Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI 1

*Tóm tắt quyết định số 09:


- Nguyên đơn là bà Đinh Thị T khởi kiện bị đơn là Ngân hàng A về tranh chấp hợp
đồng bảo lãnh, yêu cầu Ngân hàng A – Chi nhánh T.H phải trả cho bà số tiền
7.483.000.000 đồng cộng với lãi suất quá hạn do chậm trả theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước và quy định của pháp luật. Cụ thể ngày 20/7/2011, bà và công ty
cổ phần Đầu tư phát triển M.N ký kết hợp đồng vay tiền phục vụ sản xuất kinh
doanh. Theo hợp đồng, Công ty M.N vay bà số tiền 7.000.000.000 đồng, thời hạn
vay 06 tháng, lãi suất 13,5% năm. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thanh toán tiền
vay và tiền lãi vay theo hợp đồng, Công ty M.N đề nghị Ngân hàg A – Chi nhánh
T.H phát hành thư bảo lãnh thanh toán cho bà T số tiền 7.483.000.000 đồng. Hết
thời hạn cho vay, Công ty M.N không thực hiện thanh toán như nghĩa vụ như thỏa
thuận theo hợp đồng ngày 20/7/2011. Bà đã nhiều lần yêu cầu Ngân hàng thực
hiện nghĩa vụ trả nợ thay theo Thư bảo lãnh. Tuy nhiên, đến nay bà vẫn chưa nhận
được bất kì khoản tiền nào. Ngân hàng A lại cho rằng Thư bảo lãnh được ký kết
giữa bà T và ông H1 là Giám đốc Chi nhánh T.H không được ngân hàng A ủy
quyền để ký phát hành bảo lãnh vay vốn trong nước nên Thư bảo lãnh này hoàn
toàn không có giá trị pháp lý. Tại bản án kinh doanh thương mại, Tòa án nhân dân
quận B, thành phố H quyết định chấp nhận yêu cầu khời kiện của nguyên đơn và
buộc Ngân hàng A phải trả cho bà T số tiền 7.483.000.000 đồng và khoản quá hạn
là 4.293.372.000 đồng. Ngân hàng A không đồng tình và có đơn kháng cáo. Tại
quyết định giám đốc thẩm số 04/2020 hủy bản án kinh doanh thương mại số
41/2019 và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận B tiến hành xét xử lại.
*Căn cứ xác lập đại diện:
1.1 Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện.
BLDS 2015 (Điều 134) BLDS 2005(Điều 139)
Chủ thể quan Cá nhân, pháp nhân (khoản 2 Điều Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác
hệ pháp nhân 134) (khoản 2 Điều 139)
đại diện
Pháp nhân đại Đại diện là việc cá nhân, pháp Đại diện là việc một người (sau
diện nhân (sau đây gọi chung là người đây gọi là người đại diện) nhân
đại diện) nhân danh và vì lợi ích danh và vì lợi ích của người khác
của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi là người được đại
(sau đây gọi chung là người được diện) xác lập, thực hiện giao dịch
đại diện) xác lâp, thực hiện dân sự. dân sự trong phạm vi đại diện
(Điều 134) Người được đại diện phải có năng
+ Pháp nhân có thể đại diện cho cá lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
nhân và pháp nhân khác trường hợp được quy định tại
khoản 2 Điều 143 của Bộ luật
này.
