Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

 

VẤN ĐỀ: KẾT HÔN - HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT - GIẢI QUYẾT HẬU
QUẢ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG

I. Lý thuyết
1. Phân tích “khái niệm gia đình” có đối sánh pháp luật một số quốc gia. Nhận
diện thành viên gia đình và cho biết mô hình gia đình được Luật Hôn nhân và
gia đình hiện hành khuyến khích phát triển? Quan điểm cá nhân về việc bảo
vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam khi có nhiều thế hệ cùng
sống chung?
 Phân tích “khái niệm gia đình” có đối sánh pháp luật một số quốc gia. 
Gia đình có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ xã hội học,
gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội, nơi có nhiều thế
hệ sinh sống chung. Dưới góc độ pháp lý, theo khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 có quy định cụ thể như sau: “Gia đình là tập hợp người gắn bó do hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Như vậy, về nguồn gốc, gia đình được
hình thành khi phát sinh một trong các sự kiện: kết hôn, sinh đẻ, nhận con nuôi. Từ các
sự kiện trên, các chủ thể của gia đình, hay còn được gọi là thành viên gia đình, gắn bó
với nhau tạo nên quan hệ gia đình, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về tài sản và
nhân thân, quan hệ này có thể được nhìn nhận theo góc độ trực hệ (ví dụ: quan hệ mẹ
ruột-con ruột;...) hay bàn hệ (ví dụ: quan hệ chú-cháu;...). Có thể thấy, phát sinh từ
quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình có thể được nhìn nhận theo góc độ trực tiếp (ví dụ:
quan hệ vợ-chồng) hay gián tiếp (ví dụ: quan hệ cha mẹ chồng-con dâu,..). Quan hệ gia
đình cũng được hình thành thông qua quan hệ về huyết thống khi nhìn theo góc độ
dòng hệ (ví dụ: quan hệ giữa cha mẹ ruột và con ruột;...). Ngoài ra, quan hệ gia đình
còn được hình thành thông qua quan hệ nuôi dưỡng (ví dụ: quan hệ giữa cha mẹ nuôi
và con nuôi;...). 
Đối sánh với pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới, chẳng hạn Trung Quốc,
ta có thể thấy pháp luật Việt Nam đã được ra một khái niệm khá cụ thể về gia đình. 
Pháp luật Trung Quốc, cụ thể là ở Chương V Hôn nhân và Gia đình của Bộ luật
Dân sự Trung Quốc năm 2020, đã không đưa ra khái niệm về gia đình. Tuy nhiên, ở
Điều 1045 của bộ luật này có quy định như sau: “Họ hàng bao gồm vợ hoặc chồng, họ
hàng theo dòng máu và họ hàng theo hôn nhân; Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em
ruột, ông bà nội, ngoại, ông bà nội, ngoại là những người ruột thịt; Vợ, chồng, cha,
mẹ, con và những người thân thích khác sống chung với nhau là thành viên trong gia
đình”. Như vậy, mặc dù không đưa ra khái niệm về gia đình nhưng ta có thể hình dung
theo pháp luật Trung Quốc thì gia đình chính là mối quan hệ được hình thành giữa các
thành viên trong gia đình mà cụ thể ở đây là vợ, chồng, cha, mẹ, con và những người
thân thích khác sống chung với nhau, quan hệ thân thích này có thể được hình thành
theo dòng máu hay theo hôn nhân. Như vậy, theo pháp luật Trung Quốc thì gia đình
được hình thành thông qua quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. So với pháp luật
Việt Nam thì pháp luật Trung Quốc đã không đề cập đến quan hệ nuôi dưỡng như là
một yếu tố để hình thành nên gia đình. 
 Nhận diện thành viên gia đình và mô hình gia đình được Luật Hôn nhân và
gia đình hiện hành khuyến khích phát triển. 
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thành viên gia
đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha
mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị,
em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh
rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và
cháu ruột.
Có thể thấy rằng số lượng thành viên gia đình mà Luật Hôn nhân và gia đình hiện
hành quy định có phạm vi tương đối rộng, bao gồm nhiều thế hệ khác nhau. Từ thế hệ
thứ nhất là cha mẹ; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là
đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Không những vậy, mối quan hệ thành viên gia đình này còn được hình thành thông
qua nhiều con đường khác nhau: huyết thống (cha mẹ đẻ-con đẻ,...), hôn nhân (vợ-
chồng,...), nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi-con nuôi,...). Từ phạm vi thành viên gia đình
tương đối rộng được luật định, nhóm thảo luận nhận thấy rằng mô hình gia đình được
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành khuyến khích phát triển là mô hình gia đình đa
thế hệ, mô hình gia đình có nhiều thế hệ thành viên sinh sống cùng nhau, hay còn được
gọi là mô hình gia đình truyền thống “tam tứ đại đồng đường”. 
 Quan điểm cá nhân về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt
Nam khi có nhiều thế hệ cùng sống chung. 
Mô hình gia đình hạt nhân đang là xu hướng phát triển nhưng không vì thế mà mô
hình đa thế hệ, hay được gọi là mô hình gia đình truyền thống “tam tứ đại đồng
đường” mất đi. Trái lại, ngày càng xuất hiện nhiều gia đình đa thế hệ cùng chung sống
hạnh phúc, hòa thuận dưới một mái nhà.
Mô hình gia đình đa thế hệ của người Việt thể hiện sự hòa thuận, gắn bó cao về
tình cảm theo huyết thống. Các thành viên trong gia đình đa thế hệ có điều kiện giúp
đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ.
Theo nhiều chuyên gia, lợi ích lớn nhất mà tất cả các thành viên sống trong cùng
một mái nhà nhận được là tình cảm. Khi ông bà đến tuổi về hưu, ở nhà giúp con cháu
một số công việc trong gia đình sẽ thấy mình là người có ích hơn. Mặt khác, việc ở
cạnh con cháu cũng giúp người già yêu đời và an tâm hơn. Còn với những người trẻ,
việc sống chung với ông bà sẽ giúp mỗi người phát triển hoàn thiện hơn, sống tình cảm
hơn, biết yêu thương, quan tâm chăm sóc những người lớn tuổi khi họ ốm đau. Việc
sống chung với ông bà cũng giúp những người trẻ giảm được nguy cơ sa đà vào các tệ
nạn xã hội.
Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nhiều thế hệ sẽ được kế thừa và thẩm thấu
được những giá trị truyền thống, đạo đức của gia đình ấy. Khi ra ngoài xã hội, đứa trẻ
biết cách ứng xử với người trên, người dưới. Còn trong một gia đình hạt nhân, khi mà
bố mẹ độ tuổi quá trẻ thì đứa bé được sinh ra sẽ thiếu rất nhiều tri thức sống.
2. Tóm lược các điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện hành và nêu một số
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. 
 Tóm lược các điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện hành.
Thứ nhất, theo cơ sở pháp lý tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Điểm a khoản 1 - điều kiện về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi
trở lên. Tuổi kết hôn là tuổi tròn.
Điểm b khoản 1 - điều kiện về ý chí: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết
định”.
Điểm c khoản 1 -  điều kiện về nhận thức và giới tính: nam nữ khi kết hôn phải là
người không mất năng lực hành vi dân sự. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính.
Thứ hai, cơ sở pháp lý tại TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP; điểm
a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Cấm các hành vi sau đây:
 Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
 Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng.
 Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tuổi kết hôn của nữ là đủ 18 tuổi,
của nam là đủ 20 tuổi. Quy định này đảm bảo sự phù hợp về độ tuổi thành niên, độ tuổi
có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự theo quy định tại Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng
dân sự hiện hành. Mặt khác đã góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn, sự bền vững của hôn
nhân và gia đình cũng như chất lượng sinh sản. Tuy nhiên, việc quy định tuổi kết hôn
chênh lệch của nam và nữ cũng đặt ra vấn đề về bảo đảm bình đẳng giới, về sự đồng bộ
với năng lực hành vi dân sự của người thành niên trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Thực
tiễn áp dụng quy định về tuổi kết hôn cho thấy tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra phổ biến ở
khu vực miền núi, dân tộc thiểu số. 
Về kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời. Quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi áp dụng tại các vùng dân tộc thiểu
số cho thấy tính khả thi còn chưa cao, vẫn còn tình trạng kết hôn cận huyết; có địa
phương còn xảy ra tình trạng nam nữ chỉ kết hôn với những người cùng dòng họ.
Về năng lực hành vi dân sự trong kết hôn. Theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 thì người bị mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn và theo
Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một người chỉ bị mất năng lực hành vi dân sự khi
tòa án tuyên bố. Do đó, trong thực tiễn áp dụng vẫn còn có ý kiến cho rằng, người chưa
bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mặc dù mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác
không làm chủ được hành vi thì vẫn được kết hôn, nhưng khi giải quyết quan hệ nhân
thân có liên quan, một số tòa án lại tuyên bố là việc kết hôn trái pháp luật. 
Về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014 không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng đồng thời
không can thiệp vào việc sống chung giữa họ, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
cũng đã bãi bỏ việc xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi tổ chức lễ cưới, việc
chung sống giữa những người cùng giới tính. Đây là sự tiến bộ lớn trong cả trong nhận
thức và trong áp dụng pháp luật về tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của
người đồng tính nói riêng, cộng đồng người yếu thế nói chung.
(?) Nguồn gốc của việc tảo hôn là xuất phát từ đâu?
(?) Người tâm thần thì bị cấm kết hôn? – Sai. Người bị tâm thần phải bị toà án tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự và có cơ sở giám định pháp y tâm thần  thì bị cấm. Còn nếu bị
tâm thần mà toà án chưa có quyết định thì họ vẫn có thể kết hôn.

