BÀI DỊCH BÀI 4 HSK4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

古代哪个行业最赚钱

俗话说“敲锣卖糖,各干一行”。古代也是行业众多,唐朝时就有三十
六行的说法,后又延伸出七十二行和三百六十行的说法。这些都只是行业种类
的约数,实际上远不止这些。这么多行业里,哪一行的生意是最赚钱的呢?很
多人首先会想到清朝的广州十三行。的确,清朝实行闭关锁国的政策,只授权
广州十三行做对外贸易,其经营的是垄断性业务,所以利润非常高。
十三行的行商们,个个都富可敌国。总行商伍秉鉴,在道光十四年时的
资产已达 2600 万银元,折合白银 2000 万两左右。要知道,当时清朝政府一年
的财政收入也就 4000 万两左右。《华尔街日报》对伍秉鉴的评价是“拥有世界
上最大商业资产的天下第一大富翁”。可见,伍秉鉴就是那个时代的世界首
富。垄断性的对外贸易只存在于特殊时期,是特殊体制造就的产物,不具有普
遍性。而在古代常见的行当里,最赚钱的应是贩盐。
盐是维持人生命的必需品。在没有冰箱的古代,盐可以腌制食物使其减
缓腐败变质。盐在古代的战略地位,类似于今天的石油。而且盐不是每个地区
都出产,因而具有稀缺性。可一旦发现某一地区产盐,其开采成本又很低,所
以,古代的产盐地就像今天的中东产油国,闭着眼睛都赚钱。但这么赚钱的行
业,古代政府是不会放过的。我国很早就对盐实行官营了。春秋时,齐国之所
以强大,很大程度是因为实行了管仲的“官山海”政策,国家专营盐业,“便
鱼盐之利”。战国时,秦国商鞅变法,也有相似的政策。
汉朝初年,盐业开放民营,很多贩盐的商人成为巨富豪强,富比王侯,
让中央政府极其担忧。汉武帝时,常年对外战争,国家财政吃紧,又开始实行
盐业专卖,即“盐铁官营”政策,由官府直接组织食盐生产、运输和销售,禁
止民营。汉朝政府获得巨大利润,这才缓解了连年战争导致的财政危机,另
外,也一定程度上抑制了地方豪强势力。以后的历代政府,都对盐业严格管
制。在很多朝代,贩卖私盐是和谋反一样的重罪。但尽管如此,依然有许多亡
命之徒冒着杀头的风险贩卖私盐,因为利润实在太高了。
私盐的利润率有多高?根据《续资治通鉴长编》记载,北宋时,政府在
陕西垄断经营的青海盐售价是每斤四十四文,而在青海产地的价格每斤仅为五
文,开采成本则更低。一般情况下,售价是成本的 20 倍甚至更多。在今天,这
个利润率估计也只有贩毒能达到了。暴利之下,私盐贩子自古便富可敌国。甚
至有些私盐贩子靠贩卖私盐起家,然后组建军队,起义造反。比如隋末的程咬
金、唐末的黄巢、元末的张士诚,都是贩盐出身的农民起义领袖。
到了明清,政府对盐业改为特许经营,给商人发放“盐引”,类似今天
的特许经营许可,凭盐引可在盐户那里合法收购食盐,然后再转运倒卖。食盐
低价买高价卖,日进斗金不在话下。为了获得盐引,盐商需要承担官方分配的
任务,比如向军区运送军粮。当然,盐商也需要向主管盐业的官员巨额行贿。
清朝主管盐业的官员是各地的“盐道”,也是“最肥”的官职。
明清两朝的盐业,是官商勾结获取暴利的典型行业。当时盛极一时的晋
商和徽商,就是在盐业特许经营制度下靠官商勾结而起家的。徽商贩盐产业的
集中地是交通便利的扬州,扬州盐商有着极高的智商和情商,能够牢牢抓住统
治者的心理,时刻想方设法讨好权贵。乾隆皇帝七次下江南,扬州盐商都主动
请缨负责接驾事宜,把乾隆伺候得非常舒服。乾隆在位时有个叫鲍志道的盐
商,他在担任淮盐总商的二十年间,共向朝廷捐银两千余万两、粮食十二万余
担,受到政府的多次嘉奖。伺候好了权贵,自然能获得权力的庇护从而赚钱,
扬州盐商正因深谙此道才成为明清时期最富有的商人群体。
Yêu cầu:
- Phiên dịch toàn văn bài báo trên sang tiếng Việt (Không cần viết tay).
- Ghi chép các từ vựng mới vào một vở riêng (Không cần thiết chép câu có từ mới
đó vào vở)
- Sau khi dịch xong toàn văn tiếng Việt, chọn một đoạn bất kì, dịch lại đoạn tiếng
Việt đó sang tiếng Trung vào vở, sau đó đối sánh với bản gốc và tự chấm điểm
trên thang 10.
