2.2. Cơ sở khoa học của ĐMST - KN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 45

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Nhóm giảng viên HNUE- 2022:


1. PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu
2. TS. Bùi Thu Huyền
3. PGS. TS. Dương Quốc Hoàn
4. PGS. TS. Đỗ Danh Bích
5. PGS.TS. Phan Ngọc Huyền
Chương 2. Đổi mới sáng tạo trong nghề nghiệp và khởi nghiệp

2.1. Bối cảnh thời đại của đổi mới sáng tạo & khởi nghiệp

2.2. Cơ sở khoa học của đổi mới sáng tạo & khởi nghiệp

2.3. Quản trị đổi mới sáng tạo & khởi nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 2
2.2. Cơ sở khoa học của đổi mới sáng tạo & khởi nghiệp

2.2.1. Cơ sở sinh học của sáng tạo


2.2.2. Cơ sở xã hội của sáng tạo
2.2.3. Cơ sở của đổi mới sáng tạo & khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 3
2.2.1. Cơ sở sinh học của sáng tạo
2.2.1.1. Hoạt động của nơ ron thần kinh
• Sự truyền dẫn giữa các nơ ron
• Cơ sở tế bào của trí nhớ một trong những điều
kiện cho sáng tạo
2.2.1.2. Hai bán cầu não
• Sự ưu trội của bán cầu đại não
• Chứng cứ nghiên cứu về sự ưu trội của bán cầu
đại não
• Thuận tay trái và sáng tạo
• Bán cầu não và khác biệt giới
• Sự phối hợp hai bán cầu đại não
• Một số kết quả nghiên cứu não bộ và sáng tạo

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 4
2.2.1.1. Hoạt động của nơ ron thần kinh
(a) Sự truyền dẫn giữa các nơ ron:
• Tế bào TK khác với tế bào khác ở hai điểm: Thân của TBTK nối dài
theo những hướng khác nhau, hoạt động như đường cáp. Thông qua
đó, tín hiệu được truyền đi & được phản hồi trở lại; chức năng này
thực hiện được là nhờ lớp vỏ bọc có thể truyền dẫn tín hiệu qua hệ thần
kinh.
• Quá trình truyền dẫn trong não bộ giống như sự nối kết trong máy tính.
Một tế bào (TB) kết nối với các TB khác như hệ thống mạng cáp
quang của lưới giây thần kinh. Thân TB thần kinh nối với các tế bào
khác thông qua các sợi dây truyền dẫn.
• Thông tin được truyền dẫn trong hoóc môn được gọi là các chất truyền
dẫn chứa trong thân tế bào.
• Các đường dẫn TK càng phức tạp, tư duy càng phức tạp. Cá nhân nào
mà các tế bào thần có liên kết phức tạp có thể tạo ra nhiều ý tưởng
sáng tạo bởi vì não bộ họ có nhiều liên kết.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 5
2.2.1.1. Hoạt động của nơ ron thần kinh

• Hoạt động thực của bộ não diễn ra trong


các tế bào riêng lẻ. Não người trưởng
thành chứa khoảng 100 tỉ tế bào thần
kinh, hay còn gọi là nơron, với các
nhánh, nối kết tại hơn 100 tỉ tỉ điểm. Các
nhà khoa học gọi cái mạng lưới này là
"rừng tế bào thần kinh".
• Các tín hiệu di chuyển qua rừng thần
kinh tạo nên cơ sở của trí nhớ, tư duy, và
cảm xúc.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 6
2.2.1.1. Hoạt động của nơ ron thần kinh

• Nơ-ron của những người


thông minh hơn cũng có nhiều
sợi nhánh hơn, cho phép
chúng kết nối với các tế bào
khác nhiều hơn.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 7
2.2.1.1. Hoạt động của nơ ron thần kinh

Sự truyền dẫn giữa các nơ ron:


