Thảo luận Chương 9 + 10

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 9

Bài tập 1: Ông Nguyễn Ngọc M cho rằng, ngày 14/5/2017 ông M có bán cho ông
Nguyễn Văn Đ 10 con bò trưởng thành và 01 con bê mới đẻ với giá 180.000.000
đồng. Khi bán bò, hai bên có làm Giấy bán bò viết tay ngày 14/5/2017, nội dung Giấy
bán bò ngày 14/5/2017 thể hiện giá bán bò là 180.000.000 đồng nhưng hai bên đã thỏa
thuận miệng giảm giá chỉ còn 170.000.000 đồng. Ngày 06/11/2017, ông Đ đã viết cho
ông M một giấy biên nhận nợ tiền mua bò 170.000.000 đồng. Ông Đ đã trả cho ông M
tổng cộng 150.000.000 đồng, còn nợ lại ông M 20.000.000 đồng. Sau nhiều lần yêu
cầu nhưng ông Đ không trả khoản nợ còn lại, ông M đã khởi kiện yêu cầu Tòa án
buộc ông Đ trả cho ông 20.000.000 đồng còn nợ và 3.015.000 đồng tiền lãi.
Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi
kiện của ông M, buộc ông Đ phải trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng và 3.015.000
đồng tiền lãi.
Ngày 26/11/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý trả cho ông
M số tiền 20.000.000 đồng.
Ngày 04/12/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo bổ sung nộp cho Tòa án với nội dung:
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hợp đồng mua bán bò giữa ông M và ông Đ vô
hiệu; Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, cụ thể là: Yêu cầu ông M trả lại cho ông
150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức ăn, số tiền
200.000 đồng/con/tháng cho đến khi ông M trả tiền cho ông.
Câu hỏi:
1. Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với yêu
cầu kháng cáo bổ sung của ông Đ.
Theo như kháng cáo ban đầu của ông Đ ngày 26/11/2018 thì chỉ yêu cầu không đồng
ý trả cho ông số tiền 20 triệu đồng. Đồng thời quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp
sơ thẩm, bị đơn ông Đ không có yêu cầu phản tố ông M yêu cầu ông M trả lại cho ông
150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức ăn, số tiền
200.000 đồng/con/tháng cho đến khi ông M trả tiền cho ông. Nên nội dung kháng cáo
này của ông Đ đã vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, vượt quá phạm vi xét xử phúc
thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự.
Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét nội dung kháng cáo bổ sung của bị đơn
ông Đ.

2. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, ông M và ông Đ thỏa thuận với nhau theo
hướng số tiền 20.000.000 đồng mà ông Đ nợ ông M sẽ được ông Đ trả dần trong
vòng 05 tháng, mỗi tháng 4.000.000 đồng. Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết
của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường hợp này.

Vì cả hai đương sự thỏa thuận được các vấn đề tại phiên tòa phúc thẩm nếu đương sự
có yêu cầu Tòa án công nhận thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền xem xét thỏa
thuận giữa đương sự là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo
đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm,
công nhận sự thỏa thuận.
CSPL. Khoản 1 Điều 300 BLTTDS 2015

Bài tập 2: Bà Nguyễn Thị Th cho rằng, từ năm 2002 đến năm 2014, ông K’H và vợ là
bà Ka M nhiều lần vay tiền của bà Th, đến ngày 26/8/2014 hai bên viết giấy chốt nợ
số tiền 157.500.000 đồng, có chữ ký của ông K’H. Ngày 22/01/2016, vợ chồng ông
K’H và bà Ka M đã trả cho bà Th được 35.000.000 đồng, còn nợ lại 122.500.000
đồng. Nay bà Th khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông K’H và bà Ka M phải
trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng, không yêu cầu tính lãi. Ông K’H không đồng
ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th và cho rằng chữ ký K’H trong giấy nợ tiền ngày
26/8/2014 không phải là chữ ký của ông vì ông không biết chữ.
Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi
kiện của bà Th về việc yêu cầu ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là
122.500.000 đồng.
Ngày 28/9/2017, bà Th kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và yêu cầu giám định
chữ ký của ông K’H.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ngày 05/12/2017, nguyên đơn bà
Th có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu giám định chữ ký của ông
K’H.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai
nhưng vắng mặt.
Câu hỏi:
Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với trường hợp:
1. Bà Th rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nêu trên.
CSPL: Điều 299 BLTTDS
Trường hợp người kháng cáo là bà Th rút toàn bộ yêu cầu trước khi Tòa án cấp phúc
thẩm quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử.
(CSPL: khoản 2 Điều 289)Trường hợp bà Th rút đơn khởi kiện trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử phúc thẩm nếu vợ chồng K’H – bị đơn không đồng ý thì Tòa án không chấp
nhận rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.Trường hợp bà Th rút đơn mà bị đơn đồng ý
thì chấp nhận rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết
định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.CSPL: khoản 1 Điều 300
BLTTDS

2. Ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà nhưng vắng mặt nêu trên.
Trường hợp bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa
phúc thẩm thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ theo quy định tại khoản 3 Điều
296 BLTTDS. Theo đó, ông K’H là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc
kháng cáo của bà Th; đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt tại
phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt ông K’H.

