Tài liệu môn Quản lý nhà nước về Phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Linh

Lớp: Cao học Quản lý Phát thanh truyền hình và BMĐT 28.1
Mã học viên: 2888090013

BÁO CÁO: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NỘI DUNG PT,TH&BMĐT


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PT,TH&BMĐT

Chủ đề 1: Quản lý nhà nước về nội dung PT,TH&BMĐT

1.1 Các khái niệm


Quản lý:
+ Là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất phân công xã hội của
lao động.
Quản lý nhà nước:
+ Là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành
pháp và tư pháp) để thực thi quyền Nhà nước thông qua các văn bản quy phạm
pháp luật.
Quản lý nhà nước về nội dung PTTH, BMĐT: Là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước đối với các nội dung được
đăng tải trên phát thanh, truyền hình, BMĐT. Đó là hệ thống các biện pháp
QLNN do các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền
tiến hành trên cơ sở pháp luật và thi hành pháp luật chủ yếu nhằm nâng cao
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của phát thanh, truyền hình, BMĐT trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

1.2 Quản lý Nhà nước về nội dung trên PTTH và BMĐT hiện nay

1
Công tác Quản lý Nhà nước về nội dung trên PTTH và BMĐT hiện nay

* Các quy định liên quan đến nội dung trên PTTH và BMĐT

Quy định tại Luật Báo chí năm 2016

Ngày 05/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
XIII đã thông qua Luật Báo chí năm 2016 và Luật có hiệu lực từ ngày
01/01/2017, đây là văn bản pháp lý cập nhật nhất, có nội dung bao trùm toàn
bộ hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay.

Cùng với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí và các quy định khác,
quy định liên quan đến nội dung PTTH, BMĐT nói riêng, báo chí nói chung
được nêu trong Điều 9 của Luật về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có nội dung:

a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;

c) Gây chiến tranh tâm lý.

2. Đăng, phát thông tin có nội dung:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền
nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người
theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân
dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín
ngưỡng, tôn giáo;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.

4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh
hùng dân tộc.

5. Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá
nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện
thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã
hội và sức khỏe của cộng đồng.

7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những
hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam.

8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án
của Tòa án.

9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần
của trẻ em.

10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí,
nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi,
tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan
báo chí đã có cải chính.

11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản
phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo,
phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng
viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.

1.2. Các Quy định khác có liên quan:

3
Điều 22 - Luật Quảng cáo số 16 năm 2012 (Ví dụ: Quy định về tổng thời
lượng quảng cáo, thời điểm xuất hiện của quảng cáo, dấu hiệu phân biệt
quảng cáo với các nội dung khác…);

Điều 20 – Luật Điện ảnh năm 2022 (Ví dụ: tỷ lệ thời lượng phát sóng phim
Việt Nam so với phim nước ngoài, các khung giờ phát sóng phim Việt Nam,
thời lượng và khung giờ phát sóng phim cho trẻ em trên các kênh truyền hình
trong nước theo quy định của Chính phủ).

Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt về việc đưa sai thông
tin trên báo chí; minh họa, rút tít gây ảnh hưởng; hay công bố đời tư, tài liệu khi
chưa được sự cho phép…

1.3. Thực trạng về mặt nội dung trên PTTH, BMĐT

Một số thành công về mặt nội dung trên PTTH, BMĐT

- Thông tin tuyên truyền kịp thời, trung thực toàn diện đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội trong nước và quốc tế phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.
Nội dung thông tin, trên PTTH, BMĐT phong phú, đa dạng, có tính phản biện
xã hội cao về các vấn đề nóng thuộc các lĩnh vực.

- Tuyên truyền về dịch bệnh covid – 19

- Tuyên truyền về công tác chuyển đổi số:

- Các cơ quan PTTH, BMĐT đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo,
định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, bám sát mục tiêu giữ vững ổn
định chính trị, tạo đồng thuận của xã hội và niềm tin của nhân dân đối với
Đảng và chế độ. PTTH, BMĐT đã có những đổi mới, sáng tạo trong hoạt
động tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của nhà nước, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện của các cấp chính
quyền; chuyển tải kịp thời những phản ánh, đóng góp của nhân dân vào các
sự kiện quan trọng của đất nước và quá trình lập pháp, thực thi pháp luật.

- Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được duy trì với
nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và
“chống”

4
- PTTH, BMĐT đã phát hiện được nhiều tấm gương người tốt, việc tốt,
nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Cùng với đó, thẳng thắn đấu tranh phòng, chống
các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

- PTTH, BMĐT đã khẳng định tốt vai trò phản ánh và hướng dẫn dư luận
xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Đặc biệt, PTTH, BMĐT đã tận dụng thế mạnh về
khả năng tương tác để thu hút sự quan tâm, thao gia của đông đảo công chúng, dễ
dàng nắm bắt dư luận xã hội.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước được đẩy
mạnh, tạo thành phong trào, nâng cao đời sống tinh thần cho toàn dân, nhất
là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Từ đó, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

- Các cơ quan PTTH, BMĐT tiên phong trong tuyên truyền về công tác đối
ngoại của Đảng, Nhà nước. Từ đó, khẳng định tính đúng đắn của đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả;
khẳng định năng lực, vị thế, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao của
Việt Nam

- Các cơ quan PTTH, BMĐT đã sản xuất nhiều chương trình giải trí phục vụ
nhu cầu giải trí lành mạnh của người dân, phù hợp với nhiều đối tượng khác
nhau.

- Thành công của các cơ quan PTTH, BMĐT đã được ghi nhận thông qua giá
trị, sức lan tỏa của các tác phẩm, thông qua những giải thưởng báo chí.

