Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Khái niệm quảng cáo


Từ điển Oxford, Nhà xuất bản Đại học tổng hợp Oxford năm 1995 định nghĩa:
“Quảng cáo là mô tả sản phẩm hay dịch vụ để thuyết phục người ta mua hay sử dụng”.
Cụ thể hơn, hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) phát biểu:
“Quảng cáo là bất cứ sự hiện diện của loại hình không trực tiếp nào của hàng hóa,
dịch vụ, ý đồ, ý tưởng v.v… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mà người
ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”.
Ở Việt Nam, mặc dù quảng cáo mới xuất hiện khoảng hơn mười năm nay,
nhưng chúng ta đã có nghị định 194 CP của Chính phủ Việt Nam (ban hành ngày 31-
12-1994) về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó quy định:
“Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo về doanh nghiệp,
hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”.

2. Lịch sử quảng cáo ở Việt Nam


Trước năm 1986 Việt Nam là một nước kém phát triển với nền kinh tế bao cấp và
mô hình kinh tế Hợp Tác Xã và kinh tế quốc doanh là chủ yếu. Từ khâu sản xuất đến
tiêu dùng đều theo kế hoạch định sẵn, hàng hóa sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu
vấn đề phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu, vì vậy hoạt động quảng cáo
chưa được quan tâm.
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần VI (tháng 12 năm 1986) chủ trương chuyển
đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ đó kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa,
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh dần được thừa nhận và tạo điều kiện hoạt
động.
Sau một thời gian thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế đã có chuyển biến
tích cực, hoạt động sản xuất phát triển mạnh khoa học kỹ thuật được áp dụng vào
trong sản xuất ngày càng được chú trọng, sản phẩm làm ra càng nhiều và bắt đầu có
sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất cùng mặt hàng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng hơn, hàng hoá nước ngoài thâm
nhập vào thị trường trong nước và ngược lại hàng hoá trong nước cũng đã mở rộng thị
trường tiêu thụ sang các nước. Sự cạnh tranh của các nhà sản xuất ngày càng trở nên
căng thẳng và để đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm các nhà sản xuất đã tìm cách quảng
bá cho sản phẩm của mình, chính vì vậy nhu cầu về quảng cáo ngày càng mạnh.

Nền kinh tế thị trường Việt Nam khởi sắc từ đầu thập niên 90. Khi có nền kinh
tế thị trường tức là có cạnh tranh. Bởi vậy mà bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào
cũng muốn thương hiệu của mình được người tiêu dùng chú ý và ưa chuộng. Như vậy
quảng cáo là nhu cầu tất yếu hay không quá khi cho rằng việc quảng cáo và tiếp thị là
điều bắt buộc. Và quảng cáo xuất hiện ở việt Nam từ những thời kỳ này. Quảng cáo đã
trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Do vậy nó có
vai trò rất quan trọng nhất là trong bối cảnh phát triển hiện nay ở nước ta.

Ngày 16 tháng 11 năm 2001, UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI đã đưa ra


Pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10 nhằm để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá
nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Pháp
lệnh này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong
hoạt động quảng cáo và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân
nước ngoài hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Vào thời điểm khởi đầu của ngành quảng cáo ở Việt Nam, quảng cáo ngoài trời
được coi là loại hình đầu tiên được thực hiện và phát triển rất nhanh chóng. Cùng với
quảng cáo ngoài trời, các loại quảng cáo khác như báo, đài, phát thanh và quảng cáo
truyền hình cũng phát triển rất nhanh chóng. Điểm qua quá trình phát triển quảng cáo
Việt Nam cho đến nay đã trải qua hơn 14 năm, bên cạnh những mặt tốt thì ngành
quảng cáo đã có chỗ đứng so với các ngành truyền thông khác nhưng đau đó vẫn tồn
tại những mặt hạn chế. Song với thời gian chưa phải là quá dài đối với lĩnh vực quảng
cáo ở Việt Nam thì vấn đề quảng cáo vẫn là một lĩnh vực gây được nhiều sự chú ý của
mọi độc giả khác nhau

3. Hiệu quả của quảng cáo ở VN


Quảng cáo đem lại thông tin cần thiết cho người tiêu dùng, là hình thức gián tiếp của
chủ thể quảng cáo nhằm quảng bá sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ của mình.
Quảng cáo là công cụ hữu hiệu để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.
Một quảng cáo thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu như cách
đây khoảng 10 năm, khi quan sát những động thái tiếp thị thương hiệu trên thị trường,
người tiêu dùng và ngay cả các chuyên gia trong ngành quảng cáo khó có thể nhận ra
được hình hài cụ thể của một chiến dịch quảng cáo nào đó, thì ngày nay khi một
chương trình được giới thiệu ra thị trường, có đến hơn 60% chiến dịch có thể được
nhận biết một cách rõ ràng và thậm chí nhà cung cấp còn nhận thức được rất nhiều ý
kiến khách quan khen, chê khác nhau từ phía người tiêu dùng.Đó là kết quả của một
quá trình phát triển của các công cụ truyền thông tại Việt Nam, ngày càng được sử
dụng linh hoạt, sáng tạo hơn bởi bàn tay của các Marketting trong nước.

4. PT các ngành quảng cáo ở VN hnay- thực trạng và hạn chế (nếu cần pt thì lướt qua
link này nha https://tailieu.vn/doc/de-tai-phan-tich-danh-gia-thuc-trang-quang-cao-
viet-nam-hien-nay--1006281.html)

You might also like