Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

NGUYÊN LÍ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG LE CHATELIER


Câu 1: Cho phản ứng thuận nghịch đơn giản sau: A ⇌ B. Tại một thời điểm, khi Qc < Kc, để phản ứng
đạt tới trạng thái cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch:

A. Chuyển dịch theo chiều thuận B. Tăng chuyển hóa A, B thành C


C. Chuyển dịch theo chiều nghịch D. Giảm nồng độ chất A

Câu 2: Calcium carbonate CaCO3 tan rất ít trong nước, phần tan trong nước phân li hoàn toàn thành
các ion theo cân bằng thuận nghịch như sau: CaCO3 (s) ⇌ Ca2+ (aq) + CO23− (aq).

Nồng độ cân bằng của ion Ca2+ trong nước sẽ tăng thêm khi:

A. Tăng lượng CaCO3 hòa tan vào nước B. Giảm lượng CaCO3 hòa tan vào nước
C. Thêm một ít HCl vào trong nước D. Thêm vào một lượng Na2CO3

Câu 3: Cho cân bằng sau: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g). Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận,
ta cần:

A. Tăng nồng độ SO3 B. Giảm nồng độ O2


C. Tăng nồng độ SO2 D. Thêm chất xúc tác vào hệ cân bằng

Câu 4: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng điều chế khí than ướt như sau:

C (s) + H2O (g) ⇌ CO (g) + H2 (g) ∆rHo = 131,3 kJ/mol

Hiệu suất phản ứng tăng lên khi:

A. Giảm nhiệt độ của hệ B. Tăng nồng độ H2 trong hệ


C. Thêm chất xúc tác vào hệ D. Giảm áp suất chung của hệ

Câu 5: Cho cân bằng sau:

N2 (g) + 2H2 (g) ⇌ N2H4 (g) ∆rHo = 95,0 kJ/mol

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi:

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 1
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

A. Tăng nhiệt độ nhiệt độ của hệ B. Giảm áp suất chung của hệ


C. Giảm nồng độ N2H4 D. Thêm xúc tác vào hệ

Câu 6: Cho các cân bằng sau:

(1) PCl5 (g) ⇌ PCl3 (g) + Cl2 (g)


(2) Br2 (g) ⇌ 2Br (g)
(3) CO (g) + Cl2 (g) ⇌ COCl2 (g)
(4) BaCO3 (s) ⇌ BaO (s) + CO2 (g)

Cân bằng không chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất chung của hệ là:

A. Cân bằng 1 B. Cân bằng 2 C. Cân bằng 3 D. Cân bằng 4

Câu 7: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(1) SbCl5 (s) → SbCl3 (s) + Cl2 (g) ΔrHo298 = +80,0 kJ

(2) 3NO2 (g) + H2O (l) → 2HNO3 (aq) + NO (g) ΔrHo298 = -139,0 kJ

(3) N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g) ΔrHo298 = +66,4 kJ

(4) CaCO3 (s) → CaO (s) + CO2 (g) ΔrHo 298 = +176,0 kJ

Số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ của hệ phản ứng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8: Cho cân bằng sau: N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) ΔHro = -92,4kJ (1)

Tỉ khối của hệ so với khí hydrogen sẽ tăng lên khi :

A. Tăng áp suất chung của phản ứng B. Thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng
C. Giảm áp suất chung của phản ứng D. Tăng nhiệt độ hệ phản ứng

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 2
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

Câu 9: CuSO4 tồn tại dưới cả 2 dạng muối khan CuSO4 và muối ngậm nước CuSO4.5H2O theo cân bằng
sau:

CuSO4.5H2O (s) ⇌ CuSO4 (s) + 5H2O (g) ΔHro = 301,3 kJ (1)

Biết rằng muối ngậm nước có màu xanh trong khi muối khan của CuSO4 có màu trắng. CuSO4 sẽ có
màu trắng chiếm ưu thế:

A. Ở nhiệt độ cao khi được đun nóng B. Ở nhiệt độ bình thường không đun nóng
C. Khi tăng áp suất chung của phản ứng D. Khi thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng

Câu 10: Formic acid HCOOH là một acid hữu cơ yếu, khi hòa tan vào nước phân li ra các ion được biểu
diễn theo cân bằng sau: HCOOH (aq) ⇌ HCOO- (aq) + H+ (aq)

Tỉ lệ ion hóa của HCOOH giảm đi khi:

A. Thêm nước vào dung dịch B. Thêm HCl vào dung dịch
C. Thêm Na2CO3 vào dung dịch D. Thêm NaOH vào dung dịch

Câu 11: Cho các cân bằng sau:


