CH A BT Chương I

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

CHƯƠNG I: BIẾN CỐ - XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

Dạng 1. Tính xác suất của tích, xác suất của tổng, xác suất có điều kiện

Bài 1.5. Một công ty quảng cáo một loại sản phẩm mới bằng 2 hình thức: qua internet và qua
truyền hình. Biết rằng 32% khách hàng nắm được thông tin này qua internet, 45% khách hàng nắm
được thông tin này qua truyền hình và 17% khách hàng nắm được thông tin này qua cả hai hình thức
quảng cáo. Tính tỷ lệ khách hàng nắm được thông tin về sản phẩm mới này.

Giải

Chọn ngẫu nhiên 1 khách hàng.

Gọi A là biến cố "Khách hàng đó nắm được thông tin qua internet".

Gọi B là biến cố "Khách hàng đó nắm được thông tin qua truyền hình".

Ta có: 𝑃 (𝐴) = 0,32, 𝑃 (𝐵 ) = 0,45, 𝑃 (𝐴𝐵 ) = 0,17

Nhận xét: Do 𝑃 (𝐴𝐵 ) ≠ 𝑃(𝐴). 𝑃(𝐵) nên A và B không độc lập nhau.

Gọi C là biến cố "Khách hàng đó nắm được thông tin về sản phẩm mới đó".

Ta có: 𝐶 = 𝐴 + 𝐵

Suy ra: 𝑃 (𝐶 ) = 𝑃 (𝐴 + 𝐵) = 𝑃(𝐴) + 𝑃 (𝐵 ) − 𝑃(𝐴𝐵) = 0,32 + 0,45 − 0,17 = 0,6

Vậy tỷ lệ khách hàng nắm được thông tin về sản phẩm mới này là 60%.

Bài 1.6. Ở một trường THPT có 50% học sinh yêu thích môn Toán, 40% học sinh yêu thích
môn Lý, 30% học sinh yêu thích môn Hóa, 20% học sinh yêu thích cả môn Toán và môn Lý, 15%
học sinh yêu thích cả môn Toán và môn Hóa, 10% học sinh yêu thích cả môn Lý và môn Hóa, 5%
học sinh yêu thích cả ba môn Toán, Lý, Hóa.

a. Tính tỷ lệ học sinh ở trường đó yêu thích ít nhất một trong ba môn Toán, Lý, Hóa.

b. Trong số học sinh yêu thích môn Toán ở trường đó, tỷ lệ học sinh yêu thích môn Lý bằng bao
nhiêu?

Giải

Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của trường đó.

Gọi A là biến cố "Học sinh đó yêu thích môn Toán".

Gọi B là biến cố "Học sinh đó yêu thích môn Lý".

Gọi C là biến cố "Học sinh đó yêu thích môn Hóa".

Ta có:

𝑃 (𝐴) = 0,5, 𝑃 (𝐵 ) = 0,4, 𝑃(𝐶 ) = 0,3


1
𝑃 (𝐴𝐵) = 0,2, 𝑃 (𝐴𝐶 ) = 0,15, 𝑃 (𝐵𝐶 ) = 0,1, 𝑃(𝐴𝐵𝐶 ) = 0,05

a) Gọi D là biến cố "Học sinh đó yêu thích ít nhất 1 trong 3 môn".

Ta có: 𝐷 = 𝐴 + 𝐵 + 𝐶

Suy ra: 𝑃 (𝐷) = 𝑃(𝐴 + 𝐵 + 𝐶 )

= 𝑃 (𝐴) + 𝑃(𝐵 ) + 𝑃 (𝐶 ) − 𝑃(𝐴𝐵 ) − 𝑃 (𝐴𝐶 ) − 𝑃 (𝐵𝐶 ) + 𝑃(𝐴𝐵𝐶)

= 0,5 + 0,4 + 0,3 − 0,2 − 0,15 − 0,1 + 0,05 = 0,8

Vậy tỷ lệ học sinh yêu thích ít nhất 1 trong 3 môn Toán, Lý, Hóa ở trường đó là 80%.
( ) ,
b) Ta có 𝑃 (𝐵 ⁄𝐴) = ( )
= = 0,4
,

Vậy trong số học sinh yêu thích môn Toán ở trường đó thì tỉ lệ học sinh yêu thích môn Lý là 40%.

Bài 1.7. Một người cho ngẫu nhiên 3 bức thư vào 3 bì thư đã ghi sẵn địa chỉ. Tính xác suất để
có ít nhất 1 bức thư được ghi đúng địa chỉ.

