Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Những vật liệu và các phương pháp thi công gia cố đường ngầm

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

I. Gia cố bằng phun vữa xi măng.


1. Mục đích
Việc phun xi măng gia cố trong các hầm thuỷ công nhằm các mục đích:
- Tăng các đặc trưng đàn hồi và biến dạng của khối đá xung quanh hầm;
- Đối với phun xi măng gia cố sẽ làm tăng độ bền chặt của đá, tạo ra đối được chịu ứng suất
trước nhờ áp lực phụt cao (tới 15-20at). Khi đó các đặc trưng độ bền và biến dạng của đá tăng
lên đáng kể, tính dị hướng và không đồng nhất giảm đi, hình thành vòm đá làm việc như một
kết cấu chịu tải tiếp nhận áp lực của lớp đá được chịu tải tiếp nhận áp lực của lớp đá được cải
thiện và cho phép giảm bề dày vỏ.
- Phun xi măng gia cố là một biện pháp chống thấm, giảm áp lực của nước ngầm tác dụng lên
vỏ hầm, giảm mất nước khỏi hầm do thấm và làm yếu tác dụng ăn mòn của nước ngầm đối
với vật liệu kết cấu vỏ, đảm bảo tuổi thọ của vỏ;
- Phun xi măng gia cố phần hạ giá thành xây dựng hầm.
2. Phạm vị áp dụng phun xi măng gia cố
- Phun xi măng gia cố được tiến hành trong cả các hầm có áp lẫn không áp với tính toán kỹ
thuật – kinh tế hợp lý;
- Các hầm không áp đào trong khối có áp lực của nước ngầm cao cần phải sử dụng đồng thời
biện pháp phun xi măng gia cố với thoát nước lỗ để hạ thấp áp lực thuỷ tĩnh của nước ngầm;
- Với các hầm chịu áp lực nước cao, tiến hành phun xi măng gia cố có lợi khi áp lực phun đủ
lớn để tạo lên ứng suất trước trong khối đá xung quanh hầm.
- Phun xi măng gia cố bằng vữa xi măng có độ phân tán bình thường được tiến hành có hiệu
quả chỉ khi các khe nứt trong đá có độ mở không nhỏ hơn 0,15mm, nếu lượng hấp thụ nước
đơn vị nhỏ hơn 0,01/ph.m2 thì không nên tiến hành phun xi măng gia cố;
- Tuỳ thuộc vào độ nứt nẻ của đá, dòng nước và vận tốc nước dưới đất trong đá mà lựa chọn
phương pháp ép vữa, chất dính kết và sơ đồ bố trí lỗ khoan khi phun xi măng gia cố. Nếu vận
tốc dòng thấm lớn tới 600m/ngđ thì khả năng và hiệu quả phun xi măng phải được xác định
trên cơ sở công tác thí nghiệm;
- Trong tổ hợp ngầm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, phun xi măng gia cố được tiến hành ở các
đoạn hầm cắt qua các đới nứt nẻ hoặc phá huỷ kiến tạo và các đoạn nằm gần cửa ra, cửa vào
các hầm với thế nằm của hầm không sâu.
3. Công nghệ phun xi măng gia cố.
Để phun xi măng gia cố, phải xác định chiều sâu lỗ khoan, vị trí và hướng của chúng tuỳ
thuộc vào tiết diện hầm, kết cấu vỏ, áp lực nước ngầm, građien cho phép của cột áp trong vỏ;
áp lực nước dưới đất và các đặc trưng của đá cần phun xi măng (hướng của vỉa, hướng phát
triển các khe nứt, mức độ nứt nẻ, độ thấm nước của đá, tính chất cơ lý của chúng).
3.1. Chiều sâu lỗ khoan:
- Chiều sâu lỗ khoan phun xi măng gia cố trong các hầm có áp được lấy theo độ lớn đường
kính trong của hầm và không nhỏ hơn chiều sâu của đới giảm chặt:

1
1 ≤ (0,6 ÷ 0,8) Ro (m) (1)
1- Chiều sâu phun xi măng gia cố, m;
Ro – Bán kính trong của hầm có áp.
- Theo các đặc điểm hình thành các đới phá huỷ trong khối đá xung quanh hầm sau khi đào
hầm, chiều sâu phun xi măng gia cố được lấy theo công thức sau:
1 = (1,5 ÷ 2)hH (m) (2)
hH Chiều sâu phá huỷ, m, xác định theo công thức:
(3)
ở đây; Bo là bề rộng hầm;
Ro là bán kính tiết diện hầm, m;
(4)
Trong đó:
a0 – bán kính tác dụng của quả mình trong lỗ khoan (lỗ), m;
k - hệ số hình dạng, được lấy theo thực nghiệm, có tính đến sự thay đổi đối ứng suất của đá
trên viền hầm theo các tiết diện có hình dạng khác nhau, nó phụ thuộc vào tỷ lệ giữa chiều cao
vòm h1 và bề rộng hầm bo

Bảng 1.

h1/bo 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0


hф 1 0,93 0,87 0,8 0,73 0,67

Khi hầm có thể nằm không sâu, đào trong đá nứt nẻ mạnh thì:
(5)
Trong đó:

(6)

R- khoảng cách từ tâm hầm đến giới hạn đới phá huỷ, m;
φ- góc ma sát trong của đá, độ;
H - chiều sâu thế nằm của hầm;
c- lực dính;
γ dung trọng đá;
Khi tính toán sơ bộ có thể lấy
hH = k.bo (7)
k - hệ số tra bảng, phụ thuộc vào hệ số kiên cố và mức độ nứt nẻ của đá.
Như vậy, mức độ đúng đắn của việc xác định chiều sâu phun xi măng gia cố phụ thuộc vào độ
chính xác của các công thức xác định chiều sâu vùng phá huỷ.

2
Sau đây là kết quả xác định chiều sâu đới phá huỷ theo công thức (4), (5), (7) và kết quả đo
địa vật lý tại hiện trường, của một số công trình đã xây dựng ở Liên Xô và Việt Nam.
- Trong các hầm có vỏ chịu tải mỏng cũng như với vỏ không chịu nứt chiều sâu phun xi măng
có thể kiểm tra theo độ lớn gradien cho phép cột áp:
(8)

H- Cột áp được tiếp nhận bởi đới phun xi ămng (có tính đến têiu hao áp lực trong vỏ và trong
đới không phun xi măng)

[Ic]- Gradien cột áp trung bình cho phứep đới phun xi măng.

Bảng 2.

Hầm nghiên cứu Chiều sâu Hệ số kiên hH đo tại hiện hH tính theo các
hầm bo,m cố f trường, m công thức
4 5.6
Hầm thi công Tốc-tô-gun 15,4 7-8 1,7 -2,0 1,5 1,3
Hầm thi công số 2,NMTĐNu rếch 15,0 7-8 1,4-1,7 1,7 1,9
Hầm dẫn nước vào NMTĐ Inguri 12,0 7-8 1,1-1,7 1,3 1,7
Hầm dẫn nước vào NMTĐ Trarvac 10,0 8-9 1,5-1,8 1,4 1,6
Hầm dẫn nước vào NMTĐ Hoà Bình 11,0 7-9 1,6-1,8 2,2

