Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 65

Mục lục

1. Trình bày khái niệm luật dân sự.........................................................................1


2. Trình bày về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự............................................1
3. So sánh phương pháp điều chỉnh luật dân sự với các ngành luật công...........2
4. Vị trí của Luật dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam...............................4
5. Trình bày về cấu trúc, bố cục BLDS 2015..........................................................5
6. Lịch sử hình thành và phát triển BLDS Việt Nam.............................................6
7. Mối quan hệ giữa luật dân sự và các luật chuyên ngành như Luật thương
mại, Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động.....................................................7
8. Khái niệm nguồn của luật dân sự.......................................................................8
9. Các loại nguồn của luật dân sự dưới góc độ so sánh BLDS 2005 và BLDS
2015...........................................................................................................................8
10. Khái niệm án lệ..................................................................................................9
11. Khái niệm tập quán............................................................................................9
12. Thứ tự áp dụng nguồn của luật dân sự............................................................9
13. Trình bày về áp dụng tương tự pháp luật.......................................................10
14. Nêu các nguyên tắc của luật dân sự................................................................11
15. Trình bày ý nghĩa và chức năng của nguyên tắc thiện trí, trung thực..........13
16. Khái niệm quyền dân sự..................................................................................14
17. Phân loại quyền dân sự...................................................................................14
18. Phân tích giới hạn của quyền dân sự..............................................................15
19. Trình bày mối quan hệ giữa nguyên tắc thiện trí trung thực và nguyên tắc
cấm lạm dụng quyền..............................................................................................15
20. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự...........................................................15
21. Khái niệm và đặc điểm của quyền tài sản.......................................................16
22. Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân.................................................17
23. So sánh quyền nhân thân và quyền tài sản....................................................17
24. Phân loại quyền tài sản....................................................................................18
25. Phân loại quyền nhân thân.............................................................................19
1
26. Khái niệm chủ thể pháp luật dân sự...............................................................20
27. Nêu các đặc tính nhận dạng cá nhân.............................................................20
28. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của năng lực pháp luật dân sự cá nhân......20
29. Ý nghĩa của chế định năng lực pháp luật dân sự...........................................21
30. Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự là thời điểm cá nhân được
sinh ra, vậy cụ thể đó là thời điểm nào?...............................................................22
31. Thai nhi có năng lực pháp luật dân sự không? Tại sao?..............................23
32. Khái niệm và đặc điểm pháp lý năng lực hành vi dân sự của cá nhân.........23
33. Ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân sự..............................................24
34. Phân tích mối quan hệ giữa năng lực ý chí và năng lực hành vi dân sự......24
35. Trình bày về các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên
và đưa ra nhận xét quy định của BLDS 2015.......................................................24
36. Nhận xét Điều 23 BLDS 2015 (Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi) trong mối tương quan với ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân
sự.............................................................................................................................25
37. Bình luận Điều 24 BLDS 2015 (Hạn chế năng lực hành vi dân sự) trong
mối tương quan với nguyên tắc tôn trọng tính tự định đoạt của cá nhân..........25
38. Bình luận về chế định năng lực hành vi dân sự của BLDS 2015 dưới góc độ
cân bằng lợi ích của chủ thể và bảo đảm tính an toàn trong giao dịch..............25
39. Khái niệm nơi cư trú của cá nhân..................................................................26
40. Chỉ ra những điểm không tương thích giữa Luật cư trú và BLDS liên quan
đến việc xác định nơi cư trú của cá nhân.............................................................26
41. Khái niệm và phân loại giám hộ......................................................................26
42. Khái niệm người được giám hộ và người giám hộ.........................................27
43. Điều kiện để chủ thể pháp luật dân sự làm người giám hộ...........................27
44. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ...........................................................28
45. Quản lý tài sản của người được giám hộ........................................................29
46. Điều chỉnh vấn đề vì lợi ích của người người được giám hộ và giải pháp
tránh xung đột lợi ích giữa người giám hộ và người được giám hộ...................29
47. Chấm dứt giám hộ và hậu quả pháp lý...........................................................29
48. Nhận xét về hậu quả pháp lý của chấm dứt giám hộ theo quy định của
BLDS 2015 về hiệu lực giao dịch dân sự với người thứ ba.................................30
2
49. So sánh giám hộ và đại diện theo pháp luật...................................................31
50. Điều kiện để một người bị tuyên bố vắng mặt tại nơi cư trú.........................34
51. Hậu quả pháp lý trong trường hợp một người bị tuyên bố vắng mặt tại nơi
cư trú.......................................................................................................................34
52. Điều kiện để một người bị tuyên bố mất tích..................................................34
53. Điều kiện để một người bị tuyên bố chết.........................................................35
54. So sánh hậu quả pháp lý trường hợp cá nhân bị tuyên bố mất tích và bị
tuyên bố là chết.......................................................................................................35
55. Một người bị tuyên bố chết có mất năng lực pháp luật dân sự không? Tại
sao?.........................................................................................................................36
56. Nêu những điểm bất hợp lý của quy định liên quan đến hậu quả pháp lý
trong trường hợp một người bị tuyên bố là đã chết quay về................................36
57. Khái niệm và phân loại pháp nhân.................................................................36
58. Ý nghĩa của pháp nhân....................................................................................37
59. Phân tích điều kiện hình thành pháp nhân....................................................38
60. Trình bày về cơ cấu tổ chức pháp nhân..........................................................40
61. Trình bày về nội dung điều lệ của pháp nhân................................................41
62. Trình bày về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (So sánh BLDS 2005
và BLDS 2015).......................................................................................................42
63. Trình bày về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân..................................42
64. Trình bày về hiệu lực pháp lý của hành vi của pháp nhân trong trường hợp
hành vi đó nằm ngoài phạm vi mục đích của pháp nhân....................................42
65. Phân biệt hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân................................42
66. Phân biệt tách pháp nhân và chia pháp nhân................................................43
67. Chấm dứt pháp nhân.......................................................................................43
68. Phá sản pháp nhân..........................................................................................44
69. Khái niệm hành vi pháp lý...............................................................................44
70. Phân loại hành vi pháp lý................................................................................44
71. Điều kiện xác lập hành vi pháp lý...................................................................44
72. Phân tích điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý.....................................44
73. Phân loại hành vi pháp lý có điều kiện...........................................................44
3
74. Trình bày về các phương thức giải thích hành vi pháp lý.............................45
75. Hậu quả pháp lý của trường hợp hành vi pháp lý bị khiếm khuyết ý chí của
chủ thể....................................................................................................................45
76. Hậu quả pháp lý của trường hợp hành vi pháp lý vi phạm hình thức..........45
77. Hậu quả pháp lý trong trường hợp hành vi pháp lý vi phạm điều cấm pháp
luật, đạo đức xã hội................................................................................................45
78. So sánh vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối..............................................45
79. Hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu................................................45
80. Trình bày về bảo vệ người thứ 3 ngay tình trong trường hợp giao dịch dân
sự vô hiệu................................................................................................................45
81. Khái niệm đại diện...........................................................................................45
82. Phân loai đại diện............................................................................................45
83. Căn cứ xác lập quyền đại diện.........................................................................46
84. So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền...........................47
85. Tư cách người đại diện theo quy định pháp luật Việt Nam...........................50
86. Trình bày mâu thuẫn giữa ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân sự và
tư cách của người đại diện theo quy định pháp luật Việt Nam...........................52
87. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người đại diện xác lập, thực hiện giao
dịch với chính mình hoặc với người thứ 3 mình cũng làm đại diện...................52
88. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người đại diện thực hiện hành vi không
có quyền đại diện....................................................................................................52
89. Các phương thức bảo vệ một bên trong hợp đồng trong trường hợp người
đại diện thực hiện hành vi không có quyền đại diện............................................52
90. Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý...........................................................52
91. Khái niệm thời hạn..........................................................................................52
92. Cách tính thời hạn...........................................................................................52
93. Thời điểm bắt đầu thời hạn.............................................................................52
94. Thời điểm kết thúc thời hạn.............................................................................52
95. Khái niệm thời hiệu..........................................................................................52
96. Ý nghĩa của chế định thời hiệu.......................................................................52
97. Phân loại thời hiệu và nhận xét quy định của BLDS 2015............................52

4
98. So sánh thời hạn và thời hiệu..........................................................................53
99. So sánh hành vi pháp lý và thời hiệu..............................................................53
100. Các trường hợp làm gián đoạn thời hiệu......................................................53
101. Trình bày về thời gian không tính vào thời hiệu..........................................53
102. Thời hiệu bắt đầu tính lại trong những trường hợp nào?...........................53
103. Trình bày về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.............53

5
1. Trình bày khái niệm luật dân sự
- Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những
quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao
lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ
thể tham gia các quan hệ dân sự.
- Điều 1 BLDS 2015 xác định: BLDS là văn bản luật quy định địa vị pháp lý,
chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về
nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành
trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

2. Trình bày về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự


Đ1 BLDS 2015: Luật dân sự thừa nhận tư cách chủ thể của cá nhân và pháp
nhân; điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
a. Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người và người thông qua một tài sản
nhất định, bao giờ cũng gắn với một tài sản hoặc một quyền tài sản nhất định.
Tài sản (được khái quát chung ở Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015) bao
gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản).

Đặc điểm:

- Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh rất đa dạng và phức tạp.

- Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh luôn mang tính ý chí, phản ánh ý
thức của các chủ thể tham gia. Những tài sản trong quan hệ này luôn thể hiện được
động cơ, mục đích của các chủ thể tham gia.

- Mang tính chất hàng hóa tiền tệ:

- Thể hiện rõ tính chất đền bù tương đương trong trao đổi. Ví dụ:

+ Đổi tài sản lấy tài sản (thông thường thể hiện qua việc trao đổi)

+ Đổi tài sản lấy một khoản tiền (thông thường là hoạt động mua bán)

6
+ Đổi khoản tiền lấy dịch vụ hoặc tài sản

b. Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người về các giá trị nhân
thân của chủ thể (có thể là cá nhân hay tổ chức) và luôn gắn liền với cá nhân và tổ
chức khác.

Luật dân sự sẽ điều chỉnh các quan hệ nhân thân và bảo vệ các lợi ích nhân
thân gắn liền với các chủ thể. Những giá trị nhân thân này là cơ sở và nền tảng đã
thiết lập nhiều quan hệ dân sự khác.

Khoa học Luật dân sự đã phân quan hệ nhân thân thành hai nhóm cơ bản:

– Nhóm quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: Tức là những quan hệ gắn
với giá trị nhân thân mà không thể quy đổi ra một giá trị vật chất.

– Nhóm quyền nhân thân gắn liền với tài sản: Đó là những quyền mà giá trị
nhân thân làm tiền đề để phát sinh những lợi ích vật chất, những quyền lợi về tài
sản cho chủ thể khi có một sự kiện pháp lý nhất định.

Đặc điểm:

- Luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc thì quyền nhân
thân không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Trong những trường hợp nhất định
thì được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật như quyền công
bố tác phẩm của tác giả, các đối tượng của sở hữu công nghiệp…
- Đa số các quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh thì đều không có giá trị
kinh tế và không có nội dung tài sản. Quyền nhân thân không xác định bằng tiền,
kể cả các quyền nhân thân gắn với tài sản.

3. So sánh phương pháp điều chỉnh luật dân sự với các ngành luật công
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là cách thức mà nhà nước sử dụng
trong pháp luật để tác động tới cách xử sự của những chủ thể - những cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội.

7
- LDS: bình đẳng, thoả thuận. Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có
đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì luôn đảm bảo
sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độc lập về tổ chức và tài sản.

+ Bình đẳng về địa vị pháp lý: không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị
xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc… giữa các chủ thể.

+ Độc lập về tổ chức và tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự,
cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng
giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức…

+ Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa
thuận và hòa giải (được luật hóa tại Điều 4 và Điều 12 BLDS). QHDS là sự bình
đẳng và tự định đoạt nên các chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để
giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa
các bên tham gia QHDS mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên.
Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình với
lợi ích của chủ thể kia.
- LHC: mệnh lệnh đơn phương: các chủ thể không bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ: một bên có quyền ra mệnh lệnh còn bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng.
Sự không bình đẳng thể hiện ở:
+ Chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình
lên đối tượng quản lí. Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ
thể quản lí lên đối tượng quản lí trong những trường hợp khác nhau được thực hiện
dưới những hình thức khác nhau.

+ Tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính. Các cơ
quan hành chính nhà nước và các chù thể quản lí hành chính khác, dựa vào thẩm
quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh
lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đôì tượng cụ thể.
Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể
quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định.

8
- LHS: mệnh lệnh - phục tùng: Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải
chịu TNHS, chịu hình phạt - biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất,
người phạm tội không có cách nào khác ngoài nghĩa vụ tuân thủ. Tính uy quyền
trong phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự thể hiện ở:

+ Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội
là tội phạm;

+ Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Những
cơ quan này có quyền nhân danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình
phạt, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt.
Tóm lại:
– Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự: là phương pháp thỏa
thuận, bình đẳng, thương lượng, tự định đoạt.
– Phương pháp điều chỉnh của các ngành luật công: phương pháp mệnh
lệnh, có tính bắt buộc.

4. Vị trí của Luật dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Theo chức năng: Luật Dân sự là luật gốc của luật tư.
Được gọi là luật chung, Luật Dân sự thiết lập các nguyên tắc cơ bản chi phối
toàn bộ hệ thống luật tư. Các nguyên tắc ấy phải được tôn trọng trong quá trình xây
dựng các luật chuyên ngành, nhằm đảm bảo tính thống nhất về quan điểm lập
pháp của hệ thống pháp luật.
Điều 4 Bộ Luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: “1. Bộ luật này là luật chung
đều chỉnh các quan hệ dân sự; 2. Luật khác liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự
trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân
sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này; 3. Trường hợp luật khác có liên quan
không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định
của Bộ luật này được áp dụng”.
- Theo tôn ti trật tự quy phạm:
Về nguyên tắc, Luật Dân sự được xếp ngang hàng với các luật khác, kể cả các
luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực chuyên biệt, và có vị trí cao hơn các văn

9
bản dưới luật.Điều đó có nghĩa là trong trường hợp cần giải quyết các xung đột
giữa quy phạm của BLDS với các quy phạm pháp luật khác, thì phải áp dụng các
quy tắc xử lý mang tính nguyên tắc: luật ra đời sau thủ tiêu luật ra đời trước, ngoại
lệ phủ định nguyên tắc, luật riêng thay luật chung để chi phối lĩnh vực chuyên biệt
thuộc phạm vi điều chỉnh…

5. Trình bày về cấu trúc, bố cục BLDS 2015


Bộ luật có 6 phần, 27 chương với 689 điều, bao gồm:
- P1: “Quy định chung” (Đ1- Đ157) gồm 10 chương: Chương I: Những
quy định chung; Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân
sự; Chương III: Cá nhân; Chương IV: Pháp nhân; Chương V: Nhà nước
CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan
hệ dân sự; Chương VI: Hộ gia đình, tổ hơp tác và tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân trong quan hệ dân sự; Chương VII: Tài sản; Chương
VIII: Giao dịch dân sự; Chương IX: Đại diện; Chương X: Thời hạn và thời
hiệu.
- P2: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” (Đ158-Đ273) gồm 4
chương: Chương XI: Quy định chung; Chương XII: Chiếm hữu; Chương
XIII: Quyền sở hữu; Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản;
- P3: “Nghĩa vụ và hợp đồng” (Đ274 - Đ608) gồm 6 chương: Chương
XV:Quy định chung; Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng; Chương
XVII: Hứa thưởng, thi có giải; Chương XVIII: Thực hiện công việc không
có ủy quyền; Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài
sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Chương XX:Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- P4: “Thừa kế” (Đ609-Đ662) gồm 4 chương: Chương XXI: Quy định
chung; Chương XXII: Thừa kế theo di chúc; Chương XXIII: Thừa kế theo
pháp luật; Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản.
- P5: “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”
(Đ663-Đ687) gồm 3 chương: Chương XXV: Quy định chung; Chương

10
XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân; Chương XXVII: Pháp
luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân.
- P6: “Điều khoản thi hành” (Đ688 và Đ689).

6. Lịch sử hình thành và phát triển BLDS Việt Nam


Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, Luật Dân sự Việt Nam không được
tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của các bộ
luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình
luật (Hoàng Việt luật lệ).
Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các bộ Luật Dân sự được áp
dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví dụ, ở Nam Kỳ thì bộ Luật Dân sự Nam
Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ
là bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936. Sau
ngày 2 tháng 9 năm 1945, do hoàn cảnh chiến tranh với người Pháp nên chính phủ
của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ Luật Dân sự này.
Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để
“sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật” nhằm sửa đổi một số điều trong
các bộ dân luật cũ. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 tòa án tối
cao ra chỉ thị số 772/TATC để “đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ của phong
kiến đế quốc”. Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ Luật
Dân sự thực thụ. Một số mảng của Luật Dân sự được tách ra thành các bộ luật khác
như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bản pháp quy dưới luật như thông tư,
chỉ thị, nghị định, pháp lệnh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa kế, quyền
sở hữu trí tuệ v.v. không được điều chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân
sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim khí quý và đá quý
v.v. và nói chung mang nặng tính chất hành chính. Có thể liệt kê một số văn bản
pháp luật trong lĩnh vực dân sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc
tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988),
Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp
lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh về Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở

11
(1991) v.v. Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn
với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Năm 1995, quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
Bộ Luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996).
Sau 10 năm thi hành, Bộ Luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một
số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường,
không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật
mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ Luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ
luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như
chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Ngày 14
tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự sửa đổi.
Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006.
Tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ Luật Dân sự sửa
đổi lần 2. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng
1 năm 2017.

7. Mối quan hệ giữa luật dân sự và các luật chuyên ngành như Luật thương
mại, Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động.
- Nội dung quan hệ dân sự là các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh đến sinh hoạt hàng ngày của con
người. Các quan hệ này dù phát sinh trong lĩnh vực nào cũng đều có những tính
chất, đặc điểm chung và những tính chất, đặc điểm riêng. Chính vì vậy, có thể chia
các quy phạm pháp luật dân sự thành hai nhóm lớn: Một là, nhóm các quy phạm
quy định về những vấn đề, những nguyên tắc dân sự chung, bao quát các quan hệ
dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực, nhóm này được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự
(BLDS). Hai là, nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự cụ thể, bao
gồm cả các nguyên tắc chuyên ngành cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội, nhóm
này được ghi nhận trong các đạo luật cụ thể như: Luật Thương mại, Luật Hàng
không dân dụng, Luật Giao thông đường bộ…
Trong điều kiện nước ta hiện nay, mô hình hệ thống pháp luật dân sự có tính
khả thi nhất là vẫn giữ lại BLDS, nhưng chỉ với vai trò quy định về những vấn đề

12
chung nhất như về các nguyên tắc cơ bản của BLDS, về cá nhân, pháp nhân, về tài
sản và quyền sở hữu tài sản, về các giao dịch dân sự…, kết hợp với các quy định
dân sự trong các luật, pháp lệnh chuyên ngành.
Theo mô hình được kiến nghị nêu trên, các vấn đề dân sự vừa được quy định
trong BLDS, vừa được quy định tại các đạo luật chuyên ngành, nhng có sự phân
công hợp lý theo hớng, BLDS chỉ quy định nội dung chung của tất cả các lĩnh vực,
còn đạo luật chuyên ngành cụ thể hoá các quy định chung đó như: Luật Hôn nhân
và gia đình, Luật Sở hữu trí tuệ…, nhưng không có chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
Tuy nhiên, nếu cùng về một vấn đề mà có sự quy định khác nhau giữa BLDS
và đạo luật chuyên ngành thì phải cho phép áp dụng quy định của đạo luật chuyên
ngành, bởi vì, quy định của đạo luật chuyên ngành là sự cụ thể hoá các quy định
chung.Trong trờng hợp nếu có vấn đề thuộc pháp luật chuyên ngành điều chỉnh
nhưng đạo luật này cha quy định thì phải áp dụng các quy định chung của BLDS.

8. Khái niệm nguồn của luật dân sự


Nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức, trong
đó, “nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì
nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải
thích pháp luật” và “nguồn hình thức của pháp luật được hiếu là phương thức tồn
tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể
cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm
quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.
Nguồn của luật dân sự là quy tắc ứng xử được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành (luật viết), những tập
quán, khuôn mẫu được xác định từ án lệ mà theo đó, các chủ thể phải tuân theo khi
tham gia và thực hiện các quan hệ dân sự.

9. Các loại nguồn của luật dân sự dưới góc độ so sánh BLDS 2005 và BLDS
2015
* Các loại nguồn được sử dụng trong cả hai Bộ luật:
+ Thỏa thuận
+ Văn bản quy phạm pháp luật
13
+ Tập quán
+ Áp dụng tương tự pháp luật
* Loại nguồn chỉ sử dụng trong BLDS 2015:
+ Án lệ.
+ Lẽ công bằng.

10. Khái niệm án lệ


Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh được hiểu là việc có trước, xảy ra
trước hay cách thức xử lí một tình huống nhất định, được xem là một mẫu mực cho
việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau. Ở nước Anh và các nước theo
hệ thống thông luật (Common law), án lệ được coi là một nguồn quan trọng của
pháp luật, không kém văn bản quy phạm pháp luật.
Tại Việt Nam, án lệ được định nghĩa như sau: là những lập luận, phán quyết
trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về một vụ việc cụ thể
được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án
Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các toà án nghiên cứu, áp dụng trong
xét xử.

11. Khái niệm tập quán


Phong tục tập quán hay tục lệ, tập quán được định nghĩa là “quy tắc xử sự có
nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan
hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian
dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng
đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự” (Đ5 K1)

12. Thứ tự áp dụng nguồn của luật dân sự


1) Sự thỏa thuận

2) Bộ luật dân sự

3) Tập quán

4) Quy định tương tự pháp luật

14
5) Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

6) Án lệ

7) Lẽ công bằng

(Điều 3, 4, 5, 6 Bộ luật dân sự 2015)


=> Thỏa thuận được áp dụng trước tiên, nếu các bên không có thỏa thuận thì
áp dụng các quy định của pháp luật (Bộ luật dân sự). Pháp luật không có quy
định thì áp dụng tập quán. Các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy
định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều
chỉnh quan hệ dân sự (áp dụng tương tự pháp luật). Nếu không thể áp dụng
tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự, án
lệ, lẽ công bằng (khoản 2 Điều 6 BLDS 2015).

13. Trình bày về áp dụng tương tự pháp luật


Áp dụng tương tự pháp luật là trường hợp cần phải giải quyết một vụ việc
thực tế, cụ thể nào đó “mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy
định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều
chỉnh quan hệ dân sự đó”. (Khoản 1 Điều 6 BLDS 2015). Đồng thời, ở những mức
độ nhất định, cần dựa vào các chuẩn mực và quan niệm đạo đức xã hội, lẽ phải, sự
công bằng, tính hợp lí…để giải quyết, đưa ra các áp dụng pháp luật cần thiết, hợp
lí.
Áp dụng tương tự pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng:
Thứ nhất, có quan hệ thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có
quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này. Trường hợp này còn được gọi là áp
dụng tương tự quy phạm pháp luật.
Thứ hai, có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương
tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Trong trường hợp này có thể
dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A. Đây là trường hợp áp dụng tương tự
pháp luật.
Điều kiện áp dụng tương tự pháp luật:
- Quan hệ tranh chấp thuộc lĩnh vực Luật Dân sự điều chỉnh.

15
- Trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh
- Với các quy phạm về chế định hiện tại không thể giải quyết được tranh
chấp đó
- Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong
những trường họp đó.
- Hiện có các quy phạm (chế định khác) trong Luật DS điều chỉnh các quan
hệ tương tự (gần giống quan hệ cần điều chỉnh)
Ví dụ: Anh A chết có một người phụ nữ là chị B đến nhận là vợ của anh A và
để đòi được hưởng di sản thừa kế của anh A. Để xác định chị B có đúng là vợ của
anh A hay không thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định
của Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết. Đây chính là trường hợp áp dụng
tương tự pháp luật.
(Áp dụng tương tự pháp luật khác với áp dụng tập quán. Áp dụng tương tự
pháp luật là việc dùng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những
quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lí đó để giải quyết (vì bản thân quan hệ đang
cần xử lý không có quy định pháp luật nào điều chỉnh).