Bài 1.8. Có hai hộp sản phẩm. Hộp thứ nhất có 5 sản phẩm loại I, 3 sản phẩm lọai II và 4 sản
phẩm loại III. Hộp thứ hai có 6 sản phẩm loại I, 3 sản phẩm loại II và 2 sản phẩm loại III. Từ mỗi
hộp lấy ra một sản phẩm. Tính xác suất để:

a. Hai sản phẩm lấy ra cùng loại. b. Hai sản phẩm lấy ra khác loại.

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố "Sản phẩm lấy ra ở hộp thứ nhất là sản phẩm loại 𝑖", 𝑖 = 1; 3

Gọi 𝐵 là biến cố "Sản phẩm lấy ra ở hộp thứ 2 là sản phẩm loại 𝑗", 𝑗 = 1; 3

a) Gọi C là biến cố "Hai sản phẩm lấy ra cùng loại".

Ta có: 𝐶 = 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵

Suy ra: 𝑃 (𝐶 ) = 𝑃 (𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 + 𝐴 𝐵 )

= 𝑃 (𝐴 𝐵 ) + 𝑃 (𝐴 𝐵 ) + 𝑃 (𝐴 𝐵 )
đ
= 𝑃 (𝐴 ). 𝑃 (𝐵 ) + 𝑃 (𝐴 ). 𝑃(𝐵 ) + 𝑃 (𝐴 )𝑃(𝐵 )

5 6 3 3 4 2 47
= . + . + . = ≈ 0,3561
12 11 12 11 12 11 132
Vậy xác suất để hai sản phẩm lấy ra cùng loại là 0,3561.

b) Nhận thấy 𝐶 là biến cố "Hai sản phẩm lấy ra khác loại".

2
Ta có: 𝑃 𝐶 = 1 − 𝑃 (𝐶 ) = 1 − = ≈ 0,6439

Vậy xác suất để hai sản phẩm lấy ra khác loại là 0,6439.

Bài 1.9. Có 3 kiện hàng, mỗi kiện có 10 sản phẩm. Số sản phẩm loại 1 có trong mỗi kiện hàng
tương ứng là 7, 8, 9. Từ mỗi kiện hàng người ta lấy ngẫu nhiên, đồng thời 2 sản phẩm để kiểm tra,
nếu cả 2 sản phẩm được kiểm tra đều là loại 1 thì mua kiện hàng đó. Tìm xác suất để có ít nhất 1
kiện hàng được mua.

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố “Kiện hàng thứ i được mua”, 𝑖 = 1; 3.

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 độc lập nhau.

𝐶 7 𝐶 28 𝐶 4
𝑃 (𝐴 ) = = ; 𝑃 (𝐴 ) = = ; 𝑃 (𝐴 ) = =
𝐶 15 𝐶 45 𝐶 5

Gọi A là biến cố “Có ít nhất một kiện hàng được mua”.

Suy ra 𝐴 là biến cố cả 3 kiện hàng đều không được mua.

Ta có: 𝐴 = 𝐴 𝐴 𝐴 .
đ
Do đó: 𝑃 𝐴 = 𝑃 𝐴 𝐴 𝐴 = 𝑃 𝐴 .𝑃 𝐴 .𝑃 𝐴 = . . ≈ 0,0403

⟹ 𝑃 (𝐴) = 1 − 𝑃 𝐴 = 1 − 0,0403 = 0,9597

Vậy xác suất để có ít nhất một kiện hàng được mua là 0,9597.

Bài 1.10. Nghiên cứu hai công ty kinh doanh Bất động sản tại Việt Nam. Biết rằng, xác suất để
công ty Bất động sản Phát Đạt kinh doanh bị thua lỗ năm tới là 0,2; công ty Bất động sản Phương
Bắc kinh doanh bị thua lỗ năm tới là 0,15; cả hai công ty trên đều thua lỗ năm tới là 0,1. Tính xác
suất để:

a. Cả hai công ty trên đều không bị thua lỗ trong năm tới.

b. Có đúng một công ty kinh doanh bị thua lỗ trong năm tới.

Giải

Gọi A là biến cố "Công ty Phát Đạt bị thua lỗ trong năm tới".

Gọi B là biến cố "Công ty Phương Bắc bị thua lỗ trong năm tới".

Ta có: 𝑃 (𝐴) = 0,2, 𝑃 (𝐵 ) = 0,15, 𝑃 (𝐴𝐵 ) = 0,1

3
Nhận thấy 𝑃 (𝐴𝐵 ) ≠ 𝑃 (𝐴). 𝑃(𝐵) nên A, B phụ thuộc nhau.

a) Gọi C là biến cố "Cả hai công ty trên đều không bị thua lỗ trong năm tới".

Suy ra: C là biến cố "Có ít nhất 1 công ty bị thua lỗ trong năm tới".

Ta có: 𝐶̅ = 𝐴 + 𝐵.