3.2. Hướng các lỗ khoan:


Các lỗ khoan được bố trí teo hướng sao cho cát qua nhiều khe nứt nhất nghĩa là vuông góc với
phương phát triển hệ thông khe nứt chính, nếu hệ thống khe nứt chính không có, các lỗ khoan
được bố trí theo hướng bán kính của hầm (vuông góc với bề mặt hầm).
3.3. Khoảng cách giữa các lỗ khoan:
Khoảng cách giữa các lỗ khoan khi phun xi măng gia cố xác định chủ yếu dựa vào lượng hấp
thụ nước đơn vị của đá (độ thấm) và áp lực phun xi măng.
Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong vùng bố trí tổng hợp ngầm của nhà máy thuỷ điện Hoà
Bình được lấy bằng 2,5 ÷ 3m.
3.4. Áp lực phun xi măng:
Căn cứ vào:
- Khả năng tiếp nhận áp lực của vỏ hầm;
- Khả năng tiếp nhận áp lực của đá để xác định áp lực phun xi măng gia cố;
- Khi tính tới công dụng chống thấm của phun xi mắng gia cố thì căn cứ vào cột áp lực tác
dụng lên vỏ hầm (thường lấy bằng 1,5 ÷ 2 lần áp lực nước bên trong) để xác định áp lực phun.
Áp lực phun xi măng gia cố có thể chia ra làm 3 loại: áp lực ban đầu, áp lực kết thúc và áp lực
kiểm tra.
Áp lực phun xi măng ban đầu là áp lực cần thiết để đưa vào các khe nứt qua lỗ khoan;
Áp lực kết thúc phun xi măng là áp lực cực đại khả dĩ mà đá tiếp nhận được (không gây đứt
vỡ đá, không làm biến dạng lên đá) nhằm tạo ứng suất trước lớn trong vỏ và trong đá.
Áp lực kiểm tra phun xi măng thường được lấy bằng 0,7 lần áp lực kết thúc.

3
Trong các hầm của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, áp lực phun xi măng gia cố thường lấy từ 10
÷ 20at.
3.5. Tính tự thi công các lỗ khoan phun xi măng gia cố:
Các lỗ khoan phun xi măng gia cố được bố trí thành từng hàng dọc theo chiều dài hầm, trong
mỗi hàng các lỗ khoan được bố trí theo chu vi mặt cắt ngang hầm, trên đó có các lỗ khoan
được thi công theo các đợt khác nhau (thường là 2-3 đợt).
Trong đó có lượng hấp thụ xi măng lớn phải chia các lỗ khoan thành các đợt thi công với đá
có lượng hấp thụ xi măng nhỏ(ít nứt nẻ) có thể phun theo từng nhóm lỗ khoan.
Khi phun xi măng đồng thời theo 1 nhóm, các lỗ khoan sẽ tạo ra áp lực nén lớn lên vỏ và đá,
mặt khác thời gian thi công sẽ được rút ngắn. Để tận dụng đặc điểm này khi phun xi măng các
lỗ khoan làm nhiều đợt (2-3 đợt) thì đầu tiên phun xi măng các lỗ khoan đợt 1 còn sau đó có
thể phun đồng thời nhóm các lỗ khoan đợt 2 và 3 tuỳ theo kết quả phun đợt 1.
3.6. Ép nước thử trong lỗ phun xi măng gia cố:
Các lỗ khoan phun xi măng gia cố sau khi khoan xong, trước khi phun xi măng được tiến
hành áp nước thử. Ép nước thử nhằm xác định lượng hấp thụ nước đơn vị của đá mà lỗ khoan
cắt qua. Dựa vào kết quả áp nước thử để lựa chọn tỷ lệ (nồng độ) của vữa phun cho thích hợp.
Để phun xi măng các lỗ khoan đợt 2 hoặc đợt 3 phải dựa vào kết quả của lượng phun xi măng
đợt trước, để quyết định mức độ cần thiết cần hoặc chế độ phun xi măng trong các lỗ của đợt
tiếp theo.
Khi ép nước thử, áp lực ép được lấy bằng áp lực phun xi măng, thời gian ép được kéo dài cho
đến khi đạt lưu lượng ép ổn định nhưng không nhỏ hơn 15 phút. Lượng hấp thụ nước đơn vị
được tính theo công thức sau:
q= (9)

