Cau 7,8

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

6.

Giáo dục sức khỏe ở trường học


a.Tầm quan trọng
Giáo dục sức khỏe ở trường học có tác động rất lớn đến hình thành các hành vi sức khỏe, lối
sống lành mạnh cho học sinh, vì giai đoạn học ở trường của mỗi học sinh thường rất dài.
Với tất cả mọi người, thời gian học ở trường là thời gian quan trọng có ảnh hưởng lớn đến
toàn bộ sự phát triển toàn diện, cả về thể chất, tinh thần và nhân cách, vì đây là giai đoạn
nhạy cảm, rất dễ tiếp thu, học hỏi những kiến thức mới, hình thành thái độ và hành vi vững
bền của mỗi người.
Giáo dục ở thời kỳ này dễ đem lại hiệu quả cao, nó không chỉ tác động đến các em học sinh
mà thông qua các em tác động đến những người xung quanh, như những người trong gia
đình, cộng đồng xã hội. Mỗi học sinh có thể trở thành nhân tố tích cực như một nhà “giáo
dục sức khỏe tự nguyện” trong cộng đồng.
b.Nội dung chủ yếu về giáo dục sức khỏe ở trường học
-Mục tiêu chính của chương trình giáo dục sức khỏe ở trường học trước hết nhằm mang lại
cho mỗi học sinh mức độ sức khỏe cao nhất có thể được bằng cách:
-Tạo những điều kiện môi trường học tập tốt nhất ở trường học, phòng chống các bệnh học
đường hay gặp.
-Bảo vệ sức khỏe học sinh phòng các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác.
-Phát hiện và phòng chống những trường hợp phát triển thể lực, sinh lý bất thường của học
sinh.
-Cung cấp các kiến thức và phát triển thái độ đúng đắn, giúp cho mỗi học sinh có khả năng
lựa chọn những quyết định thông minh nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
-Tạo cho học sinh những thói quen, lối sống lành mạnh.
-Phổi hợp giáo dục sức khỏe giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao sức khỏe cho
học sinh.
-Giáo dục sức khỏe trường học không chỉ bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mỗi học sinh mà
còn tạo cho các em học sinh nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của những người
khác. Các nội dung giáo dục sức khỏe ở trường học liên quan đến sự phát triển các kiến
thức, hiểu biết, thái độ và thực hành của học sinh về bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật
và nâng cao sức khỏe cho bản thân các em và những người khác trong cộng đồng, chú trọng
đến vai trò gương mẫu của học sinh trong xã hội.
*Kiến thức: các kiến thức cần trang bị cho học sinh như sau:

Page 1 of 4
-Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản và đại cương về: giải phẫu, sinh lý, phát triển
thể lực, tinh thần của người bình thường.
-Các bệnh lây nhiễm từ môi trường.
-Các bệnh học đường hay mắc như tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng...
-Các nguy cơ gây tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn giao thông và đuối nước.
-Ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh.
-Các vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên.
-Các biện pháp vệ sinh phòng các bệnh thông thường và nâng cao sức khỏe.
-Một số luật lệ vệ sinh liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng...
*Thái độ: tạo cho học sinh những thái độ:
-Mong muốn đạt được mức sức khỏe tốt nhất, quý trọng giá trị cuộc sống khỏe mạnh. sẵn
sàng thực hành các biện pháp có lợi cho sức khỏe của mình cũng như của gia đình và cộng
đồng xã hội.
-Chấp nhận trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mình và cho những người khác.
- sẵn sàng cống hiến quyền lợi cá nhân vì sức khỏe của những người khác.
-sẵn sàng thực hiện các luật lệ về bảo vệ sức khỏe và góp phần nâng cao thực hiện các luật
lệ đó.
*Thực hành:
-Thực hành các biện pháp vệ sinh, các thói quen lành mạnh cho sức khỏe ở trường học, ở
nhà cũng như ở cộng đồng.
-Thực hành phòng chổng bệnh học đường.
-Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống các loại bệnh tật.
-Sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết để bảo vệ và nâng cao sức khỏe...
-Đe làm tốt công tác giáo dục sức khỏe ở trường học cần chú ý đưa chương trình giáo dục
sức khỏe vào chương trình chính khóa của các cấp học. Biên soạn chương trình giáo dục sức
khỏe phù hợp với các đối tượng học sinh. Tạo môi trường sổng lành mạnh ở trường học vì
chính môi trường ở trường học hàng ngày tác động đến học sinh. Ví dụ như ở các trường
học phải có đầy đủ bàn ghế kích thước phù hợp với học sinh, lóp học đủ ánh sáng, thông
thoáng. Trường có đủ các công trình vệ sinh họp vệ sinh. Thầy cô giáo là những tấm gương
mẫu mực về thực hiện vệ sinh, bảo vệ sức khỏe để cho học sinh noi theo... Các thầy cô giáo
cần được tập huấn về các kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe. Có sự kết họp chặt chẽ
giữa cơ quan y tế và nhà trường để thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho học

Page 2 of 4
sinh, phối họp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội và ban ngành có liên
quan trong công tác giáo dục sức khỏe cho học sinh.

