Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 135

z

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG


TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT
BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH

GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi


SVTH: Bùi Văn Vốn
LỚP: 18DKT2
MSSV: 1821001470
Mã lớp HP: 2021101008603

TP. HỒ CHÍ MINH


THÁNG 05/2021
z

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG


TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT
BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH

GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi


SVTH: Bùi Văn Vốn
LỚP: 18DKT2
MSSV: 1821001470
Mã lớp HP: 2021101008603

TP. HỒ CHÍ MINH


THÁNG 05/2021
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hà Minh Thi
Nhận xét quá trình thực tập của sinh viên: Bùi Văn Vốn
Khóa: 18D Lớp: 18DKT2
Đề tài: Tìm hiểu báo cáo tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết
Bị Tin Học Đức Anh
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần, thái độ của sinh viên thực tập:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Về khóa luận và nội dung báo cáo chất lượng:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm đánh giá quá trình:
Điểm – bằng số:
Bằng chữ:
Điểm khóa luận:
Điểm – bằng số:
Bằng chữ:
TP. HCM, ngày … tháng … năm …
Người nhận xét
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường Đại Học
Tài Chính – Marketing, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán, đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian vừa qua. Mặc dù trên
lý thuyết còn rất nhiều hạn chế so với thực tế, nhưng nhờ quý thầy cô mà em có đủ
nền tàng để tiếp cận thực tế tại công ty một cách dễ dàng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Hà Minh Thi đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ em để hoàn thành bài thực hành nghề nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị đang công tác tại Công ty
TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh lời cảm ơn chân thành.
Dù rất bận rộn trong công việc nhưng anh, chị vẫn luôn tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hành nghề nghiệp tại công ty. Em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến quý công ty đã tạo điều kiện có em được tiếp cận với thực tế và hiểu rõ
hơn về công việc của mình sau khi ra trường. Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn
Thị Ngọc (Kế toán trưởng) đã dành nhiều thời gian quý báu của mình để giúp đỡ em
tìm hiểu về công tác kế toán tại công ty.
Lời cuối cùng, em xin gửi kính chúc quý thầy cô Trường Đại Học Tài Chính
– Marketing, quý thầy cô của khoa Kế toán – Kiểm toán và toàn thể anh, chị đang
công tác tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh lời
chúc sức khỏe và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 05 năm 2021
Sinh viên thực tập
Bùi Văn Vốn

i
MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i


MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................... xi
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH .................................................................... 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................... 3
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH ........................... 3
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY ...................................................................................................................................... 4
1.3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH ........................................................................ 4
1.3.2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐỨC
ANH COMPUTER .................................................................................................................... 5
1.3.2.1. Mục tiêu:...................................................................................................... 5
1.3.2.2. Quan điểm, phương châm ....................................................................... 5
1.3.2.2.1. Với Đức Anh Computer ................................................................. 5
1.3.2.2.2. Với đối tác và khách hàng: ............................................................ 5
1.3.2.2.3. Triết lý kinh doanh: ............................................................................... 5
1.3.2.2.4. Đơn vị hoạt động vì cộng đồng: ........................................................ 6

ii
1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH ............ 6
1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ 6
1.4.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban ................................................................... 6
1.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ................................. 7
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................... 7
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phân hành .................................................. 7
1.5.3. Hình thức kế toán............................................................................................... 9
1.5.4. Các loại sổ và trình tự ghi sổ .......................................................................... 9
1.5.4.1. Các loại sổ ................................................................................................... 9
1.5.4.2. Trình tự ghi sổ ............................................................................................ 9
1.5.5. Hệ thống chứng từ sử dụng ........................................................................... 10
1.5.6. Hệ thống tài khoản .......................................................................................... 10
1.5.7. Hệ thống báo cáo kế toán .............................................................................. 10
1.5.8. Chính sách kế toán áp dụng .......................................................................... 11
1.5.9. Ứng dụng trong công tác kế toán: ............................................................... 11
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC
ANH ............................................................................................................................................... 12
2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ............................................................................ 12
2.1.1. Nội dung ............................................................................................................ 12
2.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 12
2.1.1.2. Mục đích, ý nghĩa ................................................................................... 12
2.1.2. Phương pháp lập BCĐKT .......................................................................... 13
2.1.2.1. Nguyên tắc lập BCĐKT ........................................................................ 13
2.1.2.2. Quy trình lập BCĐKT ........................................................................... 15
2.1.2.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCĐKT (giả định hoạt động
liên tục _ mẫu B1I-DN)............................................................................................................. 17
2.1.3. Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Thương Mại
Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh: .......................................................................... 23
2.1.3.1. Phân tích tổng quan BCĐKT ............................................................... 23
2.1.3.2. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn .................................................. 25
2.1.3.3. Phân tích tình hình tài sản dài hạn ...................................................... 28

iii
2.1.3.4. Phân tích tình hình nợ phải trả............................................................. 29
2.1.3.5. Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu .................................................... 31
2.1.3.6. Phân tích các chỉ tiêu liên quan ........................................................... 32
2.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................ 34
2.2.1. Nội dung ............................................................................................................ 34
2.2.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 34
2.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa ................................................................................... 34
2.2.2. Nguyên tắc và phương pháp lập .............................................................. 34
2.2.2.1. Nguyên tắc lập báo cáo KQHĐKD .................................................... 34
2.2.2.2. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............ 35
2.2.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................. 38
2.2.3.1. Phân tích biến động doanh thu giai đoạn 2017 – 2019 ................. 38
2.2.3.2. Phân tích biến động chi phí giai đoạn 2017 – 2019 ....................... 39
2.2.3.3. Phân tích biến động lợi nhuận giai đoạn 2017 – 2019 .................. 42
2.2.3.4. Phân tích các chỉ số liên quan .............................................................. 43
2.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ............................................................ 45
2.3.1. Nội dung ............................................................................................................ 45
2.2.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 45
2.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa ................................................................................... 45
2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp lập .............................................................. 46
2.3.2.1. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................... 46
2.3.2.2. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................... 49
2.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ...................................................... 52
2.3.3.1. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt đông kinh doanh giai
đoạn 2017 – 2019 ........................................................................................................................ 52
2.3.3.2. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giai
đoạn 2017 – 2019 ........................................................................................................................ 53
2.3.3.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giai
đoạn 2017 – 2019 ........................................................................................................................ 54
2.4. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................... 54
2.4.1. Nội dung ............................................................................................................. 54
2.4.2. Nguyên tắc và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính ......... 55

iv
2.4.2.1. Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính ................................ 55
2.4.2.2. Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính ............................. 55
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 69
3.1. NHẬN XÉT .............................................................................................................. 69
3.1.1. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty................................................... 69
3.1.2. Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty ...................... 69
3.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 70
3.2.1. Một số kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty..................... 70
3.2.2. Một số kiến nghị về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty ....... 71
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 1
PHỤ LỤC 1: BCTC NĂM 2017 ................................................................................... I
PHỤ LỤC 2: BCTC NĂM 2018 ...........................................................................XVII
PHỤ LỤC 3: BCTC NĂM 2019 ....................................................................... XXXII

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
2 BCTC Báo cáo tài chính
3 BĐSĐT Bất động sản đầu tư
4 BH Bán hàng
5 BTC Bộ tài chính
6 CC Cung cấp
7 CCDV Cung cấp dịch vụ
8 CK Chứng khoán
9 CK Cuối kỳ
10 CLTG Chênh lệch tỷ giá
11 CP Cổ phiếu
12 CPPT Cổ phiếu phổ thông
13 CSH Chủ sở hữu
14 ĐGL Đánh giá lại
15 DN Doanh nghiệp
16 DT Doanh thu
17 DV Dịch vụ
18 GCN ĐKT Giấy chứng nhận đăng ký thuế
19 GTGT Giá trị gia tăng
20 HĐ Hóa đơn
21 HĐKD Hoạt động kinh doanh
22 HH Hàng hóa
23 KT, PL Khen thưởng, phúc lợi
24 LCBTCP Lãi cơ bản trên cổ phiếu
25 LCTT Lưu chuyển tiền tệ
26 LN Lợi nhuận

vi
27 LSGTCP Lãi suy giảm trên cổ phiếu
28 MS Mã số
29 NPT Nợ phải trả
30 PP Phương pháp
31 SXKD Sản xuất kinh doanh
32 TC Tài chính
33 TGNH Tiền gửi ngân hàng
34 TK Tài khoản
35 TM Thương mại
36 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
37 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
38 TS Tài sản
39 TSCĐ Tài sản cố định
40 TSDH Tài sản dài hạn
41 TT Thông tư
42 XDCB Xây dựng cơ bản

vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giao diện phần mềm kế toán MISA của công ty (Nguồn: Phòng Kế toán)
...................................................................................................................................11

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Thiết Bị Tin
Học Đức Anh ..............................................................................................................4
Bảng 2.1. Phương pháp lập BCĐKT ...............................................................17
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tổng quan BCĐKT ..................................................23
Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn – theo chiều ngang 23
Bảng 2.4. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn – theo chiều dọc .............24
Bảng 2.5. Tổng hợp tài sản ngắn hạn giai đoạn 2017 – 2019 ..........................25
Bảng 2.6. Phân tích chi tiết tình hình TSNH trong giai đoạn 2017-2019 - Theo
chiều ngang ...............................................................................................................25
Bảng 2.7. Phân tích chi tiết tình hình tài sản ngắn hạn trong các năm 2017,
2018, 2019 - Theo chiều dọc .....................................................................................26
Bảng 2.8. Tổng hợp tài sản dài hạn giai đoạn 2017 – 2019 .............................28
Bảng 2.9. Phân tích chi tiết tình hình tài sản ngắn hạn trong các năm 2017,
2018, 2019 - Theo chiều ngang .................................................................................28
Bảng 2.10. Phân tích chi tiết tình hình tài sản dài hạn trong các năm 2017,
2018, 2019 - Theo chiều dọc .....................................................................................29
Bảng 2.11. Tổng hợp nợ phải trả giai đoạn 2017 – 2019 ................................30
Bảng 2.12. Phân tích chi tiết tình hình nợ phải trả trong các năm 2017, 2018,
2019 - Theo chiều ngang ...........................................................................................30
Bảng 2.13. Phân tích chi tiết tình hình nợ phải trả trong các năm 2017, 2018,
2019 - Theo chiều dọc ...............................................................................................30
Bảng 2.14. Tổng hợp tình hình vốn chủ sở hữu giai đoạn 2017 – 2019 ..........31
Bảng 2.15. Phân tích chi tiết tình hình vốn chủ sở hữu trong các năm 2017,
2018, 2019 - Theo chiều ngang .................................................................................31
Bảng 2.16. Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2017 - 2019 ..................................38
Bảng 2.17. Phân tích tình hình doanh thu - theo chiều ngang ........................38
Bảng 2.18. Phân tích tình hình doanh thu - theo chiều dọc .............................38
Bảng 2.19. Tổng hợp chi phí giai đoạn 2017 - 2019 .......................................39
Bảng 2.20. Phân tích tình hình chi phí - Theo chiều ngang .............................40
Bảng 2.21. Phân tích tình hình chi phí - Theo chiều dọc .................................40
Bảng 2.22. Tổng hợp lợi nhuận giai đoạn 2017 – 2019...................................42
Bảng 2.23. Phân tích tình hình lợi nhuận .........................................................42
Bảng 2.24. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực
tiếp .............................................................................................................................49
Bảng 2.25. Tổng hợp tình hình lưu chuyển tiền từ HĐKD giai đoạn 2017 -
2019 ...........................................................................................................................52
Bảng 2.26. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – theo
chiều ngang ...............................................................................................................52

ix
Bảng 2.27. Tổng hợp tình hình lưu chuyển tiền từ HĐĐT giai đoạn 2017 -
2019 ...........................................................................................................................53
Bảng 2.28. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư – theo
chiều ngang ...............................................................................................................53
Bảng 2.29. Tổng hợp tình hình lưu chuyển tiền từ HĐTC giai đoạn 2017 -
2019 ...........................................................................................................................54

x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................6
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................7
Sơ đồ 1.3. Trình tự luân chuyển chứng từ ..................................................................9
Sơ đồ 2.1. Kế cấu nội dung của Bảng cân đối kế toán .............................................14
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập BCĐKT .............................................................................16

xi
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải sử dụng ngôn
ngữ kế toán chung nhằm đảm bảo thông tin có thể so sánh trên phạm vi cả trong nước
lẫn quốc tế. Ở nước ta, để đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc
tế, Việt Nam đã và đang thiết lập hành lang pháp lý về kế toán nói chung và báo cáo
tài chính nói riêng. Trong một bản báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo
cáo tài chính. Thứ nhất,bảng cân đối kế toán cung cấp tổng quát toàn bộ giá trị tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Thứ
hai, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp các thông tin về doanh thu, chi
phí và lợi nhuận trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về sự ra vào của dòng tiền tại một kỳ nhất định.
Thứ tư, thuyết minh báo cáo tài chính dùng để bổ sung những chi tiết cần thiết trong
báo cáo tài chính mà 3 bảng báo cáo trước không thể trình bày đầy đủ, chi tiết. Do
đó, việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là vấn đề tương đối gần gũi,
hơn nữa việc phân tích này còn giúp các đối tượng quan tâm nhận diện được các
thông tin cần thiết cung như dự đoán trong tương về tài sản, doanh thu, lợi nhuận,
dòng tiền của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên mà em chọn đề tài: “Tìm hiểu báo cáo tài chính
tại công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh”. Bằng những
kiến thức mình đã được học và kinh nghiệm trau dồi từ giảng viên khoa Kế Toán –
Kiểm Toán cũng như giảng viên cố vấn, em hy vọng bài thực hành nghề nghiệp 2 này
của mình có thể góp phần giúp mọi người hiểu được tổng quan về tình hình kinh tế
của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về cách lập và phương pháp lập báo cáo tài chính tại công ty TNHH
Thương Mại và Dịch Vụ Thiết bị Tin học Đức Anh.

1
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Dựa vào báo cáo tài chính phân tích các số liệu từ đó đưa ra nhận xét về sự
tăng giảm, cũng như hiệu quả kinh doanh tại công ty.
Áp dụng kiến thức đã học để tiếp cận thực tế, từ đó so sánh giữa lý thuyết và
thực tiễn để hoàn thiện một phần về kiến thức chuyên môn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Báo cáo tài chính của công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin
Học Đức Anh các năm 2017, 2018 và 2019.
Thời gian: từ tháng 03/2021 – tháng 04/2021.
Kỳ phân tích: từ năm 2017 đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập Báo cáo tài chính của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thiết
Bị Tin Học Đức Anh các năm 2017, 2018 và 2019.
Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích số liệu theo chiều ngang và chiều dọc,
đồng thời tính toán các chỉ số liên quan nhầm làm rõ và đưa ra nhận xét tổng quan,
chính xác hơn.
Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu của các anh chị
khóa trước hoặc các bài báo học tập.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Khái quát về Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị
Tin Học Đức Anh.
Chương 2: Tìm hiểu Báo cáo tài chính.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.

2
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH


THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC
ĐỨC ANH

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG


- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học
Đức Anh.
- Tên gọi khác: Đức Anh Computer.
- Mã số thuế: 0313957157.
- Địa chỉ công ty: 35/4 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành Phố
Hồ Chí Minh.
- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoa (Giám đốc).
- Địa chỉ người đại diện: Thôn Mỹ Lộc 2, xã Việt Hùng, Huyện Vũ Thư, Tỉnh
Thái Bình.
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân ngoài nhà nước.
- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 10/08/2016.
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Gò Vấp.
- Ngày hoạt động: 11/08/2016.
- Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT).
- Số điện thoại: 028627022399 – 0938120135.
- Email: nvdong@ducanhcomputer.vn
- Website: https://ducanhcomputer.com
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH
- Công ty thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2016. Trong năm đầu công
ty hoạt động chưa mạnh mẽ, khách hàng thường là những đối tượng khách hàng đơn
lẻ và không quá chú trọng vào quy mô, cũng như khách lâu dài.

3
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Với tầm nhìn dài hạn, công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tin Học Đức
Anh đã và đang trên đường khẳng định mình qua các năm về chất lượng kinh doanh
cũng như khách hàng, đối tác.
- Sau 4 năm năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch
Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh đã định hướng vững bước trở thành một địa chỉ của
lòng tin, trên tinh thần hợp tác, lắng nghe và chia sẻ.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY
1.3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH
- Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân.
- Loại hình kinh doanh: TNHH 2 thành viên trở lên.
- Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hóa.
- Ngành nghề chính: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
- Cấp chương: (754) Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh.
- Loại khoản: (194) Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe cộ động cơ khác).
Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Thiết Bị Tin
Học Đức Anh
STT Ngành nghề kinh doanh
1 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
2 Lập trình máy vi tính
3 Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi
4 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viên thông
5 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến
máy vi tính

4
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1.3.2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐỨC ANH
COMPUTER
1.3.2.1. Mục tiêu:
Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh hay Đức
Anh Computer là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ và giải pháp máy tính được khách
hàng các nhân và doanh nghiệp biết đến như một địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực cung
cấp về các giải pháp và sản phẩm thiết bị tin học văn phòng.
Với tôn chỉ hành động: “Khi bạn quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm, chất
lượng tuyệt vời, ổn định là nhắc đến tiêu chí đánh giá sự thành công của Đức Anh
Computer”. Chính vì điều này mà đơn vị Đức Anh luôn nỗ lực từng ngày để cập nhật
các công nghệ mới và chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng các giải
pháp hoàn hảo với những dịch vụ cộng thêm.
1.3.2.2. Quan điểm, phương châm
1.3.2.2.1. Với Đức Anh Computer
- Phát triển có định hướng, chú trọng đầu tư về con người – liên tục đổi mới
về công nghệ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và xã hội.
- Nhân lực là mục tiêu trung tâm, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Đức
Anh Computer.
1.3.2.2.2. Với đối tác và khách hàng:
- Đức Anh Computer luôn cam kết đồng hành, lắng nghe và chia sẽ để đáp
ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác một cách tốt và tối ưu.
- Sự hài lòng của khách hàng cũng là sự thành công của Đức Anh Computer.
1.3.2.2.3. Triết lý kinh doanh:
- Tiên phong trong công nghệ, đột phá, sáng tạo trong giải pháp nhầm đem
đến những sản phẩm, dịch vụ ưu việt để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
- Chất lượng nguồn nhân lực và sự gắn bó là động lực thúc đẩy sự phát triển,
đạt được các mục tiêu của tổ chức.

