Bài 1. Các Hình Vẽ Hay Gặp Và Cách Vẽ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ 1.

GÓC VÀ KHOẢNG CÁCH

BÀI 1. CÁC HÌNH VẼ HAY GẶP VÀ CÁCH VẼ


Lưu ý
Để vẽ được hình không gian thật đẹp và chuẩn, các em học sinh cần lưu ý một số điều sau:
✓ Mặt phẳng đáy được vẽ nằm ngang và theo dạng hình bình hành (nửa hình bình hành), mặt
đáy vừa phải, không hẹp, không rộng.
✓ Các đường ẩn, bị che khuất là đường nét đứt. Đường có thể nhìn thấy là đường nét liền.
✓ Nếu mặt đáy là hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi thì khi lên hình học không gian đều vẽ là
hình bình hành.
✓ Có chú thích các góc vuông cần thiết để dễ hình dung khi làm bài tập.
✓ Các đường thẳng song song khi vẽ trung điểm thì cần phải vẽ chuẩn để nhìn chính xác.
✓ Những đường thẳng nằm trong mặt phẳng cắt nhau thì nên vẽ về bên trái hoặc phải, hạn chế
vẽ về đằng sau.
 Vẽ hình đẹp, giải bài tập dễ dàng hơn.

Hình 1. Hình chóp S.ABC, có đáy ABC là tam giác


và SA vuông góc với đáy

1. - Đáy: ABC là tam giác.


Các thông tin - Đường cao: SA .
về hình chóp - Cạnh bên: SA, SB, SC .
S.ABC
- Cạnh đáy : AB, BC , AC .
- Mặt bên: SAB, SBC , SAC .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABC :


Cách vẽ Vẽ tam giác ABC với cạnh AC là đường nét đứt,
cạnh AB , BC là đường nét liền.

Bước 2. Vẽ đường cao SA (nét liền) :


Vẽ đoạn thẳng SA vuông góc với AC .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác
đáy và chú thích góc vuông SAB, SAC .
Như vậy chúng ta đã vẽ xong hình chóp S.ABC .

Hình 2. Hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình chữ nhật (hình
vuông / hình thoi) và SA vuông góc với đáy

1. - Đáy: ABCD là hình vuông (hình chữ nhật /


Các thông tin hình thoi).
về hình chóp - Đường cao: SA .
S.ABCD - Cạnh bên: SA, SB , SC , SD .
- Cạnh đáy : AB , BC , CD , AD .
- Mặt bên: SAB, SBC , SCD, SAD .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABCD :


Cách vẽ Vẽ hình bình hành ABCD với hai cạnh AB và
AD là đường nét đứt, cạnh BC , CD là đường nét
liền.
Bước 2. Vẽ đường cao SA (nét đứt) :
Vẽ đoạn thẳng SA vuông góc với AD .

- Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác


đáy và chú thích góc vuông SAB, SAD .
Như vậy chúng ta đã vẽ xong hình chóp
S.ABCD .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 3. Hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình thang vuông và SA
vuông góc với đáy

1. - Đáy: ABCD là hình thang vuông tại A và D .


Các thông tin - Đường cao: SA .
về hình chóp - Cạnh bên: SA, SB , SC , SD .
S.ABCD
- Cạnh đáy : AB , BC , CD , AD .
- Mặt bên: SAB, SBC , SCD, SAD .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABCD :


Cách vẽ Vẽ hình thang ABCD với hai cạnh AB và AD là
đường nét đứt, cạnh BC , CD là đường nét liền.
Chú thích góc vuông ADC , DAB .
Bước 2. Vẽ đường cao SA (nét đứt) :
Vẽ đoạn thẳng SA vuông góc với AB .

- Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác


đáy và chú thích góc vuông SAB, SAD . Như vậy
chúng ta đã vẽ xong hình chóp S.ABCD .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 4. Hình chóp tam giác đều S.ABC

1. - Đáy: ABC là tam giác đều.


