Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ


-------------------------

BÀI TẬP
PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ VÀTRUYỀN THÔNG

Nghiên cứu việc báo chí thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện
quyền tự do ngôn luận của Nhân dân

Sinh viên: NGUYỄN NGỌC CHÂU


Mã số sinh viên: 2151050077
Lớp: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG K41

Hà nội, tháng 09 năm 2022


MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn khảo sát....................................................................................1
1.2. Phạm vi khảo sát.........................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. Giới thiệu sơ lược về Báo Tuổi Trẻ và chuyên mục Sức khỏe..........................2
1.1. Đôi nét về Báo Tuổi Trẻ.............................................................................2
1.2. Chủ đề Bạo hành trẻ em.............................................................................3
II. Báo tuổi trẻ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn “Phản ánh và hướng dẫn dư
luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”........3
2.1. Chức năng phản ánh dư luận xã hội của báo chí........................................3
2.2. Báo chí phản ánh dư luận như thế nào?......................................................3
a. Dư luận xã hội - đối tượng phản ánh của báo chí:......................................3
b. Phản ánh dư luận xã hội.............................................................................4
2.3. Hướng dẫn dư luận xã hội..........................................................................8
2.4. Làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân................17
a. 25/12/2021: Bắt khẩn cấp dì ghẻ bạo hành làm bé gái 8 tuổi tử vong.....17
b. 28/12/2021................................................................................................18
c. 29/12/2021................................................................................................20
d. 30/12/2021................................................................................................23
e. 31/12/2021: Vụ bé gái bị bạo hành tử vong: 'Sẽ đấu tranh hết sức để vụ án
được xét xử nghiêm minh'............................................................................26
f. Chuỗi bài báo “Thương cho roi cho vọt”: Khi những đứa trẻ xước sẹo lên
tiếng..............................................................................................................27
KẾT LUẬN........................................................................................................34
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn khảo sát

Trong xã hội hiện đại, công tác truyền thông, báo chí ngày càng thể hiện vai trò,
vị thế đặc biệt quan trọng. Báo chí đã và đang đóng góp to lớn vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, là một
trong những yếu tố góp phần vào thành công của các sự kiện trọng đại của đất
nước.

Có thể nói, Đảng ta luôn coi trọng công tác báo chí, coi đây là nhiệm vụ thường
xuyên và có tính chất mở đường về tư tưởng chính trị, góp phần xây dựng, bồi
đắp nền tảng tư tưởng cách mạng, nền tảng chính trị của Đảng, nền tảng tinh
thần của xã hội, góp phần đưa đường lối đổi mới của Đảng đi vào cuộc sống,
mở rộng dân chủ, khơi dậy sáng tạo của mọi ngành, mọi địa phương, các tầng
lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Để thực hiện tốt những
chức năng này theo kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, báo chí cần thực hiện đúng,
đủ và xuất sắc các nhiệm vụ và quyền hạn của mình căn cứ vào Luật Báo chí
năm 2016.

Nhận thấy điều này, em quyết định thực hiện cuộc khảo sát về Báo Tuổi Trẻ
trong việc “Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí” thông qua chủ đề
Bạo hành trẻ em.

1.2. Phạm vi khảo sát

Cuộc khảo sát hướng chủ yếu vào đánh giá việc báo chí thực hiện nghĩa vụ và
quyền hạn của mình thông qua việc khảo sát chủ đề “Bạo hành trẻ em” của Báo
Tuổi Trẻ trong thời gian dựa trên khoản 2c Điều 4 Luật Báo chí năm 2016.

1.3. Mục đích và nhiệm vụ khảo sát

Mục đích, nhiệm vụ khảo sát là để phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí.
1
NỘI DUNG

I. Giới thiệu sơ lược về Báo Tuổi Trẻ và chuyên mục Sức khỏe

1.1. Đôi nét về Báo Tuổi Trẻ

Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi Trẻ đầu
tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản mỗi tuần. Trụ sở đầu tiên của
Báo Tuổi Trẻ 55 Duy Tân ( nay là Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ
chí Minh). Tiền thân của báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin in
ronéo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ những ngày
chiến tranh Việt Nam.

Tính đến nay, báo đã ra đời được gần 47 năm, có những đóng góp vô cùng to
lớn cho đất nước và nhân dân. Có thể nói rằng Báo Tuổi Trẻ là tờ báo dành cho
bạn đọc cả nước.

Ngày 1 tháng 12 năm 2003, báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức. Từ
đó đến nay, Báo Tuổi Trẻ online đã trở thành trang báo cập nhật thông tin nhanh
nhạy, nóng hổi, là trang báo yêu thích của nhiều nhóm độc giả. Vì vậy, em lựa
chọn Báo Tuổi Trẻ online để tìm hiểu phát triển nội dung cuộc khảo sát.

2
1.2. Chủ đề Bạo hành trẻ em

Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước. Những cô bé cậu bé ngây thơ với
nụ cười trong sáng ấy đáng lý ra phải được yêu thương, bảo bọc và dạy dỗ đúng
cách để phát triển một cách tốt nhất. Ấy vậy mà dạo cuối năm 2021 đầu năm
2022, liên tiếp những vụ xâm hại, bạo hành trẻ em xảy ra, gây không ít sự phẫn
nộ trong cộng đồng. Đáng nói rằng người gây ra những vụ việc tàn nhẫn đó
không ai khác lại là những người ở gần bên cạnh các em nhất. Đây là một chủ
đề nóng hổi, mang tính thời sự và thực tiễn cao tại thời gian này nói riêng và
tương lai nói chung.

Báo Tuổi Trẻ trong thời gian đó đã có những bài báo với mục đích phản ánh và
hướng dẫn dư luận xã hội, đồng thời là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn
luận của nhân dân, thực hiện đúng với điều 4 Luật Báo Chí 2016 và đảm bảo
cho tính đúng đắn cho các hành động trong xã hội.

II. Báo tuổi trẻ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn “Phản ánh và hướng dẫn dư
luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”

2.1. Chức năng phản ánh dư luận xã hội của báo chí.

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của
các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự
có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và
được thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.

2.2. Báo chí phản ánh dư luận như thế nào?

a. Dư luận xã hội - đối tượng phản ánh của báo chí:

Dư luận xã hội là một hiện tượng có ý nghĩa trong đời sống xã hội, do đó nó
cũng là một đối tượng quan trọng để báo chí phản ánh. Mặt khác, dư luận xã hội
biểu lộ thái độ, tình cảm, nhận thức của công chúng trong xã hội về những vấn
đề cụ thể.

3
Báo chí có khả năng và trách nhiệm chuyển tải thái độ, nhận thức, tình cảm ấy
đến bộ máy công quyền nhằm phát ra thông điệp cần thiết, giúp bộ máy ấy điều
chỉnh, xử lý những vấn đề dư luận quan tâm. Báo chí là 1 trong những yếu tố
quan trọng tác động đến sự hình thành và phát triển của dư luận xã hội.

Báo chí phản ánh và lan truyền dư luận xã hội bằng 1 số phương cách như sau:

- Tòa soạn chỉ lựa chọn và thông tin những sự kiện, vấn đề nào đó phù hợp với
quan điểm, thái độ thông tin của mình.

