Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUẢN


TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI VINAMILK

Học phần : Quản trị tài chính 1

Nhóm :6

Mã lớp học phần : 2311FMGM0231

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Khánh Linh

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................1
DANH SÁCH HÌNH VẼ.............................................................................................2
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU.......................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................5
1.1. Khái niệm hàng tồn kho và quản trị hàng tồn kho.........................................5
1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho.................................................................................5
1.1.2. Quản trị hàng tồn kho...................................................................................5
1.2. Phân loại hàng tồn kho......................................................................................5
1.3. Vai trò của quản trị hàng tồn kho....................................................................6
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ....................................................6
1.5. Các chi phí tồn kho............................................................................................7
1.6. Một số mô hình quản trị hàng tồn kho.............................................................8
1.6.1. Phương pháp phân tích hàng tồn kho ABC...................................................8
1.6.2. Mô hình hàng tồn kho đúng lúc JIT ( Just in time)........................................8
1.6.3. Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ (Economic Order Quantity)......................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TẠI VINAMILK........................................................................................................12
2.1. Giới thiệu chung về Vinamilk.........................................................................12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................12
2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh.................................................................13
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây (2020,2021,2022)....14
2.1.4. Phân tích tổng quan tình hình tài chính của Vinamilk.................................16
2.2. Thực trạng về công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk........................23
2.2.1. Phân loại hàng tồn kho tại Vinamilk...........................................................23
2.2.2. Vai trò quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk..................................................23
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ tại Vinamilk.............................24
2.2.4. Các chi phí tồn kho tại Vinamilk.................................................................25
2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tồn kho.....................................................................26
2.2.6. Phân tích mô hình hàng tồn kho EOQ của Vinamilk...................................27
2.2.7. Hệ thống ERP của Vinamilk - bước đệm cho sự đột phá.............................29
2.3. Đánh giá về công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamik.............................31
2.3.1. Những ưu điểm trong công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk ............31
2.3.2. Những nhược điểm trong công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk.......32
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI VINAMILK................................................................34
3.1. Đối với Ban lãnh đạo, cấp quản lý Vinamilk.................................................34
3.2. Đối với nhân viên kho......................................................................................34
3.3. Đối với việc kiểm soát nguồn hàng tồn kho...................................................34
3.4. Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị kho.......................................................35
KẾT LUẬN................................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................37
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 DN Doanh nghiệp
2 DT Doanh thu
3 EOQ Economic Order Quantity
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 HTK Hàng tồn kho
6 LN Lợi nhuận
7 VNM Vinamilk
8 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

1
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ............................................................10


Hình 1.2. Mức tồn kho và điểm tái đặt hàng..........................................................11
Hình 2.1. Biểu diễn tổng tài sản công ty giai đoạn 2020-2022..............................20
Hình 2.2. Biểu diễn tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2020-2022.................20
Hình 2.3. Biểu diễn tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2020-2022...................22
Hình 2.4. Hệ thống ERP của Vinamilk..................................................................30

2
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình biến động kết quả kinh doanh qua 3 năm 2020 - 2022..........15
Bảng 2.2. Cân đối kế toán công ty Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022......................17
Bảng 2.3. Tài sản cố định hữu hình của công ty....................................................22
Bảng 2.4. Tài sản dở dang của công ty năm 2022..................................................23

3
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển biến theo xu hướng toàn cầu
hóa, tự do hóa thương mại như hiện nay thì quản trị sản xuất dịch vụ nói chung và
quản trị hàng tồn kho nói riêng đóng vai trò chủ chốt đối với mọi doanh nghiệp. 
Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại,
công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý
nghĩa đặc biệt vì công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp
doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc
chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng, thuê
kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho
sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến việc đình trệ dây chuyền sản xuất,
thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận, hay mất khách
hàng, mất thị trường mất đi thị phần vốn có.... 
Hiện nay, công tác quản lý hàng tồn kho được đánh giá là một khâu rất quan
trọng trong quản trị doanh nghiệp nhưng đôi khi nó lại chưa thực sự được coi trọng,
quan tâm đúng mực. Chính bởi lẽ đó, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài về
“Tìm hiểu công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk” để phần nào có cái nhìn tổng
quát về công tác quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực sản xuất hàng tiêu dùng.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm hàng tồn kho và quản trị hàng tồn kho
1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu dự trữ sản xuất, bán thành phẩm, thành
phẩm, hàng hóa. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công
ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho
chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của
tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. 
Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc
chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong
kho. Quản trị hàng tồn kho nếu được thực hiện đúng cách có thể làm giảm các khoản
chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.
Dự trữ HTK tốn nhiều chi phí, cả về thời gian và đòi hỏi chi phí chính xác như
việc đầu tư mua máy mới hay xây dựng nhà xưởng.
Nguyên tắc quản trị HTK là xác định kích thước tồn kho thấp nhất mà vẫn tối
đa hóa được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lí để thiết lập kế
hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt
nhất các nguồn lực nhằm phục vụ cho khách hàng. đáp ứng mục tiêu của doanh
nghiệp.
Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho
thông qua chuỗi giá trị, từ việc xử lí trong sản xuất đến phân phối.
1.2. Phân loại hàng tồn kho
Phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng được dự trữ để phục vụ trực
tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
công cụ dụng cụ gồm cả giá trị sản phẩm dở dang. 
- Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ
phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hóa thành phẩm. 
Phân loại theo nguồn hình thành bao gồm:
- Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung
cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. 
- Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp
thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn
vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng Công ty…
5
- Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sản xuất,
gia công tạo thành. 
- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác. 
Phân loại tồn kho theo nhu cầu sử dụng, bao gồm: Hàng sử dụng cho sản xuất
kinh doanh và hàng chưa cần sử dụng. 
Phân loại hàng tồn kho theo kế hoạch dự trữ, sản xuất và tiêu thụ, bao gồm:
hàng tồn trữ an toàn và hàng tồn trữ thực tế. 
Phân loại hàng tồn kho theo phẩm chất, bao gồm: Hàng chất lượng tốt, hàng
kém phẩm chất và hàng mất phẩm chất. 
Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản: Hàng trong doanh nghiệp và
hàng ngoài doanh nghiệp.
Phân loại theo chuẩn mực 02 (Chuẩn mực số 02 là một trong 26 chuẩn mực kế
toán được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng
12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) - Hàng tồn kho được phân thành: Thành
phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán, sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa
hoàn thành - hàng hóa để mua bán 
1.3. Vai trò của quản trị hàng tồn kho
Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh
mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch và có đủ hàng hóa, thành phẩm để cung
ứng ra thị trường. 
Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lí có hiệu quả và
tiết kiệm chi phí. 
Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản xuất,
kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện
pháp khắc phục kịp thời.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một số
yếu tố cơ bản sau: 
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của
DN. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh nghiệp thường bao
gồm: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường. 
- Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. 
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kì sản xuất sản phẩm. 

6
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... 
- Quản trị hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lí các hoạt
động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào, đi ra khỏi doanh nghiệp.
Quản trị tồn kho phải trả lời được các câu hỏi:
- Lượng đặt hàng là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất?
- Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng?
1.5. Các chi phí tồn kho
Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán. Bởi vậy các
quyết định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho dự
trữ cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập.
Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho (gọi là chi phí tồn kho) bao gồm: 
 Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành
đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán. Chi phí đặt
hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số
lượng hàng được mua. Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàng thường tỷ lệ với
số lần đặt hàng trong kỳ. Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần
đặt hàng tăng lên và chi phí đặt hàng do vậy cũng tăng lên và ngược lại. 
 Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản): Chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp
phải lưu giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng
vào kho, chi phí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt,
hư hỏng hàng hoá, lãi vay... Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng
hóa mua vào. Nếu khối lượng hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng
và ngược lại. 
 Các chi phí khác: 
- Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: Có thể xem đây là một loại chi phí cơ hội do
doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp
có thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người
cung cấp loại hàng đó. Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt
hàng bổ sung cộng với chi phí vận chuyển (nếu có). Nếu không doanh nghiệp sẽ
mất một khoản doanh thu do hết hàng.
- Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hội và
được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong
tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra. 
- Chi phí gián đoạn sản xuất... 
Cần lưu ý rằng một số yếu tố chi phí liên quan đến việc ra quyết định về hàng
tồn kho và quản lý hàng bán không tồn tại trong hệ thống kế toán hiện hành. Chẳng
hạn chi phí cơ hội là một yếu tố chi phí quan trọng nhưng không được ghi chép trong
hệ thống kế toán.
7
1.6. Một số mô hình quản trị hàng tồn kho
1.6.1. Phương pháp phân tích hàng tồn kho ABC
Nhóm Giá trị Số lượng
70-80% tổng giá trị hàng hóa
Nhóm A 10-15% tổng lượng hàng dự trữ
dự trữ