Trong đó:
Q- lưu lượng hấp thụ nước của đới thử, 1/ph;
H- cột áp của nước đới thử, m;
l - chiều dài đới thử,m;
Cột áp của nước trong đới thử (H) được xác định có tính đến các điều kiện thực tế; hướng của
lỗ khoan (lên hay xuống) mực nước ngầm. Ép thử có tác dụng rửa lỗ khoan và với áp lực cao,
mở rộng các khe nứt để vữa xi măng trong quá trình phun đi vào các khe nứt.
4. Tổ chức thi công phun xi măng gia cố:
Các thiết bị sử dụng trong phun xi măng lấp đầy, chỉ khác ở thiết bị khoan (trường hợp chiều
sâu lỗ khoan phun xi măng gia cố lớn hơn 4m có thể sử dụng máy khoan BMK -4 hoặc HKP
– 100M…)
Vữa để phun xi măng gia cố được sản xuất từ 2 loại chủ yếu là nước và xi măng với các nồng
độ khác nhau tuỳ thuộc vào lượng hấp thụ nước đơn vị của đới phun, q(xác định bằng nước ép
thử). Khi q càng cao thì nồng độ vữa càng đặc, q càng thấp – càng loãng, vữa thường được
sản xuất với nồng độ (tỷ lệ N/XM) thay đổi theo các cấp sau:
10; 5;3;2;1,5;1;0,8;0,7;0,6 nếu đá có lượng hấp thụ nước đơn vị nhỏ có thể cho thêm các chất
phụ gia vào vữa phun.
Công tác phun xi măng gia cố được tiến hành sau khi đã kết thúc công tác phun xi măng lấp
đầy. Sau khi kết thúc phun xi măng gia cố, lỗ khoan phải được lấp bằng vữa xi măng hoặc xi

4
măng – cát. Đây là vấn đề cần được đặc biệt chú ý vì hướng của các lỗ khoan để phun xi
măng gia cố trùng với hướng nước thấm vào hầm do đó nếu lấp lỗ không đảm bảo chất lượng
thì các lỗ này chính là đường dẫn nước vào hầm (hay chảy khỏi hầm). Với các lỗ khoan
hướng xuống, lấp lỗ được tiến hành qua các ống đặt sát đáy lỗ khoan. Khó khăn hơn cả là lấp
các lỗ khoan hướng lên. Để lấp các lỗ này phải sử dụng tăm pôn có lắp van, van này đóng khi
ngừng bơm vữa. Để tránh độ co ngót lớn khi vữa đông cứng phải sử dụng các vữa đặc có độ
nhả nước nhỏ (nhỏ hơn 2-3%).
Trên công trình xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, phun xi măng gia cố các hầm của tổ hợp ngầm
đã được tiến hành ở các hầm thi công số 1,2 các hầm dẫn nước vào, đoạn chuyển tiếp của các
hầm dẫn nước ra…Kết quả phun xi măng một số hầm được giao cho trong bảng 3 và 4.
Nhìn chung , lượng hấp thụ xi măng (với các đoạn giáp cửa vào và ra của các hầm). Trong các
đới phun xi măng gia cố xung quanh hầm, lượng hấp thụ xi măng tăng bởi các khe nứt sinh ra
do ảnh hưởng của quá trình nổ mìn, giảm tải khi đào hầm và các khe nứt do ảnh hưởng của