5
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Đức Anh Computer luôn quan tâm, chia sẻ, lắng nghe với quý khách hàng.
Đối tác để cùng tạo ra nhưng sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo và đẳng cấp
nhất.
- Sẵn sàng đàm phán với các đối tác để hợp tác cùng phát tiển.
- Cam kết gắn liền hoạt động kinh doanh với lợi ích nhâ viên, khách hàng, cổ
đông và xã hội.
1.3.2.2.4. Đơn vị hoạt động vì cộng đồng:
- Chia sẻ các khó khăn với cộng đồng xã hội Việt Nam thông qua các hoạt
động truyền thông.
- Xây dựng các chương trình mang tính cộng đồng, hướng đến khẳng định
trách nhiệm xã hội của Đức Anh Computer.
1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH
1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc

Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kinh doanh

1.4.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban


- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá
trình hoạt động của công ty, đại diện cho công ty chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với
nhà nước và các tổ chức kinh tế khác.
- Phòng kinh doanh:
+ Tìm kiếm nguồn hàng cung ứng.

6
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Phát triển thị trường trong nước.


+ Tham mưu, đề xuất mở rộng thị trường.
+ Tiến hành thương lượng, bán hàng cho khách hàng.
- Phòng kỹ thuật:
+ Kiêm giao hàng.
+ Thực hiện công tác vận chuyển, lắp đặt chạy thử.
+ Tư vấn kỹ thuật sản phẩm.
+ Tiến hành bảo hành nếu có lỗi kỹ thuật sản phẩm.
- Phòng kế toán:
+ Ghi chếp, phản ánh quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh tại
Công ty.
+ Quản lý chi phí theo quy định hiện hành.
+ Quản lý thông tin và công nợ của khách hàng.
+ Quản lý tiền, vật tư, hàng hoạt của công ty.
+ Quản lý giá trị tài sản, công cụ dụng cụ.
1.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng, kiêm


kế toán thuế

Kế toán ngân hàng,


Kế toán lương, thủ quỹ doanh thu, tiền và công
nợ

1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phân hành


- Kế toán trưởng, kiêm kế toán thuế:
+ Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận kế toán.

7
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán, thống kê thông tin kế toán.
+ Có quyền phân công và chỉ đao trực tiếp các thành viên của bộ phận
kế toán trong công ty.
+ Kiểm soát, ký duyệt các chứng từ thu, chi, nhập, xuất.
+ Tổ chức kiểm kê vật tư, tài sản, hàng tồn kho.
+ Giao dịch với các cơ quan liên quan, đảm bảo áp dụng và thực hiện
các chính sách của Nhà nước.
+ Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn.
+ Lập báo cáo quyết toán hóa đơn bán hàng.
+ Lập báo cáo quyết toán thuế.
- Kế toán lương, kiêm thủ quỹ:
+ Tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí lao động
theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền
thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên.
+ Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định
kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương,
cung cấp thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời.
+ Thu, chi và kiểm tra tình hình tồn quỹ.
+ Hàng tháng chi trả lương cho nhân viên, chi trả các khoản tạm ứng.
- Kế toán ngân hàng, doanh thu, tiền và công nợ:
+ Kiểm tra các chứng từ gốc như: ủy quyền chi, chi séc chuyển khoản,...
+ Quản lý thu, chi, đồng thời theo dõi phải thu, phải trả khách hàng.

8
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1.5.3. Hình thức kế toán


Sơ đồ 1.3. Trình tự luân chuyển chứng từ

Chứng từ kế toán SỔ KẾ TOÁN:


- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp,...

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

Bảng tổng hợp


Máy vi tính - Báo cáo tài chính
chứng từ kế toán
cùng loại - Báo cáo quản trị

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
1.5.4. Các loại sổ và trình tự ghi sổ
1.5.4.1. Các loại sổ
- Nhật ký, chứng từ.
- Bảng kê.
- Sổ cái.
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
1.5.4.2. Trình tự ghi sổ
- Công việc hàng ngày:
+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hặc Bảng tổng hpwj
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định

9
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng,
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
+ Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động
nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái ...) và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
- Công việc cuối tháng:
+ Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực
hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,
trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra,
đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
+ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đươc
in ra giấy, đóng thành quyển và thưc hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
1.5.5. Hệ thống chứng từ sử dụng
- Các phiếu thu – chi, giấy tạm ứng, hoàn ứng.
- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.
- Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế.
- Phiếu xuất kho, nhập kho vật tư, hàng hóa.
1.5.6. Hệ thống tài khoản
Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh hiện đang
sử dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 của Bộ Tài Chính. Ngoài các chứng từ
sử dụng theo Thông tư 200, Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin
Học Đức Anh không sử dụng bất kỳ chứng từ kế toán khác biệt nào.
1.5.7. Hệ thống báo cáo kế toán
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.

10
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1.5.8. Chính sách kế toán áp dụng


- Niên độ kế toán: Năm (bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12).
- Đơn vị tiền sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng.
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200.
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tòn kho: Ghi nhận theo giá gốc.
+ Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương phấp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chi phí thực tế đã sử dụng.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh.
1.5.9. Ứng dụng trong công tác kế toán:
Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học áp dụng tin học
trong kế toán bằng sử dụng phần mềm MISA để quản lý và thực hiện công tác kế
toán.

Hình 1.1. Giao diện phần mềm kế toán MISA của công ty (Nguồn: Phòng Kế
toán)

11
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO


TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ THIẾT BỊ TIN HỌC ĐỨC ANH

2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


2.1.1. Nội dung
2.1.1.1. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một Báo cáo tài chính (BCTC) chủ yếu
phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành
tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, năm, quý).
2.1.1.2. Mục đích, ý nghĩa
 Mục đích:
BCĐKT là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có
và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu
trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của
tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT có thể
nhận xét, đánh giá khái quát tình hình của doanh nghiệp.
 Ý nghĩa:
Thông qua BCĐKT, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và
nguồn vốn, cũng như mối quan hệ khác. Và thông qua việc nghiên cứu các mối quan
hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và
nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc mối quan hệ giữa công nợ khả năng
thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt độn, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch,...
Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối, và có phương hướng, biện pháp kịp thời
đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu
quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp. Tất cả các tài sản đều phải được tài trợ
bằng một nguồn tài trợ nào đó như vốn nợ hay vốn chủ sở hữu. Một phần đều có ý
nghĩa pháp lý riêng:

12
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Đối với phần tài sản:


+ Về mặt pháp lý: phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện
có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
+ Về mặt kinh tế: các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kể các
loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình
thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng
tồn kho, tài sản cố định.
+ Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và
mức phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Đối với phần vốn:
+ Về mặt pháp lý: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm
pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ của doanh nghiệp.
+ Về mặt kinh tế: Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu
của nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức
độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
2.1.2. Phương pháp lập BCĐKT
2.1.2.1. Nguyên tắc lập BCĐKT
2.1.2.1.1.Kết cấu của BCĐKT
- Các chỉ tiêu trong BCĐKT phản ánh giá trị tài sản của đơn vị ( thuộc sở hữu
hoặc quyền kiểm soát lâu dài) theo hai góc độ:
+ Kết cấu vốn kinh doanh
+ Nguồn hình thành vốn kinh doanh
- Các chỉ tiêu được chi thành hai phần:
+ Phần Tài sản: Phần này phản ánh tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh;
+ Phần Nguồn vốn: Phần này phản ánh tài sản theo nguồn hình thành
vốn kinh doanh.

13
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Sơ đồ 2.1. Kế cấu nội dung của Bảng cân đối kế toán

Tài sản ngắn hạn

Tài sản

Tài sản dài hạn

Nội dung

Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn

Nợ phải trả

- Về mặt hình thức thể hiện:


+ Cách bố trí hai phần (Phần I, Phần II) có thể theo chiều dọc (trình bày
hết các chỉ tiêu thuộc phần I sau đó đến các chỉ tiêu thuộc phần II) hoặc có thể theo
chiều ngang (các chỉ tiêu thuộc phần I được trình bày song song với các chỉ tiêu thuộc
phần II).
+ Mỗi phần của bảng đều được phản ánh theo 3 cột: Mã số, Số đầu năm,
số cuối năm. Cơ sở dữ liệu lập bảng căn cư vào sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết,
bảng cân đối kế toán kỳ trước.
2.1.2.1.2. Nguyên tắc lập BCĐKT:
- Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” thì khi
lập và trình bày BCĐKT thì phải tuân thủ theo nguyên tắc chung về lập và trình bày
BCTC. Ngoài ra, trên BCĐKT, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được phân
thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của
doanh nghiệp, cụ thể:

14
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ SXKD bình thường trong vòng 12
tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo
nguyên tắc sau:
 Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá
12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo thì được xếp vào ngắn hạn;
 Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng từ 12 tháng
trở lên kể từ thời điểm báo cáo thì được xếp vào dài hạn.
+Đối với doanh nghiệp có chu kỳ SXKD bình thường dài hơn 12 tháng,
thì TS và NPT được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
 TS và NPT được thu hồi trong vòng một chu kỳ SXKD bình thường thi
xếp vào loại ngắn hạn.
 TS và NPT được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu
kỳ SXKD bình thường được xếp vào loại dài hạn
+ Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào
chu kỳ SXKD để phân biệt ngắn hạn hay dài hạn thì các TS và NPT được trình bày
theo tính thanh khoản giảm dần.
- Khi lập BCĐKT tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới phụ
thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư
của các khoản mục phát sinh từ giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả,
cho vay nội bộ,… giữa dơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới
với nha.
- Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên BCĐKT. Doanh
nghiệp củ động đánh số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi
phần.
2.1.2.2. Quy trình lập BCĐKT
2.1.2.2.1. Cơ sở lập BCĐKT
 Căn cứ:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.

15
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Căn cứ vào BCĐKT năm trước.


 Cơ sở:
- Cột số cuối năm: căn cứ vào số dư của các tài khoản trên các sổ kế toán tổng
hợp và chi tiết tại thời điểm báo cáo.
- Cột số đầu năm: Căn cứ vào số liệu BCĐKT ngày 31/12 năm trước.
- Phần tài sản: Căn cứ vào số liệu các TK loại 1, 2. Ngoài ra có một số chỉ tiêu
ở phần TS được lập căn cứ vào số liệu các TK loại 3, 4.
- Phần nguồn vốn: Căn cứ vào số liệu các TK loại 3, 4. Ngoài ra có một số chỉ
tiêu được lập căn cứ vào số liệu TK loại 1, 2.
2.1.2.2.2. Quy trình lập BCĐKT
- Bước 1: Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Bước 2: Tạm khóa sổ kế toán, đối chiếu số liệu từ các sổ kế toán.
- Bước 3: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và khóa sổ chính thức.
- Bước 4: Lập bảng cân đối tài khoản
- Bước 5: Lập BCĐKT (Mẫu B01-DN).
- Bước 6: Kiểm tra, ký duyệt.
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập BCĐKT

Thực hiện các bút


Tạm khóa sổ kế
Kiểm tra các nghiệp toán kết chuyển
toán, đối chiếu số
vụ kinh tế phát sinh trung gian và khóa
liệu từ các sổ kế toán
sổ chính thức

Lập bảng cân đối tài Lập BCĐKT (Mẫu


Kiểm tra, ký duyệt
khoản B01-DN)

16
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.1.2.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong BCĐKT (giả định hoạt
động liên tục _ mẫu B1I-DN)
Bảng 2.1. Phương pháp lập BCĐKT
Mã số Số cuối năm
1 2 4
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 = MS110 + MS 120 + MS
130 + MS 140 + MS 150
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 = MS111 + MS 112
1. Tiền 111 = Dư nợ TK 111 + 112 +
113
2. Các khoản tương đương tiền 112 = Dư nợ chi tiết TK 1281và
1288 (kỳ phiếu, tín phiếu,
TGNH… thời gian đáo hạn
hoặc thu hồi <= 3 tháng)
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 = MS 121 + 122 + 123
1. Chứng khoán kinh doanh 121 = Dư nợ TK 121
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh 122 = Dư có TK 2291 (ghi số
doanh (*) âm)
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 = Dư nợ TK 1281, 1282,
1288 (kỳ hạn còn lại <12
tháng và không phải tương
đương tiền)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 = MS131+ 132+ 133 +134
+135 +136 +137 +139
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 = Dư nợ chi tiết TK 131
(< 12 tháng)
2. Trả trước cho người bán 132 = Dư nợ chi tiết TK 331
(< 12 tháng)

17
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 = Dư nợ chi tiết TK 1362,


1363, 1368 (< 12 tháng)
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp 134 = Dư nợ TK 337
đồng xây dựng
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 = Dư nợ chi tiết TK 1283
6. Phải thu ngắn hạn khác 136 = Dư nợ chi tiết các TK
1385,1388,334,338,141,244
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 137 = Dư Có chi tiết TK 2293
(*) (ghi âm)
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139 = Dư nợ TK 1381
IV. Hàng tồn kho 140 = MS 141 + 149
1. Hàng tồn kho 141 = Tổng dư nợ TK 151, 152,
153, 154, 155, 156, 157, 158
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 = Dư có TK 2294 (ghi âm)
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 = MS 151 + 152 + 153+154
+ 155
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 = Dư nợ chi tiết TK 242
2. Thuế GTGT được khâu trừ 152 = Dư nợ TK 133
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 153 = Dư nợ chi tiết TK 333
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính 154 = Dư nợ TK 171
phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác 155 = Dư nợ chi tiết TK 2288
B – TÀI SẢN DÀI HẠN 200 = MS 210 + 220+ 230+
240+ 250+ 260
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 = MS 211 + 212 + 213 + 218
+ 219
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 = Dư nợ chi tiết TK 131
2. Trả trước cho người bán dài hạn 212 = Dư nợ chi tiết TK 331
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 213 = Dư nợ TK 1361

18
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

4. Phải thu nội bộ dài hạn 214 = Dư nợ chi tiết TK


1362,1363,1368
5. Phải thu về cho vay dài hạn 215 = Dư nợ chi tiết TK1283
6. Phải thu dài hạn khác 216 = Dư nợ chi tiết TK
1385,1388,334,338,141,244
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 = Dư Có chi tiết TK 2293
(ghi âm)
II. Tài sản cố định 220 = MS 221+224+227
1. Tài sản cố định hữu hình 221 = MS 222 + 223
- Nguyên giá 222 = Dư nợ TK 211
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 = Dư có TK 2141(ghi âm)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 = MS 225+226
- Nguyên giá 225 = Dư nợ TK 212
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 = Dư có TK 2142 (ghi âm)
3. Tài sản cố định vô hình 227 = MS 228 + 229
- Nguyên giá 228 = Dư nợ TK 213
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 = Dư có TK 2143(ghi âm)
III. Bất động sản đầu tư 230 = MS 231+232
- Nguyên giá 231 = Dư nợ TK 217
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 232 = Dư có TK 2147(ghi âm)
IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 = MS 241 + 242
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 241 = Dư nợ chi tiết TK 154
dài hạn (trừ) dư có chi tiết TK 2294
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 = Dư Nợ TK 241
V. Đầu tư tài chính dài hạn 250 = MS 251 + 252 + 253 + 254
+ 255
1. Đầu tư vào công ty con 251 = Dư nợ TK 221
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252 = Dư nợ TK 222
3. Đầu tư khác vào công cụ vốn 253 = Dư nợ chi tiết TK 2281

19
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 254 = Dư Có TK 2292(ghi âm)
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 = Dư Nợ TK 1281, 1282,
1288
VI. Tài sản dài hạn khác 260 = MS 261+262+263+268
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 = Dư nợ chi tiết TK 242
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 = Dư nợ TK 243
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài 263 = Dư nợ TK 153 (trừ) dư có
hạn TK 2294
4. Tài sản dài hạn khác 268 = Dự nợ TK 2288
Tổng cộng tài sản 270 = MS 100 + 200
C – NỢ PHẢI TRẢ 300 = MS 310 +330
I. Nợ ngắn hạn 310 = Tổng các MS từ 311
323
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 = Dư có chi tiết TK 331
2. Người mua trả tiền trước 312 = Dư có chi tiết TK 131
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 = Dư có chi tiết TK 333
4. Phải trả người lao động 314 = Dư có chi tiết TK 334
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315 = Dư có chi tiết TK 335
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 = Dư có chi tiết TK 3362,
3363, 3368
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 317 = Dư có TK 337
xây dựng
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 = Dư có chi tiết TK3387
9. Phải trả ngắn hạn khác 319 = Dư có chi tiết
TK338,138,344
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320 = Dư có chi tiết TK 341,
34311
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 = Dư có chi tiết TK 352
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 = Dư có TK 353

20
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

13. Quỹ bình ổn giá 323 = Dư có TK 357


14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu 324 = Dư có TK171
Chính phủ
II. Nợ dài hạn 330 = Tổng MS từ 331343
1. Phải trả người bán dài hạn 331 = Dư có chi tiết TK 331
2. Người mua trả tiền trước dài hạn 332 = Dư có chi tiết TK 131
3. Chi phí phải trả dài hạn 333 = Dư có chi tiết TK 335
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334 = Dư có chi tiết TK 3361
5. Phải trả nội bộ dài hạn 335 = Dư có chi tiết TK 3362,
3363, 3368
6. Doanh thu chua thực hiện dài hạn 336 = Dư có chi tiết TK 3387
7. Phải trả dài hạn khác 337 = Dư có chi tiết TK 338, 344
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 = Dư có chi tiết TK 341 và
kết quả (Dư có TK 34311 –
Dư nợ TK 34312 + Dư có
TK 34313)
9. Trái phiếu chuyển đổi 339 = Dư có chi tiết TK3432
10. Cỗ phiếu ưu đãi 340 = Dư có chi tiết TK 41112
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341 = Dư có TK 347
12. Dự pphong phải trả dài hạn 342 = Dư có chi tiết TK 352
12. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 343 = Dư có TK 356
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 = MS 410 +430
I. Vốn chủ sở hữu 410 = Tổng MS411  422
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 =Dư có TK4111
= MS 411a + 411b
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a = Dư có TK 41111
- Cỗ phiếu ưu đãi 411b = Dư có chi tiết TK 41112
2. Thặng dư cổ phần 412 = Dư có TK 4112 Hoặc Dư
nợ (ghi âm)

21
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413 = Dư có chi tiết TK 4113
Chính phủ
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414 = Dư có TK 4118
5. Cổ phiếu quỹ (*) 415 = Dư nợ TK 419 (ghi âm)
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416 = Dư có TK 412 hoặc dư Nợ
(ghi âm)
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 =Dư có TK 413 hoặc dư Nợ
(ghi âm)
8. Quỹ đầu tư phát triển 418 = Dư có TK 414
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419 =Dư có TK 417
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 = Dư có TK 418
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 = Dư Có TK 421 hoặc dư nợ
(ghi âm)=MS421a+421b
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối 421a = Dư có TK4211 hoặc dư nợ
kỳ trước (ghi âm)
- LNST chưa phân phối kỳ này 421b = Dư có TK 4212 hoặc dư
nợ (ghi âm)
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 = Dư có TK 441
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 = MS 431 +432
1. Nguồn kinh phí 431 = Chênh lệch giữa (Dư có
TK 461 - Dư nợ TK 161), có
thể ghi âm (*)
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432 = Dư có TK 466
Tổng cộng nguồn vốn 440 = MS 300 + 400

22
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.1.3. Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Thương Mại Và
Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh:
2.1.3.1. Phân tích tổng quan BCĐKT
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tổng quan BCĐKT

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn – Theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Phần tài sản: ta thấy giá trị tài sản giai đoạn 2017 – 2019 nhìn chung tăng
qua các năm, tăng nhanh nhất ở năm 2018. Tổng tài sản năm 2019 so với năm 2017
tăng 3.572.151.228 đồng, có thể nói tổng tài sản tăng gấp 3,354 lần so với năm 2017,
tỷ lệ tăng tài sản là 236%. Đến năm 2019, tổng giá trị tài sản tăng nhẹ so với 2018 từ
5.079.482.777 đồng lên 5.086.518.993 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 0,14%. Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn tăng qua các năm, tăng mạnh nhất ở năm 2018. Tốc độ tăng
tài sản ngắn hạn năm 2019 so với 2017 lên đến 3.474.622.066 đồng tương đương tỷ
lệ 229%, chênh lệch tài sản ngắn hạn 2019 so với 2018 nhìn chung tăng 33.974.473
đồng, ứng với tỷ lệ 0,69% Qua đây ta thấy tình hình tăng tài sản cố định trong 3 năm
rất rõ rệt.