8.
Tầm quan trọng của xây dựng mục tiêu trong Truyền thông - giáo dục sức khỏe vì :
- Mục tiêu liên quan đến toàn bộ các chiến lược, các kế hoạch hoạt động, đến sử dụng các
nguồn lực của các chương trình.
- Xây dựng mục tiêu là bước quan trọng của lập kế hoạch chương trình giáo dục sức khỏe.
Như chúng ta đều biết các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe nói chung hay cho các chương
trình giáo dục sức khỏe luôn luôn có giới hạn. Trong thực tế có nhiều vấn đề sức khỏe cần
được giáo dục vì thế cán bộ giáo dục sức khỏe phải xác định các chương trình ưu tiên và
trong mỗi chương trình cần xác định được rõ ràng các mục tiêu ưu tiên dựa trên khả năng về
nguồn lực có sẵn.
-Mục tiêu cụ thể kích thích các nỗ lực của cán bộ và động viên cán bộ phấn đấu thực hiện,
vì mục tiêu giúp đánh giá được năng lực, công sức của những người phấn đấu để thực hiện
mục tiêu đó. Nếu như không có mục tiêu giáo dục sức khỏe cụ thể thì không thể biết được
các nỗ lực của những người thực hiện chương trình như thế nào. Ví dụ như nếu cùng một
nguồn lực, cùng những điều kiện, đối tượng như nhau, hai cán bộ cùng thực hiện giáo dục
sức khỏe, nếu như không có mục tiêu cụ thể thì không thể biết được ai là người đã cố gắng
trong hoạt động giáo dục để đạt được kết quả tốt hơn.
-Tác động đến lựa chọn chiến lược và các hoạt động cụ thể nhằm đạt mục tiêu. Khi đã xây
dựng được mục tiêu thì người lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sẽ đặt ra câu hỏi làm thế nào
để đạt được mục tiêu đó. Nói khác đi người lập kế hoạch phải nghĩ đến các chiến lược thích
họp và vạch ra các hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đã xây dựng. Trong quá trình thực
hiện chương trình thì mục tiêu cho việc điều hành và theo dõi giám sát chương trình theo
hướng đạt được mục tiêu và có thể điều chỉnh các hoạt động cho thích họp. Mục tiêu cũng
giúp cho người khác biết chính xác về kế hoạch hoạt động của người lập kế hoạch như thế
nào, mục tiêu có sát hợp, có khả thi hay không. Xây dựng mục tiêu không đúng sẽ không
thể thực hiện được hoặc có thể gây lãng phí nguồn lực và thời gian, ảnh hưởng không tốt
đến các chương trình hay hoạt động khác.
-Giúp đánh giá các chương trình hoạt động cụ thể. Neu không có mục tiêu sẽ không đánh
giá được các mức độ đạt được của chương trình, bởi vì khi xây dựng mục tiêu người lập kế

Page 3 of 4
hoạch giáo dục sức khỏe phải biết được hiện trạng vấn đề đang ở đâu và kết thúc kế hoạch
họ mong muốn đạt được đến mức độ nào.
-Xây dựng mục tiêu đúng sẽ giúp các nhà quản lý các chương trình TT- GDSK có thể thực
hiện tốt công tác quản lý bằng mục tiêu.
Xây dựng các mục tiêu TT-GDSK cũng có thể gặp những khó khăn do thiếu các số liệu cơ
bản để làm cơ sở xây dựng mục tiêu, thiếu nguồn lực để thu thập đủ thông tin. Một số người
sợ bị người khác phê phán khi không đạt được mục tiêu vì vậy không muốn xây dựng mục
tiêu cụ thể. Tuy nhiên không đạt được mục tiêu cũng không đáng chê trách, nếu nghiêm túc
đánh giá rút kinh nghiệm và tìm ra lý do vì sao không đạt được mục tiêu và tránh những
nhược điểm trong hoạt động trong tương lai thì điều đó cũng thực sự bổ ích cho cán bộ làm
công tác TT-GDSK.
7. Mục đích TTGD sức khỏe:

- Giúp cho cá nhân và cộng đồng đủ kiến thức để giúp họ nhận thức, xác định được nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của họ và giới thiệu cho họ các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe để cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận và sử dụng hợp lý.
- Làm cho mọi người hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe bệnh tật,
nâng cao sức khỏe, bằng những khả năng, nỗ lực của chính họ với sự giúp đỡ, hỗ trợ của
cán bộ y tế cũng như những người liên quan.
- Giúp mỗi người và cộng đồng đưa ra được quyết định đúng đắn và thực hiện các hành
động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe mạnh, đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có
thể được. Mỗi người quan tâm đến bảo vệ chăm sóc sức khỏe khi khỏe mạnh.
-Truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của mỗi người
đó là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và tạo điều kiện cho mỗi người có điều kiện
thực hiện được trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Page 4 of 4

You might also like