Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN:
LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI:
Phân tích các dấu hiệu pháp lí của tội diệt chủng.
Phân biệt tội diệt chủng và tội chống loài người

Mục lục

Mở đầu..............................................................................................................3

1
Nội dung............................................................................................................3
I. Phân tích các dấu hiệu pháp lí của tội diệt chủng.......................................3
1. Khái niệm.................................................................................................3
2. Phân tích các dấu hiệu pháp lí của tội diệt chủng....................................4
a) Chủ thể tội phạm...................................................................................4
b) Khách thể của tội phạm........................................................................6
c) Mặt chủ quan của tội phạm...................................................................6
d) Mặt khách quan của tội phạm...............................................................6
II. Phân biệt tội diệt chủng và tội chống loài người.......................................7
1. Tiêu chú phân biệt....................................................................................7
a) Căn cứ pháp lý......................................................................................7
b) Khái niệm..............................................................................................7
c) Đối tượng tác động...............................................................................7
d) Mục đích...............................................................................................8
e) Hành vi..................................................................................................8
2. Liên hệ với Luật Hình sự Việt Nam 2015...............................................9
Kết bài.............................................................................................................10

Mở đầu
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, việc hội nhập thế giới giúp
cho nền kinh tế của đất nước phát triển, mở rộng thị trường con người được
tiếp thu thêm nhiều nền văn minh tiên tiến. Bên cạnh sự phát triển đó cũng
xuất hiện rất nhiều mặt trái ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã
hội. Mặt trái lớn nhất là phải kể đến tình trạng tội phạm quốc tế ngày càng gia

2
tăng bởi lý do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường sự chống phá của
thù địch sự ảnh hưởng tác động của các loại tội phạm trong khu vực,… để
góp phần làm sáng tỏ hơn những tội phạm quốc tế, em xin “Phân tích các dấu
hiệu pháp lí của tội diệt chủng. Phân biệt tội diệt chủng và tội chống loài
người”. Với kiến thức còn chưa rộng, trong quá trình làm bài có thiếu sót
mong thầy cô chỉ bảo để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

Nội dung
I. Phân tích các dấu hiệu pháp lí của tội diệt chủng.
1. Khái niệm
Trong hệ thống pháp luật quốc tế, Luật hình sự quốc tế là tổng thể
các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý điều chỉnh các vấn đề pháp lý trong
hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm của cộng đồng quốc
tế.
Với tội diệt chủng, có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác
nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về
“diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa
được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn
ngừa Tội ác diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày
12/1/1951). Khái niệm “tội diệt chủng” được làm rõ tại Điều 2 của công
ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn
bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc
hoặc tôn giáo1.
Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế cũng đề cập đến tội diệt
chủng. Theo điều 6 quy chế Rome, “diệt chủng” là một trong các hành vi
được thực hiện nhằm tiêu diệt toàn bộ hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc
tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo
“Điều 6. Diệt chủng
Trong Quy chế này, “diệt chủng” là một trong các hành vi sau được thực
hiện nhằm tiêu diệt toàn bộ hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng
tộc hoặc tôn giáo như:
Giết các thành viên của nhóm;

1
https://text. document/4931186-tim-hieu-ve-toi-diet-chung.htm

3
Gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên
của nhóm;
Cố ý bắt nhóm phải chịu các điều kiện sống dẫn đến hủy diệt về mặt thể
chất toàn bộ hoặc một bộ phận của nhóm;
Áp đặt các biện pháp triệt sản đối với nhóm;
Cưỡng ép chuyển trẻ em của nhóm này sang nhóm khác.”
2. Phân tích các dấu hiệu pháp lí của tội diệt chủng.
a) Chủ thể tội phạm
Theo điều Điều 30 quy chế Rome về:
“1. Trừ khi có quy định khác, một người chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự và chịu hình phạt về tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa
án nếu hành vi được thực hiện có chủ ý và nhận thức.
2. Trong điều này, một người được coi là có chủ ý khi:
a. Về mặt hành vi, người đó muốn tham gia thực hiện hành vi đó;
b. Về mặt hậu quả, người đó muốn gây ra hậu quả đó hoặc nhận
thức được hậu quả đó sẽ xảy ra theo diễn biến bình thường của sự
việc.
3. Trong điều này, thuật ngữ “nhận thức” là việc ý thức được tình
huống diễn ra hoặc hậu quả sẽ xảy ra theo diễn biến bình thường của
sự việc. “biết” và “cố ý” cũng được hiểu theo nghĩa này.”
Căn cứ quy định trên chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực
trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.
Một người được coi là có chủ ý khi người đó muốn tham gia vào thực hiện
hành vi đó, mong muốn hoặc nhận thức được hậu quả sẽ xảy ra và người
đó phải có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