Các thông tin - Đường cao: SG , với G là trọng tâm tam giác
về hình chóp ABC .
đều S.ABC - Cạnh bên: SA, SB, SC và SA = SB = SC .
- Cạnh đáy : AB, BC , AC và AB = BC = AC .
- Mặt bên: SAB, SBC , SAC .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABC :


Cách vẽ Vẽ tam giác ABC với cạnh AC là đường nét đứt,
cạnh AB , BC là đường nét liền. Gọi E , F lần lượt
là trung điểm của AB , BC , AF CE = G , G là
trọng tâm ABC .
Bước 2. Vẽ đường cao SG (nét đứt) :
Vẽ đoạn thẳng SG vuông góc với AC .

- Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác


đáy. Như vậy chúng ta đã vẽ xong hình chóp
tam giác đều S.ABC .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 5. Hình chóp tứ giác đều S.ABCD

1. - Đáy: ABCD là hình vuông.


Các thông tin - Đường cao: SO , với O là tâm hình vuông
về hình chóp ABCD .
đều S.ABCD - Cạnh bên: SA, SB , SC , SD và

SA = SB = SC = SD
- Cạnh đáy: AB , BC , CD , AD và
AB = BC = CD = DA
- Mặt bên: SAB, SBC , SCD, SAD .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABCD :


Cách vẽ Vẽ hình bình hành ABCD với hai cạnh AD , CD
là đường nét đứt, cạnh AB , BC là đường nét
liền. Gọi O là tâm hình vuông ABCD ,
O = AC  BD .
Bước 2. Vẽ đường cao SO (nét đứt) :
Vẽ đoạn thẳng SO vuông góc với CD .

- Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác


đáy và chú thích góc vuông SOC . Như vậy
chúng ta đã vẽ xong hình chóp tứ giác đều
S.ABCD .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 6. Hình chóp S.ABC, có một mặt bên (SAB) vuông góc với mặt
phẳng đáy (ABC), có đáy là tam giác đều (tam giác vuông)

1. - Đáy: ABC là tam giác đều (tam giác vuông /


Các thông tin vuông cân).
về hình chóp - Đường cao: SH , luôn vẽ SH vuông góc với giao
S.ABC tuyến d , d = ( SAB )  ( ABC ) .
Tùy vào đặc điểm của tam giác SAB để xác định
chính xác vị trí của điểm H .
- Cạnh bên: SA, SB, SC .
- Cạnh đáy: AB, BC , AC .
- Mặt bên: SAB, SBC , SAC .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABC :


Cách vẽ Vẽ tam giác ABC với cạnh AB là đường nét đứt ,
cạnh AC , BC là đường nét liền.

Bước 2. Vẽ đường cao SH :


Xác định giao tuyến ( SAB )  ( ABCD ) = AB , giả sử
SAB là tam giác đều  H là trung điểm AB . Vẽ
SH vuông góc với AB .

- Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác


đáy. Như vậy chúng ta đã vẽ xong hình chóp
S.ABC .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 7. Hình chóp S.ABCD, có một mặt bên (SAB) vuông góc với mặt
phẳng đáy (ABCD), có đáy là hình chữ nhật (hình vuông / hình thoi)

1. - Đáy: ABCD là hình chữ nhật (hình vuông /


Các thông tin hình thoi).
về hình chóp - Đường cao: SH , luôn vẽ SH vuông góc với
S.ABCD giao tuyến d , d = ( SAB )  ( ABCD ) .
Tùy vào đặc điểm của tam giác SAB để xác
định chính xác vị trí của điểm H .
- Cạnh bên: SA, SB , SC , SD .
- Cạnh đáy: AB , BC , CD , AD .
- Mặt bên: SAB, SBC , SCD, SAD .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABCD :


Cách vẽ Vẽ hình bình hành ABCD với hai cạnh AB , BC
là đường nét đứt, cạnh AD , CD là đường nét
liền.
Bước 2. Vẽ đường cao SH (nét đứt) :
Xác định giao tuyến ( SAB )  ( ABCD ) = AB ,
giả sử SAB là tam giác đều  H là trung
điểm AB . Vẽ SH vuông góc với AB (theo
chiều thẳng đứng).

- Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác


đáy và chú thích góc vuông SHB . Như vậy
chúng ta đã vẽ xong hình chóp S.ABCD .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 8. Hình chóp S.ABCD, có một mặt bên (SAD) vuông góc với mặt
phẳng đáy (ABCD), có đáy ABCD là nửa lục giác đều

1. - Đáy: ABCD là hình nửa lục giác đều.