15-25% tổng giá trị hàng hóa


Nhóm B 30% tổng lượng hàng dự trữ
dự trữ

Nhóm C 5% tổng giá trị hàng hóa dự trữ 50-55% tổng lượng hàng dự trữ

=> Theo phương pháp này thì doanh nghiệp tập trung vào hàng tồn kho nhóm A vì nó
có giá trị lớn nhất.
1.6.2. Mô hình hàng tồn kho đúng lúc JIT ( Just in time)
 Nội dung: Vật tư mua về được đưa vào sử dụng ngay nên lượng dự trữ trong kho
gần như bằng không, chi phí cất trữ được tiết giảm tối đa
 Điều kiện áp dụng:
- Các nhóm doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau, sản phẩm của doanh
nghiệp này là nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp kia.
- Các đối tác coi trọng uy tín kinh doanh
- Thị trường các loại hàng hóa của nhóm này ổn định về giá cả và số lượng, ít có
tính chất mùa vụ.
- Hàng hóa có thể tập kết ngay tại dây chuyền sản xuất hoặc khu vực bán hàng,
không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, …. khó
hao hụt và mất mát.
1.6.3. Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ (Economic Order Quantity)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử
dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. 
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng
các loại hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu, thường là một năm. Những doanh
nghiệp có nhu cầu dự trữ hàng hóa mang tính thời vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp
với đặc điểm kinh doanh của mình. 
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàng năm, doanh nghiệp
có thể xác định số lần đặt hàng trong năm khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng.
Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở
mức tối thiểu. 

8
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho có mối quan hệ tương
quan tỷ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình quân
thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt
hàng giảm đi thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng cao, lượng tồn kho lớn hơn,
do đó chi phí tồn trữ hàng hóa cao và chi phí đặt hàng giảm.
Như vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của việc quản lý hàng tồn kho là quyết
định cần đặt mua bao nhiêu đối với một loại hàng nhất định. Mô hình đặt hàng hiệu
quả (EOQ) xác định số lượng hàng mua tối ưu trong mỗi lần đặt hàng để dự trữ. Mô
hình này giả thiết rằng: 
- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau. 
- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định. Thời gian mua hàng
(Purchase order lead time) - thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được
hàng cũng là xác định.
- Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt. Giả
thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQ bởi vì
chi phí mua hàng của tất cả các hàng hoá mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô đơn
hàng với số lượng hàng đặt là bao nhiêu. 
- Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là ở chỗ
chi phí cho một lần hết hàng là quá đắt. Chúng ta phải luôn duy trì một lượng tồn
kho thích hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra. 
- Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như như chi phí
giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn
sản xuất... Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hoá chi phí đặt hàng và chi
phí bảo quản. 
Tổng chi phí đặt Tổng chi phí bảo
Tổng chi phí tồn kho = +
hàng quản

Như vậy, theo lí thuyết về mô hình số lượng đặt hàng có hiệu quả thì:

EOQ =

Trong đó:
EOQ: Số lượng hàng đặt có hiệu quả
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định.

9
P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho. Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ
thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ nghịch với chi phí bảo quản.

Hình 1.1 Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ


 Xác định thời điểm đặt hàng lại
Quyết định quan trọng thứ hai liên quan đến quản trị tồn kho là vấn đề khi nào
thì đặt hàng. Điểm tái đặt hàng (Reorder Point) là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiểu
còn lại trong kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới. Điểm tái đặt hàng được tính
toán đơn giản nhất khi cả nhu cầu và thời gian mua hàng là xác định.

Hình 1.2. Mức tồn kho và điểm tái đặt hàng


 Lượng dự trữ an toàn
Giả thiết rằng nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác định. Khi cửa hàng bán lẻ
không có sự ổn định về nhu cầu và thời gian mua hàng hoặc số lượng hàng mà người
10
cung cấp có thể đáp ứng, họ thường phải duy trì một mức dự trữ an toàn (Safety
Stock). Dự trữ an toàn là mức tồn kho được dự trữ ở mọi thời điểm ngay cả khi lượng
tồn kho đã được xác định theo mô hình EOQ. Nó được sử dụng như là một lớp đệm
chống lại sự tăng bất thường của nhu cầu, hay thời gian mua hàng, hoặc tình trạng
không sẵn sàng cung cấp của các nhà cung cấp.

11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TẠI VINAMILK
2.1. Giới thiệu chung về Vinamilk
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công tу Vinamilk ᴄó tên đầу đủ là Công tу ᴄổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi
kháᴄ: Vinamilk. Đâу là doanh nghiệp ᴄhuуên ѕản хuất, kinh doanh ѕữa ᴠà ᴄáᴄ ѕản
phẩm từ ѕữa ᴄũng như ᴄáᴄ thiết bị máу móᴄ liên quan tại Việt Nam.
Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh ᴠựᴄ ѕản хuất ᴄáᴄ
ѕản phẩm từ ѕữa tại Việt Nam. Cáᴄ ѕản phẩm mang thương hiệu nàу ᴄhiếm lĩnh phần
lớn thị phần trên ᴄả nướᴄ, ᴄụ thể như ѕau: 54,5% thị phần ѕữa trong nướᴄ; 40,6% thị
phần ѕữa bột; 33,9% thị phần ѕữa ᴄhua uống; 84,5% thị phần ѕữa ᴄhua ăn; 79,7% thị
phần ѕữa đặᴄ.
Cáᴄ ѕản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk đượᴄ phân phối đều khắp 63 tỉnh
thành trên ᴄả nướᴄ ᴠới 220.000 điểm bán hàng. Bên ᴄạnh đó, Vinamilk Việt Nam ᴄòn
đượᴄ хuất khẩu ѕang 43 quốᴄ gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đứᴄ,
Nhật Bản, Trung Đông,… Sau hơn 40 năm hình thành ᴠà phát triển, ᴄông tу đã хâу
dựng đượᴄ 14 nhà máу ѕản хuất, 2 хí nghiệp kho ᴠận, 3 ᴄhi nhánh ᴠăn phòng bán
hàng, 1 nhà máу ѕữa tại Campuᴄhia (Angkor Milk), 1 ᴠăn phòng đại diện tại Thái Lan.
Trong hơn 40 năm hoạt động của mình, Công ty sữa Vinamilk đã trải qua rất
nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn lại đánh dấu những bước
tiến mới của doanh nghiệp, sự vững vàng của một thương hiệu lớn có bề dày lịch sử.
Giai đoạn hình thành từ năm 1976 - 1986:
- Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên
gọi ban đầu là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam. Công ty thuộc Tổng cục Công
nghiệp Thực phẩm miền Nam.
- Đến năm 1982, công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công
nghiệp thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I.
Thời kì đổi mới năm 1986 - 2003:
- Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.
Công ty chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa.
- Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để
phát triển thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn. Sự kiện này đã nâng tổng số nhà
máy của công ty lên con số 4. Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng,
phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân miền
Bắc.

12
- Năm 1996, Liên doanh với Công ty cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Việc liên doanh này đã giúp công ty thành
công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.
- Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc.
Vào tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.
Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 - nay:
- Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt
Nam. Ngày 19/01/2006, công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk lên sàn chứng
khoán, với mã chứng khoán là VNM. Cũng trong năm đó, Công ty khánh thành
thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.
- Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9
nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012,
công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.
- Giai đoạn 2010 - 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và
sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011,
đưa nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu
USD.
- Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa
Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại
Vinamilk Organic Đà Lạt - trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
- Tháng 4/2021, mô hình trang trại sinh thái thân thiện môi trường được Vinamilk
chính thức ra mắt. Đây là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu sữa tươi cao cấp làm
nên sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm thanh nhẹ, thuần khiết.
- Năm 2021 kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh
dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu
Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu. Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa
có doanh thu cao nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh).
2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và
mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa
đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Các mặt hàng của
Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như Campuchia, Philippines,
Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu
của công ty. Năm 2011, Vinamilk mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển hướng sang
phân khúc trái cây và rau củ. Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm
đạt được thành công với 25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2 năm
2012, công ty mở rộng sản xuất sang mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em.
Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản
phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như sau:
- Sữa tươi với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
13
- Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty
- Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold,
bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro,
Mama Gold.
- Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ.
- Kem và phô mai: Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem,
Nhóc Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ.
- Sữa đậu nành - nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu
nành GoldSoy.
- Bột ăn dặm Vinamilk: Ridielac Gold, Optimum Gold,...
Để trở thành doanh nghiệp sữa chiếm thị phần hàng đầu trong nước và xuất
khẩu, được người tiêu dùng tín nhiệm, Vinamilk luôn tôn chỉ phương châm: Làm ăn
trung thực, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế phù
hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt Nam và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới
nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất.
Về tầm nhìn và sứ mệnh, Vinamilk mong muốn trở thành biểu tượng niềm tin
hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con
người. Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng
cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội. Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khỏe với một danh mục các
sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn. Sẽ không phải lo lắng khi
dùng sản phẩm của Vinamilk vì Vinamilk phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng.
Vào năm 2016, Vinamilk được Forbes xếp hạng là doanh nghiệp tỷ đô của Việt
Nam với giá trị thương hiệu đạt hơn 1,5 tỷ USD, Năm 2020, dù phải đối mặt với đại
dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn được định giá tăng thêm 200 triệu USD so với năm
2019, đạt mốc hơn 2,4 tỷ USD.
Tính đến nay, công ty Sữa Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm đi 54 quốc gia và
vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD. Cổ phiếu của Vinamilk được
xếp là cổ phiếu blue-chip (là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những nhà đầu tư quan
tâm đến giá trị tăng trưởng dài hạn bền vững của doanh nghiệp) tại Việt Nam, dành
cho những doanh nghiệp có mức tăng trưởng và doanh thu ổn định.
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây (2020,2021,2022)