• Các nhánh truyền dẫn hay hệ thống thần kinh
là công cụ của tư duy.
• Hàng tỉ nở-ron TK đặt cạnh nhau, nối với
nhau qua các nhánh, tạo ra những kết nối như
những “đường cao tốc”, các “đường cao tốc”
này cung cấp không hạn chế số lượng phương
án mà tư duy sáng tạo có thể tạo ra.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 8
2.2.1.1. Hoạt động của nơ ron thần kinh
Sự truyền dẫn giữa các nơ ron:
• Điều qua trong cần lưu ý là: khả năng tăng số lượng các kết nối của hệ thống
nơ-ron trong một năm rưỡi đầu tiên của cuộc đời.
• Số lượng các kết nối nơ- ron phát triển phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có môi
trường nơi trẻ sơ sinh sinh sống.
• Ngoài tác động của môi trường như tương tác xã hội, tiếng ồn, ô nhiễm, nhạc
điệu, ánh sáng, không khí…. thì các yếu tố kinh tế dường như cũng tác động
tới sự phát triển của não bộ/của các TB thần kin mà sáng tạo phụ thuộc vào
đó.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 9
2.2.1.1. Hoạt động của nơ ron thần kinh

https://www.youtube.com/watch?v=HUuUUJktL6E
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 10
So sánh hai năng lực tâm lý trong hai loại trẻ (Dacey & Lennon, 1998)

Năng lực tiếp nhận thông tin Năng lực xử lý thông tin
Trẻ thiệt thòi
- Có cấu trúc nhận thức ít hơn - Hạn chế trong việc hình dung trật tự của hoạt động
- Có khó khăn trong duy trì sự chú ý - Hạn chế năng lực giải quyết vấn đề và lập kế hoạch
- Quá kích động trong phản ứng với kích thích - Tự phát và thất bại
- Phản ứng không phù hợp
- Phản ứng cứng nhắc với tình huống có vấn đề

Trẻ sáng tạo


- Chấp nhận sự không xác định & không nhất quán - Hứng thú với xung đột khái niệm
- Năng lực phán xét được kích thích theo nhiều cách - Năng lực chấp nhận thông tin không nhất quán cao
- Khả năng hiểu biết rộng - Tìm kiếm quan niệm dung hoà để giải thích những
- Ham hiểu biết kết quả quan sát
- Nhạy cảm với tính không nhất quán về thông tin
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 11
(b) Cơ sở tế bào của trí nhớ- một trong những điều kiện cho sáng tạo:

CREB
• Những người có kiến thức vượt trội trong một lĩnh vực thường có trí nhớ
vượt trội.
• Những người sáng tạo cũng thường có các chức năng trí nhớ vượt trội: bao
gồm năng lực ghi nhớ số lượng thông tin và khả năng kỳ diệu trong việc
nhận ra cái gì đáng phải nhớ và cái gì đó không cần ghi nhớ
• Nghiên cứu trí nhớ ở động vật chỉ ra trí nhớ được hình thành bởi một dòng
các loại protein khác nhau; dòng chất này được điều khiển bởi một loại
protein có tên là CREB (Dacey & Lennon (1998)
✓ CREB là yếu tố trung tâm quyết định thông tin có thể được ghi nhớ hay
không
✓ Có hai loại chức năng chuyên biệt của CREB là tích cực hoá và kiềm chế
protein

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 12
(b) Cơ sở tế bào của trí nhớ- một trong những điều kiện cho sáng tạo:

• Hai chức năng của CREB (tích cực & kiềm chế) đặc biệt quan trọng đối với
những liên tưởng xa như một phần của sáng tạo:
❖Ghi nhớ những thứ chính yếu mà không phải nhớ mọi thứ nhờ protein kiềm
chế, điều này giúp tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo
❖Cơ chế hoạt động của protein kiềm chế gần giống cơ chế lọc, Guilford cho
đây là sự bắt đầu công việc của chuỗi giải quyết vấn đề
• Các giai đoạn học tập ngắn hạn được phân bố xen kẽ với nghỉ ngơi tạo điều
kiện cho trí nhớ dài hạn; do vậy các protein CREB tích cực hoá trong thời gian
nghỉ có thể khoẻ lại (Tully & Yin, 1996)
• Quá trình CREB làm việc ra sao chưa rõ, nhưng dường như CREB hoạt động
hiệu quả hơn ở những người sáng tạo cao.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 13
(b) Cơ sở tế bào của trí nhớ- một trong những điều kiện cho sáng tạo:

Dây thần kinh truyền dẫn thông tin


• Cơ sở sinh học tế bào thần kinh của bước ấp ủ và bước loé sáng trong sáng tạo dựa
trên nghiên cứu gần đây về dẫn truyền thần kinh của hormone adrenocotopic
(ACTH)
• ACTH được tiết ra nhiều hơn khi bị stress & một số kích thích từ bên ngoài
• Khi ACTH được tiết ở mức vừa phải & môi trường sinh lý thần kinh nuôi dưỡng sự
trao đổi giữa hai bán cầu não có thể dẫn đến sự thấu hiểu (loé sáng)
• Giai đoạn ấp ủ dẫn tới giai đoạn thấu hiểu như một sự tất yếu trong quá trình sáng
tạo: Có thể giả định là ACTH được tiết ra ở mức cao trong khi ý tưởng sáng tạo xuất
hiện. Nếu kích thích quá cao thì ý tưởng sáng tạo bị tác động tiêu cực và sản phẩm
sáng tạo sẽ bị giảm đi.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 14
(b) Cơ sở tế bào của trí nhớ- một trong những điều kiện cho sáng tạo:

Mối quan hệ giữa các tế bào thần kinh dẫn truyền, học tập và các chỉ báo nhận
thức khác:
• Sáng tạo có quan hệ với học tập & giáo dục; tuy nhiên HT & GD ở mức cao chưa hẳn
đã tạo ra hành vi sáng tạo; học tập quá nhiều trong một lĩnh vực nào đó có thể cản trở
sáng tạo.
• Nghiên cứu trên động vật cho thấy ACTH có thể kích thích quá trình học tập (Weid,
1995)
• Các thực nghiệm trên người khẳng định ACTH tạo thuận lợi cho sự thay đổi tích cực
trong động cơ, chú ý, sự tập trung, kích động & cảnh giác. Các yếu tố này đều rất quan
trọng với học tập & sáng tạo.
• Vai trò của ACTH đối với sáng tạo cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ
• Lý thuyết sinh học thần kinh cũng chỉ giải thích được một phần quá trình sáng tạo
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 15
2.2.1.2. Hai bán cầu não

• Những người sáng tạo thường chuyển từ xử lý


logic, đơn chiều của bán cầu não trái sang xử lý
tổng thể của bán cầu não phải (nơi tư duy trực giác
đóng vai trò to lớn).
• Não bộ luôn làm việc một cách thống nhất cho nên
quan điểm cho là ở người bình thường bán cầu não
phải có thể tách rời khỏi bán cầu não trái theo cách
nào đó là không chính xác (Restak, 1991)

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 16
a. Sự ưu trội của bán cầu đại não

• Ngay khi trẻ sinh ra, sự chuyển động không


xác định của trẻ sẽ phát triển dần thành thuận
hơn một tay, sáng hơn một mắt & thuận hơn
một chân.
• Nửa bán cầu đại não sẽ có vai trò nổi trội hơn
phía đối diện mặc dù mỗi bên não bộ đều có
phần chức năng trùng lặp với bên kia.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 17
Các chức năng của hai bán cầu não (Springer & Deutsch, 1993):

Bán cầu não trái Bán cầu não phải


Ngôn ngữ Chiều dọc Phi ngôn ngữ, không gian Chiều ngang
Số Gián đoạn Tương tự Liên tục
Lôgic, phân tích Cụ thể Tổng thể (Gestal), tổng hợp Trừu tượng
Duy lý Hiện thực Trực giác Tưởng tượng
Vị Tây phương Định hướng Vị Đông phương Tự do
Trí tuệ Biểu đạt ra bên ngoài Trực giác, xúc cảm Ngụ ý bên trong
Hội tụ Khách quan Phân kỳ Chủ quan
Quy nạp Theo thứ tự Diễn dịch Đồng thời

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 18
Sự ưu trội của bán cầu đại não …
• Springer & Deutsch (1993):
➢ Sáng tạo thường được mô tả là thuộc tính bao hàm hai khía
cạnh của chức năng tâm lý là tính chính xác và tính độc đáo
➢Những nghiên cứu về sự ưu trội của hai bán cầu não cho rằng
hai chức năng là tính chính xác và tính độc đáo xuất hiện đối
lập nhau trong hai bán cầu đại não.
➢Tính chính xác liên quan tới tư duy hội tụ, tính độc đáo liên
quan tới tư duy phân kỳ là những quá trình nhận thức đối lập
(giả định tư duy hội tụ là chức năng chủ yếu của bán cầu trái &
tư duy phân kỳ là chức năng chủ yếu của bán cầu não phải)

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 19
b. Chứng cứ nghiên cứu về sự ưu trội của bán cầu đại não