Áp dụng tập quán là việc sử dụng các quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để
xác định quyền và nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân. Quy tắc này được lặp đi lặp
lại nhiều lần trong thời gian dài; được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một
vùng, miền, cộng đồng dân cư hay trong một lĩnh vực dân sự.)

14. Nêu các nguyên tắc của luật dân sự


a. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

Đây là nguyên tắc được đưa lên vị trí đầu tiên trong hệ thống các nguyên tắc
trong những nguyên tắc cơ bản của BLDS 2015 => có ý nghĩa rất lớn trong việc
điều chỉnh các quan hệ dân sự – những quan hệ mang tính chất “tư” và rất cá nhân.
Biểu hiện:

- Các bên có quyền tự do thể hiện ý chí


- Tự do chọn lựa đối tác
- Tự do lựa chọn hình thức và các loại giao dịch

16
- Tự do lựa chọn các điều kiện của giao dịch (phụ thuộc vào nhu vầu và khả
năng của mình)
- Chủ thể khác không có quyền áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản các chủ
thể trong việc tự do cam kết, thỏa thuận.
b. Nguyên tắc bình đẳng

- Sự bình đẳng giữa các chủ thể: mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như
nhau hoặc cùng một dạng pháp nhân thì có năng lực pháp luật giống
nhau…
- Ngang bằng về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tôn
giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của các chủ thể => Cùng
một quy định pháp luật ds khi áp dụng cho các chủ thể sẽ như nhau, nếu là
cá nhân thì không được dùng yếu tố dân tộc, tôn giáo… để phân biệt, đồng
thời cũng không phân biệt giữa cá nhân với pháp nhân, các cơ quan nhà
nước hay cá thể độc lập.
c. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Cho thấy QHDS chỉ đạt được hiệu quả cao nhất (tức là vì lợi ích của các bên
tham gia QHDS) khi các bên đảm bảo yếu tố thiện chí, trung thực. Biểu hiện:
- Các bên không được lừa dối nhau trong việc xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự.
- Không được lừa dối, lợi dụng lòng tin của người khác trong GDDS mà các
bên đều phải có thiện chí mong muốn sự tốt đẹp đối với các chủ thể cùng
tham gia trong GDDS.
- Không vụ lợi, không vì lợi ích của người khác làm thiệt hại đến lợi ích của
người khác.
- Khi một bên cho rằng bên kia không trung thực thì phải chứng minh được
điều này.
d. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Biểu hiện của việc chịu trách nhiệm dân sự:

17
- Các bên có trách nhiệm thực hiện đúng những điều khoản do các bên thỏa
thuận. Các điều khỏan do các bên thỏa thuận là nghĩa vụ buộc các bên phải
thực hiện.
- Các bên cũng phải tuân thủ việc thoả thuận, nếu một bên có nghĩa vụ
không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì phải
chịu trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
- Nguyên tắc được biểu hiện rõ ràng trong phần BTTH ngoài hợp đồng, tức
là người gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
e. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự

Để thực hiện nguyên tắc này có hai cách thức:

- Các bên trong QHDS áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
- Cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ quyền cho chủ thể quyền trong QHDS
theo đúng quy định của PL.
Tự bảo vệ quyền: Khi bên có quyền lợi bị vi phạm không thể hoặc không đủ
khả năng bảo vệ quyền DS của mình trước hành vi vi phạm thì có quyền yêu
cầu cơ quan NN có thẩm quyền tiến hành các họat động để bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho mình.
f. Nguyên tắc hòa giải

Nguyên tắc này xuất phát điểm từ chính trong truyền thống, trong lễ giáo VN
=> được nâng lên thành nguyên tắc.

- Thể hiện trong các giai đoạn của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
và đặc biệt trong giải quyết tranh chấp dân sự.
- Thể hiện các bên không phép được dùng vũ lực, các biện pháp cưỡng ép
buộc các bên phải thực hiện các hành vi theo mong muốn của mình.
Khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải ưu tiên việc tiếp tục tự thỏa thuận để
tìm ra phương án tối ưu nhất cho việc giải quyết tranh chấp, để đảm bảo lợi ích cho
các bên cũng như thúc đẩy tối đa việc các bên tự nguyện thực hiện các nội dung do
mình tự thỏa thuận.

18
Các tranh chấp khi không thể hòa giải thì các bên mới có thể yêu cầu cơ quan
NN có thẩm quyền giải quyết. Nhưng kể cả trong giai đoạn cơ quan NN giải quyết
các tranh chấp thì khi các bên tự hòa giải được thì vẫn được cquan nhà nước công
nhận.

15. Trình bày ý nghĩa và chức năng của nguyên tắc thiện trí, trung thực
Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền
của người khác. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm
phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực được Bộ luật Dân sự quy định trên cơ sở tôn trọng
quyền con người, quyền công dân đã được nêu rõ trong Hiến pháp 2013.
Nội dung: cá nhân, pháp nhân khi tham gia giao dịch dân sự phải hợp tác,
giúp đỡ nhau để xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên
không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác, của Nhà nước và xã hội. Cùng với việc
quan tâm, tôn trọng các lợi ích hợp pháp của người khác, các bên tham gia giao
dịch dân sự còn phải tìm mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các cam kết, thỏa
thuận và hạn chế các thiệt hại gây ra cho nhau.
Ý nghĩa:
- Được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị
cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất
của quan hệ pháp luật dân sự.
- Đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với
nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội,
dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự.

16. Khái niệm quyền dân sự


Quyền dân sự là:
- Khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể trong quan
hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình.

19
- Quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham
gia, quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu người có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm.

17. Phân loại quyền dân sự


Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận cho các chủ thể hai loại quyền dân sự:
quyền có tính chất tài sản và quyền không có tính chất tài sản (quyền nhân thân).

18. Phân tích giới hạn của quyền dân sự


Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự tức là các chủ thể chỉ có thể thực hiện
quyền của mình ở một mức độ nhất định, không được phép vượt qua mức do pháp
luật quy định. Họ được tự do thực hiện quyền của mình nhưng phải trong khuôn
khổ.
Được quy định tại BLDS Đ10.
Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự là phạm vi hạn chế mà pháp luật quy
định cho cá nhân, pháp nhận thực hiện các quyền dân sự của mình, theo đó:
(1) Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây
thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích
khác trái pháp luật.
Pháp luật dân sự tôn trọng quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự, cho phép
cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình. Nhưng pháp luật
dân sự cũng quy định về giới hạn thực hiện quyền dân sự và không được lạm
quyền trong quan hệ dân sự.
(2) Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định trên (K1 Đ10)
thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của
hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ,
buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.
Theo nguyên lý chung, pháp luật dân sự tôn trọng quyền của chủ thể trong
quan hệ dân sự nhưng phải xác lập, thực hiện không trái với nguyên tắc cơ bản của
BLDS năm 2015. Khi chủ thể của quan hệ dân sự không tuân thủ nguyên tắc cơ

20
bản của BLDS năm 2015, vi phạm giới hạn thực hiện quyền dân sự, thì có thể pháp
luật không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ.

19. Trình bày mối quan hệ giữa nguyên tắc thiện trí trung thực và nguyên tắc
cấm lạm dụng quyền

20. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự


Các phương thức bảo vệ quyền dân sự được quy định tại BLDS Đ11. Trong
một số trường hợp khi chủ thể này hoặc chủ thể khác đi quá giới hạn mà luật xác
định đối với các quyền của mình và dẫn đến sự phản ứng của người bị hại. Sự phản
ứng có thể theo một trong hai phương thức sau:
- Tự bảo vệ: dựa vào khả năng của bản thân chủ thể để đòi lại công bằng cho
bản thân. Ví dụ: thấy người khác tự ý trồng cây, xây dựng trên đất nhà mình thì có
quyền tự chặt bỏ, phá dỡ; đồ vật của mình bị người khác cướp giật thì tự ý giành
lại. Vấn đề tự bảo vệ chỉ được đặt ra trong trường hợp chủ thể đối mặt với thái độ
ứng xử không đúng mực của một người nào đó và việc tự bảo vệ được thực hiện
như một mục đích chấn chỉnh thái độ đó, cũng như để bảo vệ các lợi ích chính
đáng của mình.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: quyền của chủ thể trong việc này
gọi chung là quyền khởi kiện. Cơ quan có thẩm quyền tối hậu trong việc giải quyết
xung đột là Toà án.

21. Khái niệm và đặc điểm của quyền tài sản


Khái niệm: Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Đặc điểm:
- Đối tượng của các quyền này phải đáp ứng được yêu cầu là phải trị giá được
bằng tiền và phải chuyển giao được cho người khác trong các giao dịch dân sự.
Quyền tài sản gồm quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền
đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, quyền tài sản cũng có các quyền khác gắn

21
với nhân thân mà không thể chuyển giao được như quyền cấp dưỡng, quyền thừa
kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt sức khỏe.

- Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Có thể chia quyền tài sản thành hai
loại là quyền đối nhân và quyền đối vật. Đối với quyền đối nhân, chủ thể được
quyền tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Còn đối
với quyền thế nhân, đây là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Khi bên có
nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo như bên có quyền yêu cầu thì quyền
đối nhân được đáp ứng.

22. Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân


Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao
cho người khác, trừ trường hợp luật khác có quy định khác (BLDS Đ25 K1).
* Đặc điểm của quyền nhân thân:

- Thứ nhất, quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được
phép chuyển giao cho người khác.

- Thứ hai, quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Về cơ bản, chủ
thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng
lợi ích vật chất. Những lợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị tinh
thần mang lại.

- Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp
lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.

- Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Các chủ thể có nghĩa
vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ.

23. So sánh quyền nhân thân và quyền tài sản


* Với bản chất là một bộ phận quyền dân sự, quyền nhân thân có đầy đủ các
đặc điểm của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra, nó còn mang một số đặc điểm
riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như:

22
Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản. Khác với quyền tài sản,
đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do đó, quyền nhân thân
không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh
thần. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và
không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay
mang ra chuyển nhượng cho người khác.
Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể
chuyển dịch. Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền
nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất địnhkhông bị phụ thuộc, chi phối bởi
bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo, địa vị xã
hội,….
Quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác, tức là, quyền nhân
thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc trong một số trường hợp do chủ
thể khác được pháp luật quy định thực hiện. Quyền nhân thân không thể là đối
tượng trong các giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,…
* Tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Quyền tài sản là quyền
trị giá tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối với đối tượng quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Theo đó:
- Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự
chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp
ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người
khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê,
quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí
tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như:
quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
- Quyền tài sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền tài sản đối với quyền sở
hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được chia thành hai loại:
quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối vật là quyền chủ thể được tác động
trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền cầm cố, quyền sở
hữu, quyền hưởng hoa lợi, quyền thế chấp, … Quyền đối nhân là quyền chủ thể

23
này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực
hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền.

24. Phân loại quyền tài sản


Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể được chia làm hai nhóm,
quyền đối vật và quyền đối nhân.
a. Quyền đối vật – các quyền được thực hiện trực tiếp trên các vật cụ thể, có
thể kể đến là: quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất
động sản liền kề; quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm…

b. Quyền đối nhân – bao gồm các quyền tương ứng với các nghĩa vụ tài sản
mà người khác phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền. Tiêu biểu cho các
quyền đối nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm quyền đòi nợ,
quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm…

25. Phân loại quyền nhân thân


Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao
cho người khác, trừ trường hợp luật khác có quy định khác (BLDS Đ25 K1).
Các quyền nhân thân rất đa dạng và có thể được phân loại theo nhiều cách
khác nhau, như: dựa vào căn cứ phát sinh phân thành nhóm các quyền gắn với tài
sản và nhóm các quyền không gắn với tài sản; dựa vào thời gian bảo hộ có thể chia
thành: nhóm các quyền được bảo hộ vô thời hạn và nhóm các quyền được bảo hộ
có thời hạn; song dựa vào tính chất cũng có thể phân thành 3 nhóm như sau:
- Các quyền mang tính chất chính trị: quyền xác định dân tộc, quyền đối
với quốc tịch, quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở, quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, tự do đi lại, cư trú.
- Một số quyền gia đình: quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền được
hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình,… Các quyền gia đình trên

24
nguyên tắc không có tính chất tài sản, nhưng cũng có những quyền có tính chất tài
sản như quyền của vợ, chồng đối với tài sản chung; quyền thừa kế theo pháp luật.
- Các quyền nhân thân đúng nghĩa, gắn với cá nhân chủ thể rất đa dạng: các
quyền đối với thân thể (quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân
thể); các quyền trong đời sống dân sự (quyền đối với họ, tệ, hộ tịch; quyền kết hôn;
quyền ly hôn…); các quyền trong quan hệ công (quyền tự do đi lại, cư trú); các
quyền được tôn trọng đối với đời tư (quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền
đối với bí mật đời tư); các quyền về sở hữu trí tuệ; các quyền trong đời sống kinh
tế (quyền tự do kinh doanh);…

26. Khái niệm chủ thể pháp luật dân sự


Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và
nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Các chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự được thừa nhận trong BLDS 2015 bao gồm: cá nhân và pháp nhân (Đ1)
- Cá nhân: con người cụ thể và đang sống, có lai lịch rõ ràng cho phép phân
biệt được với cá nhân khác. Tất cả các cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, tuy
mọi cá nhân không nhất thiết đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
- Pháp nhân: một tổ chức tồn tại vì một mục đích nào đó. Pháp nhân có yếu tố
lý lịch cơ bản rõ ràng cho phép phân biệt với cá nhân các thành viên của nó và với
các pháp nhân khác; có năng lực pháp luật phù hợp với mục đích tồn tại của mình.