các hoạt động kiến tạo và phong hoá. Trong phạm vi đới phá huỷ, đá bị giảm mạnh về tính
chất cơ lý và các đặc trưng biến dạng. Đối với các khe nứt có độ mở nhỏ lượng hấp thụ xi
măng thường từ 10 ÷ 35kg/m.
Với các đá nằm lộ ra trên mặt đất của các đoạn gần cửa các hầm (có thế nằm nông) chịu ảnh
hưởng mạnh hơn của các hoạt động phong hoá và nổ mìn (dùng lỗ khoan đường kính lớn khi
đào hố móng) các khe nứt này có độ mở lớn hơn, lượng hấp thụ xi măng cao hơn (tới
300kg/m).
Dưới đây là các số liệu về phun xi măng gia cố các hầm thi công và hầm dẫn nước vào của
nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
II. Gia cố bằng bê tông phun
1.Đặc điểm gia cố bê tông phun
Tiến hành gia cố các hầm bằng cách phun bê tông là phun một (hay hai lớp hỗn hợp bê tông
lên bề mặt hầm nhờ dòng khí định hướng. Hỗn hợp bê tông khi được bơm với áp lực tương
đối lớn (vận tốc của tia từ vòi phun tới 60 – 80m/s) tạo thành bê tông có các chỉ tiêu độ bền và
lực dính kết với đá cao hơn so với bê tông đầm bình thường.
Quá trình hình thành lớp bê tông phun như sau: đầu tiên các hạt xi măng nhẹ được làm ẩm
bằng nước được bắn tới bề mặt hầm tạo thành lớp mỏng (màng). Các hạt cát nhỏ được giữ
trong lớp mỏng này, còn sau đó khi tăng bề dày lớp phủ, các hạt lớn sẽ được lấp đầy.
- Gia cố bê tông phun là kết cấu vạn năng, được sử dụng độc lập hoặc tổ hợp với các dạng gia
cố khác (an-ke hoặc lưới thép) trong các gia cố tạm và gia cố cố định hoặc để sửa chữa các
hầm (nằm ngang, nằm nghiêng, đứng).
- Khi phun hỗn hợp bê tông nhờ áp lực các hạt xi măng cùng các hạt cát nhỏ bít các lỗ rỗng và
khe nứt của bề mặt đá, khôi phục khả năng chịu tải của lớp đá bị phá huỷ ở gần biên hầm. Do
vậy, hình thành xung quanh hầm một lớp vỏ đá tái sinh. Gia cố bổ sung này làm việc cùng
một hệ thống với lớp bê tông phun tạo nên kết cấu có khả năng chịu tải cao. Theo các số liệu
thực nghiệm lớp vỏ này có bề dày (tính từ mép bê tông phun vào khối đá) đạt tới 10-20cm.
Nhờ sự dính kết cao của bê tông với đá trên biên hầm mà khả năng chịu tải của kết cấu được
nâng cao.
- Lớp phủ bê tông phun làm cho bề mặt hầm phẳng hơn, phân bố đều ứng suất do đó làm tăng
độ bền vững của hầm.
- Lớp phủ bê tông phun, ngay cả khi có bề dày không lớn (3cm), ngăn chặn có hiệu quả các
phá huỷ đá của tác nhân bên ngoài (nước, không khí) do đó đá bảo toàn được tính chất của