23
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Tài sản dài hạn: Nhìn chung có sự thay đổi lớn, Năm 2017 tổng giá trị tài sản
dài hạn bằng 0, đến năm 2018 tăng vọt lên 124.467.419 đồng, năm 2019 lại giảm về
97.529.168 đồng. So với năm 2017, chênh lệch tài sản dài hạn năm 2019 là
97.529.168 đồng. Chênh lệch tài sản dài hạn năm 2019 so với năm 2018 với số tiền -
26.938.257 đồng tương ứng với phần trăm chênh lệch năm 2019 so với năm 2018 là
-21,64%. Qua đó ta thấy giá trị tài sản dài hạn của công ty không ổn định trong giai
đoạn 2017 – 2019.
Phần nguồn vốn: Tương tự như phần tài sản, ta thấy nguồn vốn cũng có xu
hướng tăng trong giai đoạn 2017 – 2019, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2018, đến
năm 2019 mặc dù so với năm 2017 tăng rất nhanh (gấp 3,36 lần) nhưng so với 2018
thì chỉ tăng 7.436.216 đồng, tương ứng với 0,15%. Cụ thể:
- Nợ phải trả: Nhìn chung tăng qua các năm, tăng mạnh nhất ở năm 2018, giảm
nhẹ ở năm 2019. Chênh lệch giai đoạn 2017 – 2019 là 50.667.205 đồng tương ứng
với với 991%, qua đây ta thấy mức tăng nợ phải trả 2019 so với 2017 là rất cao, gấp
11 lần năm 2017. Tuy nhiên so sánh chênh lệch giai doạn 2018 – 2019, thì chỉ giảm
3.423.317 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 5,17%.
- Bên cạnh đó, vốn chủ sở có hướng tăng qua các năm. Mức chênh lệch 2017
– 2019 là 3.521.884.523 đồng, năm 2019 tăng gấp 3,33 lần so với năm 2017. Mức
chênh lệch tương ứng với mức tỷ lệ 233%. Mức tăng nguồn vốn năm 2019 so với
năm 2018 có sự chênh lệch nhẹ, số tiền 10.859.533 đồng ứng với mức tỷ lệ 0,22%.
Bảng 2.4. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn – Theo chiều dọc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Phần tài sản: Nhìn chung tỷ trọng các năm có sự thay đổi. Năm 2017, tổng
tài sản là 154.367.765 đồng, tương ứng với với 100% tương ứng với 100% là tài sản

24
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

ngắn hạn, đối với năm này, giá trị tài sản dài hạn bằng 0 tương ứng 0%. Đến năm
2018, Xét tổng tài sản là 100%, ứng với số tiền 5.079.482.777 đồng thì giá trị tài sản
ngắn hạn giảm xuống 97,55%, ứng với số tiền 4.955.015.358 đồng và 2,45% còn lại
là tài sản dài hạn. Tuy nhiên sang năm 2019, cơ cấu tài sản lại thay đối, tăng giá trị
tài sản ngắn hạn lên 98.08%, phần còn lại là tài sản dài hạn ứng với giá trị 97.529.162
đồng.
Phần nguồn vốn: tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm đa số. cụ thể năm 2017 chiếm
99,36%, trong khi nợ phải trả chỉ chiếm 0,64%; năm 2018, vốn chủ sở hữu chiếm
98,83%, trong khi nợ phải trả chỉ chiếm 1,17%; đến năm 2019 tỷ trọng vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả lần lượt là 98,9% và 1,1%. Qua đó ta thấy, công ty ưu tiên sử dụng
nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) hơn là sử dụng nợ (nợ phải trả).
2.1.3.2. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn
Bảng 2.5. Tổng hợp tài sản ngắn hạn giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.6. Phân tích chi tiết tình hình TSNH trong giai đoạn 2017-2019 - Theo
chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

25
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Bảng 2.7. Phân tích chi tiết tình hình tài sản ngắn hạn trong các năm 2017,
2018, 2019 - Theo chiều dọc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Dựa vào bảng 2.5, 2.6 và bảng 2.7, ta thấy:
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
+ Năm 2019 là 3.793.164.866 đồng, cao hơn năm 2017 số tiền
2.691.835.646 đồng, tương ứng với 244%, nhưng lại thấp hơn năm 2018 số tiền
546.517.470 đồng với tỷ lệ 13%. Tuy nhiên khoản mục “tiền và các khoản tương
đương tiền tại công ty chỉ phản ánh tiền (tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng),
ngược lại các khoản tương đương tiền không có bất kỳ khoản nào. Cụ thể dựa vào
bảng cân đối số phát sinh ta có thể khái quát cụ thể hơn về sự thay đổi của tiền mặt
và TGNH như sau: năm 2017 số tiền mặt tại quỹ và TGNH lần lượt là: 1.096.746.518
đồng và 4.582.702 đồng. Năm 2018, tương ứng là 4.246.547.436 đồng và 93.134.900
đồng. Đến năm 2019, hai con số lần lượt là 3.786.469.842 đồng và 6.695.524 đồng.
Qua đây, ta thấy tiền mặt năm 2019 tăng so vơi năm 2017 và giảm so với năm 2018.
Riêng đối với tiền gửi ngân hàng năm 2019 so với 2017 tăng nhẹ, 2019 so với 2018
giảm rất đang kể, số TGNH của năm 2018 lên đến đến 93.134.900 đồng trong khi
năm 2019 chỉ có 6.695.524 đồng.
+ Về tỷ trọng “tiền và các khoản tương đương tiền” mặc dù có thay đổi
qua các năm nhưng vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Cụ thể, tỷ
trọng qua các năm 2017, 2018 2019 lần lượt là 72,73%; 87,58%; 76,03%.
- Các khoản phải thu ngắn hạn:

26
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Chỉ tiêu này tại công ty chỉ có chỉ tiêu “phải thu ngắn hạn khách
hàng”. Số liệu của chỉ tiêu này vào năm 2019 là 416.618.499 đồng, năm 2017 là
177.217.001 đồng, năm 2018 là 92.143.998 đồng. Từ đó, ta thấy năm 2019 tăng gấp
2,35 lần so với 2017 và 4,5 lần so với năm 2018 tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 135%
và 352%. Lý do có sự tăng vọt về các khoản phải thu ngắn hạn này là do công ty có
thêm nhiều đối tác kinh doanh mới, từ đó đẩy mạnh doanh số góp phần tăng thêm
doanh thu cho công ty.
+ Về tỷ trọng, mặc dù sự chênh lệch qua các năm rất lơn nhưng so về
mặt tỷ trọng trong năm thì năm 2017 chiếm tới 11,7%; năm 2018 chỉ có 1,86%, đến
năm 2019 tăng lên 8,35%.
- Hàng tồn kho:
+ Nhìn chung trị giá hàng tồn kho gần như tăng đều qua các năm 2017,
2018, 2019. Cụ thế, năm 2019 tăng 548.245.677 đồng so với năm 2017, tương ứng
với tỷ lệ 237%; tăng 269.663.463 so với năm 2018 tương ứng 53%. Việc hàng tồn
kho tăng qua các năm có thể cho thấy các lý do như sau: giao dịch, dự phòng và đầu
cơ. Thứ nhất, về giao dịch, công ty đang duy trì hàng tồn kho để không gây tắt nghẽn
trong quá trình kinh doanh, bán hàng. Thứ 2, dự phòng, việc giữ lại hàng tồn kho có
thể là một tấm đệm cho công ty trong những tình huống xấu trong kinh doanh nằm
ngoài dự đoán. Cuối cùng, công ty đang muons giữ được lợi thế khi có sự thay đổi về
giá cả trên thị thường.
+ Về cơ cấu, đây là khoản mục có tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu tài
sản ngắn hạn. Với giá trị 230.960.789 đồng thì tỷ trọng hàng tồn kho năm 2017 là
15,25%. Năm 2018, giá trị hạn tồn kho là 509.543.003 đồng ứng với 10,28%, năm
2019 giá trị tồn kho lên đến 779.206.466 đồng chiếm tỷ trọng 15,62% trong tổng số
tài sản ngắn hạn của công ty.
- Tài sản ngắn hạn khác:
+ Khoản mục này tại công ty chỉ có khoản mục con là “thuế GTGT
được khấu trừ”. Trị giá tài sản ngắn hạn khác tại năm 2019 bằng 0, vì vậy, năm 2019
so với năm 2017 và 2018 giảm đúng bằng trị giá của năm đó. Cụ thể, so với năm

27
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2017 thì năm 2019 giảm 4.860.755 đồng tương đương giảm đúng bằng 100%, so với
năm 2018 giảm 13.646.021 đồng tương ứng 100%.
+ Về cơ cấu, khoản mục này không mang tính trọng yếu, tỷ trọng rất
nhỏ so với cơ cấu tài sản ngắn hạn. Cụ thể tỷ trọng qua các năm 2017, 2018, 2019 lần
lượt là 0,32%; 0,28% và 0%. Nhìn chung cơ cấu vẫn giảm qua các năm.
2.1.3.3. Phân tích tình hình tài sản dài hạn
Bảng 2.8. Tổng hợp tài sản dài hạn giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.9. Phân tích chi tiết tình hình tài sản ngắn hạn trong các năm 2017,
2018, 2019 - Theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

28
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Bảng 2.10. Phân tích chi tiết tình hình tài sản dài hạn trong các năm 2017, 2018,
2019 - Theo chiều dọc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Đối với chỉ tiêu này, do công ty mới thành lập vào ngày 11/08/2016, cho nên
vào năm 2017 tài sản dài hạn gần như chưa được hình thành, giá trị bằng 0, chính vì
vậy, khoản mục này ta chỉ xét năm 2018 và 2019. Dựa vào bảng 2.8, 2.9 và 2.10, ta
thấy:
- Tài sản cố định hữu hình:
+ Giá trị tài sản cố định hữu hình năm 2019 là 29.000.005 đồng, giảm
tận 27.999.996 đồng so với năm 2018, ứng với tỷ lệ giảm 49,12%. Việc giảm giá trị
tài sản cố định này là do công ty không đầu tư thêm vào tài sản cố định hữu hình, qua
đó giá trị khấu hao tài sản cố định lũy kế tăng lên gây ra giảm giá trị trài sản cố định
hữu hình.
+ Về cơ cấu, tỷ trọng tài sản cố định năm 2018 là 45,8%,nhưng vì giá
trị khấu hao lũy kế tăng làm cho giá trị tài sản cố định hữu hình giảm về 29.000.005
đồng tương ứng tỷ trọng 29,73%. Tỷ trọng của năm 2019 tăng từ 45,8% lên 71,77%.
- Tài sản dài hạn khác:
+ Mức chênh lệch chi phí trả trước dài hạn là 1.061.739 đồng, ứng với
tỷ lệ tăng 1,79%, giá trị tài sản dài hạn khác là không đổi.
+ Về cơ cấu, tỷ trọng cơ cấu chi phí trả trước dài hạn của năm 2018 và
2019 lần lượt là 47,78% và 62,06%. Đối với tài sản ngắn hạn khác mặc dù số tiền
không đổi là 8.000 đồng, nhưng tỷ trọng năm 2018 là 6,43% còn năm 2019 là 8,2%.
2.1.3.4. Phân tích tình hình nợ phải trả

29
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Bảng 2.11. Tổng hợp nợ phải trả giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.12. Phân tích chi tiết tình hình nợ phải trả trong các năm 2017, 2018,
2019 - Theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.13. Phân tích chi tiết tình hình nợ phải trả trong các năm 2017, 2018,
2019 - Theo chiều dọc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Dựa vào bảng 2.11, 2.12 và bảng 2.13, ta thấy:
- Nợ ngắn hạn:

30
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Số tiền nợ ngắn hạn năm 2019 là 55.779.141 đồng, tăng gấp 10,9 lần
so với năm 2017, ứng với tỷ lệ 991,15%, giảm 3.423.317 đồng tương ứng với 5,78%.
Nhìn chung, nợ dài hạn có sự chuyển biến tăng ở năm 2018 mạnh và giảm nhẹ sang
2019. Trong đó, đa phần là nguồn nợ phải trả người bán.
+ Về cơ cấu, bỏ qua năm 2017, xét thấy tỷ trọng phải trả cho người bán
giảm từ 94,56% về 89,66%. Tỷ trọng người mua trả trước năm 2019 mặc dù cao hơn
2018 nhưng số tiền vẫn không đổi là 400.000 đồng. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước năm 2019 tăng cả về trị giá lẫn tỷ trọng, qua đây có thể khẳng định lợi nhuận
kế toán trước thuế của công ty tăng.
2.1.3.5. Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu
Bảng 2.14. Tổng hợp tình hình vốn chủ sở hữu giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.15. Phân tích chi tiết tình hình vốn chủ sở hữu trong các năm 2017,
2018, 2019 - Theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Dựa vào 2 bảng số liệu trên, vốn góp của chủ sở hữu tăng từ 1.500.000.000
đồng lên đến 5.000.000.000 đồng. Mức chênh lệch năm 2019 - 2017 tăng đến
3.500.000.000 đồng, tương ứng 233,33%. Năm 2019 so với năm 2018 là không đổi,
từ đó ta dễ dàng biết đước số vốn góp của chủ sở hữu được bổ sung thêm vào năm

31
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2018. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2019 giảm so với 2017 với tỷ lệ
45,55% tương ứng số tiền 6.686.354 đồng, so với 2018 giảm 3.032.157 đồng ứng với
tỷ lệ 27,5%.
2.1.3.6. Phân tích các chỉ tiêu liên quan
2.1.3.6.1. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền (Current ratio)
- Tỷ số thanh toán nhanh là số tỉ lệ % được tính ra nhằm đánh giá khả năng
thanh toán các khoản nợ. Những khả năng này được tiến hành dựa trên việc chuyển
đổi các khoản ngắn hạn thành tiền mặt.
𝑡𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
- Tỷ số thanh toán nhanh =
𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

- Dựa vào công thức tính nêu trên ta có tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền của
công ty như sau:
1.101.329.220
+ Năm 2017: = 215,44 : 1
5.111.936
4.339.682.336
+ Năm 2018: = 73,3 : 1
59.202.458
3.793.164.866
+ Năm 2019: = 68,49 : 1
55.379.141
- Nhận xét: nhìn chung, khả năng thanh toán nợ của công ty là rất cao, tuy
nhiên có sự giảm sút qua các năm. Mặc dù như vậy, công ty vẫn duy trì được khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền rất cao.tỷ số thanh toán nhanh năm 2019 thấp
nhất trong 3 năm với giá trị 68,49 : 1, tiếp đến là năm 2018, sau cùng là 2017 với trị
giá lần lượt là 73,3 và 215,44.
2.1.3.6.2. Tỷ số thanh toán hiện thời
- Tỷ số thanh khoản hiện thời (Current Ratio), là tỷ lệ giữa tài sản lưu động và
giá trị nợ ngắn hạn phải trả trong cùng kỳ, phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ
hiện tại của doanh nghiệp.
𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
- Tỷ số thanh toán hiện thời =
𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

- Dựa vào công thức trên, ta tính được:

32
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1.514.367.765
+ Năm 2017: = 296,24
5.111.936
4.955.015.358
+ Năm 2018: = 83,7
59.202.458
4.988.989.831
+ Năm 2019: = 90,09
55.379.141
- Nhận xét: tỷ số thanh toán hiện thời năm 2017 quá cao, với trị giá 296,24
chứng tỏ công ty đang ứ đọng vốn lưu động quá nhiều, chưa tận dụng hết nguồn vốn
lưu động vào để tăng hiệu quả kinh doanh. Đến năm 2018, 2019, tỷ số này có bước
giảm xuống, qua đây ta thấy công ty đang từng bước sử dụng nguồn vón lưu động
đúng cách góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh.
2.1.3.6.3. Hệ số nợ
- Hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó
hay không; hệ số này cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải
được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không?
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
- Hệ số nợ =
𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛

- Dựa vào công thức trên, ta tính được:


5.111.936
+ Năm 2017: = 33,76%
1.414.367.765
59.202.458
+ Năm 2018: = 1,17%
5.079.482.777
55.379.141
+ Năm 2019: = 1,09%
5.086.518.993
- Nhìn chung qua các năm hệ số nợ giảm qua các năm lần lượt 33,76%, 1,17%
và 1,09%. Thông qua đó, ta thấy doanh nghiệp đang tự chủ tài chính không phụ thuộc
nhiều vào nợ bên ngoài. Từ đó, dễ dàng nhận thấy công ty đang không tận dụng một
cách triệt để nguồn vốn lưu động.