Suy ra: 𝑃 (𝐶̅ ) = 𝑃 (𝐴 + 𝐵 ) = 𝑃 (𝐴) + 𝑃 (𝐵 ) − 𝑃 (𝐴𝐵 ) = 0,2 + 0,15 − 0,1 = 0,25.

Do đó: 𝑃(𝐶 ) = 1 − 𝑃 (𝐶̅ ) = 0,75.

Vậy xác suất để cả hai công ty trên đều không bị thua lỗ trong năm tới là 0,75.

b) Gọi D là biến cố "Có đúng một công ty kinh doanh bị thua lỗ trong năm tới".

Ta có: 𝐷 = 𝐴𝐵 + 𝐴̅𝐵 .

𝑃 (𝐷) = 𝑃(𝐴𝐵 + 𝐴̅𝐵) = 𝑃(𝐴𝐵 ) + 𝑃 (𝐴̅𝐵 ) = 𝑃(𝐴) − 𝑃 (𝐴𝐵 ) + 𝑃(𝐵 ) − 𝑃 (𝐴𝐵 )

= 0,2 − 0,1 + 0,15 − 0,1 = 0,15

Vậy xác suất để có đúng một công ty kinh doanh bị thua lỗ trong năm tới là 0,15.

Bài 1.11. Một công ty đấu thầu 3 dự án. Xác suất trúng thầu dự án thứ nhất là 0,5. Nếu trúng
thầu dự án trước thì xác suất để trúng thầu dự án kế tiếp là 0,6. Nếu không trúng thầu dự án trước thì
xác suất để trúng thầu dự án kế tiếp chỉ là 0,3.

a) Tính xác suất để công ty trúng thầu ít nhất 1 dự án.

b) Tính xác suất để công ty trúng thầu đúng 1 dự án.

c) Biết công ty trúng thầu đúng 1 dự án. Tính xác suất để đó là dự án 1.

Bài 1.12. Theo thống kê về sinh viên mới tốt nghiệp ở một trường đại học, tỷ lệ sinh viên nữ tốt
nghiệp loại giỏi là 19%. Tuy nhiên, trong số các sinh viên nữ, số em tốt nghiệp loại giỏi chiếm 25%.
Tính tỷ lệ sinh viên nữ mới tốt nghiệp trường đó.

Giải

Chọn ngẫu nhiên 1 sinh viên mới tốt nghiệp của trường đại học đó.

Gọi A là biến cố “Sinh viên đó là sinh viên nữ”.

Gọi B là biến cố “Sinh viên đó tốt nghiệp loại giỏi”.

4
Theo giả thiết, ta có: 𝑃(𝐴𝐵 ) = 0,19; 𝑃 (𝐵⁄𝐴) = 0,25
( ) ( ) ,
Do 𝑃(𝐵 ⁄𝐴) = ( )
nên 𝑃 (𝐴) = ( ⁄ )
= = 0,76
,

Vậy tỷ lệ sinh viên nữ mới tốt nghiệp trường đó là 76%.

Bài 1.13. Một máy gồm hai bộ phận hoạt động độc lập nhau, xác suất bộ phận thứ nhất bị hỏng
là 0,1; bộ phận thứ hai bị hỏng là 0,15. Máy sẽ không hoạt động được khi chỉ cần một bộ phận bị
hỏng. Giả sử máy ngừng hoạt động. Tính xác suất để chỉ có một bộ phận bị hỏng.

Giải

Gọi Ai là biến cố “Bộ phận thứ i bị hỏng”, i  1, 2 .

Ta có A1, A2 độc lập nhau và P A1   0,1, P A2   0,15 .

Gọi A là biến cố “Máy ngừng hoạt động”.

Gọi B là biến cố “Chỉ có một bộ phận bị hỏng”.

P AB 
Ta cần tính P B / A 
P A

Nhận thấy, nếu B xảy ra thì A cũng xảy ra. Do đó B  A nên AB  B . Suy ra:
xk
P AB   P B   P A1A2  A1A2   P A1A2   P A1A2 
dl
 P A1 .P A2   P A1 .P A2   0,1.0, 85  0, 9.0,15  0,22

Mặt khác:

P A  P A1  A2   P A1   P A2   P A1A2 


dl
 P A1   P A2   P A1 .P A2   0,1  0,15  0,1.0,15  0,235.

Vậy ta có:

0, 22 44
P(B / A)    0, 9362
0,235 47

Vậy nếu máy ngừng hoạt động thì xác suất để chỉ có một bộ phận bị hỏng là 0,9362.