Một số hạn chế về mặt nội dung trên PTTH, BMĐT

- Một số đài PT-TH, cơ quan báo mạng điện tử chưa có nhiều chương trình
thật sự hấp dẫn, có tính phát hiện, định hướng, có chiều sâu; tính xây
dựng, phản biện và sức chiến đấu của nhiều chương trình, tin, bài chính
luận chưa cao, còn khô cứng, sáo mòn, thiếu tính sáng tạo, thiếu phong

5
phú, hấp dẫn...; việc đầu tư cho các chương trình nghệ thuật phục vụ
chính trị còn hạn chế.
- Mặc dù có những lợi thế về việc có các kênh sóng dành riêng cho từng
khu vực, vùng miền, từng địa phương nhưng việc sản xuất các chương trình giải
trí, văn hóa, văn nghệ trên PTTH phù hợp với đặc điểm vùng miền còn hạn chế.
Một số Đài khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên chưa có nhiều
chương trình giải trí dành cho bà con đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
- Việc khai thác, sử dụng nguồn tin thiếu chọn lọc, độ tin cậy không cao,
nhất là sử dụng nguồn tin nước ngoài còn dễ dãi.
- Một số nội dung mang tính chất giật gân, câu khách; thiếu nhạy cảm
chính trị; việc thể hiện nội dung đôi khi còn cẩu thả.

- PTTH, BMĐT chịu những tác động nguy hại từ tin giả, mạo danh các cơ
quan báo chí để thông tin xuyên tạc, sai sự thật.

1.4. Một số yêu cầu về quản lý nhà nước về nội dung trên PTTH và BMĐT
hiện nay.

- Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển báo chí.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây
dựng chế độ, chính sách về báo chí.

- Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý
báo chí.

- Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo.

6
- Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí
Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại
Việt Nam.

- Kiểm tra báo chí lưu chuyển; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia.

- Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen
thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí.

Chủ đề 2: Quản lý nhà nước về ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc
tế trong PT,TH&BMĐT
2.1. Một số khái niệm
Công nghệ
Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) của nước ta định nghĩa: "Công nghệ là
giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm".
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
- QLNN về KH&CN là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý là nhà nước. Đó
là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong
lĩnh vực hoạt động KH&CN.
Quản lý KH&CN ra đời nhờ sự thích ứng với nhu cầu của thực tiễn phát triển hoạt
động KH&CN.
2.2 Tình hình Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển khoa học công nghệ
và hợp tác quốc tế PT, TH, BMĐT hiện nay

1.Báo chí đa nền tảng

* Thực trạng báo chí đa nền tảng trong nước

7
Vấn đề quản lý nội dung đa nền tảng ở các cơ quan báo chí của Việt Nam hiện nay
đang được thực hiện với rất nhiều hình thức khác nhau. Mỗi cơ quan báo chí đều
có một quy trình, phương thức quản lý nội dung và được phân cấp theo vị trí tương
ứng trong sáng tạo, xuất bản sản phẩm báo chí.
- Nhiều sản phẩm truyền hình cũng được phát hành trên các nền tảng mạng xã
hội phổ biến nhằm tăng khả năng tiếp cận người dùng.
- Phát thanh bên cạnh việc phát hành trên các sóng phát thanh chính thống, họ
cũng kết hợp với các nền tảng audio, các nền tảng nghe nhạc trực tuyến như
zing, spotify, NCT đến phục vụ người xem. Bên cạnh đó họ cũng xây dựng
các kênh podcast, xây dựng kênh trên các nền tảng mạng xã hội, xây dựng
app và web trực tuyến đển phổ biến thông tin và sản phẩm đến với mọi đối
tượng thính giả.
- Nhiều tòa soạn báo mạng điện tử đã viết riêng phần nội dung dành cho nền
tảng di động, hoàn toàn độc lập với báo giấy. Thông tin bảo đảm đầy đủ,
nhanh nhưng ngắn gọn. Hình thức trình bày theo dạng cột với những tin tức
“nóng” được đưa lên trên đầu. Bên cạnh đó còn phát triển các trang mạng xã
hội như Facebook, Tiktok, Instagram…
* Báo chí đa nền tảng trên thế giới
- Tờ The Washington Post đã bắt tay với mạng xã hội Facebook để sản xuất tin bài
trên nền tảng thứ ba.
- Notify - ứng dụng tập hợp tin tức, người dùng Facebook đăng ký theo dõi các
trang mà họ quan tâm,sau đó nhận được thông báo khi các trang tin này xuất bản
tin bài mới. Cách làm này giúp cả bên cung cấp và bên tiếp nhận tăng cơ hội gửi và
nắm nguồn tin.
Trước đó, tờ báo này đã sử dụng tính năng Instant Article - bài viết nhanh cho phép
nhúng các bài viết vào ứng dụng Facebook nhằm tăng tốc độ tải trang... Với cách
làm này, người dùng Facebook không phải mở riêng trình duyệt web mới có thể
đọc tin tức, có nghĩa là lượng độc giả của báo điện tử truyền thống sẽ bị thu hẹp.
=> Có thể thấy, hầu như những tờ báo lớn trên thế giới hiện nay đều xây dựng
chiến lược đa nền tảng như một xu hướng tất yếu. Mỗi tờ báo đều đầu tư cho ứng
dụng đọc báo trên thiết bị di động (app) và có một đội ngũ phóng viên, kỹ thuật
viên chuyên sản xuất tin bài trên nền tảng di động, có thể kể đến CNN App, AP
mobile, Apple News,...