33
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


2.2.1. Nội dung
2.2.1.1. Khái niệm
BC KQHĐKD là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh, kết quả từ
các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa
Các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh với mục đích là thu được lợi
nhuận để vốn của họ tăng lên.
Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp, cũng như những
người có quyền lợi liên quan cho nên việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh
doanh của từng hoạt động, sự lãi lỗ của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong
việc ra quyết định quản trị, cũng như quyết định đầu tư cho vay của những người liên
quan.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho việc xây dựng các kế hoạch
tương lai phù hợp.
2.2.2. Nguyên tắc và phương pháp lập
2.2.2.1. Nguyên tắc lập báo cáo KQHĐKD
2.2.2.1.1. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo.
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng.
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện
chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm.
- Cột số 5: Số liệu năm trước (để so sánh).
2.2.2.1.2. Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dung cho các
tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

34
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.2.2.2. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các số liệu ở cột “Năm nay” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao
gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): số liệu để ghi vào
chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu: thuế
GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.
- Các khoản giảm trừ donh thu (Mã số 02): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối
ứng với bên Có TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu
này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng
phải nộp NSNN.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):
Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
- Giá vốn hàng bán (Mã số 11): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh
lũy kế số phát sinh bên Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11.
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): số liệu được ghi vào chỉ tiêu
này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng
với bên Có TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh”.
- Chi phí tài chính (Mã số 22): số liệu được ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số
phất sinh bên Có 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết
quả hoạt động kinh doanh”.
- Chi phí lãi vay (Mã số 23): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào
Sổ kế toán chi tiết TK 635.

35
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

-Chi phí bán hàng (Mã số 25): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số
phát sinh bên Có TK 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng bên Nợ TK 911 “Xác định kết
quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
là tổng số phát sinh bên Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên
Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):
Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 25 - Mã số 26
- Thu nhập khác (Mã số 31): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào
tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác
định kết quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Riêng đối với giao dịch thanh
lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch
giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại
của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.
- Chi phí khác (Mã số 32): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào
tổng số phát sinh bên Có TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác
định kết quả hoạt động kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Riêng đối với giao dịch thanh
lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch
giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại
của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.
- Lợi nhuận khác (Mã số 40):
Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50):
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51): số liệu để ghi
vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 “Chi phí thuế
thu nhập hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh
doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK

36
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

8211 đối ứng bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo (trường hợp này số liệu được ghi âm
dười hình thức đặt trong ngoặc.
- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 52): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại” đối ứng với ben Nợ TK 911 “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” trên
sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối
ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo (trường hợp này số liệu được ghi âm dưới
hình thức đặt trong ngoặc).
Tài sản thuế Chênh Giá trị được khấu Thuế suất
thu nhập lệch tạm trừ chuyển sang thuế thu
doanh = thời được + năm sau của khoản X nhập doanh
nghiệp hoãn khấu trừ lỗ tính thuế và ưu nghiệp
lại đãi thuế chưa sử
dụng

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60);
Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52).
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70):
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑙ổ 𝑝ℎâ𝑛 𝑏ổ 𝑐ℎ𝑜 𝑐ổ đô𝑛𝑔 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑐ổ đô𝑛𝑔 𝑝ℎổ 𝑡ℎô𝑛𝑔−𝑆ố 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑞𝑢ỹ 𝐾𝑇,𝑃𝐿
LCBTCP =
𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑞𝑢𝑦ề𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑝ℎổ 𝑡ℎô𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

- Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)


𝐿𝑁 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑙ỗ 𝑃𝐵 𝑐ℎ𝑜 𝑐ổ đô𝑛𝑔 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑝ℎổ 𝑡ℎô𝑛𝑔−𝑆ố 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑞𝑢ỹ 𝐾𝑇,𝑃𝐿
LSGTCP=
𝑆ố 𝐵𝑄𝐺𝑄 𝑐ủ𝑎 𝐶𝑃𝑃𝑇 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ+𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐶𝑃𝑃𝑇 𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛 đượ𝑐 𝑝ℎá𝑡 ℎì𝑛ℎ 𝑡ℎê𝑚

37
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.2.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.3.1. Phân tích biến động doanh thu giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.16. Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2017 - 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.17. Phân tích tình hình doanh thu - theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.18. Phân tích tình hình doanh thu - theo chiều dọc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bởi vì hoạt động chính của công ty là buôn bán máy vi tính và các thiết bị tin
học cho nên dễ dàng nhận thấy được ba nguồn doanh thu: Doanh thu từ hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Nhìn chung doanh thu từ hoạt động bán hàng vào cung cấp dịch vụ ghi nhận
tăng qua các năm, và tăng rất đáng kể:
Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: cao nhất trong giai đoạn 2017 –
2019 là năm 2019 với mức ghi nhận là 4.890.477.141 đồng. So với năm 2017, tăng
3.468.707.141 đồng ứng với 243,9%, so với năm 2018, giá trị chênh lệch chỉ còn

38
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1.896.230.805 đồng ứng với 63,33%. Điều này cho thấy càng ngày công ty càng được
nhiều doanh thu từ việc buôn bán náy vi ty tính cũng như các thiết bị tin học ngày
càng được thuận lợi, gớp phần mang nhiều lợi thế về cho công ty. Xét về cơ cấu thì
sự thay đổi về tỷ trọng là không đang kể, lần lượt các năm 2017, 2018, 2019 là
99,9978 %, 99,4497 % và 99,0763%. Điều này cho thấy doanh thu về hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chủ yếu của công ty.
Về doanh thu từ hoạt động tài chính: chiếm tỷ trọng nhỏ, không trọng yếu
trong công ty, với tỷ trọng cơ cấu lần lướt là 0,0025%, 0,0032% và 0,0021%. Nguồn
thu này rất nhỏ bởi vì đây là phần tiền lãi do tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân
hàng sinh ra. Doanh thu hoạt động tìa chính năm 2019 là 102.751 đồng, cao hơn so
với năm 2017 số tiền 72.127 đồng ứng với tỷ lệ 235,52%, nhưng so với năm 2018 chỉ
chênh lệch 7,9% với số tiền 7.524 đồng. điều này cho thấy doanh thu hoạt động tài
chính của năm 2018 tăng rất mạnh, cụ thể là tiền gửi ngân hàng của công ty vào năm
này cao hơn rất nhiều so với năm 2017 cho nên doanh thu mới cao như vậy.
Thu nhập khác: chỉ tiêu này phản ánh doanh thu không phải hoạt hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch, hoạt động tài chính mà phản ánh doanh thu ngoài cá hoạt
động đó. Chính vì vậy, doanh thu khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu, chỉ
dưới 1%. Cao nhất là năm 2019 với tỷ trọng 0,9216%. Thu nhập khác cao nhất ở năm
2019 với số tiền là 45.490.922 đồng, lớn hơn so với năm 2017 và 2018 lần lượt là
16.471.309 đồng và 29.018.922 đồng ứng với tỷ lệ 2383691,61% và 176,17%.
2.2.3.2. Phân tích biến động chi phí giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.19. Tổng hợp chi phí giai đoạn 2017 - 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

39
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Bảng 2.20. Phân tích tình hình chi phí - Theo chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bảng 2.21. Phân tích tình hình chi phí - Theo chiều dọc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Nguồn hình thành chi phí tai công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, và chi phí khác. Tổng chi phí có chiều hướng
tăng lên mỗi năm, dao động trong khoảng 1.000.000.000 đồng - gần 5.000.000.000
đồng.
Tổng chi phí năm 2019 được ghi nhận là cao nhất trong giai đoạn này, với tổng
số tiền là 4.925.080.398 đồng. So với năm 2017, tổng chi phí tăng gấp 4 lần năm
2017, tương ứng với tỷ lệ 250,93%, đến năm 2018 có sự tăng mạnh từ 1.403.452.956
đồng lên đến 2.997.001.803. So với năm 2019 thì năm 2019 cao hơn một khoảng
1.928.078.595 đồng tương đương 64,33%.
Nhìn chung, có thể nhìn thấy chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong cơ cấu tổng chi phí tại công ty. Tỷ trọng giá vốn hàng bán dao động trong giai

40
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

đoạn 2017 – 2019 chiếm trên 80%, bởi vì công ty chủ yếu là buôn bán, nếu tỷ trọng
giá vốn hàng bán càn càng cao đồng nghĩa với hàng hóa xuất bán càng nhiều. Sau giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp với tỷ trọng dao động từ 1%
- 15% trong tổng cơ cấu, còn lại là chi phí khác.
+ Giá vốn hàng bán: như đã phân tích ở trên, giá vốn hàng bán là chi phí quan
trọng vì nó chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu của công ty cũng như các doanh nghiệp
khác. Vì vậy việc thống kê và kiểm soát chúng cũng rất quan trọng trong việc tạo ra
lợi nhuận mong muốn. Trong ba năm 2017, 2018 và 2019, giá vốn hàng bán tăng rất
mạnh, điều này đồng nghĩa với việc kinh doanh tại công ty rất có hiệu quả. Đỉnh điểm
là năm 2019 với giá trị 4.101.784.049 đồng, cao hơn năm 2017, 2018 lần lượt là
2.933.116.459 đồng và 1.680.746.119 đồng theo tỷ lệ 250,98% và 69,42%. Qua đó,
làm cho tình hình kinh doanh tại công ty có chiều hướng tăng và tiến triển tốt trong
giai đoạn hiện tại, có thể coi đây là bước nhảy cho các năm sau này phát huy hơn để
mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
+ Chi phí bán hàng: Theo số liệu thống kê, chi phí bán hàng năm 2019 là
191.147.344 đồng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các năm. Tuy nhiên xét về mức chênh
lệch so với 2 năm trước đó thì tăng 2.933.116.459 đồng tương ứng 250,98% đối với
năm 2017 và tăng 1.680.746.119 đồng tương ứng 69,42% đối với năm 2018.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng mạnh qua các năm với giá trị lần lượt là 17.732.916 đồng, 386.876.350 đồng và
603.934.009 đồng với cơ cấu 1,26%, 12,91% và 12,26%. Như vậy chi phí quản lý
doanh nghiệp năm 2019 là cao nhất, chênh lệch 586.201.093 đồng, với 3305,72% so
với năm 2017; 217.057.659 đồng và 56,11% so với năm 2018.
+ Chi phí khác: chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu (dưới 1%). Tuy nhiên
cũng tăng đang kể qua các năm từ 632 đồng ở năm 2017 nhưng đến năm 2019 tăng
lên đến 28.214.996 đồng. Mức chênh lệch năm 2019 so với 2017 và 2018 lần lượt là
28.214.364 đồng và 15.087.473 đồng.

41
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.2.3.3. Phân tích biến động lợi nhuận giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.22. Tổng hợp lợi nhuận giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.23. Phân tích tình hình lợi nhuận

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là chênh lệch giữa doanh thu
thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán. Doanh thu thuần có sự
tăng giảm không ổn định. Năm 2018, giá trị giảm từ 253.102.410 đồng về 53.208.406
đồng, nhưng đến năm 2019 lại tăng lên 788.693.092 đồng. Cụ thể, chênh lệch năm
2019 so với năm 2017 là 535.590.682 đồng tương ứng 211,61%, 735.484.686 đồng
tương ứng 1382,27% so với năm 2018. Lý do trị giá năm 2018 giảm mạnh là do chi
phí giá vốn hàng bán quá cao dẫn đến lợi nhuận gộp thấp.
Lợi nhuận thuần tư hoạt động kinh doanh: là mức chênh lệch giữa tổng lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính trừ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua hai bảng phân tích trên ta thấy lợi
nhuận tuần từ hoạt động kinh doanh giảm qua các năm, thậm chí âm. Năm 2019 giá
trị -6.285.510 đồng giảm so với năm 2017 và 2018 lần lượt là 24.633.810 đồng và
16.752.793 đồng ứng với tỷ lệ -134,26% và -160,05%.

42
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Lợi nhuận khác: là chênh lệch giữa thu nhập khác vì chi phí khác. Nhìn chung,
lợi nhuận khác có xu hướng tăng dần qua các các năm, đỉnh điểm là năm 2019 với
giá trị 17.275.926 đồng, cao hơn năm 2017 là 17.275.867 đồng và 13.930.716 đồng
so với năm 2018.
Lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN giảm qua
các năm, với tỷ lệ giảm năm 2019 so với năm 2017 trong khoảng 40%, so với năm
2018 là trên 20%. Qua đây ta thấy mặc dù tình hình kinh doanh, doanh thu cao nhưng
lợi nhuận vẫn giảm bởi vì chi phí đang tăng lên. Công ty cần có chính sách giảm thiểu
mức chi phí nhầm tạo ra lợi nhuận cho công ty.
2.2.3.4. Phân tích các chỉ số liên quan
2.2.3.4.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
- Khái niệm: Chỉ số ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu). Nó phản
ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành
cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty.
- Công thức tính:
Lợi nhuận sau thuế
ROS = 𝑋100%
doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Dựa vào công thức trên, tính được chỉ số ROS của 3 năm như sau:
14.678.687
+ Năm 2017: X100% = 1,03%
1.421.770.000
11.024.490
+ Năm 2018: 𝑋100% = 0,37%
2.994.246.336
7.992.333
+ Năm 2019: 𝑋100% = 0,16%
4.890.477.141
Qua kết quả tính, ta thấy tỷ số sinh lời trên doanh thu (ROS) giảm qua các
năm, năm 2017 là 1,03% nhưng đến năm 2018 giảm về còn 0,37%, không dừng lại ở
đó sang năm 2019 lại tiếp tục giảm chỉ còn 0,16%. Qua đây ta thấy công ty chưa hoạt
động tốt lắm, đồng thời khả năng kiểm soát chi phí chưa tốt lắm. Công ty cần đề ra

43
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

một số phương pháp tốt nhất để giảm thiểu chi chi một cách tốt nhất. Bên cạnh đó,
do công ty mới thành lập cho nên khả năng sinh lời còn quá thấp.
2.2.3.4.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản là tỷ số lợi nhuận trên tài sản (returns on asset –
ROA). Chỉ số này cho ta biết khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của công
ty.
- Công thức tính:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
ROA = 𝑋100%
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

- Dựa vào công thức ta có kết quả tính như sau


14.678.687
+ Năm 2017: ROA = 𝑋100% = 0,98%
(1.494.577.142+1.514.367.7650/2
11.024.490
+ Năm 2018: ROA = X100% = 0,33%
(1.514.367.765+5.079.482.777)/2
7.992.333
+ Năm 2019: ROA = X100% = 0,16%
(5.083.066.777+5.086.518.993)/2

- Nhận xét: ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản các năm < 7,5%, diều này cho thấy
khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho công ty kém. Cụ thể qua các năm
còn giảm sút năm 2017 với tỷ lệ 0,98%, giảm về 0,33% ở năm 2018 và 0,16% ở năm
2019.. Từ đó, ta có thể nói công ty chưa tận dụng hết tài sản để mang lại lợi nhuận
cho mình.
2.2.3.4.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (return on equity – ROE) là tỷ số cho
biết một đồng vốn sở hữu bỏ ra kiếm được bao nhiêu lợi nhuận.
- Công thức tính:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
ROE = 𝑋100%
𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

- Dựa vào công thức trên, ta được kết quả:


14.678.687
+ Năm 2017: ROE = 𝑋100% = 0,98%
(1.494.577.142+1.509.255.829)/2
11.024.490
+ Năm 2018: ROE = 𝑋100% = 0,34%
(1.509.255.829+5.020.280.319)/2
7.992.333
+ Năm2019: ROE = 𝑋100% = 0,16%
(5.023.147.519+5.031.139.852)/2

44
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Nhận xét: từ số liệu ở trên ta thấy đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra kiếm được
lợi nhuận < 1%, không những vậy, tỷ số này còn giảm qua các năm. Điều này xảy ra
bởi hai lý do: thứ nhất, do chủ sở hữu đã bổ sung thêm 3.500.000.000 đồng vào vốn
chủ sở hữu của công ty. Thứ 2, do lợi nhuận sau thuế giảm qua các năm. Qua đây,
thiết nghĩ công ty co biện pháp làm tăng doanh thu góp phần đẩy tăng lên về lợi nhuận
sau thuế.
2.2.3.4.4. Tỷ suất lợi nhuận gộp
- Tỷ lệ lãi gộp là gì, còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp, là tỷ lệ tổng lợi
nhuận được thể hiện dưới dạng phần trăm doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp, một
mình, cho biết số tiền lợi nhuận mà một công ty kiếm được sau khi đã thanh toán chi
phí hàng hóa.
- Công thức tính:
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝
Tỷ suất lợi nhuận gộp = 𝑋100%
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

- Dựa vào công thức, ta có thể tính được:


253.102.410
+ Năm 2017: Tỷ suất lợi nhuận gộp = 𝑋100% = 17,8%
1.421.770.000
573.208.406
+ Năm 2018: Tỷ suất lợi nhuận gộp = X100% = 19,14%
2.994.246.336
788.693.092
+ Năm 2019: Tỷ suất lợi nhuận gộp = 𝑋100% = 16,13%
4.890.477.141

- Nhận xét: Ta thấy sự tăng giảm qua các năm không đồng đều. Tuy nhiên tỷ
lệ này cũng tương đối ổn. lý do tỷ lệ này tương đối ổn định là do lợi nhuận gộp qua
các năm tăng mạnh, bên cạnh đó doanh thu thuần cũng tăng theo làm cho tỷ số này
giảm vào năm 2019 đến mức thấp so với 2018 và 2017.
2.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
2.3.1. Nội dung
2.2.1.1. Khái niệm
LCTT là Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng
lượng tiền và các khoản tương đương tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp.
2.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa

45
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Dựa vào Báo cáo LCTT, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra
tiền, sự biến động tài sản thuần trong doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
Hay nói cách khác, Báo cáo LCTT cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh
giá được vấn đề sau:
 Tiền được tạo ra từ các HĐ nào của doanh nghiệp, nguyên nhân của số dư tiền
trong kỳ?
 Tiền được sử dụng vào những công việc gì?
 Giúp đánh giá khả năng trả nợ, khả năng chi trả cổ tức của DN?
 Giúp đánh giá nhu cầu của DN đối với các nguồn tài trợ bên ngoài?
 Đối chiếu sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và số tiền mặt thực nhận.
 Dự đoán khả năng và độ tin cậy ủa các luồng tiền trong tương lai của DN
2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp lập
2.3.2.1. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.3.2.1.1. Nguyên tắc lập
(1). Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ theo ba loại hoạt động theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
(2). Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên
báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu
hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng
tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản
đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
(3). Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh
doanh của doanh nghiệp.
(4). Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và
hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
+ Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và
trả lại cho chủ sở hữu tài sản;

46
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Thu tiền và chi tiền với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo
hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi
vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
(5) Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi
ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo tỷ
giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
(6) Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các
khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví
dụ:
+ Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp
hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;
+ Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu;
+ Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
(7) Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của
thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ
hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối
kế toán.
(8) Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương
đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng
do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực
hiện.
(9) Trường hợp doanh nghiệp đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người
cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà
thầu, người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp) thì doanh
nghiệp vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể:
+ Số tiền đi vay được trình bày là luồng tiền vào của hoạt động tài
chính;