27. Nêu các đặc tính nhận dạng cá nhân


Các yếu tố nhận dạng cá nhân ở góc độ dân sự bao gồm: họ và tên, hộ tịch,
nơi cư trú.
1) Họ và tên: những từ ngữ dùng để gọi một người, tạo điều kiện phân biệt
người này với người khác. Họ và tên là một cấu trúc xưng hô hoàn chỉnh, thường
gồm ba bộ phận: họ, tên gọi và chữ đệm.
2) Hộ tịch: là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi
sinh ra đến khi chết, bao gồm: khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay
đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử. Các
yếu tố cấu thành tình trạng nhân thân rất đa dạng: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn
gíao, tình trạng hôn nhân….. được chính thức ghi nhận trong chứng thư hộ tịch.
25
3) Nơi cư trú: nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống
(BLDS Đ40), là nơi mà chủ thể quan hệ pháp luật gắn bó với tư cách là người có
quyền hoặc người có nghĩa vụ trong cuộc sống dân sự.

28. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của năng lực pháp luật dân sự cá nhân
Khái niệm: NLPL là khả năng được hưởng những quyền dân sự và khả năng
gánh vác những nghĩa vụ dân sự do PL quy định (Khoản 1 Đ14 BLDS).
Đặc điểm:
- NLPLDS của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp
luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định. Trong
cùng một hình thái kinh tế – xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì
năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái
niệm về quyền dân sự cũng khác nhau
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về NLPL: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp
luật dân sự như nhau” (khoản 2 điều 14 BLDS). NLPLDS của cá nhân sẽ
không bị hạn chế bởi bất cứ yếu tố nào (giai cấp, trình độ, nghề nghiệp,
dân tộc, tôn giáo…). Mọi cá nhân có điều kiện như nhau đều có khả năng
hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
- NLPLDS của cá nhân do NN quy định cho tất cả cá nhân nhưng NN
không cho phép cá nhân tự hạn chế NLPLDS của mình cũng như của cá
nhân khác. “NLPLDS của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp
do PL quy định” (Đ16). NLPLDS của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của pháp luật. Có hai dạng bị hạn chế sau:
+ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được
phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể.
+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khả năng có quyền và có nghĩa vụ dân sự chỉ tồn tại là quyền khách quan
và do PL quy định cho các chủ thể. Để biến nó thành những quyền dân sự
cụ thể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Những
điều kiện khách quan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách

26
của Đảng và Nhà nước thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Thiếu những
điều kiện kinh tế, pháp lí này, các quyền đó vẫn chỉ tồn tại dưới dạng “khả
năng” mà không thể thành những quyền dân sự cụ thể được.

29. Ý nghĩa của chế định năng lực pháp luật dân sự
Năng lực pháp luật của cá nhân. Cá nhân là thực thế tự nhiên, là chủ thể phổ
biến nhất của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không phải mọi giao dịch dân sự cá
nhân đều có thể tham gia. Trong một số trường hợp nhất định pháp luật dân sự Việt
Nam quy định, cá nhân chỉ trở thành chủ thể của giao dịch dân sự khi pháp luật
trao quyền cho cá nhân đó. Do đó, điều kiện cần để trở thành chủ thể của giao dịch
dân sự là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với nội dung của giao
dịch.
Mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét tương đồng và khác biệt trong cách
quy định về năng lực pháp luật dân sự là khác nhau, phù họp với chế độ chính trị
của quốc gia đó. Và trong cùng một phạm vi lãnh thổ, năng lực pháp luật dân sự về
nguyên tắc là bình đẳng giữa các cá nhân, nhưng trong một số lĩnh vực chuyên
biệt, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người Việt Nam sẽ khác năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân là người không có quốc tịch Việt Nam. Ví dụ: A có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng A không thuộc diện được thuê nhà công vụ
theo quy định tại Điều 32 Luật nhà ở thì A không thể ký kết hợp đồng thuê nhà
công vụ.
Tóm lại, khi xác lập giao dịch dân sự thì cá nhân phải có năng lực pháp luật
phù hợp với giao dịch mà minh xác lập. Nếu năng lực pháp luật của cá nhân không
bao gồm việc xác lập những giao dịch nhất định mà cá nhân xác lập thì giao dịch
không có hiệu lực pháp luật.

30. Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự là thời điểm cá nhân được
sinh ra, vậy cụ thể đó là thời điểm nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 thì năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó
chết.

27
Cụ thể, người sinh ra còn sống phải là người sống được tối thiểu 24 giờ sau
khi sinh ra, căn cứ theo quy định tại Đ30 K3 BLDS 2015: “trẻ em sinh ra mà sống
được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết, thì phải được khai sinh và khai tử…”
* Có 3 quan điểm về thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự.
– Quan điểm thứ nhất: Thời điểm phát sinh năng lực pháp Luật Dân sự là thời
điểm cá nhân được sinh ra, cụ thể là khi cá nhân đã có một phần cơ thể nằm ngoài
cơ thể của người mẹ.
– Quan điểm thứ hai: Thời điểm phát sinh năng lực dân sự là thời điểm cá
nhân được sinh ra, cụ thể là khi cá nhân hoàn toàn nằm ngoài cơ thể của người mẹ.
– Quan điểm thứ ba: Thời điểm phát sinh năng lực dân sự là thời điểm cá
nhân được sinh ra, cụ thể là khi cá nhân cất tiếng khóc đầu tiên.
* Pháp Luật Dân sự Việt Nam lấy quan điểm thứ ba là căn cứ xác định thời
điểm cá nhân phát sinh năng lực dân sự.

31. Thai nhi có năng lực pháp luật dân sự không? Tại sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó
chết.”
Theo đó, năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra, chưa được sinh
ra, thì chưa có tư cách chủ thể; mất đi, thì cũng mất luôn tư cách chủ thể. Do vậy,
thai nhi trong bụng mẹ chưa được coi là người có năng lực pháp luật dân sự.
Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: “Người sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người đế lại di sản
thừa kể chết" vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai
nhi vẫn được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

32. Khái niệm và đặc điểm pháp lý năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Khái niệm: năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Đ19)
Đặc điểm:
- Không phải cá nhân nào cũng có khả năng thực hiện, xác lập quyền, nghĩa
vụ dân sự giống nhau. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại chỉ có khi
28
đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có trí tuệ phát triển bình thường. Để có
thể tham gia các quan hệ dân sự, cá nhân (với tư cách chủ thể của quan hệ
dân sự) phải bảo đảm một số yếu tố nhất định về: độ tuổi, tình trạng tâm
thần, kinh nghiệm sống... Tùy thuộc vào độ tuổi, sự phát triển về trí tuệ và
khả năng nhận thức, BLDS năm 2015 phân chia năng lực hành vi dân sự
theo các tiêu chí: Người thành niên, người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự. Mỗi chủ thể có năng lực hành vi dân sự khác
nhau.
- Năng lực hành vi dân sự có thể bị gián đoạn hoặc mất đi (bị hạn chế).
+ Mất năng lực hành vi dân sự: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi...
+ Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên do tình
trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.
+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự: người nghiện ma túy, nghiện các chất
kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
- Việc chấm dứt hoặc phục hồi năng lực hành vi dân sự phải do Toà án
quyết định.

33. Ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân sự.
* Ý nghĩa: nhằm bảo vệ chủ thể trong các giao dịch dân sự; đặc biệt trong các
trường hợp chủ thể là người năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ; người khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

34. Phân tích mối quan hệ giữa năng lực ý chí và năng lực hành vi dân sự
Ý chí là khả năng có trong mỗi con người, chúng giúp kiểm soát các quyết
định, cũng như bản thân của mình. Nói đơn giản, nó cách suy nghĩ, nhận thức,
mong muốn nằm bên trong suy nghĩ của con người. Ý chí thể hiên ra bên ngoài
bằng hành vi của mỗi cá nhân. Vì thế, có ý chí, có hành vi thì cá nhân đó mới có ý
chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện
các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về
những ý chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Tuy nhiên ý
29
chí thì tồn tại sẵn trong con người, qua môi trường sống, sự va chạm mà mỗi người
sẽ có ý chí riêng còn năng lực hành vi dân sự còn phải căn cứ vào độ tuổi và loại
giao dịch mà cá nhân tham gia thì giao dịch dân sự mới phát sinh hiệu lực.

35. Trình bày về các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên
và đưa ra nhận xét quy định của BLDS 2015.
Trong phạm vi người chưa thành niên, pháp luật phân chia thành 3 nhóm:
- Người chưa đủ 06 tuổi: Giao dịch dân sự sẽ do người đại diện theo pháp luật
của họ xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ 06 tuổi - chưa đủ 15 tuổi: Giao dịch dân sự phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý trừ các giao dịch liên quan và phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trở lên: được tự mình thực hiện, xác
lập giao dịch dân sự nhưng các giao dịch dân sự liên quan đến động sản phải đăng
ký hoặc bất động sản hoặc các giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý (theo quy định của pháp luật).
Nhận xét:

36. Nhận xét Điều 23 BLDS 2015 (Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi) trong mối tương quan với ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân
sự.

37. Bình luận Điều 24 BLDS 2015 (Hạn chế năng lực hành vi dân sự) trong
mối tương quan với nguyên tắc tôn trọng tính tự định đoạt của cá nhân.
* Ở một số nước trên thế giới, phạm vi chủ thể bị hạn chế về năng lực hành vi
dân sự đã loại bỏ những người nghiện ma túy, nghiện chất kích thích được pháp
luật bảo vệ.Bởi họ cho rằng những hành vi của những người nghiện rượu, nghiện
ma túy khiến phá tán tài sản không liên quan đến năng lực hành vi dân sự, trừ lúc
họ sử dụng chất kích thích.Và họ cũng đặt ra câu hỏi là liệu hạn chế năng lực hành
vi của những người nghiện ma túy, người nghiện chất kích thích có vi phạm
nguyên tắc tự định đoạt hay không?

30
* Theo như cách lý giải trên thì tài sản của người nghiện ma túy, nghiện chất
kích thích là tài sản thuộc quyền sở hữu của họ thì họ có quyền định đoạt, không
nhất thiết cần phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ, không
nhất thiết phải là chủ thể được pháp luật bảo vệ.

38. Bình luận về chế định năng lực hành vi dân sự của BLDS 2015 dưới góc độ
cân bằng lợi ích của chủ thể và bảo đảm tính an toàn trong giao dịch.
* BLDS 2015 chưa có quy định cụ thể giao dịch như thế nào được gọi là
“giao dịch phù hợp nhu cầu sinh hoạt”.Bởi vậy, trong nhiều trường hợp không xác
định được đâu là giao dịch mà người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ;người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;người bị hạn chế hành vi dân
sự được phép thực hiện không thông qua đại diện hoặc người giám hộ.
* Trong trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dùng thủ đoạn nhằm
làm cho giao dịch dân sự vô hiệu để hưởng lợi cho bản thân thì Tòa án có thể ra
quyết định tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Và làm thế nào để bảo
vệ người thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự này?