- Báo chí thông tin đầy đủ tất cả những sự kiện nảy sinh, những luồng ý kiến có
trong dư luận xã hội. Cách tiếp nhận, đánh giá, phán xét, nhận thức..như thế nào
thuộc về công chúng.

- Báo chí thông tin tất cả các chiều cạnh, các luồng ý kiến và các sự kiện có
trong dư luận xã hội nhưng có chọn lọc kỹ càng, chú trọng lý giải, phân tích,
bình luận, thuyết phục với mục đích hướng dẫn nhận thức của công chúng, định
hướng dư luận xã hội.

- Báo chí phản ánh dư luận xã hội nhưng sự phản ánh ấy không thụ động mà có
ý thức rõ ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất chính
là định hướng dư luận xã hội.

b. Phản ánh dư luận xã hội

Tần suất xuất hiện của các bài báo: Trong khoảng từ tháng 12/2021- 1/2022,
báo tuổi trẻ đã có khoảng hơn 25 bài báo viết về vấn đề bạo hành trẻ em, trong
đó có đến 14 bài là phản ánh dư luận xã hội về chủ đề này, thể hiện những ý
kiến, thái độ phẫn nộ, uất ức, sự xót thương, là tiếng nói của công chúng đối với
các vụ việc và các em bé là nạn nhân của bạo hành.

Nội dung các bài báo:

- Cách cha mẹ giáo dục con trẻ, con trẻ nên được nuôi dạy thế nào, đặc biệt từ
vụ việc bé gái 8 tuổi tử vong bằng những trận đòn roi của mẹ kế báo chí còn đề
4
cập đến việc người lớn cần thực tập thế nào để có thể mang lại mái nhà bình yên
cho con trẻ.

- Cũng từ vụ việc trên, những đề nghị từ phía Hội bảo vệ quyền trẻ em, của các
cơ quan chức năng xử lý và cả Phó thủ tướng đều lên tiếng, ban hành mạng
lưới bảo vệ trẻ em, củng cố tổng đài đường dây nóng để kịp thời nghe được
tiếng kêu cứu của các em.

- Xử phạt thật nghiêm, tới cùng những hành vi phạm tội liên quan đến bạo lực
trẻ em

Nguồn thông tin: Thông tin phản ánh được trích nguồn rõ ràng, có các văn bản,
hình ảnh, minh chứng kèm theo trong mỗi bài báo. Thời gian cụ thể, rõ ràng,
làm tăng tính minh bạch, trung thực trong mỗi bài viết.

Hình thức thể hiện: Tờ báo có thế mạnh về hiệu quả tuyên truyền thông tin qua
ngôn ngữ diễn đạt, loại chữ sử dụng và sức thu hút, lôi cuốn sự tập trung của
độc giả dành thời gian để đọc tin, bài. Ngôn ngữ sử dụng trong các tin bài đều
dễ hiểu, sử dụng nhiều thuật ngữ Việt, loại chữ dễ đọc, các tít bài đều có sức hút
lôi cuốn độc giả đọc bài.

c. Một số bài báo tiêu biểu

Tên bài Ngày đăng Link


Xử phạt 1,5 triệu đồng 2/12/2021 https://tuoitre.vn/xu-phat-1-5-
người cha đánh con chằng trieu-dong-nguoi-cha-danh-
chịt vết bầm tím con-chang-chit-
Bắt khẩn cấp ‘dì ghẻ’ bạo 25/12/2021 https://tuoitre.vn/bat-khan-
hành làm bé gái 8 tuổi tử cap-di-ghe-bao-hanh-lam-be-
vong gai-8-tuoi-tu-vong-
2021122511175028.htm

Hội Bảo vệ quyền trẻ em 28/12/2021 https://tuoitre.vn/hoi-bao-ve-


TP.HCM tiếp nhận đơn tố quyen-tre-em-tp-hcm-tiep-
cáo của mẹ bé gái bị 'dì ghẻ' nhan-don-to-cao-cua-me-be-

5
bạo hành tử vong gai-bi-di-ghe-bao-hanh-tu-
vong-
20211228125010527.htm

UBND TP.HCM chỉ đạo xử 28/12/2021 https://tuoitre.vn/ubnd-tp-


lý nghiêm vụ bé gái nghi bị hcm-chi-dao-xu-ly-nghiem-
bạo hành tử vong vu-be-gai-nghi-bi-bao-hanh-
tu-vong-
20211228193838545.htm

Vụ bé gái bị 'dì ghẻ' bạo 29/12/2021 https://tuoitre.vn/vu-be-gai-bi-


hành tử vong: Đề nghị làm di-ghe-bao-hanh-tu-vong-de-
rõ trách nhiệm của cha ruột nghi-lam-ro-trach-nhiem-cua-
cha-ruot-
20211229185350697.htm

UNICEF lên tiếng về vụ 'dì 29/12/2021 https://tuoitre.vn/unicef-len-


ghẻ' đánh bé gái 8 tuổi tử tieng-ve-vu-di-ghe-danh-be-
vong gai-8-tuoi-tu-vong-
20211229150804893.htm

Công an TP.HCM: Vụ bé 30/12/2021 https://tuoitre.vn/cong-an-tp-


gái 8 tuổi bị bạo hành tử hcm-vu-be-gai-8-tuoi-bi-bao-
vong sẽ làm 'án điểm” hanh-tu-vong-se-lam-an-
diem-
20211231193030725.htm

Vụ 'dì ghẻ' đánh bé gái 8 30/12/2021 https://tuoitre.vn/vu-di-ghe-


tuổi: Vẫn có thể thay đổi tội danh-be-gai-8-tuoi-van-co-
danh the-thay-doi-toi-danh-
20211230080209857.htm

6
Vụ bé gái bị bạo hành tử 31/12/2021 https://tuoitre.vn/vu-be-gai-bi-
vong: 'Sẽ đấu tranh hết sức bao-hanh-tu-vong-se-dau-
để vụ án được xét xử tranh-het-suc-de-vu-an-duoc-
nghiêm minh' xet-xu-nghiem-minh-
20211231155745626.htm

Ai cũng một thời là trẻ con 2/1/2022 https://tuoitre.vn/ai-cung-


mot-thoi-la-tre-con-
20220101234616029.htm

Bạo lực với trẻ em bị phạt 05/01/2022 https://tuoitre.vn/bao-luc-voi-


tới 20 triệu đồng, liệu có đủ tre-em-bi-phat-toi-20-trieu-
răn đe, ngăn ngừa? ky-vong-bao-hanh-tre-se-
giam-
20220105201734812.htm

Tiếng trẻ cầu cứu ở Tổng 10/1/2022 https://tuoitre.vn/tieng-tre-


đài 111 cau-cuu-o-tong-dai-111-
2022011010532681.htm

Phó thủ tướng yêu cầu hình 12/01/2022 https://tuoitre.vn/pho-thu-


thành mạng lưới bảo vệ trẻ tuong-yeu-cau-hinh-thanh-
em mang-luoi-bao-ve-tre-em-
20220112165758538.htm

Yêu thương là giải pháp, 15/01/2022 https://tuoitre.vn/yeu-thuong-


không phải đòn roi la-giai-phap-khong-phai-don-
roi-20220114225243303.htm

Dư luận bức xúc trước hành vi tàn nhẫn vô nhân tính của các đối tượng bạo
hành trẻ em đồng thời cũng bày tỏ trăn trở rằng làm thế nào để chấm dứt tình

7
trạng này, để các bé có thể sống trong yêu thương thực sự, để có tuổi thơ đầy ý
nghĩa mà không phải chịu đau đớn tủi nhục nhưng không thể nói thành lời.