- Deadline: Nộp bài sau khi học xong bài 4 (Tức trước khi học bài 5 vào thứ 2 tuần
sau, ngày 10/7/2023)
Bản dịch tham khảo
THỜI CỔ ĐẠI NGÀNH NÀO KIẾM NHIỀU TIỀN NHẤT
Tục ngữ có câu: “Gõ chiêng bán đường, mỗi việc một lối”. Thời cổ đại cũng có rất
nhiều ngành nghề, thời Đường có kiến giải về 36 hạng nghề, về sau lại mở rộng ra cách nói
72 ngành nghề và 360 ngành nghề. Đây chỉ là những con số ước lượng về các chủng loại
ngành nghề, trên thực tế còn nhiều hơn thế. Trong số rất nhiều ngành nghề, ngành kinh doanh
nào kiếm được nhiều tiền nhất? Nhiều người ngay đầu tiên sẽ nghĩ đến mười ba ngành nghề ở
Quảng Châu vào thời Thanh. Quả thực, nhà Thanh đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng,
chỉ cho phép mười ba ngành nghề ở Quảng Châu hoạt động giao dịch đối ngoại, những ngành
kinh doanh đó là những ngành nghề dịch vụ có tính độc quyền, cho nên lợi nhuận rất cao.
Các thương nhân của mười ba ngành nghề ấy đều giàu nứt đố đổ vách, không gì so
sánh được. Thương nhân đứng đầu Ngũ Bỉnh Giám, có tài sản trị giá đạt tới 2600 vạn ngân
bạc vào năm Đạo Quang thứ 14, tương đương với khoảng 2000 vạn lượng bạc. Phải biết rằng,
vào thời điểm đó, doanh thu tài chính hàng năm của chính phủ nhà Thanh chỉ khoảng 4000
vạn lượng. Tờ "Wall Street Journal" (Hoa Nhĩ Nhai nhật báo) đánh giá Ngũ Bỉnh Giám là
"phú ông số một thiên hạ với tài sản thương nghiệp lớn nhất thế giới". Có thể thấy rằng Ngũ
Bỉnh Giám là người giàu nhất thế giới vào thời điểm đó. Giao dịch đối ngoại mang tính độc
quyền chỉ tồn tại trong một thời kỳ đặc biệt, là sản phẩm của một thể chế đặc biệt tạo ra chứ
không mang tính phổ biến. Trong số các công việc kinh doanh thường thấy vào thời cổ đại,
công việc kiếm được nhiều tiền nhất chính là buôn muối.
Muối là nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì sự sống của con người. Vào thời cổ đại khi
chưa có tủ lạnh, muối có thể bảo quản thực phẩm và làm chậm quá trình hư hỏng. Vị trí chiến
lược của muối trong thời cổ đại cũng tương tự như dầu mỏ ngày nay. Hơn nữa, không phải
vùng nào cũng sản xuất muối nên chúng vô cùng khan hiếm. Nhưng một khi phát hiện một
khu vực nào đó có thể sản xuất muối, thì chi phí khai thác lại rất thấp, vì vậy, những khu vực
sản xuất muối cổ đại cũng giống như các quốc gia khai thác dầu mỏ ngày nay ở Trung Đông,
chỉ cần nhắm mắt là đều có thể kiếm tiền. Nhưng một ngành công nghiệp có lợi nhuận như
vậy, chính phủ cổ đại sẽ dễ dàng bỏ qua nó. Nước ta đã thiết đặt quan doanh [quan phụ trách
việc buôn bán cho nhà nước] quản lý muối từ rất lâu. Thời kỳ Xuân Thu, sở dĩ nước Tề hùng
mạnh phần lớn là do việc thực hiện chính sách "quan sơn hải" của Quan Trọng, là quốc gia
chuyên doanh về muối gọi là “tiện ngư diêm chi lợi” (cái lợi khi được cả cá và muối). Thời
Chiến Quốc, Thương Ưởng nước Tần cũng tìm cách và cũng có chính sách tương tự.
Vào những năm đầu của triều đại nhà Hán, ngành công nghiệp muối được mở cửa cho
khu vực tư nhân, rất nhiều thương nhân buôn bán muối trở nên giàu có quyền lực, giàu hơn
cả các vương hầu [vua nước chư hầu], điều này khiến chính quyền trung ương vô cùng lo
lắng. Vào thời Hán Vũ Đế, chiến tranh ngoại bang kéo dài nhiều năm, tài chính quốc gia eo
hẹp nên bắt đầu thực hiện độc quyền ngành muối, tức chính sách "diêm thiết quan doanh" do
chính phủ trực tiếp tổ chức sản xuất, vận chuyển và bán muối, cấm hẳn hoạt động kinh doanh
tư nhân. Chính quyền nhà Hán nhờ đó thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ, điều này đã
làm giảm bớt cuộc khủng hoảng tài chính do những năm chiến tranh liên tiếp gây ra, ngoài ra,
nó cũng góp phần khống chế các thế lực cường hào trong một mức độ nhất định. Các chính
phủ triều đại kế tiếp cũng đều có những quy định nghiêm ngặt với ngành công nghiệp muối.