14
2021/2020 2022/2021
CHỈ TIÊU 2020 2021 2022
+/- % +/- %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
59,722,908,393,236 61,012,074,147,764 60,074,730,223,299 1,289,165,754,528 2.16 (937,343,924,465) (1.53)
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp DV 59,636,286,225,547 60,919,164,846,146 59,956,247,197,418 1,282,878,620,599 2.15 (962,917,648,728) (1.58)

3. Giá vốn hàng bán


31,967,662,837,839 34,640,863,353,839 36,059,015,690,711 2,673,200,516,000 8.36 1,418,152,336,872 4.09
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp (1,390,321,895,401
27,668,623,387,708 26,278,301,492,307 23,897,231,506,707 (5.02) (2,381,069,985,600) (9.06)
dịch vụ )
5. Doanh thu hoạt động tài chính
1,581,092,655,317 1,214,683,819,394 1,379,904,407,740 (366,408,835,923) (23.17) 165,220,588,346 13.6
6. Chi phí tài chính
308,569,328,835 202,338,232,232 617,537,182,995 (106,231,096,603) (34.43) 415,198,950,763 205.2
7. Chi phí quản lý kinh doanh
1,958,155,456,285 1,567,312,426,985 1,595,845,681,078 (390,843,029,300) (19.96) 28,533,254,093 1.82
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
13,539,380,824,416 12,727,619,820,191 10,491,064,827,100 (811,761,004,225) (5.99) (2,236,554,993,091) (17.57)
doanh
8. Thu nhập khác
212,386,195,135 422,823,192,290 289,021,799,127 210,436,997,155 99.08 (133,801,393,163) (31.64)
9. Chi phí khác
233,230,932,527 228,207,525,562 284,551,949,482 (5,023,406,965) (2.15) 56,344,423,920 24.69
10. Lợi nhuận kế toán trước thuế
13,518,536,087,024 12,922,235,486,919 10,495,534,676,745 (596,300,600,105) (4.41) (2,426,700,810,174) (18.78)
11. Chi phí thuế TNDN hiện hành
2,310,674,009,890 2,320,981,674,175 1,956,248,296,285 10,307,664,285 0.45 (364,733,377,890) (15.71)
12. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
11,235,732,234,125 10,632,535,972,478 8,577,575,319,708 (603,196,261,647) (5.37) (2,054,960,652,770) (19.33)
nghiệp

Bảng 2.1. Tình hình biến động kết quả kinh doanh qua 3 năm 2020-2022

15
 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Qua bảng số liệu cho thấy giai đoạn 2020 - 2022 có sự biến động qua các năm cụ
thể là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 tăng 2.15% so với năm
2020. Nhưng đến năm 2022 lại giảm xuống còn 1.58% so với năm 2021. Tuy nhiên trong
năm 2022, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến việc tiêu thụ của công ty bị hạn chế, khiến
cho doanh thu có sự sụt giảm nhẹ, kéo theo doanh thu thuần cũng giảm theo.
 Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán của công ty gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển,
bảo hiểm hàng hoá,… Giá vốn hàng bán năm 2021 tăng 8.36% so với năm 2020. Năm
2022 tăng 4.09% so với năm 2021. Có thể thấy giá vốn hàng bán tăng đều qua các
năm. Giá vốn hàng bán tăng là do chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu, nhân công,
dụng cụ thiết bị sản xuất,... tăng từ ảnh hưởng của lạm phát khiến đồng tiền mất giá
cũng như dịch bệnh khiến cho hoạt động sản xuất gặp khó khăn.
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Ta thấy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2021 giảm 5.99% so với
năm 2020. Năm 2022 tiếp tục giảm 17.57% so với năm 2021. LN thuần giảm do các
loại chi phí và giá vốn hàng bán tăng mạnh trong 2 năm, mà giá bán trên thị trường
thì không tăng nhiều, Do vậy DT chỉ tăng trên 1% năm 2022 và trên 2% năm 2021.
Điều này làm cho lợi nhuận thuần giảm.
 Lợi nhuận kế toán trước thuế:
Nhìn vào bảng trên ta thấy, lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2021 giảm 4.41%
so với năm 2020. Đến năm 2022 lợi nhuận kế toán trước thuế tiếp tục giảm 18.78% so
với năm 2021, do năm 2022 dịch bệnh có những diễn biến phức tạp hơn 2021 khiến
cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm mạnh (gấp hơn 4 lần so với % giảm của
2021). Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của VNM vẫn chưa thực sự trở lại
quỹ đạo bình thường sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; công ty còn chưa thích
ứng kịp và chưa phát triển được trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là hiệu số giữa lợi nhuận kế toán trước
thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là khoản mục bị tác động nhiều nhất bên
cạnh lợi nhuận trước thuế... Năm 2021 giảm 5.37% so với năm 2020. Năm 2022 lại giảm
so với năm 2021, (tương ứng giảm 19.33%). Đây là dấu hiệu không tốt đối với công ty,
công ty kinh doanh không hiệu quả khi lợi nhuận sau thuế giảm ở cả 2 năm và kiểm soát
chi phí không tốt khiến các khoản chi phí tăng cao. Vì vậy, công ty cần có những định
hướng hoạt động tốt hơn cũng như có những biện pháp để quản lý chi phí, nâng cao lợi
nhuận. Cũng do ảnh hưởng từ dịch Covid từ cuối năm 2019 dẫn tới thị trường suy giảm
làm cho doanh thu từ sản phẩm của công ty sữa suy giảm đáng kể.
2.1.4. Phân tích tổng quan tình hình tài chính của Vinamilk

16
17
2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021
Chi tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- %
(%) (%) (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
29,665,725,805,058 61.25 36,109,910,649,785 67.7 31,560,382,174,201 65.1 6,444,184,844,727 21.72 (4,549,528,475,584) (12.6)

I. Tiền và các khoản tương


2,111,242,815,581 4.36 2,348,551,874,348 4.40 2,299,943,527,624 4.74 237,309,058,767 11.24 (48,608,346,724) (2.06)
đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính
17,313,679,774,893 35.75 21,025,735,779,475 39.42 17,414,055,328,683 35.92 3,712,056,004,582 21.44 (3,611,680,450,792) (17.17)
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 5,187,253,172,150 10.71 5,822,028,742,791 10.92 6,100,402,870,854 12.58 634,775,570,641 12.24 278,374,128,063 4.78

IV. Hàng tồn kho


4,905,068,613,616 10.13 6,773,071,634,017 12.70 5,537,563,396,117 11.42 1,868,003,020,401 38.08 (1,235,508,237,900) (18.24)

V. Tài sản ngắn hạn khác


148,481,428,818 0.31 140,522,619,154 0.26 208,417,050,923 0.43 (7,958,809,664) (5.36) 67,894,431,769 48.31

B. TÀI SẢN DÀI HẠN


18,766,754,868,571 38.75 17,222,492,788,434 32.3 16,922,282,062,019 34.9 (1,544,262,080,137) (8.23) (300,210,726,415) (1.74)