39. Khái niệm nơi cư trú của cá nhân


Có thể định nghĩa nơi cư trú là nơi mà chủ thể quan hệ pháp luật trong Luật
dân sự VN, như đã biết, bao gồm cá nhân, pháp nhân.
Theo BLDS Đ40, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh
sống.

40. Chỉ ra những điểm không tương thích giữa Luật cư trú và BLDS liên quan
đến việc xác định nơi cư trú của cá nhân
- Luật Cư trú năm 2005 được biên soạn như một công cụ quản lý cư trú của
nhà chức trách, thấm nhuần nguyên tắc gắn chặt nơi cư trú với việc đăng ký
thường trú và tạm trú. Theo Điều 12 Luật cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi
người đó đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Trong nhiều trường hợp nơi công dân đăng ký thường trú, tạm trú không phải
là nơi người đó đang sinh sống, từ đó dẫn đến việc khó khăn trong việc xác định
nơi cư trú của cá nhân.

31
- Theo BLDS 2015 thì nơi cứ trú của công dân là nơi người đó thường xuyên
sinh sống (khoản 1 Điều 40).

41. Khái niệm và phân loại giám hộ


* Khái niệm: Theo BLDS Đ46 K1, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được
luật quy định, được UBND cấp xã cử, được toà án chỉ định hoặc được quy định tại
K2 Đ48 của Bộ luật này (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là
người được giám hộ).
* Phân loại:
– Giám hộ cho người chưa thành niên;
– Giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự;
– Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

42. Khái niệm người được giám hộ và người giám hộ


* Người được giám hộ: theo BLDS Đ47 K1, những người sau đây cần được
giám hộ:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha,
mẹ.
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi
dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ dều bị Tòa án tuyên bố hạn chế
quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có
yêu cầu người giám hộ.
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
* Người giám hộ: theo BLDS Đ136 K2, người giám hộ được gọi là người đại
diện theo pháp luật của cá nhân; được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ
định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 BLDS 2015 để thực hiện việc chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

32
43. Điều kiện để chủ thể pháp luật dân sự làm người giám hộ
Theo Đ49 BLDS 2015, người giám hộ phải có đủ những điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa
vụ của người giám hộ;
Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án
nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa
thành niên.
Đối với pháp nhân, các điều kiện để làm giám hộ đơn giản hơn (Đ50):
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

44. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ


* Quyền của người giám hộ: (Đ58)
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự có những quyền sau đây:
– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những
nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
– Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lí tài sản của người được
giám hộ.
– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện gian dịch
dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có
quyền theo quyết định của Toà án trong số các quyền quy định tại K1 Đ58.
* Nghĩa vụ của người giám hộ: được chia làm ba trường hợp theo đối tượng
giám hộ.
– Đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi: (BLDS Đ55)
+ Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;

33
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường
hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự.
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: (BLDS Đ56)
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường
hp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình
thự hiện, xác lập giao dịch dân sự.
+ Quản lí tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Đối với người được giám hộ mất năng lục hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: (Đ57)
1. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự:
+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ tham gia các giao dịch dân sự;
+ Quản lí tài sản của người được giám hộ
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
của mình có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định
tại khoản 1 Điều 57 BLDS 2015.

45. Quản lý tài sản của người được giám hộ


(Đ59)
* Quản lí tài sản đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự:
– Quản lí như tài sản của chính mình, được thực hiện giao dịch dân sự có liên
quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người giám hộ.
– Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, giao dịch
dân sự khác đối với tài sản lớn phải có sự đồng ý của người giám sát giám hộ.

34
– Không đượcmđem tài sản của ngừoi được giám hộ tặng cho người khác.
Giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài
sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp luật định.
* Quản lí tài sản đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
theo quyết định của Tòa án.

46. Điều chỉnh vấn đề vì lợi ích của người người được giám hộ và giải pháp
tránh xung đột lợi ích giữa người giám hộ và người được giám hộ

47. Chấm dứt giám hộ và hậu quả pháp lý.


* Chấm dứt giám hộ:
– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Người được giám hộ chết;
– Cha, me của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều
kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
– Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
* Hậu quả pháp lý:
– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: trong vòng 15
ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với
người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì
lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
– Người được giám hộ chết: trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt việc
giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao cho người
quản lí tài sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người
được giám hộ;nếu trong thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế của
người được giám hộ thì người giám hộ tiếp tục quản lí tài sản cho đến khi tài sản
được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban
nhân dan cấp xx nơi cư trú của người được giám hộ.
– Người giám hộ có cha, mẹ đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của
con hoặc người được giám hộ được nhận làm con nuôi:trong thời hạn 15 ngày, kể

35
từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao
quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ
cho cha, mẹ của người được giám hộ.

48. Nhận xét về hậu quả pháp lý của chấm dứt giám hộ theo quy định của
BLDS 2015 về hiệu lực giao dịch dân sự với người thứ ba.
Theo quy định của BLDS 2015 thì người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho
người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, nhưng việc phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền đều thuộc về người đại diện.Vì vậy, khi chấm dứt việc giám
hộ thì các giao dịch dân sự trước đó do người giám hộ thực hiện để bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện đối với bên thức ba vẫn có hiệu
lực.

49. So sánh giám hộ và đại diện theo pháp luật


Giám hộ và đại diện là hai chế định được quy định rõ trong Bộ Luật dân sự
2015 ( Mục 4 Chương III về giám hộ và Chương IX về đại diện).
Giám hộ Đại diện
Khái Giám hộ là việc cá nhân, Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì
niệm pháp nhân được luật quy lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập,
định, được Ủy ban nhân dân thực hiện giao dịch dân sự.
cấp xã cử, được Tòa án chỉ
định hoặc người có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ lựa
chọn người giám hộ cho
mình để thực hiện việc chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người chưa
thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi.
-> Người giám hộ có thể đồng thời là đại diện cho người được giám hộ trong việc

36
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của
pháp luật. Còn người đại diện chưa chắc đã là người giám hộ.
Căn cứ Phải được đăng ký tại cơ Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền; theo
xác lập quan nhà nước có thẩm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
quyền theo quy định của theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của
pháp luật về hộ tịch. pháp luật.
Phạm – Sử dụng tài sản của người Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao
vi thực được giám hộ để chăm sóc, dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau
hiện chi dùng cho những nhu cầu đây:
thiết yếu của người được – Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
giám hộ; – Điều lệ của pháp nhân;
– Được thanh toán các chi – Nội dung ủy quyền;
phí hợp lý cho việc quản lý – Quy định khác của pháp luật
tài sản của người được giám
hộ;
– Đại diện cho người được
giám hộ trong việc xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự
và thực hiện các quyền khác
theo quy định của pháp luật
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người được
giám hộ.
Đối – Người chưa thành niên + Đại diện theo pháp luật của cá nhân
tượng không còn cha, mẹ hoặc – Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
không xác định được cha, – Người giám hộ đối với người được giám hộ.
mẹ; Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận
– Người chưa thành niên có thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp
cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều luật nếu được Tòa án chỉ định.
mất năng lực hành vi dân sự; – Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không
cha, mẹ đều có khó khăn
37
trong nhận thức, làm chủ xác định được người đại diện.
hành vi; cha, mẹ đều bị hạn – Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự; chế năng lực hành vi dân sự.
cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên + Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
bố hạn chế quyền đối với – Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
con; cha, mẹ đều không có – Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của
điều kiện chăm sóc, giáo dục pháp luật;
con và có yêu cầu người – Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng
giám hộ; tại Tòa án.
– Người mất năng lực hành + Đại diện theo ủy quyền
vi dân sự; – Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân,
– Người có khó khăn trong pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
nhận thức, làm chủ hành vi. – Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức
khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận
cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài
sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ
trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải
do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực
hiện.
Trường – Người được giám hộ đã có + Đại diện theo ủy quyền
hợp năng lực hành vi dân sự đầy – Theo thỏa thuận;
chấm đủ; – Thời hạn ủy quyền đã hết;
dứt – Người được giám hộ chết; – Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
– Cha, mẹ của người được – Người được đại diện hoặc người đại diện đơn
giám hộ là người chưa thành phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
niên đã có đủ điều kiện để – Người được đại diện, người đại diện là cá nhân
thực hiện quyền, nghĩa vụ chết; người được đại diện, người đại diện là pháp
38
của mình; nhân chấm dứt tồn tại;
– Người được giám hộ được – Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định
nhận làm con nuôi. tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự;
– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực
hiện được.
+ Đại diện theo pháp luật:
– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên
hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
– Người được đại diện là cá nhân chết;
– Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn
tại;
– Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự
hoặc luật khác có liên quan.

– Giám hộ là một trường hợp của chế định đại diện.


– Giống nhau: Đại diện cho cá nhân tham gia các giao dịch dân sự khi cá
nhân không thể hoặc không được phép tự mình xác lập các giao dịch dân sự.
– Khác nhau:
+ Giám hộ:
+ Chỉ áp dụng cho cá nhân
+ Có cơ chế giám sát chặt chẽ
+ Đại diện:
+ Áp dụng cho cả cá nhân và pháp nhân
+ Không bị giám sát

50. Điều kiện để một người bị tuyên bố vắng mặt tại nơi cư trú
Điều kiện để tuyên bố một người vắng mặt tại nơi cư trú: Khi một người biệt
tích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu
cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự. (Đ64)

39
– Điều kiện cần: người được xác định là vắng mặt phải ngưng xuất hiện ở nơi
cư trú liên tục trong thời gian ít nhất 6 tháng.
– Điều kiện đủ: phải có người nộp đơn yêu cầu Tòa án, sau đó Tòa án phải ra
thông báo tìm kiếm.

51. Hậu quả pháp lý trong trường hợp một người bị tuyên bố vắng mặt tại nơi
cư trú

52. Điều kiện để một người bị tuyên bố mất tích


Đ68 K1: Khi 1 người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ
các biện pháp thông báo, tìm kiếm cần thiết theo quy định của PL tố tụng dân sự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
- Điều kiện cần: đã có thông báo tìm kiếm đối với người vắng mặt; thời gian
biệt tích kéo dài ít nhất 2 năm (tính từ ngày biết tin tức cuối cùng về người đó…)
- Điều kiện đủ: có người yêu cầu toà án ra tuyên bố mất tích và toà án ra
quyết định tuyên bố mất tích theo đúng các quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự.

53. Điều kiện để một người bị tuyên bố chết


Đ71 BLDS
Bốn trường hợp sau, Toà án sẽ tuyên bố 1 người là đã chết:
* Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của TA có hiệu lực pháp
luật mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống.
* Biệt tích đã 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống, tính
theo quy định tại K1 Đ68 BLDS.
* Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
* Sau 5 năm bị tai nạn hoặc thảm hoạ, hoặc thiên tai xảy ra mà không có tin
tức là còn sống, trừ trường hợp PL có quy định khác
Chú ý: Nếu không xác định ngày người chết thì ngày bản án hoặc quyết định
của toà án có hiệu lực được xác định là ngày chết. Thông thường, đối với người

40
biệt tích trong các tai nạn, thảm họa, thiên tai thì ngày chết chính là ngày xảy ra
các sự kiện.

54. So sánh hậu quả pháp lý trường hợp cá nhân bị tuyên bố mất tích và bị
tuyên bố là chết

Tuyên bố mất tích Tuyên bố đã chết


- Về tư cách chủ thể: Tạm đình chỉ tư - Về tư cách chủ thể: Chấm dứt hoàn
cách chủ thể của người bị tuyên bố toàn tư cách chủ thể của người chết
mất tích (không làm chấm dứt tư cách đối với mọi quan hệ pháp luật mà
chủ thể của họ). người đó tham gia với tư cách chủ
- Về quan hệ tài sản: Người đang thể.
quản lý tài sản của người vắng mặt tại - Về quan hệ tài sản: Tài sản của
nơi cư trú thì tiếp tục quản lý tài sản người bị tuyên bố chết được giải
của người đó khi tòa án tuyên bố mất quyết theo pháp luật thừa kế.
tích và thực hiện các quyền, nghĩa vụ. - Về quan hệ nhân thân: Trong trường
- Về quan hệ nhân thân: Các quan hệ hợp này, quan hệ hôn nhân của cá
nhan thân của người bị tuyên bố mất nhân bị tuyên bố chết chấm dứt. Các
tích cũng tạm dừng. Trong trường hợp quan hệ nhân thân khác cũng chấm
vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố dứt tương tự.
mất tích xin ly hôn thì tòa án giải
quyết cho ly hôn

55. Một người bị tuyên bố chết có mất năng lực pháp luật dân sự không? Tại
sao?
Một người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự rõ nhất là khi cá
nhân đó chết hoặc tòa án tuyên bố là đã chết (năng lực hành vi chấm dứt cùng với
sự chấm dứt của năng lực pháp luật).
Người bị tuyên bố đã chết không hẳn đã chết thật, tuy nhiên với quyết định
tuyên bố là đã chết, người này được chính thức suy đoán là chết.