• Theo thời gian khi hai bán cầu não được tích cực
hoá không đều nhau, BC nào được tích cực hoá
nhiều hơn sẽ thực hiện tốt hơn chức năng khi nhận
dược kích thích.
• Điều này có ý nghĩa đối với sáng tạo, với người
thuận một tay.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 20
Khái quát về cơ sở sinh học của sáng tạo

❖Cơ sở sinh học của sáng tạo là rất phức tạp


❖Sáng tạo có cơ sở sinh học của tế bào, sự dẫn truyền thông tin nhờ hoóc môn; hai bán cầu có
vai trò khác nhau nhất định trong quá trình sáng tạo.
❖Không có quan hệ đơn tuyến giữa hoạt động bán cầu não (BCN) với sáng tạo nhưng có
chứng cứ về sự ưu trội của bán cầu não phải trong mắt xích trung tâm của quá tình sáng tạo.
❖Sáng tạo là một quá trình, mỗi giai đoạn khác nhau có sự tham gia khác nhau cảu hai BCN
❖Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự phối hợp hoạt động của hai BCN trong hoạt động sáng tạo
❖Ngay cả khi có sự ưu trội của một BCN trong một giai đoạn nào đó của sáng tạo thì hoạt
động học tập, luyện tập, môi trường giáo dục, lao động & văn hoá cũng có tác động rất
lớn đến sự ra đời của sản phẩm sáng tạo & hình thành năng lực sáng tạo

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 21
Khái quát về cơ sở sinh học của sáng tạo

https://www.youtube.com/watch?v=zNHDTvqbUm4
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 22
2.2.2. Cơ sở xã hội của sáng tạo

2.2.2.1. Môi trường gia đình


2.2.2.2. Môi trường giáo dục
2.2.2.3. Môi trường làm việc
2.2.2.4. Văn hoá & sáng tạo

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 23
2.2.2.1. Môi trường gia đình
• Nhiều nghiên cứu nhận định:
➢ Cha mẹ của trẻ sáng tạo có mức độ độc đoán rất thấp
➢ Cha mẹ của trẻ sáng tạo ít cấm đoán
➢ Cha mẹ của trẻ sáng tạo yêu cầu kỷ luật thấp
➢ Cha mẹ của trẻ sáng tạo gần gũi nhiều hơn trong ứng xử
• Các nghiên cứu về ảnh hưởng của GĐ tới ST của trẻ em cũng chỉ ra
tác động của gia đình trong việc hiện thực hóa tiềm năng sáng tạo của
trẻ, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sáng tạo ở trẻ như:
➢ Bầu không khí trong gia đình
➢ Cách thiết lập trật tự trong gia đình
➢ Sự phân biệt vai trò giới trong gia đình
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 24
Môi trường gia đình …
❖Roe (1952) phát hiện rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng là con đầu và là con một trong gia
đình. Các nghiên cứu gần đây khẳng định con đầu có đại diện nhiều nhất trong nhóm
người thành công lớn.
➢Trong số các nhà soạn nhạc nổi tiếng, tỉ lệ con đầu & con một cao hơn so với con thứ
➢Có mỗi quan hệ thuận giữa vị trí con trưởng với sáng tạo
➢Vị trí con thứ không tìm thấy mối quan hệ dương tính với sáng tạo
❖Con trưởng có ưu thế về sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, con thứ ưu thế về sáng tạo
trong lĩnh vực nghệ thuật (nghiên cứu của Miller & Gerard, 1979)
❖Trong số 31 người được giải Nobel tham gia nghiên cứu, có 74% chiếm vị trí đặc biệt
trong gia đình. So với 8% dân số cha mẹ mất sớm thì 26% người được giải Nobel thuộc
nhóm này (Albert, 1980).

