (triệu USD) 524 -673 -1932 -1565 218 164

- Cán cân thương mại (triệu USD) -1054 -2582 -2287 -838 -345

+ Xuất khẩu (FOB) 16706 20149 26485 32442 38953

+ Nhập khẩu (FOB) 17760 22730 28772 33280 39298

- Dịch vụ (ròng) (triệu USD) -749 -778 -871 -1106 -1389

- Thu nhập về đầu tư (ròng) (triệu USD) -791 -812 -891 -1219 -1768

- Chuyển giao vãng lai (ròng) (triệu USD) 1921 2239 2485 3380 3665

Cán cân vốn (triệu USD) -330 1136 4083 2447 1913 2737

Cán cân tổng thể (BOP) (triệu USD) 194 463 2151 883 2131 2900

Dự trữ ngoại tệ 2 (triệu USD) 3387 3692 5620 6314 8557 11458

Dự trữ ngoại tệ tính bằng số tuần nhập khẩu


8,2 7,2 8,7 8,5 9,8 11,2
hàng hoá, dịch vụ

Cán cân vãng lai (%GDP) 1,6 -1,9 -4,9 -3,4 0,4 0,3

Thâm hụt thương mại (% GDP) -3,0 -6,5 -5,0 -1,6 -0,6

Cán cân vốn (% GDP) 1,0 3,2 10,3 5,4 3,6 4,5

Cán cân thanh toán (% GDP) 0,6 1,3 5,4 1,9 4,0 4,8

Cán cân tài chính tổng thể 3 (% GDP) -5,0 -4,7 -6,4 -2,8 -5,9 -6,3

Tăng trưởng xuất khẩu (%/ năm) 4,0 11,2 20,6 31,4 22,5 20,1

Tăng trưởng nhập khẩu (%/ năm) 3,4 22,1 28,0 26,6 15,7 18,1

1
Bao gồm cả chuyển giao chính thức
2
Tổng dự trữ chính thức bao gồm cả vàng
3
Theo định nghĩa của IMF Cán cân tài chính tổng thể (overall fiscal balance) bao gồm cán cân ngân sách chính
thức trừ đi chi tiêu ngoài ngân sách (off-budget expenditure) và cho vay ròng (net lending).

137
Chú thích: Số liệu 2006 là ước tính chuyên gia. Số liệu ước tính thường lệch khá nhiều so với số liệu
hiệu chỉnh sau đó.

138
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>

AnyBizSoft

PDF Merger
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge
 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one

You might also like