Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP

LUẬT
1.NHÀ NƯỚC
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người
được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lí xã
hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm
quyền trong xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã
hội loài người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực
hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc
kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà
nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
1.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có hai bản chất là tính giai cấp và
tính xã hội:
* Tính giai cấp
– Sản phẩm của cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và nông dân tiến
hành
– Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS, đội tiên phong giai cấp công nhân
và nông dân.
– Là công cụ bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng của giai cấp công
nhân.
+ Kinh tế: từng bước xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, xây dựng và bảo vệ
chế độ sở hữu toàn dân, bảo vệ địa vị của người lao động
+ Chính trị: nhà nước là công cụ của nhân dân lao động trấn áp sự phản
kháng của gc thống trị cũ đã bị lật đổ và các thế lực thù địch, phản động, phản
cách mạng. Trấn áp của đại đa số đối với thiểu số nhỏ có hành vi chống đối
+ Tư tưởng: truyền bá rộng rãi và bảo vệ vững chắc những tư tưởng CM,
KH của chủ nghĩa Mác – Lênin.

* Tính xã hội:
– Là tổ chức của quyền lực chung của xã hội, có sứ mệnh Tổ chức và quản
lý các mặt của đời sống, nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
– Không chỉ quản lý, nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện hoạt động kinh tế
– xã hội và quan tâm đến các vấn đề của con người.
1.2. Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khái niệm chức năng: là phương diện, hoạt động nhằm thực hiện nhiệm
vụ.
Khái niệm chức năng nhà nước:
- Là những phương hướng, phương diện hoặc một hoạt động cơ bản của
nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.
- Là hoạt động nhà nước cơ bản nhất, mang tính thường xuyên liên tục, ổn
định tương đối, xuất phát từ bản chất, cơ sở KTXH, nhiệm vụ chiến lược, mục
tiêu cơ bản của nhà nước và có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của
nhà nước.
● Chức năng đối nội
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội
bộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế
độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.
- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm thực hiện
mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
- Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng
đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng
mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.
- Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự
phản kháng của giai cấp thống trị bị lật đổ và những âm mưu phản cách mạng
khác.
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản
của công nhân và các tổ chức. Đây là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội
chủ nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng
khác của Nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước tổ chức
thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, do đó, bảo vệ trật tự pháp
luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là hoạt động thường xuyên, có ý
nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Mục đích
của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách
nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội bằng pháp luật.
- Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.
● Chức năng đối ngoại
Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các
nhà nước và dân tộc khác.
Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối
bang giao với các quốc gia khác …
Nhà nước ta thực hiện chức năng đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình
ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời làm tròn nghĩa
vụ quốc tế đối với phong trào cách mạng thế giới. Đảng ta nhấn mạnh: “Mục
tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu
tranh chung của nhân loại thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.ST, H.1991, tr19).
Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giữ vững ổn định và xây dựng
đất nước, bảo vệ Tổ quốc là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành
quả cách mạng, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân, tạo điều kiện
ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Chức năng củng cố, mở rộng, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với
các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế theo nguyên tắc
bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
- Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, chống chủ nghĩa
đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
chống chính sách gây chiến và chạy đua vũ trang, góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của mỗi nước phụ thuộc vào
nhiều vào cộng đồng thế giới. Vì vậy, bất cứ nhà nước tiến bộ nào cũng đều có
nghĩa vụ ủng hộ phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Thắng lợi của
cách mạng Việt Nam không tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân
thế giới. Ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. PHÁP LUẬT (BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG)
Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân và nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành xây dựng hệ thống PL XHCN nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thời kỳ mới và làm công cụ đắc lực cho sự
nghiệp xây dựng CNXH.
Cũng như NN, PL XHCN sẽ tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ đi lên
CNXH. Đó là vấn đề có tính quy luật.
Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc chung nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị, được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước.
Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do
NN XHCN ban hành để điều chỉnh các quan hệ XH phù hợp với lợi ích giai cấp
công nhân và nhân dân lao động.
● Pháp luật có những bản chất sau:
-Tính giai cấp:
Pháp luật nước ta thể hiện ý chí của Đảng cộng sản VN.ĐCS là đội tiên
phong của GCCN.
- Tính nhân dân:
Nhân dân là chủ thể tối cao của nhà nước.
Pháp luật nước ta là pháp luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
(Nhà nước là cha đẻ của PL, PL là con của nhà nước)
-Tính nhân đạo
Pháp luật nc ta có sự nghiêm khắc đồng thời khoan hồng.
=> PL VN mang bản chất của lý luận chung về PL.
● Chức năng của pháp luật: Gồm 3 chức năng:
– Chức năng điều chỉnh của pháp luật: thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp
luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội,
thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội
phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị,
phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.
– Chức năng bảo vệ: là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi
có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các
biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm
pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như hành
vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi
gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự. Ví dụ: Trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về đảm bảo, bảo vệ
các quyền con người bằng hệ thống pháp luật và cơ chế pháp lý – xã hội thực
hiện.Pháp luật ghi nhận và có cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Các quy định pháp luật về
quyền khiếu nại, tố cáo, quyền trong lĩnh vực giáo dục, học tập, hưởng thụ các
giá trị văn hóa tinh thần, quyền tự do cá nhân: bất khả xâm phạm về thư tín, điện
thoại, chỗ ở, bí mật đời tư…được tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
– Chức năng giáo dục của pháp luật: được thực hiện thông qua sự tác động của
pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách
xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được
thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có
thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi
phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự…).

3. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT

3.1. ƯU, HẠN CỦA TẬP QUÁN PHÁP, TIỀN LỆ PHÁP, VĂN BẢN QUY
PHẠM PL.

Ưu điểm Nhược điểm

Tập quán pháp - Tập quán pháp xuất Tập quán pháp tồn tại
phát từ những thói dưới dạng bất thành
quen, những quy tắc văn nên thường được
ứng xử lâu đời nên đã hiểu 1 cách ước lệ, nó
ngấm sâu vào tiềm thường có tính tản
thức của nhân dân và mạn, địa phương, khó
được nhân dân tự giác đảm bảo có thể được
tuân thủ góp phần tạo hiểu và thực hiện
nên pháp luật và nâng thống nhất trong phạm
cao hiệu quả của PL. vi rộng.

- Góp phần khắc phục


tình trạng thiếu pháp
luật, khắc phục lỗ hổng
của PL

Tiền lệ pháp -Án lệ được hình thành PL nên tính khoa học
từ hoạt động thực tiễn không cao bằng
của các chủ thể có thẩm VBQPPL.
quyền khi giải quyết
- Thủ tục áp dụng án lệ
các vụ việc cụ thể trên
phức tạp, đòi hỏi người
cơ sở khách quan, công
áp dụng phải có hiểu
bằng, tôn trọng lẽ
biết PL 1 cách thực sự
phải... nên nó dễ dàng
sâu, rộng.
được xã hội chấp nhận.
- Thừa nhận án lệ có
- Án lệ có tính linh thể dẫn tới tình trạng
hoạt, hợp lý, phù hợp toàn án tiếm quyền
với thực tiễn cs. của nghị viện và Chính
- Án lệ góp phần khắc phủ.
phục những lổ hổng,
những điểm thiếu xót
của VBQPPL.