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 25
Môi trường gia đình …
• Có chứng cứ rõ ràng rằng trẻ em sống trong môi trường an toàn, không quan
tâm lắm tới sự cấm đoán của xã hội sẽ sáng tạo hơn (Miller & Gerard, 1979)
• Mối quan hệ bình đẳng giới có ảnh hưởng tới sáng tạo của trẻ: dỡ bỏ cấm
đoán hay định hướng kiểu hành vi giới của trẻ có ý nghĩa đặc biệt đối với khả
năng sáng tạo.
• Nghiên cứu cũng chỉ ra: sự truyền lửa cho con, lấy tấm gương lao động của
mình để trẻ noi theo có tác dụng rất cụ thể
• Nhiều cha mẹ tìm thầy huấn luyện, thầy dạy cho con các lĩnh vực chuyên biệt
từ nhỏ.
• Môi trường phù hợp để tăng cường tính sáng tạo là: ít độc đoán; khuyến
khích tính độc lập; sự yên bình trong quan hệ cha mẹ & con cái (Miller &
Gerard, 1979)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 26
Môi trường gia đình …
• MacKinnon (1962) đã nêu ra những đặc điểm
của gia đình kiến trúc sư sáng tạo:
➢ Cha mẹ thể hiện tôn trọng & tin tưởng
năng lực làm việc của trẻ
➢ Cha mẹ thể hiện sự gần gũi với trẻ
➢ Người mẹ thường có cuộc sống tự lập, tích
cực
➢ Cha mẹ có quan tâm phát triển cá nhân về
chuẩn mực đạo đức nhưng không chú ý
nhiều tới thực hành tín ngưỡng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 27
2.2.2.2. Môi trường giáo dục

a. Ảnh hưởng của bạn học đến sự sáng


tạo của học sinh
b. Đặc điểm tính cách & hành vi của
giáo viên
c. Bầu không khí chung ở lớp học
d. Môi trường trong trường đại học

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 28
a. Ảnh hưởng của bạn học đến sự sáng tạo của học sinh

• Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tổ chức các lớp học cho học sinh
cùng trình độ tạo điều kiện cho sáng tạo tốt hơn so với lớp có
HS đa trình độ (Drews, 1961)
• Các nghiên cứu chỉ ra: xắp xếp HS xuất sắc vào các lớp riêng
có thể tạo tác động tích cực đối với tăng cường sáng tạo cả về
định hướng sáng tạo & động cơ bên trong.
• Một số dẫn chứng cho thấy áp lực của bạn cùng lớp có thể làm
phương hại tới sáng tạo; sự thoả hiệp với các bạn học là
nguyên nhân suy giảm sáng tạo ở HS; sự gia tăng sưc sép thoả
hiệp làm giảm mong muốn mạo hiểm của trẻ trong việc tìm
kiếm con đường mới cho lời giải (Torrance, 1965)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 29
b. Đặc điểm tính cách & hành vi của giáo viên

• Nghiên cứu của Deci, Nezlek & Shienman chỉ


ra:
➢ Thái độ của GV có thể dẫn tới sáng tạo của HS
➢ Niềm tin của GV vào tầm quan trọng của quyền tự
chủ có mối quan hệ tích cực, có ý nghĩa với hứng
thú, ham hiểu biết và mong muốn độc lập của HS
➢ Khi HS chứng kiến GV say sưa với công việc, chúng
cũng đánh giá mình giỏi giang, có động cơ cao
➢ Đông cơ bên trong của HS & cả sự sáng tạo được
củng cố bới thái độ của GV đối với quyền tự chủ &
tự xác định trong cộng việc của HS
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 30
Đặc điểm tính cách & hành vi của giáo viên…

• Nghiên cứu của Evan năm 1979 trên 4 GV mẫu giáo chỉ ra:
➢ Dù tỉ lệ bé trai & gái bằng nhau trong lớp nhưng GV cho
rằng bé trai sáng tạo hơn bé gái.
➢Kết quả chỉ ra GV khuyến khích bé trai sáng tạo nhiều hơn
bé gái
• Nghiên cứu của Getzel & Jackson về những trẻ vị thành niên
sáng toạ cao & thông minh năm 1962 chỉ ra:
➢ Những HS sáng tạo thường bị GV xem là những kẻ quậy phá
➢HS sáng tạo do tính hài hước & độc lập, làm GV khó kiểm
soát nên thường bị GV cho vào danh sách HS quậy phá

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 31
c. Bầu không khí chung của lớp học
• Nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi thế của lớp học mở: Các chứng cứ cho thấy môi trường phi chính thống tạo
điều kiện cho sáng tạo hiệu quả hơn môi trường truyền thống nơi có sự hạn chế tự do cá nhân.
• Nghiên cứu của Haddon & Lytton trên 200 trẻ em Anh Quốc năm 1968 chỉ ra:
➢ HS ở lớp mở có điểm cao hơn lớp truyền thống về sự thuần thục, mềm dẻo, tính độc đáo
➢Trẻ lớp mở có điểm cao hơn trong trắc nghiệm làm thiết kế mở, tính độc đáo & thành thục trong
trắc nghiệm giải quyết tình huống.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 32
d. Môi trường trong trường đại học

Nghiên cứu trên SV điều dưỡng cho thấy:


• Có sự suy giảm đáng kể tính độc đáo từ năm học đầu đến năm học cuối.
• Sự thụ động chấp nhận nội quy & sự đơn điệu của môi trường học tập
đi liền với sự suy giảm sáng tạo.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 33
Môi trường trong trường đại học….