Trong rất nhiều triều đại, bán muối lậu là một trọng tội ngang như phản quốc. Nhưng cho dù
như thế, vẫn có nhiều kẻ quên cả tính mệnh, liều lĩnh bán muối lậu dù biết có nguy cơ mất
đầu, bởi vì lợi nhuận quá cao.
Tỷ suất lợi nhuận của bán muối tư nhân là bao nhiêu? Căn cứ theo "Tục Tư trị Thông
giám Trường biên" ghi chép, vào thời Bắc Tống, giá muối Thanh Hải do chính phủ độc quyền
ở Thiểm Tây là 44 đồng một cân, trong khi giá cả ở khu vực sản xuất Thanh Hải chỉ có 5
đồng một cân, chi phí khai thác thậm chí còn thấp hơn. Trong những trường hợp bình thường,
giá bán ra còn nhiều hơn gấp 20 lần chi phí. Ngày nay, tỷ lệ lợi nhuận này ước tính chỉ đạt
được nhờ buôn bán chất kích thích. Nhờ lợi nhuận khổng lồ, những người buôn muối tư nhân
từ xưa đã trở nên cực kì giàu có. Thậm chí một số kẻ bán muối tư nhân còn dựa vào việc bán
muối lậu để khởi nghiệp, sau đó thành lập quân đội để nổi dậy tạo phản. Ví dụ, Trình Giảo
Kim vào cuối triều đại nhà Tùy, Hoàng Sào vào cuối triều đại nhà Đường và Trương Sĩ
Thành vào cuối triều đại nhà Nguyên, đều là những thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân xuất thân từ
nghề buôn muối.
Đến thời Minh - Thanh, chính phủ đã thay đổi ngành công nghiệp muối sang hoạt
động nhượng quyền và cấp "Diêm dẫn" cho các thương nhân, tương tự như giấy phép nhượng
quyền thương mại ngày nay, nhờ vào “diêm dẫn” mà các hộ dân làm muối ở các khu vực có
thể thu mua ăn muối hợp pháp, sau đó lại vận chuyển đem bán. Muối ăn mua giá thấp bán
giá cao, [dẫn đến việc] phát tài phát lộc không còn là điều khó khăn nữa. Để có được “diêm
dẫn”, các thương nhân muối cần phải đảm nhận các nhiệm vụ được quan phương phân phối,
chẳng hạn như cung cấp quân lương cho các khu vực quân sự. Tất nhiên, dân buôn muối
cũng cần phải trả những khoản hối lộ khổng lồ cho các quan chức phụ trách ngành muối. Các
quan phụ trách ngành muối thời nhà Thanh chính là “diêm đạo” ở mỗi một vùng, đồng thời
cũng là những vị quan “béo bở” nhất.
Ngành công nghiệp muối trong hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh là một ngành
công nghiệp điển hình mà các quan chức và thương nhân thông đồng với nhau để thu được
lợi nhuận khổng lồ. Vùng Tấn Thương và Huy Thương cực thịnh một thời khi ấy, đã bắt đầu
cấu kết với các quan chức và thương nhân theo hệ thống nhượng quyền ngành muối nhằm
khởi nghiệp. Nơi tập trung của sản nghiệp buôn muối vùng An Huy là Dương Châu, với giao
thông thuận tiện, thương nhân muối Dương Châu đều có chỉ số thông minh và cảm xúc cực
cao, có thể nắm chắc tâm lý của kẻ thống trị, luôn cố gắng tìm cách lấy lòng kẻ có quyền thế.
Hoàng đế Càn Long bảy lần xuống Giang Nam, thương nhân muối Dương Châu đã chủ động
thỉnh cầu đảm nhiệm trọng trách tiếp đón phụng sự, hết lòng phục vụ, khiến cho Càn Long vô
cùng thoải mái. Vào thời Càn Long tại vị, có một thương gia buôn muối tên là Bào Chí Đạo,
trong 20 năm làm Hoài Diêm Tổng thương [Người đứng đầu ngành muối vùng sông Hoài,
thuộc ba vùng Hà Nam, An Huy, Giang Tô], ông đã cống hiến hơn hai ngàn vạn lạng bạc và
hơn 12 vạn cân ngũ cốc cho triều đình, nhận được nhiều bổng lộc từ chính phủ. Phục vụ tốt
kẻ có quyền thế thì tự nhiên sẽ có được sự bảo vệ của quyền lực, nhờ đó mà có thể kiếm tiền,
thương nhân muối Dương Châu nhờ vào việc thông thạo phương kế này nên mới trở thành
nhóm thương nhân giàu có nhất thời kì Minh – Thanh.

You might also like