5
Dạng 2. Sử dụng công thức xác suất đầy đủ - Công thức Bayes

Bài 1.14. Tỷ lệ người dân nghiện thuốc lá ở 1 vùng là 35%. Tỷ lệ người bị viêm họng trong
những người nghiện thuốc lá là 60%. Tỷ lệ người bị viêm họng trong những người không nghiện
thuốc lá là 25%. Kiểm tra ngẫu nhiên 1 người.

a. Tính xác suất để người đó bị viêm họng.

b. Biết người đó bị viêm họng. Tính xác suất để người đó nghiện thuốc lá.

Giải

Gọi A là biến cố "Người đó là người nghiện thuốc lá".

Ta có 𝐴 và 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

𝑃 (𝐴) = 0,35, 𝑃 𝐴 = 0,65

Gọi B là biến cố "Người đó bị viêm họng".

 
P  B / A   0,6, P B / A  0,25

a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

P  B   P  A  .P  B / A   P  A  .P  B / A 
 0,35.0,6  0,65.0, 25  0,3725

Vậy xác suất để người đó bị viêm họng là 0,3725.

b) Cần tính 𝑃(𝐴/𝐵)

Áp dụng công thức Bayes, ta có:

P  A  .P  B / A  0,35.0,6 84
P A / B     0,5638
PB 0,3725 149

Vậy nếu người đó bị viêm họng thì xác suất để người đó nghiện thuốc lá là 0,5638.

Bài 1.15. Ở công ty A có 45% nhân viên đi làm bằng xe máy, 15% nhân viên đi làm bằng ô tô
riêng, số còn lại đi làm bằng xe buýt. Khả năng đến công ty đúng giờ dự kiến của nhân viên đi làm
bằng xe máy, ô tô riêng, xe buýt tương ứng là 98%; 95% và 90%.

a. Tính tỷ lệ nhân viên công ty A đến công ty đúng giờ dự kiến.

b. Trong số nhân viên đến công ty đúng giờ dự kiến, tỷ lệ nhân viên đi làm bằng xe buýt chiếm bao
nhiêu %?

Giải

6
Chọn ngẫu nhiên 1 nhân viên của công ty đó.

Gọi 𝐴 là biến cố "Nhân viên đó đi làm bằng xe máy".

Gọi 𝐴 là biến cố "Nhân viên đó đi làm bằng ô tô riêng".

Gọi 𝐴 là biến cố "Nhân viên đó đi làm bằng xe buýt".

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

𝑃(𝐴 ) = 0,45, 𝑃 (𝐴 ) = 0,15, 𝑃 (𝐴 ) = 0,4

Gọi B là biến cố "Nhân viên đó đến công ty đúng giờ dự kiến".

P  B / A1   0,98, P  B / A2   0,95, P  B / A3   0,9

a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

P  B   P  A1  .P  B / A1   P  A2  .P  B / A2   P  A3  .P  B / A3 
 0,45.0,98  0,15.0,95  0, 4.0,9  0,9435

Vậy tỉ lệ nhân viên đến công ty đúng giờ dự kiến là 94,35%.

b) Cần tính 𝑃(𝐴 /𝐵)

Áp dụng công thức Bayes, ta có:

P  A3  .P  B / A3  0, 4.0,9 240
P  A3 / B      0,3816
P B 0,9435 629

Vậy trong số nhân viên đến công ty đúng giờ dự kiến thì tỉ lệ nhân viên đi làm bằng xe buýt chiếm
38,16%.

Bài 1.16. Có 20 sinh viên được chia thành 4 nhóm, trong đó nhóm một có 5 sinh viên, nhóm hai có
6 sinh viên, nhóm ba có 7 sinh viên, nhóm bốn có 2 sinh viên. Khả năng hoàn thành chương trình thực
tập của sinh viên trong 4 nhóm trên lần lượt là 0,9; 0,8; 0,85; 0,7. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên từ
nhóm đó.

a. Tính khả năng sinh viên được chọn hoàn thành chương trình thực tập.

b. Nếu sinh viên được chọn không hoàn thành chương trình thực tập thì khả năng sinh viên đó thuộc
nhóm nào trong những nhóm trên là lớn nhất?

Giải

Gọi 𝐴 là bc "Sinh viên được chọn là sinh viên thuộc nhóm thứ 𝑖", 𝑖 = 1; 4.

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các bc.

7
5 6 7 2
𝑃(𝐴 ) = = 0,25, 𝑃 (𝐴 ) = = 0,3, 𝑃 (𝐴 ) = = 0,35, 𝑃 (𝐴 ) = = 0,1
20 20 20 20
Gọi B là bc "Sinh viên được chọn hoàn thành chương trình thực tập".