8
2.2. Vận dụng thế mạnh của mạng xã hội, truyền thông làm cánh tay nối dài
của PT, TH, BMĐT
Số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam lên tới khoảng 73,6 triệu người,
trong đó 95% người sử dụng Facebook. Số lượng người dùng thường xuyên hằng
tháng của Zalo đạt 74,7 triệu vào tháng 2/2022, cao hơn Messenger (67,8 triệu).
- Sử dụng MXH các cơ quan báo chí đã nhanh nhạy nắm bắt thông tin không chuẩn
xác hoặc thông tin được đăng phát với dụng ý xấu để nhanh chóng cung cấp thông
tin chỉnh hướng.
- Các cơ quan báo chí đã và đang chuyển dần sang mô hình truyền thông đa
phương tiện, thực hiện nhiều loại hình báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng đa dạng, phong phú của công chúng. Tận dụng ưu thế của mạng xã hội, nhiều
cơ quan báo chí đã lập các fanpage trên mạng xã hội để vừa chuyển tải thông tin
theo cách tiếp cận mới, phù hợp với nhu cầu của bạn đọc, vừa tăng sự tương tác,
tiếp nhận nhanh các phản hồi phục vụ hoạt động nghiệp vụ.
- Mạng xã hội cũng là kênh để quảng bá cho “thương hiệu” và các sản phẩm thông
tin của các cơ quan báo chí, từ đó kéo công chúng đến với các sản phẩm thông tin
truyền thống, đặc thù của mình.
- Công cụ “social listening” (nghiên cứu dư luận xã hội) được các cơ quan, bộ,
ngành sử dụng hiệu quả để thu thập và phân tích phản hồi của người dùng. Việc
tiếp nhận góp ý và phản hồi kịp thời đã được dư luận đánh giá cao, giúp thu hẹp
khoảng cách với người dân.
- Ứng dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp tăng lượng người dùng, truyền
tải thông điệp được cá nhân hóa đến từng bạn đọc với nhu cầu khác nhau, gợi ý các
nội dung yêu thích của người đọc theo dạng Thư tòa soạn (Newsletter) hay Tin
tuyển chọn từ Ban biên tập (Editors Picks)…
- Độ lan tỏa thông tin rộng rãi trên các nền tảng số đã góp phần đưa các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhanh chóng vào cuộc sống, phản ánh sự
chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trong công tác quản lý và điều hành đất nước.
Tuy nhiên trên nền tảng không gian mạng báo chí lại cần cẩn trọng hơn trong quá
trình đăng tải thông tin cụ thể

9
Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà
báo Việt Nam ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và Bộ Quy tắc ứng
xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày
17/6/2021 sẽ góp thêm sức mạnh cùng các cơ quan báo chí trong thực
hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính trị thời kỳ mới. Để thực hiện nhiệm vụ,
các cơ quan báo chí bên cạnh việc thông tin chính xác các sự kiện/vấn đề
còn thực hiện vai trò phản ánh việc thực thi, đưa ra các ý kiến khách
quan, đánh giá của những người có thẩm quyền, giới chuyên gia, các đối
tượng chịu tác động để công chúng có cái nhìn tổng quan, toàn diện…

2.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc quản lý, phát triển PT, TH, BMĐT
hiện nay.
Công nghệ phát triển, báo chí thế giới cũng phải cập nhật xu hướng. Nếu báo chí
Việt Nam không cập nhật xu hướng, gia tăng ứng dụng công nghệ số vào sản xuất
tin, bài.
- Thay đổi về cách kể chuyện theo hướng đa phương tiện (multimedia
storytelling) cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Xu hướng báo chí
trực quan rõ ràng đã đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho độc giả. Điều đó
được thể hiện qua các giải thưởng báo chí quốc tế được trao gần đây, nở rộ
từ sau đại dịch
- Việc sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện giờ là sự giao thoa giữa sáng
tạo nội dung với thiết kế đồ hoạ, phù hợp với xu thế trở lại của phong cách
Magazine trên nền tảng số.
- Hầu hết các cơ quan PT, TH, BMĐT đều đang thực hiện chuyển đổ số trong
tất cả các hoạt động của tòa soạn. Có thể khẳng định, chuyển đổi số là xu
hướng tất yếu không thể đảo ngược của báo chí.
- Gia tăng tốc độ sản xuất tin bài, các tòa soạn báo đã ứng dụng công nghệ AI
để tự động viết các tin mang tính thường xuyên, lặp lại, để các nhà báo có
thể tập trung vào các bài viết chuyên sâu hơn.
2.4. Chat GPT, thách thức và cơ hội với PT, TH, BMĐT hiện nay
Đầu năm 2023, ChatGPT ra đời đã gây sốt trên toàn thế giới. Mọi người thấy thú
vị khi chuyện trò với ChatGPT, với những kết quả thông minh đến bất ngờ và cả
sự ngây ngô sai lệch mà nó hồi đáp.

10
Ưu điểm
- Một số cơ quan báo chí đã ứng dụng công nghệ Big Data kết hợp với AI trong
việc cá nhân hóa nội dung khách hàng; chẳng hạn như, người thích thể thao thì vào
trang báo sẽ hiển thị nhiều hơn các thông tin liên quan tới thể thao ở một số vị trí
dễ nhìn.
- Ứng dụng công nghệ báo nói trên trang chủ của mình, hỗ trợ cho độc giả có thêm
một kênh tiếp cận tin tức (nghe, thay vì phải đọc). Trong tương lai, các báo có thể
kết hợp với những đơn vị công nghệ để ứng dụng cả IoT (internet of things)
- Trên thế giới cũng đã áp dụng những công nghệ mới như thực tế ảo (VR), hỗ trợ
người đọc thông tin tường thuật trực tiếp đa chiều như đang đứng tại hiện trường;
hoặc công nghệ Robot báo chí, tự động thu thập thông tin từ các sự kiện thể thao
hay thị trường chứng khoán để viết bài mà không cần tác động của con người.
=> Việc áp dụng khoa học công nghệ không chỉ giúp việc làm báo trở nên nhanh,
gọn, thuận tiện hơn mà còn giúp công chúng có những trải nghiệm thuận lợi hơn
trong việc tiếp cận các sản phẩm báo chí trên Phát thanh, truyền hình và Báo mạng
điện tử.
Hạn chế
- AI giống như con dao hai lưỡi, có thể khiến các tòa soạn cắt giảm nhân sự
để tiết kiệm chi phí, thậm chí làm thay đổi cả mô hình kinh doanh đã tồn tại
nhiều thập kỷ trong lĩnh vực quảng cáo digital. Sử dụng AI để sản xuất
những bản tin tự động và đơn giản.
- ChatGPT khi cung cấp thông tin sai lệch thì nó sẽ trả lại những câu trả lời
sai lệch với tỷ lệ lên tới 80%.=> Không phân biệt được thông tin thật giả

11
=> Dễ bị thế lực xấu lợi dụng xuyên tạc.
- Thiếu sắc thái xã hội, thiếu cảm xúc và khả năng tương tác với con người
của một nhà báo bằng xương bằng thịt. Nếu không có sự can thiệp của con
người, rất có thể những nội dung do AI tạo ra sẽ không đáp ứng được các
tiêu chuẩn về biên tập của các tòa soạn.
- AI gợi ý có thể giúp công tác nghiên cứu và viết bài hiệu quả hơn đối với
những nhà báo luôn chịu sức ép về thời gian. Nhưng ngay cả khi số lượng
các nội dung tự động hóa phức tạp tăng lên thì rõ ràng các tòa soạn không
thể phụ thuộc vào mỗi AI để sản xuất ra các bài báo

Mặc dù công việc của những nhà báo chưa bị thách thức quá lớn thì các cơ
quan báo chí vẫn phải thích ứng với một kỷ nguyên mới với sự hiện diện ngày
càng lớn trong mọi lĩnh vực đời sống của trí tuệ nhân tạo.