I. Các khoản phải thu dài hạn (16.42


19,974,111,715 0.04 16,695,104,495 0.03 38,422,722,715 0.08 (3,279,007,220) 21,727,618,220 130.14
)
II. Tài sản cố định
13,853,807,867,036 28.60 12,706,598,557,849 23.83 11,903,207,642,940 24.55 (1,147,209,309,187) (8.28) (803,390,914,909) (6.32)

III. Bất động sản đầu tư


59,996,974,041 0.12 60,049,893,676 0.11 57,593,807,783 0.12 52,919,635 0.09 (2,456,085,893) (4.09)

IV. Tài sản dở dang dài hạn


1,062,633,519,957 2.19 1,130,023,695,910 2.12 1,805,129,940,386 3.72 67,390,175,953 6.34 675,106,244,476 59.74

18
V. Các khoản đầu tư tài chính (23.58
973,440,912,476 2.01 743,862,023,831 1.39 742,670,306,431 1.53 (229,578,888,645) (1,191,717,400) (0.16)
dài hạn )
V. Tài sản dài hạn khác
2,796,901,483,346 5.77 2,565,263,512,673 4.81 2,375,257,641,764 4.90 (231,637,970,673) (8.28) (190,005,870,909) (7.4)

TỔNG CỘNG
48,432,480,673,629 100 53,332,403,438,219 100 48,482,664,236,220 100 4,899,922,764,590 10.11 (4,849,739,201,999) (9.09)

C. NỢ PHẢI TRẢ
14,785,358,443,807 30.53 17,482,289,188,835 32.78 15,666,145,881,135 32.31 2,696,930,745,028 18.24 (1,816,143,307,700) (10.39)

I. Nợ ngắn hạn
14,212,646,285,475 29.34 17,068,416,995,519 32.00 15,308,423,081,524 31.57 2,855,770,710,044 20.09 (1,759,993,913,995) (10.31)

II. Nợ dài hạn (27.73


572,712,158,332 1.18 413,872,193,316 0.77 357,722,799,611 0.73 (158,839,965,016) (56,149,393,705) (13.56)
)
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU
33,647,122,229,822 69.47 35,850,114,249,384 67.22 32,816,518,355,085 67.68 2,202,992,019,562 6.54 (3,033,595,894,299) (8.46)

TỔNG NGUỒN VỐN


48,432,480,673,629 100 53,332,403,438,219 100 48,482,664,236,220 100 4,899,922,764,590 10.11 (4,849,739,201,999) (9.09)

Bảng 2.2. Cân đối kế toán Công ty Vinamilk giai đoạn 2020 - 2022

19
54,000,000,000,000
53,332,403,438,219
53,000,000,000,000

52,000,000,000,000

51,000,000,000,000

50,000,000,000,000

49,000,000,000,000

48,000,000,000,000 48,432,480,673,629
48,482,664,236,220
47,000,000,000,000

46,000,000,000,000

45,000,000,000,000
2020 2021 2022

Hình 2.1. Biểu diễn tổng tài sản công ty giai đoạn 2020-2022

Số liệu ở hình trên cho thấy: Tổng tài sản của Công ty năm 2021 tăng 10.11%
so với năm 2020. Tuy nhiên đến năm 2022 tổng tài sản có xu hướng giảm (giảm
9.09%) so với năm 2021 cụ thể như sau:
 Tài sản ngắn hạn
40,000,000,000,000
36,109,910,649,785
35,000,000,000,000

30,000,000,000,000
31,560,382,174,201
29,665,725,805,058
25,000,000,000,000

20,000,000,000,000

15,000,000,000,000

10,000,000,000,000

5,000,000,000,000

0
2020 2021 2022

Hình 2.2. Biểu diễn tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2020-2022
Thời điểm năm 2020 tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng 61.25%. Năm 2021 tài sản
ngắn hạn chiếm tỉ trọng 67.7%. Năm 2022 có tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng 65.1%.

20
Có thể thấy tài sản ngắn hạn năm 2021 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm.
Như vậy năm 2021 tăng so với năm 2020 là 21.72% và năm 2022 giảm 12.6% so với
năm 2021. Nguyên nhân năm 2021 tăng đáng kể chủ yếu là do tăng đầu tư tài chính
ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao
gồm: chứng khoán kinh doanh; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn năm 2020 chiếm tỷ trọng 35.75% trong tổng tài sản. Năm 2021 chiếm
tỷ trọng 39.42% trong tổng tài sản. Năm 2022 chiếm tỷ trọng 35.92% trong tổng tài
sản, giảm 17.17% so với năm 2021. Năm 2021 tăng 21.44% so với năm 2020.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu của năm 2021 tăng 12.24%
so với năm 2020. Năm 2022 tăng 4.78% so với năm 2021. Các khoản phải thu của mỗi
năm còn khá cao cho thấy vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng còn lớn, cần
phải có những biện pháp cải thiện. Đặc thù của việc bán lẻ và bán sỉ sẽ chậm trễ trong
các khâu thanh toán nên sẽ dẫn đến các khoản phải thu vẫn còn cao.
Hàng tồn kho: Do đặc thu kinh doanh của Công ty là ngành sản xuất và phân
phối hàng tiêu dùng nên tỷ trọng hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2020
hàng tồn kho chiếm 10.13%. Năm 2021 chiếm 12.7%. Năm 2022 chiếm tỷ trọng
11.42% giảm 18.24% so với năm 2021. Và năm 2021 tăng 38.08% so với năm 2020.
Số lượng hàng tồn kho năm 2021 tăng so với năm 2020 do Vinamilk chịu ảnh hưởng
bởi tác động của tình hình Covid-19 và nền kinh tế phục hồi chậm chạp vào thời điểm
2021. Tuy nhiên đến năm 2022 có sự sụt giảm so với năm 2021 do sự phục hồi mạnh
mẽ của hoạt động sản xuất và mua bán hàng hóa khiến cho giá trị hàng tồn kho giảm
trong năm 2022.
Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác năm 2020 chiếm tỷ trọng 0.31%.
Tài sản ngắn hạn khác năm 2021 chiếm tỷ trọng 0.26%. Năm 2022 tăng 48.31% so với
năm 2021. Tài sản ngắn hạn khác của Công ty chủ yếu là chi phí trả trước ngắn hạn và
thuế GTGT được khấu trừ.

21
 Tài sản dài hạn

19,000,000,000,000
18,766,754,868,571

18,500,000,000,000

18,000,000,000,000

17,500,000,000,000
16,922,282,062,019
17,222,492,788,434
17,000,000,000,000

16,500,000,000,000

16,000,000,000,000
2020 2021 2022

Hình 2.3. Biểu diễn tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2020-2022

Tài sản dài hạn liên tục giảm qua các năm, năm 2021 giảm 8.23% so với năm
2020 và tiếp tục giảm thêm 1.74% ở năm 2022 so với 2021. Nguyên nhân dẫn đến sụt
giảm như vậy là do Công ty liên tục giảm tài sản cố định hàng năm.
Tài sản cố định (Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình): Tài sản
cố định của Công ty năm 2021 giảm 8.28% so với năm 2020. Năm 2022 giảm 6.32%
so với năm 2021. Nguyên nhân là vì ảnh hưởng hậu quả từ dịch Covid 19 làm ảnh
hưởng tới sự phát triển cũng như mở rộng thị trường sản xuất và biến động kinh tế
dẫn tới việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất sữa giảm. Bằng chứng là trong báo cáo
tài chính có thể thấy VNM đang có mục thanh lý/xóa sổ nhà cửa và vật kiến trúc, máy
móc và thiết bị,...