41
56. Nêu những điểm bất hợp lý của quy định liên quan đến hậu quả pháp lý
trong trường hợp một người bị tuyên bố là đã chết quay về

57. Khái niệm và phân loại pháp nhân


Khái niệm: Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài
sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia
vào các quan hệ xã hội một cách độc lập.
BLDS không định nghĩa pháp nhân mà chỉ liệt kê các yếu tố cho phép nhận
dạng pháp nhân tại Điều 74: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Phân loại: BLDS năm 2015 phân chia pháp nhân thành 2 loại: pháp nhân
thương mại và pháp nhân phi thương mại (phân chia lợi nhuận là tiêu chí phân
biệt chính).
- Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Bao gồm: doanh nghiệp và các tổ chức
kinh tế khác. (Đ75)
- Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được chia cho các thành viên.
Bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi
thương mại khác (Đ76).

58. Ý nghĩa của pháp nhân


Ý nghĩa của sự hình thành pháp nhân: Cá nhân trong 1 xã hội có tổ chức
không thể sống và hoạt động một cách độc lập. Nhắm đến cùng 1 mục đích hoặc
quan tâm đến cùng một quyền lợi, các nhân cần liên kết với nhau và tạo thành một
42
nhóm người có tổ chức, đồng thời tập hợp các nỗ lực cá nhân để thực hiện các hoạt
động trong khuôn khổ tổ chức đó.
Tuy nhiên, các quy tắc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân không đủ
để chi phối các quan hệ phát sinh từ sự hình thành các nhóm cá nhân có tổ chức.
Mặt khác, nếu nhóm không có đời sống pháp lý riêng, thời gian tồi tại của nhóm sẽ
không dài hơn thời gian tồn tại của cá nhân.
=> Để bảo vệ tốt lợi ích chung của nhóm cũng như lợi ích của người thứ ba có
quan hệ với nhóm, cần công nhận sự tồn tại độc lập của nhóm so với cá nhân. ->
Luật thừa nhận cho nhóm có tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật
Ý nghĩa của tư cách pháp nhân:
- Pháp nhân được coi như có nhân thân, phân biệt với nhân thân của các cá
nhân khác
- Đem lại cho pháp nhân sự ổn định đời sống pháp luật, không gặp phải
những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị
ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.
- Pháp nhân có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa cụ, nghĩa là có
năng lực hành vi, có tài sản riêng bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ đó.
- Pháp nhân được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh
mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

59. Phân tích điều kiện hình thành pháp nhân


Điều 74: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan
-> Tức là được thành lập một cách hợp pháp theo trình tự và thủ tục do luật
định, có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp.
Việc công nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức
đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Một khi sự tồn tại của
một tổ chức có nguy cơ đến tồn tại của nền tảng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của
giai cấp thống trị thì Nhà nước không cho phép nó tồn tại.

43
=> Chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có
thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật.
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ -> nhằm biến một tập thể người thành một thể
thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ
chức đó đặt ra khi thành lập.
- Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Sự độc lập của tổ chức được coi là
pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với các chủ thể
khác. Trong các lĩnh vực này tổ chức không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi
quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi
điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó.
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình
Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc
lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình – tài sản độc lập.
Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân
(như đối với các công ti, các hợp tác xã dù nguồn vốn hình thành có thể khác
nhau…) mà có thể được Nhà nước giao cho quyền quản lí. Tài sản của pháp nhân
độc lập với tài sản của cá nhân, với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức
khác. Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do
pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với
mục đích của pháp nhân.
Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản
riêng của mình. Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân
thân như một chủ thể độc lập, và phải chịu trách nhiệm về những hành vi được coi
là “hành vi của pháp nhân”.
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp
luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự
do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp nhân. Pháp nhân không đứng

44
dưới danh nghĩa của tổ chức khác, cũng không được phép cho người khác đứng
dưới danh nghĩa của mình để hoạt động.
Khi pháp nhân không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc gây thiệt hại cho cá
nhân hoặc pháp nhân khác thì pháp nhân có thể là bị đơn trước toà án. Ngược lại,
cá nhân hoặc pháp nhân khác không thực hiện nghĩa vụ, hoặc gây thiệt hại cho
pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện trước toà án để bảo vệ quyền lợi của
mình.

60. Trình bày về cơ cấu tổ chức pháp nhân


Quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân được được quy định tại Điều 83
Bộ luật dân sự 2015:
- Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của
cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc
trong quyết định thành lập pháp nhân.
- Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy
định của pháp luật.
Trên thực tế, tổ chức nội bộ của pháp nhân thực ra phức tạp hơn nhiều và sự
phức tạp đó nhằm đáp ứng những nhu cầu nội tại gắn với lợi ích của pháp nhân.
1) Pháp nhân công pháp (nhà nước, các cơ quan nhà nước và đơn vị vũ
trang):
- Nhà nước được tổ chức thành các cơ quan.
- Chính quyền địa phương được tổ chức hoàn chỉnh bao gồm cơ quan quyền
lực (HĐND) và có quan quản lý (UBND).
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, cơ quan kiểm sát
và cơ quan xét xử, đơn vị vũ trang được tổ chức và điều hành theo chế độ thủ
trưởng
- Các tổ chức trong hệ thống chính trị có các cơ quan được ghi nhận trong
điều lệ hoạt đông của mình. ĐCS có Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành
Trung ương…, Mặt trận TQ có UB Trung ương.

45
2) Pháp nhân theo luật tư: được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền rõ nét
giữa hai thiết chế đối trọng là thiết chế quyết nghị và thiết chế điều hành. Những
pháp nhân có đông thành viên và nhiều tài sản có thể lập ra thiết chế kiểm soát.
- Thiết chế quyết nghị bao gồm tất cả các thành viên của pháp nhân, làm việc
dưới hình thức đại hội.
- Thiết chế điều hành: cơ quan hành chính của pháp nhân, chịu tn tổ chức thực
hiện các công việc hàng ngày của pháp nhân và đại diện cho pháp nhân trong các
quan hệ giao dịch với người t3.
- Thiết chế kiểm soát: cơ quan có trách nhiệm và có quyền kiểm tra hoạt động
của thiết chế điều hành và đề xuất với thiết chế quyết nghị cách xử lý, chế tài trong
trường hợp phát hiện những hành vi bất thường của các vị trí điều hành.

61. Trình bày về nội dung điều lệ của pháp nhân


Theo BLDS Đ77 K2, điều lệ của pháp nhân phải có những nội dung chủ yếu
sau đây:
a) Tên gọi
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm
vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp
nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh
chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể
pháp nhân.

46
62. Trình bày về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (So sánh BLDS
2005 và BLDS 2015)
a. BLDS 2015: Điều 86
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có
các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ th Bộ luật
này, luật khác có liên quan có quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân
phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ
thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm
dứt pháp nhân.
b. BLDS 2005: Điều 86
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có
các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân
được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
c. So sánh:
* Về khái niệm
- Trong BLDS 2005, năng luật pháp luật dân sự pháp nhân bị thu hẹp so với
cá nhân với cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân”.
=> việc thu hẹp phạm vi năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân gây ra khá
nhiều khó khăn trong thực tiễn, có những giao dịch pháp nhân xác lập nhưng khó
xác định có phù hợp với mục đích của pháp nhân hay không.
- BLDS 2015 đã loại bỏ cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp
nhân”
=> theo BLDS 2015 thì khái niệm về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
và pháp nhân là giống nhau.
* Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự
- Trong BLDS 2005, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân và pháp nhân là cơ bản giống nhau: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập”.
- BLDS 2015 đã có sự bổ sung về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân tại khoản 2 Điều 86 BLDS 2015:
47
* Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự
Trong BLDS 2005 và 2015, thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân và pháp nhân là giống nhau.

63. Trình bày về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân
Khái niệm năng lực hành vi của pháp nhân không thể được xây dựng như
một khái niệm ứng dụng được. Vì pháp nhân không phải là con người cụ thể và do
đó, không thể tự mình xử sự. Các cơ quan của pháp nhân chỉ vận hành thông qua
vai trò của những cá nhân cụ thể đảm nhận các chức vụ cụ thể.
-> Pháp nhân luôn phải được đại diện, từ khi được thành lập cho đến khi
chấm dứt trong tất cả các hoạt động của mình. Năng lực hành vi của pháp nhân
thực ra là năng lực hành vi mà pháp nhân vay mượn của những con người mà pháp
nhân hoá thân vào. => Pháp nhân không có năng lực hành vi thực.

64. Trình bày về hiệu lực pháp lý của hành vi của pháp nhân trong trường
hợp hành vi đó nằm ngoài phạm vi mục đích của pháp nhân
Theo Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015 đã quy định rất rõ ràng về năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân, theo đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chỉ bị
hạn chế trong trường hợp BLDS 2015 hoặc luật khác liên quan quy định mà không
bị hạn chế bởi mục đích hoạt động của pháp nhân.
Vì vậy, hành vi của pháp nhân trong trường hợp nằm ngoài phạm vi mục
đích mà không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì vẫn
có hiệu lực pháp lý.

65. Phân biệt hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân
Hợp nhất pháp nhân Sáp nhập pháp nhân
Giống Đều là các biện pháp tổ chức lại pháp nhân thông qua việc kế
tục pháp nhân: pháp nhân kế tục tiếp nhận toàn bộ các quyền
và nghĩa vụ của pháp nhân được kế tục và trở thành chủ thể
của các quyền và nghĩa vụ ấy.
Khác Khái Các pháp nhân đang tồn tại Một hoặc một số pháp nhân
niệm hợp lại với nhau để tạo ra sáp nhập vào một pháp nhân
một pháp nhân mới. khác
Hệ quả Các pháp nhân hợp nhất Việc sáp nhập không tạo ra
48
pháp lý chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân mới, mà thu hút
mình, pháp nhân mới ra đời. một pháp nhân vào một pháp
nhân khác.
Ví dụ Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Phương
Tín Nghĩa và ngân hàng Nam sáp nhập vào Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (SCB) hợp TMCP Sài Gòn Thương Tín
nhất thành ngân hàng TMCP (Sacombank).
Sài Gòn (SCB). Sau khi hợp nhất, cổ phần của
Sau khi hợp nhất, ba ngân Ngân hàng Phương Nam sẽ
hàng cũ sẽ chấm dứt hoạt chuyển thành cổ phần của
động, ngân hàng SCB mới Ngân hàng Sài Gòn Thương
được thành lập. Tín và Ngân hàng Phương
Nam sẽ chấm dứt hoạt động.

66. Phân biệt tách pháp nhân và chia pháp nhân


Chia pháp nhân Tách pháp nhân
Giống
Khác Khái Phân một pháp nhân đang Một pháp nhân tách thành
niệm tồn tại thành nhiều pháp nhân nhiều pháp nhân
Hệ quả Chấm dứt sự tồn tại của pháp Pháp nhân đang tồn tại không
pháp lý cũ, các pháp nhân mới ra đời biến mất, nhưng một pháp
và có tên riêng. nhân mới được lập ra từ pháp
nhân này.
Trách Các quyền và nghĩa vụ của Pháp nhân mới tiếp nhận một
nhiệm pháp nhân cũ được chuyển phần quyền và nghĩa vụ của
pháp lý giao cho các pháp nhân mới. pháp nhân bị tách và trở thành
chủ thể của các quyền và
nghĩa vụ ấy.