3. Xác định người đang có vợ, có chồng. Cho ví dụ về các trường hợp chưa đăng
ký kết hôn cũng được xác định “đang có vợ, có chồng” theo quy định của
pháp luật. 

Theo khoản 4 Điều 2 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì


người đang có vợ hoặc có chồng là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của
họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
 Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà
chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của
họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết (hôn nhân thực
tế);
 Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhưng đã được Tòa án công nhận
quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ
(chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Theo các trường hợp trên, có trường hợp nam nữ chưa đăng ký kết hôn cũng được
xác định là “đang có vợ, có chồng”, đó là sống chung như vợ chồng trước 03/01/1987. Ví
dụ: Cụ thể tại Bản án số 61/2017/HN GIA-ST ngày 30/08/2017 về xin ly hôn của Tòa
nhà nhân dân huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp như sau:

“Bà Huỳnh Thị Ngọc T và ông Đỗ Văn T sống chung từ năm 1983, không có dấu
hôn.
Thời gian đầu ông, bà chung sống hạnh phúc, đến năm 2010 thì phát sinh mâu
thuẫn, nguyên nhân làm bất đồng quan điểm, không còn hòa hợp. Ông T sống không có
trách nhiệm với gia đình, không quan tâm chăm sóc vợ con mà thường xuyên uống rượu
và cờ bạc, khi nói về nhà lại kiếm chuyện chửi mắng đánh vợ con. Bà T đã nhiều lần
khuyên nhủ nhưng ông vẫn không thay đổi mà còn ra tay đánh bà, mặc dù bà đã cố hàn
gắn tình cảm vợ chồng nhưng không thành công. Vợ chồng không còn chung sống từ
năm 2012 đến nay. Nay bà T nhận thấy không còn tình cảm với ông T, hai bên không thể
hàn gắn nên yêu cầu được hôn với ông Đỗ Văn T.

Mặc dù Bà Huỳnh Thị Ngọc T và ông Đỗ Văn T chung sống với nhau không đăng
ký hôn nhân nhưng vẫn chưa xác định đây là hôn nhân hợp pháp, việc ly hôn sẽ kèm theo
quy định của luật hôn nhân gia đình.”

(?) A và B sống chung với nhau như vợ chồng, có con chung và có tài sản chung

1980: A và C lấy nhau

2018: A yêu cầu ly hôn với C.

Xác định vợ hợp pháp của ông C

- Pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn nhân giữa vợ chồng không có đăng ký kết
hôn trước ngày 03/01/1987. Và ông A và bà B đã sống chung với nhau như vợ chồng, có
con chung và có tài sản chung nên ông A và bà B dĩ nhiên là vợ chồng hợp pháp.

- Và pháp luật Việt Nam vẫn bảo vệ lợi ích của hôn nhân 1 vợ 1 chồng, mặc dù có
yếu tố thời gian nhưng C không phải là vợ hợp pháp của ông A

- “Hôn nhân thực tế” là vì điều kiện lịch sử nên họ không có đăng ký kết hôn,
nhưng họ vẫn đảm bảo về yêu cầu nội dung trước ngày 03/01/1987. Điều kiện của “hôn
nhân thực tế”:

 Thời gian: trước 3/1/1987


 Điều kiện kết hôn
 Thoả mã dấu hiệu: có sự chung sống, có sự chứng kiến của làng xã…
 Sống chung “liên tục”

(?) Bà A chung sống với ông B năm 1970 có 2 con chung. Đến năm 1980, bà A
vào miền nam làm ăn và cắt đứt liên lạc với ông B. Đến năm 1987, bà A chung sống với
ông C từ đó đến nay có 3 con chung với ông C. Năm 1985, ông B gặp bà D, vì thấy bà D
lớn tuổi đơn chiếc nên ông B quyết định gán nghĩa vợ chồng với bà D và có 1 con chung.
Đến năm 2017, ông B chết không để lại di chúc, lúc này bà A quay về yêu cầu chia di sản
thừa kế, bà D cũng có yêu cầu chia di sản thừa kế của ông B.
- bà A và ông B không phải là vợ chồng hợp pháp. Vì bà A và ông B không chung
sống “liên tục”, năm 1980 đã bỏ vào miền Nam làm ăn và sống như vợ chồng với C 
“Tiêu hôn thực tế” – Án lệ số 41.

- ông B và bà D là vợ chồng hợp pháp, vì đáp ứng đủ các điều kiện của việc “hôn
nhân thực tế” nên được pháp luật công nhận

 Vậy, Toà án sẽ công nhận bà D, chia di sản cho bà D chứ không chia cho bà A.

(?) Trong mọi trường hợp, nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận? – Sai. Bỏ sót trường hợp “hôn nhân thực tế”

4. Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn (Trà Ngân)
Theo Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một
trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Theo Điều 37 Luật hộ tịch năm 2014: 
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở
trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định
cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt
Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký
kết hôn.”
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ
quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
gồm Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

5. Đường lối giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật? Phân tích các
trường hợp ngoại lệ thừa nhận kết hôn trái pháp luật trên cơ sở pháp lý. 
 Đường lối giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

Dựa trên nguyên tắc, nếu kết hôn mà phạm vào một trong các điều kiện kết hôn sẽ
bị Tòa án nhân dân ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Chi tiết việc ban hành
quyết định hủy kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

Cơ sở pháp lý tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số


01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:

“1. Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa
án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận
quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình để
quyết định.”
“3. Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai
bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn
nhân và gia đình thì thực hiện như sau:

a) Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn
trái pháp luật;

b) Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì
Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này thì Tòa án áp
dụng quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả pháp
lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật. 