Bảng 2.3. Tài sản cố định hữu hình của công ty

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao
gồm: Đầu tư vào các công ty liên kết; Đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Các khoản

22
đầu tư tài chính dài hạn năm 2021 giảm so với năm 2020 là 23.58%. Năm 2022 giảm
nhẹ so với năm 2021 là 0.16%.
Các khoản phải thu dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn năm 2022 tăng
13.14% so với năm 2021 và năm 2021 giảm 16.42% so với năm 2020. Có thể thấy
năm 2022 khoản phải thu dài hạn tăng đáng kể nhưng doanh thu và quy mô kinh
doanh của Vinamilk không tăng, thể hiện tình hình kinh doanh của khách hàng có
nhiều biến đổi hoặc có những thay đổi trong chính sách bán hàng.
Tài sản dở dang dài hạn (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn; Xây
dựng cơ bản dở dang): Tài sản dở dang dài hạn của năm 2021 tăng 6.34% so với năm
2020 và tiếp tục đến năm 2022 thì tài sản dở dang dài tăng 59.74% so với năm 2021.
Do việc xây dựng cơ bản dở dang tăng:

Bảng 2.4. Tài sản dở dang của công ty năm 2022


 Nợ phải trả
Nợ phải trả năm 2021 tăng 18.24% so với năm 2020 và giảm 10.39% so với
năm 2022. Trong đó nợ ngắn hạn tăng 20.09% so với năm 2020 và giảm 10.31% so
với 2022; Nợ dài hạn giảm liên tục và giảm 27.73% so với 2020, đến năm 2022 tiếp
tục giảm 13.56% so với năm 2022.
Net working Capital (NWC) năm 2021 tăng so với 2020 nhưng lại giảm so với
2021, cho thấy rằng sự cân đối về tài chính của VNM đang không ổn định.
Mặt khác, nợ ngắn hạn và dài hạn đều giảm đến năm 2022 cho thấy khả năng
huy động vốn trong dài hạn của DN thấp. Nguồn nợ dài hạn cần thiết cho sự phát triển,
mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, khi nợ dài hạn sụt giảm cho thấy
dấu hiệu doanh nghiệp đang trong quá trình suy thoái, tài chính bất ổn định.
 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng 6.54% so với năm 2020 và giảm 8.46% so với
2022. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối để lại, điều này
chứng tỏ kết quả kinh doanh trong năm 2021 đem lại hiệu quả. Vốn chủ sở hữu năm
2022 giảm một phần là do doanh nghiệp tăng quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối giảm mạnh.
2.2. Thực trạng về công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk
23
2.2.1. Phân loại hàng tồn kho tại Vinamilk
Vinamilk phân loại hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho là một
trong 26 chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào
chi phí; ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện
được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo
tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc
trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán
khác cho hàng tồn kho.
Theo Chuẩn mực số 02 Hàng tồn kho thì hàng tồn kho tại Vinamilk được phân
loại như sau: 
 Hàng mua đang đi trên đường: Điều này thường được xác định theo điều khoản
cam kết giữa hợp đồng giữa hai bên mua và bán cụ thể là công ty Vinamilk và các
đối tác bán hàng và nhà cung ứng. Đối với sữa được vận chuyển trực tiếp từ các
trang trại của vinamilk thì quyền kiểm soát sẽ thuộc về VNM và được tính là hàng
tồn kho ngay khi được vận chuyển khỏi trang trại. 
 Nguyên liệu, vật liệu; bao gồm sữa tươi nguyên chất, bao bì đóng gói, ống hút, lon
nhôm, giấy, thìa nhựa,...
 Công cụ và dụng cụ: 
- Thiết bị sản xuất: Vinamilk sử dụng các máy móc và thiết bị sản xuất tiên tiến để
sản xuất sữa và các sản phẩm chức năng. Các thiết bị này bao gồm máy lọc, máy
đóng chai, máy đóng gói, máy ép trái cây và các thiết bị khác.
- Dụng cụ bảo vệ: các dụng cụ bảo vệ như khẩu trang, găng tay, mũ bảo hiểm và áo
phòng sạch để ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân có hại khác.
 Sản phẩm dở dang: tất cả những sản phẩm, hàng hóa của Vinamilk vẫn còn nằm
trong quá trình sản xuất tạo thành mức đầu tư vào hàng tồn kho của doanh nghiệp.
 Thành phẩm: các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chức năng hoàn thiện chờ bán,
phân phối và nằm trong đơn đặt hàng của đối tác và khách hàng, sữa, sữa chua,
kem, bánh, kẹo, nước giải khát chứa sữa, bột ngũ cốc, nước ép trái cây, trà và cà
phê,...
 Hàng hóa: sữa tiệt trùng, sữa chua, sữa bột, bột ngũ cốc,...
 Hàng gửi đi bán: là các sản phẩm hàng hóa đã hoàn thiện của công ty được chuyển
gửi đến các đại lý, các nhà phân phối, trung tâm giới thiệu sản phẩm và gửi đi cho
các đơn đặt hàng trước. 
2.2.2. Vai trò quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk
Vinamilk là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh sữa lớn nhất tại
Việt Nam, do đó, quản trị hàng tồn kho của công ty đóng vai trò rất quan trọng để đảm
bảo sản xuất và kinh doanh được suôn sẻ.
24
Vai trò của quản trị hàng tồn kho của Vinamilk bao gồm:
- Quản lý và kiểm soát số lượng và chất lượng hàng tồn kho: Quản trị hàng tồn kho
giúp Vinamilk quản lý số lượng sản phẩm trong kho và đảm bảo chất lượng sản
phẩm không bị giảm sút trong quá trình lưu trữ.
- Điều phối và phân phối hàng hóa cho các đơn vị kinh doanh: Quản trị hàng tồn
kho giúp Vinamilk phối hợp vận chuyển và phân phối sản phẩm đến các đơn vị
kinh doanh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tối ưu hoá quá trình sản xuất: Quản trị hàng tồn kho giúp Vinamilk tối ưu hóa
việc sản xuất và phân phối sản phẩm, giúp công ty đạt được hiệu quả sản xuất và
giảm thiểu chi phí lưu trữ hàng tồn kho.
- Phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh: Quản trị hàng tồn kho cũng giúp
Vinamilk phân tích tình hình thị trường và đưa ra các quyết định kinh doanh liên
quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm.
Vì vậy, quản trị hàng tồn kho là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động
kinh doanh của Vinamilk.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ tại Vinamilk
Tồn kho dự trữ là một yếu tố quan trọng trong quản lý sản xuất và kinh doanh
của các doanh nghiệp, bao gồm cả Vinamilk. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự
trữ tại Vinamilk bao gồm:
- Nhu cầu thị trường: Sự biến động của nhu cầu thị trường có thể ảnh hưởng đến tồn
kho dự trữ của Vinamilk. Nếu nhu cầu tiêu thụ sữa tăng cao, tồn kho dự trữ có thể
giảm do sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng. Ngược lại, nếu nhu cầu giảm,
Vinamilk có thể cần tăng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt
Nam đã tăng trưởng trung bình khoảng 5% mỗi năm trong thập kỷ qua. Dự báo
nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục tăng dẫn tới tốc độ
vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn và Vinamilk có thể tận dụng để tối ưu chi phí
tồn kho.
- Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất của Vinamilk cũng ảnh hưởng đến tồn kho
dự trữ. Quy trình sản xuất tại Vinamilk là khép kín. Nếu nó hoạt động hiệu quả,
Vinamilk có thể sản xuất sản phẩm nhanh chóng và giảm tồn kho đối với việc bảo
quản sữa tươi và nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong trường hợp quy trình sản xuất
nhanh hơn so với lượng tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng Vinamilk phải bảo quản
thành phẩm trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ, dẫn đến phát sinh chi phí
tồn kho. Ngược lại, nếu quy trình sản xuất không hiệu quả, Vinamilk có thể cần
tăng tồn kho để bảo quản sản phẩm sữa tươi đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Các yếu tố vận hành: Các yếu tố vận hành như quản lý kho, giao nhận, và quản lý
sản phẩm cũng ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ. Nếu quản lý kho hiệu quả,
Vinamilk có thể giảm tồn kho dự trữ. Ngược lại, nếu quản lý kho không tốt,
Vinamilk có thể cần tăng tồn kho để đảm bảo sản phẩm được quản lý và vận