P  B / A1   0,9, P  B / A2   0,8, P  B / A3   0,85, P  B / A4   0,7

a) Áp dụng công thức xs đầy đủ, ta có:

P  B   P  A1  .P  B / A1   P  A2  .P  B / A2   P  A3  .P  B / A3   P  A4  .P  B / A4 
 0,25.0,9  0,3.0,8  0,35.0,85  0,1.0,7  0,8325

Vậy khả năng sinh viên được chọn hoàn thành chương trình thực tập là 83,25%.

b) Ta có: 𝑃 𝐵 = 1 − 𝑃 (𝐵 ) = 1 − 0,8325 = 0,1675

Áp dụng công thức Bayes, ta có:

P  A1  .P  B / A1  0, 25.0,1 10
P  A1 / B    
PB 0,1675 67
P  A2  .P  B / A2  0,3.0, 2 24
P  A2 / B    
PB 0,1675 67
P  A3  .P  B / A3  0,35.0,15 21
P  A3 / B    
PB 0,1675 67
P  A4  .P  B / A4  0,1.0,3 12
P  A4 / B    
PB 0,1675 67

    
Nhận thấy P A2 / B  P A3 / B  P A4 / B  P A1 / B   
Vậy nếu sinh viên được chọn không hoàn thành chương trình thực tập thì khả năng sinh viên đó
thuộc nhóm thứ hai là lớn nhất.

Bài 1.17. Ban phụ huynh một lớp học đặt mua 12 hộp bút chì làm quà tặng dịp tổng kết cuối
năm. Trong đó, có 5 hộp bút loại A, mỗi hộp có 8 bút chì ruột mềm và 2 bút chì ruột cứng; 4 hộp
loại B, mỗi hộp có 7 bút chì ruột mềm và 3 bút chì ruột cứng; 3 hộp loại C, mỗi hộp có 6 bút chì
ruột mềm và 4 bút chì ruột cứng. Từ lô bút đó người ta chọn ra ngẫu nhiên một chiếc để kiểm tra.

a. Tính xác suất để chiếc bút được lấy ra là bút chì ruột mềm.

b. Biết rằng bút chì lấy ra là loại ruột mềm, tính xác suất để nó được lấy ra từ hộp bút loại A.

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố "Chiếc bút đó được lấy ra từ hộp bút loại A".
8
Gọi 𝐴 là biến cố "Chiếc bút đó được lấy ra từ hộp bút loại B"

Gọi 𝐴 là biến cố "Chiếc bút đó được lấy ra từ hộp bút loại C"

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

5 4 3
𝑃(𝐴 ) = ; 𝑃 (𝐴 ) = ; 𝑃 (𝐴 ) =
12 12 12
Gọi D là biến cố "Chiếc bút đó là chiếc bút chì ruột mềm".

8 7 6
P  D / A1    0,8, P  D / A2    0,7, P  D / A3    0,6
10 10 10
a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

P  D   P  A1  .P  D / A1   P  A2  .P  D / A2   P  A3  .P  D / A3 
5 4 3 43
 .0,8  .0,7  .0,6   0,7167
12 12 12 60
Vậy xác suất để chiếc bút được lấy ra là bút chì ruột mềm là 0,7167.

b) Áp dụng công thức Bayes, ta có:

5
P  A1  .P  D / A1  12 .0,8 20
P  A1 / D      0, 4651
P D 43 43
60
Vậy nếu bút chì lấy ra là loại ruột mềm thì xác suất để nó được lấy ra từ hộp bút loại A là 0,4651.

Bài 1.18. Để mở rộng nhà xưởng cho sản xuất, công ty Đức Thịnh đặt mua 50 ống thép 180,
tuy nhiên trong lô hàng này có 3 ống không đạt tiêu chuẩn chịu lực. Trước khi tiến hành lắp đặt cho
nhà xưởng, mỗi ống thép phải qua một bộ phận kiểm duyệt chất lượng. Biết rằng, xác suất để bộ
phận kiểm duyệt đồng ý lắp đặt với ống đạt tiêu chuẩn chịu lực và ống không đạt tiêu chuẩn chịu
lực tương ứng là 0,95 và 0,02. Lấy một ngẫu nhiên từ lô hàng đó một ống thép để kiểm duyệt.

a. Tính xác suất để ống thép này được chấp nhận cho lắp đặt.

b. Biết rằng một ống thép được đồng ý cho lắp đặt, hỏi khả năng để ống thép này không đạt tiêu
chuẩn chịu lực bằng bao nhiêu?

Giải

Gọi A là biến cố "Ống thép đó là ống thép đạt tiêu chuẩn chịu lực".

Ta có 𝐴, 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

9
47 3
𝑃 (𝐴) = ;𝑃 𝐴 =
50 50
Gọi B là biến cố "Ống thép đó được chấp nhận cho lắp đặt".