 4. Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định
của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn
nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết
yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối
với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền
Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy
chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa
án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam
tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác.”

 Phân tích các trường hợp ngoại lệ thừa nhận kết hôn trái pháp luật trên cơ sở
pháp lý:
Thứ nhất, kết hôn không tuân theo chế độ một vợ một chồng:
Căn cứ cơ sở pháp lý tại khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Trường hợp này vẫn được chấp thuận nếu cán bộ trong Nam ra miền Bắc tập kết
từ 1954. Tuy đã có vợ/chồng ở miền Nam nhưng vẫn lấy vợ/chồng ở miền Bắc thì sẽ áp
dụng hướng giải quyết theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân
tối cao về “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra
Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”. Trong đó, cán bộ, bộ đội mà đã có vợ/chồng trong Nam
ra miền Bắc tập kết từ 1954 và lấy vợ/chồng ở miền Bắc (từ 20/7/1954 đến 25/3/1977) thì
quan hệ hôn nhân ở cả hai miền Nam và Bắc đều cùng được công nhận.
Ví dụ: Năm 1940, ông A kết hôn với bà B ở miền Nam nhưng 1954 ông A ra miền
Bắc tập kết và sau đó lấy bà C làm vợ vào năm 1970. Lúc này, quan hệ hôn nhân của ông
A với bà B hay ông A với bà C đều được thừa nhận.
Thứ hai, kết hôn mà tại thời điểm kết hôn hai bên tham gia kết hôn không đủ điều
kiện kết hôn nhưng vào thời điểm Tòa án giải quyết thì đã đủ điều kiện:
Trường hợp 1: Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn
nhân:
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, điểm a
khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Trường hợp này xảy ra khi tại thời điểm kết hôn, cả hai bên tham gia kết hôn
không đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó lại đáp ứng được các điều kiện về kết hôn quy
định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu
Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân
đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.
Ví dụ: Ngày 27/5/2009, chị A bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Ngày 30/9/2009, chị A kết hôn với anh B. Ngày 12/8/2012, Tòa án quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố chị A mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 12/02/2015, Tòa án mở
phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tại phiên họp, chị A và anh
B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn
khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của chị A và anh B kể từ thời điểm
chị A không còn bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật.
Trường hợp 2: Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc
có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên
kia không có yêu cầu:
Cơ sở pháp lý quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Trường hợp này xảy ra một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn
còn bên kia không có yêu cầu. Lúc này, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn. Trong đó,
quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải
quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản,
nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện
kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến
thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014.
Ví dụ: Anh A sinh ngày 30/12/1996, chị B sinh ngày 23/01/1999. Ngày
06/02/2017, anh A và chị B đăng ký kết hôn. Ngày 25/9/2017, Tòa án mở phiên họp giải
quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tại phiên họp, anh A và chị B đều yêu cầu
ly hôn, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Tức là Tòa đã công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị B từ thời điểm hai người có
đủ điều kiện kết hôn và chung sống như vợ chồng. Sau này khi cả hai yêu cầu ly hôn thì
Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn giữa vợ và chồng. 

6. Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và hậu quả pháp lý của hành vi chung
sống như vợ chồng? Phân tích các trường hợp nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng đồng thời vi phạm điều kiện kết hôn và trách nhiệm dân sự,
hình sự và hành chính có thể được xác định. (Khánh Linh)
 Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
Thứ nhất, đối với quy định cũ:
Các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn: Tại khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (Luật Hôn nhân
và gia đình 1986 có hiệu lực) thì pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng dù không đăng ký
kết hôn.
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn
trong thời hạn hai năm.
Từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu chưa đăng ký kết hôn thì pháp
luật không công nhận họ là vợ chồng.
Thứ hai, đối với quy định mới:
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là
việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Như vậy, chỉ khi thực hiện xong thủ tục và có Giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn thì mối quan hệ chung sống như vợ chồng mới được pháp
luật thừa nhận, bảo vệ. Qua đó, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận. Mối quan hệ này cũng
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau.
Trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ
chồng (theo Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Hậu quả pháp lý về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn được ghi nhận ở Điều 14, 15 và 16 của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014. Tại đó:
 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn;
 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài
sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn.

 Các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng đồng thời vi
phạm điều kiện kết hôn và trách nhiệm dân sự, hình sự và hành chính có thể
được xác định: 
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về Điều kiện kết
hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Qua đó, bản án 04/2019/HNGĐ-ST ngày 24/10/2019 về tranh chấp hôn nhân và
gia đình có thể được xem là ví dụ về trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng đồng thời vi phạm điều kiện kết hôn. Cụ thể như sau:
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến như sau: “Chị Giàng Thị N và
anh Vàng A C chung sống với nhau như vợ chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn là hành vi
“tảo hôn”, vi phạm khoản 8 điều 3; điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.” do ở Bản
tự khai ngày 02/08/2019 do nguyên đơn Giàng Thị N trình bày có đề cập đến việc hai anh
chị tổ chức đám cưới vào tháng 11/2017 nhưng đến thời điểm ghi Bản tự khai vẫn chưa
đăng ký kết hôn do anh Vàng A C chưa đủ tuổi. Như vậy việc hai anh chị chung sống với
nhau như vợ chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn thuộc trường hợp bị cấm, đồng thời vi phạm
điều kiện kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014. 
Về trách nhiệm hình sự: do cả hai đã trên 16 tuổi nên không vi phạm trách nhiệm
hình sự

7. Phân tích một số câu nhận định. 


Nhận định 1: Khi vợ/chồng của một người bị Tòa án tuyên bố mất tích bằng một
quyết định có hiệu lực pháp luật thì vợ/chồng của người đó có quyền đăng ký kết
hôn với người khác.
Trả lời: 
Đây là nhận định sai.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về
việc “Ly hôn theo yêu cầu của một bên”: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị
Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
Như vậy, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích bằng 01
bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật thì vẫn không làm chấm dứt quan hệ hôn
nhân của họ. Mà đây chỉ là 01 trong các căn cứ để vợ/chồng của người bị Tòa án tuyên
bố mất tích có thể yêu cầu Tòa án cho ly hôn. Sau khi được Tòa án giải quyết ly hôn xong
thì vợ/chồng của người đó mới được đăng ký kết hôn với người khác.

Nhận định 2: Người đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác
là kết hôn trái pháp luật.
Trả lời: 
Đây là nhận định sai.
Kết hôn trái pháp luật là việc người vợ/chồng khi đăng ký kết hôn không đáp ứng
đủ các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đồng thời, nếu việc kết hôn rơi vào các trường hợp tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thì
được xem là kết hôn trái pháp luật.
Tuy nhiên, một người đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với một
người khác thì không phải kết hôn trái pháp luật mà là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ
một chồng theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Nếu
sau đó vẫn tái phạm và duy trì mối quan hệ chung sống với người khác như vợ chồng thì
có thể sẽ bị cấu thành tội phạm xâm phạm hôn nhân và gia đình theo Điều 182 Bộ luật
Hình sự năm 2015.