Phần 3: Quản lý nhà nước về con người


1.2.2Cơ quan Quản lý nhà nước về PTTH và BMĐT:
Chính phủ thống nhất QLNN về phát thanh truyền hình và BMĐT. Bộ
TTTT chịu trách nhiệm trước chính phủ về thực hiện QLNN về PT,TH, và BMĐT
1.2.3Quản lý nhà nước về con người:
Nhằm mục đích nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là tiềm năng lao động của mỗi con
người trong một thời gian nhất định, nguồn nhân lực là nguồn lực nội sinh quan
trọng nhất được nghiên cứu trên giác độ số lượng và chất lượng, trong đó trí tuệ,
thể lực và phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp và sự tương tác giữa các cá
nhân trong cộng đồng, là tổng thể các tiềm năng lao động của một ngành, một tổ
chức, một địa phương hay một quốc gia.
Ba điểm chung của các khái niệm về nguồn nhân lực, đó là: - Số lượng nhân
lực. - Chất lượng nhân lực. - Cơ cấu nhân lực.
Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức,

12
phương pháp, chính sách và biện pháp của nhà nước nhằm làm tăng giá trị cho con
người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề
nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm
chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự
phát triển kinh tế - xã hội.
1.3. Các quy định
 Ngày 28/2/2023 Ban Bí thư vừa ban hành Quy định 101/QĐ-TW về
trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh
đạo cơ quan báo chí. Quy định này sẽ thay thế cho Quyết định số 75-QĐ/TW, ngày
21/8/2007.
 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp BTV, phóng viên, biên dịch viên.
 Luật báo chí 2016 số 103/2016/QH13 ngày 4/5/2016
Điều 23. Người đứng đầu cơ quan báo chí
Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
 Quy tắc xử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam với 4 điều
cần làm và 8 điều không được làm.
Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã
hội
1. Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ,
đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.
2. Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm
về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
3. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát
tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất
nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.

13
4. Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn
đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.
Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia
mạng xã hội
1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng;
các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng,
thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.   
2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích
tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình
luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái
với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung,
quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải,
trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác. 
4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo
người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách
nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.
5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được
bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân
dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động
của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh
dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi
trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng
miền, dân tộc, chủng tộc.
7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin
14
không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo
đức xã hội.
8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt
Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn,
trang mạng xã hội khi chưa được phép.