P  B / A   0,95; P  B / A   0,02

a) Áp dụng công thức xs đầy đủ, ta có:

P  B   P  A .P  B / A   P  A  .P  B / A 
47 3
 .0,95  .0,02  0,8942
50 50
Vậy xác suất để ống thép này được chấp nhận cho lắp đặt là 0,8942.

b) Áp dụng công thức Bayes, ta có:

3
P  A  .P  B / A  .0,02
6
P A / B   50   0,00134
P B 0,8942 4471

Vậy nếu ống thép được chấp nhận cho lắp đặt thì khả năng ống thép đó là ống thép không đạt tiêu
chuẩn chịu lực là 0,00134.

Bài 1.19. Hai kẻ trộm đeo mặt nạ, bị cảnh sát đuổi bắt bèn vứt mặt nạ đi và trà trộn vào một
đám đông có 58 người. Cảnh sát bắt giữ toàn bộ số người đó và dùng máy phát hiện nói dối để điều
tra xem ai là kẻ trộm. Biết rằng xác suất để kẻ trộm bị máy nghi có tội là 90% và xác suất người vô
tội bị máy nghi có tội là 1%. Lấy một người để điều tra thì người đó bị máy nghi là có tội. Tính xác
suất để người đó là kẻ trộm.

Giải

Gọi A là biến cố "Người đó là kẻ trộm".

Ta có 𝐴, 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

2 58
𝑃 (𝐴) = ;𝑃 𝐴 =
60 60
Gọi B là bc "Người đó bị máy nghi là có tội".

P  B / A   0,9, P  B / A   0,01

Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

10
P  B   P  A .P  B / A   P  A  .P  B / A 
2 58 119
 .0,9  .0,01 
60 60 3000
Áp dụng công thức Bayes, ta có:

2
P  A  .P  B / A  60 .0,9 90
P A / B     0,7563
PB 119 119
3000
Vậy nếu người đó bị máy nghi là có tội thì xác suất để người đó là kẻ trộm là 0,7563.

Bài 1.20. Có 2 hộp bi. Hộp 1 có 6 bi đỏ, 4 bi xanh. Hộp 2 có 5 bi đỏ, 3 bi xanh. Lấy ngẫu nhiên
2 bi từ hộp 1 sang hộp 2 rồi lấy ngẫu nhiên 1 bi từ hộp 2.

a. Tính xác suất để bi lấy ra sau cùng là bi đỏ.

b. Biết rằng bi lấy ra sau cùng là bi đỏ. Tính xác suất để lấy đuợc 2 bi đỏ từ hộp 1 sang hộp 2.

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố "Có 𝑖 bi đỏ trong 2 bi lấy từ hộp 1 sang hộp 2", 𝑖 = 0; 2.

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

𝐶 2 𝐶 𝐶 8 𝐶 1
𝑃 (𝐴 ) = = ; 𝑃 (𝐴 ) = = ; 𝑃 (𝐴 ) = =
𝐶 15 𝐶 15 𝐶 3

Gọi B là biến cố "Bi lấy ra sau cùng là bi đỏ".

5 6 7
P  B / A0   ; P  B / A1   ; P  B / A2  
10 10 10
a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

P  B   P  A0  .P  B / A0   P  A1  .P  B / A1   P  A2  .P  B / A2 
2 5 8 6 1 7
 .  .  .  0,62
15 10 15 10 3 10
Vậy xác suất để bi lấy ra sau cùng là bi đỏ là 0,62.

b) Cần tính 𝑃(𝐴 /𝐵)

Áp dụng công thức Bayes, ta có:

11
1 7
P  A2  .P  B / A2  3 . 10 35
P  A2 / B      0,3763
PB 0,62 93

Vậy nếu bi lấy ra sau cùng là bi đỏ thì xác suất để lấy được 2 bi đỏ từ hộp 1 sang hộp 2 là 0,3763.

Bài 1.21. Có 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 12 sản phẩm tốt, 3 sản phẩm xấu. Hộp 2 có 13 sản
phẩm tốt, 2 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ hộp 1 sang hộp 2 rồi lấy ngẫu nhiên 1 sản
phẩm từ hộp 2.

a. Tính xác suất để sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt.

b. Biết rằng sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt. Tính xác suất để sản phẩm đó là sản phẩm
của hộp 1.

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố "Sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm của hộp thứ 𝑖", 𝑖 = 1; 2.

Ta có 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

3 15
𝑃 (𝐴 ) = ; 𝑃 (𝐴 ) =
18 18
Gọi B là biến cố " Sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt".

12 13
P  B / A1   ; P  B / A2   (Tỉ lệ sp tốt của hộp 1 và hộp 2 lúc ban đầu)
15 15
a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

P  B   P  A1  .P  B / A1   P  A2  .P  B / A2 
3 12 15 13 77
 .  .   0,8556
18 15 18 15 90
Vậy xác suất để sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt là 0,8556.

b) Áp dụng công thức Bayes, ta có:

3 12
P  A1  .P  B / A1  18 .15 12
P  A1 / B      0,1558
P B 77 77
90

Vậy nếu sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt thì xs để sản phẩm đó là sp của hộp 1 là 0,1558.