+ Không thừa nhận khả năng đại
diện của pháp nhân.(Điều 139)
Số người đại Một người hay nhiều người cùng Một người (Điều 139)
diện đại diện (Điều 137)
Năng lực của Trường hợp pháp luật quy định thì Người đại diện phải có năng lực
người đại người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường
diện pháp luật dân sự, năng lực hành vi hợp quy định tai khoản 2 Điều
dân sự phù hợp với giao dịch dân 143 (khoản 5 Điều 139)
sự được xác lập, thực hiện. (khoản
3 Điều 134)
Phân loại đại Phân loại dựa vào căn cứ xác lập Phân loại dựa vào căn cứ xác lập
diện quyền và chủ thể đại diện: (theo pháp luật hay theo ủy
+ Đại diện theo pháp luật của cá quyền)
nhân + Đại diện theo pháp luật
+ Đại diện theo pháp luật của pháp + Đại diện theo ủy quyền
nhân
+ Đại diện theo ủy quyền
Hình thức ủy Bỏ qua các quy định về hình thức Hình thức ủy quyền do các bên
quyền (vì nếu có quy định buộc ủy quyền thỏa thuận, trừ trường hợp pháp
theo một hình thức nhất định thì luật quy định việc ủy quyền phải
các quy định chung về giao dịch được lập thành văn bản. (khoản 2
dân sự đã buộc phải tuân thủ) Điều 142)
Hậu quả pháp Người đại diện có quyền xác lập, Người được đại diện có quyền,
lý của hành vi thực hiện hành vi cần thiết để đạt nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch
đại diện được mục đích của việc đại diện. dân sự do người đại diện dân sự
(khoản 2 Điều 139) xác lập. (khoản 4 Điều 139)
Thời hạn đại Thời hạn đại diện được xác định Quy định thời hạn một năm chỉ
diện và phạm theo văn bản ủy quyền, theo quyết đối với đại diện theo ủy quyền
vi đại diện định của cơ quan có thẩm quyền,
theo điều lệ của pháp nhân hoặc
theo quy định của pháp luật.
(khoản 1 Điều 140)
+ Đại diện theo ủy quyền cũng
như đại diện theo pháp luật
Không có Không nhập hai trường hợp trong + Không có quyền đại diện (Điều
quyền đại cùng một điều luật 142)
diện + Không có quyền đại diện (Điều
142)
BLDS 2015 đã sửa từ: “đồng ý”
thành cụm từ “công nhận giao
dịch” và bổ sung thêm hai trường
hợp
Vượt quá + Vượt quá phạm vi đại diện (Điều + Vượt quá phạm vi đại diện
phạm vi đại 143) (Điều 146)
diện Quy định thêm trường hợp: Người Chỉ quy định hai trường hợp
được đại diện có lỗi dẫn đến việc ngoại lệ để công nhận phần vượt
người đã giao dịch không biết quá phạm vi đại diện.
hoặc không thể biết về việc người
đó đã xác lập, thực hiện gaio dịch
dân sự với mình vượt quá phạm vi
đại diện. (điểm c khoản 1 Điều
143)

1.2 Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp
luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Việc ông H1 đại diện cho ngân hàng là đại diện theo pháp luật vì căn cứ theo điểm
b khoản 1 Điều 137 BLDS 2015: “Người có thẩm quyền đại diện theo quy định
của pháp luật.”
*Hoàn cảnh của người được đại diện:
1.3 Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp đại diện
không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent agent”? Nêu ít
nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
- Theo luật công ty Úc, thì người thứ 3 ngay tình có quyền suy đoán (statutory
asumptions) về “thầm quyền đương nhiên” (apparent authority) hoặc thẩm quyền
mặc định (implied actual authority) của một đại diện công ty khi thực hiện các
giao dịch với người đại diện. Nghĩa là về nguyên tắc, hợp đồng do người đại diện
ký kết vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện (defective contracts) thì vẫn được
xem là có hiệu lực, trừ khi công ty (người được đại diện) có thể chứng minh rằng
người thứ ba không ngay tình. Và câu chuyện vượt quá thẩm quyền đại diện chỉ là
câu chuyện của hai bên là bên đại diện và bên được đại diện – chứ không phải là
gánh nặng của bên thứ ba – người có giao dịch với công ty thông qua người đại
diện. Nước Úc đã đưa những quy định này vào trong Luật công ty Úc tại Điều 128
và 129 Luật công ty 2001.