15
Phần II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CON NGƯỜI
TRONG PTTH& BMĐT HIỆN NAY
Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, xu hướng hội tụ
về công nghệ giữa viễn thông, truyền thông và internet diễn ra mạnh mẽ, do đó
nhiều quy định của Luật Báo chí hiện hành đã không còn phù hợp, tạo nên những
vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về báo chí.
2.1 Những thành công đã đạt được
Luật Báo chí (sửa đổi) quy định rõ báo chí được pháp luật bảo hộ, trong đó
quy định cụ thể quyền cũng như nghĩa vụ nhà báo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận trên báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo, phóng viên.
Luật đưa ra quy định chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi
phạm quy định pháp luật về báo chí, trong đó có hành vi cản trở nhà báo, phóng
viên hoạt động đúng pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý rộng mở hơn cho sự phát
triển của báo chí.
Về quyền tác nghiệp của báo chí, Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung
cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí
mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; được hoạt động
nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để
tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật... Việc né tránh không cung
cấp thông tin cho báo chí là hành vi bị xử lý vi phạm hành chính được quy định tại
Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực báo chí, xuất bản.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về con người trong PTTH&BMT hiện
nay
2.2.1 Bổ nhiệm TBT
16
Việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí, trong một số trường hợp,
còn thiếu chặt chẽ; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được một số cơ
quan chủ quản coi trọng nên dẫn đến việc một số cá nhân ở cơ quan báo chí phản
ứng, thậm chí có khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan chủ quản. Đặc biệt, có trường
hợp người đứng đầu cơ quan báo chí mất uy tín lãnh đạo trầm trọng, nhưng cơ
quan chủ quản vẫn không có phương án thay thế, nên để nội bộ cơ quan báo chí
mất đoàn kết kéo dài.
Tình trạng bổ nhiệm Người đứng đầu trong 1 số cơ quan báo chí nhưng
không thuộc chuyên môn báo chí. Vì ở lĩnh vực khác chuyển sang nên không am
hiểu về lĩnh vực báo chí. Báo chí mamg tính chính trị cao cùng với chuyên môn
nghiệp vụ có tính chất đặc thù rõ ràng vì vậy nếu người lãnh đạo khônng hiểu được
điều này thì họ chỉ đảm bảo được tính chính trị của tờ báo nhưng lại không giúp tờ
báo có đường đi, mở ra sự phát triển cho tờ báo, khó khích lệ cấp dưới hay không
có những quyết sách đúng đắn để phát triển.
 Tháng 9/2022, Bộ TTTT công bố kết quả giai đoạn 1 của kế hoạch xử lý
tình trạng “báo hoá” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí. Sau khi tiến hành
thanh tra, kiểm tra đối với 16 cơ quan báo chí , Bộ TT-TT đã ban hành 11 quyết
định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 616,5 triệu đồng. Trong đó, 2
tổng biên tập bị phạt 10,5 triệu đồng.
 Tháng 12/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định thu hồi
thẻ nhà báo của ông Đào Văn Hội, tổng biên tập báo Pháp Luật Việt Nam.
2.2.2 Quản lý đội ngũ nhà báo
- Một số cơ quan chủ quản chưa quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho phóng viên, biên tập viên của cơ quan
báo chí thuộc quyền. Công tác chỉ đạo, quản lý thông tin đôi lúc còn chưa chủ
động, chạy theo sự vụ.
- Nhiều cơ quan báo chí để phát triển thị trường đã mở các văn phòng đại
17
diện, thu nhận thêm phóng viên thường trú, cộng tác viên,…Tuy nhiên trong quá
trình tuyển dụng chưa quan tâm đến khâu kiểm tra, thẩm định về tư cách đạo đức,
năng lực nghề nghiệp, …dẫn đến nhiều trường hợp sử dụng người không đảm bảo
về tư cách đạo dức để đưa tin, viết bài.
- Không ít nhà báo chưa chú trọng việc tự học, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi,
nâng cao nhận thức chính trị ,đạo đức, năng lực, hiểu biết pháp luật,… Hậu quả k ít
người thiếu tỉnh táo, thiếu tính chuyên nghiệp trong quá trình tác nghiệp, dẫn đến
vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật,..làm suy giảm lòng tin của công
chúng đối với giới báo chí.
2.2.3 Vấn đề đạo đức nhà báo
Thời gian qua trong thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta cũng đã xuất hiện
và tồn tại nhiều khuyết điểm, yếu kém rất đáng lo ngại, nhất là tình trạng vi phạm
đạo đức nghề nghiệp. có thể nêu một số biểu hiện sau:
- Một số cơ quan báo chí thiếu nhậy bén, chưa làm tốt chức năng tư tưởng,
văn hóa, chức năng tham gia quản lý, giám sát xã hội, biểu hiện xa rời tôn chỉ mục
đích, sự lãnh đạo của đảng, nhà nước. Hậu quả là không ít bài viết mang nội dung
thông tin thiếu trung thực, , phản ánh quá nhiều vụ việc tiêu cực, tệ nạn xã hội, gây
dư luận xã hội bất an.
- Sa vào khuynh hướng “ thương mại hóa” báo chí, chạy theo thị hiếu tầm
thường số ít độc giả. Trong thông tin còn sơ hở, thiếu sót, tạo điều kiện cho các thế
lực xấu lợi dụng, khai thác, xuyên tác chống phá.
- Một số nhà báo lợi dụng cái gọi “ quyền lực thông tin”, mà thực chất là lợi
dụng sức mạnh của công chúng, dư luận xã hội, “ bẻ cong ngòi bút” để mưu lợi
riêng.
 Vd như vụ việc của nữ nhà báo Hàn Ni bị bắt tạm giam do liên quan đến
vụ lùm xùm suốt thời gian qua giữa nhà báo với bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi,
Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) và nhiều người khác. Trước đó, năm 2021,
18
bà Nguyễn Phương Hằng nổi lên như một hiện tượng mạng xã hội, thường xuyên
livestream "gọi tên" nhiều người nổi tiếng. Từ đây, bà Hằng liên tục tạo ra hàng
loạt vụ ồn ào, mâu thuẫn với nhiều người, trong đó có nhà báo Hàn Ni, dẫn đến hai