Các thông tin - Đường cao: SH , luôn vẽ SH vuông góc với giao
về hình chóp tuyến d , d = ( SAD )  ( ABCD ) .
S.ABCD
Tùy vào đặc điểm của tam giác SAD để xác định
chính xác vị trí của điểm H .
- Cạnh bên: SA, SB , SC , SD và
SA = SB = SC = SD .
- Cạnh đáy: AB , BC , CD , AD và
AD
AB = BC = CD = .
2
- Mặt bên: SAB, SBC , SCD, SAD .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABCD :


Cách vẽ Vẽ nửa lục giác đều ABCD với cạnh AD là đường
nét đứt, cạnh AB, BC , CD là đường nét liền.

Bước 2. Vẽ đường cao SH :


Xác định giao tuyến ( SAD )  ( ABCD ) = AD , giả
sử SAD là tam giác đều  H là trung điểm AD .
Vẽ SH vuông góc AD .

- Bước 3. Nối S với các đỉnh còn lại của đa giác


đáy và chú thích góc vuông SHD . Như vậy chúng
ta đã vẽ xong hình chóp S.ABCD .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 9. Hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’

1. - Mặt đáy: ABC , A ' B ' C ' . Hai mặt phẳng đáy
Các thông tin ( ABC ) và ( A ' B ' C ') song song với nhau.
về hình lăng
- Cạnh bên vuông góc với đáy: AA ', BB ', CC ' và
trụ đứng
ABC.A’B’C’ AA' = BB ' = CC ' , AA ' BB ' CC ' .
- Cạnh đáy: AB, BC , AC , A ' B ', B ' C ', A ' C ' .
- Mặt bên: Các hình chữ nhật:
ABB ' A, BCC ' B ', ACC ' A ' .

2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABC :


Cách vẽ Vẽ tam giác ABC với cạnh AC là đường nét đứt,
hai cạnh AC , BC là nét liền.

Bước 2. Vẽ các cạnh bên vuông góc với đáy:


Vẽ đoạn thẳng AA' vuông góc với AC , vẽ BB '
song song AA' và BB ' = AA' , vẽ CC ' song song
AA' và CC ' = AA' .

- Bước 3. Nối các đỉnh A ', B ', C ' với nhau tạo thành
A' B ' C ' . Như vậy chúng ta đã vẽ xong hình lăng
trụ đứng ABC.A' B ' C ' .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 10. Hình hộp chữ nhật (Hình lập phương) ABCD.A’B’C’D’

1. - Mặt đáy: ABCD và A' B ' C ' D ' là hình chữ nhật
Các thông tin (hình vuông). Hai mặt phẳng đáy ( ABCD ) và
về hình hộp
( A ' B ' C ' D ') song song với nhau.
chữ nhật
- Cạnh bên vuông góc với đáy: AA ', BB ', CC ', DD '
và AA' = BB ' = CC ' = DD ' , AA ' BB ' CC ' DD '
- Cạnh đáy: AB , BC , CD , AD ,
A ' B ', B ' C ', C ' D ', A ' D ' .
- Mặt bên: Các hình chữ nhật:
ABB ' A ', BCC ' B ', CDD ' C ', ADD ' A ' .
✓ Chú ý: Hình lập phương có tất cả các cạnh bằng
nhau, đáy là hình vuông.
2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABCD :
Cách vẽ Vẽ hình bình hành ABCD với hai cạnh AD , CD là
đường nét đứt, hai cạnh AB , BC là nét liền.
Bước 2. Vẽ các cạnh bên vuông góc với đáy:
Vẽ đoạn thẳng AA' vuông góc với AB , vẽ BB ' song
song AA' và BB ' = AA' , vẽ CC ' song song AA' và
CC ' = AA' , vẽ DD ' song song với AA' và
DD ' = AA' .