(1) 2NO (g) ⇌ N2 + O2 (g) (1)
(2) CO (g) + H2O (g) ⇌ CO2 (g) + H2 (g) (2)
(3) 2O3 (g) ⇌ 3O2 (g) (3)
(4) 2KNO3 (s) ⇌ 2KNO2 (s) + O2 (g) (4)
Khi tăng áp suất, phản ứng đang ở trạng thái cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nhận
giá trị là:
A. Phản ứng 1 B. Phản ứng 2 C. Phản ứng 3 D. Phản ứng 4

Câu 12: Cho cân bằng sau: CO (g) + 2H2 (g) ⇌ CH3OH (g) ) ΔHro = -90,2 kJ. Cho các yếu tố sau:
(1) – tăng nồng độ CH3OH, (2): giảm nhiệt độ phản ứng, (3), thêm chất xúc tác vào phản ứng, (4): tăng
áp suất chung của phản ứng. Các yếu tố thúc đẩy cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (1) và (4) D. (2) và (4)

Câu 13: Cho cân bằng sau: H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g) ΔHro = 53,0 kJ/mol. Yếu tố nào sau đây không
ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng ở trên ?
A. Nhiệt độ B. Nồng độ C. Xúc tác D. Áp suất

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 3
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

Câu 14: Cho cân bằng sau:


H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g) (1)
Biết rằng hằng số cân bằng của phản ứng (1) Kc = 57,0, nồng độ các chất tại thời điểm đang xét lần
lượt là: [H2] = [I2] = 0,03M, [HI] = 0,09M. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự chuyển dịch
của phản ứng (1) để đạt được trạng thái cân bằng ?
A. Phản ứng (1) có hằng số cân bằng cho giá trị nhỏ hơn thương số phản ứng.
B. Để tiến tới trạng thái cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo hướng tạo thành HI.
C. Từ thời điểm đang xét, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch để đạt được trạng thái
cân bằng.
D. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của HI nhỏ hơn 0,09M.

Câu 15: Ở 1200oC tồn tại cân bằng sau:

CS2 (g) + 4H2 (g) ⇌ CH4 (g) + 2H2S (g) (1)

Biết rằng hằng số cân bằng của phản ứng (1) Kc = 3,03.10-5, nồng độ các chất tại thời điểm đang xét
lần lượt là: [CS2] = 0,030M, [H2] = 0,15M, [CH4] = 0,008M, [H2S] = 0,002M. Phát biểu nào sau đây
là đúng khi nói về sự chuyển dịch của phản ứng (1) để đạt được trạng thái cân bằng ?

A. Phản ứng (1) có hằng số cân bằng cho giá trị lớn hơn thương số phản ứng.

B. Để tiến tới trạng thái cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo hướng tạo thành CH4 và H2S.

C. Để tiến tới trạng thái cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo hướng tạo thành CS2 và H2.

D. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của CS2 nhỏ hơn 0,030M.

ĐÁP ÁN CHI TIẾT


CÂU 1 2 3 4 5
ĐÁP ÁN A D B C A
CÂU 6 7 8 9 10
ĐÁP ÁN D D C B C
CÂU 11 12 13 14 15
ĐÁP ÁN B A B A C

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 4
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

1. Khi Qc < Kc  cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận để tới tới cân bằng  chọn A
2. Đối chiếu các phát biểu ta có:
- Tăng, giảm lượng CaCO3 hòa tan vào nước: không ảnh hưởng tới độ tan của CaCO3  không
ảnh hưởng tới nồng độ cân bằng của Ca2+
- Thêm một ít HCl vào nước: xảy ra phản ứng H+ + CO23− → HCO3− , làm giảm nồng độ của
CO23−  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ CO23−  chọn C
3. Cân bằng có ∆n = 2 – (2+1) = -1. Xét các yếu tố theo đầu bài ta có:
- Tăng nồng độ SO3: tăng nồng độ sản phẩm  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm
nồng độ sản phẩm  chiều nghịch
- Giảm nồng độ O2: giảm nồng độ chất đầu  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng
độ chất đầu  chiều nghịch
- Tăng nồng độ SO2: tăng nồng độ chất đầu  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng
độ chất đầu  chiều thuận
- Thêm chất xúc tác: không ảnh hưởng chuyển dịch cân bằng. Vậy  chọn C
4. Cân bằng có ∆n = 1+1 – 1= 1 và ∆rHo > 0: phản ứng thu nhiệt. Xét các yếu tố theo đầu bài
ta có:
- Giảm nhiệt độ của hệ: cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ  chiều tỏa nhiệt 
chiều nghịch  giảm hiệu suất.
- Tăng nồng độ H2: tăng nồng độ sản phẩm  cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ
sản phẩm  chiều nghịch  giảm hiệu suất.
- Thêm chất xúc tác: không ảnh hưởng tới chuyển dịch cân bằng.
- Giảm áp suất chung của hệ: cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng áp suất chung  tăng số
mol khí  chiều thuận  tăng hiệu suất. Vậy  chọn D
5. Cân bằng có ∆n = 1 – (1+2)= -2 và ∆rHo > 0: phản ứng thu nhiệt. Xét các yếu tố theo đầu
bài ta có:
- Tăng nhiệt độ của hệ: cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ  chiều thu nhiệt 
chiều thuận
- Giảm áp suất chung của hệ: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất chung  tăng
số mol khí  chiều nghịch
- Giảm nồng độ N2H4: giảm nồng độ sản phẩm  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng
sản phẩm  chiều thuận.
- Thêm chất xúc tác: không ảnh hưởng tới chuyển dịch cân bằng. Vậy  chọn B
6. Đối chiếu các cân bằng từ đề bài ta có:

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 5
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

- PCl5 (g) ⇌ PCl3 (g) + Cl2 (g) ∆n = (1+1) – 1 = 1 > 0


- Br2 (g) ⇌ 2Br (g): ∆n = 2-1 = 1 > 0
- CO (g) + Cl2 (g) ⇌ COCl2 (g): ∆n = 1 – (1+1) = -1 < 0
- BaCO3 (s) ⇌ BaO (s) + CO2 (g): ∆n = 1 – 0 = 1 > 0
- Khi giảm áp suất chung của hệ  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất chung
của hệ  tăng số mol khí. Đối chiếu các cân bằng, chỉ có cân bằng 3 khi tăng số mol khí
không chuyển dịch theo chiều thuận, vậy  chọn C
7. Đối chiếu các cân bằng từ đề bài ta có:
- SbCl5 (s) → SbCl3 (s) + Cl2 (g) ΔrHo298 = +80,0 kJ: thu nhiệt

- 3NO2 (g) + H2O (l) → 2HNO3 (aq) + NO (g) ΔrHo298 = -139,0 kJ: tỏa nhiệt

- N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g) ΔrHo298 = +66,4 kJ: thu nhiệt

- CaCO3 (s) → CaO (s) + CO2 (g) ΔrHo 298 = +176,0 kJ: thu nhiệt
- Khi giảm nhiệt độ của hệ phản ứng  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ của
hệ phản ứng  chiều thu nhiệt. Đối chiếu các cân bằng, có 3 cân bằng chuyển dịch theo chiều
thuận  vậy chọn C
8. Cân bằng có ∆n = 2 – (1+3)= -2 và ∆rHo < 0: phản ứng tỏa nhiệt. Tỉ khối của hệ so với khí
m
hydrogen được tính theo công thức sau: d = . Tỉ khối của hệ tăng (d tăng) tức là thể tích khí
V
sẽ giảm xuống (V giảm) đồng nghĩa số mol khí giảm  cân bằng chuyển dịch theo chiều
thuận. Xét các yếu tố theo đầu bài ta có:
- Tăng áp suất chung: cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm áp suất chung  giảm số
mol khí  chiều thuận.
- Thêm chất xúc tác: không ảnh hưởng chuyển dịch cân bằng.
- Giảm áp suất chung: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất chung  tăng số mol
khí  chiều nghịch.
- Tăng nhiệt độ hệ phản ứng:  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ  chiều
thu nhiệt  chiều nghịch. Vậy  chọn A
9. Cân bằng có ∆n = 1 – 0 = 1 và ∆rHo > 0: phản ứng thu nhiệt. Xét các yếu tố theo đầu bài ta
có:
- Khi muối CuSO4 có màu trắng, dạng khan chiếm ưu thế, cân bằng chuyển dịch theo chiều
thuận.