5
mình, biến đổi theo thời gian. Trong điều kiện bình thường độ bền của đá xung quanh hầm
(không gia cố) theo thời gian bị giảm đi tới 69-70% độ bền ban đầu.
- Hỗn hợp bê tông phun chuyển động với vận tốc cao theo đường ống làm tăng độ phân tán
của xi măng và tăng độ bám dính của hạt khi bị thuỷ hoá. Điều đó tạo khả năng nâng cao độ
bền của bê tông phun.
- Nhờ có độ bền cơ học cao, bê tông phun cho phép giảm độ dày gia cố đi 2 lần so với gia cố
bê tông đổ nhờ cốp pha, do đó làm gảm tính cứng của kết cấu dẫn tới tăng khả năng làm việc
của gia cố do sử dụng tốt hơn sức kháng đàn hồi của đá, hạ thấp giá thành gia cố đi 30 -50%
và giảm tiết diện hầm 10 -25%.
- Có thể cơ giới hoá ở mức độ cao quá trình gia cố bê tông phun nên có thể đảm bảo tăng
năng suất lao động của thợ gia cố hầm lên 2-3 lần.
- Có khả năng thích ứng nhanh và đơn giản với các thay đổi của điều kiện đào hầm bằng cách
thay đổi bề dày lớp phủ, độ bền cơ học của nó và sử dụng các yếu tố tăng cường (an-ke, mạng
lưới thép, khung kim loại).
- Gia cố bê tông phun nâng cao độ an toàn khi sử dụng (vận hành) hầm, dự báo trước các
xuất hiện nguy hiểm. Đó là do biến dạng trong gia cố bê tông phun được xuất hiện dưới dạng
các khe nứt ở các cấp độ khác nhau, việc sửa chữa, khôi phục và tăng cường gia cố bê tông
phun rất đơn giản, chỉ việc phun bê tông lại.
- Tạo khả năng gia cố hầm theo sau sát tiến độ đi gương và phun bê tông làm vài lượt, điều đó
cho phép sử dụng lớp đầu tiên như gia cố tạm còn sau đó là gia cố cố định sau khi phun lớp
thứ 2. Trong trường hợp này bê tông phun lớp đầu mang tính đặc trưng tạm thời của kết cấu,
còn vỏ hầm được tạo thành từ bê tông phun kết hợp với các gia cố khác khi tính toán phải coi
như là một thành phàn trong tổ hợp kết cấu.
- Khi gia cố hầm đào trong đá yếu, ở đây áp lực mỏ có thể đạt giá trị lớn, lớp phủ từ bê tông
phun là vỏ chịu nén ép có vai trò ngăn cản sự di chuyển của biên vào trong hầm. Kết cấu như
vậy bị biến dạng dần dần dưới tác dụng của tải trọng và tạo khả năng hình thành vòm chịu tải
của đá. Theo mức độ tăng áp lực mỏ, độ bền nén của bê tông phun cũng như tăng với cường
độ gần 3,5 ÷ 4 kg/cm2 trong 1 giờ; khi có sử dụng phụ gia, đạt tới 80-100kg/cm 2 trong 1 ngày
đêm. Dần dần độ bền biến dạng của bê tông phun giảm đi, độ bền chịu lực tiếp tục tăng và sau
đó vỏ xác lập cân bằng áp lực mỏ. Khi cho các phụ gia khác nhau vào thành phần của bê tông
phun có thể làm tăng nhanh hay chậm độ bền vật liệu vỏ. Bằng cách thay đổi tính chất của bê
tông phun theo thời gian có thể điều chỉnh biến dạng bền của khối đá.
- Các thực nghiệm trên mô hình tương đương cho thấy khi phủ lớp bê tông phun dày 6cm và
14cm độ bền vững của hầm tăng lên đến 30 và 50% làm giảm dịch chuyển biên ở đỉnh vòm đi
1,7 và 10 lần.
Tuy vậy, gia cố bê tông phun vãn không tránh khỏi một số nhược điểm sau:
- Khi phun bê tông , 20-30% hỗn hợp bê tông bị mất mát do không bám được vào bề mặt đá.
Độ lớn lượng mất mát này phụ thuộc vào thành phần hạt của vật liệu lấp đầy, chế độ công
nghiệp phun, hiệu quả của các phụ gia khác nhau và thời hạn đông kết.
- Sử dụng hỗn hợp khô ban đầu gây nên độ nhiễm bụị lớn không khí trong hầm, điều này đòi
hỏi những công nhân làm việc trong hầm khi tiến hành gia cố bê tông phun phải được trang bị
phòng hộ tốt. Tuy nhiên nếu tạo độ ẩm thích hợp cho hỗn hợp bê tông ban đầu sẽ giảm độ
nhiễm bẩn xuống đến 15 – 25mg/m3.
- Công nghệ phun bê tông hiện nay chưa đảm bảo được bề mặt bằng phẳng phía trong hầm
như là gia cố đổ bê tông nhờ cốp pha.

