Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 20: ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Câu 1. Nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam là
A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. đảm bảo sự lãnh đạo của Nhà nước.
C. đảm bảo sự lãnh đạo của Quốc hội. D. đảm bảo sự lãnh đạo của Chính phủ.
Câu 2. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối
cao của quyền lực là
A. nhân dân. B. Chính phủ. C. giai cấp cầm quyền. D. giai cấp thống trị.
Câu 3. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền
A. lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. lập pháp, hành pháp, hiến pháp.
C. lập pháp, tư pháp, hiến pháp. D. tư pháp, hành pháp, hiến pháp.
Câu 4. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là
A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Đảm bảo sự lãnh đạo của nhà nước.
C. mọi quyền lực thuộc về các cơ quan nhà nước. D. quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền.
Câu 5. Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí xã hội bằng
A. Hiến pháp và pháp luật. B. quyền lực của nhà nước.
C. cơ cấu tổ chức bộ máy. D. lực lượng quân đội, công an.
Câu 6. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong sự phối kết
hợp giữa các yếu tố
A. dân chủ và tập trung. B. dân chủ và đại diện.C. dân chủ và trực tiếp.D. dân chủ và công khai.
Câu 7. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ
A. trung ương xuống địa phương. B. trung ương xuống cấp tỉnh.
C. trung ương xuống cấp huyện. D. trung ương xuống xã, phường.
Câu 8. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
A. nhân dân thành lập. B. nhà nước thành lập. C. Đảng cộng sản thành lập. D. giai cấp công nhân thành lập.
Câu 9. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước chịu sự
A. kiểm tra, giám sát của nhân dân. B. kiểm tra, giám sát của Đảng.
C. kiểm tra, giám sát của Chính phủ. D. kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân.
Câu 10. Ngày 23/5/2021 cử tri cả nước tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các
cấp khóa XIV là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 11. Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt
động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước. Tuy nhiên
Chính phủ phải báo cáo công việc trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. Nội dung này thể hiện
đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 12. Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình;
chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước
và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính pháp quyền. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất.
Câu 13. Uỷ ban nhân dân xã X tổ chức họp dân để thảo luận, lấy ý kiến người dân về đề án định canh, định
cư. Trong quá trình họp, nhân dân trong xã tích cực thảo luận, tham gia ý kiến và đi đến biểu quyết thống
nhất. Nội dung này thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. D. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 14. Ngày 22/03/2022 Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh H ra quyết định bổ nhiệm ông K là chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện Y về làm Giám đốc sở tài chính tỉnh H. Việc ông K nhận quyết định của Chủ tịch Uỷ ban
nhân tỉnh H và về làm Giám đốc sở tài chính tỉnh H là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 15. Anh A đến ủy ban nhân dân xã X để liên hệ làm thủ tục đăng ký kết hôn và được cán bộ tiếp dân là
anh V nhiệt tình hướng dẫn cho anh A. Việc làm của anh V thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 16. Nhân dân xã Y giám sát việc giải quyết khiếu nại của ủy ban nhân dân xã liên quan đến việc đền bù
đất chưa thỏa đáng cho người dân là thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 17. Anh A, B, D là nhân viên làm việc cho doanh nghiệp X, sau khi hết giờ làm việc, anh A mời anh B
và anh C về nhà mình để uống rượu. Trong lúc anh A, anh B và anh C uống rượu thì hàng xóm của anh A là
anh T đến tìm anh A để trao đổi về việc thống nhất thời gian để cùng đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp. Thấy anh T đến thì anh A mời anh T ngồi xuống cùng uống rượu. Anh A nói với anh T
mình đi bầu hay không cũng không ảnh hưởng gì, việc thành lập, xây dựng bộ máy nhà nước là trách nhiệm
của người có thẩm quyền. Anh C cũng có cùng quan điểm với anh A. Anh B không cùng quan điểm với anh
A và anh C và cho rằng nhân dân là người lập ra nhà nước nên việc tham gia bầu cử là quyền và là trách
nhiệm của mỗi công dân. Những ai dưới đây hiểu chưa đúng về nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân?
A. Anh A anh C. B. Anh A anh T. C. Anh A anh C và anh T. D. Anh A,anh B và anh C.
Bài 21: QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH NƯỚC, CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Câu 1. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Quốc hội. B. Chính Phủ. C. Chủ tịch nước. D. Ban bí thư.
Câu 2. Người đứng đầu nhà nước ta là
A. Chủ tịch nước. B. Thủ tướng. C. Tổng bí thư. D. Chủ tịch Quốc hội.
Câu 3. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Chính Phủ. B. Quốc hội. C. Chủ tịch nước. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 4. Một trong những chức năng của Quốc hội là
A. lập hiến, lập pháp. B. công bố Hiến pháp. C. công bố các luật. D. công bố các pháp lệnh.
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội làm việc theo chế độ
A. hội nghị và quyết định theo đa số. B. hội nghị và Chủ tịch Quốc hội quyết định.
C. hội nghị và Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. D. hội nghị và quyết định theo người đứng đầu.
Câu 6. Cơ quan nào ở nước ta thực hiện quyền hành pháp?
A. Chính Phủ. B. Quốc hội. C. Chủ tịch nước. D. Tòa án nhân dân.
Câu 7. Theo quy định của pháp luật, việc thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng
quốc phòng và an ninh thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của
A. Chủ tịch nước. B. Thủ tướng Chính phủ. C. Chủ tịch Quốc hội. D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Câu 8. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn
và hàng năm của đất nước. Nội dung này thể hiện chức năng nào sau đây của Quốc hội?