• Nghiên cứu của Chambers năm 1973 trên hàng trăm sinh viên ngành tâm lý học & hoá
học về việc giảng viên tạo điều kiện hay cản trở sáng tạo, Chambers phát hiện:
➢ Các yếu tố tạo ĐK sáng tạo là: đối xử với SV như những cá nhân, khuyến độc lập,
làm gương, dành nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp, cho rằng sự xuất sắc sẽ đến &
có thể đạt được, nhiệt tình, coi các SV như nhau, khuyến khích hành vi hay công
việc sáng tạo, có bài giảng hấp dẫn năng động, đánh giá & ghi nhận trên cơ sở cố
gắng cá nhân.
➢ Các yếu tố cản trở sáng tạo là: Làm nản lòng SV, môi trường không an toàn, thiếu
nhiêt tình, yêu cầu học thuộc nhiều, giáo điều & cứng nhắc, không cập nhật kiến
thức trong lĩnh vực, có hứng thú hẹp, không hỗ trợ sinh viên ngoài giờ học.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 34
Môi trường trong trường đại học….

➢ Các chứng cứ nghiên cứu cho thấy các giảng viên sau đại học có
vai trò quan trọng nhất đối với việc phát triển sáng tạo.
➢ Những nhà khoa học sáng tạo nhất cũng nói rằng họ bị ảnh
hưởng bởi thầy dạy sau đại học & những thầy có hứng thú nhiều
hơn với hoạt động nghiên cứu KH so với giảng dạy.
➢ Mối quan hệ với giảng viên ảnh hưởng nhất tới sáng tạo không
phải trên lớp mà là ngoài môi trường lớp học: phòng thí nghiệm,
phòng làm việc, nhà riêng,…

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 35
Môi trường trong trường đại học….

• Nghiên cứu 36 trường ĐH tại Mỹ cho thấy những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới
sáng tạo:
➢ SV quan tâm nhiều hơn tới chuyên ngành chứ không phải khoa học cơ bản
hay đào tạo diện rộng.
➢ SV ít quan tâm nghệ thuật, âm nhạc hiện đại.
➢Nghi lễ tôn giáo tập trung phục vụ Chúa, tuân theo luật lệ Chúa
➢Bợ đỡ, xu nịnh
➢Ít quan tâm thảo luận bàn tròn & tranh luận trực tiếp.
➢ Giảng viên & nhà quản lý chỉ gặp sinh viên theo thời khoá biểu hoặc lịch
cứng nhắc
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 36
2.2.2.3. Môi trường làm việc
• Nghiên cứu của Andrew năm 1975 chỉ ra có những tác động tâm lý xã hội tạo điều kiện hay
cản trở sáng tạo.
• Bốn yếu tố XH quan trọng đó là: (1) trách nhiệm cao đối với tạo dựng các hoạt động mới,
(2) quyền lực cao trong sử dụng trợ lý nghiên cứu, (3) không can thiệp từ quản lý cấp trên,
(4) sự ổn định công việc. Mối tương quan giữa kết quả trắc nghiệm RAT & sáng tạo giảm
dần khi có ít hơn sự hiện hữu các yếu tố này
• Môi trường thuận lợi dường như là nơi ít có sự thúc ép từ bên ngoài, ít sự can thiệp tới công
việc & ít vấn đề xã hội phải quan tâm (ví dụ, vấn đề thất nghiệp, vấn đề xã hội)

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 37
2.2.2.4. Văn hoá & sáng tạo
• Văn hoá can dự vào xác định bản chất của sáng tạo & quá trình
sáng tạo: Văn hoá cung cấp các điều kiện có tác động tới sự
phát triển hay ngăn cản sự xuất hiện hoặc tăng cường sáng tạo.
• Sáng tạo theo văn hoá phương Tây được coi là hiện tượng định
hướng sản phẩm, tính độc đáo; văn hoá phương Đông coi sáng
tạo như là hiện tượng biểu đạt chân lý bên trong, ở cách thức tự Cổng sáng tạo - công trình mang tính biểu
tượng của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội
phát triển. 2022. Ảnh: Miên Hạo/ hanoimoi.com.vn

