Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 6

- Phân tích quan điểm hcm về lĩnh vực văn hóa văn nghệ:

HCM luôn thể hiện sự quan tâm nhất định đến các vấn đề văn hóa, đặc biệt trong
đó có văn hóa văn nghệ.
Theo quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa, văn hóa hóa văn nghệ góp phần
nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí quyết
tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Bên cạnh việc phát triển
kinh tế, chính trị, giáo dục đạo đức của nhân dân, Bác vẫn luôn chú trọng việc
phát triển của văn nghệ lúc bấy giờ.
Văn hóa văn nghệ là gì?
Văn nghệ (bao gồm văn học và nghệ thuật) là biểu hiện tập trung nhất của nền
văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc.
Hồ Chí Minh không chỉ là người khai sinh ra nền văn nghệ cách mạng ở Việt Nam
mà còn là một chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ
đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều quan điểm
lớn. Sau đây là ba quan điểm chủ yếu:
+ văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ
khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.
+ văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân
+ phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và
dân tộc.

- Văn hóa văn nghệ là mặt trận


Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, tức là khẳng định vai
trò, vị trí của văn hóa - văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa
cũng có tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.
Ở một tầm nhìn sâu xa hơn, Hồ Chí Minh còn coi mặt trận văn hóa như một "cuộc
chiến khổng lồ" giữa chính và tà, giữa cách mạng và phản cách mạng. Cuộc chiến
đó sẽ rất quyết liệt, rất lâu dài, song rất vẻ vang. Trong cuộc chiến đó, người "nghệ
sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí"đấu tranh. Trước khi giành được chính
quyền, văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh quần chúng, tập hợp lực lượng, cổ vũ cho
thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau khi có chính quyền, văn nghệ phải tham gia
vào công cuộc bảo hộ và xây dựng chế độ mới, xây dựng con người mới. Mặt trận
văn nghệ lúc này còn cam go hơn, quyết liệt hơn, bởi thắng đế quốc thực dân đã
khó, thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ
vang đó, Hồ Chí Minh yêu cầu "chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư
tưởng đúng... đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết,
trước hết".
- gắn vs thực tiễn đời sống
Thực tiễn đời sống của nhân dân rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản
xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là
sinh khí và là chất liệu vô tận cho văn nghệ sáng tác. Từ thực tiễn đó, bằng tài
năng sáng tạo và tinh thần nhân văn của mình, văn nghệ sĩ có thể nhào nặn, thăng
hoa, hư cấu, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng dân tộc và
nhân loại. Để làm được như vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải "thật
hòa mình vào quần chúng", phải "từ trong quần chúng ra, trở về nơi quần chúng",
phải "... liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân", để hiểu thâu tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng của nhân dân, học tập nhân dân và "miêu tả cho hay, cho chân
thật và cho hùng hồn" thực tiễn đời sống của nhân dân. Bởi vì, nhân dân không
chỉ là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Họ còn là người hưởng
thụ và đánh giá các tác phẩm văn học - nghệ thuật một cách trung thực, khách
quan và chính xác nhất.
- một tác phẩm
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng
với dân tộc ta – một dân tộc anh hùng, với thời đại ta – một thời đại vẻ vang… Văn
nghệ không phải chỉ miêu tả hay, chân thực sự nghiệp cách mạng của nhân dân
ngày hôm nay, mà còn có tác dụng lưu truyền cho con cháu đời sau. Mục tiêu của
văn nghệ là phục vụ quần chúng. Để thực hiện mục tiêu này, các tác phẩm văn
nghệ phải đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức. Người nói:
"Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú,
có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ
ích". Đó là một tác phẩm hay. Một tác phẩm hay thì không nhất thiết dài, mà điều
quan trọng là “tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được
trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong độc giả phải suy
ngẫm”. Vì thế, Người nêu rõ: “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú,
không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần
cho mọi người thấy nhiều loại hoa đẹp”. Như vậy văn nghệ không chỉ phản ánh
chân thực những gì đã có trong đời sống của nhân dân, mà còn hướng dẫn nhân
dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không đúng, để vươn tới cái lý tưởng – đó chính là
sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Chính điều đó mở đường cho sự
sáng tạo không giới hạn của văn nghệ sĩ

(Một tác phẩm hay là tác phẩm diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng
hiểu được vã khi đọc xong phải suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa được những
tinh hoa văn hóa dân tộc, mang được hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân
thật những gì đã có trong đời sống, vừa phê phán cái dở, cái xấu, cái sai, hướng
nhân dân đến cái chân, cái thiện, cái mỹ, vươn tới cái lý tưởng - đó chính là sự
phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Để thực hiện tính hướng đích này, các
tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức
và thể loại. Chính sự phong phú, đa dạng về hình thức và thể loại đã mở ra con
đường sáng tạo không giới hạn cho các văn nghệ sĩ.) - m có thể tham khảo thêm
đoạn này r coi vs đoạn trên ráp s mà m thấy hợp lý.

Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NÀY VS VIỆC HÌNH THÀNH THỊ HIẾU ÂM NHAC
GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Đầu tiên ta nhìn tổng quan về thị trường âm nhạc hiện nay và thị hiếu của giới trẻ.
Từ khi có sự phát triển của internet và các thiết bị hiện đại, xu hướng hội nhập thì
thị trường âm nhạc VN cũng đã tiếp thu và nở rộ: văn hoá nhạc Âu Mỹ cùng các
nước Đông Á khác như HQ, NB, TQ có cơ hội vươn lên, cắm rễ sâu hơn vào thị
hiếu âm nhạc cùng rất nhiều thể loại mới như rap, pop, indie,... góp phần làm cho
kho tàng âm nhạc VN thêm phần phong phú.
Tuy nhiên việc gì cũng có 2 mặt, vì có quá nhiều điều mới và thú vị ngoài kia mà có
đôi khi chúng ta đã quên mất những gì đã đồng hành cùng ta trong cả một quá
trình dựng nước và giữ nước như những dòng nhạc cách mạng hùng hồn ( nhạc
vàng, nhạc đỏ), trữ tình da diết đi vào lòng người. Và cũng từ đó mà một thị
trường âm nhạc mới, sôi động nhưng cũng nhiều vấn đề hơn được hình thành.
(Và một bộ phận quan trọng làm nên điều này là thế hệ nghệ sĩ và giới trẻ.) - t
thấy câu này hơi kì, m có thể nghĩ dùm t 1 câu link
Vậy thì thị hiếu giới trẻ ngày nay như thế nào để có thể tạo nên được một thị
trường âm nhạc ngày càng mới lạ. Vậy trc tiên ta cần hiểu thị hiếu là gì, hiểu 1
cách đơn giản, thị hiếu là sự ham thích, ưa thích, và mỗi người đều có thị hiếu
khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tính cách, sở thích, môi trường sống.. của họ.
Như đã nói thị hiếu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tính cách, sở thích, môi
trường sống.. mà ở VN hiện nay, ng trẻ luôn có nhiều cơ hội để ở cùng nhau và
chia sẻ nhiều điều với nhau như đi học, đi làm, đi chơi cùng nhau nên đã tạo ra
nhiều thị hiếu âm nhạc vd như rap, remix, indie, lofi, pop,.... và thị trường càng
thêm sôi động bởi những chtirnh âm nhạc có đầu tư như rap việt, the mask singer,
các concert âm nhạc lớn...
Song dù nói là v, thị trường tuy đa dạng nhưng còn chưa chất lượng, tiêu biểu là
việc 1 số bài hát với ca từ nhạy cảm, chưa phù hợp vẫn còn chỗ đứng và có nguy
cơ sẽ ngày càng đc lan rộng hơn và thanh niên thời nay điên cuồng thích một bài
hát triệu view mới xuất hiện, rồi niềm yêu thích đó nhanh chóng phai nhạt để
chuyển sang những bài hát triệu view mới liên tiếp xuất hiện, những bài hát có
phần nhạc tầm tầm, thậm chí còn chẳng rõ giai điệu. Nhiều ca khúc thị trường có
lượng nghe “khủng” vì đội ngũ fan đông đảo bất chấp dở hay, hễ là sản phẩm của
thần tượng thì sẽ hò nhau “cày view” đêm ngày để đẩy bằng được lên Top
trending. Mà lý do thích một thần tượng âm nhạc nhiều khi lại nằm ngoài âm
nhạc, chẳng hạn như vì nhan sắc, vì sự “cool ngầu”, vì ca từ có những câu độc đáo
tạo thành hot trend, hoặc vì những tác phẩm thành công trước đó của thần
tượng… (VD) Đến nỗi nhiều người còn nhận định : “Gu thưởng thức âm nhạc của
lớp trẻ ngày một hời hợt, nông cạn khi chạy theo loạt bài hát chẳng nghe ra giai
điệu, còn những bản nhạc bất hủ thì không biết đến.”
Điều đó hoàn toàn khác với cách thưởng thức âm nhạc của thế hệ trước, thế hệ
say đắm những ca khúc, bản nhạc vì vẻ đẹp của chính nó, vì những mỹ cảm mà ca
từ, giai điệu tuyệt vời đem lại. Nghệ thuật âm nhạc quyết định bài hát, bản nhạc
đó có được yêu thích hay không, và chính giá trị đích thực ấy khiến chúng vượt
qua các phong trào, xu hướng để trở thành bất hủ.
Đến đây, chúng ta dường như đang thấy hình ảnh của một nền âm nhạc đi ngược
lại với tư tưởng của bác về văn hóa văn nghệ, thậm chí có phần hỗn độn nhưng
như đã nói thị hiếu của mọi người là khác nhau nên đâu đó vẫn còn tồn tại những