47
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Số tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả cho nhà
thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư
tùy thuộc vào từng giao dịch.
(10) Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một
đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại
trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần (Thí dụ trong giao dịch
hàng đổi hàng không tương tự...);
+ Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại
trong các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp không được trình bày trên cơ sở
thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch (Thí dụ bù trừ tiền bán
hàng phải thu với khoản đi vay...).
2.3.2.1.2. Kết cấu Báo cáo LCTT
- Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu và các
hoạt động khác.
+ Chi trả tiền cho nhà cung cấp, lương, bảo hiểm, thuế, phí, lãi vay phục
vụ SXKD, tiền bồi thường, công tác phí…
+ Thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ khác,…
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư:
+ Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho DN: mua sắm, xây dựng
TSCÐ…
 Chi mua sắm, xây dựng, chi triển khai được vốn hóa là TSCÐ.
 Thu từ nhượng bán TSCÐ, thanh lý TSCÐ.
+ Đầu tư vào các đơn vị khác: góp vốn vào công ty con, công ty liên
doanh – liên kết, đầu tư cho vay, …
 Chi cho vay, mua CK…
 Thu hồi các khoản đầu tư, lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia…
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính:

48
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+Phát sinh từ các hoạt động tạo ra sự thay đổi về qui mô, kết cấu của
vốn CSH, vốn vay của DN.
+ Chi trả vốn góp cho CSH, trả nợ gốc, trả cổ tức và LN cho CSH
+ Thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp CSH, vay ngắn hạn, vay dài
hạn,…
2.3.2.2. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.3.2.2.1. Cơ sở lập
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả HĐKD
 Thuyết minh BCTC
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
 Sổ KT tiền, phải thu, phải trả…được mở chi tiết để theo dõi sự biến động
của tiền theo 3 hoạt động
2.3.2.2.2. Phương pháp lập (PP trực tiếp: phân tích và xác định
các khoản thực thu, thực chi theo ghi chép của kế toán.)
Bảng 2.24. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực
tiếp
Chỉ tiêu Mã số Năm nay
I. Lưu chuyển tiền thuần từ Bên Nợ Bên Có
hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung 01 111, 112, các 511, 131 hoặc 515,
cấp dịch vụ và doanh thu khoản phải thu 121
khác (tiền thu trả nợ
ngay)
2. Tiền chi trả cho người 02 331, 15*, …(ghi 111, 112, các
cung cấp hàng hóa và dịch vụ âm) khoản phải thu và
đi vay (tiền đi vay
nhận được trả nợ
ngay)

49
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

3. Tiền chi trả cho người lao 03 334 (ghi âm) 111, 112
động
4, Tiền lãi vay đã trả 04 335,635,242…(ghi 111,112,113
âm)
5. Thuế TNDN đã nộp 05 3334(ghi âm) 111, 112, 113
6. Tiền thu khác từ HĐKD 06 111,112 711,333,141,244…
7. Tiền chi khác cho HĐKD 07 811, 161, 244, 133, 111,112,113
338, 334, 352, 353,
356… (ghi âm)
Lưu chuyển tiền từ hoạt 20 = MS 01 +02 + 03 +04 +05 +06 +07
động kinh doanh
II. Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây 21 211,213,217, 111,112,113
dựng TSCĐ và các TS dài 241…(ghi âm)
hạn khác
2. Tiền thu thanh lý, nhượng 22 111,112,113/ 711, 5117, 131,
bán TSCĐ và các TS dài hạn 811,632 (ghi âm 111, 112, 113
khác nếu thực thu < thực
chi)
3. Tiền chi cho vay và mua 23 128,171(ghi âm) 111, 112, 113
các công cụ nợ của đơn vị
khác
4. Tiền thu hồi cho vay, bán 24 111, 112, 113 128,171
lại công cụ nợ của đ.vị khác
5. Tiền chi đầu tư góp vốn 25 221,222,2281, 111, 112, 113
vào đơn vị khác 331…(ghi âm)
6. Tiền thu hồi đầu tư vốn 26 111, 112, 113 221,222,2281,
vào đơn vị khác 131…

50
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức 27 111, 112 515


và lợi nhuận được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ 30 = MS 21 +22 +23 +24 +25 +26 +27
hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành CP, 31 111, 112, 113 411
nhận vốn góp của CSH
2. Tiền trả lại vốn góp cho 32 411, 419 (ghi âm) 111, 112, 113
các CSH, mua lại CP đã phát
hành
3. Tiền thu từ đi vay 33 111, 112, 113 171, 3411, 3431,
3432, 41112
4. Tiền trả nợ gốc vay 34 171, 3411, 34131, 111, 112
3432, 41112 (ghi
âm)
5. Tiền trả nợ gốc thuê TC 35 3412(ghi âm) 111, 112, 113
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả 36 421,338 (ghi âm) 111, 112, 113
cho CSH
Lưu chuyển tiền thuần tư 40 = MS 31 +32 +33 +34 +35 +36
hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần 50 = MS 20 + 30 +40
trong kỳ
Tiền và tương đương tiền 60 MS 110 Bảng CÐKT/cột đầu kỳ
đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ 61 +/- Tổng CLTG do ĐGL số dư CK của
giá hối đoái quy đổi ngoại tiền và tương đương tiền
tệ

51
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Tiền và tương đương cuối 70 = MS 50 +60 +61


kỳ

2.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ


2.3.3.1. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt đông kinh doanh
giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.25. Tổng hợp tình hình lưu chuyển tiền từ HĐKD giai đoạn 2017 -2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.26. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – Theo
chiều ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Dựa vào các bảng số liệu trên, ta thấy:
- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác tăng qua từng năm.
Giá trị cao nhất là năm 2019 với giá trị 5.135.267.844 đồng cao hơn năm 2017, 2018
lần lượt là 3.752.461.844 đồng và 1.675.318.858 đồng tương ứng với tỷ lệ 271,37%
và 48,42%. Qua đây ta thấy tình hình dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh ngày
một lớn, góp phần làm tăng khoản tài sản (tiền) của công ty.

52
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ: tăng theo từng năm, vì
công ty chủ yếu buôn bán cho nên ta có thể nói số tiền tăng lên nhằm phản ánh công
ty có thêm khách hàng, do đó mới tăng được doanh thu cho công ty. Số tiền chi năm
2019 là 5.388.451.131 đồng lớn hơn năm 2017 là 3.870.111.479 đôgng ứng với
254,89%, và 2.178.193.828 đồng tỷ lệ 67,85% so với năm 2018.
- Tiền chi trả người lao động: có sự chênh lệch không đồng đều, cụ thể năm
2019 tiền chi ra 239.241.448 đồng, cao hơn 2017 số tiền 10,76% về tốc độ tăng, và
giảm 22,85% so với năm 2018.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: có thay đổi không đồng đều,
cụ thể năm 2019 số tiền lưu chuyển là -531.594.221 đồng, tỷ lệ chênh lệch so với
năm 2017 và 2018 lần lượt là 48,6% và 361,80%
2.3.3.2. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giai
đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.27. Tổng hợp tình hình lưu chuyển tiền từ HĐĐT giai đoạn 2017 -2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Bảng 2.28. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư – Theo chiều
ngang

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào hai bảng số liệu phân tích, ta thấy:

53
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCD và các TSDH khác: số tiền chi ra vào
năm 2018 rất cao, lý do là do công ty mua tài sản cố định hữu hình phục vụ cho hoạt
động của công ty. Số tiền chi ra năm 2019 là 15,026,000 đồng cao hơn năm 2018
186.000 đồng ứng với 1,25%, thấp hơn năm 2018 131,601,982 đồng ứng với 89,75%.
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia: nguồn thu này là do tiền
lãi sinh ra từ tiền gửi ngân hàng của công ty cho nên giá trị rất nhỏ. Năm 2019 với số
tiền 102,751 đồng cao hơn năm 2017 và 2018 lần lượt 72,127 đồng và 7.524 đồng.
nhìn vào đây ta có thể nói tiền gửi ngân hàng tăng lên hàng năm dẫn đến tiền thu từ
lãi cho vay tăng theo.
2.3.3.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giai
đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.29. Tổng hợp tình hình lưu chuyển tiền từ HĐTC giai đoạn 2017 -2019

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


Dựa vào bảng số liệu thấy dễ dàng thấy vốn chủ sở hữu được bổ sung vào năm
2018 là 3.500.000.000 đồng, khi mới thành lập với vốn là 1.500.000.000 đồng. Tính
đến thời điểm này ốn chủ sở hữu tăng lên đến 5.000.000.000 đồng.
2.4. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.4.1. Nội dung
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách
rời của BCTC doanh nghiệp dùng để mootar mang tính tường thuật hoặc phân tích
chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trên BCĐKT, BCKQHĐKD và lưu
chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực
kế toán cụ thể.
Thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu
doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài
chính.

54
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2.4.2. Nguyên tắc và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính
2.4.2.1. Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính
2.4.2.1.1. Nguyên tắc lập
Khi lập BCTC năm, doanh nghiệp phải lập Thuyết minh BCTC theo đúng quy
định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày BCTC” và hướng dẫn tại chế độ BCTC này.
Khi lập BCTC giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ hoặc tóm lược) doanh nghiệp
phải lập Thuyết minh BCTC chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo
cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tu hướng dẫn.
Thuyết minh BCTC cần phải trình bày những nội dung dưới đây:
- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ
thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và sựu kiện quan trọng.
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được
trình bày trong BCTC khác (Các thông tin trọng yếu).
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng
lại cần thiết cho viêc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
2.4.2.1.2. Cơ sở lập
- Căn cứ vào BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT năm báo báo.
- Căn cứ vào sổ tổng hợp; sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết
có liên quan.
- Căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.
- Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.
2.4.2.2. Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Trong phần này doanh nghiệp nêu rõ:
a) Hình thức sở hữu vốn: Là công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thuyết minh rõ: Tên quốc gia và vùng lãnh thổ
của từng nhà đầu tư trong doanh nghiệp (bao gồm chủ đầu tư có quốc tịch VN và

55
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

quốc tịch nước ngoài) và biến động về cơ cấu vốn chủ sở hữu giữa các nhà đầu tư (tỷ
lệ % góp vốn) tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
b) Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương
mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.
c) Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính (Nội dung
thuyết minh về hoạt động kinh doanh chính dẫn chiếu theo quy định về hệ thống
ngành kinh tế của Việt Nam) và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp
của doanh nghiệp.
d) Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: Trường hợp chu kỳ kéo dài
hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành,
lĩnh vực.
đ) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh
hưởng đến BCTC: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường,
đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách,
thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp.
e) Cấu trúc doanh nghiệp
– Danh sách các công ty con: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu
quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ tại từng công ty con;
– Danh sách các công ty liên doanh, liên kết: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ
lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của doanh nghiệp tại từng công ty liên
doanh, liên kết;
– Danh sách các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Trình bày chi tiết tên,
địa chỉ từng đơn vị
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
a) Kỳ kế toán năm: ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ
ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương
lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một
đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.

56
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng


a) Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào
(Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù được Bộ Tài
chính chấp thuận bằng văn bản, Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp hoặc Chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ).
b) Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu
rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ
kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp
với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy
định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế
độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng
chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.
Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp
ứng giả định hoạt động liên tục
(1) Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng
Việt Nam: Việc áp dụng tỷ giá khi chuyển đổi Báo cáo tài chính có tuân thủ theo
đúng hướng dẫn của Chế độ kế toán doanh nghiệp không (tài sản và nợ phải trả theo
tỷ giá cuối kỳ, vốn đầu tư của chủ sở hữu theo tỷ giá tại ngày góp vốn, Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỷ giá thực tế hay tỷ giá
bình quân).
(2) Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán:
- Ngân hàng lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận, đánh giá lại tài sản;
- Các loại tỷ giá áp dụng trong giao dịch khác.
(3) Nguyên tắc xác định lãi suất thực tế (hay còn gọi là lãi suất hiệu
lực): dùng để chiết khấu dòng tiền đối với các khoản mục được ghi nhận theo giá trị
hiện tại, giá trị phân bổ, giá trị thu hồi…
(4) Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

57
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Nêu rõ tiền gửi ngân hàng là tiền gửi cos kỳ hạn hay không kỳ hạn;
- Nêu rõ vàng tiền tệ gồm những loại nào, có sử dụng như hàng tồn kho hay
không;
- Nêu rõ các khoản tương đương tiền được xác định trên cở sở nào? Có phù
hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” hay không?
(5) Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính

Đối với
– Thời điểm ghi nhận (đối với chứng khoán niêm yết thuyết minh
chứng
rõ là T+0 hay thời điểm khác)
1 khoán
– Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc;
kinh
– Căn cứ trích lập dự phòng giảm giá.
doanh

Đối với
các
– Giá trị ghi sổ được xác định là giá trị hợp lý hay giá gốc;
khoản
– Căn cứ xác định khoản tổn thất không thu hồi được;
2 đầu tư
– Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa các khoản mục
nắm giữ
tiền tệ có gốc ngoại tệ không?
đến ngày
đáo hạn

– Giá trị ghi sổ được xác định là giá gốc hay giá trị phân bổ;
Đối với
– Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa các khoản mục
các
3 tiền tệ có gốc ngoại tệ không?
khoản
– Căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản cho
cho vay
vay.

Đối với – Đối với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết được mua
4 các trong kỳ, thời điểm ghi nhận ban đầu là thời điểm nào? Có tuân
khoản thủ CMKT Hợp nhất kinh doanh đối với công ty con được mua

58
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

đầu tư trong kỳ không? Có tuân thủ CMKT Đầu tư vào công ty liên
vào công doanh, liên kết không?
ty con, – Nguyên tắc xác định công ty con, công ty liên doanh, liên kết
công ty (dựa theo tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp hay tỷ lệ lợi ích);
liên – Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty con được xác định
doanh, theo giá gốc, giá trị hợp lý hay giá trị khác? Giá trị ghi sổ của
liên kết khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được xác định theo
giá gốc, phương pháp vốn chủ sở hữu hay phương pháp khác?
– Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty con, công ty
liên doanh, liên kết; BCTC để xác định tổn thất (Báo cáo tài
chính hợp nhất hay Báo cáo tài chính riêng của công ty con, công
ty liên doanh, liên kết);

Đối với
các
– Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào đơn vị khác được xác định
khoản
theo giá gốc hay phương pháp khác?
đầu tư
5 – Căn cứ lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; Báo cáo
vào công
tài chính để xác định tổn thất (Báo cáo tài chính hợp nhất hay
cụ vốn
BCTC riêng của đơn vị được đầu tư);
của đơn
vị khác

Các
phương – Giao dịch hoán đổi cổ phiếu;
pháp kế – Giao dịch đầu tư dưới hình thức góp vốn;
6 toán đối – Giao dịch dưới hình thức mua lại phần vốn góp;
với các – Phương pháp kế toán đối với khoản cổ tức được chia bằng cổ
giao dịch phiếu;
khác liên

59
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

quan đến
đầu tư tài
chính

(6) Nguyên tắc kế toán nợ phải thu


- Tiêu chí phân loại các khoản nợ phải thu.
- Có được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo
cáo, theo nguyên tệ và theo từng đối tượng không?
- Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ không? Tỷ giá dùng để đánh giá lại là gì?
- Có ghi nhận nợ phải thu không vượt quá giá trị có thể thu hồi không?
- Phương pháp lập dự phòng khó đòi là gì?
(7) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
– Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận
theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
– Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng
phương pháp nào (Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích
danh, phương pháp giá bán lẻ).
– Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng
phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
– Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được
của hàng tồn kho có được xác định theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng
tồn kho” hay không? Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập theo số
chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa
sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
(8) Nguyên tắc kế toán và khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, Bất động
sản đầu tư
a) Nguyên tắc kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:

60
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Nêu rõ giá trị ghi sổ TSCĐ là nguyên giá hay giá đánh giá lại.
- Nguyên tức kế toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
được ghi nhận vào giá trị ghi sổ hay chi phí sản xuất kinh doanh.
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ; Số phải khấu hao tính theo
nguyên giá hay bằng nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi ước tính từ việc thanh lý,
nhượng bán TSCĐ;
- Các quy định khác về quản lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ có được tuân
thủ không?
b) Nguyên tắc kế toán TSCĐ thuê tài chính:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ được xác dịnh như thế nào;
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
c) Nguyên tắc kế toán Bất động sản đầu tư.
- Giá trị ghi sổ BĐS đầu tư được ghi nhận theo phương pháp nào?
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao BĐS đầu tư
(9) Nguyên tắc kế toán các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
a) Đối với bên góp vốn
- Các khoản vốn (bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ) góp vào BCC được
ghi nhận như thế nào;
- Ghi nhận doanh thu, chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận
như thế nào?
b) Đối với bên nhận vốn góp (bên thực hiện việc điều hành, phát
sinh chi phí chung)
– Nguyên tắc ghi nhận vốn góp của các bên khác
– Nguyên tắc phân chia doanh thu, chi phí, sản phẩm của hợp đồng.
(10) Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại
a) Nguyên tắc kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Căn cứ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (chênh lệch tạm thời
được khấu trừ, lỗ tính thuế hay ưu đãi thuế chưa sử dụng);

61
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Thuế suất (%) được sử dụng để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập
hoãn lại;
- Có bù trừ với thuế thu nhập hoãn lại phải trả không?
- Có xác định khả năng có thu nhập chịu thuế trong tương lai khi ghi
nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại không? Có đánh giá lại tài sản thuế thu nhập
hoãn lại chưa được ghi nhận không?
b) Nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả
– Căn cứ ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (chênh lệch tạm thời
chịu thuế);
– Thuế suất (%) được sử dụng để xác định giá trị thuế thu nhập hoãn lại
phải trả;
– Có bù trừ với tài sản thuế thu nhập hoãn lại không?
(11) Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước
- Nêu rõ chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh
bao gồm những khoản chi phí nào.
- Phương pháp và thời gian phân bổ chi phí trả trước;
- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại, lợi thế kinh doanh
phát sinh khi cổ phần hóa;
– Có theo dõi chi tiết chi phí trả trước theo kỳ hạn không?
(12) Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
– Phân loại nợ phải trả như thế nào?
– Có theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng, kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại
thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ không?
– Có đánh giá lại nợ phải trả thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ không?
– Có ghi nhận nợ phải trả không thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán không?
– Có lập dự phòng nợ phải trả không?
(13) Nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính

62
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

– Giá trị khoản vay và nợ thuê tài chính được ghi nhận như thế nào?
– Có theo dõi theo từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ không?
– Có đánh giá lại các khoản vay và nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ không?
(14) Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay:
– Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Nêu rõ chi phí đi vay được ghi nhận vào
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy
định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
– Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong
kỳ: Nêu rõ tỷ lệ vốn hoá này là bao nhiêu (Tỷ lệ vốn hoá này được xác định theo công
thức tính quy định trong Thông tư hướng dẫn kế toán Chuẩn mực số “Chi phí đi vay”.
(15) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả:
Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở xác định giá trị
của những khoản chi phí đó.
(16) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
– Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải
trả đã ghi nhận có thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán “Các
khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” không?.
– Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng
phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn)
giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập năm
trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.
(17) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện
– Doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận trên cơ sở nào?
– Phương pháp phân bổ doanh thu chưa thực hiện.
(18) Nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi
– Có được ghi nhận riêng cấu phần nợ và cấu phần vốn không?
– Lãi suất sử dụng để chiết khấu dòng tiền có tin cậy không?
(19) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

63
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

– Vốn góp của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không;
Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận như thế nào? Khoản quyền chọn trái phiếu
chuyển đổi được xác định như thế nào?
– Lý do ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá
hối đoái?
– Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân
phối lợi nhuận, cổ tức.
(20) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, thu nhập khác:
– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Có tuân thủ đầy đủ các điều kiện
ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác”
hay không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận doanh thu.
– Doanh thu hợp đồng xây dựng: Có tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Hợp đồng
xây dựng” không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận doanh thu hợp
đồng xây dựng).
– Các phương pháp ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính.
– Các nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác.
(21) Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
– Các khoản giảm trừ doanh thu gồm những gì?
– Có tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm” để điều chỉnh doanh thu không?
(22) Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán
– Có đảm bảo nguyên tắc phù hợp với doanh thu không?
– Có đảm bảo nguyên tắc thận trọng, ghi nhận ngay các chi phí vượt trên
mức bình thường của hàng tồn kho không?
– Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán là gì?
(23) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính:
Có ghi nhận đầy đủ chi phí lãi vay (kể cả số trích trước), lỗ chênh lệch tỷ giá
của kỳ báo cáo không?