25
chuyển đúng cách. Nhận được tình trạng đó, Vinamilk đã ứng dụng cho mình
“Kho hàng quản lý thông minh” với việc ứng dụng hệ thống máy tự động và tích
hợp giải phóng công nghệ tự động hóa, sử dụng robot của Tetra Plant Master tự
động chuyển hàng thành phẩm vào kho chứa, sử dụng hệ thống quản lý kho hàng
Wamas,… đã đưa Vinamilk trở thành nhà máy hiện đại và tối đa năng suất tại các
kho hàng. 
- Tình trạng tài chính: Tình trạng tài chính của Vinamilk cũng ảnh hưởng đến tồn
kho dự trữ. Vinamilk đã duy trì tình hình tài chính vững mạnh trong những năm
gần đây và được kỳ vọng sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong những năm tới khi mà
công ty mở rộng danh mục sản phẩm và tiếp tục tận dụng các cơ hội tăng trưởng
trên thị trường quốc tế. Chính vì thế mà khẳng định Vinamilk có đủ vốn để sản
xuất sản phẩm, tồn kho dự trữ có thể giảm.
- Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế như lạm phát, thị trường tiền tệ và thuế
cũng ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ của Vinamilk. Nếu lạm phát tăng, giá thành
sản phẩm có thể tăng, dẫn đến tăng tồn kho dự trữ. Nếu thị trường tiền tệ bất ổn,
tồn kho dự trữ có thể tăng để đảm bảo cung cấp sản phẩm cho thị trường. Nếu
thuế tăng, giá thành sản phẩm có thể tăng, dẫn đến tăng tồn kho dự trữ.
2.2.4. Các chi phí tồn kho tại Vinamilk
Chi phí đặt hàng: bao gồm giá mua sản phẩm, chi phí vận chuyển sản phẩm từ
nhà cung cấp đến kho, chi phí thanh toán cho nhà cung cấp.
- Hoạt động thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk từ hộ chăn nuôi ở một số
địa phương gặp khó khăn do giãn cách xã hội kéo dài, cước phí vận chuyển trong
nước tăng khoảng 20%, quốc tế tăng khoảng 500% đã góp phần đẩy chi phí đặt
hàng tại Vinamilk tăng cao. 
- Chi phí kiểm kê: bao gồm chi phí nhân sự, chi phí thiết bị kiểm kê, chi phí phát
sinh nếu có sai sót trong quá trình kiểm kê,... 
- Chi phí phát sinh từ việc kiểm kê kho để đảm bảo sự chính xác của số lượng và
giá trị tồn kho.
- Chi phí bảo quản: bao gồm chi phí thuê kho, chi phí vận hành kho, chi phí bảo trì
kho, chi phí bảo hiểm kho,...
- Công ty này đã đầu tư vào các hệ thống và công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất
lượng sản phẩm được bảo quản tốt và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra,
Vinamilk cũng có các chính sách quản lý chi phí hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động
sản xuất và kinh doanh của mình.
- Chi phí bảo quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại sản phẩm, quy mô sản xuất
và các yêu cầu kỹ thuật. 
- Chi phí rủi ro: Chi phí phát sinh từ rủi ro liên quan đến tồn kho. Chi phí này bao
gồm: chi phí bảo hiểm hàng hóa, chi phí phát sinh nếu có mất mát hoặc hư hỏng
sản phẩm trong kho, chi phí phát sinh nếu sản phẩm quá hạn sử dụng.  
Ta có bảng số liệu như sau: 

26
Khoản mục Chi phí cụ thể Năm 2021

Chi phí điện thoại, thư giao dịch


4.000.000
Chi phí đặt hàng cho một lần đặt Giá mua sản phẩm
10.904.677.000
hàng (VNĐ) Chi phí giao dịch và kiểm tra
344.980.000
hàng hóa

Tổng cộng (VNĐ) 11.253.657.000

Chi phí lưu kho cho mỗi tấn hàng


Chi phí bảo quản 521.305
tồn kho (VNĐ)

2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tồn kho


Việc phân tích các chỉ tiêu giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư hay một
bên thứ ba có liên quan dễ tiếp cận, nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như
những hoạt động trong kỳ kinh doanh của Vinamilk.

Đơn Năm Năm


Chỉ tiêu Công thức tính
vị 2021 2022
Giá vốn ℎàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho Lần 5,9 6,5
Giá trị ℎàng tồn kℎo
Thời gian luân chuyển 360
Ngày 61 55,3
hàng tồn kho Hệ số vòng quay HTK

Khả năng luân chuyển hàng tồn kho được đánh giá thông qua các chỉ tiêu số
vòng quay hàng tồn kho và thời gian luân chuyển HTK. Số vòng quay hàng tồn kho
năm 2021 là 5,9 vòng, mỗi vòng là 61 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm
2022 tăng lên thành 7 vòng nguyên nhân do công ty mở rộng quy mô hàng tồn kho và
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng; do năm 2022 là thời điểm phục hồi mạnh mẽ các hoạt
động sản xuất kinh doanh và mua bán hàng hóa sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề do
tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nên doanh thu cũng tăng so với
năm 2021. Dù vậy, công ty vẫn cần tính toán lại lượng hàng tồn kho hợp lí nhằm giảm
các chi phí quản lý, lưu kho góp phần gia tăng nguồn vốn, tránh tình trạng ứ đọng và
góp phần nâng cao lợi nhuận của Vinamilk.
2.2.6. Phân tích mô hình hàng tồn kho EOQ của Vinamilk
Nhu cầu về nguyên liệu của Vinamilk không ngừng tăng lên nhanh chóng trong
những năm qua. Phục vụ nhu cầu này Vinamilk đã chủ động trong việc đầu tư các
27
trang thiết bị có quy mô và công suất lớn và tăng cường công tác thu mua sữa tươi
nguyên liệu để sản xuất ra sữa tươi thành phẩm. Với hệ thống EOQ dùng để quản lý
hàng tồn kho tại Vinamilk thì hệ thống này được chủ yếu được dùng trong việc quản lý
sữa tươi nguyên liệu.
Các giả định của mô hình EOQ như sau:
- Nhu cầu về hàng tồn kho ổn định (không thay đổi).
- Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không
thay đổi.
- Công ty tiếp nhận toàn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời
điểm.
- Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
- Không xảy ra hiện tượng hết hàng nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là
nếu việc đặt hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đặt hàng
được thực hiện đúng hạn thì sẽ hoàn toàn không có tình trạng thiếu hụt hàng tồn
kho dẫn đến gián đoạn sản xuất và tiêu thụ
Trong đó ta có:
D: Tổng nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong năm
d: Tổng nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong ngày
P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
EOQ: Số lượng đặt hàng hiệu quả
C: Chi phí bảo quản trên một tấn hàng tồn kho
TCmin: Tổng chi phí tồn kho tối thiểu
L: Thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng
n*: Số lượng đặt hàng tối ưu trong năm
T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu
 Thứ nhất xác định nhu cầu sữa tươi nguyên liệu mỗi năm và hàng ngày của công
ty trong năm 2022. Biết rằng khối sản xuất của Vinamilk làm việc 360 ngày trong
1 năm (đơn vị: tấn sữa)

Chỉ tiêu Năm 2022


Nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong năm (D) 423000
Nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong ngày (d) 1175

 Thứ hai, chi phí đặt hàng cho một đơn hàng của Vinamilk (đơn vị: VNĐ)

28
Chỉ tiêu Chi phí cụ thể Năm 2022
Chi phí đặt hàng cho - Gọi điện, thư giao dịch 4.000.000
một lần đặt hàng (P) - Giá mua sản phẩm 10.904.677.000
- Chi phí vận chuyển, kiểm tra hàng hóa
344.980.000
Tổng 11.253.657.000

 Thứ ba, chi phí bảo quản cho sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk (đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2022


Chi phí bảo quản sữa tươi nguyên liệu (C) 521.305

Chi phí bảo quản trên được áp dụng cho 1 đơn vị tấn sữa nguyên liệu tại
Vinamilk.
Dựa vào C,P,D vừa tính được (theo giả định) ở trên để tính mức tồn kho tối ưu
(EOQ*), tổng chi phí tồn kho tối thiểu (TCmin), Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*),
điểm tái đặt hàng của công ty (R) và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*). Biết
rằng giả định thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng (L) trong cả năm là
7 ngày làm việc.

Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị Năm 2022


Số lượng hàng đặt có Tấn sữa 135.140
hiệu quả (EOQ*)
Tổng chi phí tồn kho tối VNĐ 70.449.507.890
thiểu (TCmin)
Khoảng thời gian dự trữ Ngày 115
tối ưu (T*)
Điểm tái đặt hàng (R) Tấn sữa 8225
Số lần đặt hàng tối ưu Lần 4
trong năm (n*)

Tổng chi phí tồn kho thực tế của công ty không tính đến chi phí cơ hội của
khoản tiền bỏ ra cho hàng tồn kho và chi phí thiệt hại khi không có hàng, đây là 2 chi
phí quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Và
trong EOQ, tổng chi phí tồn kho chỉ bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho, các
chi phi khác (chi phí thiệt hại khi không có hàng, chi phí mua hàng) đều bị bỏ qua.