1.4 Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách
nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập. Trên cơ sở các quy định về đại diện
hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán có thuyết phục
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn thuyết phục. Ngân hàng A
không đồng ý với yêu cầu khởi kiện vì cho rằng thư bảo lãnh vô hiệu và ông H1
không có quyền đại diện cho Ngân hàng A ký phát hành bảo lãnh vay vốn trong
nước. Tuy nhiên, quy định trên là quy định nội bộ của Ngân hàng A, ông H1 phải
biết và thực hiện, còn đối với bà T không thể biết và không buộc phải biết và bà
cũng không phải là đối tượng điều chỉnh của các quy định đó. Ngân hàng A cho
rằng Thư bảo lãnh vi phạm các quy định của Ngân hàng A trong quá trình phát
hành Thư bảo lãnh, nhưng đây là trách nhiệm giữa cá nhân ông H1 với pháp nhân
là ngân hàng A. Do đó trong trường hợp này Ngân hàng A phỉa có trách nhiệm
thực hiện cam kết bảo lãnh tại Thư bảo lãnh do Ngân hàng A phát hành theo khoản
1 Điều 87 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm của dân sự của pháp nhân: “1.
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.” Vậy nên Ngân hàng A
phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập là hợp lý.
* Hoàn cảnh của người đại diện:
1.5 Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối với giao
dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện không? Vì sao?
- Trong pháp luật hiện hành người đại diện phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch
dân sự do mình xác lập với tư cách là người đại diện theo khoàn 2 và 4 Điều 143
BLDS 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập,
thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:
“2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá
phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối
với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại
diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao
dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải
biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người
được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồ thường thiệt hại.”
1.6 Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1 vào
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, việc đưa ông H1 vào tham gia
tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không
cần thiết. Được thể hiện trong nhận định của tòa án qua đoạn: “…Do đó, Tòa án
cấp phúc thẩm nhận định việc giải quyết yêu cầu khời kiện của bà T có liên quan
đến trách nhiệm của ông H1 trong việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1
vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
vụ án là không phù hợp với các quy định của pháp luật.”
1.7 - Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng
thẩm phán (về vai trò của người đại diện).
- Hướng giải quyết của Tòa án theo hướng ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với
bảo lãnh do ông H1 xác lập. Mặc dù Thư bảo lãnh do ông H1 ký với tư cách là
Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H nhưng theo những nhận định mà tòa án
đưa ra lại theo hướng bảo vệ người đại diện là do ông H1 do những nguyên nhân
dẫn đến không phù hợp với tình huống khách quan của vụ án. Thứ nhất đối với
những quy định về người đại diện của ngân hàng A chi có ông H1 cần biết bà T
hoàn toàn không cần và bắt buộc phải biết. Việc ký bảo lãnh vượt quá phạm vi ủy
quyền của ông H1 là lỗi của ngân hàng A nên không thuộc trường hợp Ngân hàng
A được miễn trách nhiệm hoặc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh. Thứ hai, thực tế để có
cơ sở tin tưởng nên khi nhận được Thư bảo lãnh bà T đã kiểm tra bằng cách yêu
cầu ngân hàng A – Chi nhánh T.H xác nhận thư bảo lãnh mà Chi nhánh Ngân hàng
A đã phát hành. Vậy nên việc giờ đây Ngân hàng A ali cho rằng Thư bảo lãnh
không có giá trị pháp lý là vô lý. Thứ ba, Thư bảo lãnh do ông H1 ký với tư cách
là Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A, trong
đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đại diện của Ngân hàng A. Do đó, việc giải
quyết yêu cầu có liên quan đến trách nhiệm ký Thư bảo lãnh nếu đưa H1 vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không phù hợp
với quy định của pháp luật. Vậy nên hướng giải quyết của Tòa bảo vệ người đại
diện là ông H1 là hợp lý.
- Về vai trò của người đại, Tòa án đã cho ta thấy rằng là người đại diện ta cần hiểu
rõ quy định của công ty cũng như suy xét kỹ càng trong mọi công việc.

You might also like