Nhận định 3: Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ông
bà phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.
Trả lời:
Đây là nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: 
“1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục
cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên,
cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều
105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.”
Căn cứ theo quy định trên về quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu,  ông bà
chỉ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cháu trong trường hợp cha mẹ không
thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con với điều kiện cháu phải là người chưa thành
niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc cháu đã thành niên
nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình.
Tóm lại, không phải mọi trường hợp khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng
được cho con thì ông bà đều phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.

Nhận định 4: Nam nữ sống chung như vợ chồng trước năm 2001 không vi phạm
điều kiện kết hôn thì luôn được xem là hôn nhân thực tế
Trả lời: 
Đây là nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
ngày 3/01/2001.
Pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà
chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn được khuyến khích đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp
nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001 thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm và cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003, nếu chưa đăng ký kết
hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
Thứ hai, kể từ sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không
công nhận quan hệ vợ chồng;
Thứ ba, kể từ sau ngày 01/01/2003 mới đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng chỉ
được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/01/2001 quy định: “Nam nữ được coi là sống chung
với nhau như vợ chồng nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức lễ cưới
khi về chung sống với nhau; Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên
hoặc hai bên) chấp nhận; Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức
chứng kiến; Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây
dựng gia đình”. 
Như vậy, việc nam nữ chung sống như vợ chồng trước năm 2001 không vi phạm
điều kiện kết hôn thì không được mặc nhiên xem là hôn nhân thực tế mà còn cần đảm bảo
thỏa các điều kiện được liệt kê trong quy định nêu trên thì mới được công nhận là hôn
nhân thực tế

II. Tình huống


2.1. Anh Tuấn và chị Lâm kết hôn năm 2002. Năm 2008, chị Lâm sang Thái Lan du
lịch sau đó tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành nam giới. Ngỡ
ngàng trước sự đổi thay của vợ ngày trở về và mất hết hy vọng vào hôn nhân (việc
chị Lâm chuyển giới anh Tuấn không biết trước), anh Tuấn đã nộp đơn yêu cầu Tòa
án có thẩm quyền hủy việc kết hôn của anh và chị Lâm với nguyên do, quan hệ vợ
chồng cùng giới tính. Theo anh, chị, cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của anh
Tuấn thế nào, tại sao? (Yên Chi). 
Để giải quyết trường hợp này, trước tiên chúng ta phải phân tích quan hệ hôn nhân
của anh Tuấn - Chị Lâm và việc chuyển đổi giới tính của chị Lâm liệu có được pháp luật
công nhận không. 
Thứ nhất, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng
ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể vi phạm về độ
tuổi, về ý chí, vi phạm các trường hợp cấm kết hôn do pháp luật quy định, không thỏa
mãn Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Như vậy, trong trường hợp của
anh Tuấn và chị Lâm thì việc kết hôn của họ vào năm 2002 là hợp pháp và được pháp
luật thừa nhận. 
Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về chuyển đổi giới tính tại Điều 37.
Tuy nhiên, việc chị Lâm sang Thái Lan và tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính là
vào năm 2008. Vì vậy, chúng ta phải dựa theo Bộ luật Dân sự hiện hành tại thời điểm lúc
bấy giờ để giải quyết vụ việc, tức là áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005. Khác với Bộ luật
Dân sự hiện hành, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa thừa nhận về quyền nhân thân của
người chuyển đổi giới tính, người xác định lại giới tính. Vì vậy, trên thực tế, chị Lâm vẫn
mang giới tính nữ về mặt pháp lý và việc chuyển đổi giới tính của chị không được pháp
luật hiện hành lúc bấy giờ công nhận và quan hệ hôn nhân giữa anh Tuấn và chị Lâm vẫn
hợp pháp. 
Như vậy, có thể thấy quan hệ hôn nhân giữa anh Tuấn và chị Lâm là hoàn toàn
hợp pháp và việc chuyển đổi giới tính của chị Lâm không được pháp luật công nhận.
Trên thực tế thì quan hệ hôn nhân giữa chị Lâm và anh Tuấn không rơi vào trường hợp
kết hôn trái pháp luật, cụ thể là trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tính. Như
vậy, đơn yêu cầu hủy việc kết hôn của anh Tuấn và chị Lâm, với nguyên do quan hệ vợ
chồng của giới tính, do anh Tuấn gửi lên Tòa án có thẩm quyền là không hợp lệ và Tòa
án có quyền từ chối đơn yêu cầu này. 

(?) Kết hôn trái pháp luật là gì? – Có hình thức mà không có nội dung. Xác định về mặt
nội dung vào thời điểm đăng ký kết hôn, chứ không phải tại thời điểm xảy ra tranh chấp.
(?) Anh Tuấn phải làm sao? - Nếu thoả thuận được vứoi chị Lâm thì yêu cầu ly hôn, nếu
không thì yêu cầu Toà án đơn phương ly hôn.
(?) Nếu sự việc xảy ra sau 2015 thì sao? - Vẫn không huỷ được. Mặc dù BLDS năm 2015
và Luật căn cước công dân thì họ chấp nhận việc thay đổi giới tính và thay đổi giứoi tính
trên căn cước công dân. Nhưng toà án vẫn có thể từ chối đơn yêu cầu, vì pháp luật chỉ
bảo vệ chế định hôn nhân giữa nam và nữ, nếu chị Lâm thay đổi thành giới tính nam thì
Toà án có quyền không xét xử.

2.2. Duy Luân


Năm 2017, anh Thuận (sinh năm 1978) kết hôn với chị Nga (sinh năm 2000).
Sau hai năm xác lập quan hệ vợ chồng, sức khỏe anh Thuận suy kiệt. Kết quả xét
nghiệm từ cơ sở y tế cho thấy anh Thuận bị nhiễm HIV mà nguồn bệnh anh bị lây
nhiễm là từ vợ anh – chị Nga.
Tháng 7/2020, anh Thuận chết.
Tháng 12/2020, con đẻ anh Thuận với người vợ trước của anh (đã ly hôn) là Hằng
yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn của anh Thuận và chị Nga với lý do việc kết hôn
này trái pháp luật.
Theo các anh (chị) Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao?

Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật: Năm 2017, anh Thuận 39 tuổi và chị Nga
17 tuổi. Có thể thấy, quan hệ vợ chồng của hai anh chị đã vi phạm điều kiện về độ tuổi
theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Xét về ý chí của các bên, anh Thuận và chị Nga là tự nguyện kết hôn. Việc chị
Nga bị HIV anh Thuận có thể biết  hoặc có thể không biết.
Xét về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, con đẻ của
anh Thuận với người vợ đã ly hôn là hợp pháp theo khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014.
Tháng 12 năm 2020, chị Nga đã 20 tuổi (đủ tuổi kết hôn theo luật định). Tức hai
bên đã đủ điều kiện kết hôn. 
Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn
nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 và khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP như sau:
 Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì
Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên
kết hôn có đủ điều kiện kết hôn;
 Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một
bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn
còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái
pháp luật.
Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly
hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trường hợp trên, pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp huỷ hôn khi
một bên vợ hoặc chồng chết. Nhưng theo Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014,
thì Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