Bài 1.22. Có hai lô sản phẩm: lô một có 7 sản phẩm tốt và 2 sản phẩm hỏng; lô hai có 3 sản phẩm
tốt và 4 sản phẩm hỏng. Từ lô hai lấy ra ngẫu nhiên cùng lúc 2 sản phẩm bỏ vào lô một. Sau đó từ lô
12
một lấy ra ngẫu nhiên 1 sản phẩm thì được sản phẩm tốt. Khả năng ở lô hai còn lại mấy sản phẩm hỏng
là lớn nhất?

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố "Có i sản phẩm hỏng trong 2 s/phẩm lấy từ lô 2 sang lô 1", 𝑖 = 0; 2.

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

𝐶 1 𝐶 .𝐶 4 𝐶 2
𝑃 (𝐴 ) = = ; 𝑃 (𝐴 ) = = ; 𝑃(𝐴 ) = =
𝐶 7 𝐶 7 𝐶 7

Gọi B là biến cố "Sản phẩm lấy từ lô 1 là sản phẩm tốt".

9 8 7
𝑃(𝐵/𝐴 ) = ; 𝑃(𝐵/𝐴 ) = ; 𝑃(𝐵/𝐴 ) =
11 11 11
Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

P B   P A0 .P B / A0   P A1 .P B / A1   P A2 .P B / A2 

= . + . + . =

Áp dụng công thức Bayes, ta có:

1 9
P A0 .P B / A0  .
9
P A0 / B    7 11 
P B  5 55
7

4 8
P A1 .P B / A1  .
32
P A1 / B    7 11 
P B  5 55
7

2 7
P A2 .P B / A2  .
14
P A2 / B    7 11 
P B  5 55
7

Nhận thấy P A1 / B  lớn nhất nên nếu sản phẩm lấy ở lô 1 là sản phẩm tốt thì khả năng lô 2 còn lại
3 sản phẩm hỏng là lớn nhất.

Bài 1.23. Có 2 thùng đựng sách: thùng 1 có 7 quyển sách tự nhiên và 5 quyển sách xã hội;
thùng 2 có 3 quyển sách tự nhiên và 3 quyển sách xã hội. Trong quá trình vận chuyển thùng 1 bị rơi
mất 2 quyển sách. Sau đó người ta chuyển một ít sách từ thùng 1 sang thùng 2 sao cho số sách ở 2
thùng bằng nhau.

13
a. Tính xác suất để sau khi chuyển sách từ thùng 1 sang thì số quyển sách tự nhiên và số quyển
sách xã hội ở thùng 2 vẫn bằng nhau.

b. Nếu sau khi chuyển sách từ thùng 1 sang, thùng 2 có số quyển sách tự nhiên và số quyển sách
xã hội bằng nhau thì khả năng thùng 1 bị mất 2 quyển sách tự nhiên là bao nhiêu?

Giải

Gọi Ai là b/cố “Trong 2 quyển sách bị rơi của thùng 1 có i quyển sách tự nhiên”, i  0, 2 .

Có A0, A1, A2 là hệ đầy đủ các biến cố.

C 52 5 C 71.C 51 35 C 72 7
P A0    ; P A1    ; P A2   2 
C 122 33 C 122
66 C 12 22

Gọi B là biến cố “Sau khi chuyển sách từ thùng 1 sang thùng 2 thì số quyển sách tự nhiên và số quyển sách
xã hội ở thùng 2 vẫn bằng nhau”.

Hay B chính là biến cố “Từ thùng một chuyển sang thùng hai 1 quyển sách tự nhiên và 1 quyển sách xã
hội”.

C 71 .C 31 7 C 1.C 1 8 C 1.C 1 5
P B / A0    ; P B / A1   6 2 4  ; P B / A2   5 2 5 
C 102 15 C 10 15 C 10 9

a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

P B   P A0 .P B / A0   P A1 .P B / A1   P A2 .P B / A2 


5 7 35 8 7 5 35
 .  .  .   0, 5303
33 15 66 15 22 9 66

Vậy xác suất để sau khi chuyển sách từ thùng 1 sang thì số quyển sách tự nhiên và số quyển sách xã
hội ở thùng 2 vẫn bằng nhau là 0,5303.

b) Áp dụng công thức Bayes, ta có:

7 5
P A2 .P B / A2  .
9  1  0, 3333.
P A2 / B    22
P B  35 3
66

Vậy nếu sau khi chuyển sách từ thùng 1 sang, thùng 2 có số quyển sách tự nhiên và số quyển sách
xã hội bằng nhau thì khả năng thùng 1 bị mất 2 quyển sách tự nhiên là 0,3333.