Đánh giá: Báo Tuổi Trẻ đã thực hiện tốt chức năng phản ánh dư luận xã hội của
mình khi đã cập nhật liên tục, nhanh chóng về thông tin diễn biến của những vụ
việc về vấn nạn “bạo hành trẻ em” qua đó truyền tải thái độ, ý kiến, nhận thức
và bày tỏ quan điểm của nhân dân đến với xã hội và tới các tổ chức công quyền.

Những nội dung bài báo đề cập tới đều là những thông tin mà dư luận quan tâm,
đó là kết quả của những kẻ xấu đã phạm tội phải chịu là gì? tương lai của những
em nhỏ khác sẽ ra sao? Nhà nước, các tổ chức bảo vệ sẽ làm gì để trẻ em có một
tương lai tươi sáng, không bị chịu những đòn roi, tổn thương cả về thể xác và
tinh thần.

Chưa hết, báo chí như là cầu nối nói lên những quan điểm, sự phẫn nộ, mong
muốn của dư luận trước những hành vi độc ác, vô nhân tính không chỉ qua
những bài báo mà còn qua những lời bình.

2.3. Hướng dẫn dư luận xã hội

a. Nội dung các bài báo phản ánh:

Bài báo “Đưa tin về bạo lực với phụ nữ, trẻ em gái: Cần 'mã hóa' ở mức
nhất định, đừng nên 'phơi bày'”

Link báo:

https://tuoitre.vn/dua-tin-ve-bao-luc-voi-phu-nu-tre-em-gai-can-ma-hoa-o-muc-
nhat-dinh-dung-nen-phoi-bay-20211216132805304.htm

Báo tuổi trẻ đã không ít lần đưa bài báo về vấn nạn bạo lực trẻ em hiện nay.
Vào ngày 16.12.2021, trang báo đã đưa tin về vấn đề bạo lực phụ nữ, trẻ em gái
với tiêu đề “Đưa tin về bạo lực với phụ nữ, trẻ em gái: Cần 'mã hóa' ở mức nhất
định, đừng nên 'phơi bày'”.

8
Đây là một bài báo để hướng dẫn dư luận xã hội nhận thức về vấn đề bạo hành
trẻ em gái và phụ nữ hiện nay, dựa trên tọa đàm chia sẻ của UNESCO và Đài
Tiếng nói Việt Nam và những bài học lưu ý có ích cho phóng viên, biên tập
viên và cả người dân khi đăng tin trên truyền thông.

Trong bài báo đã trích dẫn nhiều phát biểu của các đại biểu tham dự, các tiến sĩ,
nhà báo…về vấn nạn bạo hành, ví dụ như ông Christian Manhart, trưởng đại
diện UNESCO tại Việt Nam, cho biết cẩm nang online cung cấp thông tin cho
phóng viên, nhà báo khi đưa tin về bạo lực giới đã được đăng tải trên Internet.
Cẩm nang cung cấp thông tin về 10 chủ đề liên quan tới vấn đề bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời đưa ra các khuyến nghị liên quan tới đạo đức
nghề nghiệp khi đưa tin. Chẳng hạn, nội dung về giới thì lựa chọn hình ảnh, câu
hỏi khi tiếp cận nạn nhân sao cho phù hợp.

Tại tọa đàm, TS Đỗ Anh Đức (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn)
hay nhà báo Phạm Trung Tuyến, phó giám đốc kênh VOV… cũng đã nêu ý kiến
của mình.

Qua bài báo, ta có thể thấy vấn nạn bạo hành vẫn là một chủ đề nóng hiện nay.
Bài đăng này trên báo tuổi trẻ đã không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin cho
bạn đọc, mà còn là bài báo hướng dẫn dư luận xã hội nên học cách đưa tin về
bạo lực sao cho hiệu quả, hạn chế sai sót khi đưa tin và nhận tin về bạo hành,
xâm hại tình dục… với phụ nữ và trẻ em gái.

Khi định hướng dư luận trong nhóm xã hội thì việc thông qua những người có
uy tín, địa vị cao trong nhóm có vai trò hết sức quan trọng. Những người đứng
đầu tổ chức, đơn vị thường có vai trò định hướng rất rõ đối với các thành viên
thuộc tổ chức của mình vì vậy việc trang bị cho người định hướng những thông
tin có định hướng rõ ràng, chính xác, đầy đủ ý nghĩa về nội dung một thông
điệp nào đó đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng là rất quan trọng. Bài báo trên là
bài báo về định hướng dư luận trong nhóm xã hội mà ở đây là những người
phóng viên, nhà báo tác nghiệp.
9
Bài báo “Đến mẹ Cám cũng phẫn nộ”

Link báo:

https://tuoitre.vn/den-me-cam-cung-phan-no-20211229001745672.htm

Sau khi vụ việc dì ghẻ bạo hành bé gái 8 tuổi dẫn đến tử vong xảy ra vào ngày
28.12.2021, trên trang này đã có nhiều bài báo hơn về vấn đề bạo hành trẻ em.
Do sức nóng của vấn đề, nên việc định hướng dư luận xã hội đi theo hướng
đúng đắn trong thời điểm đó là trách nhiệm của mỗi tờ báo. Đối với báo tuổi trẻ,
vào ngày 29.12.2021, báo đã đăng tải bài báo “Đến mẹ Cám cũng phẫn nộ”. Dễ
thấy đây là bài báo nêu lên quan điểm cá nhân của nhà báo về vụ việc, từ đó
định hướng dư luận xã hội.

Trích dẫn từ bài báo: “Dì ghẻ là mẹ Cám năm xưa mấy hôm nay bị gọi dậy so
sánh. Số là mọi người ai cũng phẫn nộ với "dì ghẻ" bạo hành bé gái 8 tuổi đến
chết, ai cũng chửi thậm tệ, công an bắt luôn. Chửi là đúng, bắt là đúng, ác quá
mà. Nhưng mẹ Cám không chịu, nói đừng lôi tui ra so sánh với ả ác nghiệt đó”.
Bài báo cũng đề cập thêm về trách nhiệm của người bố trong câu chuyện
thương tâm trên: “Xưa tui ra tay là do cha nó, tức chồng tui, đã thiên thu. Chứ
ông đó còn thì tui đố dám. Nhưng giờ cha đứa bé còn đó mà, sao không lo cho
con gái gì cả, thiệt là trọng tội, phải xử như xử "dì ghẻ" kia!”

