Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VẤN ĐỀ CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM

Thứ nhất, bất cập trong quy định về chủ sở hữu quyền tác giả, người
biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển
nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng trong các hợp đồng
chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.

Thứ hai, bất cập ở quy định hiện hành khi chưa tạo được động lực
khuyến khích các tổ chức, cá nhân vốn trực tiếp tạo ra, khai thác và phổ
biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tham gia vào
quá trình xác lập, khai thác và chuyển giao công nghệ, từ đó dẫn đến
hoạt động thương mại hóa sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí bị hạn chế.

Thứ ba, bất cập về thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan và xác
lập quyền sở hữu công nghiệp. Đối với thủ tục đăng ký quyền tác giả,
quyền liên quan, chưa có quy định về thành phần hồ sơ để thực hiện
đăng ký trực tuyến, chưa quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
khi thực hiện thủ tục. Đối với thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công
nghiệp, một số quy định còn phức tạp và chưa hoàn toàn hợp lý, dẫn đến
kéo dài thời gian thẩm định đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Thứ tư, bất cập trong việc bảo đảm mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân
bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực quyền tác giả,
quyền liên quan, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các trường hợp sử dụng
tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút,
thù lao, nhưng chưa quy định cụ thể đối với các trường hợp khai thác, sử
dụng tại thư viện. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ cũng chưa quy định
rõ đối với việc sử dụng dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình nhằm mục
đích thương mại (đặc biệt đối với tác phẩm âm nhạc) trong các trường
hợp sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan không phải xin phép nhưng
phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Trong lĩnh vực quyền sở hữu công
nghiệp, nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn thi hành cần phải xử lý để
bảo đảm mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng, như nguyên tắc đánh giá
tính mới của sáng chế; các trường hợp cần thiết có thể dẫn đến hủy bỏ
hiệu lực bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích; xử
lý trường hợp nhãn hiệu đăng ký với dụng ý xấu...

Thứ năm, bất cập trong hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ. Quy định hiện
hành về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan chưa phù
hợp với quy định về đại diện trong Bộ luật Dân sự và chưa theo thông lệ
quốc tế. Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ cũng chưa quy định rõ quyền và
trách nhiệm của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.

Thứ sáu, thực thi (bảo vệ) quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự hiệu quả.
Việc mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp thực thi hành chính đối với
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã tạo ra gánh nặng không
cần thiết cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, các quy định về thực thi
quyền trong môi trường số, hay xử lý tên miền vi phạm pháp luật về sở
hữu trí tuệ chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi
trong việc xử lý các hành vi này.

Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cho thấy, việc xử lý tội xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Các vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng gia tăng nhưng khó bị phát
hiện và khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp dân
sự hoặc hành chính. Điều này cho thấy, công tác đấu trang chống tội
xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yếu cầu
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả trước các hành vi xâm
phạm ngày một gia tăng và phức tạp.

You might also like