64
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

(24) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
– Có ghi nhận đầy đủ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh trong kỳ không?
– Các khoản điều chỉnh giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp là gì?
(25) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ,
số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Không bù trừ chi phí thuế
TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn lại.
(26) Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác: Nêu rõ các nguyên tắc
và phương pháp kế toán khác với mục đích giúp cho người sử dụng hiểu được là Báo
cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn
mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
 Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không
đáp ứng giả định hoạt động liên tục
a) Chính sách tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn thành
ngắn hạn
b) Nguyên tắc xác định giá trị
– Các khoản đầu tư tài chính;
– Các khản phải thu;
– Các khoản phải trả;
– Hàng tồn kho;
– TSCĐ, Bất động sản đầu tư;
– Các tài sản và nợ phải trả khác.
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế
toán

65
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu
đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán để giúp người sử dụng Báo cáo tài
chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản
mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán” là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng
Cân đối kế toán. Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong
Bản thuyết minh BCTC năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ
sở số liệu lấy từ:
+ Bảng Cân đối kế toán năm nay;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
– Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được
trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Bảng Cân đối kế
toán và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
– Trường hợp doanh nghiệp có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán
hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số
liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải
trình rõ điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm”
không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải
được nêu rõ trong Bản thuyết minh BCTC.
– Đối với các khoản mục yêu cầu thuyết minh theo giá trị hợp lý, trường hợp
không xác định được giá trị hợp lý thì phải ghi rõ lý do.
 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu
đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng
Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí.
– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản
mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” là đơn vị tính được sử

66
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “Năm trước”
được lấy từ Bản thuyết minh BCTC năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được
lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
– Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được
trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
– Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả
năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ
trong Bản thuyết minh BCTC.
 Thông tin bổ sung cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu đã
được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn
về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của doanh nghiệp.
– Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp có mua hoặc thanh lý các khoản đầu tư
vào công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác thì những luồng tiền này phải được
trình bày thành những chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong
phần này phải cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến việc mua hoặc thanh
lý các khoản đầu tư vào công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác.
– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản
mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” là đơn vị tính được sử dụng trong
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết
minh BCTC năm trước; Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu
lấy từ:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

67
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

 Những thông tin khác


– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng
khác (Nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp
thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể
nhằm giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình
bày trung thực, hợp lý.
– Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm
thông tin theo quy định từ điểm 1 đến điểm 7 của phần này, doanh nghiệp có thể đưa
ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.
– Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định, doanh nghiệp được trình
bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng BCTC của
doanh nghiệp.

68
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. NHẬN XÉT
Qua tìm hiểu và tiếp cận trong thời gian Thực hành nghề nghiệp, em cảm thấy
tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Một Thành Viên Kha Hưng tương đối
hoàn chỉnh.
3.1.1. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán tương đối đơn giản, theo hình thức tập trung,
phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác liên quan đến kế toán của công ty, bố trí
các đơn vị kế toán làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu giản đơn gửi về
Phòng Kế toán cũng như kế toán trưởng trực tiếp phụ trách công việc của Phòng Kế
toán trong công ty.
- Tổ chức công tác kế toán ở công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm của
hình thức kinh doanh. Bộ máy kế toán của công ty rất gọn gàng với việc phân công
lao động cụ thể, trách nhiệm, nhiệm vụ từng nhân viên, từng bộ phận của Phòng Kế
toán. Mọi phần hành của công tác kế toán đều có người theo dõi, thực hiện đầy đủ,
đúng quy định, cụ thể là kế toán trưởng trực tiếp giám sát. Hình thức tổ chức này khá
phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, kế toán trưởng là người có quyền quyết
định cao nhất tại Phòng Kế toán và chịu mọi trách nhiệm trước Giám đốc công ty.
3.1.2. Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty
 Ưu điểm:
- Tổng tài sản tại công ty ngày một lớn dần, mặc dù công ty chỉ mới thành lập
vào giữa cuối năm 2016 nhưng giai đoạn 2017 – 2018 nguồn hình thành tài sản ngày
càng được mở rộng. Điều này cho thấy công ty đang vươn mình phát triển, hội nhập
nhanh với thị trường, sẵn sàng cạnh tranh với các công ty đối thủ. Trong đó, tiền và
hàng tồn kho luôn tăng qua các năm, đông thời vốn chủ sở hữu cũng tăng lên, qua
đây có thể thấy công ty đang phát triển với hiều hướng tích cực.
- Các chỉ số tài chính luôn ở mức an toàn, có thể chấp nhận được. Điều này
khẳng định công ty rất tự chủ tài chính, khả năng thanh toán là rất cao. Chính vì vậy
công ty có thể huy động thêm vốn kinh doanh bằng vay vốn để tận dụng vào đấy nâng

69
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty mà không quá ái ngại về khả năng hoạt động
của công ty.
- Công ty luôn chấp hành tốt quy định về hoạt động kinh doanh cũng như thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng tiến độ. Đồng thời, quản lý tài sản đảm bảo tính minh
bạch và công khai về tài chính.
- Mặc dù công ty mới thành lập nhưng kết quả quá trình kinh doanh ngày một
tăng lên để khẳng định vị thế của mình với đối tác trên thị trường. Mặc dù các chỉ số
không khá cao nhưng đủ để khẳng định công ty đang trên đà bước tới sự cạnh tranh
mạnh mẽ trên thị trường.
 Khuyết điểm:
- Do công ty mới thành lập nên khả năng cạnh tranh với đối thủ để mang về
hiệu quả kinh doanh cũng như đối tác chưa cao lắm vầ chênh lệch qua các năm chưa
rõ rệt cho lắm.
- Vì công ty nhập hàng từ đối tác về bán lại, chính vì vậy, công ty phải đối mặt
với rủi ro đối tác tăng giá bán cho mình, đồng thời chống chọi lại rủi ro hàng nhập về
bị giảm giá làm giảm doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Một số kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty
- Vì thực hiện thao tác hạch toán trên phần mềm, đồng thời hệ thống tự động
kết chuyển cho nên việc xảy ra sai sót là có thể. Do đó, cần thường xuyên theo dõi,
kiểm tra, cần có thêm nhân viên am hiểu về công cụ này cũng như công nghệ thông
tin, cụ thể là phần mềm kế toán MISA để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
- Về bảo quản, lưu trữ chứng từ: cần đảm bảo cơ sở vật chất để bảo quản chứng
từ tốt hơn, hạn chế tối đa sự cố thất thoát, lạc mất chứng từ. Cần thắt chặt hơn mối
quan hệ giữa các bộ phận, phòng, ban để đảm bảo cho việc luân chuyển chứng từ một
cách logic, an toàn hơn.
- Cần tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn cho nhân sự làm công tác kế
toán nhằm nâng cao chuyên môn, sự hiểu biết sâu rộng hơn về bản chất hoạt động

70
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

của công ty, từ đó mới có thể đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác trên các dữ
liệu số của chứng từ cũng như trên các báo cáo kế toán.
- Cần cải thiện đường truyền tin nội bộ nhằm hỗ trợ công tác truyền tin nội bộ
nhanh chóng hơn.
- Cần thiết lập các chương trình chống virus uy tín và kế toán cần in các sổ
sách vào cuối mỗi tháng đề phòng khi mất dữ liệu do virus gây ra.
3.2.2. Một số kiến nghị về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty
- Công ty cần đẩy mạnh chiến lược nhầm mở rộng thị trường và đối tác bởi vì
nguồn lực của công ty về tài sản của công ty đang bị ự đọng, không được tối ưu hóa
một cạch hiệu quả.
- Công ty cần đẩy mạnh công tác làm giảm giá trị hàng tồn kho, đồng thời tăng
giá trị doanh thu góp phần đưa tỷ số vòng quay hàng tồn kho về mức lý tưởng.
- Công ty cần tận dụng một cách triệt để các nguồn lực cả bên trong lẫn bên
ngoài nhằm đưa hiệu quả hoạt động lên tối đa.

71
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

KẾT LUẬN
Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng bước
chuyển mình đi lên và phát triển. Song nền kinh tế cũng từng bước phát triển theo.
Với chính sách nhà nước cũng như sự quan tâm và đầu tư từ nước ngoài, nền kinh tế
nước ta phát triển một cách nhanh chóng. Trong quá trình hoạt động, kết quả hoạt
động kinh doanh là vấn đề rất quan trọng, có hoạt động doanh nghiệp mới có doanh
thu để bù lấp, trang trải các khoản chi phí trong hoạt động của mình, từ đó lấy lợi
nhuận để thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đồng thời mở rộng quy mô kinh doanh.
Để đạt được lợi nhuận cao doanh nghiệp phải theo dõi thường xuyên biến động
thị thường để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Do đó, đầu tiên cần theo dõi
và quản lý sử dụng vốn sao cho thật hiệu quả. Công tác kế toán sẽ giúp cho các nhà
quản lý, tài chính phân tích kết quả kinh doanh, xem xét tình hình hoạt đông hợp lý,
hiệu quả hay không. Qua đó, công ty có biện pháp khắc phục hay phát triển thêm một
cách hiệu quả nhất.
Mục đích cuối cùng của kinh doanh tại công ty là tìm ra lợi nhuận. Tuy nhiên
không phải lúc nào cũng thu được lãi, mà còn thua lỗ do một số lý do nào đó. Vì vậy
việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tập hợp chi phí là khâu quan
trong nhất trong kế toán để đưa lên báo cáo tài chính cuối năm.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học
Đức Anh, em có thêm thời gian tiếp xúc cũng như hiểu thêm về công tác kế toán
trong thực tế.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý công ty đã tạo điều kiện
cho em được tham gia thực tập tại công ty, cũng như các anh chị nhân viên tại công
ty. Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Hà Minh Thi đã gớp phần giúp đỡ em hoàn
thiện bài báo cáo thực hành nghề nghiệp này.

72
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Http://ketoanthienung.net/.
2. Kế toán tài chính 3, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Tài chính
Marketing.
3. PGS. TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
4. Tài liệu lưu hành nội bộ Công ty TNHH Một Thành Viên Kha Hưng.
5. Tài liệu từ phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Một Thành Viên Kha
Hưng.
6. Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
7. TS. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh
nghiệp, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

73
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

PHỤ LỤC 1: BCTC NĂM 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B01 - DN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại ngày 31 tháng 12 năm 2017
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang Là, P.12
Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh

Quận Huyện: Gò Vấp


Điện thoại: Fax: Email:
Ý kiến kiểm toán:

BCTC đã kiểm toán

Đơn vị tính: VND


Mã Thuyết
Chỉ tiêu số minh Số cuối năm Số đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn
(100=110+120+130+140+150) 100 1,514,367,765 1,494,577,142
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 110 1,101,329,220 1,473,869,642
1. Tiền 111 1,101,329,220 1,473,869,642
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 120 0 0
1. Chứng khoán kinh doanh 121
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh (*) 122
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 177,217,001 0
1. Phải thu ngắn hạn của khách
hàng 131 177,217,001
2. Trả trước cho người bán ngắn
hạn 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng 134

I
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135


6. Phải thu ngắn hạn khác 136
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi (*) 137
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139
IV. Hàng tồn kho 140 230,960,789 19,533,938
1. Hàng tồn kho 141 230,960,789 19,533,938
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(*) 149
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 4,860,755 1,173,562
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 4,860,755 1,066,668
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 106,894
3. Thuế và các khoản khác phải thu
Nhà nước 153
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu
Chính Phủ 154
5. Tài sản ngắn hạn khác 155
B. Tài sản dài hạn
(200=210+220+240+250+260) 200 0 0
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Trả trước cho người bán dài hạn 212
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực
thuộc 213
4. Phải thu nội bộ dài hạn 214
5. Phải thu về cho vay dài hạn 215
6. Phải thu dài hạn khác 216
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó
đòi (*) 219
II. Tài sản cố định 220 0 0
1. TSCĐ hữu hình 221 0 0
- Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223
2. TSCĐ thuê tài chính 224 0 0
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226
3. TSCĐ vô hình 227 0 0
- Nguyên giá 228
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229
III. Bất động sản đầu tư 230 0 0
- Nguyên giá 231

II
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- giá trị hao mòn luỹ kế 232


IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 0 0
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang dài hạn 241
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242
V. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 250 0 0
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh 252
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài
hạn(*) 254
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255
VI. Tài sản dài hạn khác 260 0 0
1. Chi phí trả trước dài hạn 261
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế
dài hạn 263
4. Tài sản dài hạn khác 268
Tổng cộng tài sản (270=100+200) 270 1,514,367,765 1,494,577,142
C. Nợ phải trả (300=310+330) 300 5,111,936 0
I. Nợ ngắn hạn 310 5,111,936 0
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311
2. Người mua trả tiền trước ngắn
hạn 312
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước 313 5,111,936
4. Phải trả người lao động 314
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng 317
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn
hạn 318
9. Phải trả ngắn hạn khác 319
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn
hạn 320
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322
13. Quỹ bình ổn giá 323
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu
CHính Phủ 324

III
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

II. Nợ dài hạn 330 0


1. Phải trả người bán dài hạn 331
2. Người mua trả tiền trước dài hạn 332
3. Chi phí phải trả dài hạn 333
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334
5. Phải trả nội bộ dài hạn 335
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336
7. Phải trả dài hạn khác 337
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338
9. Trái phiếu chuyển đổi 339
10. Cổ phiếu ưu đãi 340
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341
12. Dự phòng phải trả dài hạn 342
13. Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ 343
D. Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 1,509,255,829 1,494,577,142
I. Vốn chủ sở hữu 410 1,509,255,829 1,494,577,142
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 1,500,000,000 1,500,000,000
- Cổ phiếu phổ thông có quyền
biểu quyết 411a 1,500,000,000 1,500,000,000
- Cổ phiếu ưu đãi 411b
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414
5. Cổ phiếu quỹ (*) 415
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417
8. Quỹ đầu tư phát triển 418
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 421 9,255,829 (5,422,858)
- LNST chưa phân phối lũy kế đến
kỳ cuối kỳ trước 421a (5,422,858)
- LNST chưa phân phối kỳ này 421b 14,678,687 (5,422,858)
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0
1. Nguồn kinh phí 431
2. Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ 432
Tổng cộng nguồn vốn
(440=300+400) 440 1,514,367,765 1,494,577,142

IV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Lập, ngày 06 tháng 03 năm 2018


Kế toán trưởng Giám Đốc
Người lập biểu
(Ký, họ tên ) (Ký, ho tên )

Nguyễn Văn Đông

V
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B02 - DN


(Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày 22/12/2014 của BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Năm 2017
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang Là, P.12
Quận Huyện: Gò Vấp Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh
Điện thoại: Fax: Email:

Đơn vị tính: VND


Thuyết Năm
Chỉ Tiêu M.Số Năm Nay
Minh Trước
1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 1,421,770,000 167,059,088
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ(10=01-02) 10 1,421,770,000 167,059,088
4. Giá vốn hàng bán 11 1,168,667,590 139,232,943
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ(20 = 10-11) 20 253,102,410 27,826,145
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 30,624 10,466
7. Chi phí tài chính 22 0 0
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 25 217,051,818
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 17,732,916 33,259,469
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh(30 = 20+21 -25-26) 30 18,348,300 (5,422,858)
11. Thu nhập khác 31 691
12. Chi phí khác 32 632
13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32) 40 59 0
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50
= 30 + 40 ) 50 18,348,359 (5,422,858)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 3,669,672
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp ( 60 = 50 - 51 -52 ) 60 14,678,687 (5,422,858)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

VI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

Lập, ngày 06 tháng 03 năm 2018


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)

Nguyễn Văn Đông

VII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B02 - DN


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
Năm 2017
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang Là, P.12
Quận Huyện: Gò Vấp Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh
Điện thoại: Fax: Email:

Đơn vị tính: VND


Thuyết
Chỉ tiêu M.Số Minh
Năm Nay Năm Trước
A B C 1 2
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động sản xuất kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ và doanh thu
khác 01 1,382,806,000 179,595,000
2. Tiền chi trả cho người cung
cấp hàng hóa dịch vụ 02 (1,518,339,652) (179,585,824)
3. Tiền chi trả cho người lao
động 03 (216,000,000) (24,000,000)
4. Tiền chi trả lãi vay 04
5. Thuế TNDN đã nộp 05 (1,505,000)
6. Tiền thu khác từ hoạt động
kinh doanh 06 30,000,000
7. Tiền chi khác cho hoạt
động kinh doanh 07 (34,692,394) (500,000)
Lưu chuyển thuần từ hoạt
động sản xuất kinh doanh 20 (357,731,046) (24,490,824)
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng
TSCD và các tài sản dài hạn
khác 21 (14,840,000) (1,650,000)
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng
bán TSCD và các tài sản dài
hạn khác 22

VIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

3. Tiền chi cho vay, mua các


công cụ nợ của đơn vị khác 23
4. Tiền thu hồi cho vay,bán lại
các công cụ nợcủa đơn vị khác 24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào
đơn vị khác 25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn
vào đơn vị khác 26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức
và lợi nhuận được chia 27 30,624 10,466
Lưu chuyển thuần từ hoạt
động đầu tư 30 (14,809,376) (1,639,534)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ
phiếu, nhận vốn góp chủ sở
hữu 31 1,500,000,000
2. Tiền chi trả vốn góp cho các
chủ sở hữu,mua lại cổ phiếu
của các DN đã phát hành 32
3. Tiền thu từ đi vay 33
4. Tiền trả nợ gốc vay 34
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài
chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho
chủ sở hữu 36
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động tài chính 40 1,500,000,000
Lưu chuyển tiền thuần trong
năm (50=20+30+40) 50 (372,540,422) 1,473,869,642
Tiền và tương đương tiền đầu
kỳ 60 1,473,869,642
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá
hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền
cuối năm (70=50+60+61) 70 1,101,329,220 1,473,869,642

Lập, ngày 06 tháng 03 năm 2018

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc


(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)

IX
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh Mẫu số B09 – DNN
37 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0313957157

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Năm 2017
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
1. Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH
2. Lĩnh vực kinh doanh: thương mại
3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo
cáo tài chính
II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày 01/01/2017 kết thúc vào ngày 31/12/2017).
2. Đơn vị tiền sử dụng trong kê toán: Việt Nam đồng
3. Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp theo TT 200
4. Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính
5. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
- Phương pháp xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
6. Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng: Theo phương pháp đường thẳng
7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí SXKD
8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chi phí thực tế đã sử dụng
9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
10. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng kế cân đối kế
toán

X
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

(Đơn vị tính: đồng)


1. Tiền và các khoản tương đương tiền Cuối năm Đầu năm
- Tiền mặt 1.096.746.518 1.438.115.676
- Tiền gửi ngân hàng 4.582.702 35.753.966
- Các khoản tương ứng tiền 0 0
Cộng 1.101.329.220 1.473.869.642
2. Hàng tồn kho
- Nguyên liệu, vật liệu
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí SX, KD dở dang
- Thành phẩm
- Hàng hóa 230.960.789 19.533.938
- Hàng gửi đi bán
Cộng 230.960.789 19.533.938
* Thuyết minh số liệu và giải thích khác (nếu có):
3. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản mục Nhà Máy Phương Thiết TSCĐ Tổng
cửa, móc tiện bị khác cộng
vật thiết bị vận tài dụng
kiến truyền cụ
trúc dẫn quản

(1) Nguyên giá TSCĐ 0 0 0 0
hữu hình
- Số dư đầu năm - - -
- Số tăng trong năm 0 0 0 0
Trong đó: + Mua sắm: - -
+ Xây dựng
- Số giảm trong năm 0 0 0 0 0 0
Trong đó: + Thanh lý: - - - -
+ Nhượng bán
+ Chuyển sang
- Số dư cuối năm: 0 0 0 0 0 0
(2) Giá trị hao mòn lũy - - - - - -
kế
- Số dư đầu năm -
- Số tăng trong năm -

XI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Số giảm trong năm -


- Số dư cuối năm - - - - - -
(3) Giá trị còn lại của - - - - - -
TSCĐ hữu hình (1 – 2)
- Tại ngày đầu năm -
- Tại ngày cuối năm - -
Trong đó:
+ TSCĐ đã dùng để thế -
chấp, cầm cố các khoản
vay
+ TSCĐ tạm thời không sử
dụng
+ TSCĐ chờ thanh lý

* Thuyết minh số liệu và giải thích khác:


- TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng:
- Lý do tăng, giảm:
4. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định vô hình:
Khoản mục Quyền Quyền Bản Phần TSCĐ Tổng
sử phát quyền, mềm vô cộng
dụng hành bằng máy hình
đất sáng tính khác
chế
(1) Nguyên giá TSCĐ vô
hình
- Số dư đầu năm:
- Số tăng trong năm:
Trong đó:
+ Mua trong năm:
+ Tạo ra từ nội bộ doanh
nghiệp:
- Số giảm trong năm:
Trong đó:
+ Thanh lý, nhượng bán:
+ Giảm khác:
- Số dư cuối năm:
(2) Giá trị hao mòn lũy
kế
- Số dư đầu năm

XII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Số tăng trong năm


- Số giảm trong năm
- Số dư cuối năm
(3) Giá trị còn lại của
TSCĐVH
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác (nếu có):

5. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào Cuối năm Đầu năm
đơn vị khác:
(1) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn:
- Đầu tư ngắn hạn khác:
(2) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
- Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
- Đầu tư vào công ty liên kết
- Đầu tư dài hạn khác
Cộng
* Lý do tăng, giảm:

6. Thuế và các khoản phải nộp nhà ước Cuối năm Đầu năm
- Thuế GTGT 2.947.264
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế TNDN 2.164.672
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất, Tiền thuê đất
- Các loại thuế khác
- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Cộng 5.111.936 -

7. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu


Chỉ tiêu Số đầu năm Tăng Giảm Số cuối năm
trong năm trong
năm
A 1 2 3 4

XIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1. Vốn đầu tư của chủ sở 1.500.000.000 1.500.000.000


hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở
hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch tỷ giá hối
đoái
6. Các quỹ thuộc vốn chủ
sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa (5.422.858) 14.678.687 9.255.829
phân phối
Cộng 1.494.577.142 14.678.687 - 1.509.255.829
* Lý do tăng, giảm:
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo KQ HĐ
kinh doanh
(Đơn vị tính: VNĐ)

8. Chi tiết doanh thu và thu nhập khác Năm nay Năm trước
- Doanh thu bán hàng 1.372.579.090 158.059.089
Trong đó doanh thu trao đổi hàng hóa 1.372.579.090 158.059.089
- Doanh thu cung cấp dịch vụ 49.190.910 8.999.999
Trong đó: Doanh thu trao đổi dịch vụ 49.190.910 8.999.999
- Doanh thu tài chính 30.624 10.466
Trong đó:
+ Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia 30.624 10.466
+ Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
+ Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
+….
9. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu Năm nay Năm trước
nhập chịu thuế TNDN
(1) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 18.348.359 (5.422.858)
(2) Các khoản thu nhập không tính vào
thu nhập chịu thuế TNDN
(3) Các khoản chi phí không được khấu
trừ vào TNCT TNDN
(4) Số lỗ chưa sử dụng 5.422.858
(5) Số thu nhập chịu thuế TNDN trong 12.925.501 (5.422.858)
năm (5 = 1 -2 + 3 -4)

10. Chi phí SXKD theo yếu tố Năm nay Năm trước

XIV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu


- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.696.247 6.830.682
- Chi phí khác bằng tiền 600.000 1.495.455
Cộng 7.296.247 8.326.137

V. Thông tin bổ sung các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Đơn vị tính: VNĐ)

11. Thông tin về các giao dịch không phát Năm nay Năm trước
sinh trong báo cáo
- Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản
nợ liên quan trực tiếp
- Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu
12. Các khoản tiền và tương đương tiền Năm nay Năm trước
doanh nghiệp nắm giữ
- Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược
- Các khoản khác

VI. Những thông tin khác:


- Những khoản nợ tiềm tàng:
- Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Thông tin so sánh
- Thông tin khác (2)
VII. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và đề nghị:

Ngày 31 tháng 12 năm 2017


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

XV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

XVI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

PHỤ LỤC 2: BCTC NĂM 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B01 - DN


(Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày 22/12/2014 của BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại ngày 31 tháng 12 năm 2018
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang
Là, P.12
Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh

Quận Huyện: Gò Vấp


Điện thoại: Fax: Email:
Ý kiến kiểm toán:

BCTC đã kiểm toán

Đơn vị tính: VND


Thuyết
Chỉ tiêu Mã số minh Số cuối năm Số đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn
(100=110+120+130+140+150) 100 4,955,015,358 1,514,367,765
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 4,339,682,336 1,101,329,220
1. Tiền 111 4,339,682,336 1,101,329,220
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 120 0 0
1. Chứng khoán kinh doanh 121
2. Dự phòng giảm giá chứng
khoán kinh doanh (*) 122
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn 123
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 130 92,143,998 177,217,001

XVII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1. Phải thu ngắn hạn của khách


hàng 131 92,143,998 177,217,001
2. Trả trước cho người bán
ngắn hạn 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây dựng 134
5. Phải thu về cho vay ngắn
hạn 135
6. Phải thu ngắn hạn khác 136
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi (*) 137
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139
IV. Hàng tồn kho 140 509,543,003 230,960,789
1. Hàng tồn kho 141 509,543,003 230,960,789
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho (*) 149
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 13,646,021 4,860,755
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 4,860,755
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 13,646,021
3. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước 153
4. Giao dịch mua bán lại trái
phiếu Chính Phủ 154
5. Tài sản ngắn hạn khác 155
B. Tài sản dài hạn
(200=210+220+240+250+260) 200 124,467,419 0
I. Các khoản phải thu dài
hạn 210 0 0
1. Phải thu dài hạn của khách
hàng 211
2. Trả trước cho người bán dài
hạn 212
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị
trực thuộc 213
4. Phải thu nội bộ dài hạn 214
5. Phải thu về cho vay dài hạn 215
6. Phải thu dài hạn khác 216
7. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi (*) 219
II. Tài sản cố định 220 57,000,001 0

XVIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

1. TSCĐ hữu hình 221 57,000,001 0


- Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223
2. TSCĐ thuê tài chính 224 0 0
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226
3. TSCĐ vô hình 227 0 0
- Nguyên giá 228
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229
III. Bất động sản đầu tư 230 0 0
- Nguyên giá 231
- giá trị hao mòn luỹ kế 232
IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 0 0
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh
dở dang dài hạn 241
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang 242
V. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 250 0 0
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết,
liên doanh 252
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị
khác 253
4. Dự phòng đầu tư tài chính
dài hạn(*) 254
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn 255
VI. Tài sản dài hạn khác 260 67,467,418 0
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 59,467,418
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại 262
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng
thay thế dài hạn 263
4. Tài sản dài hạn khác 268 8,000,000
Tổng cộng tài sản
(270=100+200) 270 5,079,482,777 1,514,367,765
C. Nợ phải trả
(300=310+330) 300 59,202,458 5,111,936
I. Nợ ngắn hạn 310 59,202,458 5,111,936
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 55,982,540

XIX
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2. Người mua trả tiền trước


ngắn hạn 312 400,000
3. Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước 313 2,788,003 5,111,936
4. Phải trả người lao động 314
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316
7. Phải trả theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây dựng 317
8. Doanh thu chưa thực hiện
ngắn hạn 318
9. Phải trả ngắn hạn khác 319 31,915
10. Vay và nợ thuê tài chính
ngắn hạn 320
11. Dự phòng phải trả ngắn
hạn 321
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322
13. Quỹ bình ổn giá 323
14. Giao dịch mua bán lại trái
phiếu CHính Phủ 324
II. Nợ dài hạn 330 0
1. Phải trả người bán dài hạn 331
2. Người mua trả tiền trước dài
hạn 332
3. Chi phí phải trả dài hạn 333
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh
doanh 334
5. Phải trả nội bộ dài hạn 335
6. Doanh thu chưa thực hiện
dài hạn 336
7. Phải trả dài hạn khác 337
8. Vay và nợ thuê tài chính dài
hạn 338
9. Trái phiếu chuyển đổi 339
10. Cổ phiếu ưu đãi 340
11. Thuế thu nhập hoãn lại
phải trả 341
12. Dự phòng phải trả dài hạn 342
13. Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ 343
D. Vốn chủ sở hữu
(400=410+430) 400 5,020,280,319 1,509,255,829

XX
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

I. Vốn chủ sở hữu 410 5,020,280,319 1,509,255,829


1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 5,000,000,000 1,500,000,000
- Cổ phiếu phổ thông có
quyền biểu quyết 411a 5,000,000,000 1,500,000,000
- Cổ phiếu ưu đãi 411b
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Quyền chọn chuyển đổi trái
phiếu 413
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414
5. Cổ phiếu quỹ (*) 415
6. Chênh lệch đánh giá lại tài
sản 416
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417
8. Quỹ đầu tư phát triển 418
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
nghiệp 419
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu 420
11. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 421 20,280,319 9,255,829
- LNST chưa phân phối lũy kế
đến kỳ cuối kỳ trước 421a 9,255,829 (5,422,858)
- LNST chưa phân phối kỳ
này 421b 11,024,490 14,678,687
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác 430 0
1. Nguồn kinh phí 431
2. Nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ 432
Tổng cộng nguồn vốn
(440=300+400) 440 5,079,482,777 1,514,367,765

Lập, ngày 19 tháng 03 năm 2019


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký,họ tên ) (Ký, ho tên )

Nguyễn Văn Đông

XXI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B02 - DN


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Năm 2018
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang Là, P.12
Quận Huyện: Gò Vấp Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh
Điện thoại: Fax: Email:

Đơn vị tính: VND


Thuyết
Chỉ Tiêu M.Số Năm Nay Năm Trước
Minh
1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01 2,994,246,336 167,059,088
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ(10=01-02) 10 2,994,246,336 1,421,770,000
4. Giá vốn hàng bán 11 2,421,037,930 1,168,667,590
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ(20 = 10-11) 20 573,208,406 253,102,410
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 95,227 30,624
7. Chi phí tài chính 22 0 0
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 25 175,960,000 217,051,818
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 386,876,350 17,732,916
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh(30 = 20+21 -25-26) 30 10,467,283 18,348,300
11. Thu nhập khác 31 16,472,733 691
12. Chi phí khác 32 13,127,523 632
13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32) 40 3,345,210 59
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế ( 50 = 30 + 40 ) 50 13,812,493 18,348,359
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 2,788,003 3,669,672
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

XXII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập


doanh nghiệp ( 60 = 50 - 51 -52 ) 60 11,024,490 14,678,687
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

Lập, ngày 19 tháng 03 năm 2019


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)

Nguyễn Văn Đông

XXIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B02 - DN


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
Năm 2018
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang Là, P.12
Quận Huyện: Gò Vấp Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh
Điện thoại: Fax: Email:

Đơn vị tính: VND


Thuyết
Chỉ tiêu M.Số Minh
Năm Nay Năm Trước
A B C 1 2
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động sản xuất kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ và doanh thu
khác 01 3,459,948,986 1,382,806,000
2. Tiền chi trả cho người cung
cấp hàng hóa dịch vụ 02 (3,210,257,303) (1,518,339,652)
3. Tiền chi trả cho người lao
động 03 310,114,500 (216,000,000)
4. Tiền chi trả lãi vay 04
5. Thuế TNDN đã nộp 05 (2,164,672) (1,505,000)
6. Tiền thu khác từ hoạt động
kinh doanh 06 7,825,000 30,000,000
7. Tiền chi khác cho hoạt
động kinh doanh 07 (60,351,640) (34,692,394)
Lưu chuyển thuần từ hoạt
động sản xuất kinh doanh 20 (115,114,129) (357,731,046)
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng
TSCD và các tài sản dài hạn
khác 21 (146,627,982) (14,840,000)
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng
bán TSCD và các tài sản dài
hạn khác 22

XXIV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

3. Tiền chi cho vay, mua các


công cụ nợ của đơn vị khác 23
4. Tiền thu hồi cho vay,bán lại
các công cụ nợcủa đơn vị khác 24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào
đơn vị khác 25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn
vào đơn vị khác 26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức
và lợi nhuận được chia 27 95,227 30,624
Lưu chuyển thuần từ hoạt
động đầu tư 30 (146,532,755) (14,809,376)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt
động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ
phiếu, nhận vốn góp chủ sở
hữu 31 3,500,000
2. Tiền chi trả vốn góp cho các
chủ sở hữu,mua lại cổ phiếu
của các DN đã phát hành 32
3. Tiền thu từ đi vay 33
4. Tiền trả nợ gốc vay 34
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài
chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho
chủ sở hữu 36
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động tài chính 40 3,500,000,000
Lưu chuyển tiền thuần trong
năm (50=20+30+40) 50 3,238,353,116 (372,540,422)
Tiền và tương đương tiền đầu
kỳ 60 1,101,329,220 1,473,869,642
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá
hối đoái quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền
cuối năm (70=50+60+61) 70 4,339,682,336 1,101,329,220

Lập, ngày 19 tháng 03 năm 2019

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc


(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)

XXV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh Mẫu số B09 – DNN
37 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0313957157

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Năm 2018
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
1. Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH
2. Lĩnh vực kinh doanh: thương mại
3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo
cáo tài chính
II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày 01/01/2018 kết thúc vào ngày 31/12/2018).
2. Đơn vị tiền sử dụng trong kê toán: Việt Nam đồng
3. Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp theo TT 200
4. Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính
5. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
- Phương pháp xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
6. Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng: Theo phương pháp đường thẳng
7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí SXKD
8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chi phí thực tế đã sử dụng
9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
10. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng kế cân đối kế
toán

XXVI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

(Đơn vị tính: đồng)


1. Tiền và các khoản tương đương tiền Cuối năm Đầu năm
- Tiền mặt 4.246.547.436 1.096.746.518
- Tiền gửi ngân hàng 93.134.900 4.582.702
- Các khoản tương ứng tiền 0 0
Cộng 4.339.682.336 1.101.329.220
2. Hàng tồn kho
- Nguyên liệu, vật liệu
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí SX, KD dở dang
- Thành phẩm
- Hàng hóa 509.543.003 230.960.789
- Hàng gửi đi bán
Cộng 509.543.003 230.960.789
* Thuyết minh số liệu và giải thích khác (nếu có):
3. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản mục Nhà Máy móc Phương Thiết TSCĐ Tổng cộng
cửa, thiết bị tiện bị khác
vật vận tài dụng
kiến truyền cụ
trúc dẫn quản

(1) Nguyên giá 0 70.000.000 0 70.000.000
TSCĐ hữu hình
- Số dư đầu năm - - -
- Số tăng trong 0 70.000.000 0 70.000.000
năm
Trong đó: + Mua 70.000.000 - 70.000.000
sắm:
+ Xây dựng
- Số giảm trong 0 0 0 0 0 0
năm
Trong đó: + Thanh - - - -
lý:
+ Nhượng bán
+ Chuyển sang
- Số dư cuối năm: 0 70.000.000 0 0 0 70.000.000

XXVII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

(2) Giá trị hao mòn - 12.999.999 - - - 12.999.999


lũy kế
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm 12.999.999 12.999.999
- Số giảm trong năm -
- Số dư cuối năm - 12.999.999 - - - 12.999.999
(3) Giá trị còn lại - 57.000.001 - - - 57.000.001
của TSCĐ hữu
hình (1 – 2)
- Tại ngày đầu năm -
- Tại ngày cuối năm - -
Trong đó:
+ TSCĐ đã dùng để -
thế chấp, cầm cố
các khoản vay
+ TSCĐ tạm thời
không sử dụng
+ TSCĐ chờ thanh