2.3. Thu Ngân


Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc kết hôn bị cấm trong
trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng. Ông Hoàng và bà Anh kết hôn năm 1990,
đến năm 2002 chưa ly hôn nên ông bà vẫn là vợ chồng.
Theo Thông tư 35/2000/QH10, việc khẳng định ông Hoàng, bà Xuân là vợ chồng
vì họ thuộc trường hợp hôn nhân thực tế là không đúng, vì họ không có đủ điều kiện kết
hôn do ông Hoàng vẫn đang trong quan hệ hôn nhân với bà Anh. Vì vậy hôn nhân giữa
ông Hoàng và bà Xuân là hôn nhân trái pháp luật.
Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bà Anh có
quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn của ông Hoàng bà Xuân. Việc đăng ký kết hôn của ông
Hoàng bà Xuân sẽ bị huỷ căn cứ vào Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và
Điều 2, 3, 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
2.4. Trà ngân
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án tuyên bố bà
Duyên mất tích nên ông Giang được quyền đơn phương ly hôn với bà Duyên. Phán quyết
ly hôn này có hiệu lực ngày 26/7/2015.
Tuy nhiên, vào ngày 28/3/2014, Uỷ ban nhân dân xã G, huyện E, tỉnh BT đã cấp
giấy chứng nhận kết hôn cho ông Giang và bà Tuyết. Thời điểm này ông Giang vẫn đang
còn trong mối quan hệ vợ chồng với bà Duyên nên việc kết hôn với bà Tuyết được xem
là kết hôn trái pháp luật theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014.
Tháng 9 năm 2019, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện E yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh
BT huỷ hôn giữa ông Giang và bà Tuyết. Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014, tại thời điểm này, ông Giang đã chính thức hoàn tất thủ tục ly hôn với bà
Duyên nên được phép kết hôn với bà Tuyết. 
Tuy nhiên do ông Giang đã yêu cầu giải quyết ly hôn, bà Tuyết yêu cầu thừa nhận
hôn nhân nên không thoả khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Như vậy, Tòa án có thẩm quyết sẽ giải quyết việc ly hôn giữa ông Giang và và
Tuyết đồng thời phân chia tài sản trong quá trình sống chung của cả hai theo Điều 16
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

2.5. Kim Ngân 


 Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu (hủy việc kết hôn giữa ông Ngon và
bà Mùi) của bà Bông như thế nào? Vì sao?
Chỉ công nhận quan hệ hôn nhân thực tế đối với quan hệ sống chung của ông
Ngon và bà Mùi và không công nhận quan hệ hôn nhân của ông Ngon và bà Bông. Về cơ
sở pháp lý, hiện nay việc nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước năm 1987
được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Nghị quyết số 35/2000/QH10
ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT TANDTC - VKSNDTC - BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị
quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình. Theo đó, Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều khoản chuyển tiếp
quy định: “1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu
lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết. 2.
Đối với vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực
mà chưa giải quyết thì áp dụng thủ tục theo quy định của Luật này. 3. Không áp dụng
Luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án
đã giải quyết theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình trước ngày Luật này
có hiệu lực”.
Do vậy, vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn trước
năm 1987 được giải quyết theo quy định tại điểm a Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10
ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau: “Trong
trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến
khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải
quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”.
Do đó, căn cứ vào những phân tích ở trên thì có thể xác định việc chung sống như
vợ chồng giữa ông Ngon và bà Mùi được công nhận là quan hệ hôn nhân thực tế và được
pháp luật bảo vệ. Bởi lẽ, dù không có đăng ký kết hôn, ông Ngon và bà Mùi thực sự có
chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình từ năm 1982
và ông Ngon tiếp tục chung sống kéo dài cùng bà Mùi và bà Bông kể cả sau khi đã kết
hôn với bà Mùi.
Đối với quan hệ giữa ông Ngon và bà Mùi, mặc dù có Giấy chứng nhận kết hôn,
quan hệ hôn nhân thực tế của ông Ngon với bà Bông vẫn chưa chấm dứt nên quan hệ
giữa ông Ngon và bà Mùi không được công nhận. Nói cách khác, quan hệ giữa ông Ngon
và bà Mùi chỉ được công nhận là hôn nhân thực tế trong trường hợp quan hệ hôn nhân
thực tế giữa ông Ngon và bà Bông đã chấm dứt, tức là ông Ngon phải không còn chung
sống với bà Bông kể từ khi ông Ngon chung sống với bà Mùi. Điều này cũng được ghi
nhận trong Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế.
Tóm lại, quan hệ hôn nhân của ông Ngon và bà Bông được thừa nhận nên quan hệ
của ông Ngon và bà Mùi đã vi phạm khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000. Vì vậy, quan hệ hôn nhân của ông Ngon và bà Mùi không được công nhận. Vì lẽ
đó, vào năm 2019, bà Bông (với tư cách là vợ của ông Ngon) hoàn toàn có thể yêu cầu
Tòa hủy việc kết hôn giữa ông Ngon và bà Mùi bởi bà là một trong những chủ thể có
thẩm quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái
pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc
đăng ký kết hôn (trong trường hợp này là UBND xã KL, huyện NĐ, tỉnh NA nơi bà Mùi
đăng ký tạm trú) để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ
chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 

 Nếu ông Ngon và bà Mùi tranh chấp tài sản và không thỏa thuận được về
quyền lợi con chung thì Tòa án phải giải quyết các vấn đề này ra sao cho phù
hợp với tinh thần pháp luật, biết rằng ông Ngon và bà Mùi có con chung là
Quang (4.12.2013) và hai bên có khối động sản chung trị giá 1.9 tỷ.

Cần phải xét đến lúc ông Ngon và bà Mùi ly hôn thì Quang đã được bao nhiêu
tuổi, giả sử lúc bà Bông đệ đơn cho Tòa án yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của
ông Ngon và bà Mùi thì Tòa thực hiện giải quyết ngay vào năm 2019 thì lúc này Quang
chỉ mới 6 tuổi nên chưa thể tự đưa ra quyết định nên chọn cha hay mẹ làm người nuôi
dưỡng. Trong trường hợp này, nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì
Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho cha hoặc mẹ nuôi
dưỡng.
Giả sử ông Ngon và bà Mùi không có thỏa thuận nào về chế độ tài sản thì Tòa án
phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, Tòa án
sẽ áp dụng hướng xử lý như sau:
Đối với trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn
bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi
ly hôn.Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có
tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
(1) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
(2) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
(3) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để
các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
(4) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

2.6 Khánh Linh


Anh Tâm định cư tại Cộng hoà liên bang Đức từ năm 2000. Năm 2013, trong
chuyến về thăm quê hương, anh Tâm cùng chị Trà (sinh ngày 12/9/1988) quyết định “kết
nghĩa vuông tròn”. Ngày 07.08.2015, Ủy ban nhân dân phường T, quận Y thành phố H
nơi chị Trà cư trú đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho anh Tâm và chị Trà.
Tháng 11 năm 2016, anh Tâm bàn với chị Trà mua nhà số 11/6 đường TH, phường
T, quận Y trị giá 2,7 tỷ đồng. Do hai bên chỉ có số tiền chung là 100 triệu đồng nên anh
Tâm nhờ thân nhân chuyển từ nước ngoài về số ngoại tệ của anh - tương đương 2,6 tỷ
đồng để mua nhà này (có chứng cứ xác định việc chuyển tiền qua ngân hàng vào tài
khoản ngoại tệ của anh Tâm mở tại Việt Nam).
Năm 2019, do việc chung sống phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, anh Tâm yêu cầu
Tòa án giải quyết cho ly hôn và phân định tài sản.
Từ góc độ pháp lý, anh, chị hãy phân tích và lý giải đường hướng xử của Tòa án
có thẩm quyền trước yêu cầu của anh Tâm, biết rằng trong quá trình tố tụng:
i) Chị Trà có nguyện vọng công nhận hôn nhân;
ii) Anh Tâm và chị Trà tranh chấp nhà số 11/6 đường TH, phường T, quận Y hiện do chị
Trà đứng tên và trên thực tế, anh Tâm có đồng ý để chị Trà đứng tên trên Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà.