6
- Độ không bằng phẳng (mấp mô) của bề mặt đá ảnh hưởng đến độ bền vững của hầm và khả
năng chịu tải của gia cố. Để khắc phục nhược điểm này phải tiến hành phun bê tông làm 2
đợt: đợt đầu láp các chỗ lõm sâu vào đá, đợt 2 sẽ làm phẳng tương đối bề mặt hầm. Khi đào
hầm bằng phương pháp nổ tạo viền sẽ thuận lợi cho gia cố bê tồng phun hơn.
2.Các dạng gia cố trên cơ sở bê tông phun:
Trong xây dựng ngầm gia cố bằng bê tông phun được sử dụng rộng rãi, nó có thể được sử
dụng độc lập hay phối hợp với các dạng gia cố khác (với an-ke, khung, lưới…).
2.1. Gia cố bảo vệ:
Để bảo vệ đá ở biên hầm khỏi bị phong hoá, giữ cho đá sụt lở cục bộ không lớn và đặc biệt
trên các khu đá yếu cục bộ, thường tiến hành phun bê tông tạo lớp phủ có bề dày từ 2cm đến
5-7cm trên bề mặt đá.
Gia cố bê tông phun dạng này còn có tác dụng lấp nhét các lỗ trống và khe nứt trong đá do
quá trình nổ mìn hay các nguyên nhân tự nhiên gây nên.
2.2. Gia cố dày đặc chịu tải:
Khi tăng bề dày lớp phủ bê tông phun có thể tạo được gia cố có khả năng chịu tải rất cao. khi
đó nhờ tiếp xúc chặt với biên đá và làm chặt hỗn hợp bê tông, gia cố bê tông phun sẽ có khả
năng chịu tải cao hơn 2 – 3 lần so với gia cố bê tông nhờ cốp pha có cùng bề dày. Thực tế đã
sử dụng gia cố bê tông phun dày 15-20cm. Khả năng chịu tải của gia cố sẽ được tăng lên nhờ
đưa vào trong chúng lưới kim loại hay cốt thép.
Trong đá không đủ bền vững, quá trình gia cố sẽ chia làm 2 giai đoạn. Theo sát gương tiến
hành phun lớp bê tông thứ nhất có bề dày 5-7cm, lớp này đóng vai trò như là gia cố tạm. Sau
đó phun lớp thứ 2, lớp này sẽ lấp đầy các khe nứt hình thành do quá trình di chuyển biên đá
hầm gây nên và hoàn thiện hình dạng gia cố.
2.3. Gia cố phối hợp
Dạng gia cố rất phổ biến là an-ke phối hợp với bê tông phun. Tổ hợp gia cố này tạo nên kết
cấu có khả năng loại trừ các nhược điểm tồn tại khi gia cố độc lập từng loại.
Lớp chủ yếu của bê tông phun có thể được thi công vào một thời gian xác định sau khi lắp an-
ke. Khi khối đá ở biên hầm có độ nứt nẻ cao phải tiến hành phun lớp bê tông thứ nhất ngay
sau khi đào hầm để nâng cao độ bền vững của đá, còn lớp thứ 2 sau khi lắp an-ke. Để nâng
cao khả năng chịu tải của gia cố phổ biến hơn cả là sử dụng mạng lưới thép, nó sẽ đóng vai
trò là cốt thép, trường hợp bố trí gần về phía đới chịu kéo.
2.4. Gia cố bê tông phun với phun xi măng làm chặt đá.
Kết cấu gia cố bê tông phun với làm chặt đá được tiến hành bằng cách: Đầu tiên, ngay sau khi
mở gương phun lớp bê tông thứ 1 dày 3-5cm. Sau 10-30 ngày tiến hành bơm vữa gia cố khối
đá gần biên (đới đá phá huỷ).
3. Tính gia cố bê tông phun
3.1. Các yêu cầu về bê tông phun:
Bê tông phun phải có độ bền nén 1 trục, tuổi 1 ngày đêm không nhỏ hơn 0,7 -1,0 MPa (7 –
10kg/cm2), sau ngày 28 ngày đêm 1,5 ÷ 3MPa (25 – 30kg/cm2). Chiều dày tối thiểu của lớp vỏ
bê tông:
- Với vỏ tính toán theo khả năng chịu ực là 5cm;
- Với vỏ tính toán bảo vệ chống phong hoá là 3cm.