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 6
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

- Ở nhiệt độ cao khi đun nóng: cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ  chiều thu nhiệt
 chiều thuận.
- Ở nhiệt độ thấp: cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ  chiều tỏa nhiệt  chiều
nghịch.
- Tăng áp suất chung của phản ứng: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất  giảm
số mol khí  chiều nghịch.
- Khi thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng: không ảnh hưởng cân bằng. Vậy  chọn A
HCOO−
10. Tỉ lệ ion hóa của HCOOH giảm đi khi tỉ lệ 0 giảm đi. Xét các yếu tố theo đầu bài ta
C HCOOH
có:
- Thêm nước vào dung dịch: làm giảm nồng độ của cả HCOOH, HCOO- và H+, tuy nhiên như ta
[HCOO- ].[H+ ]
biết với hằng số cân bằng Kc của phản ứng không đổi: K c = thì nồng độ của
[HCOOH]
HCOO- và H+ phải được tăng lên để bù vào sự giảm tỉ lệ nồng độ theo lũy thừa bậc 2 trên tử số
 chuyển dịch theo chiều thuận  tăng tỉ lệ ion hóa. (Hoặc sẽ chứng minh khi viết cân bằng
cụ thể ra).
- Thêm HCl vào dung dịch: tăng nồng độ ion H+  cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng
độ ion H+  chiều nghịch  giảm tỉ lệ ion hóa.
- Thêm Na2CO3 vào dung dịch: xảy ra phản ứng của H+ + CO23− → H2O + CO2  giảm nồng
độ ion H+  cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ ion H+  chiều thuận  tăng
tỉ lệ ion hóa.
- Thêm NaOH vào dung dịch: xảy ra phản ứng của H+ + OH- → H2O  giảm nồng độ ion H+
 cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ ion H+  chiều thuận  tăng tỉ lệ ion
hóa. Vậy  chọn B
11. Khi tăng áp suất  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất  giảm số mol khí.
Đối chiếu với các cân bằng từ đầu bài ta có:
- 2NO (g) ⇌ N2 + O2 (g) (1): ∆n = (1+1) – 2 =0
- CO (g) + H2O (g) ⇌ CO2 (g) + H2 (g) (2): ∆n = (1+1) – (1+1) = 0
- 2O3 (g) ⇌ 3O2 (g) (3): ∆n = 3-2 = 1 > 0
- 2KNO3 (s) ⇌ 2KNO2 (s) + O2 (g) (4): ∆n = 1-0 = 1 > 0
- Từ các cân bằng, chỉ có cân bằng 3 khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
 chọn C

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 7
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

12. Cân bằng có ∆n = 1 – (1+2)= -2 và ∆rHo < 0: phản ứng tỏa nhiệt. Xét các yếu tố theo đầu
bài ta có:
- Tăng nồng độ CH3OH: tăng nồng độ sản phẩm  cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm
nồng độ sản phẩm  chiều nghịch.
- Giảm nhiệt độ phản ứng: cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ phản ứng  chiều
tỏa nhiệt  chiều thuận.
- Thêm chất xúc tác: không ảnh hưởng cân bằng.
- Tăng áp suất chung: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất chung  giảm số
mol khí  chiều thuận.
- Vậy yếu tố (2) và (4) thúc đẩy cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận  chọn D
13. Xúc tác không ảnh hưởng sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng  chọn C
[HI]2 0,092
14. Ta có: Qc = = = 9 < Kc = 57,0: cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
[H2 ].[I2 ] 0,03.0,03
Đối chiếu với các phát biểu từ đề bài ta có:

- Phản ứng (1) có hằng số cân bằng cho giá trị nhỏ hơn thương số phản ứng: sai.
- Để tiến tới trạng thái cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo hướng tạo thành HI: đúng, chiều
thuận là chiều tạo HI.
- Từ thời điểm đang xét, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch để đạt được trạng thái
cân bằng: sai.
- Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của HI nhỏ hơn 0,09M: sai vì khi tiến tới cân bằng, cân
bằng chuyển dịch theo chiều tạo HI, nồng độ HI tiếp tục tăng lên. Vậy  chọn B
[CH4 ].[H 2 S]2 0,008.0,0022
15. Ta có: Qc = = = 2,11.10−3 > Kc = 3,03.10-5: cân bằng chuyển
[CS2 ].[H2 ]4
0,03.0,154

dịch theo chiều nghịch. Đối chiếu với các phát biểu từ đề bài ta có:

- Phản ứng (1) có hằng số cân bằng cho giá trị lớn hơn thương số phản ứng: sai

- Để tiến tới trạng thái cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo hướng tạo thành CH4 và H2S: sai
vì đây là chiều thuận.

- Để tiến tới trạng thái cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo hướng tạo thành CS2 và H2: đúng.

- Ở trạng thái cân bằng, nồng độ của CS2 lớn hơn 0,080M: sai vì cân bằng chuyển dịch theo
chiều nghịch, nồng độ CS2 sẽ lớn hơn 0,03M. Vậy  chọn C

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 8
QUÉT QR ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC HÓA 11 !

HỌC BÀI BẢN, HỌC BẢN CHẤT, HỌC TƯ DUY, HỌC THỰC TIỄN 9

You might also like