Về quan hệ hôn nhân của anh Tâm và chị Trà: 


Quan hệ hôn nhân của anh Tâm và chị Trà là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài do anh Tâm đã định cư ở Đức từ năm 2000 do đó anh thuộc trường hợp người Việt
Nam định cư ở nước ngoài theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài do
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện. Nhưng cơ quan
cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho anh Tâm và chị Trà lại là Ủy ban nhân dân phường T,
quận Y thành phố H nơi chị Trà cư trú. Do đó việc hai anh chị kết hôn là không đúng
theo quy định của pháp luật.
Theo nhóm, Tòa nên giải quyết vụ việc như sau: 
Về yêu cầu ly hôn của anh Tâm: Anh Tâm có yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly
hôn thì theo khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Tòa án áp
dụng Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tuyên bố không công nhận quan hệ
hôn nhân giữa họ đồng thời hủy Giấy chứng nhận kết hôn và thông báo cho cơ quan hộ
tịch đã đăng ký kết hôn để xử lý theo quy định tại Điều 13 của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014.
Về yêu cầu phân định tài sản của anh Tâm: 
 Do anh Tâm còn yêu cầu Tòa án phân định tài sản thì quan hệ tài sản sẽ
được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 (cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP);
 Theo khoản Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản của
anh Tâm và chị Trà sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của giữa các bên
hoặc theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật
có liên quan;
 Trong trường hợp không thể giải quyết theo thỏa thuận thì áp dụng khoản 1
Điều 219 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về Chia tài sản thuộc sở hữu
chung:  “1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu
chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu
chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở
hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có
quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung
không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có
quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu
chung có thỏa thuận khác”.
Sở hữu chung của cả hai là 100 triệu đồng do đó mỗi người sở hữu 50 triệu đồng
vì công sức đóng góp của hai người là ngang nhau. Trong tình huống này, căn nhà không
thể chia được theo hiện vật nên chị Trà có thể bán phần sở hữu của mình cho anh Tâm. 
Còn 2.6 tỷ còn lại góp tiền mua căn nhà là tài sản riêng của anh Tâm do anh  có
chứng cứ xác định việc chuyển tiền qua ngân hàng vào tài khoản ngoại tệ của anh Tâm
mở tại Việt Nam.
Về nguyện vọng công nhận hôn nhân của chị Trà, theo Điều 13 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 thì sau khi Tòa án tuyên bố hủy Giấy chứng nhận kết hôn (do anh
Tâm yêu cầu) thì chị có thể bàn lại với anh Tâm để giải quyết. Nếu sau đó hai người còn
muốn tiếp tục hôn nhân thì cả hai có thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban
nhân dân quận Y thành phố H) để đăng ký.

III. Bản án 


1. Bản án 04/2019/HNGĐ-ST
 Tóm tắt Bản án.
Chủ thể của quan hệ tranh chấp trong bản án về “Huỷ kết hôn trái pháp luật, giải
quyết việc nuôi con chung” là vợ chồng chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B. Trong quá
trình sinh sống chị A và anh B xảy ra nhiều mâu thuẫn nên chị A có đơn khởi kiện yêu
cầu huỷ kết hôn trái pháp luật, nhưng anh B cho rằng hôn nhân giữa anh chị là hợp pháp.
Năm 2008 anh chị kết hôn khi chị B chưa đủ tuổi kết hôn, năm 2014 tiếp tục đăng ký kết
hôn lần hai mà không khai tình trạng hôn nhân, bên cạnh đó giấy kết hôn 2014 còn sai
năm sinh của anh B. Căn cứ vào Điều 10, 11, 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,
điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
ngày 06/01/2016, Tòa tuyên hủy kết hôn trái pháp luật giữa chị A và anh B.

Bình luận đường lối giải quyết vụ án của Tòa án các cấp trên cơ sở áp dụng

pháp luật về căn cứ huỷ hôn.
Về tuổi kết hôn, theo Giấy chứng nhận kết hôn số 59 ngày 07/7/2008 xác định khi
kết hôn chị A, sinh ngày 27/12/1992 chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (15 tuổi 06 tháng 10
ngày). Vì vậy vậy việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường T, thành phố C, tỉnh
C năm 2008 đã vi phạm điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
(khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), không đủ điều kiện được xem là
đăng ký kết hôn hợp pháp. Còn về các điều kiện khác để đăng ký kết hôn tại khoản 1
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chị A và anh B thỏa mãn. Đầu tiên, việc
kết hôn là do cả hai tự nguyện quyết định, cụ thể: “Chị kết hôn với anh Đoàn Văn B kết
hôn trên cơ sở tự nguyện, không bị ai ép buộc…” - nguyên đơn trình bày. Ở thời điểm
đăng ký kết hôn cả hai không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, việc kết hôn của
chị A và anh B không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Về tính hợp pháp của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân phường
T đã không xác minh tình trạng hôn nhân dẫn đến thực hiện đăng ký kết hôn và cấp Giấy
chứng nhận kết hôn số 09 ngày 10/3/2014 trong khi chị A và anh B vẫn còn tồn tại giấy
đăng ký kết hôn số 59 ngày 07/7/2008 mà chưa được xử lý việc kết hôn trái pháp luật
đồng thời có nhầm lẫn năm sinh của B. Có thể thấy, cả hai lần cấp Giấy chứng nhận kết
hôn cho chị A và anh B đều không đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nhận định
của Toà án “quan hệ hôn nhân giữa chị Trần Thị A và anh Đoàn Văn B là quan hệ không
hợp pháp do vậy không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ” là hợp lý.
Về tình trạng hôn nhân, sự mâu thuẫn và việc sống ly thân của chị A và anh B
cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định rõ quan hệ hôn nhân. Sự mâu thuẫn và
không hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng có thể là căn cứ để đưa ra quyết định hủy kết
hôn bởi đây là dẫn chứng thể hiện ý chí muốn ly hôn của cả hai bên. 
Ngoài ra, trong trường hợp này, chị A yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, còn
anh B “nhất trí ly hôn với chị A”. Từ đó, ta cũng có thể căn cứ theo các cơ sở pháp lý sau
đâu. Trước hết, khoản 1 Điều 12 Luật Hôn nhân gia đình 2014, “Khi việc kết hôn trái
pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”. Bên cạnh đó,
tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BTP: “Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu
cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có
yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.”, phù hợp với hướng giải
quyết của Tòa án. 
Như vậy, từ điều kiện để đăng ký kết hôn đến giấy chứng nhận kết hôn giữa chị A
và anh B đều không hợp pháp nên có thể kết luận quan hệ vợ chồng giữa họ không hợp
pháp. Vì thế, dựa trên các căn cứ huỷ hôn trên, đường lối giải quyết vụ án của Tòa án các
cấp trên cơ sở áp dụng pháp luật là hoàn toàn thuyết phục, đảm bảo được quyền và lợi ích
của các bên. 

 Bình luận đường lối giải quyết vụ án của Tòa án các cấp trên cơ sở áp dụng
pháp luật về chủ thể yêu cầu huỷ hôn.