Theo Điều 26 Loại trừ quyền tài phán đối với những người dưới
mười tám tuổi.2
“Tòa án sẽ không có quyền tài phán đối với bất kỳ người nào dưới
18 tuổi vào thời điểm bị cáo buộc phạm tội.

2
Điều 26 Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế

4
Tòa án Hình sự Quốc tế không có quyền tài phán đối với bất cứ người
nào dưới 18 tuổi tại thời điểm bị cho là phạm tội. Nghĩa là thời điểm người
phạm tội chưa đủ 18 tuổi mà thực hiện hành vi phạm tội thì Tòa án Hình
sự Quốc tế cũng không thể xét xử đối với họ.
Bên cạnh đó, Điều 25 Quy chế Rome cũng quy định về trách nhiệm
hình sự của cá nhân: một người phải chịu trách nhiệm hình sự và chịu hình
phạt về tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án nếu người đó:
- Thực hiện tội phạm một mình, cùng với người khác hay thông qua
người khác, bất kể người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không;
- Ra lệnh, dụ dỗ hoặc xúi giục thực hiện tội phạm mà thực tế đã xảy ra
hoặc phạm tội chưa đạt;
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội, giúp đỡ, tiếp tay hoặc
bằng cách khác, trợ giúp việc phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, kể cả cung
cấp phương tiện cho việc phạm tội đó;
- Bằng bất kỳ cách nào khác, góp sức phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt
với một nhóm người hành động vì mục đích chung. Việc góp sức này phải
là cố ý và được thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động tội phạm hoặc vì mục
đích phạm tội của cả nhóm khi hoạt động hoặc mục đích đó liên quan đến
việc thực hiện một tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án; hoặc được
thực hiện với nhận biết về ý định phạm tội của cả nhóm;
Tuy nhiên, một người từ bỏ nỗ lực phạm tội hoặc ngăn cản việc hoàn
thành tội phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm trừng phạt theo Quy chế
này cho việc cố gắng phạm tội nếu người đó hoàn toàn và tự nguyện từ bỏ
mục đích phạm tội.
Vậy chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự tức
là đã đủ tuổi, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Đồng thời,
đảm bảo tuân theo quy định tại điều 26 (loại trừ quyền tài phán đối với
người dưới 18 tuổi) điều 27 (nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật) điều
30 (yếu tố tâm thần)
b) Khách thể của tội phạm

5
Tội diệt chủng xâm phạm đến quyền được sống, sự ổn định của một
nhóm người cũng như những điều kiện tự nhiên vốn có để đảm bảo sự
sống của con người.
Vì vậy, khách thể của tội phạm này là quyền được sống, sự ổn định
toàn xã hội của một nhóm người và những điều kiện tự nhiên như đất,
nước, không khí, môi trường sống, hệ sinh thái, động vật, thực vật trên trái
đất để đảm bảo sự sống của con người.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Tất cả những hành vi thực hiện tội diệt chủng đều được thực hiện do lỗi
cố ý trực tiếp. Người phạm tội ý thức được việc mình làm là trái pháp luật,
gây nguy hiểm cho xã hội và nhìn thấy trước hậu quả của tội phạm nhưng
vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
d) Mặt khách quan của tội phạm
- Giết các thành viên của nhóm: hành vi giết người nhắm vào một
nhóm người, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo nhất định.
- Gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành
viên của nhóm;
- Cố ý bắt nhóm phải chịu các điều kiện sống dẫn đến hủy diệt về mặt
thể chất toàn bộ hoặc một bộ phận của nhóm: là hành vi cố ý áp đặt
những điều kiện sống như không cho tiếp cận nguồn lương thực,
nguồn nước, nắng nóng nhằm tiêu diệt một nhóm người, dân tộc,
chủng tộc hoặc tôn giáo.
- Áp đặt các biện pháp triệt sản đối với nhóm: là hành vi nhằm xóa bỏ
sự duy trì nòi giống của nhóm người, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn
giáo.
- Cưỡng ép chuyển trẻ em của nhóm này sang nhóm khác: là hành vi
nhằm vào việc trộn lẫn nòi giống, lâu dần xóa bỏ đi nòi giống của
một nhóm người, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.
Ví dụ: Thảm họa diệt chủng Holocaust diễn ra vào Thế chiến II được xem
là một trong những sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, với 11 triệu
người, trong đó có 6 triệu người Do Thái thiệt mạng dưới tay Phát xít Đức.
Cuộc diệt chủng này dựa trên luật Nuremberg – luật về bài trừ người Do
Thái của Đức quốc xã – quy định những ai được cho là công dân Đức.
Theo đó, quyền công dân chỉ được trao cho những người mang dòng máu