Bài báo đã nêu lên quan điểm về vấn đề bạo hành trẻ em trong thời hiện đại.
Đây là vấn đề đã gây bức xúc dư luận nhiều năm qua, và với vụ việc này, công
chúng không khỏi xót xa, bàng hoàng trước sự ra đi thương tâm của bé gái 8
tuổi. Hiểu được điều đó, báo tuổi trẻ đã làm tròn trách nhiệm định hướng dư
luận xã hội thông qua bài báo trên bằng hình thức so sánh, nêu ý kiến của người
viết báo, từ đó khiến dư luận có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về vấn đề. Tại
thời điểm mới nổ ra vụ việc, nhân vật “dì ghẻ” là người đáng bị lên án nhất,
nhưng cũng có lẽ vì thế mà nhiều người chưa kịp nhận ra người bố trong câu
chuyện trên cũng phải nhận những trừng phạt thích đáng. Bài báo đã giúp dư

10
luận hiểu rõ người bố cũng có trách nhiệm ngang với người dì ghẻ đã đánh đập
cô bé.

Có thể nói, bài báo trên tuy ngắn nhưng trong thời điểm đó, nó cũng đã làm tròn
vai trò của mình trong việc định hướng dư luận tới cái nhìn toàn diện hơn.

Bài báo “Nỗi đau con trẻ và sự vô cảm của người lớn

Link báo:

https://tuoitre.vn/noi-dau-con-tre-va-su-vo-cam-cua-nguoi-lon-
20211229001403638.htm

Ngày 29/12/2021, bài báo với tiêu đề “Nỗi đau con trẻ và sự vô cảm của người
lớn” được đăng tải như một lời chia buồn và xót xa đến vụ việc bé gái 8 tuổi bị
hành hạ cho đến chết. Giá như cái ác được ngăn chặn kịp thời thì vẫn có một
thiên thần bé thơ đang ở bên chúng ta, đêm Noel vẫn có thêm ước mơ hồn nhiên
của cô bé 8 tuổi.

Từ nỗi đau của bé gái, thử lần giở lại biết bao vụ con trẻ bị bạo hành dã man
khác. Chỉ trong hai năm qua, chúng ta đã đọc không hết vụ việc, và đã nhòe mờ
mắt, không đọc nổi nữa, vì vụ nào cũng quá sức đau lòng! Bé thì bị cha dượng
xâm hại, bé thì bị mẹ kế hành hung, bé không thể qua khỏi, bé mang thương tật
khắp người. Chuyện đớn đau của các bé xảy ra từ cả làng quê lên thành phố
đông đúc và ngày này qua ngày khác.

Qua đó ta thấy bài báo “Nỗi đau của con trẻ và sự vô cảm của người lớn” định
hướng mọi người với quan điểm rằng hãy quan tâm, ngăn chặn tội ác trước khi
quá muộn. Hàng xóm, người vô tình chứng kiến hay thậm chí là các cơ quan
chức năng cần hành động nhiều hơn và quan tâm hơn đến những vụ việc như
thế này. Chỉ cần một cái gõ cửa, một lời báo lên cơ quan chức năng cũng có thể
cứu sống tính mạng của một bé thơ đang trong hoàn cảnh đau khổ nhất.

Bài báo “Đừng để cái chết của cô bé trở nên vô nghĩa”

11
Link báo:

https://tuoitre.vn/dung-de-cai-chet-cua-co-be-tro-nen-vo-nghia-
20211230075405562.htm

Tiếp theo đó, ngày 30.12.2021, báo tuổi trẻ đã đăng tải bài viết: “Đừng để cái
chết của cô bé trở nên vô nghĩa”. Bài báo đã nêu lên vấn đề: “Cha mẹ đánh,
mắng con thậm tệ với cùng lý do: dạy dỗ con. Nếu ai đó có ý kiến phản đối việc
đánh, mắng vì điều này có thể gây tổn thương thể xác lẫn tinh thần của trẻ, vi
phạm Luật trẻ em, những trường hợp nghiêm trọng là vi phạm Luật hình sự thì
sẽ có rất nhiều người biện minh rằng: ngày xưa, nhờ cha mẹ dùng đến roi vọt
mà nay mình mới nên người; không dạy dỗ nghiêm khắc thì có ngày con sẽ
"trèo lên đầu lên cổ cha mẹ ngồi". Thậm chí, nhiều người còn phê phán việc
cấm tuyệt đối đánh đập trẻ ở phương Tây sẽ làm mất đi văn hóa tôn ti, trật tự,
quyền lực cha mẹ của người Việt.”

Chính quan điểm "phải xem xét việc đánh đập tùy mục đích" là giáo dục con
hay muốn bạo hành con nên việc đánh đập trẻ cứ được duy trì hằng ngày, hằng
giờ trong nhiều gia đình Việt. Trong khi đó, ranh giới giữa việc dùng roi vọt dọa
dẫm để giáo dục trẻ với việc bạo hành trẻ là rất mong manh. Câu chuyện cô bé 8
tuổi bị bạo hành đến chết làm rúng động dư luận cả nước. Những người xung
quanh nghe tiếng khóc la của cô bé, tiếng mắng chửi của cha mẹ cũng thấy
phiền lòng, nhưng cũng không xem đó là sự việc thực sự nghiêm trọng, cần phải
báo cảnh sát khu vực, các tổ chức bảo vệ trẻ em.

Bài báo cũng là hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở dư luận về vấn nạn bạo hành trẻ
em, đồng thời nêu lên trách nhiệm của cộng đồng về vấn đề này: “Cái chết của
cô bé 8 tuổi là tiếng chuông cảnh báo xã hội bao gồm các cơ quan quản lý, các
tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng... phải cùng nhìn lại, cùng hành động để
chấm dứt những nỗi đau tương tự. Tất cả những hành vi đánh đập trẻ, sỉ nhục
trẻ dù nhân danh tình thương hay giáo dục đều bị cấm tuyệt đối. Mọi người
trong xã hội này khi chứng kiến phải hành động quyết liệt để phản đối và báo
12
cáo cơ quan chức năng. Cảnh sát, hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, các nhóm hội luật
sư... phải xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm này. Các nhà quản lý giáo
dục, ban giám hiệu, giáo viên các trường cần đưa chương trình giáo dục trẻ về
việc bạo hành, bạo lực để trẻ tự bảo vệ bản thân, đồng thời cũng không thực
hiện hành vi này với bất cứ ai, nhất là người yếu thế hơn mình. Đừng để cái chết
của cô bé 8 tuổi trở nên vô nghĩa trong cuộc chiến chống lại hành vi bạo hành
trẻ em vốn tồn tại như những điều bình thường trong xã hội.”

Bài báo “Vụ 'dì ghẻ' đánh bé gái 8 tuổi: Phó thủ tướng chỉ đạo 'không bỏ
lọt tội phạm'”

Link báo:

https://tuoitre.vn/vu-di-ghe-danh-be-gai-8-tuoi-pho-thu-tuong-chi-dao-khong-
bo-lot-toi-pham-20211230193536425.htm

Ngày 30-12, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của
Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về xử lý hành vi hành
hạ, xâm hại trẻ em, cụ thể với vụ cháu bé 8 tuổi bị hành hạ dẫn đến tử vong.