Đường lối giải quyết vụ án của Tòa là hợp lý. Căn cứ tại Khoản 2 Điều 10 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về “Người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái
pháp luật” thì chị Trần Thị A có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do đã vi
phạm vào khoản a Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về “Điều kiện
kết hôn” vì khi thực hiện việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường T, thành phố
C, tỉnh C thì chị Trần Thị A vẫn chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (15 tuổi 06 tháng 10 ngày).
Đồng thời, Ủy ban nhân dân phường T đã không xác minh tình trạng hôn nhân dẫn đến
thực hiện đăng ký kết hôn năm 2014 trong khi chị A và anh B vẫn còn tồn tại giấy đăng
ký kết hôn số 59 ngày 07 tháng 7 năm 2008 mà chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý
việc kết hôn trái pháp luật đồng thời có nhầm lẫn năm sinh của anh Đoàn Văn B, ghi
đúng anh B sinh năm 1986. Chính vì vậy, quan hệ hôn nhân giữa chị Trần Thị A và anh
Đoàn Văn B là quan hệ hôn nhân không hợp pháp và được xử lý theo quy định tại Điều
11, Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

 Bình luận đường lối giải quyết vụ án của Tòa án các cấp trên cơ sở áp dụng
pháp luật về thẩm quyền giải quyết. 
Về thẩm quyền giải quyết việc kết hôn trái pháp luật, theo khoản 1 Điều 11 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: “Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.” Đối
chiếu với pháp luật về tố tụng dân sự, Điều 29 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng nêu
rõ về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án, trong đó tại
khoản 1 và của Điều này có quy định rõ: “Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Cụ
thể hơn, tại điểm g khoản 2 Điều 39 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định rõ như sau:
“Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;”. 
Về thẩm quyền giải quyết việc nuôi con chung khi hủy kết hôn trái pháp luật,
khoản 7 Điều 28 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định rằng các tranh chấp về nuôi
con của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi
hủy kết hôn trái pháp luật thuộc về thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 
Từ những quy định, ta có thể thấy thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái
pháp luật và giải quyết việc nuôi con chung thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi
đăng ký kết hôn trái pháp luật. Chẳng hạn việc đăng ký kết hôn diễn ra tại xã H huyện T
thì khi có yêu cầu giải quyết việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và giải quyết
việc nuôi con chung, Toà án nhân dân huyện T là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Với trường hợp bản án 04/2019/HNGĐ-ST thì chị A và anh B đã đăng ký kết hôn
tại Ủy ban nhân dân phường T, thị xã C (nay là thành phố C), tỉnh C theo Giấy chứng
nhận kết hôn số 59, Quyển số 01/2008 ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
phường T, thị xã C (nay là thành phố C), tỉnh C. Đến năm 2014 do mất giấy đăng ký kết
hôn năm 2008 nên chị và anh B tiếp tục đi đăng ký kết hôn lần hai mà không khai tình
trạng hôn nhân tại Ủy ban nhân dân phường T, thành phố C, tỉnh C nên được cấp Giấy
chứng nhận kết hôn số 09, Quyển số 01/2014 ngày 10 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân phường T, thành phố C, tỉnh C. Cả hai lần đăng ký kết hôn của chị A và anh B
đều trái pháp luật và được đăng ký tại Ủy ban nhân dân phường T, thành phố C (trước
đây là thị xã C), tỉnh C. Vụ án của chị A và anh B là vụ án Hôn nhân và gia đình tranh
chấp về việc: “Hủy kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc nuôi con chung”.
Do đó, căn cứ vào các cơ sở pháp lý đã phân tích ở trên là khoản 1 Điều 11 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 và khoản 7 Điều 28, khoản 1 Điều 29, điểm g khoản 2
Điều 39 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì có thể khẳng định thẩm quyền giải quyết yêu
cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và giải quyết việc nuôi con chung của chị A và anh B
thuộc về Tòa án nhân dân Thành phố C, tỉnh C. 
Do đó, tại mục [1] phần Nhận định của Tòa án trong bản án 04/2019/HNGĐ-ST,
việc Tòa án nhân thành phố C tỉnh C nhận định: “Đây là vụ án Hôn nhân và gia đình
tranh chấp về việc: “Hủy kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc nuôi con chung” nên
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân
sự” là phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, đường lối giải quyết vụ án của Tòa
án các cấp trên cơ sở áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết là hoàn toàn hợp lý và
đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

 Bình luận đường lối giải quyết vụ án của Tòa án các cấp trên cơ sở áp dụng
pháp luật về hậu quả pháp lý việc huỷ kết hôn trái pháp luật về nhân thân và
con chung. 
Thứ nhất, theo Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,
Về quan hệ nhân thân: khi Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật, nam nữ phải
chấm dứt quan hệ vợ chồng và tùy thuộc vào từng điều kiện họ có thể kết hôn với nhau
hoặc không được phép.
Về quyền lợi con chung: giải quyết như ly hôn.
Về quan hệ cấp dưỡng: dựa trên sự tự nguyện không bắt buộc.
Vậy, quyết định của Toà án khi ra quyết định huỷ kết hôn trái pháp luật và chấm
dứt quan hệ vợ chồng giữa bà Trần Thị A và ông Đoàn Văn B là hoàn toàn hợp lý và
đúng với pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, việc áp dụng thêm Điều 5 Luật Tố tụng Dân
sự năm 2015 cũng hết sức thỏa đáng để ghi nhận sự thỏa thuận nuôi con chung, và cấp
dưỡng đối với con Đoàn Thị L và Đoàn Văn K. 
Thứ hai, theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha mẹ hoàn
toàn có quyền tự thoả thuận với nhau về việc nuôi con chung. Thế nhưng tại thời điểm
xét xử, con chung Đoàn Thị L đã đủ 7 tuổi nên cần phải xem xét đến nguyện vọng của
con. Nhưng trong bản án lại không đề cập đến ước muốn được sống cùng với cha hoặc
mẹ, mà chỉ thể hiện ý chí của bà Trần Thị A và ông Đoàn Văn B.

2. Quyết định giám đốc thẩm Số: 04/2021/HNGD-GĐT về “Yêu cầu huỷ việc kết
hôn trái pháp luật” ngày 07/7/2021 của Toà án nhân dân Tối cao.
 Tóm tắt bản án: 
Người yêu cầu giải quyết sự việc dân sự trong bản án số 04/2021/HNGĐ-GĐT về
“Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật” là bà Nguyễn Thị S, những người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Bá H, bà Nguyễn Thị L và UBND thành phố M, tỉnh
Quảng Ninh. Cụ thể, bà S và ông H có chung sống, tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn
với nhau ngày 23/11/1980 và có 03 người con chung. Trường hợp của vợ chồng bà S,
ông H được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế. Năm 2011, ông H ngoại tình với bà
L nên quan hệ vợ chồng giữa ông H và bà S xảy ra mâu thuẫn, bất hòa. Nay bà S biết
được ông H và bà L đã đăng ký kết hôn ngày 17/02/2017 tại UBND thành phố M, tỉnh
Quảng Ninh. Do đó, bà S yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh hủy việc kết hôn trái
pháp luật giữa ông H và bà L. Căn cứ cơ sở pháp lý tại Điểm a Điều 3 Nghị quyết số
35/2000/NQ-QH10, Điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP và Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP, Tòa chấp nhận đơn yêu cầu của bà Nguyễn Thị S, công
nhận quan hệ hôn nhân giữa bà S, ông H và tuyên hủy kết hôn trái pháp luật giữa ông H
và bà L.