6
Đức. Ngoài ra, luật cũng quy định những ai trong vòng ba đời huyết thống
có người thân là người Do Thái (dù chỉ một người) sẽ bị tính là người Do
Thái.
- Chủ thể của tội phạm: Adolf Hitler, người đứng đầu Phát xít Đức
- Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến sự sống của loài người
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
- Mặt khách quan:
+ Hành vi giết người Do Thái của Phát xít Đức
+ Hành vi áp đặt biện pháp triệt sản: Năm 1935, theo chỉ đạo
của trùm phát xít Đức Adolf Hitler, bộ luật Nuremberg tước bỏ
quyền dân sự cơ bản của người Do Thái, và cấm việc hôn nhân
chéo cũng như quan hệ tình dục giữa người Do Thái

II. Phân biệt tội diệt chủng và tội chống loài người
1. Tiêu chú phân biệt
a) Căn cứ pháp lý
- Tội diệt chủng: Điều 6 quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế
- Tội chống loài người: Điều 7 quy chế Rome về tòa án hình sự
quốc tế
b) Khái niệm
- Tội diệt chủng: Diệt chủng là những hành động nhằm tiêu diệt
toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lí do quốc tịch, sắc
tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo
- Tội chống loài người: là một trong các hành vi được thực hiện
như một phần của sự tấn công có hệ thống hoặc trên diện rộng
nhằm vào bất kỳ một cộng đồng dân thường nào, với nhận biết
về sự tấn công đó
c) Đối tượng tác động
- Tội diệt chủng: một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc
hoặc tôn giáo
- Tội chống loài người: bất kỳ một cộng đồng dân thường nào
d) Mục đích
- Tội diệt chủng: giết một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng
tộc hoặc tôn giáo muốn chấm dứt sự tồn tại của một nhóm người
nhất định nào đó.

7
- Tội chống loài người: Tấn công vào bất kỳ một cộng đồng dân
thường nào để đạt được mục đích chính trị của mình
e) Hành vi
- Tội diệt chủng: hành vi nhắm tới một cộng đồng dân cư
+ Giết các thành viên của nhóm;
+ Gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các
thành viên của nhóm;
+ Cố ý bắt nhóm phải chịu các điều kiện sống dẫn đến hủy
diệt về mặt thể chất toàn bộ hoặc một bộ phận của nhóm;
+ Áp đặt các biện pháp triệt sản đối với nhóm;
- Tội chống loài người: hành vi được thực hiện trên quy mô lớn
hoặc có tính hệ thống
+ Giết người;
+ Hủy diệt;
+ Bắt làm nô lệ;
+ Lưu đày hoặc cưỡng ép di chuyển dân cư;
+ Bỏ tù hoặc có hình thức khác tước đoạt tự do thân thể một
cách nghiêm trọng trái với các quy tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế;
+ Tra tấn;
+ Hiếp dâm, bắt làm nô lệ tình dục, cưỡng ép mại dâm, ép
buộc mang thai, cưỡng ép triệt sản hoặc bất kỳ hình thức bạo
lực tình dục nào khác có tính chất nghiêm trọng tương tự;
+ Ngược đãi bất kỳ nhóm hoặc tập thể người nào có chung
đặc điểm vì lý do chính trị, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc, văn
hóa, tôn giáo, giới tính như được định nghĩa tại khoản 3, hoặc
những lý do khác được thừa nhận rộng rãi là bị cấm theo luật
quốc tế, liên quan đến bất kỳ hành vi nào nêu tại khoản này
hoặc bất kỳ tội phạm nào thuộc quyền tài phán của Tòa án;
+ Đưa người đi biệt tích;
+ Phân biệt chủng tộc;
+ Các hành vi vô nhân đạo khác có tính chất tương tự cố ý
gây nhiều đau đớn hoặc tổn thương nghiêm trọng cho thân thể
hoặc sức khỏe về mặt tinh thần hay thể chất.
2. Liên hệ với Luật Hình sự Việt Nam 2015