bên lời qua tiếng lại, tố cáo, kiện tụng nhau.,
- Một số cơ quan báo chí, nhà báo không hoặc ít chú trọng tính chân thật
trong thông tin quảng cáo các sản phẩm, quảng bá thương hiệu, ca ngợi tâng bốc
một chiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tiền bạc ng tiêu dùng.
- Nhiều nhà báo không chịu khó đi thực tế mà ngồi bàn giấy, quán café, ….
Dựa vào mạng internet để kiếm thông tin, dựa vào thông tin đồng nghiệp “ chia sẻ”
để viết bài, đưa tin, tùy tiện bịa đặt hư cấu. Nhiều báo điện tử đưa tin bài k phù hợp
thuần phong mỹ tục, thiên về cướp giết hiếp,… để câu khách.
- Một số ít nhà báo chỉ chú trọng đưa tin, viết bài theo mức độ “nặng” hay
“nhẹ” của phong bì. Tệ hơn, trường hợp k có phong bì, nhà báo cố tình khai thác
chi tiết bất lợi từ đơn vị, địa phương đưa lên mặt báo để dằn mặt, trả đũa.
- Tình trạng “ nhà báo hai mặt”. Một số nhà báo vẫn đang công tác tại cơ
quan báo chí, hoặc vừa mới nghỉ việc làm báo đã cố tình thể hiện tính "hai mặt"
trên mạng xã hội một cách có hệ thống, và bài bản. Số người này, hằng ngày, một
mặt vẫn tỏ vẻ thực hiện đúng thiên chức của nhà báo, viết bài đúng sự thật, tuyên
truyền đúng đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước để đăng trên các ấn
phẩm báo chí. Nhưng mặt khác, họ lại sử dụng địa vị nghề nghiệp, danh tiếng mà
cơ quan họ làm việc mang lại… thông qua mạng xã hội như Facebook, YouTube
để chuyển tải thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí bịa đặt, sai trái nhằm thực
hiện mục đích cá nhân, mưu cầu sự nổi tiếng cho dù việc làm này hoàn toàn đi
ngược các yêu cầu có tính luật pháp về hoạt động báo chí và đạo đức của người
làm báo.
Ở những mức độ khác nhau, một vài người trong số họ còn tuyên truyền sai
sự thật, bóp méo sự thật, vu khống như nhằm kích động, chống phá Ðảng, Nhà
19
nước và nhân dân. Một số người có lượng người hâm mộ lớn trên mạng xã hội cho
nên thông tin họ đưa ra được nhiều người tin theo, nghe theo để rồi những "chân
rết" này tiếp tục lan truyền những thông tin, bình luận có nội dung lệch lạc. Ðiều
đáng lo ngại là dù đã có một số nhà báo đã được nhận diện, cảnh báo, thậm chí đã
phải lãnh chịu hậu quả, nhưng tình trạng đáng phê phán và lên án này dường như
đang có dấu hiệu ngày càng phát triển. Tất cả, dù cố ý hay thiếu tỉnh táo thì xét đến
cùng, vẫn là hành vi nhân rộng cái xấu, tạo cơ hội cho thế lực thù địch, các phần tử
thiếu thiện chí, cơ hội, bất mãn chính trị khai thác, lợi dụng để rêu rao và bôi xấu
chế độ; đồng thời tạo cơ hội giúp thông tin xấu, độc lan truyền, tác động tiêu cực
tới nhận thức của xã hội, tới dư luận hằng ngày trong nhân dân, khiến tình hình an
ninh chính trị có thể trở nên phức tạp, và có thể đẩy tới hệ lụy khôn lường.
2.3 Yêu cầu phẩm chất nhà báo
- Về phẩm chất chính trị
Chúng ta đều biết: Nền báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng. Các cơ
quan báo chí đều nằm dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Chức năng,
nhiệm vụ của báo chí nước ta là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính
trị – xó hội và là diễn đàn của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn:
“Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén
của họ”. Suy rộng ra, nhà báo Việt Nam đồng thời là nhà chính trị, người chiến sĩ
hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá của Đảng. Chính vì thế, nếu không bản
lĩnh chính trị vững vàng, nhà báo khó có thể hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền,
bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu
tranh chống lại những quan điểm thù địch, sai trái trong bối cảnh kẻ thù đang tiến
hành “diễn biến hoà bình” với nhiều phương cách, thủ đoạn ngày càng tinh vi,
phức tạp như hiện nay.
Để trau dồi bản lĩnh như vậy, nhà báo chúng ta cần nắm vững, tin tưởng và
hành động theo sự dẫn đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
20
đặt ra mục tiêu phấn đấu là độc lập, tự do của dân tộc; hoà bình, hạnh phúc của
nhân dân; sự giàu mạnh, phồn vinh của đất nước .
- Nghiệp vụ báo chí :
- Có tư duy đa phương tiện, nhà báo đa kĩ năng.
Nhà báo đa năng là người làm báo có vốn kiến thức toàn diện. Trong thời
đại bùng nổ thông tin, truyền thông hội tụ như ngày nay, khi việc hình thành các
tập đoàn truyền thông đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược và sự xuất hiện
các cơ quan báo chí đa loại hình cũng trở thành tất yếu, thì nhà báo, về mặt chuyên
môn nghiệp vụ phải là người “đa chức năng”. Nếu như trước đây, nhà báo chỉ
chuyên về chụp ảnh, hoặc chỉ chuyên về viết tin, bài cho báo in, hoặc chỉ chuyên
quay phim cho truyền hình hoặc chỉ chuyên biên tập cho phát thanh, v.v. thì hiện
nay mô hình chuyên biệt hoá như vậy không còn thích ứng nữa. Việc đài truyền
hình có báo in, báo Internet, đài phát thanh có báo in, báo hình, báo Internet, báo in
có thêm phiên bản điện tử trên Internet, v.v. cùng với sự tương tác chặt chẽ giữa
các cơ quan báo chí đã khiến cho diện mạo các nhà báo hiện đại làm việc ở đó thay
đổi căn bản. Nhà báo có thể tham gia vào việc thực hiện các tác phẩm thuộc các
loại hình báo chí khác nhau: vừa quay phim, vừa chụp ảnh, vừa viết bài, vừa dàn
dựng, lồng ghép âm thanh, v.v. Mặt khác, do sự cạnh tranh thông tin ngày càng
gay gắt mà nguồn nhân lực ngày càng hạn chế, nhà báo hiện đại không thể chỉ
hoàn tất một khâu trong quá trình thực hiện một tác phẩm báo chí mà phải thực
hiện trọn vẹn tất cả các công đoạn trong quá trình này, tức là có tính độc lập rất cao
khi tác nghiệp. Khi xảy ra sự kiện có tính thời sự, một nhóm phóng viên cùng thu
thập tin tức đồng thời chia sẻ những thông tin đã thu thập được và thống nhất chọn
cách tốt nhất để đưa tin.
+  Có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa học-công nghệ
