HỆ SINH THÁI 12A4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HỆ SINH THÁI

Họ và tên các thành viên trong nhóm:

1. Đỗ Phương Uyên – 12A4 – 36


2. Nguyễn Thanh Thảo Vy – 12A4 – 39
3. Hồ Diệu Linh – 12A4 –
4. Nguyễn Quốc Vinh – 12A4 – 38

Các kiểu hệ sinh thái trong tự nhiên:

A. Hệ sinh thái tự nhiên:


- Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái được hình thành và phát triển dựa theo
quy luật của tự nhiên và vẫn còn giữ được các nét hoang sơ, gần như không chịu
sự chi phối, tác động của con ngưòi.
- Được chia thành 2 dạng:
+ Hệ sinh thái trên cạn như: rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, thảo nguyên,
rừng lá rộng, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới,…
Một số hình ảnh:

Rừng nhiệt đới Rừng thông Đà Lạt


Thảo nguyên Hoang mạc

 Rừng nhiệt đới Cúc Phương:

+ Vị trí địa lý, đặc điểm chung:

- Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu
rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và
Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động
thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

- Cúc Phương nằm ở phía Đông Nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh
Sơn La ở hướng Tây Bắc.

- Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung
cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.
+ Đa dạng sinh học:

Thực vật:

- Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được
gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Các họ giàu loài nhất
trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm,
Nguyệt quế, Cói, Lan và Ô rô.

- Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành
nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m. Do địa
hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất
phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi
có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng, hiện đang được bảo vệ để thu hút du
khách tham quan. Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc.

Động vật:

- Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi
bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và
hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: voọc quần đùi trắng,
báo hoa mai, cầy vằn,..
Cầy vằn

Voọc quần đùi trắng Báo hoa mai

- Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương. Cúc Phương nằm tại vị trí tận
cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Trung Bộ, tuy nhiên, chỉ có một loài có
vùng phân bố giới hạn được ghi nhận tại đây là khướu mỏ dài. Cúc Phương được công nhận
là một vùng chim quan trọng tại Việt Nam.

- Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá
được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang Cúc
Phương.
- Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận
ở Việt Nam tại đây.

+ Hệ sinh thái dưới nước như: Rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển
khơi, sông, suối,...

Một số hình ảnh:

Rừng ngập mặn Cà Mau

Rạn san hô dưới biển

B. Hệ sinh thái nhân tạo:


- Hệ sinh thái nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có
hiệu suất cao hơn nhưng kém ổn định hơn HST tự nhiên.
Vd: Đồng ruộng, hồ nước nhân tạo, thành phố, ...
Một số hình ảnh:
Hồ Thác Bà – Hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam
Ruộng bậc thang ở Bắc Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh

You might also like