8
Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế Rome thì một người bị cho là
phạm tội diệt chủng nếu họ thực hiện một trong các hành vi như giết các
thành viên của cộng đồng; gây những tổn hại nghiêm trọng về sức khoẻ,
tinh thần với các thành viên cộng đồng; cố tình áp đặt những điều kiện
sống nhằm huỷ diệt toàn bộ hay từng phần sự sống đối với cộng đồng; áp
đặt những biện pháp để ngăn ngừa sinh sản đối với cộng đồng; cưỡng
chế đưa trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng khác với ý định huỷ
diệt toàn bộ hay từng phần cộng đồng quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc
tôn giáo. Mặc dù Điều 422 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi bổ
sung 2017 quy định hành vi diệt chủng khác là một trong những cấu
thành của tội chống loài người, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một định
nghĩa hay một khái niệm cụ thể thế nào được cho là hành vi diệt chủng
quy định tại Điều 422 này.
Điều 7 Quy chế Rome đưa ra định nghĩa khá cụ thể và chi tiết về tội
phạm chống loài người. Theo đó, tội phạm chống loài người nghĩa là bất
cứ hành vi nào được liệt kê tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Rome (như giết
người; hủy diệt; bắt làm nô lệ; tra tấn; trục xuất hoặc dùng vũ lực di
chuyển dân cư; tù giam hoặc tước đoạt tự do thân thể trái với nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế; hiếp dâm,3...) mà được thực hiện như một phần
của hành động tấn công trên diện rộng hoặc có hệ thống nhằm vào
thường dân với nhận thức đẩy đủ về hành vi tấn công đó.
Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội
chống loài người tại Điều 422, theo quy định của điều này thì một người
được cho là phạm tội chống loài người khi thực hiện hành vi tiêu diệt
hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc
sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã
hội nhằm phá hoại xã hội đó, hoặc có những hành vi diệt chủng khác,
hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên.
Có thể thấy rằng những hành vi cấu thành tội phạm quy định tại
Điều 7 Quy chế được giải thích rất rõ ràng, cụ thể. Trong khi đó Điều
422 Bộ luật Hình Việt Nam 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sự xác định
những hành vi khá chung chung như “phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh
thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội” hoặc xác định
các hành vi như diệt chủng, diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên mà không
3
Điều 7 Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế

9
đưa ra một khái niệm hoặc sự giải thích cụ thể nào cho những hành vi
này.
Mặc dù Bộ luật Hình sự Việt Nam cũng có quy định về tội phạm
diệt chủng và tội phạm chống loài người, nhưng xét về mặt cấu thành tội
phạm pháp luật hình sự Việt Nam có nhiều điểm chưa tương thích với
Quy chế Rome, và các quy định về cấu thành tội phạm này trong pháp
luật hình sự Việt Nam cũng chưa được quy định cụ thể nhưng nhìn
chung thì pháp luật Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với pháp luật quốc
tế, góp phần thúc đẩy việc chống tội phạm quốc tế.

Kết bài
Qua phân tích trên, cho ta hiểu thêm về khái niệm, đặc điểm, cấu thành
tội phạm của tội diệt chủng giúp ta phân biệt tội này với các tội khác, đặc biệt
là tội chống loài người- một tội rất giống với tội diệt chủng. Từ đó làm cơ sở
cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, dự đoán và đưa ra những phương hướng để
phòng, chống loại tội phạm này, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, ổn
định, phát triển vững mạnh. Pháp luật Việt Nam cũng thể hiện được sự tiến bộ
nhanh chóng khi có sự nội luật hóa với những loại tội phạm này, thể hiện Việt
Nam ngày càng quan tâm hơn với tình hình hòa bình thế giới, tăng cường hợp
tác quốc tế về chống tội phạm quốc tế.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế
2. Luật hình sự Việt Nam 2015

10

You might also like