Văn bản nêu những ngày qua phản ánh vụ việc cháu bé 8 tuổi, trú tại phường 22
(quận Bình Thạnh, TP.HCM) bị hành hạ dẫn đến tử vong, gây bức xúc dư luận.
Công an quận Bình Thạnh cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ đối
tượng liên quan.

Về việc này, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu
Bộ Công an, UBND TPHCM tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn
trương điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm những người liên quan theo quy
định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.

Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
hiệu quả các hành vi xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành
vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ hành hạ, xâm hại trẻ em.
13
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chỉ đạo
tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan
điều tra trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; xử lý nghiêm minh các vụ án
có liên quan đến hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật để
răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

Theo văn bản, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các bộ các ngành đẩy
mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh
mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác các hành vi hành hạ, xâm
hại trẻ em; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em.

Qua đó, nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng
tư của trẻ em; nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ trẻ em, phòng,
chống xâm hại trẻ em, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan
có thẩm quyền trong công tác bảo vệ trẻ em.

Bài báo “Bổ sung vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em vào công tác mặt
trận 2021”

Link báo:

https://tuoitre.vn/bo-sung-van-de-bao-luc-gia-dinh-xam-hai-tre-em-vao-cong-
tac-mat-tran-2021-20211230122144309.htm

Ngày 30-12 diễn ra hội nghị trực tuyến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
(MTTQ) Việt Nam lần thứ 6, khóa IX.

Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho
biết trong năm 2022, MTTQ Việt Nam triển khai 5 nội dung trọng tâm. Bên
cạnh đó, bổ sung việc nắm bắt dư luận xã hội về bạo lực, xâm hại, mua bán
người.

14
Nêu ý kiến tại hội nghị, bà Hà Thị Nga, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, đề nghị báo cáo kết quả công tác mặt trận năm 2021 cần bổ sung
nội dung nắm bắt tình hình dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại
trẻ em, mua bán người. Trên thực tế, hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại
trẻ em có chiều hướng tăng lên và có diễn biến phức tạp hơn.

Qua đó có thể thấy việc bạo hành trẻ em đang ngày trở thành vấn đề đáng quan
tâm, đáng lo ngại trong xã hội hơn bao giờ hết. Vì vậy, cấp thiết phải có những
biện pháp cụ thể để nhanh chóng giải quyết triệt để vấn đề này.

Bài báo “Thương cho roi cho vọt - sai lầm sao cứ tiếp nối? - Kỳ cuối: Đừng
để xảy ra hậu quả mới giải quyết

Link báo:

https://tuoitre.vn/thuong-cho-roi-cho-vot-sai-lam-sao-cu-tiep-noi-ky-cuoi-dung-
de-xay-ra-hau-qua-moi-giai-quyet-20220106201517069.htm

Tiếp nối series “Thương cho roi cho vọt - sai lầm sao cứ tiếp nối?”, ngày
07/01/2022 báo Tuổi trẻ đã đăng tải bài báo kỳ cuối “Đừng để xảy ra hậu quả
mới giải quyết” để tổng kết lại một số vấn đề đáng suy ngẫm về “bạo hành trẻ
em”.

Báo Tuổi trẻ đã có cuộc trò chuyện với tiến sĩ - luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh
(Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM), nhà sáng lập Công ty Luật TNHH TNJ
- Đoàn Luật sư TP.HCM. Từ những vụ việc chấn động như vụ bé gái 8 tuổi bị
nhân tình của bố hành hạ đến chết bà cho biết mỗi hành vi bạo hành trẻ em của
người lớn đều có ý thức, động cơ thực hiện. Nếu không tìm ra được nguyên
nhân ngọn ngành của vấn đề thì không thể có những bài giáo dục cụ thể, phù
hợp.

Có thể tóm gọn lại được trong bài báo có đề cập đến việc xử lý thờ ơ của các cơ
quan chức năng về những vụ việc như thế này, họ cho rằng đó là chuyện dạy dỗ

15
con cái bình thường nên không quan tâm. Biện pháp bảo vệ trẻ em tốt nhất là sự
giáo dục đến từ gia đình, nhà trường và cá nhân.

Qua đó ta thấy bài báo “Thương cho roi cho vọt - sai lầm sao cứ tiếp nối? - Kỳ
cuối: Đừng để xảy ra hậu quả mới giải quyết” định hướng dư luận một cách
logic, có hệ thống qua các kỳ của series. Báo hướng dẫn dư luận xã hội bằng
việc chỉ ra nguyên nhân của các vụ bạo hành trẻ em, liệu “Thương cho roi cho
vọt” có phải là cách dạy con đúng? Biện pháp để bảo vệ con trẻ tốt nhất chính là
sự giáo dục đến từ gia đình, nhà trường và xã hội, trẻ cần hình thành ý thức bảo
vệ bản thân bằng cách lên tiếng trước những hành động sai trái đến với mình.

Bài báo “Thương con của người như con mình”

Link báo:

https://tuoitre.vn/thuong-con-cua-nguoi-nhu-con-minh-
20220116094035432.htm

Ngày 16/01/2022, báo Tuổi trẻ đăng tải bài báo “Thương con của người như
con của mình” giữa vô vàn vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra gần đây.

Bài báo chủ yếu nói về việc “đi thêm bước nữa” của các ông bố bà mẹ đã lỡ
“một chuyến đò” thông qua các mẩu chuyện ngoài đời thực. Có thể thấy trẻ em
là nạn nhân của các mối tình tan vỡ, vì vậy ngay từ đầu khi quyết định về chung
nhà với người đã qua một lần đò, có con riêng, người trong cuộc ắt hẳn cần tự
hỏi mình "có thể thương con của người ta như con mình?". Lòng nhân hậu của
con người đôi lúc bị chính sự ích kỷ, ghen tuông của họ phá hủy.

16
Qua đó ta thấy bài báo “Thương con của người như con mình” đánh một đòn
tâm lý khiến những ông bố bà mẹ tái hôn phải suy nghĩ sâu sắc để quan tâm hơn
tới con cái của mình.

Đánh giá: Có thể thấy, hàng loạt bài báo với mục đích hướng dẫn dư luận xã
hội được báo Tuổi Trẻ đăng tải sau khi hàng loạt vụ bạo hành trẻ em diễn ra.
Tại sao cần phải hướng dẫn xã hội? Mỗi sự việc xảy ra đều có nhiều ý kiến khác
nhau về nó, đối với những vụ mang tính chất quyết định đến sự văn minh, phát
triển của xã hội như vậy, định hướng hướng dẫn dư luận xã hội tới những quan
điểm đúng đắn là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, báo chí còn phải thực hiện
nhiệm vụ bảo đảm cho lợi ích của nhân dân, làm đúng như trong luật Báo chí
cũng như những văn bản dưới luật đã quy định.

Báo Tuổi trẻ mổ xẻ sâu hơn từ vấn đề “Bạo hành trẻ em” đang gây nhức nhối để
tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể nhất và để hướng dẫn dư luận đúng nhất.
Từ đó từng bước lấy lại công bằng, văn minh cho xã hội.