những người trẻ thưởng thức âm nhạc với một cái đầu lạnh, họ có sự chọn lọc vs
các sản phẩm âm nhạc mang ý nghĩ và truyền tải được những thông điệp nhất
định, và theo e nghĩ đó cũng là những động lực mạnh mẽ nhất dành cho những
nghệ sĩ vẫn đang theo lời bác, xây dựng một nền văn nghệ tích cực, đúng đắn và
có ý nghĩa.
Nền âm nhạc VN vẫn còn rất nhiều những nghệ sĩ thực thụ, những ng dùng khả
năng sáng tạo cùng sự linh hoạt, tính nghệ sĩ của họ để tạo nên những bài hát có
thể giúp chúng ta trải qua được các cung bậc cảm xúc và ngộ ra được một ý nghĩ
nào đó. Và để làm được điều đó, hiển nhiên họ cần có cái nhìn thấu đáo về các
vấn đề trong cuộc sống, những khó khăn hay hạnh phúc mà một người trải qua
như thế nào, họ biến nó thành chất liệu để dùng cho sáng tác. Vì đất nước ta đang
ở thời bình và cuộc sống cũng không còn quá kham khổ như trc, nên âm nhạc bây
h không còn mang quá nhiều yếu tố hào hùng và tự hào dân tộc mà thay vào đó là
các yếu tố thiên tình yêu và cảm xúc cá nhân hơn. Dù vậy thì thực tiễn đời sống
của nhân dân là luôn là nguồn nhựa sống, là sinh khí và là chất liệu vô tận cho văn
nghệ sáng tác.
Bên cạnh những tác giả chạy theo trào lưu làm nhạc không ý nghĩa, chúng ta vẫn
còn những nghệ sĩ chân chính tạo ra những tác phẩm tuyệt vời, ca từ của họ
không sáo rỗng, điệu nhạc của họ được biến tấu để để tăng thêm sự phong phú
cho âm nhạc nhưng không gây khó chịu cho người nghe và họ thật sự muốn
truyền tải thông điệp từ mặt hình thức đến nội dung đến với khán giả. Có thể kể
đến những nghệ sĩ hiện nay được công chúng công nhận như HTL, Đen Vâu, Trúc
Nhân, Hứa Kim Tuyền, Vũ Cát Tường, Lê Cát Trọng Lý, Phan Mạnh Quỳnh,... với
những tác phẩm( vd: ) ghi dấu ấn trong lòng khán giả bởi ca từ, giọng hát, giai
điệu và hơn cả là hàm ý của sản phẩm đó.VD ý nghĩa
Và như Bác đã nói Bác xem VHVN như một mặt trận để chiến đấu giúp đất nước
và nhân dân đi lên, thì âm nhạc ngày nay vẫn như vậy, hiện nay nước ta dù đã hòa
bình nhưng vẫn ở trong giai đoạn đang phát triển, nên vẫn còn tồn động nhiều
vấn đề. Đặc biệt phải kể đến giai đoạn dịch bệnh Covid hoành hành, đây là lúc gần
như trog lòng mọi người dân VN đều có sự lo lắng, sợ hãi và một chút tuyệt vọng,
thì vào lúc này, chính âm nhạc, những giai điệu có phần vui tươi , hy vọng đã góp
phần làm cho mọi người phấn chấn lên, kéo họ vực dậy và sốc lại tinh thần chiến
đấu cùng dịch bệnh, cùng đất nước bươc qua giai đoạn khó khăn. VD bài hát
Và cuối cùng chính là những gì mà bác truyền đạt cho các văn nghệ sĩ thời bấy giờ
về VHVN chính là để lại gia tài âm nhạc đời sau, những tác phẩm bất hủ, đã được
những người trẻ làm mới lại, cho phù hợp thị hiếu nhưng không mất đi ý nghĩa
vốn có ban đầu, để lan tỏa thêm những giá trị của đời trước, để khẳng định
những tác phẩm được chuẩn bị chỉnh chu cà hình thức và nội dung để trở thành
bất hữu thì sẽ luôn được mọi người biết và trân trọng. VD: Đầu năm 2017, dự án
“See Sing & Share” của ca sĩ Hà Anh Tuấn đã mở ra những trang đầu tiên cho xu
hướng nghe nhạc xưa remake tại Việt Nam. Sau đó, hàng loạt những bài hát làm
mưa làm gió đầu những năm 2000 như Người Tình Mùa Đông, 999 Đóa hồng,
Tình Đơn Phương,... lần lượt được làm mới. Những bản nhạc gắn liền với tuổi thơ
của những người thuộc thế hệ 8x, 9x như được sống lại giữa thời đại âm nhạc
điện tử bùng nổ mạnh mẽ. Sự lan toả của nhạc xưa remake không chỉ thu hút các
tên tuổi nổi tiếng như Trúc Nhân, Phương Vy,…mà còn những giọng ca Indie, giới
Underground như Hà Lê cũng đã có dự án remake nhạc Trịnh rất ấn tượng.

You might also like