Baitomtat1 2023-06-18 23 - 49 - 57

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Dương Quỳnh Anh

CATBD49B1004
BÀI TÓM TẮT 1
Bàn về lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế
-Vũ Dương Huân-

Bài viết “Bàn về lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế”
của tác giả Vũ Dương Huân được trích trong Tạp chí “Nghiên cứu quốc tế”,
số 2 (69) tháng 6/2007 và được in trong sách “Chính sách đối ngoại Việt
Nam, tập II, 1975 – 2006” do TS. Nguyễn Vũ Tùng biên soạn.
Bài viết thuộc phần thứ nhất của sách - chủ yếu bàn về đổi mới tư duy về
quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại từ 1986 đến nay. Với chủ đề là bàn
về lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế, mục đích của tác
giả Vũ Dương Huân là giới thiệu về lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, phân
loại lợi ích dân tộc, làm thế nào xác định đúng lợi ích dân tộc , đặc biệt là xác
định lợi ích dân tộc ưu tiên...
Bài viết được chia thành 4 luận điểm:
Một là, các tranh luận về lợi ích dân tộc
Hai là, khái niệm lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích giai cấp
Ba là, phân loại lợi ích dân tộc
Bốn là, những nhân tố tác động đến việc xác định lợi ích dân tộc, lợi ích quốc
gia.

Luận điểm 1 : Các tranh luận về lợi ích dân tộc


Tác giả đưa ra quan điểm của hai trường phái khác nhau đại diện cho hai
nhận thức khác nhau về lợi ích dân tộc: trường phái chủ nghĩa hiện thực
chính trị và trường phái chủ nghĩa tự do.
Với chủ nghĩa hiện thực chính trị, theo H. Morgenthau :” Lợi ích dân tộc là
cơ sở bền vững của chính sách quốc tế của quốc gia”. Hay theo Raymond
Aron khẳng định “ lợi ích dân tộc là chuẩn mực cho việc phân tích, là lý
tưởng của nhà hoạt động chính trị” . Về ý nghĩa của lợi ích dân tộc, Huân
tước Palmerston nói:” Chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có
đồng minh vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích của chúng ta là vĩnh viễn.”
Với chủ nghĩa tự do, họ có nhận thức khác về lợi ích dân tộc. Họ bác bỏ
thẳng thừng việc lợi ích dân tộc được sử dụng để phân tích chính sách đối
ngoại và được lấy làm chuẩn mực để đánh giá chính sách đối ngoại. Họ cho
rằng lợi ích dân tộc chỉ có thể tồn tại trong những điều kiện nhất định.
Luận điểm 2: Khái niệm về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia , lợi ích giai
cấp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia
nhưng chủ yếu nêu ra các khía cạnh:
- Lợi ích dân tộc là nhu cầu tồn vong và phát triển của dân tộc
- Nhu cầu này được lãnh đạo các quốc gia nhận thức và trở thành mục tiêu cơ
bản c của chính sách đối ngoại quốc gia
- Lợi ích dân tộc là nhân tố rất quan trọng trong hoạch định chính sách đối
ngoại của quốc gia
- Lợi ích dân tộc có tính lịch sử
Tác giả chỉ ra điểm hạn chế của các khái niệm này vì chưa làm rõ mối quan
hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia. Sau đó, tác giả đưa ra định nghĩa
của mình về lợi ích quốc gia hay lợi ích dân tộc như sau: Đó là toàn bộ những
nhu cầu sống còn và phát triển của quốc gia, được lãnh đạo quốc gia nhận
thức dưới dạng mục tiêu chiến lược an ninh đối nội và chiến lược đối ngoại
của quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là công cụ cực kỳ quan
trọng trong phân tích chính sách đối ngoại.
Bên cạnh lợi ích dân tộc còn có lợi ích giai cấp. Lợi ích giai cấp thống trị là
duy trì sự lãnh đạo của mình đối với toàn bộ xã hội, tối đa hóa lợi ích của giai
cấp mình. Ở phương Tây, người ta còn đề cập đến lợi ích nhân loại. Lợi ích
nhân loại là yêu cầu phát triển của cả loài người không phân biệt giai cấp, dân
tộc, tôn giáo.
Luận điểm 3: Phân loại lợi ích dân tộc
Có hai cách phân loại lợi ích dân tộc được tác giả đề cập đến: phân loại
theo nội dung và phân loại theo tầm quan trọng.
Phân loại theo nội dung, lợi ích dân tộc bao gồm: lợi ích chính trị-an ninh,
lợi ích kinh tế hay lợi ích phát triển và lợi ích văn hóa – xã hội.
Phân loại theo tầm quan trọng, lợi ích dân tộc gồm : lợi ích sống còn, lợi
ích thiết yếu, lợi ích thông thường. Hay theo cách khác , phân theo tầm quan
trọng có thể bao gồm: lợi ích sống còn, lợi ích quan trọng và lợi ích ít quan
trọng
Luận điểm 4: Những nhân tố tác động đến việc xác định lợi ích đặc biệt,
lợi ích ưu tiên.
Tác giả đưa ra 4 yếu tố :
Thứ nhất là nhân tố địa lý, địa – chiến lược
Thứ hai là thực lực của quốc gia, vị thế của quốc gia trên bàn cờ chính trị thế
giới
Thứ ba là bối cảnh quốc tế
Thứ tư là yêu cầu của đất nước
Qua bài viết, tác giả Vũ Dương Huân đã đưa ra cho độc giả một cái nhìn
khái quát về lợi ích dân tốc và lợi ích quốc gia. Tuy đây là một đề tài khó
trong nghiên cứu quan hệ quốc tế nhưng tác giả đã rất thành công trong việc
phân chia vấn đề thành nhiều luận điểm rõ ràng để độc giả dễ dàng tiếp cận
và nắm bắt nội dung. Ngoài ra, tác giả còn tập hợp rất nhiều kiến thức từ
nhiều nguồn, nhiều người khác nhau rồi mới đưa ra quan điểm của mình
nhằm tăng tính khách quan cho bài viết. Tuy nhiên, có một điểm mà cá nhân
tôi nghĩ nên đưa thêm vào bài biết. Đó là tác giả có thể nêu rõ thêm về tác
động của lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia đến quan hệ giữa các quốc gia
trên trường quan hệ quốc tế để độc giả có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng
của lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia.
Tóm lại, lợi ích dân tộc hay lợi ích quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong
quan hệ quốc tế. Đây là nhân tố hết sức quan trọng trong việc xác định chính
sách đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào và cũng là công cụ không thể thiếu để
phân tích chính sách đối ngoại của quốc gia. Vì vậy, mỗi quốc gia cần xác
định đúng lợi ích dân tộc chính đáng và tối ưu hóa lợi ích dân tộc.

You might also like