* Thuyết minh số liệu và giải thích khác:


- TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng:
- Lý do tăng, giảm:
4. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định vô hình:
Khoản mục Quyền Quyền Bản Phần TSCĐ Tổng
sử phát quyền, mềm vô cộng
dụng hành bằng máy hình
đất sáng tính khác
chế
(1) Nguyên giá TSCĐ vô
hình
- Số dư đầu năm:
- Số tăng trong năm:
Trong đó:
+ Mua trong năm:
+ Tạo ra từ nội bộ doanh
nghiệp:
- Số giảm trong năm:
Trong đó:
+ Thanh lý, nhượng bán:

XXVIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Giảm khác:
- Số dư cuối năm:
(2) Giá trị hao mòn lũy
kế
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
- Số giảm trong năm
- Số dư cuối năm
(3) Giá trị còn lại của
TSCĐVH
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
* Thuyết minh số liệu và giải trình khác (nếu có):

5. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào Cuối năm Đầu năm
đơn vị khác:
(1) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn:
- Đầu tư ngắn hạn khác:
(2) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
- Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
- Đầu tư vào công ty liên kết
- Đầu tư dài hạn khác
Cộng
* Lý do tăng, giảm:

6. Thuế và các khoản phải nộp nhà ước Cuối năm Đầu năm
- Thuế GTGT -13.646.021 2.947.264
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế TNDN 2.711.126 2.164.672
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất, Tiền thuê đất
- Các loại thuế khác
- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Cộng (10.934.895) 5.111.936
7. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Số đầu năm Tăng trong Giảm Số cuối năm
năm trong
năm

XXIX
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

A 1 2 3 4
1. Vốn đầu tư của chủ 1.500.000.000 3.500.000.000 5.000.000.000
sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ
phần
3. Vốn khác của chủ sở
hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch tỷ giá hối
đoái
6. Các quỹ thuộc vốn
chủ sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế 9.255.829 13.428.110 22.683.939
chưa phân phối
Cộng 1.509.255.829 3.513.428.110 - 5.022.683.939
* Lý do tăng, giảm:
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo KQ HĐ
kinh doanh
(Đơn vị tính: VNĐ)

8. Chi tiết doanh thu và thu nhập khác Năm nay Năm trước
- Doanh thu bán hàng 2.900.705.427 158.059.089
Trong đó doanh thu trao đổi hàng hóa 2.900.705.427 1.372.579.090
- Doanh thu cung cấp dịch vụ 93.540.909 8.999.999
Trong đó: Doanh thu trao đổi dịch vụ 93.540.909 49.190.910
- Doanh thu tài chính 95.227 10.466
Trong đó:
+ Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia 95.227 30.624
+ Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
+ Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
+….
9. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu Năm nay Năm trước
nhập chịu thuế TNDN
(1) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 13.812.493 14.678.687
(2) Các khoản thu nhập không tính vào
thu nhập chịu thuế TNDN
(3) Các khoản chi phí không được khấu
trừ vào TNCT TNDN
(4) Số lỗ chưa sử dụng
(5) Số thu nhập chịu thuế TNDN trong 13.812.493 14.678.687
năm (5 = 1 -2 + 3 -4)

XXX
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

10. Chi phí SXKD theo yếu tố Năm nay Năm trước
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định 12.999.999
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 83.151.025 6.696.247
- Chi phí khác bằng tiền 24.000.000 600.000
Cộng 120.151.024 7.296.247

V. Thông tin bổ sung các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Đơn vị tính: VNĐ)
11. Thông tin về các giao dịch không phát Năm nay Năm trước
sinh trong báo cáo
- Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản
nợ liên quan trực tiếp
- Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu
12. Các khoản tiền và tương đương tiền Năm nay Năm trước
doanh nghiệp nắm giữ
- Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược
- Các khoản khác
VI. Những thông tin khác:
- Những khoản nợ tiềm tàng:
- Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Thông tin so sánh
- Thông tin khác (2)
VII. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và đề nghị:
Ngày 31 tháng 12 năm 2018
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

XXXI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

PHỤ LỤC 3: BCTC NĂM 2019

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B01 - DN


(Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày 22/12/2014 của BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại ngày 31 tháng 12 năm 2019
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang
Là, P.12
Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh

Quận Huyện: Gò Vấp


Điện thoại: Fax: Email:
Ý kiến kiểm toán:

BCTC đã kiểm toán

Đơn vị tính: VND


Thuyết
Chỉ tiêu Mã số minh Số cuối năm Số đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn
(100=110+120+130+140+150) 100 4,988,989,831 4,958,599,358
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 110 3,793,164,866 4,339,682,336
1. Tiền 111 3,793,164,866 4,339,682,336
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 120 0 0
1. Chứng khoán kinh doanh 121
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh (*) 122
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 416,618,499 96,653,998
1. Phải thu ngắn hạn của khách
hàng 131 416,618,499 96,653,998

XXXII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2. Trả trước cho người bán ngắn


hạn 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng 134
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135
6. Phải thu ngắn hạn khác 136
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi (*) 137
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139
IV. Hàng tồn kho 140 779,206,466 509,027,003
1. Hàng tồn kho 141 779,206,466 509,027,003
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(*) 149
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 0 13,236,021
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 13,236,021
3. Thuế và các khoản khác phải thu
Nhà nước 153
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu
Chính Phủ 154
5. Tài sản ngắn hạn khác 155
B. Tài sản dài hạn
(200=210+220+240+250+260) 200 97,529,162 124,467,419
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Trả trước cho người bán dài hạn 212
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực
thuộc 213
4. Phải thu nội bộ dài hạn 214
5. Phải thu về cho vay dài hạn 215
6. Phải thu dài hạn khác 216
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó
đòi (*) 219
II. Tài sản cố định 220 29,000,005 57,000,001
1. TSCĐ hữu hình 221 29,000,005 57,000,001
- Nguyên giá 222 70,000,000 70,000,000
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (40,999,995) (12,999,999)
2. TSCĐ thuê tài chính 224 0 0
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226
3. TSCĐ vô hình 227 0 0

XXXIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

- Nguyên giá 228


- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229
III. Bất động sản đầu tư 230 0 0
- Nguyên giá 231
- giá trị hao mòn luỹ kế 232
IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 0 0
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang dài hạn 241
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242
V. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 250 0 0
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh 252
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài
hạn(*) 254
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255
VI. Tài sản dài hạn khác 260 68,529,157 67,467,418
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 60,529,157 59,467,418
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế
dài hạn 263
4. Tài sản dài hạn khác 268 8,000,000 8,000,000
Tổng cộng tài sản (270=100+200) 270 5,086,518,993 5,083,066,777
C. Nợ phải trả (300=310+330) 300 55,779,141 59,919,258
I. Nợ ngắn hạn 310 55,779,141 59,919,258
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 50,013,536 55,982,540
2. Người mua trả tiền trước ngắn
hạn 312 400,000 400,000
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước 313 5,365,605 3,504,803
4. Phải trả người lao động 314
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng 317
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn
hạn 318
9. Phải trả ngắn hạn khác 319 31,915
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn
hạn 320
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321

XXXIV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322


13. Quỹ bình ổn giá 323
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu
Chính Phủ 324
II. Nợ dài hạn 330 0
1. Phải trả người bán dài hạn 331
2. Người mua trả tiền trước dài hạn 332
3. Chi phí phải trả dài hạn 333
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334
5. Phải trả nội bộ dài hạn 335
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336
7. Phải trả dài hạn khác 337
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338
9. Trái phiếu chuyển đổi 339
10. Cổ phiếu ưu đãi 340
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341
12. Dự phòng phải trả dài hạn 342
13. Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ 343
D. Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 5,031,139,852 5,023,147,519
I. Vốn chủ sở hữu 410 5,031,139,852 5,023,147,519
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 5,000,000,000 5,000,000,000
- Cổ phiếu phổ thông có quyền
biểu quyết 411a 5,000,000,000 5,000,000,000
- Cổ phiếu ưu đãi 411b
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414
5. Cổ phiếu quỹ (*) 415
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417
8. Quỹ đầu tư phát triển 418
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 421 31,139,852 23,147,519
- LNST chưa phân phối lũy kế đến
kỳ cuối kỳ trước 421a 23,147,519 9,255,829
- LNST chưa phân phối kỳ này 421b 7,992,333 13,891,690
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0
1. Nguồn kinh phí 431

XXXV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

2. Nguồn kinh phí đã hình thành


TSCĐ 432
Tổng cộng nguồn vốn
(440=300+400) 440 5,086,918,993 5,083,066,777

Lập, ngày 15 tháng 02 năm 2020


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)

Nguyễn Văn Đông

XXXVI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B02 - DN


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH
Năm 2019
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang Là, P.12
Quận Huyện: Gò Vấp Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh
Điện thoại: Fax: Email:

Đơn vị tính: VND


Thuyết
Chỉ Tiêu M.Số Năm Nay Năm Trước
Minh
1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01 4,890,477,141 2,998,346,336
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ(10=01-02) 10 4,890,477,141 2,998,346,336
4. Giá vốn hàng bán 11 4,101,784,049 2,421,553,930
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ(20 = 10-11) 20 788,693,092 576,792,406
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 102,751 95,227
7. Chi phí tài chính 22 0 0
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 25 191,147,344 175,960,000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 603,934,009 386,876,350
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh(30 = 20+21 -25-26) 30 (6,285,510) 14,051,283
11. Thu nhập khác 31 45,490,922 16,472,733
12. Chi phí khác 32 28,214,996 13,127,523
13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32) 40 17,275,926 3,345,210
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế ( 50 = 30 + 40 ) 50 10,990,416 17,396,493
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 2,998,083 3,504,803
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

XXXVII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập


doanh nghiệp ( 60 = 50 - 51 -52 ) 60 7,992,333 13,891,690
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

Lập, ngày 15 tháng 02 năm 2020


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)

Nguyễn Văn Đông

XXXVIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số B02 - DN


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
Năm 2019
Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TB TIN HỌC ĐỨC ANH
Mã số thuế: 0313957157
Địa chỉ trụ sở: 37 Bùi Quang Là, P.12
Tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh
Quận Huyện: Gò Vấp
Điện thoại: Fax: Email:

Đơn vị tính: VND


Thuyết
Chỉ tiêu M.Số Minh
Năm Nay Năm Trước
A B C 1 2
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản
xuất kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ và doanh thu khác 01 5,135,267,844 3,459,948,986
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng
hóa dịch vụ 02 (5,388,451,131) (3,210,257,303)

3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (239,241,448) (310,114,500)


4. Tiền chi trả lãi vay 04

5. Thuế TNDN đã nộp 05 (2,788,003) (2,164,672)

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7,825,000


7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh
doanh 07 (36,381,483) (60,351,640)
Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản
xuất kinh doanh 20 (531,594,221) (115,114,129)
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCD và
các tài sản dài hạn khác 21 (15,026,000) (146,627,982)
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCD
và các tài sản dài hạn khác 22
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ
của đơn vị khác 23
4. Tiền thu hồi cho vay,bán lại các công
cụ nợcủa đơn vị khác 24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị
khác 25

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị


khác 26

XXXIX
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi


nhuận được chia 27 102,751 95,227

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư 30 (14,923,249) (146,532,755)


III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận
vốn góp chủ sở hữu 31 3,500,000,000
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở
hữu,mua lại cổ phiếu của các DN đã phát
hành 32
3. Tiền thu từ đi vay 33
4. Tiền trả nợ gốc vay 34
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính 40 0 3,500,000,000
Lưu chuyển tiền thuần trong năm
(50=20+30+40) 50 (546,517,470) 3,238,353,116

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 4,339,682,336 1,101,329,220


Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái
quy đổi ngoại tệ 61
Tiền và tương đương tiền cuối năm
(70=50+60+61) 70 3,793,164,866 4,339,682,336

Lập, ngày 15 tháng 02 năm 2020


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)

Nguyễn Văn Đông

XL
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Thiết Bị Tin Học Đức Anh Mẫu số B09 – DNN
37 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0313957157

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Năm 2019
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
1. Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH
2. Lĩnh vực kinh doanh: thương mại
3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo
cáo tài chính
II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày 01/01/2019 kết thúc vào ngày 31/12/2019).
2. Đơn vị tiền sử dụng trong kê toán: Việt Nam đồng
3. Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp theo TT 200
4. Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính
5. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
- Phương pháp xác ddingj giá hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
6. Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng: Theo phương pháp đường thẳng
7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí SXKD
8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chi phí thực tế đã sử dụng
9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
10. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng kế cân đối kế
toán

XLI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

(Đơn vị tính: đồng)


1. Tiền và các khoản tương đương tiền Cuối năm Đầu năm
- Tiền mặt 3.786.469.842 4.246.547.436
- Tiền gửi ngân hàng 6.695.024 93.134.900
- Các khoản tương ứng tiền 0 0
Cộng 3.793.164.866 4.339.682.336
2. Hàng tồn kho Cuối năm Đầu năm
- Nguyên liệu, vật liệu
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí SX, KD dở dang
- Thành phẩm
- Hàng hóa 779.206.466 509.543.003
- Hàng gửi đi bán
Cộng 779.206.466 509.543.003
* Thuyết minh số liệu và giải thích khác (nếu có):
3. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản mục Nhà Máy móc Phương Thiết TSCĐ Tổng cộng
cửa, thiết bị tiện bị khác
vật vận tài dụng
kiến truyền cụ
trúc dẫn quản

(1) Nguyên giá 0 70.000.000 0 70.000.000
TSCĐ hữu hình
- Số dư đầu năm - - -
- Số tăng trong 0 70.000.000 0 70.000.000
năm
Trong đó: + Mua 70.000.000 - 70.000.000
sắm:
+ Xây dựng
- Số giảm trong 0 0 0 0 0 0
năm
Trong đó: + Thanh - - - -
lý:
+ Nhượng bán
+ Chuyển sang
- Số dư cuối năm: 0 70.000.000 0 0 0 70.000.000

XLII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

(2) Giá trị hao mòn - 40.999.995 - - - 40.999.995


lũy kế
- Số dư đầu năm 12.999.999 12.999.999
- Số tăng trong năm 27.999.996 27.999.996
- Số giảm trong năm -
- Số dư cuối năm - 40.999.995 - - - 40.999.995
(3) Giá trị còn lại - 29.000.005 - - - 29.000.005
của TSCĐ hữu
hình (1 – 2)
- Tại ngày đầu năm -
- Tại ngày cuối năm - -
Trong đó:
+ TSCĐ đã dùng để -
thế chấp, cầm cố
các khoản vay
+ TSCĐ tạm thời
không sử dụng
+ TSCĐ chờ thanh

* Thuyết minh số liệu và giải thích khác:


- TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng:
- Lý do tăng, giảm:
4. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định vô hình:
Khoản mục Quyền Quyền Bản Phần TSCĐ Tổng
sử phát quyền, mềm vô cộng
dụng hành bằng máy hình
đất sáng tính khác
chế
(1) Nguyên giá TSCĐ vô
hình
- Số dư đầu năm:
- Số tăng trong năm:
Trong đó:
+ Mua trong năm:
+ Tạo ra từ nội bộ doanh
nghiệp:
- Số giảm trong năm:
Trong đó:

XLIII
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

+ Thanh lý, nhượng bán:


+ Giảm khác:
- Số dư cuối năm:
(2) Giá trị hao mòn lũy
kế
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
- Số giảm trong năm
- Số dư cuối năm
(3) Giá trị còn lại của
TSCĐVH
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác (nếu có):

5. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào Cuối năm Đầu năm
đơn vị khác:
(1) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn:
- Đầu tư ngắn hạn khác:
(2) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
- Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
- Đầu tư vào công ty liên kết
- Đầu tư dài hạn khác
Cộng
* Lý do tăng, giảm:

6. Thuế và các khoản phải nộp nhà ước Cuối năm Đầu năm
- Thuế GTGT 1.650.722 -13.646.021
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế TNDN 3.714.883 3.504.803
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất, Tiền thuê đất
- Các loại thuế khác
- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Cộng 5.365.605 (9.731.218)

XLIV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

7. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu


Chỉ tiêu Số đầu năm Tăng Giảm Số cuối năm
trong năm trong
năm
A 1 2 3 4
1. Vốn đầu tư của chủ sở 5.000.000.000 5.000.000.000
hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở
hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch tỷ giá hối
đoái
6. Các quỹ thuộc vốn chủ
sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa 23.147.519 7.992.333 31.139.852
phân phối
Cộng 5.023.147.519 7.922.333 - 5.031.139.852
* Lý do tăng, giảm:
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo KQ HĐ
kinh doanh
(Đơn vị tính: VNĐ)
8. Chi tiết doanh thu và thu nhập khác Năm nay Năm trước
- Doanh thu bán hàng 4.797.381.687 158.059.089
Trong đó doanh thu trao đổi hàng hóa 4.797.381.687 1.372.579.090
- Doanh thu cung cấp dịch vụ 93.095.454 8.999.999
Trong đó: Doanh thu trao đổi dịch vụ 93.095.454 49.190.910
- Doanh thu tài chính 102.751 10.466
Trong đó:
+ Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia 102.751 95.227
+ Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
+ Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
+….
9. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu Năm nay Năm trước
nhập chịu thuế TNDN
(1) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.990.416 17.396.493
(2) Các khoản thu nhập không tính vào
thu nhập chịu thuế TNDN
(3) Các khoản chi phí không được khấu 4.000.000
trừ vào TNCT TNDN

XLV
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

(4) Số lỗ chưa sử dụng


(5) Số thu nhập chịu thuế TNDN trong 14.990.416 17.396.493
năm (5 = 1 -2 + 3 -4)

10. Chi phí SXKD theo yếu tố Năm nay Năm trước
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định 40.999.995 12.999.999
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 224.573.692 83.151.025
- Chi phí khác bằng tiền 123.238.388 24.000.000
Cộng 388.812.075 120.151.024

V. Thông tin bổ sung các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Đơn vị tính: VNĐ)

11. Thông tin về các giao dịch không phát Năm nay Năm trước
sinh trong báo cáo
- Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản
nợ liên quan trực tiếp
- Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu
12. Các khoản tiền và tương đương tiền Năm nay Năm trước
doanh nghiệp nắm giữ
- Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược
- Các khoản khác

VI. Những thông tin khác:


- Những khoản nợ tiềm tàng:
- Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Thông tin so sánh
- Thông tin khác (2)
VII. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và đề nghị:

Ngày 31 tháng 12 năm 2019


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

XLVI
Bùi Văn Vốn - 1821001470
Thực hành nghề nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Hà Minh Thi

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

XLVII
Bùi Văn Vốn - 1821001470

You might also like