CHƯƠNG 10
Phần 2. Bài tập

Trong đơn yêu cầu gửi Tòa án vào năm 2019, bà L trình bày:

Bà L là con gái của ông Nông Văn T và bà Nguyễn Thị Đ, bà sinh ra và lớn
L1n chung sống với bố mẹ tại tổ 1A, phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn. Từ năm
2012 bà thoát ly làm giáo viên công tác tại tỉnh Bình Phước cho đến nay. Khi còn ở
với bố mẹ, toàn thể gia đình bà có một mảnh đất đã được UBND thị xã B cấp
GCNQSDĐ số H03258, ngày 06/3/2007, mang tên chủ hộ Nông Văn T và bà Nguyễn
Thị Đ. Ngày 23/12/2010 bố mẹ bà là ông T và bà Đ đã tự ý đem mảnh đất này thế
chấp để bảo lãnh cho Công ty H của bà Nông Thị V vay tiền tại Ngân hàng C Việt
Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, nhưng các con là những thành viên trong gia đình
không hề biết.

Ngày 17/3/2015 bố bà là ông Nông Văn T qua đời không để lại di chúc. Tại
thời điểm mở thừa kế theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất có 4 người gồm: vợ ông T là
bà Nguyễn Thị Đ và các con đẻ gồm Nông Văn D, Nông Thị L1, Nông Thị L. Theo
quy định của pháp luật thì phải chia di sản thừa kế làm 4 phần cho hàng thừa kế thứ
nhất, nhưng mẹ bà là bà Nguyễn Thị Đ một phần thiếu hiểu biết, một phần do Ngân
hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thúc ép nên đã ký văn bản thỏa thuận phân
chia di sản thừa kế của ông Nông Văn T, nhưng những người được hưởng thừa kế chỉ
có bà Đ, ông D và bà L1. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được Phòng Công
chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn ký chứng nhận khi không có mặt bà L. Khi lập văn bản thỏa
thuận phân chia di sản tại Phòng công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn, mẹ của bà có nói còn
có con đẻ là Nông Thị L nhưng Phòng công chứng trả lời là bà L không có tên trong
sổ hộ khẩu của gia đình nên không cần có mặt.

Theo nội dung văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì ông D và bà L1 nhất trí
tặng cho phần di sản của mình được hưởng cho bà Nguyễn Thị Đ. Sau đó bà Đ làm
thủ tục đứng tên mảnh đất do bố của bà L là ông Nông Văn T để lại. Ngày 03/10/2017
bà Nguyễn Thị Đ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó bà Đ lại ký
hợp đồng thế chấp với Ngân hàng C Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo
khoản vay của Công ty TNHH Hoàng Tiến.
Nay bà L thấy việc thi hành công vụ của Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn
như vậy là thiếu trách nhiệm khi ký chứng nhận văn bản phân chia di sản lại thiếu
người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà L. Hành vi đó đã xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của bà L. Do vậy, bà L yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản thỏa thuận phân
chia di sản đã được công chứng số 616, quyển số 01 TP/CCSCC/HĐGD ngày
10/6/2016 tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn là vô hiệu.

Câu hỏi:

1. Xác định quan hệ pháp luật đối với yêu cầu của bà L?

Chủ thể quan hệ pháp luật: Bà L, bà Đ, Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn.
Nội dung của quan hệ pháp luật:
+ Bà L có quyền được thừa kế di sản theo hàng thừa kế thứ nhất.
+ Bà Đ do thiếu hiểu biết về pháp luật và bị thúc ép nên đã ký văn bản thỏa thuận
phân chia tài sản của ông T mà không có bà L được thừa kế.
+ Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn thiếu trách nhiệm khi ký chứng nhận khi
không có mặt bà L và trong di chúc không đề cập đến bà L dù bà L thuộc hàng
thừa kế thứ nhất.

2. Xác định tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của
bà L?
● Tư cách đương sự:
Nguyên đơn: Bà L (khoản 2 Điều 68 BLTTDS).
Bị đơn: Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn (khoản 3 Điều 68 BLTTDS).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Đ, ông D và bà L1.
● Thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà L:
Đây là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, căn cứ khoản 6 Điều 27
BLTTDS, đây là yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà L là Tòa án nhân dân cấp
huyện. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 BLTTDS quy định TAND cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật này là yêu cầu tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu.

You might also like