 Bình luận về việc áp dụng pháp luật hôn nhân thực tế. 
Ông H và bà S đã thực hiện đăng ký kết hôn năm 1980. Từ năm 2011, Ông H đã
có quan hệ ngoại tình với người khác trong giai đoạn hôn nhân và đã đăng ký kết hôn với
bà L đồng thời có những hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bà S. 
Theo đó bà S đã yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa ông H và bà L
nhưng do không chứng minh được quan hệ hôn nhân của mình với ông H vì UBND
phường P đã không còn lưu trữ trường hợp đăng ký kết hôn giữa hai người. Nếu xét về
mặt pháp lý, bà S bị bất lợi hoàn toàn vì không có căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. 
Tuy nhiên Toà án đã áp dụng pháp luật hôn nhân thực tế để giải quyết vụ việc.
Theo đó Toà đã thu thập các biên bản xác minh và lời khai của những người làm chứng
về việc ông bà đã sống chung như vợ chồng, đồng thời xác nhận thông qua Bản chứng
thực bản sao sổ khai sinh con của ông H và bà S và Bản sao sổ hộ khẩu.
Theo điểm d Mục 2 TTLT số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
3/01/2001 quy định: “Nam nữ được coi là sống chung với nhau như vợ chồng nếu họ có
đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và thuộc
một trong các trường hợp sau: Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; Việc họ về
chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc hai bên) chấp nhận; Việc họ về chung
sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; Họ thực sự chung sống với
nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.
Theo điểm b khoản 4 Điều 2 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
quy định người được coi là đang có vợ, chồng gồm: “Người xác lập quan hệ vợ chồng
với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn hoặc chưa ly hôn hoặc
không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã
chết”.
Do đó, Toà án có đầy đủ cơ sở để xác định quan hệ giữa bà S và ông H là quan hệ
hôn nhân thực tế, tuy không đăng ký kết hôn những vẫn được pháp luật công nhận là vợ
chồng, đồng thời hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông H và bà L.
Việc áp dụng pháp luật hôn nhân thực tế không chỉ bảo vệ được quyền lợi của
người vợ là bà S mà còn mang tính nhân văn đối với các mối quan hệ hôn nhân khi đề
cao quan hệ hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam.
 Bình luận về tiêu chí xác định hôn nhân thực tế. 
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định trực tiếp về
hôn nhân thực tế mà chỉ quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau: “Quan hệ hôn nhân
và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn
nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Hơn nữa,  những vấn đề pháp lý có liên quan đến hôn nhân thực tế sẽ áp dụng quy
định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết và Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị
quyết số 35/2000/QH10.
Một, hai bên đã có thời gian chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987.
Hai, có thể nhận định rằng có đủ điều kiện kết hôn theo quy định và thuộc một
trong các trường hợp sau đây: có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; việc họ về
chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận; việc họ về
chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; họ thực sự chung sống
với nhau; chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau xây dựng gia đình.
So sánh với những điều kiện đã nêu trên, có thể thấy ông Phạm Bá H. và bà
Nguyễn Thị S. đã thỏa mãn điều kiện việc họ chung sống với nhau được người khác/tổ
chức chứng kiến (ông Bùi Ngọc C, ông Nguyễn Văn N). Bên cạnh đó, ông H. và bà S.
cũng có tổ chức đám cưới và chung sống với nhau tại Việt Nam trước khi bà S. sang
Hong Kong; không những thế, trong Bản sao Hộ khẩu (03/11/2014) cũng như Hợp đồng
thuê quyền sử dụng đất (13/4/2015) cũng cho thấy ông Phạm Bá H. có vợ là bà Nguyễn
Thị S. Do đó, có cơ sở để xác định mối quan hệ sống chung như vợ chồng của ông H. và
bà S. là phù hợp với các tiêu chí của hôn nhân thực tế; tuy không đăng ký kết hôn nhưng
vẫn được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng. 
Hôn nhân thực tế chỉ có thể được áp dụng từ 01/01/2001 trở về trước. Việc tồn tại
khái niệm hôn nhân thực tế là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập
quán của đất nước trong thời kỳ trước đó. Cụ thể hơn, các mối quan hệ hôn nhân của hai
bên nam nữ hình thành từ thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực là
thời điểm pháp luật chưa thật sự đi sâu và phổ biến trong đời sống của người dân. Những
mối quan hệ vợ chồng được hình thành dựa sự tự nguyện và tình cảm của hai bên, dựa
trên phong tục tập quán của mỗi địa phương, và có nhiều cặp vợ chồng không trình diện
với cơ quan chức năng mà chỉ sống chung với nhau mà không có giấy hôn thú. Nắm bắt
được tình hình đó, nhằm bảo đảm sự ổn định về mặt nhân khẩu tại địa phương, quy định
của pháp luật vẫn công nhận những cặp vợ chồng này có hôn nhân hợp pháp. Việc các
trường hợp hôn nhân thực tế được quy định rõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm
khuyến khích việc đăng ký kết hôn giữa các bên nam nữ sống chung với nhau, và là cơ sở
pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi các vấn đề liên quan, ví
dụ như về tài sản khi các bên tham gia hôn nhân xuất hiện tranh chấp.
 Bình luận về đường lối giải quyết quan hệ nhân thân, con chung trong phán
quyết của Tòa án các cấp.
Thứ nhất, về Tòa sơ thẩm:
Việc Tòa án chấp nhận yêu cầu “Hủy việc kết hôn trái pháp luật” của bà S là đúng
theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Quan hệ nhân thân: theo khoản 1 Điều 12 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ
như vợ chồng” thì Tòa án hủy việc kết hôn giữa ông H và bà L là hợp lý.
Quan hệ con chung: trong tình huống này Tòa án giải quyết thuyết phục căn cứ
theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án quyết định giao
con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (trong trường
hợp ông H và bà L không có thỏa thuận riêng).
Thứ hai, về Tòa phúc thẩm: 
Quan hệ nhân thân: Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân giữa ông H và bà L hợp
pháp là không hợp lý. Tòa không có cơ sở thuyết phục để đưa ra quyết định vì:
Một, tại điểm d Mục 2 của TTLT 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
“Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết
hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các
trường hợp sau đây: có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau, việc chung sống với
nhau được gia đình (một hoặc hai bên) chấp nhận,Việc họ về chung sống với nhau được
người khác tổ chức hay chứng kiến; họ thực sự sống với nhau,chăm sóc, giúp đỡ nhau,
xây dựng gia đình. Hơn nữa, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày
1/1/2001 nếu đủ điều kiện thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng.”. Mà ông H và
bà S đã có tổ chức đám cưới và đủ điều kiện để kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 nên cả hai được xem như là vợ chồng hợp pháp.
Hai, Cả ông H và bà S đã đăng ký kết hôn tại UBND xã P, thành phố U, tỉnh
Quảng Ninh ngày 23/11/1980 nhưng do UBND phường P chỉ lưu giữ sổ gốc đăng ký kết
hôn từ năm 1989 đến thời điểm hiện tại của vụ án. Đây là tình huống khách quan gây
thiệt thòi cho bà S.  
Thứ ba, về Tòa giám đốc thẩm:
Tòa đã có các áp dụng chính xác và thuyết phục trong việc tuyên giữ Quyết định
giải quyết việc dân sự số 01/2018/QĐDS-ST và hủy Quyết định phúc thẩm giải quyết
việc dân sự số 12/2019/QĐPT-DS. 
Tòa đưa ra nhiều cơ sở để xác định việc kết hôn giữa ông H và bà L là không hợp
pháp dựa trên những bằng chứng trong quá trình giải quyết vụ việc. Qua đó Tòa đưa ra
quyết định hợp tình, hợp lý đúng theo quy định của pháp luật. 

You might also like