trong tác nghiệp và giỏi ít nhất một ngoại ngữ thông dụng.
Hiện nay, hoạt động báo chí không thể tách rời các sản phẩm của khoa học-
21
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Do đó, nhà báo phải có kiến thức vững
vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác
nghiệp. Trong môi trường giao lưu quốc tế rộng rãi hiện nay, ngoại ngữ và tin học
cần cho tất cả các ngành nghề trong xã hội, nhà báo phải thành thạo một ngoại ngữ
thông dụng, nhất là tiếng Anh. Bác Hồ từng nói: “Trong nghề làm báo, ta có kinh
nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh
em. Muốn thế, thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước
ngoài”.Thực tế cho thấy, ngoại ngữ là phương tiện quan trọng giúp nhà báo khai
thác các nguồn thông tin bằng tiếng nước ngoài, mở mang tri thức mọi mặt, học
hỏi kinh nghiệm của báo chí thế giới, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động
nghề nghiệp; qua đó, hội nhập hiệu quả và đạt tới đẳng cấp quốc tế.
+ Nhà báo cần có khả năng thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của
công chúng.
Trong môi trường truyền thông mới, quy trình truyền thông đơn nhất đã thay
đổi, ranh giới giữa nhà báo và công chúng dần bị xóa nhòa, công chúng ngày càng
chủ động và tích cực hơn, khiến chủ thể của truyền thông được chuyển từ sự “lũng
đoạn độc quyền” của phóng viên chuyên nghiệp thành phóng viên và công chúng
cùng chia sẻ, mô hình truyền thông được chuyển từ (đơn nhất) một chiều sang
truyền thông tương tác (đa chiều). Sự nhất thể hóa giữa người truyền thông và
công chúng đã trở thành nét đặc trưng chủ yếu của mô hình truyền thông mới trong
kỷ nguyên truyền thông hội tụ.
-Về tri thức vốn sống
+ Có phông kiến thức văn hoá-xã hội sâu rộng, vốn sống phong phú và
không ngừng được bổ sung, cập nhật.
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức.
Trình độ của công chúng không ngừng được nâng cao. Do đó, nhà báo cần phải
liên tục trau dồi, tích luỹ kiến thức văn hoá-xã hội để trở thành người có tầm hiểu
22
biết rộng lớn. Có như vậy, các tác phẩm của anh ta mới đủ độ sâu, mới đạt tới các
giá trị văn hoá để chinh phục công chúng.
Bên cạnh đó, nhà báo là người của công chúng, làm ra tác phẩm cho đại
chúng. Phải có kiến thức văn hoá-xã hội đủ sâu rộng, anh ta mới có điều kiện giao
tiếp thành công với nhiều loại đối tượng công chúng khác nhau, với trình độ nhận
thức khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau; từ đó tạo ra những tác
phẩm báo chí có chất lượng phục vụ lợi ích của các nhóm công chúng khác
nhau.Dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì nhà báo cũng phải có
kiến thức về nhiều ngành khoa học liên quan khác. Có lẽ đây là lý do nhiều nước
trên thế giới ưu tiên đào tạo nghề báo cho những người đã có một bằng đại học.
Trong số các kiến thức về văn hoá-xã hội, không thể không kể đến kiến thức
về ngôn ngữ học. Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan
trọng, trong nhiều trường hợp thậm chí là duy nhất, của nhà báo. Vì thế nhà báo
phải nắm vững các kỹ năng sử dụng ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt
động truyền thông
- Về năng khiếu báo chí
+ Năng khiếu phát hiện thông tin
Trước hết, năng khiếu này thể hiện ở việc nhà báo quan tâm tới các sự kiện
và cuộc sống luôn mới mẻ dù ở những góc quen thuộc nhất. Nhanh nhạy và tháo
vác hơn mọi người trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Báo chí là nghề trả lời
triết học cái gì mới, nên năng khiếu phát hiện thông tin rất quan trong với bất kì
nhà báo nào. Nhà báo phải có khả năng nhìn thấy thông tin ở khắp nơi trong đời
sống xã hội. Anh ta nhận ra “vấn đề” ngay trong những cái bình thường mà mọi
người dễ bỏ qua. Sự nhìn thấy ấy lại phụ thuộc không ít vào vốn kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn nhà báo tích lũy được về mọi mặt của cuộc sống. Nhà báo là
người nằm trong dòng chảy thông tin vận động không ngừng, nên buộc phải thông
hiểu mọi lĩnh vực để có thể phát hiện cái mới và thông tin tới công chúng.
23
-Tư duy sáng tạo kết hợp với năng lực nhạy bén trong việc lựa chọn,
chắt lọc và kiểm chứng thông tin.
Trong môi trường truyền thông hội tụ, sự đa dạng hóa của các loại hình
truyền thông đã đem lại cho con người nguồn thông tin đa dạng và phong phú, tuy
nhiên sự hỗn tạp và thiếu trật tự của thông tin đã khiến công chúng gặp không ít
khó khăn trong việc lựa chọn những thông tin hữu ích, thậm chí là bị “quấy rối”
trước tình trạng “bùng nổ thông tin”. Trong xã hội hiện đại, sự ảnh hưởng của các
phương tiện truyền thông càng ngày càng lớn, khả năng phân biệt tính chính xác
của công chúng đối với thông tin lại không cao, xuất hiện các luồng tin lá cải, sai
sự thật, câu khách rẻ tiền. Trên mạng Internet, hiện tượng này càng nghiêm trọng
hơn, xâm phạm đến quyền được nắm bắt thông tin của công chúng. Do đó, nhà báo
cần có phẩm chất nhạy bén, tinh nhanh trong việc lựa chọn, thu thập và kiểm
chứng thông tin.
Năng khiếu truyền tin
Phát hiện thông tin chưa đủ, trong môi trường truyền thông mà chất lượng
thông tin bị loãng, các thông tin tiêu cực trong xã hội được đăng tải ngày càng
nhiều thì nhà báo cần sáng suốt quyết định thông tin đó có nên đưa tới công chúng
không, và đưa tới ở mức độ nào, Phẩm chất này rất quan trọng trong nghề báo
trong môi trường truyền thông hiện nay.Biết cách chọn lọc thông tin, chi tiết, biết
cách khiến nó trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và thực sự cần thiết với công
chúng.
- Về đạo đức nghề nghiệp
+ Nhà báo phải có đạo đức trong sáng, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã
hội và nghĩa vụ công dân của mình; tuân thủ pháp luật, trong đó có Luật Báo chí,