VBQPPL -VBQPPL được - Các quy định của


hình thành do kết quả VBQPPL thường mang
của hoạt động xây tính khái quát nên khó
dựng PL, thường thể dự kiến được hết các
hiện trí tuệ của 1 tập tình huống, trường hợp
thể và tính KH tương xảy ra trong thực tế vì
cóthể dẫn đến tình
đối cao. trạng thiếu PL hay tạo
- Các quy định ra những lổ hổng,
của nó được thể hiện những khoảng trống
thành văn nên rõ ràng, trong PL.
cụ thể, dễ đảm bảo sự
thống nhất, đồng bộ - Những quy định
của hệ thống PL, dễ trong VBQPPL
phổ biến, dễ áp dụng, thường có tính ổn định
có thể được hiểu và tương tối cao, chặt chẽ
thực hiện thống nhất nên đôi khi có thể dẫn
trên phạm vi rộng. đến sự cứng nhắc,
- Nó có thể đáp ứng thiếu linh hoạt.
được kịp thời những - Quy tình xây dựng và
yêu cầu, đòi hỏi của cs ban hành các VBQPPL
vì dễ sửa đổi, bổ thường lâu dài và tốn
sung... kém hơn sự hình thành
của tập quán pháp và án
lệ.

3.2. VBQPPL
4. QUY PHẠM PHÁP LUẬT (CƠ CẤU QUY PHẠM PL)
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xh, được đảm bảo thực hiện bằng
sự cưởng chế Nhà nước.
QPPL gồm 3 bộ phận:
- Giả định là bộ phận của QPPL nêu hoàn cảnh điều kiện mà con người
gặp phải. Con người là cá nhân hay tổ chức.
- Bộ phận quy định: là bộ phận của QPPL nêu quy tắc ứng xử mà con
người phải thực hiện khi ở vào hoàn cảnh trong bộ phận giả định đã nêu.
- Chế tài: là bộ phận của QPPL nêu biện pháp tác động mà nhà nc dự kiến
áp dụng đối với chủ thể không thực hiện yêu cầu của Nhà nc nêu ở bộ phận.
Ví dụ 1: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự
2015).
– Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự
điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở
dạng quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Chế tài ở đây là biện pháp
của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.
Ví dụ 2: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).
– Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị
đe dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn
cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch
dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
– Quy định: “quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng
được nêu ở phần giả định.
– Chế tài: không có.
5. QUAN HỆ PHÁP LUẬT (BÀI TẬP)
- Chủ thể: năng lực chủ thể gồm năng lực PL và năng lực hành vi (tuổi,
nhận thức)
- Khách thể: quyền sở hữu, bảo đảm quản lí Nhà nc
- Nội dung: quyền pháp lí, nhiệm vụ pháp lí.
* Ví dụ bài tập: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu
đồng để hùn vốn kinh doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30
triệu đồng cho chị T.
– Chủ thể: bà B và chị T
Bà B:
Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt
năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự
theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ.
Chị T:
Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt
năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự
theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ.
– Nội dung:
Bà B:
Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng;
Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi.
Chị T:
Quyền: nhận lại khoản tiền;
Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và
lãi sau thời hạn vay.
– Khách thể: khoản tiền vay và lãi.
Ví dụ 2: A, B (người đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật) ký hợp
đồng mua bán nhà. A là bên đi mua còn B là bên bán
- Chủ thể của quan hệ pháp luật là A, B
- Khách thể của quan hệ pháp luật là tài sản vật chất: Nhà, tiền -
Nội dung của quan hệ pháp luật:
+ Quyền chủ thể:
A: Quyền được sang tên căn nhà
B: Quyền được nhận tiền
+ Nghĩa vụ:
A: Trả tiền
B: Sang tên nhà.
6. VI PHẠM PHÁP LUẬT
- Chủ thể: năng lực trách nhiệm pháp lí ( Tuổi, nhận thức)
– Khách thể: quyền
- Mặt khách quan: hành vi trái PL, hậu quả nguy hiểm cho xh, mối quan hệ
nhân quả.
- Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích.
Năng lực trách nhiệm pháp lí + hành vi trái PL.
Ví dụ 1: Sống trong ngôi nhà của cha mẹ chồng qua đời để lại nhưng
không được sự hài lòng của một số chị em bên chồng nên vợ chồng anh Lương
