Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Đề tài: Nghiên cứu những khó khăn/các rào cản trong giao tiếp của

sinh viên
Chương 1: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Bối cảnh - Lý do chọn đề tài
Bước vào Đại học sinh viên đã bước qua một bước ngoặt đáng kể quan trọng trong
cuộc đời của mình - trở thành hàng ngũ những người được chuẩn bị và tích cực tham
gia vào đội ngũ trí thức. Sự bỡ ngỡ với môi trường mới, phong cách học tập mới đã
làm cho sinh viên gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong giao tiếp, thiết
lập mối quan hệ mới trong nhà trường và xã hội.
Những khó khăn trong giao tiếp ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp xúc môi
trường mới, cuộc sống mới, góp phần ảnh hưởng nhiều kết quả học tập của sinh viên.
Vì vậy, khắc phục khó khăn này có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giới trẻ mà cả xã hội
quan tâm. Từ trước đến nay, cũng đã có nhiều cuộc thảo luận về đề tài “Những khó
khăn/ rào cản trong giao tiếp của sinh viên” nhằm giải quyết những khó khăn này
nhưng chưa thực sự mang lại nhiều hiệu quả. Mọi người đều thấy rõ những khó khăn
mà sinh viên gặp phải nhưng nguồn gốc và nguyên nhân của khó khăn này chưa được
làm rõ để có những biện pháp hiệu quả vấn đề này.
Đó là lý do nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Những khó khăn/rào cản
trong giao tiếp sinh viên”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên thuộc các trường Đại học. Để
hiểu rõ hơn về những khó khăn mà các bạn sinh viên gặp phải. Từ đó đề xuất một số
biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên đồng thời giúp
sinh viên nâng cao hiệu quả giao tiếp.
3. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên thuộc các trường đại học
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu 150-200 sinh viên

4. Ý nghĩa nghiên cứu


Giao tiếp là hoạt động có ý thức và nó mang tính xã hội cao, là cơ sở hình thành nên
những mối quan hệ, phát triển các mối quan hệ của con người. Khó khăn trong giao
tiếp của sinh viên năm nhất là hiện tượng tâm lý rất phức tạp, thể hiện ở ba mặt: Nhận
thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của chủ thể giao tiếp. Vì vậy vấn đề khó khăn
trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất là một điều cần được quan tâm và giúp đỡ.
Đó là hành trang đầu cho các em có kiến thức về giao tiếp ngay từ ngày đầu mới vào
trưởng. Vấn đề ấy muốn được giải quyết thì phụ thuộc vào sự nỗ lực, vào ý thức và
khả năng của sinh viên đặc biệt cần sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy cô và nhà
trường để sinh viên có định hưởng trong việc thiết lập mối quan hệ của mình.
Đề tài đã chỉ ra được thực trạng và biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của sinh viên
cũng như chỉ ra được những nguyên nhân gây ra những khó khăn đó và từ đó đã đưa
ra được một số giải pháp cụ thể để SV năm nhất hạn chế những khó khăn trong giao
tiếp và nâng cao hiệu quả giao tiếp của bản thân
5. Bảng hỏi
Câu 1: Giới tính
Câu 2: Bạn đang là sinh viên năm mấy?
Câu 3: Bạn đang theo học tại trường đại học nào?
Trong lớp và khi làm việc nhóm
Câu 4: Các hoạt động tập thể của trường, lớp, CLB tổ chức bạn thường?
- Tham gia nhiệt tình
- Ít khi tham gia
- Bắt buộc thì tham gia
Câu 5: Khi làm việc nhóm, bạn có xu hướng bắt chuyện với
- Những người bạn đã quen trước
- Những người trông có vẻ thân thiện
- Bất kỳ ai
- Chỉ im lặng quan sát
Câu 6: Khi bạn làm việc nhóm cùng những người bạn không quen biết trước,
bạn thường
- Chủ động làm quen
- Chờ bạn khác bắt chuyện trước
- Không giao lưu, nói chuyện với bất kỳ ai
Câu 7: Trong cuộc thảo luận của nhóm
- Thường xuyên đưa ra ý kiến
- Thỉnh thoảng
- Được mời thì đưa ra ý kiến
Đới với các anh chị khóa trên
Câu 8: Khi gặp các anh chị khóa trên bạn thường
- Chủ động bắt chuyện với các anh chị
- Chờ các anh chị bắt chuyện trước
- Né tránh
Câu 9: Mức độ quen biết của bạn với anh/chị khóa trên
- Quen biết nhiều
- Bình thường
- Ít quen biết
- Không quen ai
Câu 10: Bạn có cảm thấy dễ dàng hỏi bài hoặc xin tài liệu từ các anh chị
- Dễ dàng nói chuyện
- Thỉnh thoảng
- Ngại khi hỏi bài, xin tài liệu
Đối với giảng viên:
Câu 11: Khi gặp khó khăn trong học tập bạn sẽ
- Gặp giảng viên để trao đổi
- Hỏi các anh chị khóa trên
- Hỏi han bạn bè xung quanh
- Tự giải quyết
Câu 12: Điều bạn cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với giảng viên
- Khoảng cách thế hệ
- Lo lắng thầy cô trao đổi về kiến thức
- Trình độ của thầy cô (thầy cô là thạc sĩ, tiến sĩ, PGS…)
- Khác…
Nguyên nhân:
Câu 13: Bạn có sử dụng giọng địa phương khi giao tiếp
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Hoàn toàn không
Câu 14: Bạn có cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với những người có tính
cách khác bản thân
- Hoàn toàn không khó khăn
- Thỉnh thoảng
- Không thể nói chuyện
Câu 15: Trong lần gặp đầu tiên, bạn sẽ bắt chuyện với một người
- Có vẻ bề ngoài thu hút nhưng gương mặt lạnh lùng
- Có vẻ bề ngoài không nổi bật nhưng luôn tươi cười

Lưu ý: bảng câu hỏi sẽ được chỉnh sửa sau khi hoàn thành cơ sở lý luận

6. Phương pháp nghiên cứu dự định


- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phân tích và tổng hợp dựa vào các nguyên tắc liên quan đến đề tài
nghiên cứu: nguyên tắc tâm lý học lao động, nguyên tắc hệ thống,
nguyên tắc phát triển, nguyên tắc tiếp cận liên ngành
+ Tìm hiểu và tham khảo các kiến thức và vấn đề liên quan đến đề tài
thông qua sách, báo, luận văn, Internet
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhóm tạo ra một bảng hỏi với 15
câu hỏi liên quan đến những khó khăn/ rào cản giao tiếp của sinh viên
trong đó được phân ra 3 phần: giới thiệu chung, những câu hỏi về đối
tượng sinh viên thường gặp khó khăn trong giao tiếp, nguyên nhân
+ Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: điều tra bằng bảng hỏi

7. Quy trình thực hiện nghiên cứu


- Xác định đề tài nghiên cứu
- Xác định hướng nghiên cứu
- Xác định bảng câu hỏi, các lý luận giả thuyết, mục tiêu nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu
- Viết báo cáo những kết quả nghiên cứu thu được

Chương 2: NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN


1. Khái niệm về giao tiếp
2. Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp
3. Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của sinh viên
- Đối với bạn bè xung quanh
- Đối với anh chị khóa trên
- Đối với giảng viên
4. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT


Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

You might also like