Bài 1.24. Một hộp có 15 quả bóng bàn, trong đó có 9 quả mới. Lần đầu tiên lấy ra ngẫu nhiên 3
quả bóng để thi đấu. Thi đấu xong lại hoàn trả 3 quả vào hộp. Lần thứ hai lại lấy ra ngẫu nhiên 3
quả để thi đấu. Tính xác suất để cả 3 quả được lấy ra ở lần hai đều mới.

14
Giải

Gọi 𝐴 là biến cố "Có 𝑖 quả mới trong 3 quả lấy ra ở lần thứ 1", 𝑖 = 0; 3.

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 là hệ đầy đủ các biến cố.

𝐶 4 𝐶 .𝐶 27
𝑃(𝐴 ) = = ; 𝑃 (𝐴 ) = = ;
𝐶 91 𝐶 91

𝐶 .𝐶 216 𝐶 12
𝑃 (𝐴 ) = = ; 𝑃 (𝐴 ) = =
𝐶 455 𝐶 65

Gọi B là biến cố "Cả 3 quả bóng lấy ra ở lần 2 đều mới".

C93 12 C83 8 C73 1 C63 4


P  B / A0   3
 ; P  B / A1   3
 ; P  B / A2   3
 ; P  B / A3   3

C15 65 C15 65 C15 13 C15 91

Áp dụng công thức xs đầy đủ, ta có:

P  B   P  A0  .P  B / A0   P  A1 .P  B / A1   P  A2  .P  B / A2   P  A3  .P  B / A3 
 ...  0,0893

Vậy xác suất để cả 3 quả được lấy ra ở lần hai đều mới là 0,0893.

Bài 1.25. Có ba khẩu pháo cùng bắn vào một mục tiêu, mỗi khẩu bắn một phát. Xác suất bắn
trúng mục tiêu của khẩu thứ nhất, thứ hai, thứ ba tương ứng là 0,5; 0,7 và 0,8. Nếu trúng ít nhất hai
phát thì mục tiêu sẽ bị tiêu diệt, nếu trúng một phát thì xác suất mục tiêu bị tiêu diệt là 0,6. Tính xác
suất mục tiêu bị tiêu diệt khi bắn ba phát đạn trên.

Giải

Gọi 𝐴 là biến cố “Có 𝑖 phát đạn trúng mục tiêu”, 𝑖 = 0; 3

Ta có 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 , 𝐴 lập thành hệ đầy đủ các biến cố.

Gọi 𝐵 là biến cố “Khẩu pháo thứ 𝑗 bắn trúng mục tiêu”, 𝑗 = 1; 3

𝐵 , 𝐵 , 𝐵 độc lập nhau và 𝑃 (𝐵 ) = 0,5, 𝑃(𝐵 ) = 0,7, 𝑃(𝐵 ) = 0,8.


đ
𝑃 (𝐴 ) = 𝑃 𝐵 𝐵 𝐵 = 𝑃 𝐵 .𝑃 𝐵 .𝑃 𝐵 = 0,5.0,3.0,2 = 0,03

𝑃 (𝐴 ) = 𝑃 𝐵 𝐵 𝐵 + 𝐵 𝐵 𝐵 + 𝐵 𝐵 𝐵

= 𝑃(𝐵 ). 𝑃 𝐵 . 𝑃 𝐵 +⋯
đ

= ⋯ = 0,22

15
𝑃 (𝐴 ) = 𝑃 𝐵 𝐵 𝐵 + 𝐵 𝐵 𝐵 + 𝐵 𝐵 𝐵

=…
đ

= ⋯ = 0,47
đ
𝑃(𝐴 ) = 𝑃 (𝐵 𝐵 𝐵 ) = 𝑃(𝐵 ). 𝑃 (𝐵 ). 𝑃(𝐵 ) = 0,5.0,7.0,8 = 0,28

Gọi C là biến cố “Mục tiêu bị tiêu diệt”.

𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 ) = 0; 𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 ) = 0,6, 𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 ) = 1; 𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 ) = 1

Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có:

𝑃(𝐶 ) = 𝑃(𝐴 ). 𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 ) + 𝑃 (𝐴 ). 𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 ) + 𝑃 (𝐴 ). 𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 ) + 𝑃(𝐴 ). 𝑃 (𝐶 ⁄𝐴 )

= 0,03.0 + 0,22.0,6 + 0,47.1 + 0,28.1 = 0,882

Vậy xác suất mục tiêu bị tiêu diệt khi bắn ba phát đạn trên là 0,882.

16

You might also like