- Bước 3. Nối các đỉnh A ', B ', C ', D ' với nhau tạo
thành hình chữ nhật (hình vuông) A' B ' C ' D ' . Như
vậy chúng ta đã vẽ xong hình hộp chữ nhật (hình
lập phương) ABCD.A' B ' C ' D ' .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 11. Hình lăng trụ xiên ABC.A’B’C’

1. - Mặt đáy: ABC , A ' B ' C ' . Hai mặt phẳng đáy
Các thông tin ( ABC ) và ( A ' B ' C ') song song với nhau.
về hình lăng
- Đường cao: A' H , dựa vào đề bài để tìm được
trụ xiên
chính xác vị trí của điểm H trên mặt phẳng đáy.
ABC.A’B’C’
- Cạnh bên: AA ', BB ', CC ' và AA' = BB ' = CC ' ,
AA ' BB ' CC ' .
- Cạnh đáy: AB, BC , AC , A ' B ', B ' C ', A ' C ' .
- Mặt bên: Các hình bình hành:
ABB ' A, BCC ' B ', ACC ' A ' .
2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABC :
Cách vẽ Vẽ tam giác ABC với cạnh AC là đường nét đứt,
hai cạnh AC , BC là nét liền.

Bước 2. Vẽ đường cao A' H :


Dựa vào đề bài để xác định vị trí của điểm H .
Giả sử : hình chiếu vuông góc của A ' lên mặt
phẳng ( ABC ) là trung điểm của đoạn thẳng AC
 H là trung điểm của AC . Vẽ A' H vuông
góc với AC .

- Bước 3. Vẽ các cạnh bên :


Nối A với A ' , vẽ BB ' song song AA' và
BB ' = AA' , vẽ CC ' song song AA' và CC ' = AA'

Bước 4. Nối các đỉnh A ', B ', C ' với nhau tạo
thành A ' B ' C ' . Như vậy chúng ta đã vẽ xong
hình lăng trụ xiên ABC.A' B ' C ' .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Hình 12. Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
(các cạnh bên không vuông góc với đáy)

1. - Mặt đáy: ABCD và A' B ' C ' D ' là hình chữ


Các thông tin nhật (hình vuông / hình thoi). Hai mặt phẳng đáy
về hình hộp ( ABCD ) và ( A ' B ' C ' D ') song song với nhau.
chữ nhật
- Đường cao: A' H , dựa vào đề bài để tìm được
chính xác vị trí của điểm H trên mặt phẳng đáy.
- Cạnh bên: AA ', BB ', CC ', DD ' và
AA' = BB ' = CC ' = DD ' , AA ' BB ' CC ' DD '
- Cạnh đáy: AB , BC , CD , AD ,
A ' B ', B ' C ', C ' D ', A ' D ' .
- Mặt bên: Các hình bình hành:
ABB ' A ', BCC ' B ', CDD ' C ', ADD ' A ' .
2. Bước 1. Vẽ mặt phẳng đáy ABCD :
Cách vẽ Vẽ hình bình hành ABCD với hai cạnh AD , CD
là đường nét đứt, hai cạnh AB , BC là nét liền.
Bước 2. Vẽ đường cao A' H :
Dựa vào đề bài để xác định vị trí của điểm H .
Giả sử : hình chiếu vuông góc của A ' lên mặt
phẳng ( ABCD ) là trung điểm của đoạn thẳng
AB  H là trung điểm của AB . Vẽ A' H
vuông góc với AB .

- Bước 3. Vẽ các cạnh bên :


Nối A với A ' , vẽ BB ' song song AA' và
BB ' = AA' , vẽ CC ' song song AA' và
CC ' = AA' , vẽ DD ' song song với AA' và
DD ' = AA' .

Bước 4. Nối các đỉnh A ', B ', C ', D ' với nhau tạo
thành hình chữ nhật (hình vuông) A' B ' C ' D ' .
Như vậy chúng ta đã vẽ xong hình lăng trụ xiên
ABCD.A' B ' C ' D ' .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Bài 1. Cho hình chóp S.ABC , có đáy ABC là tam giác đều, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy.
Hãy vẽ hình chóp S.ABC .

Bài 2. Cho hình chóp S.ABC , có đáy ABC là tam giác vuông tại B , cạnh bên SA vuông góc với mặt
phẳng đáy. Hãy vẽ hình chóp S.ABC .

Bài 3. Cho hình chóp S.ABCD , có đáy ABCD là hình vuông, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Hãy vẽ
hình chóp S.ABCD .

Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD , có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D , cạnh bên SA vuông
góc với mặt phẳng đáy. Hãy vẽ hình chóp S.ABCD .

Bài 5. Cho hình chóp S.ABCD , có đáy ABCD là nửa lục giác đều, cạnh bên SA vuông góc với mặt
phẳng đáy. Hãy vẽ hình chóp S.ABCD .

Bài 6. Cho hình chóp S.ABC , có đáy ABC là tam giác đều, mặt bên SAB vuông góc với mặt phẳng đáy,
tam giác SAB là tam giác đều. Hãy vẽ hình chóp S.ABC .

Bài 7. Cho hình chóp S.ABC , có đáy ABC là tam giác đều, mặt bên SAB vuông góc với mặt phẳng đáy,
tam giác SAB là tam giác vuông cân tại S . Hãy vẽ hình chóp S.ABC .

Bài 8. Hãy vẽ hình tứ diện đều ABCD .

Bài 9. Hãy vẽ hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng nhau.

Bài 10. Cho hình chóp S.ABCD , có đáy ABCD là hình vuông / hình chữ nhật, mặt bên SAB vuông góc
với mặt phẳng đáy, tam giác SAB là tam giác đều / tam giác vuông cân tại S . Hãy vẽ hình chóp
S.ABCD .
AD
Bài 11. Cho hình chóp S.ABCD , có đáy ABCD là nửa lục giác đều, AB = CD = BC = , mặt bên
2
SAB vuông góc với mặt phẳng đáy, tam giác SAB là tam giác cân tại S . Hãy vẽ hình chóp S.ABCD .
Bài 12. Cho hình chóp S.ABC , có đáy ABC là tam giác đều, gọi M là trung điểm BC , hình chiếu
vuông góc của điểm S lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm của AM . Hãy vẽ hình chóp S.ABC .

Bài 13. Cho hình chóp S.ABCD , có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D , gọi I là giao điểm
của AC và BD , SI vuông góc với mặt phẳng đáy. Hãy vẽ hình chóp S.ABCD .

Bài 14. Cho hình chóp S.ABCD , có đáy ABCD là hình chữ nhật, AD = 2AB , mặt bên ( SAB ) vuông
góc với mặt phẳng đáy, hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng đáy là điểm H thỏa mãn HA = 2HB .
Hãy vẽ hình chóp S.ABCD .

Bài 15. Cho hình lăng trụ đứng ABC.A' B ' C ' , có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B . Hãy vẽ hình
lăng trụ ABC.A' B ' C ' .

Bài 16. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A' B ' C ' D ' , có đáy ABCD là hình chữ nhật, AD = 2AB . Hãy vẽ
hình hộp ABCD.A' B ' C ' D ' .
“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt
Bài 17. Cho hình lăng trụ ABC.A' B ' C ' , có đáy ABC là tam giác đều, hình chiếu vuông góc của A ' lên
mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm của tam giác ABC . Hãy vẽ hình lăng trụ ABC.A' B ' C ' .

Bài 18. Cho hình lăng trụ ABCD.A' B ' C ' D ' , có đáy ABCD là hình vuông, O là tâm hình vuông ABCD
, hình chiếu vuông góc của A ' lên mặt phẳng ( ABCD ) trùng với trọng tâm G của tam giác ABD . Hãy
vẽ hình lăng trụ ABCD.A' B ' C ' D ' .

Bài 19. Cho hình lăng trụ ABC.A' B ' C ' , có đáy ABC là tam giác vuông tại C , hình chiếu vuông góc của
A ' lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC . Hãy vẽ hình lăng trụ
ABC.A' B ' C ' .
Bài 20. Cho hình lăng trụ ABCD.A' B ' C ' D ' , có đáy ABCD là hình chữ nhật, đỉnh A ' cách đều các đỉnh
A, B , C . Hãy vẽ hình lăng trụ ABCD.A' B ' C ' D ' .

“Nếu hôm nay chưa học được gì thì đừng nên đi ngủ”
Liên hệ: 090.328.8866 | Fb: Đạt Nguyễn Tiến | Số 88 ngõ 27 Đại Cồ Việt

You might also like