THẢO LUẬN DS HỌC KÌ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

* Hoàn cảnh của người đại diện

- Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1 vào
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ
án không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán là không cần thiết đưa ông H1 vào
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Đoạn cho câu trả lời: “Thư bảo lãnh do ông H ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng
A – Chi nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H nên Thư bảo lãnh
là văn bản do Ngân hàng A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đại
diện của Ngân hàng A. Do đó, Tòa án cấp giám đốc thẩm nhận định việc giải quyết
yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan đến trách nhiệm của ông H1 trong việc ký
Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không phù hợp với các quy định của pháp
luật”.
- Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng
thẩm phán (về vai trò của người đại diện).
Hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý. Quá trình giải quyết vụ
án, Ngân hàng A xác định ông H1 không có quyền đại diện cho Ngân hàng A ký phát
hành bảo lãnh vay vốn trong nước theo quy định tại Điều 21 Quyết định 398/QĐ-
HĐQT-TD ngày 02/5/2007 về bảo lãnh Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng A. Tuy
nhiên, quy định nêu trên là quy định nội bộ của Ngân hàng A, có giá trị ràng buộc
nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh Ngân hàng A (ông H1) phải biết và thực hiện.
Việc ký Thư bảo lãnh vượt quá phạm vi ủy quyền của Giám đốc Ngân hàng A – Chi
nhánh T.H là lỗi của Ngân hàng A chứ không riêng gì ông H1. Đây là trách nhiệm
giữa cá nhân ông H1 với pháp nhân là Ngân hàng A và do còn sai sót trong việc quản
lý, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo lãnh nên các vấn đề Thư bảo
lãnh không có trong hồ sơ, sổ sách, không được hạch toán trên IPCAS (phần mềm lưu
trữ thông tin) thuộc về trách nhiệm của Ngân hàng A.
* Quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện
- Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện
giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất một hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết.
Trong pháp luật nước ngoài người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao
dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện.
Hệ thống pháp luật của Pháp: Điều 1153 BLDS của Pháp: “Người đại diện theo quy
định của pháp luật, theo quyết định của tòa án hoặc theo thỏa thuận chỉ được hành
động trong phạm vi quyền hạn được trao cho mình”.
Điều 1159 BLDS của Pháp: “Trong trường hợp thẩm quyền đại diện được xác lập
theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của tòa án thì trong thời hạn đại
diện, người được đại diện không có các quyền hạn đã được trao cho người đại diện.
Trong trường hợp đại diện theo thỏa thuận, người được đại diện vẫn được thực hiện
các quyền của mình”.
- Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện
giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao?
Trong pháp luật hiện hành, không có quy định rõ về người được đại diện có quyền tự
xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện. Chỉ có các quy
định liên quan đến người đại diện, căn cứ xác lập hay hậu quả pháp lý của hành vi đại
diện. Vì do người được đại diện (tức pháp nhân) là một chủ thể pháp luật do con
người tạo ra, bản thân pháp nhân không thể tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc về
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
- Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được tự
xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời?
Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được tự xác lập
giao dịch đã ủy quyền cho người khác. Đoạn cho câu trả lời là: “Ngoài ra, Tòa án cấp
sơ thẩm và phúc thẩm còn nhận định rằng vào ngày 09/9/2010, cụ Nguyễn Thị T đã
lập hợp đồng ủy quyền cho ông T2 toàn quyền sử dụng nhà đất với thời hạn 05 năm,
trong khi hợp đồng ủy quyền chưa chấm dứt thì cụ Nguyễn Thị T đã ký hợp đồng thế
chấp bảo lãnh là không đúng với Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Do cụ Nguyễn Thị T là chủ sở hữu nhà đất nêu
trên nên dù cụ T có ủy quyền cho ông T2 toàn quyền sử dụng thì cũng không làm hạn
chế hoặc làm mất đi quyền về tài sản theo quy định của pháp luật của cụ T”.
- Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện (phân tích đối với đại
diện theo pháp luật và đối với đại diện theo ủy quyền).
*Đối với đại diện theo pháp luật của pháp nhân: (khoản 1 Điều 137 BLDS 2015)
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Pháp luật nước ta hiện nay vẫn chưa có quy định theo hướng khi có đại diện theo pháp
luật thì người được đại diện không có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc
phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật.
Pháp nhân là một chủ thể pháp luật do con người tạo ra, bản thân pháp nhân không thể
tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
*Đối với đại diện theo pháp luật của cá nhân: (Điều 136 BLDS 2015)
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ
định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tùy vào từng hoàn cảnh, cá nhân có thể cần người đại diện hoặc không cần người đại
diện. Có trường hợp cá nhân cần có người đại diện như trường hợp người mất năng
lực hành vi dân sự và tuy nhiên, có trường hợp cá nhân có người đại diện theo pháp
luật nhưng chưa rõ người được đại diện có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch hay
không như người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì chúng ta chưa thực
sự rõ là việc có người đại diện theo pháp luật có làm mất quyền tự xác lập, thực hiện
giao dịch của họ hay không.
*Đối với đại diện theo ủy quyền: Thông qua hợp đồng ủy quyền, người được đại diện
hay người ủy quyền trao quyền đại diện cho người đại diện, người được ủy quyền để
xác lập một hay nhiều giao dịch trên danh nghĩa của người được đại diện, người ủy
quyền.
Theo khoản 1 Điều 138 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá
nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Cá nhân, pháp nhân ở đây
là người được đại diện, họ ủy quyền cho người đại diện nhưng vẫn không rõ sau khi
ủy quyền cho người đại diện, người được đại diện có được tự xác lập, thực hiện giao
dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện hay không.

You might also like