29
Đồng thời do đặc điểm của mỗi loại nguyên liệu là khác nhau cũng như phương thức
đóng gói của nhà sản xuất, nhà cung ứng, chu trình đặt hàng, thời gian chờ từ khi đặt
hàng đến khi giao hàng... nên lượng đặt hàng tối ưu này không thể hoàn toàn tuân thủ
theo mô hình EOQ mà còn theo kinh nghiệm của các nhân viên tại bộ phận kế hoạch
sản xuất. Trong một số trường hợp, khối lượng đặt hàng còn phụ thuộc một phần vào
yêu cầu của nhà quản lý khâu sản xuất khi có những tình huống thiếu hàng nguyên vật
liệu xảy ra trong quá trình sản xuất cũng như phụ thuộc vào các chương trình khuyến
mãi ưu đãi của công ty. Do vậy kết quả của mô hình EOQ cũng chưa hoàn toàn chính
xác. Chính vì vậy công ty khi ra quyết định liên quan đến hàng tồn kho bên cạnh việc
tham khảo kết quả của mô hình EOQ, Vinamilk còn cần dựa vào tình trạng sản xuất
kinh doanh thực tế để có những quyết định dự trữ hàng tồn kho thích hợp.
2.2.7. Hệ thống ERP của Vinamilk - bước đệm cho sự đột phá
a. Giới thiệu chung về hệ thống ERP trong quản lý hàng tồn kho của Vinamilk
Vinamilk - doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt
Nam với quy mô lớn, không ngừng mở rộng vươn tầm ra khu vực và thế giới. Với quy
mô lớn cũng đặt ra nhiều vấn đề cho Vinamilk trong quá trình quản trị và hoạch định
các nguồn lực của doanh nghiệp mình. Vì thế, để giải quyết bài toán này, Vinamilk đã
ứng dụng phần mềm ERP vào năm 2007 nhằm tạo nên một nền tảng kết nối và xuyên
suốt tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp một cách dễ dàng, kết nối toàn bộ hệ thống
từ trụ sở chính, các kho hàng, nhà máy cho đến hệ thống bán hàng trên toàn quốc.
Phần mềm ERP là viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planning (tạm dịch
là Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Đây là một công cụ sở hữu các chức năng cho
việc quản lý các quy trình kinh doanh theo từng chiến lược cụ thể và cung cấp cũng
như quản lý các thông tin trong đó có quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp một cách
chính xác nhất.

Hình 2.4. Hệ thống ERP của Vinamilk

30
Trước khi hệ thống ERP được áp dụng, trong quản lý hàng tồn kho của
Vinamilk chỉ sử dụng những công cụ thủ công như excel hay các phần mềm cũ như
Foxpro trong việc quản lý đã gây nên nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp. Hàng hóa đầu vào và đầu ra được quản lý hoàn toàn thủ công
khiến nhà máy đối mặt với các vấn đề như: hàng hóa tồn kho với số lượng lớn trong
khi tốc độ tiêu thụ của sản phẩm đầu ra lại quá chậm, không tối ưu hóa được công suất
làm việc, vận hành của máy móc, thiết bị, công nhân,... Từ đó gây tốn kém cho cả quá
trình sản xuất của Vinamilk, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của tổ chức.
Sau thời gian khoảng 2 năm ứng dụng hệ thống ERP của Vinamilk, doanh
nghiệp đã có những thay đổi tích cực. Hoạt động quản lý hàng tồn kho phối hợp với
khâu bán hàng và phân phối được diễn ra một cách uyển chuyển, nhịp nhàng. ERP với
đặc tính các chức năng được tiến hành và cập nhật theo thời gian thực, doanh nghiệp
có thể truy xuất dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng, mang lại hiệu quả tối ưu cho quá trình
kiểm tra, đánh giá, xử lý vấn đề cũng như định hướng kế hoạch phát triển sắp tới giúp
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả cho thấy, Vinamilk đã cải thiện được năng lực
cạnh tranh trong và ngoài nước, để tiến tới vị thế dẫn đầu Việt Nam và vươn ra top 200
công ty có doanh thu tỷ USD tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương.
b. Cách quản lý hàng tồn kho theo hệ thống ERP của Vinamilk
Hệ thống ERP của Vinamilk chính là bước đệm cho sự đột phá, đưa doanh
nghiệp ngày một phát triển xa hơn, đảm bảo hiệu quả hoạt động và khẳng định vị thế
thương hiệu của mình tại thị trường trong nước và quốc tế. Với ERP, Vinamilk đã tạo
nên chuỗi liên kết liền mạch từ quá trình хử lý những đơn hàng cho tới khâu giải quуết
hàng tồn kho.
 Quản lý mã hàng
Vinamilk có thể xử lý thông tin hàng tồn kho một cách đơn giản với hệ thống
ERP bao gồm mã hàng tồn kho, sắp xếp hàng tồn kho, nhập và xuất thông tin hàng tồn
kho và báo cáo sản phẩm. Đặt mã và phân loại hàng tồn kho nguyên vật liệu và thành
phẩm của Vinamilk khá đa dạng về tiêu chuẩn, quy cách, kích thước ... Nền tảng thuận
tiện cho việc chuyển đổi dự trữ, ghi chép, theo dõi, tốc độ phân giải nhanh.
Trên hệ thống ERP sẽ có tương ứng mỗi một vị trí tương ứng là bao nhiêu
truyền, bao nhiêu sản phẩm, bao nhiêu kệ, thứ tự các kệ cho từng mã hàng và vị trí
thực tế trong nhà kho. Vinamilk dễ dàng kiểm soát các thông tin về hàng tồn kho như
cách mã hóa hàng tồn kho, vị trí sắp xếp, nhập xuất thông tin hàng tồn kho cũng như
các báo cáo về hàng tồn kho, các đơn hàng của các đối tác.
 Quản lý hoạt động nhập kho
Vinamilk ứng dụng đồng thời ba giải pháp ERP quốc tế của Oracle, SAP và
Microsoft. Các nhà phân phối có thể kết nối trực tiếp vào hệ thống qua đường truyền
Internet sử dụng chương trình SAP, hoặc kết nối theo hình thức offline sử dụng phần
mềm Solomon của Microsoft. 

31
Hệ thống nhà phân phối sẽ cài đặt hệ thống Solomon để kiểm kê sản phẩm đã
hoàn thành, hệ thống này sẽ tự động tính toán số lượng hàng hóa trong kho. Nếu nó
giảm xuống dưới mức an toàn, một lệnh mua hàng (Purchasing Order) sẽ được cấp cho
dịch vụ và khách hàng. 
Bên cạnh đó với hệ thống máy chủ chạy phần mềm SAP ở trung tâm, một hệ
thống thông tin tập trung về báo cáo tình trạng kho hàng của mỗi nhà phân phối. Trên
cơ sở đó, nhân viên tại trung tâm có thể phân tích tình hình tiêu thụ hàng để đưa ra
hướng xử lý, cũng như lên kế hoạch nhập kho chính xác nhất có thể.
 Quản lý hoạt động xuất kho
Khi xuất kho, công ty sẽ tiến hành nhận tên sản phẩm dưới dạng ký hiệu bao
gồm chữ và số. Đối với hàng nguyên vật liệu thì Vinamilk sẽ không áp dụng mã hóa
mà ghi tên nguyên vật liệu để tránh tình trạng nhớ nhầm mã hiệu sẽ làm sai sót trong
việc sản xuất. Thông thường, nhãn sẽ dành cho hàng tồn kho thành phẩm và nhãn sản
phẩm gồm 6 ký tự: hai ký tự đầu là nhóm sản phẩm, hai ký tự tiếp theo thể hiện mã
mặt hàng của từng nhóm hàng và hai ký tự cuối thể hiện mặt hàng mã của từng nhóm
hàng hóa.
Sau khi xuất kho, người quản lý chỉ cần cập nhật thông báo trên hệ thống ERP
của Vinamilk là những bộ phận khác có thể nắm bắt và cập nhật để xác định cách quản
lý xuất, nhập kho đảm bảo lượng hàng tồn kho tối ưu nhất.
2.3. Đánh giá về công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamik
2.3.1. Những ưu điểm trong công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk 
Nhìn chung, công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk phù hợp với những
biến đổi của các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng và phù hợp với những yếu tố bên trong doanh nghiệp như về quy mô hoạt động,
nguồn vốn, điều kiện dự trữ của công ty, hệ thống chu kỳ vận chuyển,…
Qua vai trò của quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk đã cho thấy được công tác
quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk mang lại rất nhiều lợi ích như: Quản lý và kiểm
soát số lượng hàng tồn kho, tối ưu hóa kho hàng, quản lý chất lượng sản phẩm,…
Qua phân tích các chỉ tiêu tồn kho cho biết hàng tồn kho tại công ty quay được
bao nhiêu vòng và tăng giảm ra sao cũng như số ngày bình quân hàng tồn kho => Để
nhà quản lý đưa ra những phương án điều chỉnh hợp lý giúp cho công tác quản trị hàng
tồn kho được hiệu quả hơn.
Các chi phí tồn kho tại Vinamilk được phân loại chi tiết => Giúp cho việc quản
lý các chi phí có thể hiệu quả, nhà quản trị có thể lập báo cáo tài chính dễ dàng hơn.
Công tác quản trị hàng tồn kho sử dụng linh hoạt kết hợp giưa mô hình đặt hàng
hiệu quả EOQ và những kinh nghiệm của nhân viên. Các nhà quản lý  đã rất linh hoạt
trong việc kiểm soát và áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho của Vinamilk, EOQ.
Công ty đã linh hoạt trong mọi trường hợp, thời điểm, tăng giảm trên thị trường.