Sơn Bá và chị Chúc Anh Đài (Thành phố Nghi Xuân) luôn phải sống trong sự
nhục mạ của anh chị em. Trong đó có Mã Văn Tài- người sống như vợ chồng
với chị Thuý Kiều là em gái của anh Bá. Nhiều lần gây sự vẫn chưa đuổi được
vợ chồng anh Bá và chị Đài ra khỏi nhà. Trưa ngày 26/12/2018, Tài tìm tới gây
sự, đánh Đài. Tức nước vỡ bờ, Đài đã rút dao, đâm Tài 10 nhát vào ngực, trong
đó có 1 nhát dao trúng tim. Tài chết ngay sau đó. Chị Chúc Anh Đài, 34 tuổi, làm
nghề lao công. Ngày 29/5/2019, TAND tỉnh Bình Thuận đưa vụ án ra xét xử,
tuyên án chung thân đối với Đài về tội giết người.
Giải:
-Mặt khách quan:
+ Hành vi: Đài đã rút dao, đâm Tài 10 nhát vào ngực, trong đó có 1 nhát
dao trúng tim
+ Hậu quả: Tài chết ngay sau đó
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: do tức nước vỡ bờ, Đài
đã rút dao, đâm Tài 10 nhát vào ngực, trong đó có 1 nhát dao trúng tim dẫn đến
Tài chết ngay sau đó.
Thời gian: Trưa ngày 26/12/2018
- Khách thể: Quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, thân thể của anh
Tài=> quan hệ nhân thân
- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý do cẩu thả: Chị Đài lẽ ra phải nhận thấy hậu quả
là anh Tài có thể chết nếu bị chị đâm. Nhưng do khinh suất, chị Đài đã không
nhận thấy hậu quả mà rút dao đâm anh Tài.
- Chủ thể Chị Chúc Anh Đài, 34 tuổi, làm nghề lao công: có đủ khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi
Ví dụ 2: Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H
(đã có vợ), và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ
với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Hoa (43 tuổi) - vợ của H, gọi
điện thoại chửi mắng.
Ngày 06/11/2011, Hoa đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây,
Hoa xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Hoa bế cháu
xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp
đầu cháu. Sợ bị phát hiện, Hoa lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá
nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu,
cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời. Hoa (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội)
không có bệnh về tâm thần, chưa có tiền án, là một người làm ruộng.
Câu hỏi:
1/ Hành vi của Hoa có phải là vi phạm pháp luật không?
2/ Nếu có, hãy phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên.
Giải
1/ Xác định vi phạm pháp luật
- Hành vi: dùng kim khâu lốp đâm vào đỉnh đầu cháu Minh (hành vi ở
dạng hành động).
- Hành vi này trái pháp luật hình sự.
- Có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm là: lỗi cố ý trực tiếp vì Hoa
thấy trước được hậu quả cháu Minh chết do hành vi mình gây ra và mong
muốn hậu quả đó xảy ra.
- Hoa 43 tuổi và không bị tâm thần hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến
năng lực nhận thức
=> Hoa có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Vì vậy, hành vi của Hoa là vi phạm pháp luật.
2/ Cấu thành vi phạm PL của Hoa
*Mặt khách quan:
- Hành vi: dùng kim khâu lốp đâm vào đỉnh đầu cháu Minh.
- Hậu quả: cháu Minh chết.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: cháu Minh chết do bị tổn
thương não là hậu quả trực tiếp do bị Hoa dùng kim khâu lốp đâm vào đầu.
* Mặt chủ quan: - Lỗi: cố ý trực tiếp vì Hoa thấy trước được hậu quả cháu
Minh chết do hành vi mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Động cơ: ghen tuông.
- Mục đích: trả thù.
* Chủ thể: Hoa 43 tuổi và không bị tâm thần hoặc các bệnh khác ảnh
hưởng đến năng lực nhận thức
=> Hoa có năng lực trách nhiệm pháp lý.
* Khách thể: Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
7. PHÁP CHẾ
Là 1 chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xh, trong đó tất cả các cơ quan,
tổ chức, cá nhân và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật 1
cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
- Tăng cường pháp chế XHCN
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế.
+ Đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện hệ thống PL XHCN. +
Tăng cường công tác tổ chức và thực hiện PL.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm minh những hành
vi VPPL.

You might also like