A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. B. Sử đổi, bổ sung Hiến pháp và luật.
C. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. D. Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô.
Câu 9. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của Chính phủ?
A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. B. Ban hành các chính sách cụ thể theo thẩm quyền.
C. Tổ chức thực hiện pháp luật. D. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây chưa đúng?
A. Chủ tịch nước là người đứng đầu Quốc hội. B. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
C. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. D. Bộ máy nhà nước ta mang tính nhân dân sâu sắc.
Câu 11. Ngày 16/06/2022, theo chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Sau khi nghe trình bày báo
cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương
đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1. Việc thống nhất thông qua dự
án đầu tư trên thể hiện chức năng nào dưới đây của Quốc hội?
A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. B. Giám sát hoạt động của Nhà nước.
C. Đề xuất định hướng phát triển kinh tế xã hội. D. Chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Câu 12. Trong một cuộc thảo luận nhóm khi đang làm bài tập môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, bạn M nói
với bạn D rằng Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ
tướng Chính phủ, H ngồi kế bên nói với M Chủ tịch nước chỉ có quyền đề nghị Quốc Hội bầu, bổ nhiệm, bãi
nhiệm Thủ tướng Chính phủ vì Thủ tướng Chính phủ là do Quốc hội bầu. Bạn A, T thống nhất với quan điểm
của bạn H, bạn L ngồi bàn kế bên cũng lắng nghe quan điểm của M, H và cho rằng quan điểm của bạn M là
đúng và thống nhất với bạn M. Ai hiểu chưa đúng về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam?
A. M và L. B. H, A và T. C. M và H. D. H, M, A và T.
Câu 13. Ngày 23/5/2021 cử tri cả nước tham gia bầu cử. Trên đường đi bầu cử các anh K, Q và D vô tình gặp
anh H và anh T là đồng nghiệp cùng cơ quan cũng đi bầu cử. Sau khi bầu cử xong các anh K, Q, D, H và T
vào quán cà phê Z để uống cà phê. Anh K nói với anh H Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất,có chức
năng lập hiến, lập pháp, nghe anh K nói vậy anh Q nói Quốc hội chỉ có chức năng lập hiến, còn lập pháp là
chức năng của Chính phủ. Anh D và anh T cũng thống nhất với anh Q, sau đó các anh K, Q, D và T tranh luận
sôi nổi. Những ai hiểu chưa đúng về chức năng của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh Q, D và anh T. B. Anh D và anh T. C. Anh K và anh H. D. Anh Q, K, D và anh T.
Bài 22: TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Câu 1. Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Tòa án nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân. C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân.
Câu 2. Cơ quan nào ở nước ta hiện nay thực hiện quyền tư pháp?
A. Tòa án nhân dân. B. Quốc hội và Chính phủ. C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân.
Câu 3. Tòa án nhân dân xét xử
A. tập thể và quyết định theo đa số. B. tập thể và quyết định theo cá nhân.
C. cá nhân và quyết định theo tập thể. D. cá nhân và quyết định theo số đông.
Câu 4. Cơ quan nào ở nước ta thực hành quyền công tố?
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân.
C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân.
Câu 5. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là
A. kiểm sát hoạt động tư pháp. B. kiểm sát hoạt động hành pháp.
C. kiểm sát hoạt động lập pháp. D. kiểm sát hoạt động của nhân dân.
Câu 6. Theo quy định pháp luật, tất cả các Viện kiểm sát đều do ai lãnh đạo?
A. Viện trưởng. B. Chánh án. C. Quốc hội. D. Thủ tướng.
Câu 7. Tòa án nhân dân thực hiện hoạt động xét xử nhằm
A. xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. B. khởi tố bị can, truy tố bị can ra trước tòa án.
C. buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa. D. kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi.
Câu 8. Khẳng định nào dưới đây chưa đúng khi nói về Tòa án nhân dân?
A. Tòa án nhân dân là cơ quan giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
B. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
D. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.
Câu 9. Ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự.
C. Viện kiểm sát có quyền xét xử một số vụ án. D. Tòa án nhân dân là cơ quan hành pháp.
Câu 10. Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân có mối quan hệ như thế nào?
A. Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án.
B. Viện kiểm sát nhân dân nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân.
C. Viện kiểm sát nhân dân quyết định mọi hoạt động của Tòa án nhân dân.
D. Tòa án nhân dân là một bộ phận cấu thành của Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 11. Chị V là dâu bà K, do không hài lòng với cách cư xử của con dâu nên bà K thường nói xấu con dâu
với hàng xóm. Chị V ấm ức đã lên mạng xã hội nói xấu bà K và con gái bà là T. Anh H chồng chị V vô tình
đọc được đã đánh chị V khiến chị phải nhập viện. Mâu thuẫn giữa anh H và chị V không thể hòa giải được
nên chị V và anh H quyết định li hôn. Chị và anh nộp đơn li hôn đến cơ quan nào để được giải quyết?
A. Tòa án nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân. C. Uỷ ban nhân dân. D. Hội đồng nhân dân.
Câu 12. Ngày 20 tháng 12 năm 2021, Tòa án nhân dân tỉnh X mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án anh T giết
em ruột là anh H sau đó dấu xác dưới vuông tôm. Đại diện của Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với
anh T. Việc Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với anh T là thể hiện chức năng nào của Viện kiểm sát?
A. Thực hành quyền công tố. B. Kiểm sát hoạt động tư pháp.
C. Kết án người phạm tội. D. Tuyên án người phạm tội.

You might also like