2.4. Làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân

Báo chí là phương tiện chủ yếu, quan trọng để thực hiện quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí của nhân dân. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền viết bài thể
hiện quan điểm, góc nhìn riêng hay kiến nghị, góp ý về một vấn đề nào đó.
Không chỉ vậy, ngày nay, báo chí (đặc biệt là báo mạng điện tử) luôn tăng
cường khả năng tương tác với bạn đọc, khiến người đọc và báo chí đến gần
nhau hơn bằng cách mở mục bình luận công khai dưới mỗi bài báo để Nhân dân
có khả năng thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề và được tranh luận tự do.
Và báo Tuổi Trẻ đã thực hiện trưng cầu ý dân về nội dung và hình thức của báo,
thể hiện sự lắng nghe nhu cầu, nắm bắt mong muốn, ghi nhận các sáng kiến của
Nhân dân đóng góp cho báo.

Nội dung báo Tuổi Trẻ thực hiện:

17
a. 25/12/2021: Bắt khẩn cấp dì ghẻ bạo hành làm bé gái 8 tuổi tử vong

Link báo: https://tuoitre.vn/bat-khan-cap-di-ghe-bao-hanh-lam-be-gai-8-tuoi-tu-


vong-2021122511175028.htm

Trước vụ việc được báo Tuổi Trẻ thông tin ngày 25/12/2021 dưới tiêu đề “Bắt
khẩn cấp dì ghẻ bạo hành làm bé gái 8 tuổi tử vong”, dưới mục bình luận, hơn
70 người đã thể hiện quan điểm của mình. Hầu hết bình luận thể hiện sự phẫn
nộ trước sự dửng dưng của người cha và tội ác của người phụ nữ gây ra, đề nghị
pháp luật xử nghiêm minh cả người cha và bạn gái.

Qua đó, báo Tuổi Trẻ đã nhận được tiếng nói của nhân dân về sự kiện, những
bình luận này cũng góp phần làm sáng tỏ vụ việc, như người sử dụng có tên
Oanh phạm đã chỉ ra rằng: “Vết thương trên mặt đã mờ có nghĩa là bạo hạnh rất
lâu, người cha sống chung mà kêu không liên quan thì hơi vô lý...”, nhận được
110 lượt tương tác ủng hộ.

Bình luận nổi bật dưới bài viết

b. 28/12/2021

- Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM tiếp nhận đơn tố cáo của mẹ bé gái bị dì ghẻ
bạo hành tử vong

Link báo: https://tuoitre.vn/hoi-bao-ve-quyen-tre-em-tp-hcm-tiep-nhan-don-to-


cao-cua-me-be-gai-bi-di-ghe-bao-hanh-tu-vong-20211228125010527.htm

- UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ bé gái nghi bị bạo hành tử vong

18
Link báo: https://tuoitre.vn/ubnd-tp-hcm-chi-dao-xu-ly-nghiem-vu-be-gai-nghi-
bi-bao-hanh-tu-vong-20211228193838545.htm

Hai bài báo cập nhật về việc tiếp nhận đơn tố cáo của mẹ và bác ruột của bé gái
của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM và sự chỉ đạo của UBND thành phố, yêu
cầu khẩn trương làm rõ và xử lý vụ việc.

Một lần nữa, dưới các bài báo lại xuất hiện những bình luận của người theo dõi
vụ việc. Người dân thể hiện sự quan tâm tới sự kiện này bằng cách bày tỏ sự
thương xót tới bé gái và mong muốn pháp luật trừng trị thích đáng kẻ phạm tội.
Hơn nữa, còn có những ý kiến đóng góp tới Luật Bảo vệ Trẻ em, cho rằng “Cần
thêm luật bảo vệ trẻ em đối với trường hợp cha mẹ ly hôn cần có cán bộ xã hội
quan tâm theo dõi. ”

19
Bình luận dưới bài báo “Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM tiếp nhận đơn tố
cáo của mẹ bé gái bị dì ghẻ bạo hành tử vong”

Bình luận dưới bài báo “UBND TPHCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ bé gái nghi bị
bạo hành tử vong”

c. 29/12/2021

- UNICEF lên tiếng về vụ 'dì ghẻ' đánh bé gái 8 tuổi tử vong

Link báo: https://tuoitre.vn/unicef-len-tieng-ve-vu-di-ghe-danh-be-gai-8-tuoi-tu-


vong-20211229150804893.htm

Trước phát ngôn của trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng Việt Nam
cần có hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ và trẻ em, cam kết UNICEF sẽ
hỗ trợ nguồn lực để xây dựng hệ thống đã nêu, người dân đã thể hiện thái độ

20
đồng tình, nâng cao quan điểm, đưa ra những ý kiến cá nhân có tính đóng góp
cao.

Bình luận dưới bài báo “UNICEF lên tiếng về vụ 'dì ghẻ' đánh bé gái 8 tuổi tử
vong”

- Cục trưởng Cục Trẻ em: Đừng coi việc bạo hành trẻ em là chuyện nhà người
ta

Link báo: https://tuoitre.vn/cuc-truong-cuc-tre-em-dung-coi-viec-bao-hanh-tre-


em-la-chuyen-nha-nguoi-ta-20211229131746362.htm

- Nỗi đau con trẻ và sự vô cảm của người lớn

Link báo: https://tuoitre.vn/noi-dau-con-tre-va-su-vo-cam-cua-nguoi-lon-


20211229001403638.htm

21
Bài báo thứ nhất thuật lại những trao đổi của ông Đặng Hoa Nam (Cục Trưởng
Cục Trẻ em) và bà Nguyễn Phương Linh (viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý
phát triển bền vững) , bày tỏ sự xót xa trước sự ra đi của bé gái và nhấn mạnh
tới sự cần thiết can thiệp của hàng xóm láng giềng xung quanh nhằm chấm dứt
hành vi ngược đãi, bạo lực. Bài báo thứ hai như lời tâm sự của tác giả, xót xa
trước sự bàng quan, thiếu trách nhiệm không chỉ của người cha mà còn của
những người hàng xóm, của ban quản lý chung cư đối với vụ việc nói riêng, và
đau đớn trước thực trạng về việc ngược đãi trẻ em nói chung. Cùng với đó, tác
giả đưa ra lời cảnh tỉnh và mong mỏi sự sát sao của tất cả mọi người trong xã
hội trước vấn nạn bạo hành trẻ em.

Người dân bày tỏ sự cảm thông, mong muốn công lý được thực thi và báo Tuổi
Trẻ cập nhật tin tức về vụ việc cho đến cùng.

22
Bình luận dưới 2 bài báo

d. 30/12/2021

- Vụ dì ghẻ đánh bé gái 8 tuổi: Vẫn có thể thay đổi tội danh?