67. Chấm dứt pháp nhân


- Các trường hợp chấm dứt pháp nhân (Đ96 K1):

49
a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo
quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Theo điều 96 K2, pháp nhân chấm dứt chính thức kể từ thời điểm xoá tên
trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân sau khi
chấm dứt cần có thời gian để được thực hiện dứt điểm. Trong thời gian đó, pháp
nhân vẫn hiện hữu nhưng chỉ để phục vụ cho việc tiến hành các thủ tục giải thể.
- Trong trường hợp pháp nhân chấm dứt do giải thể, việc thanh toán tài sản
được thực hiện theo các quy định tại Đ94. Pháp nhân không có người thừa kế như
cá nhân. Khi pháp nhân chấm dứt, tài sản của pháp nhân được chuyển giao cho các
chủ thể khác của quan hệ pháp luật tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại pháp
nhân.
- Trong trường hợp pháp nhân chấm dứt do phá sản, việc xử lí tài sản được
thực hiện theo các quy định của pháp luật về phá sản. Việc trả nợ của pháp nhân
phá sản được thực hiện theo một trật tự đặc thù, không giống như trường hợp giải
thể pháp nhân.

68. Phá sản pháp nhân


Khái niệm: Phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Việc phá sản có
thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản hay do một hoặc nhiều chủ nợ nộp đơn
yêu cầu.
- Là một trong các trường hợp chấm dứt pháp nhân
- Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo các quy định của pháp luật về
phá sản. Việc trả nợ của pháp nhân phá sản được thực hiện theo một trật tự đặc thù,
không giống như trường hợp giải thể pháp nhân.

69. Khái niệm hành vi pháp lý


Hành vi pháp lý là hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của
con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luậtq .

50
70. Phân loại hành vi pháp lý
* Giao dịch đơn phương và hợp đồng:
- Giao dịch đơn phương: là sự bày tỏ ý chí của một bên để tạo ra hệ quả pháp
lý (Ví dụ: từ bỏ quyền sở hữu đối với một tài sản). Việc bày tỏ ý chí của một người
chỉ có tác dụng thay đổi tình trạng pháp lý của người đó và không thể tác động đến
tình trạng pháp lý của người khác trái với ý muốn của người sau này (Một người
lập di chúc chuyển giao tài sản cho một người khác. Người thụ hưởng di sản này
có quyền nhận tài sản, nhưng không có nghĩa vụ phải nhận nếu không thích).
- Hợp đồng: là sự gặp gỡ ý chí của hai hay nhiều bên để tạo ra hệ quả pháp lý.
Hợp đồng có thể dẫn đến việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên.
* Giao dịch có đền bù và giao dịch không có đền bù:
- Giao dịch có đền bù: là giao dịch giữa 2 bên nhằm trao đổi lợi ích: bên này
chuyển giao cho bên kia 1 lợi ích để nhân lại 1 lợi ích do bên kia chuyển giao. (ví
dụ: hợp đồng bán tài sản).
- Giao dịch không có đền bù: một bên chuyển giao lợi ích cho bên kia, nhưng
bên kia không có nghĩa vụ chuyển giao lại một lợi ích nào (ví dụ: hợp đồng tặng
cho).
* Giao dịch xác lập và giao dịch tuyên bố:
- Giao dịch xác lập: là giao dịch có tác dụng tạo ra quyền và nghĩa vụ (vd:
giao kết hợp đồng mua bán để chuyển quyền sở hữu tài sản từ 1 người sang 1
người khác; lập di chúc để chuyển giao tài sản sau khi người lập di chúc chết).
- Giao dịch tuyên bố: là giao dịch có tác dụng công bố một tình trạng pháp lý
vốn đã và đang tồn tại 1 cách tiềm năng (vd: thoả thuận phân chia 1 tài sản thuộc
sở hữu chung).

71. Điều kiện xác lập hành vi pháp lý


* Để một hành vi được coi là hành vi pháp lý cần đảm bảo 2 điều kiện sau:
– Có ít nhất một sự thể hiện ý chí của chủ thể thực hiện hành vi;
Việc bộc lộ ý chí có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc chữ viết, cũng có
trường hợp được bộc lộ bằng những cử chỉ mà ý nghĩa được xác định trước và
được thừa nhận phổ biến bằng các quy ước xã hội (vd: bước lên xe buýt ở một
trạm dừng là hình thức bộc lộ mong muốn giao kết hợp đồng vận chuyển).
51
– Nhằm xác lập, chuyển giao, hoặc chấm dứt quyền của chủ thể.

72. Phân tích điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý
Điều 117 BLDS: giao dịch dân sự có giá trị một khi thoả mãn các điều kiện về
nội dung và hình thức:
* Điều kiện về nội dung:
a. Năng lực xác lập giao dịch: các GDDS phải do chủ thể có năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch đc xác lập thì mới có
giá trị.
- Trên nguyên tắc, mọi cá nhân đều có năng lực xác lập giao dịch. Một cách
ngoại lệ, có những cá nhân không có năng lực, bị mất năng lực hoặc bị hạn chế
năng lực theo quy định của pháp luật. Người không có năng lực hành vi không thể
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Nhưng người
không có NLHV mà có NLPL (có khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự) thì vẫn
có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà mình được phép có (thông qua
vai trò của người đại diện). Suy cho cùng, chỉ có người không có NLPL mới không
có quyền xác lập giao dịch nhằm làm phát sinh quyền mà người này không được
phép có.
- Trái với cá nhân, trên nguyên tắc, pháp nhân chỉ có năng lực xác lập giao
dịch phù hợp với mục đích tồn tại của mình đã được đăng ký hoặc công bố công
khai trước xã hội. (vd: hội nhà văn không có quyền kinh doanh bđs, công ty bđs
không có quyền kinh doanh hướng dẫn du lịch khi chưa đăng ký…). Tuy nhiên, với
quy định mới của BLDS 2015, doanh nghiệp là pháp nhân thương mại được kinh
doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, chứ không cần liệt kê và
đăng ký ngành nghề như trước. Việc kiểm soát giao dịch trong mqh với năng lực
của pháp nhân thương mại hầu như chỉ còn ý nghĩa về thuế.
b. Sự ưng thuận: giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi sự ưng thuận xuất phát
từ ý chí thực, tự do và được bày tỏ trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về việc mình làm.
Không có đủ các yếu tố đó, sự ưng thuận trở nên không hoàn hảo và không đạt
chất lượng của một yếu tố cơ bản trong sự hình thành quan hệ kết ước.
c. Mục đích, nội dung giao dịch:

52
- Mục đích của gdds là lợi ích mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập
giao dịch đó. Nội dung của giao dịch là những cam kết hoặc quyết định mà bên
giao dịch đưa ra. Để giao dịch có giá trị, mục đích và nội dung của giao dịch phải
không vi phạm điều cấm của pl và không trái đạo đức xã hội.
- Không vi phạm điều cấm của PL: trong trường hợp gd nhắm đến một mục
đích không được PL quy định cho phép, nhưng cũng không bị PL cấm thì gd vẫn
có giá trị (vd: không cấm mua tài sản ảo)
- Không trái đạo đức xã hội: yêu cầu này cho phép xử lý những trường hợp
giao dịch đc xác lập không phù hợp với chuẩn mực chung được thừa nhận nhưng
lại không phạm điều cấm của PL (vd: vay tiền để đánh bạc…)
=> Cả mục đích và nội dung phải thoả mãn quy định liên quan đến điều cấm
của PL, đạo đức xã hội.
* Hình thức của giao dịch: là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.
- GDDS được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Việc
lập văn bản thường chỉ được pl đòi hỏi tỏng những trường hợp giao dịch quan
trọng, liên quan đến những tài sản có giá trị lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh
chấp.

73. Phân loại hành vi pháp lý có điều kiện

74. Trình bày về các phương thức giải thích hành vi pháp lý

75. Hậu quả pháp lý của trường hợp hành vi pháp lý bị khiếm khuyết ý chí
của chủ thể
-> Giao dịch vi phạm điều kiện về sự ưng thuận
- Theo điều 128, người có NLHVDS nhưng đã xác lập gd vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ được hành vi thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố
gdds đó là vô hiệu. -> Người xác lập giao dịch mà không biết mình đang làm gì thì
được cho là đã xác lập gd mà không hề có sự ưng thuận.

53
- Đ126: trường hợp gdds được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc
các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có
quyền yêu cầu toà án tuyên bố gdds vô hiệu.
- Đ127: khi 1 bên tham gia gdds do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép thì có quyền
yêu cầu toà án tuyên bố gdds đó là vô hiệu.

76. Hậu quả pháp lý của trường hợp hành vi pháp lý vi phạm hình thức
Một khi pháp luật đòi hỏi giao dịch phải được lập theo một hình thức nào đó
mà các bên lại xác lập giao dịch theo một hình thức khác -> vi phạm điều kiện về
hình thức.
* Theo điều 129, hành vi pháp lý vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về
hình thức thì vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:
– Hành vi pháp lý đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
– Hành vi pháp lý đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt
buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.Trong trường hợp này, các
bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

77. Hậu quả pháp lý trong trường hợp hành vi pháp lý vi phạm điều cấm
pháp luật, đạo đức xã hội.
Giao dịch được cho là vi phạm điều cấm của pl hoặc trái đạo đức xã hội khi
có một điều cấm được quy định rành mạch trong luật hoặc có một chuẩn mực đạo
đức được thừa nhận rộng rãi.
- Trong trường hợp hành vi pháp lí vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo
đức xã hội thì bất kỳ người nào cũng có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Quyền
khởi kiện trong trường hợp này không mất đi do thời hiệu. (Điều 123 BLDS 2015)

54
78. So sánh vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối
* Vô hiệu tương đối: sự vô hiệu được lý giải bằng sự cần thiết của việc bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể. Việc tuyên bố vô hiệu hóa với loại giao
dịch này chỉ được thực hiện khi chính người bị thiệt hại có yêu cầu.
Ví dụ: hợp đồng do người chưa thành niên giao kết cần bị vô hiệu hoá để bảo
vệ lợi ích của người chưa thành niên; hợp đồng được giao kết dưới sự đe doạ cần
bị vô hiệu hoá để bảo vệ lợi ích của người bị đe doạ…
* Vô hiệu tuyệt đối: sự vô hiệu được hình dung như một biện pháp bảo vệ lợi
ích chung. Việc vô hiệu hóa tuyệt đối một giao dịch có thể được yêu cầu bởi bất cứ
người nào.
Ví dụ: vô hiệu hóa một hợp đồng có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật
hoặc trái với đạo đức xã hội.
* So sánh:
Giống: là những trường hợp không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp
luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên.
Khác:
– Vô hiệu tương đối:
+ Tuyên bố khi chính người bị hại có yêu cầu.
+ Có quy định về thời hiệu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
– Vô hiệu tuyệt đối:
+ Tuyên bố khi có yêu cầu của bất kì ai.
+ Không có thời hiệu tuyên bố vô hiệu

79. Hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu


Hành vi pháp lý vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

80. Trình bày về bảo vệ người thứ 3 ngay tình trong trường hợp giao dịch dân
sự vô hiệu
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản
không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn còn có hiệu lực, trừ trường hợp quy
55
định tại Điều 167 BLDS:Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
từ người chiếm hữu ngay tình.

81. Khái niệm đại diện


Theo BLDS Điều 134 Khoản 1, đại diện là việc một người (người đại diện)
nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện)
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. -> bày tỏ ý chí gián
tiếp.

