Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Giới thiệu về thuyết phân tâm học


Thuyết phân tâm do S.phrơt(1859-1939), bác sĩ tâm thần nổi tiếng người áo xây dựng nên. Ông là người đặt
nền móng cho Phân tâm học(S.Feud), có công trong việc đặt vấn đề nghiên cứu những hiện tượng tâm lý ở
“tầng sâu” thầm kín nhất của con người

Phân tâm học đề cập đến một lý thuyết và một loại liệu pháp dựa trên niềm tin rằng tất cả mọi người đều sở
hữu những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn và ký ức trong vô thức.
Phân tâm là một phương pháp trị liệu trong đó người bệnh nói về những trải nghiệm, thời thơ ấu và cả những
giấc mơ.
Theo Hiệp hội Phân tâm học Hoa Kỳ (APA), phân tâm học có thể giúp mọi người hiểu bản thân bằng cách
khám phá những xung động không dễ nhận thấy được ẩn trong vô thức.
Trong liệu pháp tâm lý, mọi người có thể cảm thấy an toàn khi họ khám phá những cảm giác, mong muốn, ký
ức và những yếu tố gây căng thẳng có thể dẫn đến những khó khăn về tâm lý. Nghiên cứu đã chứng minh rằng
trong quá trình phân tích tâm lý, việc tự đánh giá về bản thân có thể góp phần vào sự phát triển cảm xúc về lâu
dài.
2. Nội dung của phân tâm học
2.1. Cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi
Luận điểm cơ bản của S.phrơt là tách con người ra làm ba khối: cái nó(vô thức), cái tôi, cái siêu tôi.
-Cái nó: Yếu tố đầu tiên trong các yếu tố chính của tính cách xuất hiện được gọi là cái nó. Cái nó chứa tất cả
các thôi thúc vô thức, cơ bản và nguyên thủy: bản năng ăn uống, tự vệ, tình dục, bản năng sợ chết. Trong đó
bản năng tình dục đóng vai trò trung tâm, quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người, bản
năng sinh dục là nguồn gốc thúc đẩy hành vi của con người. Cái nó tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi.
-Cái tôi: Khía cạnh thứ hai của nhân cách xuất hiện gọi là cái tôi. Đây là phần tính cách phải đối phó với những
yêu cầu của thực tế. Nó giúp kiểm soát sự thôi thúc của cái nó vừa giúp chúng ta hành xử theo những cách vừa
thực tế vừa có thể chấp nhận được.
+Thay vì tham gia vào các hành vi được thiết kế để thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của chúng ta, cái tôi buộc
chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của mình theo những gì mà thực tế và xã hội chấp nhận. Ngoài việc kiểm soát
các yêu cầu của cái nó, cái tôi cũng giúp tạo ra sự cân bằng giữa những thôi thúc cơ bản, lý tưởng cá nhân và
thực tế.
+Cơ chế phòng vệ của cái tôi: Cơ chế phòng vệ là những chiến lược mà cái tôi sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi
lo âu. Những cơ chế phòng vệ này hoạt động như một biện pháp bảo vệ để ngăn những điều khó chịu hoặc đau
khổ của vô thức xâm nhập vào nhận thức của chúng ta. Khi một điều gì đó khiến chúng ta quá tải hoặc đơn giản
là không phù hợp, các cơ chế phòng vệ sẽ ngăn thông tin đó xâm nhập vào nhận thức của chúng ta, điều này
giúp giảm thiểu sự lo lắng trong tâm trí
-Cái siêu tôi: Là khía cạnh xuất hiện cuối cùng của nhân cách, là “cái tôi lý tưởng”, là cái siêu phàm không bao
giờ với được, tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt và chèn ép. Cái siêu tôi chứa đựng những lý tưởng và giá trị
của chúng ta. Các giá trị mà xã hội và cha mẹ đã thấm nhuần trong chúng ta là động lực dẫn đường cho cái siêu
tôi va nó luôn gắng chúng ta hành xử theo những nguyên tắc đạo đức này.
=> Nhận xét: Như vậy phân tâm học đã đề cao quá đáng bản năng vô thức dẫn đến phủ nhận ý thức, phủ nhận
bản chất xã hội của lịch sử loài người, đồng nhất tâm lý loài người và tâm lý loài vật.
2.2 Cái vô thức, ý thức, tiền ý thức
S.Phrơt cho rằng cấu trúc tâm lí con người gồm có: vô thức, ý thức, tiền ý thức
- Vô thức: Ông Freud quan niệm rằng: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng
vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí của con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt
nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo
những qui luật khác hẳn với ý thức”.
-Ý thức: bao gồm tất cả những suy nghĩ, ký ức, cảm giác và mong muốn mà ta nhận thức được một cách rõ
ràng vào bất kỳ thời điểm nào và giúp ta nhận thức được rõ ràng
-Tiền ý thức: Về đặc điểm có vẻ như không khác với tiền thức nhưng vai trò của chúng lại có phần nào thay đổi
theo yêu cầu riêng của phân tâm học. Có thể hiểu rằng tiềm thức là một hiện tượng tinh thần không còn phục
thuộc vào ý thức nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn phụ thuộc vào vô thức
S.Phrơt liên hệ ba cấp độ của tâm lý con người như một tảng băng:

-Phần chóp băng thể hiện cho vùng ý thức


-Phần băng ở ngay dưới mặt nước nhưng vẫn có thể nhìn thấy là tiền ý thức
-Phần băng lớn nằm sâu dưới nước mà mắt không thấy được chính là vô thức
Sở dĩ S.Phrơt chia như vậy vì theo ông cái nó, cái tôi, cái siêu tôi trong con người luôn luôn mâu thuẫn với
nhau và cái bản năng. Vô thức luôn luôn bị chèn ép, dồn nén gây cho con người trạng thái căng thẳng, bất mãn,
mặc cảm, tội lỗi, làm cho nhân cách biến dạng méo mó, bệnh hoạn.
3. Đánh giá
Sai lầm của các nhà phân tâm học là đã tuyệt đối hóa bản năng, xem nhẹ ý thức, không thấy rằng nhờ có ý thức
mà con người có thể làm chủ hành vi của mình, làm chủ xã hội, tự nhiên.
Nhiều lời chỉ trích về phương pháp tiếp cận tâm động học dựa trên cách tiếp cận điều trị trước đó của trường
phái phân tâm học. Nhiều người nghi ngờ phân tâm học vì bằng chứng chứng minh tính hiệu quả của nó
thường bị coi là thiếu thuyết phục
Tuy nhiên, gần đây, nghiên cứu đã chứng minh rằng cách tiếp cận này có thể mang tới một số lợi ích. Một đánh
giá có hệ thống về các nghiên cứu trước đây đã kêt luận rằng liệu pháp phân tâm học là một phương pháp điều
trị hiệu quả giúp giảm các triệu chứng và những thay đổi vẫn tồn tại lâu dài trong nhiều năm sau khi điều trị kết
thúc.
Ngoài ra học thuyết phân tâm học còn là cơ sở ban đầu của chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm sinh vật
hóa tâm lý con người
PHẦN TÔ ĐỎ CHO VÀO SLIDE, PHẦN CHỮ ĐEN CÓ THỂ ĐỂ NÓI NGOÀI

You might also like