Link báo: https://tuoitre.vn/vu-di-ghe-danh-be-gai-8-tuoi-van-co-the-thay-doi-


toi-danh-20211230080209857.htm

- Vụ dì ghẻ đánh bé gái 8 tuổi: Phó thủ tướng chỉ đạo không bỏ lọt tội phạm

Link báo: https://tuoitre.vn/vu-di-ghe-danh-be-gai-8-tuoi-pho-thu-tuong-chi-


dao-khong-bo-lot-toi-pham-20211230193536425.htm

- Đừng để cái chết của cô bé trở nên vô nghĩa

Link báo: https://tuoitre.vn/dung-de-cai-chet-cua-co-be-tro-nen-vo-nghia-


20211230075405562.htm

Trong bài báo thứ nhất, luật sư Đỗ Trúc Lâm cho rằng cơ quan điều tra sẽ làm
rõ cơ sở xác định được chính xác là bạo hành hay cố ý gây thương tích hoặc giết
23
người; và có hay không đồng phạm, giúp sức trong vụ án này, cụ thể là cha của
em N.T.V.A. - ông Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi), khiến phần bình luận
dưới bài báo này một lần nữa lại dậy sóng. Người dân cho rằng cơ quan điều tra
cần làm rõ hơn về tội danh của người cha và bạn gái, bởi đây không còn là cố ý
gây thương tích mà đã trở thành vụ án giết người thương tâm.

Ngay lập tức, vào tối cùng ngày, bài báo thứ hai được đưa ra. Bài báo như lời
xoa dịu đối với sự phẫn nộ của dư luận những ngày vừa qua, là lời chỉ đạo đanh
thép của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, yêu cầu “lực lượng chức năng khẩn
trương điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm những người liên quan theo quy
định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm”. Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị
cần có sự quyết liệt, chặt chẽ hơn trong công tác bảo vệ trẻ em, không chỉ đến từ
các cơ quan luật pháp, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà cả
cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình và xã hội. Sự lên
tiếng của Phó Thủ tướng khiến người dân vững tin hơn vào luật pháp nước nhà,
tiếp tục theo đuổi và lên án vụ việc:

24
Cuối cùng, ở bài báo “Đừng để cái chết của cô bé trở nên vô nghĩa”, khi tác giả
đưa ra hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo lực trẻ em, mong rằng sự ra đi của
bé V.A sẽ thức tỉnh những điều còn nhức nhối trong xã hội.

Ở phần bình luận, người dân vô cùng đồng tình, bày tỏ sự xúc động, đồng cảm
sau khi đọc bài báo. Thậm chí, có độc giả còn chia sẻ về những tổn thương vật
lý trong quá khứ đã ảnh hưởng đến tương lai ra sao.

Những bình luận ấy là cách người đọc nâng cao nhận thức về vũ lực trong giáo
dục, tự hiểu và tự định hướng được cách giáo dục của mình đối với con cái,
quyết liệt đấu tranh hơn nữa để chống lại hành vi ngược đãi trẻ thơ:

25
e. 31/12/2021: Vụ bé gái bị bạo hành tử vong: 'Sẽ đấu tranh hết sức để vụ án
được xét xử nghiêm minh'

Link báo: https://tuoitre.vn/vu-be-gai-bi-bao-hanh-tu-vong-se-dau-tranh-het-


suc-de-vu-an-duoc-xet-xu-nghiem-minh-20211231155745626.htm

Bài báo tiếp tục cập nhật về vụ án, và tới sáng ngày 31/12, người cha đã bị bắt.
Động thái này được báo Tuổi Trẻ đánh giá là “bước đầu của việc không để "lọt
người" đã phần nào được thực hiện. Nhiệm vụ tiếp theo là không để "sót tội"”.
Các cơ quan có thẩm quyền cũng kiến nghị xem xét về các mức phạt và tội danh
cho 2 tội phạm.

Phía dưới bài báo, bên cạnh những bình luận lên án hành vi của người cha và
bạn gái còn có những chia sẻ của một vị phụ huynh về vấn đề sử dụng bạo lực
để răn đe con cái, qua đó, họ nhấn mạnh sự không cần thiết của vũ lực trong chỉ
dạy con, nhận được sự đồng tình khá đông đảo:

Bên cạnh đó, bình luận dưới đây còn thể hiện sự hiểu biết của người dân, cho
thấy rằng quyền tự do ngôn luận của họ là vô cùng quan trọng, vì những thông

26
tin như vậy sẽ góp phần làm sáng tỏ vụ việc, khiến mọi người hiểu rõ hơn về tội
danh của 2 người gây ra.

f. Chuỗi bài báo “Thương cho roi cho vọt”: Khi những đứa trẻ xước sẹo lên
tiếng

- Kỳ 1:

Link báo: https://tuoitre.vn/thuong-cho-roi-cho-vot-sai-lam-sao-cu-tiep-noi-ky-


1-don-roi-am-anh-ca-giac-mo-cua-toi-20220102193415142.htm

27
Kỳ 1 của “Thương cho roi cho vọt” là lời tự sự của một người phụ nữ đã có gia
đình, kể lại về quá khứ đòn roi ám ảnh đến cả trong giấc mơ. Qua bài viết trên
báo Tuổi Trẻ, tác giả giấu tên kể rằng, sự kiểm soát quá mức của người cha
cùng với những lần bạo hành đã khiến cô luôn sợ hãi, thậm chí từng tủi nhục vì
bị đánh giữa trường, dẫn đến trầm cảm nặng. Bài viết cũng khai mở nguồn gốc
những hành vi của người cha, cũng đến từ tuổi thơ không trọn vẹn khi liên tục
phải hứng chịu những trận đòn từ ông nội. Lời kể vẫn còn sự xót xa khi nghĩ lại
quá khứ với những ám ảnh khó xóa nhòa, nhưng kết thúc bài viết, cô khẳng
định sẽ dạy dỗ con mình bằng tình thương, không phải bằng đòn roi như cha,
ông nội cô từng làm, chấm dứt chuỗi luẩn quẩn của những đứa trẻ chẳng thể
chữa lành.

Dưới phần bình luận, mọi người cùng bàn luận về bạo lực trong giáo dục gia
đình qua những câu chuyện cá nhân, những quan điểm về “thương cho roi cho
vọt”. Qua những bình luận ấy, độc giả hiểu hơn về vị trí của đòn roi trong việc
dạy dỗ con cái, cũng như biết được cách tiết chế bạo lực, không biến tướng câu
tục ngữ “thương cho roi cho vọt” thành một vấn nạn xã hội:

28
- Kỳ 2:

Link báo:

https://tuoitre.vn/thuong-cho-roi-cho-vot-sai-lam-sao-cu-tiep-noi-ky-2-ba-ma-
cai-nhau-cac-con-bi-danh-20220103195752519.htm