• Văn hoá tác động tới sáng tạo theo nhiều hình thức, lĩnh vực &
những bộ phận dân cư khác nhau: Có những nền VH áp đặt,
yêu cầu chấp hành, tuân thủ; trong khi có nền VH cho phép tự
do, khuyên skhichs độc lập, tự chủ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 38
2.2.3. Cơ sở của ĐMST & khởi nghiệp ĐMST

• Hệ sinh thái ĐMST quốc gia


• Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia
• Sáng chế- nền tảng của khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 39
❖Những sức ép đổi mới có thể xuất phát từ các tác động bên ngoài môi trường và có thể từ lực lượng tác động bên
trong tổ chức. Các lực lượng bên ngoài có nguồn gốc từ tất cả các yếu tố môi trường gián tiếp như công nghệ, kinh tế,
chính trị, xã hội hay từ các yếu tố môi trường trực tiếp như khách hàng, đối tác liên quan, các nhà tài trợ...
❖Những đổi mới tổ chức chủ yếu bắt nguồn từ môi trường trực tiếp, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của đối thủ
cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm năng và nhu cầu của khách hàng. Những thay đổi của các lực lượng
này bắt buộc mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới các sản phẩm dịch vụ nhằm giành được lợi thế cạnh
tranh và giá trị gia tăng một cách bền vững.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 40
Hình 3. Hệ thống sinh thái ĐMST quốc gia
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 41
SƠ ĐỒ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA

EMPLOYEES ARE
MOTIVATED BY:

Lorem ipsum dolor sit amet,


consectetur adipiscing elit.
65%
Lorem ipsum dolor sit amet,
consectetur adipiscing elit.
50%
Lorem ipsum dolor sit amet,
consectetur adipiscing elit.
80%
Lorem ipsum dolor sit amet,
consectetur adipiscing elit.
35%
Hệ thống sinh thái ĐMST với doanh nghiệp là trung tâm
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 43
Sáng chế – Nền tảng của Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

• Mọi ý tưởng sáng chế đều xuất phát từ sự quan sát tinh tế nhằm đáp ứng, giải quyết
và tháo gỡ những vấn đề của đời sống xã hội, phục vụ cộng đồng.
• Con đường nghiên cứu khoa học là một chặng đường dài với rất nhiều thử thách, đòi
hỏi người nghiên cứu phải chịu dốc tâm dốc sức và cực kỳ đam mê mới gặt hái được
vinh quang.
• Nghiên cứu khoa học như một cơ duyên dẫn dắt để các nhà khoa học khám phá và
chế tạo ra những sản phẩm phục vụ lợi ích cộng đồng.
• Từ ý tưởng “thô” thành ý tưởng “tinh”, đòi hỏi nhà khoa học cần phải có tư duy đổi
mới sáng tạo, khởi nguồn cho những sáng chế xuất phát từ những điều tưởng chừng
đơn giản trong cuộc sống.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 44
HỌC LIỆU
1. Elias G. Carayannis (2016). Encyclopedia of Creativity, Invention, Innovation, and Entrepreneurship. Springer.
2. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Konrad Adenauer (2016). Việt Nam 30
năm Đổi mới: Thành tựu, bài học và triển vọng. Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Prateek Goorha và Jason Potts (2019). Creativity and Innovation A New Theory of Ideas. Springer.
4. Jonathan, A. Plucker (2022). Creativity and Innovation: theory, research, and practice, second edition. Taylor
and Francis.
5. Tim Mazzarol và Sophie Reboud (2017). Entrepreneurship and Innovation- Theory, Practice and Context.
Fourth Edition. Springer.
6. Phạm Thành Nghị (2013). Tâm lý học sáng tạo. NXB ĐHQG Hà Nội.
7. Wendy Patton, Mary McMahon (2014). Career Development and Systems Theory Connecting Theory and
Practice, third edition. Sense Publishers.
8. Florian Rustler (2017). Thinking Tools for Creativity and Innovation. Midas Management Verlag AG.
9. Tài liệu hướng dẫn đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên (2018). Đề án 1665 về “Hỗ trợ Học sinh,
Sinh viên Khởi nghiệp đến năm 2025”. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội | https://hnue.edu.vn 46

You might also like