32
Việc áp dụng quản lý sản phẩm bằng mã số mã vạch còn cho phép đội ngũ quản
lý kho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian làm việc, tiết kiệm nhân lực và tăng hiệu quả 
công việc, hàng hóa khi xuất kho.
Công tác quản trị hàng tồn kho sử dụng phần mềm công nghệ ERP. Nhờ vào
phần mềm hoạch định nguồn nhân lực tại doanh nghiệp ERP, việc quản trị hàng tồn
kho của Vinamilk có độ chính xác cao và diễn ra một cách nhanh chóng. Việc đưa hệ
thống ERP vào sử dụng cũng sẽ hỗ trợ việc liên lạc thông tin giữa các nhà máy, trung
tâm phân phối và đối tác với nhau dễ dàng hơn tạo lợi thế giải quyết trong những
trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số hiện đại còn là yêu
cầu tất yếu của thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. 
2.3.2. Những nhược điểm trong công tác quản trị hàng tồn kho tại Vinamilk
Lượng hàng dự trữ của từng chủng loại có sự chênh lệch rõ rệt, nhiều sản phẩm
quá tải nhưng cũng có sản phẩm khan hàng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động kinh doanh và cung cấp sản phẩm cho nhà phân phối.
Việc phân loại hàng tồn kho của Vinamilk chưa tối ưu hóa hiệu quả. Công ty
chỉ đơn thuần phân loại hàng hóa theo chuỗi cung ứng như nguyên vật liệu, thành
phẩm, hàng hóa,… mà chưa phân loại trong nguyên vật liệu và thành phẩm những loại
nào chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng trung bình hoặc tỷ trọng thấp nhất. Do đó sẽ dẫn
đến những thiếu sót trong việc phân bổ nguồn nhân lực đầu tư vào hàng tồn kho như
những mặt hàng có giá trị cao, những mặt hàng có số lượng lớn nhưng lợi nhuận
không cao,... và gây khó khăn cho người mới bắt đầu.
Kết quả của mô hình đặt hàng hiệu quả tại Vinamilk có thể chưa hoàn toàn
chính xác. Do các khâu có liên quan với nhau nên trong một số trường hợp, khâu này
gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến những khâu khác. Do đó, việc tính toán sẽ không tránh
được việc sai sót => Ảnh hưởng đến những quyết định của nhà quản trị, dẫn đến phát
sinh những chi phí không đáng có. 
Việc áp dụng mô hình EOQ vào quản lý hàng tồn kho của Vinamilk cũng khiến
công ty gặp phải tình huống khan hiếm hàng hóa, nguyên vật liệu nếu dự báo nhu cầu
tiêu dùng của người tiêu dùng không chính xác. 
Công tác dự báo chưa đem lại hiệu quả tối ưu. Dự báo là một trong những trách
nhiệm thiết yếu nhất của quản lý hàng tồn kho; nếu dự báo không chính xác, nó sẽ dẫn
đến một kịch bản tồi tệ. Quá ít hàng tồn kho để bán hàng và sản xuất, hoặc quá nhiều
hàng tồn kho, sẽ dẫn đến chi phí đáng kể cho công ty.

33
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI VINAMILK
3.1. Đối với Ban lãnh đạo, cấp quản lý Vinamilk
Định kỳ, Ban lãnh đạo Vinamilk và các cán bộ quản lý liên quan tiến hành khảo
sát cụ thể tình hình kinh doanh của các khu vực nhằm nắm bắt thị trường, tiếp nhận đề
xuất của đội ngũ nhân viên thị trường và chỉ đạo các chính sách cụ thể nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác bán hàng, cũng như để đưa ra được những dự báo chính xác về
nhu cầu hàng hóa trong thời điểm sắp tới để lưu trữ hàng trong kho.
Ban lãnh đạo Vinamilk cần tạo mối liên hệ tốt với các đối tác cung ứng, nắm
bắt kịp thời tình hình nguồn cung thị trường để đưa định hướng, đề xuất, điều chỉnh
sản lượng mua hợp lý theo thời điểm khác nhau. 
Tăng cường công tác quản lý và kiểm soát hàng tồn kho: Xử lý nhanh hàng tồn
kho chậm luân chuyển, giám sát chặt chẽ và có phương án xử lý kịp thời đối với hàng
tồn kho chậm luân chuyển.
Tổ chức kiểm kê định kỳ hàng tháng để đánh giá hiệu quả quản lý kho bãi của
Bộ phận kho cũng như đánh giá tình hình chất lượng hàng hóa và công tác xử lý hàng
tồn kho của công ty để đưa ra các cảnh báo và nhận diện rủi ro kịp thời, tránh sự thất
thoát lớn khi có sự chênh lệch.
3.2. Đối với nhân viên kho
Tăng cường đào tạo thường xuyên cho các cán bộ nhân viên nghiệp vụ quản lý
kho nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ trong việc sắp xếp, vận chuyển, ứng dụng
những mô hình quản lý hàng hóa thông minh trong việc quản trị hàng tồn kho và đồng
thời rèn cho nhân viên được khả năng phản ứng nhanh với tình trạng xảy ra liên quan
đến tồn kho.
Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần nhân viên công ty nói chung, nhân
viên kho nói riêng để nâng cao sự trung thành của họ với công ty, tăng tinh thần tự
giác làm việc của họ.
3.3. Đối với việc kiểm soát nguồn hàng tồn kho
Những lô hàng mua vào với số lượng nhiều, hay lúc nguồn cung đầu vào tăng
vọt, nhân viên thu mua nên xem xét, kiểm tra hàng kỹ. Để làm tốt nhiệm vụ này, công
ty cần phải đưa ra quy định mua hàng với số lượng lớn phải tiến hành kiểm tra cẩn
thận hơn, đồng thời giám sát việc thực hiện.
Những thời điểm hàng mua vào nhiều thì nên tăng cường giám sát, hướng dẫn
nhân viên vận kho sắp xếp hàng hóa theo quy định để giúp việc luân chuyển hàng,
xuất kho tốt tránh tình trạng số lô hàng bị ứ đọng lại lâu.
Thủ kho cần thường xuyên phân loại, thống kê hàng hóa trong kho để sắp xếp
hàng hóa hợp lý và kiểm soát hàng hóa được bảo đảm hơn.

34
3.4. Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị kho
Vinamilk cần thường xuyên kiểm tra, sửa chữa kịp thời các thiết bị, máy móc,
hệ thống làm lạnh kho để chúng hoạt động tốt nhằm đảm bảo giữ chất lượng, tránh cho
hàng hóa bị hư hỏng.
Vinamilk cần nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại đủ đáp ứng nhu
cầu hàng hóa của công ty và cung cấp đầy đủ hệ thống bảo quản, xe nâng,... hỗ trợ bảo
quản và vận chuyển hàng hóa tốt.

35
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường không ngừng biến động theo hướng toàn cầu hoá, đặt ra
thách thức và cũng đem đến cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta. Đứng trước đòi hỏi
đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là quản
lý hàng tồn kho - một tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại có tính thanh khoản thấp.
Thông tin về hàng tồn kho là một nguồn thông tin nội bộ quan trọng, giúp nhà quản trị
đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp để kịp thời phản ứng với thị trường. Qua quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm em đã có một cái nhìn khái quát, hiểu rõ hơn về đặc
điểm tình hình hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty, có các phân tích về hiệu
quả của hoạt động quản lý hàng tồn kho tại Vinamilk để tìm ra được những ưu điểm và
hạn chế trong công tác này. Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
Tuy nhiên vì hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ cho nên những phân
tích đánh giá bài thảo luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, thậm chí mang
tính chủ quan, các giải pháp đưa ra có thể chưa được tối ưu. Vì vậy nhóm chúng em rất
mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của cô để cho bài thảo luận được hoàn thiện hơn
nữa. Nhóm 06 xin chân thành cảm ơn!

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính Vinamilk năm 2022
2. Báo cáo tài chính Vinamilk năm 2021 
3. Báo cáo thường niên 2021 
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên. Giáo trình quản trị tài chính. Nhà xuất bản
thống kê 
5. Hệ thống ERP của vinamilk - bước đệm cho sự đột phá
6. Mô hình quản lý kho thông minh đầu tiên và lớn nhất tại Viêt Nam của Vinamilk

37

You might also like