7
Bê tông phun phối hợp với gia cố an –ke được sử dụng làm gia cố tạm nếu chiều dày theo tính
toán không lớn hơn 10cm, nếu chiều dày tính toán lớn hơn cần so sánh với phương án sử
dụng bê tông phun kết hợp với lưới thép.
Trong tất cả các trường hợp lực liên kết của bê tông phun (qua 28 ngày đêm) với đá cần phải
không nhỏ hơn độ bền của bản thân đá lúc bị phá huỷ (đối với đá có độ bền yếu hoặc nứt nẻ
mạnh) hoặc không nhỏ hơn 0,4MPa (40T/m2) đối với đá bèn vững.
Khi lựa chọn thành phần hạt của hỗn hợp lấp đầy của bê tông phun phải tính tới khả năng
bơm (phun) của máy. Kích thước hạt lớn nhất cho phép không quá 20-25 mm khi đường kính
ống dẫn 50mm, hàm lượng hạt thô ≤ 30-40%. Độ rỗng của bê tông phun từ 4 – 6% (trong bê
tông: 20-22%).
3.2. Tính gia cố bê tông phun:
Chiều dày gia cố bê tông phun ở phần vòm hầm được tính theo công thức:

hk=0,35a (10)

Trong đó:
hk - chiều dày gia cố bê tông phun ở vòm hầm,m;
λc- hệ số điều kiện làm việc: với gia cố có cốt thép = 1,0;
- Với gia cố không có cốt thép: = 0,6;
Rbtc - độ bền kéo tiêu chuẩn của bê tông phun, MPa;
Gqzn- áp lực thẳng đứng tiêu chuẩn của đá lên vỏ vòm bê tông phun, MPa;
γt- hệ số ảnh hưởng của tuổi bê tông phun, xác định bằng thực nghiệm.
Trong thiết kế tổ chức thi công:
-Chiều dày gia cố bê tông phun ở phần tường hầm:
Trong trường hợp không có cốt thép: tính theo công thức (10).
4. Công nghệ thi công gia cố bê tông phun
Trên công trường xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, công tác gia cố bê tông phun được tiến hành
nhờ các máy chuyên dùng do Liên Xô sản xuất.
Các máy này truyền hỗn hợp bê tông phun từ thùng trộn theo đường ống (ống thép hoặc ống
cao su) tới đơn vị phun bằng khí nén. Ở nút cuối ống dẫn có lắp vòi có công dụng hoà hỗn
hợp khô với nước và tạo nên luồng định hướng các tia ban đầu khi phun bê tông.
Đặc trưng các máy phun bê tông của Liên Xô và các nước khác cho ở trong bảng cho thấy
máy phun bê tông của Liên Xô có các tính năng kỹ thuật tương tự các nước khác nhưng trọng
lượng máy còn quá cao (trừ loại BM-68). Trên công trường thuỷ điện Hoà Bình đã dùng máy
BM-68Y.
5. Nhận xét công tác gia cố bê tông phun ở công trình xây dựng thuỷ điện Hòa Bình.
Qua quá trình tiến hành gia cố bê tông phun khi thi công các đường hầm ở trình xây dựng
thuỷ điện Hoà Bình có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Gia cố bê tông phun (hay tổ hợp của nó với các dạng gia cố khác) là một trong những dạng
gia cố tiến bộ, nó nâng cao đáng kể hiệu quả công tác đào hầm. Dạng gia cố này được sử dụng

8
rộng rãi trong điều kiện địa chất công trình khác nhau và các đường hầm có dạng thế nằm
khác nhau (ngang, nghiêng, đứng).
- Gia cố bê tông phun với vai trò là gia cố tạm thời hoặc gia cố cố định đã tỏ ra rất quan trọng,
đặc biệt trong việc gia cố cố định đã tỏ rõ ưu điểm trong việc giữ ổn định cho đường hầm
trong quá trình thi công cũng như vận hành.
Vì mức độ cơ giới hoá chưa caođặc biệt là bộ phận vòi phun (công nhân phải giữ vòi trên tay)
mặt khác độ nhiễm bản không khí lớn, tiếng ồn mạnh do đó gia cố bê tông phun còn gây ra
những bất lợi về chuyên môn và gây nguy hiểm cho công tác. Hơn nữa do phải nhờ máy ủi
kéo nên không chủ động. Hiện nay, phân viện Cadắc của Viện thiết kế thuỷ công Liên Xô cũ
đã chế tạo thiết bị YCM-2 để phun bê tông trên cơ sở xe MA3-500. Thiết bị này có vòi phun
được lắp trên tay máy (bộ điều khiển) có thể phun được dải bề mặt rộng 2,0m. Các phụ tùng
được lắp đặt đảm bảo cơ giới hoá toàn bộ các công việc phụ trợ, năng suất cao hơn 5-10 lần
so với các máy phun bê tông có vòi điều khiển bằng tay. Như vậy, máy phun YCM-2 đã khắc
phục được các nhược điểm của máy phun bê tông hiện có trên công trường.
Trong khi chưa nhập thiết bị mới công trường đã cải tiến kỹ thuật: Chuyển từ vòi điều chỉnh
bằng tay sang điều chỉnh bằng máy đã giảm một phần lao động nặng nhọc và nguy hiểm cho
thợ gia cố hầm.

(Nguồn: Tạp chí Vật liệu xây dựng đương đại, số 4/2007)

You might also like