tự giác làm theo các quy định trong “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo”. Nhà báo phải tuyên truyền cổ vũ và bảo vệ cái tốt, cái đẹp; phản bác và
diệt trừ cái xấu, cái ác. Cuộc sống cũng như hoạt động nghề nghiệp của nhà báo
24
phải góp phần làm cho quan hệ giữa người với người trong xã hội ngày càng tốt
đẹp, nhân văn.
+ Trung thực...
+ Dũng cảm
+ Lành mạnh, trong sáng, chính trực...
Liên hệ thực tiễn:
Bên cạnh phần đông những nhà báo vững vàng trước thử thách, luôn giữ cho
ngòi bút trong sáng, cũng có những nhà báo vì tư lợi cá nhân mà cầm bút, số nhà
báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo để thực hiện những hành vi
vụ lợi không còn là cá biệt. Trong tổng số những vụ nhắc nhở và vi phạm của các
cơ quan quản lý báo chí thì loại vi phạm này chiếm số lượng ít nhất. Tuy nhiên,
trên thực tế, số nhà báo có động cơ đen tối, làm việc xấu một cách trắng trợn, bị
đem ra xét xử thì ít nhưng số nhà báo có hành vi kiêu ngạo, coi thường mọi người,
thường xuyên “kiếm vặt” như ép cơ sở để chạy một vài quảng cáo, yêu cầu chi phí
cho bài viết hay gây phiền hà, nhũng nhiễu cho xã hội thì lại không ít.
Trong nền kinh tế thị trường, cũng có không ít doanh nghiệp đã luồn lách,
hoạt động làm ăn phi pháp, sai trái. Một số nhà báo đã lợi dụng tình trạng này để
đe dọa, tống tiền các doanh nghiệp đó. Sau khi thực hiện các bài điều tra chống
tiêu cực, tham nhũng họ đã thu thập được những chứng cứ, tài liệu quan trọng.
đáng ra họ phải công bố các thông tin này song vì “nhiều lý do”, trong đó có
trường hợp nhà báo đến “thăm”, đến gợi ý các cơ sở, doanh nghiệp sai phạm, tống
tiền và nhận hối lộ để không đăng những thông tin trên. Họ tự mình ra giá, đòi
tiền... bằng việc liên kết lại để gây áp lực đe dọa hoặc “đánh hội đồng” cơ sở.
Nhiều người còn gọi phóng viên là “phóng to xong vo viên”. “Phóng to” là để đối
tượng hoảng, phải đưa phong bì, sau đó “vo viên” lại để tiếp tục nhận được sự cảm
ơn tha mạng. #ây là biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp hết sức nghiêm trọng.
Trên danh nghĩa là đoàn nhà báo đến tìm hiểu tình hình chống buôn lậu ở
25
Lạng Sơn, một nhóm nhà báo gồm: Nguyễn Kim Nhung (cộng tác viên báo Kinh
doanh và Pháp luật), Hồ Minh Mần (phóng viên tạp chí Pháp lý, báo Kinh doanh
và Pháp luật) đã sử dụng camera loại nhỏ để quay các cảnh “làm luật” của các trạm
kiểm soát ở Dốc Quýt, Tùng Biển (Chi Lãng), đội kiểm soát liên ngành Văn Lang,
Cao Lộc. Sau đó, họ giữ lại băng gốc và gửi băng sao cho các trạm kiểm soát trên,
về Hà Nội, họ gọi điện đe dọa “đã xem băng chưa, muốn huỷ băng thì xuống Hà
Nội trao đổi cụ thể. Nếu không băng sẽ được gửi cho các cơ quan chức năng, thậm
chí còn trình lên Quốc hội nữa”. Giá của mỗi cuốn băng được trao đổi từ 300 triệu
đồng đến 600 triệu đồng.
Trưa ngày 14-12-2005, hai nhà báo Nguyễn Đức Xương (phóng viên ban
biên tập kinh tế) và Vương Tiến Toàn (Phó ban thý ký tòa soạn báo Hà Tây) đã bị
công an huyện Hoài Đức (Hà Tây) bắt quả tang đang nhận tiền hối lộ của một
doanh nghiệp tại cánh đồng Vân Lũng (xã An Khê, Hoài Đức, Hà Tây). Theo tố
cáo của anh Hoàng Quốc Dinh (Chỉ huy thi công công trình Tỉnh lộ 72, Công ty cổ
phần Hoàng An), khoảng một tháng qua, hai nhà báo trên đã nhiều lần gặp và gọi
điện yêu cầu anh Dinh chi 10 triệu đồng, nếu không họ sẽ viết bài làm mất uy tín
của công ty. Anh Dinh đã báo cáo sự việc trên với công an huyện Hoài Đức.
Hay ngày 21/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Liên Chiểu,
TP.Đà Nẵng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Hùng (33
tuổi, ngụ xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, H.Thanh Chương, Nghệ An) về hành
vi cưỡng đoạt tài sản. Theo điều tra, đầu tháng 8/2016, khi thu thập thông tin viết
bài về trật tự xây dựng, Hùng phát hiện bà Đặng Thị Minh Hải (34 tuổi, trú quận
Liên Chiểu) là chủ lô đất 31-31A2 Thích Quảng Đức, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu
có sai phạm xây dựng công trình.Hùng tìm số điện thoại, gọi điện xưng là phóng
viên, thông báo công trình của bà Hải xây dựng sai và hẹn gặp để giải quyết nhưng
bà Hải không gặp vì cho rằng nhà báo không liên quan đến xây dựng. Sau đó,
UBND quận Liên Chiểu xử phạt bà Hải do kết cấu nhà không theo thiết kế, đình
26
chỉ thi công.Lúc này, Hùng tiếp tục hẹn bà Hải đến Văn phòng đại diện Thời báo
Làng Nghề Việt tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.Tại đây, Hùng dọa đã
viết bài về sai phạm công trình của bà Hải, nếu đăng thì cơ quan chức năng sẽ xử
lý nghiêm, buộc tháo dỡ công trình. Bà Hải nhờ Hùng hướng dẫn cách giải quyết
thì Hùng yêu cầu chung 10 triệu đồng sẽ không đăng báo.
Bà Hải về trao đổi nhưng chồng bà không đồng ý nên bà Hải làm đơn tố cáo
đến Công an quận Liên Chiểu và không liên lạc với Hùng. Vài ngày sau, trên mạng
Internet có bài báo từ Thời báo Làng Nghề Việt về sai phạm của bà Hải nhưng cơ
quan chức năng không xử lý. Sau đó, Hùng liên tục gọi điện, dọa sẽ đăng báo tiếp,
ép bà Hải phải đưa tiền. Sau đó, Hùng gặp bà Hải, ra giá bà Hải phải đưa 20 triệu
đồng. Hai ngày sau, tại số 7 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, Hùng ép bà Hải
viết giấy giao tiền theo tinh thần tự nguyện để hợp thức hóa việc nhận 20 triệu
đồng thì bị Công an quận Liên Chiểu cùng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.
Đà Nẵng bắt quả tang.
Đáng ra, với lương tâm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đối với Đảng, Nhà
nước, nhân dân, những nhà báo này phải dùng ngòi bút sắc bén của mình đưa
những vi phạm ra trước ánh sáng pháp luật thì họ lại sử dụng những thông tin đó
vào mục đích vụ lợi, tống tiền. Họ đã tự biến mình từ người chống tiêu cực thành
kẻ lợi dụng hành vi tiêu cực để vi phạm pháp luật

27

You might also like