82. Phân loai đại diện


Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, chia thành 2 loại là:
- Đại diện theo pháp luật: đại diện được xác lập theo quy định của pháp luật,
theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (Đ135). Bao gồm đại diện theo pháp luật của cá nhân (Đ136) và đại diện
theo pháp luật của pháp nhân (Đ137).
+ Đại diện theo PL của cá nhân: được xác lập trong trường hợp cá nhân
không thể hoặc không được phép tự mình xác lập các giao dịch trong đời sống dân
sự. Ví dụ: cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên; đại diện cho người bị hạn chế
năng lực hành vi do toà án chỉ định.
+ Đại diện theo PL của pháp nhân: thiết lập do pháp nhân không phải là
con người cụ thể và không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
- Đại diện theo uỷ quyền: đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền của các cá
nhân hay pháp nhân với người được uỷ quyền. Bao gồm những người được người
đại diện uỷ quyền bằng hợp đồng để thay mình và dưới danh nghĩa của mình xác
lập giao dịch. Ví dụ, chủ sở hữu nhà uỷ quyền cho một người thay mặt mình để
giao kết hợp đồng bán nhà của mình; nguyên đơn uỷ quyền cho luật sự đại diện
cho mình trong quá trình tố tụng…

83. Căn cứ xác lập quyền đại diện


Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện:
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và
người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ

56
quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của
pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Đại diện theo ủy quyền: được xác lập từ sự ủy quyền của người được đại
diện cho người đại diện, phát sinh từ một hợp đồng uỷ quyền được giao kết phù
hợp với pháp luật. Nói cách khác, quan hệ đại diện theo ủy quyền chỉ hình thành
khi trước đó, giữa người được đại diện và người đại diện đã xác lập với nhau một
quan hệ ủy quyền.
Đại diện theo pháp luật được xác lập theo một trong các căn cứ sau đây:
- Theo quyết định của các cơ quan nhà nước: Trong trường hợp nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền có thể chỉ định người đại diện cho cá nhân. Chẳng hạn, Tòa án
quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự và phạm vi đại diện. (Đoạn 2 khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2015)
Đối với pháp nhân phi thương mại thì người đại diện theo pháp luật của pháp
nhân là người đứng đầu pháp nhân được xác định theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
- Theo Điều lệ của pháp nhân: Đối với các pháp nhân thương mại thì người
đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được xác định theo điều lệ của
chính pháp nhân đó. Ví dụ như đối với công ty cổ phần thì trong điều lệ thường xác
định người đại diện theo pháp luật, người này có thể là Tổng giám đốc hoặc Chủ
tịch Hội đồng quản trị.
- Theo quy định của pháp luật: Theo quy định của pháp luật thì người đại diện
theo pháp luật của cá nhân là: Cha, mẹ đổi với con chưa thành niên (Khoản 1 Điều
136 Bộ luật dân sự năm 2015); Người giám hộ đổi với người được giám hộ (Khoản
2 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015).

84. So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền
Đại diện theo pháp luật Đại diện theo ủy quyền
Tiêu chí (Điều 136,137 BLDS 2015) ( Điều 138 BLDS 2015)

Khái niệm Đại diện theo pháp luật là đại diện Đại diện theo ủy quyền là đại diện

57
do pháp luật quy định hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định bao gồm: Đại diện theo
pháp luật của cá nhân và Đại diện được thực hiện theo sự ủy quyền của
theo pháp luật của pháp nhân. người được đại diện và người đại diện.

Theo quyết định của cơ quan nhà


Căn cứ xác nước có thẩm quyền, theo điều lệ được xác lập theo ủy quyền giữa người
lập quyền của pháp nhân hoặc theo quy định được đại diện và người đại diện qua
đại diện của pháp luật. hợp đồng uỷ quyền.

Các trường – Người đại diện theo pháp luật – Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền
hợp đại diện của cá nhân bao gồm: cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
+ Cha, mẹ đối với con chưa thành thực hiện giao dịch dân sự.
niên; – Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp
+ Người giám hộ đối với người tác, tổ chức khác không có tư cách
được giám hộ. pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá
+ Người giám hộ của người có khó nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy
khăn trong nhận thức, làm chủ quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân
hành vi là người đại diện theo pháp sự liên quan đến tài sản chung của các
luật nếu được Tòa án chỉ định; thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
+ Người do Tòa án chỉ định đối với chức khác không có tư cách pháp nhân.
người bị hạn chế năng lực hành vi – Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa
dân sự. đủ mười tám tuổi có thể là người đại
– Người đại diện theo pháp luật diện theo ủy quyền, trừ trường hợp
của pháp nhân bao gồm: pháp luật quy định giao dịch dân sự
+ Người được pháp nhân chỉ định phải do người từ đủ mười tám tuổi trở
theo điều lệ; lên xác lập, thực hiện.
+ Người có thẩm quyền đại diện
theo quy định của pháp luật;
+ Người do Tòa án chỉ định trong

58
quá trình tố tụng tại Tòa án.

Năng lực
hành vi dân Người đại diện phải có năng lực
sự của người hành vi dân sự đầy đủ, phù hợp với Người đại diện không nhất thiết phải
đại diện giao dịch dân sự được xác lập, thực có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
hiện. (Khoản 3 Điều 138 BLDS 2015).

Phạm vi đại diện theo pháp luật


rộng hơn phạm vi đại diện theo ủy
quyền.
Người đại diện theo pháp luật có
quyền thực hiện mọi giao dịch dân
sự vì lợi ích của người được đại
diện được pháp luật thừa nhận,
không làm ảnh hưởng tới lợi ích
của người được đại diện trừ trường Người đại diện chỉ được xác lập các
hợp pháp luật hoặc cơ quan nhà giao dịch trong phạm vi được uỷ quyền
Phạm vi đại nước có thẩm quyền có quy định (bao gồm nội dung giao dịch và thời
diện khác. hạn được ủy quyền).

Theo quyết định của cơ quan có


Thời hạn đại thẩm quyền, theo điều lệ của pháp
diện nhân hoặc theo quy định của pháp Thời hạn đại diện được xác định theo
luật. văn bản ủy quyền.

Chấm dứt Đại diện theo pháp luật chấm dứt Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong
đại diện trong trường hợp sau đây: trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân a) Theo thỏa thuận;
đã thành niên hoặc năng lực hành b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
vi dân sự đã được khôi phục; c) Công việc được ủy quyền đã hoàn
b) Người được đại diện là cá nhân thành;

59
d) Người được đại diện hoặc người đại
diện đơn phương chấm dứt thực hiện
việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện
là cá nhân chết; người được đại diện,
người đại diện là pháp nhân chấm dứt
chết; tồn tại;
c) Người được đại diện là pháp e) Người đại diện không còn đủ điều
nhân chấm dứt tồn tại; kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của
d) Căn cứ khác theo quy định của BLDS 2015;
Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện
liên quan. không thể thực hiện được.

85. Tư cách người đại diện theo quy định pháp luật Việt Nam
Để một giao dịch được xác lập có giá trị thông qua vai trò của người đại diện,
thì người này phải có năng lực đại diện, có quyền đại diện và phải bày tỏ ý chí giao
kết với tư cách người đại diện.
*Năng lực đại diện:
- Đại diện theo pháp luật: Người đại diện phải thoả mãn các điều kiện do pháp
luật quy định. Các điều kiện này được đòi hỏi tuỳ theo đặc điểm của việc đại diện,
ví dụ, người giám hộ cho người mất NLHV phải đáp ứng những điều kiện khác với
quản tài viên của doanh nghiệp bị phá sản.
- Đại diện theo uỷ quyền: Người đại diện phải có năng lực giao kết hợp đồng
nói chung và năng lực giao kết hợp đồng uỷ quyền nói riêng. Trường hợp người
đại diện là cá nhân thì trên nguyên tắc phải có đủ NLHV dân sự.
*Quyền đại diện:
- Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi đại
diện. Căn cứ xác định phạm vi đại diện đồng thời là căn cứ xác định quyền đại
diện.
- K có căn cứ xác định phạm vi đd: người đại diện có quyền xác lập, thực hiện
mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện.
60
- Uỷ quyền tổng quát: người được uỷ quyền chung chung chỉ có quyền xác
lập, thực hiện các giao dịch mang tính chất quản lí, sử dụng, chứ không có quyền
định đoạt.
*Ý chí đại diện:
- Người đại diện phải bày tỏ ý chí về việc giao kết hợp đồng với tư cách
người đại diện, nghĩa là ngừoi bày tỏ ý chí thay cho một người khác và dưới danh
nghĩa của người đó.
- Việc bày tỏ ý chí của người đại diện cũng phải thoả mãn các điều kiện để 1
giao dịch được cho là có giá trị.
- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân
khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại
diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

86. Trình bày mâu thuẫn giữa ý nghĩa của chế định năng lực hành vi dân sự
và tư cách của người đại diện theo quy định pháp luật Việt Nam

87. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người đại diện xác lập, thực hiện giao
dịch với chính mình hoặc với người thứ 3 mình cũng làm đại diện.

88. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người đại diện thực hiện hành vi không
có quyền đại diện

89. Các phương thức bảo vệ một bên trong hợp đồng trong trường hợp người
đại diện thực hiện hành vi không có quyền đại diện

90. Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý


– Chấm dứt đại diện theo pháp luật: Việc đại diện theo pháp luật chấm dứt
một khi các căn cứ thiết lập chế độ đại diện không còn nữa: (câu 84)
– Chấm dứt đại diện theo ủy quyền: Đại diện theo ủy quyền chấm dứt theo
các căn cứ chấm dứt hợp đồng.

61
* Hậu quả pháp lý:
– Nhân thân:
+ Người đại diện trở về với chính mình: tự nhân danh mình và vì lợi ích của
mình khi đứng trước người thứ ba để giao dịch.
+ Người được đại diện, nếu vẫn còn tồn tại trong cuộc sống pháp lý, cũng tự
mình xác lập giao dịch và tự chịu trách nhiệm.
– Tài sản: trong quá trình đại diện, người đại diện có thể nắm giữa các tài sản
thuộc sở hữu của người đại diện. Một khi quan hệ đại diện chấm dứt thì việc nắm
giữ các tài sản là không cần thiết và cũng không có căn cứ pháp lý. Bởi vậy, người
đại diện có trách nhiệm hoàn trả các tài sản nhận được trong khuôn khổ hoạt động
đại diện cho người được đại diện hoặc người thừa kế.

91. Khái niệm thời hạn

92. Cách tính thời hạn


– Đơn vị đo: các đơn vị đo lường thời hạn được chính thức thừa nhận như
phút, giờ, ngày, tháng, năm.
– Xác định điểm mốc: thời điểm bắt đầu thời hạn và thời điểm kết thúc thời
hạn
– Hệ quy chiếu thời gian: tính theo dương lịch, trừ trường hợp thỏa thuận
khác.

93. Thời điểm bắt đầu thời hạn


– Khi thời hạn xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm
đã xác định.
– Khi thời han được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên
của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.
– Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được
tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.

94. Thời điểm kết thúc thời hạn


– Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày
cuối cùng của thời hạn.
– Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày
tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

62
– Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng cuối cùng không có
ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
– Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày,
tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
– Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ
thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
– Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc 24 giờ của ngày đó.

95. Khái niệm thời hiệu


* Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì
phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

96. Ý nghĩa của chế định thời hiệu


– Thời hiệu xác lập quyền là sự khích lệ đối với người có thái độ ứng xử nhất
quán trong thời gian dài, dù không phải là người có quyền: đó được coi là sự chính
thức thừa nhạn củ nhà chức trách, xã hội về tính hợp pháp của mối quan hệ mà
người này xác lập và duy trì liên tục, bền bỉ.
– Thời hiệu triệt tiêu quyền là biện pháp chế tài đối với người vốn có quyền,
nhưng không hề tích cực thực hiện quyền của mình: xao nhãng trong việc giữ gìn,
bảo vệ quyền của mình, người có quyền không xứng đáng với quyền nữa.

97. Phân loại thời hiệu và nhận xét quy định của BLDS 2015
– Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì
chủ thể được hưởng quyền dân sự.
– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó
thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyến vụ việc dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp phám bị xâm phạm;
nếu thời hạn đó hết thì mất quyền khởi kiện.
– Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước.

98. So sánh thời hạn và thời hiệu

63
99. So sánh hành vi pháp lý và thời hiệu

100. Các trường hợp làm gián đoạn thời hiệu


* Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân dự bị gián đoạn khi
có một trong các sự kiện sau:
– Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang áp dụng thời hiệu.
– Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền,
nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

101. Trình bày về thời gian không tính vào thời hiệu
* Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu
cầu giải quyết vụ việc dân sự: là khoảng thời gian xảy ra các sự kiện sau đây:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người
có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
chưa có người đại diện thay thế trong các trường hợp sau:
+ Người đại diện chết (cá nhân), chấm dứt tồn tại (pháp nhân)
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục làm đại diện
được.

102. Thời hiệu bắt đầu tính lại trong những trường hợp nào?
* Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
– Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối
với người khởi kiện.
– Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ đối với
bên khởi kiện.
– Các bên đã tự hòa giải với nhau.

64
103. Trình bày về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu hoặc Tòa án nhân dân phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 66 Luật phá sản 2014 thì Tòa án nhân dân ra một trong các quyết định sau:
+ Không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.
+ Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết
hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

65

You might also like