Tiếp tục mang đến cho độc giả về câu chuyện của những người có tuổi thơ ám
ảnh bởi bạo lực gia đình, kỳ 2 của “Thương cho roi cho vọt” là câu chuyện của
một người con ở xóm biển nghèo Tiền Giang, lớn lên chứng kiến những xung
đột trong cuộc hôn nhân của cha mẹ, và trở thành nạn nhân trong những cuộc
xung đột ấy. Chi tiết “Hai chiếc răng của tôi bị gãy rơi xuống chén. Máu đỏ lòm
trong miệng và rớt cả vào những hạt cơm trong cái chén tôi đang cầm trên tay”
và những trận đòn đau đớn đến từ cha và mẹ khiến tác giả nhớ mãi chẳng thể
quên dù đã trưởng thành. Ẩn sau những lần bùng nổ của cha mẹ, anh nhận ra sự
khổ sở của cuộc sống cơm áo gạo tiền là nguyên nhân dẫn đến ức chế tâm lý.
Kết thúc bài báo là trăn trở của người con, khi biết rằng nghèo khó không hoàn
toàn dẫn đến bạo lực gia đình, nhưng cha mẹ anh lại không thể thoát khỏi vòng
luẩn quẩn ấy.
29
Độc giả tiếp tục được tranh luận về những đòn roi mà tác giả phải chịu, nguyên
nhân của những đòn roi ấy, thậm chí là kể lại câu chuyện của riêng mình. Bài
viết đến từ báo Tuổi Trẻ tạo một không gian an toàn cho những người với
những quan điểm khác nhau cùng chia sẻ, cùng giáo dục cho nhau về những vấn
đề nhức nhối trong cuộc sống:

- Kỳ 3:

Link báo:

https://tuoitre.vn/thuong-cho-roi-cho-vot-sai-lam-sao-cu-tiep-noi-ky-3-dung-
xia-chuyen-tao-day-con-20220105102259125.htm

Kỳ 3 là lời kể nối tiếp của tác giả tại kỳ 2, kể về câu chuyện rời quê nhà để lên
TP.HCM học đại học. Tại nơi ở trọ, anh gặp lại cảnh bạo lực của gia đình hàng
xóm. Từng chịu cảnh bạo lực gia đình, anh muốn được giúp đỡ cô bé khỏi phải
chịu đau đớn, nhưng đáp lại anh là những cái xua tay của láng giềng xung
quanh, sự thờ ơ của mọi người và đặc biệt là cái trợn trừng của người mẹ:
“Đừng xía chuyện tao dạy con”. Bạo lực gia đình bị che giấu bởi cái mác
30
“chuyện riêng”, “chuyện gia đình nhà người ta”, “để người ta dạy con”, “răn đe
chứ không dính tới pháp luật”,... Sau này, khi đã có gia đình và có con, không
để quá khứ ám ảnh quyết định hành vi, anh dạy con bằng cách khác, không cần
dùng tới vũ lực nhưng vẫn cho thấy sự nghiêm khắc.

g. 22/01/2022: Thấy trẻ khóc vì đòn, bạn làm gì?

Link báo: https://tuoitre.vn/thay-tre-khoc-vi-don-ban-lam-gi-


20220122000322967.htm

Sau hàng loạt những câu chuyện thương tâm về bạo hành trẻ em, báo Tuổi Trẻ
đã đưa ra khảo sát cho độc giả về phản ứng của họ khi nghe thấy tiếng khóc vì
đòn roi hay sự sợ hãi vì bị mắng mỏ của trẻ.

Bài viết đưa ra trách nhiệm của từng cá nhân, cộng đồng trong xã hội trước vấn
nạn bạo hành, đồng thời cho thấy sự cấp thiết phải trang bị kiến thức về hỗ trợ

31
cho trẻ khi trong tình huống bạo hành. Không chỉ vậy, Tuổi Trẻ còn cung cấp
cho độc giả những thông tin hữu ích khi bắt gặp những dấu hiệu có khả năng
dẫn đến hành vi ngược đãi trẻ em.

Kết thúc bài viết, trước khi đi tới bảng khảo sát, tác giả nhấn mạnh “Thương
cho roi cho vọt” là cách dạy dỗ “đã xưa rồi”, mong muốn các bậc phụ huynh
trang bị kiến thức và hiểu biết khi nuôi dạy con, mở lòng để đón nhận sự thay
đổi.

Bảng khảo sát

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, phần lớn người dân lựa chọn cách can thiệp
ngay khi thấy dấu hiệu bạo hành và gọi đến đường dây khẩn cấp 111.
32
Kết quả

Đánh giá: Báo Tuổi Trẻ đã thực hiện tốt nhiệm vụ trở thành diễn đàn tự do
ngôn luận cho Nhân dân bằng những phương thức vô cùng đa dạng: mở mục
bình luận, cho phép độc giả chia sẻ câu chuyện trong các kỳ báo, mở khảo sát,...
Điều này cho thấy khả năng được tiếp cận và tương tác với báo chí của Nhân
dân cũng được mở rộng hơn, hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa Nhân dân và
báo chí. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại ngày nay, khi báo chí luôn
cần đổi mới để giữ được lượng độc giả nhất định, để không còn nhàm chán, tụt
hậu so với những thay đổi không ngừng của các phương tiện truyền thông đại
chúng. Qua những hình thức ấy, Nhân dân cũng sẽ cởi mở hơn trước các thông
tin, sự kiện; và vững tin hơn vào tiếng nói của mình.

Đặc biệt với một chủ đề nóng bỏng về bạo hành trẻ em, Báo Tuổi trẻ đã thực
hiện tốt khi trở thành diễn đàn để nhân dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của
nhân dân. Từ đó, nhân dân có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm xung quanh vấn đề;
chia sẻ những câu chuyện, thấu hiểu, cảm thông với từng mảnh chuyện về bạo
hành trẻ em trong xã hội.

33
KẾT LUẬN

Thông qua khảo sát, có thể thấy rằng Báo Tuổi Trẻ đã thực hiện tốt nhiệm vụ
quyền hạn “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện
quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”. Thông qua các bài báo, Báo Tuổi trẻ đã
phản ánh những quan điểm, suy nghĩ, thái độ bất mãn, phê phán của xã hội đối
với hiện tượng Bạo hành trẻ em. Đồng thời, báo cũng định hướng dư luận bằng
việc chỉ ra nguyên nhân của các vụ bạo hành trẻ em, liệu “Thương cho roi cho
vọt” có phải là cách dạy con đúng? Biện pháp để bảo vệ con trẻ tốt nhất chính là
sự giáo dục đến từ gia đình, nhà trường và xã hội, trẻ cần hình thành ý thức bảo
vệ bản thân bằng cách lên tiếng trước những hành động sai trái đến với mình.
Cuối cùng, Báo Tuổi Trẻ đã thực sự trở thành một diễn đàn để người dân có thể
tự do bàn luận, chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ.

Cũng qua đây, ta rút ra rằng, ngày nay có nhiều tờ báo chính thống đã thực hiện
tốt quyền hạn, nhiệm vụ, góp phần tích cực ngăn chặn các hiện tượng, vụ việc
tiêu cực trong xã hội, có tác dụng giáo dục cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực
hành lối sống kỷ cương, trong sáng, nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bám sát sự kiện, thông
tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng,
hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức
năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt.

Tuy nhiên cũng tồn tại không ít cơ quan báo chí còn lạm dụng quyền hạn của
báo chí để phục vụ những mục đích sai trái, gây ra những dư luận ảnh hưởng
xấu đến xã hội, con người và đất nước.

34

You might also like