Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Nhâm Diệu Linh (11205852)

BT Cá Nhân Thể chế - 1

1. Đại diện các trường phái KTHTC cổ điển/mới là ai?


- KTHTC cổ điển: Veblen, Commons, Mitchell
- KTHTC mới hiện đại: Coarse, Bunchanan, Becker, North

2. KTHTCTT đề cập đến vấn đề gì?


- Sự khác biệt của hành vi thực tế với các khuôn mẫu lý tưởng trong lý thuyết các mô
hình kinh tế).
- Đặt kinh tế học đối mặt với các vấn đề xã hội
- Chủ đề nghiên cứu: quyền lực kinh tế.
- Tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa lao động có tổ chức và dại tư bản. Theo Commons, sự
phân tán sở hữu tư bản góp phần phân phối bình đẳng hơn của cải xã hội

3. KTHTCM đề cập đến vấn đề gì?


- Quan điểm KTH tân thể chế chỉ ra, dù thực hiện hoạt động chuyên môn gì, con
người luôn theo đuổi các lợi ích các nhân, vì vậy không có sự ngăn cách không thể
vượt qua giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội hay chính trị.
- Tính duy lý của con người có giới hạn và việc ra quyết định gắn với rủi ro và sự vô
định. Do vậy các quyết định của con người không phải tối ưu.
- Nhà nước là một thị trường đặc biệt, trong đó các chính trị gia và cử tri giống những
cá nhân trao đổi và lời hứa trong cuộc bầu cử.
- Phủ nhận các phương pháp phân tích cận biên và phân tích cân bằng, sử dụng chủ
yếu những phương pháp tiến hóa của xã hội học
- Thể chế là “luật chơi” trong xã hội - khung giới hạn do con người thiết lập để tổ
chức các mối quan hệ giữa người và người cũng như hệ thống các giải pháp đảm bảo
việc thự thi chúng (North, 1990). Thể chế đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên
cấu trúc cảu các động lực trong sự tương tác giữa con người với nhau, giảm tính vô
định nhờ tổ chức được đời sống hàng ngày của cộng đồng.

4. Tại sao Kinh tế học thể chế TT không được quan tâm?
- Được ví như “cuộc nổi loạn chống lại chủ nghĩa hình thức”
- Trường phát thể chế truyền thống không xây dựng được học thuyết hoàn chỉnh, khái
niệm thể chế của trường phát này phân tán đa nghĩa.
- Bên cạnh đó, vì sử dụng phương pháp của các khoa học xã hội khác trong nghiên
cứu kinh tế học, các nhà kinh tế thể chế truyền thống đánh mất khả năng diễn đạt bằng
một ngôn ngữ thống nhất của khoa học kinh tế.

5. Tại sao Kinh tế học thể chế hiện đại lại được đánh gía cao/quan tâm?
Vì dựa vào những công cụ phân tích kinh tế vi mô truyền thống → tìm cách nghiên
cứu mọi quan hệ xã hội dưới góc nhìn của “con người kinh tế”, tức là qua lăng kính
của sự trao đổi cùng có lợi.
Kinh tế học thể chế hiện đại vẫn có dựa vào lý thuyết và phương pháp phân tích cũ
khiến các nhà nghiên cứu kinh tế dễ tiếp cận và chấp nhận hơn. Hơn nữa, cách tiếp
cận của KTHTC mới cũng thống nhất, hoàn chỉnh, khái niệm nhất quán và rõ ràng
hơn.

6. Sự khác biệt giữa 2 trường phái?

Kinh tế học thể chế truyền thống Kinh tế học thể chế mới

Đối tượng nghiên Thể chế kinh tế tại các nước Phạm vi NC mở rộng - phân tích
cứu phương Tây (đặc biệt là Mỹ) bao trùm cả thể chế của các thời
kỳ lịch sử và của các nước đang
phát triển

Phương pháp luận Phương pháp luận của các ngành Tân cổ điển (các phương pháp
khoa học xã hội khác (luật học, của kinh tế học vĩ mô, lý thuyết
chính trị học, xã hội học); cách tiếp trò chơi); các tiếp cận cân bằng
cận hữu cơ và tiến hóa và tối ưu

Phương pháp Quy nạp (đi từ cái riêng đến cái Suy diễn (từ nguyên lý chung
chung) của KTJ tân cổ điển đên slys
giái các hiện tượng của cuộc
sống kinh tế)

Tâm điểm Hành động tập thể (nhà nước, công Cá nhân độc lập
đoàn)

Quan niệm về cá Cá nhân dễ thay đổi, sự ưa thích và Cá nhân cho sẵn, sự ưu thích của
nhân, sự ưa thích mục đích của cá nhân nội sinh cá nhân ngoại sinh
và mục đích cá
nhân

Quan niệm về vai Hình thành các cá nhân, sự ưa thích Thiết lập các giới hạn bên ngoài
trò của thể chế của cá nhân cho các cá nhân (điều kiện lựa
chọn, các giới hạn và thông tin)

You might also like